VĂN XUÔI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CHU NHẠC ( II )
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 8 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 108 bài trong đề mục
tamvanvov 09.05.2015 11:08:53 (permalink)
Nghĩ về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu...
Cha tôi người kể chuyện, đã từng kể tôi nghe một đôi điều về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu trong vô vàn những chuyện kể ban đêm của người. Rằng Phương Đình là người viết ba chữ Tả thanh thiên ( có nghĩa là viết lên trời xanh) ở Tháp bút, Hồ Gươm. Và ấn tượng hơn là câu chuyện về chí sĩ Cao Bá Quát ngạo thiên hạ mà tuyên bố rằng: “Cả thiên hạ có ba bồ chữ thì Quát này chiếm hai, một còn lại thì Nhạ và Siêu chia nhau mỗi người một nửa” (ở đây, Nhạ tức Cao Bá Nhạ, anh ruột Cao Bá Quát và Siêu là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu). Là chuyện truyền miệng nên chính xác đến đâu thì không dám bàn, song nếu chỉ với từng ấy thôi thì Phương Đình Nguyễn Văn Siêu cũng là người hay chữ lắm rồi. Người Kinh kỳ xưa và Hà Nội nay, tự hào có Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, một trong những cây bút ở thế kỷ XIX. Gần đây, đọc sách Phương Đình văn loại của Nguyễn Văn Siêu, thấy quả là ông hiểu biết sâu rộng, chữ nghĩa điêu luyện, súc tích lắm. 
Ông vốn quê ở làng Lủ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì. Ông có cả một loạt bài viết về địa lý, phong thổ, con người Trung Hoa dọc theo trục Nam – Bắc và từ Quảng Tây đến Bắc Kinh, Hoàng Hà. Cứ theo Bài tấu về chuyến hành trình đi Yên Kinh (tức Bắc Kinh) trong chính cuốn sách này, thì năm Tự Đức thứ hai (1850), ông được cử làm Phó sứ trong đoàn sứ bộ ta sang nhà Thanh. Đường đi từ Mục Nam Quan đến Bắc Kinh phải qua các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, Trực Lệ (tức Hà Bắc) và trở về, hết bộ lại thủy, dẫu có lâu thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa thôi, chứ để viết được như vậy, vốn hiểu biết của ông hẳn phải rất sâu rộng. 
Với riêng tôi, cuốn sách này như là một cẩm nang quý trong chuyến công tác sang Quảng Tây. Ngày làm việc và đi thăm quan, tối về nằm khoèo khách sạn, lại giở sách ra xem. Các bài Đại thể về địa thế tỉnh Quảng Tây, Sông đào ở núi Lâm Nguyên, Phong cảnh sông Tương, Núi sông ở Lâm Quế, Đá ngọn ở Dương Sóc, Ngô Châu – đất yết hầu v.v... đã thực sự giúp tôi mở rộng tầm mắt. Từ thành phố Quế Lâm theo tuyến tàu thủy du lịch chạy dọc Ly Giang đi thị trấn cổ Dương Sóc, ông viết: “ Sống đá cao vót, bó sông lại thành khe. Hoặc có chỗ đá trồi lên bất ngờ nhọn thẳng như măng tre, hoặc có chỗ từ sườn núi đá nhọn tòe ra như sừng hươu, hoặc có chỗ đá như vuốt như sừng chĩa vào nhau như loài thú đánh lộn. Có tảng thẳng đứng như cột buồm, có tảng dốc như tường vách, có tảng tròn như vựa thóc, có tảng hình tựa bày quân cờ, có tảng góc cạnh như hiên nhà, có tảng nứt đôi như múi dưa, có tảng hai đầu vênh lên như con thuyền...”. Rồi nữa, trong bài Núi sông ở Lâm Quế, ông viết: “Ngọn núi Độc Tú mọc thẳng vút hơn hai trăm trượng, đó là ngọn núi cao nhất vùng. Dưới núi này có động, đi ngầm dưới đất có thể thông đến phía bắc núi. Trong động, có ghế đá, giường đá, cửa đá la liệt, giống một phòng tường bao quanh. Trên núi có lầu gác, trông lẫn vào mây xanh, bốn mặt núi biếc, bao la bát ngát. Quế Giang (tên gọi khác của Ly Giang – Tg) vẫy vùng trong cảnh ấy, sông nước long lanh dập dình, như gò đảo Phương Hồ (theo truyền thuyết biển Bột Hải có đảo tiên ở là Phương Hồ) vì vậy mới có câu nói rằng: Sơn sáo Quế Lâm, kỳ bất khứ dã (Núi non đến như Quế Lâm, kỳ lạ không muốn rời vậy)...”. Bút đến như thế, quả thật tài tình, linh hoạt mà diễm lệ thay!... 
Buổi đến thăm Cục Phát thanh truyền hình Quế Lâm, anh Hoàng Sơn, giám đốc, khoe với chúng tôi rằng, Cục đang chuẩn bị lên sóng hẳn một kênh phát thanh Du lịch, bởi có thể nói, Quế Lâm phong cảnh thuộc loại bậc nhất Trung Quốc. Không nói chi đến du khách nước ngoài, mà ngay chính người dân Trung Quốc, cũng có biết bao người ở những vùng khác, ước ao được đặt chân đến Quế Lâm để chiêm ngưỡng cảnh sắc hữu tình nơi đây mà thiên nhiên ban tặng. Nói đến Quế Lâm là du khách nhớ đến ba núi (Tượng Tị, tức Vòi Voi, Điệp Thái và Phục Ba), hai hang (Thất Tinh, Lôi Địch Nham), một sông (Ly Giang), một mương (mương cổ Linh Cừ từ thời Tần, tên cũ là Tần Cừ), và Tam Bảo (tức ba thứ quý là Rượu Tam Hoa, đậu phụ nhự và tương ớt). Có thể kể thêm 3 loại thực thảo quý là cỏ Mã đề, khoai sọ Lệ Phố và hồi. Hẳn vì thế mà người Quế Lâm không ngại ngùng mà tự hào: Quế Lâm sơn thủy đệ nhất thiên hạ. 
Lúc trò chuyện cùng các đồng nghiệp Trung Quốc, tôi thầm nghĩ, chắc hẳn phía bạn không thể biết, những điều ấy, tôi đã được cụ Phương Đình chỉ dẫn kỹ lưỡng rồi. Kiến văn uyên thâm, cộng thêm khả năng quan sát kỹ lưỡng và hết sức tinh tế đã giúp cho ông để lại hậu thế những thiên tùy bút xuất sắc. Nhờ thế mà văn đàn Hán Nôm Việt Nam có thêm một tên tuổi lớn ở thể loại văn xuôi. Những đoản văn từ 150 năm trước sẽ lại thêm sức sống khi mà sự giao lưu văn hóa và nhu cầu du lịch của con người mỗi tăng lên trong xu thế hội nhập của thời đại ngày nay. 
Quả là, thời đại của những tốc độ siêu nhanh, của những Internet đã và sẽ còn đem lại cho người ta nhiều tiện lợi, song lại tước đi thú nhẩn nha, tiêu dao... Tôi thầm cười mà nghĩ, sẽ chẳng có những thiên tùy bút xuất sắc, nếu như cụ Phương Đình cưỡi máy bay Boeing hay Airbus mà đi sứ Yên Kinh...!
 
r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.02.2021 05:06:11 bởi Ct.Ly >
#31
    tamvanvov 02.09.2015 16:32:50 (permalink)
    Có một người văn Việt ở Paris...
     
    Mùa đông năm 1996, tôi cùng vài ba đồng nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam sang Pháp học nghiệp vụ báo chí, trước khi đi, nhà văn Ngô Tự Lập có nhờ tôi chuyển thư cho một người quen ở Paris là Đặng Văn Long và bảo: “Anh nên đến chơi thăm anh Long. Anh ấy tốt lắm, cũng có viết văn...” Sang rồi, theo số điện thoại Lập cho, tôi gọi điện. Một giọng nói nhỏ nhẹ, thân thiện trả lời. Anh Long mời chúng tôi đến chơi nhà, và sợ chúng tôi bỡ ngỡ, lạc đường nên vẫn cố đến đón chúng tôi. 
    Đúng hẹn, chúng tôi ra điểm hẹn bến xe buýt ngay cửa ga metro Croix de Chavaux thuộc quận ngoại ô Montreill. Một người đàn ông đứng tuổi nhỏ thó, da trắng xanh, thọc tay vào túi áo khoác đi đi lại lại loanh quanh cho đỡ rét, chăm chăm nhìn chúng tôi. Người Việt mình. Đúng là anh Long. Thế là chúng tôi nhận ra nhau. Anh ở cách đấy chừng vài ba chặng xe buýt cũng thuộc Montreill, một căn hộ 7 buồng trên tầng 9 của chung cư. Khi đó, anh cho một thực tập sinh Việt của Viện quân y 103 ở nhờ. Phòng khách rộng, treo mấy bức tranh thư pháp, anh bảo là của đạo diễn – nhà thơ Đỗ Minh Tuấn và vài người quen khác từ Việt Nam sang công tác ghé chơi, tặng lại. Hôm ấy, anh giữ chúng tôi ở lại dùng cơm, chỉ chúng tôi lấy thực phẩm sẵn trong tủ lạnh và dặn hãy nấu những món ăn đặc Việt. Bữa cơm giản dị, ấm cúng tình người. Quen nghe anh xưng anh là cũng gọi theo vậy, song không ngờ anh đã 74 tuổi, sang Pháp từ hơn 50 năm trước. Khi thấy chúng tôi đổi cách xưng hô, anh bảo, không cần thiết, cứ gọi thế cho thân mật, với lại anh đang mong ước được trẻ lại để còn hy vọng một lần về thăm quê hương bản quán. 
    Trong câu chuyện, anh cho biết, vốn quê Hải Dương, sinh năm 1919, năm 1940, bị Pháp bắt lính, đưa xuống tàu há mồm cùng bao thanh niên Việt sang Pháp làm lính thợ. Những lính thợ người Việt khi ấy bị đưa sang châu Phi, đi đến một vài xứ thuộc địa Pháp để phục vụ công cho quân đội viễn chinh Pháp, rồi sau đó lại trở về Pháp tiếp tục kiếp lính thợ. Sau năm 1947, giải ngũ định cư tại Pháp, anh có làm một số công việc, chủ yếu là lao động giản đơn. Rồi lấy vợ Pháp, một người đàn bà thuộc tầng lớp lao động bình dân, có hai con. Lúc bấy giờ, vợ anh đã mất chừng dăm năm, con gái lấy chồng sống bên Bỉ, con trai lấy vợ sống trong nội thành Paris, anh sống một mình bằng lương hưu. Từ nhiều năm trước, anh bị bệnh tim, giờ nặng đến mức phải đeo máy trợ tim dưới làn da ngực trái. Căn hộ tầng 9 chung cư này luôn rộng cửa với rất nhiều người Việt Nam, nhất là các anh em văn nghệ sĩ, các nhà báo mỗi khi sang Pháp. 
    Anh cho chúng tôi xem một tập thơ của anh, rồi khoe là có một cuốn tiểu thuyết nhan đề Lính thợ ONS vừa được NXB Lao động ấn hành tại Việt Nam, và hiện anh đã viết được chừng 500 trang một cuốn sách khác về người Việt Nam ở Pháp. (2 năm sau, cuốn sách có nhan đề “Người Việt Nam ở Pháp” 1940 – 1954 được in 1997 tại Pháp). Tôi đã từng nhìn thấy bìa cuốn sách Lính thợ ONS bày bán ở Việt Nam, song không ngờ lại được gặp tác giả. Khi thấy chúng tôi trầm trồ, anh nhỏ nhẻ cười hiền, bảo, bốn dĩ là anh nông dân, khi bị bắt đi lính thợ tuy không đến nỗi mù chữ quốc ngữ, song viết lách còn chưa thạo, tất cả là do đi ra ngoài, gian khổ trường đời dạy cho cả. Rồi anh cứ mủm mỉm cười, lúc lắc đầu làm như vẻ không thể tin nổi chuyện một người chẳng mấy hiểu chữ nghĩa sách vở, rồi qua bao năm tháng thân phận cu-li như mình mà lại có ngày trở thành nhà văn, nhà chép sử... Có thể anh thật lòng, mà hoặc có khiêm tốn mà nhận vậy đi chăng nữa thì cũng đâu có khác gì nhau, đều là đáng quý cả. Sau đó, chúng tôi còn đôi ba lần, đến thăm anh vào kỳ nghỉ cuối tuần. Riêng tôi và anh, có thêm vài kỷ niệm nho nhỏ. Lúc chuyện trò về văn chương, anh cho biết là người quen trong nước thỉnh thoảng gửi cho anh dăm cuốn sách nên anh không đến nỗi quá lạc hậu với tình hình văn học nước nhà. Rồi anh khen văn Ngô Tự Lập mới mẻ. Tôi có tặng anh một tập truyện ngắn của tôi do NXB Hà Nội ấn hành. Mấy ngày sau, anh gọi điện đến nơi tôi ở, nói hào hứng là đã đọc xong tập truyện của tôi và không khách sáo bảo là viết bình thường, chắc tay, có đôi ba truyện được, đặc biệt khen truyện Biển của một thời... Vào dịp trước lễ Giáng sinh năm ấy, chúng tôi chuẩn bị về nước, có tranh thủ làm một magazine về người Việt ở Pháp với Tết dân tộc. Khi chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn thu thanh anh Long, anh nhắc đến ký ức về những cái Tết tuổi thơ nghèo khó mà vui xa xưa từ ngày chưa sang Pháp và kề chuyện cùng vợ con và những người Việt Nam ở Pháp tổ chức đón Tết cổ truyền dân tộc, xúc động quá nên cơn đau tim bột phát. Chúng tôi bị một phen hoảng hồn, may nhờ có máy chỉnh nhịp tim và dùng thuốc kịp thời nên qua khỏi, nếu không chúng tôi sẽ ân hận nhường nào!... 
    Thực ra, sau khi giải ngũ khỏi kiếp lính thợ, vì mặc cảm với thân phận mình nên suốt bao năm trời cắm đầu nơi xứ người mà sống, đến lúc tuổi cao sức yếu bệnh tim đeo đẳng dù nhờ quê hương bản quán lắm lắm song cũng không thể về được nữa. Anh tâm sự, thôi thì chỉ còn cách giãi bày, trút hết nỗi niềm thành kính, thương yêu da diết Tổ quốc, quê cha đất tổ bằng ngòi bút, viết nên những điều tâm huyết nhất. Cũng chẳng biết rồi những gì mình viết ra giá trị đến đâu, chỉ biết, khi viết, mình đăm đăm với ý tưởng vạch rõ bộ mặt thật của thực dân, đế quốc và mong muốn thể hiện đức tính trung trinh, can đảm, chịu thương chịu khó để vượt lên số phận của người Việt mình dù trong bất cứ cảnh ngộ nào. Âu cũng là cách trả nghĩa công sinh thành của cha mẹ, quê hương của người con tha hương... 
    Có lẽ, cũng chính vì lẽ ấy, tôi không gọi Đặng Văn Long là nhà văn, mà gọi anh là người văn, là để nhấn tới tính cách con người, một người Việt yêu nước, hơn là sự đóng góp về văn chương trong anh, cùng còn bởi, tác phẩm của anh có giá trị tư liệu hơn là gí trị về văn học .
    Tôi nhớ, hôm chúng tôi đến thăm anh lần cuối trước khi về nước vì biết rằng khó có ngày gặp lại, anh bồi hồi chìa bàn tay già nua nhăn nheo để chúng tôi nắm. Tay kia anh luôn để lên ngực trái xoa nhẹ, nơi chiếc máy trợ tim thường trực canh gác trái tim anh, chép miệng: “Khổ thế, mấy em ơi... Anh ước ao một ngày nào đó được ngồi trên máy bay như mấy em đây mà về...!”. Anh lại nghẹn lời trong cơn xúc động... Chỉ một ngày sau khi về đến Việt Nam, cả mấy đứa chúng tôi đều nhận được cú điện thoại anh gọi về từ Pháp, ân cần hỏi thăm tình hình đi đường và chúc sức khỏe gia đình trước dịp Tết dương lịch. 
    Kể từ ấy, đến nay đã dăm năm trôi qua, tôi vẫn luôn có tin tức về anh qua những người quen, phần đông là dân báo chí, văn nghê, chúng tôi vì mỗi dịp đến Paris đều ghé thăm căn hộ của anh Long. Trước lễ Giáng sinh năm nay (2002) chừng nửa tháng, có tin anh Long qua đời ở độ tuổi ngoại tám mươi. Thế là ngưng đập một trái tim đau, một trái tim tha hương luôn hướng về nguồn cội. Thì cứ cho rằng, những trang văn, trang sử anh viết chỉ là vì yêu tha thiết con người và quê hương đất Việt, và như anh tự nhận, là nghiệp dư đi chăng nữa, thì cái chúng ta biết đến và quý trọng ở Đặng Văn Long là tấm lòng kia mà!... 
    Vậy là, từ tết Nhâm Ngọ, anh không còn được vọng xuân dân tộc như bao xuân trước, và ước mong một đời của người con xa xứ được một lần trở về thăm quê của anh không thành. Nhưng đấy là chuyện của một con người bằng xương bằng thịt. Chứ thực ra, nói theo tâm linh người Việt chúng ta, thì giờ đây, anh đã thuộc về hư vô,và ở cõi ấy, chẳng cần phải tàu há mồm, cũng không cần máy bay, anh hoàn toàn tự do trở về quê hương, không ràng buộc bởi bất cứ thứ gì. Vả lại, với Đặng Văn Long, tất thảy những gì anh viết trước đấy thực sự là sự trở về với cội nguồn rồi!...
    #32
      tamvanvov 12.10.2015 16:50:52 (permalink)
      Chơi vườn Luxembourg
       
      Vườn Luxembourg tôi đã biết nó khi theo chân chàng Ma-ri-uyt rón rén bám đuổi cái bóng nàng Cô-dét trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo. Vườn Luxembourg tôi đã biết với đoạn văn nổi tiếng mà những thế hệ trước tôi hay nhắc đến của nhà văn Anatole France (Giải thưởng Nobel năm 1924) từ bản văn Bóng xưa“… Tôi sẽ nói với bạn những gì tôi thấy khi qua vườn Luxembourg những ngày đầu tháng mười. Vườn Luxembourg hơi buồn nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết. Những lá vàng, từng chiếc, từng chiếc rơi đầy hai vai những pho tượng…” 
      Với riêng tôi, có gì đó vừa tuyệt đẹp lại xa vời, ngỡ như chẳng bao giờ mình được thấy tận mắt. Vậy mà, giờ thì tôi đang đứng trong vườn Luxembourg rồi! 
      Thực ra, khi vừa mới ở ga metro hay R.E.R gì đấy dưới lòng đất Paris trồi lên mặt đất, bắt gặp một không gian cây cối ở ngay trước mặt, người tôi khẽ run lên. Một cảm giác thật khó tả cứ trào dâng trong lòng tôi. Vườn Luxembourg là đây ư?! Bấy giờ là trung tuần tháng mười một, chứ không phải là tháng mười khi năm học mới bắt đầu, và tôi cũng không phải là cậu học trò hay ngài Anatole France đi tìm kỷ niệm xưa theo rình cái bóng của mình, tôi chỉ là một người khách xa lạ từ phương Đông lần đầu đặt chân đến đây với cả lòng ngưỡng mộ ấp ủ từ lâu. Vậy thôi. Hà cớ gì phải rón rén? Nghĩ thế rồi mà bàn chân tôi cứ ngập ngừng, bước bước lại dừng. Là tôi sợ mình bỏ sót gì chăng. Ngay trên lối đi cổng vào một cây lớn vàng rực toàn thân mà tôi không biết gọi tên chi. Hẳn là những chiếc lá vàng trên cây kia đã bao mùa thu rồi buông rơi từng chiếc một xuống vai các pho tượng. Tôi đứng hồi lâu dưới gốc mà chẳng có một chiếc lá vàng nào rụng xuống, chỉ có đám lá vàng đã rụng từ bao giờ đang khô thiếp dần đi thì chốc chốc lại khẽ xào xạc nơi mặt đấy mỗi khi làn gió bấc thổi lùa đi. Một cảm giác buồn buồn, nhột nhột, nơi chân tóc cổ áo như có kiến hay sâu tơ chạm vào. Tôi ngửa mặt nhìn mãi vừng vàng, lưu luyến chẳng muốn rời chân đi. Loanh quanh theo các lối của vườn, tôi và mấy người bạn cùng đi lâu lâu một ai lại ồ lên thích thú, trầm trồ buột miệng khen ngợi gì đó. Giữa vườn có hồ nước nhỏ, thiên nga, vịt trời, chim chóc từng bầy ngụp lặn, phơi hóng bộ cánh, hoặc nhẩn nha nhặt nhạnh chút thức ăn, hay dạn dĩ xán gần lẩn quẩn chân du khách. Tôi đặc biệt thích thú những chậu cúc. Đủ loại cúc vàng, cúc nâu hoa nở rực rõ như đơm xôi trên những chiếc chậu cổ, mà mỗi chiếc chậu mang một kiểu dáng khác nhau, có chiếc được tạo thành bởi khóm tượng những hài đồng. Vì thế, mỗi chậu hoa cúc có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật. Đông đúc và náo nhiệt nhất vẫn là khu vui chơi với trò cưỡi ngựa. Khách chơi vườn xúm đông xúm đỏ mua vé đợi đến lượt mình cưỡi ngựa. Những chú ngựa cảnh giống lùn, chân to hiền lành, mệt nhoài bởi cứ phải chạy đi chạy lại trên một tuyến đường định sẵn để chiều lòng những du khách muốn có cảm giác của các kỵ sĩ trong chốc lát. Khác hẳn Disneyland với các trò chơi nhân tạo kỳ thúc mang cảm giác mạnh, những trò chơi ở vườn Luxembourg dân dã và gần gũi với tự nhiên. Để ý quan sát, tôi cảm nhận, ngoại trừ những khách du lịch nước ngoài hay người từ các thành phố, tỉnh lẻ của Pháp đến đây cho biết, như kiểu chúng tôi chẳng hạn, còn phần đông người Paris chơi vườn Luxembourg đều có nhu cầu thư giãn tĩnh tâm, hoặc giả trai gái yêu nhau hò hẹn tâm tình, và nữa là lũ học trò lẩn vào đây tìm góc yên tĩnh để ôn luyện bài vở…
      Dạo mãi trong vườn chưa thỏa, mấy chúng tôi nảy ra ý định hơi điên rồ là thả bộ vòng quanh hàng rào phía ngoài vườn ngắm cảnh phố phường. Phía đông là Boulevard Saint Michel (đại lộ Thánh Misen) sầm uất, ranh giới của hai quận 5 và 6. Phía Bắc là Rue Medicis và Rue de Vaugirard, hai phố này án ngữ mặt chính của vườn. Phía Tây là Rue Guynemer và Rue d’Assas. Còn mặt Nam là Rue Auguste và Comte. Những phố bao bọc quanh vườn đa phần theo kiểu kiến trúc đặc trưng miền Bắc nước Pháp, nhà cao cỡ từ ba, bốn đến bảy, tám tầng liền nhau màu xám xịt, khá cổ kính. Thực hiện xong ý định điên rồ đó, chúng tôi đều mỏi nhừ, người râm rấp mồ hôi mặc dù trời chiều Paris đang lạnh chừng 3 – 4 độ C.
      Với thời gian chừng tháng rưỡi ở Paris, vì bận học hành, công việc nên tôi chẳng còn thời gian quay lại chơi vườn Luxembourg lần nào nữa. Vả lại, những ngày nghỉ cuối tuần sau đó, chúng tôi phải dành để đi chơi các điểm du lịch nổi tiếng khác và đặc biệt chúi đầu vào mấy viện bảo tàng. Giờ đây, có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất nơi tôi về Paris là buổi chơi vườn Luxembourg. Cứ mong có ngày được trở lại Paris. 
      Và khi ấy, dù mới chỉ một lần, tôi đã có thể như nhà văn Anatole France xưa, rón rén từng bước lần theo cái bóng của mình trên mọi lối đi ngóc ngách của vườn mà sống lại kỷ niệm cũ…
      ( 1996 )
      Ps: Kể từ ngày ấy, cho đến mùa thu năm 2012, tôi mới có dịp trở lại nước Pháp, và may mắn làm sao, Trường ENA ( Học viện Hành chính quốc gia Pháp ), nơi tôi theo học khóa đào tạo ngắn hạn, lại nằm kế bên vườn Luxembourg. Vậy là tôi có cả nửa tháng trời, ngày học nào cũng dùng bữa ăn trưa nhẹ tự túc ngay tại vườn Luxemboug, rồi tha thẩn chơi vườn cho đến giờ học buổi chiều. Vâng, vẫn là mùa thu lá đỏ lá vàng rực, vẫn những chậu cúc thu màu sắc tuyệt đẹp, vẫn những chú thiên nga, vịt trời nhẩn nha trên mặt nước hồ trong vắt tới đáy, vẫn vòm trời thu xanh ngắt cùng những cụm mây trắng nhẹ rong chơi, vẫn những cặp tình nhân ôm ghi nhau trên ghế đá, vẫn những cô cậu học trò sinh viên một mình lặng lễ đọc sách, ôn luyện thi cử, và vẫn những pho tượng trắng lác đác lá vàng ngủ trên bờ vai...
      Tôi đã xúc cảm mà viết bài thơ " Luxemboueg, mười sáu tuổi thêm" ( bài thơ có trong blog này), có những câu thơ:

      "...Ta lặng ngắm
      thu Paris chừng vậy,
      bồi hồi
      nhớ ngày thu năm ấy,
      Luxembourg
      vườn tình
      mười sáu tuổi thêm...".
      Sau đó, tôi còn nhiều lần trở lại khu vườn tuyệt diệu này. Mỗi lần mỗi xúc cảm, và ký ức thì mỗi dầy thêm...
      #33
        tamvanvov 29.11.2015 09:15:28 (permalink)
        Tàu điện, giao thông hay là văn hóa ?
                                                    
               
                   Tôi nhớ, vào những ngày cuối cùng của năm 2006, có hai thông tin gây nên trong tôi cùng một xúc cảm . Đó là, Hà Nội công bố khởi công xây dựng ga đầu mối tuyến metro đầu tiên tại Nhổn và Paris khánh thành tuyến xe điện nổi dọc theo bờ sông Xen.  
                  Sở dĩ hai tin ấy lại gây cho tôi một cảm xúc chồng lấn là bởi, tôi đã có cả một thời tuổi thơ sống với xe điện Hà Nội và nhiều ngày lặn ngụp trong những tuyến metro ngầm của Paris. Thêm nữa, lại đặt trong bối cảnh khi mà cái lối giao thông, nhất là giao thông đô thị, Việt Nam mình chẳng giống ai...
                  Trở lại mươi năm trước, tôi cùng đồng nghiệp báo chí có vài tháng trời ngang dọc Paris khi theo một khóa tu nghiệp, và lẽ dĩ nhiên, chúng tôi chọn một phương thức đi lại duy nhất, rẻ tiền và tiện lợi nhất là metro. Paris có cả thẩy 13 tuyến metro ngang dọc chằng chịt, đó là chưa kể những tuyến RER ( xe lửa ngoại ô ) nối với các tuyến metro và hàng trăm tuyến xe buýt. Tôi thuê nhà ở của Việt kiều tại vùng ngoại ô phía Đông là Montreuil nên tuyến metro hằng ngày chúng tôi đi học và đi thực tế hoặc đi chơi cuối tuần là tuyến số 9, khởi nguồn từ ga đầu tiên phía đông - Marie de Montreuil. Còn như muốn đi đâu đó khắp Paris, vào đến ga đầu mối Nation, là có thể đổi sang tuyến số 1, số 2, số 6, và khi sang một trong ba tuyến ấy, đến các ga đầu mối khác lại có thể đổi sang một vài tuyến mới. Cứ như vậy, nếu không trồi lên mặt đất và khéo chọn tuyến, ta có thể cả ngày chui trong lòng đất Paris chỉ với một vé vào cửa ban đầu. Lẽ dĩ nhiên, khi bước sang lãnh địa của RER thì phải trả thêm vé vào cửa khác ( nếu không sẽ bị phạt, 100 franc cho một lần vi phạm ) và ngay cả khi ta không để ý loanh quanh thế nào cũng dễ vấp phải cửa ngăn cho một lần trả vé khác (đấy là cái tài của các nhà quy hoạch và quản lý hệ thống này ). Với những ai chưa từng đi, sẽ hỏi, chui rúc dưới đó không thấy được cảnh sắc phố phường thì có gì lý thú? xin thưa, đấy là cả một thế giới sống động, đơn giản bởi trước hết, có đến già nửa dân Paris và ba phần tư khách du lịch chọn hình thức giao thông này. Tôi luôn giữ ấn tượng về những dòng người tuôn chảy vội vã nửa đi nửa chạy trong những lối đi ngầm khi đổi tàu, nhất là lúc trồi lên mặt đất, rồi đó là những biển quảng cáo sắc màu trăm thứ bà giằn, những siêu thị liên thông, những ban nhạc rong, những kẻ thất nghiệp xin tiền và cả những tên láu cá trộm cắp vặt v.v... Bằng metro, ta có thể đến hầu như tất cả các điểm du lịch hoặc mua sắm, ăn chơi nổi tiếng nhất của Paris như : tháp Eiffel, vườn hoa Luxembourg, Khải Hoàn Môn trên quảng trường Charles de Gaull - đại lộ Champs Elysses, Bảo tàng Louvre, điện Tuileries và Versailles, Nhà thờ Đức Bà ( Notre Dame des Champs), Tòa Thị chính; rồi nữa là toà nhà chọc trời Montparnasse, đồi Montmartre với khu chợ tranh nổi tiếng, khu chơi bời St. Denis, Pigal v.v....
                  Dạo ấy, mỗi khi ngồi trên metro vun vút trong lòng đất Paris, tôi lại nhớ về những tuyến xe điện thô sơ leng keng đi về sớm tối với những tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ, Bờ Hồ- Hà Đông, rồi Yên Phụ, Bưởi, Vọng của Hà Nội thuở nào, mà cũng lại do người Pháp khởi nguồn từ thời Pháp thuộc. Ngày nhỏ, nhà tôi ở ngõ Trúc Lạc trên phố Phó Đức Chính, thế là mỗi khi đi đâu, tôi lại được bố mẹ, các chị dắt đi tắt qua ngõ Năm Gian ngược dốc lên đê Yên Phụ để đi tàu điện. Cứ thế leng keng, những chuyến tàu cũ kỹ đi về suốt tuổi thơ tôi , và nó càng da diết khi gia đình tôi rời thành phố về quê Hưng yên sinh sống. Leng keng, bền bỉ, nhẫn nại khuya sớm tàu điện suốt cả thời bom đạn Mỹ, mãi đến yên hàn thống nhất đất nước... Rồi tuổi sinh viên tôi lại lấy đó là phương tiện đi lại chính với những kỷ niệm khó quên của những lần trốn vé, nhảy tàu ...
                  Hồi đó, ở Paris- trung tâm văn hoá văn minh châu Âu, tôi chưa có gì để so sánh ngoài chút hoài niệm về tàu điện Hà Nội. Gần đây, tôi đi công tác Nhật Bản, và với chục ngày ở Tokyo, tôi lại chọn phương tiện đi lại chính cho mình ở thủ đô hiện đại nhất châu Á này, metro. Lúc ấy, tôi đã có cái để mà so sánh, không, để mà nhớ về thì đúng hơn , ấy chính là metro Paris. Tokyo cũng có 13 tuyến metro, song có cảm giác nhiều tuyến nằm ở độ sâu hơn so với metro Paris. Thắc mắc ấy được một người quen của tôi, tiến sỹ y khoa Junichi Inaba giải thích, những tuyến metro nằm rất sâu đó là của tư nhân, bởi chính phủ Nhật Bản có chính sách khuyến khích đầu tư trong dịch vụ giao thông này bằng cách miễn thuế tài nguyên cho những công trình ở độ sâu 50m trở xuống trong lòng đất. Quan sát kỹ, tôi nhận thấy, người Nhật khác người Pháp, khi di chuyển trên metro, họ lại xem đấy là những giây phút hiếm hoi để thư giãn nghe nhạc hoặc chợp mắt ngủ. Dấu hiệu của một xã hội công nghiệp phát triển quá mức chăng ?
                  Rõ ràng, metro không chỉ là dấu hiệu của một xã hội  công nghiệp văn minh, đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế, giảm ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông đơn thuần mà còn có bóng dáng của văn hóa. Với người Pháp, với hệ thống metro văn minh như vậy, song họ lại cho sống lại một hệ thống tàu điện nổi dọc bờ sông Xen, thì ngoài việc góp phần giảm lượng xe hơi, tăng hiệu quả giao thông, giảm ô nhiễm, có một mục đích nữa nhắm tới là văn hóa-du lịch. Du khách đến Paris, có lẽ nào lại tiếc tiền mua một tấm vé lên chuyến tầu điện du ngoạn, ngắm cảnh sắc đôi bờ sông Xen ?!
                  Ngẫm người lại nghĩ đến ta. Với tình trạng giao thông quá tải , lộn xộn và ô nhiễm nặng của Hà Nội hiện nay, tôi đã từng mơ đến một ngày kia xa vời là có metro. Giờ thì giấc mơ ấy không còn vô vọng nữa, dù vẫn phải chờ đợi lâu. Nhưng tàu điện nổi, Hà Nội đã từng có một thời , sao lại không hồi sinh bây giờ nhỉ ?
         
        r
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.02.2021 05:11:42 bởi Ct.Ly >
        #34
          tamvanvov 01.04.2016 11:30:50 (permalink)
          Vạn lý trường thành
          và chuyện nàng Mạnh Khương
           
          Tôi đã đọc sách báo, đã xem qua phim ảnh nhiều lần về Vạn Lý trường thành. Tôi cũng đã từng nghe nói rằng, cố lãnh tụ Mao Trạch Đông trong một lần đến trường thành đã từng nói và để lại một bức thư pháp “ Bất đáo Trường thành phi hảo hán “. Song khi chính mình đặt chân, bước đi những bước đầu tiên lên bậc đá của Trường thành, tôi vẫn không kìm nén nổi một xúc cảm mãnh liệt trào dâng, và tự hỏi : “ Vậy là mình đã đến được Vạn Lý Trường thành rồi sao ?!”.
          Khi những dãy núi xa mờ có thể thấy từ lúc ra ngoại ô Bắc Kinh cứ xích lại gần, mọi người háo hức hỏi nhau “ Sắp đến Vạn lý trường thành chưa ? Từ đây có thể nhìn thấy không ?”. Cái tâm lý muốn mau chóng trở thành hảo hán khiến ai nấy đều nhấp nhổm không yên. Và rồi, bóng dáng của tường thành cũng đã hiện ra xa mờ trong sương sáng. Bắt đầu từ bãi đậu xe, đâu đâu cũng đầy ắp hết thảy những gì liên quan đến Trường thành. Thoạt đầu là Vạn Lý trường thành bác vật quán, rồi kế đến Trường thành toàn chu ảnh viện. Tiếp nữa là tường đá, dải hoa, nhà hàng đều được gắn tên Bát Đạt lĩnh, tên của khúc Trường thành chạy ngang qua Bắc Kinh.  
          Lối dẫn lên Trường thành, người tham quan đông nghẹt. Khách nước ngoài nhiều, song người Trung Quốc còn đông hơn. Ở đất nước đông dân nhất thế giới này, những 1,3 tỷ người, trừ những địa phương có Trường thành chạy qua, còn lại, cũng chẳng dễ gì để đặt chân lên nó ít nhất một lần trong đời. Thế nên, bất kể là khách nước ngoài hay trong nước, hễ có dịp đến Bắc Kinh, chỉ cần vài ba ngày, đa phần chọn Trường thành là điểm tham quan đầu tiên. Ai cũng muốn trở thành hảo hán mà. Điều đó, tôi đọc được trên nét mặt tươi tỉnh của mọi người, dù là mới chỉ lên đến mặt thành.       Bao quát, phần đông khách chọn hướng đi lên phía Bắc, còn đoạn phía Nam thì thưa thớt hoang vắng. Dòng người chen chúc chầm chậm xuôi ngược chuyển dịch. Đoạn Trường thành phía Bắc này có 12 điếm canh, và ai cũng cố để lên đến điếm số 8 cao nhất. Phía Đông, Trường thành uốn lượn như một con trăn khổng lồ đang trườn đi, cũng có 12 điếm canh, nhưng chỉ người dân địa phương lên thôi. Khách du lịch vừa không đủ sức và thời gian để đi. Mà có muốn thì cũng khó, bởi chưa đưa vào khai thác kinh doanh du lịch như ở phía Bắc. 
          Nói đến Vạn Lý trường thành, mọi người ít nhiều đều biết được là Tần Thủy Hoàng đế cho xây dựng từ hơn hai trăm năm trước Công nguyên. Nhưng đâu hẳn thế. Thực ra, Tần Thủy Hoàng chỉ có công trong việc xây nối các đoạn Trường thành vốn đã có từ trước vào với nhau. Trước khi vua Tần là Doanh Chính lần lượt đánh bại sáu nước khác ( Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Tề, Yên ) thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, thì các quốc gia nhỏ để chống sự xâm lấn của các bộ tộc thảo nguyên phương Bắc đã cho xây trường thành suốt thời Đông Chu liệt quốc.Vậy diện mạo của Vạn Lý trường thành cho đến ngày nay là công sức của triều đại nào ? Theo những tài liệu khác nhau thì việc đánh giá cũng khác nhau. Ngay về chiều dài của nó cũng vậy. Căn cứ theo tên gọi, trường thành dài cỡ vạn lý ( một lý tương đương với 888 mét ). Song, có tài liệu cho rằng nó dài tới 7.200 km. Chuyến thăm Trường thành này, ông Lý Anh, người nhiều năm công tác tại Ban Đối ngoại trung ương Trung Quốc nói rằng, theo những tài liệu gần đây, Trường thành có độ dài 6.700 km, bắt đầu từ Sơn Hải Quan thuộc tỉnh Liêu Ninh rồi uốn lượn trải dài bất kể núi cao hay đất bằng đến tận Gia Dụ Quan trên sa mạc Gô-bi thuộc tỉnh Cam Túc. Về chiều dài của Trường thành, tôi đã kiểm chứng thêm một số tài liệu khác, thì con số 6.700 km là khá xác thực.Việc các quốc gia chư hầu cát cứ thời nhà Chu xây dựng từng khúc của Trường thành thế nào thì không rõ. Đến đời nhà Tần, lịch sử ghi nhận, từ năm 221-210 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai đại tướng Mông Điềm chiêu mộ 30 vạn dân công để xây đắp, tu bổ và nối các khúc Trường thành vào với nhau. Người ta còn truyền đến ngày nay câu chuyền về nàng Mạnh Khương may áo rét cho người chồng đi xây Trường thành. Chuyện rằng, vợ chồng nàng Mạnh Khương mới cưới nhau thì chồng nàng bị mộ phu đi xây dựng Trường thành. Nàng Mạnh Khương ở quê tần tảo việc nhà vừa đan áo rét cho chồng. Đan áo rét, nàng Mạnh Khương gửi gắm vào đấy hết thảy tình thương yêu, thủy chung son sắt với người chồng đang lao dịch chốn ải xa. Áo đan xong cũng vừa gặp mùa đông đến. Nàng không quản gian nan lặn lội tìm đưa áo rét cho chồng khắp nẻo Trường thành. Khi biết được tin chồng thì chồng nàng đã chết vùi thây dưới chân Trường thành. Đau thương tột bậc, Mạnh Khương đã khóc lóc sầu thảm suốt mấy ngày đêm. Nỗi ai oán của nàng chấn động thiên địa, khiến sụp đổ cả đoạn tường thành, phát lộ xương cốt chồng nàng. Sau chôn cất cho chồng, nàng tuẫn tiết, thác theo cho trọn tấm chung tình. Đời sau xây miếu thờ Mạng Khương và hiện còn ở vùng Sơn Hải quan. Thực tế sự gian khổ của những người xây dựng Trường thành đến mức độ thế nào thì không rõ, song câu chuyện về nàng Mạnh Khương thì được điển hình hóa, sống mãi đến ngày nay, như một gương sáng về đạo nghĩa vợ chồng thủy chung.        Song còn một ý nghĩa nữa, ấy là sự tố cáo tột bậc về việc bạo chúa xưa nay vì muốn bảo vệ ngai vàng của mình đã đẩy dân chúng vào cảnh lao lực, lầm than, chết chóc...
          Người ta cho rằng, Vạn Lý Trường thành tuy manh nha được xây dựng từ thời nhà Chu, tiên Tần ( trước CN ), song trải qua nhiều triều đại, nhất là vào thế kỷ 13, sau khi quân Mông Cổ tràn vào Trung Hoa với sự lên ngôi của Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên, thì Trường thành bị bỏ hoang phế. Đơn giản bởi khi đó, gót ngựa Nguyên Mông đã trải dài qua Trung Á, lướt khắp châu Âu đến biển Caspien và cửa ngõ Rome, tất thảy đều nằm dưới quyền cai trị của Đế chế Nguyên Mông, thì Trường thành còn chi tác dụng nữa. Cả lãnh thổ Trung Hoa đều thuộc quyền cai quản của Nhà Nguyên Mông, thì Trường thành cũng không cần phải tu bổ, bảo vệ. Với gần một trăm năm tồn tại, Trường thành nằm sâu trong lãnh thổ mênh mông vô tận của Nhà Nguyên Mông, nên bị bỏ hoang như một phế tích. Sự tồn tại của nó chỉ giễu cợt cái ý tưởng ngớ ngẩn của các triều đại Trung Hoa, rằng chẳng có tường thành nào đủ vững chắc vĩnh cửu để ngăn chặn được sức mạnh của con người. Cho đến giữa thế kỷ 14, vào năm 1368, khi Nhà Nguyên sụp đổ ở Trung Hoa, được thay thế bằng Nhà Minh (đánh dấu bằng việc Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi lập ra Nhà Minh, đặc biệt khi Minh Thành Tổ Chu Đệ rời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh ), thì Trường thành mới được triều đình nhà Minh quan tâm trở lại. Và nó đã thực sự được tái thiết, được kiên cố hóa bằng đá, được hoàn chỉnh và cả trang điểm để lưu diện mạo đến tận ngày nay. Như vậy, suốt mấy thế kỷ nhà Minh cai trị Trung Hoa, cũng đã có không biết bao nhiêu cuộc, bao nhiêu của cải, sức người được đổ ra nhằm gia cố cho Vạn Lý Trường thành thêm vững chắc. Và cũng có biết bao nhiêu gia đình, số phận dân đen rơi vào cảnh ngộ giống như nàng Mạnh Khương xưa kia?... Đương nhiên, cũng đã có bao nhiêu nàng Mạnh Khương mới không tên tuổi, không được hậu thế lưu danh. Song thiết tưởng, chỉ một nàng Mạnh Khương đời Tần cũng đã quá đủ cho một Trường thành dằng dặc, cho lịch sử một Trung Hoa cổ đại chiến tranh liên miên đẫm mồ hôi nước mắt và xương máu.          
          Leo lên tháp canh trên Trường thành, phóng tầm mắt ngược về phía vắng khách tham quan, bức tường như con trăn khổng lồ trườn đi trong hoang sơ trời đất cây cỏ mà chạnh lòng bởi sự hưng suy của các triều đại, sự nhỏ nhoi của thân phận con người. Hoàng đế quyền uy, triều đại hùng mạnh mà cũng thoáng chốc thành không, nữa là thảo dân sinh quần. Lên đỉnh tháp cao trên Trường thành mà cảm khái. Lại có thể xuống chân tường thành để suy ngẫm những điều sâu lắng. Tấm bia đá của thời hiện đại khắc bút tích của Chủ tịch Mao Trạch Đông, câu lập ngôn " Bất đáo Trường thành phi hảo hán " đã nhanh chóng nổi tiếng khắp Trung Hoa và cả thế giới. Ám ảnh về sự thống nhất toàn Trung Hoa hẳn theo chân vị lãnh tụ này từ khi còn trẻ bước chân vào sự nghiệp cách mạng.
          Cũng không phải ngẫu nhiên mà ông gọi tên cuộc hành quân rút lui chiến lược nhằm bảo tồn lực lượng đội quân cách mạng do ông lãnh đạo trong cuộc chiến chống Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, thống nhất đất nước là Vạn lý trường chinh. Lịch sử ghi nhận rằng, nhằm tránh sự tấn công của quân đội Quốc dân đảng, ngày 16 tháng 10 năm 1934, từ chiến khu Giang Tây, Phúc Kiến, đội quân gồm 90 vạn người do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã làm cuộc trường chinh rút lui chiến lược với quãng đường dài 6 vạn dặm và kéo dài hàng năm trời lên vùng giáp ranh Tây Tạng rồi lại ngược lên phía Bắc, đến tận Diên An thuộc tỉnh Thiểm Tây. Gian khổ bởi thiếu ăn khát uống và bệnh tật cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, hy sinh bởi bị quân Tưởng truy sát luôn theo chân đội quân dọc đường , để khi đến đích là chiến khu Diên An, chỉ còn lại chừng 7 ngàn người.
          Câu chuyện về nàng Mạnh Khương đã tạc một tượng đài không tưởng vào nhân thế, để cùng với Trường Thành trơ gan cùng tuế nguyệt.
          #35
            tamvanvov 08.05.2016 10:16:15 (permalink)
            Ký sự Hàn Quốc ( VI )
             
            6. Đôi điều về báo giới xứ kim chi.
                     
                      Sang Hàn Quốc theo chương trình hợp tác và trao đổi giữa Hội nhà báo hai bên, nên ngay khi nhập cảnh và xứ kim chi, chúng tôi đã tiếp xúc ngay với dân làm báo xứ này. Ấy là Kim Dong Ki, phụ trách hành chính-lễ tân của Hội nhà báo Hàn  Quốc.
                      Một tháng trước đó, Kim có tháp tùng ông Chủ tịch Hội và một số nhà báo Hàn Quốc sang thăm Việt Nam, ngay khi đón, Kim gặp lại vài ba người quen trong đoàn chúng tôi, nên anh thân thiện và chia sẻ, bỏ qua sự xã giao thông thường.
                      Ngay chiều hôm ấy, chúng tôi thăm trụ sở làm việc của Hội nhà báo Hàn Quốc ( trong Toà nhà báo chí ), nằm bên kia đường với President Hotel, nơi chúng tôi ở. Khu vực văn phòng của Hội và phòng làm việc của ông Chủ tịch nhìn chung là hẹp và khá giản dị, bù lại, để view quanh cảnh phố xá thì khá thuận lợi .
                      Ông Park Chong Ryul, Chủ tịch Hội cùng đồng nghiệp tiếp chúng tôi trong bầu không khí thân mật, giản dị. Ông Park mới trúng chức Chủ tịch hồi đầu năm 2012 với nhiệm kỳ 2 năm, sau một thời gian khá dài hoạt động báo chí ở Mỹ. Theo ông cho biết và lấy làm tự hào, thì ông là người đầu tiên ở Hàn Quốc cho đến nay, trúng cử chức Chủ tịch với 100 % số phiếu bầu. Điều đó, chứng tỏ tài năng và uy tín của ông trong báo giới xứ kim chi rất cao. Cũng theo ông Park, hiện xứ kim chi có khoảng 30 nghìn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, song Hội nhà báo xứ Hàn mới chỉ kết nạp đến 8 nghìn hội viên ( chứng tỏ có sự chọn lọc kỹ càng ). Ông Park tặng chúng tôi, mỗi người một cuốn sách về báo chí vừa ấn hành, mà ông là tác giả, có tên “ White House Black President “- tập hợp các tác phẩm báo chí của ông trong thời gian tiếp xúc với Nhà Trắng và làm báo ở Mỹ nói chung. Ông Park hé lộ rằng, nhìn chung, chính quyền ở Seoul và xứ kim chi , là khá e ngại và “ không mấy thích thú “ với báo giới xứ này, vì lo bị xía chuyện, bị chọc ngoáy và làm phiền...
                      Trong bữa tiệc chiêu đãi, và cả khi dạo phố đêm Seoul, với chúng tôi, ông Park Chong Ryul và đồng nghiệp luôn thể hiện sự thân thiện, lịch thiệp, chia sẻ tâm thế nghề làm báo, khiến cho mọi người thấy gần gũi, đồng cảm với nhau hơn ...
                      Rời Seoul, đến Gwangju, Gyeongnam, Jeju, chúng tôi đều được các Chi hội nhà báo và các đồng nghiệp báo chí địa phương tiếp đón chu đáo, thân mật. Cũng như ở xứ ta, chuyện nghề, chuyện đời chỉ nở rộ và xôm trò trong bữa tiệc có hơi men. Lúc ấy, nhiều ranh giới và sự giữ kẽ xã giao là không cần thiết, thậm chí bị xóa bỏ. Song, cả hai bên vẫn luôn đủ tỉnh táo để thể hiện cái gọi là “ phương diện quốc gia “ tối thiểu. Phương châm giao tiếp trrong suốt chuyến thăm là “ thân thiện, chia sẻ, điều độ ” cùng được cả hai bên tôn trọng, tạo nên sự thành công cho chương trình hợp tác. Xin mở ngoặc ở đây, là chuyện uống rượu của báo giới Hàn Quốc. Họ rất thích uống “rượu bom”, một cách gọi hài hước cho thứ đồ uống “ rượu pha bia “. Rượu bom được pha tại bữa tiệc giữa bia với rượu sô-chu của Hàn Quốc. Tỷ lệ và cách pha thế nào là tùy ý thích và cảm hứng của người pha. Ông chủ tịch Park là một người nổi tiếng trong báo giới về pha rượu bom, điêu luyện và nghệ thuật đẹp mắt...
                      Thời gian ba ngày ở đào tự trị Jeju, có một chuyện mà tôi muốn nói ở đây, đó  là sự thăm hỏi đột xuất của Tòa soạn báo Hallailbo. Sau chuyến chúng tôi đi chơi bằng du thuyền và câu cá trên vịnh biển ở Jeju, cả đoàn dự bữa chiêu đãi bữa tiệc hải sản tự chọn. Đang bữa ăn thì họ đến. Theo lời tự giới thiệu, nhà báo của Tòa soạn Hallailbo có tên là Kim Myeong Seon. Anh nghe nói có đoàn nhà báo Việt Nam, bèn tìm cách gặp bằng được, để biết, để giao lưu, và để đề nghị, các nhà báo Việt Nam nên quan tâm và viết về chủ đề “ cô dâu Việt “ ở Jeju và Hàn Quốc nói chung. Theo nhà báo này, hiện ở Jeju có hơn 500 cô dâu Việt ( chỉ phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và hiện sinh sống ở xứ kim chi ). Đi cũng với anh ta hôm ấy, còn có một đồng nghiệp và một “cô dâu Việt” người Cần Thơ, qua đó đã 3 năm. Cô gái này làm phiên dịch tiếng Việt cho anh. Trước đó, chúng tôi cũng đã gặp vài ba cô dâu Việt khác ở đây, và ít nhiều hiểu được hoàn cảnh, tâm tư, nghề nghiệp của họ ở bên này ( sẽ viết kỹ trong một phần khác ).
                      Cuộc gặp gỡ và đề nghị của nhà báo này, đã gợi ra nhiều điều về thân phận con người, gia đình, hoàn cảnh xã hội, sự thích nghi... và cả những xúc cảm sâu xa khác, nơi mỗi chúng tôi !...
             
             
            #36
              tamvanvov 25.09.2016 11:20:16 (permalink)
              Nhàn tản Trương Hữu Lợi
               
               
                        1. Độ khoảng mươi năm trước khi về nghỉ hưu, Trương Hữu Lợi hay được anh em đồng nghiệp ở Đài TNVN nhắc đến nhiều. Song không phải vì công việc chuyên môn, cũng không phải vì chuyện văn chương, lại càng không phải do anh gây ra một xi-cang-đan nào, mà bởi về sự nhàn tản. Hễ cánh viết nhà đài chúng tôi ngồi với nhau, khi tách cà phê nóng buổi sáng, chén hoặc ly bia buổi chiều, loanh quanh thế nào rồi cũng nhắc đến Trương Hữu Lợi, cùng cái sự nhàn tản ở anh.
              Khi về công tác ở Đài TNVN, tôi mới biết đến Trương Hữu Lợi. Ở thời điểm đó, tôi hay viết truyện cho thiếu nhi nên thi thoảng đáo qua gửi bài nơi phòng Văn học thiếu nhi ( thuộc Ban Văn học nghệ thuật ) tại tầng 2 ngôi biệt thự cổ trong trụ sở 58 Quán Sứ ( cũ ). Khi ấy, Trương Hữu Lợi là Phó phòng biên tập và nhà thơ Lê Đình Cánh là Trưởng phòng.
              Với nhà thơ Lê Đình Cánh, thì tôi đã biết đến tên tuổi anh thông qua bài thơ Mẹ ra Hà Nội được trao giải cao cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ, cùng với đó là những bài thơ lục bát nhuần nhuyễn, hóm hỉnh. Ấn tượng của tôi lần đầu gặp, Lê Đình Cánh vồn vã và khéo, còn Trương Hữu Lợi thủ thỉ,  thân thiện. Và không lâu sau lần gặp đầu tiên, tôi và Trương Hữu Lợi thành thân nhau. Anh sinh năm 1946, tuổi Bính Tuất ( lý lịch ghi sinh năm 1948 ), hơn tôi những 11 tuổi, nên tình bạn giữa anh và tôi kiểu tình bạn vong niên. Trong sinh hoạt hàng ngày, giữa đông người hay chỉ riêng hai anh em với nhau, anh đều goi tên và xưng mình với tôi.
              Cùng làm việc trong ngôi nhà chung 58 Quán Sứ, nhưng lĩnh vực công việc của chúng tôi khác nhau xa. Trương Hữu Lợi làm biên tập mảng văn học nghệ thuật, sáng tác là nghề chính của anh, trong khi đó, tôi làm ở Ban Thính giả, hằng ngày phải tiếp dân, nhận và xử lý đơn thư của thính giả, rồi soạn thảo văn bản gửi các bộ ngành, cơ quan hữu quan, trả lời lại cho thính giả, một công việc tỷ mẩn, dễ nảy sinh bực dọc, và chẳng dính gì đến văn chương cả. Song bù lại, tôi có điều kiện tiếp nhận, thấu hiểu thêm đời sống thực tế xã hội của mọi tầng lớp người dân lúc bấy giờ, thời kỳ manh nha chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế quản lý mới, mà khởi đầu là Chỉ thị 100 về khoán sản lượng trong nông nghiệp. Và chính vì thế, tôi đã viết được nhiều truyện ngắn lấy chất liệu từ đời sống xã hội đăng các báo Văn nghệ, Người Hà Nội, Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh v.v...
              Tôi và Trương Hữu Lợi hay ăn trưa cùng nhau nơi quán cơm bình dân trên phố Quán Sứ, hoặc Tràng Thi. Thi thoảng có thêm nhà thơ Lâm Huy Nhuận ( biên tập viên Phòng Văn học, cùng Ban biên tập Văn học nghệ thuật với Trương Hữu Lợi ), thì gọi thêm đôi ba chén rượu. Hễ hôm nào hơi quá chén là Lâm Huy Nhuận cũng cao hứng đọc thơ, đi vài động tác võ cổ truyền Bình Định quê anh, và quá thêm chút nữa thì quậy tưng bừng...
              Những lúc đi riêng với nhau như thế, Trương Hữu Lợi hay thủ thỉ chuyện nghề báo ở Đài, rồi cả chuyện tình cảm lâm ly bi đát của anh... đặc biệt là câu chuyện của anh với một nữ họa sĩ hơn anh mấy tuổi. Sau này, chuyện tình cảm của họ đã qua đi, song họ vẫn coi trọng nhau, và đã có lần, tôi theo Trương Hữu Lợi đến thăm nhà người nữ họa sĩ ấy. Sau đó, tôi còn gặp nữ họa sĩ đó vài ba lần, không thấy chị nói gì đến chuyện ấy, song chị luôn giữ vẻ trìu mến mỗi khi nhắc đến tên anh. Câu chuyện giữa họ, tôi chỉ được nghe kể từ một phía. Đã có lần, tôi chơi nhà anh, Trương Hữu Lợi chỉ tay lên mấy bức họa trên tường mà khoe rằng, đấy quà quà tặng của chị cho anh. Hiện tôi vẫn nhớ mang máng hình ảnh mấy bức họa có bút tích của chị trong bộ tranh “ Những tâm trạng...” ấy. Chẳng hiểu, giờ còn được treo ở nhà anh nữa không ?...
              Trương Hữu Lợi có lối sống giản dị, cách ăn mặc sạch sẽ song xuềnh xoàng. Nhìn dáng vể bên ngoài, thật khó ai biết được, anh là người có mấy thứ hết sức đặc biệt, mà không mấy ai có được.
              Ấy là, khi còn học phổ thông tại quê nhà, Trường Cấp 2 Bắc Lý ( nay là Trường THCS Bắc Lý ), Lý Nhân, Hà Nam, anh là học sinh xuất sắc, từng được đại diện cho lứa học sinh đội viên thiếu niên tiền phong lên Hà Nội báo cáo thành tích với Bác Hồ.
              Ấy là, anh đã từng học Đại học Lốt-di ( Lodzi ) Ba Lan, chuyên ngành văn học, và là một người nhẩy đầm ( khiêu vũ ) khá giỏi, năm 1972 tốt nghiệp về nước, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và ở liền một mạch cho đến khi nghỉ hưu.
              Ấy là, anh từng làm phóng viên chuyên mảng Nông nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam, nổi tiếng một thời với tư cách là tác giả của loạt phóng sự điều tra về “ khoán chui “ trong nông nghiệp miền Bắc thời bao cấp, góp phần vào việc Đảng và nhà nước ta điều chỉnh chính sách, ra đời Chỉ thị 100 và Nghị quyết trung ương 10 về thực hiện khoan hộ, khoán sản phẩm trong nông nghiệp, khởi đầu thời kỳ đổi mới.
              Ấy là, anh từng được đồng chí Trường Chinh, khi ấy đương chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, gọi lên gặp, hỏi chuyện hàng giờ đồng hồ, cho phép nói thật lòng suy nghĩ của mình về nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở ta ( mà bây giờ ta quen gọi là “ tam nông” ) ...
              Quả là, mới chỉ liệt kê ngần ấy thôi, đã thấy Trương Hữu Lợi ẩn chứa nhiều điều thú vị trong vẻ ngoài hết sức bình dị ở anh...
              Nhưng thôi, tôi chỉ kể những điều về Trương Hữu Lợi trong lĩnh vực nghề nghiệp làm báo, sáng tác văn thơ và mối quan hệ với đồng nghiệp, anh em, mà tôi biết hoặc chính anh nói cho nghe... 
              ( còn nữa )

              #37
                tamvanvov 25.11.2016 17:13:23 (permalink)
                Nhàn tản Trương Hữu Lợi ( II )
                 
                2. Trước hết, là con người làm báo Trương Hữu Lợi. Mà nói đến anh với tư cách nhà báo, là gắn chặt với Đài Tiếng nói Việt Nam. Không rõ này đầu trở thành người nhà Đài ( VOV ), anh đã làm việc ở mảng nào, song mọi người ở Đài và giới làm báo ở ta biết đến tên tuổi anh, là khi anh trở thành phóng viên chuyên mảng nông nghiệp, nhất là từ anh viết loạt phóng sự điều tra về “ khoán chui “ trong nông nghiệp. Nói đến “ khoán chui “ ( thực chất là khoán hộ ), thường người ta chỉ biết đến việc ông Kim Ngọc, khi làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú thí điểm thực hiện từ năm 1968, chứ ít người biết, việc này sau đó còn được nhiều địa phương khác bí mật làm theo như Vĩnh Bảo, Hải Phòng và một số xã, huyện thuộc Hà Nam Ninh cũ. Ở vào thời điểm ấy, trước luồng ý kiến chủ đạo là việc khoán hộ là phá vỡ HTX nông nghiệp, phá vỡ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta về quản lý tập trung ruộng đất dưới hình thức tập thể là HTX và nông trường quốc doanh, nhiều báo chí đã vào cuộc. Năm 1981, khi ấy, Trương Hữu Lợi là phóng viên chuyên mảng nông nghiệp, được Đài phân công về huyện Xuân Thủy, tỉnh Hà Nam Ninh ( cũ ) tìm hiểu, viết phóng sự điều tra. Sau loạt bài đó, anh được đồng nghiệp nể trọng. Thêm nữa, sau khi anh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh gọi lên hỏi chuyện, Trương Hữu Lợi được xem là phóng viên nông nghiệp giỏi. Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, (thường gọi tắt là khoán 100); rồi tiếp theo là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về nông nghiệp ban hành năm 1988 ( khoán 10 ), thực chất là sự thừa nhận và nâng cấp của khoán hộ trước đây, Trương Hữu Lợi thực sự khẳng định vị trí vững chắc của mình với tư cách phóng viên chuyên nông nghiệp. Về đường hướng phát triển, khi ấy, anh là Bí thư Đoàn thanh niên của Ban Đối nội, một đơn vị chủ lực của Đài Tiếng nói Viêt Nam. Những tưởng vào bệ phóng như thế, anh sẽ phát triển nhanh chóng. Không ngờ, Trương Hữu Lợi lại rẽ ngang, chuyển sang làm biên tập viên mảng Văn học nghệ thuật. Sao vậy?
                Vâng, tại sao Trương Hữu Lợi lại đột ngột rẽ ngang từ một phóng viên nông nghiệp nổi tiếng sang làm biên tập viên Văn nghệ, vốn không phải là sở trường của anh? Việc này diễn ra trước khi tôi bước chân về Đài Tiếng nói Việt Nam nên tôi không biết. Sau này, khi thân nhau, lúc trà dư tửu hậu, Trương Hữu Lợi rỉ rả kể, tuy đứt khúc, nhưng xâu chuỗi lại, tôi cũng hiểu được nguyên nhân sự việc, và qua đó hiểu thêm về anh, biết được đôi chút chuyện hậu trường nhà đài...
                Số là, từng xảy ra mâu thuẫn trong công việc giữa Trương Hữu Lợi và một người đồng nghiệp cấp trên trực tiếp. Lời qua tiếng lại có, hiểu lầm có, mâu thuẫn ngày càng lớn hơn. Và một lần, giữa phòng làm việc, bất bình, nóng giận vì cảm thấy bị xúc phạm, anh đã vác cả chiếc ghế ngồi lao thẳng vào người đồng nghiệp cấp trên kia. May mà mấy đồng nghiệp khác xúm vào can ngăn, chứ không biết hậu quả sẽ khôn lường... Rồi sau đó, qua nhiều lần họp hành kiểm điểm nội bộ, Trương Hữu Lợi không phải là người có lỗi. Song le, bát nước hắt đi thì chẳng thể bù lại cho đầy, người đồng nghiệp cấp trên kia chuyển công tác qua vài cơ quan khác, tiếp tục giữ chức vụ cao hơn nữa. Còn Trương Hữu Lợi như quả bóng xi hơi, anh mất dần tính cách của một phóng viên nông nghiệp xông xáo, đầy chất phản biện. Từ chỗ, chỉ cộng tác với mảng văn học thiếu nhi làm vui vì lòng yêu trẻ, anh chuyển hẳn sang vị trí biên tập viên của Ban Văn nghệ Đài. Đây là bước chuyển quan trọng để biến một Trương Hữu Lợi nhà báo thành một Trương Hữu Lợi nhà thơ.
                Trương Hữu Lợi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khi tuổi cũng đã nhiều. Kể từ tập sách văn học thiếu nhi đầu tay “ Mèo mắt xanh “ xuất bản 1986, đến tập sách cuối là “ Ngôi sao nhỏ đi tìm ánh sáng “ xuất bản năm 2013, Trương Hữu Lợi có 8 đầu sách. Anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam ở mảng văn học thiếu nhi, với 4 tập sách. Không chỉ có vậy, hễ nói đến mảng văn học thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam thì không thể không nhắc tên Trương Hữu Lợi. Anh khá giỏi trong việc dàn dựng chương trình văn học thiếu nhi, và đặc biệt có duyên khi tự dẫn chương trình hay trực tiếp kể chuyện cho các em. Khi nhà đài đổi mới khung chương trình, chuyên mục “ Kể chuyện cổ tích & Hát ru cho bé “ là con đẻ của Trương Hữu Lợi.
                Chuyên tâm với mảng văn học thiếu nhi, song Trương Hữu Lợi luôn  tự biết xoa dịu, thỏa mãn nỗi khát khao, nỗi niềm tâm sự của mình. Anh xuất bản 3 tập thơ, “ Hoa lạnh “ ( 1990 ), “ Cõi hoang “ ( 1994 ) và “ Nhịp ngựa hoang “ ( 2009 ). Hơn thế, khi nghỉ hưu, Trương Hữu Lợi còn kịp cho ra đời tiểu thuyết “ Suối quên “  ( 2009 ).
                Tiểu thuyết “ Suối quên “ là tiểu thuyết duy nhất của Trương Hữu Lợi, và ngay lần thử sức đầu tiên này, anh đã đẩy gần như toàn bộ hiện thực cuộc sống xã hội vào cõi ảo. Trong cõi ảo, anh mặc sức quấy đảo câu chuyện, tha hồ khắc họa tính cách nhân vật và đẩy các tình tiết lên đỉnh điểm, bất chấp phi lý, mà không sợ ai đó boăn khoăn, căn vặn thực hư ra sao. Ấy là cái mới, những cũng là điểm yếu của anh ở tiểu thuyết này.
                Cùng sự thành công ở mảng văn học thiếu nhi, theo tôi, thơ Trương Hữu Lợi khá ấn tượng. Bản thân anh là người duy tình, sau này sống lặng lẽ, khiêm nhường, nên thơ anh nhìn chúng là âm tính, và khá nhất quán trong cách thể hiện. Khó tìm thấy trong thơ anh những câu thơ ồn ào, sống động, hay nhịp điệu gấp gáp, hào sảng. Trái lại, câu thơ lặng lẽ, ẩn ý, ẩn dụ, ngôn ngữ chắt lọc, kỹ càng, nhất là khi anh viết về bản năng, bản thể. Sự trăn trở trong anh cũng luôn có vỏ bọc. Hình như anh ngại nói trắng ra sự thật. Nhưng đọc chậm, đọc kỹ, lại thấy được sự khát khao nơi anh âm thầm trỗi dậy, sự hóm hỉnh, tinh nghịch cứ ẩn hiện, thấp thoảng đâu đó, khiến ta phải cười tủm...
                Thơ Trương Hữu Lợi không phải là loại thơ đọc trên diễn đàn, nơi đông người hội họp, mà là thơ đọc thủ thỉ khi đàm đạo dăm ba người, hay riêng hai người với nhau...
                #38
                  tamvanvov 31.12.2016 11:49:40 (permalink)
                  Nhàn tản Trương Hữu Lợi ( III )
                   
                  3. Về nhà thơ Trương Hữu Lợi, cách chơi với đồng nghiệp, bạn bè văn chương với nhau, rất đáng nể. Thời anh còn trẻ, là phóng viên đầy nhiệt huyết và năng nổ thì tôi không được rõ, nên không lạm bàn. Khi tôi về đầu quân nhà Đài vào năm 1987, và gần như ngay sau đó, tôi làm quen và thân với Trương Hữu Lợi, anh đã thể hiện là một con người bình dị, khiêm nhường rồi. Kể từ đó cho đến lúc ra đi mãi mãi, trong cái nhìn của tôi, Trương Hữu Lợi là một người tử tế.
                  Vâng, chỉ hai từ “ tử tế “ thôi, thiển nghĩ, không dễ chút nào. Trong công việc, với tư cách là biên tập viên, trong quản lý, tư cách một trưởng phòng, anh luôn mẫn cán, chu đáo, cẩn trọng và nhường nhịn. Trong quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, anh em với nhau, anh hiền lành, cảm thông, chia sẻ và hễ giúp ai được cái gì, kể cả tiền bạc, anh đều sẵn lòng, không hề tính toán thiệt hơn. Đều này, ngần ấy năm, lại gần nhau hàng ngày, tôi thấy, và hẳn nhiều người biết. Nhiều năm làm việc ở Ban Văn nghệ ( sau là Ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam ), nơi nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, và phần đông giàu cá tính, như :  Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Nhật Lam, Trần Phương Trà, Trúc Thông, Trần Mạnh Thường, Lê Đình Cánh, Tuấn Vinh, Lâm Huy Nhuận, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Trần Chung, Vũ Thanh, Hồ Bắc, Thuận Yến, Thế Song, Văn Dung, Lê Việt Hòa, Vũ Kim Dung, v.v... Trương Hữu Lợi vẫn luôn giữ được sự nể trọng của mọi người. Việc này, quả không dễ. Dưới quyền quản lý của anh, các phóng viên, biên tập viên trẻ mảng văn học nghệ thuật của VOV trưởng thành nhanh chóng, bởi anh rất tận tâm, tận tình trong việc hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, khơi gợi cho họ phát huy sự sáng tạo cá nhân, hơn là áp đặt, ấy là, anh quản lý nhân viên theo kiều “ đức trị “.  
                  Trước đây, tôi và Trương Hữu Lợi phiên chế ở hai ban khác nhau, Đầu năm 2008, hai đơn vị này nhập làm một, ấy là VOV2 ( Hệ phát thanh Văn hóa-Đời sống- Khoa giáo ), khi ấy, tôi đang là Phó Trưởng ban Ban biên tập Văn hóa xã hội, được điều đi làm Giám đốc Cơ quan thường trú VOV khu vực miền Trung. Nhiều lần, hai anh em ngồi với nhau, Trương Hữu Lợi cười hiền, chép miệng bảo: “ Tiếc nhỉ, mình không được làm quân của Nhạc ngày nào cả ...”. Thực ra, vì quý mến tôi mà nên vậy thôi. Khi tôi  kết thúc nhiệm kỳ luân chuyển, quay về Hà Nội thì anh đã nghỉ hưu rồi. Vậy là hai chúng tôi không được làm việc chung với nhau dù chỉ một ngày...
                  Sao mọi người lại nhìn nhận anh sống nhàn tản. Công việc nhà đài thì lúc nào cũng bận, cứ chương trình nối tiếp chương trình, hết ngày này tháng khác, năm lại năm. Nhàn là sao đây? Trương Hữu Lợi nhàn là ở cái tâm. Người xưa dạy “ Tri túc tâm thường lạc “ ( nghĩa là, biết đủ thì lòng an vui ), thì anh là người như vậy. Công việc luôn tận tâm, quyền lợi lại chẳng so đo, ganh tị với ai, nên không yên vui sao được. Thời gian rảnh rỗi, anh sáng tác và ngao du đây đó, mạn đàm văn chương với bạn bè. Trương Hữu Lợi có mấy sở thích, ấy là thuốc lá và trà thơm; không uống được rượu, vài ly nhỏ thì mặt đỏ nhừ, say cả chấy, nhưng bạn mời thì không chối từ, nâng lên đặt xuống làm vui, lấy cao hứng mà mạn đàm thôi. Ấy là viếng cảnh chùa chiền, đền miếu gần xa.  Và, ấy là yêu...
                  Để ý nhiều năm, như thành chu kỳ vài ba năm một, Trương Hữu Lợi, đổi chu kỳ hết yêu lại muốn đi tu, rồi đó lại yêu. Lạ thế đấy. Tình yêu ở nơi anh, đồng nghĩa với cảm hứng sáng tác. Tôi hiểu vậy, song hay đùa anh, vờ chất vấn về cái sự này, anh chỉ cười hiền hiền, tội tội, như người có lỗi vậy. Anh không biết đi xe máy, cứ ngày ngày chiếc xe đạp ngoại cũ kỹ cà tàng. Thi thoảng, kết thúc giờ làm, anh khoe đi café hay đi ăn với bạn gái, rồi túi khoác lên vai, xuống gốc cây hè đường cổng cơ quan đợi bạn gái đi xe máy đến đón, và ngồi sau xe máy phụ nữ ngon ơ.
                  Trương Hữu Lợi có một giai đoạn ngắn sống khá vui vẻ thoải mái, ấy là sau khi nghỉ hưu, anh vào Thành phố Hồ Chí Minh sống với con trai là kiến trúc sư công tác tại một đơn vị quân đội. Ở đấy, anh làm quen với Việt An, người bạn thân thuở học trò của tôi, rồi hai người lại làm quen với Trần Hồng Giang, một bloger của Blog Tiếng Việt khi đó cũng đang sống với người chị ở đấy. Bộ ba thường xuyên giao du, chuyện trò, văn chương, thơ phú, chữ nghĩa với nhau. Họ quý mến nhau, tôn trọng nhau lắm. Ở ngoài Hà Nội, tôi vui và thèm lây bầu không khí ấm áp đầy ắp tình người ấy của họ.
                  Một thời gian, Trần Hồng Giang ra lại quê ngoài Bắc, Nghĩa Hưng, Nam Định. Còn Trương Hữu Lợi thì phát hiện K phổi, ra Hà Nội khám chữa bệnh. Thế là bộ ba mỗi người một nơi. Tuy vẫn liên lạc với nhau qua mạng xã hội, qua điện thoại nhưng chẳng thể như trước nữa.
                  Trương Hữu Lợi nghiện thuốc là nặng. Khi biết mình K phổi, anh giảm hút nhưng không bỏ. Nhiều người khuyên anh nên bỏ, anh bảo: “ Mình K phổi có lẽ hậu quả của mấy chục năm nghiện thuốc lá. Giờ bỏ thuốc, cũng đâu có khỏi được bệnh. Thôi thì cứ thi thoảng làm vui, gọi là giải tỏa tâm trạng nặng nề, thêm can đảm mà chống chọi bệnh tật. Âu có ích hơn là bỏ. Chừng nào không hút được nữa thì thôi. Mới lại, chữa bệnh chứ đâu chữa được mệnh ...”.
                  Có một thời gian, anh khỏe hẳn lên. Đợt ấy, tôi rủ anh đi Hà Giang, cùng đi có nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền. Chúng tôi tổ chức tọa đàm nghề nghiệp cùng với Hội Nhà báo và Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hà Giang. Tại buổi tọa đàm ấy, Trương Hữu Lợi đăng đàn hơn giờ đồng hồ về chuyện anh viết loạt phóng sự điều tra về “ khoán chui “ thế nào. Chuyến đi ấy, chúng tôi băng qua vùng núi đất phía tây Hà Giang, qua các huyện Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần...Sáng chơi chợ Cốc-pài thị trấn Xín Mần, Trương Hữu Lợi vui lắm, anh nhăm nhăm tìm mua một chiếc áo cánh chẽn dân tộc Mông làm kỷ niệm.
                  Sau này, khi bệnh nặng thêm, đầu rụng hết tóc, phải đội tóc giả, thi thoảng anh vẫn ghé qua trụ sở 58 Quán Sứ, ngồi hàng giờ với tôi chuyện nghề, chuyện đời, chuyện văn chương, vui vẻ ăn hết suất cơm ở căng-tin cơ quan, chuyện trò với nhiều đồng nghiệp cũ...
                  Vâng, quả là trời đền bù cho Trương Hữu Lợi ít nhiều, mùa thu năm 2013, Nhà xuất bản Kim Đồng lựa chọn xuất bản tập truyện cổ tích và đồng thoại “ Ngôi sao nhỏ đi tìm ánh sáng “; Thi đàn Việt Nam tổ chức giới thiệu và giao lưu thơ Trương Hữu Lợi; và chuyên mục “ Thơ & cuộc sống “ của VOV2 tọa đàm chủ đề “ Trương Hữu Lợi và Khúc ru mình “.
                  Khoảng một năm trước khi mất, anh hầu như chỉ chống chọi với bệnh tật, ít viết. Không thấy anh công bố tác phẩm nào mới, lâu lâu vẫn đăng đây đó những bài thơ cũ mà anh tâm đắc.
                  Tập thơ “ Nhịp ngựa hoang “ ( NXB Hội nhà vănm 2008 ), xem như thơ tuyển chọn Trương Hữu Lợi, thay cho đề từ, anh viết “ Hoa lạnh,Cõi hoang, Vuông cỏ rối/ Đáy Suối quên chới với trăng buồn/ Canh dài vần vụ mưa tuôn/ Cây gày bóng nghe bên cồn chơ vơ...”. Tôi nghĩ, anh muốn tổng kết sự nghiệp văn chương của mình trong mấy câu thơ ấy...
                  Trương Hữu Lợi cả đời gắn bó với Đài Tiếng nói Việt Nam. Tiếc là anh ra đi không lâu trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đài. Hẳn ở nơi xa xôi ấy, Trương Hữu Lợi đâu biết, trong không gian trưng bày truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đài TNVN tại trụ sở 58 Quán Sứ, trong số muôn vàn kỷ vật, có trưng bày bản thảo vài trang loạt phóng sự anh viết về khoán chui, và bài báo kể chuyện cuộc gặp gỡ, chuyện trò với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh về tam nông...
                  Giờ đây, anh chẳng còn phải bận lòng nhàn hay không nữa, khi đã là người của muôn năm cũ. Nhưng, với tất cả những gì Trương Hữu Lợi để lại, hẳn đồng nghiệp và bạn bè sẽ luôn nhớ về anh !...
                  #39
                    tamvanvov 08.02.2017 16:51:13 (permalink)
                    Người thơ tôi chưa từng gặp,...
                     
                    ( Chân dung nhà thơ Trần Trọng Trí )
                     
                              1.  Nhận diện người thơ,...
                    Ấy là nhà thơ Trần Trọng Trí.
                               Xin được gọi ông như vậy. Trần Trọng Trí không phải là nhà thơ với nghĩa đầy đủ của nó, nên trong bài viết này, tôi gọi ông là Người thơ.
                              Trần Trọng Trí nguyên là thuyền trưởng tàu hải quân HQ 05, từng một thời gian dài tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
                              Câu chuyện về ông được bắt đầu từ một sự việc. Ấy là, trên trang Blog của tôi, mang tên “ Ngẫm & Viết “ được thiết lập trên Blogtiengviet.net, vào ngày 27 tháng 2 năm 2011, có đăng bài “ Trời sắp mưa, thơ ứng tác của Trần Đăng Khoa “, trong bài viết, tôi có quen miệng gọi bài thơ ứng tác của Trần Đăng Khoa là thơ Đường luật. Sau đó, có nhiều bạn đọc vốn là cao thủ về loại thơ này, cảm nhận, nêu ý kiến rằng đó không phải là thơ Đường luật vì không chỉnh về niêm luật thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Những ý kiến đó là đúng cả. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác, cho là, thơ đùa bỡn nhau, ứng tác tức thì không sửa chữa theo kiểu thất ngôn bát cú, có thể chấp nhận được, không nên khắt khe, bắt bẻ mà làm gi. Trong số nhiều ý kiến hay, tôi đặc biệt chú ý đến ý kiến của một bạn đọc có tên Trần Trọng Trí. Xin trích nguyên văn, bởi qua cảm nhận này, mọi người có thể biết ít nhiều về con người ông, và cả quan niệm của ông về thơ ca nói chung: “ Tôi đã về hưu mấy năm nay, giờ làm thợ cắt tóc. Nghe con cháu út nhà tôi bảo trong quán lá Lễ Nhạc nhà Chu có cuộc hội thảo về TĐK rất hay, tôi bèn ra quán Nét ghé chơi. Thấy đúng là hay thật. Tôi đồng ý với ông Nhạc. Đây là thơ tếu, cốt ghép mấy câu bỡn bạn. Nội dung chính là những chữ đầu ghép lại, nội dung, vần điệu, niêm luật có thể búa xua. Vì thế chẳng nên mang luật định ra bàn. Tôi là dân Nga học ( Tôi học thuyền trưởng ở O-Đe-sa, Nga, cùng với Ngô Tự Lập. tôi từng có thơ in trên báo Hải quân và báo Văn Nghệ. Tôi cũng rất yêu thơ Đường, nhưng cũng ngấy thơ Đường vì sự gò bó của niêm luật, đối thanh, đối ý. Nhưng thơ Đường sang ta nó mới hủ nho như thế, chứ bản thân những nhà thơ lớn đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ họ cũng thoát ra khỏi cái lề luật hà khắc của nó nên mới thành đỉnh cao nhân loại. Tôi cũng có mấy kỷ niệm với Thần Đồng - Tất nhiên Thần đồng bây giờ người ta mới gọi, chứ chúng tôi vẫn gọi gã là Cua Đồng. Gã có tặng tôi hai bài thơ cũng viết kiểu ứng tác. Bài thứ nhất rất dài, nhưng tôi chỉ nhớ được bốn câu: "Thuyền trưởng ơi, hãy cho tôi bát rượu/ Tôi uống vào cho biển cả nó thêm say/ Cho sóng lớn chồm lên muôn sức ngựa/ Nâng tầu ta đi canh giữ nước non này". Chúng tôi sướng những câu thơ này lắm. Rất sảng khoái và rất lính. Tôi còn đố Khoa làm một bài thơ đái ở trên biển. Cứ sõng thẳng từ trên boong xuống biển. Không ngờ cha Cua Đồng đã biến một việc rất thô tục thành một bài thơ trữ tình mà cánh lính biển tàu HQ05 từ lính đến quan đều thuộc: "Anh biết giấu vào đâu giữa muôn trùng trời nước/ Nỗi nhớ em không một phút nào ngơi/ Nỗi nhớ trào dâng anh xả vào biển cả/ Nguồn yêu thương cuồn cuộn chảy dưới trời". Sướng. Bác Nhạc cho tui thăm gã cua đồng, và nhắn dùm: Thuyền trưởng Trí vẫn nhớ K,Mong K sớm trở về với biển, hoặc đến Liễu Đề, Nam Hà thì ghé nhà Trí chơi”.
                    Quả thật, khi vị cựu thuyền trưởng tàu HQ05 đưa ra nhận định: "Tôi cũng rất yêu thơ Đường, nhưng cũng ngấy thơ Đường vì sự gò bó của niêm luật, đối thanh, đối ý. Nhưng thơ Đường sang ta nó mới hủ nho như thế, chứ bản thân những nhà thơ lớn đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ họ cũng thoát ra khỏi cái lề luật hà khắc của nó nên mới thành đỉnh cao nhân loại"..., tôi thực lòng kính trọng sự am tường của ông về thơ Đường, thơ Đường luât và thi ca nói chung, sâu sắc, không nệ cổ. Về cơ bản, tôi đồng tình với nhận định của ồng, bởi khi tìm hiểu thơ Đường cũng thấy được, các thi nhân lớn đời Đường đã sớm cách tân thơ Đường rồi.
                               Sau đó, Trần Đăng Khoa vào đọc, ghi cảm nhận, đáp từ ông Trần Trọng Trí, nguyên văn như là: “ Vài hôm vừa rồi quây quả với mấy đám tang, bữa nay mới ghé vào quán lá của nhà họ Chu, mới hay chốn đô hội này vui thật. Nhờ vậy, tôi mới gặp được nhiều bạn cũ, nhiều người quen cũ, có người đến ba chục năm nay không thấy mặt, như anh bạn Việt An. Ông này tài lắm. Dạo thi văn, lão ấy còn trên tôi đến ba nấc. Lâu không gặp. Có người bảo lão dạo này bị gái bắt mất hồn, gặp người thân chẳng còn nhận ra nữa. Có người lại bảo, lão say rượu rồi phải gió, méo mồm rồi. Hoá sai bét. Lão vẫn to béo uỳnh uỵch, lại còn đang được mệnh danh là trùm khủng bố mạng. Ai tranh luận với lão cũng thua. Vì sau cơn động rượu, người lão mọc toàn mồm. Hóa ra cũng lại là giai thoại. Hoặc cũng có thể người ta sợ lão, nhìn lão hoa mắt, tưởng quái vật. Với tôi, lão vẫn là chàng Việt An, ( tức là Vit- theo cách gọi của Gà Phố) hiền khô thuở nào. Bây giờ, tất cả đều gặp nhau ở đây, gặp trong chốn âm i, là cái chợ âm phủ, có tên Blog tv.net này. Tôi cũng kinh ngạc và hoảng hồn khi thấy các quý vị tung ra hàng loạt những bài vè càn quấy của tôi. Cắn rơm cắn cỏ xin các ngài xóa ngay khỏi bộ nhớ, vì đấy không phải tác phẩm văn chương, mà là những trò đùa, đùa tếu để vui trong thoáng chốc, cười toét cái rồi thôi. Các bác cứ lưu lại như một tác phẩm thật sự thì hãi lắm.
                    Tôi cũng bất ngờ khi gặp bác Trí thuyền trưởng. Bác này có cô con gái rất xinh tên là Hà. Bác gả hết cho chú lính này đến chú lính khác, đi đến đâu bác cũng được xưng tụng bố vợ. Khi nhận thư, cánh lính mới té ngửa: "
                    Bố ơi, dạo này con ngoong lắm, không gác chân lên cổ mẹ, mí nữa đêm ngủ con không đái dầm nữa đâu bố ợ". Hóa ra tiểu thư công nương mới học lớp 1. Tôi đã kể chuyện này qua nhân vật Thuận ở cuốn tiểu thuyết Đảo chìm. Cháu bây giờ chắc đã mấy con rồi. Bữa nào tôi với Chu Nhạc về Liễu Đề nhờ bác tân trang cho mái tóc nhé. Chúc các bác, các bạn luôn gặp điều lành”.
                              Nhà thơ Trần Đăng Khoa và thuyền trưởng Trần Trọng Trí gặp lại nhau trên trang blog, những tưởng thế đã là thú vị. Thật bất ngờ, tiếp nữa, còn có mấy thùy thủ, lính tráng thuộc quyền của thuyền trưởng Trí cũng nhận ra ông trên trang blog này. Xin trích cảm nhận của họ, âu cũng hiểu biết thêm về người thơ Trần Trọng Trí. Cựu thủy thủy Nguyễn Văn Tròn viết:” Ối thủ trưởng Trí ơi! Em không ngờ lại gặp thủ trưởng ở đây. Em nghe bà chị em khen quán lá ông Nhạc, em vào xem người ta mổ thịt ông K, hóa ra lại gặp thủ trưởng cũng tham gia tùng xẻo. Em dạo này mở quán thịt chó, cũng sống được Sếp ạ. Sếp thuộc thơ bác K còn em lại khoái thơ Sếp. Mà thơ rất thiết thực. Sếp còn nhớ Sếp cáu um lên vì bọn thằng Lĩnh ỉa bậy không? Sếp viết thơ lên mảnh tôn cắm bên cạnh hố xí: "Ỉa thật đúng lỗ mới tài/ Ỉa trệch ra ngoài kỹ thuật không cao". Nhưng em thích nhất bài thơ Sếp tặng em. Hồi em kiếm được tấm vải dù cho con vợ mới cưới. Sếp viết hộ em: " Gửi tặng em yêu tấm vải dù/ Anh đi tìm kiếm xuýt mất c.../ Mìn vướng, bom gài, anh đ... sợ/ Một tay cuộn dù, tay bịt c...". Nghĩa là giữ cho em cả tinh thần và vật chất. Mất cái "cần tăng số" thì có đến hàng trăm mét dù, nó cũng bỏ. Em ôm trọn vẹn về mà con vợ em nó đi theo thằng khác. Có giữ được quái đâu. Bây giờ giờ em thay ba vợ rồi. Vợ em hiện là giáo viên dạy mẫu giáo, lương ít nhưng tử tế, có điều kiện nuôi con. Hôm nào em sẽ về quê thủ trưởng đấy”.
                              Tình cờ được gặp lính cũ trên blog, cựu thuyền trưởng Trí, qua cảm nhận đáp lại: “ Con cháu tôi lại khoe, có một bác đọc thơ ông, lại khen thơ ông hay hơn thơ ông Khoa. Tôi lại phải vào quán lá của bác Nhạc. Hóa ra là chú Tròn. Rất mừng chú có quán thịt chó. Mà dạo xưa chú có biết ăn thịt chó đâu nhỉ. Hôm TS giết con Ái Vân ( tên con chó khoang - lính thường lấy tên ca sĩ họ thích đặt cho chó ) để chiêu đãi tướng Cương, chú với ông  Khoa không ăn. Chú còn nôn ọe. Bây giờ lại nghiện thịt chó à. Rất mừng chú có ba vợ. Anh một vợ đã mệt phờ. Bà cai ngục nhà anh cũng béo như ông khoa, mà nước vẫn dâng như lũ sông Hồng. Chú Tròn ba vợ thì kém đếch gì cụ khốt đồ nho, nhân vật của bác Nhạc. Cái truyện ấy hay đấy. Vào đọc ngay. Tôi rất thích... Tôi bây giờ đọc bác Nhạc luôn luôn. Mặc dù mỗi lần vào quán bác Nhạc, tôi lại mất ngót chục ngàn. Mụ chủ còn đe tăng giá. Mụ vợ tôi cũng điên "Già còn đĩ...."... Tiếc là lâu rồi, tôi không gặp ông Khoa, chỉ thỉnh thoảng thấy ông ấy trên truyền hình. Béo quá. Ông ấy về làng không khéo chết oan vì dân nó đánh, nghi là tham nhũng. Hôm tôi qua Đài, đi với mấy ông cựu chiến binh bên Bộ tham mưu, có ông Đảng, Phó Chủ tịch Hội CCB đài tiếp rồi dẫn đi xem mấy nơi, qua phòng ông Khoa thì ông ấy đi vắng. Tôi vẫn làm thơ, tham gia câu lạc bộ thơ. Hôm vừa rồi có gửi bốn bài cho ông Bành Thông in trong tập Hương ngoại ô cùng với một triệu tiền mua sách. Thơ mà tôi tâm đắc, cánh cựu chiến binh quê tôi thích đều là thơ mách qué. Bác Nhạc có giám in thơ tôi không? Đại loại như thế này: IẾC XIẾC: Tối qua đi xem xiếc/ Thấy rõ ràng từng chiếc/ Càng nhìn lại càng tiếc/ Không được đi đoàn xiếc/ Để được sờ từng chiếc/ Tiếc/ Iếc xiếc. Bữa nào vào Quảng Bình tôi sẽ đến thăm chú Tròn. Còn bác Khoa với bác Nhạc tôi gặp chắc không khó lắm. Bây giờ các bác ấy mở quán tôi sẽ vào luôn”.
                    Nguyễn Văn Tròn hồi đáp cựu thuyền trưởng Trí: “ Thủ trưởng Trí
                    May có bác Nhạc làm liên lạc để em được gặp thủ trưởng. Em mở quán thịt chó, nhưng vẫn không biết ăn thịt chó. Điều đó chẳng quan trọng. Vợ và chú em vợ em tác nghiệp, còn em thu tiền với điều hành chúng. Quán của em ở thị trấn Ba Đồn, với bảng hiệu: Cày tơ Tròn lùn. Đông khách lắm. Thế cái bệnh lòi dom của thủ trưởng bây giờ thế nào? Thủ trưởng vẫn làm thơ quậy à? Em vừa thấy thủ trưởng quậy trên mạng bác Nhạc, nói cái vụ cối chày gì đó. Thủ trưởng cũng nên giữ mồm giữ miệng một chút, chả gì Sếp cũng Đại tá, lương tướng, xuýt nữa anh hùng. Mạng ấy toàn trí thức đọc cả đấy. Em xem thấy ù đầu. Thủ trưởng cũng phải cẩn thận trước bà xã. Bà ấy có thể không thích văn chương nhưng vì tò mò, tuỏng ở đấy có gái trinh, mò vào, gặp thủ trưởng nói xấu vợ thì chết. Loạng quạng mụ có bồ lại tắm cho thủ trưởng một can xăng như vợ nhà báo HH  thì khốn. Đàn bà không tin được đâu... Em qua ba chày rồi, em biết. Tanh lắm. Thủ trưởng vẫn phải cẩn thận đấy. Lúc nào thăm thủ trưởng, em nói nhiều, bây giừ qua nhà ông Nhạc, anh em mình nói với nhau mà toàn thiên hạ nghe, cụt cả hứng. Thủ trưởng bảo trọng”.
                              Không những thế, một thuộc cấp của ông là Lê Văn Khánh cũng qua con đường cảm nhận vào bài viết của tôi để nhận lại thủ trưởng cũ của mình: “ Ôi chồ chồ, thủ trưởng ơi, em là Khánh đây, Khánh cắt tóc và dạy thủ trưởng cắt tóc đó. Thằng Tròn điện cho em bảo vô xem thủ trưởng, lại bày cho em cách viết thư cho thủ trưởng. Em vào mấy hôm rồi, nhưng bữa ni mới biết cách viết thư. Em đọc thơ thiên hạ tháy thua thơ thủ trưởng hết. Em đọc ai cũng thích. Vịnh cây khoai môn: Trên rừng sướng nhất cây khoai môn/ Củ nó luộc lên ăn rất ngon/ Cái bẹ nấu canh ăn cũng sướng/ Lá nó hao hao giống cái l... ; Vịnh Nồi hầm: Trắng trắng đen đen lại lùm lùm./ Cũng đai cũng ốc, cũng tùm lum/ Thịt gân nhét phứa vào trong ấy/ Một lúc rút ra nhũn nhùn nhùn; Vịnh cái tủ lạnh Sa-ra-top: Cắm vào run rảy toàn thân. Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn. Hỡi người quân tử giàu sang. Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra. Nhưng em thích nhất bài thơ Sống ở đảo chìm, viết tặng ông Trần Đăng Khoa: Sống ở đảo khoái ơi là khoái/ Nó giúp ta đi đái rất gần./ Đái ở đầu, đái ở chân (tức đầu đảo, chân đảo)/ Đứng đâu đái đấy, đéo cần đi xa/ Chẳng như hồi sống ở nhà/ Muốn đái một bãi phải ra tận vườn. Hay. Thủ trưởng có thơ mới, bảo bác Nhạc đăng cho chúng em thưởng thức nhá”.
                              Đấy, chỉ qua những dòng cảm nhận, đối đáp giữa cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí với nhà thơ Trần Đăng Khoa và mấy người lính cũ của ông, ta có thể nhận diện được Trần Trọng Trí, quan niệm của ông về thi ca, cùng thơ ca hò vè của ông, và ít nhiều thực tế cuộc sống của những chiến sĩ hải quân bảo vệ đảo.
                              Sẽ còn nhiều điều thú vị và bất ngờ về cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí và những người lính đảo của ông...
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.02.2017 16:52:44 bởi tamvanvov >
                    #40
                      tamvanvov 01.05.2017 13:28:24 (permalink)
                      2. Những cuộc đối thoại thơ:
                                Sau những cuộc nhận ra nhau và hồi đáp thú vị giữa vị cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí, cùng những người lính biển một thời của ông, và nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trần Trọng Trí có đọc kỹ một số truyện ngắn và thơ của tôi trên trang blog Ngẫm & Viết, ( truyện có: Ngày xưa ấy, Thấm thoắt tháng ngày, Giải thoát ... , thơ thì Xuân mưa, Đi biển một mình ... ), ông có đưa ra một số nhận xét. Thêm nữa, khi tôi công bố bài viết “ Đảo Chìm, nghệ thuật tạo dựng không gian truyện “ trên blog của mình, rất nhiều nhà văn, nhà phê bình và nghiên cứu văn học, đọc và đưa ra những nhận xét tích cực, điều ấy khích lệ thêm những cựu lính biển. Trần Trọng Trí đọc thường xuyên mỗi ngày và ông rất chịu khó ghi cảm nhận, khi đưa ra nhận xét này nọ, lúc lại thơ ca hò vè tếu táo làm vui. Sôi động hơn, khi một nhà thơ nữ, cũng là blogger của Blogtiengviet.net ( xin phép được giấu tên ) cảm nhận bằng thơ vào trang blog của tôi, Trần Trọng Trí đọc được và dường như ông được kích hoạt, thơ vè tuôn ào ào, có ý trêu đùa nữ nhà thơ nọ. Sự thông minh, hóm hỉnh vốn có, và cái khiếu hài hước của ông được đẩy lên cao. Từ đó sinh ra các cuộc họa thơ mang tính chất bông đùa nhau. Tôi ghi lại và trích một số thơ họa của Trần Trọng Trí.
                                Tôi có bài thơ Xuân mưa: “ Xuân đem hạt nắng gieo đâu/ Mưa bay giăng nhẹ nỗi sầu cho ai / Bất ngờ nở đóa sớm mai/ Dùng dằng xuân giọt nhỏ ngoài mái hiên “, thì Trần Trọng Trí họa Xuân nắng: “ Xuân sang, ta Sáu Tư rồi/ Vắt đâu ra mấy giọt giời được đây/ Mặt trời đã tốc vấy mây/ Ta cùng vợ vác cối chày ra phơi”. Tôi đọc và đưa ra đề nghị là sửa câu “ giọt trời “ thành “ giọt giời “, ông khoái lắm, đồng ý luôn.
                      Tôi đăng bài Đi biển mùa đông: “ Mùa đông/ đi biển/ một mình/ hoang vu biển / vẫn tự tình,/ đâu em/ bờ dương thầm thĩ/ môi êm,/ gối đầu tay/ mộng/ chong đêm/ một mình...”; Nữ nhà thơ nọ họa bài Trước biển: “Lặng nghe.../ sóng động / lòng mình / triệu năm/ vẫn hát khúc tình tự em/ cồn cào/ gửi nhớ vào đêm/ bờ dương lả/ gió vuốt mềm tóc ai...”; Trần Trọng Trí vào cuộc họa: “Có chày mà không cối/ Chẳng thể nào văn minh/ Dù trăm chàng râu rậm/ Vẫn bùng biêng một mình/ Thương quá Chu thi sĩ/ Gối đầu lên cánh tay/ Lấy thi ca làm cối/ Chày lại vang nhịp chày/ Giờ có thơ ta đọc/ Thơ hóa thành biển trăng/ Quờ tay ra đã gặp/ Vành vạnh một ả hằng/ Vầng trăng không biết lặn/ Cứ nõn nường tươi xinh/ Ai bảo chàng Chu Nhạc/ Ra biển khơi một mình?”.
                      Không thấy nữ nhà thơ nọ ọ ẹ gì, ông tiếp tục khiêu khích, thơ rằng: “ Ả nguyệt đâu rồi nhỉ/ Để biển mịt mù đêm/ Ta gối chày lằng sóng/ Chờ đợi vầng trăng lên”... Việt An thấy vậy vào cuộc, ghi cảm nhận khích ông là “ Bộ trưởng Bộ Giã gạo”, trước khi vào lính Hải quân, Trần Trọng Trí liền quay mũi nhọn sang Việt An như sau: “ Chú em thông minh thật/ Anh là thợ giã đây/ Trước một chày một cối/ Giờ ba cối một chày/ Về hưu rỗi rãi lắm/ Thì vác chày đi chơi/ Có gạo đâu mà giã/ Ả nguyệt phắn mất rồi/ Chú đẻ rơi bên cối/ Vầng trăng thu lẻ loi “.
                      Quả thật, Trần Trọng Trí thông minh, hóm hỉnh, giàu tính hài hước, thơ ứng tác của ông cũng rất chi là tài tình. Gạt đi sự bông đùa tếu táo, bỏ qua những câu thơ, những từ ngữ bạo dạn theo kiểu khấu ngữ dân gian, nhìn chung, thơ ông khá hay. Khi tôi bày tỏ với ông điều này, ông hiểu, song ông vẫn đẩy sự bông đùa lên cao nữa. Từ câu chuyện về mối tình ngang trái trong truyện ngắn Ngày xưa ấy của tôi, ông vịnh thành thơ mà trêu tôi: “ Tiếc là chàng hiền quá/ Không hiền còn dại điên/ Ngả phứa nó lên cỏ/ Hai đứa cùng lên tiên/ Tiết hạnh nó chẳng giữ/ Vậy mà còn vân vi/ Lão đồ nho hâm quá/ Rõ thật như cù...đì “.
                      Vậy đấy, Trần Trọng Trí sắc lẻm như dao cau, mạnh bạo như mãnh thú khi bàn chuyện lính tráng, chuyện về đàn bà, tình yêu, tình dục. Có thể nói, ông là một trí thức, pha thêm chất lính, và trong người tồn dư tính láu cá nông dân.., Ông là vậy, và những người lính biển thuộc cấp của ông, dường như nhiều năm sống gần ông, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng từ ông, cũng lanh lợi và sắc lẻm không kém. Ấy là Nguyễn Văn Tròn ( tức Tròn Lùn ). Anh chàng này bàn góp với thủ trưởng Trí của mình như sau: “ Thủ trưởng Trí ơi! Bây giờ chắc thủ trưởng đang ngủ, mà mấy con mẹ quán Nét cũng đang ngủ, thế mà em đã lẻn được vô nhà bác Nhạc rồi đấy. Em vô bằng cái máy tính con của em. Rất tiện lợi. Giờ em quyết định thế này: Giữa tháng Ba này là ngày giỗ ông anh của em. Bác Nguyễn Văn Vuông, hy sinh thời chống Mỹ. Em mời thủ trưởng vô Quảng Bình. Tiện thể, ta quá giang mấy trăm cây đi Nghĩa trang Trường Sơn. Em sẽ tặng thủ trưởng cái vi tính xách tay và cái USB nối mạng, em bao thủ trưởng cước hàng tháng, để thủ trưởng đọc bác Khoa, bác Nhạc và trăm thứ rất hay trên mạng. Còn báo nhạt toẹt. Cước chẳng đáng bao nhiêu đâu. Em thử rồi. Chỉ cần thủ trưởng không xem phim đồi trụy thì phí rẻ lắm. Em chỉ tiết kiệm mấy đĩa thịt chó là thủ trưởng chơi tẹt ga. Thủ trưởng nhắn cho em thằng H., con Nh. ( Cái con bé ngày xưa thủ trưởng cứ xui em hôn nó rồi bóp v. ấy). Bây giờ chắc già khắm ra rồi. Rồi thằng B., thằng V., thằng C., thằng Kh., thằng Tr. ( Thằng Tr. khỏe như trâu mà bị vợ cắm sừng, khổ thế. Em bảo thôi vứt đi, kiếm đứa khác. Đàn bà thiếu giống. Bác Khoa cứ ra rả tôn vinh chị em, cũng hâm lắm. Bác này rất thông minh, thông thái, nhưng thi thoảng cũng hâm đột xuất ). Em thấy đàn bà chẳng mấy sâu sắc thủy chung gì đâu,...  Đấy, như vợ tay nhà báo nọ, có thể thiêu chồng chạy theo một thằng hạng tép, mà chưa chắc cái chày của nó đã hơn...  Đàn bà là vậy. Chắc nó rót vào tai mấy câu khen đểu là... Đàn bà thường chỉ tiếc và đuổi theo những thằng đểu và thường coi khinh những thằng tử tế. Thủ trưởng nhớ báo cho em mấy thằng ấy nhé, còn thằng Khánh thì em liên lạc được rồi. Có vi tính em với thủ trưởng có thể thông thương mà không làm phiền bác Nhạc, bác Khoa nữa. Mà nếu thủ trưởng có bồ hẹn càng tiện lợi... cánh công chúc này nọ cũng búa sua vậy cả....”.
                      Xin được thứ lỗi, nếu chị em nào đọc đoạn trích cảm nhận của Tròn Lùn, mà phật ý. Cảm thông và cám cảnh cho anh chàng cựu lính thủy này, bởi anh ta đã qua ba đời vợ mà hai người đầu đều bỏ anh ta chạy theo người đàn ông khác. Có lẽ, vì thế mà chàng ta sinh ác cảm với phụ nữ chăng? Những mà, chỉ ác khẩu thôi. May mắn là người vợ thứ ba, theo anh chàng tự nhận, là người tử tế đấy thôi. Anh chàng này, ngoài đời chắc hẳn là một người đàn ông xốc vác, quyết liệt. Qua những gì tôi biết, tôi hình dung, thiển nghĩ, đằng sau vẻ bất cần và mạnh bạo đến quyết liệt ấy, anh chàng là một người cả nghĩ và đa cảm. Chẳng thế, Nguyễn Văn Tròn bàn về thơ Trần Đăng Khoa thế này: “ Em lại thích thơ bác Khoa sau này hơn thơ ngày trước. Bài thơ Lính đảo hát tình ca rất tuyệt. Bài về nghĩa trang Văn điển nữa. Nhưng viết về phụ nữ của bác Khoa, em thích nhất mấy câu này, sau khi gặp gái, bác ấy đã ngây ra như ngỗng ỉa: "Tôi vội nhìn theo nào có thấy/ Bời bời lối cỏ, bóng em đâu?/ Tìm em lại gặp con chó đá/ Ngoác miệng làm duyên giữa bụi lau". Đời nhiều chó đá lắm bác ạ ". ...
                      Nói về người thơ Trần Trọng Trí, nhưng sao tôi lại nói nhiều về Nguyễn Văn Tròn làm vậy? Là có duyên cớ đấy. Bởi, cùng sự xuất hiện và giao lưu với mọi người trên mạng, cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí có thêm sự khích lệ từ Nguyễn Văn Tròn, khiến ông như nhập đồng vào thế giới ảo internet một cách mê say, và hơn thế, ông còn đưa ra những quyết định ngoài đời rất nhanh chóng, làm thay đổi hẳn cuộc đời ông ngay sau đó...
                      #41
                        tamvanvov 18.08.2017 09:55:26 (permalink)
                        3. Như vệt sao băng vút qua bầu trời,


                        Áp lực và mong muốn có máy vi tinh, kết nối internet thì thầy trò Trần Trọng Trí - Nguyễn Văn Tròn đã nhanh chóng đạt được. Khi tôi đề nghị Trần Trọng Trí đổi một từ trong bài thơ ứng tác của ông, không những đồng ý, ông còn nhắn lại: “ Ông Nhạc chữa cho tôi một chữ mà hay hơn đấy. Cao thủ. Mặc dù ý không thay đổi, nhưng chữ “giời” thì hợp hơn chữ” trời”. Tôi sẽ qua chú Tròn trong dịp tới. Chú giúp tôi mua vi tính, nhưng không cần tặng tôi, thằng con rể tôi nó cho. Thằng cu đang muốn kéo tôi về Yên Bái sống với nó. Tôi đang tính. Nghe có mấy đứa vừa báo tôi bên nhà ông Khoa có trò mới cũng vú vê búa sua. Tôi sang xem đã nhé”.
                        Rồi sau đó, trong cảm nhận khác, cựu thuyền trưởng Trí hào hứng thông báo: “Tôi đã sắm máy tính cũ xách tay và cả USB, có thể vào các ông thường xuyên. Mụ vợ tui còn mê các ông hơn cả tui. Cảm ơn các ông đã giúp tui nhập thế giới hiện đại. Ngày mai tui đi Sài Lang Thành nhưng vẫn đọc các ông đấy”.
                        Trần Trọng Trí đi chơi xa, nhưng ông không quên vào mạng để đọc mọi người. Theo tôi hiểu, quan trọng là, ở đấy, ông gặp lại các đồng đội, lính cũ của mình, những người từng nhiều năm sát cánh bên ông bao năm tháng gian khổ, hy sinh; và hơn thế nữa, ông còn biết thêm thông tin mọi mặt, phải trái, giúp ông thoát khỏi thân phận một vị cựu đại tá nghỉ hưu trở thành người cắt tóc nơi phố huyện, ù cạc vì thiếu thông tin...
                        Cách ít hôm, Trần Trọng Trí vẻ bùi ngùi, thông báo qua cảm nhận : “ Bữa rày, ông Khoa đưa cái Đảo chìm lên, tôi đọc lại và ngơ ngẩn suốt cả một chiều. Tôi vào mạng, tìm xem người ta bàn thế nào về cuốn sách này, thấy rôm rả lắm. Nhưng sách báo giấy thì chẳng có ai nhắc đến một dòng, cũng như văn chương Chu Nhạc vậy, ông có đến hơn chục cuốn sách rồi, bạn bè mạng bàn về ông rất hay, thế mà ngoài đời, nhiều người còn nhầm ông với một hội viên Hội nhà văn Việt Nam khác trùng tên... Sáng nay, tôi và con gái qua Hà Nội, có đến thăm ông Nhạc, ông Khoa. Con bé ( nhưng cũng là gái xề rồi , là nguyên mẫu, trong Đảo Chìm, ông Khoa gọi là Mộng Tương ), nó cứ trách sao chú ấy ghét gì con mà đổi tên quê thế. Nhưng nó vẫn quý chú Khoa. Bữa nay, chỉ mong được chụp ảnh với hai nhà thơ nổi tiếng, nhưng ông thì đi vắng, tôi lại cứ tưởng ông làm việc với Đoàn của Đức ở tầng 3. Nhưng không có. Ông Khoa cũng không đến cơ quan. Sáng mai, tôi đi Lào thăm chú Tròn rồi chuyển gia đình về Yên Bái. Thôi già rồi thì theo con. Con gái tôi nó thích văn chương ông lắm. Nó bảo nó còn thích văn chú Nhạc hơn văn chú Khoa. Tôi nghĩ, có thể nó còn thù chú Khoa đã giễu nó trong Đảo Chìm. Chúc khỏe”.
                        Khi đọc được thông tin này, tôi lấy làm tiếc lắm. Vậy là, đã hai lần, Trần Trọng Trí đến tận trụ sở 58 Quán Sứ, để tìm gặp Trần Đăng Khoa và tội mà không gặp được. Tôi nhắn lại ông, và thâm tâm nghĩ, dù là ông ở quê Liều Đề ( Nam Định ), hoặc theo con gái về sống tại Yên Bái, thì cũng đâu xa, cứ liên lạc thường xuyên thì việc gặp nhau đâu khó: “ Bác Trí. Thật tiếc, khi bác đến VOV, cả hai chúng tôi lại vắng cả. Tôi đang đi công tác Điện Biên. Còn Khoa thì không trực thứ 7, nên cũng không đến cơ quan. Bác cho biết số điện thoại của bác ( hoặc người nhà ), tôi và Khoa sẽ liên lạc với bác ngay. Cho tôi gửi cảm ơn tới Hà ( Mộng Tương công nương của Đảo Chìm ). Cảm ơn Hà đã đọc văn chúng tôi “.
                        Tôi điện thoại thông báo với Trần Đăng Khoa thì anh cũng lấy làm tiếc. Ngay sau đó, Khoa nhắn cho ông: “ Bác Trí. Nghe Chu Nhạc điện, tôi mới biết sáng nay bác và tiểu thư công nương qua cơ quan tìm tôi và Chu Nhạc. Nhưng tiếc quá, Nhạc đang đi công tác. Lão dẫn đầu đoàn nhà báo Đài về Điện Biên, hi vọng chuyến này xóm lá được đọc cả thơ và văn của hắn. Còn tôi bữa nay không trực cơ quan, tiếc quá. Bác cho tôi số điện thoại hoặc điện cho tôi theo số 0913533260. Tôi rất mong được nghênh đón bác. Còn cháu Hà, thích văn chú Nhạc hơn văn chú Khoa thì đúng quá rồi. Cháu thế là tinh đấy. Vì chú Nhạc viết hay hơn chú Khoa. Vợ chú cũng thích văn chú Nhạc hơn văn lão Hâm ở nhà mình. Mong được đón hai bố con “.
                        Cảm giác, Trần Trọng Trí bần thần, bùi ngùi xúc động, và có vẻ bất an về nhiều lẽ ? Tiểu thuyết Đảo chìm của Trần Đăng Khoa, ông đọc trên mạng, đã vô tình sống dậy trong ông hết thảy cả quãng đời sung sức, đầy nhiệt huyết và khát vọng sống, nhưng vô cùng gian truân, và không kém cô đơn, dù bên cạnh mình có bao nhiêu đồng đội; hẳn bao ký ức vui buồn ùa dậy, chen lấn trong lòng ông; rồi nữa, ông đã quyết định thay đổi cuộc sống của gia đình mình sau chuyến đi Quảng Bình và Lào cùng người lính cũ Nguyễn Văn Tròn? Hay còn linh cảm gì nữa chăng ? ...
                        Cái điều tôi nghĩ, điều Trần Đăng Khoa nghĩ và mong muốn được đón hai bố con vị cựu thuyền trưởng tàu HQ 05, và chắc hẳn, tự thân Trần Trọng Trí cũng nghĩ vậy. Đâu khó gì. Đã hai lần chưa gặp, thì lần thứ ba, thứ tư sẽ gặp. Giữa Trần Đăng Khoa và Trần Trọng Trí, họ sống với nhau nhiều ở Trường Sa và trên tàu HQ 05 thời điểm năm 1982, nay có gặp là gặp lại thôi, kiểu gặp của những cựu binh một thời sống chết bên nhau. Riêng ông và tôi, thì chưa từng gặp nhau...
                        Bẵng đi cả tuần, rồi nửa tháng, không thấy ông xuất hiện trên mạng, cả Tròn Lùn nữa. Tôi nghĩ, thầy trò nhà này gặp gỡ sum họp, rủ rê thăm nom các cựu lính biển khác, rồi kéo nhau sang tận Lào du ngoạn thì không chừng cả tháng. Có lẽ mảng vui, rồi đường sá xa xôi nên các vị xao nhãng internet. Quả thực, không có các cảm nhận bông đùa tếu táo nhưng rất đỗi chân tình của Trần Trọng Trí cùng đám lính cũ của ông, tôi thấy thiêu thiếu, và hẳn Xóm blog Tiếng Việt cũng kém xôm trò. Thôi đành đợi họ về, giờ thầy trò họ đều có laptop, nối mạng USB cả rồi , tha hồ mà giao lưu, thơ phú, gặp gỡ, bù khú...
                        Một ngày làm việc bình thường, theo thói quen, tôi đến sớm trước giờ làm việc nửa tiếng, bật máy vào mạng tranh thủ xem một số thông tin đầu ngày và blog cá nhân mình. Không tin vào mắt mình, khi đọc những dòng cảm nhận sau đây: “Chú Chu Nhạc kính mến! Cháu là Hà con gái bố Trần Trọng Trí. Bố cháu và chú Tròn đã mất vì tai nạn giao thông tại Thái Lan. Xe do chú Tròn lái. Chú Tròn mất tại chỗ. Còn bố cháu vào viện đến ngày thứ ba thì mất vì vết thưong quá nặng. Bố cháu mất đã nửa tháng rồi. Bố cháu rất quý chú và chú Khoa nên cháu báo để các chú biết. Nếu có gì đường đột mong chú tha lỗi. Cháu Hà”... Sau chút bàng hoàng, xem kỹ, cảm nhận của Hà được viết lúc 23h24 ngày 23 tháng 4 năm 2011. Như vậy, cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí và cựu lính thủy Nguyễn Văn Tròn đã vĩnh viễn ra đi trước đó nửa tháng rồi. Đâu ngờ, những dòng cảm nhận ông viết vào ngày 19 tháng 3 năm 2011, báo tin việc ông đi tthăm Nguyễn Văn Tròn rồi cùng nhau sang chơi bên nước Lào, lại là những dòng cuối cùng ông để lại nơi Blogtiengviet.
                        Đã có bao nhiêu lời bày tỏ lòng tiếc thương, cảm mến thầy trò Trí-Tròn, lời chia buồn sâu sắc với cháu Hà và gia đình hai người, song chẳng có gì bù đắp nổi sự mất mát đó. Nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Trần Thu Hà! Chú thực sự sửng sốt trước tin của bố cháu và chú Tròn. Sáng nay, chú đang ở Thái Bình thì chú Nhạc báo tin. Trước đó, chú cũng có một linh cảm không lành về bố cháu và chú Tròn. Trước đây, bố cháu và chú Tròn hay qua Xóm Lá và có nhưng cảm nhận rất thú vị, vừa hóm, vừa thông minh, lại rất vui, đúng như tính bố cháu. Sự góp mặt của bố cháu và chú Tròn, làm Xóm Lá sinh động hẳn. Thế rồi bẵng đi, không thấy bố cháu lại. Chú hỏi chú Nhạc. Chú Nhạc cũng chỉ nghĩ là bố cháu đi chơi rồi về. Chú Nhạc còn bàn với chú làm một chương trình truyền hình về bố cháu và chú Tròn. Chú cũng đã chuẩn bị. Vậy mà ai ngờ...Đây là một tổn thất không gì bù đắp được. Chú đau đớn chia sẻ nỗi đau đớn này với mẹ cháu, chị em cháu. Lúc nào qua Hà Nội thì báo chú. Chú rất muốn được đón cháu như đón một người nhà thân thiết, xin chia sẻ nối đau này với cháu và gia đình”.
                        Sau vài ngày tĩnh tâm, tôi viết trên blog của mình bài “ Tưởng nhớ cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí “, lại có bao lời chia sẻ từ cộng đồng Xóm Lá ( Blogtiengviet.net ), Trần Hồng Giang, một blogger khuyết tật được nhiều người yêu mến, chia sẻ “ Bất ngờ quá anh Nhạc ơi!
                        Em đọc
                        Đảo chìm của anh Trần Đăng Khoa ngay từ lần xuất bản đầu tiên. Với lòng yêu mến và cảm phục những người lính đảo đến khôn cùng. Vậy nhưng đến vừa rồi qua blog của các anh thì em mới biết là bác Trí nguyên mẫu trong Đảo chìm là đồng hương Nghĩa Hưng với em. Biết được thông tin này, em đã rất vui mừng, em đã nhờ một người bạn ở thị trấn Liễu Đề, liên lạc với bác Trí để một lúc nào đó có thể gặp gỡ. Em hy vọng khi gặp được bác ấy thì sẽ viết một cái gì đó về một con người mà mình ngưỡng mộ.Thế mà... Cuộc đời này sao lại có những thực tế phũ phàng như thế chứ!”.
                        Tôi lần giở các trang blog của mình, tìm tất thảy dấu vết của cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí và cánh lính cũ của ông để lại, kể từ ngày đầu ông xuất hiện ( ngày 28 tháng 2 năm 2011 ) cho đến bài viết cuối cùng ( ngày 19 tháng 3 năm 2011 ), nghĩa là chưa đầy một tháng, thầy trò ông đã làm sôi động cả Xóm Lá với những dòng tâm sự, với thơ ca đối đáp giàu chất lính, phồn thực và rất uy-mua...
                        Đột ngột xuất hiện và vụt biến mất, họ như những vệt sao băng vút qua bầu trời vậy !...
                        ( còn nữa )
                        #42
                          tamvanvov 02.12.2017 16:42:21 (permalink)
                          4. Vĩ thanh,
                           
                          Một câu hỏi đặt ra, tại sao thầy trò Trí – Tròn lại sang tận Thái Lan, để rồi xảy ra sự cố đáng tiếc ở đó ? Theo suy luận của tôi, Tròn Lùn đã từng thông báo rằng, anh ta mở quán Cày tơ ở Ba Đồn, làm ăn khá phát đạt, lại mở thêm mấy quán nữa tận bên Lào. Tròn Lùn có ô tô riêng. Vậy là, sau khi đón thủ trưởng Trí và Quảng Bình, thăm thú đồng đội cũ, viếng nghĩa trang Trường Sơn, rồi họ sang bên Lào chơi, tiện thể giải quyết công việc quán xá bên đó. Giờ quốc tế thông thương, mấy nước Đông Nam Á qua lại nhau dễ dàng như đi chợ. Từ thủ đô Viên-chăn, chỉ cần qua cầu bắc ngang sông Mê-kông, sang cửa khẩu Noọng-khai, là vào tỉnh Udon của Thái Lan rồi. Sở dĩ biết vậy, trong một chuyến công tác sang Lào năm 2010, tôi cũng đến được tỉnh lỵ Udon theo đường này. Có điều, Thái Lan giao thông theo hệ thống của Anh ( cũng như một số nước khác như Nhật bản, Hồng kông ), ngược ta, đi trái về phải. Ô tô của họ phần lớn là tay lái nghịch. Nếu người mình sang đó, xe tay lái thuận, lại thêm thói quen theo luật giao thông ta ( đi phải về trái ), thì chỉ vài giây sơ ý xao nhãng là lao xe sang phần được ngược chiều ngay...
                          Đáng tiếc làm sao. Âu cũng là số phận. Kể từ khi nhận ra nhau, họ cần nhau, cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí và người em lính cựu Nguyễn Văn Tròn... Những nhận xét rất thẳng thắn, chân thành và tinh tế của họ, nhất là những bài thơ cũ được nhắc lại, những cảm tác tức thời hóm hỉnh, pha chất lính tráng và phồn thực của họ, thật hay, đã khiến cả Blogtiengviet.net sôi động, sinh khí hẳn lên... Không những thế, cặp thủ trưởng-lính cũ, anh em, thày trò Trí –Tròn còn tranh thủ kể chuyện đời thường sau khi họ chia tay nhau rời quân ngũ, chuyện sinh sống làm ăn thành bại, chuyện vui buồn thế sự, chuyện gia đình...Họ trút hết nỗi niềm cho nhau...Tâm đầu hợp ý, có cảm giác như từ đây, họ không thể sống thiếu nhau !...
                          Cho đến nay, ngoài những gì người thơ Trần Trọng Trí để lại trên blog của tôi, chủ yếu là văn thơ đối đáp, hài hước bông lơn, tôi không biết những bài thơ khác của ông đã từng được đăng báo Văn nghệ, báo Hải quân và trong tuyển thơ Hương ngoại ô ra sao. Không biết nên chẳng bàn. Theo suy đoán của tôi, Trần Trọng Trí đã có gần như cả cuộc đời phục vụ trong Hải quân, đặc biệt quãng thời gian dài ông sống và chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa, làm thuyền trưởng tàu HQ 05, hẳn số thơ ca hò vè ông sáng tác rất nhiều ( mà mấy bài các cựu lính biển Nguyễn Văn Tròn, Lê Văn Khánh nhớ là điển hình ). Sẵn trí thông minh, tính hài hước, và không kém phần lãnh mạn trong mình, Trần Trọng Trí sáng tác hay ứng tác, là pha trò cười, là nhắc nhở, là động viên, khích lệ cánh lính của mình có thêm tình thần và lòng can đảm, cố kết, trụ vững, chống chọi với sóng gió biển khơi và sự rình rập của kẻ xâm lấn, đặng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của quốc gia.
                          Song những gì Trần Trọng Trí để lại, như tôi đã từng đưa ra nhận định, gạt đi những gì quá bông lơn tếu táo, bỏ qua những câu chữ còn ít nhiều dung tục cửa miệng, thì nhìn chung, thơ ca của ông giàu yếu tố phôn-clo, giàu chất uy-mua, khá phồn thực và không kém phần lãng mạn... Rồi đây, những bài thơ hài hước của ông sẽ vẫn được cánh lính biển, và nhiều người hơn nữa, nhớ đến... Và hơn thế nữa, ở ông, còn là sự am tường về thi ca nói chung, mực thước nhưng không nệ cổ, chấp nhận sự cách tân và phát triển của thi ca đương đại... Trong tập sách Trường Sa, mới xuất bản của nhà thơ Trần Đăng Khoa, cùng với nội dung chính là những bài thơ anh viết về biển đảo, tiểu thuyết Đảo Chìm, có trích đăng một số câu chuyện ngoài lề lên liên quan đến chủ đề này và nhiều ý kiến khác về tiểu thuyết Đảo Chìm, có đôi chút câu chuyện về cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí, cùng các cựu lính thủy Nguyễn Văn Tròn, Lê Văn Khánh và những đồng đội khác.
                          Vậy, với người thơ Trần Trọng Trí, thiết tưởng, như thế là hạnh phúc... Mỗi khi nhớ về ông và Nguyễn Văn Tròn, là nhớ về quá khứ pha chút tiếc nuối của sự thiếu vẹn tròn...
                          Trong một bài thơ, Trần Trọng Trí đã viết: “ Ta gối đầu lắng sóng/ Chờ đợi vầng trăng lên “... Giờ, thì hẳn, ông và Tròn Lùn, ở miền xa thắm ấy, họ thanh thản gối đầu lắng sóng, chờ đợi vầng trăng lên !...
                          #43
                            tamvanvov 30.07.2018 12:07:16 (permalink)
                            Một thời má đỏ,
                             
                             
                            Em một thời má đỏ
                            Ta một thời long đong
                             (Chỉ lửa là rất thật-NCN)
                             
                            Anh lên Châu Mộc, theo lời mời của Quân, người bạn thân, cán bộ quản lý Văn phòng khu vực Tây Bắc của một cơ quan báo chí lớn. Quân sắp đến tuổi nghỉ hưu, vốn yêu mến miền đất thơ mộng này, muốn tìm một mảnh đất rộng để làm nhà vườn, đặng an nhàn tuổi già. Quân bảo: “Tôi biết ông cũng yêu quý vùng đất này chẳng kém gì tôi, cuối tuần ông lên đây chơi với tôi, cùng tôi tìm đất, biết đâu, ông cũng động lòng, kiếm một mảnh đất… Đồng bệnh tương lân mà, tôi và ông đều tương tư vùng đất này, bởi cả hai ta, cùng để lại nơi đây một mối tình dang dở, một thời… nhỉ”. Nghe vậy, anh cười: “Mối tình dang dở ư? Có thể với ông là đúng, song với tôi, thì chưa hẳn… Nhưng thật tình, tôi yếu mến miền đất thơ mộng này, có khi còn hơn ông!”. Cả hai cười vang.
                                      Quân đưa xe về Hà Nội đón anh lên. Chiều cuối tuần, xe ngược lên châu Mộc. Qua Thung Khe, cơn giông kéo lên đầy trời, may là đầu hè nên không bị sương mù. Trời đổ mưa nặng hạt.  Quân lặng nhìn quang cảnh đồi núi gội mưa, cảm thán:”Tôi rất thích ngồi xe ngắm trời mưa, ông ạ”. Cậu lái xe nghe vậy hài hước: “ Ôi, sếp thích, nhưng em khổ sếp ơi. Lái xe đường núi trong mưa thế này, cực lắm, sếp à”. Chúng tôi phá lên cười, rồi lặng đi nhìn mưa rơi hồi lâu, hình như mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Anh chợt nhớ, động lòng thốt lên mấy câu thơ:” Ơi một thời khao khát/ Em thì còn trẻ măng/ Ngước cái nhìn ngơ ngác/ Ta vờ ngó vầng trăng/ Chỉ lửa là rất thật/ Bừng lên cháy hết lòng/ Em một thời má đỏ/ Ta một thời long đong”… Quân nghe, nói mơ màng như đẩu đâu ấy” Ừ,… đúng là em một thời má đỏ, … ông nhỉ?’. Anh cùng ờ như mơ hồ…
                                      Mưa dứt từ lúc nào, xe lên tới cao nguyên Châu Mộc. Cao nguyên sau cơn mưa gột rửa, tươi mát yên lành trong màu xanh  mướt của ngô và chè. Những năm rồi, anh qua lại vùng đất này nhiều lần, nhưng mỗi lần mỗi ngỡ ngàng. Lần này, là sự ngỡ ngàng về vẻ tươi mới và có gì đó khang khác của cao nguyên mà anh chưa nhận ra.
                             
                                      Lấy phòng khách sạn, tắm rửa sạch sẽ, mọi người đi ăn nhà hàng theo lời mời của một người bạn với Quân. Món ăn bản địa, ẩm thực Thái Mường lạ miệng. Cụng ly chúc tụng, nên ai cũng ngà ngà, một trạng thấy đầy hưng phấn. Anh cao hứng đọc thơ, là thơ tình, về mảnh đất này, nên mọi người đều vui lắm.
                                      Đêm về, tưởng là ngủ được ngay, nhưng không ngờ, anh lại khó ngủ làm sao…

                            #
                                      Ngày ấy, cách đây gần bốn mươi năm rồi, anh đang học năm cuối đại học Nông nghiệp. Lớp của anh lên đây thực tập, đồng thời học nốt mấy môn học phù hợp với điều kiện thực tế của Nông trường Bộ ở đây.
                                      Mấy chiếc xe khách Hải Âu đã chở đoàn sinh viên vượt dốc Cun, rồi Thung Khe lên với Mộc Châu. Ngày đó, khi xe ì ạch leo đèo, cả đám sinh viên, phần lớn quê các tỉnh đồng bằng, lần đầu lên miền núi, đã tranh nhau ghé nhìn qua cửa kính phong cảnh núi non hùng vĩ  của vùng cửa ngõ Tây Bắc, thích thú lắm. Khi đó, một chàng sinh viên lớn tuổi, là bộ đội chuyển ngành, cảm khái khi cất tiếng đọc mấy câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây sung ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, khiến mọi ngượi lặng đi…Ngày ấy, bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng chưa nhiều người biết, song sức gợi của nó thì cả người không yêu thơ cũng cảm thấy gai người. Đường sá nhỏ hẹp, quanh co,  nhiều đoạn xóc này người, rồi cuối cùng cao nguyên châu Mộc cũng hiện ra trong màn sương chiều se lạnh. Đêm ấy, mọi người được bố trí nghỉ ở nhà khách Nông trường Bộ, sau một buổi tối lang thang ra những nương chè.
                            Thời gian cả lớp ở lại đây chừng mươi ngày để học nội quy chung, học nốt vài môn học, rồi sau đó chia ra từng nhóm nhỏ, về thực tập tại các đội sản xuất cụ thể. Dạo ấy, Nông trường Mộc Châu được chính phủ Cuba giúp đỡ xây dựng nên khang trang và quy củ lắm. Các đội sản xuất được phân chia theo các loại hình công việc chuyện biệt hoặc kết hợp, chẳng hạn chuyên trồng chè, chuyên trồng cỏ và nuôi bò sữa, hoặc kết hợp cả trồng chè và nuôi bò sữa…
                            Anh được phân về một đội sản xuất cách xa trung tâm Nông trường Bộ chừng dăm cây số, chuyên về đồng cỏ và bò sữa. Từ trung tâm phải ngược dốc vào sâu tít nơi rải rác có những bản người Mường, người Thái, người Mông Hoa. Đội sản xuất này, có khoảng gần trăm công nhân, phần lớn chưa lập gia đình, ở tập thể tại khu lán trại đơn giản kiểu nhà cấp 4, giường tầng. Để nhường chỗ cho cánh sinh viên thực tập ở, các công nhân phải dồn lại, nhường riêng một khu nhà cho khách.
                            Ở đội sản xuất này, chỉ có chừng gần chục nam giới, trong đó có vị Đội trưởng. Còn lại là nữ, chủ yếu độ tuổi trên đôi mươi, đều quê ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Hà Tây, Hải Hưng, Hà Bắc, Nam Hà, Thái Bình… Tay đội trưởng, tên Thiết, tuổi ngoài ba chục, đã có vợ con, và thật hợp với cái tên của mình, người y còi đen xắt lại, thêm hiếng một mắt, nhìn khá gớm ghiếc. Nghe đám công nhân nữ xì xào với nhau, y rất tinh ranh, ghê gớm và là một sát thủ tình trường. Cánh sinh viên thì bảo nhau, chẳng qua, thời chiến tranh vừa rồi, con trai mạnh khỏe ra trận hết, chỉ còn lại ít đàn ông đui què mẻ sứt ở nhà, nên của hiếm mà thành tinh thôi. Chuyện làng quê thời chiến thiếu đàn ông, không lạ, nhưng không thể sánh với chuyện nông trường thiếu đàn ông. Cái tỷ lệ, một đàn ông với mười đàn bà đang độ tuổi thanh xuân bị dồn vào một chỗ thì mới ghê gớm làm sao. Đàn bà sung sức, lại thừa mứa như thế, bị dồn nén nơi xó rừng, dễ làm họ rực lên…
                            Mang tiếng nhiều phụ nữ như thế, nhưng ở đội sản xuất này anh cũng chỉ để ý và nhớ tên được mấy người mà thôi. Và đương nhiên, phụ nữ để nam giới thuộc mặt nhớ tên giữa đám đông ắt phải có gì đặc biệt, xinh hoặc xấu, hoặc tính tình có gì đó khác lạ. Người đầu tiên, để anh lưu tâm, ấy là Duyên, một kỹ thuật viên, cỡ tuổi anh, quê dưới xuôi, vóc dáng tầm thước, da nâu, gương mặt không hẳn xinh nhưng ưa nhìn và khá lạnh. Người thứ hai, là Hương, vóc dáng nhỏ nhắn, gương mặt khá xinh, hay cười nói, nhí nhảnh kiểu trẻ mới lớn. Người thứ ba, ấy là Lan, tạng người có da có thịt, gương mặt tròn trịa, hàm răng trắng đều, tính tình xởi lởi, dễ chịu. Và cuối cùng là Tẻo, tên xấu, người thấp lùn, gương mặt có gì đó dị dạng, lại mắc chứng điên tình. Ngày làm việc, rồi các bữa cơm tập thể, anh hay gặp họ, nhưng thi thoảng hỏi chơi mấy câu tầm phào, theo kiểu mà người ta hay nói cửa miệng là ”trai sinh viên, gái nông trường”, tán tỉnh chút cho vui . Với Duyên, cô gái này luôn giữ ý đúng mực giữa đám đông, không chủ động chuyện bao giờ, chỉ trả lời khi bị hỏi, và luôn có ý phòng thủ. Cánh nam sinh viên bảo nhau “con bé này kiêu lắm”, nhưng nghe đâu, cô đã từng yêu sâu nặng và rồi thất tình với một chàng sinh viên Hà Nội hào hoa nào đó, dạng về đây thực tập từ vài năm trước đó, nên tính tình sinh ra vậy.
                            Với Hương, anh đã vài lần nói chuyện, thậm chí, đã có lần, anh cùng cô bé này ra đồng cỏ chăn bò. Buổi sáng, lùa bò ra đồng cỏ, thả rông để chúng gặm cỏ và vận động cho thoải mái. Nhũng con bò sữa lang trắng đen, giống của nước ngoài, điểm xuyết trên nền cỏ xanh, giữa quang cảnh núi non, trông thật thơ mộng. Hương thả bò rồi tìm một gốc cây có bóng mát ngồi, canh chừng. Có anh bên cạnh, cô hát véo von, hết bài này sang bài khác. Anh cũng dở bài tán, đọc lên mấy câu thơ tình của mình, khiến cô bé thich lắm. Cô khen thơ hay rồi bắt đọc thơ nữa, nhưng anh thì lại chán. Anh vờ chiều nhưng cũng không thích cái tính trẻ con của cô bé. Tuổi đôi mươi, học hết cấp hai rồi lên đây, tính trẻ con là phải thôi. Riêng cô bé này có biệt tài, dăm chục con bò cô chăn thả, cô thuộc dáng hình của từng con, đến mức ở rất xa, hễ chỉ đến con nào, cô cũng đoán trúng phóc tên số của con ấy. Anh đã thử tài cô mầy bận và cô chưa bao giờ sai.
                            Còn với Lan, anh chuyện trò nhiều hơn cả, bởi tính cô xởi lởi, tự nhiên, không né tránh kiểu Duyên và cũng không làm ra vẻ trẻ trung hồn nhiên như Hương. Lan quê Thái Bình, kém anh  vài tuổi và đã có thâm niên tại nông trường dăm năm rồi. Một sáng chủ nhật, khi anh vẩn vơ bên đường, có ý quan sát quang cảnh, thì bắt gặp Lan. Cô rủ anh cùng đi hái nấm với cô, anh vui lắm. Lan bảo, mùa hè, sau những ngày có mưa, nấm sẽ mọc nhiều. Điều này thì anh hiểu, vì hồi còn ở quê, những ngày mưa nhiều, khi đi thả trâu cùng đám trẻ làng, anh cũng đã từng lấy được nhiều nấm, loại nấm cỏ, từng cái to nhỏ như trứng gà, như củ khoai tây nảy nhan nhản ở sườn bờ mương. Hái về, thái thành lát xào lên, hoặc xắt đôi kho kỹ với tương, ăn rất ngon. Anh và Lan tha thẩn trên đồng cỏ, vừa dõi mắt trên mặt đồng cỏ tìm nấm, vừa hỏi chuyện nhau. Cô kể, hồi ở quê, thỉnh thoảng được đi xem chiếu phim, thấy cảnh nông trường ở Liên Xô, có những cánh đồng lúa mì bát ngát, những đàn bò sữa cao lớn gặm cỏ nhởn nhơ trên thảm cỏ xanh bao la, thì cô thích lắm, ước ao một ngày kia thoát ly khỏi làng que nghèo, trở thành công nhân nông trường. Vậy khi có người làng sống ở trên này, về thăm quê, bảo ở đây đang tuyển công nhân nông trường, giống như cảnh phim cô đã xem thì cô háo hức muốn đi ngay. Và cô đã trở thành công nhân nông trường Châu Mộc. Tuy không đẹp mơ mộng như phim ảnh thì công việc cô đang làm cũng tạm ổn. Chỉ mỗi tội, ở đây ít nam giới, mà chị em thì quá đông. Lan bảo, ông giám đốc nông trường thương các cô lắm. Có lần ông nói vui rằng, nếu pháp luật cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ, thì ông sẽ lấy mười vợ để giúp một số cô có gia đình. Lại có lần, ông giám đốc bảo, cứ tình cảnh này thì các nữ công nhân bỏ nông trường về quê lấy chồng hết, rồi ông lại ước ao, ở gần đây, có vài đơn vị bộ đội thì tốt quá. Ông giám đốc, còn kêu gọi các chàng sinh viên hãy lưu tâm giúp ông điều đó, tuy nhiên, không phải là cái cách, mỗi đợt sinh viên về thực tập, kết thúc mỗi đợt, để lại vài ba cô công nhân bụng mang dạ chửa và sau đó là những đứa trẻ không cha…mà phải thực sự gắn bó với nông trường, lấy vợ và ở lại đây.  Đấy là những gì Lan nói cùng anh khi hai người đi hái nấm với nhau. Chốc lát, chiếc làn cô mang theo đã đầy ắp những trái nấm trắng ngà nhìn thật ngon mắt. Trời đang nắng đẹp chợt mây đen kéo lên rất nhanh, và cơn mưa bóng mây đổ xuống, hai người vừa chạy vừa cười đùa, khi trú được vào một lán trại thì quần áo cả hai gần như ướt hết. Lan tỏ ra ái ngại khi quần áo ướt bết vào thân hình cô. Biết cô ngượng, anh vờ nhìn lảng ra đồng cỏ, song thế cũng đủ để cảm nhận được sự hấp dẫn toát ra từ dáng vè thanh xuân đầy sức sống nơi cô. Cầu vồng bảy sắc bừng giăng chân dãy núi xa xa, anh nhìn trộm Lan và vờ nhìn cầu vồng than:’Tưởng mưa bóng mây thì nhanh, nhưng không ngờ lâu tạnh thế nhỉ?”. Cô chỉ ầm ờ, lén gỡ từng mảng quần áo ướt bết vào người, mặt đỏ bừng…
                            #
                            Và một lần, nhóm sinh viên của anh trực kỹ thuật đêm. Đêm ấy, Lan là công nhân trực kỹ thuật chính. Chập tối, Lan thông báo, rất có thể đêm nay, sẽ có bò đẻ, bởi theo bảng theo dõi kỹ thuật và thăm khám thực tế, khả năng sẽ có vài con bò mẹ sinh nở nay mai. Thế nhưng, anh bạn cùng ca trực với an bảo là thấy người ơn ớn như sốt, xin về trước vì ngại sương đêm sẽ ốm. Vậy là, chi còn lại có anh và Lan, nên anh có chút gì đó hồi hộp... 
                            Lan luôn chân luôn tay, nhóm bếp củi rồi bắc lên một nồi nước to, nói là để có nước sôi sát trùng dụng cụ, chuẩn bị cho bò đẻ. Anh ngồi canh chừng bếp lửa, thêm củi, gạt tàn. Đêm mùa hè mà sương dày đặc. Anh hỏi bâng quơ:
                            - Này em, mùa hè ở đây lạnh vậy sao?
                            - Khí hậu cao nguyên mà anh… Thế mới nuôi được bò sữa chứ, anh  - cô cười – Ôi, em quên mất, anh là kỹ sư đến nơi rồi mà em lại đi giải thích cho anh. Em xin lỗi nhé.
                            Cô cất miệng hát một đoạn chèo, hình như điệu Đường trường thu không thì phải, nghe man mát buồn...
                            Thấy anh vẫn ngồi im lặng, Lan gợi chuyện:
                            - Em hỏi đùa nhé,... anh tên Mạnh, nhưng sao cứ nhan nhát làm sao ấy... Dáng dấp thì  thư sinh ... cứ như là... con gái ấy – Cô lại cười – Hay là, anh ...
                            Lan bỏ lửng, lại hát tiếp câu chèo đang bỏ lửng.
                            - Thì bố mẹ mình để mãi toàn con gái, út ít đến mình là trai, nên đặt tên vậy cho vẻ khí thế... Cha mẹ sinh con, trời sinh tính mà...Anh cũng đang cố làm cho mạnh mẽ đây – Anh chống chế, đùa lại.
                            - Thì cứ như em đây, tên khai sinh trong giấy tờ là Lang, khoai lang ấy. Chả là mẹ em đẻ rơi em ở ruộng khoai lang, nhà đông con nên đặt tên là Lang cho dễ nuôi, mà anh. Tên làm sao, người bao hao làm vậy, thế nên người em giờ cứ nuột nà nhẵn nhụn như củ khoai lang đấy thây – Cô cười to khiến anh cảm thấy thoải mái, dễ chuyện hơn – Bọn con gái ở đây trêu em, bảo là, ai lại tên Lang, khoai lang cơ chứ, quê mùa chết ấy. Thế rồi, chúng nó cắt của em cái chữ “g” thành ra Lan. Gọi thế hay anh nhỉ? Mà anh có thấy, ở đây, hoa phong lan rừng đẹp tuyệt vời không?... Giờ thì mọi người ở đây toàn gọi em là Lan thôi...- Cô dừng chuyện, giọng buồn buồn -  Này anh, nghe nói hôm trước, cái con bé Tẻo nó xông vào chỗ các anh quấy quả đấy à?
                            - Ừ, … nhưng mà…nghe nói cô ấy bị căn bệnh oái oăm gì thì phải?
                            - Vâng anh, chẳng rõ, nhưng người ta bảo nó điên tình... là cái bệnh phát do thiếu đàn ông ấy. Nó phát bệnh như vậy mấy lần rồi… Rõ khổ cái Tẻo, người gợm như vậy, đàn ông nào nó màng. Đến như chúng em đây, nghĩ chẳng đến nỗi nào mà cũng chẳng có ma nào thèm ngó nữa là... Lâu lâu, rồi bọn em cũng đến phát bệnh như nó mất...
                            Lan như xịu xuống. Quả là, vài hôm trước, tối muộn, khi cánh con trai tán gẫu chán chê, đang định đi ngủ, thì của nhà bật mở tung. Tẻo xông vào, miệng huyên thuyên không rõ, choàng ôm chặt một cậu giường gần ngay cửa vào. Cậu ta sợ quá, vùng người gỡ tay Tẻo ra nhưng cô này ôm chặt quá, miệng cô lại sùi bọt như người lên cơn động kinh. Mấy cậu khác sợ quá, ré lên, quáng quàng nhảy bắn ra khỏi nhà. Một cậu liều xông vào gỡ giúp cậu kia, gỡ được rồi cùng bỏ chạy hết ra ngoài. Tẻo gầm gừ, chừng mắt đuổi theo, cho đến khi mấy cô công nhân chạy đến, ôm ghì và lôi Tẻo về khu nhà nữ công nhân. Anh cũng hoảng, lần đầu tiên biết thế nào là điên tình.
                            -Giá cứ sống ở quê, tuổi này như em chắc con bồng con bế cả rồi. Nghe nói ở quê, chiến tranh hết, mấy năm nay, bộ đội phục viên, xuất ngũ về đông lắm. Dẫu chẳng được người lành lặn, thì thương binh, cụt chân cụt tay cung chả sao, miễn là còn cái ấy... Lan nhìn anh cười - Biết đâu lại vớ được chàng trung úy cũng nên,- và cô cất tiếng hát đùa “ tình tang tình, em đi rình trung úy…”
                            Cô cười to khiến anh bật cười theo, thú vị :
                            - Người như em, kiểu gì mà chẳng lấy được chàng trung úy, mà thiếu tá cho oách, em ơi... Nhưng mà thôi, chẳng lẽ. giờ bỏ về? Chịu khó ở đây săn một chàng kỹ sư nào đó, em ạ.
                            - Vậy à? Em chẳng tin – Cứ  hết đợt sinh viên này về, rồi đi... rồi lại đợt khác, mà có đứa nào bắt chết được ai đâu... Giọng cô buồn hẳn – Đấy, cứ như cái Duyên, anh biết rồi đấy, xinh và duyên thế, năm trước có một chàng kháu đáo để, ngỏ lời yêu nó. Những tưởng mặn nồng, cưới nhau đến nơi rồi, mà nó cũng được chàng đưa về tận thủ đô thăm nhà, giới thiệu với cha mẹ... Nhưng rồi, nàng trở lên, ỉu xìu, thất tình, nghe nói chàng vẫn thiết tha lắm, song cha mẹ thì đâu có chấp nhận cô con dâu là công nhân chăn bò nơi xó xỉnh rừng xanh núi đỏ, cơ chứ?...
                            Lan bỏ lơi câu chuyện, nhưng thấy anh lặng lẽ cời củi bếp, lại tiếp:
                            - May mà, còn chưa kịp vác cái trống ỏng, kẻo ê mặt mà lại nuôi con một mình – Lan chép miệng – Cũng chẳng biết thế là may hay không... Có khi, có thai, kiếm được đứa con, nếp tẻ gì cũng được, phòng thân, ngộ nhỡ sau này “chống ề” thì cũng có đứa con nương tựa tuổi già...
                            Quả là, chuyện này, anh không dễ nói, vì chính anh nay cũng đã thành người của câu chuyện đó rồi. Biết nói gì, thanh minh cho người ta à? Còn anh thì sao, nếu ở vào hoàn cảnh như chàng sinh viên nọ?
                            - Anh biết không, có mấy chị lơn lớn tuổi ở đội này, cũng đang nuôi con một mình đấy. Anh để ý, có vai ba ngôi nhà tranh bên rìa đường đi vào bản người Mông, là nhà của các chị ấy đấy. Nhỡ có con rồi , sinh hoạt tập thể cũng khó, nên Nông trường cám cảnh, cho mượn đất làm nhà tạm để ở... - Lan tiếp câu chuyện.
                            - Thế có biết cha mấy đứa trẻ là ai không? Họ có biết và quan tâm đến chuyện này không? Anh thăm dò.
                            - Em cũng chẳng rõ nữa ...- Cô xa xôi, rồi giọng tự nhiên đanh lại – Thà có con rơi với các chàng sinh viên, còn đáng hơn có con với con khỉ đột gớm giếc ở đây...
                            - Là em... muốn nói tới tay Thiết, đội trưởng phải không? Anh dò đoán vì ít nhiều nghe mọi người rì rầm về con người này.
                            - Đồ khỉ đột. Gớm giếc lắm... – Cô như nghẹn giọng - Hắn chăn bọn con gái, nhất là đứa nào người gợm mặt mũi sáng sủa chút,… hắn giống như chuyện con dê đực, sáng ra đứng cửa chuồng canh từng con cái một để làm cái chuyện súc vật ấy..
                            - Đến vậy sao? Anh ái ngại, so người, bất lực. Chẳng hiểu Lan có nhìn thấy bộ dạng và cử chỉ của anh không?
                            - May mà, năm nào cũng có những đợt sinh viên về đây thực tập. Có các đoàn khách, lão ta đành bớt đi, giả bộ xởi lởi, là sợ mang tiếng này nọ đấy thôi. Còn không, chỉ có người ở đây với nhau, lão ấy dữ lắm, như quỷ ám ấy, anh ạ. Các anh về đây bao lâu, bọn em được dễ thở và thoải mái bấy nhiêu... Ngay như tối nay, vì lão ấy nghĩ em trực cùng một nhóm vài ba người, chứ mà biết chỉ còn em và anh thôi thì thế nào lão ấy cũng mò ra... Mà cũng chả biết đâu, lão ấy lại lù lù xuất hiện ngay bây giờ, cứ như ma xó ấy - Cô nói giọng ớn lạnh, anh nghe cũng gai người.
                            - Chắc là... lão ấy thích em?... – Anh nói nhỏ và có gì đó như ghen tuông - Đúng thế chứ ?...
                            - Cũng chẳng rõ ... Em ghê sợ lão ta – Em chẳng được cứng cõi như cái Duyên, nó đã thẳng thừng cự tuyệt lão ấy. Lão ấy thích nó lắm. Không xơ múi gì, nên lão ấy căm nó, anh ạ. Em thì ... em, cứ sờ sợ là...
                            - Sợ gì lão ấy, còn có ... mọi người - Anh xuýt buộc miệng- còn có anh,- thì kịp ngưng, đổi cách nói.
                            Thực tình, anh làm gì có sức, có quyền, có điều kiện và kể cả sự can đảm kiểu “người hùng cứu mỹ nhân” cơ chứ?!... Vả lại, anh có định ăn đời ở kiếp đây đâu, chẳng qua, vài tháng thực tập rồi về. Hoặc giả, có anh hùng anh trưởng, ra mặt bệnh vực cô thì chỉ tội mua thù chuốc oán cho cô mà thôi. Nghĩ vậy, máu yêng hùng trong anh dịu lại. Lan chuẩn bị xong công việc, cô lấy đâu ra mấy bắp ngô, củ sắn, ra bếp lửa ngồi bên anh, lặng lẽ cho ngô và sắp vào bếp than hồng nướng.
                            - Thức đêm là hay đói lắm anh à. Anh em mình chịu khó nướng, lát nữa ăn – À, nếu có bò đẻ, mai kia em sẽ chiêu đãi anh món sữa đầu. Ngon lắm anh ạ. Anh đã ăn sữa đầu bao giờ chưa? – Rồi không đợi anh trả lời –cô liến thoắng – Sữa đầu không lấy làm thương phẩm được vì nó quá nhiều chất béo, dễ sinh men làm hỏng sữa, nên mọi người được lấy ăn thoải mái. Chỉ cần nấu chừng khoảng bảy, tám mươi độ là nó đóng bánh đặc sệt lại, bổ và ngon tuyệt.
                            Anh và cô, lặng lẽ nướng ngô sắn. Anh liếc trộm, má cô đỏ hồng lên, gương mặt tròn xinh có phần quyến rũ, mắt to đen nhìn vào ngọn lửa đầy xa xôi. Lòng anh dâng lên một mối thương cảm. Bản thân, anh đã trải qua mối tình đầu, từng thất tình và thất vọng, anh hiểu được sự trống vắng, cô lẻ. Cứ mãi nơi này, tìm đâu ra một bóng đàn ông cho ra hồn? Rồi anh lại tự hỏi mình, với Lan, tình cảm của anh ra sao? Anh có thích cô không? Rõ ràng là có. Nhưng anh cũng thích và còn để ý đến Duyên, đến Hương. Vậy tức là anh chơi trò phiêu lưu theo kiểu tìm cảm hứng tình cảm thoáng qua rồi. Thực lòng, anh có bị cuốn hút bởi vẻ đẹp lành  lạnh, xa cách và bí ẩn của Duyên, song anh cũng thích sự thân thiện, xởi lởi, chân thành và sự khỏe mạnh đầy nữ tính của Lan. Còn về tương quan, rõ ràng, anh và Lan hay chuyện trò và gấn gũi, thân tình với nhau hơn. Giờ đây, anh được ngồi sát bên cô, cảm nhận được sức hút, mùi vị đàn bà từ nơi cô, trong một phong cảnh nên thơ huyền bí như ảo, đồng cỏ mênh mông chìm trong sương đêm, se lạnh, trăng muộn cuối tháng mờ tỏ đầu núi, bếp lửa bập bùng... Cảm nhận sự gần gụi, anh lại nghĩ xa... Lúc mới lên đây, còn ở nhà khách Nông trường Bộ, anh đã từng bắt quen với một dược sĩ nghiên cứu sinh điển trai  lịch thiệp đang là nghiên cứu sinh về cây dược liệu cho đề tài Phó tiến sĩ của anh ta; rồi anh cũng đã xem đoàn làm phim lên đây quay nhiều cảnh cho bộ phim truyện về đề tài vận động người Mông vào nông trường, với cô diễn viên xinh đẹp thủ vai chính; rồi chính anh, bắt gặp chàng dược sĩ và nàng diễn viên xinh đẹp sóng đôi tình tứ đi chơi đêm hút bóng vào đồng cỏ; lại cũng anh, chứng kiến cảnh một anh chàng cao to đẹp giai râu quai nón như tài tử xi-nê nước ngoài, từ Hà Nội lên, chẳng rõ là chồng hay người yêu của nữ diễn viên nọ, cãi cự nhau, động thủ kiểu ghen tuông... Tình yêu và tình dục, là vậy ư?... Giờ đây, anh và cô, như hút vào nhau. Ban nãy, cô đã đùa trêu anh, tên là Mạnh nhưng lại đầy thư sình và nhát quá đấy thôi... Cô cũng nói chuyện, nhiều chàng sinh viên về đây, khi về xuôi đã để lại giọt máu rơi của mình,... rồi cả chuyện, các nữ công nhân chủ động kiếm đứa con phòng nương tựa sau này... lại cả chuyện tay Thiết quỷ ám, luôn rình rập, gạ gẫm các nữ công nhân, trong đó có cả cô... Hẳn là, cô có ý bóng gió, xa xôi? Chắc là, cô đang muốn điều gì đó ở anh?
                            Lan lấy ra ngô và sắn  đã chín – Anh ăn đi, nóng mới ngon – Giục anh ăn, cô thừ người, rồi như nén tiếng thở dài, cất giọng hát một đoạn chèo điệu sử rầu buồn thảm, trong vở Quan âm Thị Kính, khi Thị Kính phải đi xin ăn để nuôi con của Thị Màu… Anh ăn ngô nướng, nghe mà lòng nghẹn thắt, khó nuốt... Có gì như trách cứ, ai oán... Cô trách anh sao?  Trong khi anh lại ý thức trách nhiệm, vì nhà trường đã phổ biến nội quy thực tập, đặc biệt lưu ý, các sinh viên nam phải giữ mối quan hệ nghiêm túc, đúng mực với các nữ công nhân nông trường, tránh việc quan hệ nam nữ bừa bãi ngoài hôn nhân, và nếu ai vi phạm, tuy mức độ mà xử phạt, có thể không cho thi tốt nghiệp, hoặc đuổi học. Nghĩ mà kinh.
                            Cô bỏ lửng câu hát, nín thinh, rồi nghe như có tiếng nức nở. Anh se sắt thương cảm, lại có gì đó bừng dậy sức nóng đàn ông...
                            - Thương Thị Kính, anh nhỉ ... nhưng Thị Màu còn tội nghiệp, đáng thương hơn, ... nàng ta có lỗi gì đâu... anh nhỉ?...- cô cảm động.
                            Anh bừng tỉnh, choàng tay qua người cô, kéo riết về phía mình– Không sao mà – Anh chỉ nói được có thế - Cô ngả hẳn đầu vào bờ vai anh. Anh vuốt tóc, chạm vào má cô, cảm nhận được những giọt nước mắt. Bàn tay cô dẫn dắt bàn tay anh tìm kiếm... Anh mụ mị đi và hai người xoay lại ập vào nhau, nụ hôn dính chặt, những cánh tay xoắn xuýt, cái ghì xiết lại...
                            - Ôi thôi chết,... – Cô bừng tỉnh, gỡ môi khỏi cái hôn nghẹt thở, ngơ ngác, thất thần... – Anh ơi, con bò sắp sinh rồi !...
                            Cô vùng khỏi vòng tay ôm của anh, cuống quýt, chân tay luýnh quýnh như thừa, không biết phải làm gì. Anh choáng váng, vẫn u minh chưa hiểu ra sao. Cô giục anh:
                            - Anh vào đây, giúp em với, bò mẹ đang sinh. Em vừa thoáng nghe tiếng bò mẹ, em biết...
                            Cô chạy vội vào chuồng ngay cạnh đấy, nơi nhốt con bò mẹ đang sinh, khi anh vào đến nơi, thấy cô đang loay hoay, đỡ phần đầu và hai chân trước con bê đã thòi ra giữa hai chân sau con bò mẹ. Chấn tĩnh, cô tỏ ra thành thạo với công việc, anh thì loanh quanh vòng ngoài, chờ cô sai bảo việc gì thì làm theo việc nấy. Tự thân, thấy ngường ngượng, nghĩ mình sắp thành kỹ sư rồi, ngoài mớ lý thuyết suông ra, thực tế công việc thì phụ giúp cho cô không xong. Ca sinh suôn sẻ, chú bê ra ngoài, lóng ngóng một chút cũng đứng lên được khi cô nâng đỡ. Bò mẹ liếm láp cho con vẻ an lành, trìu mến, và bê con đã biết rụi đầu vào bụng, tìm vú mẹ.  Cô dọn dẹp cho sạch sẽ. Anh quay lại bếp lửa thì khẽ giật mình khi thấy tay Thiết đội trưởng đã lù lù ngồi đấy rồi. Anh khẽ chào. Hắn nhìn anh bằng con mắt rưỡi, đầy vẻ dò la, nghi ngờ, mặt lạnh như tiền bảo:
                            - Tôi đến đây từ nãy, không đánh tiếng, thử xem anh chị làm ăn thế nào. Ca đẻ suôn sẻ nhỉ. Được đấy, cô Lang ơi...
                            Hắn nói to, gọi cô bằng tên tục. Lúc ấy, cô mới biết sự có mặt của hắn, và vâng dạ cho qua chuyện. Hắn nhìn anh chằm chằm, ỡm ờ:
                            - Này cậu, ca trực của sinh viên các cậu tối nay, tưởng có mấy người cơ mà, sao lại chỉ mỗi mình cậu vậy?
                            Anh giải thích sơ qua lý do sao lại có mình anh trực, hắn ngúc ngắc cái đầu nhỏ như chim sẻ, nhìn cô, dò trống không:
                            - Chắc không có chuyện gì chứ ? Cô, cậu?
                            - Chuyện gì là chuyện gì ạ? Em không hiểu – cô bình thản, và hình như cô cố giấu đi cái cười mỉa.
                            Anh không sợ gì hắn, nhưng trong lòng cũng sinh ái ngại. Hồi nãy, nếu bò mẹ không sinh con đúng lúc ấy, thì không biết, trong vòng ôm của nhau, anh và cô sẽ ra sao ? Rồi hắn xuất hiện, bắt quả tang hai người... và làm toáng lên... rồi nữa, chuyện này sẽ đi đến đâu?... Anh nhìn cô, nhìn hắn, cố làm như vô sự. Hắn bảo:
                            - Thôi khuya rồi, công việc cũng xong rồi... Cậu về đi, không phải trực nữa. Tôi đợi cô Lang dọn dẹp xong rồi về sau – Hắn đuổi khéo anh.
                            Điều anh lo ngại, là anh về rồi, chỉ còn hắn với cô, hắn sẽ làm gì cô? Cưỡng bức chăng, khi rõ ràng hẳn tỏ ra ghen tức với anh, và thái độ của hắn có gì đó đầy mưu mô, thủ đoạn? Anh nhìn cô dò hỏi. Cô vẫn bình thản, lấy mảnh giấy báo, gói mấy bắp ngô và củ sắn đã chín, đưa cho anh, nhìn thẳng vào mắt anh cái nhìn như ra hiệu rằng hãy yên tâm:
                            - Xong cả rồi, anh Mạnh về đi, anh cầm cả gói ngô sắn nướng này về cho mấy anh chị sinh viên cùng ăn. Em cũng xong ca trực rồi, về luôn đây. Anh yên tâm, em không sợ ma đâu... – Cô bật cười – mà có anh Thiết đây,…ma nó cũng sợ mất vía. Anh Thiết nhỉ?
                            - Vâng... hắn xẵng giọng – Các cô ở đây, tôi thấy, có cô nào sợ ma đâu,... Còn cô, ma nó sợ cô thì có...
                            Anh ôm bọc ngô sắn trong tay, bước thấp bước cao. Quãng đường từ trại trực về chỗ anh ở chỉ già trăm mét mà anh đi mãi, bởi chốc chốc, lại ngoái đầu nhìn về hướng trại, nghe ngóng, xem có động tĩnh gì không. Về đến khu nhà ở, anh nép vào đầu hồi ngầm quan sát, cho đến khi nhác thấy bóng hai người đi về gần đấy, và anh nghe tiếng cô nói chuyện khá to, cứ như là thầm báo với anh, rằng cô không sao, chằng có chuyện gì xảy ra…
                            Đêm ấy, anh mất ngủ, đầu óc cứ ong ong những gì vừa xảy ra ... Anh thiếp đi và bừng tỉnh dậy, lắng nghe, trời còn tinh mơ. Anh nhẹ ra khỏi giường khi mọi người vẫn còn ngủ. Mở cửa nhìn ra, trời đất thảo nguyên ban mai thật tinh nguyên...
                             
                             
                             
                                        Cũng như đêm năm nào, anh khó ngủ, cứ miên man trôi dạt trong dòng ký ức. Đêm năm nao mất ngủ, khi ấy, anh chộn rộn bởi sự bột phát tình cảm và lo lắng cho cô bị tay đội trưởng ma quỷ xâm hại. Giờ đây, là sự thức dậy của tiềm thức và sự chiêm nghiệm cuộc đời. Anh đã trải qua những mối tình, được mất, cuộc sống cũng thành bại, đây đó. Cao nguyên châu Mộc không còn sự tinh khiết, trinh nguyên và hoang sơ của ngày xưa, mang vẻ đẹp mộc mạc của cô gái quê pha chút rung núi, còn bây giờ có vẻ đẹp của sự kiến tạo, kiểu vẻ đẹp của thiếu phụ biết son phấn ăn diện và làm dáng. Non sông thay đổi là thường tình, nhưng lòng anh thì đã đằm một châu Mộc xưa cũ rồi.
                                      Mươi năm gần đây, do tính chất công việc, năm nào anh cũng ngang qua vùng đất thảo nguyên này vài ba lần. Cũng có đêm ngủ lại, cùng đó là các cuộc rượu say nghiêng ngả. Nhớ có lần, trong một tiệc vui, anh có khoe, mình đã từng thực tập ở đây, rằng này nọ. .. Chuyện sinh ra chuyện, có một cậu thanh niên điển trao nhận vui, bảo:” Này bố…có khi bố là bố đẻ của con đấy… Ngày xưa, bố thực tập ở đội ấy chứ gì, mẹ con cũng là công nhân ở đội ấy đấy… Tính thời gian bố ở đấy, so với tuổi con hiện nay, rất có thể, con là con rơi của bố, bố ơi !...”. Rồi cứ một lần gọi “Bố”, cu cậu lại chuốc anh một chén rượu. Hăng lên, anh cũng gọi cậu ta là “con”, rồi cả tiệc cụng ly, reo hò rôm rả, bảo chúc mừng cho bố con nhận nhau. Lúc say, cu cậu rụi đầu vào vai anh lè nhè: “Bố ơi, bố còn miếng đất nào ở Hà Nội không? Bố cho con nhé… Con sẽ đưa mẹ con về dưới ấy… sống cả đời trên này,…chán lắm rồi, bố ạ… Cho bõ cái công, bố bỏ rơi hai mẹ con ngần ấy năm trời…”. Anh say, cứ ầm à cho qua chuyện. Cu cậu nhè nhè: “Hay là…Bố sợ con đòi đất à?... Thôi, đất cát, chuyện ấy tính sau… Hôm nay, nhân bố con mình gặp nhau,… bố là bố cứ kỷ niệm thằng con giai bố quả máy ảnh G11 này,..”. Miệng nói, tay cu cậu giằng giằng chiếc máy ảnh đeo lủng lẳng trước ngực anh. Chuyện vui là vậy, nhưng anh cũng đã ngầm hỏi đây đó, xem còn dấu tích gì của Lan không. Nghe đâu, cô lấy chồng vài năm sau đó, giờ nhà cửa con cái ở đấy, cũng gần nơi đội sản xuất cũ. Giờ đây, nông trường sản xuất tập trung xưa cũ không còn, thay vào đó là công ty cổ phần, đât đai, nương chè, đồng cỏ, bò sữa đều giao khoán hộ. Chuyện về cô nghe vậy, song chẳng rõ thực hư, nhưng thời gian quá lâu, nên giờ đây nghĩ lại, chỉ chút xao lòng, nhẹ như một tiếng thở dài…
                                      Khó ngủ lại hay dậy sớm. Sáng ra, anh tỉnh ngủ, kéo của kính phòng nơi tầng cao khách sạn, nhìn ra xa. Vẫn còn đó những cánh đồng chè, nhưng nhà cửa đã san sát. Cứ tốc độ này, nếu không gìn giữ, thì chẳng mấy Châu Mộc sẽ mất đi thứ quý nhất, ấy là khí hậu cao nguyên đặc trưng, sương mù và se lạnh ngay giữa mù hè. Anh nhìn quanh quất, thử tìm hướng đi vào đội sản xuất năm xưa anh thực tập. Anh mất phương hướng bởi giờ đây chẳng còn gì dấu vết xưa. Cảnh thay thì người cũng đổi là thế.
                                      Sau bữa ăn sáng, anh cán bộ địa chính đến khách sạn, đón đoàn của anh đi thăm khu di tích Trung đoàn Tây Tiến mới được xây dựng vài năm nay. Rồi nữa, ghé thăm thác Giải yếm, một thác nước rất đẹp đang được khai thác thành khu vui chơi giải trí. Gần trưa, cậu cán bộ địa chính mới đưa Quân đi tìm đất mua làm trang trại. Loanh quanh vài ba chỗ, Quân xem có vể không thích. Định thôi thì chợt anh cán bộ địa chính nhớ ra, dẫn mọi người loanh quanh một hồi nữa, đến một khu vườn trại, phía trước là tường cao, có cồng ra vào chắc chắn. Người chủ bán đất vưa kịp phóng xe máy đến, dẫn Quân và cậu địa chính vào xem đất vườn. Nắng lên, mệt vì đêm qua mất ngủ, anh ngồi lại trong xe, lim dim ngủ. Chợt anh nghe tiếng người nói to, choàng tỉnh. Nhìn ra, trước cổng vườn, Quân và anh địa chính đang nói chuyện với nữ chủ vườn. Nhìn kỹ, anh ngây người bởi cô chủ giống Lan quá. Lúc nãy, cô mặc áo chống nắng, kính râm và mũ bảo hiểm che kín nên anh không tường mặt. Có lẽ nào là Lan, cô công nhân anh quen biết ngày nào? Người thì giống, tính độ già đi sau từng ấy năm cũng tương đồng. Duy chỉ có tên thì không đúng. Anh nghe rõ cậu địa chính gọi chủ vườn là Linh. Còn cô, tên Lan, và gọi theo tên tục là Lang, đâu phải là Linh. Không phải chăng? Hay cô lại đổi tên? Hoặc giả, vì lý do nào khác nữa?
                                      Anh chộn rộn, khó tả. Chưa định thần, thì mọi người chào chia tay nhau và cô chủ đóng cổng khuất vào bên trong. Trở lại xe, Quân khen đất được, nhưng mua hết thì nhiều tiền quá. Quân phân vân, bảo sẽ rủ người chung vốn mua cả khu vườn trại, rồi vui miệng rủ anh. Hay là, anh nảy ý định, nếu Quân quyết, anh sẽ chung mua. Biết đâu, gặp lại, đúng là cô ấy?...
                                      Ngày ấy, anh không quên Lan. Sau đêm đó, chừng hơn nửa tháng, nhóm của anh rút về Nông trường Bộ, thị trấn Nông trường ngày nay. Có lần, trước khi về xuôi, anh và mấy đứa bạn thân rủ nhau đi thăm bản người Mông. Bọn anh đi nhờ được xe tải của quân đội. ngang qua đó, song lúc về, phải đi bộ, anh nán lại, tranh thủ ghé vào thăm. Chỉ gặp Duyên và Hương, còn Lan lại ra chơi thị trấn thăm nhà người quen từ sang, chưa về. Không gặp lại cô, anh buồn, không hẳn vì nhớ nhung tức thì, song ít nhiều, anh và cô có điều riêng với nhau để mà nhớ mãi về sau…
                                      Kết thúc đợt thực tập, anh cũng không gặp lại Lan. Thực lòng, anh e ngại và chưa đủ sức mạnh tình cảm để một mình trở lại đó, chia tay riêng với cô. Khi về trường, anh có viết vài bức thư gửi lên, trong đó có thư cho Lan. Và cũng chỉ riêng cô hồi đáp thư  anh. Thư ngắn gọn, nét chữ to tròn, ngồ ngộ. Nội dung, tình cảm chung chung và có gì đó xã giao, anh cố tìm nhưng không thấy chút gì riêng tư ở đó. Và câu chuyện chấm dứt, khi anh gửi cô thư nữa, nhưng không có hồi đáp. Cũng có thể, anh tốt nghiệp ra trường, nên thư cô gửi lại thất lạc chăng? Và rồi, trước khi nhận quyết định vào Nam công tác, anh gặp lại người bạn học cũ ở Hà Nội, là giáo viên đi nhận công tác ở một trường học gần quê anh. Anh đi xa, để lại sau lưng, một người mẹ già, và một mối tình với người bạn giáo viên ấy…
                                      Rồi anh cũng thất bại trong chuyến đi xa và mối tình để lại. Lại những cuộc kiếm tìm mới, anh lập gia đình khi đã cứng tuổi. Thi thoảng, anh vẫn nghĩ đến cô, phảng phất như một một lặng buổn xưa cũ…
                                      Giờ gặp lại nhau ư, rất có thể là vậy? Nhưng chẳng để làm gì, anh còn nhớ đến cô, song chắc gì cô còn nhớ đến anh.
                                      Hay chăng, cứ để câu chuyện cũ là một ký ức đẹp và buồn!... ./.
                             
                             
                             
                             
                            #44
                              tamvanvov 07.01.2019 10:38:23 (permalink)
                              Ngày xưa, Thụy Khuê có một căn phòng…
                               
                              Căn phòng ấy rộng vừa 9 m2, ở khu tập thể P16 Thụy Khuê, Hà Nội. Nó thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp tồn tại từ hơn ba chục năm trước. Vậy đâu phải là quá vãng “ngày xưa”, nhưng tôi vẫn gọi thế, là bởi, cái quá khứ ấy, đáng xem như chuyện của ngày xưa !...
                              Căn phòng rộng vừa 9 m2 ấy là nơi ở nhà báo Trịnh Bá Ninh.
                              Về nhà báo Trịnh Bá Ninh, tôi đã nhiều lần nhắc đến tên anh, trong những câu chuyện của tôi. Thiết tưởng, cũng nên nhắc lại đôi chút, để bạn đọc lưu tâm nhà báo nổi tiếng này. Nguyên là, nhóm ba người, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà báo Trịnh Bá Ninh, và tôi, là bạn học thời phổ thông với nhau, lứa học cấp 3 thời cuối cùng của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ (1972-1975). Trần Đăng Khoa và Trịnh Bá Ninh cùng học ở Trưởng cấp 3 Nam Sách (Hải Dương), cho đến khi, được tập trung về Trường cấp 3 Hồng Quang, thị xã Hải Dương (cũ) để luyện thi, kỳ thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (hệ 10/10) toàn miền Bắc (tháng 4.1975), thì có thêm tôi, và Việt An (Nguyễn Xuân Sinh), cùng một số người khác nữa. Sau này, thân thành nhóm riêng với nhau cho đến giờ, chỉ có 4 người (Trần Đăng Khoa-Trịnh Bá Ninh-Nguyễn Chu Nhạc- NguyễnViệt An).
                              Trở lại câu chuyện căn phòng 9 m2 ở khu tập thể Bộ Nông nghiệp P16 Thụy Khuê, chỗ chiu ra chiu vào của nhà báo Trịnh Bá Ninh. Số là, sau khi chia tay nhau ở Đội tuyển học sinh giỏi văn lớp 10 của tỉnh Hải Hưng (cũ), Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngay, còn lại chúng tôi trở về trưởng mình, ôn thi tốt nghiệp, đúng vào những ngày tháng hào hùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh, tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đại thắng mùa xuân 1975. Tôi và Trịnh Bá Ninh học Đại học Nông nghiệp, Việt An theo học chuyên ngành Điện. Khi tốt nghiệp, tôi nhận quyết định vào tỉnh An Giang công tác, Việt An thì nhập ngũ và được điều vào đơn vị phụ trách điện của sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, riêng Trịnh Bá Ninh được tuyển dụng về công tác ở Báo Nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp) và trở thành người làm báo chuyên nghiệp rất sớm. Còn Trần Đăng Khoa thì vẫn mải miết việc quân, chuyển tiếp qua nhiều đơn vị, cả khi theo chân các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam, giải phóng Campuhia khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ.
                              Vậy là, những tháng năm ấy, trụ lại thủ đô và công việc tương đối ổn định là Trịnh Bá Ninh, còn ba chúng tôi đều phiêu dạt phương xa. Và đương nhiên, Trịnh Bá Ninh trở thành một cây cọc đóng trụ, để ba chúng tôi và một số bạn bè khác nữa tìm đến, mỗi khi về Hà Nội.
                              Để có được căn phòng riêng vừa 9 m2 đó, Trịnh Bá Ninh cũng khá vất vả về chỗ ăn ở. Ngày ấy, khó khăn mọi bề, ăn thiếu, mặc thiếu, nhưng khổ nhất là ở thiếu. Khu tập thể dành cho cán bộ nhân viên các bộ ngành trung ương ở Hà Nội rất ít, nên nhiều người không có nhà riêng, hoặc gia đình ở Hà Nội, thì ở tập trung vài ba người một tại khu tập thể cơ quan. Vẫn không đủ, nhiều người ở luôn phòng làm việc, đêm nằm bàn cơ quan. Trịnh Bá Ninh cũng vậy, anh ở luôn tại Tòa soạn báo ở cơ quan Bộ, số 5 Ngọc Hà. Một thời gian, anh được về tá túc chung trong một căn phòng rộng chừng gần ba chục m2 trên tầng 2 khu P16 Thụy Khuê, với hai nhà báo đàn anh là ông A và anh T. Đang nằm bàn cơ quan, được như vậy, với Trịnh Bá Ninh là hạnh phúc lắm rồi… Ở căn phòng chung rộng rãi, nhưng đâu được thoải mái, vì ở chung mấy người, thêm nữa, ông A rất khó tính, hay càu nhàu và dạy bảo “Các cậu trẻ, phai thế này…thế nọ”… Chỉ vào chủ nhật, ông A về thắm gia đình ở Hưng Yên, còn anh T thì thăm vợ con đâu như Bắc Ninh, thì cánh bạn bè của Trịnh Bá Ninh mới kéo đến đấy bày vẽ nấu nướng, ăn uống, nhưng chiều là phải dọn dẹp sạch sẽ tinh tươm. Cứ thế một thời gian, Trịnh Bá Ninh chuẩn bị cưới vợ, là cô M, một nhân viên hành chính của Tòa soạn, sau một hồi dàn xếp, căn phòng chung ấy được ngăn bằng vách cót ép thành hai phần, vừa 9 m2 phía đầu hổi, có cử đi riêng cho đôi vợ chồng sắp cưới, còn lại phần rộng gấp đôi hai người A và T ở chung. Ôi thật hạnh phúc xiết bao. Chỉ 9 m2 riêng tư, ấy là niềm mơ ước của nhiều người ở vào thời ấy rồi.
                              Cũng cần phải thêm đôi chút về gốc rễ của khu nhà P16 Thụy Khuê này. Đây là một khu rất rộng, bên số chẵn đường Thụy Khuê, tức là về phía Hồ Tây. Cổng chính vào, chia ra làm 2 khu, bên phải là dãy Nhà khách của Bộ Nông nghiệp, 3 tầng, khá khang trang, còn bên phải là khu tập thể của Bộ. Cùng là kiến trúc kiểu Pháp và từ thời Pháp, song khu nhà khách là kiến trúc nhà ở, còn khu tập thể bên trái chỉ có 2 tầng, tầng trệt nguyên là chuồng nuôi ngựa, còn tầng trên là nhà ở cho những người chăn nuôi ngựa. Thời Tây, đầu thế kỷ 20, chính phủ bảo hộ Pháp đóng ở khu Quảng trường Ba Đình, nên P16 Thụy Khuê, chính là Trại ngựa phục vụ cho các quan Tây. Sau này, khi Bộ Nông nghiệp đóng trụ sở ở số 5 Ngọc Hà, kế bên Bách Thảo, nên lấy toàn bộ khu P16 Thụy Khuê làm Nhà khach và khu tập thể cho Bộ mình.
                              Cơ ngơi vừa 9 m2, ấy là cơ đồ giang sơn của nhà báo Trịnh Bá Ninh, nếu chỉ riêng vợ chồng anh ở với nhau thì đâu có gì đáng nói. Cái chính là, đây là nơi đi lại, tá túc của không biết bao nhiêu người thân và quen biết với cặp vợ chồng này. Họ hàng an hem ruột thịt thì đủ hai bên quê, nhà Trịnh Bá Ninh ở Nam Sách (Hải Dương), nhà M ở Ứng Hòa (Hà Tây); bạn bè của Ninh thì có tôi, nhà Trần Đăng Khoa, nhà báo Nguyễn Sỹ Bình, và nhiều bạn bè cùng lớp với anh hồi Đại học Nông nghiệp … thêm bạn bè của M cũng lắm.
                               
                               
                               
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 8 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 108 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 6 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9