Mấy băn khoăn về động đất?
Mấy băn khoăn về động đất?
Tôi không phải là nhà khoa học nhưng cũng có những băn khoăn chính đáng . Không lẽ con người lại bó tay về dự báo động đất, đây đó trên trái đất nhiều mạng người bị chôn vùi mà không hề hay biết trước.
Tôi có những thắc mắc, thoạt đầu rất ngại đưa lên blog vì sợ người ta trách mình kêu ngạo. Thỉnh thoảng thấy động đất nơi này nơi nọ cảm thấy thật nao lòng, biết mình không đủ giải quyết chuyện "trời đất", hay là mình viết ra đây để chia sẻ bớt đi phần lo toan nào đó. Biết đâu mình đúng...
Bạn hãy quan sát lại một số chuyện thường tình sau đây. Khi đi mua trái đất ở nhà sách về, bạn xoay xoay nó mới quay. Nghĩa là bạn có tác dụng một lực vào nó mới xoay và duy trì lực đó thì nó sẽ xoay mãi. Điều đó là đương nhiên phải không? Bạn cũng thừa biết, nếu lấy một cuộn chỉ quấn quanh trái đất kéo nhè nhẹ đều đều, nó sẽ xoay theo lực kéo từ cọng chỉ. Và nếu như cái bàn trơn trái đất tự xoay và đánh một vòng theo chiều bạn kéo. Điều đó cũng đương nhiên phải không?
Bây giờ, bạn lấy một vật gì đó ghim chặt vào trục không cho trái đất xoay nữa, bạn vẫn tiếp tục kéo cọng chỉ thì nó sẽ lao về phía bạn. Điều đó, nghĩa là trái đất không tự xoay thì nó sẽ bị mặt trời nuốt chững từ lâu rồi, cũng đương nhiên phải không? Các nhà khoa học cũng như bạn đã học, rằng đó là lực vạn vật hấp dẫn phải không?
Vậy rõ ràng trái đất tự quay và quay quanh mặt trời là do mặt trời hút lấy, điều này cũng chẳng có gì mới mẻ ai cũng biết. Nhưng từ khi được học và được các nhà khoa học giải thích trái đất tự xoay và quay quanh mặt trời cảm giác như họ cũng chỉ để ý đến đó, còn lực mặt trời tác động vào từng điểm trên trái đất như thế nào thì ít nghe nói đến. Khi bạn kéo cọng chỉ đang quấn quanh trái đất là có điểm tựa níu vào đâu đó trên mặt trái đất, thì mặt trời cũng vậy, nó cũng níu kéo trái đất đâu đó về phía mình. Các mảng lục địa chắc chắn có chịu bởi lực kéo này, nghĩa là lực hút mặt trời có tác động đến động đất.
Nhưng các mảng lục địa trôi được các nhà khoa học cho là từ lực nội tại của trái đất, lực đó có từ phản ứng nhiệt hạch trong lòng đất. Bằng chứng là núi lửa phun trào và làm cho các đường đứt gãy trượt lên với nhau sinh ra động đất. Giả thuyết này cũng đúng nhưng cũng có những thắc mắc rằng, nếu như nội lực trong lòng đất ắt phải có một phản lực làm điểm tựa tương xứng mới đẩy dung nham lên mặt trái đất. Nghĩa là ta muốn đẩy vật đi thì phải tì một chỗ nào đó cho thật chắc mới đẩy vật đi được. Vậy nghĩa là chỗ nào phun trào thì đối xứng với nó phải có một chỗ phun trào giống như vậy- Điều này ít thấy xảy ra, hay là phản ứng nhiệt hạch trên lõi trái đất và đồng thời lõi trái đất làm điểm tựa?
Trở lại vấn đề về lực hấp dẫn từ mặt trời làm trái đất tự xoay và xoay quanh mặt trời, níu kéo vào các mảng lục địa. Lục địa bị kéo hơi phình ra và giảm xuống tạo ra các lực kiến tạo trên trái đất hằng ngày, hằng đêm và duy trì như vậy từ khi khai thiên lập địa tới nay. Đó là trên bề mặt trái đất, vậy nó có tác động đến lõi của trái đất không? Nếu tác động thì nó sẽ như thế nào? Còn đối với tôi trong lõi trái đất cũng bị tác động: Khi lõi trái đất bị tác động, nó sẽ trở thành pít- tông đẩy dung nham nóng chảy lên bề mặt trái đất tạo núi lửa. Trái đất cũng thế, khoảng rỗng của trái đất sẽ bị dồn nén ở khắp nơi, tìm điểm yếu nào nó sẽ phun trào (tựa như trái banh bơm đầy hơi nó sẽ bị dồn nén ở mọi điểm, khi có điểm yếu nào nó sẽ bể). Các điểm khác có thể chưa đủ lực nhưng nó đang bị xé, hoặc là vừa rời đi ra khoảng xa mặt trời làm cho lực hấp dẫn giảm lại, hoặc là đã phun trào ở nơi nào đó rồi làm cho lực đẩy các nơi khác giảm xuống. Các nhà khoa học đã tính toán được lực tác động của mặt trời, vậy thiết lập vài phương trình thì ra...
Nói ra nghe cũng dễ, không lẽ mình dự đoán được động đất sao ta? Việc tính toán mới khó, nhưng việc đó để các nhà khoa học họ làm. Tôi là một người viết văn bấy lâu không có bài nào ra hồn. Phải có gì đó thay đổi cho bài viết mình mới lạ, và đây là bài viết mà mình thấy có tâm hồn nhất. Tôi sẽ gửi bài này vào báo Công đoàn của công ty tôi và dặn rằng đừng để ý tôi là nhà khoa học làm gì, mà để ý tới cái tâm của bài viết. Vì tôi là nhà văn mà...Khi quan tâm đến cả nhân loại, thì tôi lại quan tâm đến nơi họ cư trú. Nguyễn Công Liệt. TB: Sau khi đọc thấy tin động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, khó lòng không xao xuyến. Tôi hơi hoang mang không làm việc nào khác được, nên có mấy suy nghĩ liên quan về động đất là vậy.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: