chứng vô sinh
Asin 16.09.2003 07:16:58 (permalink)
Vô sinh

Vô sinh được định nghĩa là một cặp vợ chồng sau khi lập gia đình một năm, không sử dụng một biện pháp tránh thai nào, mà vẫn không thể có thai và sinh con được. Thường đến khi đó, người ta mới bắt đầu thăm dò nguyên nhân chậm có thai.

Ước tính chung, có khoảng 10% các cặp vợ chồng là có vấn đề về vô sinh. Theo FIGO 1990, vô sinh nguyên phát chiếm khoảng 3%, tuy nhiên các yếu tố gây vô sinh thứ phát có thể làm tỉ lệ này tăng lên đến 30%. Tỷ lệ vô sinh thay đổi tùy theo xã hội. Ở Việt Nam, theo những số liệu điều tra dân số từ những năm 80, có khoảng 7 đến 10% các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ bị vô sinh. Tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng cao vì người phụ nữ ngày càng lập gia đình muộn hơn, trong khi đó tuổi dễ có thai nhất là từ 20 đến 24 tuổi, quá 35 tuổi người phụ nữ khó có thai hơn nhiều.

Vô sinh là một bi kịch trong đời sống của người phụ nữ. Mặc dù vấn đề này không ảnh hưởng đến tính mạng hay thể chất con người. Người phụ nữ vô sinh phải chịu một tổn thương rất lớn về tâm lý khi không thể thực hiện được thiên chức làm mẹ, ngay cả khi nguyên nhân vô sinh thuộc về người chồng. Quyền được làm mẹ là quyền thiêng liêng của mỗi người phụ nữ bất chấp chủng tộc và nơi sinh sống.

Tại Việt Nam, do một số điều kiện khách quan và chủ quan trong nhiều năm qua, vấn đề hiếm muộn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức, nhưng ngày càng trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình.

Vô sinh còn là một trong những vấn đề hàng đầu trong chiến lược về Sức khỏe sinh sản của Tổ chức Y tế Thế giới. Dự phòng và điều trị vô sinh hoàn toàn không đối lập với Kế hoạch hóa gia đình (KHHGÐ) vì mục đích cuối cùng của chương trình KHHGÐ là đem lại cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc cho mỗi gia đình. Trên quan điểm này, việc dự phòng và điều trị vô sinh được xem là một bộ phận của chương trình KHHGÐ.

Nguyên nhân:
Trong các nguyên nhân dẫn đến vô sinh, nguyên nhân do vòi trứng chiếm tỷ lệ lớn vì tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục cao, có thể là do phong tục tập quán, điều kiện khí hậu và thói quen sinh hoạt.. Mặt khác, việc nạo phá thai và đặt dụng cụ tử cung không đảm bảo vô trùng cũng là những yếu tố góp phần là gia tăng tỉ lệ vô sinh thứ phát.

Theo số liệu năm 1996, tại BV Phụ sản Từ Dũ, trong số 11.481 cặp vợ chồng đến khám và điều trị vô sinh, có 33,4% trường hợp vợ bị tắc vòi trứng, 22,6% trường hợp chồng có tinh trùng yếu hoặc ít, 3,8% vô sinh không rõ nguyên nhân
Vô sinh do nam
-khoảng 30 -40%

Không rụng trứng
-khoảng 20 -40%, tùy theo lứa tuổi

Vòi trứng tắc nghẽn
-khoảng 30 -40%

Lạc nội mạc tử cung
-khoảng 10 -20%

Do cổ tử cung
-khoảng 5%

Không rõ nguyên nhân
-khoảng 10%
< Edited by: casanova -- 9/16/2003 3:25:33 AM >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9