Nội Thất Huế

Tác giả Bài
Lỗ Ban
  • Số bài : 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 19.05.2010
Nội Thất Huế - 09.01.2012 00:38:54


( Bộ Bàn Ghế Bát Tiên Huế )
Trong giới cổ vật đồ Đồng đồ Gốm sứ có thể lưu giữ tồn tại tới vài nghìn năm . Đồ Gỗ do đặc điểm cấu chúc của chất liệu nên 100 năm đã được liệt vào nhóm tuổi tác ...
Miền Bắc được xem như là nơi tìm thấy nhiều đồ nội thất tinh xảo . Trong số nhưng tác phẩm ngoại hạng phần đa là có xuất xứ từ Trung Quốc . Số khác thì từ nhà Quan lại Địa chủ ... Tựu chung tất cả nhóm đó cũng chỉ nằm vào đẳng cấp đồ nội thất ( Vương giả ) mà thôi ...
Huế . Là cố đô của Việt nam . Trong nhưng món đồ nội thất cỡ ( Cung Đình ) ở Việt Nam còn tồn tại cho đến nay đều có nguồn gốc từ Huế ...
Cũng do yếu tố thời gian số nội thất Cung đình giờ cũng chở nên hiếm hoi hoặc nếu còn cũng trong tình trạng kém hoàn hảo . Một chiếc Trương được sưu tầm từ 1 chiếc Tủ đả hỏng một bức điêu khắc còn xót lại của chiếc Giường của Phủ Quan hay cánh Tủ của Phủ Chúa cũng là đích săn lùng của dân sưu tầm đồ nghệ thuật . nhưng tác phẩm dạng này dù nhiều sứt gẫy không hoàn chỉnh cũng có giá tới vài chục triệu ..



( Vách Tủ Cung Đình Huế )

Ở nhưng làng nghề có truyền thống ở Miền bắc . Từ xưa đã có đã có nhưng nhóm thợ thủ công giỏi được tuyển đi Huế làm đồ nội thất và xây dựng cung đình . Ở đây chở thành quê hương thứ 2 của Họ vậy nên Huế cũng có nhiều Dân gốc Bắc là vậy ...
Cũng chính trong môi trường và yếu tố lịch sử mà hiện giờ Huế vần còn những Nghệ nhân Gia truyền với những bàn tay vô cùng khéo léo ...
Ở miền Bắc đồ nội thất luôn mang phong cách Trung Quốc nhưng với Huế nét độc đáo mang vẻ đặc chung giêng mà chỉ Huế mới có được ...
Làng Chuôn Ngọ thuộc huyện Phú xuyên được biết tới như ngôi làng đứng đầu về nghề chạm khảm . Nhưng ở đó cũng chỉ dừng lại ở nghề khảm Trai Ốc ...Trai Ốc vốn dĩ cấu tạo Vỏ Mai rất mỏng nên chi tiết khảm trên mặt Gỗ nông thường phải gắn bằng Sơn Ta hoặc Keo 2 thành phần vậy nên một vài chục năm việc bong chóc là điều khó tránh khỏi ...
Khảm Xương . Luôn là sản phẩm đặc trưng của Huế . Như Ta được biết bề mặt của ống xương động vật thường rất dầy gấp 3 tới 4 lần Trai Ốc . Chính vì vậy mà trong khâu chế tác nhất là những chi tiết tinh xảo mềm mại sẽ rất phức tạp luôn đòi hỏi người Nghệ nhân một trình độ cao . Ngoài gia công phức tạp bù lại mặt chi tiết của Xương cao dầy nên được khảm sâu trong thân Ván cũng chính vì vậy ở những tác phẩm khảm Xương có tuổi tới vài trăm năm chi tiết khảm còn gần như nguyên vẹn ...
Trong khảm Trai Ốc thông thường . Phần dầy nhất nơi Vỏ hay bị loại bỏ vì phần này thớ soắn và gia công rất phức tạp . Nhưng trong nhưng tác phẩm đỉnh cao Huế . Luôn có một bức khảm Ốc dầy trên mặt Ván cỡ 1.5 cm . Khảm ốc nổi không phải nghệ nhân nào cũng làm được nên trong một sản phẩm khảm Ốc như Giường hoặc Tủ chỉ duy nhất được một bức được khảm nổi và luôn đặt ở vị trí trang trọng nhất ...



( Mặt Tủ khảm Ốc nổi )

Trong nhưng món đồ nội thất thì Tủ Thờ được biết tới như một món đồ phổ thông nhất vì từ người giầu cho tới kẻ nghèo Ai cũng có tổ tiên nhu cầu tâm linh cúng bái hiện hữu trong mỗi gia đình .
Làng Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức Là Làng nghề làm Tủ Thờ Ô Sa lớn nhất miền Bắc . Nhưng những mẫu tủ thờ ở đây nếu so sánh với mẫu Tủ Thờ Huế quả là khác xa . Ở mẫu tủ thờ Huế ngoài sự mền mại và khâu đực gọt tinh xảo Người nghệ nhận còn luôn biết sáng tạo kết hợp hài hòa giữa Gỗ và Gốm sứ tạo nên sự đan xen tinh tế ....



( Tủ thờ có những khoang trống gắn đĩa gốm sứ )

Trong cuộc sống hiện nay . Tiền bạc và nhưng thứ quý giá luôn được cất trong két sắt và tủ kiên cố với mấy lớp khóa .
Chiếc Rương là một món đồ nội thất nghe có vẻ rất xa lạ với mọi Người nhất là các Bạn trẻ . Ở vào thời kỳ Ông Cha chúng ta .Trong các gia đình khá giả chỉếc Rương là đồ quý giá thiết thực nhất . Tiền bạc gia sản được cất vào đó . Chiếc Rương giống như mốt cái Tủ Cái hòm và cũng giống như chiếc giường Ngủ . Kẻ Trộm muốn lấy đồ bên trong chỉ có cách bước qua xác Gia chủ ...
Với chiếc Rương ở miền Bắc chỉ vuông vức đơn giản như một cái hòm nhưng ở Huế . Cái Rương được lắp thêm 4 bánh xe nhỏ được chảm khảm điêu khắc để bày biện trong gian Nhà chính giống như một tác phẩm nghệ thuật ...



( Một chiếc Rương Cổ Huế )

90% Đồ Gỗ tinh xảo miền Bắc được bán sang Trung Quốc . Vài năm chở lại đây kinh tế Họ phát triển nên sức mua cao cầu luôn vượt cung . Cũng nhờ đó Nghệ thuật điêu khắc miền Bắc trên đà phát triển Người Thợ có đất dụng võ chất lượng tay nghề và mẫu mã phát triển vượt bậc so với vài chục năm trước ...
Ở Thành phố Huế có cả chục của hàng bán nội thật . Ngoài một số Bàn ghế tủ nhập từ Miền Bắc vào tuyệt nhiên không thấy đồ tinh xảo đặc trưng của Huế ... Sao vậy ?
Phải chăng không còn Ai làm ra Chúng nữa ... ? .. Câu trả lời là Không phải ...
Ở Huế còn rất nhiều nhân tài . Ngặt lỗi một sản phẩm tinh xảo Người nghệ nhân phải bỏ rất nhiều công sức tâm huyết . Thị Trường Huế là một góc nhỏ mặt hàng nọi thất tinh xảo làm ra chỉ cũng cấp cho thị trường nội địa . Dân việt Nam Mình Còn khó khăn . Bỏ ra tới vài chục thậm chí vài trăm triệu để mua một sản phẩm nội thất tinh xảo không phải Ai cũng dũng cảm ...
Người thợ giỏi Ngoài tài năng tâm huyết Họ còn chịu áp lực miếng cơm manh áo hàng ngày ... Tay nghề không được phát huy nuôi dưỡng sẽ sớm mai một ...
Nếu điều đó sảy ra qua là một thiệt thòi lớn tới Người yêu nghệ thuật nước nhà ..
Mong rằng bài viết Lỗ ban sẽ là tiếng nói nhỏ bé để mọi Người biết về nghệ thuật điêu khắc Huế góp một chút sức Mình phát huy giữ gìn một nét đẹp truyền thống cũng đình Huế mãi mãi trường tồn ...



( Phương kỷ Huế )
























































mọi chi tiết xem tại http://tuonggocaocap.com/diendan/ hoặc http://nghethuatdieukhac.com/diendan/index.php