Đường Ruột
HongYen 23.09.2005 14:27:11 (permalink)
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH ĐỘNG

Bác sĩ Nguyễn văn Đích

Hội chứng ruột kích động là một rối loạn tiêu hóa thường gặp, gồm đau bụng, kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.

SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY TIÊU HOÁ

Bộ máy tiêu hóa là một ống dài từ miệng đến hậu môn, gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Khi ta nuốt, đồ ăn được thực quản dẫn xuống dạ dày. Dạ dày co bóp, trộn lẫn đồ ăn với dịch vị, gồm acid và men tiêu hóa. Sau đó đồ ăn được đẩy xuống ruột non, dưới tác dụng của nhiều men tiêu hóa khác, đồ ăn được chuyển thành một chất đặc sệt. Các chất bổ dưỡng được ruột non hấp thu vào máu, c̣n các chất bă được đẩy xuống ruột già. Ruột già hút bớt nước, làm đặc chất bă, đóng khuôn và co bóp để thải chất bă ra ngoài. Thời gian để đồ ăn từ miệng xuống đến cuối ruột non là 16 giờ nên thông thường ta đi cầu mỗi ngày một lần. Người thường có thể đi cầu 2 lần mỗi ngày nhưng không quá 3 lần; ngược lại có người đi cầu mỗi 2 ngày, nhưng không ít hơn 3 lần trong một tuần.
Bộ máy tiêu hóa làm việc dưới tác dụng của các kích thích tố là các chất trung gian hóa học và các men tiêu hóa, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Các tế bào thần kinh nằm trong thành ruột nối tiếp bằng các dây thần kinh với các trung tâm của hệ thần kinh tự chủ ở dưới năo. Cũng có các dây thần kinh truyền đến vỏ năo khiến ta có thể cảm thấy đau, ngược lại cũng có sự liên hệ giữa vỏ năo với trung tâm dưới năo khiến cho các tác động, kích xúc của môi trường bên ngoài tác động đến sự làm việc của bao tử và ruột.
Hội chứng ruột kích động do sự nhạy cảm của trục thần kinh từ năo đến ruột khiến cho người bệnh dễ cảm thấy đau hơn kèm với sự tăng hay gỉảm sự co bóp của ruột do tác động của đồ ăn, viêm nhiễm hay các chấn động về tâm lư.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân thường từ 20-40 tuổi, phần nhiều là phụ nữ. Họ thường kêu đau bụng, có thể đau khắp bụng nhưng thường ở bên trái bụng dưới; cường độ đau trung b́nh, có tính chất co thắt. Bệnh nhân thường có rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy hoặc táo bón. Có người bị tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Triêu chứng thường xảy ra sau khi ăn, nhiều khi sau khi ăn mỡ hoặc rau, đậu. V́ đi cầu nhiều lần nên phân lỏng, hoặc sệt, không đóng khuôn, có thể có chất nhầy nhưng không có máu. Thông thường bệnh nhân không phải đi cầu ban đêm.
Ngược laị có người bị táo bón, chỉ đi cầu mỗ tuần hay lâu hơn, do đó hay bị trĩ và chảy máu do trĩ. Có người khi bị tiêu chảy, khi bị táo bón. T́nh trạng kéo dài, gây phiền toái, trở ngại trong sinh hoạt nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một số người có biểu hiện lo lắng, buồn phiền chán nản hay trầm cảm.
Thăm khám không thấy dấu hiệu của bệnh cơ thể.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng cơ năng kể trên, sau khi đă loại trừ các bệnh cơ thể như viêm ruột, viêm loét bao tử tá tràng, u bướu và một số bệnh hệ thống khác.
Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán dễ dàng, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cơ bản. Khi có các dấu hiệu khác như sốt, xuống cân, đi cầu ra máu….cần phải t́m nguyên nhân bằng cách soi bao tử, soi ruột, chụp CT ổ bụng hoặc làm các xét nghiệm chuyên môn khác nữa.

ĐIỀU TRỊ

Bác sĩ cần giải thích với bệnh nhân vệ bệnh và sự diễn tiến của bệnh để người bệnh an tâm và hợp tác với điều trị. Cần:

1. tránh ăn đồ ăn dễ gây triệu chứng như nước ngọt có hơi, mỡ, rau đậu…
2. uống thuốc có nhiều chất xơ như Metamucil, Citrucel…
3. thuốc chống co thắt như bentyl…
4. thuốc giảm tiêu chảy như imodium,
5. thuốc chống trầm cảm nhẹ như elavil…
6. một số thuốc đặc biệt như alosetron trong HC RKD kèm tiêu chảy, tegaserod trong HC RKD kèm táo bón,
7. tâm lý trị liệu,
8. cần thể thao, thiền, thư dãn.

Tóm lại hội chứng ruột kích động là một rối loạn cơ năng, lành tính, có thể gây phiền toái, nhưng không nguy hiểm và không có biến chứng. Cần có sự trao đổi giữa thầy thuốc và bệnh nhân để hiểu biết về bệnh, để tạo sự an tâm và hợp tác với điều trị gồm cả sự thay đổi cách sinh hoạt và dùng thuốc

Ngày 4 tháng 9 năm 2005
Bác sĩ Nguyễn văn Đích
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9