Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ và Quốc Hội
HongYen 21.09.2005 16:42:16 (permalink)
Viết cho Mẹ và Quốc Hội

NXB Văn Nghệ

-------------------------

Chương mở đầu

Kính gởi: Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Kính thưa Quốc hội,

Tôi tên là Nguyễn Văn Trấn, sanh ngày 21 tháng Ba, năm 1914, thuộc dân tộc Việt, làm nghề viết báo và dạy học chính trị.

Nói thông thường, tôi là một lão nhiêu nhưng không an phận.

Tôi có đọc Lev Tolstoi mà thấy bày khôn:

Mình lụi đụi mà đã lên tới đỉnh của cõi người ta thì chớ có than vãn làm chi nữa, hãy gìn giữ sức, dồn hết tâm hồn cho phận sự làm con, đối với mẹ hiền - Tổ quốc - làm người có ích.

Vâng! Hay lắm!

Đất nước đang khổ sở bối rối, làm nhức lòng người cách mạng lão thành.

Họ bàng hoàng. Mai này sẽ ra sao?

Tôi cảm thấy như đứng cheo leo trên mỏm đá, nhìn biển rộng.

lặng nhìn trở vào trí não, thấy cái nôi,

chợt nghe có tiếng hát

nhớ lại cái tuổi lộng mây bay gió thổi trăng lên.

Nhớ mẹ nuôi dạy dắt dìu, trao cho đời.

Cảnh rạng đông của đời tôi sáng

Tôi nhớ tới nó với lòng biết ơn.

Nay đem trình Quốc hội.

Xin hãy nhận nơi đây như của con đối với mẹ tấm lòng của một công dân có luân thường.


Trương Vĩnh Ký có dặn rằng:

Khi mẹ có lỗi thì can

Không nghe thì cũng van lơn, nằn nì

Lời của tôi viết thành một cuốn sách, nhưng tâm can chỉ là như vậy mà thôi.

Nay kính

Nguyễn Văn Trấn

Sài Gòn 2-9-1995

>>>>>>>>>>>>>>>


Đồng gởi

Quí vị Đại biểu Quốc hội và Đồng bào

Lời tựa (mượn)

Gửi các độc giả

Các bạn độc giả đọc sách này

Xin hãy gạt bỏ mọi thành kiến

Và khi đọc đừng bất bình phẫn nộ.

Nó chẳng có gì độc hại và ô nhiễm.

Đành rằng các bạn sẽ học được ở đây.

Rất ít cái hoàn thiện, trừ chuyện vui cười.

Tôi không lòng nào chọn đề tài khác được.

Vì thấy các bạn đang héo hắt nỗi bi ai.

Viết chuyện cười còn hơn chuyện khóc

Bởi lẽ cười là đặc tính của con người.

Francois Rabelais (1494-1553)


Ví thử như chiếu theo nghĩa đen, các bạn thấy những đề tài kia rất vui và rất phù hợp với tên sách, thì tuy vậy các bạn cũng đừng nên dừng lại ở đó như mấy tiếng hát của các sirenesSirènes là chuyện thần thoại, đó là tên những quái vật thần kỳ, nửa thân là người đàn bà, nửa kia là cá hoặc chim. Tương truyền ở những gành đá ngoài biển, giữa đảo Capri và bờ biển nước Y³, có tiếng hát du dương lôi cuốn những khách du hành trên biển vào những thác gành tai họa. Sau vì tiếng hát không dụ nổi Ulysse, nên tủi thẹn, lao mình xuống biển., mà nên lý giải theo ý nghĩa cao hơn tất cả những điều mà ngộ nhỡ các bạn đã tưởng là người ta nói vui chơi .

Bởi vậy xin các bạn hãy lý giải tất cả

những việc làm và lời nói của tôi theo cách nào hoàn thiện nhất; hãy tôn kính bộ óc có hình thể phó mát mà bồi dưỡng cho các bạn bằng những chuyện hý hước hay ho, và trong phạm vi quyền lực của mình, các bạn hãy làm thế nào để cho tôi được luôn luôn khoái lạc.


.......................


Ông Bảy Trấn, Hai Cù Nèo:

Ông Nguyễn Văn Trấn, còn được gọi là Bảy Trấn, sinh năm 1914 tại Chợ Đệm thuộc làng Tân Kiên, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Xuất thân từ một gia đình địa chủ được coi là khá giả, ông được gởi lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký (1927). Năm 1930, sau khi thi đậu tú tài phần nhất, ông bỏ học và bắt đầu hoạt động cách mạng chống lại thực dân Pháp. ở thời điểm đó, theo lời tự thuật, ông đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh và ông Nguyễn An Ninh. Nhưng khi phong trào cộng sản bộc phát mạnh ở khắp nơi, người thanh niên Nguyễn Văn Trấn đã tham gia vào đảng cộng sản, với sự tin tưởng rằng "cách mạng vô sản thế giới sẽ gióng trống phất cờ giải phóng cho dân tộc yếu hèn".

Từ đó, Nguyễn Văn Trấn lao vào cuộc đấu tranh với tư cách là một đảng viên đảng cộng sản. Trong hơn 40 năm hoạt động cho tới lúc về hưu vào năm 1976, Nguyễn Văn Trấn đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng cộng sản như Chính Ủy Bộ Tư Lệnh khu 9 và Bí Thư Khu Ủy, Đại Biểu Đại Hội Đảng lần thứ hai, Giáo Sư trường Nguyễn Ái Quốc và sau đó trường Đại Học Nhân Dân tại Hà Nội, Vụ Phó Ban Tuyên Huấn Trung ương. Sau khi về hưu, ông cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam, như tờ Tuổi Trẻ, với bút hiệu Hai Cù Nèo, bằng những bài viết châm biếm vạch ra những yếu tố tiêu cực, xấu xa của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông cũng viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật như Chúng Tôi Làm Báo (1977) Chợ Đệm Quê Tôi (1985), Chuyện Trong Vườn Lý (1988), Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật (1994).



Edit

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.10.2005 17:23:18 bởi HongYen >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9