Tượng trong thế giới tâm linh
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
Tịnh xá Ngọc Sơn Dinh ở nơi hẻo lánh thuộc Bà Rịa, khu căn cứ Núi Dinh,
sau khi leo mấy trăm bậc đến đỉnh núi cao, lên đến Quan Âm Phật Đài,
người hành hương đều sững sờ trước vẻ uy nghi, thanh thoát phi thường
của tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, chưa từng thấy ở đâu như vậy ! Phật Thích Ca ( Ngọc Sơn Dinh )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2011 16:58:21 bởi Chính Nhân >
Được người bạn tặng 1 tấm ảnh chụp nơi cầu nguyện linh thiêng ở xa lắm, không biết bao giờ đến được đó, Chính Nhân rất cảm kích !
Những hình này đều do CN chụp, có hình gốc lưu lại, nhưng người chụp không giữ tác quyền. Thiết nghĩ: đấng thiêng liêng không phải của riêng ai, ai cũng có thể cầu nguyện, chiêm ngưỡng hình, tượng, chụp ảnh... Một bức tượng đẹp, linh thiêng được nhiều người chiêm bái, đó vừa là tác phẩm đầy tính mỹ thuật, nghệ thuật và tính tâm linh, không phải ai cũng làm được, không phải lúc nào cũng làm được mà phải hội đủ nhiều yếu tố: thời, duyên, căn cơ , đạo đức, tâm linh...và 1 tấm ảnh ưng ý chụp về lãnh vực này cũng tương tự, vậy thì nên chia sẻ.
Dù tôn giáo nào thì đấng thiêng liêng cũng khuyên con người hướng về điều thiện, cũng muốn con người vơi khổ! Quí vị có thể download ảnh, chia sẻ cho người thân...nếu thấy giúp ích được, miễn là không vì lợi nhuận. Được nguyện cầu ở chốn linh thiêng thì quá tốt, nhưng không phải ai cũng có điều kiện đi đến được! Khi đó, 1 bức ảnh chụp nơi ấy, cũng có thể giúp cho ai đó đang đau khổ vơi bớt phần nào mà có lại niềm tin để sống thanh thản ! Đó cũng là ước muốn nhỏ nhoi của Chính Nhân khi chia sẻ những tấm ảnh này .
( sự trước sau của các tấm ảnh không có ý gì, chỉ là lần lượt post trong bộ sưu tập mà thôi)
Chính Nhân.
Chụp ở Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn 43 vị Phật A Di Đà ( Đại Tòng Lâm )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.03.2012 13:46:42 bởi Chính Nhân >
Tượng Phật nằm
Tịnh xá Ngọc Hải, Long Hải, Bà Rịa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2011 12:57:25 bởi Chính Nhân >
Phật Ngọc ở chùa Phổ Quang
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2011 17:01:05 bởi Chính Nhân >
Đôi điều về Phật Ngọc
Những điều chưa biết về tượng Phật Ngọc 01/04/2009 0:37
(http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200914/20090401003718.aspx)
Phật tử cầu nguyện trước tượng Phật Ngọc
( Ảnh: G.H )
Từ 29.3 đến nay, hàng chục ngàn người đã đến chiêm ngưỡng và lễ bái tượng Phật Ngọc đang tôn trí tại chùa Phổ Quang (TP.HCM). Nhiều câu hỏi liên quan tới nghệ thuật điêu khắc tượng đã được đặt ra dưới tòa sen bằng ngọc. Trước hết, người ta muốn biết bằng cách nào để cưa xẻ tảng ngọc Polar Jade cứng chắc và nặng nhất thế giới (18 tấn), để dùng tạc pho tượng Phật Ngọc cao 3,5m, nặng đến hơn 4 tấn như thế?
Ông Ian Green đến từ Úc, Chủ tịch Đại tháp Từ Bi ở Bendigo - người đưa Phật Ngọc vòng quanh thế giới - cho biết, việc xẻ ngọc trước khi tạc tượng phải thực hiện công phu, kiên nhẫn, chầm chậm từng chút một bằng lưỡi cưa kim cương trong ngót hơn 20 ngày.
Mỗi chi tiết mỹ thuật cần thể hiện sức diệu dụng và thần sắc của Phật (phần lộ ra bên ngoài) sao cho đúng với mô tả về 32 tướng tuyệt hảo trong kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật-đa. Nghĩa là từ tóc (vòng xoắn ốc) tới tai, mũi, cổ, và nhất là đôi mắt, miệng, hai vai, đỉnh đầu, vốn là những nơi Phật bất ngờ phóng hào quang để xoa dịu những bất hạnh của chúng sanh trên cõi đời và soi sáng những góc tối buồn thương nhất dưới địa ngục A-tỳ.
Cứ thế, qua 18 tháng ròng rã, tượng hoàn tất toát lên màu ngọc xanh và bóng sáng từ bi hiếm thấy: "Toàn thân đức Phật ngồi trên tòa sen trong tư thế Padmasana nghĩa là Liên hoa tọa, như các bạn thấy đó" - ông Ian Green nói. Riêng hai bàn tay tượng Phật Ngọc được tạo hình mỹ thuật, với bàn tay phải (thòng xuống chấm đất), các ngón tay sít sao úp vào phía trong, gần đầu gối bên phải, còn bàn tay trái (ngửa ra với các ngón hơi cong lên) đặt giữa hai đùi. Thủ ấn này gọi là Xúc địa ấn - theo nghĩa đen là "thủ ấn chạm mặt đất", tiếng Sanskrit: Bhumisparsa Mudra - ông Ian Green giải thích nhanh.
Nhưng Xúc địa ấn vẫn rất lạ đối với nhiều người, vì họ thường quen chiêm ngưỡng các tượng Phật trong tư thế Ấn đại định (hai bàn tay đặt lên nhau và hai ngón cái chạm nhau, đặt giữa hai đùi), hoặc Ấn thiền định (tay trái chồng lên tay mặt, mười ngón đều duỗi thẳng). Ấn đại định, thiền định như trên thường thấy thể hiện qua nghệ thuật tạo hình ở các tượng Phật đang thờ trong nhiều ngôi chùa lớn của TP.HCM, biểu thị sức tự tại vô lượng của chư Phật, còn gọi: "tướng Định pháp giới". Còn ấn Xúc địa của tượng Phật Ngọc biểu thị điều gì?
Để tìm câu trả lời, chúng tôi tiếp xúc với hòa thượng Thích Quảng Hiển, Hiệu trưởng trường Cao trung Phật học kiêm Trưởng ban kiến thiết Đại Tùng Lâm Bà Rịa - Vũng Tàu - nơi vừa tôn trí tượng Phật Ngọc trong suốt tuần qua (21 - 26.3) trước khi cung nghinh về TP.HCM, và được biết: Tượng Phật Ngọc điêu khắc theo mẫu tượng Phật đặt trong Bảo tháp Đại Bồ Đề (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ.
Sở dĩ chọn mẫu tượng này vì đây là hình ảnh quen thuộc với phật tử khắp nơi trên thế giới và là tượng Phật nổi tiếng nhất vì hai điều: Thứ nhất, nơi đặt tượng (Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya) là Phật tích quan trọng hàng đầu của Phật giáo - nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành tựu đạo quả. Điều thứ hai, khi Đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo, thiên ma kéo đến quấy nhiễu, Phật đã dùng Xúc địa ấn để ấn lên mặt đất, khiến vị Địa thần dưới lòng đất vọt lên.
Ác ma và quỷ thần trông thấy liền sợ hãi, tan biến, nên Xúc địa ấn còn có nghĩa là Ấn hàng ma phục quỷ. Ấn này biểu thị công năng khuất phục, làm cho các thế lực độc ác ma quái phải đầu hàng. Với ấn hàng ma ấy, tượng Phật Ngọc cho hòa bình thế giới (tên do Lạt-ma Zopa Rinpoche đặt) sẽ được chuyển đến khắp các quốc gia với mong muốn hàng phục ma chướng, ngăn chặn chiến tranh và những cuộc hủy hoại tàn phá chưa lường trước được.
Ảnh: Giao Hưởng Chiều 29.3.2009, tại chùa Phổ Quang (TP.HCM), Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam - VIETKINGS đã trao giấy xác lập và cúp lưu niệm kỷ lục "Người tổ chức đưa tôn tượng Phật Ngọc lớn nhất đến và triển lãm tại Việt Nam" cho ông bà Ian Green.
Trong ảnh: Ông Ian Green với khối ngọc Nhục kế sắp trân trọng đặt lên đỉnh tượng Phật Ngọc. Có người còn nói theo hình ảnh trên mạng và trên các tài liệu đang phổ biến hiện nay, thì hào quang của Phật Ngọc khi màu xanh biếc, khi màu vàng là sao? Chúng tôi đã gặp thượng tọa Thích Nhuận Trí, Chánh thư ký - kiêm Trưởng ban Phật giáo quốc tế của Giáo hội PGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nghe giải thích: "Cùng với tượng là 3 vòng hào quang được thiết kế mỹ thuật kèm theo và rời ra. Một vòng màu xanh bằng ngọc thạch Nephrite.
Hai vòng còn lại màu vàng bằng chất liệu khác. Đến nơi đâu thấy bối cảnh thích hợp với màu hào quang nào sẽ đính hào quang màu ấy. Vì thế trong hình chụp khi màu vàng, lúc màu xanh khác nhau. Nhưng kỳ thực đều quy vào một mục đích giống nhau là tôn vẻ trang nghiêm của Phật Ngọc tùy theo quang cảnh và màu sắc chung quanh nơi đặt tượng".
Một tạo hình mỹ thuật quan trọng khác, cũng được tách ra, là phần đỉnh đầu của tượng Phật Ngọc, gọi là phần thể hiện tướng Nhục kế. Tướng này lộ ra phần thịt (nhục) nổi cao lên như búi tóc (kế), được kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật-đa mô tả "cao và rộng như vòm trời", còn theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì: "Nhục kế trên đỉnh đầu của Phật đẹp như hoa, trên đỉnh ấy có một bình báu chứa các loại ánh sáng màu xanh trắng đỏ vàng mềm mại, nhu nhuyến và có diệu dụng thấm đến trái tim của mọi sinh linh, kể cả cỏ cây và đất đá vô tình".
Để tạo hình nhục kế, các nhà điêu khắc hàng đầu đã lấy một khối ngọc nhỏ hơn nắm tay, cẩn trọng miệt mài thực hiện kỹ thuật điêu khắc tinh tế nhất, cho thành một khối riêng ngoài tượng. Khối này được trân trọng đặt lên đỉnh đầu tượng Phật Ngọc trước giờ chiêm bái.
Theo chương trình, sau chùa Phổ Quang, tượng Phật Ngọc với các biểu tượng nêu trên, sẽ được cung nghinh đến chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) vào ngày 9.4 tới đây.
Giao Hưởng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2011 16:56:56 bởi Chính Nhân >
Niềm tin
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.12.2011 13:34:30 bởi Chính Nhân >
Hai hình này CN chụp ở chùa Phổ Quang nhân những ngày cung nghinh tượng Phật Ngọc tại đây.
Dòng người đông nghẹt ngày đêm đến chiêm bái cho thấy niềm tin của con người thật mãnh liệt ,
là sức mạnh giúp con người chịu đựng và vượt qua mọi khắc nghiệt của cuộc sống ,
là lý do trường tồn của 1 tôn giáo bất chấp thời gian không gian !
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.12.2011 13:33:42 bởi Chính Nhân >
Báu vật quốc gia
( Bài sưu tầm để tham khảo vì phù hợp chủ đề)
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111218/tuong-phat-doc-dao-dau-cong-nguyen.aspx
Tượng Phật độc đáo đầu Công nguyên 19/12/2011 1:51
Tượng Phật nặng 100 kg chạm khắc vào khoảng thế kỷ 4 - 6 từ một thân gỗ nguyên khối, là tiêu bản độc đáo và là một điển hình của điêu khắc Phật giáo Đông Nam Á thời kỳ đầu Công nguyên, đặc biệt nguyên vẹn. Khi tượng được tìm thấy tại làng Lợi Mỹ, Phong Mỹ (Đồng Tháp) ngày 27.4.1937, Tỉnh trưởng Sa Đéc thời bấy giờ gửi văn thư đến Thống đốc Nam kỳ để tường trình. Thống đốc Nam kỳ gửi văn thư đến ông Quản thư Bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử TP.HCM hiện nay) thông báo sự việc và Viện Viễn Đông Bác Cổ đã thẩm định giá trị của tượng qua công điện số 1900 ngày 30.5.1937 gửi ông L.Malleret: “Tượng Phật cổ, độc đáo, kỳ lạ nên nhanh chóng đưa vào bảo tàng”. Trong dịp đưa tượng trưng bày ở châu Âu năm 2004, Giáo sư Phan Huy Lê đã có bài giới thiệu, cùng các tài liệu viết trước đó vào những thập niên giữa thế kỷ 20. Tượng Phật Óc Eo - Ảnh: Tư liệu
Được hỏi: “Vì sao tượng Phật này không giống với tượng Phật Thích ca ở Ấn Độ trên sách báo và trên mạng? Như thế có sai với hình tượng nguyên thủy của tượng Đức Phật được thờ ở thánh địa Bồ đề đạo tràng lâu nay không?”, Sa môn Huệ Thiện giải đáp đại ý rằng, tượng Phật ở Tây Tạng, Nhật, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện và cả Việt Nam nữa, trong đó có tượng Óc Eo, không nhất thiết phải giống với khuôn mặt Phật của người Ấn Độ. Bởi vì khi thành đạo, thành Phật, với danh hiệu Thích ca Mâu ni, ngài đã vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của một thân người, một xứ sở, để hóa hiện “pháp thân thường trụ” chu biến khắp nơi. Đến đâu ngài đều tùy theo cơ cảm của người xứ ấy để hiện ra hình tướng giống hệt như họ mà khai thị và dẫn đạo. Chính vì vậy, ta thấy vị Phật được các nghệ sĩ Óc Eo tạo tác có hình dạng nhỏ nhắn khiêm tốn nhưng vẫn đầy pháp lực. Và đầu thế kỷ 21, tượng Phật ở các nước Âu Mỹ được tạo tác giống gương mặt của người Mỹ, người Pháp và người Úc... Một câu hỏi khác là tại sao mắt tượng Phật ở chỗ này thì mở, còn chỗ kia thì nhắm. Lạt ma Vivanha giải thích: Phật nhắm hoặc mở mắt đều có ý nghĩa riêng. Khi Phật nhắm mắt biểu hiện ngài an trú vào đại định. Khi Phật mở mắt (nhưng khép lại quá nửa) với hướng nhìn xuống, là biểu thị sức quán chiếu nội tâm để tự mình giác ngộ. Nghĩa là mắt tuy mở nhưng không “nhìn ra ngoài” mà nhìn “vào trong” như ngài Tuệ Trung thượng sĩ đời Trần dạy: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”; đại ý là xoay cái nhìn vào chính bản thân mình để soi xét, đấy mới là việc bổn phận; chứ không thể để mắt phóng ra ngoài, trông đợi người ngoài, để giải thoát được. Dù “người ngoài” ấy là Phật, thì Phật cũng dạy phương pháp và chỉ con đường cho ta đi, chứ không thể thay ta để đi, mà chính ta phải “thắp đuốc lên” bước tới. Thêm một câu hỏi nữa về thủ ấn của tượng. Đó là bàn tay phải đưa ra phía trước, với ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau, ba ngón còn lại để thẳng, thong thả. Có lẽ là ấn Vô úy thí (bố thí sự không sợ hãi) mà chư Phật vốn có. Thủ ấn vô úy thí đề cập đến trong nhiều tài liệu, như cuốn Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo của Robert E.Fisher ghi rõ: “Ngài có hai bàn tay đặt ngang ngực, lòng bàn tay đưa tới đằng trước và tượng dường như là một biểu tượng của cử chỉ an ủi ấy (vitarkamudra). Học giả Alexander Griswold là một trong số những học giả đoán chắc rằng bức tượng này với động tác đặc biệt của nó, thực sự là một biến tướng của động tác thuyết pháp hoặc trình bày, tên gọi là Dharmachakramudra, hiểu là ấn chuyển pháp luân” (Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Tuấn dịch, NXB Mỹ thuật, 2002). Cuốn trên có in hình tượng Phật thời kỳ Dvaravati bằng đồng ở Thái Lan (Sđd. tr 230) - xét từ kết cấu, tạo hình mỹ thuật, đến thủ ấn, giống một cách lạ kỳ với tượng gỗ Óc Eo trên. Điều đó gợi mở mối liên hệ giữa nghệ thuật tạo hình tượng Phật ở Thái Lan với tượng Phật Óc Eo vào đầu Công nguyên. Nhân dịp tìm hiểu về tượng Phật Óc Eo, bà Trần Thị Thanh Đào, Trưởng phòng Kiểm kê bảo quản - Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, cho biết: Sưu tập tượng Phật ở Việt Nam, trong đó có tượng Phật Chăm pa và Óc Eo của bảo tàng, không những được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập nhiều thế kỷ trước, mà còn đang là đối tượng nghiên cứu văn hóa của những tổ chức quốc tế hiện nay. Điển hình như đợt thực hiện dự án phục hồi sơn son thếp vàng bộ sưu tập 18 tượng Phật Việt Nam quý hiếm của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM do Quỹ Đại sứ bảo tồn văn hóa của Bộ Ngoại giao Mỹ bảo trợ. Hiện tượng Phật đang được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Giao Hưởng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2011 21:34:13 bởi Chính Nhân >
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/103121/D17714C9D989406EB21D533765AD2E38.jpg[/image]
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân người nam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2011 21:35:49 bởi Chính Nhân >
Báu vật quốc gia
Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara
( Bài sưu tầm.Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111217/tuong-bo-tat-quan-the-am-avalokitesvara.aspx)
Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Bodhisattva Avalokitesvara bằng đồng nặng 35kg do Henry de Pirey tìm thấy tại một tu viện nhỏ ở vùng Đại Hữu (Quảng Bình) đưa vào Bảo tàng Louis Finot năm 1923, hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.
Những biểu tượng từ bi
Đây là tác phẩm thể hiện nghệ thuật tạo hình tượng Phật Chămpa thế kỷ thứ 10 (một số nhà nghiên cứu cho xa hơn - khoảng thế kỷ 7 - 8) giới thiệu qua các tạp chí, ấn phẩm trong và ngoài nước như Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême Orient năm 1930, Cổ vật Việt Nam do Cục Bảo tồn bảo tàng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) xuất bản năm 2003, các tài liệu về hiện vật Việt Nam ấn hành trong dịp tượng Avalokitesvara đưa đi trưng bày ở Mỹ và Hàn Quốc với giá bảo hiểm 2.000.000 USD.
Tượng trong tư thế đứng với dáng người thon nhỏ, cao 54 cm, chỗ rộng nhất 22 cm, chỗ dày nhất 15,5 cm, váy dài ở thân dưới và các đồ trang sức đầy lên ở đôi ngực để trần. Trên bắp tay, cổ tay của tượng đều nổi rõ những vòng đeo trang điểm. Một vành miện hình cung chạy vòng quanh trán làm “nền” cho chiếc mũ hình tháp đội bên trên. Mặt trước của mũ tháp có chạm nổi một tượng Phật đang ngồi trong thế đại định, đó là tượng Phật A-di-đà (Buddha Amita) phù hợp với câu ca lưu truyền: “Tây phương có Phật Di đà. Ngồi trong mũ báu Phật Bà Quan Âm” (Kim Dân), giúp các nhà nghiên cứu có thêm yếu tố để khẳng định đây là tượng Quan Thế Âm. Đến Phòng trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM, chúng tôi được nghe thuyết minh chi tiết tại chỗ về tượng Avalokitesvara: “tượng có bốn tay - tay phải trên cầm quyển sách pustaka, tay trái trên cầm chuỗi hạt aksamala, tay phải dưới cầm nụ sen padma và tay trái dưới cầm bình nước cam lồ kamandalu”.
Toàn thân tượng Avalokitesvara (Ảnh : Tư liệu )
Các tùy vật trên khá quen thuộc như:- Hoa sen tượng trưng cho sức mạnh dứt trừ mọi dơ bẩn để tựu thành sắc đẹp và hương thơm trí tuệ, vươn lên khỏi bùn và nở tươi dưới nắng. Hoa sen trên tay Avalokitesvara là hoa sen chưa nở nhằm biểu thị “tánh Phật” tồn tại trong tất cả chúng sanh (nhưng chưa hiển lộ), nên ai ai cũng là “vị Phật sẽ thành” như hoa sen sẽ nở.
- Chuỗi hạt tượng trưng cho niệm niệm đại từ đại bi nối tiếp nhau không ngừng, tựa như hạt châu này xâu kết từng hạt châu khác, tạo thành chuỗi ngọc đại nguyện cứu khổ. Theo Louis Frédéric: “về phương diện lý thuyết, 108 hạt cườm tượng trưng 108 dục vọng nơi con người mà Bồ tát Quan Thế Âm thu nhiếp trong lúc lần tràng hạt (…) nhưng các tràng hạt với số hạt ít hơn là những bội nhân khác của 3 (Phật - Pháp - Tăng) cũng được tìm thấy: 9, 18, 21, 42 và 54” (Tranh tượng và thần phổ Phật giáo, Phan Quang Định dịch).
- Bình cam lồ tượng trưng cho chiếc bình thanh tịnh (tịnh bình) chứa nước cam lồ là thứ nước ngọt ngào trong mát hứng từ sương ban mai. Chữ “cam” là ngọt, chữ “lồ” đọc trại của chữ “lộ”, tức là sương. Nghe hai tiếng “cam lồ” người ta nghĩ đến Bồ tát Quan Thế Âm với chiếc tịnh bình đựng nước cam lồ giúp cho người đang bị bức bách hành hạ bởi cơn nóng khát, cơn nhiệt não, cơn phiền lụy trong cuộc sống được thoát khổ và tươi vui trở lại.
Những ứng thân vì đời
Chiêm ngưỡng tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara, không khỏi liên tưởng đến 32 ứng thân của ngài ghi trong kinh Lăng Nghiêm và 33 ứng thân trong kinh Pháp Hoa. Các ứng thân đó có mặt khắp nơi. Nếu nơi nào có người mong Phật ra đời thì ngài hóa ra Phật để thuyết pháp. Nơi nào mong có Bồ tát thì ngài thể hiện thân Bồ tát. Cũng vậy ngài hiện thân Bích chi, Thanh văn, La hán để giáo hóa: “Nếu có chúng sanh muốn làm thiên chủ, lãnh đạo chư thiên thì con hiện thân Đế Thích, thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu. Nếu có chúng sanh, muốn thân được tự tại, bay khắp hư không thì con hiện thân Đại Tự tại thiên thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu. Nếu có chúng sanh thích làm chủ các dòng quý tộc, mọi người cung kính thì con hiện thân trưởng giả, thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu”. Đó là trích lời của Bồ tát Quan Thế Âm bạch với Phật Thích ca về những ứng thân của mình. Ngài còn từ bi hóa thành thân của loài Rồng, thân quỷ Dạ xoa, thân loài người, hoặc loài phi nhân giống như người - đầu có sừng (Khẩn na la), thân rắn Đại mãng xà (Ma hầu la già), thân Thần âm nhạc (Càn thát bà), hoặc Thần hộ pháp Kim cương để hộ trì và cứu khổ tùy theo tiếng kêu cầu của từng loài. Vì thế ngài mang danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm có nghĩa là: “Quán sát tiếng kêu than cầu cứu của mọi chúng sanh để tìm đến cứu giúp” và dựa theo thánh điển chúng ta có thể tin rằng hiện nay ngài vẫn ứng thân đâu đó giữa đời này…
Vậy sao Bồ Tát Quan Âm Avalokitesvara lại hiện thân nữ?
Tuy từ xa xưa Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara thường hiện thân là người nam, song cũng có lúc ngài hiện lên ở Ấn Độ và Tây Tạng là người nữ với tên gọi Tara. Tara là hóa thân từ những giọt nước mắt của Bồ tát Quan Thế Âm rơi xuống khi ngài từ bi thương cảm trước những đau khổ của chúng sanh. Ở Việt Nam, ngài hiện thân người nữ như tượng Chămpa Avalokitesvara. Có người cho rằng vì người Chăm theo chế độ mẫu hệ nên tượng Bồ tát Avalokitesvara là phái nữ.
Còn theo hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện chủ các thiền viện Trúc Lâm ở Việt Nam, sở dĩ Bồ tát Quan Thế Âm hiện thân nữ vì “ngài muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người mà không tình thương nào qua tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương thâm thúy bao la. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì, một khi nghe tiếng con kêu khóc, mẹ buông bỏ tất cả để vội vàng chạy lại vỗ về con, Đức Quan Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, khi nghe tiếng kêu thương của chúng sanh, ngài liền hiện thân đến an ủi vì thế gọi là Bồ tát Quan Thế Âm - tức là lắng nghe âm thanh thống khổ cầu cứu của thế gian”. Vì mối thâm tình gần gũi ấy nên dân gian gọi ngài bằng mấy tiếng đầm ấm: Mẹ Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn.
Giao Hưởng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2011 21:30:33 bởi Chính Nhân >
Bài sưu tầm:
(Bài & ảnh Võ văn Tường)
32 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại Việt Nam
Nhân ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm, kính thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa cùng chúng tôi thanh tịnh thân tâm chiêm bái 32 Bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm đang được tôn thờ trong 32 ngôi chùa Việt Nam từ Bắc đến Nam.
1.CHÙA MỘT CỘT
Chùa có tên là Diên Hựu Tự, tọa lạc ở phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chùa có Đài Liên Hoa thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Đài Liên Hoa ngày nay được xây dựng vào năm 1955 sau khi chùa cũ bị thực dân Pháp nổ mìn phá hủy.
Ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm trong Đài Liên Hoa
2.CHÙA BẰNG
Chùa có tên là Linh Tiên Tự, tọa lạc ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chùa có Quan Âm viên tôn trí 45 pho tượng Quán Thế Âm bằng đá : 1 tượng chính thân, 32 tượng hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 tượng đại nguyện, nói lên tinh thần cứu khổ, ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm với tất cả chúng sinh.
Vườn tượng Bồ tát Quán Thế Âm
3.CHÙA ĐÀO XUYÊN
Chùa có tên Thánh Ân Tự, tọa lạc ở thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn ngồi trên tòa sen, phía trước có 21 cặp cánh tay trong các tư thế khác nhau, đằng sau có 610 cánh tay nhỏ xếp thành ba lớp xòe ra thành vòng ánh hào quang. Tượng cao 1,32m, kể cả bệ là 2,55m, tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 16. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006 là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn xưa nhất Việt Nam
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn
4.CHÙA SÙNG NGHIÊM
Chùa thường gọi là chùa Mía, tọa lạc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Chùa có 287 pho tượng cổ. Pho tượng Quan Âm Tống Tử thường gọi là tượng Bà Thị Kính, cao 0,76m, là một tuyệt tác điêu khắc cổ của dân tộc. Tượng diễn tả một phụ nữ thùy mị, hiền hậu ẵm một đứa bé kháu khỉnh với đường nét chạm khắc mềm mại, sinh động đã đi vào ca dao:
Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm Chùa
đã được xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006 là nơi lưu giữ nhiều pho tượng nghệ thuật
nhất Việt Nam.
Tượng Quan Âm Tống Tử
5.CHÙA TÂY PHƯƠNG
Chùa có tên là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên núi Tây Phương, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chùa nổi tiếng xưa nay về mặt kiến trúc và hệ thống tượng thờ. Nhiều pho tượng bằng gỗ sơn son thếp vàng của chùa là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ 17, 18 và 19. Pho tượng Quan Âm trăm tay được Tỳ kheo trụ trì Thích Thanh Ngọc cho tạc vào năm 1893 trong đợt trùng tu ngôi chùa.
Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2011 04:06:47 bởi Chính Nhân >
6.CHÙA HƯƠNG
Hương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ở đây có nhiều chùa, động nổi tiếng như : chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa Thanh Sơn, động Hương Tích, động Long Vân, động Đại Binh … Chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích bằng đá xanh liền khối, cao 1,12m, được tạc vào thời Tây Sơn, nổi tiếng linh thiêng.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích
7.CHÙA MỄ SỞ Chùa có tên là Diễn Phúc Tự, tọa lạc ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa có một kiệt tác điêu khắc cổ Việt Nam, đó là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn. Tượng bằng gỗ, cao 2,80m, bệ cao 0,53m, có số lượng tay hơn 1.000 (1.113 tay) được ghép thành hình vòng cung; đặc biệt có một đôi tay ở sau lưng tượng, tạo thành không gian đa chiều của pho tượng.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn
8.CHÙA BÚT THÁP
Chùa có tên là Ninh Phúc Tự, tọa lạc ở bên đê sông Đuống, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có một kiệt tác của mỹ thuật cổ Việt Nam là Bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ sơn son thếp vàng do nhà điêu khắc họ Trương tạc vào năm Bính Thân (1656). Tượng có chiều cao 3,42m (trong đó đầu rồng đội tòa sen cao 0,30m, bệ tượng cao 0,54m); chiều ngang của hai cánh tay xa nhất là 2m; chiều cao của vành tay phụ là 3,70m và đường kính của vành tay phụ là 2,24m. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006 là Bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn
9.CHÙA BÁI ĐÍNH Chùa tọa lạc ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa được xây dựng quy mô lớn, kỳ mỹ nhất nước. Chùa có điện Quan Âm, trong đó bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng đồng đúc nguyên khối mạ
vàng, nặng 90 tấn, cao 11,45m.
Điện thờ Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn
10.CHÙA HÀ TRUNG Chùa tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng sa thạch cao 2,46m (phần tượng cao 1,36m, ngang gối 0,87m), được các nghệ nhân Trung Hoa đầu đời Thanh chạm trỗ tinh xảo. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục ngày 05-5-2008 là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam.
Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2011 03:39:33 bởi Chính Nhân >
11.ĐÀI QUAN ÂM Đài Quan Âm tọa lạc trên núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm được xây dựng vào năm 1969, trùng tu năm 1999. Tượng Bồ tát cao 14m, đài cao 7m trọng lượng 24,6 tấn xi măng. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đang xây dựng khu du lịch tâm linh Bồ tát
Quán Thế Âm tại đây.
Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm
12.CHÙA LINH ỨNG
Có 3 ngôi chùa Linh Ứng nổi tiếng ở 3 danh thắng du lịch thành phố Đà Nẵng : chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng - Bà Nà và chùa Linh Ứng - Bãi Bụt. Đặc biệt, trước chùa Linh Ứng - Bãi Bụt tôn trí pho đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng xi măng cốt sắt cao 67m, đường kính tòa sen rộng 35m, được khánh thành vào ngày 30-7-2010, là pho tượng Quán Thế Âm lớn nhất nước ta hiện nay. Tượng đứng tựa vào núi, mặt hướng ra biển; trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm với hình dáng, tư thế khác nhau.
Đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm
13.TU VIỆN GIÁC HẢI Tu viện tọa lạc trên núi Phổ Đà, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chùa còn giữ một số pho tượng cổ như tượng đức Phật Thích Ca bằng gỗ và tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng thếp vàng. Sân sau tu viện có điện Quan Âm thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá hoa cương, nổi tiếng linh thiêng : Vạn Ninh có núi Phổ Đà,
Có chùa Giác Hải, có tòa Quan Âm.
Điện Quan Âm
14.TRÚC LÂM TỊNH VIỆN Tịnh viện tọa lạc trên đỉnh núi của mũi đảo Hòn Tre, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa tôn trí 72 pho tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, La Hán … bằng gỗ thếp vàng được an vị vào tháng 9-2008. Đặc biệt, ở Quan Âm Các bên phải chùa, pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá trắng nặng 10 tấn, cao 14m, đứng trên đài sen được dựng trên một bệ đá hình ngọn sóng, nét mặt thanh tú, bao dung, nhìn ra biển cả.
Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm
15.CHÙA LINH PHƯỚC
Chùa tọa lạc ở số 120 đường Tự Phước, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2010, chùa đã thực hiện một pho tượng Phật hoa cao 18m (thân tượng cao 15,5m, tòa sen và đế cao 1,5m, hào quang cao 1m). Tượng Bồ tát Quán Thế Âm được kết bằng 800.000 bông hoa bất tử (khoảng 2,5 tấn) do 600 Phật tử và 30 nghệ nhân thực hiện trong khoảng 20 ngày. Pho tượng đã được
xác lập kỷ lục Việt Nam.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử
16.CHÙA HUÊ NGHIÊM 2
Chùa tọa lạc ở số 299B đường Lương Định Của, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Bên phải ngôi chánh điện tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 12m (tượng cao 8m, đài cao 4m) bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn do Hòa thượng Thích Tịnh Từ (Viện chủ Tu viện Kim Sơn tại Hoa Kỳ) cúng dường năm 2003. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục ngày 23-10-2007 là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá hoa cương nguyên khối lớn nhất Việt Nam.
Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm
17.CHÙA LONG HOA
Chùa tọa lạc ở số 360A Bến Bình Đông, phường 15, quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Ở Quan Âm Các, chùa tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm và 3.000 pho
tượng Quan Âm nhỏ.
18.CHÙA NHƯ LAI Chùa tọa lạc ở số 229A đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng gỗ ở điện Phật cao 4m, ngang gối 2,2m được tạo tác vào năm 2007.
Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm
19.CHÙA PHÁP HOA
Chùa tọa lạc ở số 229/24B đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Điện Phật được chùa thiết kế trang nghiêm và tráng lệ. Chùa có nhiều bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm được tạo tác bằng nhiều chất liệu như gỗ, đồng, gốm, ngà … mang tính mỹ thuật, trong đó có nhiều pho tượng cổ.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm (bằng gốm)
20.CHÙA PHỔ QUANG
Chùa tọa lạc ở số 64/3 đường Huỳnh Lan Khanh (đường Phổ Quang cũ), quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Chùa hiện đặt văn phòng 2 Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Ở sân trước chùa có động Quan Âm nổi tiếng linh thiêng.
Động Quan Âm
21.CHÙA PHƯỚC HÒA
Chùa tọa lạc ở số 491/14/5 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chùa thờ đức Phật Bổn sư Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Đây là 3 pho tượng gỗ mỹ thuật nổi tiếng ở thành phố được nghệ nhân Nguyễn Đức Thống tạo tác từ năm 1960 đến năm 1962.
Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm
22.CHÙA QUÁN THẾ ÂM
Chùa tọa lạc ở số 90 đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Chùa có hòn giả sơn cao hơn 20m mang tên An Lạc Sơn thờ tượng Bạch Y Quan Âm. Năm 1991, An Lạc Sơn được trùng tu, tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thập Nhất Diện bằng đá hoa cương màu hồng. Tượng cao 3,20m, nặng 5 tấn do điêu khắc gia Lý Dũng cùng nhóm thợ thực hiện. Đây là pho thuật mỹ
thuật nổi tiếng ở thành phố.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thập Nhất Diện
23.CHÙA THIÊN TÔN
Chùa tọa lạc ở số 117/3/2 đường An Bình, phường 6, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Chùa có pho tượng Quan Âm Ngư Lam bằng gốm sứ cao 1,04m.
Tượng Quan Âm Ngư Lam
24.TỊNH XÁ TRUNG TÂM
Tịnh xá tọa lạc ở số 21 đường Nguyễn Trung Trực, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Tịnh xá thuộc Hệ phái Phật giáo Khất sĩ. Ở sân trước tịnh xá, tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên tòa sen cao 13,50m, hai bên có cặp rồng chầu, mỗi con dài 12m; phía sau bảo tượng là một ngọn giả sơn cao khoảng 15m được xây dựng như
núi Phổ Đà thu nhỏ
. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm
25.CHÙA XÁ LỢI
Chùa tọa lạc ở số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng vào năm 1956. Ở sân bên trái ngôi chánh điện có cây Bồ đề do ông Trần Văn Hậu mang về từ Colombo thay thế cây Bồ đề do Ngài Narada mang từ Tích Lan sang tặng chùa năm 1953 đã bị chết. Bên cạnh cây Bồ đề là đài thờ Bồ tát Quán Thế Âm.
Đài thờ Bồ tát Quán Thế Âm
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: