RE: Idiot - stupid
-
08.06.2012 16:38:49
Nhân cách
và các yếu tố liên quan.
Breivik đã thật sự bị kích động vào ngày thứ tư vừa qua trong phiên xử, khi hắn được yêu cầu ngồi vào ghế nhân chứng, bởi Công tố viên Svein Holden, để kể về việc Breivik đã sử dụng máy vi tính với trò chơi mạng World of Warcraft.
Trước bữa ăn trưa và trước đó là câu hỏi cuối cùng, thủ phạm 33 tuổi phản đối mạnh mẽ câu hỏi của Holdens về việc chơi máy trực tuyến - spille on line -.
- Tôi có thể đặt một câu hỏi?. Tôi không thể hiểu điều đang được hỏi bây giờ làm được gì với sự việc 22.07. Breivik nói với quan toà và Công tố viên.
Sau buổi ăn trưa, hắn tắt microphone (máy phát âm) và từ chối trả lời.
- Bây giờ, tôi tắt microphone. Ông cứ đặt câu hỏi nhưng tôi sẽ không trả lời, hắn nói và nhấn vào nút bấm, làm tắt ánh sáng màu đỏ, màu chứng tỏ microphone đang hoạt động.
Hôm nay, thứ sáu 08.06.12, phiên toà sẽ đưa ra một kết luận là Breivik có "bình thường" (tilregnelig) khi thực hiện thảm sát 22.07 hay không. Trên truyền hình, có dự đoán là toà sẽ để Breivik tự trả lời về câu hỏi này và rằng hắn sẽ phải ở trong nhà thương điên (gal hus) hay bị nhốt trong khám (bài đang viết trong khi phiên toà chưa nhóm). Một chủ bút tờ báo khi được phỏng vấn, cho rằng, phải xác định thật rõ, đó là "tanker tenkning sykdom" -bệnh có những tư tưởng bệnh hoạn- hay là "tenkning politisk sykdom" - bệnh có tư tưởng về chính trị -.
Người theo dõi vụ án, khi xem báo hay truyền hình, nhất là những nhận xét hay bình luận của các nhà chuyên môn trên các lĩnh vực, đôi khi cứ bị rối lên. Điều này, cũng như nhóm chữ "Xã hội xã hội chủ nghĩa" và "Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa" được sử dụng ố ạt sau năm 1975, của Việt Nam trước đây.
Cũng na ná, có ngườì cho rằng phải phân biệt hành động của Lý Tống cho thât đúng. Đó là một hành động chính trị...chứ không phải hành động dùng baọ lực bình thường.
Trong khi chờ xem phiên toà xử Breivik hôm nay có gì khởi sắc, ta xem thêm đôi tình tiết về Lý Tống.
Hành động của Lý Tống vào năm 1992 rõ ràng là hành động chính trị.
Có bài báo thuật rằng:
"Năm 1992, trong khi chuẩn bị luận án Tiến sĩ thì Lý Tống sang Thái Lan uy hiếp một chiếc máy bay hành khách Airbus 3000 của hãng Hàng Không Việt Nam từ Thái Lan để rải 50 ngàn truyền đơn xuống thành phố Sàigòn với lời kêu gọi như sau:
“Thành trì Cộng sản tại Liên Sô đã sụp đổ. Các chư hầu Cộng sản Đông Âu đã cáo chung. Cộng Sản Việt Nam đang dẫy chết, nhưng vẫn còn ngoan cố với tập đoàn lãnh đạo già nua, hủ lậu đi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại. Thời điểm đã đến. Tổ Quốc truyền lệnh cho chúng tôi trở về cùng đồng bào khai tử chế độ bạo tàn, bất nhân, đem lại tự do, dân chủ, và no ấm cho toàn dân.
Vậy sau khi đọc bản tuyên cáo này, đồng bào hãy:
1 – Dùng mọi phương tiện hữu hiệu nhất để truyền bá bản tuyên cáo.
2 – Đình công, bãi thị, nhất loạt xuống đường đòi lại quyền làm chủ và làm người.
3 – Tập trung tại các trọng điểm quân sự và hành chánh, kêu gọi công an, bộ đội trở về với chính nghĩa Dân Tộc.
4 – Chiếm giữ đài truyền thanh, truyền hình, dùng mọi phương tiện truyền thông để kêu gọi toàn dân Tổng Nổi dậy.
5 – Phối hợp lực lượng hải ngoại và quốc nội trong kế hoạch Tổng Nổi Dậy lật đổ bạo quyền Cộng sản Hà Nội, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do và Phú Cường.
Vị “Tư Lệnh Của Lực Lượng Nổi Dậy” là Lý Tống. Sau đó anh đã nhảy dù xuống vùng Cát Lái, bị Việt Cộng bắt và kết án 20 năm tù.
Qua vụ xịt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, có người còn lơ mơ về tính cách của hành động đó.
Có thể vì thế, một người bạn đồng tù Lý Tống viết thêm như sau (nhằm đưa ra tính liên đới giữa các hành động, chẳng hạn quan toà tại Na Uy đã đưa các bạn học thời niên thiếu của Breivik ra làm chứng trước toà).
"Năm 1975, sĩ quan còn ở lại đều phải vào “tù” hay cải tạo, sở dĩ tôi phải đề hai chữ cải tạo và tù vì cũng trên diễn đàn này, cách đây vài năm tôi đã tranh cãi về hai chữ này, và sau đó, một đề tài đăng trên biệt động đã đồng quan điểm với tôi, vì vậy tôi viết chữ cải tạo trong những điều tôi biết về Lý Tống, như một người có một thời cải tạo tại tổng trại 6, tổng trại 5 và trại A 30.
Tôi không biết Lý Tống trước nắm 1975, sau năm 1975, khi vào tổng trại 6 tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn, tôi cũng chưa biết Lý Tống là ai. Tổng trại 6 chia làm nhiều trại, trại cấp tá hay những thành phần cộng sản cho là đối tượng quan trọng vào trại 1, sau đó kế tiếp là 2, 3, 4, 5. Lý Tống ở trại 4 hay 5, tôi không chính xác. Các trại nằm dọc theo đường từ cổng trung tâm huấn luyên Lam Sơn, chạy dài hơn cây số. Mấy tháng đầu bọn cai trại cho thoải mái, hàng ngày lao động nhẹ, chặt củi, chặt lá kè, lợp nhà, đào giếng nước… hàng ngày, buổi trưa, tới chiều ai có người nhà đều được thăm, tại khu thăm nuôi. Bỗng có tin từ trại 4, có Lý Tống vượt trại, trong thời kỳ này, thật ra nếu ai muốn đi, cũng không khó khăn lắm vì việt cộng còn lơi là, nghe tin từ dưới trại 4, tôi biết Lý Tống là pilot A 37, bị bắn rơi tại Phan Rang. Lý Tống đã lợi dụng lơi lỏng trong quản lý, Tống không biết móc nối hay làm sao mà chui nằm dưới bụng chiếc xe tải, thật ra chỉ nghe nói, không hình dung Tống nằm như thế nào. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột, tại đèo Phượng Hoàng, Việt cộng bắt Tống, giải giao về trại 4, khi biết Tống trốn trại. Tại trại 4, bọn quản chế, bắt Lý Tống quì xuống đất, Tống không thi hành, và banh ngực ra, nói các anh muốn bắn, cứ bắn, không chịu quì, câu chuyện này nổi lên và từ đó ai cũng nghe tên Lý Tống, sau này tại trại tôi, cùng tổng trại với Lý Tống, có hai thiếu tá bị tên Sơn Khói gài rủ vượt trại và bị bắn chết, sở dĩ biết bị gài vì 3 người vượt trại, bọn bảo vệ bắn chết 2, và mang tên Sơn khói, làm bộ nhốt nhà cùm nhưng được ăn uống đầy đủ, và được cho thuốc lá, nhiều người bị nhốt đều trông thấy. Khi tên Sơn khói được thả, về làm đội trưởng đội cấp tá cho tới khi trại này chuyển lên Củng Sôn, Tuy Hòa, Sơn khói vẫn làm đội trưởng.
Khi tổng trại 6 di chuyển lên tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Củng Sơn, Lý Tống cũng đi theo và ở trại 54. Tôi theo trại cấp tá, ỡ trong rừng, là trại 53. Tại đây cải tạo viên vẫn đi làm, nhưng một hôm nghe anh em trại 54, khi ra ngoài chặt cây gặp những người trại 53, Lý Tống không chịu học tập và chống đối, bị cùm, biệt giam. Tống bị nhốt tại một dãy nhà cùm, nằm ngoài vòng đai của trại 54, nhưng có mấy vọng gác của cảnh vệ. Một hôm, vào khỏng 5 giờ sáng, anh em tại trại 54 la rất lớn” các anh em ơi, tụi việt cộng muốn giết tôi”, người nghe kể lại, buổi sáng nên ai cũng nghe rất rõ, nhưng không ai làm gì được, trong khi đó Lý Tống vẫn tiếp tục la cho tới sáng, mọi người đều thức dậy, nhưng không nghe tiếng súng, ai cũng hy vọng Lý Tống không bị đánh chết.
Thật ra sau này Lý Tống kể chuyện cho anh em trại 53 (trại tôi) nghe, đêm hôm đó, trời còn tối, hai tên cảnh vệ, tới nhà cùm, nói, anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên, Lý Tống biết, đây chỉ là bọn cảnh vệ dụ Tống ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội Lý Tống cố tình trốn nhà cùm, buổi tối và bắn bỏ. Lý Tống không ra, và nói với hai tên cảnh vệ, các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại viên ngủ dậy, mọi người đầu biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm này. Nói xong, Tống nằm và la làng, Tống nói bị mấy báng súng nhưng vẫn không ra, càng la to. Mấy ngày sau, Lý Tống bị chuyển trại, lên trại 53, trại cấp tá và thành phần thuộc đối tượng nguy hiểm nhất, trong đó có đại tá Lương, lữ đoàn trưởng Dù, và Thành khóa 19, tiểu đoàn trưởng Dù, cùng chung trại.
Tôi biết Tống từ đó, vì chung trại 53, nhưng tôi và Tống không cùng chung lán, tuy vậy hàng ngày nhiều khi đi làm chung, tôi biết thêm về Tống, Tống nói chung, cao ráo, đẹp trai, trắng và hơi thư sinh, khi nói chuyện, hay khôi hài, nhưng không có gì là khác với anh em, tôi hỏi Tống, hồi làm sao mày bị bắt năm 75, Tống cười, máy bay tao bị bắn, nhảy dù rơi trên một rẫy mía ngút ngàn, tao cuộn dù, dấu trong đám mía, tính theo đám mía chờ tối là đi, không ngờ tụi chăn bò, thấy từ trên trời, tao đi đâu, tụi chăn bò theo đó, cuối cùng du kích tới bắt. Tại trại 53, Tống không có ai thăm nuôi, con bà sơ 100/100, những người khác 3 tháng được thăm một lần, thỉnh thỏang, anh em cũng chia chút đường, chút bánh cho Tống. Tống ăn rất mạnh, ăn hết phần mì của mình, ăn thêm mì của anh em, nó để một cái nón nhựa, buổi sáng ai thấy mình dư mì, cứ để vào đó, Tống cặm cụi lấy chày nhào quết thành một trái banh nhỏ và ăn lần. Qua trại 53, Tống bắt đầu học thổi sáo, ai đã từng nghe tiếng sáo của người mới tập thổi, thì mới thấy khó chịu ghê gớm, cứ trưa hè mà nghe tiếng sáo Tống thổi là muốn điên, ai nói sao thì nói, Tống không giận hờn và tiếp tục… Vào dịp Tết, mọi người được thăm nuôi, đội nào cũng đi làm, nhưng khi có người nhà, cảnh vệ sẽ gọi tên cho thăm, Lý Tống được kêu tên, người thăm, nghe nói là anh ruột của Tống, dạy đại học ở Hà Nội, bọn cán bộ trại biết như vậy nên rất sốt sắng, cho người kêu Tống, Tống nói, tôi không có bà con, anh em gì hết, làm sao ai thăm tôi được. Trại cho tên quản giáo gọi Tống, Tống nhất định không đi, cuối cùng đành chịu, và anh Lý Tống phải về. Tống có một đặc điểm, không bao giờ đi dép cao su do trại phát mà chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten, phải nói, không dễ gì, khi đi rừng, khiêng súc, chặt tre mà không có dép. Hỏi Tống, sao mày không mang dép Tống, nó trả lời gọn “Da Chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới mà đi “, Tống là người nổi danh với câu nói “Con gì nhúc nhích là ăn hết”, cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp Tống, coi như xong, nó lột da cóc, giã thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Đặc biệt Tống ít nói về trốn trại hay ý định gì, vì vậy không ai biết Trong đầu Tống nghĩ gì, Tống không có bạn thân, nhưng không có người ghét, một người bề ngoài, không khác ai trong anh em cải tạo.
Trại 53 khi giao lại cho Công An, được di chuyển về Tuy Hòa, nằm trên một đồng bằng chung quanh là lúa và rẫy, thuộc ấp Thạch Thành, trại A 30. Về A 30, tôi khác lán với Tống, nhưng đều bị trong trại, ra vào trại đều phải qua nhà gác của công an, chung quanh hàng rào trại có chòi canh, và hàng rào kẽm gai, những đội mộc, đội rau, đội văn nghệ, gọi là đội tự giác, ở ngoài, hàng ngày vào trại lảnh cơm và nước. Đội tôi và đội Lý Tống, làm ruộng, sáng phải ra ruộng, chiều tối, tắm rửa, đếm số, vào trại. Tuy không chung đội nhưng gặp nhau vẫn chào hỏi, như đã nói, Tống không có bạn Thân. Hai đội làm ruộng gần nhau, Tống vẫn không có thăm nuôi, nhưng nghe nói, khi Tống làm đội xay sát gạo, có một cô trong đội văn nghệ rất thích Tống, ai cũng nói đầu dây mối nhợ là do người này báo cho Tống, tôi không tin, vì tuy hai đội văn nghệ và xay sát gạo gần nhau, nhưng không được tự do nói chuyện. Một hôm, vào năm 1980, tôi nấu nước cho đội tôi, sau giờ trưa, anh em nghỉ trưa, ra ruộng làm buổi chiều, tôi bắt đầu đi lấy củi để nấu nước cho anh em cải tạo ngày hôm sau, tôi đi khá xa, vào các rẫy lấy củi, nhờ vậy mà tôi quen nhiều người làm rẫy, trồng mía, tới mùa làm đường, tôi mang hai ba loong gô theo, nhiều cô làm mai xin tiếp đường cho tôi đường non mang về, tôi chia cho mấy bạn thân cùng lán ăn thoải mái, ngày mai xin tiếp (phải nói, lúc này dân chúng thấy rõ cộng sản rồi, nên rất cảm tình với người cải tạo), mới có dịp ăn đường non mệt nghỉ. Mấy cô làm mía, tiếc gì một loong gô đường.
Đây nói chuyện Tống, một hôm tôi đi ngang qua mấy bụi chuối trồng theo bìa ruộng, lúc đó anh em đã ra ruộng lúa hết, tôi thấy Tống, mặc bộ đồ tù sọc đỏ, nằm ngay gốc chuối, tôi tưởng Tống ngủ quên, tôi lấy chân lay Tống dậy, nói Tống “Đội mày đi làm hết trơn rồi, sao mày nằm đây”, Tống vẫn nằm, trả lời Tao đau đầu quá, tao xin ông Lía (cán bộ quản giáo) đội 9, nghỉ buổi chiều nay, ngủ chút xíu cho đỡ đau đầu , rồi nó hỏi tôi, mày đi lấy củi hả, tôi ừ, rồi nói với Tống, thôi mày nghỉ cho khỏe, tao đi đấy”. Hôm đó, nếu không lầm là thứ sáu, ngày hôm sau nghỉ lao động. Hôm sau, theo lệ thường, ngày nghỉ, thường ai có thăm nuôi thì nấu ăn, không có gì thì chạy qua mấy lán, gặp bạn bè, nói chuyện, ai có cà phê thì rủ nhau, mấy thằng một ly cà phê, nhâm nhi, nói chuyện đời, A 30 cho thăm nuôi xả láng, không hạn định bao nhiêu quà bánh, gạo, đường đều được mang, nhiều nhà khá giả mang cả gánh thăm nuôi. Tụi tôi đang, mỗi người một nơi, trong hàng rào dây thép, thì khoảng 10 giờ trưa, nghe tiếng kẻng tập họp, ai về nhà nấy, điểm danh. Số là, thường ngày nghỉ, 10 giờ mọi người đều lãnh cơm, cơm do người trực của đội gánh từ nhà bếp, tới từng lán chia. Thường ai không có mặt thì nhờ bạn nằm gần lãnh dùm, hôm đó, lán của Lý Tống, khi chia cơm, người chia cơm thấy không có đồ lãnh cơm của Tống, nên kêu inh ỏi, Lý Tống đâu rồi, không lãnh cơm, người chia cơm, hỏi Tống có nhờ ai lãnh cơm không?, kêu hoài kêu hủy, người đội trưởng Tù, báo cáo cho chòi canh ngoài cổng, cảnh vệ bèn đánh kẻng kêu tập họp điểm danh từng nhà, ai cũng có mặt, chỉ thiếu Lý Tống, cảnh vệ báo lên trại, lệnh truy nã tù trốn trại bắt đầu. Ai trong anh em, cũng mong cho Tống đừng bị bắt, và trốn được, và quả thật cả tuần, cả tháng, và cả năm, không bao giờ bắt được Tống. Năm 1981, khi tôi ra khỏi A 30, tôi vẫn mang một câu hỏi trong đầu, Tống ra khỏi trại bằng cách nào, và đi ra sao?
Tôi không là bạn thân của Tống, nhưng cùng chung trại mấy năm, tôi phục Tống khi nghe và thấy những hành động của Tống, Tống là một người vượt trại giỏi, nhưng tiếc thay, Tống không kết hợp được nhiều người, trước sau vẫn hành động đơn độc, sau này khi nghe, đọc một bài báo Mỹ nói về Tống, tôi thấy Tống phi thường, nếu có bạn nào đi Mã Lai, mỗi chiều thứ Sáu, rời khỏi trại huấn luyện JWS “Jungle Warfare School”, tại Johore bahru, Malaysia, qua chiếc cầu thật dài giữa eo biển Malaysia và Singapore, các bạn mới cảm phục Lý Tống, không những về ý chí, mà phải thán phục vì sức khỏe của Tống, khi Tống bơi qua eo biền này, dưới dòng nước xanh, sóng mạnh, Tống đã tới tòa đại sứ Mỹ tại Singapore, bằng một câu tiếng anh trôi chảy “Tôi xin gặp đại sứ Mỹ”, tôi là một sĩ quan không quân VNCH, đã đi từ VN qua nhiều nước, và vừa bơi qua eo biển Mã Lai tới đây. Lý Tống được lệnh từ Mỹ, ra khỏi singapore chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
(Phạm Văn Lương K20)
Breivik cho rằng Công tố viên đã chế giễu hắn khi đặt những câu hỏi về việc chơi máy vi tính của hắn. Theo điều tra cảnh sát và nhân chứng, có lúc Breivik đã dành khoảng 16 giờ/ngày để làm việc này.
Nếu sự điều tra đó đúng, điều này chứng tỏ yếu tố truyền thông ảnh hưởng đến con người không ít. Trước đây, bà Clinton, ngoại trưởng Mỹ, có một bài nói chuyện về tự do Internet. Người Việt hải ngoại lâu nay trông cậy vào phương tiện này rất nhiều. Điều đó không sai, nhưng họ quên rằng, Cộng quyền cũng có những phương pháp để sử dụng Internet làm lợi cho họ. Việc trên mạng có những bài viết phá hoại, gây chia rẽ trong cộng đồng -như nấm mọc sau cơn mưa- trong thời gian gần đây, đã chứng tỏ điều đó.
Tờ báo mạng "Tự do ngôn luận" ở VN đã làm được nhiệm vụ quảng bá chính nghĩa của việc đấu tranh chưa..?!.
ĐQC