Bà Năm Hường
Nguyên Thạch 18.03.2012 08:34:25 (permalink)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25525/1986DA4661444D3795B20B36FE1C704C.jpg[/image]
( Ảnh minh hoạ )



Bà Năm Hường ( Truyện ngắn nhiều đợt )

Phần I : Sơ lược bản thân


Bà năm được sinh ra ở vùng quê của một tỉnh lẻ, tuy là ngoại ô không xa thành phố mấy nhưng vẫn bị xem là miệt vườn. Vào lứa tuổi bẽ gãy sừng trâu, với sắc nước hương trời, cô Năm được xem là một trong những đứa con gái đẹp hiếm có trên cái cõi đời này, sắc nét của cô đã khiến bao trai làng điêu đứng mê mệt, với vóc dáng thiểu não trông thật điêu tàn.Trai tráng mê sắc thì cũng là chiện bình thường, nhưng cũng có tay lớn đầu, đùm đề hai vợ mà cứ mỗi khi hít được mùi hương trinh nữ của cô cũng cầm lòng không đậu, về nhà gây sự kiếm chuyện với cả hai bà, đêm nằm mớ ú ớ kêu tên cô Năm rầm trời !.

Ở quê không có chi vui, chiều về, bọn trai tráng không biết làm gì cho khuây nên cứ tụ tập trước nhà cô cho đến tối, đêm nào cũng như một cái hội. Thậm chí, có mấy thằng mê mệt, thương thầm nhớ trộm, mới xế chiều đã tới dựa cột rào nhà cô, đứng như trời trồng trong dáng thật thiểu não với nỗi tương tư và dĩ nhiên là mong cô thương lại, nhưng cô Năm không thèm để ý đứa nào cả.

Người Việt mình ở các thành phố lớn, thường có cái thói hay chê bai phân biệt quê tỉnh !. Hễ hở ra thì nào là “ Hai lúa “, nào là “ Tư đậu “. Đi tìm hiểu nguyên nhân, thì có lẽ một phần là do tập quán, một phần nữa là do sự giáo dục của xã hội kèm theo nhận thức hơi cận… Nhưng thôi, chiện xã hội mà, nói sao cho hết.

Là đứa con duy nhất còn lại, cô Năm sống với mẹ. Vào thời xa xưa, đời ông nội, ông ngoại gần như cả giòng họ rủ nhau đi theo Việt minh kháng chiến, cho đến thời cha cô, chú bác cô cậu cũng theo Việt cộng, cuối cùng hầu như chết tiệt cả nút. Tài sản để lại cho mẹ con cô, kể ra cũng nhiều thật, nào ruộng nào vườn bát ngát khiến mẹ cô phải nối nghiệp cha ông mệt nghỉ.

Phong, trung sĩ lính biệt động, nhân chuyến ngao du vô tình, khi gặp được người đẹp miệt vườn cũng trở nên khờ dại lú lẫn cả người.Với dáng dấp cao ráo đẹp trai trong bộ quân phục oai phong lẫm liệt cộng thêm nét hào hoa lãng tử vui tính… Những nét ấy đã làm cô Năm sốc. Hai người thương và cưới nhau sau ngày “ phải giống “, “ giải phóng “ về phải giống thời đại… Trai phải có vợ, gái phải lấy chồng, thong rong là phản động !. Chửi đổng là vô tù, lu bu là cải tạo, hùa với ba xạo thì có chức.

So với nhà cô Năm thì Phong nghèo hơn lại tứ cố vô thân nên anh chàng xin về hẳn bên vợ ở rễ. Ruộng rẫy bát ngát, ngày ngày đi cày chưa đủ, tối về còn tranh thủ cày đêm, cũng tại cái thửa ruộng nhỏ của cô Năm mơn mởn, đành lòng nào bỏ hoang cho nó mọc nấm. Lấy nhau mới hơn bảy năm mà hai vợ chồng đã tạo được một đoàn quân sáu đứa. Đứa thứ tư ra đời thì cũng là lúc cô Năm bắt đầu ngán ngẫm cái sự đẻ đau, đồng thời, cô cũng sợ ảnh hưởng đến nhan sắc răng cộ xương cốt nhưng cũng tại sự đốc thúc của nhiều người rằng cô đẻ đứa nào cũng ngộ cũng xinh, đẻ cho hết đi, nghe sướng, cô tiếp tục.

Mà thiệt, sáu đứa con, ba trai ba gái đồng đều, đứa nào cũng sáng láng thông minh, đối đáp tài tình, nhất là mấy đứa con gái, đứa nào cũng giống mẹ như in, nghĩa là điện nước đầy đủ phủ phê. Con trai thì giống ba như đúc, mấy nhóc da trắng lông mi dài mày cong má hồng môi chẻ…Trông như những thiên thần mặc dù nhiều lúc thiếu ăn thiếu mặc của cái thời kỳ mà cả nước muốn cùng nhau tự tử bởi những chính sách ngu muội đầy tính phá hoại của đám người rừng, cái thời mà toàn bộ sinh hoạt xã hội đi đến tê liệt toàn diện !.

Sau thời kỳ “ đổi mới “, tự nhiên có rất nhiều người phất lên như diều phải gió, gia đình bà Năm may mắn được nằm trong những người phát đạt đó. Đất chật lại không đẻ ra được thêm tất nào mà người thì ngày càng đông như cỏ. Do nhu cầu phát triển kinh tế, doanh nhân nước ngoài nước trong thi nhau đổ xô tìm đất để mà xây dựng cơ sở…Bà Năm trúng lớn.

Tất đất, tất vàng quả không sai, bà Năm cứ nhịp đùi bán dần từng thửa, vàng bạc phủ phê. Các cụ ngày xưa đã nói : Giàu sang sinh lễ nghĩa, quả không sai. Tiền bạc rủng rỉnh bà bèn xây một biệt thự ở quê thật hoành tráng, có sân vườn cây kiểng, hồ bơi đường hoàng và dĩ nhiên là có chó bẹc-giê, chẳng những một con mà là nhiều con, đêm về cả bầy sủa ma sủa tà như đám giặc, nghe thật nhức óc.

Sau khi xây nhà, bà còn dư vàng cả khối, không biết làm gì, bà lên thành phố tậu một mớ nhà, chỉ sau một thời gian ngắn, căn nào căn nấy giá đều tăng vọt, bà lại lời khẳm. Bà Năm bỗng chốc trở thành dân buôn bán bất động sản, lúc này, người ta phong chức và gọi bà là “ Đại gia “.

Ngẫm nghĩ trên đời này sao có người lại được nhiều may mắn thế, của ăn không hết, của để không phỉ mà lại chỉ biết khư khư cho mình. Chả là bà có mấy khu nhà tập thể cho sinh viên mướn, chúng nó chịu khó chen chút chật chội nóng nực, ăn mì tôm để mà đi học, nhiều đứa vì gia cảnh nghèo khó tận miệt xa xôi, không kịp tiền trả tháng, bà đuổi thẳng tay, mặc kệ những lời cầu xin nài nỉ…

Lại cũng nghĩ suy tư thêm nữa, tại sao trong lúc may mắn, người ta không biết thương tới những mảnh đời khó nhọc, những cảnh oan nghiệt cùng cực để mà thông cảm và chia sẻ. Tại sao người ta mê mãi vui xuân mà quên đi sự gầy dựng phúc đức để còn được hưởng trong ngày mai, còn được phước phần cho thế hệ kế tiếp đời sau. Tại sao trong nhung lụa mà không san sẻ, không làm từ thiện...Tại sao và tại sao, ôi nhiều thứ tại sao quá, đành phải hỏi Trời vậy.


Còn tiếp phần II : Giang hồ…



Nguyên Thạch
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2012 10:38:14 bởi Nguyên Thạch >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9