Ba ngày đặc biệt
Hai việc đáng nhớ BA NGÀY đặc biệt như sau:
03.02.2012: thả hai người có dính líu đến việc đưa lên trang mạng lời đe doạ gia đình Hoàng gia và giới chức cao cấp Na Uy.
06.02.2012:
- Breivik có cuộc gặp mặt nhà tù.
- Đài truyền hình có cuộc phỏng vấn Gene Sharp
07.02.2012:
Ngày có lễ hội về nhân quyền mà Na Uy là nước duy nhất tại Bắc Âu đứng ra tổ chức.
Gene Sharp, tác giả cuốn: "From dictatorship to democracy", có mặt trong các buổi chiếu phim hoặc thảo luận, được tổ chức tại rạp hát có tên Vika và nhà văn học.
Tại rạp hát, chiếu phim tài liệu "How to start a revolution". Tại nhà văn hoá, với đề tài: "Human right, human wrong" từ trang mạng
www.humanfilm.no Lễ hội Nhân quyền kéo dài từ 07.02 đến 12.02.
HAI VIỆC đáng nhớ:
- Vụ cướp đất người dân tại Tiên Lãng, Hải Phòng của bọn cường hào ác bá tại địa phương.
- Vụ nhà nước loan tin vừa phá tan một tổ chức có âm mưu lật đổ chính quyền.
Trước hết, nói về ngày 06.02, ngày Breivik trình diện tại tòa, được nói lên tiếng nói của mình về việc bị tòa xử. Theo người viết, đây như là một vụ "đánh bóng' khuôn mặt Breivik. (sẽ ghi chi tiết sau)
Ngày 06.02 có cuộc phỏng vấn Gene Sharp của đài truyền hình. Khi Sharp được giới thiệu như một nhà tranh đấu không dùng vũ lực (ikkevold kjempere), thính giả có không ít tò mò, bởi vào thời buổi này, khi mà việc sử dụng vũ lực tràn lan (khủng bố là một hình thức của sự việc đó) mà lại có một "chuyên gia" đi ngược trào lưu, nên việc giới thiệu đã gây ra một sự lưu ý đáng kể.
Theo tin tức lấy từ trang mạng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gene_Sharp) luận văn tiến sĩ triết học tại Đại học Oxford D năm 1968 của ông, Chính trị của Đấu tranh bất bạo động, là cơ sở cho một cuốn sách với tiêu đề tương tự, được xuất bản năm 1973. Ông từng là Giáo sư (nay là giáo sư danh dự) của Khoa Khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts từ năm 1972, trong khi đồng thời giữ vị trí nghiên cứu tại Đại học Harvard. Ông thành lập
Viện Albert Einstein vào năm 1983, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy việc sử dụng bất bạo động trong xung đột trên thế giới.
Nếu Brevik đã có cơ hội xem sách và những gì liên quan đến triết thuyết của ông, chắc anh chàng đã không thực hiện vụ thảm sát khinh khủng vào ngày 22.07 năm rồi.
Ngược lại, nếu những người thuộc lớp Dân oan khiếu kiện tại Việt Nam lấy tư tưởng của ông ta làm kim chỉ nam như lâu nay đã làm (một cách vô tình), vụ án Đoàn văn Vươn tại Hải Phòng không thể xảy ra.
Chính hành động của Đoàn văn Vươn đã khiến bộ máy cường quyền phải xem xét lại vấn đề nhà đất một cách thận trọng.
Sự thận trọng đó gần giống như câu trả lời của ông Gene Sharp với đài truyền hình, khi được hỏi, lúc xảy ra phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Phi Châu (Apartheid), người dân tại đó đã không thể dùng đường lối bất bạo động..và điều đó dẫn đến thành công, thì ông nghĩ sao?.
Ông ấy đã trả lời với đại ý là, trong sự đấu tranh phải có lúc không và có lúc phải bạo động. Câu trả lời này quả thật là một câu hoàn toàn phù hợp với thực tế; không phải là một giáo điều như trong luận văn Tiến sĩ của ông.
Mong sao tại Việt Nam càng lúc càng có nhiều người biết đến thực tế này, hơn là biết đến lý thuyết của một người trí thức, đã từng được dân chúng tại các nước Serbia và Ukrania biết ơn về những đóng góp lý thuyết của ông vào sự thành công của các phong trào dân chủ.
ĐQC
13.02.2012
22:14