Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 12 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 175 bài trong đề mục
Huyền Băng 28.09.2005 23:31:39 (permalink)
Lần này ông được quẻ Khảm ䷜ biến ra quẻ Tỉnh ䷯ , động hào 3; lời đóan là nên viết lời giới thiệu vì Kinh dịch như một cái giếng cổ, hư hỏng bùn lấp cả rồi, nhưng có thể sửa sang lại mà dùng được.

Ông thấy như vậy, hai lần bói đều có ý nghĩa cả, bảo: “Nếu một người trần mắt tục nào đó mà trả lời tôi hai lần như vậy , thì tôi, một nhà chuyên về thần kinh học, cũng phải nhận rằng người đó có tinh thần lành mạnh”. Không những vậy, ông còn phục người đó sao mà thấu 9dược nỗi do dự, nghi ngờ thầm kín của ông nữa, nghĩa là đi sâu được vào tiềm thứccủa ông.

Do đó Jung tin bói Dịch, cho môn đó là một phương tiện rất mới để dò xét cõi tiềm thức của con người.

Raymond de Becker trong lời giới thiệu bản dịch Kinh Dịch củaCharles de Harley (lần tái bản năm 1970) cũng nghĩ như Jung. Nếu người xin quẻ thật tĩnh tâm, tập trung tư tưởng vào điều mình muốn hỏi, thì quẻ cho biết được sự diễn biến của tính thế từ trước tới sau có thể sẽ ra sao, và tự mình lựa lấy một thái độ torng mỗi tình thế, tùy thái độ đó mà có thể thay đổi một phần nào sự diễn biến của tình thế được. Đó là cái ích lợi của bói Dịch về sự tìm hiểu tâm lý bề sâu (psychologie des profonders), tức tìm hiểu cõi tiềm thức.
Ông hco rằng bói Dịch không bao giờ bảo việc nhất định sẽ xẩy ra như thế này, hay thế khác, mình không sao thay đổi được (1). Nếu 2 lần bói về một việc thì hai quẻ tất sẽ khác vì lần sau tâm trạng của người bói và tình thế ở ngòai đều thay đổi rồi.

* *
*


Tóm lại, theo hcỗ chúng tôi thấy thì tới nay ở phương Tây có ba xu hướng trong việc nghiên cứu Kinh Dịch:
- Xu hướng tìm hiểu đạo lý Trung Hoa, như J. Legge, R.Wilhem.
- Xu hướng tìm những cái ngẫu hợp giữa Kinh Dịch và các khoa học ngày nay, như Leibniz, Z.D Sung.
- Xu hướng chỉ coi Kinh Dịch là một sách bói, Một hạng người như Alfred Douglas, J.Lavier theo đúng cách bói và đóan của Trung Hoa mà không phát kiến được gì; một hạng nữa như C.Jung, R. de Becker coi bói dịch là một cách đi sâu vào tiềm thức con người. Chính hạng học giả sau cùng này có công phát huy Kinh Dịch nhất, hoặc cho Kinh dịch một bộ áo mới mẽ nhất. Họ chỉ mới vạch cái hướng đi, chưa nghiên cứu gì được nhiều. Nhưng chúng ta nên theo dõi công trình của họ, có thể trong dăm ba chục năm nữa, chúng ta sẽ được biết thêm nhiều điều rất mới.

CHƯƠNG IV
THUẬT NGỮ VÀ QUI TẮC CẦN NHỚ


THUẬT NGỮ:

Dịch là một môn học có một số thuật ngữ và qui tắc mà chúng ta phải nhớ cũng như nhớ các định nghĩa, định đề của môn hình học.

Trong mấy chương trên, độc giả đã gặp vài ba chục thuật ngữ mà tôi xin kể lại dưới đây:
    Lưỡng Nghi
    Tứ tượng
    Bát quái:
    Càn
    Khôn
    Ly
    Khảm
    Cấn
    Đóai
    Chấn
    Tốn
    Tiên thiên bát quái
    Hậu thiên bát quái
    Đơn quái
    Trùng quái
    Thuần quái
    Hỗ quái
    Nội quái
    Ngọai quái
    Cách vạch và xét trùng quái: từ dưới lên.
    Cạch gọi tên thành phần trùng quái: từ trên xuống.

    Hào:
    Dương (cũng gọi là hào thực)
    Âm (cũng gọi là hao hư)
    Lẻ (tiếng Hán gọi là cơ)
    Chẳn (tiếng Hán gọi là ngẫu)
    Sơ.
    Thượng
    Bạn lại nên nhớ thế nào là :
    Hà đồ
    Lạc Thư
    Thóan (sóan)
    Tượng
    Từ (như thóan từ)
    Truyện (như đại tượng, tiểu tượng truyện)
    Có tất cả mấy truyện, tên và nội dung mỗi truyện.

    Tôi đã để trắng cả hàng, sau mỗi thuật ngữ, để nếu bạn quên nghĩa thì tìm lại ở những trang trên rồi hoặc ghi số trang hoặc tóm tắt định nghĩa vào chỗ để trắng, cho dễ tìm, dễ nhớ.

    *

    Trong chương này tôi sẽ giảng thêm một số thuật ngữ và ít qui tắc chính của môn Dịch học.

    Hào cửu – Hào lục.

    Trong một trùng quái, hào dương (vạch liền) còn lại là hào cửu.
    Hào âm (vạch đứt) còn gọi là hào lục.
    Ví vụ: quẻ Thủy hỏa Kí tế và quẻ Hỏa thủy vị tế:
    Thủy hỏa Kí tế
    __ __ Thượng lục.
    _____ Cửu ngũ
    __ __ Lục tứ
    _____ Cửu tam
    __ __ Lục nhị
    _____ Sơ cửu

    Hỏa thủy vị tế:
    _____ Thượng cửu
    __ __ Lục ngũ
    _____ Cửu tứ
    __ __ Lục tam
    _____ Cửu nhị
    __ __ Sơ lục

    Những chữ cửu và lục hai quẻ torng đó không có nghĩa là 9, 6 mà chỉ có nghĩa dương, âm.
    Hào dưới cũng là quẻ Kí Tế và quẻ Vị Tế (cũng như mọi quẻ khác) gọi là hào sơ (tức hào đầu tiên), nhưng bên Kí Tế, nó là hào dương, nên gọi là Sơ cửu (nghĩa là hào sơ mà là dương); còn bên Vị Tế, nó là hào âm, nên gọi là sơ lục (nghĩa là hào sơ mà là âm).
#31
    Huyền Băng 30.09.2005 00:32:43 (permalink)
    Hào thứ nhì từ dưới lên, gọi là hào nhị, bên Kí Tế nó là âm cho nên gọi là Lục Nhị; còn bên Vị Tế nó là hào dương, nên gọi là Cửu nhi.

    Hào trên cùng, gọi là hào thượng, bên Kí Tế nó là hào âm, nên gọi là thượng lục; còn bên Vị Tế, nó là hào dương, nên gọi là thượng cửu.

    Các hào khác cũng vậy, cứ gặp chữ cửu thì bạn đổi ngay là ra dương, gặp chữ lục thì đổi ngay ra là âm.

    Do lẽ chữ lục trong các hào đã có nghĩa là âm rồi, nên hào trên cùng, tức hào thứ sáu không gọi là lục (sáu) nữa, mà gọi là thượng cho khỏi lầm.

    Sự gọi tên hào như vậy rắc rối cho những người mới đọc Kinh Dịch, cho nên trong phần sau (dịch các quẻ) chúng tôi không dùng, mà gọi là hào 1, hào 2, 3, 4, 5, 6 cho dễ hiểu. tuy nhiên, độc giả có thể đọc các sách khác về Kinh Dịch , nên không thể không biết nghĩa hai thuật ngữ cửu, lục đó được.

    Nhưng tại sao hào dương lại gọi là dửu, hào âm lại gọi là lục? Có 3 thuyết, tôi chỉ xin dẫn thuyết thông dụng nhất.

    Hệ từ thượng truyện, Chương 9 bảo dương (trời) có năm số: 1, 3,5, 5, 9 (đều lẻ cả), âm (đất) có năm số: 2, 4, 6, 8, 10 (đều chẳn cả).
    Dương thì kể thuận: ba số sanh là 1, 3, 5 hai số thành là 7, 9.
    Âm thì kể nghịch (từ số 10 lên ngược lên tới số 2): ba số thành là 10, 8, 6, hai số sanh là 4, 2.

    Vậy số thành cuối cùng dủa dương (lão dương) là 9, mà số thành cuối cùng của âm (lão âm) là 6; do đó gọi dương là cửu, gọi âm là lục, chứ không phải cửu là hào thứ 9, lục là hào thứ 6.

    Thuyết đo đúng hay không, tôi không biết; mà nhớ hay quên, tôi cho là cũng không quan trọng.

    Dụng cửu – Dụng lục:
    Riêng quẻ Thuần càn, ngòai sáu hào, còn có hào (?) dụng cửu; và riêng quẻ Thuần khôn, ngòai sáu hào, còn có hào (?) dụng lục. Chúng tôi ghi lại đây, và để qua phần sau, khi dịch hai quẻ đó sẽ xét mới dễ hiểu được.

    Tứ Đức: Đọc các quẻ torng phần sau, chúng ta sẽ gặp những chữ này: nguyên, hanh, lợi, trình, mà Chu Dịch gọi là tứ đức, có thể hiểu là bốn đặc tính của các quẻ.
    Nói là của các quẻ, nhưng theo Tiền Cơ Bác trong cuốn Chu Dịch giải đề cấp kỉ độc pháp (Thương vụ ấn thư quán) thì chỉ có 7 quẻ có đủ tứ đức, còn những quẻ khác thì chỉ được 3 đức hoặc 2 đức hoặc 1 đức, có khi không đựoc đức nào. Mà trong y quẻ có đủ tứ đức chi duy có quẻ càn là bốn đức được hòan tòan, còn sáu quẻ kia tuy cùng có tứ đức mà bị hạn chế ít nhiều, nghĩa là phải có điều kiện nào đó, gặp hòan cảnh nào đó mới có được đức nào đó.

    a) Ý nghĩa thông thường của tứ đức đó như sau:
    Nguyên là đầu tiên, lớn, trùm mọi điều thiện.
    Hanh là hanh thông, thuận tiện, tập hợp các điều hay.
    Lợi là nên, thỏa thích, hòa hợp các điều phải.
    Trinh là chính, bền chặt, gốc của mọi việc.

    b) Dưới đây tôi ghi thêm một số ý nghĩa khác. Xét theo đạo người thì nguyên thuộc về đức nhân, hạnh thuộc về đức lễ, lợi thuộc về đức nghĩa, trinh thuộc về đức trí.
    Đó là quan niệm của nhà Nho.

    c) Riêng về quẻ Càn (Trời) thì có nhà cho rằng nguyên thuộc về mùa xuân (phát sinh vạn vật), hanh thuộc về mùa hạ (vạn vật nảy nở), lợi thuộc về mùa thu (vạn vật thành thục), trinh thuộc về mùa đông (vạn vật đạt tới kết thúc tốt đẹp)
    Phùng Hữu Lan trong Tâm Lý họcđã phát huy thêm quan niệm đó mà cho Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là bốn trình tự trong sự diễn tiến của Càn, hay là cái động lực vận hành tạo nên sinh mệnh:
    “Nguyên là đầu, trỏ cái khởi đọan phát động của sinh mệnh, nghĩa là cái trạng thái của vật khi bắt đầu vào cuộc sống.
    Hanh là hanh thông, là thông đồng, Khi sinh mệnh của vật đã hiển nhiên trong thực tề, tương thông với ngọai giới thì trạng thái của nó lúc đó gọi là hanh.

    Lợi là thuận lợi, là trạng thái của sinh vật khi tương thông với ngọai giới, nó đã thích ứng được với hòan cảnh.

    Trinh là thành tựu hẳn hỏi, tức là trạng thái của sinh vật vì thích ứng được với hoàn cảnh một cách thuận lợi mà đã hình thành một cách tốt đẹp (Đại cương triết học Trung Quốc – Thượng – trang 170 – Cảo thơm)

    d) Tào Thăng trong Chu Dịch Tân Giải (sách đã dẫn) cũng giải nghĩa đại khái như vậy, nhưng cho nguyên hanh lợi trinh chẳng phải chỉ là trình tự hình thành của sinh mệnh, mà của cả vũ trụ kia. Ông bảo:
    “Nguyên là hồi càn và khôn mới giao nhau chứ chưa biến hóa.
    Hanh là lúc càn, khôn đã giao với nhau rồi mà thôngvới nhau.
    Lợi là lúc càn, khôn điều hòa nhau mà biến hóa.
    Trinh là giai đọan càn không đã biến hóa xong rồi và định vị”
    Theo Cao Hạnh trong Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú thì tất cả những cách giải thích kể trên đều là của người sau cả, chứ mới đầu, Kinh Dịch chỉ dùng để bói thì ý nghĩa nguyên hanh lợi trình khác hẳn:

    đ) Nguyên là lớn, Hanh tức là chữ hưởng. Người xưa khi cử hành một cuộccúng tế lớn (d8ại hưởng chi tế), bốc sư gặp quẻ Càn thì chép là nguyên hưởng (hưởng lớn).
    Lợi, trinh [ ] tức là lợi chiếm [ ] . Bốc sư gặp quẻ càn thì cho là làm việc tất có lợi, cho nên chép là lợi trinh.
    Trong phần Dịch, chúng tôi theo cách giải thích a thông thường nhất.
    Cát (một quẻ cát) nghĩa là tốt lành.
    Hung ngược lại với cát, xấu nhất
    Hối là lỗi, ăn ăn.
    Lận là lỗi nhỏ, tiếc.
    Vô cữu là không có lỗi hoặc lỗi không về ai cả.
    #32
      Huyền Băng 01.10.2005 04:43:23 (permalink)
      QUI TẮC


      Ý nghĩa và tương quan của nội, ngọai quái:

      Mỗi trùng quái tuy gồm hai đơn quái chồng lên nhau, nhưng chỉ diễn tả một tình trạng, một sự việc, một biến cố hay một hiện tượng; vậy nội quái và ngọai quái có tương quan mật thiết với nhau.

      Tương quan đó ra sao? Có hai thuyết
      - Thuyết thứ nhất được nhiều người chấp nhận nhất, thường thấy nhất trong Kinh Dịch, là sự diễn tiến tuần tự về thời gian: hào sơ là bứơc đầu hào thượng là bước cuối, các hào ở giữa là các giai đoạn trung gian.

      Điều đó ta thấy rất rõ trong quẻ Thuần Càn. Dù hiểu Càn là đạo trời hay đạo của người , thì chúng ta cũng thấy cái luật diễn tiến lần lần từ lúc mới sinh ra vạn vật rồi tới lúc vạn vật biến hóa, thành thục, hòa hợp, thịnh cực rồi suy (đó là đạo trời), hoặc diễn tiến từ lúc người quân tử còn ẩn dật, tu đức để chờ thời, tới lúc bắt đầu xuất hiện nhưng vẫn phải tíep tục tu dưỡng, giữ vững chí mình, xem xét thời cơ mà hành động chớ không nên vội vàng, sau mới làm được sự nghiệp lớn, và khi xong sự nghiệp tồi thì nên lui về, nhường cho người khác.

      Không nói chỉ quẻ Thuần Càn, nội quái và ngọai quái như nhau: Những quẻ Hàm, Cấn, sư Đỉnh, Tiệm, Thái, Ly, Phệ, Hạp, Bí, Bác...mà nội quái khác ngọai quái, thì cũng vậy: những hào ở ngọai quái diễn tiếp những trình tự trong nội quái.

      Chẳng hạn quẻ Hàm: hào 1 là ngón chân, hào 2 là bắp chân, hào 3 là đùi, hào 4 là tim, hào 5 là lưng, hào 6 là mép, lưỡi , sự cảm nhau tiến lần lần như từ ngón chân lên đến mép, lưỡi.

      Quẻ Cấn cũng vậy: sự ngăn cản từ hào 1, ngón chân rồi tiến lần lần lên bắp chân, lưng quần, giữa thân mình, mép (hào 5)

      Quẻ Tiệm là tiến lần lần: hào 1, con chim hồng tiến tới bờ nước, hào 2 nó lên phiến đá ở bờ, hào 3 nó lên tới 9dất bằng, hão nó nhảy lên cành cây, hào 5 nó lên tới gò cao và hào cuối cùng, nó bay bổng lên trời.

      - Thuyết thứ nhì của Ch'u Chai và Winberg Chai trong phần giới thiệu cuốn 1 Chinh (bản dịch của J.Legge).

      Mỗi đơn quái có ba hào thì hào 1 có ý nghĩa nên dè dặt vì là bước đầu, hào 3 có ý nghĩa phải đề phòng vì là lúc cùng cực, chỉ hào 2 là có ý nghĩa nên họat động.

      Mỗi trùng quái cũng vậy:

      Cặp 1 và 6: bất biến, vì là bước đầu và bước cuối.
      Cặp 3 và 4L thay đổi, bấp bênh vì càn ở nội quái chưa lên ngọai quái, (hào 3) hoặc mới lên ngọai quái (hào 4)

      Chỉ cặp 2 và 5 có nhiều tác động.
      - Thuyết thứ ba, ít người áp dụng, tôi mới thấy J. Lavier trình bày trong cuốn Le Livre de la terre et du ciel, cho rằng tương quan giữa nội quái và ngọai quái là tương quan nhân quả.
      Nội quái diễn cái nhân:
      Hào 1 là thực thể (substance) của nhân.
      Hào 2 là biểu th5 (manifestation) của nhân.
      Hào 3 là đặc tính (essence) của nhân.

      Ngọai quái diễn cái quả:
      Hào 4 là thực thể của quả.
      Hào 5 là biểu thị của quả
      Hào 6 là đặc tính của quả.

      Như vậy hào 4 là cái quả của hào 1, hào 5 là cái quả của hào 2, hào 6 là cái quả của hào 3.

      Tôi không biết thuyết đó có phải của Đạo gia hay không, chắc chắn không phải của Dịch học phái thời Chiến quốc, Hán sơ.

      Tôi còn thấy có sách nói quẻ đơn sở dĩ có ba hào vì người đầu tiên vạch ra muốn có đủ tam tài (ba ngôi): trời, đất, người, Hào dưới cũng là đất, hào trên cũng là trời, hào giữa là người.

      Do đó quẻ trùng có 6 hào thì hai hào ở dưới cùng cũng là đất, hai hào trên cùng là trời, hai hào ở giữa là người.

      Thuyết này cũng rất ít khi thấy áp dụng.

      Ý NGHĨA CÁC HÀO


      Trung - Chính:

      Dưới đây là một số qui tắc rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong Dịch, trong nhân sinh quan của Trung hoa, chúng ta nên nhớ kỹ.

      Trước hết chúng ta phải phân biệt bản thể, tính cách của hào , và vị trí của hào.

      Hào chỉ có hai lọai: dương và âm. Đó là bản thể của hào.

      Tính cách của dương là: đàn ông cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quí.

      Tính cách của âm là: đàn bà, nhu thuận, ác (xấu, trái với thiện), tà ngụy (trái với thành thực) tiểu nhân, bần tiện...

      Như vậy, dương tốt đẹp, âm xấu xa. Nhưng đó chỉ là xét chung. còn phải xét vị trí của Hào nữa, mới định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung, chính thì cũng xấu; dù là hào âm mà vị trí trung chính thì cũng tốt.

      Thế nào là trung?

      Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung ,3 là mạt.

      Ngọai quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt. Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngọai quái, tức hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.

      Thế nào là chính?

      Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương; những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.

      Một hào bản thế là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở vào một vị trí âm thì là bất chính.

      Một hào bản thế là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí dương thì là bất chính.

      Ví dụ quẻ Thuần Càn:sáu hào đều là hào dương cả (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính, chỉ hào 5 mới được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ở vị trí âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ).

      Bốn hào kia thì hào 1 vả 3 đắc chính mà không đắc trung;hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung.

      Do đó hào 5 quẻ Càn là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh từ "cửu ngũ" (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.

      6 ______ không chính cũng không trung
      5 ______ vừa trung vừa chính
      4 ______ không chính cũng không trung
      3 ______ chính mà không trung
      2 ______ trung mà không chính
      1 ______ chính mà không trung

      Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí tế:
      6 ___ ___ chính mà không trung
      5 ___ ___ vừa trung vừa chính
      4 ___ ___ chính mà không trung
      3 ___ ___ chính mà không trung
      2 ___ ___ vừa trung vừa chính
      1 ___ ___ chính mà không trung.

      Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào nào cũng tốt ít nhiều có được một đức hoặc trung, hoặc chính, có hào (5) được cả hai, như quẻ này, cho nên mới có nghĩa là Kí tế: đã nên việc, đã xong, đã qua sông.

      Quẻ này cũng có hào "cửu ngũ" nhưng ở đây, nó không trỏ ngôi vua, vì ở trong quẻ Càn, quẻ quí nhất (tượng trưng cho trời) đứng đầu 64 quẻ nó mới thực có giá trị lớn. Ở quẻ Kí tế trỏ việc đời nó chỉ tương đối có giá trị thôi.

      Quan niệm trung chính là quan niệm căn bản của Dịch, cho nên Trương Kì Quân bảo: "Dịch là gì? chỉ là trung, chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính"

      Thời - Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa, vì như trên chúng ta đã biết, hào 1 là sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái, hão là sơ thời, hào 6 là mạt thời của ngọai quái, cũng là mạt thời của trùng quái.

      Xét về phương diện tĩnh thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thời.

      Lên hào 2, mới nên xuất hệin (nhưng chưa nên làm gì), như vậy là cập thời, hợp thời.

      Lên hào 5, vừa trung vừa chính, tài đức đã trau giồi lâu rồi, là lúc làm nên sự nghiệp, làm là cập thời, không làm là bỏ lỡ thời cơ.

      Tới hào 6, hào cuối cùng, thịnh cực rồi tất phải suy, không biết kịp thời rút lui, thì sẽ bị họa.

      Vì vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm trung chính nữa, và Tiết Tuyên nói rất đúng:

      "Sáu mươi bốn quẻ chỉ là một lẻ, một chẳn (một dương một âm); mà vì ở vào những thời khác nhau, cái "vị" (trí) không giống nhau, cho nên mới có vô số sự biến. Cũng như con người, chỉ có động với tĩnh, mà vì "thời" và (địa) "vị" không giống nhau, hco nên có cái đạo lý vô cùng; vì thế mới gọi là dịch (biến dịch)"

      Về những quan niệm chính trung, thời , tôi sẽ xét kỹ hơn trong Chương VI.
      #33
        Huyền Băng 01.10.2005 22:24:22 (permalink)
        TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HÀO


        Những hào ứng nhau:

        Xét về vị trí, mỗi hào torng nội quái ứng với một hào trong ngọai quái:

        Hào 1 ứng với hào 4 : hào lẻ ứng với hào chẳn.
        Hào 2 ứng với hào 5: hào chẳn ứng với hào lẻ.
        Hào 3 ứng với hào 6: hào lẻ ứng với hào chẳn.

        Vậy dương vị ứng với âm vị, và ngược lại (1). Đó chỉ mới là một điều kiện.

        Còn phải một điều kiện nữa thì mới gọi là tốt: hai hào phải khác nhau về bản thể, một là dương, một là âm thì mới “ có tình” với nhau, mới “tương cầu”, tương trợ nhau như hào 1 và 4 quẻ Tụng. Nếu hai hào vị tuy khác nhau (một chẳn một lẻ) mà thể giống nhau (cùng dương cả, hoặc cùng âm cả) thì có khi kỵ nhau chứ không giúp nhau được gì như hào 2 và 5 quẻ Tụng. Nhưng cũng có khi ứng mà vô tình cũng tốt, như “hào 1 và 4 quẻ Phong, tương thành chứ không tương dịch (xin coi thêm Chương VI).

        Trong ba cặp tương ứng 1-4, 2,5,3,6 thì:
        - Cặp 2-5 quan trọng nhất, hai hào đều đắc trung cả mà hào 5 lại ở vào địa vị cao nhất.

        Nếu hào 5 là âm (nhu), hào 2 là dương (cương) thì tốt, vì hào 5 là người trên (vua, cha, chồng) mà nhu, biết khiêm tốn, khuất kỉ, tín nhiệm người dưới (như Tề Hòan Công chịu nghe lời Quản Trọng); còn hào 2 là người dưới (bề tôi, con, vợ) cương trực nhưng lễ độ, biết giúp đỡ, khuyên răn người trên.

        Đó là trường hợp các quẻ 4, 7, 11, 14, 18 . . (coi phần dịch ở sau)

        Nếu ngược lại hào 5 là dương (cương), hào 2 là âm (nhu) thì kém tốt, vì người trên tự tín quá, mà người dưới nhu thuận quá, không dám khuyên can người trên.

        Đó là trường hợp quẻ 39 (Thủy Sơn Kiển), quẻ 63 (Thủy hỏa kí tế).

        Xét chung thì như vậy, nhưng tốt hay xấu còn phải tùy ý nghĩa của tòan quẻ mà đóan:

        - Cặp 1-4 không quan trọng mấy, nhưng vẫn thường được xét. Nếu hào 4 là âm, hào 1 là dương thì ý nghĩa khá tốt: lý do cũng như trường hợp hào 5 là âm, hào 2 là dương.

        Ngược lại, nếu 4 là dương, 1 là âm thì kém: cả hai đều bất chính.

        - Cặp 3-6 rất ít khi được xét tới. Vì lẽ hào 6 đã tới thời suy, cần phải rút lui, không cần người dưới giúp nữa; mà ngưới – hào 3 - ở vào một địa vị mập mờ, không chính đáng (cuối quả mà chưa lên được quẻ ngọai), muốn giúp hào 6 thì phải qua mặt hào 5 – dương câm quyền trong quẻ - như vậy sợ bị tội.

        Trong một quẻ nào có một hào làm chủ cả quẻ (coi phía dưới trang này) thì không xét những cặp ứng nhau theo những qui tắc kể tr6n, mà chỉ theo ý nghĩa tòan quẻ thôi.

        Những hào liền nhau:

        Sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trọng bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau, cho nên dưới đây chúng tôi chỉ xét qua thôi.

        Nguyên tắc là hai hào liền nhau thì một dương (xét về thể) một âm mới tốt. Có tất cả năm cặp : 1-2, 2-3,3-4,4-5,5-6.

        - Quan trọng nhất là cặp 4-5 vì hào 5 là vua, hào 4 là vị đại thần ở bên cạnh vua.

        Hào 4 mà nhu (âm), hào 5 mà cương (dương) thì thường tốt, vì cả hai hào đều chính vị, mà vị đại thần ở bên cạnh vua cần phải tôn trọng vua; không như hào 2 ở xa vua, chưa có chức phận gì, chỉ có tài đức, tiếng tăm thôi, không nhất thiết phải nghe theo mọi lời của vua.

        - Ngược lại nếu 4 mà cương, 5 là nhu thì thường xấu: đại thần có thể lấn quyền vua. Tôi nói thường, vi có khi tốt, như trường hợp quẻ Lôi địa Dự ở trang sau. Còn phải tùy theo ý nghĩa của quẻ nữa.

        - Cặp 5-6 cũng nên xét. Nếu 5 là âm, 6 là dương thì thường tốt vì vua tự đặt mình dưới một hiền nhân (hào 6), nghe lời hiền nhân thì mọi sự sẽ tôt.

        Ngược lại, nếu 5 là dương, 6 là âm, thì xấu vì hào 6 không giúp gì được cho hào 5 cả. Chúng ta thấy trong trường hợp trên, hai hào 5 và 6 đều không chính mà ý nghĩa lại tốt; trong trường hợp dưới, hai hào đó đều chính cả (dương ở dương vị, âm ở âm vị) mà ý nghĩa lại xấu.

        Một lần nữa, trong Dịch, không có qui tắc gì luôn luôn đúng, có rất nhiều lệ ngọai, phải tùy thời mà xét.

        - Cặp 3-4 có một điểm giống nhau: cả hai đều ở khỏang nội quái bước qua ngọai quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay thóai, cho nên còn có tên là “tế” (ở giữa, ở trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).

        Còn hai cặp 1-2, 2-3 không có gì đặc biệt, nên không xét.

        Hào làm chủ:

        Có một qui tắc nữa nên nhớ:

        “chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”

        Nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi mà lấy cái ít.

        Theo qui tắc đó, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm làm chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.

        Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ càn, khôn ba hao đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì ba quẻ:Chấn, Khảm, Cấn mỗi quẻ đều có 2 âm 1 dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là dương; ba qủe ; tốn, ☲, đóai, mỗi quẻ đều có hai dương, một âm, cho nên lấy âm làm chủ, mà coi những quẻ đó là âm. Chúng ta nhận thấy những quẻ dương số nét đều lẻ, những quẻ âm số nét đều chẳn. (Một vạch đứt __ __ âm, kẻ làm hai nét).

        Trong những quẻ trùng, cũng vậy.

        Thí dụ quẻ Lôi Địa Dự ䷏ có năm hào âm, một hào dương (hào thứ tư) thì lấy hào dương đó làm chủ cả quẻ, hào chủ động trong quẻ, ý nghĩa tòan quẻ tùy thuộc nó cả.

        Hào đó là vị cận thần có tài đức, cương cường (dương) ở bên cạnh ông vua nhu nhược (hào ngũ là âm), hào 4 không chế được các hào âm (kẻ tiểu nhân, kém đức) ở dưới, giúp được vua, khiến cho xa hội được vui vẻ (dự có ngĩa là vui vẻ sung sướng).

        Một thí dụ nữa: quẻ Trạch thiên Quải ䷪ có năm hào dương, một hào âm thì lấy hào âm (hào 6) làm chủ, nghĩa là khi xét ý nghĩa của tòan quẻ thì nhắm vào hào âm đó: năm hào dương là một bầy quân tử cùng nhau cương quyết trừ khử một hào âm – kẻ tiểu nhân -; cho nên quẻ có ý nghĩa là cương quyết (quải là cương quyết, quyết ☲ệt). Và gặp hào đó tì đóan là sau cùng (kẻ tiểu nhân) tất phải chết (chung hữu hung).

        Tóm lại một hào tốt (hào 4 trong quẻ Lôi địa Dự) làm chủ cả quả mà một hào xấu (hào 6 trong quẻ Trạch thiên Quải) cũng có thể làm chủ cả quẻ. Làm chủ vì nó là số ít trong một đám số nhiều, chứ không phải vì tốt hay xấu.

        Vậy thì qui tắc “chúng dĩ quả vi chủ” trong Dịch không có nghĩa là đa số phải phục tùng thiều số, trái với chế độ dân chủ; mà cỉ có ngĩa là khi xét ý nghĩa của quẻ thì tìm cái nét đặc biệt của quẻ, nét độc đặc đó là một hào dương giữa năm hào âm, hoặc một hào âm giữa năm hào dương, không cần để ý tới hào đó có cao qúi hay không, tốt hay xấu.

        Nhưng ta cũng nhận thấy rằng nếu hào đặc biệt là hào thứ năm, đã trung mà lại chính thì hầu hết là tốt; nếu lại hợp thời nữa thì chắc chắn là tốt.

        Chúng ta nên để ý: qui tắc: “chúng dĩ quả vi chủ” có nhiều lệ ngọai, như quẻ Cấu, hào 1 là hào âm duy nhất mà không phải là hào quan trọng nhất, quyết định ý nghĩa của quẻ.

        So sánh các hào:

        Hệ từ hạ truyện Chương 9 nói:
        - “Hào sơ khó biết, hào thượng dễ biết (kì sơ nan tri, kì thượng dị tri).
        Điều đó dễ hiệu, hào sơ trỏ lúc mới vào cuộc, chưa có thành tích, chưa biết sựviệc sẽ biến chuyển ra sao, cho nên khó biết được giá trị, công dụng của nó. Còn hào thượng trỏ lúc mãn cuộc, có thành tích, tài năng gì hay không, đã biết rồi, việc đã làm ra sao, tương lai ra sao đã rõ cả rồi.

        Trong khi đóan quẻ, ít khi người ta quan tâm tới tác động của hai hào ấy mà chú trọng tới bón hào trung gian hơn.

        - So sánh hào 2 và hào 4 cùng chương 9 bảo :
        “. . .cùng công mà khác bậc, cái hay cũng khác nhau. Hào 2 được nhiều tiếng khen, hào 4 thị bị nhiều lo sợ” (nhị dữ tứ đồng công nhi dị vị, kỳ thiện bất đồng. Nhị đa dự, tứ đa cụ) .
        Hai hào đó ở vị trí ngẫu (chẳn) giống nhau ở đó: nhưng hào 2 đắc trung, hào 4 không, lại thêm hào 2 ở xa hào 5 (xa vua) bậc thấp và được hào 5 ứngviện, cho nên dễ làm được việc và dễ được khen; còn hào 4 không đắc trung mà lại ở gần hào 5 (vua ở bậc cao) nên phải lo sợ, nhất là hào ứng là hào 1, còn non nớt qua, không giúp nó được gì, trong khi nó mới ở nội quái bước lên ngọai quái, còn hoang mang bỡ ngỡ.

        - Cũng theo chương 9:
        - “Hào 3 và hào 5 cùng công mà khác bậc, hào 3 nhiều cái xấu, hào 5 nhiều công” (tam dữ ngũ đồng công nhi dị vị, tam đa hung, ngũ đa công).

        Hai hào đó giống nhau ở điểm cùng ở vị trí cơ (lẻ) cả đồng công, nhưng bậc khác nhau (hào 5 ở bậc cực cao, hào 3 ở thấp). Hào 5 đắc trung có ứng là hào 2 mà lại ở bậc cao, cho nên làm được những việc lớn, có nhiều công; còn hào 3 ở trên cùng nội quái, ở đầu cấp dưới, địa vị còn thấp, trông vào người giúp mình thì chỉ có hào 6 ở trên cùng đã đến thời suy, hết quyền hành rồi, không viện trợ được gì; lại nữa hào 3 bất đắc trung, nếu là hào âm thì thêm bất chính, do đó mà Hệ từ cho là “đa hung”

        Động và biến:

        Đọan này liên quan tới việc bói, chúng tôi không có ý khảo về môn bói, nên chỉ giảng qua thôi.

        Thời xưa người Trung Hoa bói bằng cỏ thi. Hệ từ thượng chương 9 đã ghi sơ lược về phép bói. Độc giả nào muốn hiểu rõ, có thể đọc những trang 189 . . 192 , cuốn Kinh dịch với Vũ Trụ quan Đông Phương của ông Nguyễn Hữu Lương (sách đã dẫn, hoặc Chương 4 cuốn The cracle of Change củ Alfred Dougleas.

        Ngày nay không ai dùng cách bói đó nữa, mà dùng cách gieo quẻ ba đồng tiền vào lòng một cái bát.

        Nếu một đồng sấp 9(1) thì là dương, vạch một nét dương.
        Nếu một đồng ngửa (2) thì là âm, vạch một nét âm.
        Trong hai trường hợp đó, hào đều gọi là tĩnh cả.
        Nếu ba đồng cùng sấp thì cũng là dương, bạn vẽ một vòng tròn O.
        Nếu ba đồng đều ngửa thì cũng là âm, bạn vẽ một chữ X.
        Nhưng trong hai trường hợp này, hào đều gọi là động cả.

        Lần đầu gieo như vậy, được nét nào (dương hay âm) hay hình nào (vòng tròn hay chữ X), bạn vạch nét đó hay vẽ hình đó ở dưới thấp nhất, thể là được hào 1.

        Gieo lần thứ nhì, cũng như trên, rồi tùy kết quả, cũng vạch nét hay vẽ hình lên trên hào 1,
        thế là được hào 2.
        Làm như vậy 6 lần, được sáu hào, cứ lần sau đặt lên trên lần trước, lần thứ 6 ở trên cùng.

        Ví dụ gieo lần đầu, bạn được một hào âm tĩnh (một đồng ngửa) lần thứ nhì được một hào dương tĩnh (một đồng sấp) lần thứ ba được một hào âm tĩnh, lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu đều được những hào dương tĩnh, thì khi vạch xong các nét, bạn được quẻ Thiên Thủy Tụng dưới đây:

        Quẻ đó là một quẻ tĩnh,vì không có hào nào động cả.

        Nếu lần gieo thứ năm, bạn được ba đồng sấp, tức hào dương động thì bạn vạch như sau:



        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/1C75D140955E43049B30AA3C2EEF338B.gif[/image]
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.10.2005 02:16:49 bởi Huyền Băng >
        Attached Image(s)
        #34
          Huyền Băng 04.10.2005 00:54:26 (permalink)
          Cũng vẫn là quẻ Thiên thủy Tụng nhưng có hào 5 động quẻ Tụng này động. Động thì biến. Dương động thì biến thành âm, ngược lại nếu âm động thì biến thành dương.

          Đây là dương động, vậy hào 5 biến thành âm, và bạn được quẻ biến như sau:
          ䷿

          Quẻ đó là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy vị Tế.

          Nếu gieo lần thứ nhứt, bạn đựơc ba đồng ngửa, tức hào âm động thì bạn vạch như sau:

          (Hình này hai nét, nên gọi là âm)

          Cũng vẫn là quẻ Thiên Thủy Tụng, nhưng có hào 1 động. Hào 1 là âm, động thì biến thành dương, thành quẻ biến như sau:


          Qủe đó là quẻ Thiên Trạch Lí. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Thiên Trạch Lí.

          Khi bói người ta xét cả hai quẻ chưa biến và biến rồi để biết sự việc lúc mới đầu ra sao, khi biến sẽ ra sao.

          Tóm lại, độc giả chỉ cần nhớ: hể ba đồng tiền cùng ngửa hết hay cùng sấp hết thì gọi là động. Đông thì dương biến thành âm, âm biến thành dương, mà một quẻ thành hai quẻ. Có trường hợp hai, ba hào cùng biến trong một quẻ, phải đổi hết hai ba hào đó một lượt và cũng chỉ được một quẻ biến thôi. Nếu không có lần nào động thì quẻ hòan tòan tĩnh và không biến thành quẻ khác.

          PHÉP ĐÓAN QUẺ


          Từ xưa tới nay có nhiều phép đóan quẻ. Tôi không biết rõ phép đóan thời Tiên Tần ra sao. Có thể C.G Jung theo phép đó. Phần trước tôi đã nói khi dự định in bản dịch Kinh Dịch ra tiếng Anh, ông bói 2 quẻ mà quẻ thứ nhì ông hỏi về việc có nên đề tựa cho bản dịch đó không. Ông được quẻ Khảm động hào 3, biến ra quẻ tỉnh. Khảm có nghĩa là hiểm, xấu, nhưng biến ra Tỉnh thì theo Thóan từ (coi phần dịch 64 quẻ ở sau) lại có nghĩa tốt. Ông đóan rằng quẻ muốn bảo Kinh Dịch như cái giếng nước trong mà không ai múc. Nếu được dùng thì sẽ giúp ích cho mọi người được nhờ. Vậy là công việc Jung định làm sẽ có ích. Còn cái ý hiểm trong quẻ Khảm thì không liên quan gì đến việc viết tựa, có thể bỏ.

          Nhưng Jung cơ hồ không theo sát ý nghĩa hào 3 khi chưa biến và khi đã biến, chỉ dùng cái ý hào 3 quẻ Tỉnh rồi kết hợp với ý hào 1 cũng quẻ đó là cái giếng cũ, bùn lầy, không ai dùng nữa (coi phần Dịch 64 quẻ) và đóan rằng nên viết lời Giới thiệu vì Kinh Dịch “như một cái giếng cổ, bùn lầy lấp cả rồi, nhưng có thể sửa sang mà dùng lại được”. đoán như vậy không thật đúng phép (vì hào 1 Tỉnh, đáng lẽ không được dùng để đóan) nhưng có thể tạm chấp nhận được vì vẫn là dùng lời trong quẻ Tỉnh, không lạc đề hẳn.

          Đại khái cách đóan của cổ nhân như vậy, cách đóan ngày nay khác hẳn, rắc rối hơn nhiều, không thể trình bày dù là sơ lược trong năm mười trang được, cho nên tôi chỉ nêu vài qui tắc dưới đây thôi.

          Tùy từng quẻ người ta cho mỗi hào một ý nghĩa: hoặc là mình (thế: tức người xin quẻ), người kia (Ứng: tức kẻ làm ăn với mình hay muốn xin mình, giúp mình, hại mình . . .) ; hoặc là ý nghĩa cha mẹ, anh em, con cái, quan chức, tiền của, bệnh tật . . .

          - Lại cũng tùy từng quẻ người ta cho mỗi hào thuộc vào một hành nào trong ngũ hành (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), ngày tháng xin quẻ cũng vậy;

          - Rồi cứ theo luật ngũ hành tương sinh tương khắc (mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khác hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, xem hào nào sinh hay khắc hào nào, hào nào tốt, hào nào xấu. Điều mình xin có được như ý không, bao giờ việc sẽ xảy ra . .

          Đôi khi người ta cũng dùng ý nghĩa của quẻ (như được quẻ Thái, quẻ Tấn thì cho là tốt, quẻ Bĩ, quẻ Kiển thì cho là xấu), nhưng đó chỉ là phụ; không khi nào người ta dùng ý nghĩa của hào (hào từ) mà rất chú trọng đến luật ngũ hành tương sinh, tương khắc kể trên.

          Vậy Kinh Dịch ngày nay đã mất tính cách sách bói, mà mang tính cách thuần triết, mặc dầu 64 quẻ vẫn được dùng để bói.

          MÔN ĐÓAN SỐ BẰNG 64 QUẺ DỊCH


          Hơn nữa từ đời Tống, Trần Đòan đã tìm được cách dùng 64 quẻ để đóan số mạng con người, lập ra môn Bát tự Hà Lạc. Hà là Hà đồ, Lạc là Lạc thự; còn bát tự là bốn chữ can của năm, tháng, ngày, giờ sinh của mỗi người, với bốn chữ chi cũng của năm, tháng, ngày giờ, đó. Ông chuyển bát tự 8 chữ đó ra con số Hà Lạc, rồi lại chuyển số Hà Lạc ra quẻ Dịch; sau cùng chỉ cho ta cách coi những quẻ Dịch đó mà đóan vận mạng của ta, thời nào, năm nào, tốt hay xấu, nếu xấu thì nên có thái độ ra sao, hành động ra sao . . (Coi cuốn Bát tự Hà Lạc của Học Năng –cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai – Sài Gòn 1974).

          Lạ lùng nhất là cách đóan số đó cũng có nhiều khi đúng, không kém số tử vi cũng của Trần Đòan tìm ra. Thi sĩ Tản Đà về già tin nó lắm.

          CÁCH GIẢI THÍCH TÊN QUẺ


          Tám quẻ nguyên thủy: Càn, Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Đóai, Chấn, Tốn đã có tên từ trước Văn Vương, đức và biểu tượng của mỗi quẻ đã được truyền lại từ lâu, nên Thóan truyện không cần phải giải thích tên quẻ. Còn các quẻ khác, Thóan truyện đều giải thích tên. Cách giải thích bất nhất, không theo nguyên tắc nào cả. Theo Lí Kính Trì trong Dịch truyện thám nguyên (Nghiêm Linh Phong dẫn trong Dịch học tân luận) thì có ba phương pháp dưới đây:

          1. Lấy thứ vị của một hào mà giải thích, như:

          - Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc ䷈ , Thóan truyện giảng là “nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi, viết tiểu súc, nghĩa là cả quẻ chỉ có một hào âm (nhu), hào đó ở vị trí âm (chính vị), lại ở ngọai quái, có địa vị cao, ngăn cản cả năm hào dương, bắt phải nghe theo mình, do đó đặt tên quẻ là Tiểu súc (nhỏ: âm mà ngăn được lớn: dương: súc đây có nghĩa là ngăn).

          Tên quẻ Thiên Trạch Lí, quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân cũng được giải thích theo cách đó.

          2. Lấy “tượng mà giải thích như:
          - Quẻ Sơn Thủy Mông ䷅ trên là núi, dưới là nước, mà nước có ý nghĩa là hiểm, cho nên giải thích là : “Sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chi, mông” . Dưới núi có vũng nước hiểm tối tăm, ngừng lại không bước xuống, do đó có tên là “mông” (mù mờ).

          Hai quẻ Thiên Thủy Tụng, Địa hỏa Minh di cũng dùng tượng để giải thích.

          3. Giải thích nghĩa của tên quẻ, như:
          - Quẻ sư, Thóan Truyện giải thích: “Sư, chúng dã”: Sư là đông người (một đạo quân)

          - Quẻ Hàm, Thóan truyện giải thích: “Hàm, cảm dã”:Hàm (hợp nhau) nghĩa là cảm nhau.

          4. Chúng tôi còn thấy một cách đặc biệt nữa là coi hình của tòan quẻ giống vật gì thì lấy vật đó mà đặt tên cho quẻ rôi giải thích quẻ.

          Như quẻ Hỏa Phong Đỉnh ䷱ vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc, vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ Đỉnh (Vạc) và cả 6 hào đều giải nghĩa theo cái vạc.

          Quẻ Thủy Phong Tỉnh ䷯ cũng hơi giống cái giếng, hào 1 mạch nước, hào 2,3 là lớp đất ở đáy giếng, hào 4 là lòng giếng, hào 5 là nắp giếng, hào 6 là miệng giếng, vì vậy gọi là quẻ Tỉnh (Giếng).

          Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp ䷔ gợi cho ta hình cái miệng hả rộng ra, với một cái que cản ngang miệng: hào 1, 6 là hàm dưới và hàm trên, hão là cái que, còn các hào kia là những vạch đứt, như miệng há ra. Hai hàm răng cắn cái que (vật ngăn cách) cho nó gẩy đi để hợp với nhau được, ngậm miệng lại được, do đó mà đặt tên quẻ là phệ Hạp (cắn để hợp lại) .

          Rõ ràng nhất là quẻ Sơn Lôi Di ䷚ y như cái miệng mở rộng để nuốt thức ăn (hai nét liền ở trên và dưới là hai hàm răng) cho nên đặt tên là quẻ Di: nuôi nấng.

          Trường hợp này tựa như trường hợp 3 chỉ khác việc đặt tên quẻ thôi.

          CHƯƠNG V

          ĐẠO TRỜI


          Chu Dịch vốn là sách bói. Nếu chỉ xét phần Kinh – Thóan Từ (tức quái từ) và Hào Từ thì không thấy có tư tưởng gì quan trọng về đạo lý cả. Phần đó là tác phẩm cuối đời Ân, đầu đời Chu.

          Phải đợi sáu, bảy trăm năm sau từ cuối đời Xuân Thu trở đi suốt thời Chiến quốc, mới có những triết gia, học giả lần lượt viết nên phần Truyện để giải thích phần Kinh và qua đời Hán thì phần Truyện mới có hình thức như ngày nay. Những tác giả phần Truyện có đem tư tưởng của Nho, Lão gài, “cột" vào phần Kinh, làm cho Chu Dịch thành một tác phẩm triết lý có đủ vũ trụ quan, nhân sinh quan và có thể coi là một tổng hợp các tư tưởng phổ biến của Trung Hoa thời Tiên Tần.

          Trong chương này chúng tôi xét về vũ trụ quan, để nhân sinh quan lại chương sau. Chúng tôi sẽ căn cứ vào Hệ Từ Truyện, Thóan truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn Truyện, bốn truyện mà chúng tôi cho là quan trọng nhất.


          NGUỒN GỐC VŨ TRỤ: TỪ NHỊ NGUYÊN TIẾN TỚI NHẤT NGUYÊN.


          Chu dịch hòan tòan xây dựng trên quan niệm âm dương, sáu mươi bốn quẻ chỉ do hai vạch âm và dương (đứt và liền) chồng lên nhau, thay đổi cho nhau mà thành.

          Quan niệm âm dương là quan niệm đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Nó rất quan trọng, làm căn bản cho Triết học., khoa học Trung Hoa, có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống dân tộc Trung Hoa trong mấy ngàn năm nay.

          Chúng ta không biết nó xuất hiện từ thời nào, trễ lắm là đời Ân, vì nó phải có từ trước khi có hình bát quái.

          Theo một số nhà ngữ nguyên học Trung Hoa thì mới đầu hai chữ dương, âm có hình thức như :


          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/EA14919E6E54471E8268F58C5188C9FE.jpg[/image]
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2006 15:34:16 bởi Huyền Băng >
          Attached Image(s)
          #35
            Huyền Băng 05.10.2005 02:04:16 (permalink)
            Chữ dương (ngày nay: ) gồm hai phần: bên trái là sườn núi hoặc bức tường; bên trái là mặt trời [ ] lên khỏi chân trời, dưới là những tia sáng mặt trời chiếu xuống. do đó, dương trỏ phía có ánh sáng, phía sáng. Chữ âm (ngày nay : ) , bên trái cũng là sườn núi, bên phải, trên có nóc nhà [ ] , dưới có đám mây. Do đó, âm trỏ phía mặt trời bị che khuất, không có ánh nắng, phía tối.

            Phía có ánh nắng thì ấm áp, cây cối tươi tốt, phía không có ánh nắng thì lạnh lẽo, cây cối không phát triển, do đó âm dương từ cái nghĩa tối sáng chuyển qua nghĩa lạnh nóng, đêm ngày, mùa đông mùa hè, mặt trăng, mặt trời, chết , sống, yếu, mạnh, cứng, giống cái, giống đực, suy, thịnh , xấu, tốt, hư, thực, tiểu nhân, quân tử, đóng mở, đục trong . . .

            Sau khi có Dịch Kinh và trước khi có Dịch Truyện, âm dương đó chỉ hai cái khí trong vũ trụ rồi Sách Quốc Ngữ chép:
            “ Bá dương Phủ nói rằng: . . . Khí dương nén không thóat ra được, khí âm bị nén không bốc ra được, thế là sinh ra động đất.

            Bá Dương Phủ đời Tây Chủ giải thích vụ động đất xảy ra năm thứ ba đời Chu Vương ( 779) như vậy và cho âm dương là hai cái “khí” hai động lực thiên nhiên.

            Trước Bá Dương Phủ, có thể là từ đầu thời Tây Chu, khi Văn Vương rồi Chu Công viết Thóan Từ và Hào từ, người Trung Hoa đã cho âm dương là hai nguyên lý của vũ trụ. Chúng ta đã biết hai nét âm dương (lưỡng nghi) chồng lên nhau, thay đổi cho nhau mà thành tứ tượng , rồi thành bát quái. Có thể Văn Vương hoặc Chu Công đã cho bát quái ý nghĩa: Càn: trời, Khôn: đất, Đóai: chằm, Cấn: múi, Tốn: gió, Chấn: sấm sét, ly: lửa, Khảm: nước, nghĩa là đã dùng hai nét âm dương để tượng trưng, để diễn hai cái lớn nhất trong vũ trụ: trời đất, hai cái khiến người ta chú ý nhất ở trên đất : núi, chằm; hai cái khiến người ta chú ý nhất ở trên trời: gió, sấm sét, và hai cái cần thiết nhất cho đời sống là nước, lửa; tám cái mà người thời đó cho là tám yếu tố, hiện tượng căn bản trong vũ trụ.

            Điều chắc chắn là sách Tả Truyện và Quốc Ngữ chép rằng thời Xuân Thu đã có nhiều người chấp nhận ý nghĩa đó của bát quái rồi (Phùng Hữu Lan đẫn trong Trung Quốc triết học sử chương 15 – Tiết 2): và tới thời Chiến Quốc, trước hoặc sau Mạnh tử, tác giả Thóan Truyện đã cho Càn và Khôn, tức dương và âm là nguồn gốc của vũ trụ:

            “Lớn thay đức đầu tiên của Càn, muôn vật nhờ đó mà bắt đầu, đức đầu tiên của Càn thống ngự phần trời. Mây đi mưa tới, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình” (Đại tai Can nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thông thiên. Vận hành vũ thí phẩm vật lưu hình) “Rất mực thay, đức đầu tiên của Khôn, muôn vật nhờ đó mà sinh; đức đầu tiên của Không thuận theo trời. Sức dày của Khôn chở được mọi vật, đức của Không đúng là không giới hạn. Nó bao dung, rộng rãi, sáng láng, lớn lao. Các phẩm vật đều nhờ nó mà hanh thông” ( Chi tai Không nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên. Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương. Hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh) .

            Xét hai đọan đó thì tác giả Thóan Truyện cho Càn tạo ra vạn vật ở vô hình, thuộc phần khí, nhưng phải nhờ Khôn, vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Không cũng lớn như công của Càn, chỉ khác Khôn phải ở sau Càn, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn.

            Chúng ta thấy quan niệm đó giống với quan niệm của Lão tử trong Đạo Đức Kinh, Chương 51:

            “Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục (…) che chở mỗi vật” (Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi, dục chi, đình chi (…) phúc chi”

            Tác giả Thóan Truyện đã chịu ảnh hưởng của Lão tử chăng?. Mà Càn của Dịch tức là Đạo của Đạo đức kinh, Khôn của Dịch tức là Đức của Đạo Đức Kinh chăng?

            Không hẳn vậy, vì theo Lão tử thì những biểu hiện của Đức đều tùy theo Đạo (Khổng Đức chi dung, duy đạo thị tòng – Chương 21 – Đạo đức kinh), nghĩa là Đức là một phần của Đạo: khi chưa hiển hiện trong mọi vật thì là Đạo, khi đã hiện rồi thì phần hiển hiện đó trong mỗi vật là đức. Mỗi vật đều có Đức mà Đức của bất kỳ vật nào cũng từ Đạo mà ra, cho nên nó nuôi lớn mỗi vật mà tùy theo Đạo.

            Âm đối với dương thì khác hẳn: hai cái độc lập, trái ngược nhau mặc dầu vẫn bổ túc nhau; mà Càn với Khôn cũng độc lập, không thể nói Khôn là một phần của Càn, như Đức là một phần của Đạo được. Hệ từ hạ truyện, chương 6 nói rõ như vậy:

            “Càn đại biểu những vật thuộc về dương, Khôn đại biểu những vật thuộc về âm. Đức của âm dương hợp với nhau mà hào cương và hào như mới có thực thể” . . (Càn dương vật dã, Khôn âm vật dã, âm dương hợp đức như cương nhu hữu thể).

            Hệ từ thượng truyện – Ch.1 cũng có nói: “Can làm chủ, tác động ,lúc mới đầu, Khôn làm ngưng kết và thành vật. (Càn trí thái thủy, Khôn tác thành vật – Chữ Tri ở đây nghĩa là làm chủ).

            Hệ từ Hạ truyện Ch. 6 lại bảo: “Càn và Khôn là cửa của Dịch, tức sự biến hóa chăng ? (Càn, Khôn Kỳ Dịch chi môn dả?)

            Càn và Khôn trong những câu đó đều có nghĩa là dương và âm.

            Lấy Càn và Khôn, tức Dương và Âm làm bản căn của vũ trụ vạn vật, tác giả Thóan Truyện và Hệ từ truyện chủ trương một vũ trụ nhị nguyên chăng?

            Nhưng Hệ từ thượng truyện Chương 11, đưa thêm một quan điểm mới mẻ mà trong phần Kinh cũng như trong Thóan Truyện, Tượng Truyện không có, tức quan niệm Thái Cực:

            “ Dịch có Thái Cực, sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh ra tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát Quái” (dịch Hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái).

            Chữ Dịch ở đây có nghĩa là lịch trình biến hóa trong vũ trụ. Lịch trình đó có khởi điểm là Thái Cực. Từ Thái Cực mới sinh ra Lưỡng Nghi (Âm Dương), rồi Tứ Tượng, rồi Bát Quái, tám yếu tố, hiện tượng căn bản trong vũ trụ, như trên đã nói.

            Vậy thì nguồn gốc vũ trụ là Thái Cực chứ không phải âm dương. Suốt dịch Truyện chúng ta chỉ gặp chữ Thái Cực mỗi một lần đó, Dịch Học phái không cho biết gì thêm. Thái cực có nghĩa là lớn hơn hết, cao hơn hết, hoặc trước hết cả. Và đa số các học giả đời sau cho nó là cái khí tiên thiên, một thứ linh căn bất sinh bất diệt, huyền diệu trong đó tiềm phục hai nguyên tố ngược nhau về tính chất, Âm và Dương. Quan niệm đó thật tiến bộ so với quan niệm Thượng Để làm chủ vũ trụ của các đời trước.

            Âm Dương được thống nhất thành Thái Cực rồi, vũ trụ luận của Dịch mới thành nhất nguyên, và Dịch học phải xích gần lại Lão tử thêm nữa: Thái cực torng hệ Từ truyện có thể so sánh với Đạo trong đạo Đức kinh.

            Thái Cực cũng như Đạo, là nguồn gốc của vạn vật. Nó sinh ra Lưỡng Nghi rồi Tứ Tượng, Bát quái tức vũ trụ; thì “đạo cũng sinh ra một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật” (chương 42 – Đạo Đức Kinh); chỉ khác nhau ở chỗ: Thái cực sinh ra hai (âm dương) ngay, còn Đạo sinh ra một rồi mới sinh ra hai (cũng là âm, dương)

            Cái một đó là gì? Không ai biết rõ. Có người đóan rằng một đó là có, mà Đạo của Lão tử là không. Nếu đúng vậy thì Lão tử chủ trường từ không sinh ra có rồi tứ có mới sinh ra âm dương, sau cùng là vạn vật; còn Dịch học phái không chấp nhận cái không mà bắt đầu ngay từ có, từ Thái cực.

            Mãi khỏang 1.300 năm sau, Chu Đôn Di đời Tống, sửa lại quan niệm của Dịch học phái, cho rằng trước Thái cực còn có Vô Cực, nghĩa là khởi thủy không có gì cả, rồi mới có Thái Cực, có âm dương, tứ tượng bát quái (coi Vô Cực Đồ dưới đây) Cho Thái Cực bắt nguồn từ Vô Cực, tức Lão cho hữu bắt nguồn từ vô. Thế là đời Tống, đạo Nho đã hoàn tòan chấp nhận vũ trụ luận của đạo Lão.

            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/4742C31C1D5343ABBF0A2FAC768EB8B8.jpg[/image]
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2006 15:40:36 bởi Huyền Băng >
            Attached Image(s)
            #36
              Huyền Băng 05.10.2005 22:32:10 (permalink)
              Tới đây ta có thể kết luận:

              Quan niệm âm dương đã có từ trước khi có Kinh Dịch: và quan niệm Trời Đất là cha mẹ của vạn vật là một quan niệm phổ biến của lòai người thời Thượng cổ trước khi có quan niệm âm dương – vì lòai người nhận thấy rằng nhờ có đất mới có cây cỏ, muông thú, lòai người mới có thức ăn; nhờ có trời mới có lửa, ánh sáng, mây mưa, vạn vật mới sinh trưởng được.

              Dịch học phái mới đầu chỉ có sáng kiến phối hợp hai quan niệm đó (âm dương phối hợp với Càn, Khôn – Trời Đất); rồi sau phối hợp thêm với quan niệm Đạo của Lão tử mà lập nên một thuyết về vũ trụ, rất giống với thuyết của Lão, nhưng thực tế hơn, chú trọng đến xã hội hơn vì nhấn mạnh về âm dương, về giống đực giống cái, trai gái, về sự sinh sinh hóa hóa hơn.

              Từ Xuân Thu trở về trước, còn là quan niệm nhị nguyên: lưỡng nghi (âm dương) , tứ tượng, bát quái (hai hình trên cùng).

              Qua chiến Quốc hoặc Hán thêm Thái Cực (hình thứ ba) thành nhất nguyên. Thái Cực gồm âm và dương, cho nên có người gọi là nhất nguyên lưỡng cực (một gốc, một nguyên lý mà hai cái đối lập : âm dương)

              Tới đời Tống, thêm vô cực nữa (hình cuối cùng) thành vô cực đồ. Như vậy , khởi thủy là vô cực rồi mới có Thái Cực, có Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái: hòan tòan thành nhất nguyên.

              Đạo âm dương.

              Hệ từ Truyện có nhiều chỗ nhắc đến đạo âm dương.

              Hệ Từ Thượng Chương I: “Có càn (dương) nên thành giống đực, có Khôn (âm) nên thành giống cái”

              Hệ từ hạ Chương 6:

              “ Đức (tín cách) của âm dương hợp với nhau: mà hào cương và nhu mới có thực thể, nhân đó mà suy trắc được công việc của Trời Đất và thông cảm được đức của thần minh.

              Nhất là Chương 5 cũng trong Hệ Từ hạ:

              “Giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở, biến hóa” (Nam nữ cấu tính, vạn vật hóa sinh)

              Chẳng riêng lòai người mà vạn vật, ngay trời đất cũng vậy, vì trời đất là cha mẹ của muôn lòai cũng chỉ là âm dương, tất phải giao cảm với nhau rồi mới có muôn lòai được (thiên địa nhân luân, vạn vật hóa thuần)

              Câu này nữa trong Hệ từ Thượng Chương 11.

              “Đóng cửa gọi là Không (khí âm), mở cửa gọi là Càn (khí dương)”.

              (Hạp hộ vị chi Không, tích Hộ vị chi Càn).

              Tòan là căn cứ vào hoặt động sinh thực của nam nữ, của giống đực giống cái mà giảng về nguồn gốc vũ trụ, vạn vật.

              Trong Thóan Truyện ta cũng thấy nói tới sự giao hợp giữa trời và đất:

              Như quẻ Thái:

              “Trời đất có giao nhau rồi vạn vật mới thông” (Thiên địa giao nhi vạn vật tông dã).

              Quẻ Hàm:

              “Trời đất cảm nhau mà vạn vật mới hóa sinh” (Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sinh).

              Quẻ Cấn:

              “Trời đất hội nhau thì vạn vật mới sinh trưởng, phát đạt rõ ràng: (Thiên địa tương ngộ, phẩm vật hàm chương dã).

              Quẻ Qui Muội:

              “Trời đất không hội nhau thì vạn vật không hưng thịnh lên được” (Thiên địa bất giao nhi vạn vật bất hưng).

              Rõ ràng là Dịch coi đạo âm dương, đạo nam nữ là quan trọng nhất: Vì có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, có lễ nghĩa. Nam nữ là gốc của gia đình, xã hội, gốc của đạo lý, mà đạo nam nữ cũng lớn như đạo Càn Khôn: cho nên đầu Kinh Thượng là hai quẻ Càn, Khôn mà đầu Kinh Hạ là hai quẻ Hàm, Hằng (Nam nữ cảm nhau rồi thành vợ chồng).

              Chương V Hệ từ Thượng truyện bảo:

              “Một âm, một dương gọi là Đạo: Cái đạo ấy khi phát ra thì tốt lành; khi nó cụ thể hóa ở người thì gọi là tính” (Nhất âm nhất dương chi vị đạo; kế chi giả thiện đã thành chi giả, tính dã)

              Câu “Nhất âm nhất dương ci vịđạp” có thể hiểu rất nhiều cách, chẳng hạn:

              - Có âm và có dương là đạo.

              - Một thời âm, một thời dương, thế là đạo.

              - Một mặt âm, một mặt dương, thế là đạo.

              - Cái khiến cho khi thì âm xuất hiện, khi thì dương xuất hiện, cái đó gọi là đạo.

              Hoặc:
              - Âm dương phối hợp rồi sau mới có đạo.

              Chúng tôi thấy câu đầu tiên trong Chương V Hệ từ thượng có cái giọng trong Mạnh Tử, Trung Dung và nghĩ rằng nếu có hiểu như sau thì cũng có thể được:

              “Âm Dương (nam nữ) đủ đôi thì là đạo, đạo đó phát ra một cách tự nhiên thì tốt lành, thực hành nó là hợp với tính của con người.”

              Dù sao tôi cũng phải nhận đề cao đạo âm dương, nam nữ như vậy, Dịch học phái đã chịu ảnh hưởng của đạo Nho, vì trong lúc các triết thuyết thời Tiên Tần, chỉ có Nho là nhấn mạnh vào nhân luân, xã hội hơn cả.

              Như vậy, vũ trụ quan trọng Dịch gồm một ít tư tưởng của dân tộc Trung Hoa thời trứơc với một số tư tưởng của Lão và Khổng.


              DỊCH LÀ GIAO DỊCH


              Trong âm có dương, trong dương có âm.

              Âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy.

              Quan niệm âm dương là một quan niệm đặc biệt của Trung Hoa, không thấy trong tư tưởng các dân tộc khác. Quan niệm positif négatif của Âu chỉ là một phần nhỏ của quan niệm âm dương thôi.

              Vì âm dương bao trùm cả không gian (như phía bắc, phía nam) thời gian (như đêm ngày), thời tiết (như đông, hè, nắng, mưa), không vật gì hữu hình hay vô hình trong vũ trụ mà không có âm dương: giống đực giống cái, rỗng , đặc, thịnh suy, thăng giáng, thu tán, thiện ác, tốt xấu, quân tử, tiểu nhân . . đều là âm dương cả.

              Âm dương không phải chỉ là hai cái khí, hay hai nguyên (không rỏ) không phải là những năng lực, những khía cạnh, những tính . . .mà là tất cả những cái đó; cho nên không thể dịch từ ngữ âm dương được, và người Âu đành phải phiên âm là Yin và Yang.

              Kinh Dịch tượng trưng âm dương bằng hai vạch liền (dương)____ và đứt (âm)__ __ Liền thì gọi là thực (đặc), đứt gọi là hư (rỗng).

              Từ khi có quan niệm Thái cực, người Trung Hoa tượng trưng âm dương bằng hình đen và hình trắng vì mới đầu, âm có nghĩa là phía không có ánh mặt trời, ở trong bóng tối, dương có nghĩa là phía có ánh mặt trời, sáng sủa.

              Chúng ta nhận thấy vòng tròn Thái cực gồm hai hình âm dương đó, và hai hình này tuy cách biệt hẳn nhau, đối lập nhau, mà lại ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau.

              Lại thêm chỗ hình đen phồng ra có một điểm trắng, chỗ hình trắng phồng ra có một điểm đen; chỗ hình đen phồng ra là chỗ hình trắng thót lại, ngược lại chỗ hình trắng phồng ra là chỗ hình đen thót lại. Như vậy để diễn cái ý – âm thịnh lần thì dương suy lần, ngược lại dương thịnh lần thì âm cũng suy lần; và khi âm cực thịnh đã có một mầm dương (điểm trắng) xuất hiện rồi, khi dương cực thịnh đã có một mầm đen (điểm đen) xuất hiện rồi.

              Vậy chẳng những âm dương xoắn lấy nhau mà trong âm còn có dương, trong dương còn có âm nữa.

              Cuối chương V Hệ Từ Truyện thượng, có một câu tối nghĩa: “âm dương bất trắc chi vị thần” (Âm dương không lường được như vậy gọi là thần). Tối nghĩa vì thế nào là âm dương không lường được?

              Đa số học giả cho rằng âm dương biến hóa, ở trong âm mà vẫn có dương, ở trong dương mà vẫn có âm, “âm dương không nhất định về phương hướng nào” (Phan Bội Châu), cũng như trong phúc có họa, trong họa có phúc, không sao đóan trước được. Cách giảng đó dễ chấp nhận hơn cả.

              Lẽ trong âm có dương, trong dương có âm đó, chúng ta thấy trong quẻ Phục ䷗ và quẻ Cấu ䷫ . Điểm trắng trong nửa âm trên Thái Cực đồ tức là vạch liền trong quẻ Phục; điểm đen trong nửa dương trên Thái Cực đồ tức là vạch đứt trong quẻ Cấu.

              Dịch cho quẻ Thuần Khôn là tháng mười, lạnh lẽo, thuần âm: gồm sáu hào âm. Âm tới tháng đó là thịnh cực; dương bắt đầu sinh, mỗi ngày lớn lần lần lên, hết ba mươi ngày, hết tháng 10, thì thành quẻ phục tháng 11 (coi trang sau): có một hào dương thay hào 1 âm trong quẻ Khôn. Hào dương lúc đó (đầu tháng 11) mới xuất hiện, nhưng đã phôi thai trong tháng 10, có bao giờ không có dương đâu. Cái thai của dương đó là cái điểm trắng trên nửa đen trong hình Thái cực.

              Cứ như vậy dương tăng lần, mỗi tháng lại bớt đi một hào âm, tăng thêm một hào dương khi đủ 6 hào dương không còn hào âm nào thì thành quẻ Càn (Tháng Tư). Lúc này dương cực thịnh, mà âm lại bắt đầu sinh, cũng mỗi ngày một chút, hết 30 ngày, hết tháng 4, thì thành quẻ Cấu (tháng 5): có một hào âm thay 1 hào dương trong quẻ Càn. Hào âm đó lúc đó mới xuất hiện nhưng trong tháng 4 có ngày nào không có âm đâu, nó chưa xuất hiện nên ta không thấy đấy thôi. Cái thai của âm đó là cái điểm đen trên nửa trắng trong hình thái Cực.

              Rồi cứ tiếp tục như vậy, âm tăng hòai, mỗi tháng thêm một hào âm, bớt đi một hào dương, khi có đủ 6 hào âm (không còn hào dương nào nữa) thì thành quẻ Khôn, trở về tháng 10, hết vòng một năm .
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2006 22:49:58 bởi Huyền Băng >
              #37
                Huyền Băng 07.10.2005 00:33:24 (permalink)
                Thành rồi hủy - Quẻ 12 tháng


                Luật trong dương có âm, trong âm có dương có nghĩa là hiện tượng nào cũng chứa sẵn mầm tự hủy của nó. Trong sự thịnh có mầm của sự suy, trong sự trị có mầm của sự loạn, trong sự sống có mầm của sự chết. Cho nên có người bảo một đứa trẻ sinh ra là bắt đầu tiến tới sự chết, mà chết là bắt đầu sống lại một cuộc sống khác, là tái sinh dưới hình thức này hay hình thức khác. Không thể có dương mà không có âm, có sống mà không có chết, có thịnh mà không có suy, có trị mà không có loạn. Phải có đủ cả hai thì mới thành một hiện tượng được, mới thành vũ trụ được, cũng như bất kỳ vật nào cũng có mặt phải và mặt trái, xã hội nào cũng có thiện và ác.

                Mọi sự biến trong vũ trụ chỉ là một tiến trình thành rồi hủy, hủy rồi thành. Dịch đã cho ta thấy rõ sự tiến trình đó trong những quẻ 12 tháng :

                Tháng tư : Quẻ Càn ䷀
                Tháng Năm : quẻ Cấu ䷫
                Tháng sáu : Quẻ Độn ䷠
                Tháng bảy : Quẻ Bí ䷋
                Tháng Tám : Quẻ Quán ䷓
                Tháng Chín : Quẻ Bác ䷖
                Tháng mười : Quẻ Khôn ䷁
                Tháng mười một: Quẻ Phục ䷗
                Tháng mười hai : Quẻ Lâm ䷒
                Tháng giêng : Quẻ Thái : ䷊
                Tháng hai : Quẻ Đại Tráng ䷡
                Tháng ba : Quẻ Quải ䷪


                Càn là lúc đã thành rồi, có 6 hào dương. Rồi bắt đầu hủy, quẻ Cấu: một hào âm đẩy một hào dương đi, còn năm hào dương, như vậy là hủy mất một phần sáu. Qua quẻ Độn, hủy thêm một phần sáu nữa, còn bốn hào dương, cứ tiếp tục như vậy mỗi tháng hủy thêm một phần sáu nữa, tới tháng mười thì sáu hào dương bị hủy hết mà thành sáu hào âm, quẻ Khôn.

                Nhưng tháng mười một, quẻ Phục, lại bắt đầu dựng lại: Một hào dương đẩy một hào âm đi, tháng chạp thêm một hào dương nữa là hai, cứ mỗi tháng thêm một hào dương và tới tháng tư thì hoàn thành: 6 hào dương, quẻ Càn. Có lẻ theo người xưa tháng tư là có tiết lập hạ là tháng nóng nhất trong năm nên cả 6 hào đều là dương, tháng 10 có tiết lập đông là tháng lạnh nhất, 6 hào đều là âm.

                Như vậy sự thành của dương là sự hủy của âm và ngược lại, sự thành của âm là sự hủy của dương.

                ÂM DƯƠNG TƯƠNG GIAO, TƯƠNG THÀNH


                Âm dương tuy tương phản, trái ngược nhau đấy, nhưng không tương khắc như nước với lửa, mà tương giao, tương thôi, tương thế - gặp nhau, xô đẩy nhau, thay thế nhau - như ánh sáng và bóng tôi, như nóng và lạnh. Hệ Từ Hạ, Chương 5 bảo ((Tỉ như) mặt trời qua thì mặt trăng lại, mặt trăng qua thì mặt trời lại, mặt trời mặt trăng cảm ứng nhau mà ánh sáng phát ra: mùa lạnh qua thì mùa nóng lại, mùa nóng qua thì mùa lạnh lại, lạnh nóng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà thành ra năm tháng. Cái đã qua co rút lại, cái sắp tới duỗi dài ra, co rút (khuất), duỗi dài (thân), hai cái đó cảm ứng nhau mà ích lợi mới nảy ra."

                (Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lại, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên: hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi thế thành yên; vãng giã khất dã, lai giả thân dã, khuất thân tương cảm nhi lợi sinh yên).

                Vậy chúng ta nên nói là âm dương tương giao, tương thôi (hơn là tương phản); và thay phiên nhau, theo một nhiệp điệu nào đó, dài ngắn tùy hiện tượng, tùy thời, nhưng cứ cái này lên thì cái kia xuống, cái này xuống thì cái kia lên, mỗi cái làm chủ trong một thời rồi lại nhường chỗ cho cái kia.

                Không những vậy, âm dương còn tương thành nữa. Chúng tương thành vì chúng bổ túc nhau: ngày sáng để vạn vật sinh họat, đêm tối để vạn vật nghỉ ngơi, hè nóng để vạn vật phát triển, đông lạnh để vạn vật gom lại sức. Tương thành còn vì một lẽ nữa: nếu cái nọ diệt cái kia thì không cái nào còn cả. Không còn âm thì cũng không còn dương, không còn dương thì làm sao có âm, mà vũ trụ, vạn vật cũng không có. Quan niệm tương phản mà tương thành đó là quan niệm phổ biến của Trung Hoa thời xưa, như Trương Kĩ Quân nói:

                Các bậc thánh triết Trung Quốc thời xưa cho rằng bất kỳ sự vật gì cũng là một thể mà hai mặt; chỉ là biến hóa tương đối chứ không phân lập tuyệt đối; tương phảm mà tương thành chứ không mâu thuẫn đấu tranh" (Trung Quốc cổ đại thánh triết dĩ vi nhiệm hà sự vật quân thuộc nhất thế chi lưỡng diện, thị tương đối địch biến hóa, phi tuyệt đối đích phân lập, tương phản tương thành, bất thị mâu thuẫn đấu tranh đích liễu).

                Tương phản mà tương thành nghĩa cũng như câu "đồng qui nhi thù đồ" trong Hệ từ hạ Chương 5: tuy đường lối khác nhau nhưng đều đưa tới một nơi, một mục đích cả. Nắng mưa trái nhau, nhưng đều giúp cho cây cỏ tươi tốt, nóng lạnh trái nhau nhưng phải có có hạ mới đủ bốn mùa.

                Tương Kì Quân cho rằng thuyết tương phản mà tương thành của Dịch mới xét tựa như biện chứng pháp của Hegel nhưng thực ra nghịch hẳn nhau vì một bên phản mà để tương thành, một bên phản để chống đối nhau (phản giả dĩ tương (bội)) Tôi cho nói như vầy có phần đúng hơn: một bên phản để tương thành, một bên phản để tương diệt, tự diệt, vì theo Hegel : thèse (chính) antithèse (phản) phản nhau để sau cùng hòa thành Synthèse (hợp) - như vậy chính (these) không còn, phản cũng không còn; còn theo Dịch thì âm dương tuy phản nhau mà giao với nhau, xô đẩy nhau, thay thế nhau để rốt cuộc cũng vẫn trở lại trạng thái cũ, chỉ thay phiên nhau tác động trong một thời gian để vũ trụ được điều hòa, vạn vật sinh trưởng thôi.

                Triết Đông và Triết Tây khác nhau từ căn bản, đem so sánh với nhau thì thế nào cũng miễn cưỡng.


                ÂM DƯƠNG TƯƠNG CẦU, TƯƠNG ỨNG


                Âm dương còn một tính cách nữa là tương cầu, tương ứng.

                có tương cầu, tương ứng thì mới gặp nhau, giao nhau mà sinh ra vạn vật (Nhị khí giao cảm hóa sinh vạn vật - Chu Liêm Khê)

                Trong vũ trụ không lọai nào không theo luật đó. Kinh Dịch diễn luật đó bằng sự tương quan giữa các cặp hào 1-4, 2-5. 3-6 mà chúng tôi đã trình bày trong chương IV - trang 83.

                Khi âm dương tương ứng thì dương xướng mà âm hòa, hợp tác với nhau như quẻ Càn và quẻ Khôn. Càn cương kiện, Khôn nhu thuận. Càn tạo ra vạn vật ở vô hình, thuộc về phần khí, nhưng phải nhờ Khôn vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn, chỉ khác Khôn có đức thuận, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn mà tiếp tục công việc của Càn, còn khởi xướng thì phải là Càn. Đó là quan niệm chung của các dân tộc ở thời đại nông nghiệp, theo chế độ phu quyền.

                *


                Tóm lại âm dương tuy tính chất tương phản nhưng cũng tương ứng, tương cầu (tìm nhau), tương giao (gặp nhau) có tương giao mới tương thôi (xô đẩy nhau), tương ma (cọ xát nhau), tương thể (thay thế, bổ túc nhau) để tương thành (giúp nhau tự hoàn thành: có cái này thì mới có cái kia, có cái này thì cái kia mới làm tròn được nhiệm vụ của nó trong vũ trụ).

                Quan trọng nhất là sự tương giao: giống đực giống cái, cả trời đất nữa (vì trời đất cũng chỉ là âm dương) có giao cảm với nhau rồi mới có vạn vật, vạn vật mới sinh nở biến hóa được.

                Càn Khôn (tức âm dương) là cái cửa của Dịch (hệ từ hạ Ch. 6 ) Dịch là Đạo âm dương, mà luật âm dương là tương giao, cho nên nghĩa thứ nhất của Dịch là giao dịch như cuối chương 1 chúng tôi đã nói.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2006 22:56:51 bởi Huyền Băng >
                #38
                  Huyền Băng 07.10.2005 22:33:02 (permalink)
                  DỊCH LÀ BIẾN DỊCH


                  Âm dương đều động.

                  Muốn giao nhau thì cả dương lẫn âm đều phải động.

                  Hệ Từ Thượng truyện mở đầu bằng câu:

                  “(Vì thấy) trời cao đất thấp (mà thánh nhân) vạch ra quẻ Càn và quẻ Khôn; (…) động và tĩnh đã có luật nhất định do đó mà phân biệt cương và nhu” (Thiên tôn địa ti, Càn Khôn định hĩ; ( . . . ) động tĩnh hữu thường, cương nhu đóan hĩ).

                  Câu đó cho trời là Càn, động, cương; đất là khôn, tĩnh, nhu; trời đại biểu dương tính, đất đại biểu âm tính.

                  Như vậy chỉ có Càn (tức dương) mới động, còn Khôn (tức âm) thì tĩnh, động tỉnh cách biệt hẳn nhau, đôí lập nhau chăng ? Không phải vậy, trong dương đã có âm, trong âm đã có dương thì trong động cũng có tĩnh, chỉ khác bản tính của dương hiếu động hơn tĩnh, bản tính của âm hiếu tĩnh hơn động. Xét câu này trong Chương 6 Hệ Từ Thượng Truyện thì rõ.

                  “Đạo Càn lúc tĩnh thì chuyên nhất, lúc động thì tiến thẳng, cho nên sức sinh ra của nó lớn. Đạo khôn lúc tĩnh thì thu lại, lúc động thì mở ra, cho nên sức sinh ra của nó rộng” (Phù Càn, Kỳ tĩnh đã chuyên, kỳ động đã trực , thị dĩ đại sinh yên. Phủ Khôn, Kỳ tĩnh dã hấp, kỳ động dã tịch thị dĩ quảng sinh yên.”

                  Lại thêm Văn Ngôn Truyện cũng bảo: “đạo Khôn rât nhu (mềm) mà khi động thì cũng cương (cứng mạnh)”

                  Hiển nhiên Dịch cho âm dương đều có thể động, có thể tĩnh.

                  Quan niệm động đó trong Dịch hợp với Đạo Đức Kinh, vì Lão tử cũng nói: “Phản giả, Đạo chi động” : Sự động (vận hành) của Đạo là quay trở về (ch. 40)

                  Chương 5: “Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược ồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất”: Khỏang giữa trời đất như ống bễ chăng? Hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra”.

                  Hình ảnh ống bể đó với hình ảnh cái hang, gọi là mẹ nhiệm mầu, giá của trời đất ở chương 6 Đạo Đức Kinh (huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn) khiến ta liên tưởng đến hình ảnh “Kỳ động dã trực”, “Kì động dã tịch” trong Chương 6 Hệ Từ Thượng dẫn trên. Cho trời là cha, đất là mẹ của vạn vật, Càn Khôn như nam và nữ, là tư tưởng phổ biến của Trung Hoa, có thể đã có trong dân gian từ đời Ân hay đời Thương.

                  . . Rồi biến hóa.

                  Âm dương có động thì mới giao nhau, mới biến mà sinh sinh hóa hóa. Vậy Dịch cũng như Trung dung (Chương 26) cho rằng độngthì biến, biến thì óa. Hệ Từ Thượng Truyện Chương 12 bảo: “Càn Không là cái sâu kín hoặc chứa đựng cái nguyên nhân của đạo dịch chăng? Càn Không thành hàng rồi mà đạo Dịch lập nên ở trong. Càn Không bị phá thì còn gì để thấy đạo Dịch nữa? Dịch không thấy được thì cơ hồ Càn Khôn không thi hành được” (Càn Khôn kỳ Dịch chi uẩn dả Càn Khôn thành ☲ệt nhi Dịch lập hồ kì trung hĩ. Càn Khôn hủy tắc vô dĩ kiến Dịch. Dịch bất khả kiến, tắcCàn Khôn hoặc cơ hồ tức hĩ) .
                  Chữ dịch ở 9dây là biến dịch, tức đạo biến hóa trongvũ trụ. Mọi sự biến hóa đều từ Càn Khôn mà ra; không còn Càn Khôn tức âm dương thì không còn sự biến hóa. Mà nếu không có sự biến hóa, nghĩa là nếu âm dương không tác động lẫn nhau, không gặp nhau, thì “cô dương” không thể sinh, “độc âm” không thể thành; trong trường hợp đó âm dương sẽ bị tiêu diệt.

                  Mà sở dĩ có biến hóa là do âm dương cọ xát nhau, (…) sinh ra sấm sét, gió mưa, mặt trời mặt trăng xuay vần, cứ lạnh rồi tới nóng (Hệ tự thượng – Ch.I)

                  Từ sự biến hóa đó sinh ra vạn vật (sinh sinh chi vị dịch).

                  Trật tự trong sự biến hóa.

                  Sự biến hóa trong vũ trụ theo một trật tự nhất định:

                  - Theo luật tôn ti: “Thiên tôn địa ti”

                  Trời cao đất thấp, trời tôn mà đất tiện.

                  - Thuận lẽ tự nhiên:

                  “Trời đất động mà thuận theo lẽ tự nhiên, cho nên mặt trời mặt trăng, phần đêm phần ngày chẳng bao giờ sai lầm, mà khí hậu bốn mùa chẳng bao giờ sai suyễn” (Thiên địa dĩ thuận động, cố nhật nguyệt bất quá nhi tứ thời bất thắc – Thóan truyện – Quẻ Dự).

                  - Có chừng mực:

                  “Trời đất có chừng mực nên mới thành bốn mùa” (Thiên địa tiết nhi tứ thời thành – Thóan truyện – Quẻ Tiết).

                  Khí vận của trời đất, mùa nắng mùa mưa, mùa nóng mùa lạnh đều có chừng mực, xuân không xuân hòai, thu không thu mãi, hạ không kéo dài quá, đông không ngắn quá, có vậy mới thành bốn mùa được.

                  - Hằng cửu (lâu dài hòai) mà không thôi, nghĩa là theo một luật nào đó thì theo hòai chứ không lúc thế này lúc thế khác.

                  “Đạo của trời đất hằng cửu mà không thôi “(Thiên địa chi đạo hằng cửu nhi bất dĩ dã – Thóan truyện – Quẻ Hằng).

                  - Biến theo trình tự mới đầu thì từ từ, từng bước (tiệm biến) rồi cuối cùng biến mạnh (đột biến), lúc đó gọi là hóa.

                  Hào 1 quẻ Khôn nói: “đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến” (Lí sương, kiên băng chí) Bắt đầu mùa lạnh, khí lạnh mới kết lại thành sưong, rồi lần lần lạnh hơn, sương dày hơn, như vậy trong một hai tháng (tiệm biến) sau cùng khi lạnh tới một độ nào đó thì chỉ trong một đêm, nước đông lại, đột biến mà hóa thành băng.

                  Xét quẻ của 12 tháng ở trên, chúng ta thấy từ quẻ Càn đến quẻ Bác cò sự tiệm tiến của khí âm (mỗi tháng thêm một hào âm), rồi từ quẻ Bác qua quẻ Khôn có sự đột biến thành một quẻ Thuần âm, trái ngược với quẻ thuần dương là Càn lúc đầu. Từ quẻ Khôn đến quẻ Quải cũng vậy, nhưng ngược lại: khí dương tiệm tiến (mỗi tháng thêm một hào dương), sau cùng quẻ Quải đột biến thành quẻ Càn thuần dương, trái ngược với quẻ Khôn lúc đầu.

                  Văn Ngôn truyện đưa một thí dụ thuộc về nhân sự.

                  “Nhà nào tích lũy điều lành thì có thừa phúc (để đến đời sau). Nhà nào tích lũy điều chẳng lành thì tất có thừa tai vạ (để đến đời sau). Như việc bề tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không ở torng một buổi sơm buổi chiều, tất dần dà có từ lâu rồi, mà người ta không biết lo toan từ sớm vậy”. (Tích thiên chi gia tất hữu dư khương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kì phụ, phi nhất triều nhất tịch chi cố, kì sở do lai giả tiệm hĩ. Do biên chi bất tảo biện dã) “Dần dà có từ lâu” (Kì sở do lại giả tiệm hĩ) là tiệm biến; mà sự bề tôi giết vua, con giết cha (Thần thí kỳ quân , tử thí kỳ phụ ) là đột biến, là hóa. –

                  Trong Kinh Dịch có nhiều quẻ nói về sự tiệm biến, như quẻ Phệ hạp khuyên nhà cầm quyền phảirăn đe dân từ khi dân mới mắc phải tội nhỏ (hào 1), nếu không dân sẽ quen làm bậy, ác cự tích lũy mà mắc tội lớn (hào 6). Rõ ràng nhất là quẻ Tiệm (tiến lần lần), từ hào 1 đến hào 6, con chim hồng tiến lần lần từ mặt nước lên đến bờ, lên phiến đá, đất bằng, cành cây, gò cao rồi sau cùng vụt một cái bay bổng lên trời.

                  Về sự đột biến thì có quẻ Cách, Hào từ khuyên phải hành động ra sao khi muốn cuộc cải cách lớn ,một cuộc cách mạng chẳng hạn.

                  Tóm lại Dịch có nghĩa thứ hao là biến dịch. Có biến thì mới hóa mà thông được (qua lại không cùng thì gọi là thông: vãng lai bất cùng vị chi thông – Hệ Từ Thượng 11), nếu không thì tới một lúc nào đó phải ngưng trệ phải hết, không thông được, vũ trụ không trường tồn được. Nhưng biến phải theo một trật tự nào đó, phải có qui luật, mà nói đến qui luật là nói đến cái gì bất biến rồi. Do đó Dịch còn có nghĩa thứ ba là bất biến bất dịch nữa, mà tôi sẽ xét trong đọan dưới.

                  DỊCH LÀ BẤT DỊCH


                  Luật mãn chiêu tổn, Khiêm thụ ích.

                  Sự biến hóa trong vũ trụ diễn tiến theo một qui luật bất di bất dịch. Qui luậtđó, Trung Hoa gọi là thường.

                  Triết gia đầu tiên dùng chữ thường theo nghĩa đó có lẽ là Lão tử.

                  Đầu Đạo Đức Kinh ông bảo: “Đạo Khả đạo phi thường đạo” Cái Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là Đạo vĩnh cữu bất biến.

                  Ông lại nói: “Biết rõ qui luật” thương “là sáng suốt; không biết qui luật” thường “ mà làm bừa làm bậy thì gặp điều không lành” (Tri thường viết minh; bất tri thường, vọng tác, hung Ch.16).

                  Hệ Từ Thượng truyện (Ch.1) Cũng nói đến qui luật “thường”: “động tỉnh hữ thường” và quan niệm rằng: Thiên hạ rất động nhưng vì có qui luật thường nên động đấy mà không thể rối lọan được . . .(thiên hạ chi chí động nhi bất khả lọan dã – Hệ Từ thượng – Ch.8), và chính là theo qui luật thường đó mà vũ trụ vạn vật chuyển động biến hóa: (Thiên hạ chi động trinh phù nhất giả dã – Hệtừ hạ - Ch.1)

                  Qui luật thường đó là gì? Là âm dương thay lẫn nhau, cứ một cái tiến thì một cái lùi, một cái lùi thì một cái tiến. Biến hóa chỉ là sự tiến lui của âm dương thôi. “Biến hóa giả, tiến thóai chi tương dã, cương nhu giả, trú dạ chi tương dã”: Biến hóa là hình tượng của sự tiến thóai; cương (tức dương) như (tức âm) là hình tượng của ngày đêm, nghĩa là của sự thay phiên nhau (Hệ từ thượng – Ch.2)

                  Hệ từ hạ Ch.1 cũng diễn ý đó:

                  “Cát và hung luôn luôn thắng lẫn nhau theo một luật nhất định” (Cát hung giả, trinh thắng giả dã). Việc đời không cát thời hung, hết cát lại hung, hết hung lại cát. Cát hung đó nên hiểu là dương và âm, là trời và đất, là mặt trời mặt trăng, là ngày đêm v.v. . .; cho nên tiếp theo câu trên là câu:”Thiên địa chi đạo trinh quan giả dã, nhật nguyệt chi đạo trinh minh giả dã (Đạo trời đất chỉ bảo cho ta luật đó, đạo mặt trời mặt trăng sáng tỏ theo luật đó.

                  Coi lại quẻ của 12 tháng ở trên ta thấy từ quẻ Cấu hào âm lân lần thay thế hào dương, âm tiến tới đâu dương lui tới đó, cuối cùng cả 6 hào dương nhường cho 6 hào âm thành quẻ Khôn; rồi lại tới phiên hào dương lần lần thay thế hào âm, dương tiến tới đâu, âm lui tới đó, cuối cùng cả 6 hào âm nhường chỗ cho 6 hào dương mà thành quẻ Càn. Nhờ vậy mới biến hóa vô cùng được; nếu không thì sẽ chỉ có “cô dương” hay “độc âm” mà không có năm tháng, không có bốn mùa, không có vũ trụ.

                  Dương thịnh cực thì suy lần, để cho âm thịnh lên; khi âm thịnh cực thì cũng suy lần để cho dương thịnh lên. Khắp vũ trụ, không đâu và không thời nào không có luật đó. Từ sự vận hành của mặt trời mặt trăng, sự qua lại của bốn mùa, sự lên xuống của thủy triều, sự thịnh suy của một dân tộc, một quốc gia, một họ, sức lực, trí tuệ của cá nhân v.v. . .không cái gì không theo luật thịnh suy: “Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích” (đầy thì sẽ vơi, thiếu thì sẽ được thêm).

                  Hào 3 quẻ Tốn bảo: “Ba người cùng đi thì bớt đi một người, một người đi (một mình) thì được thêm bạn” (Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kỉ hữu) là nghĩa đó.

                  Cho nên quẻ Ích (Tăng lên) vốn là tốt mà hào cuối lại xấu: tràn thì cuối cùng phải đổ; mà quẻ tổn (giảm đi) vốn xấu mà cuối cùng lại tốt: vơi thì được thêm. Xấu như quẻ Cổ (đổ nát) mà Thóan Từ khen là tốt chỉ vì đổ nát thì phải làm lại, canh tân; mà canh tân là điều rất tốt. Không có gì suy cực mà không thịnh lên, tới lúc cùng mà không bắt đầu trở lại.

                  Quẻ Khốn (Khốn đốn) là thời khó khăn đến cực điểm, năm hào dưới đều xấu, mà hào trên cùng, hào Từ cho là sẽ tốt nếu biết thận trọng, ăn năn.

                  Vậy thì trong họa vẫn nấp phúc, như quẻ Khuê (Chia lìa) hào 6; mà trong phúc vẫn núp họa như quẻ Phong (Thịnh lớn), hào 6; hoặc như quẻ Dự (vui) vốn tốt mà chỉ có hai hào ( 2 vã) là tốt, còn 4 hào kia đều xấu nhiều hay ít cả.

                  Câu “Họa hề phúc chi sở ý, phúc hề họa chi sở phục”

                  (Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ núp của họa), và câu “sinh ư ưu họan, nhi tử ư an lạc” của Mạnh tử đều diễn cái luật thịnh suy đó cả.

                  Tác giả Tự quái truyện đã có ý muốn ta chú ý tới luật đó nên sau mỗi quẻ thường đặt một quẻ ý nghĩa ngược lại, như sau quẻ Thái tới quẻ Bỉ, sau quẻ Bác tới quẻ Phục, sau quẻ Tốn tới quẻ Ích, sau quẻ Kí Tế với quẻ Vị Tế v. .v . .
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2006 16:16:39 bởi Huyền Băng >
                  #39
                    Huyền Băng 08.10.2005 23:28:47 (permalink)
                    Luật phản phục, tuần hòan.


                    Âm dương thay thế nhau được do một luật bất biến, một luật “thường” là tịnh cực tắc suy, vật cùng tắc biến, mà biến là phản phục. Quẻ Càn (Dương) khi suy tới cùng, 6 hào dương bị hào âm chíêm ngôn hết thì thành quẻ Khôn; nhưng tiếp theo quẻ Khôn là quẻ Phục, một hào dương lại sinh. Khôn là âm tịnh cực, từ đó lại suy lần, khi suy tới cùng, 6 hào âm bị 6 hào dương chiếm ngôi hết thì lại trở thành quẻ Càn, rồi tiếp theo quẻ Càn là quẻ Cấu, một hào âm lại sinh.

                    Luật phản phục, tuần hòan cũng là một luật “thường”, bất dịch của Dịch.

                    Luật phản, phục là luật diễn biến trong vũ trụ mà dân tộc Trung Hoa đã nhận tháy từ khi chưa có Kinh Dịch. Xem sự vận hành của mặt trời mặt trăng, của bốn mùa v.v. . . họ thấy sự vật diễn biến theo một phưong hướng nào đó, khi tới mức cùng tốt không thể tiến triển được nữa thì chuyển biến mà quay trở lại theo chiều nghịch với phương hướng cũ, cứ như thế mãi, không bao giờ thôi. Từ cực thịnh qua suy vi tới diệt vong – như từ quẻ Càn tới quẻ Cấu, quẻ Độn, quẻ Bĩ . . tới quẻ Khôn gọi là phản. Từ qủe diệt vong lại phát sinh để tiến triển đến chỗ cực thịnh – như từ quẻ Khôn tới quẻ Phục, quẻ Lâm, quẻ Thái . . tới quẻ Càn – gọi là phục. Sự phản phục đó là phản phục của khí dương .Sự phản phục của khí âm ngược lại: thời phản của dương là thời phục của âm, thời phục của dương là thời phản của âm. Cứ một lần phản, một lần phục, phục rồi lại phản, như vậy thành luật tuần hòan.

                    Tôi sở dĩ đóan rằng quan niệm phản phục xuất hiện trước khi có Kinh Dịch, vì Kinh Dịch là sách đầu tiên nói tới luật đó.

                    Hào Từ quẻ Thái nói:

                    “Không có gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại” (Vô hình bất pha – vỗ vãng bất phục – Hào 3).

                    Thoán Từ quẻ Phục nói rõ hơn:

                    “đạo (Vận) trời tráo đi trở lại, cứ bảy ngày thì trở lại” (Phản phục kì đạo, thất nhật lai phục).

                    Chữ ngày (nhật) ở đây thay cho chữ hào mỗi ngày là một hào, một lần biến; cứ bảy ngày thì trở lại, vì từ quẻ Cấu một hào âm sinh ở dưới cùng, tới quẻ Độn, quẻ Bĩ, quẻ Quán, quẻ Bác, quẻ Khôn, quẻ Phục, như vậy là bảy quẻ (tính cả quẻ Cấu theo lối Trung Hoa). Có lẽ do câu đó mà y học Trung Hoa cho rằng khí huyết người ta bảy ngày thì thay đổi.

                    Về khí tiết trong một năm thì là bảy tháng, từ tháng năm (quẻ Cấn) tới tháng mười một (Quẻ Phục).

                    Sau, dịch Kinh (Thóan từ của Văn Vương, Hào Từ của chu Công) sách nói nhiều nhất đến phản phục là Đạo Đức Kinh của Lão tử: “Vật cực tắc phản – Ch. 36; “Phản giả đạo chi động” – Ch.40 – nhất là:
                    “Phù vật vân vân, các qui kì căn”: Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng – Ch. 16; và Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản”: Đạo lớn là đi, đi là đi xa, đi xa là quay trở lại”. Ch.25.

                    Sau Đạo đức kinh là Dịch truyện:

                    - Qủe Thái: “Võ vãng bất phục”: Không có gì đi mà không trở lại.

                    - Quẻ Cổ: “Chung tắc hữu thủy, thiên hành dã” : Hết rồi thì bắt đầu lại, đó là sự vận hành của trời.

                    - Quẻ Phong: “Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực” Mặt trời tới đỉnh đầu rồi thì xế, mặt trăng đầy rồi thì khuyết.

                    Nhờ luật phản phục đó mà sự vật trong vũ trụ không bị tắc, bị cùng, mới thông được, mới sinh sinh hóa hóa hòai được; vì vậy “xét quẻ (hay đạo) Phục (trở lại) mà biết được lòng hiếu sinh của trờ iđất” (Phục kì kiến thiên địa chi tâm – Quẻ Phục – Thóan truyện.)

                    Tác giả Tự Quái truyện cũng cố làm nổi bật cái luật “vật cực tắc phản” khi viết:

                    “Quẻ lí thì an thích (hay thông thuận) mà sau được yên ổn, cho nên sau quẻ Lí tiếp tới quẻ Thái; Thái là thông, vật không thể thông thuận hoài, cho nên tiếp theo là quẻ Bĩ, vật không thể bĩ hòai, cho nên tiếp theo là quẻ Đồng nhân . . “ và để diễn cái ý vũ trụ biến dịch vô cùng, không lúc nào hết, không lúc nào cùng, cho nên sau quẻ Kí Tế (việc đã xong rồi) tiếp tới quẻ Vị Tế (chưa xong), như vậy đúng với câu “chung tắc hữu thủy” trong Thóang truyện quẻ Cổ.

                    Tóm lại luật âm dương (vũ trụ) lúc nào cũng động, mà động sinh ra biến, biến tới cùng thì quay trở lại (phản phục) để cho được thông, có thông thì mới vĩnh cữu, tồn tại hòai được. Luật “Dịch cùng tắc biến, bíến tắc thông, thông tắc cử” (Hệ từ hạ 2), Luật tuần hòan đó là một luật “thường”, bất dịch khiến cho Dịch có ý nghĩa thứ 3 là bất dịch, sau hai ý nghĩa giao dịch, biến dịch.

                    Phản phục là phản tiến bộ?

                    Các triết gia Trung Hoa tin luật tuần hòan, cho rằng vũ trụ , xã hội vận hành trên một vòng tròn. Văn Vương, Chu Công, Khổng tử, Dịch học phái gọi luật đó là “phản phục”, quay về lúcđầu, mà lúcđầu theo các nhàđó là dương và âm; còn Lão từ thì gọi là “qui căn” trở về gốc, gốc tức là vô (tử vô sinh hữ). Vì vậy mà có người bảo người Trung Hoa không có ý thức về sự phát triển, không như người phương Tây cho rằng vũ trụ, xã hội phát triển theo vòng trôn ốc, mỗi ngày vòng mỗi mở rộng ra, có tiến bộ.

                    Không có ý thức về sự phát triển nên người Trung Hoa có tinh thần thủ cựu, hiếu cổ. Nho, Mặc muốn trở về thời Nghiêu Thuấn, Lão còn muốn trở về thời xã hội nguyên thủy. Trang muốn trở lại trước thời nguyên thủy đó thời chưa có tổ chức xã hội nữa. Ngay các pháp gia như Hàn Phi tuy không muốn trở lại thời trứơc, (họ cho mỗi thời một khác, thời nào có chính trị của thờ iấy) mà cũng nhận Nghiêu Thuấn là những thánh Vương thời cổ. Hòang kim thời đại của dân tộc Trung Hoa ở sau lưng họ, thời Nghiêu Thuấn, chứ không ở trước mặt họ. Đó là lý do khiến họ không tiến được.

                    Lời chế đó có lý một phần. Nhưng tâm lý con người ở nơi nào, thời nào mà chẳng tiếc dĩ vãng, cho hiện tại kém xa dĩ vãng. Hòang Kim thời đại của phương Tây, thời chúa Ki Tô chẳng hạn còn lùi xa hơn Hòang kim thời đại của Khổng Lão, lùi về tận thời ông Adam và bà Eva mới sinh kia. Và ngay bây giờ đây, mỗi người phương Tây có tới một trăm tên nô lệ (tức máy móc) phục vụ, có Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, bay cả được lên cung trăng, hơn trong truyện Phong Thần nữa, mà có biết bao người Âu, Mỹ, từ triết gia, khoa học tới thanh niên ước ao trở lại cuộc đời giản dị, sống gần thiên nhiên như thời kỳ nông nghiệp.

                    Khổng tử và Lão tử không phải là không biết tiến bộ kỹ thuật. Khổng còn dùng cả những tiến bộ đó nữa nên ông ngồi xe nhà Ân kiên cố hơn xe Nghiêu thuấn, đội mũ miện nhà Chu, đẹp hơn mũ thời Nghiêu thuấn. (Luận ngữ XV.10) Lão cực đoan hơn, muốn bỏ hết những tiến bộ kỹ thuật đi: có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người mà không dùng, có thuyền xe mà không ngồi, bỏ cả văn tự, dùng lại lối thắt dây thời thương cổ (đạo đức kinh, Chương 80). Hai nhà đó chỉ buồn rằng thời họ nhân tâm hư hỏng, đạo lý suy vi, xã hội lọan lạc mà con người khổ sở hơn thời trước. Có thể họ hơi quá bi quan, nhưng ngay thời đại chúng ta cũng cho rằng kỹ thuật không chắc đã tạo thêm hạnh phúc cho con người. Năm 1972 hai nhà bác học Anh, Edward Goldsmith và Rober Allen, sau Erza Mishan, đã đề nghị chẳng những ngưng sự phát triển kỹ thuật mà còn nên thụt lùi lại một thế kỷ nữa, và đề nghị của họ được 33 bác học Anh nổi tíếng về khoa sinh vật học, kinh tế học,sinh thái học . . vui vẽ đỡ đầu. Họ cho chỉ có cách đó là cứu vãn được nhân lọai, giảm những sự tranh giành, tàn sát nhau, giảm sự bất quân, bất công mà tăng hạnh phúc trên thế giới. Người ta gọi họ là bọn Zérist, một từ mới được tạo ra để trỏ những người muốn chặn đứng sự phát triển kỹ thuật. Có gì mới mẻ đâu? Lão tử đã là ông tổ của họ từ non 2.500 năm trước rồi.

                    Vậy bảo rằng người Trung Hoa không có ý thức về sự phát triển, có lẽ không đúng lắm; họ chỉ chú trọng đạo lý nhất thôi, họ cho rằng chỉ có sự cải thiện con người, tăng hạnh phúc cho con người mới đáng gọi là tiến bộ, mà quan niệm đó là quan niệm chung của các triết gia Đông, Tây thời cổ, không chắc đã là hậu quả của thuyết phản phục, tuần hòan.


                    ĐỊNH MỆNH


                    Chúng tôi sẽ không xét thuyết Tượng số trong Dịch truyện (Hệ từ truyện ) vì không hiểu thuyết đó, không thấy nó có ích lợi cho nhân sinh.

                    Để kết thúc chương này, chúng tôi xin xét qua về quan niệm định mệnh trong Dịch.

                    Trước Văn Vương, Chu Công, người nào đặt ra phép bói Dịch tất tin rằng có một sự an bài, một định mệnh nghĩa là sự việc biến chuyển ra sao, xấu hay tốt đã định rồi. Bậc “Thánh nhâ” đã “thần minh để biết trước việc sẽ tới, lại sáng suốt để chứa những kinh nghiệm vũ (Hệ từ thượng – Ch. 11).

                    Hệ Từ hạ, Chương 6, lại nói: “dịch làm rõ cái đã qua mà xét cái sắp tới, kàm sáng tỏ cái kín đáo, mở cái bí mật” (dịch chương vãng nhi sát lại, nhi vi hiển triển u).

                    Cho nên “người quân tử sắp làm hay tiến hành việc gì thì dùng lời (Khấn ) mà hỏi Dịch. Dịch nhận được lời hỏi và trả lời nhanh như tiếng vang. Không kể xa gần, sâu tối, Dịch cũng biết đựoc cái gì sẽ xảy ra. Nếu Dịch không phải là cái gì rất tinh vi trong thiên hạ thì đâu làm được như vậy? (quân tử tương hữu vi dã, tương hữu hành dã, vấn yên nhi di ngôn. Kỳ thụ mệnh dã như hưởng. Vỗ hữu viễn cận, u thâm, tọai tri lai vật. Phi thiên hạ chi chí tinh, Ki thục năng dự ư thử? – Hệ Từ thượng Ch.5).

                    “Dịch không nghĩ ngợi gì cả, không làm gì cả, yên lặng không động, nó chỉ cảm mà thấu được các biến cố trong thiên hạ. Nếu nó không phải là cái thần diệu tột bực trong thiên hạ thì đâu làm được như vậy? (Dịch vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi tọai thông thiên hạ chi cố. Phi thiên hạ chi chí thần, kì thực năng dự ư thử - Như trên) .

                    Chữ Dịch trong đọan đó nên hiểu là những người tìm ra được phép bói Dịch. Phép bói đó có thật là “thần” không, chúng tôi không dám bàn tới. Có những người rất thông minh tin nó như nhà bác học nổi danh khắp thế giới Jung, mà có nhiều người cũng rất thông minh không tin nó.

                    Văn Vương, Chu Công và các tác giảDịch truyện tin nó và rán đem nhưng những luật âm dương ai cũng nhận thấy trong vũ trụ để giảng cho nó bớt tính cách huyền bí đi; rồi sửa lại thuyết định mệnh trong Dịch, coi nó là một luật tự nhiên, nó chỉ co ta biết cái hướng theo đó sự việc sẽ xảy ra; (Hệ Từ thượng – Ch.3- đọan 5) và nếu ta nhiều khi không thể sửa cái hướng đó được thì cũng có thể tránh nó hoặc tìm một thái độ thích hợp để thêm tốt lên hoặc xấu đi, để “xu cát tị hung”

                    Chẳng hạn:

                    - Quẻ Thái hào 3, ở vào thời thịnh cực rồi, sắp suy, Hào từ của Chu Công khuyên: “Không có gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chính nghĩa thì không lỗi. Đừng lo phiền, cứ tin ở điều chính (điều phải) thì được hưởng phúc”

                    - Qủ Thăng hào 6 khuyên: “Hào này hôn ám, ở cuối thời Thăng là đã lên đến cùng cực rồi mà còn muốn lên nữa, nếu đổi lòng ham đó thành lòng tự cường, sửa đực cho hợp đạo không bao giờ nghỉ thì có lợi, lại tốt”.

                    - Qủe Tủy hào 4: “Thu họach được lớn đấy, nhưng dù lẽ vẫn ngay mà cũng có thể hung được. Cứ giữ lòng chí thành, theo đạo lý, lấy đức sáng suốt mà ứng phó thì không có lỗi”.

                    - Quẻ Cách hào 6: “Công việc cải cách đến đây đã xong, nên ngừng lại, tiến nữa thì xâu, cứ giữ vững chính đạo thì tốt”

                    Vậy tốt hay xâu, họa hay phúc tuy do cái thời nó sẽ tới như vậy, nhưng phần lớn cũng do cách mình ứng phó nữa.

                    Người sáng suốt áp dụng Dịch thì phải nhận cái tư nhiên nó sắp thay đổi mà tài chế nó, như vậy là biết “biến” (Hóa nhi tài chi vị chi biến –Hệ Từ Thượng – Ch.12)

                    Cát hung tùy ở mình hơn ở thời cuộc, hòan cảnh, lòng mà thiện thì cát, ác thì hung, đó là ý nghĩa câu : “Cát dung dĩ tình thiên” trong Hệ từ hạ - Ch.12. Có tinh thần đó thì “khi muốn hành động, xem sự biến hóa mà ngẫm nghĩ lời đóan của quẻ (tìm cách đối phó với hòan cảnh) mà gặp tốt không có gì chẳng lợi, được trời giúp cho” (động tắc quan kì biến nhi ngọan kì chiêm, thị dĩ tự thiên hữu chi, cát vô bất lợi – Hệ Từ thượng –Ch.2)

                    Hiểu cái lẻ “âm dương tương thôi” thịnh suy thay nhau lên xuống, thì “khi yên ổn không quên rằng sẽ có thể nguy, khi vững không quên rằng sẽ có thể mất, khi trị không quên rằng sẽ có thể lọan. Nhờ vậy mà thân yên, nước vững” (an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong, trị nhi bất vong lọan; thị dĩ thân an nhi quốc khả bảo dã – Hệ từ hạ - Ch.5).

                    Tóm lại Dịch cho rằng có số mạng nhưng con người vẫn sửa đổi số mạng được phần nào.

                    * *
                    *
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2006 16:29:48 bởi Huyền Băng >
                    #40
                      Huyền Băng 10.10.2005 22:23:04 (permalink)
                      CHƯƠNG VI

                      VIỆC NGƯỜI




                      Các học giả phương Tây đều nhận thấy triết học Trung Quốc có đặc điểm này: cho vũ trụ vạn vật cũng một thể. Tư tưởng đó là tư tưởng căn bản của dân tộc Trung Hoa mà triết gia nào: Nho, Lão, hay Mặc cũng chấp nhận (1).

                      Đại biểu vũ trụ là trời, đất; đại biểu vạn vật là người. Trời, đất, người cùng một thể, cho nên người được sắp ngang hàng với trời đất, thành một bộ “tam tài” (ba ngôi). Trời (đất) với người quan hệ mật thiết với nhau (thiên nhân tương dữ); phép tắc của trời đất làm mô phạm cho hành vi của người, thiên đạo tức là nhân đạo; hơn nữa, trời với người còn tương cảm tương ứngvới nhau, cho nên người Trung Hoa thời xưa rất coi trọng phép bói, mà quan “Chúc” coi về thiên sự (cầu nguyện trời ban phúc lành cho dân, xem tương trời, làm lịch để ứng dụng vào nhân sự, coi việc bốc phệ để đóan việc cát hung) luôn luôn làm cố vấn cho các vua chúa, chức ngang với quan “Sử” coi về nhân sự.

                      Thuyết “Thiên nhân tương dữ” đó chắc đã có từ đời thương hay trước nữa, và tôi đóan rằng nó với thuyết âm dương phải có liên quan với nhau. Cả vũ trụ chỉ là âm dương, trời là dương, đất là âm, trai là dương, gái là âm, như vậy là “nhất thể” rồi; mà lòai người bị luật âm dương chi phối, tức luật tự nhiên của trời đất chi phối, thì thiên đạo tức là nhân đạo.

                      Hệ Từ hạ, Ch. 10 bảo trong Dịch “gồm cả đạo trời, đạo người, đạo đất, thế là đủ tam tài; rồi nhân hai lên thành sáu hào (dịch . . hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên; kiên tam tài nhi lưỡng chi, cố viết lục). Ý muốn nói mỗi quẻ gồm sáu hào thì hào 1,2 là đất; 3,4 là người; 5,6 là trời.

                      Thuyết quái truyện Ch.2 nói rõ thêm, cho
                      Dịch lập đạo trời là âm dương đạo đất là cứng mềm, đạo người là nhân nghĩa” (lập thiên chi đạo viết nhâm dữ dương, lập địa chi đạo viết cương dữ nhu, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa) . .

                      Những lời đó đúng hay sai, chúng ta chưa cần bàn, chỉ biết rằng Dịch cũng chủ trương thiên đạo với nhân đạo là một, do luật âm dương chi phối.

                      HÌNH ẢNH MỘT XÃ HỘI TRUNG CHÍNH TRONG 64 QUẺ

                      Phùng Hữu Lan bảo Dịch là “hình ảnh thu nhỏ của tòan thể vũ trụ” Trong vũ trụ đó có xã hội Trung Hoa thời Chiến Quốc, cả các nước thời sau nữa vì xã hội Trung Hoa thay đổi rất ít cho tới đầu thế kỷ chúng ta; và nếu ta đừng câu nệ từng chữ, thì có thể là có xã hội lọai người thời nay nữ.

                      Chương trên chúng ta đã được biết vài nét chính về hình ảnh trời đất; Chương này chúng ta sẽ biết thêm về hình ảnh xã hội.

                      Việc hàng ngày:
                      - Việc đầu tiên là việc ăn uống. có quẻ Di, quẻ Tỉnh, quẻ Đỉnh.

                      Nuôi thân thể, quẻ Di khuyên phải tiết ẩm thực (vì bệnh tòng khẩu nhập) đừng vì miếng ăn mà mang nhục. Nhưng nuôi thân thể không quan trọng bằng nuôi tinh thần: ba hào cuối quẻ Di có nghĩa là nuôi tinh thần, đều được cho là “cát”. Bậc hiền nhân nuôi tinh thần dân chúng có công lớn nhất, ngang với công trời đất nuôi vạn vật. Cho nên xem cách một người tự nuôi mình và nuôi người mà biết được tốt hay xấu (Quan Di, tự cầu khẩu thực – Thóan từ quẻ Di) .

                      - Về việc nuôi tinh thần, có rất nhiều quẻ và chúng tôi sẽ xét trong mục Tu thân, đây chỉ xin kể ít quẻ.

                      Quẻ Ly dạy ta cách ở đời: Dịch cho rằng mới ra đời, con người có tính chất phác, trong trắng (gần giống thuyết “tính thiện” của Mạnh tử), nên giữ vững tính đó, giữ đường chính, đừng tự phụ, phải thận trọng, như vậy cho tới suốt đời.

                      Phải biết trau giồi tài đức (quẻ Đại Súc), biết sửa lỗi (quẻ Phục), nhưng đừng ham tiến mau quá, mà nên tiến lần lần thôi, như con chiêm hồng trong quẻ Tiệm. Tới tột bực thì thành một hạng xuất thế, khí tiết thanh cao, khác phàm, dù không trực tiếp giúp đời , nhưng tư cách có thể làm gương cho đời, nhờ mình mà xã hội văn minh, cũng như cái lông con hồng trang điểm cho đời sống (kì vũ khả dụng vi nghị - hào 6). Ví một bậc cao khiết với con hồng, hình ảnh đó thật đẹp và nên thơ.

                      - Muốn nuôi tinh thần thì phải nhóm bạn tìm thầy: quẻ Tỉ. Trong việc nhóm bạn, phải cẩn thận từ lúc đầu, thành tín, vì đạo chứ không vì lợi, nhất là phải trọng sự tự do của nhau: ai muốn tới với mình thì niềm nở đón, ai chống mình thì cứ rút lui, không ép ai cả (hào 5)

                      - Nuôi tinh thần để giúp đời như nước giếng trong quẻ Tỉnh, thức ăn trong quẻ Đỉnh; để biết cách tiếp xúc với tiểu nhân: quẻ Lâm, để giúp quân tử thắng tiểu nhân: quẻ Cấu, quẻ Quải.. . .

                      - Một trong những vấn đề Dịch quan tâm tới nhất là vấn đề nam nữ, vợ chồng. Vì nó là cái “thiên địa chi đại nghĩa”. Có âm dương, nam nữ thì mới có vợ chồng, gia đình và xã hội.

                      Dịch khuyên:

                      “Khi trai gái cảm nhau phải cho chính đáng, biết tự chủ, giữ lễ; quẻ Hàm.

                      “Khi con gái về nhà chồng thì phải khiêm tốn; quẻ Qui muội, hào 5;

                      “Vợ chồng ăn ở với nhau theo luật tự nhiên của Càn, Khôn mà phu xướng phụ tùy: quẻ Hằng. Ở dưới chế độ phụ hệ, như vậy là hợp lý.

                      Có gia đình rồi thì phải tề gia, cho nên có quẻ Gia nhân.

                      Tuy phu xướng phụ tùy nhưng phải phân công, đàn bà lo việc trong nhà, đàn ông lo việc ở ngòai, và nam nữ đều có bổn phận, trách nhiệm ngang nhau, đều phải có tư cách đạo đức làm gương cho con cháu (nữ chính vị hồ nội, nam chính vị hồ ngọai; nam nữ chính, thiên địa chi đại nghĩa dã). Trong các triết thuyết thời Tiên Tần chỉ có Khổng giáo chú trọng tới gia đình hơn cả, và Dịch học phải theo chủ trương đó.

                      - Trong việc dạy trẻ, quẻ Mông khuyên phải ngăn ngừa trứơc lỗi của trẻ, phải nghiêm, đừng quá dùng hình phạt mà sẽ ân hận (hào 1); nhưng thà quá nghiêm còn hơn là quá dễ dãi để tới nổi trẻ luông tuồng mà nhà sẽ suy, lọan (gia nhân – hào 3).

                      Cũng lại là luật tuần hòan: cương quá thì trở lại nhu, nhu quá thì trở lại cương, giữ mực trung là hơn cả, nhưng ít ai học được bài học đó.

                      Nên đọc thêm quẻ Quán: người trên nêu gương cho người dưới.

                      Cha mẹ có bổn phận dạy dỗ, nêu gương cho con; ngược lại con cũng có bổn phận can ngăn cha mẹ để cha mẹ khỏi làm một điều trái đạo lý.

                      Nhiều người hiểu lầm rằng đạo hiếu của Khổng giáo rất khắt khe, bắt con cái phải nhất nhất tuân lệnh cha me, cũng như bề tôi nhất nhất phải tuân lệnh vua, vua có bắt chết cũng phải chết. tư tưởng đó của Hán nho, Tống Nho, không phải của Khổng tử. Quan niệm của Khổng tử rất hợp tình hợp lý, hiểu trước hết là giữ được danh dự cho gia đình, làm vẻ vang cho tổ tiên.

                      Luận ngữ, thiên Lý Nhân – bài 17, Khổng tử bảo:

                      “Thờ cha mẹ nên nhỏ nhẹ khuyên can; nếu cha mẹ không nghe theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm cha mẹ, như vậy tuy khó nhọc, lo buồn, nhưng không được óan hận”(Sự phụ mẫu ki gián, kiến chí bất tòng, hữu kính bất vi, lao nhi bất óan).

                      Con phải khuyên can cha mẹ vì nếu không, cha mẹ sẽ mắc lỗi trái đạo lý mà cha mẹ mang tiếng xấu, xấu lây với tổ tiên, cả dòng họ; như vậy cha mẹ mang tội bất hiếu với ông bà, tổ tiên, mà mình cũng mang tội bất hiếu với cha mẹ.

                      Khổng tử chỉ nói vắn tắt thôi. Dịch, quẻ Cố diễn rõ hơn:

                      - Hao 1: Sửa lỗi cho cha, nhờ con mà cha không có lỗi, nhưng phải thận trọng thì mới tốt.
                      - Hào 2: Sửa lỗi cho mẹ, không nên cố chấp mà phải mềm dẻo.
                      - Hào 3: Nếu sửa lỗi cho cha mà nói thẳng quá thì đáng ăn năn, nhưng không có lỗi lớn vì giữ được đạo lý cho cha.
                      - Hào 4: Nếu do dự, không dám can cha, để cha mắc lỗi thì sẽ hối tiếc.
                      - Hào 5: Can cha để cha sửa lỗi thì được tiếng khen.

                      Chúng ta thấy 5 hào (không kể hào 5 nói chung về các hiền nhân sửa lỗi cho thiên hạ) thì có 4 hào sửa lỗi cha, chỉ có 1 hào sửa lỗi mẹ: rất hợp tâm lý vì đàn bà vốn nhu thuận, dễ nghe lời khuyên hơn. Khi sửa lỗi cha, vì đàn ông vốn cương nghị nên hào từ khuyên con phải rất thận trọng. Thận trọng nhưng vẫn cương quyết (hào 4) nếu vì quá trực ngôn mà làm phật ý cha thì tuy đáng ân hận đấy, nhưng không mắc lỗi lớn; mà khi thành công còn được tiếng khen nữa.

                      Như vậy Dịch còn cương quyết hơn Luận ngữ. Kính trọng cha mẹ thì phải trọng đạo lý, tiếng tốt của cha mẹ. Quan niệm đó đâu có hẹp hòi, tôi cho là hợp tình, hợp lý.

                      Còn nhiều quẻ nó về các việc hàng ngày nữa, tôi dành lại cho một tiết sau: Đạo làm người.

                      Ở đây tôi chỉ xin giới thiệu thêm quẻ Tụng nói về việc kiện cáo và quẻ Lữ nói về cảnh lưu lạc quê người.

                      - Quẻ Tụng gồm Càn ở trên, Khảm ở dưới. Từ cái hình tượng trời ở trên nứơc mà suy diễn ra thành việc kiện tụng, thật là điều làm cho ta ngạc nhiên. Đọc lời giảng của Thóan truyện (trong quẻ 6 phần II) chúng ta thấy sự suy diễn đó có lý.

                      Có hai cách giảng:

                      - Tách ngọai quái và nội quái ra mà giảng, coi ngọai quái Càn là người trên cương quá, áp chế người dưới; nội quái Khảm là kẻ âm hiểm, hai kẻ đó đụng chạm nhau tất sinh ra kiện cáo.

                      - Gồm cả ngọai quái và nội quái, coi trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm) , mà ngòai thì cương (ngọai quái là Càn), tất hay gây sự, sinh ra kiện cáo.

                      Rồi tới sáu hào:
                      - Hào 1: Đã xảy ra vụ kiện thì dù có chỗ dựa, mình cũng không nên ỷ thế sinh sự kéo dài vụ kiện; nên nhường nhịn có thua thiệt một chút thì cũng thôi, sau sẽ được biện minh.
                      - Hào 2: Nếu thế mình yếu, thì rút lui, tránh đi (trứng không chọi nổi với đá), như vậy mới không bị tội lỗi.
                      - Hào 3: Nếu bề trên của mình muốn lôi kéo mình vào một vụ kiện, một vụ tranh chấp, mình không thể từ chối được thì mình cứ giữa đạo chính, phải giúp bề trên thì giúp lấy lệ thôi, đừng khoe tài, ham lập công.
                      - Hào 4: Bỏ ý ham kiện đi, theo lẽ phải, ở yên thì tốt.
                      - Hào 5: Người xử kiện nên có đức có tài ; người đi kiện hay bị kiện mà gặp được người xử kiện như vậy thì không gì tốt bằng.
                      - Hào 6: Kẻ nào ham kiện quá thì dù có may ra được kiện, rốt cuộc cũng bất lợi.

                      Ý các hào rất nhất trí, hào nào cũng nói về kiện tụng, không lạc ra ngòai: lại sáng sủa mà xét đủ các hòan cảnh tốt xấu trong các vụ kiện; nhất là lời khuyên răn thật sáng suốt; nên tránh sự kiện cáo. Hào 3 không kiện với ai: tốt; hào 2 và 4 muốn kiện mà sau thôi, cũng tốt, hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc rồi sẽ tốt; duy có hào 6 hăng kiện tới cùng thì xấu. Hào 5 tỏ ý ước mong có một tòa án công minh.

                      Chỉ dùng luật tương ứng của âm dương, dùng cái thế và vị của các vạch liền và đứt, không gượng ép chút nào mà suy diễn ra được những điều hợp lý để răn đời như vậy, tôi cho là tài tình rất mực. Có thể áp dụng quẻ đó vào các vụ tranh chấp trên thế giới thời nay.

                      - Quẻ Lữ gồm Ly ở trên, Cấn ở dưới, là lửa ở trên núi ䷷ . Chỗ ở của lửa là bếp, lò, nay lại xuất hiện trên núi thì là mất chỗ ở, là di cư, ở đậu (Lữ).

                      Thời nào cũng có cảnh ở đậu đất khách: Người lớn thì vì nghèo phải bỏ quẻ, đi làm ăn ở nơi khác; trẻ con thì vì mồ côi hay vì cha mẹ không nuôi nổi mà phải ở nhờ ông chú bà bác. Nhưng trong những thời lọan lạc như thời Chiến Quốc ở Trung Hoa hay thời chúng ta trên khắp thế giới thì cảnh “Lữ” mới gần như không tránh một ai và non triệu đồng bào chúng ta ở ngọai quốc lúc này không khỏi bùi ngùi khi đọc quẻ Lữ.

                      Cảnh ở đậu là cảnh bất đắc dĩ, nhiều lắm chỉ có thể hơi hanh thông được thôi, cho nên trong sáu hào, không có hào nào được coi là rất tốt; ngay đến hai hào tốt nhất, đắc trung đắc chính là hào 2 và hào 5 cũng chỉ được khen là tốt lành (hào 3) là có phúc, lộc (hào 5). Còn bốn hào kia thì xấu nhiều hay ít cả: ít thì như hào 4; không được ai giúp đỡ, trong lòng không vui; nhiều như hào 3, hào 1 và hào 6: hào 3 vì quá cương, không biết mềm mỏng nên dù mình có ngay thẳng thì cũng nguy; hào 1 vì tư cách hèn hạ, tham lam nên bị người ta ghét mà rước họa vào mình; hào 6 vì thân đi ở trọ là mại muốn lấn chủ nhà, nên bị người ta đuổi đi.

                      Tóm lại, theo Dịch, cái đạo ở đậu là mềm mỏng, đừng tham lam, đừng làm để người ta khỏi ghét; nhưng mặt khác cũng phải sáng suốt, giữ tư cách để người ta khỏi khinh. Lời khuyên đó rất đúng.
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2006 11:13:19 bởi Huyền Băng >
                      #41
                        Huyền Băng 12.10.2005 03:00:14 (permalink)
                        VIỆC TRỊ DÂN


                        - Về nhiệm vụ dưỡng dân, giáo dân của nhà cầm quyền, chúng ta có thể suy từ những qủe Di, Mông, Đại Súc chúng tôi đã giới thiệu ở tiết trên, khỏi phải nhắc lại, chỉ xin nói thêm về chính sách kinh tế trong qủe Tiết và qủe Khiêm.

                        Thóan truyện qủe Tiết bảo nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất “bốn mùa nắng, mưa, nóng lạnh đều có chừng mực”, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (Tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bất hại dân).

                        Đại Tượng truyện hiểu xa hơn, khuyên người trị dân hạn định một chừng mục nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người (Quân tử dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là cho chữ Tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế họach hóa ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện qủe Khiêm: “xứng vật bình ti” thì phải “biều đa ích quả”: bớt chốn nhiều bù chốn ít. Đó là đạo của trời: “Khuy doanh nhi ích khiêm” đầy thì làm cho vơi đi, kém thì bù đắp vào.

                        Khổng, Lão đều đã nghĩ như vậy. Luận ngữ, thiến Quí Thị, bài một, Khổng tử bảo Nhiễm Cầu; trong nước hể phân phối quân bình thì dân không nghèo (quân vô bần); và Lão tử trong Đạo đức kinh Chương 77 bảo: “đạo trời bớt chỗ dư bù chỗ thiếu. Đạo người thì không vậy: bớt chỗ thiếu mà thêm chỗ dư. Ai là người có dư mà cung cấp cho người thiếu thốn trong thiên hạ đây? (Thiên chi đạo tổn hữu du bổ bất túc. Nhân chi đạo tức bất nhiên, tổn bất túc dĩ phụng hữu dư. Thục năng hữu du dĩ phụ thiên hạ?)

                        Về việc kinh pháp có qủe Phệ hạp, đại ý khuyên người xử hình phải sáng suốt trước hết, cương quyết mà cũng cần có đức nhu (để bớt cương đi), có chút từ tâm, và luôn luôn giữ đạo chính, thận trọng như hai hào 4,5.

                        Nếu không trung chính, dùng hình ngục mà không được người phục, có phần bị óan nữa thì tuy đáng ân hận đấy mà không có lỗi lớn vì mình muốn giữ trật tự trong xã hội. Tôi cho như vậy không hợp với chủ trương trọng lễ hơn hình pháp, chủ trương trung hậu của đạo Nho (tội mà còn nghi ngờ thì nên phạt nhẹ - tội nghi duy khinh), và tôi ngỡ rằng Dịch truyện đã chịu chút ít ảnh hưởng của thời Chiến quốc, của phái pháp gia.

                        Nhưng qủe Phệ hạp cũng khuyên nên răn đe từ khi dân mới mắc tội nhỏ, nếu không dân sẽ quen làm bậy, ác cứ tích lũy mà mắc tội lớn. Lời đó rất đúng.

                        Thời Xuân Thu và Chiến Quốc , người ta thường coi qủe trước khi ra quân. qủe Sư bàn về việc ra quân, ý nghĩa hay, đủ, lời gọn mà không gượng. qủe một hào dương (hào 2) với 5 hào âm: nhất dương thống lĩnh quân âm, như một ống tướng điều khiển đòan quân.

                        Đại ý của qủe:
                        - Bất đắc dĩ mới phải ra quân, ra quân phải có chính nghĩa.
                        - Dùng tướng phải lựa người xứng đáng (như hào 2, dương cương mà đắc trung), đừng để cho kẻ bất tài (hào 3) tham gia.
                        - Phải cẩn thận từ lúc đầu, kỷ luật nghiêm minh, nhưng phải khéo léo để khỏi mất lòng dân, quân.
                        - Nếu gặp kẻ địch đương ở thế mạnh thì hãy tạm tránh, không sao.
                        - Điều này đáng để ý nhất: khi thành công rồi, luận công ban thưởng thì kẻ tiểu nhân (ít tài, ít đức, chỉ giỏi giết giặc thôi) có công, chỉ nên thưởng họ tiền bạc, đừng giao cho họ trọng trách (như cai trị một vùng, cầm đầu một bộ, một viện . . .); trọng trách phải về những người có tài đức, như vậy mới thịnh được. Từ xưa tới nay, biết bao nhà cầm quyền mắc lỗi đó khiến cho “thắng trong chiến tranh mà lại bại trong hòa bình”. Bất đắc dĩ mới ra quân, ra quân phải có chính nghĩa, đó là chủ trương chung của các phái Khổng, Lão, Mặc . Họ trọng văn hơn võ. Dịch cho Càn là chính, Khôn phụ thuộc Càn, nhưng cũng nhận âm có các ý văn vẻ, khiêm nhu, là đức của người văn minh, cho nên cho hào 6 qủe Khôn là rất tốt, và tương trưng bằng cái xiêm vàng, xiêm thì đẹp đẻ mà màu vàng vừa đẹp vừa sáng, quí, chỉ vua chúa mới được dùng. Dân tộc Trung Hoa thời Xuân Thu hiếu hòa cũng như mọi dân tộc nông nghiệp, nên trên hai ngàn năm mấy lần điêu đứng vì các dân tộc du mục hiếu chiến ở phía Bắc và Tây, hết rợ Hồ, tới rợ Kim, rợ Mông, rợ Mãn.

                        - Cách đối với dân, có các qủe đồng nhân, Tỉ, Hóan.

                        Điều quan trọng nhất là đòan kết được nhân dân, khiến cho trên dưới hòa đồng. Muốn vậy thì phải bỏ tinh thần đảng phái, tôn trọng quyền của mỗi người, phân biệt nhiều hạng người, cho mỗi người được phát triển sở năng, thỏa mãn sở nguyện (Đại tượng truyện qủe Đồng Nhân). Công việc hòa đồng nào mới đầu cũng bị nhiều kẻ ngăn cản, không dễ gì thực hiện ngay được, dù là hợp với công lý, với hạnh phúc số đông (hào 5 qủe đồng Nhân)

                        Cũng nên nhớ thêm hào 5 qủeTỉ: để cho người ta tự do, ai phục tòng mình thì tới, không thì cứ rút lui, mà mình thì phải trung, chính; nếu mình có tà tâm, mưu cầu tư lợi, dùng thủ đọan để ép buộc người ta thì người ta miễn cưỡng theo rồi cũng chống lại mình.

                        Có khi để đòan kết tòan dân, mình phải biết giải tán bè phái của mình, như lời khuyên trong các hào 3,4 qủe Hóan.

                        - Hào 3 bảo: đánh tan lòng riêng tư của mình đi thì không hối hận.
                        - Hào 4 : giải tán bè phái của mình đi, rất tốt , vì như vậy là giải tán cái nhỏ để tập hợp thành cái lớn (như tập hợp cả quốc dân mà cùng lo cứu nước).
                        - Ngược lại với qủe Hóan là qủeTụy nói về sự lập đảng hay liên minh.

                        Thóan truyện qủe đó khuyên người lập đảng hoặc vị minh chủ phải là bậc đại nhân, tài đức hơn người, được mọi người tín, trọng, phải giữ vững đạo chính có đường lối chính đáng, nhất là phải có lòng chí thành như khi vua vô nhà Thái Miếu dâng lễ.

                        Đại tượng truyện khuyên thêm: khi nhóm họp, nên có tinh thần hòa thuận.

                        - Cách dùng người : không có một qủe riêng nói về cách dùng người, nhưng xét các hào 5, 4, 2 trong cácq thì chúng ta gặp rất nhiều trường hợp dùng người. hào 5 thường là vị nguyên thủ, người cầm đầu, có quyền nhất;hào 4 thường là vị cận thần tay chân của vị nguyên thủ; còn hào 2 thường là một chức quan lớn hay nhỏ ở xa nguyên thủ; hoặc một kẻ sĩ chưa ra làm quan. hào 5 và hào 2 tương ứng với nhau nhưng ở xa nhau;hào 5 và hào 4 không tương ứng nhưng ở gần nhau.

                        Trường hợp tốt nhất là vị nguyên thủ có tài đức mà gặp được một kẻ sĩ cũng có tài đức, người trên biết tin dùng người dưới, người dưới cùng chí hướng với người trên thì dễ làm nên việc lớn như hào 5 và hào 2 qủe Càn.

                        Người trên ít tài nhưng sáng suốt, biết dùng người có tài thì cũng tốt, như hào 5 với hào 2 qủe Lâm, hoặc như hào 5 và hào 2 qủe Sư: vua trao tòan quyền cầm quân cho một vị tướng lão thành.

                        Ông vua có tài, có đức mà cận thần biết phục đức sáng của vua, đem tài đức ra giúp đời thì cũng tốt, như hào 5 và hào 4 qủe Quán.

                        Nếu hào 5 và 4 đều là dương cương cả, vua và cận thần đều có tài, đều cương cường cả thì dễ lập được sự nghiệp, nhưng ần thần công lao lớn quá mà lại được lòng dân nữa thì khi công thành rồi, sẽ bị vua ghen ghén mà nguy cho mình, như trường hợp Nguyễn Trãi.

                        Nếu hào 5 và 4 đều khiêm nhu như trong qủe Khiêm thì tốt cho 4 những không tốt mấy cho 5, vì 5 thiếu uy.

                        Theo luật âm dương thì như vậy, nhưng D phải có tính cách biến thông, cho nên tốt xấu còn tùy ý nghĩa của cả qủe, tức của thời (coi tiết Thời ở sau), chứ không phải chỉ tùy ý nghĩa của mỗi hào.

                        Nguyên tắc chung trong sự dùng người là người trên phải chí thành mới cảm hóa được người dưới, nhưng cũng phải có uy mới sai khiến được họ; mà người dưới cũng phải có lòng chí thành với người trên: như hào 5 và 2 qủeTrung phu (có đức tin trong lòng, tức có lòng chí thành)

                        - Hào 2 : ở ngôi chí tôn, có đức trung chính, thành tín, buộc được lòng thiên hạ.

                        - Hào 2: Ứng với hào 5, cũng có đức dương cương, có lòng thành thực như 5, nên tương đắc nhau, như hạc mẹ gáy, hạc con họa lại.

                        - Hai hào đó họp thành một cặp rất tốt, cũng như hai hào 5 và 2 qủe Càn. Trái lại, hào 5 qủe Đại Hữu tuy cũng có đức chí thành nhưng ở vị chí tôn mà là âm, nhu nhược, nênTừ khuyên phải có chút uy. Hào 5 qủe Khiêm cũng vậy, tuy đắc trung thu phục được nhiều người, nhưng vì là âm, nhu quá, không làm trọn sứ mạng trời trao cho, để lập một triều đại mới, như vua Thang đuổi Kiệt mà cách mạng nhà Hạ, vua Võ diệt Trụ mà cách mạng nhà Thương.

                        Thóan truyện của Vũ Vương - chỉ nói “thay cũ đổi mới là một việc phải lâu ngày người ta mới tin được”, vì người ta có thói quen thủ cựu”, lại phải hợp thời, hợp chính đạo thì người ta mới phục”
                        Thóan truyện giảng thêm: phải sáng sốt, hòa duyệt (hợp lòng dân) thì mới thành công. Mà như vậy là hợp đạo trời: trời đất thay đổi bốn nùa, mà vạn vật mới sinh trưởng được MạnhTử của Chu Công bàn kỹ hơn về điều kiện, tư cách người làm cách mạng, sự chuẩn bị và kết quả.

                        Điều kiện là phải hợp thời. tư cách là phải có địa vị, có tài (hào 1) tức như Mạnh tử sau này nói, phải là một bực “thiên lại” có thể “thế thiên hành đạo” được.

                        Phải chuẩn bị kỹ, tạo những hòan cảnh thuận tiện để người trên kẻ dưới tin mình ( hào 2); nếu nóng nảy làm liều thì hỏng việc, nên thận trọng tính tóan kế họach ba lần ( hào 3), nên có lòng chí thành, và biết uyển chuyển vừa cương vừa nhu ( hào 4) .

                        Được như vậy thì dân chúng hết lòng tin và sẽ thành công mĩ mãn, làm cho “xã hội thay đổi, tốt đẹp, mới mẻ lên, như con hổ thay lông” hào 5).

                        Tuy nhiên, ta nên nhớ bản tính con người vốn ghét sự thay đổi thói quen., lối sống, cho nên chỉ có bậc quân tử mới thực tâm hiểu và theo sự cải cách, còn hạng tiểu nhân thì chỉ miễn cưỡng theo ngòai mặt. Như vậy cũng tốt đẹp rồi; và nên ngưng lại đừng cải cách hòai mà gây lòng oán của dân ( hào 6) . Tóm lại, bất đắc dĩ mới phải làm cách mạng. Lời khuyên đó thật sáng suốt, thấu tâm lý con người; phải là người đã làm cách mạng như Chu Công mới nghĩ tới.

                        Qủe Cách này là tài liệu duy nhất tôi được thấy về thuật làm cách mạng thời Tiên Tần.

                        Trong một cuộc cách mạng dù hợp thời, hợp lòng dân tới mấy, thế nào cũng có một số người vì trung thành với triều đại cũ, vì tư lợi, chống đối mình , gây rối lọan, mình phải dẹp để giải nạn. Đó là ý nghĩa qủe Giải.

                        Thóan Từ và Thóan Truyện qủe này khuyên: Khi giải nạn xong, thì dân chỉ mong an cư lạc nghiệp, người trị dân nên có chính sách khoan đại, giản dị, đừng đa sự, cứ khôi phục trật tự cũ cũng đủ tốt rồi. Tuy nhiên cũng phải trừ nhưng tệ đã gây ra những họan nạn trước kia, cũng phải sửa đổi cho sự bình định được lâu dài, công việc đó làm cho mau xong (vẫn là ý đừng đa sụ) thì tốt.

                        Đại Tượng truyện bảo nên tha tội cho những kẻ lầm lỗi trước, nếu không thể tha được thì cũng nên giảm án nhẹ đi.

                        những lời khuyên đó đều xác đáng.
                        *


                        Chúng tôi nhận thấy trong 64 qủe, không qủe nào nói riêng về việc tế lễ, một việc thời xưa từ nhà cầm quyền tới dân đều cho là rất quan trọng; nhưng rải rác trong nhiều qủe , và nhiều hào hễ ngẫu nhiên nói về tế lễ thì bao giờ cũng khuyên trước hết phải chí thành.

                        Như qủe tụy nói về việc nhóm họp, phải chí thành, Thóan Từ bắt đầu bằng 4 chữ “vương cách thái miếu” (Như vua đến tế lễ ở nhà thái miếu).

                        Qủe Hóan, trái lại, nói về việc lìa tan, cũng khuyên phải có lòng chí thành và Thóan Từ cũng mở đầu bằng 4 chữ “vương cách thái miếu”

                        Vậy người Trung Hoa cho công việc tế lễ cần có lòng chí thành nhất, và hễ nói đến lòng chí thành thì lấy việc tế lễ làm thí dụ. Có lòng chí thành là đủ, lễ vật nhiều ít là điều phụ.

                        Như qủeTụy, Thóan Từ bảo: “lễ vật hậu hĩ thì tốt” (dụng đại sinh , cát) nhưng hào 2 cùng qủe đó lại bảo “chí thành thì như trong việc tế lễ, dùng lễ mọn cũng tốt.

                        Qủe Ký tế, hào 5 lại nói: “Hàng xóm bên đông ( hào 5) mổ bò (làm tế lễ lớn) mà thực tế không được hưởng phúc bằng hàng xóm bên tây ( hào 2) chỉ tế lễ sơ sài”. Cả hai đều có lòng chí thành ngang nhau, nhưng gặp thời hơn nên may mắn hơn, được hưởng phúc hơn.

                        Độc giả có thể coi thêm Thóan Từ qủe Quán, các hào từ hào 2 quẻ Tốn, hào 2 qủe Thăng, hào 5 qủe Khốn
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2006 11:32:12 bởi Huyền Băng >
                        #42
                          Huyền Băng 13.10.2005 03:30:13 (permalink)
                          TU THÂN, ĐẠO LÀM NGƯỜI



                          Thóan từ và Hào từ thường khuyên ta nên có thái độ ra sao, giữ những đức nào, nhưng vẫn nhằm mục đích xu cát tị hung, nghĩa là vẫn chú trọng vào việc bói tóan Thóang truyện còn dựa vào Thóan truyện mà bàn rộng thêm về đạo làm người; đến Tượng truyện thì coi thường việc bói mà chỉ xét về đạo làm người, đem nhiều tư tưởng của Nho giáo vô Kinh dịch , tới nỗi có người trách tác giả Tượng Truyện là “làm công tác tuyên truyền” cho đạo Nho, như trong chương II chúng tôi đã nói.

                          Chúng tôi lấy thí dụ quẻ Đại Súc để độc giả nhận thấy rõ điều đó.

                          Thóan Từ chỉ nói: Chúa lớn: chính đáng (theo chính đạo) thì lợi. không phải ăn cơm nhà (tức được hưởng lộc của vua), tốt (Đại súc: lợi trinh, Bất gia thực, cát)

                          Thóan truyện giảng: chứa lớn là chứa đức cương kiện của quẻ Càn, đức thành thực, rực rỡ của quẻ Cấn (vì quẻ Đại Súc gồm quẻ Càn ở dưới, quẻ Cấn ở trên), mỗi ngày phải sửa đức cho mới hòai (nhật tân kì đức). Giảng như vậy tuy có rộng thật, nhưng còn dựa vào lời Thóan truyện .

                          Tới Đại Tượng Truyện thì bảo người quân tử phải tìm tòi nghiên cứu, những lời xưa vết cũ của Thánh hiền, mà biết cho đến nơi đến chốn, làm cho đến nơi đến chốn để nuôi chứa đức của mình (Quân tử dĩ đã thức tiền ngôn vãng hành dĩ súc kì đức). Rõ ràng là một bài luân lý không còn liên quan gì tới việc bói tóan nữa.

                          CHÍN ĐỨC ĐỂ TU THÂN

                          Chương VII – Hệ Từ hạ chỉ ra chín quẻ mà người quân tử phải nghiền ngẩm để sửa đức, tức các quẻ :

                          - Lý cái nền của đức, vì Lý là lễ, cung kính, thận trọng.
                          - Khiêm, cái cán của đức, khiêm là khiêm tốn , tự hạ.
                          - Phục, cái gốc của đức, vì phục là trở lại, khôi phục lại thiên lý.
                          - Hằng, là cái bền vững của đức, vì hằng là giữ lòng cho bền, không thay đổi.
                          - Tốn, là sự trau giồi đức, trau giồi bằng cách bớt lòng dục, bớt lòng giận.
                          - Ích, là sự nảy nở đầy đủ của đức, ích có nghĩa là tăng tiến cái đức.
                          - Khôn là để nghiệm xem đức mình cao hay thấp, vì có gặp thời khốn, gặp nghịch cảnh mới biết mình giữ đựơc đạo, được tư cách không.
                          - Tỉnh, là sự dày dặn của đức, tỉnh là giếng là nơi nước không cạn mà cũng không tràn, giúp ích cho đời, công dựng đầy khắp dày dặn.
                          - Tốn, là sự chế ngự đức, để được thuần thục, linh họat, biết quyền biến.

                          Chín đức đó quan trọng thật đấy, nhất là đức Khiêm mà Thóan truyện quẻ Khiêm rất đề cao, coi nó là đạo của trời đất: “đạo trời giao tế xuống dưới thấp, đó là đức Khiêm của trời, vì thế mà phát dục được vạn vật, công tạo hóa càng ngày càng rực rỡ, đạo đất chịu ở dưới tháp hết thảy vạn vật, đó là đức khiêm của đất, vì thế mà khí âm bốc lên giao tế với khí dương, như vậy là trời đất cùng khiêm cả (Thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo tí nhi thượng hành). “Đạo trời làm vơi chỗ đầy mà thêm vào chỗ thiếu (khiêm) đạo đất biến đổi (làm sụp) chỗ đầy mà đổ vào chỗ thiếu; quỉ thần làm hại chỗ đầy là làm phúc cho chỗ thiếu; đạo người ghét chỗ đầy yêu chỗ thiếu. Khiêm thì cao qúi mà sáng, thấp (tự hạ) mà không ai có thể vượt qua, đó là mức cuối cùng của người quân tử” (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm, địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm; quỉ thần hại doanh nhi ích khiêm, nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Khiêm tôn nhi quang, tí nhi bất khả du, quân tử chi chung dã)

                          Câu cuối: “Khiêm tôn nhi quang, tí nhi bất khả du “sao mà có giọng Đạo đức kinh thế: “Thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên” Chương 7, “Thánh nhân dục thượng dân bất dĩ ngôn hạ chi, dục tiến dân tất dĩ thân hậu chi” chương 66.

                          Tiểu Tượng truyện hào I quẻ Khiêm cũng khuyên như Lão tử:
                          Người quân tử Khiêm rồi lại khiêm, tự ti để nuôi đức mình” (Khiêm khiêm quân tử, ti di tự mục dã)

                          “Người quân tử khiêm rồi lại khiêm, dùng đức đó mà qua được sông lớn (qua được tai nạn)” (Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên).
                          Hào 3: “Bậc quân tử cần mẫn, khó nhọc mà khiêm thì vạn dân đều theo” (Lao khiêm quân tử , vạn dân phục dã).

                          Đạo khiêm còn được nhắc trong nhiều chỗ khác nữa, như trong:
                          - quẻ Đại Hữu, hào 4: Tuy giàu có mà đừng làm ra vẻ thịnh vượng, phải khiêm tốn thì không có lỗi.
                          - Quẻ qui Muội, hào 5 : Em gái vua Đế Ất mà gả cho người bình dân. Và khi về nhà chồng, y phục lại không đẹp bằng y phục cô phù dâu, như vậy là rất khiêm tốn, tốt.
                          - Quẻ Minh di, Thóan truyện khuyên nên giấu bớt sự sáng suốt của mình đi, mà vẫn giữ được chí hướng, không khoe tài khoe giỏi, cũng là khiêm tốn nữa. Nên so sánh với câu “Tri, bất tri, thượng” (Biết mà làm ra bộ không biết , như vậy là sáng suốt nhất) Chương 71 trong Đạo Đức Kinh.

                          THÊM VÀI ĐỨC NỮA

                          Nhưng nào chỉ có 9 đức nêu trong Hệ từ hạ đó mà thôi, còn nhiều đức khác cũng quan trọng, như đức cường, tự cường trong quẻ Càn.

                          Càn gồm 6 hào đều là dương cả, tượng trưng cho trời.

                          “Sự vận chuyển của trời mạnh người quân tử (nên theo đạo của trời) mà tự cường mãi, không nghỉ” (Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức – quẻ Càn – Đại Tượng truyện)

                          Hào từ hào 3 quẻ Càn cũng nói: “Người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường” (Quân tử chung nhật càn càn)

                          Còn nhiều quẻ khác nữa cùng thường nhắc tới đạo cường như:
                          - Quẻ Mông, Đại Tượng truyện giảng: quẻ này ngọai quái là Cấn, núi, nội quái là Khảm, nước suối, vậy là dưới núi có suối phun ra, thế nước mạnh; người quân tử nên mạnh mẽ như giòng suối đó, quả cảm hành động để nuôi cái đức. (Sơn hạ xuất tuyền, mông; quân tử dĩ quá hành dục đức).
                          - Quẻ Hằng, Đại Tượng truyện giảng: quẻ này ngọai quái là Chấn, sâm, nội quái là Tốn; gió; (trời đất có lúc biến động như sấm, gió, nhưng đạo trời thì vạn cổ y nhiên), người quân tử nên bắt chước thế mà tự lập không bao giờ thay đổi ý chí (lôi phong hằng, quân tử dĩ lập, bất dịch phương) .
                          - Quẻ Nhu, Thóang truyện bảo: Cương kiện mà không hãm (nghĩa là thông đạt) thì không khốn cùng: (Cương kiện nhi bất hảm, kỳ nghĩa bất khốn cùng hĩ)
                          - Quẻ Đại Hữu, Thóang truyện giảng: Nội quái là Càn, tức ở trong có đức cương kiện, ngọai quái là Ly là ở ngòai có đức văn minh; như vậy đức của quẻ Đại Hữu là cương kiện mà văn minh, ứng với trời mà tùy thời thi hành thì rất tốt (kỳ đức cương kiện nhi văn mình, ứng hồ thiên nhi thời hành, thị dĩ nguyên hanh).

                          - Quẻ đại Súc, Thóang truyện bảo: cứng mạnh, thành thực, rực rỡ mỗi ngày phải sửa đức cho mới hòai, ở ngôi tôn, nghiêm nghị mà chuộng người hiền, ngăn được sự mạnh, như vậy là bậc đại chính (Cương kiện, đốc thực, huy quang, nhật tân kỳ đức, cương thượng nhi thượng hiền, năng chỉ kiện, đại chính dã).

                          - Còn nhiều chỗ khác, không thể dẫn hết được. Dịch học phái cho hào dương tượng trưng người quân tử, mà dương thì cương kiện vậy đức đầu tiên của người quân tử phải là tự cường bất tức.

                          Nhật tân, cương quyết tự trau giồi đạo đức không nghỉ, mỗi ngày thêm một điều mới .
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2006 11:59:12 bởi Huyền Băng >
                          #43
                            Huyền Băng 14.10.2005 01:41:53 (permalink)

                            Nhưng Dịch có dương thì có âm, có Càn thì có khôn, cho nên đức nhu cũng được trọng, mà như vậy không phải là mâu thuẫn vì Dịch học chủ trương phải tùy thời, phải biết biến đổi, không cố chấp; đàm ông trọng cương, đàn bà trọng nhu, người trên nên cương, người dưới nên nhu, lại có lúc người trên cũng nên nhu mà người dưới cũng nên cương. Cương là ý nghĩa của quẻ Càn, nhu là ý nghĩa quẻ Khôn. Sau Càn tiếp ngay tới Khôn.

                            Dịch cho Khôn có đức nhu thuận, nhờ vậy mà tiếp tục công việc của Càn để nuôi vạn vật, chở được vạn vật. Cho nên bài học của Càn là “quân tử tự cường bất tức”, thì bài học của Khôn là “Quân tử dĩ hậu đức tải vật” (Người quân tử nhờ đức đầy mà dung chở được vạn vật. đại Tượng truyện quẻ Khôn).

                            Thóan Truyện bảo: “An tĩnh giữ đức trinh (bền vững), hợp với đạo vô cùng của đất” (An trinh chi cát, ứng địa vô cương)

                            - Quẻ Hằng cũng trọng đức nhu: “Hằng nghĩa là lâu dài: cứng ở trên mà mềm ở dưới, sấm gió cùng hiện với nhau (vì quẻ Hằng gồm quẻ Chấn ở trên là sấm, quẻ Tốn ở dưới là gió, sấm thì cương, gió thì nhu), nhún nhường mà động, cứng mềm đều ứng nhau” (Hằng , cữu dã, . . Cương thượng nhi nhu hạ, lôi phong tương dữ, tốn nhi động, cương nhu giai ứng Thóan truyện)

                            - quẻ Tùy cũng khuyên phải cương mà cũng phải nhu: “Quẻ tùy: cái cứng đến mà ở dưới cái mềm (vì gồm quẻ Chấn là sấm, cứng, ở dưới quẻ đóai là chằm, mềm), động mà đẹp lòng (đóai còn có nghĩa là đẹp lòng)” – (Tùy: cương lai nhi hạ nhu, động nhi duyệt –Thóan truyện).

                            Tự cường bất tức, cương kiện là chủ trương của Nho. Chúng ta nhớ cách Khổng tử dạy học, bắt môn sinh phải tận lực tiến hòai, mỗi ngày mỗi tháng biết thêm được điều mới mà không quên điều cũ, luôn luôn ôn cố tri tân, “học thì như sợ không kịp, học được điều gì rồi thì sợ quên mất” (Học như bất cập, do củng thất chi – Luận ngữ Thái Bá – bài 17) , khiến môn sinh ưu tú nhất của ông là Nhan Hồi phải than thở:

                            “Thầy – tức Khổng tử - dùng thư tịch màm ở rộng tri thức ta, dùng lễ tiết ước thúc hành vi của ta, dù ta muốn thôi cũng không được. Ta tận dụng năng lực mà cơ hồ vẫn thấy có cái gì cao lớn sừng sửng ở phía trước, ta muốn leo lên tới cùng mà không sao theo cho nổi” (Luận ngữ - Tử Hãn bài 10).

                            Nhu, trái lại là chủ trương của Lão.

                            Đạo đức kinh Chương 35, Lão bảo” Nhu nhược thắng cương cường, chương 78, ông chứng minh : “Trong thiên hạ không có gì nhu nhược hơn nước, mà phá được cái cương cường thì không gì hơn nó: như nước chảy hòai mà đá phải mòn.

                            Chương 76 ông lại nói: “Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết thì khô cứng. Cho nên cứng mạnh là cùng lòai với chết, mềm yếu là cùng lòai với sống” (Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỹ tử dã khô cảo. Cố kiên cường giả, tử chi đồ; nhu nhược giả, sinh chi đồ)

                            Hai chủ trương ngược nhau: Khổng hữu vi nên trọng cương cường, Lão vô vi nên thích nhu nhược.

                            Lão biết rằng “vật cùng tắc phản”, thịnh cực thì suy, đầy rồi thì vơi, cho nên không muốn lên tới cùng, không muốn thịnh, không muốn đầy, không muốn ở trên cao, không muốn mạnh. Không muốn cương mà muốn yếu, muốn nhu. Ở thời lọan thì thái độ đó khôn, yên thân.

                            Dịch học phái cũng nghĩ rằng “vật cùng tắc phản”, cho nên cũng trọng đức nhu; những cũng trọng đức cương, cho rằng phải có cả cương lẫn nhu như trong hai quẻ Hằng và Tùy tôi mới dẫn ở trên.

                            Hơn nữa, dịch còn cho rằng kẻ dưới phải thuận tòng người trên, nhưng phải lựa bậc đại nhân có tài đức mà tin, mà thuận tòng (Thóan truyện quẻ tốn) chứ không phải thuận tòng bất kỳ kẻ trên nào, lại nên thuận tòng vừa phải thôi, nếu quá mức thì đáng xấu hổ (như hảo quẻ Tốn), nếu thuận lòng tới mực ti hạ, siểm nịnh, mất tư cách con người thì chẳng những xấu mà còn bị họa nữa. (như hào 6 quẻ Tốn)

                            Vậy Dịch học phái đã dung hòa được Khổng và Lão.
                            *


                            Dưới đây chúng tôi dẫn thêm hai quẻ nữa để chứng minh thêm tính cách dung hòa đó: Quẻ Cấn và quẻ Bí.

                            Khổng hữu vi, tất nhiên chủ trương động, ông (và cả Mặc tử nữa) suốt đời bôn ba lo việc thiên hạ, ít ai động hơn ông, nhưng ông không đặt ra vấn đề động tĩnh, có lẽ vì cho nó là tự nhiên quá khỏi phải bàn. “thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Luận ngữ - Tử Hãn, 16) đạo trời như vậy thì đạo người cũng vậy.

                            Lão , trái lại, từ đời sống đến tư tưởng đều chủ tĩnh. Ông cho “tĩnh là chủ của náo động” (tĩnh vi táo quân) – Đạo Đức kinh Ch.26)

                            Chương 37, ông bảo: “không ham muốn để được điềm tĩnh thì thiên hạ sẽ tự yên” (Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định). Càng động, càng muốn cựu đời thì thiên hạ càng loan, cứ yên tĩnh, không ham muốn gì cả thì thiên hạ sẽ trị”

                            Họat động, cứu đời mà làm gì? Mọi vật trùng trùng (theo luật tự nhiên) sẽ trở về cỗi rể của nó. Mà trở về cỗi rễ, là tĩnh” (Phù vật vân vân, các phục qui kỳ căn. Qui cân viết tĩnh – Chương 16) Chương 45, ông nhắc lại: “thanh tĩnh mới chính được thiên hạ” (Thanh tỉnh vi thiên hạ chính).

                            Dịch dĩ nhiên cũng chủ trương động như Khổng; âm dương có động thì mới giao nhau, thay thế nhau, mới có biến. Trong năm quẻ căn bản, quẻ Chấn, quẻ Tốn, có nghĩa động. Nhưng quẻ Cấn quẻ đóai thì tĩnh. Tĩnh nhất là quẻ Cấn; ta vẫn nói trơ trơ như núi Cấn có nghĩa là núi, là rừng, là tĩnh, là trọng hậu nữa.

                            Thóang Truyện quẻ Cấn giảng : Hễ tĩnh thì con người không bị tình dục chi phối, không làm điều ác, không nghĩ tới mình (bất họach kỳ thân) mà cũng quên cả người khác, tức là không phân biệt mình và người, như vậy thì không có lỗi. Ý đó giống ý của Lão.

                            Nhưng Thóan truyện lại nói thêm: “Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi, động tĩnh đều hợp thời, thì đạo đó (đạo ngưng) mới sáng sủa” (thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành, động tĩnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang mình).

                            Đại tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình.
                            Vậy là dịch chủ trương động mà cũng trọng tĩnh, nhưng không quá đề cao tĩnh như Lão.

                            Một vấn đề nữa: Lão chủ trương “qui căn” , trở về gốc, về sự chất phác thời nguyên thủy. Muốn vậy thì phải “tuyệt thánh khí tri”, “tuyệt xảo khí lợi”, (dứt thánh, bỏ tri, dứt trí xảo, bỏ lợi), mà “kiến tố bảo phác”,(ngòai thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác) – Chương 19. Cái gì người ta gọi là văn minh thì phải bỏ hết. Chương 28, ông nhắc lại: “Phục qui ư phác” trở về chất phác, mộc mạc như gỗ chưa đẽo).

                            Khổng tử không cực đoan như vậy, trọng văn minh mà cũng trọng chất phác: “Chấc phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chấc phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư); vấn và chất đều nhau mới là người quân tử” (Chất thắng văn tắc dã; văn thắng chất tắc sử; văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử: Luận ngữ - Ung dã – 16)

                            Dịch có vẽ hơi trọng chất (phác) hơn văn (vẻ). Thóan Từ quẻ Bí bảo: “Làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi chỉ bé nhỏ thôi” (Bí; hanh, tiểu lợi).

                            Thóan truyện: bàn thêm: cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) thì tốt, còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế.

                            Đại Tượng truyện cũng khuyên: việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được, còn việc quan trọng (. . .) thì đừng tô điểm thêm.

                            Hào 5 dặn thêm: trang sức mà tằn tiện thì bị chê cười, nhưng như vậy còn hơn là xa hoa, mà biết trọng cái gốc là sự chất phác, cho nên rốt cuộc vẫn được tốt lành, có hạnh phúc cho dân. (Tiểu Tượng truyện)

                            Hào 6, ý nghĩa còn rõ hơn: Lấy sự tố phác như màu trắng (không màu mè gì cả ) làm trang sức thì không có lỗi (Bạch bí, vô cữu).

                            Vậy, Dịch tuy cũng cho có trang sức mới là văn minh như Khổng, nhưng vẫn trọng chất hơn văn, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng; tóm lại hơi chịu ảnh hưởng của Lão.
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2006 11:57:16 bởi Huyền Băng >
                            #44
                              Huyền Băng 15.10.2005 00:02:57 (permalink)
                              Tổng hợp lại chỉ có hai chữ

                              Trong 64 quẻ gần như không quẻ nào không khuyên ta một đức này hay đức khác (những quẻ Trung phu, Di, Gia nhân, Tỉ, Tụy, Đại hữu . . .trong các mục. Việc hằng ngay, Việc trị dân ở trên đều chứa ít nhiều lời khuyên về đạo làm người cả), liệt kê ra thì cực phiền tóai, mà tổng hợp thì rất đơn giản, chỉ gồm trong 2 chữ Trung Chính như Trương Kĩ Quân đã nói: “Đạo lý trong thiên hà (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính”. Trung chính là quan niệm căn bản của Dịch: muốn đóan tính cách cát hung của một hào, Dịch xét trước hết xem hào đó có chính, trung không, có được ứng viện không và hào ứng viện nó có chính trung hay không.

                              Chính.

                              Chính không phải chỉ có nghĩa là ngay thẳng, mà còn có nghĩa là hợp chính nghĩa, hợp đạo.

                              Phần Kinh ít dùng chữ chính mà thường dùng chữ trinh, Trinh là chính và bền, như trong Thóan Từ các quẻ Càn, Khôn, Đại Tráng, Hằng . . hoặc trong các hào 1, 3, 5 quẻ Hằng; các hào 2, 3,4 quẻ Đại Tráng.

                              Nhưng trong phần Truyện (Thóang Truyện, Tượng Truyện) thường dùng chữ chính để thay chữ trinh. Như Thóan Truyện quẻ Đại Tráng bảo chính đạo là tĩnh của trời đất (Chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến dã).
                              Quẻ Lí khuyên ta ở đời phải giữ tính trong trắng và đường chính (hào 1 và 2).

                              Quẻ Phục bảo phải trở về đạo (phản phục kỳ đạo), tức trở về điều thiên (hào 5), nếu không thì sẽ bị tai vạ (hào 6). Như vậy là sửa đổi để trở về đường chính.

                              Quẻ Vô Vọng có nghĩa là không càn bậy hợp với chính đạo; cứ thấy việc chính thì làm, không tính tóan cái lợi trứơc rồi mới làm (hào 2); và nếu chẳng may có gặp tai nạn thì cứ thản nhiên, rồi tai nạn sẽ qua khỏi ( hào 5) .

                              Tôi chỉ dẫn mấy thí dụ trên (còn rất nhiều nữa) để độc giả thấy quan niệm về chính trong Dịch. Có thể coi nó là đạo của người quân tử. Người Trung Hoa có từ ngữ “chính nhân quân tử” là nghĩa vậy.

                              Trung

                              Nhưng Dịch cho rằng chính không quí bằng Trung, vì hễ trung thì cũng là chính, mà chính chưa chắc đã là trung (trung là không thiên lệch).

                              Như hào 2 quẻ Đại tráng. Nó là hào dương ở vị âm (chẵn: 2) tức bất chính (dương ở vị dương, âm ở vị âm mới là chính ), nhưng nó ở giữa nội quái, thế là đắc trung, mà trung thì không bao giờ bất chính, cho nên Hào từ khen là tốt.

                              Hào 2 quẻ Hằng cũng vậy: cũng là dương ở vị âm, chỉ nhờ đắc trung mà không phải hối hận.

                              Nên coi thêm hào 2 (dương) quẻ Tốn, và hào 2 (dương) quẻ Vị tế.

                              Phan Bội Châu (Chu Dịch I – trang 233) cho rằng người Trung Hoa đặt chữ chính trước chữ trung vì quí trung hơn chính, trung bao gồm được chính, chứ chính không bao gồm được trung.

                              Theo phùng Hữu Lan thì Huệ Đống đếm trong Thóan Truyện được 35 quẻ và trong Tượng Truyện được 36 quẻ nói về đức Trung, nghĩa là số quẻ chiếm già nửa Kinh Dịch. Khi thì gọi là trung chính hay chính trung, đại trung, khi thì gọi là trung đạo, trung hành, hành trung, cương trung, nhu trung . . .

                              Trung là tư tưởng của Khổng phái, Lão không hề nói tới.

                              Luận ngữ đầu thiên Nghiêu viết chép:

                              “*(Khi nhường ngôi cho ông Thuấn) vùa Nghiêu bảo: “Hởi ông Thuấn, mệnh trời tuần hòan, nay ngôi vua về ông: ông nên thành thực giữ đạo trung – (dõan chấp kỳ trung) – Nếu dân trong bốn bể khốn cùng thì lộc trời (ban cho ông) sẽ mất hẳn đấy”. Về sau, vua Thuấn lại truyền những lời đó cho ông Vũ” . không biết đọan đó có thực là lời của Khổng tử , và có đúng không. Nếu đúng thì “Trung” là tư tưởng truyền lại từ Nghiêu, Thuấn.

                              Điều chắc chắn là Khổng tử rất trong đức trung.

                              Thiên Ung dã, bài 27 ông bảo: “Trung dung là đức cực đẹp”.(Trung dung chi vi đức, kì chí hĩ hồ!).

                              Ông chê sự thái quá và sự bất cập, như trong bài 15 thiên Tiên tiến, ông cho Tử Trương là thái quá. Tử Hạ là bất cập, mà thái quá cũng như bất cập (quá do bất cập dã), đều xấu cả.

                              Trong bài 21 thiên Tử lộ, ông lại bảo: “không được hạng người trung chính để truyền đạo cho (hoặc để giao thiệp) thì tìm hạng người cuồng phóng hoặc cẩn hậu giữ tiết tháo vậy. người cuồng phóng có tinh thần tiến thủ, người cẩn hậu giữ tiết tháo thì không chịu làm điều xấu”. (Bất đắc trung hành nhi dữ chi, tất dã cuồng quyền hồ! Cuồng giả tiến thủ, quyến giả hữu sở bất vi dã).

                              Cuồng là hạng thái quá, quyến là hạng bất cập.

                              Theo Tử Tư, cháu nội ông, thì ông còn nói: “Người quân tử giữ đạo trung dung, kẻ tiểu nhân làm trái đạo trung dung. Cái trung dung của người quân tử là đã có đức của người quân tử mà còn biết tùy thời cho hợp lẽ trung”. (quân tử chi trung dung dã, quân tử nhi thời trung) – Trung dung chường 2).

                              Tử Tư trong cuốn TrungTrung Dung đem tư tưởng đó của Khổng, diễn rộng cho có tính cách siêu hình, cho trung là cái gốc lớn của thiên hạ, hòa là cái đường đi thông suốt trong thiên hạ, hể trung hòa rất mực thì trời đất được yên vị, muôn vật được phát triển, sung sướng.

                              Quan niệm “trung” trong Dịch gần với quan niệm Trung dung hơn là với quan niệm trong luận ngữ chỉ đúng về phương diện tu thân, học đạo, về phương diện thị phi mà coi trọng đức trung, cho thái quá và bất cập đều xấu như nhau.

                              Dịch theo luật âm dương trong thiên nhiên, thấy cái gì thái quá thì gây phản ứng, nên khuyên phải trung, phải quân bình để tránh phản ứng, tránh họa.

                              Trung tức là có chừng mực :”Trời đất có chừng mực nên mới thành bốn mùa” (Thóan truyện quẻ Tiết) mà vạn vật mới phát triển được. Chừng mực cũng là luật quân bình, nắng không nắng qúa, mưa không mưa quá, nắng mưa, ấm lạnh phải thay nhau để điều hòa khí hậu. Cái gì thịnh quá thì phải suy, suy quá thì sẽ thịnh, Khổng,Lão, Dịch học phái đều thấy như vậy. Nhưng Lão cực đoan, không muốn thịnh, không muốn tiến, chỉ muốn ở dưới thấp, muốn yếu “thu thư” (giữa phận con mái), thủ nhục (chịu nhục, kém người); còn dịch và Khổng muốn tiến, muốn thịnh, muốn mạnh, nhưng tới một mức nào thôi. Lão trọng âm, vô vị: Dịch trong dương, hữu vi. Nhưng tới một mức nào thôi. Lão trong âm, vô vị; Dịch trong dương , hữu vi nhưng hữu vi vừa phải, tránh cực đoan.

                              Cho nên hầu hết các quẻ tốt trong Dịch, hào cuối cùng đều xấu: lúc đó đã thịnh cực rồi, bắt đầu suy.

                              Như quẻ Càn mà Dịch cho là quẻ rất tốt, có đủ các đức nguyên hanh lợi trinh, mà hào 6 có điều ăn năn, vì “rồng lên cao quá”, không xuống được nữa’ và gặp hào đó thì không nên họat động gì nữa mà sớm rút lui đi để khỏi phải hồi hận.

                              Hào 6 1 Thái cũng vậy. Tới cuối thời thông thuận rồi, sắp qua thời Bĩ, bế tắc nên hào từ khuyên: đừng hành động nữa mà sẽ thất bại xấu hổ.

                              Nhưng quẻ Bĩ thì hào cuối lại tốt: “trước còn bĩ, sau thì mừng” vì bỉ cực thì thái lai. (Những quẻ xấu khác cũng vậy, đa số hào cuối đều như các quẻ Bác, Độn, Khuê, Kiến, Hóan . . )

                              Quẻ Thăng cũng là một quẻ tốt, vì là thời tiến lên, hào cuối cùng, Hào từ cho là xấu, vì quá tham, cứ muốn tiến hòai, và khuyên phải sửa đức cho hợp đạo chính thì mới có lợi.

                              Như trên tôi đã nói, Dịch cho cương cường là một đức tốt, Nhưng quá cương thì xấu. Chẳng hạn quẻ Đại quá có tới 4 hào dương ở giữa và chỉ có 2 hào âm trên và dưới. đại quá có nghĩa là lớn quá. Hào từ ghét những hào quá cương (hào 3 và 6); còn hào quá nhu như hào 6 (thể và vị đều nhu) thì tuy không có lỗi Nhưng cũng cho là xấu. Hào 1 thể nhu mà vị cương ; hào 2 và 4 thể cương mà vị nhu, nghĩa là vừa cương vừa nhu thì tốt hoặc không có lỗi.

                              Vậy là Hào từ trọng đức trung (vừa cương vừa nhu) hơn cả. Ngay như đức biết tiết chế, một đức hợp với đạo trời, mà quẻ Tiết, hào 5 cũng bị chê là hung vì tiết chế tới mức quá đáng, khiến người ta cực khổ, không ai chịu được lâu mà sẽ óan.

                              Lòng thành tín vẫn là tốt, cần thiết trong sự giao thiệp với mọi người, trong việc trị dân, Nhưng cũng phải đừng thái quá tới nổi không biết biến thông, như hào 5 quẻ Trung phu; mà nên có đức trung như hào 2. Hào này là dương, có đức tin, mà ở giữa nội quái, là đắc trung, lại ứng với hạo ở trên cũng dương cương, cũng đắc trung; hai hào cảm ứng, tương đắc với nhau như hạc mẹ gáy, hạc con họa lại, rất tốt.

                              Cả trong quẻ Sư nói về việc xuất quan mà cũng có hai hào khuyên phải giữ đức trung;

                              - Hào 2, ở trong quân, (vị tướng chỉ huy) có đức trung thì tốt, không tội lỗi. Hào này dương cương mà đắc trung, ở giữa nội quái.

                              - Hào 5, âm, ở vị chí tôn, tương ông vua ôn nhu không gây chiến mà thuận đạo trung (vì ở giữa ngọai quái), chỉ vì quân địch lấn cõi mà phải đánh đuổi đi, nên không có lỗi.

                              Đạo trời “Khuy doanh nhi ích khiêm”, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém thì bù đắp cho (Thóan Truyện quẻ Khiêm), cũng chỉ là để cho vạn vật được cân xứng, quân bình, nghĩa là đắc trung.

                              Tuy nhiên trung không có nghĩa là lưng chừng như nhiều người hiểu lầm.

                              Nếu là lưng chừng thì đã không có hào 5 quẻ Càn. Quẻ này kể những bước đường đời của bậc đại nhân có tài đức muốn lập sự nghiệp lớn để giúp đời. Mới đầu như con rồng còn ẩn ( hào 1), rồi tài đức mỗi ngày mỗi cao, đã có người biết tới ( hào 2), Nhưng vẫn chưa gặp thời còn phải thận trọng (hào 3), rồi tới lúc có thể tiến được ( hào 4) , sau cũng thành công ở hào 5. Như vậy đâu phải là lưng chừng, mà trái lại thận trọng tiến tùy thời mà hành động cho tới khi đạt được mục đích. Nếu lưng chừng thì đã ngưng ở hào 3 hay 4 rồi mà thất bại.

                              Trung cũng như nghĩa là nhu nhược, nếu nhu nhược thì ông vua trong hào 5 quẻ sư đã không dám đánh đuổi quân địch lấn cõi mình, đã không giao quyền cho vị tướng lão thành trong hào 2.

                              Trung trong quẻ Càn chỉ có nghĩa là lên cao tới cùng thì ngưng lại, trong quẻ Sư chỉ có nghĩa là không hiếu chiến mà biết tự vệ.

                              Trung, như Văn ngôn truyện nói, là biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên lui, biết vận trời (hòan cảnh) lúc nào còn lúc nào mất mà xử sự cho hợp thời nhưng vẫn giữ được chính đạo (Tri tiến thóai tồn vong, như bất thất kì chính), nghĩa là biết tùy trời cho hợp đạo. Như vậy là trúng tiết độ; trúng tiết, sách Trung Dung gọi là hòa.

                              Theo Mạnh tử và Tử Tư thì Khổng tử chấp trung mà biết tùy thời. Mạnh tử tôn Khổng là : “Thánh chi thời” (bậc thánh về đức tùy thời hành động”; còn Tử Tư thì cho câu “quân tử nhi thời trung” là của Khổng. .

                              Nếu vậy thì Dịch học phái đã chịu ảnh hưởng của Khổng phái mà tiếp tục phát huy thuyết “thời trung”
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2006 13:42:57 bởi Huyền Băng >
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 12 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 175 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9