CHUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT THƠ VÀ THƠ ĐỠ LÊN NGÔI

Tác giả Bài
THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
CHUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT THƠ VÀ THƠ ĐỠ LÊN NGÔI - 15.01.2012 23:35:02
TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG

CHUNG QUANH VẤN ĐỀ
‘LẠM PHÁT THƠ VÀ THƠ DỠ LÊN NGÔI’

Từ mấy năm gần đây các trang báo trong nước thường đăng những bài viết (có thể họ là nhà thơ, nhà văn của tổ chức nhà nước) than phiền ‘lạm phát thơ’ người ta la lối và yêu cầu giới thẩm quyền về văn có trách nhiêm kiểm soát kỹ nhằm chặng đứng sự lạm phát ấy, và ‘thơ dỡ lên ngôi’. Họ chưa bao giờ đặt vấn đề tại sao hội viên hội nhà văn lại tệ hại thế và làm thế nào để khôi phục? dăm tác phẩm thơ chưa ra hồn là vào hội, từ ấy chất lượng thành viên hội kém cõi. Đành rằng nước ta bây giờ chưa có trung tâm văn bút nhưng có hội nhà văn mà những người cầm chệch của hội không như mong đợi thì hội viên dỡ là chuyện thường tình (đã có những người trả thẻ hội nhà văn vì họ thấy không thể ngồi cùng chăn chiếu với đám thiểu số ấy).

Nói đến văn chương đầu tiên phải nói đến tác phẩm và nói đến tác phẩm điều đầu tiên là phải có tính văn chương, đã đành anh muốn vào hội nhà văn là phải có tác phẩm, nhưng tác phẩm thế nào tác phẩm ra sao thì phải đợi thời gian cho độc giả sàng lọc thẩm định. Độc giả bao giờ cũng công bằng họ không cần biết ai có trong hội, ai không có hội, miễn là tác phẩm ấy có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng.

Có người làm thơ cả đời, họ yêu thơ, thơ như máu thịt thế mà suốt cả đời không xuất bản nổi 1 tập thơ vì lẽ họ chẳng có nổi tiền để in, và khi ai đó
tập hợp thơ lại để in chung thì có kẻ lại cho là ‘cần câu thơ’ để làm tiền. họ hoàn toàn không hiểu nhu cầu ‘chơi thơ’ của nhiều người ít tiền vài trăm ngàn để góp mặt văn chương vói đời thì có thể, bảy tám triệu để có tập thơ xuất bản đàng hoàng thì không.

LẠM PHÁT THƠ

Tôi không hiểu tại sao người ta lại dùng cụm từ ‘lạm phát’, lẽ ra người Việt thấy nhiều người làm thơ, đọc thơ phải mừng, vì làm thơ là hướng tới chân thiện và mỹ mà họ hướng để đi tới ấy là quý rồi, nếu cả nước nhất là giới thanh niên mà như vậy thì có lẽ thì sự vực dậy về đạo đức, nhân văn nước nhà thời gian không dài. Một đất nước mà con trẻ lớn lên từ tao nôi của mẹ được ru từ tấm bé bằng những ca dao ngọt ngào, lời ca dao ấy thấm vào máu thịt của mỗi công dân Việt Nam đến lúc trưởng thành, thử hỏi làm sao ngôn từ thơ ca không thấm vào xương tủy được, nên các dân tộc khác nói rằng ‘dân Việt Nam là dân tộc của thi ca’ và ‘ra đường là gặp nhà thơ’ thế nhưng khi người ta làm thơ nhiều lại có người lo lắng, tôi không hiểu nổi có phải tính ích kỷ hẹp hòi ?

Xã hội có thứ bậc và giai cấp thì thơ cũng vậy, có đại thi hào, có thi hào, có nhà thơ, có lều thơ…tùy mức độ của người làm thơ.

Phải thừa nhận rằng khoảng năm 2000 trờ về sau nầy việc xuất bản thơ khá nhiều vì ấy là nhu cầu thực sự cho tinh thần của giới yêu thích thơ, có những tác phẩm chưa thể gọi là thi ca chỉ chừng mực là văn vần, thậm chí chưa được gọi là văn vần vì đâu có vần điệu mà gọi là vần (người ta cho là tân hình thức, tuy nhiên loại thơ nầy đang còn mới mẻ, chúng ta sẽ bàn sau)

Đây là vấn đề cần xem lại sao cho hợp lý hơn, hoàn cảnh ra đời cũng tùy ở điều kiện mỗi cá nhân, người có sở học và văn tài thì hay còn ít sở học, thiếu văn tài thì chưa hay. Nói đến hay và dỡ còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố.Tôi là người được tặng thơ khá nhiều, nếu ai tặng thơ cho tôi đầu tiên tôi trân trọng và đọc, ít nhất là vài lần, đương nhiên là có những cảm nhận trong từng tác phẩm và tôi cũng hơi khó tính về thi ca, song không phải khó mà chê vô tội vạ.

Có nhiều người xuất bản thơ để kỷ niệm với gia đình con cháu, kỷ niệm với bằng hữu, họ không có tham vọng trở thành nhà thơ, họ viết cảm xúc để giãi bày , và cũng có nhiều kẻ háo danh bỏ tiền mua thơ (hoặc nói ý cho người khác viết )rồi xuất bản, thậm chí chưa trả tiền hết những bài thơ (có lẽ các anh cũng biết ít nhiều) không những một tập mà vài tập cơ, thật tội nghiệp, con đường văn chương thơ mộng, đẹp nhưng lắm gian nan, gập ghềnh đòi hỏi mỗi cá nhân phải nổ lực và tự thân những người ấy dù có bỏ tiền mua chuyện giới thiệu tác phẩm đình đám ở những hội trường to của nhà nước thì thời gian cũng đào thải im hơi lặng tiếng, vì tự thân họ sống không thơ lấy đâu trở thành nhà thơ, đâu có phải khoác lên mình chiếc áo cà sa là trở thành tu sĩ. Trong lĩnh vực văn chương người viết thì rất nhiều nhưng sự thành công thì quá ít ỏi. Lẽ ra phải đi tìm nguyện nhân vì sao? Thì chúng ta lại nói đủ điều với những tấm chân thành của các tâm hồn thơ, liệu có công bình chăng?.

Nếu như một kẻ mua thơ,rồi xuất bản thơ, đài nọ báo kia lăng-xê đình đám lắm kẻ nói theo rằng hay, rằng đẹp và một người làm thơ chưa hay nhưng ấy là máu xương tâm hồn của chính họ bạn sẽ trách ai ?

Thực ra, muốn hạn chế chuyện xuất bản những tác phẩm chưa thật sự là thơ không gì hơn là chính những người có trách nhiệm cho xuất bản, những người nầy phải có chuyên môn, có sở học và uy tín trong giới cầm bút ít ra trên lĩnh vực văn thơ có vài đầu tác phẩm được công chúng công nhận, nhưng những người ấy có khi chưa đủ những yếu tố đó lại có quyền quyết định cao nhất trong việc xuất bản.

THƠ DỠ LÊN NGÔI

Đây không phải là chuyện bây giờ mới nói, mà vấn đề nầy văn nghệ đã nói nhiều lần, vì sao vậy?

Nó bắt đầu từ các cuộc thi thơ, thường những cuộc thi thơ do tổ chức của nhà nước đại diện là của báo, đài nào đó thông qua hội nhà văn Việt Nam hoặc hội nhà văn tỉnh thành sở tại, mà nếu là cuộc thi thì có tiêu chí, chủ đề và những ai là ban giám khảo. Những điều ấy cứ nhập nhằng mắc rối rắm quanh các sợi dây vô hình là ‘đụng chạm, là nhạy cảm’. nói là không có thơ hay trong thời nầy thì vô lý quá vì người việt trong nước đến con số trên tám sáu triệu dân học và hành quốc ngữ từ nhỏ đến già và đầy đủ sách báo, thơ văn, bình luận…người làm thơ bây giờ khá nhiều so với trước đây bốn năm mươi năm nhưng để có thi phẩm xứng tầm các bậc đàn anh như QUANG DŨNG, ĐINH HÙNG, HOÀNG CẦM, XUÂN DIỆU, BÍCH KHÊ… là hơi hiếm có phải chăng là những ràng buộc nhất định. Thi sĩ thì viết phóng khoáng có thể là hay nhưng thảy đều phạm úy không được giải, thơ không công bố làm sao ta đọc được, những bài thơ công bố đạt giải lại không hay nhưng hội đủ các điều kiện ban giám khảo đề ra, bởi đó là cuộc chơi mà, phải chăng vì nhiều lý do rối rắm như tôi nói trên ? Có nhiều người còn cho rằng thơ hay bây giờ còn nằm trong hộc tủ.

Vừa rồi cuộc thi thơ Văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long, bài ‘Trăng nghẹn’ của tác giả Hoài Tường Phong là một điển hình, lúc đầu thì cho rằng đạt,sau rồi không đạt nhọc nhằn vậy , thực sự đó là bài thơ hay, tuy ngôn ngữ mộc mạc mà chân thành, nếu ai có tâm hồn thì nước mắt rơi là dễ hiểu. Đọc hết bài thơ ta như thắt lòng cho dân đồng bằng quê hương tác giả nói riêng và cả dân Việt nói chung. Điều nầy đã nói lên sự bất cập thống nhất của ban giám khảo, làm nổi đình nổi đám không những tại đồng bằng sông Cửu mà còn tỏa ra khắp đất nước, sang tận các đại dương.

Và cũng từ cuộc thi vừa qua của Văn Nghệ quân đội năm rồi giải quán quân là tác giả Nguyễn linh Khiếu và Nguyễn thanh Mừng mà ông Trần mạnh Hảo nói là chưa phải thơ,ông đã chứng minh rồi, tôi chẳng cần phải nói nữa, vậy đó, dù cho độc giả chưa mấy đồng tình.

Một điều cần nói nữa là ban giám khảo, những bài hay, nhưng có ‘vấn đề’ bỏ quách là chắc ăn, chứ nếu cho vào giải mấy ông văn nghệ cày lên lật xuống chắc gì yên, hãy cho những bài vô thưởng vô phạt là biện pháp an toàn nhất, để mai mốt còn được tiếp tục là giám khảo! cho nên chưa có thơ hay là chuyện không khó hiểu lắm.

Mục đích cuộc thi không phải tìm người phục vụ hay, tuyên truyền giỏi mà là tìm kiếm những anh tài thực sự về văn thơ, những áng thơ hay để độc giả thưởng lãm từ đó vinh danh cuộc thơ một cách xứng đáng, rất tiếc độc giả chưa thấy được, hãy hy vọng cuộc thi khác đàng hoàng hơn đỉnh đạc hơn xứng tầm với những hoài bảo của người làm thơ, viết văn chân chính, dân văn mong lắm thay./.
NGÃ DU TỬ
SÀI GÒN, VIỆT NAM

THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
RE: CHUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT THƠ VÀ THƠ ĐỠ LÊN NGÔI - 18.01.2012 22:49:19
ẤM TRÀ ĐÊM GIAO THỪA

Hồi mới vào bậc trung học đệ nhất cấp khoảng năm sáu tám, sáu chín , lúc ấy ông nội tôi còn tại thế, mỗi lần đi học về, tôi thường lân la với ông để chuyện trò, có những điều không biết tôi thường hỏi ông tôi. Nội tôi có thói quen là đọc sách và uống trà. Sách ông đọc thường bằng chữ Nho, thỉnh thoảng ông vẫn đọc sách quốc ngữ dịch từ tiếng Hán như Tam quốc chí, Thuyết Đường, Đông Chu liệt quốc… nghe ông nói việc uống trà từ rất sớm lúc ấy chắc vào lúc ngoài bốn mươi, tôi còn nhớ những động thái của ông lúc pha trà cũng như lúc uống trà.Thế mới biết thú uống trà cũng công phu quá đổi: ‘nghề chơi cũng lắm công phu’.
Đầu tiên ông đun nước sôi, không hiểu sao ông nói chỉ ấm đất nước mới ngon pha trà mới tuyệt, lẽ ra phải dùng nước giếng buổi sáng múc từ dưới giếng của nhà cũ của mình hình như là mạch nước đó tốt , tôi thì chả hiểu tốt xấu thế nào nhưng rõ ràng là mỗi lần về quê những lần nghỉ học là khoái uống ngụm nước giếng quê nhà múc từ giếng, nó ngọt ngào làm sao, cái vị ngọt ấy tôi chẳng thể nào quên, nhưng điều kiện ở thành phố không có đành chịu, nước thủy cục thì chẳng thể nào bằng, lúc nước sôi bùng ông vẫn còn để trên bếp bớt lửa cứ dùng từ từ, ông tráng ấm, tráng chén , xong đâu đó ông thận trọng mở lon trà, lon trà làm bằng cạc- tông của Đài Loan màu đỏ, ngoài có viết chữ thảo của Tàu, có ấm trà và chén trà khói nghi ngút , họa sĩ Đài loan vẽ rất đẹp, bên trong còn tráng lớp ny lông. Trà ông thường uống là trà Kim Phát do người Tàu định cư ở Quảng Ngãi sản xuất nước có màu xanh thơm lạ thường lúc bấy giờ nó là danh trà ở xứ tôi, thỉnh thoảng ai đó biếu ông bịch trà Đài Loan , ông quý lắm ông cẩn trọng thêm bịch ny –lông dày buột dây cao su đeo tay kỷ lưỡng lắm, ông nói làm như vậy trà sẽ ít bị bay hơi, mùi trà thơm lâu, rồi ông khum tay dốc trà vào lòng tay mình liều lượng tương đối nhất định, ông bỏ vào bình. Ông tráng ấm, tráng ấm cũng rất điệu nghệ, lắc đều nước quay đều đến thành miệng ấm mà chẳng ra ngoài, rồi ông dốc bỏ nước ấy, sau đó ông chế tiếp nước sôi vào ấm nước đặt trên bếp rề sô nhỏ màu ô liu quân đội ,ba kiềng táo khi không nấu nữa thì xếp vào thân gọn gàng lắm, ông rất ngăn nắp vị trí nào ra vị trí nấy. Cái bình trà cũng ngộ lắm, nhỏ chút xíu màu gan gà nghe ông nói đó là ấm thời nhà Minh bên Tàu. Đặc biệt bên dưới in chữ Tàu trong ô vuông , chữ sắc sảo lắm và lại nữa khi ông úp xuống nó cùng nằm trên mặt phẳng thẳng tắp ba tiếp điểm vòi bình, miệng bình và quai bình.
Bộ bình của ông chẳng hiểu sao có ba chén nhỏ và một chén tống,(có lẽ bể một chén chăng?) nước đầu tiên ông rót cả vào chén tống, rồi ông tiếp tục đỗ nước sôi vào bình lần hai, đợi ra trà lần nầy ông rót cả vào chén nhỏ, ông rót tuần tự hết vòng tới vòng, trước khi uống ông đặt vào thành mắt mình cho hơi trà xông vào mắt ông, ông nói rằng như vậy sẽ làm mắt sáng hơn, chẳng biết điều nầy đúng hay sai thế nào nhưng sau nầy thỉnh thoảng khi uống trà buổi sáng tôi cũng thường làm như vậy, tôi cũng thấy mắt mình dễ chịu.Chuyện uống trà buổi sáng của ông có khi đến 7, 8 giờ sáng mới xong.
Khi đâu đấy xong xuôi ông thận trọng lau chùi bình tách và đặt lại đúng vị trí cũ, và không quên phủ lên nó miếng nỉ màu cổ trầu.
* * *
Mùa xuân năm ấy, sau khi bàn thờ, nhà cửa được trang trí mới để đón xuân, dù đời sống của cha mẹ tôi là công chức chính phủ tương đối nhưng cái tết cũng bình thường thôi, ba tôi có thói quen là chơi nhành mai, lỡ năm nào mai đắc đỏ quá ba tôi sai anh tôi về quê chặt mai ở vườn nhà ra chơi, năm nào nhành mai ra nhiều cánh mai sáu cánh là ông và ba tôi vui lắm vì ông quan niệm rằng mai sáu cánh là hên lắm. trên nhành mai bao giờ cũng có nhiều thiệp chúc xuân và vài chữ phúc, lộc, thọ vàng mua ở phố về gắn lên.
Giao thừa năm ấy, tôi cũng đã lớn . Sau thời khắc giao thừa thiêng liêng, khi cái radio nhà tôi bắt đầu lời vang vang chúc tết của Tổng Thống, ba tôi chăm chú nghe, chỗ nào đắc ý thì gục đầu trông có vẻ nghiêm nghị lắm, mẹ tôi thì cứ bảo: ‘mình* lúc nào cũng thời sự’còn ông tôi thì thỉnh thoảng vuốt chòm râu ‘mỹ nhiệm công’** của ông rồi từ tốn:
- Đàn ông, ngoài công việc của chính phủ cũng phải hiểu thời sự,con à,
mẹ tôi chỉ nghe chứ không trả lời.
Lúc bấy giờ chiến tranh đã ác liệt, thường đêm đêm những tiếng pháo cứ ầm ì vào khu vực ngoại thành, thỉnh thoảng cũng vào trong thành mỗi lần như thế là xôn xao cả phố. Thị xã Quảng Ngãi là thị xã nhỏ nên mỗi lần như vậy tôi cũng biết được, chẳng những biết mà thậm chí tôi hiếu kỳ rủ bạn bè trương lứa cùng xem.
Nhang đèn nghi ngút trên bàn thờ, ông tôi pha ấm trà, tết mà, ấm trà Đài Loan chính hiệu, sau khi rót vào ba chén nhỏ xong ông mời ba mẹ tôi uống trà giao thừa, còn chúng tôi thì náo nức các dĩa bánh trên bàn thờ, khi nào hạ là sẽ được ăn thỏa thích. Lúc làm bánh thuẩn tôi chỉ được hưởng những cái bánh thầy tu (không nở) mà đã thấy ngon lành.
- Trà ngon lắm con à, ông tôi nói vậy, ba mẹ tôi cùng ông ngồi uống.
- Năm nay đình chiến từ giao thừa đến hết ngày mùng một, nên quân đội có ít người về ăn tết, ba tôi nói với ông tôi như vậy, hình như còn muốn nói thêm điều gì ….trầm ngâm một lúc lâu ông lại tiếp:
- Ngày Tết là ngày thiêng liêng đó là truyền thống ngàn đời của dân ta, thế mà chiến tranh, chiến tranh khốc liệt quá các con à, không biết năm nay sẽ ra sao? Ông tôi nói rất ôn tồn, rồi ông phe phẩy cái quạt lông ông tự kết bằng lông chim cán gỗ khéo lắm, ông tiếp:
- Người dân bao giờ cũng muốn thanh bình, an cư lạc nghiệp đó là nguyện vọng ngàn đời duy nhất của dân, chiến tranh chỉ làm khổ nhân dân, nhân dân bao giờ cũng vậy thích thanh bình làm ăn tự do không biết những người cầm quyền có hiểu điều đó hay không, hay là họ cố tình không hiểu? và rồi ba tôi và ông tôi mãi miết chuyện trò còn bọn tôi khi hạ đèn là chén sạch các dĩa bánh, trước khi đi ngủ lại ba tôi còn căn dặn:
- Ngày mai là Tết các con không được dậy trễ, không được khóc, phải cẩn thận không cho đổ vỡ đồ đạc, mặc quần áo mới để mừng tuổi ông bà tổ tiên, ông nội, ba mẹ và được… lì xì.
Chúng tôi dạ rân và đi ngủ lại, trong đầu tôi còn nghe văng vẳng ông tôi nói với ba tôi:
- ‘Trà tam , tửu tứ , chu du nhị’, có lẽ bấy giờ mẹ tôi cùng chúng tôi đi ngủ lại chăng không còn đủ ba người nên ông nói vậy?
Tết nào cũng vậy đó là truyền thống của gia đình cha mẹ tôi, Sau nầy tôi có gia đình tôi cũng sẽ giữ thói quen đẹp và đáng trân trọng như vậy với các con tôi .


* * *
Sau lần chứng kiến uống trà đêm giao thừa của ông và ba tôi, tôi không có dịp nào nữa nên lần ấy cứ len lén vào tôi mỗi khi tết đến xuân về, nhất là những khi có ai đó nhắc đến việc uống trà
Chiến tranh kết thúc, thời thế khó chúng tôi vào Nam lập ngiệp , thời gian trôi đi lạnh lùng như thác đổ, mới đó đã mấy mươi năm, ông tôi thì mất ở những năm bảy ba của thế kỷ trước, mỗi lần giỗ ông bao giờ mẹ tôi cũng pha ấm trà đắc tiền, mẹ tôi bảo:
- ‘Lúc sinh tiền ông nội thích uống trà ngon, ông cẩn thận trong cách pha chế và uống trà’ tri ân cha như thế cũng quí lắm rồi.
Còn riêng tôi thì cứ băn khoăn hồi ấy tại sao không hỏi ông hoặc ba tôi ‘trà tam, tửu tứ, chu du nhị là gì ? mặc dù tôi vẫn tiếp tục sống với cha mẹ tôi và đã có quá nhiều kỷ niệm vui buồn trong đời với ba tôi nhưng có lẽ tôi không đặt vấn đề đó nữa, có lẽ vì cơm áo, mà thú thật với các bạn đọc ngày ấy khó lắm, tưởng rằng chữ nghĩa không còn nghĩa lý gì khi mọi chuyện bị chi phối bởi cái bao tử, đời sống duy nhất lúc bấy giờ chỉ là lao động, sản xuất. Tủ sách đồ sộ của ba tôi tích cóp từ thời ông còn rất trẻ, tháng lương nào ông cũng sắm năm bảy đầu sách, khi giải phóng Quảng Ngãi ông ‘được’ chính quyền quân quản cho hồi hương, ông cẩn thận bỏ từng cuốn sách vào những vỏ bao phân hóa học cột kỹ lưỡng cái gia tài chữ nghĩa ấy, riêng chuyện chuyên chở gia tài sách ấy về quê cũng mất cả ngày vì lúc đó vận tải bằng… xe cộ, ông thì quý sách như thế nhưng lệnh của chính quyền thì tất cả các sách là tàn dư đồi trụy của thực dân, đế quốc phải bị tịch thu, cha tôi sợ quá nên làm củi nấu bếp, trong ánh lửa bập bùng của những trang sách, con chữ tôi thấy cha tôi mắt nhòa lệ, ông nói chỉ chính ông nghe rất khẽ khàng: ‘chữ nghĩa là tài sản quí của đời tôi, nhưng thời thế đành phải đốt, chẳng biết sau nầy thế hệ con tôi có còn...’ hình như ông nghẹn ngào không nói hết câu.
Và như ông còn tiếc rẻ nên lựa một số sách thuần túy văn học cẩn thận bỏ vào những vỏ bao phân hóa học nhiều lớp và cùng chúng tôi chôn chặt dưới lớp đất trong vườn, mấy năm sau khi tình hình tương đối lắng dịu chúng tôi lại đào lên, than ôi, mối mọt đã tàn phá hơn 3/4 .
Thời gian lại trôi qua, ba tôi sau khi học tập về quê cha đất tổ, ba tôi bịnh bọn chúng tôi thì thất thời, thuốc thang lúc nầy quá đắc đỏ, mua từng bửa, từng ngày, ông cũng mất cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước, lòng tôi cứ ân hận hoài chuyện cha tôi mất vì lúc ấy quá nghèo, không đủ tiền chạy chữa. Mỗi lần nghĩ đến chuyện nầy lòng tôi lại nhỏ lệ rưng rưng.
Rồi sau nầy tôi cũng tìm hiểu thế nào về chuyện : - trà tam tửu tứ chu du nhị, khốn thay những lời giải thích của nhiều người tôi chưa thấy thuyết phục nên nửa tin nửa ngờ.
Mãi khi tôi gặp thầy Thiện Nhơn, người mà tôi rất kính phục về sự uyên bác kiến thức, đặc biệt là thầy kể các chuyện Tàu như Tam quốc, Thủy hử, Đông Châu liệt quốc…những nhân vật thầy nhớ rõ lắm, khi tôi hỏi thầy về vấn đề nầy :- “tại sao người xưa lại bảo: trà tam, tửu tứ, chu du nhị” thầy suy nghĩ lục lạo lại trí nhớ của mình, rồi ôn tồn trả lời:
- Thầy có đọc vấn đề nầy ở đâu đó nhưng bây giờ thì không nhớ chính xác tài liệu nào, đại loại như thế nầy: người xưa cẩn thận lắm, nên thường bàn những việc đại sự của đất nước, dân tộc , chuyện còn mất…phải kín kẻ, ba người tâm phúc nhau thôi bởi vì ba ít lộ ra ngoài, uống trà ba người để đàm đạo việc đời phải trái, thắng thua, đạo đức, luân lý, chính trị, xã hội, đời sống…nên phải tỉnh táo để thấy được cái thâm sâu của người xưa vì trà là chất làm sảng khoái thần kinh , và ba cũng là cụm đoàn kết ước lệ tối thiểu, tức yếu tố cần và đủ của cổ nhân, nên ca dao có câu ‘ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao’, khác với rượu, rượu là uống để vui vầy cùng bạn bè, người thân nên không khí ồn ào đông vui là chính nên tửu tứ là vậy chắc các con trong đời cũng từng thấy được điều nầy, có ai bàn việc tối quan trọng bằng rượu đâu nào. Còn chu du nhị ư? Ngày xưa, đâu có phải ai cũng du lịch được, người đi chơi là giới trung thượng lưu nên đi chơi tức là đi thưởng lãm những danh lam thắng cảnh non nước hữu tình rồi cảm tác, rồi chuyện trò nên nếu một thì có cảnh buồn vui thì ai chia xẻ, tâm tình lúc thưởng ngoạn, cảm tác…vì vậy đi chơi với hai là thú vị nhất, nên ‘ chu du nhị là như vậy’
Nghe thầy giải thích như vậy tôi lấy làm vui vì có tính lý luận thuyết phục nên tôi tin là như vậy, nhưng trong tài liệu nào thì đến nay tôi vẫn chưa có duyên để đọc được, dù sao cũng nói lên điều nầy để những ai đọc rồi giới thiệu cho nhau cùng hiểu thêm.
Sau nầy các anh chị em tôi ai cũng có gia đình riêng lẽ nên chẳng thể có được cái hương vị quá khứ ấy.Từ mấy chục năm nay, sống ở đất Sài Gòn hoa lệ nầy nhưng tôi chưa bao giờ tận hưởng cái không khí ấm áp đó, có lẽ phong tục mỗi vùng miền khác nhau hay là lý do gì nữa hoặc vì không ai đàm đạo.
Những năm gần đây, cứ mỗi lần tết đến xuân về tôi lại nhớ ấm trà đêm giao thừa xa lắc năm xưa, khi còn ông nội tôi vui vầy với cha mẹ và anh chị em tôi, sao mà nghe ấm áp lạ thường.
Cuộc đời nầy làm gì có được những chuyện đã mất đi, nếu còn chăng là kỷ niệm của đời người, mà kỷ niệm đẹp thì giữ vào góc riêng hồn mình để tận hưởng ký ức ngọt ngào, việc ấy tự do chẳng ai cấm cản, may thay./.
NGÃ DU TỬ
SÀI GÒN, VIỆT NAM
------------------------
* Mình: tiếng gọi thân mật của vợ chồng với nhau
** mỹ nhiệm công: người có bộ râu đẹp

NgụyXưa
  • Số bài : 880
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 31.01.2007
  • Nơi: Thái Bình Dương
RE: Ấm Trà Đêm Giao Thừa - 20.01.2012 02:08:28
"Ấm Trà Đêm Giao Thừa" đã được mang vào thư viện.
 
Xin cám ơn tác giả.

THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
CHUYỆN KÝ: VÀNG MÁU - 24.02.2012 00:23:31
Chuyện ký
VÀNG MÁU

Nó nghiền ngẫm một quá khứ không mấy sáng suả của một con người đứng trước cuộc sống đang tưng bừng từng lúc thôi thúc thay da đổi thịt. Những nhà cao tầng cứ ung dung mọc lên như thách thức với đời, thách thức với không gian xanh của thành phố đang bắt đầu với nhịp điệu sầm uất, sau những năm dài èo uột đói khổ của một thời ‘bao cấp’ khốn đốn đa diện, xe cộ tấp nập, người người áo lụa đang hối hả từng ngày trước cuộc sống , không thấy thành phố mệt mỏi, lúc nào cũng ồn ào năng động. bất giác nó rùng mình xót xa cho thân phận nửa người nửa ngợm của mình.
Nổi đau của người bạn cứ ám ảnh mãi theo đời sống của nó, thỉnh thoảng nó nhìn lên cao thở dài vẻ như chua xót cho những số phận không may, cũng là con người nhưng cái chết không bằng một con chó. Trong hỗn loạn của đồng tiền, nhân nghĩa chưa bao giờ rẻ rúng như hôm nay, mọi việc đều có thể xảy ra – ngay cả đánh đổi một con người chỉ … vài chỉ vàng.
Khu K, ấy là nơi tập trung những người thất nghiệp đến để tìm đãi vàng. Chỉ công việc đến đấy đã thấy ghê gớm rồi, chống chọi với biết bao hiểm nguy, khổ sở, chưa kể đến mùa mưa nổi gian nan tăng gấp bội lần. từ chỗ xe đỗ bến vào khoảng gần ba mươi cây số đường rừng ngoằn ngoèo, quanh co phải băng qua nhiều đốc đèo hiểm trở, chưa kể khi gặp bọn cướp cạn mất tính người, chúng lấy sạch dù là dăm ba chục ngàn của những người nghèo khó tìm cái sống trong tận cùng khổ ải, và như vậy là họ chẳng còn gì trước khi vào làm ở khu K( nghĩa là chỉ còn bộ đồ dính da) và vào ấy chỉ duy nhất là làm công cho các trùm hố.
Nó buồn buồn, nước mắt dường như đã khô kiệt từ lâu rồi nhưng vẫn long lanh ướt trên gương mặt xương xương và tái méc vì di chứng của các cơn sốt rét rừng hoành hành từ lúc đi tìm đãi vàng, dấu vết của khu K thuở ấy còn lại với kỷ niệm đắng chát nhất không thể nào quên trong cuộc hành trình của đời mình cho sự sống tiếp diễn… Nó chậm rải kể lễ:
Hôm ấy, trời mưa nặng hạt, mịt mù giăng giăng tứ phía, lạnh thấu xương, cách nhau chừng năm sáu mét là không thấy nhau, ai có thực chứng cái lạnh trên xứ sở ấy thì mới thấu hiểu, bằng không thì cho cường điệu quá trớn. Trời tạnh, chúng tôi bắt buộc phải ra hố đào đãi vàng mặc dù trong chúng tôi ai cũng biết nguy hiểm lắm đất dễ sụt lỡ (việc làm tùy thuộc vào trùm hố), chúng tôi cả thảy bốn người.
Đúng năm rưỡi sáng trời còn âm u mờ mịt, trùm hố đã chuẩn bị bữa điểm tâm bằng vài gói mì tôm loại bao giấy rẻ tiền, ly đen vài điếu thuốc thơm , xong đâu đó chúng tôi chuẩn bị ‘nhổ neo’ lên đường. Ngoài những vật dụng cần thiết như cuốc, xuổng, khay đãi vàng…, ông trùm không quên trang bị cho chúng tôi bịch thốc rê vài lon ghigoz lương thực, mấy bi đông nước cho cả ngày làm. Đường từ láng đến nơi đào hố khoảng non tiếng đồng hồ đi bô, chúng tôi đến nơi có vài nhóm đã bắt đầu làm việc. Sau khi giải lao cho một đoạn đường dài bằng điếu thuốc vấn, quá đã làm sao khi trời lạnh mà có những hơi thuốc đậm đà!
- Đây là ‘hợp đồng’ béo đó các chú, ít ra cũng được vài lá ( tiếng ở K gọi là lượng vàng), nếu may mắn chuyến nầy các chú sẽ dư dã tiền về quê mà bấy lâu nay các chú hằng mong, ông chủ vui vẻ nói.
- Bốn chúng tôi chẳng tỏ gì, chỉ gục đầu, chúng tôi không cùng xứ, nhưng cùng chung một hướng là kiếm tiền nuôi thân và nếu còn để phụ giúp gia đình, nổi chờ mong ‘trúng hố’ để về quê như càng ngày càng dài thêm ra. Niềm hy vọng trước khi đào hố để rồi khi xong một hố lại chua xót ngậm ngùi.
Nơi đây, không chóng thì chầy cũng sẽ chết, không chết đói cũng chết rét, chết bệnh, nhưng về ư? – làm sao có tiền để về khoảng chi phí cho chuyến về vài ba trăm ngàn sao mà lớn thế, lớn hơn sinh mạng của con người! khó quá không có cách nào giải quyết ngoài công việc đào hố, đãi đất tìm vàng.
Thế là anh em chúng tôi bắt đầu làm những công việc quen thuộc: đào đất đãi vàng. Cơn mưa oan nghiệt lại trút xuống, lầm lủi và lạnh lùng, mặc thế, chúng tôi người đào, người kéo đất, người đãi cứ tuần tự thay nhau nhịp nhàng lắm, người nào cũng ướt sũng , hình như ấy là thử thách của bề trên đối với số phận khắc nghiệt chăng? Đến quá nửa ngày thì hố đất cũng khá sâu, mệt, lạnh và đói, nhưng họ quyết tìm cho được vàng, nhưng mãi đến giờ vẫn không có gì.
- ‘thôi, nghỉ đi, lên ăn cơm, tao đói quá rồi, mầy đốt cho tao điếu thuốc cho đỡ lạnh. Thật dưới hố nói lên như thế.
- ừ, thuốc nè hút cho đỡ lạnh rồi ăn cơm. Thành khum tay đốt thuốc đưa xuống cho Thật , nhưng hởi ơi …
tiếng kêu thất thanh từ dưới miệng hố vọng lên:
- chết tao rồi bay ơi! đất sụp, ấy là tiếng kêu đồng đội sau cùng của Thật
Sau đó thì cuồng nộ của đất ầm ào giận dữ cũng khủng khiếp lắm, tích tắc đã chôn vùi Thật, con người mà mới đây thôi đã nhờ điếu thuốc cho đỡ cái lạnh.
Sự hãi hùng, bàng hoàng, ngơ ngác của ba người còn lại…
Nhưng lại tiếp tục bắt tay ngay vào việc đào đất, lúc trước đào đất để tìm vàng, bây giờ đào đất để lấy xác. Đào đất đãi vàng đã khó, đào đất lấy xác người lại khó hơn, không dám đạp chân mạnh tổn thương đồng đội, khẩn trương và tích cực cũng non nửa giờ sau mới lấy được xác Thật lên miệng hố.
- Nó còn thở không?
- Đất và nước đã vùi nó trong nửa giờ đồng hồ thì làm gì mà thở được, tuy vậy, cũng hô hấp nhân tạo may ra còn giành giật được với tử thần, trong mảy may hy vọng, nhưng tuyệt nhiên, Thật nằm yên bất động. Bầu trời vẫn âm u, mờ mịt như số phận của nó.
- Thế là hết một kiếp người Thật ạ, với tư cách là người cùng kiếm sống như chính mầy tao chẳng biết gì chỉ cầu xin một điều là nếu có tái sinh hãy vào chỗ khá giả hơn để đỡ khổ. Làm sao anh có thể hiểu người sống như chúng tôi còn phiền muộn đến ngàn lần, thà tao chết quách như mầy cho đỡ tủi…
Cơn mưa vô tình lại trút xuống, nổi điêu tàn lại điêu tàn hơn, thế mà tôi đứng đó hàng giờ trước thi thể bạn không đồng liêu, đồng môn, đồng xứ như mặc niệm cuộc đời cơ cực, của số phận đi ngang qua đời mình.
Ba kẻ còn lại đào huyệt, liệm, chôn xác người không có một manh chiếu, hai chiếc áo của bạn còn tươm tất hơn một mặc vào cho Thật, một đắp mặt nó, còn cái quần cột lại cho thẳng thớm, đám tang không có một cây nhang. Làm sao anh không đau buồn khi chuyện ấy là sự thật, sự thật của con người đi tìm sinh kế bằng chất lương thiện của con người, nếu kiếm một nghề bất lương chưa hẳn đã chết, nếu chết cũng có một đám tang hay ít nhất cũng có cỗ quan tài, phải không anh?
Tôi nhìn vào không gian xa mắt nhòe bào ảnh. Nó tiếp tục kể:
Cuối cùng, thì mấm mồ cũng tươm tất, phía trên đầu còn cẩn thận đặt hòn đá có đục chữ : MỘ, NGUYỄN THẬT,… ba chúng bây giờ mới thấy rã rời vì chưa ăn uống gì. Chúng tôi ăn trưa khi ngày sắp hết, tuy thế chúng tôi cảm thấy bình yên có lẽ phía bên kia đời Thật cũng được vui cười vì còn những đồng đội biết sẻ chia khi gởi thân xác tại nơi nầy vẫn có những anh em cùng khổ đắp được một mấm mồ.
Buổi chiều nơi đây hoang vắng đến lạnh lùng, khoãng 5 giờ thôi, mặt trời đã mất dạng từ thuở nào, mọi người thợ đào đã về tự bao giờ…
Tôi đứng tần ngần ở đấy như san sẻ với số phận những ân nghĩa mà cuộc đời sau nầy phải mang theo.
Bây giờ ngồi giữa thành phố ồn ào sinh động bậc nhất nầy, mỗi lần đám tang đi ngang qua tôi tôi bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm không thể quên với Thật thuở ở K và thương xót cho những số phận quá nghiệt ngã bên lề của xã hội.
Sài Gòn, 1992
Viết theo lời kể của một người đào đải vàng
Ngã Du Tử


THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
RE: CHUYỆN KÝ: VÀNG MÁU - 02.03.2012 22:02:45
Cảm nhận bài TIỆC THƠ
Ngã du Tử


TIỆC THƠ

Nghiêng vai chào hạt nắng rơi,
Tiếng chuông thăm thẳm chiều vơi mắt ngày
Đôi rèm trinh nữ mơ say
Hoàng hôn khép cửa trăng bày tiệc thơ
Nguyên Hải

Bất ngờ, với dòng thơ lạ của Nguyên Hải đăng trên trang trannhuong.com, tôi thích thú đọc và cảm nhận, thì ra trong bất cứ con người nào sự đa diện cắt lớp của từng mảng đời sống vô cùng sống động trong từng cá nhân trước cõi nhân sinh tự cổ nầy, tùy duyên, tùy cảnh mà cảm thức của đời sống qua cái nhìn lăng kính tâm hồn phản chiếu lại bằng ngôn ngữ vô ngần lung linh, ảo diệu .
Bài TIỆC THƠ là một dẫn chứng của Nguyên Hải chỉ tứ tuyệt lục bát mà nhiều chiều ngữ nghĩa nếu người đọc suy luận theo chiều cảm nhận của mình, và chiều nào cũng lý thú,
Nghiêng vai chào hạt nắng rơi/
Mỗi ngày, mặt trời thức giấc chúng ta trân quý vì ta còn hiện hữu,còn biết chúng ta đang dự tiệc trần gian, ‘chào hạt nắng’ là chào mầm sống còn tồn sinh, thân ta còn thì ý thức còn dù cuộc sống cá nhân có thể nào đi nữa vũ trụ vẫn không ngừng hoạt động và đời sống luôn tiếp diễn với biến động tích cực.
Tiếng chuông thăm thẳm chiều vơi mắt ngày/
Tiếng chuông là tiếng gì mà thăm thẳm thế? Có thể là tiếng chuông tụng niệm nhà bên dội lại, cũng có thể tiếng chuông chùa ở đâu đó ngân nga, cũng có thể là tiếng chuông nhà thờ nào vọng qua, trong cung bậc nầy, mọi đối đải trong tâm thức hình như không còn nữa, trả lại sự rỗng rang tâm hồn cho nên đó phải chăng là tiếng chuông thần duyệt, tiếng gọi của đời sống, hay tiếng gõ của tâm linh trong thăm thẳm nghìn trùng nghìn xưa vọng về của tư tưởng triết lý sống phương đông đa sắc, đa tầng, nói đến đây tôi chợt nhớ đến Phạm Tường trong ‘Gõ Thức Chân Mây’ câu thơ ‘hồn chuông thần duyệt nghìn xưa vọng về’ khi người ta lắng lòng để lắng nghe, có thể nghe được ngay cả hồn của tiếng chuông ngân, và có thể hiểu được cây lá .
Vì vậy, Con người mãi mê tìm tòi hết thế hệ nầy đến thế hệ khác vẫn chưa tìm thấy chân lý thực thể của nó, càng thú vị hơn khi đáp số cứ ẩn hiện như thực mà chưa phải là thực rồi biết bao thức giả nổ lực, say sưa tìm kiếm rồi ngày vơi dần, đời người đã được tạo hóa định đoạt vẫn chưa thấy đích đến, thì ra ‘chiều vơi mắt ngày’ là vậy phải không ? Mỗi ngày qua đi chúng ta cứ miên man suy nghiệm những gì đã qua, thực tế mang vác với cõi người, cõi đòi đầy cam go nhất là đối với người chính chuyên viết lách - thi nhân, cuộc sống bao giờ cũng khó về vật chất, có một điều rất thực rằng : ‘cán cân giữa vật chất và tinh thần, nếu thấp về vật chất thì tinh thần cao, và ngược lại’ vì vậy văn, thi nhân còn thấy niềm đam mê trong cuộc hành trình không đoạn kết với con chữ có hồn của nó.
Một cách nhìn khác, ngày sắp hết- một quãng đường thời gian, một quãng đường đời người mà chúng ta chưa nhận diện được giá trị đích thực của đời sống ở khoảng tần suất nào. Thì ra ta vẫn còn u mê lầm lủi đi trong sa mạc mù khơi cứ hối hả, vội vã băng băng những bước chân thoăn thoắc mà chưa biết đi về đâu, nói như kiểu ‘Phụng hiến’ của thi sĩ họ Bùi : ‘ngày sẽ hết, ta sẽ không ở lại/ ta sẽ đi và chưa biết đi đâu’ hóa ra trú ngụ trần gian nầy cứ trách nhiệm kiếm sống để tồn tại, ảo tưởng rằng ta đi đúng với sơ đồ đã chọn, nào hay chọn lựa cũng từ phía nào đó của nhân duyên, định phận để ta dính mắc với nhân gian, cùng thế gian, một chút tự tại cũng khó có được vì đời sống cứ lẫn quẫn lặp đi, lặp lại đều đều có khi nhàm chán mà đôi khi ta muốn hét la cho ngôn ngữ tuôn trào trong ‘hố thẳm tư tưởng’ bừng dậy như tiếng ‘sư tử hống’ thuở nào, nhưng chúng ta chưa đủ lực bèn gửi vào thi ca ngôn ngữ ảo diệu chút thần lực khiêm hòa.
Đôi rèm trinh nữ mơ say/
Sự khép mi của người trinh nữ để cảm nhận, để suy tư về cuộc đời còn trinh nguyên, đời sống còn trinh trắng chưa bị vẫn đục của con người vốn tham lam và ích kỷ trước dung nhan đang tràn trề ý sống qua lăng kính của đôi mắt mình với bao kỳ vọng cho một tương lai tươi tắn, xáng lạng huy hoàng bởi ‘mùa xuân là mùa của tuổi trẻ’ ồn ào và sinh động, náo nhiệt và nông nổi, người trinh nữ ấy có quyền mơ giấc mơ về đời mình thật đẹp khi ‘chiều vơi mắt ngày’ trời bảng lãng buông hoàng hôn, cũng thơ mộng và thi vị đấy chứ ; hay là, ở một cách nhìn khác: - dáng chiều đã buông mành lá trinh nữ khép lại mơ say một hoàng hôn đang dần về trong ánh trăng lung linh mà người thơ cảm nhận được trong cõi đời, cõi người thậm chí trong cõi vật như bức tranh trác việt của tạo hóa ban tặng, hà cớ gì thi nhân không bày tiệc thơ để thưởng ngoạn, ‘hoàng hôn khép cửa trăng bày tiệc thơ’ở đây trăng bày tiệc hay ta bày tiệc thơ, có lẽ cả hai, thi nhân vừa thọ lãnh vừa thụ hưởng.
Tóm lại, đây là bài thơ vỏn vẹn 4 câu thế nhưng thi tâm, thi tứ, thi cảnh, thi ngôn vô cùng thú vị, thậm chí nhiều giai tầng mà ai đứng chiều nào nhìn cũng cảm nhận được, thậm chí những người có tâm hồn khi thưởng ngoạn trăng đang soi rọi vạn vật, xuyên qua cành cây kẻ lá hình như tác giả đã nói giùm mình trong hoàn cảnh ấy.
Về hình thức là thể loại lục bát tứ tuyệt, lục bát là thể loại rất dễ làm nhưng lại khó hay, song nhờ ngôn ngữ và hình ảnh rất mới, lạ như chiều vơi mắt ngày, hoàng hôn khép cửa’. Riêng tôi câu thơ ‘tiếng chuông thăm thẳm chiều vơi mắt ngày’ như có thần lực hình như bậc thánh thi nào nhập thần váo tác giả để tác giả viết vào. Hình ảnh thơ lạ ‘chiều vơi mắt ngày, hoàng hôn khép cửa’ ai cũng hiểu được không phải nhào nặn để đánh đố ngữ ngôn như những tác giả khác cố gồng lên dùng những ngôn ngữ lạ, kiêu kỳ ở từng chữ nhưng thành câu thành thơ thì chẳng thể nào hiểu nổi họ muốn nói điều gì dù đã cố gắng chiêm nghiệm .
Thơ là tình, cảm xúc của trái tim – cung bậc ấy được nâng lên thành thi ca thì sức cảm nhận của mỗi độc giả, mỗi người mỗi cách chẳng ai giống nhau, càng đọc càng chiêm nghiệm càng thấy lung linh, bát ngát trong cánh đồng văn chương vô tận, vô biên. Cho nên thi ca vẫn muôn đời tồn tại bất kỳ ở tình trạng nào, hoàn cảnh nào trong cõi nhân gian .

Sài Gòn, Đầu xuân Nhâm Thìn 2012
Ngã du Tử





THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
RE: CHUYỆN KÝ: VÀNG MÁU - 08.03.2012 16:55:52
Truyện ngắn
LÀM BÁO TƯỜNG

Năm lớp sáu, đầu năm học trung học, trường có cuộc thi báo tường cho toàn trường trung học, dĩ nhiên cuộc thi sẽ công tâm vì thời bấy giờ các thầy cô là ‘những giáo sư tâm hồn’ cầm cân nẫy mực, không gợn chút vẫn đục dù rất nhỏ, nhờ vậy mà các học sinh yêu quý thầy cô hết mực, phải nói là kính trọng, có những thế hệ đàn anh sau khi danh thành gặp thầy vẫn tôn kính như xưa , điều ấy đã nói lên một chế độ giáo dục tuyệt vời của thế hệ chúng tôi
Thắng là cậu học sinh đa tài của lớp sáu/hai chúng tôi, chẳng những Thắng ngoan học giỏi , vẽ đẹp mà còn ca và chơi đàn hay.
Thời gian nhận bài cọng tác là nửa tháng, ai có bài vỡ gì gửi về cho thầy cố vấn, Thắng được thầy cố vấn giao trang trí tờ báo.
Nó trang trí xong tờ báo chừng vài ngày, chỗ nào là truyện ngắn, chỗ nào là tùy bút, văn , truyện cười, thơ…, chúng tôi ghé về nhà Thắng tất cả đều hài lòng, từ cách trang trí cũng như những nét họa,và cả tiêu đề tờ báo, đứa nào cũng nể phục Thắng cả, có đứa quá tự tin nói rằng giải nhất về trình bày là lớp ta chứ còn lớp nào vô đây nữa, đâu phải nhỏ là không thắng được lón, chẳng qua ta tài thôi, rồi cả lớp cùng vui vẻ ồn ào như ong vỡ tổ trong gian nhà chật hẹp của Thắng tài hoa, khiến ba của Thắng cũng vui lây vì thấy con mình được bạn bè nể vì.
Thấm thoát đã hết ngày nộp bài mà chẳng thấy các bạn nộp bài, chỉ duy nhất Thiện hào hoa là có dăm bài thơ, chẳng những thầy chủ nhiệm thất vọng mà Thắng cũng buồn không kém.
Hôm họp lớp, thầy cố vấn thật sự buồn rầu đã dõng dọc tuyên bố:
- khi nhận lớp nầy làm cố vấn, nhìn khuôn mặt các em tôi thấy em nào cũng khôi ngô, tuấn tú, trong thâm tâm tôi nghĩ rằng lớp sáu/ hai sẽ là ngôi sao của nhà trường, tôi khấp khởi mừng vì được cố vấn lớp chúng ta, nhưng đến hôm nay, với một tờ báo tường con con nầy mà các em không thực sự cống hiến, cho đến bây giờ chỉ có em Thiện nộp bài còn các em, tại sao như thế? Chẳng lẻ,một mẫu chuyện cười sưu tầm trên báo các em cũng không làm được ư, chẳng qua là các em chưa tự tin và không muốn làm thôi, phải không?
Yên lặng khá lâu, chưa bao giờ lớp có cái im lặng dữ dội vậy, một con ruồi bay ngang là nghe cả tiếng vỗ cánh
Một cánh tay mảnh khảnh đưa lên, ấy là Thắng tài hoa cả lớp nín thở, Thắng từ từ nói:
- Thưa thầy còn bảy ngày nữa mới nộp báo, em hứa với thầy là tờ bích báo sẽ hoàn thành trước khi hết hạn của nhà trường. cả lớp bỗng vỗ tay reo, tiếng vỗ tay giòn như pháo tết,
- Các em hứa với thầy đấy, hãy nổ lực nhé, mọi thành công và may mắn chỉ dành cho những người nổ lực, thầy hy vọng thế.
* * *
Còn hai ngày nữa là nộp báo, trên văn phòng đã có những tờ báo của những lớp khác, tương đối nhiều màu sắc, bài vỡ cũng khá phong phú, tay lớp phó thường lên văn phòng lấy sổ điểm danh cho biết thông tin như vậy.
Thắng tài hoa khệ nệ ôm tập sách vỡ, tay còn kẹp nách tờ cờ-rô- ki cuốn tròn cột giây nhựa xanh đàng hoàng, mặt mày có vẻ khấp khởi lắm, cả bọn chúng tôi cũng đoán biết là cái gì, lớp phó học tập có vẻ vội vàng chạy đến xăng xái lấy cuốn giấy lật đật mở ra xem, chúng tôi không thể tin vào mắt mình, một tờ bích báo rất đã…từng lớp giấy pa-lua-fo xanh, đỏ, trắng, hồng…đầy màu sắc, lại có cả những hình ảnh ngôi trường và đường dẫn vào trường với tiêu đề tờ báo tường TIẾN LÊN đẹp lắm, góc phải trang trí tên thầy cố vấn và những tác giả có trong bích báo của lớp sáu/hai, nhưng ấn tượng nhất là bức ký họa thầy cố vấn có cả điếu thuốc trên môi, khói nghi ngút tỏa mới giống làm sao .
CẢ LỚP THẬT SỰ MỪNG VÀ THÁN PHỤC THẮNG TÀI HOA,vậy là thằng Cứ đặt cái tên ấy rất đúng, và có ai ngờ rằng kết quả là tờ báo của lớp chúng tôi đã đạt hai giải :- tờ báo trang trí đẹp nhất, và giải ba, từ đó Thắng tài hoa chẳng những thầy cố vấn thương mến hết mực vì thực sự hắn học rất giỏi, tương đối đều các môn học và bọn lớp chúng tôi nể trọng.
Mãi sau nầy, Thắng mới tiết lộ chi tiết khá thú vị, tờ báo năm lớp sáu ấy chỉ có ba thằng nổ lực trong vòng năm ngày, mà hầu như những đứa có máu mặt của lớp đều có tên là tác giả của từng hạng mục.
Mấy chục năm sau gặp lại Thắng tài hoa, hắn chỉ là phó thường dân không hơn không kém, đời sống rất đạm bạc, nhưng nó vẫn bình an và vui sống, có lẽ nó nghĩ rằng tất cả là mệnh dù nó đã nỗ lực thật nhiều với cuộc đời, có điều nó cũng hãnh diện vì con cái nó cũng đỗ đạt thành tài.
Thỉnh thoảng những năm sau nầy họp lớp dù Thắng tài hoa không đến dự, anh em vẫn nhắc nó như một ngôi sao của lớp sáu/ hai kỷ niệm oanh liệt của một thời học sinh mới vào bậc trung học./.
Ngã Du Tử


THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
RE: CHUYỆN KÝ: VÀNG MÁU - 01.04.2012 10:10:46
Truyện ngắn
BA THẰNG BẠN

Triển là đứa bé có cá tính, nếu bạn bè đứa nào ỷ mạnh hiếp yếu là nó dũng cảm đương đầu chống lại, dù kẻ ấy là ai.
Nó là người ở quê, về thành để trọ học, người quắc thước, hơi lùn bờ vai to cổ lớn, da hơi ngăm.
Nó học trung bình không giỏi chẳng dỡ, thường giúp đỡ bạn bè nên trong lớp nó có biệt danh rất oai: ‘Triển hào hiệp’. Một sự tương phản khá rõ nét với nó là Thương, Thương thì nhút nhát, không hoạt bát, nhưng chăm chỉ và cần mẫn nên vị thứ trong lớp bao giờ cũng ở tốp five, người trông ốm yếu và đặc biệt da trắng ,ít nói. Tuy vậy khi cần nó giúp, nó rất chân thành không vụ lợi bất cứ điều gì.
* * *
Hôm Triển bị thầy hiệu phó gọi lên văn phòng trong giờ ra chơi, Thương có vẻ sợ sệt hẳn ra, nó ngang qua, ngang lại cửa văn phòng hình như thăm chừng chuyện thằng Triển, trong lòng lo sợ vẫn vơ ;
– Liệu thầy có kỷ luật thằng Triển thì tội nó quá, câu chuyện vừa rồi chẳng dính dáng với nó, nếu như nó đừng can thiệp chuyện nội bộ của tôi và Tý.
Chẳng là hôm qua khi tan trường thằng Tý gây gổ với Thương chỉ vì Thương chỉ bài cho thằng Hải mà không chỉ cho thằng Tý, trong ý nghĩ của Thương sau khi xong cho bạn Hải rồi sẽ chỉ tiếp cho Tý, ai ngờ hết giờ ra chơi nên vào lớp, thế là Tý căm ghét, “ tại sao không chỉ trước cho nó” và đợi tan trường là Tý đón Thương, lời qua tiếng lại thế là Tý đánh Thương, thường da nó đã trắng đến lúc bị thằng Tý đánh da nó bạc tạng như người người chết rồi. Đúng lúc ấy, Triển ra khỏi cổng thấy thế vội đến can thiệp và đánh thằng Tý một trận, thằng Tý bắt nạt được thằng Thương ‘thư sinh bạch diện’ ấy chứ gặp thằng Triển là ngán ngay, trước khi bỏ về Tý còn vênh váo rằng :
- ‘ba tao làm cán bộ trên tỉnh, tao nói ba tao là ổng bắt mầy cho coi’
- Tao chẳng sợ ba mầy đâu, cứ về nói ổng đi
*
Thầy hiệu phó bước vào văn phòng, thằng Triển cúi mặt xuống nhìn bàn chân mình, không tỏ vẻ sợ sệt, trong khi bên ngoài hiên thằng Thương lại hồi họp vô cùng
– Em tới đây thầy biểu, thầy từ tốn nói.
Hú hồn thằng Thương, nó thấp thỏm ngoài hè lo cho bạn vì tính cao thượng đã phải bị gọi lên văn phòng, nghe giọng thầy nhẹ nhàng nó tỏ ra có hy vọng, chắc chẳng sao đâu, nó đứng sát tường chủ ý là để nghe thầy kỷ luật Triển thế nào?
- Dạ, Triển chậm rãi đến bên thầy
- Hôm qua em đánh bạn Tý phải không
- Dạ
- Vì sao em lại làm thế?
- Thưa thầy, bạn Tý là bạn xấu chỉ vì bạn Thương không chỉ bài cho bạn Tý, và bạn Tý ỷ mạnh hiếp bạn Thương nên em bênh vực cho bạn Thương, chứ em không cố tình đánh bạn.
- Thật như vậy hả, nếu không thì sao?
- Thưa thầy thật như vậy, nếu sai em sẽ chịu bất kỳ hình phạt nào của thầy, Tý thẳng thắng nói vậy với giọng bình tĩnh cho thầy nghe.
Thầy hiệu phó vôi ra cửa nhờ ai đó xuống lớp năm gọi Tý lên, vừa ra tới cửa thấy Thương đứng khép nép thầy gọi lại,
- Em học lớp năm /một phải không?
- Dạ,
- Vậy nhờ em xuống lớp gọi em Tý lên cho thầy gặp
Thằng Tý lên với mặt mày xanh lè, khúm núm bước vào văn phòng gặp thầy hiệu phó, miệng lí nhí:
- Thầy gọi em
- Đúng vậy, hôm qua tại sao em bị Triển đánh lúc ra về, lý do gì? Em phải nói thật, nếu không thầy sẽ mời phụ huynh lên nhà trường.
Nghe nói mời phụ huynh lên gặp nhà trường là thẳng Tý cúm lắp bắp trong miệng không ra lời…đứng như trời trồng…, khá lâu thầy lại nhắc:
- Sao em không trả lời
- Thưa …thầy…đừng mời ba em lên, về nhà ba em đánh em chết
- Vậy, vì sao Triển đánh em?
- Tại em đánh bạn Thương
- Tại sao em đánh bạn Thương? Thầy gắt giọng
- Vì bạn Thương chỉ bài cho bạn Hải mà không chỉ cho em
- Vậy em biết vì sao bạn Triển đánh em ?
- Vì bạn Triển bênh vực bạn Thương
- Em biết nguyên nhân vì sao đánh lộn ngoài cổng trường làm mất tính mỹ học cho nhà trường, lỗi nầy do ai?
- Thưa thầy em biết lỗi rồi, bây giờ thì Tý đã bình tĩnh trả lời
Thằng Thương bên ngoài hiên văn phòng rưng rưng nước mắt vui sướng vì thằng Triển sẽ không bị thầy phạt, chẳng lẽ một người tốt mà bị oan thì phi lý quá, trong lòng nó nể phục thầy hiệu phó vô cùng, vì chỉ mấy câu hỏi thầy đã tìm ra nguyên nhân mà không ai bị oan cả .
- Tý, em biết lỗi rồi vậy em có oán giận bạn Triển không?
- Dạ, em không giận bạn Triển, ngược lại em thấy xấu hổ
- Triển, em còn ghét bạn Tý không?
- Dạ, thưa thầy em không ghét bạn Tý nữa, ngược lại em còn quý bạn vì bạn Tý dũng cảm nhận cái sai trái của mình
Từ đó Triển, Thương và Tý thân nhau cho đến hết thời học sinh .
Chỉ những ai nhận ra sự sai trái của mình thì người ấy mới tiến bộ và thăng hoa, làm vừa lòng những người quanh mình./.
NGÃ DU TỬ

THƠ NGÃ DU TỬ
  • Số bài : 1041
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.01.2009
RE: CHUYỆN KÝ: VÀNG MÁU - 02.09.2013 15:00:49
                       GÓP LỜI PHONG NGUYỆT
                                                               Sánh vai về chốn thư hiên
                                                       Góp lời phong nguyệt nặng nguyền núi sông

                                                                                      Nguyễn Du

Hơn 50 năm trước cụ Vương Hồng Sển có viết cuốn THÚ CHƠI SÁCH, lượng xuất bản sách đến vài ngàn bản (cơ sở báo chí và xuất bản Tự Do, Sài Gòn 1961) thế mà giờ nầy muốn tìm cuốn sách ấy để đọc không phải chuyện dễ, chúng ta sẽ mua với giá rất đắc những người thích đọc cuốn đó khó có thể mua được, vì nó đã là sách hiếm may ra còn ở những người sưu tầm sách.
Mới đây, tác giả Trần Trọng Cát Tường trong tinh thần yệu sách rồi chơi sách anh đã sưu tầm hơn 15 ngàn bản sách, thao thức với cách chơi sách trong thời đại mới, thì ra nghề chơi lắm công phu, tôi đọc trên mạng giới thiệu VỀ CHỐN THƯ HIÊN của anh, tôi thích quá, tính hỏi tìm mua, không ngờ tôi được nhà thơ Khắc Minh thay mặt tác giả tặng cuốn sách ấy, tôi đọc chậm rãi để tìm xem tác giả thế hệ sau có gì khác với xưa, ngày trước chưa có internet như bây giờ, tôi nghĩ thời nầy muốn sưu tầm, tìm tòi bất cứ điều gì internet cũng có thể giải quyết, cho nên chắc không còn mấy ai mặn nồng với thú chơi sách, nhất là thú sưu tầm sách, thì ra cách nghĩ và cách chơi trong trần gian nầy chẳng ai giống ai, Trần Trọng Cát Tường đọc sách, chơi sách rồi viết sách mỗi cách đều có một nổi riêng của nó, thế nhưng khi xem thận trọng tác phẩm của anh viết mới thấy sự dày công cỡ nào, thú vị quá như một tư liệu khảo cứu sử học về sách, vì vậy tôi viết cho anh như góp lời phong nguyệt, hầu thêm chút sắc màu của người thưởng ngoạn để độc giả thấy thêm sự đa diện của mỗi mỗi người đọc nó.
Trong vòm trời bát ngát nầy mọi người đều có cái thú riêng tây, nhưng thú tao nhã nhất là thú đọc sách, cao hơn đọc sách là thú chơi sách vì chơi sách đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc, chúng tôi suốt mấy mươi năm đọc sách và viết nên cũng hiểu cái lợi, cái tao nhã của nó, quả tình sau khi đọc xong bản VỀ CHỐN THƯ HIÊN rồi tôi mới khâm phục tác giả, không những đọc viết thận trọng và còn chú giải những điều tưởng chừng không dễ, lịch sử của đất nước ta có những oái oăm thăng trầm nên sách cũng có những trầm thăng thân phận theo lịch sử, nội chuyện sách của miền Nam trước 1975 xuất bản và bây giờ tái bản lại, người có trách nhiệm chặt đầu chặt đuôi một cách tùy ý bất chấp chính bản, không có một nguyên tắc nào như tác giả đã nhắc rất nhiều trong tác phẩm, tác giả đã viết: “không thể lấy con chữ hiện hành danh xưng hôm nay làm vật chuẩn dọn dẹp những gì đã là dấu ấn lịch sử những gì đã viết ra, nhất là những người đã từ trần thì phải tôn trọng tuyệt đối không được tùy tiện thêm bớt gì hết” (1), ấy vậy mà người có trách nhiệm xuất bản cứ thản nhiên cắt khúc nọ thêm khúc kia như không có chuyện gì xãy ra, ai đâu mà kiện tụng, chắc họ nghĩ rằng những tác giả ấy (của chế độ trước) cho tái bản là may lắm rồi! nếu có suy nghĩ kiểu tiểu nông ấy thì hởi ơi, còn gì gọi là văn học, văn hóa. Tuy vậy tôi vẫn lấy vài điển hình để độc giả thấy rằng thăng trầm của sách cũng như của lịch sử vậy, nhưng có điều tôi tin rằng cái gì của Césa phải trả lại cho Césa, ví dụ như bút ký “Ta đã làm gì cho đời ta” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đành rằng họ Vũ là nhân vật văn nghệ Miền Nam đầy tài hoa và không đồng ý triết thuyết chế độ nầy, nhưng khi đã cho tái bản thì rõ ràng phải tôn trọng tác phẩm không được sửa chữa tùy tiện vậy mà những người có trách nhiệm lại làm những việc thiếu trách nhiệm trong cách xuất bản, vì vậy tác giả viết: “riêng cuốn TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TA của thi bá Vũ Hoàng Chương ngoài việc hoán đổi thể loại (bút ký) thành hồi ký và thiếu hẳn những chương đoạn mà lẽ ra phải giữ lại đã làm cho bản tái bản (1993) mất đi một số thông tin thú vị.Thực tế, dù sách chứa những đặc tính của một hồi ký với bóng dáng người viết cùng những tư liệu về sinh hoạt văn học liên quan nhưng không phải là hồi ký đúng nghĩa” (2) Ví dụ thứ nhì là cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh Hoài Chân một tác phẩm kinh điển văn học Việt Nam ai cũng biết, thế mà nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2010 đổi thành Hoài Thanh, Hoài Trân,( đành rằng người phía bắc và phía nam thường đọc âm TR lẫn lộn với CH) một điều không thể chấp nhận được, đọc là một việc viết lại chuyện khác, không biết những người chịu trách nhiệm xuất bản họ nghĩ gì đến sự cẩu thả đó và tại sao như vậy(3), và còn nhiều nhiều nữa mà tác giả đã dày công thu thập những dữ liệu, chứng cứ ấy từ thú chơi sách mà ra.
Lịch sử đã qua chúng ta không thể “cải tử hoàn sinh” những điều đã mất, dù những người nặng lòng với văn chương Việt Nam nói chung không thể không ngậm ngùi nhưng hy vọng càng về sau nầy sự quản lý xã hội càng tiến bộ hơn mong rằng người có trách nhiệm với văn chương nói
riêng, với xã hội nói chung cũng phải cẩn thận cần có trách nhiệm hơn trong việc tái bản những tác phẩm cũ nhất là tác phẩm của miền Nam. Qua mấy mươi năm thống nhất nước nhà, ở miền Nam Việt Nam cái thuở ban đầu thân phận sách hình như cũng là tội đồ của chế độ đương thời,
nhiều người thừa hành trách nhiệm địa phương ( vì ít kiến thức quá) đã ra lệnh thu tóm toàn bộ “văn hóa phẩm” đồi trụy của miền nam dù ấy chỉ là sách văn học thuần túy và vì vậy sách lúc bấy giờ hình như chỉ dung để nấu bếp, nhóm lửa, may thay vết thương nào cũng lành da thịt, thời
gian rồi cũng qua đi giá trị sách càng ngày càng được phục hồi, ở thời điểm nầy, năm 2013 chính quyền còn kêu gọi đọc sách nhưng hơi ôm đồm chữ nghĩa “văn hóa đọc”, vì biết rõ rằng sách là người thầy chỉ biết cho kiến thức nhưng chẳng biết buồn giận ai Làm thơ, viết văn đã khó với trách nhiệm cao cả là chuyển tải đến người đọc văn ý, văn chương, tư tưởng mà mục đích sau cùng là cộng hưởng với xã hội để mong ngày càng tiến bộ về giáo dục mọi mặt nhằm phụng sự cho dân trí dân tộc ngày càng phát triển và tự do, ấy vậy mà con số thực trong hiện tại cũng rất khiêm tốn vô cùng, thế mới thấy chơi rồi viết như Trần Trọng Cát tường đầy trách nhiệm với xã hội, với thế hệ kế tiếp cỡ nào. Hãy nghe một người viết về cuốn sách VỀ CHỐN THƯ HIÊN “Đây là cuốn sách viết về chơi sách, chơi nhưng rất có trách nhiệm. Chơi mà đã có trách nhiệm thì làm trách nhiệm còn nhiều hơn nhiều lần nữa. Ai có công việc liên quan tới viết lách, nhất là công
việc có tính chất biên khảo, nghiên cứu… cần nên đọc để viết làm sao cho con cháu đời sau bớt lầm được lạc lối”.(4) có lẽ người viết nầy cũng thấy được sự cẩu thả của nhiều người nhân danh viết văn! Ngày nay, sở dĩ nhiều người quay lưng với sách chắc lắm lý do, nhưng cái cơ bản vẫn là tác phẩm mãi nói theo cách vô thưởng vô phạt thiếu tính tư tưởng, một cuốn sách mà không có tính tư tưởng thì nhạt phèo, không đọc có khi hay hơn vì đỡ mất thời giờ.
Nói tóm lại VỀ CHỐN THƯ HIÊN không những quyển sách hay mà còn là một tài liệu quý đầy đủ nhiều chi tiết về thú đọc sách và chơi sách. Trong chương cuối “chia phôi ngừng chén” mục tiểu đẫn tác giả đã giúp chúng ta biết nhiều về những từ ngữ chuyên môn trong làm sách, chơi sách
chắc chắn không phải ai đọc sách cũng biết. Để kết thúc bài nầy tôi mượn lời của Văn Bảy đăng trên tờ Thể thao Văn hóa “Nếu Thú chơi sách ( Vương hồng Sển) hấp dẫn vì những câu chuyện
và văn phong viết giọng miền Nam tài tình, thì Về chốn thư hiên vững vàng vì cách đặt vấn đề hoa học, với lập luận và dẫn chứng, chú thích rõ ràng”, tôi chỉ góp lời phong nguyệt nhằm tỏ bày sự yêu mến của người cần mẫn, công phu, và rất trách nhiệm với sách của chính mình trước cõi đời vô biên.
                                                Sài Gòn, tháng 7/2013
                                                            Ngã Du Tử
————————–
(1) trang 88 Về chốn thư hiên của Trần Trọng Cát Tường NXB Hồng Đức, Hà Nội (2) trang 87 Về chốn thư hiên của Trần Trọng Cát Tường NXB Hồng Đức, Hà Nội (3) trang 56 Về chốn thư hiên của Trần Trọng Cát Tường NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang cuối ghi “ giấy chấp nhận ĐKKHXB số 59/2009 CXB 146/ VH ngày 04/8/09, in xong và nộp lưu chiếu năm 2010 Cty thương mại và dịch vụ Đinh Tị. (Hà nội) liên kết xuất bản (4) trang webblog ngohuudoan.wordpress.com, tháng 6/2013