ANH HÙNG VÃN MỆNH
binhphap 23.11.2011 10:37:31 (permalink)
TRẦN PHONG KỊCH CHIẾN LƯƠNG NGỌA TƯỜNG .
Đêm đó , trời phong mây u tịch , rừng ẩm ướt sau trận mưa , gió lạnh quyện với khí độc thê lương . Từ xa như có giọng hát ai oán não nùng . Trần Phong cưỡi ngựa bạch lếch thếch vác đao sát đất . Chàng lội bùn vũng từ những hốc sâu , vòng qua khe núi hiểm trở, cuối cùng trước mặt là sơn trại gỗ rất kiên cố . Nhưng , chưa lâu sau , Phong vút ngựa từ ngoài vào trong thật điêu luyện , huơ đao chém lìa tên lâu la . Một tên hoảng hốt cấp báo reo tù , hàng vạn tiểu tốt cầm binh khí khiêu chiến bất thần xông ra hàng loạt . Phong thúc ngựa chạy thẳng , gặp đâu chém đó , xác lính ngã quỵ như rạ . Chàng càng tiến sâu vào nội địa , xông xáo như thần cưỡi rồng uốn lượn hạ sát từng chướng ngại .
Trần Phong quát lớn :
- Mau lôi Ngọa Tường ra , nếu không tất cả sẽ cùng ta vùi thiêu trong biển máu .
Cả bọn nháo nhác , bất cập kháo nhau đi bắt Lương Ngọa Tường . Chúng ồ ạt xúm quanh một cái lều vải , lôi một kẻ đang say lướt khướt , Phong vừa nhìn đã nhân ra , xấn xổ một đao chém lìa đầu . Xong , chàng mang thủ cấp của y , rời sơn trại , băng qua khe suối , rồi biến mất theo làn sương mù đặc . Bọn lâu la trố mắt dõi theo càng trai trẻ uy dũng , vừa run sợ lại vừa thán phục chàng trai trẻ oai phong hiển hách .
Khi tống táng mẹ xong , Phong thiêu cháy thủ cấp Ngọa Tường , mùi da thịt và máu tanh bốc lên tận mây xanh , một mùi hương khó chịu , thế mà chàng vẫn chẳng ngửi thấy , nỗi đau mất mẹ còn ghê gớm hơn bội phần , tan nát cõi lòng .
Lát sau , Phong toan rút gươm , chợt phía sau một bàn tay cản lại , với tốc độ lanh lẹ đã đoạt mất thanh kiếm trong tay Phong . Người ấy và gươm ấy đã tự kết liễu đời mình . Chàng chưa kịp trấn tĩnh , từ xa xuất hiện chiến mã cùng kỵ binh rầm rập kéo đến . Họ lao tới như bão cát . Và , họ bảo :
- Mau tìm Trần Phong bắt về đây .
Phong giật bắn người , vội tìm nơi trống trú thân . hàng vạn ý nghĩ trỗi dậy trong chàng Tại sao bọn lính biết tên ta ? Sao chúng lại ráo riết tróc nã ta , thật lạ ? Chúng bắt ta vì mục đích gì ? Chưa nghĩ thêm gì , Phong thấy quân sĩ xem xét mọi nơi , bỗng có sự lạ .
Bọn lính thấy người vừa quyên sinh nằm lăn lóc bên đống đất mới đùn thành một nấm mộ , khấp khởi reo hoan :
- Trần Phong chết rồi . Bệ hạ tất trọng thưởng .
Tất cả xúm xít cười ran , xốc kẻ ấy tên ngựa mang về hoàng cung .
Trần Phong hoàn hồn , chàng ở lại trông mộ mẹ một năm , rồi lên đường ruổi thẳng về kinh kỳ , hỏi thăm tung tích Trần Phong . Thật sự , Trần Phong ấy chính là tay sai của quân Minh thời chiến , khi Lê Thái Tổ bình thiên hạ có ân xá nhưng y không thuận , tụ tập dư đảng phá rối trị an , nên mới có kết cục bi thảm .
Chàng buồn rầu thay cho phận số của người đã khuất , lại chán nản sự đời , nên quay về quê mẹ đất Kỳ La sinh sống qua ngày , làm ruộng thổi cơm , đọc sách viết văn đến khi mất . Chàng mới chỉ ba mươi sáu tuổi .
Tương truyền , lúc sinh thời , Phong có để lại tác phẩm : “ Hoài thiên ký” nói về đời long đong lận đận của một con người tài ba khí phách . Lúc nhàn rỗi , Phong hay đi chu du đây đó , gặp lúc vua Lê Thánh Tông băng qua , đọc được truyện rồi phổ thành thơ : Giấy phiêu bạt .










Hận đời có chi khó kể
Anh hùng ôm hận nhiêu khê
Một lần ngắm nước mải mê
Người đi bước nữa sa quê chiến trường.
Trần Nguyệt Hồ ngâm nga sau bụi lau dưới căn chòi nhỏ. Ông đang cầm câu vó bắt cá. Lê Vũ đứng hầu sau lưng, tay cầm quyển binh thư đọc chăm chú. Chàng đang quyết luyện võ, ôn kinh, chờ ngày nổi lên phá quân Minh. Sau khi Phạm Chẩn hy sinh ở Bình Than, Nguyệt Hồ Vương cùng chàng lánh vào Tây, đem theo tàn binh ngàn người xuống Tuyên Hóa định cư làm ăn. Bề ngoài là dân thường, nhưng trong lại ngày ngày ra bờ suối luyện võ. Vùng Tây này ít bị địch dòm ngó, hơn nữa dễ liên lạc với các cánh quân nơi rừng núi. Vũ quyết chí trả thù cho Lê Kim, em chàng, cùng Hồ Mạc, Hồ Văn, hai dũng tướng chết dưới gươm giặc. Chàng quyết phải rửa mối nhục này.
Trần Nguyệt Hồ cho lập một trang trại lớn, bao quanh làng Bình Khê, có năm chòi cao , dễ quan sát sự tình. Dân chúng âm thầm hưởng ứng lời kêu gọi của ông “Vũ Lĩnh”, cái tên giả của Nguyệt Hồ, làm ăn tích thực, chờ ngày dấy binh.
Hôm sau, có ba anh em, người anh tên Nguyễn Tuyệt, thứ là Nguyễn Văn Túc, còn lại tên là Nguyễn Hạ. Tuyệt có tài múa xích chùy, một lúc có thể xách mười xích. Văn Túc lại vũ dũng hơn người, thuần ngựa, phi hành đều tháo vát. Riêng Nguyễn Hạ khác hẳn, thông binh thư, giỏi thao lược, nên được chọn làm mưu sĩ.
Mỗi ngày, càng lúc càng lắm nhân tài theo Nguyệt Hồ Vương, đều được trọng vọng, đặt vào vị trí phù hợp. Thấy đã đến lúc, Nguyệt Hồ Vương định khởi binh, thì Nguyễn Hạ ngăn lại, nói:
-Bẩm chúa công, nếu ngài thân hành xuất chiến bây giờ, e chưa tiện. Chúng ta mới chuẩn bị hai năm, tuy lương thảo đầy kho, binh nhung dồi dào, thành quách kiên cố, dân chúng nhiệt liệt hưởng ứng, nhưng Minh triều vẫn đang tăng cường dò thám, tìm cách triệt hạ các toán quân, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng bị chúng tiêu diệt. Hay để ba năm nữa, địch quân lơi lỏng, quân ta đã hưng phấn, thì đánh chắc thắng.
Nguyệt Hồ Vương đắn đo:
-Nếu theo ý khanh thì ba năm tới, dân chúng vẫn phải khổ cực hay sao?
Nguyễn Hạ trầm tư một lúc, đáp:
-Chúa công chớ lo, dân chúng càng bị chèn ép, họ càng sinh biến nhiều hơn, làm cho giặc phải lao đao. Đợi cho lúc địch lơi lòng, hao mòn, tới lúc đó, chuyện dẹp giặc không cần phải trằn trọc.
Nguyệt Hồ thấy Hạ nói chí lý, bèn thôi không tiến hành duyệt binh, vẫn âm thầm chờ đợi.
Ba năm sau, viên phủ sứ mới do Minh triều cử đến là Lâm Nhân Tắc, một tên khét tiếng bất nhân. Y giết cha là Lâm Ích, mẹ là Hòa Khôi, xử em là Lâm Phàn tội chết, bạn là Trịnh Tấn phải tru di. Một ngày phạm tới trăm điều ác. Khi đến Tuyên Hóa, y vơ vét dân lành, chém giết không thương tiếc.
Một hôm, y nghe tiếng Vũ Lĩnh là địa chủ nhân từ, rất được lòng dân, nên tìm cách mua chuộc để lấy tiếng thơm cho hắn.
Vừa thấy Lâm Nhân Tắc, Lê Vũ toan rút đao, nhưng Nguyệt Hồ ngăn lại, ra tiếp đón nồng hậu, Tắc thủ thỉ:
-Ngài giàu sang ức vạn, tôi tớ đầy nhà, sao không tiến quan kiếm chút bổng lộc?
Nguyệt Hồ cười vang, tức giọng nói:
-Tại phủ sứ chưa biết, chốn quan trường kẻ này đã trải, nhiêu khê, cực khổ đã nếm hết. Tôi chẳng thiết gì chức tước, về đây chăm cháu, lo cơm cũng đủ sống rồi, không dám nhờ phúc lộc thiên triều.
Nghe Hồ nói, Nhân Tắc thấy ông không có ý phản, tưởng rằng đã muốn an phận, nên từ đó không ngó đến nữa. Nguyệt Hồ nhân cơ hội ấy, tăng cường thu nạp hiền sĩ, đốc thúc quân binh, chờ ngày thảo phạt.
Sáng đó, Lâm Nhân Tắc dẫn theo năm trăm tướng sĩ kéo xuống Đông Hưng, tàn sát hơn ngàn nhân mạng. Một thiếu phụ hối hả chạy về làng Bình Khê cấp báo cho Nguyệt Hồ Vương. Lê Vũ nghe chuyện ấy, vô cùng bất bình, muốn dẫn quân giết chết Nhân Tắc. Nhưng, vừa ra ngoài cửa trại, anh em Nguyễn Tuyệt, Nguyễn Túc Văn cản lại. Thấy hai người cản trở, Lê Vũ nổi thịnh nộ, múa đao xông vào anh em Tuyệt, Văn. Kịp lúc, Trần Nguyệt Hồ bước ra, cản lại, quát:
-Đại nghiệp chưa thành mà các ngươi đã chia rẽ, thì lấy đâu đoàn kết để chiến thắng nữa chứ!
Lê Vũ căm tức, nói lại:
-Chúa công nghe tin dân Đông Hưng bị giặc thảm sát, vậy mà đềm nhiên không để tôi đi tiếp cứu, thì sao thiên hạ thái bình, nhân dân mến phục.
Nguyệt Hồ thấy Vũ nói có lý, quyết định đêm đó đồng loạt khởi nghĩa.
Nguyễn Hạ hay tin, tức tốc chạy ra ngăn, nói :
-Chúa công quên rồi sao? Ba năm trước, Lục Viễn khởi binh ở Thanh Hóa, tuy có chuẩn bị chu tất, nhưng vì sơ hở mà thất bại ê chề. Xin chúa công nghĩ lại mà lui quân. Thần e…
Nguyệt Hồ Vương còn lưỡng lự, Lê Vũ quát Nguyễn Hạ:
-Tên thư sinh như ngươi chỉ giỏi khua mồm múa mép, binh thư đọc qua mấy quyển mà dám ngang nhiên cản đường chúa công xuất chinh. Ngươi định bênh vực chi huynh đệ ngươi sao? Ngươi có thấy, hơn vạn bá tính đang lao đao vất vưởng giữa chốn binh lửa máu đao hay không?
Nguyễn Hạ nghe vậy, định can ngăn, Nguyệt Hồ Vương tiếp lời:
-Không cần bàn thêm, ta đã quyết. Nguyễn Túc Văn, ngươi chỉ huy tả tiền quân, phá Côn Dương Sơn. Nguyễn Tuyệt, ngươi thống lĩnh tiền quân xung phong, đột kích doanh trại. Lê Vũ, ngươi chỉ huy hậu quân, đề phòng bất trắc.
Ba tướng đồng thnah: “ Rõ”.
Nguyệt Hạ ngửa mặt than:
-Phen này, ta và các tướng phải thí uổng mạng rồi!
Trước lúc lâm trận, Nguyệt Hồ Vương bảo các tướng sĩ:
-Ta đây, vì giang sơn Đại Việt, quyết đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Các ngươi hãy cùng chung lòng, quét sạch ngoại xâm, giành lại thái bình.
Tướng sĩ hô ran rầm trời, rồi ồ ạt xông đến dinh phủ sứ, hàng hàng lớp lớp chém giết không ngớt. Xác giặc Minh la liệt quanh các ngõ ngách. Tiếng huyên náo dập dồn giữa canh khuya trống vắng. Quan phụ tướng là Hồng Đôn, đang ở dinh, bét nhèm nào rượu thịt, nào tửu lâu, chưa kịp trốn chạy, đã bị chém lìa đầu. Quân Minh tại dinh ít ỏi không đủ sức kháng cự, bèn lẽo đẽo trốn chạy tứ tán. Dinh phủ sứ Tuyên Hóa nhuổm đỏ máu. Nhân dân làng Bình Khê hưởng ứng cuộc nổi dậy. Thừa thắng xông lên, nghĩa binh giải phóng thêm một số vùng Tuyên Hóa, tràn vào Bình Khê.
Nguyễn Tuyệt mang xích chùy, hùng hổ kéo quân năm ngàn người thẳng vào trại Minh. Nào ngờ, vừa vào trong đã bặt tăm, chẳng thấy bóng người. Chưa kịp hiểu chuyện thì tứ phía đổ tên rào rạt, quân Nguyễn Tuyệt vong mạng vô số. Đèn đuốc ngợp trời, quân Minh thừa thế chém giết nghĩa quân. Loạn tên phóng ra vun vút, Nguyễn Tuyệt múa chùy chống đỡ, nhưng chục mũi tên cắm sâu vào da thịt, Tuyệt khụy gối, hất tung xích chùy cắm phập vào một tên tướng địch, rồi gục chết, máu chảy lênh láng. Bên ngoài, Nguyệt Hồ chưa kịp hay biết, sai Nguyễn Túc Văn dẫn đầu hai ngàn lính vượt hẻm Côn Dương Sơn đánh úp sau trại địch. Vừa vào hẻm núi, gỗ đá từ đâu lăn xối xả, tên lửa bay ngợp trời, súng nổ khói bay nghi ngút trời đen thẫm. Nguyễn Văn Túc hươ đao xoay tít chống đá, vừa đỡ vừa lui. Đột nhiên, từ đầu núi tràn vào toán quân kỵ, thiết giáp chỉnh tề, múa gươm chém lìa thủ cấp nghĩa binh. Nguyễn Văn Túc tử thương, nghĩa quân hao gần hết.
Thừa dịp, quân Minh đánh dồn qua trung quân, Nguyệt Hồ Vương lơ láo chưa hiểu, tưởng Nguyễn Văn Túc chiến thắng trở về, bỗng giặc đouổi tới, mưa tên bắn xối xả, vội quay ngựa rút lui. Nhưng, than ôi! Đằng sau là vùng tử địa, hậu quân giao chiến dữ dội với đội quân tập kết phía sau. Hậu quân chiến đấu rất anh dũng. Vì đôi số khá ít, quân Minh tràn tới mỗi lúc mọt nhiều, người bị đâm, kẻ bị thương mặt, đứt tay, máu me bê bết, xác người la liệt. Chưa biết Lê Vũ ở đâu, Nguyệt Hồ sai thổi tù thu quân, thúc lính mở đường máu, chạy về Bình Khê, trấn thủ căn cứ. Vừa tới nơi, tưởng chừng thoát nạn, nhìn đầu trại đã thấy Mộc Thạnh, Liễu Thăng, cùng hàng vạn quân Minh nườm nượp san sát trại, thủ cấp Nguyễn Hạ bêu ngay cột đồng. Nguyệt Hồ Vương khiếp vía, ngoảnh lại chỉ thấy đám tàn binh trăm người run lẩy bẩy, không chút sĩ khí. Mộc Thạnh hô lớn:
-Tất cả quân khởi nghĩa, ai hàng tha chết, cứng cổ phải chịu tội.
Lần lượt, đám tàn binh nhìn nhau, bỏ cả vũ khí, quỳ mọp xuống, gục đầu mong tha chết. Mộc Thanh cười vang, giễu Nguyệt Hồ Vương:
-Trần Tướng quân, ta những tưởng ngài đã trở về núi rừng làm làm chó beo ở đó, thế mà còn chưa chịu yên phận, muốn phản nghịch triều đình. Ngài muốn sống thì sau quay đầu đưa tay chịu trói, như vậy tội được giảm mà hơn nữa còn được sủng ái. Ngài giờ đây thân bại danh liệt, còn muốn xưng bá sao?
Nguyệt Hồ vẫn trên lưng ngựa. Ông cảm thấy quá ô nhục, bi phẫn, nhưng nhớ lại sự hy sinh anh dũng của Phạm Chẩn, Nguyệt Hồ thoái mã chạy. Phía sau, quân truy kích rượt đến. Ông chạy về hướng đông, thì gặp bờ sông sâu, nước xiết. Nguyệt Hồ đành bỏ ngựa, mang gươm chạy lên núi. Kỵ binh vừa đến, thấp thoáng thấy bóng Nguyệt Hồ, hối hả truy rượt . Nguyệt Hồ Vương tháo cẩm bào, khôi giáp, vứt gươm tứ phía, chạy xuống vùng hạ lưu Bạch Hạc. Bọn lính thấy vũ khí bốn phương tám hướng không biết đâu, đành hạ sơn quay về. Khi ngoái lại, không thấy truy binh, Hồ mới tựa vào gốc đa, thở dốc, hồi lâu trấn tĩnh lại, ngủ một lúc dài. Sáng sớm, Nguyệt Hồ bừng tỉnh, vồn vã đến Đông Kinh, nhưng thầm nghĩ:
-Ta mang bộ dạng này đến Đông Kinh, e giặc phát hiện.
Nói rồi, xén râu, cạo mày, may đổi y phục, kiếm miếng vải làm túi, đẽo gỗ làm gậy, một thân một mình lên Đông Quan.
Bước vào cổng thành, lính hỏi:
-Ngươi tên gì, sao trước giờ chưa gặp?
Nguyệt Hồ vội đáp:
-Tại hạ họ Trần, tên Nguyên Phúc, hành nghề y ba năm nay.
Lính không nghi ngờ gì, cho vào thành.
Có ngờ đâu! Vừa vào thành, tên Lâm Nhân Tắc xuất hiện trước mặt. Nhân Tắc nói:
-Ta vốn biết ngươi sẽ về Đông Kinh, nên không cần cho truy binh bám sát, mà ruổi thẳng về nơi này. Diện mạo của ngươi tuy có khác, nhưng ta vẫn nhận ra ngươi. Qua đôi mắt ngươi, ta nhớ nó như in. Ngươi tận số rồi!
Nguyệt Hồ toan chống cự, nhưng từ xa phóng tới năm mũi tên cắm phập vào tim. Nguyệt Hồ Vương tắt thở tức khắc. Lâm Nhân Tắc hô lên cùng toàn dân:
-Đây là tên nghịch tặc triều đình, tội đáng vạn lần chết. Các ngươi cứ lấy đây làm gương. Ai dám theo vết xe đổ của hắn, thì kẻ ấy không khác gì tên này.
Nói rồi, y bắt chém đầu Trần Nguyệt Hồ, bêu trước cửa thành như “thông tục” của cha bác, “đàn anh” của y. Nguyễn Trãi ghé qua thành, thấy Nguyệt Hồ Vương, lòng cảm thương khôn xiết mà làm bài cảm hoài:
Anh hùng gặp nước gian nan
Dấy binh xướng nghĩa hồng than ngày nào
Ai mang thân tội thét gào
Lòng người hậm hực xiết bao hãi hùng
Nguyệt Hồ nào lấy lao lung
Cầm gươm quật khởi Minh Triều rút lui
Gương kia tuy xác chôn vùi
Mà thiên thu mãi ghi danh núi rừng.
Quả nhiên, mấy tháng sau, người ta không thấy Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Trương Phụ sai quân tróc nã khắp nơi. Cuối cùng, ở trận Trà Lân, người ta thấy Nguyễn Trãi đang cùng Lê Lợi, ngồi trên bành voi, đốc quân xuất phá, giải phóng dải rừng núi Nghệ An rộng lớn, tạo bệ phóng cho chiến thắng vang dội sau này.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9