18 Quê hương... Lân bang có kẻ ưa dòm ngó, Sự nghiệp cơ đồ của tổ tiên. Hoa thắm trời Nam ngàn thế hệ, Non xanh đất Việt trãi ba miền. Đằng Giang bẫy địch xua Nam Hán,[1] Vạn Kiếp điều binh đuổi giặc Nguyên.[2] Con cháu đồng lòng chung nghiệp cả, Lo chi non nước chẳng bình yên… Tú lang thang
Chú thích:
[1] Trận Bạch Đằng, năm 938 [nguồn wikipedia]
Năm
937, thế lực
họ Kiều ở châu Phong tổ chức binh biến, giết chết
Dương Đình Nghệ, đưa
Kiều Công Tiễn lên nắm quyền, Công Tiễn tự xưng Tiết độ sứ. Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các thế lực hào trưởng các địa phương, thậm chí chính nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền, với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của vị cố Tiết độ sứ, đồng thời cũng là người đứng liên minh Ngô - Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhà
Nam Hán.
Nam Hán Cao Tổ sai con trai là thái tử Lưu Hoằng Tháo đem hai vạn quân, dùng chiến thuyền, xâm lăng.
Năm
938, Ngô Quyền đem quân ra
Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quân
Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông
Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Ngô Quyền dự định nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến.
Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, thái tử Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà
Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lấn. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng năm
938, kết thúc hơn một thiên ky
Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam….
Về trận Bạch Đằng,sử gia
Ngô Thì Sĩ đánh giá :
“ Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng là chiến công cao cả, hiển hách, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu…
[2] Trận Vạn Kiếp.[nguồn wikipedia]
Từ ngày
11 tháng 2 năm
1285 đến ngày
14 tháng 2 năm
1285 tại Vạn Kiếp, 20 vạn
quân Trần với hơn 1000 chiến thuyền đã chống trả quyết liệt cuộc tiến công của 30 vạn quân Nguyên do
Thoát Hoan chỉ huy. Để bảo toàn lực lượng, quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp. Tháng 5 năm 1285, quân dân nhà Trần bắt đầu phản công. Cuối tháng 5, sau thảm bại tại
Tây Kết và
Hàm Tử (
Khoái Châu,
Hưng Yên ngày nay), quân Nguyên tìm cách rút quân về nước. Đầu tháng 6, trên đường rút chạy qua
sông Như Nguyệt bị cánh quân của Hoài Văn Hầu
Trần Quốc Toản chặn đánh. Cánh quân của
Thoát Hoan và
Lý Hằng chạy theo đường Vạn Kiếp bị quân phục kích nhà Trần bố trí từ trước xông ra phản công. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Lý Hằng tử trận. Thoát Hoan được một viên tì tướng "giấu trong ống đồng" chạy thoát về
Trung Quốc theo hướng
Lạng Sơn. Cùng với các trận chiến khác, trận Vạn Kiếp đã góp phần quan trọng quét sạch 50 vạn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Đại Việt.
[Vạn Kiếp nay thuộc vùng Vạn Yên, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương có
đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.]