Nhân đọc bài thơ “Mùa xuân dạy bảo các con” thử bàn một chút về thơ đường
nguyễn thế duyên 27.01.2012 14:20:18 (permalink)
Nhân đọc bài thơ  “Mùa xuân dạy bảo các con” thử bàn một chút về thơ đường
 
 
                         
Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.
Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Trước cửa khói dày non khuất bóng,
Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.
Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.
 
Bài thơ thật lạ! Nếu không có bốn chữ “Tam nguyên Yên đổ” trấn ở đầu bài thơ thì có lẽ  hậu bối thơ đường ngày nay chắc sẽ xúm vào chê bai hết lời nhưng vì bốn chữ “Tam nguyên yên đổ” quá lớn khiến không có một ai trong đám “Đường gia trang” dám cất lời.
Tôi đọc đi đọc lại bài thơ và tự hỏi “Đây có phải là đường thi?” Chắc chắn là đường thi rồi bởi vì thời cụ  tam nguyên làm gì còn lối thơ nào khác. Thế chẳng lẽ cụ Tam nguyên yên đổ không biết làm đường thi? Không dám đâu! Tôi mà nói chế chắc không phải là cụ tam nguyên mà thiên hạ sẽ tát cho tôi rụng hết cả răng. Vậy thì phải có một điều gì đó mà chúng ta chưa hiểu về thơ đường. Hình như chúng ta đổ xô vào cái vỏ của thơ Đường đó chính là niêm luật mà quên đi mất cái hồn cốt của nó .
Tôi vốn không thích thơ Đường và luôn quan niệm rằng thơ đường luôn luôn có một nhịp điệu đều đều , ru ngủ chỉ thích hợp với  những trò ngâm vịnh nhạt nhẽo không thể chứa đựng nổi những ý tưởng đột phá, không thể chứa đựng được những phong cách thơ rất khác nhau. Đọc bài thơ này tôi bỗng giật mình. Có lẽ là tôi đã nhầm. Điều tôi tưởng chỉ đúng với những người, những bài thơ, những cây bút chỉ chú trọng đến cái vỏ của thơ đường còn với những nhà thơ chỉ chú ý đến hồn cốt thơ đường thôi thì vấn đề sẽ khác hẳn.
Ngay câu đầu tiên
 “Năm mới vừa sang năm cũ qua”
Tuy nghèo ta vẫn mến nhà ta
 . Câu thơ tự nhiên, dân dã không có một chút sáo mòn. Không một chút ước lệ. Nếu đặt câu thơ này bên cạnh câu “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” thì với những người chưa biết, chắc chẳng ai dám đoán đó là hai câu thơ của cùng một con người. Rõ ràng câu thơ trong thu điếu hay hơn, thoát tục hơn. Nó hay hơn bởi cái tính ước lệ “Ngõ trúc” của câu thơ. Bốn từ “Ngõ trúc quanh co” rất ước lệ nhưng cũng chính cái ước lệ này lại làm câu thơ bay bổng thoát tục. Người ta vẫn nói “Tính ước  lệ” là một nhược điểm trong thơ cổ nhưng theo tôi chưa hẳn đã đúng. Điều này còn tùy thuộc vào văn cảnh cụ thể của từng bài thơ Câu thơ trong thu điếu rõ ràng là câu thơ của một văn nhân kì tài còn câu thơ  trong mùa xuân dạy bảo các con cứ như câu thơ của một cụ nông dân buột mồm nói ra chăng? Chưa chắc đâu!. Nếu như cái đẹp của câu thơ thu điếu được bày hết ra cho ai cũng có thể nhận thấy mà không cần phải suy nghĩ thì cái hay trong hai câu thơ này lại được dấu kín trong phần nhịp thơ. Điều không phải ai cũng có thể nhận ra. Hãy đọc lại hai câu thơ này và ngắt hơi theo đúng nhịp thơ ta sẽ nhận ra cái nhịp điệu đều đều ru ngủ của thơ đường luật đã bị cụ phá vỡ. Nếu câu “Năm mới vừa qua năm cũ sang”Có nhịp bốn ba “Năm cũ vừa qua/ năm mới sang” của đường luật thì đến câu thứ hai lại có nhịp 2-2-4 cũng vẫn là đường luật nhưng mỗi câu một nhịp thơ khác nhau làm câu thơ linh động hẳn. Chưa hết! Nếu như ở câu thơ thứ hai ta tách chữ mến ra theo đúng ngữ pháp tiềg việt “Mến” Là động từ làm nhiệm vụ vị ngữ thì nhịp thơ sẽ là
Tuy nghèo/ ta vẫn/ mến/ nhà ta
Câu thơ trở nên cực kì linh động và cái “phong vị” thơ đường biến mất
Chín sào tư thổ Là nơi ở
Một bó tàn thư Ấy nghiệp nhà
Nếu tách chữ “Là” và chữ “Ấy” riêng ra như tôi đã nói ở trên ta sẽ thấy cụ tam nguyên chẳng thèm đếm sỉa đến luật thơ. Cụ chỉ để ý đến cái điều cụ muốn nói “Một bó tàn thư” mà thôi. Giữa cái buổi nhiễu nhương mà như cụ nguyễn khuyến đã nói
Thôi có làm chi cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh sáng sữa bò
Hay
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoa tư lương nhấp  nhổm ngồi
Thì cái đám tàn thư của cụ phải bó thành một bó cất lên gác bếp cũng là điều đương nhiên. Đọc câu thơ này dứt khoát tiếng “Ấy” phải tách riêng ra và cất giọng cao lên còn  hai tiếng “Nghiệp nhà” Phải hạ giọng xuống và ngắt ngay ta sẽ nhận ra ngay cái vị chua chat của câu thơ. Nguyễn khuyến đúng là bậc thầy của thơ. Cụ dùng đến cả nhịp thơ để bày tỏ cảm xúc của mình. Thời cụ và trước cụ mấy ai đã làm được điều đó. Bây  giờ ta hãy xét đến cặp đối của câu ba và bốn của bốn câu này. “Chín sào tư thổ” cụ đem đối với “Một bó tàn thư” rõ ràng không chuẩn mà thậm chí chẳng đối gì cả “Chín sào tư” ba từ đối với “Một bó” hai từ. “Thổ” một từ đối với “Tàn thư” hai từ. Chắc có bạn sẽ bảo “Tại sao ông lại tách ra như vậy? Phải gộp cả vào chứ. Phải là “Chín sò tư thổ” Và “một bó tàn thư” thì vẫn là cùng bốn từ và vẫn chuẩn” Vâng! Tất nhiên các bạn có thể gộp như thế  và các bạn đi đếm số từ thì các bạn sẽ thấy nó là như nhau. Nhưng đây không phải là toán. Đây là văn chương vậy nó phải tuân theo quy luật của cách đọc. Rõ ràng khi bạn đọc “Chín sao tư/Thổ”  bạn sẽ hơi dừng lại ( Ngắt hơi) ở chữ “Tư”bởi vì “Chín sào tư” là số từ bổ nghĩa cho từ “Thổ”. Còn khi đọc “Một bó /tàn thư” thì bạn lại phải hơi dừng lại ở từ “Bó”cũng vì lí do trên. Còn như bạn cố tình đọc liền một mạch không dừng gì thì tôi thua bạn.
Nếu như bốn câu đầu nhịp thơ có vẻ trục trặc không mang “Phong vị thơ đường” thì bốn câu sau lại hoàn toàn quay về với phong vị đường thi. Nhịp thơ đều đều, triền miên ẩn chứa một nỗi đau thời thế.
Trước cửa khói dày non khuất bóng
Bên tường mưa ít cúc thưa hoa.
Nước mất rồi, nhà tan rồi, vua tôi đã thành bù nhìn. Tất cả chỉ còn là dĩ vãng.
 Lộc vua đã hết, lộc nước chẳng còn có gì vui vẻ nữa đâu.
Một cặp. đối cực chuẩn. Ý thơ kín đáo với một nỗi đau khắc khoải trong tâm.
Ông dạy bảo các con ư? Không!Tôi không cho là như vậy. Đừng nghĩ hai câu kết của ông theo cái kiểu “Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”. Nếu nghĩ như vậy bài thơ mất hết ý nghĩa và nó trở thành quá tầm thường không xứng với một bậc danh nho. Tôi muốn hướng sự cảm thụ của mình theo hướng “Giấy rách giữ lề” bởi vì nếu chỉ bảo với các con “ Chúng mày đi mà cày ruộng” Thì đâu cần đến hai câu đau đáu nhân tình
Trước cửa khói dày non khuất bong
Bên tường mưa ít cúc thưa hoa
Và những cuốn tàn thư cụ đã đốt đi rồi chứ gói lại một gói để làm gì? Còn như cụ muốn bảo với các con chúng mày hãy vừa theo đòi việc bút nghiên vừa đi cày đi thì lại càng vô lí nữa vì từ xưa chẳng có ông đồ nho nào làm nghề nông cả. Nhất là ba từ “Nối chí cha” Chưa bao giờ cụ tam nguyên có cái chí đi cày.
Người việt nam ta từ xưa đến nay luôn luôn có tư tưởng “Con hơn cha là nhà có phúc”. Và cụ cũng không nằm ngoài cái tư tưởng ấy.
Chúng ta chỉ có thể nghĩ ba từ “Lúa , đậu , cà” là một hình tượng cái gốc, cái lề,cái cốt cách của cụ mà cụ muốn con cái cụ noi theo.
Hãy quay lại một chút về tiểu sử của cụ để ta có thể nhận rõ điều này. Cụ làm quan
Trong thời kì pháp xâm lược việt nam. Vua tôi nhà Nguyễn đầu hàng, phong trào cần vương bị dập tắt. Chán nản và không muốn cộng tác với quân xâm lược cụ từ quan về quê. Thậm chí giả ốm về quê rồi nhưng triều đình và bọn xâm lược vẫn muốn cụ cộng tác với chúng nên có một thời gian cụ phải đến dạy con cho Hoàng cao khải. Tại đây  cụ có một bài thơ vịnh kiều trong đó có câu
                              Thằng bán tơ kia dở mối ra
                             Làm cho bận đến cụ viên già
Tứ thơ cũng kín đáo giống như bài thơ này. Tóm lại là dù cụ đã về quê nhưng cụ vẫn luôn bị giới cầm quyền theo dõi.
                       Các con nối chí cha nên biết
                       Nghiên bút đừng quên lúa đậu cà
Là người trí thức đừng bao giờ quên đất nước và dân tộc. Phải chăng đấy mới là điều cu nhắn nhủ với các con và với tất cả chúng ta?
Chỉ có thể hiểu bài thơ theo nghĩa ấy mới xứng với cái tầm của người ba lần cưỡi đầu thiên hạ “1”
                                                                                Hà nội 26-1-2012
 
 Cưỡi đầu thiên hạ đã ba phen
                     Nguyễn Khuyến
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9