Thơ ơi Thơ
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 49 của 62 trang, bài viết từ 721 đến 735 trên tổng số 916 bài trong đề mục
huongtinhdoi 19.02.2008 02:18:05 (permalink)
0
Trích đoạn: Truongsoi
Vắng em
 
Em ở đâu hỡi Hương Tình Đời
Để vườn thơ vắng vẻ chơi vơi
Sân trước lá rơi không người quét
Vườn sau hoa rụng vắng tiếng cười
Khách đến lẻ loi chùa thiếu sãi
Chim về đơn độc chẳng bầy chơi
Em có biết không lòng quặn nhớ
Chả thiết tha chi bỏ mặc trời./.
 

 
Thân họa Vắng em
 
KHÔNG EM
 
Không em chợ búa vẫn yêu đời
Bán chác thu mua chẳng hề vơi
Cánh gió mù khơi rào rạt quét
Mưa rơi xám nghoét chát chua lời
Xuôi thuyền bến lạ hồn như sãi
Ngược nước  bờ quen hãi cuộc chơi
Chẳng biết  ly tan còn luyến nhớ
Trăng bơi lớ ngớ một phương trời
 
Hương tình Ðời
 

 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2008 02:20:49 bởi huongtinhdoi >
huongtinhdoi 19.02.2008 15:52:00 (permalink)
0
Anh Trương Sỏi ơi...làm thơ tình với em thì hổng chịu  làm ,toàn vác cây (phất trần ) đi chơi chổ nào thôi à...làm cho em ăn không ngon ngủ không yên nữa nè....em véo anh chít...cho coi....
 
 
GIẤC MỘNG ÐẦU XUÂN
 
Ðêm qua giấc mộng đế vương về
Phấp phới cờ bay thật rõ phê
Sóng gió muôn trùng anh quyết chiến
Quân Tầu liểng xiểng chết mà ghê
Trong chăn ấm áp em thương tưởng
Cói chiếu hàn băng quá tái tê
Giật thót con tim em chợt thức
Nhìn anh ấm ức đập con Ðề
 
Hương tình Ðời 
Ðề : chơi số đề ăn tiền ở VN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2008 15:54:06 bởi huongtinhdoi >
vũkimThanh 19.02.2008 19:12:56 (permalink)
0
Trích đoạn: huongtinhdoi

Anh Trương Sỏi ơi...làm thơ tình với em thì hổng chịu  làm ,toàn vác cây (phất trần ) đi chơi chổ nào thôi à...làm cho em ăn không ngon ngủ không yên nữa nè....em véo anh chít...cho coi....
 
 
GIẤC MỘNG ÐẦU XUÂN
 
Ðêm qua giấc mộng đế vương về
Phấp phới cờ bay thật rõ phê
Sóng gió muôn trùng anh quyết chiến
Quân Tầu liểng xiểng chết mà ghê
Trong chăn ấm áp em thương tưởng
Cói chiếu hàn băng quá tái tê
Giật thót con tim em chợt thức
Nhìn anh ấm ức đập con Ðề
 
Hương tình Ðời 
 
Ðề : chơi số đề ăn tiền ở VN
 
Thân họa :

 
NGẪU HỨNG VÀO THƠ
 
Giấc mộng Hùm thiêng lại lộn về
Quân Tầu ngất ngưởng đến là phê
Trường Sa múa võ nghênh giao chiến 
Sách  lược thâm nho quả rợn ghê
Sóng bạc lăm le bờ ảo tưởng
Mây hồng phóng chưởng nẩy tê tê
Nghìn năm hiện lại trong tiềm thức
Ngẫu hứng vào thơ háo hức đề
 
Vũ kim Thanh
 
 
Thân họa
 
 
CÁI TẬT KHÓ CHỪA
 
Bao phen lộn vó với con đề
Chẳng hiểu vì sao chúng cứ phê
Sản nghiệp tơi bời đi tử chiến
Ðau hơn họan thiến phí hoài ghê
Nhà lao rộng mở đâu mường tượng
Cửa sắt gông cùm hết sướng tê
Cái tật tham lam hay tối dạ
Lao tâm vật vã mấy con đề
 
Vũ kim Thanh
 
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2008 23:06:18 bởi vũkimThanh >
huongtinhdoi 20.02.2008 01:00:37 (permalink)
0
 
 
Mơ nữa
 
Ông là ai mà béo phương phì?
- Dạ tôi quan HOẠN chốn cung phi
Sao không tận tâm phò hoàng hậu?
- Vì tôi bị THIẾN bà đuổi đi


Thế là mất hết cả chài chì.............
 
                 TS
 
 
Vừa phí hoài mà còn khổ thân cho người khác nữa chứ bác.


LƯỚI CHÌ
 
Trên đời qúi nhất cái phương phi
Mắt phượng mày ngài cưới đại đi
Nhập phòng hoa trúc ôi chán ngán
Thuyền yêu đóng ván chẳng màng gì
Người ta khốn khó êm vui thật
Hảo hán sang giầu lạnh tật si
Lỡ mất đi rồi xin chớ cưới
Hoa trôi mộng thắm đắm lưới chì .
 
Vũ kim Thanh
 
Anh Thanh và anh Trương Sỏi mến yêu ơi , cho em họa với nè... 
 
 

PHẬN HẨM DUYÊN HIU 
 
Lết bết công đồn mã thượng phi
Xin anh cứ để mặc em đi
Năm canh gối chiếc buồn ngao ngán
Hạnh phúc tìm đâu chẳng thấy gì
Vững dạ che mưa cao qúi thật
Mềm lòng cháy đỏ lửa tình si
Bên nhau mộng mị như tơ rối
Phận hẩm duyên hiu nặng khối chì
 
Hương tình Ðời
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2008 05:12:40 bởi huongtinhdoi >
vũkimThanh 20.02.2008 17:10:37 (permalink)
0
 
Người ơi !
 
Đến để rồi đi vốn lẽ thường
Nhưng lòng cứ nhuốm lấy sầu vương
Chờ hoài sớm tối đầu con phố
Đợi mãi ngày đêm cuối nẻo đường
Chỉ thấy mưa rên lời rã rượi
Mà nghe gió rỉ giọng thê lương
Bên nhau phút chốc rồi tan biến
Bỏ lại nơi đây nỗi đoạn trường
 
Ngự Hà
 
 
Thân họa : Người ơi
 
CHẤP NHẬN ÐỜI
 
Nỗi khổ niềm vui ấy chuyện thường
Mây trôi núi đứng ngẩn sầu vương
Muôn chiều nắng lụi mưa buồn phố
Luyến nhớ chơi vơi bóng đổ đường
Ðẫm ướt duyên hờ đâu mát rượi
Khô cong phận hẩm cháy tâm lương
Dang tay chấp nhận đời hư biến
Cát bụi phôi pha nỗi hận trường
 
Vũ kim Thanh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2008 17:11:40 bởi vũkimThanh >
huongtinhdoi 21.02.2008 02:42:34 (permalink)
0

KHUYÊN CON
 
Mẹ bảo con nghe chuyện ở đời
Không Dê chẳng đẻ được con ơi
Xin đừng nhí nháo mà cười cợt
Tạo hoá ban cho rất tuyệt vời
Bố có đào hoa thêm chút nữa
Con đừng bới móc chuyện ăn chơi
Mai này chắc lớn  rồi con biết
Thắm thiết không qua cái tục trời
 
Hương Tình Ðời 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 14:57:35 bởi huongtinhdoi >
vũkimThanh 21.02.2008 03:13:12 (permalink)
0
Trích đoạn: huongtinhdoi


KHUYÊN CON

 
Mẹ bảo con nghe chuyện ở đời
Không Dê chẳng đẻ được con ơi
Xin đừng nhí nháo mà cười cợt
Tạo hoá ban cho rất tuyệt vời
Bố có đào hoa thêm chút nữa
con đừng bới móc chuyện ăn chơi
Mai này chắc lớn  rồi con biết
Thắm thiết không qua cái tục trời
 
Hương Tình Ðời 
 
 
Thân họa : Khuyên con
 

 
CHẲNG MUỐN CHÊ AI
( gửi con gái )

 Nhỏ dại làm sao biết chuyện đời
Con đừng nhõng nhẽo quá con ơi
Không nên thọc mạch người ta cợt
Bố cũng tha cho chuyện nửa vời
Chịu khó tu tâm mau chóng lớn
Nên người dưỡng dục thỏa lòng chơi
Ðam mê đắm đuối rồi mới biết
Chẳng muốn chê ai chuyện động trời
 
Vũ kim Thanh
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 15:08:39 bởi vũkimThanh >
vũkimThanh 21.02.2008 15:37:56 (permalink)
0
Chùm ảnh: Bạn thơ náo nức trong Ngày thơ Việt Nam

21/02/2008 15:19 (GMT + 7)

Sáng nay (21/2), Ngày thơ Việt Nam lần VI đã diễn ra tại Hà Nội và TP. HCM với nhiều nét sáng tạo, thu hút sự tham gia đông đảo của người yêu thơ và các nhà thơ. Niềm vui và tâm trạng náo nức của những người dự hội thơ đã cho thấy thơ ca vẫn chiếm được một vị trí đặc biệt trân trọng đối với người Việt.

Sau đây là chùm ảnh Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu (Hà Nội)






Ngày hội tụ và tôn vinh những người bạn thơ







Thả bóng hay thả thơ?







Người yêu thơ đông như trảy hội







Một nét hoài nhớ không gian thơ xưa







Điệu múa xưa gợi thi hứng cho các bạn thơ nay







Ngày thơ Việt Nam cũng là cơ hội để bạn trẻ gần gũi và hiểu thêm về thơ Việt







Mua thơ trong ngày hội của thơ







Liền chị cũng đắm đuối vì thơ







Có phải anh ấy đang trong cơn thi hứng?







Nhà thơ trẻ Vi Thuỳ Linh trong phút trình diễn xuất thần







Một màn trình diễn độc đáo của các nhà thơ

  • Lê Anh Dũng (thực hiện) nguồn : từ báo vnn

 
vũkimThanh 21.02.2008 19:04:16 (permalink)
0
Nhân ngày hội thơ Việt Nam (ngày 21-2) ,ở trong nước nhiều nơi đã tổ chức rất hoành tráng để vinh thăng cho suối nguồn thơ ca của dân tộc Việt , chẳng giấy bút nào tả hết được nỗi niềm và tâm trạng của mọi người trong ngày Thơ trọng đại này .
Vũ kim Thanh rất mến yêu bài viết của Nguyễn quang Thiều đã cho chúng ta thấy được nỗi hân hoan và niềm mong ước của người dân Làng Chùa nói riêng và cả nước ta nói chung .
(Lời của người Làng Chùa về thơ ca và cuộc sống ) sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho những người dân Việt , cho những tâm hồn thơ ca được rộng mở và phát triển trên con đường tìm thơ , tìm nhân ái và xây dựng cuộc sống vĩnh hằng .
Vũ kim Thanh xin cám ơn tác giả và những người thi sĩ nông dân Làng Chùa ,và các bạn thơ toàn quốc , xin đăng tải lại nơi đây để cho mình cùng bạn hữu tham khảo và học hỏi , đồng thời cũng là niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam .
 
Lon Don 21-2-2008
 
 




Làng thơ và những người nông dân thi sỹ

Thứ tư, 20/2/2008, 07:00 GMT+7


[size=2 hasbox="2"]
Chỉ còn một ngày nữa là Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 lại đến. Không ít người đang quan tâm xem Ngày thơ lần này sẽ được tổ chức như thế nào: Thả thơ lên trời hay bình thơ, thi viết thư pháp thơ hay thi đối, sân thơ trẻ có làm được gì xuất thần không… Với cá nhân tôi, những nội dung nói trên chỉ là việc phụ. Việc chính là Ngày thơ nhắc cho chúng ta biết rằng: Thơ ca là một cái gì đó tuy thật mơ hồ nhưng vẫn cần cho đời sống này.





[size=2 hasbox="2"]
Ngày thơ chỉ là một ngày hội. Nơi các nhà thơ và bạn đọc đến đó để hy vọng thấy rằng thơ ca vẫn là một sản phẩm văn hóa tối cao trong đời sống quá nhiều bi kịch của con người.

















Các tiết mục ca nhạc chào mừng Ngày thơ Việt Nam ở Làng Chùa



Lúc này đây, tôi lại nhớ đến một sự kiện đặc biệt của Ngày thơ lần thứ 5. Đó là việc làng Chùa, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, một làng được các nhà thơ và người yêu thơ gọi là Làng thơ Việt Nam, đã tổ chức Ngày thơ lần thứ 5 trong chính ngôi đình của làng. Hơn 300 nhà thơ và những người yêu thơ từ nhiều nơi đã tới làng Chùa trong Ngày thơ ấy. Chiêng trống đã nổi lên, trầm hương đã đốt, những người nông dân làm thơ làng Chùa cùng các nhà thơ đã đọc thơ về đất đai xứ sở mình, về con người và về hạnh phúc.

Trong một chuyến về thăm làng Chùa, nhà thơ Nguyễn Trác, nhà thơ Nguyễn Đức Quang, nhà thơ Đỗ Hoàng và một số nhà thơ của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây đã có sáng kiến tổ chức Ngày thơ ở làng Chùa. Có một người làng Chùa hỏi tôi tại sao các nhà thơ danh tiếng lại chọn làng Chùa để tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5? Để trả lời câu hỏi này, xin bạn đọc cho tôi được viết đôi dòng về những người nông dân yêu thơ và làm thơ ở cái làng nhỏ bé và như rất xa xôi ấy.









TIN LIÊN QUAN


Thơ cho ngày Valentine


Thơm thảo Tết quê


Nhà thơ Trần Quang Hải - Người định danh trường Viết Văn Nguyễn Du!


Thơ Hồ Khải Hoàn: Ly cà phê mùa thu


Về bài thơ chữ Hán tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Nhà thơ Đặng Thị Thanh Hương- Người biết quy thuận định mệnhTrong Lời chào mừng các nhà thơ và các quý khách về dự Ngày thơ tổ chức tại làng Chùa, ông Lê Xuân Dân, một người làng Chùa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sơn Công có viết: “Trên cổng làng xưa của làng Chùa có ghi bốn chữ: Vọng Tự Nhập Xuất (nhìn chữ để biết việc ra vào. Chữ ở đây là văn hóa. Chỉ có văn hóa mới giúp con người biết hành xử với cuộc đời). Cổng làng xưa không còn nhưng bốn chữ ấy mãi mãi dựng lên trong tâm hồn và ý thức người làng Chùa ngôi đền của văn hoá và tinh thần sống. Vọng Tự Nhập Xuất chính là khát vọng được hiểu biết và được khai mở để thấu được lẽ làm người. Một trong những lẽ làm người là lẽ làm thơ. Bởi thế mà người làng Chùa nói: “Nước sông Đáy lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa khi nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn”. Và tôi hiểu: Đạo lớn chính là Đạo làm người vậy.

Trước kia làng Chùa có một Tao đàn thơ. Những người tham gia Tao đàn này có cả những cụ đồ nho và cả những người nông dân. Thậm chí có cả những người nông dân không biết chữ nhưng “xuất khẩu thành thơ”. Tôi nghĩ đây cũng chính là một trong những đặc tính rất riêng biệt của tiếng Việt. Trong đó, nhạc tính là một yếu tố rất quan trọng cộng với tâm hồn phương Đông của họ đã làm cho họ gần với thơ. Sau này Tao đàn thơ làng Chùa phải ngưng hoạt động và cho đến mãi sau này mới hoạt động trở lại với một tên gọi khác Hội thơ làng Chùa. Chủ tịch Hội thơ làng Chùa đầu tiên là ông Nguyễn Đức Thịnh còn gọi là ông Hàn Thịnh. Tôi đã hỏi một số người già của làng Chùa vì sao lại gọi ông Nguyễn Đức Thịnh là ông Hàn. Những người già nói ông Thịnh được Vua Bảo Đại phong danh là Hàn lâm học sỹ vì ông là một thợ may đã từng đoạt Huy chương Vàng Hội chợ Đông Dương cho những thiết kế thời trang ngày ấy và đã có công may những bộ quần áo rất đẹp cho Bảo Đại và Hoàng hậu. Sau khi Cách mạng thành công, ông Hàn Thịnh đã ủng hộ Chính quyền mới nhà cửa và tiền của của mình ở Hà Nội và trở về quê sinh sống. Ông chỉ mang theo ông về quê ba thứ: Chiếc xe đạp máy hiệu Solex, chiếc máy khâu Singer và một bộ uống trà cổ. Buổi sáng ông uống trà bằng bộ uống trà cổ và đọc sách Thánh hiền. Buổi chiều, ông thường mặc một bộ quần áo lụa chống ba-toong đi dạo. Ông sống tằn tiện và vất vả như mọi người nông dân trong làng. Nhưng phong thái của một người lịch lãm và hiểu biết trong ông không hề phai mờ.








Làng Chùa chuẩn bị cho Ngày thơ









Du khách thập phương về với Ngày thơ ở Làng Chùa



Tôi còn nhớ năm 1982, khi nhà thơ Phạm Tiến Duật về làng tôi nói chuyện thơ, làng đã căng một tấm băng rôn với dòng chữ: Kính chào doanh thơ Phạm Tiến Duật. Chữ Doanh thơ là chữ của ông Hàn. Đêm ấy, hầu hết những người nông dân làng Chùa đã mang đèn dầu ra sân đình ngồi nghe nhà thơ Phạm Tiến Duật nói chuyện thơ. Ngày ấy làng tôi chưa có điện. Đấy là một đêm kỳ lạ trong ký ức của tôi. Một đêm mùa hạ đầy tiếng côn trùng và tiếng cuốc kêu từ cánh đồng gần đó vọng về. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã nói về tâm hồn người Việt trong ca dao dân ca và những bài thơ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Đêm ấy người làng Chùa thức cho tới gần sáng. Họ như gặp được kẻ tri âm. Lúc đó, tôi đã bắt đầu hiểu sức mạnh của thơ ca huyền diệu như thế nào.









Lời người làng Chùa về thơ ca và cuộc sống



 - Vọng tự nhập xuất ( Viết trên công làng xưa của người làng Chùa)
 - Người làng Chùa lấy đức làm gốc và lấy thơ để truyền đức.
- Thuộc một câu thơ hay thì quên đi một câu chửi độc.
- Thơ không làm ra lúa vàng gạo trắng, nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng.
 - Người yêu thơ và ta yêu người, nhưng người không yêu thơ ta phải yêu người hơn.
- Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người.
- Mất nửa đời học làm thơ, mất cả đời học làm người.
- Nơi đông người thì cày cấy, chốn một mình thì làm thơ.
 - Làm được một câu thơ thì biết yêu mình. Làm được hai câu thơ thì biết yêu hoa. Làm được ba câu thơ thì biết yêu người.
 - Tay ta gieo hạt, miệng ta gieo lời.
 - Một chữ mà có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ.
- Không có ăn thì không thể bước đi, nhưng không có chữ thì không nhìn thấy đường.
- Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng. Rộng hơn cánh đồng là chân trời. Nhưng rộng hơn tất cả là lòng người.
- Người làng Chùa làm thơ vì niềm vui, làm thơ vì nỗi buồn, làm thơ vì tuyệt vọng và có lúc làm thơ vì cái chết, nhưng không bao giờ làm thơ vì lòng hận thù.
 - Nước sông Đáy có lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa có khi nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn.


 Cũng từ ngày đó, người làng tôi không ai bảo ai đều coi nhà thơ Phạm Tiến Duật là công dân thơ danh dự đầu tiên của họ. Sau này là các nhà thơ Nguyễn Duy, Y Phương, Trần Ninh Hồ... và bao nhà thơ khác cũng đã đặt chân lên cái làng nhỏ bé ấy. Khi nhà thơ Phạm Tiến Duật trở về Hà Nội, người làng Chùa tiễn ông ra tận mặt đê và lúng túng trao cho ông một túi quà quê. Và cũng từ đó, Phạm Tiến Duật trở thành công dân danh dự của làng. Ngày nhà thơ Phạm Tiến Duật tạ thế, một số người đại diện cho làng Chùa đã dậy từ khi gà chưa gáy đến viếng nhà thơ.

Thú thực, tôi chưa bao giờ viết một chữ nào về những người nông dân làm thơ làng Chùa. Bởi tôi thấy họ làm thơ như là một lẽ sống giản dị từ hàng trăm năm nay, như họ đã cày cấy và gieo trồng, như họ đã khổ đau và hạnh phúc, như họ đã sinh ra và biến mất trên chính đất đai của họ. Tôi không viết về việc yêu thơ và làm thơ của họ bởi tôi sợ chạm vào thì một cái gì đó sẽ biến mất. Đây là một ý nghĩ thiển cận và có tính “tư hữu”.

Làng Chùa chỉ cách Hà Đông chưa đầy 30 cây số. Hầu như tuần nào tôi cũng về quê. Và những đêm ở quê, tôi thường được nghe chương trình thơ của những người nông dân làng tôi trên hệ thống loa phát thanh của làng. Trên đường làng, đôi khi tôi dừng lại bởi một người nông dân muốn đọc cho tôi nghe một bài thơ mới làm và muốn tôi góp ý. Sự thật là tôi chưa góp ý được bao giờ. Bởi đó vừa là một bài thơ vừa không phải là bài thơ. Có một điều gì đó còn xúc động và ý nghĩa hơn một bài thơ của tôi mà tôi đã nhiều lúc dày công suy ngẫm và sửa chữa. Không có một người nông dân nào của làng tôi có ý định trở thành nhà thơ mặc dù họ luôn luôn tôn vinh đầy xúc động và chân thành những nhà thơ họ gặp. Tôi là một nhà thơ và tôi được nhận quá nhiều ân hưởng từ những người nông dân làng tôi mà đúng ra tôi không đáng được hưởng nhiều như thế. Tôi nhớ chừng 20 năm trước, trong một ngày Hội làng, một người nông dân làng Chùa đã đọc diễn văn khai mạc có đoạn viết : Ngày xưa nhiều nơi Hội làng thì mổ lợn, uống rượu và chơi cờ bạc, còn làng ta trong ngày Hội làng thì đốt trầm đọc thơ. Mừng thay, mừng thay đất làng ta sinh ra những thi sỹ. Những người nông dân làng tôi làm thơ để được sống, được bày tỏ và chia sẻ trong những ngôi nhà hai mái giản dị của họ chứ đâu để đợi chờ được ngợi ca. Chính vì thế mà họ truyền tình yêu thơ ca từ đời này đến đời khác như truyền cách yêu con người, yêu đất đai, yêu công việc cày cuốc và gieo hạt. Việc yêu thơ và làm thơ của họ là như vậy. Và không ít lần khi tôi nghĩ đến tình yêu thơ ca của họ, tôi, một nhà thơ, không thể không cảm thấy chút gì đó lúng túng và đôi khi xấu hổ.








Đặc sản quê hương được những "nông dân thi sĩ" Làng Chùa mang ra đãi khách



Trước ngày thơ, ông Lê Xuân Sủng, Trưởng thôn có gọi điện cho tôi nói rằng người làng sẽ làm hai món ăn truyền thống để tiếp đãi các nhà thơ và các quý khách về dự Ngày thơ. Đó là món oản chấm chà (chà là mật mía nấu với cánh hồi và quế) và bánh tẻ. Đấy chính là hai món ăn mà trước kia các cụ trong Tao đàn thơ của làng Chùa thường dùng khi sinh hoạt Tao đàn. Suốt mấy ngày trước Ngày thơ, người làng Chùa gọi nhau quét dọn làng xóm, làm cây đèn truyền thống, chọn lựa cây cảnh của các gia đình để bày ở sân đình, luyện tập văn nghệ, giã gạo nếp làm oản và phân công say bột chuẩn bị làm bánh, chọn lựa những câu nói của người làng Chùa để đưa lên pano, băngrôn, chọn lựa người tham gia đọc thơ trong Ngày thơ, lo làm cỗ tiếp khách…

Tôi có nhiều mơ ước. Trong đó có cả mơ ước sẽ được chết như thế nào. Bởi ai rồi cũng đi đến ngày ấy. Tôi ước mơ cái ngày tôi trút hơi thở cuối cùng, tôi sẽ được nằm trong ngôi nhà ông nội tôi đã hình dung trong mười năm và xây lên mà cha tôi vẫn giữ được cho đến bây giờ. Mặc dù tường và ngói của ngôi nhà không còn như cũ bởi bị bom ném hai lần thổi bay hết. Nhưng bốn cột gỗ không hề suy chuyển và giữ vững toàn bộ khung nhà bằng gỗ xoan đào ngâm. Tôi sẽ nằm thanh thản trong ngôi nhà đó và được nghe những người nông dân làng tôi đến ngồi quanh tôi đọc những bài thơ của họ về cánh đồng, dòng sông, về những ngôi nhà của làng, về những vụ gặt, về những con chó hay sủa đêm, về những ngôi sao xanh của những tối thu… Những bài thơ lúc đó sẽ trở thành những bài Thánh ca nhỏ. Và tôi không có từ gì khác để nói về những bài thơ như thế nữa.

Nguyễn Quang Thiều
vũkimThanh 21.02.2008 19:11:05 (permalink)
0
Lời người làng Chùa về thơ ca và cuộc sống



- Vọng tự nhập xuất ( Viết trên công làng xưa của người làng Chùa)
- Người làng Chùa lấy đức làm gốc và lấy thơ để truyền đức.
- Thuộc một câu thơ hay thì quên đi một câu chửi độc.
- Thơ không làm ra lúa vàng gạo trắng, nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng.
- Người yêu thơ và ta yêu người, nhưng người không yêu thơ ta phải yêu người hơn.
- Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người.
- Mất nửa đời học làm thơ, mất cả đời học làm người.
- Nơi đông người thì cày cấy, chốn một mình thì làm thơ.
- Làm được một câu thơ thì biết yêu mình. Làm được hai câu thơ thì biết yêu hoa. Làm được ba câu thơ thì biết yêu người.
- Tay ta gieo hạt, miệng ta gieo lời.
- Một chữ mà có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ.
- Không có ăn thì không thể bước đi, nhưng không có chữ thì không nhìn thấy đường.
- Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng. Rộng hơn cánh đồng là chân trời. Nhưng rộng hơn tất cả là lòng người.
- Người làng Chùa làm thơ vì niềm vui, làm thơ vì nỗi buồn, làm thơ vì tuyệt vọng và có lúc làm thơ vì cái chết, nhưng không bao giờ làm thơ vì lòng hận thù.
- Nước sông Đáy có lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa có khi nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn.
 
(Theo lời ghi chép của Nguyễn quang Thiều )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 19:12:43 bởi vũkimThanh >
vũkimThanh 22.02.2008 06:52:56 (permalink)
0
Anh Thanh kính mến!
 
Đọc những điều anh viết TimEm ngộ ra một điều:
 
Bậc Thầy!
 
Người làm thơ
Như con chim hót tình ca buổi sáng
Tiếng chim vang trong không gian
Chìm theo thời gian
Tan trong mênh mang
 
Người thẩm thơ
Người biết nghe tiếng đàn
Người biết gạn điều hay
Chỉ cho nhiều người cùng thấy
Khiến bao tâm hồn biết say
Người là bậc Thầy
 
VanTimEm



Tim Em thân mến , cám ơn bạn đã tới chia sẻ nỗi niềm và có thơ lưu lại làm kỷ niệm ,
Quả thật những bài thơ là những con chim trong ban mai truyền đi những tiếng riú ran báo hiệu  một bình minh  nắng đẹp hay u ám lạnh lùng
Người làm  thơ cũng vậy họ chẳng khác chi những con chim hồn nhiên kia mà còn là những người truyền lửa đem thông điệp nóng hổi sưởi ấm lòng người hay thổi bùng lên ngọn lửa trùng trùng chống quân xâm lược và đả phá vào thói hư tật xấu của xã hội loài người , ngoài ra họ còn là những người chăm chỉ vun xới cho những mảnh vườn hoa thơm ,quả ngọt , những khát vọng và ước mộng tuyệt vời được gói ghém thầm kín trong những vần thơ , chúng ta càng đi xa càng nhìn rộng , càng thấy được sức mạnh hoành tráng của thơ văn , chúng ta càng nhìn thấy cái hay cái dở trong ta để mà cùng nhau rèn rũa trưởng thành . Nhất là trong thời đại ngày nay , xã hội ngày càng tăng trưởng về kinh tế vật chất thì tình cảm con người cũng như những thuần phong mỹ tục cũng đã bị biến dạng , méo mó hơn xưa . hơn ai hết những con người trồng hoa và truyền lửa cần biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì cho vườn hoa thêm tươi sáng và gìn giữ nuôi dưỡng những ngọn lửa ấm kia muôn đời bất diệt .
Bất chợt Vũ kim Thanh chợt nhớ tới câu danh ngôn : (Ði một bước đàng , học một sàng khôn ), sự tiến hóa của loài người từ xưa tới nay thì chúng ta vẫn căn cứ trên hai lãnh vực khoa học và đạo học  .Hai lãnh vực này luôn phụng sự cho lẽ sống con người , nếu thiếu một trong hai yếu tố đó chúng ta sẽ bất hạnh và bi đát vô cùng .
Nhà thơ sống muôn nơi , họ là những người có tâm hồn nhậy cảm để viết , để vẽ lên những cái va chạm hàng ngày , phản ánh và đúc kết thành những Tiếng Lòng , buồn vui kỳ diệu , dĩ nhiên là chúng ta không thể so sánh kẻ hay và  người dở , đôi khi có thẳng thắn góp ý hoặc phê phán mạnh mẽ thì cũng chỉ mong sao cho nhau tiến bộ mà thôi .
Dù sao thì trong vườn thơ cũng có muôn loài hoa ,ngàn loài lá, mỗi loài có hương vị và sắc thái khác nhau , cũng như những sợi dây trong cây đàn có dây to dây nhỏ tạo ra những âm thanh trầm bổng du dương mang tính đặc thù không pha trộn được .
Vũ kim Thanh cũng đang là kẻ mầy mò tìm thơ tìm nghệ thuật trong ngôi trường đại học của cuộc sống aỏ ảo thật thật mênh mông này …ước mong TimEm sẽ là người bạn đồng hành  và có nhiều những bài thơ hay để ca ngợi tình yêu và cuộc sống .Chúc TimEm vui vẻ và chưá chan hạnh phúc .
 Thân aí vũ kim Thanh 
 

 
GIỮ ÐẠO LÀM NGƯỜI
 
Người ơi vững bước tới chân trời
Rực rỡ bình minh tỏa khắp nơi
Ðất nước quê hương ta đổi mới
Hồn thơ sớm tối ngát ngàn khơi
Tình non tuyệt diệu lòng chan chứa
Nghĩa nước vàng son dạ thẳng ngời
Một mẹ muôn thu cùng sắc mạo
Yêu thương đức đạo đẹp xây đời
 
Vũ kim Thanh
 
vũkimThanh 24.02.2008 04:32:01 (permalink)
0
Trích đoạn: Truongsoi

     Thích nịnh
 
Xem ra thích nịnh nhất thầy tôi
Thấy rượu thơm thơm chất ngất rồi
Mấy mụ vo ve đà rối rít
Vài cô í ới đã à ôi
Thơ thả thướt tha lời đắm đuối
Văn dài thườn thượt nói như trôi
Thảo nào níu kéo nhiều trò thế
Nhìn kỹ chỉ toàn nữ quái thôi
Trương Sỏi

 
 

Bác Trương Sỏi thân mến
 
Người làng Chùa có câu nói khắc vào cổng làng là :
 
_Tay ta gieo hạt , miệng ta gieo lời
_Một chữ có Ân thì nở hoa , vạn chữ có Oán thì sinh sâu bọ
-Không có ăn thì không thể bước đi ,nhưng không có chữ thì không nhìn thấy đường ……
_Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng ,rộng hơn cánh đồng là chân trời , Nhưng rộng hơn tất cả là lòng người .
 
Thật là vĩ đại biết bao những con chữ hiền lành , mang đầy chân lý sống ngọc ngà tươi sáng ấy .
Tôi yêu họ , tôi sẽ học tập họ những điều hay lẽ phải này .
Cho nên  những người đến với tôi , đem cho tôi một lời Ân tôi xin ghi lòng tạc dạ và ấp ủ cho lời ân nghĩa ấy thành hoa thơm quả ngọt trong hồn, tôi muốn mình trở thành con chim nhỏ bé bay trong khung trời bao la tình thân ái ấy của người dân Làng Chùa , của quê hương Việt Nam ngàn đời yêu dấu .
Ðời tôi giang hồ đây đó ,tôi không thích nịnh bợ ai , tôi chỉ thích nói thẳng , nói thật những cái gì mà tâm hồn tôi cảm nhận được , mong các bác  và các bạn hiểu và thông cảm dùm ,Tôi xin cám ơn rất nhiều
 
Vũ kim Thanh
 
 
(Thân họa bài Thích Nịnh )
 
 ƯỚC MỘNG TÂM THÀNH
 
Ấy ấy xin người chớ nỡm tôi
Lời hay ý đẹp khắc tim rồi
Băng qua bão táp phong sương rít
Ðón nhận tình người ấm áp… ôi …
Vượt bể nào lo chi chết đuối
Băng ghềnh chẳng sợ tuột mình trôi
Yêu đời thả hết sầu nhân thế
Ước mộng tâm thành chỉ vậy thôi
 
Vũ kim Thanh
 
vũkimThanh 24.02.2008 04:34:30 (permalink)
0
ƯỚC MỘNG TÂM THÀNH

Ấy ấy xin người chớ nỡm tôi
Lời hay ý đẹp khắc tim rồi
Băng qua bão táp phong sương rít
Ðón nhận tình người ấm áp… ôi …
Vượt bể nào lo chi chết đuối
Băng ghềnh chẳng sợ tuột mình trôi
Yêu đời thả hết sầu nhân thế
Ước mộng tâm thành chỉ vậy thôi

Vũ kim Thanh 

   Hiểu lầm
 
Trời ơi đất hỡi khổ cho tôi
Đường ngọt mà sao chẳng nuốt trôi
Tìm chữ ghép vần đầu nhức nhối
Đăng bài thầy đọc sửa giùm thôi
Học trò thói thường hay khoe vẽ
Thấy giáo vẫn quen bỏ lỗi trôi
Nào dám ỡm ờ  châm với  chích
Đường thi khổ thế ối làng ôi./.
 
Trương Sỏi
 
Thân họa : Hiểu lầm 
 
 PHẢNG PHẤT

Bác cứ vờ ngơ để ghẹo tôi
Ðường Thi ngọt đắng nuốt êm trôi
Quên đi cắc cớ câu thơ nhối
Rượu ngát tình nồng khó chối thôi
Hoạ sĩ ngàn thu luôn thích vẽ
Thi nhân sùi sụt mẽ ly bôi
Hương xuân phảng phất đôi chim chích
Khúc khích trên cành thấy bác …ôi !
 
Vũ kim Thanh
 
vũkimThanh 24.02.2008 04:36:55 (permalink)
0
đoạn: Truongsoi

Mật đắng
 
Ối thầy Thanh các chị em ôi
Đừng trách gì tiều phu Sỏi tôi
Gã học nấu đường làm kẹo đấy
Ai xem thấy đắng bỏ cho trôi
Ngày xưa ai vẽ ra đường luật
Khiến gã học tô  khổ quá thôi 
Nếu mạo phạm ai xin lượng thứ
Lòng nhân hãy học thầy Thanh tôi ,/.
 

 
 
ÐÀN HUYỀN
 
(Tặng bác Trương Sỏi )
 
Mênh mông bể khổ chốn trần gian
Mật đắng tiêu tan chứng bệnh ràng
Hối thúc con tim tìm cảm xúc
Yêu đời hạnh phúc dệt bình an
Bờ xa Núi  réo đùa mây lộng
Bến cũ Trăng cười mộng chứa chan
Giát ngọc vào sương hoa lộc thắm
Ðàn huyền đắm đuối nỗi mừng lan
 
Vũ kim Thanh
 
Thấy bác nấu Ðường thành Mật đắng hoài à...tặng bác cái đàn này gảy cho vui nha.

      
 Cảm ơn tặng đàn
 
Quý hóa thầy Thanh tặng hộp đàn
Mong sao giải được nỗi hàm oan
Nội cung Công Chúa mang sầu não
Trong ngục Thạch Sanh thảy khúc đàn
Trách kẻ bất lương tình phụ bạc
Thương mình nhân đức chẳng bình an
Đàn ơi nếu nỉ non vô vị
Ta cuốn dây rồi đập vỡ tan./.
 
Thầy Thanh bỏ quá cho Đàn Bá Nha hay đàn của Thúy Kiều mà gẩy cho Hoạn Thư hay Hồ Tôn Hiến nghe thì uổng phí quá nên đập đi thôi./.

 
Bác Trương Sỏi thân mến.

Chắc chúng ta ai cũng biết tích xưa , Bá Nha chơi đàn thì Tử Kỳ là người thấu hiểu được tâm tư tình cảm của Bá Nha qua tiếng nhạc , cho nên hai người rất hiểu nhau và trở thành đôi bạn tri âm tri kỷ thời bấy giờ , khi Tử Kỳ mất , Bá Nha  đau khổ ,khóc than và tới mộ Tử Kỳ thắp hương khấn vái rồi đập nát cây đàn , từ đó không chơi đàn nữa vì cho rằng mất người bạn tri âm rồi thì không có ai hiểu được nỗi lòng và tiếng đàn của mình .
 
Nay quen bác Trương Sỏi , vũ kim Thanh cảm mến mà  tặng bác cây đàn này không phải là đàn của Bá Nha ở bến Hàn Dương , cũng chẳng phải đàn Tỳ Bà của Thuý Kiều đẫm lệ gảy cho bọn phàm phu tục tử nghe, mà nó  là cây đàn Tình Ngôn Ngữ , nếu người hiểu được nó thì hoà âm tươi sắc rộn ràng , còn không có duyên với nó thì tự khắc nó sẽ cháy thành than ,trở về cát bụi mịt mùng , đâu  phải để người phải mất công cuộn dây đập vỡ !
 

CUNG PHÍM TÌNH
 
Ðàn này tặng bác để tìm vui
Chẳng dối gian ai để ngậm ngùi
Nếu biết thanh âm thêm rực rỡ
Vô tình lỗi nhịp cháy đen thui
Cung tâm thánh thót xua tuyệt vọng
Phím huyết êm ru gọi ngọt bùi
Ðãi cát tìm vàng oan trái cởi
Chan hòa khởi tấu những buồn vui
 
Vũ kim Thanh
 
vũkimThanh 24.02.2008 04:39:05 (permalink)
0
À ơi !
 
Buồn chi lắm rứa Huế tôi ơi
Kín mít mây đen kéo một trời
Ngọn cỏ dầm dề mơ nắng đổ
Cành hoa ướt át ngán mưa rơi
Nhà hàng khách vắng im lìm tiếng
Quán xá người thưa lặng lẽ lời
Lũ lượt theo nhau rời bỏ xứ
Câu hò ở lại vẳng không ngơi
 
Nguyên Thoại


À ơi !
 
Lắm cảnh thăng trầm hởi Huế ơi
Dời sao vật đổi bởi do trời
Hoàng thành cổ kính triều xưa đổ
Đại nội hoang tàn chúa cũ rơi
Mái đẩy câu hò ngưng bặt tiếng
Nam ai điệu hát vụt im lời
Bồi hồi cố quận lòng se lạnh
Nhớ ngoại thân già chẳng nghỉ ngơi
 
Thứ Lang
 
 
Thân họa :À ơi
 

 TÌNH HUẾ
 
Mưa dầu nắng lửa Huế thương ơi
Tiếng vọng ngàn Thu nặng một trời
Xế bóng Tràng Tiền con nước đổ
Ðò xa Bến Ngự lệ sầu rơi
Ai gieo nhã nhạc lênh đênh tiếng
Héo hắt tim đau tỏ vạn lời
Nhắn khách muôn phương trôi biệt xứ
Tình non nước Huế chẳng hề ngơi
 
Vũ kim Thanh
 

 
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 49 của 62 trang, bài viết từ 721 đến 735 trên tổng số 916 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9