Chữa viêm loét dạ dày ở đâu
bachvancusy 21.12.2011 22:47:07 (permalink)
Là 1 bệnh nhân bị đại tràng mạn tính đã lâu năm, người ta cứ bảo mình: có đồ ăn cũng chẳng giám ăn, vì cứ ăn các thức ăn lạ miệng là y như rằng mình lại bị cơn đau bụng hành hạ. Thậm chí, chả ăn gì lạ, cứ khi đi ra ngoài thời tiết lạnh bụng cũng quặn lên, mỗi lần mùa đông ra đường cảm giác đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng, ấn thấy đau càng rõ nét hơn. Qua người bạn vong niên thân thiết trong diễn đàn chúng ta giới thiệu số điện thoại 04 62754799 của GS. Đái Duy Ban để điều trị, sau 3 tháng uống thuốc, mình thấy giảm đau nhiều, khi xét nghiệm thì bác sỹ có nói đã giảm lượng tiết và độ acid dịch vị, tăng lượng chất nhày trong dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như vết loét se lại. Mình có dùng các đồ ăn thức uống từ thiên nhiên để giúp hệ tiêu hóa hoạt đông tốt như theo sách của GS. Ban http://www.davibooks.vn/products/vie...-Tieu-Hoa.html. Mình xin được giới thiệu một số thức ăn hiệu quả của GS như sau:

1. Xương cá mực: Chữa bệnh dạ dày do tăng toan: lấy 30 gam xương cá mực, 150 gam thịt gà, à nhánh gừng, 2 quả táo tàu và ít nước đem đun dừ thịt gà. Ắn cả cái lẫn nước, có thể chữa được loét dạ dày và hành tá tràng, cũng như đau dạ dày do khí vị hư nhược, độ toan ở dạ dày cao.

2. Táo tàu, hồng hoa, mật ong: Trước hết lấy 10 quả táo tàu, 10gam hồng hoa, cho thêm ít nước vào sắc, lấy 200 mililít nước thuốc, lấy 60 gam mật ong trộn đều lúc nước thuốc nguội. Mỗi ngày uống một thang. Uống lúc sáng sớm, bụng còn đói. Uống liên tục trong 20 ngày là một liệu trình. Có thể chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.

3. Vỏ trứng gà sạch chữa loét hành tá tràng: Lấy 10 cái vỏ trừng gà nghiền vụn, đem rang vàng (không để cháy), xong nghiền thành bột. Chia ra 10 ngày uống, mỗi ngày uống 2-3 lần với nước sôi trước hoặc sau bữa ăn. Liên tục uống trong nhiều ngày, có hiệu quả tốt rõ rệt.

4. Cải bắp chữa lóet dạ dày và hành tá tràng: Nghiền nát rau cải bắp để được 250 gam nước ép của rau, đun nóng uống trước bữa ăn, ngày 2 lần, liên tục uống trong 10 ngày, có thể hết đau và dần lành vết loét.

5. Củ cải và ngó sen chữa xuất huyết dạ dày: Lấy củ cải và ngó sen tươi, hai loại trọng lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống mỗi lần 50 gam nước. Ngày uống 2 lần. Thường xuyên uống như vậy có thể phòng chữa chảy máu dạ dày.

6. Vitamin E uống kết hợp với uống mật ong sẽ chữa bệnh loét dạ dày:

- Mỗi ngày uống 100 miligam vitamin E, chia làm 3 lần. Uống liên tục trong 2-3 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Có thể kết hợp với cùng thời gian chữa bệnh với uống mật ong: Mỗi ngày uống vào sáng sớm 60 gam mật ong, uống liên tục nhiều ngày liền.

7. Khoai tây chữa loét dạ dày: Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, dùng vải xô sạch bọc, vắt lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 thìa to, uống liên tục 2-3 tuần liền sẽ có hiệu quả rõ rệt.

8. Đinh hương và lê làm an dạ dày: Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào trong một quả lê đã khoét rỗng giữa, đem hầm chín để ăn, có thể chữa trị chứng hay buồn nôn, nôn mửa và nấc ở những người viêm loét dạ dày và hành tá tràng.

9. Day ấn huyệt: Khi đau, lấy hai ngón tay day ấn huyệt túc tam lý ở hai chân (xem hình vẽ). Chỉ sau 5 phút, người bệnh sẽ cảm thấy dịu đau dần rồi đến hết đau.

10. Ắn uống chữa bệnh: Người bị loét dạ dày và hành tá tràng cần chú ý ăn uống đúng giờ, theo định lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, chọn ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng lại dễ tiêu như bánh mì, bành bao, mì sợi, miến, cơm nát, sữa, đậu v.v... ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các chất rau cải trắng, cải bắp, khoai tây, sơn dược v.v...

Ngoài ra, không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.

#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9