Nói với "Binh Bét": Tướng Vịnh.
Nói với "Binh Bét": Tướng Vịnh. Ở Việt Nam, chúng ta dễ dàng thấy rằng khi có một thắng lợi nào đó thì báo chí sẽ làm những bài phóng sự nhân vật của năm, vừa tung hô vừa khiêm nhường. Nhất là giai đoạn cuối năm, ngầm ca ngợi một cấp nào đó trong chính phủ. Trong một bài báo: Tôi tự hào là một "Binh bét", tướng Vịnh là người của Bộ Ngoại Giao, có vẻ khiêm nhường khi đưa câu nói người cha là tướng Nguyễn Chí Thanh trách mình như vậy làm tựa đề, nhắc lại quảng đời mình hồi nhỏ và còn tỏ vẻ quan tâm tới thế hệ trẻ, rồi tỏ rõ quan điểm hòa bình bằng câu nói : "Chúng ta không tham gia vào những xung đột lợi ích của các nước lớn và điều tôi muốn nói là Việt Nam phải tránh mọi cuộc chiến tranh, trước hết là những xung đột trên biển Đông. Nếu có chiến tranh, có xung đột thì sẽ là thảm họa của dân tộc và là bất hạnh cho từng gia đình". Đương nhiên, bài báo chắc chắn có sự chuẩn bị công phu, nhất là vấn đề gai góc của năm qua (Biển Đông) được trấn an trước công chúng. Nói gì nói cũng ngầm ý như Bộ Ngoại Giao năm vừa qua đã có thắng lợi và ông là một trong những đại diện của Bộ "vẽ" đường hướng của "thời cuộc" (hàm ý thắng lợi của Bộ Ngoại Giao "vẽ đường hướng" cho Tổng Bí Thư thăm Trung Quốc chuyến vừa rồi), làm cho Trung Quốc phải ký với ta nhiều văn kiện giải quyết mọi tranh chấp bằng luật biển 1982. Từ lâu tôi ái ngại một việc mà chúng ta tưởng chúng ta thắng nhưng thực sự mắc kế Trung Quốc. Trước đây ta hay nói "Mỹ làm vậy, mà không phải vậy". Giờ đây, câu nói này nên ngắm về bạn Trung Quốc. Tướng Vịnh nên nhớ mình chỉ là một người, còn Trung Quốc là một tập thể "âm mưu" mới được. Ông nói có xem: " Trong tác phẩm "Hồng Kong thuở ấy" cũng đã nói lên một điều, với bất cứ quốc gia nào khi đất nước mạnh lên, theo đó chủ quyền sẽ được thu hồi và bảo vệ đầy đủ". Vậy thì Trung Quốc cũng có người xem vậy và họ cũng lo lắng một điều. Đó là, việc nước ta giàu mạnh thì quân sự như thế nào? Chắc chắn anh bạn Trung Quốc cũng ngại, họ ngại về Hoàng Sa và một phần Trường Sa nữa. Ta đánh thắng Pháp, Mỹ, Trung Quốc( năm 1979) thì Hoàng Sa và Trường Sa làm sao đảm bảo Việt Nam- Một nước đang biến mình thành "con rồng" kinh tế không nổ súng đòi lại đất của mình. Việc Bình Thường Hóa, việc "gây hấn" nằm trong một kế hoạch gọi là " phương pháp hữu nghị, hòa bình, thương lượng". Tổng Bí Thư Việt Nam thăm Trung Quốc nói với nước bạn như thế và cứ căn cứ theo luật biển 1982. Trung Quốc ký ngay và Việt Nam ta thấy đã thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, diễn giải rằng "song phương" là vấn đề Hoàng Sa (còn hiểu là hàm ý chơi câu chữ "chủ quyền Hoàng Sa" được nhắc lại), và đa phương là Trường Sa, rồi được nhắc đi nhắc lại làm gì cũng có "luật biển" quốc tế. Nhưng đâu biết rằng những lời lẽ đó Trung Quốc rất cần, đã đảm bảo cho anh Tàu một việc là không hề nổ súng- Điều mà họ ngại hơn ta chứ không phải ta ngại hơn họ. Vậy là họ cứ ung dung làm như là mình bị "mắc kế" Việt Nam, đa phương hay song phương kiểu gì cũng được, miễm sao đàm phán chứ đừng có súng ống. Bảo đảm các đảo họ chiếm còn y chang, binh sĩ họ ở đó cứ việc ăn Tết...Đừng lo gì, cấp trên đang đàm phán. Đó là mưu lược của Trung Quốc đấy, Mỹ có nhảy vào đi nữa cũng là để đảm bảo nơi đó không nổ súng. Vì Mỹ là anh cả coi chừng hòa bình mà, thì Hoàng Sa và Trường sa mà họ chiếm vẫn không hề sợ có gì đó thay đổi. Còn đàm phán thì muôn đời mới xong... NCL
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: