CHUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT THƠ VÀ THƠ ĐỠ LÊN NGÔI
THƠ NGÃ DU TỬ 15.01.2012 23:35:02 (permalink)
TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG

CHUNG QUANH VẤN ĐỀ
‘LẠM PHÁT THƠ VÀ THƠ DỠ LÊN NGÔI’

Từ mấy năm gần đây các trang báo trong nước thường đăng những bài viết (có thể họ là nhà thơ, nhà văn của tổ chức nhà nước) than phiền ‘lạm phát thơ’ người ta la lối và yêu cầu giới thẩm quyền về văn có trách nhiêm kiểm soát kỹ nhằm chặng đứng sự lạm phát ấy, và ‘thơ dỡ lên ngôi’. Họ chưa bao giờ đặt vấn đề tại sao hội viên hội nhà văn lại tệ hại thế và làm thế nào để khôi phục? dăm tác phẩm thơ chưa ra hồn là vào hội, từ ấy chất lượng thành viên hội kém cõi. Đành rằng nước ta bây giờ chưa có trung tâm văn bút nhưng có hội nhà văn mà những người cầm chệch của hội không như mong đợi thì hội viên dỡ là chuyện thường tình (đã có những người trả thẻ hội nhà văn vì họ thấy không thể ngồi cùng chăn chiếu với đám thiểu số ấy).

Nói đến văn chương đầu tiên phải nói đến tác phẩm và nói đến tác phẩm điều đầu tiên là phải có tính văn chương, đã đành anh muốn vào hội nhà văn là phải có tác phẩm, nhưng tác phẩm thế nào tác phẩm ra sao thì phải đợi thời gian cho độc giả sàng lọc thẩm định. Độc giả bao giờ cũng công bằng họ không cần biết ai có trong hội, ai không có hội, miễn là tác phẩm ấy có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng.

Có người làm thơ cả đời, họ yêu thơ, thơ như máu thịt thế mà suốt cả đời không xuất bản nổi 1 tập thơ vì lẽ họ chẳng có nổi tiền để in, và khi ai đó
tập hợp thơ lại để in chung thì có kẻ lại cho là ‘cần câu thơ’ để làm tiền. họ hoàn toàn không hiểu nhu cầu ‘chơi thơ’ của nhiều người ít tiền vài trăm ngàn để góp mặt văn chương vói đời thì có thể, bảy tám triệu để có tập thơ xuất bản đàng hoàng thì không.

LẠM PHÁT THƠ

Tôi không hiểu tại sao người ta lại dùng cụm từ ‘lạm phát’, lẽ ra người Việt thấy nhiều người làm thơ, đọc thơ phải mừng, vì làm thơ là hướng tới chân thiện và mỹ mà họ hướng để đi tới ấy là quý rồi, nếu cả nước nhất là giới thanh niên mà như vậy thì có lẽ thì sự vực dậy về đạo đức, nhân văn nước nhà thời gian không dài. Một đất nước mà con trẻ lớn lên từ tao nôi của mẹ được ru từ tấm bé bằng những ca dao ngọt ngào, lời ca dao ấy thấm vào máu thịt của mỗi công dân Việt Nam đến lúc trưởng thành, thử hỏi làm sao ngôn từ thơ ca không thấm vào xương tủy được, nên các dân tộc khác nói rằng ‘dân Việt Nam là dân tộc của thi ca’ và ‘ra đường là gặp nhà thơ’ thế nhưng khi người ta làm thơ nhiều lại có người lo lắng, tôi không hiểu nổi có phải tính ích kỷ hẹp hòi ?

Xã hội có thứ bậc và giai cấp thì thơ cũng vậy, có đại thi hào, có thi hào, có nhà thơ, có lều thơ…tùy mức độ của người làm thơ.

Phải thừa nhận rằng khoảng năm 2000 trờ về sau nầy việc xuất bản thơ khá nhiều vì ấy là nhu cầu thực sự cho tinh thần của giới yêu thích thơ, có những tác phẩm chưa thể gọi là thi ca chỉ chừng mực là văn vần, thậm chí chưa được gọi là văn vần vì đâu có vần điệu mà gọi là vần (người ta cho là tân hình thức, tuy nhiên loại thơ nầy đang còn mới mẻ, chúng ta sẽ bàn sau)

Đây là vấn đề cần xem lại sao cho hợp lý hơn, hoàn cảnh ra đời cũng tùy ở điều kiện mỗi cá nhân, người có sở học và văn tài thì hay còn ít sở học, thiếu văn tài thì chưa hay. Nói đến hay và dỡ còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố.Tôi là người được tặng thơ khá nhiều, nếu ai tặng thơ cho tôi đầu tiên tôi trân trọng và đọc, ít nhất là vài lần, đương nhiên là có những cảm nhận trong từng tác phẩm và tôi cũng hơi khó tính về thi ca, song không phải khó mà chê vô tội vạ.

Có nhiều người xuất bản thơ để kỷ niệm với gia đình con cháu, kỷ niệm với bằng hữu, họ không có tham vọng trở thành nhà thơ, họ viết cảm xúc để giãi bày , và cũng có nhiều kẻ háo danh bỏ tiền mua thơ (hoặc nói ý cho người khác viết )rồi xuất bản, thậm chí chưa trả tiền hết những bài thơ (có lẽ các anh cũng biết ít nhiều) không những một tập mà vài tập cơ, thật tội nghiệp, con đường văn chương thơ mộng, đẹp nhưng lắm gian nan, gập ghềnh đòi hỏi mỗi cá nhân phải nổ lực và tự thân những người ấy dù có bỏ tiền mua chuyện giới thiệu tác phẩm đình đám ở những hội trường to của nhà nước thì thời gian cũng đào thải im hơi lặng tiếng, vì tự thân họ sống không thơ lấy đâu trở thành nhà thơ, đâu có phải khoác lên mình chiếc áo cà sa là trở thành tu sĩ. Trong lĩnh vực văn chương người viết thì rất nhiều nhưng sự thành công thì quá ít ỏi. Lẽ ra phải đi tìm nguyện nhân vì sao? Thì chúng ta lại nói đủ điều với những tấm chân thành của các tâm hồn thơ, liệu có công bình chăng?.

Nếu như một kẻ mua thơ,rồi xuất bản thơ, đài nọ báo kia lăng-xê đình đám lắm kẻ nói theo rằng hay, rằng đẹp và một người làm thơ chưa hay nhưng ấy là máu xương tâm hồn của chính họ bạn sẽ trách ai ?

Thực ra, muốn hạn chế chuyện xuất bản những tác phẩm chưa thật sự là thơ không gì hơn là chính những người có trách nhiệm cho xuất bản, những người nầy phải có chuyên môn, có sở học và uy tín trong giới cầm bút ít ra trên lĩnh vực văn thơ có vài đầu tác phẩm được công chúng công nhận, nhưng những người ấy có khi chưa đủ những yếu tố đó lại có quyền quyết định cao nhất trong việc xuất bản.

THƠ DỠ LÊN NGÔI

Đây không phải là chuyện bây giờ mới nói, mà vấn đề nầy văn nghệ đã nói nhiều lần, vì sao vậy?

Nó bắt đầu từ các cuộc thi thơ, thường những cuộc thi thơ do tổ chức của nhà nước đại diện là của báo, đài nào đó thông qua hội nhà văn Việt Nam hoặc hội nhà văn tỉnh thành sở tại, mà nếu là cuộc thi thì có tiêu chí, chủ đề và những ai là ban giám khảo. Những điều ấy cứ nhập nhằng mắc rối rắm quanh các sợi dây vô hình là ‘đụng chạm, là nhạy cảm’. nói là không có thơ hay trong thời nầy thì vô lý quá vì người việt trong nước đến con số trên tám sáu triệu dân học và hành quốc ngữ từ nhỏ đến già và đầy đủ sách báo, thơ văn, bình luận…người làm thơ bây giờ khá nhiều so với trước đây bốn năm mươi năm nhưng để có thi phẩm xứng tầm các bậc đàn anh như QUANG DŨNG, ĐINH HÙNG, HOÀNG CẦM, XUÂN DIỆU, BÍCH KHÊ… là hơi hiếm có phải chăng là những ràng buộc nhất định. Thi sĩ thì viết phóng khoáng có thể là hay nhưng thảy đều phạm úy không được giải, thơ không công bố làm sao ta đọc được, những bài thơ công bố đạt giải lại không hay nhưng hội đủ các điều kiện ban giám khảo đề ra, bởi đó là cuộc chơi mà, phải chăng vì nhiều lý do rối rắm như tôi nói trên ? Có nhiều người còn cho rằng thơ hay bây giờ còn nằm trong hộc tủ.

Vừa rồi cuộc thi thơ Văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long, bài ‘Trăng nghẹn’ của tác giả Hoài Tường Phong là một điển hình, lúc đầu thì cho rằng đạt,sau rồi không đạt nhọc nhằn vậy , thực sự đó là bài thơ hay, tuy ngôn ngữ mộc mạc mà chân thành, nếu ai có tâm hồn thì nước mắt rơi là dễ hiểu. Đọc hết bài thơ ta như thắt lòng cho dân đồng bằng quê hương tác giả nói riêng và cả dân Việt nói chung. Điều nầy đã nói lên sự bất cập thống nhất của ban giám khảo, làm nổi đình nổi đám không những tại đồng bằng sông Cửu mà còn tỏa ra khắp đất nước, sang tận các đại dương.

Và cũng từ cuộc thi vừa qua của Văn Nghệ quân đội năm rồi giải quán quân là tác giả Nguyễn linh Khiếu và Nguyễn thanh Mừng mà ông Trần mạnh Hảo nói là chưa phải thơ,ông đã chứng minh rồi, tôi chẳng cần phải nói nữa, vậy đó, dù cho độc giả chưa mấy đồng tình.

Một điều cần nói nữa là ban giám khảo, những bài hay, nhưng có ‘vấn đề’ bỏ quách là chắc ăn, chứ nếu cho vào giải mấy ông văn nghệ cày lên lật xuống chắc gì yên, hãy cho những bài vô thưởng vô phạt là biện pháp an toàn nhất, để mai mốt còn được tiếp tục là giám khảo! cho nên chưa có thơ hay là chuyện không khó hiểu lắm.

Mục đích cuộc thi không phải tìm người phục vụ hay, tuyên truyền giỏi mà là tìm kiếm những anh tài thực sự về văn thơ, những áng thơ hay để độc giả thưởng lãm từ đó vinh danh cuộc thơ một cách xứng đáng, rất tiếc độc giả chưa thấy được, hãy hy vọng cuộc thi khác đàng hoàng hơn đỉnh đạc hơn xứng tầm với những hoài bảo của người làm thơ, viết văn chân chính, dân văn mong lắm thay./.
NGÃ DU TỬ
SÀI GÒN, VIỆT NAM
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9