THUỐC ĐỘC TRONG MÓN ĂN VIỆT NAM thái san
thaisan 13.12.2011 07:13:10 (permalink)
0
Các hóa chất có trong rau quả Việt Nam
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 9 2010 15:47 Thứ hai, 13 Tháng 9 2010 14:31
0 Comments và 0 Reactions
Tags:
an toàn hóa chấtchất bảo quảnhóa chất độc hại (Hóa học ngày nay-H2N2)-Nếu trái cây được bảo quản bằng các liệu pháp an toàn thông thường, thời gian của chúng không nhiều. Đối với những quả vải, quả nhãn chỉ được 3-4 ngày, mận tươi khoảng 10 ngày, cam tươi cũng chỉ kéo dài nhất được hơn 1 tháng, thế mà trên thị trường hiện nay có những loại trái cây giữ được tươi tới 5-6 tháng không hỏng.
Để bảo đảm an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng, ở nước ngoài phải dùng tới công cụ pháp lý với trên 1.000 tiêu chuẩn chất lượng cho thực phẩm. Tại Việt Nam, hiện nay chúng ta mới chỉ ban hành được vài trăm tiêu chuẩn. Hậu quả? Theo thống kê từ năm 2000-2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất bảo vệ thực vật, riêng về ngộ độc thủy hải sản có tới hơn 11.600 người mắc và hơn 280 người chết.
Chỉ qua một lần kiểm tra, Bộ Y tế đã phát hiện ra: Chỉ với những loại hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng cũng đã có dư lượng quá mức cho phép - 70% số mẫu rau ăn lá có dư lượng thuốc Pyrethroid, còn lại là Fipronil, Dithiocarbamate, một số loại lân hữu cơ và carbendazim; còn đối với hóa chất nằm ngoài danh mục quản lý… không thể mô tả nổi.
Từ công nghệ canh tác siêu tốc
Rau muống trồng bình thường đến ngày cắt chỉ cao chưa đến 30 cm. Còn rau thử nghiệm, có sử dụng "viên độc" và "viên mo" đến ngày cắt cao từ hai tới ba lần so với rau đối chứng vì dưới tác dụng kích thích của hoạt chất Gibberellic Acid (GA) rau có thể đạt tốc độ tăng trưởng 10cm/ngày bất chấp thời tiết không thuận lợi. Đó là kết quả thử nghiệm của Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP HCM.

Rau muống được sử dụng thuốc kích thích
Axít gibberellic (còn gọi là Gibberellin A3, GA, GA3) là một hoóc môn tìm thấy trong thực vật, có chức năng đẩy mạnh sự phát triển và kéo dài các tế bào ra. Nó tác động tới sự phân hủy của thực vật và hỗ trợ thực vật lớn nhanh nếu sử dụng với liều lượng nhỏ. Ở Việt Nam, loại hoóc môn này tuy không nằm trong danh mục cho phép sử dụng, nhưng được người sản xuất "sài" với hàm lượng vô tội vạ nhằm thu lời "siêu tốc" khiến cho sức khỏe người tiêu dùng tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của rau.
Một "thần dược" đa năng khác - chất 2,4D (thuốc diệt cỏ hay chất độc màu da cam) - cũng được dùng khá phổ biến trong cả hai khâu tăng sản và bảo quản sau thu hoạch. Trong canh tác, nó được dùng để làm chất kích thích cực mạnh khiến cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Trong bảo quản nó được giới kinh doanh sử dụng để diệt côn trùng, vi khuẩn... và làm chậm quá trình lão hóa giữ cho hoa quả tươi lâu, màu sắc không đổi.
Methamidophos là một photsphat và được WTO xếp vào loại độc tính cấp 1 có khả năng gây  nguy hại cho sức khỏe con người và cấm dùng trong nông nghiệp. Tuy vậy, qua kiểm tra 9 mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP HCM phát hiện 7 mẫu có Methamidophos. Đó là, rau muống, khoai tây Trung Quốc, đậu cô ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót, cà rốt Trung Quốc.
Khảo sát mới nhất của Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam  cũng cho kết quả đáng lo ngại: Tại các vùng trồng táo, trồng nho, người ta có thói quen phun nhiều lần trong mùa vụ cho đến sát thời điểm thu hoạch. Cách phun thuốc này đã để lại một dư lượng monnocrotophos và cypermethhrin trong quả táo ở thị trường TP HCM lớn hơn mức độ cho phép nhiều lần. Các chất trên có thể gây buồn nôn, nhức đầu, cơ bắp yếu, tiết nước bọt, thở dốc và động kinh.
Tại một cuộc hội thảo khoa học mới đây các nhà khoa học đã phải thừa nhận: Việc lạm dụng phân hóa học - bón một lượng rất lớn các loại phân hóa học vào đất để nâng cao năng suất cây trồng - trong thời gian qua là một sự can thiệp thô bạo nhất và quan trọng nhất của con người vào chu trình tuần hoàn tự nhiên của các chất, bởi các loại phân vô cơ trên là tác nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các cây trồng không sử dụng hết lượng phân đạm đã bón và lượng dư thừa này sẽ bị bốc hơi vào không khí hoặc bị rửa trôi từ đất xuống hồ ao, sông lạch, làm nhiễm bẩn các hồ chứa nước, giết chết các loại cá ở hồ, ao, sông lạch, đầu độc chim muông và các động vật máu nóng. Các hợp chất nitơ, đặc biệt là nitrate, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi nó tồn tại ở trong các loại nông sản, lương thực và thực phẩm, cũng như ở trong nước uống với một liều lượng vượt mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Không chỉ lạm dụng hóa chất trong chăm bón cây trồng, thói quen dùng nước cống, nước thải tưới rau tại nhiều địa phương có diện tích đất trồng lớn cũng là vấn đề nhức nhối chưa có cách giải quyết. Tại cuộc kiểm tra mới đây nhất do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các vùng chuyên sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội đã cho thấy sự vô tâm đến tàn nhẫn trong khâu đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn tối thiểu... Tại đây, màu xanh mướt của các cánh đồng rau muống, mồng tơi, ngải cứu… không làm nhẹ đi sự buốt óc bởi mùi hôi thối của phân tươi, nước tưới kinh người lấy từ sông Tô Lịch. Tình trạng tại các vùng chuyên canh khác cũng tương tự như vậy khiến cho đất và nước ở ngoại thành TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ… bị ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón.
Đến ẩn họa quanh "trái cây tươi"
GS Chu Phạm Ngọc Sơn trong một hội thảo đã nêu ra một nghịch lý: Từ trước đến nay ai cũng biết ăn nhiều trái cây làm giảm  gây ung thư. Nhưng trong tình hình hiện nay, ăn nhiều trái cây lại dễ mắc bệnh ung thư hơn bởi ở nước ta hiện nay ngoài người sản xuất, người kinh doanh cũng không thua kém trong việc lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để đạt mục đích lợi nhuận.

Nhiều loại hoa quả có dư lượng chất bảo quản vượt quá mức cho phép
Để hạn chế các yếu tố dẫn đến tổn thất nông sản sau khi thu hoạch cho đến khi đưa tới tay người tiêu dùng việc sử dụng hóa chất diệt mầm, chất điều hòa sinh trưởng (để kìm hãm sự phát triển của rau, quả) là rất cần thiết. Nhiều loại quả (chuối, cà chua, lê...) phải thu hoạch lúc còn xanh để giữ được lâu và dễ vận chuyển, vì vậy điều khiển quả chín đồng loạt, hình thức đẹp là điều rất dễ hiểu.
Hiện nay, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả trên thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể do từng bước loại bỏ những hóa chất bảo quản có độc tính cao được tổng hợp từ hóa chất nhân tạo và thay thế chúng bằng chất không độc được chiết xuất từ các hợp chất tự nhiên. Tuy vậy, do giá thành chưa thuyết phục, nên nhà phân phối sẵn sàng sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để bảo quản trái cây miễn là giúp chúng tươi lâu, không bị hư hỏng, thối rữa… trong một thời gian dài và có giá thành thấp. Từ nhu cầu đó, một thị trường tự do về thuốc bảo quản trái cây bành trướng khắp nông thôn cho tới thành thị khiến cho TS. Hồ Hữu An thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải thốt lên rằng: "Mua hóa chất bảo quản dễ như mua rau ngoài chợ. 70% lượng hàng là thuốc của Trung Quốc". Điểm mặt các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến hiện nay có: Chất carbendazim - hoá chất trị nấm, gây rối loạn hệ thống nội tiết tố. Khi thử trên chuột thì thấy carbendazim có khả năng tích lũy dần trong cơ thể, tới lúc nào đó sẽ gây đột biến, kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng cho thế hệ sau; chất Ethephon - một loại thuốc nhập về Việt Nam với mục đích dùng để kích mủ cao su - nhằm thúc chín hoa quả… Thí nghiệm loại thuốc này trên chuột, thỏ cho thấy thuốc có khả năng gây độc cấp tính đường miệng, đường da, hô hấp, kích thích cho da, mắt… còn người tiêu dùng ăn những loại hoa quả ngâm các hóa chất này trong thời gian dài sẽ có nguy cơ ung thư cao, thậm chí gây đột biến gen, ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Táo, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi do sử dụng chất bảo vệ có gốc gốc clo, thuốc diệt cỏ, peroxit rất độc hại. Để bảo quản nhãn, thường sử dụng lưu huỳnh để đốt, xông hơi. Đây là chất được phép sử dụng ở liều lượng không vượt quá 30ppm (phần triệu) vì lưu huỳnh chỉ có tác dụng diệt côn trùng, diệt vi khuẩn trên vỏ nhãn, giúp kéo dài thời gian bảo quản nhãn (bảo quản từ 5 - 7 ngày). Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nồng độ, vượt mức cho phép, lưu huỳnh sẽ ngấm vào cùi nhãn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng bởi trong quá trình xông, khí SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H2SO2 (axit xunfurơ) - một chất oxy hóa cực độc.
Ai cũng biết uống trà có lợi cho sức khỏe, thế nhưng hiện nay không ít loại trà bày bán trên thị trường có tác dụng ngược lại vì không chỉ trong quá trình chế biến, trà mới bị tẩm ướp hóa chất mà cả những cánh đồng trà cũng bị "đầu độc". Do trà là loại cây ưa thích của nhiều loại côn trùng, sâu rầy nên người trồng trà thường xuyên phun thuốc trừ sâu với nồng độ cao và mật độ dày và cả hóa chất giúp tăng trưởng để trà ra đọt nhanh, lá to. Sau khi thu hoạch, người trồng trà còn tẩm ướp thêm hóa chất chống mốc, chống nấm và côn trùng. Theo giới chuyên môn, các mặt hàng trà giá rẻ bày bán trên thị trường có đến trên 90% được tẩm ướp hóa chất tổng hợp do có giá thành rẻ, giữ mùi lâu. Còn tẩm ướp bằng hương hoa tự nhiên, hoặc bằng phương pháp lên men tự nhiên sẽ đẩy giá thành cao gấp vài chục lần so với tẩm ướp bằng hóa chất. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng Khoa Công nghệ hóa học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết: Hóa chất hương lài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P- Dimethoxy penzin, đều là chất độc hại gốc hữu cơ. Chỉ cần ngửi những chất này cũng bị chóng mặt, xây xẩm; ngửi nhiều sẽ ngất xỉu do tác động đến hệ thần kinh. Chất giữ mùi hay còn gọi là chất định hương có tên là Fixateur, đây là chất cực độc do nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung thư. Các chất giữ màu chống ôxy hóa, chất chống mốc đều là chất độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe.
Ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm luôn luôn là vấn đề nóng hổi và bức xúc trong cuộc sống thường nhật của mỗi người dân, của mỗi gia đình. Làm gì đây để bảo vệ mình trước hiểm họa đó? Câu trả lời chỉ có thể nằm trong lương tâm của người sản xuất, kinh doanh và các cơ quan chức năng. Còn người tiêu dùng, để không trở thành nạn nhân "hóa học", chỉ có cách phải học để trở thành người tiêu dùng thông thái.
Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Y tế bang Dinesh Trivedi đã khẩn cấp yêu cầu mở một cuộc truy quét toàn quốc đối với việc sử dụng trái phép thuốc Oxytocin- có chức năng kích sinh nở và tiết sữa ở phụ nữ- để tiêm vào bí đỏ, dưa hấu, cà tím và dưa chuột để chúng cho quả to hơn, còn tiêm vào rau và quả trước khi đem ra chợ bán để làm hoa quả trông tươi hơn, mập mạp hơn và tiêm vào gia súc sẽ cho lượng sữa nhiều hơn. Loại thuốc này đã bị cấm sử dụng vì có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nếu sử dụng trong một thời gian dài bởi tác dụng phụ của nó gây ra các bệnh như mất trí nhớ, tổn hại thần kinh, rối loạn nhịp tim và vô sinh.
Ép hoa quả hè chín sớm nhờ thuốc có chứa chất độc dioxin?
(Phunutoday) - Bước vào đầu mùa hè, hoa quả là mặt hàng được ưa chuộng tiêu thụ hơn. Sớm nắm được tâm lý của người tiêu dùng, các thương lái đã đổ sô về tận các nhà vườn ở khắp các tỉnh thành thu mua với số lượng lớn, thậm chí tận thu cả những trái cây còn rất non để biến thành quả chín vàng nhờ thuốc ép chín của Trung Quốc. Tuy nhiên, các loại chất ép chín trái cây này trôi nổi trên thị trường rất nhiều nhưng chưa được cơ quan chức năng nghiên cứu và xử lý.

Các nhà vườn trồng mít, sầu riêng, chuối… ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ vừa cung cấp cho báo chí biết: nhiều thương lái đến tận vườn “săn” cả trái sống, thậm chí còn non rồi xử lý bằng hóa chất cho trái chín.

Một chủ vườn sầu riêng ở Cai Lậy - Tiền Giang cho biết vườn sầu riêng của anh vừa thu hoạch xong, sớm hơn dự kiến 10 ngày vì thương lái cứ nài nỉ mua cả vườn với giá khá tốt. Anh kể sau khi hái xong, thương lái phân loại trái chín cây để riêng, trái còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín. Anh còn cho biết hầu hết chủ vựa trái cây đều phải sử dụng hóa chất nếu muốn có trái chín đồng loạt để bán.

Trái sầu riêng còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín.

Giới thương lái chuyên thu mua trái cây ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ cũng sử dụng các loại hóa chất để xử lý làm chín trái cây. Chị Hậu, nhà ở Long Khánh - Đồng Nai, cho biết chị đã từng chứng kiến thương lái thu gom mít còn sống rồi nhúng vào thùng nước có pha bột hóa chất màu trắng trước khi mang ra khỏi vườn.

Không chỉ có mít, sầu riêng mà một số loại trái cây khác như chuối, xoài, đu đủ… cũng được thương lái, chủ vựa xử lý chín ép.

Trên những cánh đồng ngoài bãi của huyện Đan Phương (Hà Nội) các loại hoa quả như đu đủ, chuối, bưởi vẫn còn xanh um. Người nông dân cắt đu đủ, chuối còn xanh nguyên về để đầy góc nhà. Trước đây để làm chín các loại hoa quả người ta đã giấm chúng bằng hương và đất đèn. Nhưng cách làm này đã trở nên lỗi thời trước hàng loạt loại thuốc giấm siêu tốc giá rẻ, hiệu quả nhanh đang bán trôi nổi trên thị trường. Có nhiều loại thuốc tẩm ướp hoa quả, nhưng loại được người ta sử dụng nhiều là loại hoá chất để nhúng, lau, phun và chấm vào củ, quả để chúng chín siêu tốc và bóng đẹp. Loại thuốc này do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào trong nước và là thuốc cấm sử dụng.

Theo một số người dân cho biết, thuốc “hoa quả thúc chín tố” bán đầy rẫy và cực kỳ dễ mua.  Một hộp “Hoa quả thúc chín tố” giá 13.000 đồng. Cái giá quá rẻ khi hộp thuốc này có 20 ống, mỗi ống là 5ml. Thuốc do nước ngoài sản xuất nhưng dường như sản xuất ra là để bán ở Việt Nam vì trên bao bì đã dịch sẵn tên thuốc và giới thiệu cách sử dụng bằng tiếng Việt.

Một người buôn hoa quả quê ở Chúc Sơn (Hà Nội) cho biết:  Chị vẫn mua Thuốc kích ép chín của Trung Quốc ở các cửa hàng bán thuốc trừ sâu về pha loãng với nước để tưới lên hoa quả. Loại thuốc này làm chín rất nhanh. Một lọ nhựa khoảng 5ml pha với 2 lít nước có thể dùng để nhúng cả tạ quả cũng được.

Khi được hỏi các loại quả chị thúc chín bằng thuốc đó gia đình chị có dùng không thì chị này nói rằng, những loại quả ấy chỉ để đi chợ bán thôi, còn nhà ăn thì sẽ dùng những quả loại mà không tưới thuốc vào.
 

Theo một số người dân cho biết, thuốc “hoa quả thúc chín tố” bán đầy rẫy và cực kỳ dễ mua.

Tại một cửa hàng nhỏ ở Thanh Trì (Hà Nội), khi hỏi mua loại thuốc này, ông chủ quán đưa ra một hộp, trên vỏ hộp ghi rõ: “Hoa quả thúc chín tố”. Mỗi hộp có 20 ống bằng nhựa mềm, mỗi ống 5ml hóa chất có tem màu vàng bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.

Theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt có ghi: “Hoa quả thúc chín tố là loại thuốc có hiệu lực cao, tăng chín nhanh cho hoa trái, quả bóng tươi đẹp, cải thiện thực chất, chất lượng hoa quả. Loại thuốc này được phổ biến thích hợp dùng cho các loại hoa quả như chuối, dứa, xoài, hồng, lê, chanh, cam, cà chua... Sử dụng lượng thuốc ít, hiệu suất cao, dễ sử dụng”. Nhưng ở phần “Những điều cần chú ý” lại ghi thêm: “Loại thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích đối với mắt và da, nên chú ý ngăn tránh sự tiếp xúc trực tiếp đối với thuốc”.

Xung quanh việc các thương lái dùng thuốc “Hoa quả thúc chín tố” để ép mít, sầu riêng, xoài, đu đủ chín kể cả quả còn non còn sống, Phóng viên Phunutoday đã trao đổi với chị Hằng- Trưởng bộ môn Bảo quản và chế biến hoa quả, Viện Nghiên cứu rau quả (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) được biết thuốc thúc chín có nhiều loại khác nhau. Hiện những loại thuốc thúc chín của Trung Quốc trôi nổi trên thị trường rất nhiều.

Hoạt chất có trong “Hoa quả thúc chín tố” là ethrel. Hoạt chất này có trong danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích mủ cao su. Hoạt chất này cũng có trong đất đèn.
Chị Hằng cũng cho biết trong  “Hoa quả thúc chín tố” là thuốc của Trung Quốc, trên thuốc cũng không ghi là thành phần gì cả, nhưng các nghiên cứu trước đây đã phát hiện được một thành phần trong đó là có etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ.

Chị Hằng cho biết thêm các nhà nghiên cức còn nghi ngờ có thành phần hoạt chất 2,4 D (đioxin) trong thuốc thúc chín hoa quả, loại chất này thường nằm trong thuốc diệt cỏ và rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, etylen tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3.

Trước những thông tin về việc xử dụng thuốc kích chín, chống thối đối với các loại hoa quả, phong viên Phunutoday đã ghi lại ý kiến của những người tiêu dùng. Đa phần người mua đều có tâm lý lo sợ và không muốn dùng những loại hoa quả đẹp mã và trái mùa, khác vùng để ăn uống.

Chị Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: mình cũng rất thích ăn mít, nhưng mấy lần dừng lại ở các xe mít bên đường thấy họ bổ quả mít ra nhìn vẫn còn trắng ởn không chín vàng và mềm như mít quê vậy mà ăn vào vẫn thấy vị ngọt và hơi sượng lại thêm thông tin việc tưới thuốc cho non thành già thế này nên mình rất sợ, cạch luôn không dám mua mít về ăn nữa.

Chị Thùy Vi một người dân sống trên phố Bạch Đằng lo lắng: nhà mình nhiều trẻ con nên hay mua hoa quả về để các cháu ăn cho mát. Mỗi sáng đi chợ mình cũng đều chạy qua hàng hoa quả để chọn Lê, Táo, cam, quýt Sài Gòn. Nhưng một lần bé nhà mình đánh rơi quả lê xanh vào gầm giường, mình quên không lấy ra. Bẵng đi gần 3 tháng mình dọn nhà lật giường lên vẫn thấy quả lê vẫn xanh rờn nằm yên trong góc mà không thối, không vàng. Được chứng kiến tận mắt mình sợ quá, giờ chỉ dám ăn hoa quả theo mùa và nhờ những người quen ở quê mua hộ hoa quả nhà trồng thôi.
Linh Ngân Những Sản Phẩm Độc Hại Trên Thị Trường.
 
(bài do các bạn QuýVũ và AnnaQueen giới thiệu)
 
Dưới đây là  tóm lược bài  nói chuyện củ a Tiến sĩ  MaiThanhTruyết vào  ngày 13-8-2011, tại Phòng Sinh Hoạt Mission Del Amo Westminster, vể  đề  tài “Những Sản Phẩm Độc Hại Trên Thị Trường” do Hội Dưỡng Sinh Thức Pháp tổ chức.
 
Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chế, biết tự giữ sức khỏe cho mình thì chắc chắn chúng ta còn trẻ mãi, không già và chắc chắn sẽ có một ngày chúng ta về lại Việt Nam, mà về không phải trên nạng gỗ, về không phải trên xe lăn mà về ngang nhiên tự tại, vì dù muốn dù không cái ánh sáng cuối đường hầm ở Việt Nam đã hé dạng” và tôi tin tưởng, lạc quan “chúng ta sẽ trở về trong vinh quang một ngày rất gần”.
 
Từ bao lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều đến sự độc hại trong các loại thực phẩm chế biến từ Trung Quốc, từ Việt Nam, nhưng chỉ ‘nghe nói’ mà không có dẫn chứng cụ thể; do đó hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về những thực phẩm nào cần ăn, thực phẩm nào không nên ăn so với tình hình hiện tại nơi chúng ta đang sinh sống, vì tôi đã và đang làm việc trong ngành bảo vệ môi trường của chính phủ Hoa Kỳ, ông đã nghiên cứu và có những chứng cứ cụ thể”.
 
Trong bài thuyết trình ông chỉ muốn nêu bật những loại thực phẩm độc hại, được chế biến một cách cẩu thả, vô ý thức với mục đích thâu lợi nhuận, không hề nghĩ đến sức khỏe của người tiêu thụ”; vì thế ông cảm thấy “có bổn phận phải báo động cho đồng hương để tránh dùng những thực phẩm độc hại đó, nhất là những thực phẩm chế biến, sản xuất từ Trung Quốc và Việt Nam, nay nhập cảng ồ ạt vào Hoa Kỳ”.
 
Về trái cây: Ông khuyên mọi người nên ăn hai loại trái cây trồng ngay tại Mỹ, vừa rẻ lại vừa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người là chuối và táo.
Nhiều loại trái cây khác như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, v.v., nếu chúng ta để ý sẽ thấy, ngày xưa, trái sầu riêng ở Việt Nam, khi chín tự động nó rụng xuống, không ai hái trái xanh bao giờ.
Ngày nay vì lợi nhuận, họ hái trái còn xanh và “phù phép bằng những hóa chất độc cho chín và có màu sắc rất đẹp”. Những trái cây khác cũng vậy, ông đưa ra dẫn chứng trái lê Tàu hay còn gọi là lê Tân Cương, nhìn như vừa hái trên cây xuống, đó là họ đã “phù phép cho giữ được độ tươi, thử hỏi trong quá trình từ lúc thu hoạch tới khi vận chuyển sang đây, thời gian không dưới một tháng, làm sao trái cây có thể tươi tốt được như vậy, nếu không có ướp hóa chất?”.
 
Rau, đậu: Chúng ta ăn rau thơm như rau răm, rau húng nếu trồng được trong vườn của mình, rau sẽ có mùi thơm, ngược lại mua ngoài chợ, ăn không thấy có mùi vị như rau trồng ở nhà, vì nó được bón bằng những hóa chất cho xanh, tốt.
 
Tương ớt: Những loại tương ớt bán ngoài chợ và trong các tiệm phở, nhà hàng đều có pha hóa chất nên có màu sắc khác lạ không phải màu của ớt chín.
 
Tiêu: Một sư cô từ Việt Nam đem sang cho ông khoảng 10 hột tiêu gọi là tiêu sọ. Khi đem phân chất, trong là hột tiêu, ngoài bọc một lớp mỏng xi măng cho nặng cân.
 
Các loại bột nêm: Không nên ăn, nhất là loại gia vị nấu bún bò Huế vì có pha hóa chất, khi nấu nó nổi lên lớp màu đỏ vàng trên mặt.
 
Đậu hũ:Có hai loại, loại cứng và loại mềm. Loại cứng có pha chất thạch cao.

Bì heo: Rất trắng và sợi rất dài vì không ai biết trong đó có phải là da heo hay là một chất gì khác, nhưng có thể có nhiều chất nylon và được tẩy hóa chất cho trắng vì da heo bình thường không có màu trắng như vậy.
 
Lạp xưởng: bà con mua loại lạp xưởng đắt tiền nhất cũng vậy, về nhà luộc lên rồi cắt đôi ra, tuột hai đầu ra sẽ thấy có hai bọc nylon. Loại nylon này không tự hủy như loại nylon mà Mỹ làm từ bắp dùng gói các loại xúc xích. Nhưng khi ăn lạp xưởng, chúng ta thái nhỏ thành ra không nhận thấy chất nylon mà thôi.
 
Đường: Bên Âu Châu, hầu hết đều dùng đường màu nâu vì làm bằng mía hoặc củ cải đường. Đường cát trắng cũng làm bằng mía nhưng được tẩy bằng hóa chất nhiều lần mới trắng như vậy.
 
Dầu ăn: Dầu Olive có độ sôi thấp dùng để trộn xà lách ăn sống thì tốt hơn. Chiên, xào nên dùng dầu ăn thực vật như dầu bắp chẳng hạn. Không ăn cá chiên ngoài chợ, vì dầu chiên đến một độ nóng nào đó hoặc để lâu các phân tử dầu sẽ biến chất và tạo ra các chất độc gây ung thư.

Tôm, cá: Tôm, cá từ Việt Nam “được nuôi bằng thực phẩm trộn hóa chất cho mau lớn. Sau khi thu hoạch và đóng gói chở sang đến Hoa Kỳ, thời gian rất lâu, nhưng khi ra chợ, chúng ta thấy tôm, cá mang nhãn hiệu Việt Nam rất tươi, vì sao chắc bà con biết rồi, nhưng biết mà tại sao vẫn mua?”
 
Ăn sushi, tiết canh: Tuyệt đối không nên ăn tiết canh, vì máu của các con thú như vịt, dê, heo, bồ câu, v.v... không ai biết được có chứa bao nhiêu vi khuẩn trong đó. Sushi của Nhật làm “thì ăn được an toàn, vì người Nhật họ rất kỹ lưỡng và có đầu óc tự trọng, không quá tệ như một số người Việt và Tàu”.
 
Ngoài ra đừng bao giờ đổ dầu ăn xuống bồn rửa chén, vì mỗi lít dầu ăn đổ xuống, chính phủ Hoa Kỳ tốn 1.000 đô để làm công việc khử các chất dầu ấy trước khi cho chảy ra biển”.

Tóm lại, ông khuyên mọi người “đừng nên mua thực phẩm do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, vì đó chính là những chất độc dẫn chúng ta đến bệnh ung thư và ra đi sớm”.
 
Ông khuyên người cao niên: “Chúng ta ở đây đều từ 50, 60, 70 tuổi rồi, ăn uống không bao nhiêu nên cố gắng tránh ăn những thứ độc hại để còn sống thêm một vài năm nữa, hầu trở về nhìn lại quê hương của chúng ta khi không còn chế độ cộng sản hiện nay”.
 
 
Bài đọc thêm 
Tránh những độc hại từ rau củĐộc Chất Gia Vị Ngộ độc thức ăn và sự an toàn thực phẩm.Mười loại thực phẩm thông thường có nhiều rủi ro gây ngộ độcNhững thực phẩm ăn vào dễ sinh bệnh nhất.Mười loại thức ăn có thể nguy hại tới sức khỏe nếu ăn không cẩn thận  
Chất phụ gia "biến” thịt lợn thành thịt bò đã có ở VN?
Thứ tư 20/04/2011 23:10
(GDVN) – Theo tiết lộ của một chủ buôn thịt lợn tại chợ Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội): Việc biến thịt lợn thành thịt bò không quá khó khăn. Nhiều chủ quán cơm, quán nhậu vẫn thường trà trộn thịt lợn vào đĩa thịt bò để tăng thêm lợi nhuận về kinh tế.
>> Biến thịt lợn thành... thịt bò bằng hóa chất gây ung thư
>> Cận cảnh quy trình "hô biến" thịt lợn thành thịt bò
>> 11.000 chiếc bánh bao “bẩn” đã tuồn vào trường học ở TQ
>> Kinh hãi công nghệ làm bánh ngọt từ trứng thối ở "cơ sở ruồi nhặng"
Những ngày vừa qua, báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về công nghệ “phù phép” thịt lợn thành thịt bò nhờ vào một chất phụ gia có khả năng gây ung thư. Thông tin trên khiến nhiều người tiêu dùng (NTD) Việt không khỏi lo lắng: liệu thị trường trong nước có hay không chất phụ gia này và thực sự có món thịt bò nào đã bị “hô biến” từ thịt lợn hay chưa?
Theo tiết lộ của một chủ buôn thịt lợn tại chợ Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội): Việc biến thịt lợn thành thịt bò không quá khó khăn. Nhiều chủ quán cơm, quán nhậu vẫn thường trà trộn thịt lợn vào đĩa thịt bò để tăng thêm lợi nhuận về kinh tế. Tuy nhiên, không phải loại thịt lợn nào cũng có thể “làm giả” thành thịt bò, chủ buôn này bật mí: Chỉ có thịt lợn sề mới có thể nhào trộn với thịt bò và đánh lừa thị giác cũng như khứu giác của NTD. Lý giải cho điều này, chủ buôn thịt nói: “Vì thịt lợn sề đỏ, thịt dai gần giống thịt bò nên khi cho lẫn vào đĩa thịt bò, người ăn rất khó phát hiện”. Bản thân giá của thịt lợn sề cũng rẻ hơn thịt lợn bình thường khoảng 5.000 – 7.000 đồng/kg nên lợi nhuận thu về cho người chế biến là không nhỏ.

Nhiều cửa hàng bán chất phụ gia, hương liệu thực
phẩm trên phố Hàng Buồm, cho biết có bán chai nước
"tinh bò", có thể đem lại cho thức ăn mùi vị của thịt bò.

 
Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là: Phải chế biến như thế nào không chỉ làm mất mùi hôi vốn có của thịt lợn sề mà có thể có thơm của thịt bò, chủ buôn lợn này chưa trả lời được.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, với chai phụ gia ghi hãng sản xuất Thiên Tân, loại "hương vị thịt bò", chỉ sau nửa giờ ướp tẩm, những miếng thịt lợn tươi trắng trẻo đổi sang màu nâu, còn nước sốt chuyển sang màu đen và có mùi vị thịt bò. Sau đó, khi cho thịt vào nồi hầm lửa nhỏ khoảng 1 giờ, miếng thịt lợn đổi màu sẫm hơn và bằng mắt thường, người ăn sẽ rất khó có thể nhận ra rằng đó là thịt lợn vì các thớ thịt của nó trông chẳng khác gì như món bò bít tết.

Để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này tại thị trường Việt Nam, pv báo Giáo Dục Việt Nam đã tìm đến chợ thực phẩm tại phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nơi đây nổi tiếng với các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm và nhiều loại tinh liệu đặc biệt khác. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về chất phụ gia Trung Quốc biến thịt lợn thành thịt bò thì hầu hết các chủ cửa hàng tại đây đều lắc đầu không có.

 Theo một người bán hàng ở chợ Đồng Xuân, túi bột này
có thể giúp thịt lợn biến thành màu đỏ sau khi tẩm ướp.

 
Chủ tiệm shop Phương L., chuyên bán Vani, hóa chất, tinh dầu thơm, phẩm màu thực phẩm,… không khỏi ngạc nhiên: “Làm sao có thể biến đổi thịt nọ sang thịt kia được. Chúng tôi chỉ có hương thịt lợn, hương thịt bò cho thêm vào thức ăn để tăng vị đậm đà, chứ không thể nào biến đổi bản chất của thịt được”. Tuy nhiên, khi pv gặng hỏi lại một lần nữa, chị L.: ngần ngừ: Nếu thực sự người mua muốn thịt lợn có mùi thơm của thịt bò thì chỉ cần cho 1 chén nước nhỏ hương bò vào 1kg thịt lợn sẽ biến đổi mùi vị, còn màu sắc thì phải dùng phụ gia màu khác.
Tại cửa hàng số 11x Hàng Buồm, khi nghe khách hàng giãi bày mục đích của mình, chị H. chào hàng chúng tôi bằng một chai nước 1 lít có xuất xứ từ Trung Quốc với giá 350.000 đồng. Chị H. nói: “Loại nước này được gọi là tinh bò, đem lại cho thức ăn mùi vị của thịt bò, nhưng không làm biến đổi màu sắc của thức ăn”. Khách hàng thường mua về cho thêm vào thịt bò, chứ ít ai cho vào thịt lợn. “Việc cho tinh bò vào thịt lợn có làm biến đổi 100% thịt lợn thành thịt bò hay không, tôi cũng không biết vì tôi chưa từng làm thử bao giờ”, Chị H. phân trần.

Chất phụ gia biến thịt lợn thành thịt bò bị phát hiện ở Trung Quốc.
 
Tìm hiểu thêm về vấn đề này, pv tìm đến cửa hàng chuyên bán phụ gia thực phẩm ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Chủ cửa hàng là một bà lão trạc ngoài 60 tuổi, sau khi hỏi rõ nhu cầu về sản phẩm mà chúng tôi muốn mua, bà đưa ra một túi bột trắng, trên bao bì không hề có nhãn mác sản phẩm cũng như bất kỳ một hướng dẫn sử dụng nào. Thoạt nhìn,loại bột này giống bột chua nhưng khi nếm thử thì lại nó lại không có vị chua và  tan nhanh trong miệng.
Theo bà lão bán hàng: Sau khi cho một lượng bột khoảng 2 thìa cà phê này vào 1kg thịt lợn, pha thêm một ít rượu, ngâm tẩm trong một thời gian ngắn thịt lợn sẽ tự khắc biến đổi thành màu đỏ giống như món lạp sườn mà các bà nội trợ vẫn thường thấy ngoài chợ. 
Tuy nhiên, khi chúng tôi mua về sử dụng thử, ngâm bột với thịt lợn và rượu như hướng dẫn của người bán hàng nhưng sau nhiều giờ đồng hồ, thịt có cứng hơn nhưng khi cho lên rán thì vẫn không hề thay đổi về màu sắc.

30 phút sau khi tẩm ướp với chất này và qua sơ chế, miếng thịt lợn
đã biến thành thịt bò.

Như vậy có thể thấy, ngay cả người bán hàng cũng không hiểu hết công dụng cũng như cần phải có những hiểu biết tối thiểu về sản phẩm hàng hóa của mình. Điều này sẽ khiến không ít người tiêu dùng nghi ngờ: biết đâu, loại phụ gia thực phẩm có khả năng gây ung thư “hô biến” thịt lợn thành thịt bò đang được điều tra tại Trung Quốc này vẫn đang nằm ở đâu đó trên kệ bán hàng của các cửa tiệm buôn bán phụ gia thực phẩm ở Việt Nam mà chính người bán cũng không biết công dụng?
Trong khi đó, khuyến cáo về vấn đề sử dụng phụ gia thực phẩm bày bán trôi nổi tại các chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc xuất xứ, BS. Nguyễn Xuân Mai - Nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM - luôn lưu ý: Loại hóa chất mua ở chợ trời, không phải phụ gia thực phẩm hỗ trợ cho quá trình chế biến đều rất độc hại, mức độ nặng – nhẹ tùy thuộc vào thời gian ngâm tẩm ngắn hay dài. “Đó là những hóa chất nhiễm tạp chất rất nhiều, khi ăn vào, những tạp chất đó  đều rất độc cho cơ thể” – BS. Mai không quên nhấn mạnh.
Tiểu Phương
>> Biến thịt lợn thành... thịt bò bằng hóa chất gây ung thư
>> Cận cảnh quy trình "hô biến" thịt lợn thành thịt bò
>> 11.000 chiếc bánh bao “bẩn” đã tuồn vào trường học ở TQ
>> Kinh hãi công nghệ làm bánh ngọt từ trứng thối ở "cơ sở ruồi nhặng"
 
Bị chuyển đổi giới tính nếu ăn nhiều thịt lợn siêu nạc
Cập nhật lúc 14h38' ngày 08/04/2011
Bản inGửi cho bạn bèPhản hồi
Xem thêm: thịt lơn, lợn siêu nạc, thịt siêu nạc, chuyển đổi giới tính, clenbuterol
Không chỉ ở Trung Quốc mà tại Việt Nam cũng có nhiều mẫu thịt lợn nhiễm chất clenbuterol (chất độc gây siêu nạc) khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Tại các chợ, hầu hết thịt lợn được bày bán nhiều nạc, ít mỡ. Vậy đây có đúng là thịt lợn nhiễm chất độc nêu trên? Cách phân biệt giữa lợn nạc và lợn bị nhiễm chất độc như thế nào?
Clenbuterol thường tập trung trong nội tạng động vật
Trước thông tin Trung Quốc công bố nhiều mẫu thịt lợn dương tính với hormon tăng trưởng clenbuterol và đã có hàng trăm người nhập viện trong thời gian gần đây, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thịt lợn chứa chất clenbuterol không phải là mới.
Tại Việt Nam trước đây đã có nhiều mẫu thịt lợn được kiểm tra có chứa chất này và vì tính nguy hại của nó, người ta đã cấm sử dụng. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế, loại chất này dễ mua, giá rẻ, dễ sử dụng nên người chăn nuôi không ngần ngại trộn vào thức ăn để lợn tăng trọng nhanh, biến khối lượng mỡ thành nạc, màu sắc thịt tươi ngon.

Mua thịt lợn ngoài chợ nên chọn miếng thịt tươi ngon, khối thịt săn chắc, có độ đàn hồi cao.
Bột này là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Ăn phải loại lợn này, đặc biệt gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cái khó của chúng ta là chưa kiểm soát chặt chẽ các khâu cả trong chăn nuôi và giết mổ, kiểm tra thú y cũng không xét nghiệm chất này, nên người tiêu dùng mua phải thịt nhiễm chất độc cũng không biết.
Việc ăn phải thịt lợn chứa chất kích thích tăng trọng về lâu dài sẽ bị tích tụ chất tăng trọng trong cơ thể dễ dẫn gây rối loạn chuyển hóa như tăng cân, béo phì, thậm chí chuyển đổi giới tính, mất sức đề kháng, xương bị xốp rất nguy hiểm.
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khẩn, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế thì chất clenbuterol trong thịt gia súc, gia cầm có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp (run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng); Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Chất này thường tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, phổi... của con vật bị nhiễm.
Tránh mua thịt có độ ẩm cao
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích, hiện nay, hầu hết thịt lợn bán ngoài thị trường đều rất nạc và người dân không thể biết thịt nào là an toàn. Thực tế, có giống lợn siêu nạc trong chăn nuôi và loại thịt này không giống thịt do lợn ăn "bột siêu nạc". Nếu quan sát kỹ sẽ thấy, loại thịt lợn ăn “bột siêu nạc” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, trơn láng, độ săn chắc kém (do mô mỡ biến thành mô nạc). Thịt ít mỡ, nạc sát da. Tại bắp vai, đùi cho thấy lượng thịt phát triển bất thường, thịt u lên, màu đỏ au giống màu đỏ của thịt bò.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên, tốt nhất chỉ nên mua loại thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua nên chọn miếng thịt tươi ngon, màng ngoài khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc bình thường, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều.
Cuối tháng 1/2011, Chi Cục Thú y TPHCM đã tiến hành khảo sát trên 6 quận, huyện với gần 500 mẫu thịt lợn đang bày bán tại các chợ, thịt ở một số lò vừa giết mổ xong. Kết quả có gần 30% mẫu nhiễm clenbuterol. Đáng chú ý, toàn bộ số thịt trên đã được tuồn ra thị trường và tiêu thụ hết.
Vụ biến thịt heo thành đà điểu: Hóa chất độc có thể là Sunfua Dioxit (SO2)
Thứ sáu, ngày 25 tháng 11 năm 2011 cập nhật lúc 12:56

Trao đổi với báo NNVN ngày 24/11, ông Khương Trần Phúc Nguyên - Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, nhận định ban đầu của Đoàn kiểm tra, loại hóa chất cơ sở ông Lê Văn Hiền (địa chỉ C5/11B5, Ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh) dùng để biến thịt heo thành thịt đà điểu có thể là Sunfua dioxit (SO2).“Loại hóa chất này có tác dụng làm thịt có màu tái nhợt biến thành màu đậm, đồng thời khử sạch mùi ôi thiu. Trước đây Trạm cũng đã xử lý một số trường hợp sử dụng hóa chất SO2 để biến thịt bò bị hư, nhão có màu sắc đỏ tươi và săn chắc hơn” – ông Nguyên nói.
Theo tìm hiểu của NNVN, SO2 là loại hóa chất khá phổ biến, được nhiều người kinh doanh thực phẩm lạm dụng để tẩy mùi thực phẩm ôi, thiu. Do giá thành hóa chất này khá rẻ, chỉ vài chục nghìn một kg (dạng bột trắng), nên giới gian thương bán thịt tươi sống thường rỉ tai nhau như một “bí kíp” kinh doanh. Họ thường ra chợ hóa chất Kim Biên (quận 5) mua về, đem hòa tan đậm đặc vào nước sau đó nhúng thịt ôi, thiu vào để “lột xác” hàng quá đát của mình. Bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nhận biết được, nếu ăn phải nhiều SO2 sẽ gây loét nội tạng như thành ruột, dạ dày, tá tràng, vào mắt thì mờ mắt.
Đặc biệt, Trạm Thú y Bình Chánh và UBND xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) còn phát hiện thêm cơ sở này đang cất giữ một lượng lớn thủy sản (cá) trong kho lạnh. Điều đáng nói, rất nhiều bao bì, nhãn mác thịt cá sấu được phát hiện tại đây, nên cơ quan chức năng nghi ngờ ông Hiền đã sử dụng một loại hóa chất độc hại khác để “hô biến” cá thường thành thịt cá sấu hòng kiếm lời bất chính. Tuy nhiên, Trạm Thú y Bình Chánh hiện đang gặp khó trong việc kiểm tra lô hàng thủy sản vì không có chức năng kiểm tra, xử lý mặt hàng thủy sản.
Liên quan đến chuyện “thịt giả”, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức TP.HCM cho biết, cũng từng phát hiện một lượng lớn thịt heo nhà được các gian thương “hô biến” thành thịt rừng. Đáng sợ là toàn bộ số thịt rừng này thực chất là thịt heo nái, được dùng đèn “khò” đốt lông, cạo sạch lớp cháy bên ngoài, sau đó dùng thêm chất SO2 để thịt sậm màu, dai, giòn hơn. Công đoạn cuối cùng là bắn lông ba chấu như lông heo rừng để đánh lừa người tiêu dùng, bán với giá cao gấp nhiều lần thịt thường.
Đức Cường
Việt Nam đã có thịt lợn nhiễm 'bột thịt nạc' 28/01/2011 10:41 Một khảo sát tại TP HCM cho thấy, trong gần 500 mẫu thịt lợn lấy tại các chợ và lò mổ, gần 30% mẫu nhiễm Clenbuterol, chất làm nạc thịt gây hại sức khỏe.
Người tiêu dùng lại hoang mang trước thông tin thịt lợn Trung Quốc có thể bị nhiễm chất Clenbuterol, một loại phụ gia khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường và giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.

Trao đổi với phóng viên chiều 26/1, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết chất Clubuterol đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước, đây là một loại hormone hướng nạc, thường được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi nhằm tạo cho thịt lợn có nhiều nạc hơn, miếng thịt lợn có màu hồng tươi ngon trong một thời gian dài. Thế nhưng, khi lợn ăn thức ăn có trộn Clenbuterol, chất này sẽ tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi và làm người ăn lòng lợn mắc bệnh. Nguy hiểm hơn,  Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thịt sẽ tăng cao trong dịp Tết, Bộ Y tế phối hợp với nhiều bộ, ngành kiểm soát rất chặt về những loại hormone này. Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định, hiện nay thị trường miền Bắc chưa phát hiện thịt lợn nhiễm Clenbuterol.

Người tiêu dùng khó phân biệt đâu là thịt lợn “lành”, đâu là thịt lợn “độc”. 
Ảnh: Đức Hiệp.
 

Còn ở phía Nam, bác sĩ Huỳnh Hữu Thọ, Trưởng trạm Chẩn đoán xét nghiệm - điều trị thuộc Chi cục Thú y TP HCM, cho biết: Một đợt khảo sát rộng tại 6 quận huyện trên địa bàn TP HCM do Chi cục Thú y thực hiện cho thấy, trong số gần 500 mẫu thịt lợn đang bày bán tại các chợ, thịt ở một số lò vừa giết mổ xong, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol. Đáng lo là khi có kết quả xét nghiệm này thì toàn bộ số thịt heo trên đã được tiêu thụ hết.

Cũng theo bác sĩ Thọ, thường chất Clenbuterol được người chăn nuôi sử dụng khoảng 21 ngày trước khi xuất chuồng. Đây là chất cực mạnh, có tác dụng nhanh, 1 kg Clenbuterol có thể trộn với 1 tấn thức ăn gia súc. Nếu như trước đây nuôi một con lợn 5 tháng mới được 1 tạ, nay với Clenbuterol, chỉ cần chưa đầy ba tháng là lợn đã đủ tạ. Clenbuterol có thể gây đột biến tế bào. Dư lượng Clenbuterol trong thịt gia súc có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng như biến chứng ung thư, ngộ độc cấp: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng.

Một đại diện cho ngành y tế khuyên người tiêu dùng không nên quá ham thịt siêu nạc mà có thể mua phải thịt nhiễm độc. Đặc biệt, khi nhìn thấy miếng thịt có sắc đỏ khác thường, lớp nạc dính xuống da, bắp vai, bắp đùi có lượng thịt phát triển khác thường, có nhiều cục nạc u lên thì không nên mua. Tốt nhất lúc này nên mua thịt trong các cửa hàng thực phẩm tín nhiệm hoặc thịt sạch bán trong các siêu thị. Cũng theo vị này, từ nay đến Tết Nguyên đán, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm bán trên thị trường, đặc biệt là thịt nghi có dư lượng độc.

Còn Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, thịt lợn tươi ngon có tiêu chuẩn: màng ngoài khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc bình thường, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều. Thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng thường tích nhiều nước, thịt có độ săn chắc kém. Nếu thịt ướp hàn the hoặc urê thì khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng hơn và không còn độ dẻo dính của thịt tươi
 
Là cơ quan quản lý về chất lượng thực phẩm dành cho ngành chăn nuôi, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NNPT-NT) cho biết, ông chưa hề được nghe thông tin về thịt Trung Quốc có thể bị nhiễm chất độc Clubuterol. Việt Nam chưa có thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc bởi ở thị trường này, giá còn cao hơn Việt Nam (chỉ trừ thịt gà). Tuy nhiên, đây là hormone hướng nạc đã có ở Việt nam từ nhiều năm trước, chủ yếu trong ngành chăn nuôi. Tuy xếp trong danh mục 18 loại chất cấm nghiêm ngặt, không được sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002 nhưng vì lợi nhuận, người chăn nuôi vẫn sử dụng khi trộn thức ăn cho gia súc.
Tri thức cộng sản
15-08-2011, 01:19 PM
Nói về Phở VN thì tôi nghĩ tất cả mọi người Việt ai cũng biết bởi nó là 1 sự kết hợp hòan hảo giữa nước súp(nước lèo) với thịt bò vừa chín tới nghe thôi đã thấy thèm, không chỉ ngon bổ, Phở VN còn lọt vào tóp 50 món ngon thế giới, Phở VN đứng hạng 28, nhân dịp này tôi xin có đôi lời về phở VN.
http://golikeus.files.wordpress.com/2011/04/pho-beef-noodles-2008.jpg
Phở VN nếu phân loại thì có rất nhiều loại vì không nhất định phải có thịt bò mới gọi là phở, bởi có nhiều loại thịt khác được thay thế nhưng vẫn dậy lên được hương vị đặc trưng của từng vị phở.
Phở chính thống được chia thành 3 loại như sau :
+ Phở Tái : Thịt bò trụng vừa chín tới vẫn giữ được màu sắc đỏ tươi hay tái nhạt của thịt là theo yêu cầu của thực khác.
+ Phở Nạm : có thịt bò đã được luộc chín.
+ Gầu gân : là phở chứa gân bò hay sụm bò, khi ăn có những miếng gân bò để nhai đúng là ngon gì bằng ...

Người phương tây họ hiểu được việc ăn những thức ăn tươi hoặc vừa chín tới thì tốt hơn vì có nhiều vitamin chưa hòan tan, những món ăn xào nấu khi chín rồi thì sẽ mất rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và người Việt Nam ta đúng là những người sành ăn và hiểu được những đặc điểm trên nên đã cho ra món phở đúng là món ngon đặc trưng cho VN.
Thế nhưng Phở không phải ai bán cũng bổ bởi vì tính cạnh tranh nhiều cửa hàng phở đã không màn đến sức khỏe người tiêu dùng, vì lợi nhuận họ đã làm nên những món phở bẩn có hại cho sức khỏe biết bao người, sau đây tôi xin phân tích những độc hại từ loại phở độc này...
Để nấu 1 món phở bình thường thì mùi bò không nhiều nên đôi khi người ăn thấy dở và chán ngán, biết đặc điểm đó nhiều người nấu phở bò và bún bò họ cho thêm chất phụ gia vào phở và thịt (http://khotien.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=1633) để làm dậy lên hương vị bò của món phở,
nếu ăn ít thì không ảnh hưởng nhiều vì vi lượng chất phụ gia không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể và sau vài ngày sẽ bị cơ thể đào thải ra ngòai, thế nhưng nếu ăn nhiều lần trong tuần thì bạn sẽ thấy có các dấu hiệu như sau : Người trở nên ngứa ngáy, với trẻ em thì nó nổi lên những mẩn đỏ, tôi có 1 đứa cháu vì nhà gần chợ nên chị tôi chọn phở cho cháu nó ăn, thế là chỉ sau 3 ngày cơ thể cháu tôi nổi nhiều ửng đỏ đi khám thì bác sĩ bảo là dị ứng, và cho uống thuốc thấy hết chị tôi lại cho cháu tôi ăn phở và cơ thể lại tiếp tục nổi lên dấu hiệu như đã nói trên, và do có coi nhiều thông tin tin trên nét tôi biết có nhiều phụ gia có thể biến thịt heo thành bò, và làm đậm đà hương vị bò và nhiều vị khác (http://khotien.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=1633)
Tôi đã cho chị tôi xem và kêu ngưng phở kết quả cháu tôi đã hết hẳn những ửng đỏ và ngứa ngáy, do đó tôi muốn viết bài này lên hy vọng có thể chia sẽ với mọi người nên tránh những món phở độc hại nhờ những phụ gia hóa chất.
Sau đây là quá trình quan sát của tôi để phân biệt phở ngon và phở độc như sau :

+ Phở ngon thì người ta xài đúng thịt bò chịu áp lực về giá cả của thịt bò thế giới nên giá thịt bò lên xuống thất thường, vì vậy đôi khi vào những quán phở lớn ta bắt gặp họ cân thịt để cho vào tô phở, nhiều người nghĩ đó là dở hơi hay keo kiệt thì tôi nghĩ làm vậy là để phục vụ cho khách hàng của họ những món phở ngon, bổ đúng chất lượng 1 tô phở Việt.
+ Phở độc dùng phụ gia làm tăng hương vị nồi súp(nước lèo), Thịt thì dùng thịt heo tẩm hóa chất (http://khotien.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=1633), nên họ không cần cân đo đếm gì, có khách kêu phở là bóc 1 nhúm thịt cho vào nồi trụng sơ và bỏ vào tô phở, vì có mùi bò nên ít người để ý nó là thịt bò hay thịt gì khác ! nhưng nếu bạn ăn món phở nạm hoặc bún bò bạn sẽ thấy có sự khác biệt với loại thịt bò giả này,
Thường thịt heo họ đem về ngâm đến 6h và hóa chất ngấm vào thịt khi luộc chín lên thì ta sẽ thấy cục thịt màu đen đen sẫm, cắt ra từng nhát thịt nhai thử bạn sẽ thấy nó có vị nhớt và bở bởi có thể hóa chất đã phân hủy thịt .

Đây là tất cả những gì tôi quan sát được muốn chia sẽ đên mọi người.....

Nguồn : http://khotien.vn/diendan/default.aspx?g=posts&m=2967#post2967
Vân Nam Vương
15-08-2011, 03:12 PM
khiếp. bây giờ chả nói gì trung quốc, ở việt nam đi ăn gì ở ngoài cũng sợ
em đi làm thêm rồi em biết, hjz. buồn. sợ.... thôi nấu ở nhà cho lành :D
020591
15-08-2011, 08:44 PM
khiếp. bây giờ chả nói gì trung quốc, ở việt nam đi ăn gì ở ngoài cũng sợ
em đi làm thêm rồi em biết, hjz. buồn. sợ.... thôi nấu ở nhà cho lành :D

Nấu ở nhà cũng phải ra ngoài mua đồ về nấu mà bác ! Mà bác biết rồi đó,thịt heo,thịt bò,cá,rau,...bây giờ nó tẩm ướp hầm bà lằng đủ thứ hóa chất các kiểu.Ăn ngoài hay ăn nhà thì cũng vậy à ! Chẳng qua ăn ngoài thì ung thư chết sớm hơn ăn nhà thôi :)).Ko bít vài chục năm nữa VN có trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ người bị mắc ung thư ko nữa
langduhp
15-08-2011, 09:18 PM
nhà em bán bánh đa thịt, nhưng chả bao giờ làm những cái chuyện đấy

thịt bò nhà em cũng nghỉ bán gần 1 tháng nay( nghe bu nói là thằng thịt bò ốm ko rao nữa) nhưng chẳng biết lý do là ntn :S....giờ chỉ bán thịt heo, cật lợn, cá, chả cá,với chả lá nối thôi....

ai ở hải phòng thì cho em mời qua nhà ăn 1 bữa ;))
yeutoquoc-yeudongbao
16-08-2011, 12:07 AM
nhà em bán bánh đa thịt, nhưng chả bao giờ làm những cái chuyện đấy

thịt bò nhà em cũng nghỉ bán gần 1 tháng nay( nghe bu nói là thằng thịt bò ốm ko rao nữa) nhưng chẳng biết lý do là ntn :S....giờ chỉ bán thịt heo, cật lợn, cá, chả cá,với chả lá nối thôi....

ai ở hải phòng thì cho em mời qua nhà ăn 1 bữa ;))
Nhà cậu có bánh đa cua k? :D.
t_knight
16-08-2011, 01:18 AM
các bác có nhớ ngày xưa bánh phở làm bằng hàng the cho sợi phở đc. dai ko
mà thg` các quán phở quen, các quán lớn có tiếng nhiều khách ăn chả bao h họ dại làm thế này, lỡ bị phát hiện thì dẹp tiệm luôn chứ chẳng đùa
mà mình thấy phở cũng ngon nhưng thấy chỉ đc. cái dễ ăn chứ mình thấy nc' ta có nhìu món có nc' lèo ngon và mùi vị cực đậm đà mà sao khách nc' ngoài và cả ng` VN đều thích phở hơn nhỉ, em thì chỉ thích "Bún bò Huế" ^^
dcd91
16-08-2011, 02:29 AM
thực sự thì phở ko có tội , tội lỗi là ở người bán hàng thiếu lương tâm , chạy theo lời lãi
heroviet
16-08-2011, 04:44 AM
tiện đây em mới nói,em không biết bên Nam Định ng ta làm phở gia truyền thế nào mà ngon thế chứ ở bên NB bọn em có mấy quán phở gia truyền Nam Định,ăn cũng khá là ngon,nhưng mà em thấy có 1 cách làm lạ mà em bắt gặp 1 lần hồi lớp 8,đợt đấy em thích ăn phở kinh khủng,quên cơm luôn,có lần đị học sớm trực nhật,chờ mãi hàng phở mới có nước,em đứng đó sốt ruột nên ngó xem:họ có 2 nồi nước,nồi to để ninh xương,trước khi tưới phở,ng ta múc vào nồi khác bé hơn bên cạnh,cứ 1 nồi bé ấy,em thấy họ lại múc 1 gào nước ở 1 cái nồi bé khác ở góc(không đặt trên bếp),nước ấy đen như kiểu nước kẹo đường ấy,nhưng mà loãng hơn.Đợt đó em cứ nghĩ là bí quyết làm nước ngon là ở đấy nên vẫn ăn ngon lành,giờ đi xa 3 năm rồi về chẳng biết thực hư thế nào nữa nhưng hàng phở kia don lâu oy.
ĐôngA
16-08-2011, 05:17 AM
Kinh doanh thất đức khi chết suống 9 tầng địa ngục cho quỉ hành hạ ....thì bao giờ mới đầu thai làm Người được.
Làm gì cũng phải có Tâm.Bác Hồ chả nói Tài đi với Đức là gì
Tri thức cộng sản
16-08-2011, 01:25 PM
Không chỉ dừng lại ở việc nấu phở mà ngay ra rau sống cũng có độc : http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/35547/tan-mat-xem-trong-rau-muong-sieu-toc.html
Hoa-&-Binh
16-08-2011, 09:38 PM
Cho em hỏi phở ở đâu là ngon nhất ạ chứ ở miền Tây phở cũng tạm được, nghe nói phở Hà Nội hết sẫy hả
Tri thức cộng sản
18-08-2011, 03:55 PM
Tùy khẩu vị của từng người thôi bạn !
Nếu bạn quen ăn phở miền nam mà nếm thử phở Bắc thì sẽ thấy có mùi tanh lạ lạ ... tôi thử ăn 2 quán phở bắc rồi !
thường nấu phở mỗi người có 1 bí quyết riêng nên khó mà nói đc phở miền bắc ngon hay phở miền nam ngon :)


Cho em hỏi phở ở đâu là ngon nhất ạ chứ ở miền Tây phở cũng tạm được, nghe nói phở Hà Nội hết sẫy hả

Đăng KíHelp 
Ghi nhớ?
Diễn đàn Hỏi/ĐápLịchThao tác Chức năng Forum RulesTủ SáchUpload ảnhCó gì mới?Thư viện ảnh Ủng hộ

Suy ngẫm: Chúng ta vẫn còn nợ ông cha một Hoàng Sa chưa đòi lại được, chỉ còn một Trường Sa thì chúng ta phải quyết giữ gìn để không hổ thẹn với con cháu mai sau! (Thành viên HS.O le_gorille_vn19)
Diễn đànDiễn đàn tuổi trẻTuổi trẻ : Giáo dục & Cuộc sống[Thảo luận] Phở VN ngon bổ nhung cũng có nhiều phở độc ... Tấm lòng HSO - Đồng hành cùng Mùa đông ấm Quế Phong!
Chung tay tổ chức gặp mặt các thương binh - gia đình liệt sỹ đã tham gia hải chiến Trường Sa 14.3.1988
Phía sau những người đã ngã xuống vì Trường Sa
[Vòng tròn bất tử - Tri ân chiến sỹ] Thanh Hóa - địa linh nhân kiệt
[Vòng tròn bất tử - Tri ân chiến sỹ] Thành phố hoa phượng đỏ thắm nghĩa tình
Gặp người chiến sỹ Trường Sa đất võ cổ truyền Tây Sơn - Bình Định
[Vòng tròn bất tử - Tri ân chiến sỹ] Tới Quảng Trị tìm lại ký ức 20 năm bị lãng quên
Câu chuyện về một người lính CQ-88, vượt khó để tiếp tục sống
Đăng ký áo đồng phục HSO năm 2011
[Thông báo] Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu áo đồng phục HSO năm 2011
Chiến dịch truyền thông Biển Đông ra thế giới
[Thông báo]Giải thưởng cho các bài viết hay về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Quỹ NCBĐ
[Thông báo]Thông tin tiếp thị đặt quảng cáo tại website hoangsa.org (HSO)
Liên hệ quảng cáo: info@hoangsa.org




Liên hệ quảng cáo: info@hoangsa.org
 
1.   Nếu đây là lần đầu bạn tham gia diễn đàn, hãy Đăng kí bằng cách nhấn vào link trên.


*** Để giảm tải cho máy chủ các bạn thành viên vui lòng đăng nhập để xem được bảng thống kê các bài viết mới nhất. ***


Chủ trương hoạt động của TTDL Hoàng Sa là tuyên truyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam thông qua các hoạt động thiết thực ngoài thực tế, sưu tầm, lữu trữ tài liệu và thảo luận trên diễn đàn Hoàng Sa. Ngoài ra, chúng tôi cũng hi vọng thông qua việc tuyên truyền chủ quyền biển đảo này sẽ đoàn kết được người Việt Nam trong và ngoài nước để cùng nhau chung tay xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu, giữ vững chủ quyền biển đảo.
Mời bạn xem kỹ các qui định dưới đây trước khi đăng ký tham gia làm thành viên của diễn đàn.
1.Chủ trương, nội quy & những thông tin cần biết (cập nhật 11/06/2010)
2.Thông báo về việc sử dụng ngôn từ.
3.Qui định bổ sung về qui cách đăng bài viết trên HSO
4.Thông báo về việc cấm thảo luận các chủ đề liên quan đến tôn giáo
Các thành viên khi tham gia mà vi phạm các qui định trên sẽ bị xử phạt theo từng mức độ và nặng nhất là khóa nick vĩnh viễn.
Tìm kiếm chi tiết + Trả lời Chủ đề
Trang 1 trong 2 1 2 Cuối cùng
Kết quả từ 1 tới 10 trên 12
Chủ đề: Phở VN ngon bổ nhung cũng có nhiều phở độc ... ·         Công Cụ ·         Display 1.   15-08-2011 01:19 PM #1
Tri thức cộng sản
Thành viên quen thuộc
Ngày gia nhập
Jun 2010
Bài gửi
409
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
Phở VN ngon bổ nhung cũng có nhiều phở độc ... Nói về Phở VN thì tôi nghĩ tất cả mọi người Việt ai cũng biết bởi nó là 1 sự kết hợp hòan hảo giữa nước súp(nước lèo) với thịt bò vừa chín tới nghe thôi đã thấy thèm, không chỉ ngon bổ, Phở VN còn lọt vào tóp 50 món ngon thế giới, Phở VN đứng hạng 28, nhân dịp này tôi xin có đôi lời về phở VN.

Phở VN nếu phân loại thì có rất nhiều loại vì không nhất định phải có thịt bò mới gọi là phở, bởi có nhiều loại thịt khác được thay thế nhưng vẫn dậy lên được hương vị đặc trưng của từng vị phở.
Phở chính thống được chia thành 3 loại như sau :
+ Phở Tái : Thịt bò trụng vừa chín tới vẫn giữ được màu sắc đỏ tươi hay tái nhạt của thịt là theo yêu cầu của thực khác.
+ Phở Nạm : có thịt bò đã được luộc chín.
+ Gầu gân : là phở chứa gân bò hay sụm bò, khi ăn có những miếng gân bò để nhai đúng là ngon gì bằng ...

Người phương tây họ hiểu được việc ăn những thức ăn tươi hoặc vừa chín tới thì tốt hơn vì có nhiều vitamin chưa hòan tan, những món ăn xào nấu khi chín rồi thì sẽ mất rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và người Việt Nam ta đúng là những người sành ăn và hiểu được những đặc điểm trên nên đã cho ra món phở đúng là món ngon đặc trưng cho VN.
Thế nhưng Phở không phải ai bán cũng bổ bởi vì tính cạnh tranh nhiều cửa hàng phở đã không màn đến sức khỏe người tiêu dùng, vì lợi nhuận họ đã làm nên những món phở bẩn có hại cho sức khỏe biết bao người, sau đây tôi xin phân tích những độc hại từ loại phở độc này...
Để nấu 1 món phở bình thường thì mùi bò không nhiều nên đôi khi người ăn thấy dở và chán ngán, biết đặc điểm đó nhiều người nấu phở bò và bún bò họ cho thêm chất phụ gia vào phở và thịt để làm dậy lên hương vị bò của món phở,
nếu ăn ít thì không ảnh hưởng nhiều vì vi lượng chất phụ gia không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể và sau vài ngày sẽ bị cơ thể đào thải ra ngòai, thế nhưng nếu ăn nhiều lần trong tuần thì bạn sẽ thấy có các dấu hiệu như sau : Người trở nên ngứa ngáy, với trẻ em thì nó nổi lên những mẩn đỏ, tôi có 1 đứa cháu vì nhà gần chợ nên chị tôi chọn phở cho cháu nó ăn, thế là chỉ sau 3 ngày cơ thể cháu tôi nổi nhiều ửng đỏ đi khám thì bác sĩ bảo là dị ứng, và cho uống thuốc thấy hết chị tôi lại cho cháu tôi ăn phở và cơ thể lại tiếp tục nổi lên dấu hiệu như đã nói trên, và do có coi nhiều thông tin tin trên nét tôi biết có nhiều phụ gia có thể biến thịt heo thành bò, và làm đậm đà hương vị bò và nhiều vị khác
Tôi đã cho chị tôi xem và kêu ngưng phở kết quả cháu tôi đã hết hẳn những ửng đỏ và ngứa ngáy, do đó tôi muốn viết bài này lên hy vọng có thể chia sẽ với mọi người nên tránh những món phở độc hại nhờ những phụ gia hóa chất.
Sau đây là quá trình quan sát của tôi để phân biệt phở ngon và phở độc như sau :

+ Phở ngon thì người ta xài đúng thịt bò chịu áp lực về giá cả của thịt bò thế giới nên giá thịt bò lên xuống thất thường, vì vậy đôi khi vào những quán phở lớn ta bắt gặp họ cân thịt để cho vào tô phở, nhiều người nghĩ đó là dở hơi hay keo kiệt thì tôi nghĩ làm vậy là để phục vụ cho khách hàng của họ những món phở ngon, bổ đúng chất lượng 1 tô phở Việt.
+ Phở độc dùng phụ gia làm tăng hương vị nồi súp(nước lèo), Thịt thì dùng thịt heo tẩm hóa chất, nên họ không cần cân đo đếm gì, có khách kêu phở là bóc 1 nhúm thịt cho vào nồi trụng sơ và bỏ vào tô phở, vì có mùi bò nên ít người để ý nó là thịt bò hay thịt gì khác ! nhưng nếu bạn ăn món phở nạm hoặc bún bò bạn sẽ thấy có sự khác biệt với loại thịt bò giả này,
Thường thịt heo họ đem về ngâm đến 6h và hóa chất ngấm vào thịt khi luộc chín lên thì ta sẽ thấy cục thịt màu đen đen sẫm, cắt ra từng nhát thịt nhai thử bạn sẽ thấy nó có vị nhớt và bở bởi có thể hóa chất đã phân hủy thịt .

Đây là tất cả những gì tôi quan sát được muốn chia sẽ đên mọi người.....

Nguồn : http://khotien.vn/diendan/default.as...=2967#post2967
Nơi ta đến trời long đất lở, mỗi bước chân ta đi là đất bằng dậy sóng... http://trithucs.blogspot.com
Trả lời kèm theo trích dẫn
2.   Post Thanks / Like
kybinhdungcam, ¶«µ†3ßøÿ, xCinderellax, ĐôngA, yeutoquoc-yeudongbao and 1 others đã cám ơn bài viết
WildSeven đã thích bài viết này
3.   15-08-2011 03:12 PM #2

Vân Nam Vương
Thành viên tích cực
Ngày gia nhập
Aug 2009
Nơi cư ngụ
Tam Giác Vàng
Bài gửi
1.740
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
10
Uploads
0
khiếp. bây giờ chả nói gì trung quốc, ở việt nam đi ăn gì ở ngoài cũng sợ
em đi làm thêm rồi em biết, hjz. buồn. sợ.... thôi nấu ở nhà cho lành
Bỏ bạc gác tình quên quá khứ
Mài mực theo thầy kiếm công danh
............................... Mặc kệ sự đời ...................
Trả lời kèm theo trích dẫn
4.   Post Thanks / Like
xCinderellax đã cám ơn bài viết
Tri thức cộng sản đã thích bài viết này
5.   15-08-2011 08:44 PM #3
020591
Thành viên
Ngày gia nhập
May 2010
Bài gửi
184
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
Nguyên văn bởi Vân Nam Vương
khiếp. bây giờ chả nói gì trung quốc, ở việt nam đi ăn gì ở ngoài cũng sợ
em đi làm thêm rồi em biết, hjz. buồn. sợ.... thôi nấu ở nhà cho lành
Nấu ở nhà cũng phải ra ngoài mua đồ về nấu mà bác ! Mà bác biết rồi đó,thịt heo,thịt bò,cá,rau,...bây giờ nó tẩm ướp hầm bà lằng đủ thứ hóa chất các kiểu.Ăn ngoài hay ăn nhà thì cũng vậy à ! Chẳng qua ăn ngoài thì ung thư chết sớm hơn ăn nhà thôi .Ko bít vài chục năm nữa VN có trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ người bị mắc ung thư ko nữa
Trả lời kèm theo trích dẫn
6.   Post Thanks / Like
probalt123stars, Tri thức cộng sản đã thích bài viết này
7.   15-08-2011 09:18 PM #4

langduhp
Thành viên
Ngày gia nhập
Nov 2010
Nơi cư ngụ
Hải Phòng
Bài gửi
103
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
nhà em bán bánh đa thịt, nhưng chả bao giờ làm những cái chuyện đấy

thịt bò nhà em cũng nghỉ bán gần 1 tháng nay( nghe bu nói là thằng thịt bò ốm ko rao nữa) nhưng chẳng biết lý do là ntn :S....giờ chỉ bán thịt heo, cật lợn, cá, chả cá,với chả lá nối thôi....

ai ở hải phòng thì cho em mời qua nhà ăn 1 bữa
Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu ta dành cho người khác dù chỉ một chút thông cảm mà ta vẫn thường dành cho ta.
Trả lời kèm theo trích dẫn
8.   Post Thanks / Like
xCinderellax, ĐôngA, huanvbit, Vân Nam Vương đã cám ơn bài viết
laugh_away_hn, Tri thức cộng sản, xCinderellax, huanvbit, Vân Nam Vương and 1 others đã thích bài viết này
9.   16-08-2011 12:07 AM #5

yeutoquoc-yeudongbao
bựa bài bản
Ngày gia nhập
Dec 2009
Nơi cư ngụ
Nhãn lồng sen thắm !
Bài gửi
1.062
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
10
Uploads
0
Nguyên văn bởi langduhp
nhà em bán bánh đa thịt, nhưng chả bao giờ làm những cái chuyện đấy

thịt bò nhà em cũng nghỉ bán gần 1 tháng nay( nghe bu nói là thằng thịt bò ốm ko rao nữa) nhưng chẳng biết lý do là ntn :S....giờ chỉ bán thịt heo, cật lợn, cá, chả cá,với chả lá nối thôi....

ai ở hải phòng thì cho em mời qua nhà ăn 1 bữa
Nhà cậu có bánh đa cua k? .

http://hoangsavn.ourtoolbar.com/
Trả lời kèm theo trích dẫn
10.                     16-08-2011 01:18 AM #6

t_knight
Thành viên tích cực
Ngày gia nhập
Sep 2010
Bài gửi
954
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
các bác có nhớ ngày xưa bánh phở làm bằng hàng the cho sợi phở đc. dai ko
mà thg` các quán phở quen, các quán lớn có tiếng nhiều khách ăn chả bao h họ dại làm thế này, lỡ bị phát hiện thì dẹp tiệm luôn chứ chẳng đùa
mà mình thấy phở cũng ngon nhưng thấy chỉ đc. cái dễ ăn chứ mình thấy nc' ta có nhìu món có nc' lèo ngon và mùi vị cực đậm đà mà sao khách nc' ngoài và cả ng` VN đều thích phở hơn nhỉ, em thì chỉ thích "Bún bò Huế" ^^
hãy xem để ghi nhớ
http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1nl8
Trả lời kèm theo trích dẫn
11.                     Post Thanks / Like
xCinderellax đã cám ơn bài viết
Tri thức cộng sản đã thích bài viết này
12.                     16-08-2011 02:29 AM #7
dcd91
Thành viên
Ngày gia nhập
Apr 2011
Bài gửi
107
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
thực sự thì phở ko có tội , tội lỗi là ở người bán hàng thiếu lương tâm , chạy theo lời lãi
Việt Nam ta ơi ! Hãy vững cao cờ đỏ thắm tươi
các thành viên đang trong tập xác định bị ăn gạch ( update liên tục):Manjimaru,trunghoadailuc,HaySuyNghiChoKi,Dê Con ^^!,Nguyendinh's,thuonglamvn ,vinataba_vietnamtanbao,Na_FreeDoom1990,Thời kỳ cách mạng,MyDream,Hoa & Binh, nguyenthinoilao,Dinhanhvan,nguoiduathu,nguyentl,khách qua đường,bluestar13,tacke123,phanlongmk92,PTTL,sacti84,satsat,langthang , NTChi...
Trả lời kèm theo trích dẫn
13.                     Post Thanks / Like
xCinderellax đã cám ơn bài viết
Tri thức cộng sản đã thích bài viết này
14.                     16-08-2011 04:44 AM #8
heroviet
Thành viên quen thuộc
Ngày gia nhập
Jun 2009
Bài gửi
201
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
tiện đây em mới nói,em không biết bên Nam Định ng ta làm phở gia truyền thế nào mà ngon thế chứ ở bên NB bọn em có mấy quán phở gia truyền Nam Định,ăn cũng khá là ngon,nhưng mà em thấy có 1 cách làm lạ mà em bắt gặp 1 lần hồi lớp 8,đợt đấy em thích ăn phở kinh khủng,quên cơm luôn,có lần đị học sớm trực nhật,chờ mãi hàng phở mới có nước,em đứng đó sốt ruột nên ngó xem:họ có 2 nồi nước,nồi to để ninh xương,trước khi tưới phở,ng ta múc vào nồi khác bé hơn bên cạnh,cứ 1 nồi bé ấy,em thấy họ lại múc 1 gào nước ở 1 cái nồi bé khác ở góc(không đặt trên bếp),nước ấy đen như kiểu nước kẹo đường ấy,nhưng mà loãng hơn.Đợt đó em cứ nghĩ là bí quyết làm nước ngon là ở đấy nên vẫn ăn ngon lành,giờ đi xa 3 năm rồi về chẳng biết thực hư thế nào nữa nhưng hàng phở kia don lâu oy.
tôi chỉ có ước mong nhỏ nhoi mà có phần độc ác
là được cầm trên tay khẩu súng
bắn chết hàng triệu bọn cướp nước Hán tộc
bất kể có ai ngăn cản..........

ĐẢ ĐẢO HÁN TỘC
Trả lời kèm theo trích dẫn
15.                     Post Thanks / Like
xCinderellax đã cám ơn bài viết
Tri thức cộng sản đã thích bài viết này
16.                     16-08-2011 05:17 AM #9
ĐôngA
Thành viên quen thuộc
Ngày gia nhập
Sep 2010
Nơi cư ngụ
Tha Phương Cầu Thực
Bài gửi
431
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
1
Uploads
0
Kinh doanh thất đức khi chết suống 9 tầng địa ngục cho quỉ hành hạ ....thì bao giờ mới đầu thai làm Người được.
Làm gì cũng phải có Tâm.Bác Hồ chả nói Tài đi với Đức là gì
Trả lời kèm theo trích dẫn
17.                     Post Thanks / Like
dcd91, Tri thức cộng sản đã thích bài viết này
18.                     16-08-2011 01:25 PM #10
Tri thức cộng sản
Thành viên quen thuộc
Ngày gia nhập
Jun 2010
Bài gửi
409
Post Thanks / Like
Tủ sách biển Đông
0
Uploads
0
Không chỉ dừng lại ở việc nấu phở mà ngay ra rau sống cũng có độc : http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/3554...-sieu-toc.html
Nơi ta đến trời long đất lở, mỗi bước chân ta đi là đất bằng dậy sóng... http://trithucs.blogspot.com
Trả lời kèm theo trích dẫn
+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 trong 2 1 2 Cuối cùng
« Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp »
Chủ đề tương tự 1.       [BBC] Việt Nam và quả đấm thép bọc nhung By tinhbanghuu in forum [Lưu trữ]Các chủ đề năm 2010
Trả lời: 64
Bài mới gửi: 02-08-2010, 08:00 AM
2.       NHUNG ANH HUNG NGA XUONG VI MANH DAT CUA TO QUOC By svyn in forum Thương lắm Hoàng Sa - Trường Sa!
Trả lời: 0
Bài mới gửi: 10-12-2007, 09:05 PM
Bookmarks Google Chia sẻ lên Facebook Quyền hạn Gửi bài Bạn không thể gửi chủ đềBạn không thể gửi trả lờiBạn không thể gửi đính kèmBạn không thể sửa bài của mình Mã BB đang MởBiểu tượng vui đang Mở[IMG] đang MởMã HTML đang Tắt Forum Rules

 

 
 
 




 
 
Liên hệ với chúng tôiTrung tâm Dữ liệu Hoàng SaLưu TrữTrở lên trên Tất cả thời gian được tính theo GMT +7. Bây giờ là 06:56 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.1.5
Copyright ©2000 - 2011, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright Hoangsa.org 2011
Tự độngTELEXVNIVIQRVIQR*Tắt
[Ẩn AVIM - F12]Chính tảKiểu cũ
Cà phê - một chất độc hấp dẫn Hiện nay, khi chế biến cà phê, người ta thường cho vào những chất phụ gia có hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, họ có thể rang chất độn hơi khét để trộn vào cà phê; mà chất tạo ra khi cháy có thể gây ung thư. Cà phê được phát hiện tình cờ bởi một chàng mục tử. Anh ta nhận ra đàn cừu của mình luôn trở nên hưng phấn, kích động hẳn… sau khi ăn một loại hạt hoang dã mà ngày nay ta gọi là cà phê. Lúc đầu, đồ uống này thường được dùng trong các lễ hội, nhất là các lễ hội tôn giáo nhằm giúp các thầy tu có thể ngồi hành lễ thật lâu mà không buồn ngủ. Từ chỗ mọc hoang dã, cây cà phê đã được đem trồng khắp nơi trên thế giới. So với trước đây, cách chế biến cà phê ngày nay đã đổi khác.

Có bao nhiêu loại cà phê?
Nếu bạn có dịp đến một điểm bán cà phê đã chế biến thành dạng hạt, bạn sẽ thấy có rất nhiều loại như cà phê Chồn, Culi, Sẻ, Robusta, Arabica, Eakmak, Braxin... Thật ra, cây cà phê chỉ cho ra hai loại chính là Robusta và Arabica. Hàm lượng caffeine và mùi thơm của mỗi loại cũng khác nhau; Arabica thơm hơn nhưng hàm lượng caffeine chỉ bằng phân nửa loại kia.
Vào mùa thu hoạch cà phê, những con chồn thường đến tìm ăn hạt cà phê chín, tròn, thơm ngon. Nhưng chúng không thể tiêu hóa được nên “đi ngoài” ra nguyên hạt cà phê. Những hạt này vốn đã thơm ngon nay lại được tẩm thêm men tiêu hóa nên càng có hương vị tuyệt diệu, chỉ để dành tặng và đãi khánh quý (giống như các trái cây khác, quả nào được chim, chuột chọn ăn đều là quả ngon). Ngày nay, những tay săn chồn đã làm mất hẳn nguồn đặc sản này. Cà phê chồn chỉ còn là những hạt cà phê tốt tuyển lựa trong số thu hoạch được.
Điều đặc biệt là nếu để riêng chế biến thì hai loại Robusta và Arabica uống rất dở. Người ta phải pha chúng với nhau theo một tỷ lệ nào đó rồi đặt những cái tên mỹ miều như trên. Giá hạt Arabica chưa chế biến cao hơn Robusta. Nếu muốn thơm thì cho Arabica nhiều hơn, muốn đậm đà thì cho nhiều Robusta.
Chất phụ gia và chất độn trong ly cà phê
Để có hạt cà phê thơm ngon, người ta phải rang cà phê ở 180-240 độ C cho nước bốc hơi và hạt hấp thu được các chất tẩm ướp như rượu, bơ. Một số nơi tẩm lớp đường bên ngoài (10% trọng lượng là đường), khi uống khỏi cần thêm đường, có người gọi là cà phê chè. Một số nơi tẩm thêm nước mắm để tạo vị mặn đậm đà (gu ở các tỉnh miền Trung Việt Nam) hoặc vị chua (như các loại cà phê của châu Âu) hay nước cau (theo gu Đài Loan). Hiện nay, nhiều người nghi ngờ rằng cà phê còn được tẩm chất gây nghiện để thu hút khách hàng. Cà phê rang nếu không tẩm gì thì khi pha uống không có mùi vị thơm ngon, khó mà dùng được.

Chất độn có thể là các loại hạt khác, được rang cùng một kiểu để pha lẫn với cà phê, nhằm tạo ra những hương vị khác nhau, nhưng chủ yếu là để tăng lợi nhuận. Người ta có thể độn đến 7 phần, chỉ có 3 phần là cà phê. Tỷ lệ phổ biến hiện nay là 6-7 phần cà phê và 3-4 phần chất độn. Chất độn phổ biến nhất là bắp (rẻ hơn rất nhiều so với cà phê); tại các điểm bán cà phê hạt cũng luôn có sẵn để bạn mua trộn vào.
Có một thứ phụ gia nữa mà người trong nghề gọi là “mẻ”. Đó là những mảnh vụn vỏ hạt cà phê, hầu như không có caffeine. Để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê “gắt cổ”, người ta chọn chất độn là đậu đỏ.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi. Nếu đến chợ hóa chất Kim Biên TP HCM, bạn sẽ thấy đủ loại tinh cà phê của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ... Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét. Nhờ chúng, dù có cho vào nhiều chất độn thì ly cà phê vẫn thơm. Việc tẩm tinh dầu là một nghệ thuật, vì nếu không khéo sẽ làm cho cà phê có vị đắng và mau hư.
Một loại phụ gia khác là hóa chất tạo bọt. Nếu có chất này, chỉ cần khuấy vài lần là bọt cà phê nổi đầy, rất hấp dẫn. Đôi khi bạn cũng được uống những ly cà phê tẩm nước mắm nhĩ đặc biệt, chủ quán chỉ chấm một đầu nhang vào ly trước khi mang ra.
Cà phê có thể là chất độc
Trong ly cà phê không chỉ có caffeine mà còn chứa hàng loạt chất không mong muốn khác như chất độn, hóa chất độc hại. Để giảm lượng cà phê pha cho một ly, người ta phải rang chất độn hơi “khét” một chút, hoặc dùng phẩm màu để tạo màu đen sẫm; mà các hợp chất sinh ra do cháy khét hay phẩm màu chính là những tác nhân gây ung thư.

Chất caffeine có tác dụng kích thích thần kinh làm cho bạn tỉnh táo, sáng suốt, sảng khoái và hưng phấn... Chất này cũng được dùng điều trị cho những bệnh nhân suy nhược, chậm nhịp tim, tinh thần không minh mẫn. Nhưng nếu dùng quá nhiều và lâu dài, caffeine sẽ gây nhiều tác dụng phụ như hồi hộp, đổ mồ hôi, co rút, mất ngủ... Nguy cơ ung thư bàng quang trên người nghiện cà phê cũng đã được chứng minh (người dùng 4 tách nhỏ cà phê một ngày sẽ có nguy cơ cao hơn 2,6 lần so với người không dùng).
Cà phê còn làm tăng tích trữ cholesterol, tức tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Người uống cà phê nhiều sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần người không uống. Liều gây chết người của caffeine là dùng 10 g nguyên chất/ngày. Chỉ cần dùng 1 g/ngày là đã có thể xuất hiện triệu chứng độc (một ly nhỏ robusta có 200-300 mg caffeine, arabica là 100-150 mg).
Ngoài ra, trong cà phê còn có một số chất khác gây hại cho sức khỏe như: chlorogenic, neochlorogenic, trigonellin, mercaptan, pyragallol, pyridin...

Các nhà y học khuyên bệnh nhân tim mạch, gút, gan, phụ nữ có thai... không dùng cà phê. Còn bạn, hãy tự nhận biết rằng mình có chịu nổi những tác dụng có hại của nó hay không? Nếu cần uống để thức khuya làm việc thì nên dùng ít thôi và dùng trong khoảng thời gian ngắn.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Cuối tuần rồi, hẹn gặp bạn tại Lãng Café nhé!
Menu mới: phong cách sáng tạo thức uống độc đáo khác biệt
chỉ có tại Lãng Café 573/12 Sư Vạn Hạnh Phường 13, Quận 10

[/link]
[link=http://www.vuontinhnhan.net/forum/showthread.php?66970-L%C3%A3ng-Caf%C3%A9-N%C6%A1i-b%E1%BA%A1n-l%C3%A0-ch%C3%ADnh-m%C3%ACnh%21]

Menu mới, phong cách sáng tạo thức uống
ĐỘC ĐÁO

573/12 Sư Vạn Hạnh
Phường 13, Quận 10

(08) 3868 0999

 
1.   If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
+ Trả lời chủ đề
Kết quả từ 1 tới 5 trên tổng số 5
Chủ đề: Kate Kim Cà phê Sách 548 Bà Hạt quận 10 HCM ·         Ðiều chỉnh chủ đề 1.   06-03-2011, 04:30 PM #1
if_you_like

Hạt giống đỏ
Tham gia
06-03-2011
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Tuổi
22
Bài gởi
1
Kate Kim Cà phê Sách 548 Bà Hạt quận 10 HCM Chào các Mem VTN...mình xin giới thiệu đến các bạn 1 địa chỉ cafe mới ở HCM nè...

Tại đây bạn có thể vừa thưởng thức đồ uống mà mình yêu thích lại vừa được nghiền ngẫm rất nhiều truyện và sách hay nữa. Ngoài ra còn có cả phòng chiếu phim cho các bạn tha hồ coi với giá nước không thay đổi. Không gian quán theo mình thấy (qua hình) là đẹp và sạch sẽ. Quán mới khai trương nên đang có giảm giá 20% đến hết tháng 3. Hôm bữa nhỏ bạn ghé chơi có chụp hình mình up lên cho các bạn coi qua nha...




















Trả lời kèm theo trích dẫn
2.   20-05-2011, 10:16 PM #2
van phung

Hạt giống đỏ
Tham gia
20-05-2011
Nơi ở
q4
Tuổi
24
Bài gởi
1
Re: Kate Kim Cà phê Sách 548 Bà Hạt quận 10 HCM cafe katekim chỉ có bề ngoài thôi các bạn oi.. quán thì đẹp thật nhưng thức uống thì dở ẹc, sinh tố thì lỏng lét, cafe thì đắng nget, nuoc ep thì càng tệ hơn nữa ko có mùi vị j hết. mình có người bạn làm trong đó được vài ngày thì nghỉ rồi vì thấy trong quầy pha chế mất vệ sinh lắm, lần cuối cùng mình đến uống món sinh tố bơ về mình bị dau bụng wa trời nên bạn mình mới nghì làm luôn. các bạn đến đó uống coi chừng có ngày bị ngộ độc thực phẩm đó.
Trả lời kèm theo trích dẫn
3.   23-08-2011, 09:23 AM #3
mainp

Mầm xanh
Tham gia
11-08-2011
Bài gởi
66
Re: Kate Kim Cà phê Sách 548 Bà Hạt quận 10 HCM Thấy quán xinh xinh lại có cả sách đọc nữa, tính đi thử xem sao mà nghe bạn gì ở trên nhận xét là thấy chùn chân rồi , hix .
Trả lời kèm theo trích dẫn
4.   03-09-2011, 08:45 AM #4
luvly

Hạt giống đỏ
Tham gia
17-07-2006
Bài gởi
33
Re: Kate Kim Cà phê Sách 548 Bà Hạt quận 10 HCM Nguyên văn của van phung:


cafe katekim chỉ có bề ngoài thôi các bạn oi.. quán thì đẹp thật nhưng thức uống thì dở ẹc, sinh tố thì lỏng lét, cafe thì đắng nget, nuoc ep thì càng tệ hơn nữa ko có mùi vị j hết. mình có người bạn làm trong đó được vài ngày thì nghỉ rồi vì thấy trong quầy pha chế mất vệ sinh lắm, lần cuối cùng mình đến uống món sinh tố bơ về mình bị dau bụng wa trời nên bạn mình mới nghì làm luôn. các bạn đến đó uống coi chừng có ngày bị ngộ độc thực phẩm đó.
Bạn nì chơi xấu wá..Không tốt không tốt...Kinh doanh đã rất khó khăn, ko nên vì chút ganh mà làm như vậy...haiz
Trả lời kèm theo trích dẫn
5.   04-09-2011, 10:10 AM #5
motminh_benem80

Chồi biếc
Tham gia
12-04-2009
Nơi ở
TP.HCM
Tuổi
31
Bài gởi
114
Re: Kate Kim Cà phê Sách 548 Bà Hạt quận 10 HCM
Muốn đi uồng thử thì mình cứ đi, muốn làm gì thì mình cứ làm. Sao lại phải nghe ý kiến của ...... Chỉ 1 người........ Mở 1 cái quán với qui mô như thế chẳng lẻ người ta không đủ tư duy để thu hút khách sao ? Còn chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm..... thì......ở chính ngôi nhà của mình, chính bản thân mình..... còn chưa thực hiện được một cách tốt nhất..... thì khoan vội mang tiêu chí của mình áp đặc lên việc kinh doanh của người khác. Nếu là một người biết thông cảm, chia sẻ thì không nên vì cái tôi của mình mà thiệm cận..... đến như thế. Mình thiết nghĩ cái comment này sớm bị xóa đi, để người ta còn có cơ hội để sửa say, nếu đó đúng là sự thật.
Trả lời kèm theo trích dẫn
+ Trả lời chủ đề
Liên kết nhanh Ăn uống gì? Ở đâu? Trở lên trên
« Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
Thông tin chủ đề Hiện có 1 người đang xem chủ đề này (0 thành viên và 1 khách).
Quy định về việc gửi bài Bạn không thể gửi chủ đề mớiBạn không thể gửi bài trả lờiBạn không thể gửi file đính kèmBạn không thể sửa bài viết của bạn BB code is MởBiểu tượng Mở[IMG] MởHTML Tắt NỘI QUY VƯỜN TÌNH NHÂN

Một phong cách sáng tạo thức uống độc đáo khác biệt chỉ có tại Lãng Café Saigon.
573/12 Sư Vạn Hạnh, P13, Quận 10. Tel.: (08) 3868 0999. [www.langcoffee.com]
 
Khi rượu là... thuốc độc!
 
 

Quá nhiều “rượu Gò Đen” tại Gò Đen, Long An
Gần đây, hàng loạt các vụ ngộ độc, chết vì rượu xảy ra khiến dư luận không thể không để ý đến một lĩnh vực mà lâu nay ít được đề cập. Vì không được phép quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào nên những thông tin về rượu đối với người sử dụng gần như không có. Người uống trước đó chỉ biết chất lượng rượu thông qua người bán lẻ, người bán lẻ thì dựa vào người bỏ mối... Chỉ đến khi sự cố xảy ra, mọi người mới "té ngửa" ra rằng: không ai chịu trách nhiệm về chất lượng của các loại rượu đang được bày bán công khai!
Hỗn loạn thị trường
"Có rất ít thương hiệu rượu hiện đang bày bán trên thị trường có kiểm định về chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Hầu hết các loại rượu vẫn được người dân sử dụng là do các cơ sở nhỏ, lẻ. Có cơ sở mặt bằng sản xuất chỉ 9m2, giá bán 1 lít rượu 7.000 đồng, luôn cả chai nhựa. Làm sao rượu gạo hay rượu nếp có giá thành như thế? Chỉ có một cách sản xuất những chai rượu giá bèo: cồn pha nước cộng với mùi! Muốn mùi gì ở chợ Kim Biên cũng có, kể cả mùi nếp, mùi men..." - một chuyên gia về rượu đã khẳng định với chúng tôi như thế.
Đi dạo một vòng qua những cửa hàng tạp hóa nhỏ, lẻ, những quán nhậu bình dân ở TP.HCM... chúng tôi không thể tìm ra một sự bảo chứng về các loại rượu đang được bày bán công khai cho khách nhậu. Rượu nào khi được hỏi tới cũng được khẳng định là "rượu đế nếp nguyên chất", nhưng đến khi hỏi kỹ về nơi sản xuất thì người bán lại tỏ ra rất mù mờ...
Trở lại nơi từng cho ra đặc sản đế Gò Đen nổi tiếng, giờ đây chúng tôi cũng có cảm giác như rơi vào một mê cung của những thứ rượu trắng đáng ngờ. Trên một đoạn Quốc lộ 1A chưa đầy 200m xuyên địa danh Gò Đen của huyện Bến Lức, tỉnh Long An, chúng tôi đếm được hơn 50 cửa hàng bày bán rượu đế với bảng hiệu là một tấm carton kê đứng, mấy cái bình nhựa chứa đầy chất lỏng, đặt sát mép đường. Tại tất cả các cửa hàng bán rượu ở đây, dù cố tìm chúng tôi cũng không lấy đâu ra được một thông tin về các lò nấu rượu ở Gò Đen. Không cửa hàng nào chứng minh được cho khách nguồn gốc loại rượu họ bày bán, chứng nhận rượu đã qua kiểm định chất lượng, thành phần...
Tiếp xúc với chúng tôi chiều ngày 4/5, ông Lê Văn Thuận - Trưởng phòng Kinh tế huyện Bến Lức, tỉnh Long An - cảnh báo: "Tất cả những tụ điểm kinh doanh rượu dọc tuyến Quốc lộ 1A đều không có đăng ký, nếu mua thì coi chừng rượu giả, không an toàn tính mạng. Tại đây, không một cơ sở sản xuất nào cho ra lò loại rượu mang thương hiệu Gò Đen. Tóm lại, các cửa hàng bán rượu ở khu vực Gò Đen không chịu bất kỳ một sự quản lý nào của cơ quan chức năng địa phương. Chúng tôi đến thì họ chạy, chúng tôi đi thì họ lại tiếp tục bày ra bán tiếp".
Theo một cán bộ phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở Y tế TP.HCM thì cơ quan chức năng (Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng) chỉ kiểm tra những cơ sở sản xuất rượu có đăng ký, có công bố chất lượng với cơ quan quản lý. Trước đây, có tình trạng những người nấu rượu dùng thuốc trừ sâu "bắn" vào rượu để cải thiện tình trạng rượu bị đục sau khi nấu, còn hiện nay họ thường sử dụng cồn công nghiệp để pha thêm vào rượu. Cồn công nghiệp có chứa methanol - CH3OH với hàm lượng lớn, trong khi methanol có thể gây ngộ độc cấp tính.  (T.Tùng)
 
Cuối tháng 4/2005, từ vụ 10 người liên tiếp chết vì bị ngộ độc methanol, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh An Giang đã lấy 100 mẫu rượu trắng từ các cơ sở sản xuất, điểm bán lẻ trên địa bàn 2 huyện Phú Tân, Tân Châu và TP Long Xuyên để xét nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy có đến 99% mẫu rượu không đạt tiêu chuẩn. Điều này cho thấy rượu không đạt chất lượng đang là một nguy cơ thực sự đối với cộng đồng. 
Hiểm họa từ rượu
Theo một số chuyên gia trong ngành rượu, trong quy trình nấu rượu, khâu chưng cất chiếm một vị trí rất quan trọng. Nếu người nấu khống chế được nhiệt độ, áp suất thì sẽ tách được một số chất có hại trong rượu như: methanol, acid, furfurol, aldehyt, acétaldehyt... Nhưng tại một số lò nấu rượu thủ công, do thiết bị đơn sơ, thiếu kiến thức khoa học cần thiết, những chất này không được tách ra, hòa lẫn trong rượu thành phẩm. Chưa hết, trong quá trình xử lý nhiên liệu, nuôi cấy, ủ men... những loại tạp chất và men, mốc không cần thiết vẫn còn, tác động xấu đến chất lượng và độ ổn định của rượu. Rượu chứa quá nhiều methanol (uống vào làm môi hơi tê) chỉ cần 1 xị là đủ đe dọa tính mạng một người; rượu chứa nhiều chất gốc acid gây khát nước, tê họng, lở niêm mạc bao tử, xuất huyết bao tử; rượu chứa nhiều aldehyt sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương...
Ngày xưa, rượu thường được chôn dưới đất (làm thành rượu lâu năm) và trong quá trình lão hóa, những chất có hại trong rượu dần dần được chuyển hóa. Bây giờ, hầu hết các loại rượu vừa cất xong là xuất xưởng, tung ra thị trường để tiêu thụ ngay, chẳng ai quan tâm đến những chất độc hại còn trong rượu - kể cả người bán và người nấu rượu. Các cơ quan chức năng địa phương cũng không thể kiểm tra ngay tại nơi sản xuất bởi các cơ sở (hoặc lò) nấu rượu không hề đăng ký và chịu bất cứ một sự ràng buộc pháp luật nào. Chưa kể việc những lít rượu trên đường từ lò đến tay người tiêu dùng còn được pha thêm với bao nhiêu là thứ để tăng lợi nhuận, giảm giá thành...
Hữu Phú   
(Theo Báo Thanh niên)
 

Thuốc dùng trong giải độc rượu
Rượu etylic (C2H5OH) sau khi uống được hấp thu vào cơ thể qua hệ tiêu hoá, sự hấp thu của rượu phần lớn xảy ra ở tá tràng và đoạn hỗng tràng của ruột non. Thời gian hấp thu của rượu phụ thuộc vào tình trạng thức ăn có trong dạ dày.
Nếu dạ dày đầy thức ăn thì rượu được hấp thu chậm do thức ăn mất nhiều thời gian nằm trong dạ dày hơn so với khi dạ dày rỗng. Tương tự như vậy, các thức ăn chứa nhiều mỡ sẽ làm rượu chậm hấp thu hơn so với các thức ăn chứa nhiều chất bột. Rượu được hấp thụ dễ dàng qua các màng tế bào. Nồng độ của rượu cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của rượu. Rượu được hấp thu tối đa khi có nồng độ từ 10 - 30%. Do sự chênh lệch nồng độ mà rượu được hấp thu yếu hơn khi có nồng độ dưới 10% và khi có nồng độ vượt quá 30%.
Trong cơ thể, rượu được lan truyền đến các nội tạng qua đường máu. Rượu khuếch tán qua các màng sinh học vào các tế bào và các mô. Tốc độ lan truyền của rượu vào các mô có sự khác nhau, phụ thuộc vào sự tưới máu của các mô. Rượu tập trung rất nhanh ở tim, phổi, não... nhưng rất chậm ở các mô cơ và xương.
Rượu cũng khuếch tán vào không khí trong phế nang với hệ số trao đổi cao. Khoảng 5% lượng rượu uống được thải trừ nguyên vẹn bằng đường nước tiểu, mồ hôi và khí thở ra. Còn 95% lượng rượu được chuyển hoá tại gan. Sau khi đạt tới đỉnh cao, nồng độ trong máu thì nồng độ của rượu trong máu giảm dần phụ thuộc vào tốc độ chuyển hoá ở gan và bài tiết của rượu.

 Cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu.
Say rượu và giải độc rượu
Say rượu được chia thành 3 mức độ:
Mức độ nhẹ: Say rượu mức độ nhẹ thấy ngưỡng cảm giác giảm, rối loạn chú ý, phản ứng chậm, tư duy logic giảm sút, hiểu biết xung quanh rất khó khăn, khả năng phê phán giảm, khí sắc dao động và thường là tăng, hay nổi khùng, dễ bị kích thích, thậm chí rất hung bạo. Các triệu chứng trên thường phối hợp với rối loạn vận động và rối loạn ngôn ngữ. Nồng độ rượu trong máu là 2%o, tính theo khối lượng cơ thể là 1-1,5 ml/kg. Khi có biểu hiện say rượu mực độ nhẹ thường điều trị tại nhà. Cho bệnh nhân nằm nghỉ trên giường, ủ ấm, uống nước chè pha đường nóng. Nếu bệnh nhân không nằm yên, có thể cố định bệnh nhân vào giường bằng 3 sợi dây to bản (1 tay đưa lên trên, tay kia đưa xuống dưới, 2 chân chụm vào nhau). Bệnh nhân đi vào giấc ngủ dài, sau ngủ dậy sẽ tỉnh táo. Có thể dùng thêm thuốc như sau để giúp bệnh nhân chóng tỉnh táo, hạn chế cảm giác mệt mỏi và đau đầu sau khi say rượu: vitamin B1 tiêm bắp. Các chế phẩm thay thế là ancopir, neurobion, vitamin 3B... Thời gian điều trị: 1 ngày.
Mức độ trung bình: Say rượu mức độ trung bình rối loạn chú ý nặng hơn, bệnh nhân hay đãng trí, tri giác thiếu chính xác và sai thực tại. Quá trình hoạt động trí tuệ diễn ra với nhịp độ chậm hơn trước. Xuất hiện tư duy thiếu logic. Các ham thích cũ vượng lên đặc biệt là hoạt động tình dục. Nổi bật trong giai đoạn này là hành vi hung bạo, tấn công và thường gây gổ, đánh nhau gây nhiều phiền phức cho xung quanh. Xuất hiện các rối loạn phối hợp vận động làm cho bệnh nhân đi lại loạng choạng và nói khó. Nồng độ rượu trong máu là 2-5%o, tính theo khối lượng cơ thể là 1,5-2,5ml/kg.
Ở mức độ này thường điều trị tại bệnh xá. Gây nôn cho bệnh nhân bằng các kích thích vật lý (ngoáy họng bằng lông gà, móc họng...) hoặc apomorphin. Cho uống nước chè đường nóng. Cố định bệnh nhân tại giường. Dùng vitamin B1 tiêm bắp. Không được dùng thuốc an thần (aminazin), chấn tĩnh (seduxen) hoặc thuốc ngủ (gardenal) vì dễ gây ức chế hô hấp. Cụ thể như sau:
- Vitamin B1 tiêm bắp. Có thể thay thế vitamin B1 bằng các chế phẩm khác có chứa vitamin B1 như ancopir, nerobion, vitamin 3B...
- Vitaplex truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút.
Vitaplex có chứa vitamin B1, glucoza, điện giải nên thích hợp cho điều trị các bệnh nhân say rượu. Thời gian điều trị: 3 ngày
Mức độ nặng: Say rượu mức độ nặng được biểu hiện bằng trạng thái choáng váng ngày càng tăng. Những giấc ngủ sâu kéo dài hơn. Trong nhiễm độc rượu nặng có thể gây ra trạng thái bán hôn mê hoặc hôn mê kèm theo các rối loạn cơ thể nặng. Nhiều trường hợp cần phải rửa dạ dày, trợ tim mạch và hô hấp.
Nồng độ rượu trong máu cao hơn 5%o, tính theo khối lượng cơ thể là 2,5 - 3,5ml/kg. Nhưng lâm sàng là tài liệu chủ yếu đánh giá nghiện rượu vì nó tổng hợp tất cả các phương pháp để đánh giá.
Trường hợp say rượu nặng  nên điều trị tại bệnh viện. Cố định bệnh nhân tại giường, ủ ấm, rửa dạ dày, hút đờm rãi, thở ôxy. Bệnh nhân cần được truyền dịch để ổn định huyết áp, nuôi dưỡng và thải độc, cho vitamin B1. Nếu cần phải cho lợi tiểu (lasix tiêm bắp). Cần theo dõi chặt mạch, nhiệt độ, huyết áp, lượng nước tiểu, ý thức của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Vitamin B1 tiêm bắp. Có thể thay thế bằng các chế phẩm có chứa vitamin B1 như đã nói trên.
- Piracetam tiêm tĩnh mạch.
- Ringer lactat truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút.
- Glucoza truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút.
- Lasix tiêm bắp.
Thời gian điều trị: 5 - 7 ngày.
TS.  Bùi Quang Huy
(Chủ nhiệm Khoa tâm thần - Bệnh viện 103)
Ngộ độc rượu thuốc – Vì đâu nên nỗi ?…
Monday, July 11, 2011, 0:41An toàn thực phẩm240 views2 comments Vào đêm 16/5/2011, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiếp nhận 4 bệnh nhân bị ngộ độc do uống rượu thuốc; còn 1 người đã tử vong trên đường chuyển viện (từ huyện Phụng Hiệp). Cũng như các vụ đã xảy ra trước đây, vụ ngộ độc rượu thuốc này cho thấy người tiêu dùng rất chủ quan khi sử dụng…
TẠI SAO RƯỢU THUỐC LẠI ĐỘC?
Nhiều người cho rằng thuốc Bắc hoặc thuốc Nam sử dụng dược liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ khi dùng ngâm rượu. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc sai lầm như dùng quá liều, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan, nên khi sử dụng một vị thuốc nào đó không đúng chỉ định có thể ảnh hưởng nhất định trên một vài bộ phận trong cơ thể; thuốc đồng thời có thể gây ra tác dụng phụ nếu không phù hợp với tình trạng sức khỏe. Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông y Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, về mặt nguyên tắc, đã gọi là thuốc, bất kể tân dược hay đông dược, thì đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể ngộ độc dẫn đến hậu quả chết người.

Chúng ta biết rằng trong thành phần thuốc ngâm rượu có thể hiện diện  một hoặc nhiều vị thuốc (do kê đơn hoặc dùng nhầm lẫn) có độc tố cao như phụ tử (Có chất Aconitic), mã tiền (có chất Strychnin), cà độc dược ( có chất scopolamin) cây lá ngón (độc chất chính là koumin và gelsenicin), mao địa hoàng (do chất Digoxin từ Digitalis)… Ngoài ra trong nhóm các vị thuốc  Bắc thông thường như khương hoạt, ngưu tất, ô đầu, hoàng nàn… có chứa các gốc alkaloide, glucoside, saponin… nếu dùng quá liều cũng có thể bị ngộ độc.
Trong nhiều thành phần rượu thuốc có thể có thành phần tương tác (tương kỵ), ví dụ glucoside chứa trong hạt bạch quả và hạnh nhân hoà tan trong rượu có thể sinh acid cyanogen có độc tính rất cao. Trường hợp khác là do sử dụng nhầm lẫn một số loại thảo dược với cây lá ngón, mã tiền, lá cà độc dược, cây long não… Nhiều trường hợp do uống nhầm thuốc rượu loại thoa bóp ngoài da (để trị đau viêm, thấp khớp). Ngay cả các loại động vật ngâm rượu đôi khi cũng gây độc do độc tố từ côn trùng, độc tố tetrodotoxin, ciguatoxin từ một số loài hải sản…
Thường sau khi uống rượu có độc chất từ 1 – 6 giờ, bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng kèm theo các triệu chứng nhiễm độc thần kinh như gây choáng váng, co giật, rối loạn tri giác, sưng phù toàn thân. Bệnh nhân bị nặng hơn có dấu hiệu tụt huyết áp, toan huyết, suy thận cấp dễ dẫn đến tử vong.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC DO RƯỢU THUỐC:
- Rượu thuốc và các thang thuốc phải được Lương y  kê đơn và  tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn (cũng như đơn thuốc Tây y). Không được uống rượu thuốc như uống rượu đế.
- Không tự ý mua một số vị thuốc theo lời đồn đại hoặc cây thuốc của người bán dạo để tự pha chế.
- Thận trọng khi trong gia đình có dùng dạng thuốc rượu xoa bóp. Nên dán nhãn và cất giữ ở một nơi riêng biệt, cách xa nơi để đồ uống.
- Nên chọn rượu gốc (rượu ngâm) có chất lượng.
- Sau khi uống rượu thuốc mà thấy có dấu hiệu choáng váng, cảm giác buồn nôn hoặc tê môi, tê lưỡi, co giật… thì phải gây nôn ngay; sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
CNYK Đàm Hồng Hải
Chi cục ATVSTP Cần Thơ
Ngư dân ở thành phố Wakayama Nhật Bản vừa phát hiện và bắt được một loài cua độc, nếu ăn thịt chúng có thể gây tử vong.

Loài cua này được các ngư dân ở Wakayama bắt được dưới độ sâu 2 mét khi trông thấy chúng có màu sắc kỳ lạ. Các ngư dân cho biết, trước đây loài cua này thường sinh sống ở khu vực biển Okinawa và Kagoshima.

Loại cua cực độc vừa được ngư dân Nhật tìm thấy
Theo người quản lý nhà hàng hải sản ở Wakayama cho biết, loài cua này có chứa một hàm lượng độc tố tương đương với độc tố của loài cá nóc, nếu ăn thịt chúng sẽ dẫn đến tử vong và chúng chỉ được nuôi trong các bể để làm cảnh vì chúng có màu sắc rất đẹp mắt.
Ăn thịt ếch có thể bị mù?
Tags: TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng, ký sinh trùng, có thể bị, phó giám đốc, thịt ếch, ăn thịt, ấu trùng, tuy nhiên, bệnh nhân, di chuyển, anh, , ba
 

Món ăn được làm từ thịt ếch
Thịt ếch là món ăn dân gian được ưa thích, trong thịt ếch có chứa nhiều chất khoáng tốt như kali, sắt, kẽm, đồng… Tuy nhiên, các bệnh nhân đến khám tại Viện Dinh dưỡng đều được khuyên nên hạn chế ăn thịt ếch vì lý do bảo toàn sức khỏe.
 
Nhập viện vì “ếch xào măng”
Anh Hoàng Văn Ba (Thanh Oai - Hà Tây) kể cho chúng tôi về việc anh suýt hỏng mắt trái vì món ếch xào măng.
Bình thường, vợ anh Ba thường làm cho chồng món ếch tẩm bột hoặc đổ ếch vào chảo mỡ đang sôi rán vàng ươm. Nhưng hôm đó sẵn có măng đắng trong nhà, vợ anh liền trổ tài món ếch xào măng. Tuy nhiên, vì măng quá đắng nên vợ và con gái anh Ba chỉ ăn ít, còn lại bao nhiêu phần bố.
Chỉ sau hơn 1 tuần ăn món ếch xào măng, anh Ba thấy có biểu hiện mắt trái bị sưng đỏ, giảm thị lực và thi thoảng lại chảy nước mắt. Tưởng bị đau mắt đỏ thông thường, anh Ba bảo vợ ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về tự chữa. Tuy nhiên đã nhỏ hết 2 lọ thuốc nhỏ mắt nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí mắt trái còn sưng mọng hơn và nhìn lờ mờ hơn trước.
Anh Ba quyết định vào viện điều trị, tại đây, các bác sĩ cho biết trong giác mạc mắt trái của anh đã bị nhiễm một loại ấu trùng sán có tên khoa học là Sparganum erinacei. Loại ấu trùng này này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở ra ấu trùng lông chui vào ký sinh ở giáp (Cyclops). Rất có thể con ếch anh ăn phải đã nhiễm ấu trùng sán nhái. Rất may vì anh Ba đến viện kịp thời, nếu để lâu, những ấu trùng này sẽ có dịp “tung hoành” ở “hang ổ” mới. Khi đó, nhãn cầu sẽ bị lồi lên gây mờ mắt.
Tương tự như anh Ba, trường hợp của chị Bùi Thị Trang (Tân Lạc - Hoà Bình) cũng bị sưng đỏ mắt vì ăn thịt ếch. Theo kinh nghiệm dân gian, bà của chị Trang đã lấy thịt ếch đắp lên mắt của cháu với hy vọng những con sán trong mắt chị Trang sẽ bò ra ngoài để ăn thịt ếch.
Tuy nhiên, càng đắp, chị Trang càng thấy đôi mắt của mình trở nên tồi tệ, sưng đỏ và khó nhìn hơn. Sau nửa tháng trời bỏ công việc đồng áng để ở nhà “trị bệnh”, chị Trang đã phải nhập viện vì đôi mắt bị nhiễm khuẩn trầm trọng.
Thịt ếch chưa chín kỹ có thể gây mù mắt

TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam là 75%. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng cho biết: Trong thịt ếch có chứa rất nhiều các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng. Những ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột.
Sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm. Nhiều trường hợp ký sinh trùng làm tổ ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị mù mắt.
Tương tự, ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết một loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.
Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó vì vậy bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh. Đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng vì vậy bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
Nguy hiểm nhất của loại ấu trùng này là có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây đỏ mắt, sưng mắt, xuất huyết trong mắt, nặng hơn là mù mắt. Ngoài ra, nếu chui vào các bộ phận khác như gan, phổi... có thể khiến đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng rối loạn tiêu hoá và viêm tuỵ cấp.
Về khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên mặc dù thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Những chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy nếu có sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến và phải nấu chín kỹ.
(Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
=>

Trời lạnh, ăn móng giò lợi sức khỏe
Móng giò lợn với nhiều cách chế biến đã trở thành món ăn khoái khẩu của người Việt, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
Đông y cho rằng, ăn móng giò lợn có tác dụng bổ huyết, lợi sữa, có thể chữa các chứng bệnh như sản phụ khí huyết suy nhược, ung thũng, nhọt độc. Ăn móng giò lợn còn giúp gân cốt khoẻ khoắn, bổ thận, tráng khí. 
Theo dinh dưỡng học hiện đại, móng giò lợn khá giàu chất dinh dưỡng. Người ta ước tính cứ trong 100g móng giò lợn có chứa 15,8 gam protit, 26,3 gam mỡ, 1,7 gam chất tổng hợp.
 
Ngoài ra, móng giò còn có một hàm lượng can xi, lân, sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin C nhất định. Đặc biệt, chất keo protit trong móng giò lợn không kém gì móng gấu. Chất keo protit trong móng giò sau khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng, làm cho các tế bào da giữ được nước nên đỡ bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng. Ngoài ra, thường xuyên ăn móng giò lợn còn có thể phòng ngừa các chứng bệnh như: chảy máu đường hô hấp, hôn mê do mất máu, phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu.
 
Đối với những người sau khi phẫu thuật bệnh nặng, ăn móng giò có lợi cho việc hồi phục sinh lý bình thường của các nhóm tế bào, tăng nhanh sự trao đổi chất. 
 
Móng giò có tác dụng rất rõ rệt trong việc chữa trị bệnh suy nhược thần kinh. Sau khi ăn móng giò, chất keo protit trong ruột non được tiêu hoá thành rất nhiều Axít amino, có thể khống chế trung khu thần kinh, có tác dụng cải thiện trạng thái trầm cảm và suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Móng giò có mùi vị thơm ngon, nếu ninh với lạc, khoai môn, khoai tây, cà rốt thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Tuy nhiên, ăn móng giò cũng phải có mức độ, đặc biệt là người già.
Do chức năng đường tiêu hóa của người già đã yếu mà chất béo trong móng giò lại nhiều, vì vậy không nên ăn quá nhiều, để tránh việc khó tiêu hóa, khiến ăn không ngon miệng.
 
Đối với những người già bị viêm gan mãn tính, viêm ống mật, sỏi thận, thì tốt nhất không nên ăn móng giò, bằng không sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng hoặc căn bệnh cũ lại tái phát. Ngoài ra, trước khi đi ngủ không nên ăn móng giò vì sẽ làm máu đông đặc, ngủ không ngon và không có lợi cho sức khoẻ.
 
 
Theo Gia Đình
"Công nghệ" tẩy trắng lòng, móng giò heo giá giật mình
Xem tin gốc 
VTC - Bảo vệ NTD - 16 tháng trước 108 lượt xem 2 tin đăng lại

(VTC News) – Chỉ với 25.000 - 35.000 đồng, người chế biến thực phẩm dễ dàng mua được túi chất tẩy đường hoặc axit chanh tại chợ Đồng Xuân. Điều đáng nói là, các chất tẩy này được dùng để tẩy trắng lòng, dạ dày lợn, tẩy hoa chuối, ngó sen, gà, vịt làm sẵn, móng giò… bán cho người tiêu dùng sử dụng.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Nửa thìa tẩy đường, axit chanh tẩy được cả cân thực phẩm
Anh Trung Thành, sống tại thị trấn Phùng, Đan Phượng (Hà Nội) là dân nghiền món lòng lợn, tiết canh nhưng từ khi vô tình phát hiện bà chủ bán món này trong thị trấn có dùng thuốc bột để tẩy trắng lòng, anh Thành đã "cạch" không dám "động đũa" đến món khoái khẩu này. Và nếu có thèm, anh mua lòng ở chợ về làm ăn cho... đỡ nhớ.
Qua tìm hiểu những thông tin từ anh Thành, phóng viên VTC News có dịp mục kích và được hướng dẫn cặn kẽ các loại chất tẩy dùng cho lòng, dạ dày lợn cũng như để tẩy các thực phẩm khác như măng, hoa chuối, móng giò, gà, vịt…
Khi pv hỏi mua chất tẩy về để tẩy hoa chuối trắng, chị Phương bán hàng khô tại chợ Thái Thịnh, Đống Đa (Hà Nội) cho biết: Không lấy hàng này vì dùng chất tẩy loại làm trắng này rất hại. Nói vậy, nhưng chị Phương vẫn gợi ý: “Nhưng chị biết có loại thuốc người ta vẫn dùng để tẩy thực phẩm đấy. Hôm nọ có bà bán hoa chuối ở chợ hỏi mua nhưng chị không có. Để hôm nào chị đi lấy về bán cho”.
Chúng tôi tìm đúng bà chuyên bán hoa chuối đã thái lát ở chợ Thái Thịnh, nói dăm ba câu chuyện về việc dùng hóa chất để tẩy cho trắng hoa chuối. Bà cụ bán hàng khẳng định: Hàng của bà không dùng chất tẩy vì ăn vào rất độc hại. Vừa nói, vừa như chứng minh hoa chuối của bà là sạch, bà nhón tay lấy hoa chuối cho vào mồm nhai. Lúc sau, bà vỗ vai tôi tiết lộ: Chỉ có hàng nào bán thân chuối trộn với rau sống họ mới dùng thuốc tẩy trắng thôi.
Để tìm được loại thuốc tẩy được nhắc tới, chúng tôi đã tìm đến chợ đầu mối Đồng Xuân (Hà Nội).
Trong vai người đi mua chất tẩy để tẩy lòng cho nhanh sạch và trắng, chúng tôi được chị bán hàng tại quầy Huyền My cho biết: “Ở đây chỉ có tẩy đường, không có bột cho tẩy lòng. Nhưng chị cũng không rõ có tẩy được lòng hay không nữa, nhưng người ta dùng tẩy măng, tẩy vỏ dừa đấy. Vì công dụng chính là tẩy đường cho trắng nên gọi là tẩy đường”. Giá bán tẩy đường tại quầy Huyền My là 35.000 đồng/kg, không bán lẻ.
Tại quầy Vân Đăng, khi được hỏi mua chất tẩy lòng lợn cho trắng, chị chủ cho biết có loại tẩy đường vẫn hay được khách hàng mua về để tẩy măng, tẩy hoa chuối, tẩy ngó sen để làm nộm.
Lúc này, chúng tôi mới định hình rõ chất tẩy mà nhiều người mua về để tẩy thực phẩm có tên là “tẩy đường”. Chị chủ đon đả lấy túi tẩy đường cho chúng tôi xem đó là gói bột màu hơi đục, đựng trong túi ni lông trắng, trên không hề có nhãn mác hoặc bất cứ thông tin gì. Đến khi chúng tôi hỏi mua, chị mới lấy bút dạ ra viết lên vỏ ni lông chữ “tẩy đường”.
Theo lời chị chủ: Chất tẩy đường được các cơ sở làm bánh kẹo mua về và tẩy đường cho trắng. Ngoài ra, dùng bột này có thể tẩy được lòng lợn, tẩy măng, tẩy hoa chuối cho đỡ bị thâm…
Ngay phía trên gói tẩy đường là gói bột trắng có đề chữ axit I, bà chủ nói: “Tẩy axit này dùng để tẩy quần áo, thậm chí làm dấm, người ta không dùng để tẩy lòng đâu vì có mùi chua”. Giá cho túi bột tẩy đường là 35.000 đồng/kg, axit chanh có giá 25.000 đồng/kg.
Đi sâu vào phía trong chợ Đồng Xuân, chúng tôi tiếp tục hỏi mua tẩy đường. Khi đã gọi tên chính xác chất tẩy này, bà chủ quầy Lợi Nghĩa nói ngay: Hiện quầy này không có loại tẩy đường và bà chủ quầy nhanh nhẹn giới thiệu sang loại axit chanh vì theo bà nó "đỡ độc hại" hơn.
Bà chủ quầy hàng nói thêm: Thuốc tẩy đường dùng để tẩy bột làm bánh, tẩy gạo. Tẩy đường này chỉ dùng được trong thời gian ngắn, giá cả lại đắt, nếu không dùng kịp sẽ có mùi thuốc tẩy, dễ bị phát hiện.
Nói xong, bà chủ nhiệt tình lôi ra gói axit chanh màu trắng và bảo chúng tôi lấy loại này mà tẩy lòng, ngoài ra còn tẩy được gà, vịt, tẩy măng, tẩy dừa, tẩy móng giò, tẩy bóng… thậm chí tẩy cả bát đũa. Thấy chúng tôi băn khoăn, liệu dùng axit chanh như vậy có độc không và có mùi chua thì khách hàng phát hiện ngay, bà Lộc nói ngay: “Gọi là axit vì nó tẩy chứ làm gì có mùi chua”.
Vừa lúc đó, một phụ nữ đến đổ buôn cho quầy này cũng chen vào nói: Dùng cái này lợi lắm, mỗi cân lòng chỉ cần cho nửa thìa vào sẽ rất sạch. Người ta còn mua về tẩy cả gà, vịt làm lông sẽ rất nhanh.
Bà chủ Lợi Nghĩa hướng dẫn chi tiết: Các chủ hàng thường mua chất này về hòa vào nước rồi thả móng giò vào làm, cứ gọi là sạch bong nhé. Nếu cô định dùng axit chanh này thì mua lòng về rồi cho vào nước, đổ lòng vào nhạo nhạo lên, lòng sẽ trắng và sạch, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Bà bán hàng còn khẳng định: Nhà nước cho phép dùng chất này!
Nói đến giá cả, bà chủ cho biết: “Nếu cô mua axit chanh nhiều, thùng 25 kg tôi sẽ bán giá 18.000 đồng/kg, nếu mua 1 yến, vì nó còn hao phải xúc ra nên giá đắt hơn là 19.000 đồng/kg, giá bán lẻ là 25.000 đồng/kg”. Với tẩy đường, bà chủ quầy Lợi Nghĩa nói thêm: Nếu mua cô cũng có. Giá tẩy đường bán lẻ là 35.000 đồng/kg.
Khi chúng tôi hỏi về loại tẩy đường có giá 75.000 đồng/kg được một số chủ hàng cho biết trước đó, bà chủ Lợi Nghĩa khẳng định: “Họ lừa đấy, chỉ có loại tẩy đường duy nhất nhập từ Trung Quốc thôi, không có loại nào khác”.
Tiếp tục dạo thêm một vòng chợ, khi hỏi mua tẩy đường, có vài hàng nói giá 70.000đồng/kg. Chúng tôi thắc mắc sao giá đắt thế vì có hàng chỉ 35.000 đồng/kg, một chủ quầy hàng "phản pháo": “Tẩy đường có nhiều loại, loại 35.000 đồng/kg là loại của Trung Quốc, còn loại tôi bán cao cấp hơn".
Tại quầy Tâm Phương, chuyên kinh doanh các mặt hàng khô, các đồ gia vị cho nhà hàng... axit chanh có giá 23.000 đồng/kg nếu mua cả bao 25 kg. Tẩy đường có giá 30.000 đồng nếu mua cả yến, mua lẻ giá 35.000 đồng/kg. Theo lời chị chủ: “Tẩy lòng thì phải lấy loại "xịn", với 1 kg lòng thì chỉ dùng 1 thìa thôi, em cho vào nước bóp sạch rồi rửa lại sẽ rất sạch. Tẩy đường còn làm bánh, tẩy đường độc hơn axit chanh nên dùng axit chanh, em ạ”.
Sự thật về hóa chất khiến thực phẩm trở nên bắt mắt
Không chỉ ở chợ Đồng Xuân, mà nhiều công ty hóa chất khác cũng bán chất tẩy đường và axit chanh. Một người tự xưng là nhân viên ở Công ty CP Phát triển và Ứng dụng công nghệ Toàn Cầu (Tầng 10, nhà H, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, công ty anh chuyên bán hóa chất tẩy đường cho các dự án.
Theo quảng cáo, chất tẩy đường do công ty bán có xuất xứ từ Trung Quốc. Chất này dạng bột màu trắng đóng gói 50 kg/thùng. Người nhân viên Công ty Toàn Cầu nói: Công ty tôi chỉ bán hàng cho các dự án. Nếu muốn mua số lượng nhỏ, chị có thể ra phố Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.
Tại Công ty CP Hóa chất công nghệ mới Việt Nam (Số 1 ngõ 76/7 Tập thể Quân đội, phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng có bán hóa chất tẩy đường và axit chanh. Theo lời anh Dũng, nhân viên tại đây thì chất tẩy đường bán theo thùng 50kg, có xuất xứ từ Trung Quốc. Khách hàng mua nếu có hóa đơn VAT giá 1 tạ là 2,1 triệu đồng.
Anh Dũng cho biết: “Trên bao bì hàng của Trung Quốc, kể cả hàng của Đức, Ý cũng không ghi là có sử dụng cho thực phẩm hay không. Theo mình hiểu thì chất này chỉ dùng cho công nghiệp. Nhưng "quân nhà mình" thì dùng tất, vì chưa thấy ai bị cấp tính cả nên vẫn dùng. "Quân ta" cho chất này vào tất cả các thực phẩm như măng, bánh... nên giờ trước khi ăn thì nhìn xem có tẩy đường hay không để tránh thôi. Chúng tôi bán tẩy đường cho nhà máy, cơ sở xuất, làng nghề... họ đều mua về dùng, mỗi nơi có một mục đích sử dụng riêng”.
Theo TS. Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam: “Tẩy đường hay còn gọi là Natri Hydrosulphite hay Sodium Hydrosulfite được dùng để tẩy đường cho trắng, nếu đường có màu, cho chút chất này vào đường sẽ trắng tinh. Nếu dùng tẩy thực phẩm ôi, thiu thì việc tẩy rửa này chỉ mang tính chất làm cho trắng sạch mà không làm mất mùi hôi thối, như vậy chỉ đánh lừa người tiêu dùng về màu sắc bên ngoài”.
TS Lãng phân tích, cùng chất Sodium Hydrosulfite nhưng dùng trong lĩnh vực công nghiệp khác dùng trong thực phẩm. Nếu dùng trong công nghiệp thì sẽ được phép có thêm tạp chất như kim loại nặng… Nhưng nếu cũng là chất đó nhưng dùng trong thực phẩm thì cần phải tinh khiết. Hơn nữa, giá thành của hóa chất tẩy trắng dùng trong công nghiệp sẽ rẻ hơn rất nhiều so với cùng một hóa chất đó nhưng được phép dùng trong thực phẩm.
Nếu bán thực phẩm mà dùng hóa chất này để tẩy thì không được. Đúng loại nào dùng loại ấy, nếu bán tràn lan mà không đề trên nhãn mác là có dùng cho thực phẩm hay không tức là không dùng để tẩy đồ ăn được. Trong quá trình tẩy, các chất tồn dư như kim loại nặng vẫn tồn dư trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng cho sức khỏe.
Axit chanh còn có tên là Axít citric, là một chất bảo quản và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm. Tuy nhiên, TS Lãng vẫn nhấn mạnh, cùng chất đó nhưng chỉ được dùng trong thực phẩm khi trên bao bì chỉ định rõ, nếu không sẽ gây hại cho người vì Axít citric vốn chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa.
» Trà sữa trân châu “đầu độc” NTD bằng chất tẩy trắng
» TP.HCM: 50% mẫu hạt trân châu có chất tẩy trắng
» Thịt lợn "độc" tác hại đến đâu?
» "Thần dược đen" ép lợn tăng 40kg/tháng: Mua là có!
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
Thứ Hai, 21/02/2011 09:45
Chia sẻ:
Cẩn thận với 5 rau quả có thể gây ngộ độc
Không phải cứ rau củ quả là “hiền”, một số loại phổ biến hàng ngày có những độc tố tự nhiên dễ làm hại cơ thể…
Đậu cove
Nếu không được nấu chín, saponin mạnh trong hạt đậu sẽ kích thích đường tiêu hóa, thêm cả chất lectin, dễ gây nên tình trạng đông máu.
 

Ngoài ra, đậu cove cũng có chứa nitrite và trypsin, với những ai bị bệnh đau dạ dày, nếu ăn đậu sống hoặc nấu không chín kỹ dễ kích thích đau dạ dày, có người còn bị ngộ độc kèm các triệu chứng viêm dạ dày xuất hiện. Vì vậy cách tốt nhất là nên nấu chín, tốt nhất là hơi nhừ khi chế biến món đậu cove.
Đậu nành 
Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, nếu là sữa đậu nành càng cần đun kỹ nếu không dễ bị ngộ độc.
 

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đun sữa đậu nành và chỉ đun đến 80 độ, nhưng khi đó, saponin trong sữa và các thành phần độc hại khác chưa hoàn toàn bị phá hủy, nếu uống này sữa có thể ngộ độc. Trong khoảng 30 phút -1 tiếng sẽ có triệu chứng đau dạ dày, viêm đường ruột.
Cách tốt nhất khi đun sữa đậu nành là để sôi thêm 10 phút nữa sau khi đạt đến 100 độ.
Sắn
Mặc dù củ sắn giàu tinh bột, nhưng các bộ phận khác như rễ, thân và lá đều có chứa nhiều chất độc hại. 
 

Ngay cả trong củ sắn hay ăn hàng ngày, vỏ có chứa glycosides, nếu trong quá trình hấp, nấu canh, đồ xôi mà không nấu chín kỹ hay bóc sạch vỏ có khả năng gây ngộ độc.
Khoai tây 
Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở nụ, hoa, lá và lớp ngoài của củ.
 

Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao..
Hãy để khoai tây ở nơi khô mát, để ngăn chặn sự nảy mầm. Nếu đã nảy mầm hay bổ ra có màu đen, tốt nhất không nên ăn.
Hoa bí 
Thường dùng để xào hay luộc, nhưng đôi khi hoa bí được chế biến không kỹ cũng dễ gây ngộ độc, vì hoa bí có chứa colchicine, sẽ làm cho các mô cơ thể bị thiếu oxy.
 

Để ngăn ngừa ngộ độc hoa bí, hãy nấu kỹ, hoặc chần qua nước sôi già trước khi dùng làm món xào.
Theo DanViet
Nhập khẩu hàng chục nghìn rùa độc
Công ty cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập 40 tấn rùa tai đỏ về nuôi mục đích lấy thịt. Xác định đây là loài rùa độc, có hại cho môi trường, Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản yêu cầu tái xuất hoặc trả lại lô hàng.
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đưa rùa tai đỏ vào danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Hiện trong ba hồ nuôi tại ấp Mái Dầm thuộc xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long do Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản Cần Thơ quản lý, có hàng nghìn con rùa tai đỏ sinh sống.

24.000 con rùa tai đỏ đã được thả nuôi tại Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản Cần Thơ. Ảnh: Đông Nhi
Dù là mùa mưa nhưng thời tiết vẫn oi nồng nên bầy rùa nổi lóp ngóp trên bờ hồ trốn nóng. Một vài con bò lên các gò đất kiếm bóng mát nằm. Nghe tiếng chân người chúng chậm chạp bò xuống nước trốn, có con thụt đầu rụt chân vào mai nằm im như chết. Một nhân viên của Trung tâm nói, trong hồ trước đây trồng rất nhiều rau nhưng bị lũ rùa ăn sạch. Tháng 4, 24.000 con rùa được thả vào hồ nuôi, song do nắng nóng quá nên chết la liệt, đào hố chôn không kịp. Hiện số rùa chết thống kê đã trên 5.200 con.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết, số rùa trên Công ty cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ xin phép nuôi, đã được Cục Nuôi trồng thủy sản cấp phép cho nhập làm thực phẩm. Sau đó rùa chết nhiều quá gây hôi thối. Bị cư dân phản ánh, cảnh sát môi trường tỉnh Vĩnh Long đến kiểm tra mới biết đấy là loài rùa có hại nên tiêu hủy hết con chết.
Đại diện Cục Nuôi trồng thủy sản phân trần, khi cấp phép không biết đơn vị nhập khẩu đưa về loài rùa nào, có độc hay không.

Trời nóng bức nên nhiều con rùa bò lên bờ tìm bóng mát. Ảnh: Đông Nhi
Ông Liêu Cẩm Hiền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết thời gian nuôi rùa cách ly đã hết. Hiện nhiều người lo ngại những con rùa tai đỏ đẻ ra rùa con, thoát ra ngoài hồ sẽ phá hoại hoa màu trong thời gian tới. Do đó hàng ngày công ty nhập khẩu rùa phải tổ chức những đội đi kiểm tra, phát hiện các ổ rùa ở ngoài hồ để hủy diệt.
Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, đã có nhiều cuộc làm việc với Công ty cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Các cơ quan chức năng yêu cầu công ty sớm giải quyết số rùa trên, xuất khẩu qua nước thứ ba hoặc là trả về nơi đã nhập là Mỹ.

Cận cảnh rùa tai đỏ, một trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Đông Nhi
Hạn chậm nhất là trong quý III phải đưa hết đàn rùa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Còn trước mắt đơn vị nhập khẩu phải kiểm soát chặt chẽ, không cho rùa thoát ra ngoài sông rạch, rùa đẻ trứng phải thu gom hủy hết.
Hiện Công ty cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ chưa lên tiếng công khai về vụ nhập khẩu rùa độc này.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không chỉ là vấn nạn của Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối phó với thực trạng này. Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên quan đến thực phẩm; tại Nhật Bản và Australia cũng không phải là ít; còn cộng đồng châu âu từng choáng váng vì bệnh bò điên, dioxin trong sữa... Tuy nhiên, cách họ quản lý và ngăn chặn vi phạm thì khác chúng ta rất nhiều.
Có một thực tế tồn tại nhiều năm qua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là số cơ sở tái phạm sau khi bị xử phạt... lên tới gần 100%. Điều đó đã minh chứng cho ý thức quá kém của người sản xuất, đẩy mọi nỗ lực của cộng đồng về con số không. Vấn đề đặt ra là muốn kiểm soát VSATTP, nhất thiết phải siết chặt quản lý trên mọi “mặt trận", đồng thời có sự liên kết, hỗ trợ giữa các “mặt trận", các lực lượng với nhau.
Thực Phẩm An Toàn - Thuc pham, Thực phẩm sạch  
Sản phẩm Rau, củ, quả tươi sống Xa lách xoăn
Su su quả
Cải ngọt
Su hào
Hành lá
Súp lơ trắng
Sản phẩm thịt tươi sống Thịt heo rừng
Thịt thăn bò
Thịt thăn heo
Thịt gà ta
Thịt gà
Thịt heo 3 chỉ
Sản phẩm thủy hải sản tươi sống Ghẹ Ba Chấm
Bạch tuộc nguyên con
Ghẹ xanh nguyên con
Mực cắt trái thông
Mực ống
Cua đồng
Danh mục thực phẩm an toàn Rau củ quả tươi sốngThịt tươi sốngThủy hải sản tươi sống 10 nguyên tắc chế biến TPAT Chọn mua thực phẩm an toàn Nhận biết nhãn ướp hóa chất Nhiều người nói, nhãn Thái Lan được tẩm...
Nhận biết một số rau quả lạm dụng hóa chất Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích...
Chọn nước mắm thế nào cho đúng? Theo một điều tra mới đây của Tổng cục...
Nhận biết thực phẩm đông lạnh tốt cho sức khỏe Khi được đông lạnh, khác với thực phẩm...
Giúp bà nội trợ mua được thực phẩm tươi ngon Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, chúng...
Chế biến thực phẩm an toàn Lưu ý khi chế biến nước trái cây Nếu không được chế biến vệ sinh, nước...
Giải độc rau củ khi chế biến Trong thực phẩm có loại có tác dụng hỗ trợ...
Để an toàn khi ăn lươn Lươn thuộc một họ cá mang liền, sống ở...
Để giữ chất lượng của thực phẩm Sveta Bhassin, một chuyên gia dinh dưỡng ở Mumbai...
Giấy bạc - những điều nên và không nên Những lời khuyên hữu ích sau đây sẽ giúp bạn...
Thống kê truy cập Có 59 khách Trực tuyến
Tin tức trong ngày GIA VANG   GIA USD  TIN TUC TRONG NGAY  

Loại thạch rau câu có độc tố
Hà Nội: La liệt thạch rau câu có độc tố Thứ Sáu, ngày 03/06/2011, 14:58
(Tin tuc) - Ngay sau khi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo và thu hồi được 3.582 thùng sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO của công ty New Choice Foods có sử dụng chất phụ gia chứa DEHP, khảo sát trên thị trường Hà Nội cho thấy, loại thạch này đang được bán rất nhiều. Ngoài ra, còn có nhiều loại thạch không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Thạch TARO lẫn kiến đen
Ngay trên phố Hàng Buồm, Hàng Giầy, chợ Đồng Xuân không khó để tìm thấy thạch rau câu có hương vị khoai môn, nhãn hiệu TARO của công ty New Choice Foods.
Thạch TARO được bày bán rất nhiều, bán theo cân, hay đóng trong các túi nhỏ với giá dao động từ 36.000 đồng- 50.000kg/1kg.
Hầu hết chủ các kiot cho biết, đây là thạch liên doanh với Thái Lan nên giá thành mới đắt như vậy. Tuy nhiên theo quan sát thì không hề thấy dòng chữ Thái nào trên nhãn.
Khi chúng tôi thắc mắc, một chủ hàng trấn an: "Yên tâm đi em, thạch rau câu này là hàng liên doanh với Thái Lan ăn ngon. Nhiều người mua lắm".

Thạch rau câu nhãn hiệu TARO của công ty New Choice Foods được bày bán rất nhiều tại Hà Nội
Vào một cửa hàng trên phố Hàng Giầy hỏi mua thạch, chúng tôi rùng mình khi trên khay đựng thạch kiến đen bâu đầy. Những chiếc thạch phủ một lớp bụi đen sì, một số cái còn bị chảy nước.
Đúng lúc ấy, một phụ nữ đi xe máy có đèo con nhỏ phía sau đến hỏi mua thạch. Chị lấy một gói thạch rau câu nhãn TARO 1kg với giá 36.000 đồng trên khay rồi lên xe phóng đi.
Tràn lan thạch không có nguồn gốc, nhãn mác
Bên cạnh loại thạch TARO vừa được cảnh báo chứa phụ gia độc có thể gây ung thư đang bày bán tràn lan, các khu vực Hàng Buồm, Hàng Giầy, chợ Đồng Xuân còn tràn ngập nhiều loại thạch không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo quan sát của phóng viên, những hộp thạch được bày bán ở đây đa phần trên nhãn có ghi chữ Trung Quốc trong khi không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, thậm chí hạn sử dụng ghi không rõ ràng.
Cầm một lọ thạch có nhãn ghi chữ Trung Quốc ở cửa hàng P.L trên phố Hàng Buồm, phải căng mắt ra chúng tôi mới đọc được dòng chữ nhòe ghi hạn sử dụng đến 23-9-2012. Một hộp thạch khác có ghi ngày 15-7 nhưng không ghi năm.
Giá các loại  thạch này khá rẻ. Loại hộp 1kg được bán với giá 50.000 đồng, còn hộp bé hơn giá 25.000 đồng.
Chủ kiot P.L cho hay, khách mua loại thạch này chủ yếu là các quán cà phê trên địa bàn Hà Nội, mua về để làm thạch sữa chua.

Những hộp thạch không nguồn gốc xuất xứ bán tại phố Hàng Buồm
"Hàng này chị mới lấy về được mấy hôm, chắc là mới sản xuất thôi. Các loại thạch này nhiều người thích mua lắm vì màu sắc bắt mắt, mùi thơm khá hấp dẫn, giá lại rẻ, có nhiều vị ngon. Hàng này đang bán khá chạy” - Chủ một kiot trong chợ Đồng Xuân cho biết khi chúng tôi thắc mắc về chất lượng và ngày sản xuất của loại thạch này.
Hỏi đến các loại thạch sản xuất tại Việt Nam các chủ hàng đều lắc đầu, có cửa hàng có nhưng chỉ với số lượng rất ít vì theo họ, thạch sản xuất ở Việt Nam vừa không ngon, giá lại cao, bán không lãi.
TAGS: thach rau cau, doc to, chat doc, khoai mon, thu hoi
Tránh những độc hại từ rau củ
Rau, củ, quả đem lại những lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý, một số loại có chứa độc tố dễ gây ngộ độc.
Trong những bữa ăn của người Việt, hầu như đều có sự hiện diện của rau, củ, quả tươi. Bài viết này nhằm lưu ý một số trường hợp độc chất từ rau, củ, quả có thể gây hại cho sức khỏe.

Nên dùng khoai tây chưa mọc mầm

1. Khoai tây đã mọc mầm, lớp ngoài vỏ xanh của nó có chứa chất độc là sôlamin. Sôlamin là một ancaloit, tương đối độc. Triệu chứng ngộ độc nhẹ là: đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Nặng hơn là giãn đồng tử, yếu liệt hai chân, làm hệ thần kinh trung ương bị tê liệt, khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, làm ngừng tim do tổn thương cơ tim. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây bị hư cũng có chứa sôlamin.

2. Măng. Măng cũng chứa glucozit sinh a-xít xyanhydric. Trong măng tươi có nhiều độc chất hơn măng ngâm chua hoặc măng khô. Để phòng ngộ độc, phải luộc măng kỹ, bỏ nước trước khi chế biến, khi ăn thấy có vị đắng lạ thì phải bỏ.

 
 

 

3. Sắn đắng. Sắn nào cũng có glucozit sinh a-xít xyanhidric, nhưng sắn đắng có nhiều hơn (từ 6 đến 15 mg/100g, so với sắn thường 2-3 mg/100g), thường có nhiều ở vỏ dày hai đầu củ và lõi sắn. Những trường hợp ngộ độc thường hay xảy ra với trẻ nhỏ, ăn sắn sống, luộc chưa chín hoặc ăn sắn cả vỏ. . Tùy theo liều lượng ăn phải nhiều hay ít, ngộ độc có thể cấp tính hoặc ngộ độc chậm. Ngộ độc cấp tính có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi, rối loạn thần kinh, co giật, giãn đồng tử, co cứng cơ hàm, ngạt thở, thở chậm, mạch không đều, sắc mặt tím tái, và có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc chậm gồm nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt toàn thân, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi. Để đề phòng ngộ độc do sắn, theo các bác sĩ, cần bóc vỏ, bỏ hai đầu củ sắn và ngâm nước sau 24 giờ mới sử dụng, không ăn sắn sống, khi ăn thấy đắng phải bỏ ngay.

Nên dùng cà chua chín thay cho cà chua xanh -

4. Cà chua xanh,  có chứa độc tố tomatidin có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng: nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ người. Nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phòng nhiễm độc cà chua, tốt nhất không nên ăn cà chua xanh sống, nên chế biến chín, hoặc cho ít giấm để phá bỏ cấu trúc phân tử của tomatidin.

5. Một số loại quả họ đậu, như đậu kiếm, đậu mèo… cũng chứa hàm lượng tương đối lớn glucozit sinh a-xít xyanhydric. Để phòng ngộ độc, không nên ăn nếu chưa ăn bao giờ, không ăn sống các loại đậu này.


6. Nấm mèo đen còn tươi có chứa một chất thuộc họ porphyrin, rất nhạy cảm với tia nắng mặt trời. Khi ăn xong ra ngoài nắng có thể sẽ bị viêm da. Những chỗ da để lộ ra ngoài bị nổi mẩn, tấy đỏ, mọng nước, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Trường hợp trúng độc nặng làm cuống họng phồng rộp, mọng nước gây khó thở. Không dùng nấm mèo đen còn tươi, cho dù có nấu kỹ, chỉ ăn nấm mèo đen đã chế biến và phơi khô.

7. Rau ôi. Một số rau xanh hay dùng như: rau cải trắng, cải bẹ, cần tây, cần ta có chứa chất nitrat, nếu rau bị úa, hư, hoặc muối dưa quá lâu, muối này sẽ bị khử bớt ôxy, tạo thành nitrit ăn vào sẽ có nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng: nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn, buồn ngủ, tim đập dồn dập, chân tay lạnh, các ngón tay bầm tím.

8. Nhiều loại nấm dùng chế biến thành món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh như nấm hương, nấm rơm, nấm kim chi, nấm gà... Nhưng, cũng không ít loài nấm độc (nhất là nấm hoang dã ngoài tự nhiên) như nấm bắt ruồi, nấm chó (còn gọi là nấm mũ trắng). Khi ăn các loại nấm này có thể gây tử vong (chết người) rất nhanh. Không sử dụng nấm tự nhiên nếu không biết chắc chắn đó là loài nấm ăn được. K nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc; không Không ăn
 

 
n Kết luận
Trong trường hợp chẳng may bị ngộ độc do ăn phải rau, củ, quả có độc chất, phải kịp thời sơ cứu bằng cách cho nôn hoặc uống nhiều nước để làm loãng chất độc trong cơ thể. Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.k
BBài đọc thêhông ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa
Bài đọc thêm
Mười loại thức ăn có thể nguy hại tới sức khỏe nếu ăn không cẩn thận Uống rượu không có tác dụng tốt cho giấc ngủ
Tags: không có tác dụng, tác dụng tốt, vào buổi tối, nhà khoa học, giấc ngủ, uống rượu, nghiên cứu, đi vào, cho thấy, những người, chén, dễ
 

Cứ 1 trong 10 người mắc chứng khó ngủ.
Nhiều người thường tìm đến một chén rượu vào buổi tối để mong đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nhưng một nghiên cứu mới, do các nhà khoa học Canada thực hiện, cho thấy chén rượu đó chỉ khiến họ trằn trọc và thao thức nhiều hơn.
Chất cồn vẫn được coi là một phương thuốc xoa dịu thần kinh và giúp con người dễ thiếp đi, nhưng đồng thời nó cũng mang lại cho người uống một giấc ngủ chập chờn. Tiến sĩ Shawn Currie tại Đại học Calgary phát biểu: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất cồn không phải là một phương tiện hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Nó rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, nhưng lại đảo lộn toàn bộ quãng nghỉ ngơi còn lại".
Những ảnh hưởng tới giấc ngủ do chất cồn gây ra bao gồm: thường xuyên thức dậy vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém, quãng ngủ sâu ngắn đi và tỉnh dậy sớm hơn vào sáng hôm sau.
Kết quả nghiên cứu này được rút ra từ việc theo dõi quá trình ngủ của 63 người đã cai rượu. Tỷ lệ người mắc chứng mất ngủ kinh niên trong toàn dân số là 10-15%, nhưng ở những người nghiện rượu thì cao gấp 3-5 lần. Đặc biệt, chứng khó ngủ còn kéo dài hàng tháng sau khi người ta đã bỏ rượu.
Việc mất ngủ có thể khiến những người cai rượu quay trở về con đường cũ. "Những người giận dữ, cô đơn, mệt mỏi là những người dễ tái phạm nhất", giáo sư tâm lý David Hodgins nói. Ông cũng cho rằng cần phải có những chương trình điều trị giúp người nghiện rượu có giấc ngủ tốt hơn, như vậy mới giúp họ thoát khỏi cơn nghiện.
Minh Thi (theo BBC, Globe and Mail)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Mỳ gạo Trung Quốc có chất gây ung thư
Mới đây, theo điều tra của tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, có tới 50 nhà máy ở thành phố Đông Quan, Trung Quốc đang sản xuất loại mỳ gạo có hại cho sức khỏe con người.

Ảnh minh họa - Internet.
Mỗi ngày, có tới nửa tấn mỳ gạo được xuất xưởng, chủ yếu, chúng được làm từ những loại gạo mốc, hỏng và kém chất lượng. Sau khi được tẩy trắng và trộn lẫn với một số chất phụ gia độc hại như oxit lưu huỳnh cùng một vài thành phần hóa học khác, chúng được kéo thành sợi nhỏ và đóng thành từng bao trọng lượng nửa kg.
Cứ như vậy, từ một cân gạo mốc vốn chỉ dùng làm thức ăn cho vật nuôi, họ có thể làm ra một lượng gấp ba lần mỳ gạo đề làm thức ăn cho con người.
Nghiêm trọng hơn, loại mỳ gạo chứa chất gây ung thư này đã được bán trong căngtin của hàng ngàn nhà máy ở tỉnh Đông Quan, chưa kể đến 10% lượng mỳ đã nhanh chóng len lỏi vào các chợ trong thành phố.
Nếu không được ngăn chặn kịp thời, món ăn vốn vô cùng phổ biến của Trung Quốc sẽ lại trở thành một mối đe dọa với chính họ và những nước láng giềng xung quanh.
Đặc biệt, trong thời điểm Tết Nguyên đán 2011 đang đến gần, ngày càng nhiều những vụ bê bối về an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc được phanh phui.
Ngoài mỳ gạo, hẳn người tiêu dùng vẫn chưa thể quên được loại rượu vang đỏ chứa hóa chất gây ung thư, cam nhuộm hóa chất độc hại, nấm dùng hóa chất để tẩy trắng, đậu phụ giả, trứng gà giả… Còn trước đó hai năm là scandal về sữa bột chứa hóa chất công nghiệp melamine đã làm chết 6 em nhỏ và hơn 300.000 em khác bị nhiễm sỏi thận.
Hiện tại, dưới sức ép của dân chúng và các cơ quan chức năng nước ngoài, Chính phủ Trung Quốc đang gia tăng các biện pháp để nâng cao tiêu chuẩn của thực phẩm và ngăn không cho các loại thực phẩm gây hại tung ra thị trường.
Theo Phan Thiện
Thông tấn xã Việt Nam

Trứng gia cầm Đức nhiễm dioxin
TP - Ngành y tế Đức đang điều tra ít nhất 34 nhà sản xuất trứng gia cầm ở một số bang của nước này vì gia cầm và trứng của chúng được phát hiện chứa hàm lượng chất độc dioxin cao gấp đôi mức cho phép.
Các chuyên gia cho rằng, dioxin gây ung thư đến từ mỡ công nghiệp, nguyên liệu rẻ tiền thay thế dầu thực vật, trong thức ăn gia cầm.

Dấu kiểm dịch trên vỏ trứng có nghĩa gì nếu bên trong là dioxin?. Ảnh: AP
Cơ quan chức năng Đức đã cách ly gần 1.000 trang trại ở 2 bang North Rhine-Westphalia và Lower Saxony, đồng thời yêu cầu các nhà phân phối gia cầm và trứng ngừng cung cấp sản phẩm ra thị trường. Tại bang North Rhine-Westphalia, khoảng 8.000 con gà mái nghi nhiễm dioxin bị tiêu hủy hồi đầu tuần. Ngoài ra, họ có kế hoạch điều tra các trang trại gia cầm ở một số bang khác.
Cơ quan chức năng Đức tin rằng, chất độc dioxin phát sinh trong quá trình sản xuất thức ăn gia cầm vì nhà sản xuất thay chất béo thực vật bằng chất béo công nghiệp để giảm chi phí. Nhiều quan chức chính phủ Đức lo ngại rằng, chất béo độc hại có thể đã được tung ra thị trường thức ăn gia cầm, gia súc trên phạm vi toàn quốc.
North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất nước Đức, đã cấm 14 trang trại sản xuất trứng, gia cầm và thịt lợn bán sản phẩm ra thị trường sau khi xét nghiệm các mẫu sản phẩm cho thấy chúng chứa hàm lượng dioxin cao hơn mức cho phép.
Bộ Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng đã cấm các trang trại ở vùng Soest bán sản phẩm sau khi 120.000 quả trứng gia cầm nhiễm dioxin được đưa ra thị trường 4 tuần qua.
Thái An
Theo DPA, Bloomberg, AP
 

 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9