Trích đoạn: songnhi
-Những mẫu tượng phật thường thấy trong chùa...
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/98763/EFEB207D63EB4A4793CC3165F65D14B9.jpg[/image]
Chào Song Nhi và quý khách của "chòi" Ảnh Asia,
Trước hết, xin cảm ơn Song Nhi đã chia sẻ những hình ảnh ghi nhận được của mình qua những chuyến du lịch (hay công cán?) của mình với lời chú thích tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ dữ liệu liên quan đến hình ảnh.
CP cũng có chung nhận xét của Lá sau khi xem qua một lượt các hình ảnh trong thread này. (Thú thật, hôm nay CP mới có dịp xem hết ảnh của SN trong thread này từ đầu đến cưối!)
Điều CP tâm đắc nhất là ý này của Lá, "góc nhìn" của mỗi người cầm máy có lẽ là quà tặng của thượng đế hoặc phước phần cho mỗi con người trong chúng ta. Vì có những người cả đời đưổi bắt theo một "cái nhìn" trong nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh... ) cũng không thể thành công được. Vì thế, sẽ vô cùng ưổng phí thiên phú của mình nếu SN không khai thác nó một cách triệt để!
Một câu hỏi được nêu ra mà SN không cần phải trả lời nếu đụng đến đời tư cá nhân: Phải chăng, SN gắn bó và am tường với kiến trúc hoặc kiến trúc cổ trong công việc hằng ngày?
CP hỏi vậy vì những hình ảnh về kiến trúc hoang phế và đền đài do SN chụp tuy có nhiều lỗi căn bản như Lá từng nói, thì góc nhìn về bố cục của SN thường thể hiện sự chặt chẽ trong một không gian phối cảnh lập thể. Ngược lại, với hình ảnh sinh hoạt và phong cảnh, thì SN chưa thật sự hài lòng được với hình ảnh của mình.
Trong số những ảnh của SN, tấm này gây ấn tượng cho CP nhất vì tác giả cho thấy nắm bắt được độ sâu của một phối cảnh lập thể (3D) của dãy tượng Phật. Từ ảnh này, CP có vài góp ý như sau cho tác giả của ảnh:
Riêng phần bố cục, có lẽ người chụp đã phân vân và lúng túng: ta nên chọn bố cục nằm ngang hoặc thẳng đứng?
CP nghĩ, chúng ta có thể chọn bố cục nằm ngang để bỏ bớt được phần trống trải và nhiều chi tiết không cần thiết bên trên tường nội điện của ngồi chùa. Cũng cần lấy thêm cho đủ chân và bệ của pho tượng gần nhất đối với người cầm máy (SN). Không gian bao gồm khoảng tường phía sau của bức tượng đầu tiên này cũng nên được bỏ bớt để cho bố cục thêm phần chặt chẽ. Ảnh trên của SN sau khi cropped như đã đề nghị, sẽ như sau, chỉ thiếu một phần bàn chân và bệ của tượng Phật đầu tiên:
Nếu có thể được, SN nên bước sang trái chừng hai bước chân để có thể kéo dài hơn nữa dãy tượng Phật theo chiều ngang trong khung hình của mình. Khi bước ngang sang trái như thế, SN không chỉ lấy được trọn vẹn dãy tượng trong một phối cảnh lập thể theo bố cục nằm ngang để diễn tả chiều sâu trong không gian. Làm điều đó, cũng tránh được khung dọc của của sổ ngay sau đầu của tượng Phật thứ nhất. Khung dọc này nếu nằm giữa hai tượng Phật sẽ bớt gây chú ý cho người xem hơn!
Vài ý kiến góp ý cho SN trong riêng ảnh này. Ngoài ra, với những hình ảnh khác; CP xin được chia sẻ một chút kinh nghiệm khi chụp phong cảnh hoặc kiến trúc trong những ngày trời mây u ám:
Khi chụp hình phong cảnh và kiến trúc trong ngày nắng đẹp, hãy đợi chờ một vài đám mây trắng điểm lên nền trời để tạo sự hấp dẫn, duyên dáng và sinh động trong hình ảnh của mình. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp ngày mây thấp và mịt mù; chúng ta chỉ nên lấy một phần rất ít không gian của bầu trời u ám hoặc trắng xoá trong khung hình. Khoảng trời trắng xoá bên trên sẽ bớt làm cho hình ảnh nhàm chán nếu không có sự hiện diện của nó hoặc nếu có, thì chỉ trong mức độ tối thiểu nhất, nếu được!
Trong một vài hình ảnh của mình, SN cũng nên chú ý cho đường chân trời sao cho được thăng bằng (nằm ngang). Đừng để chúng bị nghiêng lệch, không hay!
Vài ý đóng góp và mong rằng SN sẽ tiến bộ rất mau trong thú vui chụp hình như nhận xét của Lá và các ACE khác nữa. Vì, bên cạnh những đóng góp này, hình ảnh của SN đã có nhiều ưu điểm mà chính tác giả của chúng rất đáng tự hào.
Chân Phương.