Xin góp một bàn tay - Anh là ai

Tác giả Bài
mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 12:59:35

Tiếng Hát Tự Do


(mến gởi Việt Khang và những tiếng hát
vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền cho Việt Nam)

tiếng hát Tự Do bao giờ cũng đẹp
sao lại bắt giam tiếng hát vào tù
có phải các anh thật lòng ganh nghét
không được như người biết hát Tự Do!

khi tiếng hát trở thành thông điệp
gọi đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền
mỗi lời hát là trăm nghìn cánh thiệp
gởi Việt Nam mừng cách mạng vào Xuân

anh là ai! hãy ngẩng đầu lên hát
lời Tự Do cho Dân Tộc Việt Nam
đừng cúi mặt theo bọn người Thát Đát
làm nhơ danh hào khí Lạc Hồng

(Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang) *
hát vang lên hỡi tấm lòng tuổi trẻ
vì hôm nay, vì thế hệ ngày mai

trang sử mới khởi đầu bằng tiếng hát
hịch lại truyền: Sát Thát giặc ngoại xâm
lập Dân Chủ cho Quốc Gia Độc Lập
xây Tự Do vì Việt Quốc Anh Hùng!

Cao Nguyên
Feb 20, 2012
---------
* lời trong bài ca "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" của NS Nguyễn Đức Quang


thời gian còn đủ không em
cho mình nhớ lại mông mênh tình người ( Cao Nguyên ) .
--------------------------------------------------------------------------------



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:05:38
XIN MỜI NGHE GIỌNG CA CỦA CHÍNH TÁC GIẢ - VIỆT KHANG

Anh là ai ?
http://www.youtube.com/watch?v=R4L1grczk6E


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/1B8D69B220384EC4A5507B7903D39C74.jpg[/image]

Việt Nam tôi đâu ?

http://www.youtube.com/watch?v=9ojZ9y3pwQ8
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:06:48 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:09:53
Bút Thép


Bút thép mài luôn, luyện tấm lòng
Nhớ xưa máu đỏ nhuộm sông Hồng
Quang Trung đại thắng quân Thanh chạy
Hãnh diện cho giòng giống Lạc Long

Nhớ Bác thưở còn mang chí trai
Ngồi tù trong ngục vẫn khôi hài
Giam thân, không thể giam tâm trí
Nhất định non nhà sẽ thái lai

Thế đấy, nào hay, những tấm lòng
Lưỡi mềm bút thép lúc thành công
Quên đi ngày tháng bao đồng đội
Bỏ xác trên rừng, xác dưới sông

Cuộc chiến không ngưng giữa ác lành
Ai vì tham vọng, áo, cơm, canh
Chạy theo quyền lợi quên thề ước
Sống chết vì dân, gốc với cành?

Bút thép đấu tranh đòi tự do
Viết về dân tộc với âu lo
Non sông Bách Việt, Trường Sơn vững
Dân Việt bao giờ được ấm no?

Nguyên Đỗ


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/FA56B51A5ADF4BB1874BC39383FCF983.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:13:12 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:15:54
Hiện Tượng Việt Khang

Hiền Vy, thông tín viên RFA

2012-02-27

Nguồn

Âm thanh ở ---> đây

Cho đến sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng Hai thì thỉnh nguyện thư do NS Trúc Hồ khởi xướng trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc đã có hơn 80 ngàn chữ ký.
Photo Hien Vy, RFA

Hàng trăm người Việt ở Houston và vùng phụ cận đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam để đòi Hà Nội trả tự do cho những người tù lương tâm vào ngày 25 tháng 2, 2012.



Chiến dịch Nhân quyền

Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư này bắt đầu vào ngày 07 tháng Hai với ý nguyện yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp với Hà Nội trả tự do cho tất cả những người đấu tranh dân chủ trong ôn hòa, đặt biệt là nhạc sĩ Việt Khang, đang bị cầm tù chỉ vì sáng tác nhạc nói lên tinh thần yêu nước. Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu Hoa Kỳ chỉ nên phát triển kinh tế với Việt Nam khi Nhân Quyền được tôn trọng tại quốc gia này. Nhiều nơi trên nước Mỹ đã có những cuộc vận động lấy chữ ký để hỗ trợ chiến dịch đòi nhân quyền cho Việt Nam trong những tuần qua.

Tại Houston nhiều người trẻ đã hăng hái tham gia phong trào này mà điển hình là nhóm người đã có mặt trước cửa chợ Hồng Kông 4 trong 2 cuối tuần liên tiếp. Anh Linh Trần cho biết nhóm anh không chỉ vận động xin chữ ký mà còn tặng đồng hương CD có hai bài hát Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu:
Cùng với một số ông bà và anh chị em, tôi đã thu ra 200 cái CD trong đó có 2 bài hát bất hủ của Việt Khang. Chúng tôi đã vận động được trên 1.000 chữ ký để nỗ lực đấu tranh đòi hỏi lại cái dân quyền bình đẳng cho người dân trong nước.
Anh Linh Trần
"Cùng với một số ông bà và anh chị em, tôi đã thu ra 200 cái CD trong đó có 2 bài hát bất hủ của Việt Khang. Chúng tôi đã vận động được trên 1000 chữ ký để nỗ lực đấu tranh đòi hỏi lại cái dân quyền bình đẳng cho người dân trong nước".

Vào trưa thứ Bảy ngày 25, Ủy Ban Đấu Tranh Chính Trị cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam để đòi Hà Nội trả tự do cho những người tù lương tâm. Ông Võ Đức Quang, thay mặt ban tổ chức, chia sẻ lý do có cuộc biểu tình như sau:


Anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang. Source danlambao


"Ông Trúc Hồ cũng như TS Nguyễn Đình Thắng và những người trẻ trong thời gian qua đã nói lên một message rất rõ ràng là hãy tôn trọng nhân quyền trước khi đầu tư kinh tế vào Việt Nam.
Trong tinh thần đó Cộng đồng NVQG-Houston và vùng phụ cận tổ chức cuộc biểu tình tại TLS-Việt cộng để nói lên là nhà cầm quyền CSVN đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ rất là tàn bạo, dã man. Anh bạn trẻ Việt Khang chỉ có 2 bản nhạc nói lên lòng ái quốc mà bị bỏ tù thì thử hỏi những người cầm quyền như vậy có xứng đáng để tiếp tục cầm quyền hay không ?"

Có mặt trong đoàn người biểu tình, một bạn trẻ tên Thông cho biết anh rất ngưỡng mộ nhạc sĩ Việt Khang:

"Việt Khang là một người trẻ sinh ra sau 75. Anh dám viết để nói lên cái nguyện vọng của Anh đối với đất nước. Anh Việt Khang là một người rất can đảm, là cái gương sáng cho tất cả tuổi trẻ sống tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Tuổi trẻ ở hải ngoại có rất nhiều cơ hội để nói lên tiếng nói của mình và tham gia các cuộc biểu tình cũng như những cuộc vận động cho dân chủ và tự do tại Việt Nam".

Anh Thông cũng cho biết anh là người ký vào bản kiến nghị ngày đầu tiên và đã phổ biến đến bằng hữu:

"Em là một trong những người ký tên ngày đầu tiên. Em cũng giúp mẹ em ký tên và em cũng vận động chị, anh và bác của em ở San Francisco, thì họ đã gọi vào SBTN ký tên rồi"

Sức mạnh của một bài ca

Trong lúc đoàn người biểu tình cùng nhau hát ca khúc Anh Là Ai thì bà Vân vừa ca, vừa khóc. Bà chia sẻ tâm tình về những giọt nước mắt của bà như sau:

"Tôi đau khổ cho dân tộc Việt Nam của tôi nhiều quá mà Việt Khang là người đã nói lên tiếng nói, mặc dù là rất giản dị, bình dân nhưng có thể thay cho cả dân tộc tôi để nói lên sự đau khổ đó. Nước mắt của tôi chỉ là sự cảm thông cho nỗi lòng của Việt Khang. Chỉ vì tiếng nói như vậy mà bị bắt nhốt tù, tôi cảm thấy nhiều đau khổ mà tôi không biết làm sao để cứu giúp Việt Khang được hết. Cho nên tôi rất là xúc động mỗi lần nghe bài hát này tôi đều rơi nước mắt..."

Bà cũng cho biết là bà đã ký tên vào thỉnh nguyện thư trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc: "Tôi ký rồi, số chữ ký của tui là mười ba ngàn bảy trăm ..."
Việt Khang là người đã nói lên tiếng nói, mặc dù là rất giản dị, bình dân nhưng có thể thay cho cả dân tộc tôi để nói lên sự đau khổ đó.
Bà Vân
Đứng không xa bà Vân, chị Mỹ Linh cũng ngậm ngùi tâm sự:


Nhiều người biểu tình đã mặc những áo thun có tên 2 bản nhạc của anh Việt Khang. Hiền Vy RFA


"Cậu Việt Khang này viết những bài nhạc đầy tinh thần dân tộc mà không hiểu tại sao người ta cũng bắt cậu ấy nữa! Đây là tiếng nói yêu nước của một người rất trẻ có tinh thần dân tộc sâu sắc, đậm đà."

Lẫn trong tiếng hô to những khẩu hiệu đòi trả tự do cho những người tranh đấu ôn hòa đang bị nhà cầm quyền giam giữ, anh Thông nói rằng tương lai nước Việt Nam nằm trong tay giới trẻ tại Việt Nam:

"Giới trẻ trong nước nên noi gương anh Việt Khang. Tương lai của Việt Nam là nằm trong tay của giới trẻ tại Việt Nam hiện nay. Nếu họ thờ ơ, không làm gì hết thì sau này Việt Nam có mất đi thì không trách được ai".

Và anh cũng nói thêm là Hà Nội nên lắng nghe nguyện vọng của nhân dân:
Cậu Việt Khang này viết những bài nhạc đầy tinh thần dân tộc mà không hiểu tại sao người ta cũng bắt cậu ấy nữa! Đây là tiếng nói yêu nước của một người rất trẻ có tinh thần dân tộc sâu sắc, đậm đà.
Mỹ Linh
"Nhà cầm quyền Hà Nội hãy lắng nghe nguyện vọng của người dân. Phải để cho người dân biểu tình. Nếu họ không dám đương đầu với Trung cộng thì họ phải để cho người dân Việt Nam, phải để cho giới trẻ Việt Nam được bày tỏ lòng yêu nước... Sức mạnh của nhân dân rất là mạnh".

Cũng trong ngày thứ Bảy thì cộng đồng người Việt quốc gia tại Dallas, cộng đồng NVQG hạt Tarrant, cùng các hội đoàn và liên hội khác trong vùng Dallas - Fort Worth đã tổ chức một đêm Văn Nghệ Đấu Tranh có tên Việt Nam Tôi Đâu tại khu thương mại Asia Time Square trong thành phố Grand Prairie. Ông Nguyễn Kinh Luân cho biết có trên dưới một ngàn người tham dự và màn hoạt cảnh Anh Là Ai đã làm nhiều người rơi lệ.

"Đông quá thành ra chúng tôi không đếm xuể, có thể khoảng chừng một ngàn người. Màn hoạt cảnh đầu tiên chúng tôi trình diễn gây xúc động cho mọi người, ngay cả nghệ sĩ trình diễn cũng rơi lệ, khi mọi người hát theo người ca sĩ chính dẫn bài Anh Là Ai? "

Ông Luân chia sẻ là lý do có buổi văn nghệ là vì muốn những người tranh đấu tại Việt Nam biết là hải ngoại luôn sát cánh với họ:

"Đứng ra tổ chức Đêm Văn Nghệ Đấu Tranh để nói lên tiếng nói đồng cảm với Việt Khang, nói lên sự đoàn kết với những người đấu tranh trong nước để họ biết là chúng tôi không để họ cô đơn".

Và không chỉ ngoài đời thường ủng hộ Việt Khang mà trên nhiều trang web nhiều người đã góp tiếng hát Anh Là Ai để ủng hộ Việt Khang, điển hình là trang nhà Đặc Trưng có người đã hát Anh Là Ai đầy cảm xúc.




Video: Nhà Trắng gặp gỡ người Việt ở Mỹ về Nhân quyền VN

Theo dòng thời sự:

Muốn mua võ khí của Mỹ thì phải cải thiện nhân quyền
Việt Nam tăng cường đàn áp nhân quyền trong năm 2011
Hoa Kỳ vẫn quản ngại vấn đề nhân quyền ở Việt nam
Quốc tế đòi VN trả tự do cho các nhà tranh đấu
Bản lên tiếng toàn cầu về nhân quyền tại Việt Nam
Lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền tại khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ
Quốc tế kêu gọi Việt Nam nới lỏng tự do
Uỷ hội nhân quyền Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:19:25
Người Úc cũng không thể ngồi yên

TNS RONBOSWELL (ĐẢNG LNP ÚC) LÊN TIẾNG VỀ NHẠC SĨ VIỆT KHANG TRƯỚC THƯỢNG VIỆN ÚC.




“.. Hôm nay, tôi lên tiếng để ủng hộ người dân nước Việt Nam. Đã quá lâu, họ đã bị nhà cầm quyền CSVN tước bỏ mọi quyền làm người căn bản. Tôi muốn đặc biệt kêu gọi sự chú ý đến một nhạc sĩ can đảm có tên là Việt Khang, người chống lại sự đàn áp của đảng Cộng Sản qua những bản nhạc của anh, và anh đã phải trả giá cho việc làm này”.

Đó là đoạn mở đầu của bài phát biểu dài 10 phút của TNS tiểu bang Queensland Ron Boswell, thuộc đảng Liberal National, trước Thượng Viện Quốc Hội Liên Bang Úc vào tối hôm qua, thứ Ba 28/02/2012 để bênh vực cho nhạc sĩ Việt Khang và tố cáo các hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

TNS Boswell nêu lên những sự giam giữ vô hạn định một số nghệ sĩ, luật sư và những nhà tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua vì cũng như Việt Khang, tôi duy nhứt của họ là lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CS.

Ông Boswell nói Úc là quốc gia hàng đầu trên thế giới về dân chủ nên có bổn phận phải lên tiếng về những sự vi phạm nhân quyền ở VN.

Ông đề cập đến việc 100 đại biểu của người Việt ở hải ngoại sẽ gặp Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 5/3 sắp tới để trình 1 Thỉnh Nguyện Thư, phát động bởi nhạc sĩ Trúc Hồ và khi ông phát biểu tối hôm qua, chỉ trong vòng 3 tuần, đã có hơn 90,000 chữ ký.

“90,000 lời kêu gọi hành động từ khắp nơi trên địa cầu là một bằng chứng cho tính cách nghiêm trọng của sự vi phạm nhân quyền bởi nhà cầm quyền VN”, TNS Boswell nói.

Sau khi giải thích về nội dung của hai bản nhạc nói trên, ông Boswell cho biết :
“ … Ảnh hưởng của những bản nhạc này ở Việt Nam, và ngọn lửa mà chúng đã châm ngòi trong phong trào tranh đấu cho nhân quyền ở VN đã làm nhà cầm quyền CSVN hoảng sợ”.

TNS Boswell cũng trình bày thêm về các trường hợp của những nhà đối kháng khác bị đàn áp như LM Nguyễn văn Lý, BS Nguyễn đan Quế v.v..

Ông Boswell nhắc đến việc chính phủ John Howard thiết lập các cuộc đối thoại về Nhân Quyền giữa Úc và VN vào năm 2002 ở cấp bực chính phủ. Và ông kết luận
“..Dân chúng Úc luôn luôn được hưởng quyền tự do ngôn luận mà không sợ bị trả thù. Đã đến lúc người dân Việt Nam cũng được hưởng quyền tương tự”.

TNS Ron Boswell là một chính trị gia lão thành với hơn 30 năm trong chính trường Úc, Năm 2003, ông đã chống Pauline Hanson trong cuộc tranh cử vào Thượng Viện để bảo vệ người di dân Úc gốc Á châu. Hôm nay, với bài diễn văn tràn đầy cảm xúc này, TNS Boswell đã trở thành một người bạn, một chiến hữu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam.

Cám ơn ông, TNS Ron Boswell !
HƯNG VIỆT (Brisbane)
29/02/2012

http://www.khoi8406hoaky.com



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:21:11
TIẾP BƯỚC


Tráng khúc thơ treo đầu súng
chân còn vững nhịp Quân Hành
trăng soi hồng bia đá dựng
sao ai nói núi sông buồn!

Khắp nơi vang lời hy vọng
Việt Nam Tổ Quốc Vinh Quang
Tuổi Trẻ vươn vai Phù Đổng
sao ai nói mộng xưa tàn!

Từ trong màn đêm bi hận
vùng lên theo nắng Xuân về
điệu kèn giục theo trống trận
cùng đi nối mạch tình quê

Tâm thơ gởi người Bạn Trẻ
mừng mai vào lễ xuất quân
nối bước tiền nhân ngạo nghễ
lên đường bảo vệ Quê Hương!

Cao Nguyên

--------------------------------------------------------------------------------


tháng ba say


tháng ba, ta bỏ rừng
(trên đường về thăm biển?)
không - ta bỏ rừng đi
vì điêu tàn cuộc chiến

vì ngọn lửa hận thù
đốt Trường Sơn linh hiển
đập vỡ tiếng cồng chiêng
Giàng ơi! và Giàng ơi! *

ba-mươi-mốt cái tháng ba
ta rùng mình say khuớt
khi hồn bạn theo ta
qua núi đồi xuôi ngược

Ôi đỉnh gió Chư Pao
bình-đông đầy rượu đế
rót giữa đáy chiến hào
uống đi - rồi quạnh quẽ!

Ôi Đức Cơ, Pleime
cơm sấy và thịt hộp
rượu cần pha nước khe
uống say - rồi cúi mặt!

Ôi Thuận Mẫn, Buôn Hô
me khô và cóc ổi
trộn lửa khói Bù Đăng
uống đi - rồi thức đợi!

đợi những tháng ba say
theo hồn bay tám hướng
tìm vất vưởng chân mây
những vẫy chào lởn vởn!

say cùng ta nhé em
những tấm lòng sông suối
của rừng núi cao nguyên
trong nhiều đêm thức gọi:

bạn ơi và rừng ơi!

Cao Nguyên
Mar 2006
---------------
* Giàng ơi! = Trời ơi! (tiếng sắc tộc miền cao)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:24:46 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:22:56
Tiếng hát Nắng Ấm trong You Tube " Anh Là Ai ? của Việt Khang - Bùi Bảo Sơn thực hiện
Tiếng hát của Nắng Ấm đã được đưa lên You Tube do ông Bùi Bảo Sơn ( ở Canada - em nhà văn Bùi Bảo Trúc ) thực hiện .


TOTAL SIGNATURES ON THIS PETITION March 4, 2012 3:42PM ET

122,443



YOUTUBE "Anh Là Ai ?" Nhạc Việt Khang, qua tiếng hát của Nắng Ấm

http://www.youtube.com/watch?v=a1oIg9sF0Zs&feature=player_embedded#t=36s


********************************************



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:27:02
Xin để lại lời tri ân đến những cụ già đứng hàng giờ ngoài gió lạnh, để cổ võ cho giới trẻ trình bày thỉnh nguyện thư của hơn 130,000 đồng bào Việt đến tổng thống Hoa Kỳ.

Hội Nghị Diên Hồng trên Đất Khách

Ngoài trời gió quất từng cơn,
từng cơn gió rét cắt vào má, da
nhăn nheo lấm tấm đồi mồi,
phất phơ ngang trán tóc dầy tuyết mây
vài câu thăm hỏi thân tình
ấm dòng máu Việt từ ngày lưu vong
xoè tay nắm chặt bàn tay
ngàn khúc ruột nối một vòng Lạc Long.

Ngang trời gió lộng, cờ vàng
ba giòng máu đỏ anh hùng nước Nam,
cất chung lời hát yêu quê
hương … trên đất khách … thơm tình, bà con
đồng tâm hướng đến quê nhà
đưa cao lá phiếu cộng đồng Việt Nam
trăm ngàn chữ ký hỏi đòi
tự do cho những anh hùng dấn thân.

Việt Nam dân chủ, nhân quyền
Việt Nam độc lập, phá xiềng Bắc phương.

Khù Khờ


CHÂN THÀNH CÁM ƠN ANH KHÙ KHỜ ĐÃ GHÉ THĂM VÀ GÓP MỘT BÀN TAY .

Chúng ta ,những cánh chim tự do nguyện sẽ hót véo von vì : ĐỘC LẬP - TỰ DO - NHÂN QUYỀN cho VIỆT NAM yêu dấu !


*******************************************

hình ảnh cuộc họp dâng thỉnh nguyên thư ( lý do kỷ thuật -xem bài dưới )

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/876F37FC892D4FEFB5BE101E6217C943.gif[/image]

Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ trái: Ông George Selin (Vietnam Desk),
ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative),
ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ)
và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng),
tại buổi gặp cộng đồng VN tại Tòa Bạch Ốc.
(Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:29:14 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:30:49
Ðỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Washington, DC)

Tòa Bạch Ốc tiếp 200 đại diện cộng đồng: ‘130,000 chữ ký là một hiện tượng’

Monday, March 05, 2012 6:35:33 PM
-------------------------------------------------------

Ðỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Washington, DC)




WASHINGTON, DC (NV) - Giới chức Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai tiếp 200 người Việt Nam đại diện cho hơn 130,000 người ký thỉnh nguyện thư đòi hỏi Hành pháp Hoa Kỳ không gia tăng thương mại với Việt Nam nếu quốc gia Cộng Sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện nay.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/D8606A9FEC6C45D9AD0B430214DB6EAF.gif[/image]

Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa được đồng hương trưng trước Tòa Bạch Ốc,
biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư nhân quyền,
nay lên đến 130 ngàn chữ ký. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)


Sau khi làm xong thủ tục an ninh, phái đoàn được hướng dẫn vào tòa nhà Eisenhower Executive, thuộc văn phòng Tòa Bạch Ốc.

Ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement), chào mừng mọi người và nói: “Hôm nay quý vị đến đây không chỉ để cung cấp thông tin cho chúng tôi qua cuộc vận động bằng thỉnh nguyện thư, mà quý vị còn cho mọi người biết về sự cam kết của quý vị. Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”

Ông cũng cho biết Tổng Thống Obama rất coi trọng nhân quyền. Ðây mới chỉ là sự bắt đầu, và đây là một vấn đề phức tạp.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/7E0045E77A6E4F019CB6C21B297E8D1F.gif[/image]

Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ trái: Ông George Selin (Vietnam Desk),
ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative),
ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ)
và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng),
tại buổi gặp cộng đồng VN tại Tòa Bạch Ốc.
(Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)


Cô Tuyết Dương, cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, chúc mừng mọi người có mặt và hy vọng sau cuộc vận động này, cộng đồng Việt Nam sẽ còn nhiều cuộc vận động khác, nhất là cho những người chưa được đại diện, ví dụ như những người làm việc trong ngành nail, nạn nhân buôn người, người cao niên...

Về phía cộng đồng Việt Nam, giới chức Tòa Bạch Ốc mời ba người lên phát biểu. Ðó là ca sĩ Quốc Khanh, anh Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và cô Cindy Ðinh (đại diện Hội Ðồng Nhân Quyền Cho Việt Nam). Cả ba người đều kêu gọi Tòa Bạch Ốc chú ý đến nhân quyền Việt Nam hơn nữa. Riêng ca sĩ Quốc Khanh mong mỏi Tổng Thống Barack Obama can thiệp cứu nhạc sĩ Việt Khang, người bị an ninh Việt Nam bắt vì sáng tác hai nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Ðâu?” và “Anh Là Ai?”

Một số người cảm động sau lời phát biểu của ca sĩ Quốc Khanh.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/33BD0696ABA845699C1E2A5C73F6B99E.gif[/image]


Một cảnh bên trong phòng họp. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Xem thêm hình ảnh tại đây



Cũng có mặt tại buổi tiếp cộng đồng Việt Nam là một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong đó có ông Michael Posner, phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng.

Ông Posner cho biết chính quyền Mỹ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nói thêm Washington vẫn tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội, nhất là đối với các cá nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Blogger Ðiếu Cày và những trường hợp khác, cũng như điều 79 và điều 88 trong bộ luật hình sự của Việt Nam.

Ông nói: “Tôi sẽ tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền và những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để mọi người sống ở Hoa Kỳ chú ý hơn về vấn đề này.”

Ông Eric Barboriak, quyền giám đốc Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói thêm: “Chúng ta có nhiều vấn đề với Việt Nam trong quan hệ song phương, nhất là vấn đề nhân quyền. Hoa Kỳ tin rằng làm cho Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền nghiêm túc hơn sẽ có lợi cho cả hai phía và đạt được kết quả tốt nhất.”

“Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa là song phương vừa là đa phương. Cam kết là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nhân quyền,” ông Barboriak nói thêm.

Nhiều đồng hương Việt Nam rất háo hức trước giờ gặp gỡ giới chức Tòa Bạch Ốc, chỉ muốn làm một điều gì đó cho nhân quyền tại Việt Nam.

Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California, nói với nhật báo Người Việt rằng sự hưởng ứng của 130,000 chữ ký là “dấu chỉ cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng. Khi có sự kiện, họ sẵn sàng trong khả năng để tạo sự thay đổi với dân tộc.”

“Nếu gặp tổng thống, tôi sẽ yêu cầu ông giúp đỡ để dân tộc Việt Nam hưởng tự do như người dân Hoa Kỳ,” hòa thượng nói tiếp. “Tuy nhiên, tất cả đều tùy thuộc khả năng chúng ta, người Mỹ chỉ giúp thôi. Thay đổi phải xuất phát từ chúng ta. Nếu người Việt không làm thì khó lòng. Vì thế, nhanh hay chậm là do chúng ta.”

Chị Ðinh Ngọc Tuyết, hiện sống ở Louisville, tiểu bang Kentucky, cho rằng đấu tranh nhân quyền phải bền bỉ mới thành công.

Chị giải thích: “Tôi rất xúc động được Tòa Bạch Ốc mời. Vừa tự hào vừa cảm thấy vinh dự khi thấy thỉnh nguyện của đồng hương được tổng thống lắng nghe. Ðây làm một bước nhỏ, dù đường dài, vẫn phải đi. Phải bước những bước nhỏ mới tới đích được.”

Ông Trần Việt Ðông, cư dân Glen Burnie, tiểu bang Maryland, được vào Tòa Bạch Ốc, nói: “Ðược vào Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên cảm thấy rất hồi hộp, không tả được. Dân tộc mình đang bị Cộng Sản gò bó đủ thứ, bắt người đấu tranh như nhạc sĩ Việt Khang. Nên buổi gặp gỡ hôm nay là dịp để chúng ta nói lên tiếng nói của người Việt Nam.”

“Nếu được gặp tổng thống hôm nay, tôi sẽ nói: ‘Thưa tổng thống, ông là đại diện của nước Mỹ, xin hãy nhìn vào Việt Nam. Ðừng để Việt Nam bị giống như Syria hiện nay, gây đau thương tang tóc cho người dân,'” ông Ðông nói tiếp.

Ông cho biết, trước khi đến Washington, DC, ông sắm một bộ quần áo complet mới, mua giày mới.

Ông chia sẻ: “Ðây là lần thứ nhì từ ngày qua Mỹ tôi sắm đồ mới. Lần trước là đám cưới con trai. Lần này là vào Tòa Bạch Ốc.”

Linh Mục Ðinh Xuân Long, chánh xứ nhà thờ St. Joseph of the Hills, Eden, tiểu bang North Carolina, nói với hơn 130,000 chữ ký, thỉnh nguyện thư này là một áp lực rất lớn đối với chính quyền Mỹ và muốn nhân dịp này nói lên vấn đề tự do tôn giáo tại quê nhà.

“Về mặt nổi, Việt Nam cho xây nhiều nhà thờ, cho tu sĩ xuất ngoại, làm cho có vẻ như có tự do tôn giáo, về mặt chìm, chính quyền thật sự kiểm soát bên trong. Tu sinh vẫn bị xét duyệt, thụ phong và thuyên chuyển linh mục phải có sự đồng ý của chính quyền và cuối cùng là họ cử cán bộ theo dõi các giám mục, gây chia rẽ trong hàng giáo phẩm,” Linh Mục Long nói tiếp.

Chị Trinh Nguyễn, cư dân Nashville, tiểu bang Tennessee, cũng được mời vào Tòa Bạch Ốc, nói chị muốn Việt Nam có bình đẳng cho con người, thả tù chính trị.

“Tôi là người ủng hộ ông Obama. Tôi sẽ nói thẳng đề nghị ông nhìn lại Việt Nam, một nơi rất cần có nhân quyền cho mọi người. Trước khi làm ăn với Mỹ, Việt Nam phải có nhân quyền trước,” chị Trinh nói.

Trong khi đó, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, dù thời tiết giá lạnh, có lúc tuyết rơi lác đác, hàng trăm đồng hương thuộc các cộng đồng Việt Nam khắp nơi có mặt để biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư, do đài truyền hình SBTN phát động từ hôm 8 Tháng Hai đến nay.

Cụ Vũ Văn Phiên, 90 tuổi, sống ở Lake Mary, tiểu bang Florida, được mọi người trước Tòa Bạch Ốc chú ý vì là người lớn tuổi nhất trong những người có mặt.

Khi được hỏi vì sao đến Washington, DC, cụ vui vẻ nói: “Ðây là trách nhiệm của một người mang dòng máu tiên rồng, trước tổ quốc dân tộc. Ðối với tôi, bản thân là xong rồi, gia đình cũng xong rồi, giờ lo được cho đất nước cái gì thì lo. Nếu được gặp Obama, tôi sẽ nói với ông rằng con người còn đau khổ, nhất là ở Việt Nam, ông là người quyền lực nhất thế giới, ông phải làm điều gì đó.”

Cho tới sáng ngày Thứ Hai, thỉnh nguyện thư đã có hơn 130,000 chữ ký. Theo quy định của Tòa Bạch Ốc, trong vòng một tháng, nếu thỉnh nguyện thư đạt được 25,000 chữ ký, giới chức khối Hành pháp sẽ tiếp xúc với đại diện những người ký tên. Sau khi chiến dịch được đưa ra bốn ngày, thỉnh nguyện thư đã có hơn 25,000 người ký vào.

Hiện nay, đài truyền hình SBTN và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ kêu gọi mọi người tiếp tục ký thỉnh nguyện thư để có thể có con số cao nhất, hầu tạo sự chú ý cho chính giới Hoa Kỳ. Cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư sẽ chấm dứt vào ngày 8 Tháng Ba tới đây.

Ngày hôm sau, Thứ Ba, theo dự trù, hàng trăm đồng hương Việt Nam được chia ra làm nhiều toán sẽ đến văn phòng các vị dân cử ở Quốc Hội tiếp tục vận động nhân quyền cho Việt Nam, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đang diễn ra.

___________

Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:37:23
Chào các bạn
Lang thang trên phố, thấy nơi đây hay quá, xin mạn phép được dừng chân ghé thăm với đôi lời và góp vài đoá hoa xinh.
Chúc tất cả vui khoẻ.
Thân mến.

Nguyên Thạch


---------------------------------


Dậy lên đi tiếng hát



Em gánh non sông, dáng trông nghiêng ngã
Tấm thân gầy, nhọc bả xương vai
Đêm thâu lặng lẻ canh dài
Trăng soi in nét bóng ai bên hồ.


Trĩu gánh tang bồng, giữa lòng Hà Nội phố
Đường đêm đen lố nhố khối bóng ma
Thương ai nặng gánh sơn hà
Khóc cho đất mẹ quê cha... Em buồn.


Đường Sài Gòn mưa tuôn lầy lội
Lũ về đây bao nỗi nhọc nhằn
Bụi mù che khuất vầng trăng
Sài Gòn như dải trắng khăn tang sầu.


Gánh về đâu?
Gánh về đâu?
Phỏng chân, đôi dép nát nhầu lối đi...


Tình đất nước sá chi gian khổ
Hãy vùng lên bứng nhổ cùm gông
Gái trai già trẻ một lòng
Chung vai sẻ gánh, non sông vẹn toàn.


Chín con rồng bơi dòng nước ngược
Bạch Đằng giang, sông Đuống thửa nào
Ngô Quyền chém nát giặc Tàu
Dậy lên tiếng hát gọi nhau diệt thù.

******************


Trong đêm đen ươm niềm hy vọng


Đêm thức giấc
Tiếng lòng ngơ ngác
Xuyên canh thâu, dào dạt âm buồn
Ngõ hồn về bên ấy, lệ sầu tuôn
Con Nước cũ lạc nguồn trôi mãi.


Đêm trở giấc
Nghe hồn tê tái
Sao lời ru
Xa mãi không về
Trĩu nặng lòng một mối tình quê
Đường dân tộc, lối về ngõ cụt.


Bão tháng Tư cuồng giông cuốn hút
Đời tự do vào hận... Ngút căm hờn
Đâu Quê Hương?
Đâu Tổ Quốc ?
Đâu giang sơn ?
Đỉnh gió hú chập chờn dáng mẹ.


Tiếng giục non sông
Đêm thâu đơn lẻ
Sóng ngàn khơi át lời mẹ thét gào
Nghe chăng ai ?
Lòng mẹ xót đau
Lo thế hệ ngàn sau biền biệt!


Đâu Việt Nam
Non xanh nước biếc?
Đâu Triệu Trưng?
Đâu hào kiệt anh hùng?
Há cúi mặt nhận nỗi nhục chung !
Khi đất nước, đường cùng ngõ tận...


Đâu độc lập?
Đâu Tự do?
Hay chỉ là căm hận!
Lê thân hèn chấp nhận vong nô
Nỡ quay lưng đánh mất cơ đồ
Trăng huyễn hoặc, mặt Hồ mãi đục.


Trời rạng đông chợt vang hành khúc
Từng đoàn quân trong nhịp khúc quân hành
Đường ngàn hoa hương ngát tỏa xanh
Đơm rực nụ chào các anh chiến sĩ

Mẹ lệ mừng, ơi đàn con yêu quí...


Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
Đính kèm (1)



*************

Xin cám ơn Sư huynh Nguyên Thạch đã góp cả hai bàn tay cùng chúng em .

****




Trời rạng đông chợt vang hành khúc
Từng đoàn quân trong nhịp khúc quân hành
Đường ngàn hoa hương ngát tỏa xanh
Đơm rực nụ chào các anh chiến sĩ

Mẹ lệ mừng, ơi đàn con yêu quí...


Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com



***

Chúng con về , Mẹ ơi ! Xin hãy đợi .
Những cánh chim mệt mỏi tự ngàn phương
Dẫu tự do vẫn mong ngóng quê hương
Gởi tiếng lòng chúng con trao về Mẹ ...

Xin hãy đợi chúng con , Mẹ nhé !

---muaphonui---
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:38:53 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:40:51
Các anh là Quê Hương

( Xin vinh danh các chiến sĩ Dân Chủ đứng lên vì Tổ Quốc )

Xin được viết tên anh
Trên hoa lá ngàn xanh
Từng góc đường đất mẹ
Trang sử ghi ngọn nghành.

Các anh là quê hương
Các anh là tình thương
Đứng thẳng lưng tranh đấu
Rực sáng tựa ánh dương.

Khi quê hương tơi tả
Dẫu cho thân gục ngã
Không cúi đầu hàng giặc
Làm gương hùng cao cả.

Tôi viết tên anh
Trên lá thư xanh
Tôi hát tên anh
Vang tiếng ca quân hành.

Các anh là niềm vinh dân tôi
Chí kiêu hùng vươn vai không thôi
Giữ vững Tổ Quốc núi sông biển đồi.

Các anh là niềm tin tương lai
Trọng trách này, anh mang trên vai
Đưa toàn dân qua tăm tối canh dài.


Ngày tự do
Muôn dân vui ca
Việt Nam tôi
Đất tổ quê cha
Lớp con yêu
Giữ yên sơn hà


Nguyên Thạch
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:43:08 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:44:36
Xin mời nghe TS Nguyễn Đình Thắng tường trình trên SBS Radio về cuộc tiếp xúc tại Tòa Bạch Ốc

http://www.sbs.com.au/yourlanguage/v...e-White-House/



************

Người Việt hải ngoại vận động chính phủ Mỹ thúc đẩy nhân quyền cho VN



http://www.voanews.com/vietnamese/news/human-rights-petition-brings-vietnamese-to-white-house-141558043.html



***************



XIN ĐỪNG MONG ĐỢI THÁI QUÁ!

Nam Lộc

Cuộc tiếp xúc để trao thỉnh nguyện thư về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lên Tòa Bạch Ốc vừa chấm dứt vào buổi trưa, thì đến chiều tối đã có những lời nhận định và phê phán tiêu cực, cho rằng chuyến vận động và gặp gỡ đại diện chính quyền Hoa Kỳ đã không diễn ra như mọi người “mong đợi”! Tôi thật sự ngạc nhiên và không hiểu rằng chúng ta mong đợi điều gì hơn những kết quả vĩ đại mà cộng đồng người Việt đã thực hiện và gặt hái được trong gần một tháng trời qua.

Đây là lần đầu tiên người Việt hải ngoại biết sử dụng “sức mạnh của người dân” (people’s power) để đạo đạt tiếng nói cùng ý nguyện của mình lên cấp lãnh đạo HK. Chính sự đáp ứng nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy đã khiến Tòa Bạch Ốc phải cử người ra tiếp xúc, và gặp gỡ cộng đồng người Việt để nhận thỉnh nguyện thư cùng chia sẻ mối quan tâm và nhấn mạnh về chính sách bảo vệ nhân quyền của nước Mỹ với chúng ta. Các viên chức được trao phó nhiệm vụ này đều là những người nắm giữ các vai trò then chốt và trực tiếp trách nhiệm trong vần đề mà chúng ta đã nêu ra và quan tâm. Từ các vị phụ tá ngoại trưởng HK, phụ trách về các vấn đề dân chủ và nhân quyền cho đến các chuyên viên về Đông Nam Á Sự Vụ và đặc trách về vấn đề Việt Nam. Thêm các viên chức lãnh đạo Văn Phòng Đặc Trách Á Châu Sự Vụ của chính quyền Obama, cùng các luật sự, phụ trách về dân quyền và nhân quyền trên thế giới v..v… Họ đã tiếp xúc, trò chuyện và lắng nghe một cách nghiêm chỉnh từng lời phát biểu, từng mối quan tâm của hơn 100 thành viên đại diện cho mọi thành phần và đến từ nhiều tiểu bang trên đất Mỹ, để rồi sau đó các viên chức này sẽ báo cáo trực tiếp lên Tổng Thống Hoa Kỳ. Vậy chúng ta còn mong đợi gì hơn, đây là những vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều! Điểm quan trọng là nguyện vọng của chúng ta đã có cơ hội đạo đạt đến những người trách nhiệm.

Thật ra ngay từ khi Tòa Bạch Ốc chú ý đến kết quả thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt thì các vị phụ tá đặc trách trang mạng “We The People” sau khi trình lên văn phòng Tổng Thống, một viên chức trách nhiệm bộ phận này đã tiết lộ với chúng tôi rằng, tổng thống Obama ngỏ ý rằng, nếu hoàn cảnh và thì giờ cho phép thì ông muốn đích thân tiếp đón các đại diện của cộng đồng người Việt, cũng như muốn được hiểu thêm về nội dung hai bài hát cùng lý do mà người sáng tác ra nó đã bị đưa vào nhà tù ở VN. Tuy nhiên vào lúc 4 giờ sáng Thứ Hai, ngày 5 tháng 3, 2012 giờ California, tức là 7 giờ sáng giờ Washington DC, thì một viên chức khác đã thông báo cho tôi biết rằng, ngày hôm nay sẽ có những cuộc họp khẩn giữa Tổng Thống Obama, và các viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, về tình hình khẩn trương ở Trung Đông, mà theo viên chức đó thì đây có thể là cơ hội cuối cùng để HK thuyết phục Do Thái đừng tấn công Iran trong lúc này, vì phản ứng của những người lãnh đạo quá khích xứ Iran có thể xẩy ra làm thiệt hại tài sản và nhân mạng của người Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hậu quả sẽ không thề nào lường nổi. Viên chức này cũng cho biết dù Tổng Thống Obama có xuất hiện trong buổi hội kiến với cộng đồng người Việt được hay không thì kết quả của việc đệ trình thỉnh nguyện thư cũng như tìm hiểu và nghiên cứu mối quan tâm của người Việt về vấn đề nhân quyền ở VN cũng sẽ diễn ra giống nhau, không có gì thay đổi.

Ngay khi nhận được tin này tôi đã chia sẻ ngay với một số thân hữu, trước là để thông báo và sau là muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp của họ. Tôi rất vui và phấn khởi vì hầu như tất cả đều có cùng một nhận định: Chúng ta không thể mong đợi gì hơn những thành quả vĩ đại mà cộng đồng VN tại hải ngoại đã đạt được trong chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua. Bởi vì chưa bao giờ người Việt hải ngoại có cơ hội thể hiện tình đoàn kết và gắn bó keo sơn như lần này! Chưa bao giờ có một cuộc “bỏ phiếu bằng tim” qua thỉnh nguyện thư tập hợp được số lượng người tham dự đông đảo và đáp ứng nhanh chóng như lần này. Chưa bao giờ có sự tiếp tay chặt chẽ của các hội đoàn người Việt đến từ khắp mọi tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng như từ nhiều quốc gia trên thế giới kể cả ở VN. Muôn người như một, đồng tâm, đồng lòng, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hoặc giai cấp xã hội. Chưa bao giờ mà hàng ngàn người sốt sắng, tự nguyện, tự bỏ công sức, thời giờ và tiền bạc để tranh đấu cho đồng bào ruột thịt của mình đang bị kềm kẹp dưới chế độ độc tài Cộng Sản.

Từ mối xúc động cá nhân, sự đồng cảm và lòng ngưỡng mộ một người bạn trẻ đồng nghiệp, đồng chí hướng, đồng thời quan tâm đến số phận của một tù nhân lương tâm, nhạc sĩ Trúc Hồ đã âm thầm nghiên cứu phương sách vận động nào hữu hiệu nhất để báo động cho những người lãnh đạo quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ, phải áp lực ngay với nhà cầm quyền CSVN để thả các tù nhân lương tâm cùng những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền đang bị họ giam giữ ở VN, và sẽ có thể bị hãm hại đến tinh thần và thể xác. Nhưng không ai có thể ngờ được, mối quan tâm và tình cảm đặc biệt của nhạc sĩ Trúc Hồ đã được nhiều người chia sẻ và tích cực tham gia, tạo thành một biến cố lịch sử trong sinh hoạt của người Việt từ gần 37 năm qua!

Nhưng đừng đòi hỏi và trông đợi thái quá ở một cá nhân Trúc Hồ! Đừng đòi hỏi Trúc Hồ phải làm tất cả những điều gì mà quý vị cảm thấy của mình là đúng. Đừng bắt anh ấy phải nghĩ như mình nếu không sẽ là sai! Đừng bắt Trúc Hồ phải tranh đấu cho những người mình muốn mà không phải là Việt Khang v..v… Và nếu trông đợi quá ở một cá nhân trong vị trí khiêm nhường của một người nghệ sĩ có lòng thì tôi cho rằng đó là những mong đợi thái quá! Và điều này sẽ tạo ra những thất vọng viển vông, vô hình chung tự hủy diệt những thành quả to lớn mà tập thể hơn một trăm ba mươi ngàn người ký thỉnh nguyện thư đã đạt được.

Thiển nghĩ nếu từ trước đến nay, khi bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt ở VN, cá nhân hay tập thể bác sĩ ở hải ngoại lên tiếng tranh đấu, vận động, ký thỉnh nguyện thư hoặc khi nhà báo Điếu Cầy bị bắt thì giới nhà báo hải ngoại lên tiếng, khi luật sư Cù Huy Hà Vũ hay Lê Thị Công Nhân bị CS cầm tù thì luật sư đoàn tranh đấu, khi hòa thượng Thích Quảng Độ hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý bị đàn áp thì các vị lãnh đạo tinh thần hải ngoại không phân biệt tôn giáo đồng lòng kêu gọi dân chúng ký thỉnh nguyện thư như nhạc sĩ Trúc Hồ đối với nhạc sĩ Việt Khang v..v.. thì có lẽ CSVN đã không dám tiếp tục hống hách, ngang tàng, hiếp đáp dân lành và đàn áp dân oan như ở VN hiện nay! Không chừng chế độ có thể cũng đã bị sụp đổ rồi!

Nam Lộc




mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:45:51
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/63FD4DF0F29A4987AEE4A576767CA8E6.gif[/image]


NIỆM TỪ


ba mươi lăm năm đã qua
mà thơ em viết còn nhòa lệ rưng
chữ đi lời cứ ngập ngừng
tình cay xốn mắt vạn lần nhớ anh

tháng Tư thắp nén hương trầm
theo làn khói tỏa gọi anh nghẹn lời
còn không anh những nụ cười
giữa vòng tay ấm dưới trời hỏa châu

lệ nhòa tim buốt nhói đau
lặng nhìn di ảnh trắng màu khăn tang
chưa buông súng đã đầu hàng
ra đi với nỗi bàng hoàng thế nhân

xa anh xa cả mộ phần
quê hương đành đoạn khắc trong niệm từ
đất sầu đẫm lệ tháng Tư
trời đau trường khúc biệt từ lưu vong!


Cao Nguyên
04012010



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:46:53
Lòng ta vẫn vững, đường ta ta cứ đi...

DB Susan Tiếp nối cuộc vận động, DB Davis nêu vấn đề nhân quyền tại QH ngày 7/3/2012

Nguồn: Người Việt Tự Do Utah

-----------



Phát biểu của DB Susan Davis từ San Diego về Việt Khang sáng sớm hôm nay tại Quốc hội.

Thưa ông Chủ Tịch [Hạ Viện]. Tôi lên đây hôm nay để nói về một vấn đề quốc tế đáng được quan tâm tại Quốc Hội này. Như quí đồng viện biết, trong tháng vừa qua, hàng trăm ngàn cử tri quan tâm – 140 ngàn và đang còn thêm nữa – đã ký 1 bản thỉnh nguyên thư gởi Nhà Trắng. Bản thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ [Hoa Kỳ] hãy ngưng chính sách hy sinh nhân quyền để mở rộng thương mại với Việt Nam. Tôi biết đây là điều khó tưởng tượng đối với chúng ta trong phòng này… nhưng tại Việt Nam, chỉ một hành động soạn nhạc thôi cũng đã đủ lý do cho chính quyền Cộng Sản bỏ tù một ai đó. Thật vậy, đó chính là những gì đã xảy ra cho Việt Khang – một công dân Việt đã bị bắt và đang bị giam cầm chỉ vì soạn và hát 2 bản nhạc phản đối về chính đất nước của anh. Vụ này và nhiều vụ bắt giữ khác trong mấy năm qua là những vấn đề cần phải được đưa lên đầu trong những cuộc thương thảo về thương mại với chính quyền Việt Nam. Tôi kêu gọi các đồng viện hãy cùng với tôi thúc đẩy tổng thống hãy đặt ̣[mục tiêu] Tự Do và Nhân Quyền trước hết.



Congresswoman Susan Davis takes to the House floor on March 7th to speak up for Viet Khang. Bravo!

Mr. Speaker, I rise today to speak on an international issue that merits our attention here in Congress. As I’m sure you are aware, this month, hundreds of thousands of concerned citizens—140,000 and counting — have signed a petition to the White House. The petition calls on the Administration to stop expanding trade with Vietnam at the expense of human rights. I know it’s hard to imagine for folks standing in this room… but in Vietnam, the mere act of composing songs can be sufficient grounds for the Communist government to put someone in jail. In fact, that’s exactly what happened to Viet Khang – a Vietnamese citizen who was arrested and is currently being detained for merely composing and singing two protest songs about his own country. This arrest and the many others in recent years are issues that have to be on the forefront of our trade negotiations with the Vietnamese government. I urge my colleagues to join me in urging the president to put freedom and human rights first.



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:48:18
Chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3

Xin được gởi tặng nỗi niềm đến các gương nữ nhi tranh đấu cho dân tộc được Tự Do Dân Chủ và sự vẹn toàn lãnh thổ.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25525/849C8BCE8EAC44CA96F7E35B4D52FDB1.jpg[/image]


Gánh tang bồng


Tôi có người em
Gọi Mỹ Lan *
Thân gái đường xa dặm bước ngàn
Dáng lệch bả vai, đường nặng gánh
Hai thúng Quê Hương
Hai thúng tang…

Em gắng vượt sông
Lội ngược dòng
Trên đầu nặng trĩu khối non sông
Sức tàn hơi kiệt qua kia bến
Công an chờ chực siết tay còng.


Chúng nó, vệ binh của giặc Tàu
Em than tiếng mẹ, chúng nào đau !
Lạnh lùng lôi xốc vào đồn bót
Mặc cho em với nỗi nghẹn ngào...


Ngục tù
Chồng chất nỗi non sông
Thao thức hằng đêm nặng mối lòng
Ngoài kia non nước còn ai gánh ?
Còn ai chia sẻ nợ tang bồng…



* Tên gọi chung cho những anh thư đấu tranh : Công Nhân, Thanh Nghiên, Thanh Thủy, Thu Trang, Thu Duyên, Minh Hằng, Phong Tần…



Nguyên Thạch

---------------------------------------------

Chân thành cám ơn anh Nguyên Thạch ,mong đón anh thường xuyên tại đây . muaphonui .

-------------


Cảm ơn " em gái ". Chúc vui ngày phụ nữ 8-3

Nguyên Thạch

<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:52:26 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:54:50
White Black :


" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao " .

Câu ca dao từ xưa để lại đến ngày nay, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được
nhất là những người dân nước việt có tấm lòng yêu quê hương đất nước .
Bài hát " Anh là ai " của Việt Khang là một động lực càng thúc đầy cho ý chí kiên cường , mạnh mẻ
của tuổi trẻ dám nói dám làm không khuất phục trước những kẻ yếu hèn sợ ngoại bang hiếp đáp dân mình.
WB cũng xin góp một bàn tay trong này cùng với MPN bằng cách nghe và hát lên lời nhạc " Anh là ai ".
Cũng hy vọng rằng từ thứ hàng đầu tiên lên đến hàng trăm rồi đến hàng ngàn cuối cùng là hàng triệu những bàn tay đóng góp sẽ đem lại tự do cho Việt Khang nói riêng và đem lại sự bình an nhân quyền cho người dân Việt nói chung

White Black

---------------

Xin cám ơn sự đóng góp của chú White Black . Chúng ta -những cánh én tự do chắc sẽ đem mùa xuân về cho đất nước . Mưa phố núi .
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 13:56:33 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:57:46
Nghe Việt Khang hát...


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/101700/E8581A0487744A8AAB8782A7D6705700.jpg[/image]



Chào Em Tháng Ba 2012, Nghe Việt Khang Hát Ứa Nước Mắt

--------------
Trần Củng Sơn


Hoa đào tháng ba San Jose.
Tháng hai bịn rịn chia tay với một ngày vớt vát 29 và những đứa bé sinh ra ngày này sẽ phải chờ bốn năm mới tổ chức sinh nhật một lần.

Chào em tháng ba 2012, tháng ba hoa khói như câu thơ “yên hoa tam nguyệt” thật đúng với cảnh sắc San Jose và các thành phố lân cận của Bắc Cali. Hoa nở khắp nơi, khói sương lãng đãng tạo vẻ thơ mộng.

Tháng ba năm nay bắt đầu có vẻ sôi nổi với chuyện Tòa Nhà Trắng của thủ đô nước Mỹ sẽ chào đón khoảng 100 người Mỹ gốc Việt Nam vào ngày 5/3/2002 để nhận thỉnh nguyện thư và nghe ý kiến cộng đồng mình về vấn đề dân chủ nhân quyền tại Việt Nam và một số vấn đề khác.

Sáng kiến của nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc đài truyền hình SBTN, muốn cứu nhạc sĩ Việt Khang đang bị bắt vì sáng tác và hát hai bài Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai đã được thực hiện thành công bằng cách thu thập chữ ký của khoảng 100 ngàn người gốc Việt Nam trên toàn nước Mỹ trong vòng chỉ một tháng. Có sự phối hợp khéo léo cùng tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Hội SOS Boat People, một người có kinh nghiệm trong sự liên lạc với chính giới Hoa Kỳ, nên với con số chữ ký nhiều như vậy thì những người đứng đầu Hành Pháp Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp xúc.

Đây là một công tác đấu tranh vận dụng sự phổ biến của Internet cũng như sự ảnh hưởng của ca nhạc đối với quần chúng. Hiệu quả của nó tạo nên một sự phấn khởi mang nét mới lạ.

Tên tuổi của nhạc sĩ Việt Khang đã được nhiều người biết tới. Vào các trang mạng, tên bài hát Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai đầy rẫy. Vào mạng Youtube đếm con số người nghe hai bài hát này, cộng lại cả triệu lượt xem. Có hình ảnh một bé trai mấy tuổi ôm đàn nhựa hát Anh Là Ai nghe rất dễ thương.

Chào em tháng ba 2012; tháng hai là tháng của Việt Khang và tháng ba này cũng sẽ là như vậy. Anh bạn nhà báo thấm nhuần đạo Phật nói rằng đây là phước đức của người nhạc sĩ, được nhiều người ngưỡng mộ và hai bài hát của anh phổ biến khắp nơi. Đối với một nhạc sĩ sáng tác, còn gì hạnh phúc bằng khi đứa con tinh thần của mình được vang xa như vậy. Thêm một niềm hạnh phúc nữa là chính tác giả hát và làm người nghe rung động.

Có nhiều người đấu tranh đang bị bắt ở tù như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh Nghiên... nhưng trường hợp của Việt Khang thật đặc biệt. Anh là một nghệ sĩ.

Nói theo ý nghĩa của Dịch học thì anh đắc thời, đắc vị, đắc trung có nghĩa là bài hát đưa ra đúng lúc, anh là người trong nước ở vào hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn can đảm sáng tác và phổ biến để bị bắt và ý nghĩa của bài hát thật đúng là đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

Nghe Việt Khang hát, giọng tha thiết, nhạc đệm khá thích hợp với thời đại có nghĩa là không dùng đàn ghi ta như mấy chục năm trước. Lời ca chân thành dễ hiểu dễ nghe, nét nhạc có biến đổi chút ít để không đơn điệu nhưng vẫn dễ hát và gần gũi với quần chúng. Càng nghe càng thấm thía cho nỗi buồn của một dân tộc đang bị nguy cơ xâm lăng bởi đế quốc Tàu và sự bất công to lớn của xã hội với kẻ giàu có gian dối và đa số người dân đói khổ lầm than.

Chào em tháng ba 2012. Việt Khang bị bắt là vì hai bài hát Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai có lời ca chống quân Tàu thật mạnh mẽ: “Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta. Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu” (Việt Nam Tôi Đâu) “Xin hỏi anh ở đâu, ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm; dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu” (Anh Là Ai).

Trong thời gian gần đây, trong nước cũng có nhiều ca khúc yêu nước nhắc đến chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa nhưng không có bài nào nêu đích danh giặc Tàu. Nhắc tới giặc Tàu là đụng tới một thế lực mạnh mẽ của Trung Cộng đang kềm chế nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại. Cứ nhìn những nhà đấu tranh có liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa liền bị bắt và chưa được thả. Rõ ràng như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hết hạn tù 2 năm nhưng cho đến nay vẫn mất tăm không biết còn sống hay chết và thân thể như thế nào; chỉ vì anh dám đứng trước Nhà Hát Lớn Thành Phố giương biểu ngữ về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.

Chào em tháng ba 2012, hình ảnh ca nhạc sĩ Việt Khang đã đánh thức nhiều thanh niên Việt Nam trong nước và hải ngoại. Như Nguyễn Trải đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo thì nước ta hào kiệt thời nào cũng có; cho nên hôm nay vẫn có Việt Khang dũng cảm mà thiết tha cất lên tiếng hát ca khúc yêu nước của mình làm xúc động hàng triệu trái tim con dân Việt Nam.

Trong lúc có một số nhạc sĩ nổi tiếng đương thời, một số tiếng hát ăn khách được gọi là ca sĩ đã đánh mất chữ “SĨ”, một chữ mang ý nghĩa được kính trọng trong văn hóa , vô cảm trước sự đau khổ của đồng bào nghèo khổ, trước nguy cơ diệt vong của dân tộc ; thì tiếng hát Việt Khang thổi lên một làn gió hứng khởi, làm nổi bật vai trò của nghệ thuật ca nhạc mà đóng góp cho cuộc sống.

Thời chiến tranh trước năm 1975, những người Việt Cộng đã lợi dụng chiêu bài chống Mỹ để kích thích lòng yêu nước dân miền Bắc và nhiều nhạc sĩ đã viết những bài ca chiến đấu. Nhưng hiện nay cũng chính những người Việt Cộng đang nắm quyền lại hèn nhát trước áp lực của Trung Cộng đã bắt giam nhạc sĩ Việt Khang vì hai bài hát chống ngoại xâm: Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai. Suy gẫm bài học lịch sử thật ngậm ngùi cho dân tộc Việt Nam.

Chào em tháng ba 2012; có lẽ cộng đồng Việt Nam tại Mỹ biết dùng ngoại giao vận đối với các vị dân cử nhiều hơn là các sắc dân khác. Thời vượt biển thập niên 80, có người so sánh thuyền nhân Việt Nam lang thang khắp thế giới giống như dân Do Thái ngàn năm trước bỏ xứ ra đi và mang một lý tưởng quang phục quê hương dân tộc. Và người Do Thái sau nhiều đời đã thành công, có thế lực mạnh mẽ trong các ngành ngân hàng, truyền thông tại Hoa Kỳ và từ đó áp lực chính phủ Mỹ trong những chính sách có lợi cho tổ quốc Do Thái của họ ở Trung Đông. Đó là câu trả lời cho câu hỏi tại sao nhiều nước Hồi Giáo thù nghịch Mỹ mặc dù xứ Hiệp Chủng Quốc này luôn luôn mở rộng vòng tay đón nhận đủ loại sắc dân đến định cư và tiếp thu các nền văn hóa hay đẹp của thế giới.

Một bài học lịch sử khác là những bang hội của người Tàu ở hải ngoại đã hỗ trợ tài chánh cho Tôn Dật Tiên trong công cuộc lật đổ nhà Mãn Thanh tạo nên cách mạng Tân Hợi năm 1911.

Chào em tháng ba 2012, cộng đồng người Việt Nam hải ngoại nhất là tại Hoa Kỳ đã trở thành một nhánh quan trọng của cây tổ quốc Việt Nam. Hàng tỉ đô la gởi về giúp thân nhân và cũng tạo thêm nguồn ngoại tệ trong nước, tự do phổ biến khắp thế giới những tin tức hỗ trợ cho sự đấu tranh dân chủ ở quê nhà và những nhà đấu tranh tại Việt Nam không thấy cô đơn vì có sự ủng hộ tinh thần của hải ngoại. Có lẽ nhạc sĩ Việt Khang trong tù thế nào cũng biết là hàng triệu người đã nghe tiếng hát của anh và đang vận động trả tự do cho anh.

Cộng đồng hải ngoại đã nhiệt thành ủng hộ các phong trào kháng chiến thập niên 80 nhưng đại cuộc đã không thành và tình thế đã đổi thay cùng mục tiêu đấu tranh là tự do dân chủ nhân quyền và chế độ đa nguyên đa đảng vì độc đảng là biểu hiện của độc tài. Và hiện nay vấn đề chủ quyền của dân tộc Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lăng của Trung Cộng- vốn lúc nào cũng muốn thực hiện sự bành trướng lãnh thổ và đồng hóa các dân tộc khác theo chủ nghĩa Đại Hán cũng trở thành đề tài nóng bỏng.

Chào em tháng ba 2012, khi đế quốc Liên Xô sụp đổ cùng chủ nghĩa cộng sản vào năm 1991 thì những người Việt Cộng vội vàng bám lấy Trung Cộng để bảo vệ chế độ của họ và từ đó cho đến nay sự lệ thuộc vào nước đàn anh này càng thêm sâu đậm. Và cũng vì thế mà những người Việt Cộng đã đưa tổ quốc Việt Nam đến một tình trạng hết sức nguy hiểm là có thể bị giặc Tàu, kẻ thù truyền kiếp ngàn năm, xâm lăng bất cứ lúc nào.

Cũng còn may mắn là Hoa Kỳ vẫn còn mạnh mẽ để can thiệp vào vùng Biển Đông và Đông Nam Á để chận đứng tham vọng bành trướng của Trung Cộng. Người dân ai cũng biết là Mỹ không thể nào chiếm và đồng hóa dân tộc Việt Nam vì họ ở xa quá và khác biệt rất nhiều về chủng tộc nhưng đế quốc Đại Hán- một bộ mặt khác của Trung Cộng thì sẵn sàng làm. Thời Mao Trạch Đông còn sống đã vẽ bản đồ Trung Cộng có thêm phần đất hình chữ S; nhìn thấy họ đưa hàng triệu dân Hán đến Tây Tạng để từ từ đồng hóa dân bản xứ này thì mới cảm nhận mối nguy hiểm mất nước vĩnh viễn của Việt Nam cỡ nào. Cho nên những lời ca thống thiết của Việt Khang nói lên điều đó. “ khi thế giới này đã không còn Việt Nam”.

Chào em tháng ba 2012, chúc mừng cuộc vận động lấy hơn 100 ngàn chữ ký thành công để cộng đồng có tiếng nói với Tòa Nhà Trắng Hoa Kỳ. Trên con đường dài, mỗi người Mỹ gốc Việt là một công dân tốt, đóng góp nhiều cho xứ sở này, có thêm nhiều nhân tài về các lãnh vực khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, thể thao, văn hóa và nhất là kinh tế tài chánh. Cộng đồng hải ngoại cũng nên có nhiều hoạt động có ý nghĩa về văn hóa, xã hội cùng nghệ thuật để cho những người trong nước nể phục vì chúng ta có một số lợi điểm so với họ.

Cho dù có một số người ở hải ngoại “ phù thịnh hơn phò suy” , bám theo cán bộ quyền thế trong nước để hưởng lợi nhưng đa số đồng hương vẫn đậm đà tình yêu quê hương dân tộc, vẫn ủng hộ chính nghĩa đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền và chống giặc ngoại xâm. Hàng triệu người ngưỡng mộ Việt Khang cho thấy điều ấy.

Chào em tháng ba 2012, tình hình cho thấy chỉ khi nào đế quốc Trung Cộng nội loạn thì những người Việt Cộng mới mất đi cái thế được bảo kê từ đàn anh phương bắc và lúc đó người dân Việt Nam mới có cơ hội tốt để lật đổ một chế độ bắt chước chủ nghĩa ngoại lai, phi dân tộc, phi nhân bản và độc tài tham nhũng thối nát chưa từng có trong lịch sử dân tộc.

Nào ai biết là đến khi nào thời cơ mới có, và cũng có thể là chẳng có cơ hội nào cho dân tộc và họa diệt vong cũng có thể xảy ra. Cho nên mở nghe tiếng hát nức nở của ca nhạc sĩ Việt Khang: “Tôi không thể ngồi yên, để đời sau cháu con tôi làm người, cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn Việt Nam” mà nước mắt chợt ứa ra.

San Jose, đầu tháng ba 2012





mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 13:59:11
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền VN


Uploaded by VOATiengVietVideo on Mar 9, 2012
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam. Hoa Kỳ phản đối việc Việt Nam bắt giam ông Đinh Đăng Định. Mỹ và Philippines sắp tiến hành tập trận ở Biển Đông.

Xem thêm: http://www.voanews.com/vietnamese/news/


xin mời bấm vào để xem Top news

http://www.youtube.com/watch?v=SG9pb-JA5Y8&list=PL231429C17BE39E34&feature=player_embedded



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:00:46
XIN MỜI NGHE BÀI HÁT MỚI NHẤT CỦA CHÚNG TÔI


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=9zWIBcRvFw8#t=0s


Hãy Hát Cho Tự Do



Thơ: Mưa Phố Núi
Phổ Nhạc: Lang Thang
Trình Bày: TPB, LT, DRD, TD


Một giọng hát cất lên đòi tự do ,
Nhiều giọng hát khát khao cùng hòa vang .
Triệu giọng hát ngân nga giữa đời ...
thành bài ca tự do cho nhân loài .

Lửa bừng cháy , hỡi trái tim Việt Nam !
Là dòng máu khát khao đòi tự do .
Tự do cho mọi người -- tự do cho anh và tôi .

Hỡi bạo tàn ! Hỡi cường quyền !
Hỡi gông cùm ! bắt bớ vô luân ...
Có tủi nhọc nhằn ? Có thấu đọa đày
ngục sâu - tăm tối -u mê ?

Hỡi bạo tàn ! Hỡi cường quyền !
Sao chẳng buông tha ? Buông tha !
Có tủi nhọc nhằn ? Có thấu đọa đày
Nghĩa gì ? Đập tan ! Đập tan !

Nào cùng hát với chúng tôi bạn ơi !
Để dòng máu nóng tuôn chảy về tim .
Những trái tim Việt Nam đang lạc loài...
thành lời hát đấu tranh cho nhân quyền .

Này hỡi những cánh chim tự do !
Về với chúng tôi hòa lời ca .
Cất tiếng hát yêu hòa bình -- cùng đập tan gông cùm .

Một giọng hát thiết tha yêu tự do .
Vạn lời hát góp chung vì tự do
Hỡi cháu con, dòng máu Lạc Hồng !
Hỡi Việt Nam, Việt Nam huyền thoại !

Tự do ! Tự do ! Này hỡi tự do !
Tự do ! Tự do ! Mãi mãi là tự do .

---MUAPHONUI---



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:03:29
Nguyên Thạch

Tiếng Quê Hương




Nẻo vắng ta về
Lá vàng rơi
Tháng Tám thu xưa
Dậy đất trời
Ta ở bên này
Mùa thu biếc
Thầm gọi tên người
Quê Hương ơi.

Thân ta phiêu bạt
Đã bao năm
Em ở bên kia, đời giam cầm
Còn bao lâu nữa, chim ngân hót
Hay niềm ảo vọng cõi xa xăm ?

Dày xéo trong ta
Vạn lời thương
Mờ cơn sóng bạc, ngát trùng dương
Hướng về mù thẳm ta thầm khóc
Một tiếng thân yêu
Tiếng Quê hương.

Ta ở bên nay biển Thái bình
Mãi nhận cơn đau, tiếng nhục vinh
Giặc về thống trị gây hờn oán
Đọa đày nước Việt mãi điêu linh.

Giao mùa vàng lá
Gọi thu sang
Tịch liêu sương phủ nhuốm ủ vàng
Nắng ở bên nhà màu máu đỏ
Rũ úa đời đau
Tím ngút ngàn.

Dòng đời phiêu bạt, mãi tha phương
Đất Mẹ Quê Cha mãi vấn vương
Hành trang trĩu nặng, ta vững bước
Trọn nghĩa yêu em
Hỡi người thương.



Tiếng quê hương ( Mời nghe nhạc )

http://www.box.com/shared/ee32526aa93aed8cf310
thơ Nguyên Thạch . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
âm hưởng Ả Đào và BlueJazz . Mar142012

Nguyên Thạch
Dzuylynh




Nguồn:ledinh.ca



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:05:01
http://www.voanews.com/vietnamese/ne...142189993.html


Thứ Hai, 12 tháng 3 2012

Phỏng vấn về chiến dịch thỉnh nguyện thư We the People


Một bức thỉnh nguyện thư đã khiến Tòa Bạch Ốc phải tổ chức buổi tiếp xúc với trên 100 người Việt hải ngoại bàn về tình hình nhân quyền Việt Nam. Một chiến dịch vận động đã tập trung cả ngàn người Việt từ khắp nơi đổ xô về trung tâm thủ đô Washington của Mỹ để kêu gọi giới hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ thúc đẩy chính quyền Hà Nội cải thiện nhân quyền trong hai ngày 5 và 6 tháng 3.
Trà Mi-VOA | Washington DC



More Sharing Services
Cuộc biểu dương trước Tòa Bạch Ốc ngày 5/3 ủng hộ chiến dịch Thỉnh nguyện thư We the People kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam



Cuộc vận động đang gây chú ý công luận và chính quyền Mỹ xuất phát từ thỉnh nguyện thư trên trang web We the People của Tòa Bạch Ốc với số chữ ký kỷ lục cao hơn 5 lần so với quy định để được Tòa Bạch Ốc phản hồi chính thức, do những người Việt trẻ tại Mỹ khởi xướng đứng đầu là nhạc sĩ Trúc Hồ, Giám đốc đài truyền hình SBTN của cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Diễn tiến và kết quả buổi tiếp xúc với giới chức Tòa Bạch Ốc bên trong tòa nhà hành pháp Eisenhower ngày 5/3 ra sao và kế hoạch sắp tới sau thỉnh nguyện thư này là gì? Tạp chí Thanh Niên có cuộc trao đổi với luật sư Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài truyền hình SBTN, một trong những thành viên chủ chốt trong ban tổ chức chiến dịch thỉnh nguyện thư We the People.

Trà Mi: Với tư cách là người tham gia trực tiếp, anh có thể cho biết diễn tiến và kết quả buổi làm việc với giới chức hành pháp Hoa Kỳ hôm 5/3 thế nào?
Luật sư Đỗ Phủ: Đây là trường hợp ngoại lệ, chưa tới ngày hết hạn 8/3, nghĩa là trong lúc mọi người vẫn còn ký tên vào bức thỉnh nguyện thư, Tòa Bạch Ốc đã mời người Việt tới để có buổi đối thoại, trao đổi để tìm hiểu xem vì sao thỉnh nguyện thư này được đông người ký như vậy. Đó là lý do họ mời mình tới để thứ nhất là nghe phát biểu của những người trong chiến dịch thỉnh nguyện thư. Đây là chiến dịch của người Mỹ gốc Việt lần đầu tiên, không phải là tiếng nói của những người lãnh đạo đấu tranh, mà là tiếng nói của những người dân rất bình thường. Sau đó là phần trao đổi quan điểm của phía chính phủ Hoa Kỳ. Họ nói chính sách của Mỹ đối với Việt Nam lúc nào cũng có vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền. Kế tới là họ ghi nhận. Phần quan trọng nhất là phần vấn đáp. Bốn năm chục người lên tiếng hỏi và Tòa Bạch Ốc ghi nhận. Trong số các giới chức tiếp chúng tôi có Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách nhân quyền, Michael Posner.

Trà Mi: Anh cho biết trong buổi gặp có 2 phần, trình bày và trao đổi. Xin hỏi trong phần trình bày, phía phái đoàn Việt Nam có bao nhiêu người được tham luận chính thức và những điểm chính đã được nêu ra?
Luật sư Đỗ Phủ: Chúng tôi có 3 người trẻ trình bày chính về tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, nêu lên các trường hợp như blogger Điếu Cày, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý, Thượng tọa Thích Quảng Độ và nhiều người khác nữa hiện đang bị đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Thứ hai, chúng tôi trình bày rằng sau khi Tổng thống Bush bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (những nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo) thì tình hình đàn áp tại Việt Nam càng dữ dội hơn. Ngọn đuốc của anh Việt Khang đã khiến người Việt khắp nơi đều nao nức mong đợi chính phủ đương nhiệm của Mỹ qua mậu dịch với Việt Nam chế tài cộng sản Việt Nam trong vấn đề vận động nhân quyền.

Trà Mi: Sang phần trao đổi, các vấn đề phía người Việt đưa ra, phía hành pháp Mỹ tiếp nhận thế nào, hồi đáp ra sao, thưa anh?
Luật sư Đỗ Phủ: Phải đợi 1, 2 tháng nữa Tòa Bạch Ốc mới có hồi đáp chính thức vì chưa hết hạn đóng sổ thỉnh nguyện thư. Trên website Tòa Bạch Ốc nói rõ là trong vòng 1, 2 tháng họ sẽ đưa kiến nghị của mình qua các cơ quan trong nội các của Tổng thống Obama để họ nghiên cứu xem đòi hỏi của mình thực thi được hay không và được tới mức nào.

Trà Mi: Một từ vắn tắt để mô tả về chiến dịch này, anh sẽ mô tả thế nào?
Luật sư Đỗ Phủ: Thành công. Nó nói lên thành công lớn của người Việt vì trước giờ chưa có cuộc vận động quy mô nào mà chưa hết hạn Tòa Bạch Ốc đã mời vào tiếp xúc để đối thoại và yêu cầu giải thích thêm lý do có thỉnh nguyện thư này. Chúng ta đã gây được sự chú ý của Tòa Bạch Ốc. Họ đã nghe được tiếng nói của chúng ta.

Trà Mi: Nói tới một thỉnh nguyện thư có ba yếu tố chính là đánh động, huy động, và hành động. Ngoài mức độ thành công về mặt đánh động như anh nói, về mặt huy động sự quan tâm của công luận ngoài người Việt cũng như mức độ thành công về mặt hành động từ phía chính phủ Hoa Kỳ và từ phía những người Việt quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, tới mức nào?
Luật sư Đỗ Phủ: Chúng ta đang có 2 yếu tố đầu như cô nói vì quy tụ được ‘lửa’, công sức, và trái tim của nhiều người chứ không đơn thuần thuộc đoàn thể, tôn giáo, hay đảng phái nào.

Trà Mi: Còn mức độ thành công ở điểm hành động, anh nghĩ thế nào?
Luật sư Đỗ Phủ: Tôi nói chuyện với nhiều đồng bào từ khắp nơi về thủ đô DC dịp này và biết rằng đây có lẽ là lần tụ họp người Việt lớn nhất từ năm 1982 tới nay mà khí thế sôi động như vậy. Đây là chiến dịch thành công nhất trong việc quy tụ và đoàn kết người Việt ở khắp mọi nơi và tạo ra phong trào không chỉ ở Mỹ mà các nước khác cũng bắt đầu làm theo. Người Mỹ gốc Việt đã nêu gương cho người Trung Quốc. Dân Trung Quốc bị đàn áp rất nhiều ở bản xứ mà dân họ chưa đứng ra làm thỉnh nguyện thư như thế này dù họ đông hơn mình. Tôi nghĩ đây là bước tiên khởi. Người Mỹ gốc Việt hãnh diện đi tiên phong trong phong trào này.

Trà Mi: Nhưng anh có dự kiến là sau chiến dịch này hành động kế tiếp từ phía chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và hành động kế tiếp của phía người Việt quan tâm đến nhân quyền Việt Nam như thế nào chăng?
Luật sư Đỗ Phủ: Hôm nói chuyện với giới hành pháp Mỹ họ khẳng định họ luôn quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Cái chúng tôi thấy thiếu trong chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam giữa bối cảnh Mỹ muốn tách rời Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc cho nên vấn đề nhân quyền đối với Hoa Kỳ và Việt Nam là một chuyện rất nhạy cảm. Người Việt muốn Mỹ đẩy mạnh hơn về vấn đề nhân quyền, phải có những biện pháp chế tài trên nguyên tắc đối tác phải có những nhiệm vụ ràng buộc với nhau. Khi ngồi vào bàn đối tác, phải có những luật chơi chung. Nếu vi phạm luật chơi thì sẽ bị phạt.

Trà Mi: Chiến dịch này thành công vượt quá mong đợi về phương diện sự ủng hộ của người Việt cùng bắt tay lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam. Về phương diện cách lĩnh hội và hồi đáp của chính phủ Mỹ đối với thỉnh nguyện này đã đáp ứng được sự mong đợi của người Việt hay chưa, có điểm nào hài lòng hay chưa thỏa đáng chăng?
Luật sư Đỗ Phủ: Chúng ta phải đợi 2 tháng nữa mới biết hồi đáp chính thức của chính phủ Mỹ thế nào. Trong bản đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tổng thống Obama có kêu gọi Việt Nam giải thể những công ty quốc doanh trước khi được những đặc chế về thuế khóa nhưng trong đó không đặt những vấn đề về nhân quyền làm then chốt để thưởng hoặc phạt Việt Nam. Chúng tôi muốn chính quyền Mỹ cho biết hoặc ít nhất là có mở cuộc đối thoại với người Mỹ gốc Việt để chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị trong đó. Hiện giờ chúng ta chưa được họ trả lời. Đợi 2 tháng nữa xem sau khi Tòa Bạch Ốc nghiên cứu họ có đặt những điều kiện vô đó hay không. Lúc đó mình mới nói được là chiến dịch này thành công hay chỉ gây tiếng vang thôi. Hiện giờ mình gây được tiếng vang và Tòa Bạch Ốc chú ý tới đó là thành công rất lớn.

Trà Mi: Nếu mong đợi anh vừa nói không được thành tựu như ý, đề nghị của người Việt không được đáp ứng hoàn toàn, ban tổ chức chiến dịch thỉnh nguyện thư này có kế hoạch sắp tới ra sao?
Luật sư Đỗ Phủ: Kế hoạch thật sự mình đã có rồi. Chúng tôi biết bên hành pháp Mỹ có những vấn đề ràng buộc về pháp lý và quân sự, nhất là trong mối quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc nên có thể bên hành pháp có đặt vấn đề nhân quyền nhưng không đặt những biện pháp chế tài. Cho nên, chúng tôi qua cả lập pháp. Đó là lý do vì sao hôm 6/3 đông đảo người Việt đã kéo qua bên lập pháp để vận động sao cho vấn đề nhân quyền Việt Nam này ràng buộc vào tất cả các đời Tổng thống kế nhiệm tới. Thành công bên lập pháp là thành công lâu dài hơn bên hành pháp vốn chỉ được 4 hay 8 năm (theo nhiệm kỳ Tổng thống). Nếu thành công bên lập pháp, đó sẽ có tính cách vĩnh viễn. Chúng tôi có hơn 6, 7 chục phái đoàn chia nhau ra vào các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ để cổ động các dự luật nhân quyền Việt Nam như 484, hay 1410, trong đó có tiếp xúc với hai thượng nghị sĩ mà chúng ta gặp trở ngại nhiều nhất trong vấn đề nhân quyền Việt Nam là John McCain và John Kerry.
Trà Mi: Xin cảm ơn luật sư Đỗ Phủ đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Mời quý vị vào trang chính của đài VOA trong mục Video và kênh Youtube của đài ở địa chỉ http://www.youtube.com/user/VOATiengVietVideo để xem video cuộc phỏng vấn này.
Các bạn muốn góp ý hoặc cùng bình luận với các độc giả khác về những chủ đề trên Tạp chí Thanh Niên, xin truy cập vào trang voatiengviet.com Tạp chí Thanh Niên nằm trong phần Chuyên mục đặc biệt trên trang chính. Để trực tiếp góp tiếng trong giờ phát thanh Tạp chí, xin quý vị gửi số phone về địa chỉ vietnamese@voanews.com, Trà Mi sẽ liên lạc mời quý vị tham gia. Trà Mi xin cảm ơn quý vị và các bạn và thân bạn nghe đài đón nghe Tạp chí Thanh Niên vào giờ này, tuần sau, trong buổi phát thanh lúc 10 giờ tối của Ban Việt ngữ đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA.
TTHV
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 14:06:03 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:07:26
Thư Cho Con: Lửa Việt Khang

Giáo Già
--------------

Ngày 10 tháng 3 năm 2012

H,

Giáo Già còn nhớ trong lần nói chuyện trước các anh chị em trong Liên đoàn Cử tri người Việt Bắc California, khi đề cặp tới trường hợp một số anh chị em bị một số người nặng lời vu oan công kích, khiến anh chị em bất mãn, mất hết hứng thú tiếp tục công việc, Giáo Già có nói “vàng thật không sợ lửa”; nhưng “không có lửa nào không nóng”. Biết rằng bị xịt lửa nóng quá làm anh chị em khó chịu; nhưng không xịt lửa thì làm sao biết được vàng thật, không có thử thách làm sao biết được quyết tâm của mình. Ðiều quan trọng là lửa nóng cách mấy rồi cũng có lúc nguội còn vàng thật thì trước sau gì cũng là vàng.

Mới đây, nhìn vào những chuyển biến thời cuộc trong mấy ngày qua, từ chuyện vàng bị thử lửa Giáo Già xin đề cặp tới một ngọn lửa khác quan trọng hơn nhiều. Nó không phải để thử vàng. Nó chẳng những có tác dụng soi sáng lối đi cho tuổi trẻ Việt Nam mà hơn nữa đang là cơ nguy thiêu rụi độc đảng độc tài Cộng sản Việt Nam. Giáo Già muốn nói tới ngọn lửa Việt Khang chỉ vừa xuất hiện qua 2 bản nhạc “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?”, qua giọng hát kiêu hùng của chính tác giả, rồi qua giọng hát điêu luyện của Trúc Hồ và đông đảo các ca sĩ chuyên nghiệp của Trung Tâm ASIA như Ðan Nguyên, Lâm Nhật Tiến, Quốc Khanh, Cardin, Ðoàn Phi, Tâm Ðoan [xem hình]... vừa hát vừa nghẹn ngào rơi nước mắt... mà Giáo Già bất ngờ nhận được nó qua email có kèm theo Youtube của đúa con đầu lòng. Giáo Già đã nghe bằng cả trái tim và khối óc của mình.

Sau đó, hỏi thăm mấy người quen thì được biết không chỉ riêng Giáo Già mà hầu như mọi người đều xúc động nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt... nghe đi nghe lại nhiều lần “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?”, chẳng những không chán, mà còn nghe như chợt sáng niềm tin về một tương lai rực rỡ tưởng như đã mòn mỏi sau hơn 36 năm đất nước đắm chìm trong đêm đen oan nghiệt bởi thảm nạn độc đảng độc tài.

Giáo Già nghĩ chính Trúc Hồ đã nghe bằng cả trái tim và khối óc của anh, và anh cũng hát bằng cả trái tim và khối óc của mình; để từ đó anh đã đem lời ca giọng hát của tuổi trẻ Việt Khang, đang bị Cộng sản trù giập nơi quê nhà, băng qua cả đại dương minh mông, xa cả nửa vòng trái đất, đến với tuổi trẻ Việt Nam bên này bờ Thái Bình Dương, băng qua cả Ðại Tây Dương..., băng qua mọi lục địa... đi khắp cùng thế giới... làm thành một phong trào hừng hực lửa đấu tranh, với sự hưởng ứng tiếp tay của Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng với tổ chức Cứu nguy người Vượt biển [BPSOS], với sự nhập cuộc của mọi thành phần tuổi trẻ đã thành danh và chờ thành danh ở các trường trung đại học..., để chỉ trong khoảnh khắc chưa đầy 1 tháng đã có hơn 130 ngàn Thỉnh Nguyện Thư [lúc Giáo Già ghi nhận đã có 130,238 và đang còn tăng thêm nhiều hơn nữa] gởi Tổng thống Hoa Kỳ Obama yêu cầu vận động nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trả tự do cho Việt Khang và những người tù lương tâm, những người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, những con người kiêu hùng đạp qua nỗi sợ để bày tỏ lòng yêu nước của mình như Việt Khang..., những người đang bị giam cầm trong lao tù hay đang bị quản chế khắt khe.

Nó mau chóng được Tòa Bạch Ốc đáp ứng, mời gặp vào ngày Thứ Hai, 5 tháng 3 năm 2012. Kết quả này cũng được lớp người trẻ mau chóng truyền đi khắp nơi. Mọi người ở khắp mọi nơi hưởng ứng nồng nhiệt. Họ thành lập các phái đoàn kéo nhau về thủ đô Washington để vào Tòa Bạch Ốc, và hôm sau, 6.3.2012, gặp các Dân Biểu Nghị Sĩ Liên Bang ở Quốc Hội, với ước mong cả Hành pháp lẫn Lập pháp Hoa Kỳ áp lực Cộng sản Việt Nam tôn trọng nhân quyền...

Lần đầu tiên, cuộc biểu dương của người Việt yêu nước không chỉ qui tụ hàng ngàn đồng hương ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, mà họ còn về từ Âu Châu, Úc Châu, Nhật Bản, Canada, cùng đến trước Tòa Bạch Ốc thể hiện một tinh thần đoàn kết chặt chẽ, một ý chí tranh đấu kiên cường và một sự yểm trợ mạnh mẽ của cộng đồng người Việt hải ngoại dành cho đồng bào quốc nội. Ðiều cũng cần được nói thêm là cùng lúc với cuộc biểu dương trước Tòa Bạch Ốc, các cộng đồng người Việt ở các nơi khác trên thế giới đã biểu dương thế lực ủng hộ, với các cuộc biểu tình có đông đảo người tham dự, điển hình như ở Vancouver (Canada), ở Âu Châu (Pháp, Bỉ...), ở các thành phố lớn của California (San Jose, Oakland...). Sau đó, qua cuộc phỏng vấn của biên tập viên Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do [RFA], ngày 8.3.2012, nhạc sĩ Việt Dũng cho biết:

“Lúc đầu chúng tôi tưởng rằng sẽ là một chiến dịch khởi đầu bằng các nhạc sĩ mà nhạc sĩ Trúc Hồ là người đầu tiên phát động chiến dịch này và kêu gọi các anh em nghệ sĩ khác cùng tiếp tay, nhưng qua Ðài Truyền Hình SBTN thì lúc đó sự hưởng ứng của đồng bào đã tiến nhanh đến một mức độ không ai ngờ. Sau khi chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư được phát động thì trong vòng có 4 ngày mà con số cần thiết 25,000 chữ ký đã đạt được, và kể từ đó trở đi thì con số tăng nhanh với tốc độ khoảng chừng 5,000 người mỗi ngày, vì thế cho nên trong 3 tuần lễ thì con số đạt được đã lên tới 100,000 người... Thật ra đây là hoạt dộng phối hợp nhịp nhàng giữa các hội đoàn trẻ để giúp cho những người lớn tuổi làm được công việc đó. Rất nhiều người đã đến tình nguyện tại Ðài Truyền Hình SBTN và làm việc suốt trong cả mười mấy hai mươi mấy ngày như vậy, từ 7 giờ sáng cho đến 11 giờ đêm, và cứ liên tục như vậy suốt 7 ngày một tuần, thành ra sự đóng góp của các bạn trẻ trong chiến dịch này là một trong những đóng góp rất là lớn đó... ở các tiểu bang khác, những nhóm trẻ cũng đã hợp tác với cộng đồng để giúp cho những người lớn tuổi có thể ký vào Thỉnh Nguyện Thư trên trang mạng của Tòa Bạch Ốc...”

Có điều đáng lưu ý là theo sự cứu xét hồ sơ những người muốn được vào Tòa Bạch Ốc thì có 165 đại biểu được chánh thức có giấy mời vào, nhưng giờ chót, có thêm 30 thành viên cộng đồng và báo chí từ xa đến cũng được vào nâng con số đại biểu lên đến gần 200 người tất cả. Họ không được Tổng thống Obama tiếp kiến như tin đồn mà chỉ gặp các đại diện của Hành pháp, gồm: Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ông George Selin (Vietnam Desk), ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative), ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ) và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng). Ðã vậy, chủ đề cuộc gặp gỡ trong bên trong Tòa Bạch Ốc được gọi là “White House Briefing with National Vietnamese American Leaders” (Cuộc Thuyết trình (của) Tòa Bạch Ốc với những Lãnh tụ người Mỹ gốc Việt) được chiếu trên màn ảnh trên tường phòng hợp khiến Trúc Hồ xem thấy tưởng mình đi lầm phòng vì anh không thấy có chữ gì đề cặp đến Thỉnh Nguyện Thư hay hai chữ Nhân Quyền như nội dung của Thỉnh Nguyện Thư. Anh đã lên tiếng yêu cầu Luật Sư Tuyết Dương, nhân viên Tòa Bạch Ốc, một trong những người tổ chức cuộc gặp gỡ nầy, sữa đổi lại là “White House Briefing with Việtnamese Americans”. Nhưng, một hồi lâu, theo lời Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt [là người tham dự cuộc họp] thì màn ảnh lại bất ngờ được đổi là “White House Briefing with Young Vietnamese American Leaders” như lúc đầu.

Ðiều đáng nói hơn nữa là dự kiến ban đầu là có 4 người trong phái đoàn phát biểu, mỗi người sẽ nói ngắn gọn chừng 5 phút hay dài hơn chút đỉnh về các vấn đề: 1) Tù Chính trị; 2) Tù lương tâm; 3) Các quyền Tự do căn bản của người dân bị tước đọat; 4) Vần đề tự do Tôn giáo bị đàn áp, ngăn cấm. Nhưng, thực tế lại chỉ có 3 người, gồm:
Cô Cindy Ðinh, (đại diện Hội Ðồng Nhân Quyền Cho Việt Nam);
Anh Billy Lê (cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và
Ca sĩ Quốc Khanh, thay mặt anh em Nghệ sỹ của Trung tâm ASIA để lên tiếng yêu cầu can thiệp cho đồng nghiệp của họ là Ca Nhạc sỹ Việt Khang bị bắt ở Việt Nam ngày 23/12/2011 vì đã sáng tác 2 bản nhạc ái quốc “ Việt Nam Tôi Ðâu” và “Anh Là Ai”;
Diễn giả thứ 4 dự trù ban đầu là anh Nguyễn Xuân Hùng ở Dallas, một người trẻ có tinh thần đấu tranh, đã bị loại khỏi danh sách.

Ngoài ra, cô Tuyết Dương làm điều hợp viên để “phỏng vấn” 3 người trẻ được chọn lại có “những câu hỏi phần lớn ‘không ăn nhập gì’ đến Thỉnh Nguyện Thư của người tị nạn; do đó cuộc gặp gỡ giữa cộng đồng với Tòa Bạch Ốc trở nên ‘nhạt nhẽo’ và mất thời giờ làm buồn lòng nhiều người” [theo bài viết của nhà báo Phạm Trần].

Mặt khác, ý kiến ban đầu của Tòa Bạch Ốc cũng muốn được biết tại sao nội dung 2 Bản Nhạc của Việt Khang đã có sức mạnh tạo thành một phong trào quần chúng người Mỹ gốc Việt đông đảo ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư; nên đã có người đề nghị 2 Bản Nhạc này sẽ được các Ca sỹ của ASIA trình bầy tại buổi họp. Nhưng đề nghị này cũng bị bác bỏ mà ASIA không hay. Chỉ khi ca-sĩ Quốc Khanh phát biểu anh mới được nhắc đến Việt Khang và vấn đề nhân quyền; nên được khoảng một nửa cử toạ đứng lên vỗ tay. Phần hai người trẻ Cindy và Billy đã không đi sâu vào đề tài nhân quyền cũng như không đề cập gì đến Thỉnh Nguyện Thư. Chính vì vậy mà Trúc Hồ và Việt Dzũng đã bỏ phòng họp đi ra ngoài công viên Lafayette Park, tiếp xúc với hơn một ngàn người Việt, đi từ nhiều tiểu bang đến, đứng trong cơn lạnh buốt của tháng Ba, biễu dương nồng nhiệt sự ủng hộ của họ với những đại biểu Việt Nam ngồi bên trong Tòa Bạch Ốc kêu đòi nhân quyền tại Việt Nam. Sau đó, Trúc Hồ giải thích trên đài SBTN-DC là anh giao trọn quyền cho Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng liên lạc với Tòa Bạch Ốc để tổ chức cuộc gặp gỡ nầy.

Riêng bài viết của Tâm Việt [bút danh của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích] thì ngay khi ông Thứ trưởng Mike Posner bước ra khỏi Toà Bạch Ốc và bị ông Võ Thành Nhân níu áo hỏi cho SBTN Washington rằng: “Ông tính gì sau cuộc gặp gỡ này?” thì ông Posner cũng chỉ trả lời: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bắt tay làm việc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.”(“ We shall continue to engage with the Vietnamese American community”). Câu trả lời của ông Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng trong Chánh phủ Obama đó khiến người nghe không thể không nghĩ tới câu hỏi được Phạm Trần nêu ra trong bài viết của mình rằng:
“Vậy... ai đã “tiếp tay” cho Bạch Ốc để thay đi, đổi lại Chủ đề cuộc thảo luận và với mục đích gì mà khiến cho Nhạc sỹ Trúc Hồ và Nghệ sỹ Việt Dzũng của SBTN đã phải tức giận bỏ phòng họp ra đi trước khi kết thúc?”

Tuy câu hỏi không được trả lời nhưng đã có dư luận cho rằng:
“Hai Bản nhạc của Việt Khang có nội dung chống Trung Cộng nên kế họach trình diễn khó được thực hiện để tránh ‘phức tạp ngọai giao với Bắc Kinh’ cho Hoa Kỳ”.

Dư luận đó có phù hợp với chuyện Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hối hả đến Tòa Bạch Ốc gặp Tổng thống Obama bày tỏ thái độ cương quyết xác định quyền tấn công phủ đầu đối với Iran(?) vì vũ khí hạt nhân đang thành hình của xứ này là một mối đe doạ sinh tử đối với người Do thái, cho dầu trong một bài diễn văn quan trọng với cộng đồng người Do Thái tại Hoa Kỳ vào đêm Chủ Nhật Tổng thống Obama đã nói rằng Mỹ không loại trừ giải pháp chiến tranh để đối phó với Iran, và Israel nếu có khai chiến cũng không cần xin phép Washington vì họ là một quốc gia độc lập tự chủ. Ðồng thời Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cũng hứa hẹn Mỹ sẽ cung cấp mọi yểm trợ để Israel duy trì ưu thế quân sự đối với mọi liên minh hay quốc gia đối nghịch.

Ðiều này khiến dư luận nhớ lại chuyện Do Thái, qua người Ngoại trưởng Hoa Kỳ gốc Do Thái, Henry Kissinger, kẻ đang có “trái tim sám hối” đã quyết liệt lôi Mỹ tháo chạy khỏi Miền Nam Việt Nam nói là để Hoa Kỳ khỏi bị sa lầy, và dồn mọi nỗ lực yểm trợ Israel, cho dầu Việt Nam Cộng Hòa vì chữ ký của đương sự trên Hòa đàm Paris mà đang hấp hối trước cuộc xâm lăng bằng bạo lực và lừa đảo của Cộng sản Bắc Việt như mọi người đã biết.

Nhìn chung cuộc biểu dương thực lực ngoạn mục vừa qua, với hơn 150 ngàn chữ ký trên Thỉnh Nguyện Thư trong vòng 1 tháng, với số người từ 49 tiểu bang Hoa Kỳ [không có Alaska] kéo về tràn ngập Thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, với non 200 đại diện hiên ngang vào Tòa Bạch Ốc, với hơn 500 đại diện chia nhau đi gặp trực tiếp các Dân biểu và Thượng Nghị sĩ... mọi người lượng định tình hình có thể không đồng ý nhau về sự thành bại, có người không vừa ý với thành quả đạt được, nhưng khó có ai có thể phũ nhận chuyện Cộng sản Việt Nam bối rối từng giờ theo dõi từng nhịp bước của cục diện... để thấy chỉ 1 ngày sau, tức ngày 7.03.2012, trong phiên họp ngày 07.03.2012, Ủy ban Ðối ngoại Hạ Viện đã thông qua dự luật mang ký hiệu H.R. 1410, thường được gọi là “Nhân quyền Việt Nam” hạn chế các khoản viện trợ của Mỹ cho Việt Nam, trừ phi chính quyền Cộng sản Việt Nam đạt tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền; cho dầu “...Bọn CSVN càng gia tăng dùng bọn CAM tức bọn “công an mạng” tìm mọi cách bịa chuyện, đặt điều, đánh phá, vu cáo, mạ lỵ, xuyên tạc tất cả những việc làm của người Việt tỵ nạn cộng sản gây bất lợi cho chúng nó. Chính tên Tướng Công An Vũ Hải Triều năm kia đã khoe khoang là y đã “đánh sập” 300 trang mạng...” như một email được gởi đi rộng rãi lưu ý mọi người.

Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam, có lẽ nắm được cái “tẩy” Do Thái và Trung quốc của Tổng thống Obama nên phần nào yên tâm, điên cuồng gia tăng đàn áp dân oan và những nhà đấu tranh đòi Tự do Dân chủ, lên án độc đảng độc tài, điển hình mới nhứt là ngày 9.3.2012, Tòa án Quân sự khu vực 2, Quân khu 1 đã kết án tù từ 12 đến 54 tháng tù 11 người dân khiếu kiện về tội “gây rối trật tự công cộng”. Họ là những người dân thuộc hai xã Phong Vân và Kim Sơn, huyện Lục Ngạn, bị bắt từ tháng 8 năm ngoái do tranh chấp đất đai giữa người dân với nhà cầm quyền. Ðồng thời, theo tin Associated Press, được đăng trên DCVOnline, thì 2 người Thiên chúa giáo cũng đã bị kết tội phát tán tuyên truyền chống chính phủ và bị kết án tù; đó là bà Võ Thị Thu Thủy, 50 tuổi, đã bị kết án tù 5 năm và ông Nguyễn Văn Thành, 28 tuổi, bị kết án 3 năm tù, trong phiên toà ngày Thứ Ba, 6.3.2012. Dầu vậy, nỗi sợ công an của người dân coi như không còn nữa khi hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối nhà nước trưng thu đất đai để xây dựng khu đô thị Ecopark

Một điển hình khác là cuộc lùng bắt vô cớ những trí thức Hà Nội từng biểu tình đòi Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, từ buổi tiệc họp mặt mừng Ngày Phụ Nữ 8 tháng 3, trong ngày 7.3.2012 vừa qua, tại một quán ăn Văn Ðiển, Hà Nội. Ðó là cuộc tổ chức gặp mặt của cánh đàn ông nhằm tuyên dương các vị Phụ Nữ anh hùng thời đại... Nhưng, trước đó tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện [xem hình], người chủ động thu xếp cuộc họp mặt, đã bị mời đi làm việc tại trụ sở công an, số 6 Quang Trung, Hà Ðông. Ðồng thời, nhà văn Nguyễn Tường Thụy cũng bị công an huyện Thanh Trì đưa giấy triệu tập và giữ lại. Còn ông Kim Môn, chủ nhà hàng nơi tổ chức bị công an đến nhà riêng khiêng lên xe đưa về cơ quan công an với lý do “cho bọn biểu tình chống Trung Quốc thuê nhà hàng” nhằm triệt tiêu cuộc họp. Phần Giáo sư Huệ Chi thì bị những bóng ma công an canh chừng giam lỏng cả ngày trước ngõ ra vào của ông. Tuy nhiên, cuộc họp mặt của những nhân sĩ yêu nước vẫn diễn ra vào lúc 18g30 chiều, có sự hiện diện của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (96 tuổi, Thiếu tướng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, nguyên Ðại sứ Việt Nam tại Trung quốc), Cụ Lê Hiền Ðức (81 tuổi, người được quốc tế trao tặng danh hiệu Liêm Chính), Giáo sư Hán Nôm Ngô Ðức Thọ, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nữ văn sĩ Võ Thị Hảo, nhà văn Vũ Ngọc Tiến, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải, Luật sư Hà Huy Sơn, cô Trịnh Kim Tiến... Các vị khách đều cho biết: ngày hôm qua (hoặc sáng nay), an ninh đã đến thăm nhà và khuyên không nên đi dự cuộc gặp. Tuy nhiên, chính điều đó càng thôi thúc họ đến, tuy bên ngoài quán ăn có đến cả 100 người lạ mặt tập trung ánh mắt rình rập theo dõi. Tiệc mừng không được vui trọn vẹn vì mọi người quyết định tuần hành đến các cơ quan công an để biểu tình phản đối đòi thả người... Họ được khoảng 200 cư dân túa ra đứng xung quanh ủng hộ cho dầu có bị nhóm “xã hội đen” đầu trọc xuất hiện dọa đánh giết. Một tên “lạ mặt” nhảy vào đánh người bằng cùi trỏ trước mặt rất nhiều công an thị trấn Văn Ðiển. Dầu vậy, mọi người vẫn không tỏ ra sợ sệt nên sau cùng, cả 3 ông Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Kim Môn đều được thả ra khỏi 3 đồn công an.

Trở lại chuyện Việt Khang, tác giả có bút danh là “Người Lính Già 73” cho biết [xin được trích lại nguyên văn từ email Giáo Già nhận được]:

“Khi thấy Việt Dzũng nghẹn ngào, tức tưởi, nói thật ý nghĩ của mình sau buổi họp ở Toà Bạch Ốc, tôi thấy thương em quá. Tôi biết em thiếu kinh nghiệm trong chính trường, nhất là chính trường Mỹ, vì em là một nghệ sĩ, dù là nghệ sĩ đấu tranh. Em tức tưởi vì em nghĩ đến những chữ ký của đồng bào em. Những hăm hở ấy được tiếp nhận không như nhiều người mong đợi. Nhưng bình tâm nhìn lại, thật ra, đó chỉ là nơi tiếp nhận Thỉnh Nguyện Thư. Có bao giờ mà Phủ Tổng Thống hay Phủ Chủ Tịch của nước nào long trọng mở rộng cửa cho đồng bào mình hiên ngang bước vào để trình bày ý nguyện của mình đâu hả em? Em có thấy dân oan của mình ở Việt Nam: mỏi mòn, lê lết trên các thềm nhà chính phủ, cơ quan, ngày này qua tháng khác, dầm mưa dãi nắng... mà chẳng ai thèm ngó ngàng tới? Còn ở đây, chỉ là nơi tiếp nhận, mà đã long trọng như thế, em có thấy vui không? Ðồng bào mình ở Việt Nam có bao giờ có được như vậy dù chỉ ở cấp Xã, Huyện, mong gì đến Phủ Thủ Tướng, Phủ Chủ Tịch?

Rồi sẽ còn nhiều bước nữa. Người ta phải nghiên cứu nội dung Thỉnh Nguyện Thư, xem có thể làm được gì, rồi mới trả lời. Sau đó, mình mới theo dõi tiến trình thực hiện, thúc đẩy thêm khi cần... Ðiều quan trọng ở đây, không chỉ riêng nội dung Thỉnh Nguyện Thư, mà là ý chí của tập thể chúng ta. Nước Mỹ không thể ủng hộ cho bất cứ một nước nào mà chính dân tộc đó không tự mình đứng dậy. Hàng trăm người vào Phủ Tổng Thống, gần 500 người tràn ngập các hành lang toà nhà Quốc Hội, hàng ngàn người tụ tập chung quanh Toà Bạch Ốc biểu dương khí thế... đã nói lên ý chí của chúng ta.

Không phải từ huề tới thắng, mà đã thắng, đã có nhiều thành quả đáng ghi nhớ, ngay khi chưa có phần trả lời của chính phủ Mỹ.

Trước đây, có ai dám nghĩ rằng có ngày ca sĩ trẻ Quốc Khanh sẽ dõng dạc trình bày trước diễn đàn của Phủ Tổng Thống tình trạng của giới ca sĩ ở trong nước, đặc biệt là Viêt Khang? Có phải giới trẻ đã là guồng máy thực hiện chiến dịch trong thời đại tin học?

Xướng lên lời ca như một lời hịch “Việt Nam tôi đâu?”, làm dậy hồn sông núi, há chẳng phải là một anh hùng? Kêu gọi bạn hãy cùng tôi đứng lên đáp lời sông núi há chẳng phải là khí hùng của giòng giống Rồng Tiên?

Bởi vậy, kỳ ra quân lần này, chúng ta, những người ủng hộ chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vận động cho Nhân Quyền ở Việt Nam, gặt hái rất nhiều thắng lợi, dù chỉ là bước đầu. Chúng ta học hỏi và đi tiếp. Nào! Ðàng trước, bước! (Người Lính Già 73)”

Do vậy, ngọn lửa Việt Khang đã, đang và chắc chắn sẽ thắp sáng hơn nửa bước đi của tuổi trẻ Việt Nam ở cả quốc nội lẫn hải ngoại trên đường đập tan đại họa mất nước, giải thể độc đảng độc tài, quang phục quê hương, xây dựng một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ Hiến định và Pháp trị theo đúng ước vọng của non 90 triệu dân, kể cả hơn 3 triệu người đang lưu cư trên khắp cùng thế giới tự do. Nó cũng góp phần rất lớn trong việc xóa tan những đố kỵ từng làm chướng ngại ngăn trở cuộc đấu tranh chống cộng hơn 3 thập niên qua. Chính nó đã khiến Giáo Già nghĩ tới bài học đã từng khiến Giáo Già nghiền ngẫm. Ðó là:

“Nhìn lại đàng sau ta có kinh nghiệm! Nhìn tới phía trước ta thấy hy vọng! Nhìn ra xung quanh ta tìm ra thực tại! Nhìn vào bên trong ta tìm thấy chính mình!”

Nó cũng khiến Giáo Già nhớ lại vài lời thị phi của bất cứ ai, xuất phát bất cứ từ đâu,... và đặc biệt nhớ lại bài thơ “Tôi Biết Ơn Những Người Vấp Ngã” của Nguyễn Tôn Hiệt mà Giáo Già đã có lần đề cặp tới. Tác giả Nguyễn Tôn Hiệt đã không gọi “Cám Ơn” mà là “Biết Ơn”, chữ dùng hết sức thâm thúy. Giáo Già một lần nữa xin được ghi lại đây với lòng “biết ơn” Nguyễn Tôn Hiệt và “biết ơn” những người vấp ngã:

Trên con đường đi tìm tiếng nói,

có những người vấp ngã sau khi đã đi được một đoạn.

Có những kẻ đã đặt bẫy cho họ vấp ngã.
Có những kẻ đã xô cho họ vấp ngã.
Có những kẻ đã cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngã.
Có những kẻ đã nhổ nước bọt lên những người vấp ngã.

Tôi biết ơn những người vấp ngã.
Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngã đã đi được,

trước khi họ vấp ngã.


Họ vấp ngã, nhưng mỗi lần họ vấp ngã
họ đã làm cho con đường của chúng ta ngắn thêm một đoạn.

Tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới.
bước tới, bước tới, từ nơi những người đã vấp ngã,
không ngừng bước tới, bước tới,
và ngày chúng ta giành lại được tiếng nói,
chúng ta sẽ nói,
chúng ta sẽ hát ca,
và trong tiếng nói của chúng ta sẽ có tiếng nói của những người đã vấp ngã,
và trong lời hát ca của chúng ta
sẽ có lời hát ca của họ.

Ngọn lửa Việt Khang chắc chắn đã soi sáng những đoạn đường vấp ngã và chắc chắn sẽ làm mồi lửa đốt cháy đống củi khô đã được những người vấp ngã chất cao thiêu rụi độc đảng độc tài Cộng sản Việt Nam.

Hẹn con thư sau,
Giáo Già


© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:09:58
Việt Báo
Phỏng Vấn ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân Của Đảng Việt Tân (03/13/2012) (Xem: 854)


http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-188776/

Để trình bày về chuyến đi vào Bạch Ốc của gần 200 người Việt trong vận động trình thỉnh nguyện thư do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài SBTN khởi xướng vừa qua, Việt Báo đã thực hiện những cuộc phỏng vấn từ nhiều người thuộc nhiều tổ chức khác nhau, và bây giờ là cuộc phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân Của Đảng Việt Tân, về sự tham dự chuyến đi này.

1/ Xin chào ông Hoàng Tứ Duy. Thay mặt độc giả, chúng tôi muốn hỏi nhân định của đảng Việt Tân về cuộc tiếp xúc giữa cộng đồng Việt Nam với chính quyền Obama vào ngày 5 tháng 3 năm 2012 vừa qua?

Hoàng Tứ Duy: Trước hết xin cảm ơn Ban Biên Tập Việt Báo đã cho tôi có cơ hội trình bày một vài điều liên quan đến cuộc vận động tại Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ vừa qua.

Trước nhất, sự kiện 150,000 người ký tên vào Kiến nghị yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama phải đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên trong quan hệ với Cộng sản Việt Nam là thành quả hết sức quan trọng. Trong tháng qua có rất nhiều người bạn của tôi trên Facebook đã cùng nhau kêu gọi ký tên vào Kiến nghị. Nhiều bạn này trước đây không để ý nhiều đến vấn đề đấu tranh cho nhân quyền nay trở thành các nhà vận động, chủ yếu vì tấm gương của nhạc sĩ Việt Khang và uy tín của nhạc sĩ Trúc Hồ.

Kế đến, Kiến nghị "Stop expanding trade with Vietnam at the expense of human rights" đã thật sự phát động một cao trào đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Cao trào này không là của riêng ai hay tổ chức nào như anh Trúc Hồ đã nhắc nhiều lần. Tôi nghĩ tất cả người Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể hãnh diện là đã góp phần vào một Kiến nghị thu hút nhiều chữ ký nhất từ khi có website "We The People" của Tòa Bạch Ốc.

Sau cùng, sự kiện chính quyền Obama đã tổ chức cuộc tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam cũng là một thành tích. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt tham dự buổi họp tại Tòa Bạch Ốc. Các cuộc tiếp xúc này, công khai lẫn bán công khai, đã xảy ra rất nhiều lần từ thời Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Bill Clinton. Nhưng cuộc tiếp xúc ngày 5 tháng 3, với số người tham dự, cho thấy Tòa Bạch Ốc đánh giá cao vai trò của cộng đồng Việt Nam.

2/ Có nhiều người sau cuộc tiếp xúc cho rằng Tòa Bạch Ốc đã tổ chức luộn thuộm. Theo ông thì thấy buổi tiếp xúc đã diễn ra như thế nào?

Hoàng Tứ Duy: Điều mà nhiều người tham dự buổi họp ngày 5 tháng 3, trong đó có tôi, đã không hài lòng là nội dung chương trình. Mặc dù có sự tham dự của Michael Posner, Thứ trưởng ngoại giao đặc trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, nhưng phần lớn chương trình ngày hôm đó không tập trung vào nội dung của Kiến nghị và những biện pháp mà phía chính quyền Obama sẽ tiến hành. Ngược lại, hơn một nửa chương trình đã xoay quanh vấn đề làm sao chính quyền Obama có thể hợp tác cùng với cộng đồng Việt Nam trên các vấn đề mà đôi bên quan tâm.

Lý do tạo ra sự thất vọng về nội dung cuộc tiếp xúc là vì cơ quan phụ trách buổi họp là White House Office of Public Liaison có nhiệm vụ chính trị (tức giúp Tòa Bạch Ốc tiếp cận với dân chúng) thay vì là từ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) có nhiệm vụ hoạch định chính sách ngoại giao.

Tuy nhiên, nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, tôi thấy rằng qua buổi tiếp xúc vừa rồi, chính quyền Tổng thống Obama đã nhận thấy nhu cầu phải lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Việt Nam. Đặc biệt trong năm bầu cử Tổng Thống, tiếng nói chính trị của cộng đồng có khả năng tác động vào chính sách của chính quyền Obama đối với Việt Nam.

3/ Xin ông cho biết hoàn cảnh các thành viên của Đảng Việt Tân đã tham dự buổi họp tại Tòa Bạch Ốc?

Hoàng Tứ Duy: Tòa Bạch Ốc đã thành lập danh sách khoảng 165 người Việt Nam tham dự buổi họp qua hai cách: 1/ mời Ban Tổ Chức của Thỉnh Nguyện Thư (tức SBTN và BPSOS) nộp một danh sách đề nghị; và 2/ bên Tòa Bạch Ốc trực tiếp liên lạc một số người Việt Nam mà họ quen biết qua lãnh vực vận động nhân quyền hay sinh hoạt trong Đảng Dân Chủ của nước Mỹ. Đương nhiên chỉ có Tòa Bạch Ốc nắm vững hết danh sách người tham dự cuộc họp. Cá nhân tôi được Tòa Bạch Ốc trực tiếp liên lạc và mời tham dự. Một vài anh chị em Việt Tân khác thì được mời qua danh sách đề nghị của SBTN.

4/ Trước buổi họp, Tòa Bạch Ốc đã gởi một điện thư xác nhận (email confirmation) đến mọi người được mời tham dự nhưng lại để địa chỉ của ông - đại diện của Việt Tân - trên phần địa chỉ điện thư (email address). Tại sao có việc này?

Hoàng Tứ Duy: Cá nhân chúng tôi cũng ngạc nhiên khi được biết email của mình lại hiện lên trên email của Tòa Bạch Ốc gửi đến một danh sách gồm những người được mời tham dự. Sau đó một hôm, phía Tòa Bạch Ốc đã gửi một email đến mọi người xin lỗi về sự sơ sót kỹ thuật này.

Từ sự sơ sót kỹ thuật của Tòa Bạch Ốc, một số người đã tìm cách tấn công đảng Việt Tân, thậm chí có luận điệu cáo buộc rằng đảng Việt Tân đã “làm lộ” email từ Tòa Bạch Ốc để giành công trạng. Đây là cáo cuộc hoàn toàn vô căn cứ. Nhân dịp này, chúng tôi xin nói rõ là Đảng Việt Tân không có bất cứ liên hệ gì đến những liên lạc của Tòa Bạch Ốc đối với những người được mời tham dự.

5/ Tậi sao có dư luận cho rằng Đảng Việt Tân đã cố cướp công của phong trào Thỉnh Nguyện Thư và cuộc tiếp xúc tại Tòa Bạch Ốc?

Hoàng Tứ Duy: Luận điệu này hoàn toàn sai lạc và chỉ tạo chia rẽ không cần thiết. Tôi biết đây không phải là suy nghĩ của anh Trúc Hồ và SBTN. Quý vị chỉ cần đặt dấu hỏi rằng ai có lợi khi loan tải luận điệu xuyên tạc làm mất ý chí đấu tranh và đoàn kết của người Việt sau một cao trào đấu tranh mạnh mẽ chưa có hề có trước đây?

Trong các cuộc vận động vừa qua, các anh chị em Việt Tân đã tham gia như mọi cá nhân và đoàn thể khác mà mục tiêu duy nhất là giúp để làm sao có nhiều người ký tên vào Kiến nghị gửi Tổng thống Obama. Chúng tôi chẳng có phát biểu, trả lời phỏng vấn, hay thông cáo nào để nhận thành qủa về phía mình.

Người Tây Phương có câu "Chiến thắng có trăm cha còn thất bại là một đứa trẻ mồ côi." Đối với những ai quan tâm đến tương lai dân tộc và đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết, chúng ta có thể có sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động nhưng chúng ta cần phải tôn trọng sự thật. Những người đã biết việc mình làm không hay, không đúng thì nên sửa lại trong tương lai và hoặc xin lỗi đồng bào, chứ tuyệt đối không nên dựng chuyện và đổ lỗi lên người khác.

6/ Trong thời gian qua, Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có rất nhiều cuộc vận động từ áp lực chính giới Hoa Kỳ, trong đó đáng kể nhất là cuộc vận động Dự Luật Nhân Quyền do Dân biểu Smith đệ nạp; Nghị Quyết 484 do Dân biểu Sanchez đệ nạp và cuộc vận động chữ ký cho Thỉnh Nguyện Thư gửi Tổng thống Obama do Nhạc sĩ Trúc Hồ đề xướng. Ông có thấy những cuộc vận động này tạo sự tản lực của người Việt hay không?

Hoàng Tứ Duy: Chúng tôi thấy nó không tản lực mà bổ túc cho nhau để vừa tạo sự chú ý của dư luận Hoa Kỳ, vừa vận động Lập pháp và Hành pháp Hoa Kỳ tạo sức ép lên nhà cầm quyền CSVN để tôn trọng nhân quyền. Nghị Quyết 484 của nữ dân biểu Sanchez nếu được thông qua thì sẽ là một áp lực rất lớn để đòi CSVN không thể dùng điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước) trong Bộ Luật Hình Sự để bắt giữ những ai tham gia các tổ chức chính trị hay phát biểu những quan điểm khác với nhà nước. Kiến nghị gửi Tổng thống Obama chắc chắn sẽ buộc phía Hoa Kỳ áp lực CSVN phải trả tự do cho các nhà dân chủ đang bị bắt giữ như nhạc sĩ Việt Khang, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày.

7/ Theo tin trong nước, Công An cố buộc nhạc sĩ Việt Khang nhận mình là người của Đảng Việt Tân. Xin ông cho ý kiến về việc này.

Hoàng Tứ Duy: Nhạc sĩ Việt Khang không phải là đảng viên Đảng Việt Tân. Tuy nhiên, nếu Việt Khang có tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào, đó là quyền của anh và không thể là lý do để anh bị đi tù. Chúng tôi rất cảm phục lòng yêu nước và sự hy sinh của nhạc sĩ Việt Khang cùng với tất cả các nhà dân chủ khác trong lao tù Cộng Sản Việt Nam. Đảng Việt Tân hỗ trợ mọi nỗ lực đấu tranh cho các tù nhân chính trị. Họ là gương sáng cho tất cả chúng ta và sự nhắc nhở tại sao phong trào dân chủ Việt Nam cần luôn đoàn kết để hướng về mục đích chung./.



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:11:16
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ DỪNG LẠI ĐÂY ĐỂ ĐỌC -ĐỂ NGHE - VÀ ĐỂ GÓP TIẾNG NÓI CÙNG CHÚNG TÔI . mpn


Mời các bạn nghe nhạc mới ,trữ tình

http://www.box.com/shared/bkutdm4fx41x4x7q4lem

Bao giờ trở lại?

thơ: Nguyên Thạch . phổ nhạc & trình bày: Dzuylynh
album Nỗi Buồn Tháng Tư .thunglũnghòanghoaMar13.2012


( đến thiênthanh.trúclan )

... có lẽ em thương tôi nhiều lắm
ươm cả vườn mơ ước hẹn hò
tôi kẻ tha phương trời biền biệt
niềm riêng xin gởi ánh trăng mơ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2012 14:14:50 bởi mưa phố núi >



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:14:05
Chính trị MỸ - nhân quyền VIỆT

----Phạm Trần----


Chính trị Mỹ và Nhân quyền Việt Nam có khác nhau không ?

Câu hỏi thì dễ mà trả lời không phải là chuyện “ăn cơm, uống nước” vì ở giữa còn có một lằn ranh phân cách quyền lợi của nhau không bên nào dám xóa đi.

Quyền lợi của Mỹ và Việt Nam dính liền với mậu dịch, ngọai giao và hợp tác chiến lược, gồm cả an ninh và quốc phòng trước bối cảnh phồn thịnh kinh tế và sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà cả hai nước cùng có những lợi ích trong quan hệ ngọai giao và hợp tác.

VIỆT NAM-HOA KỲ


Về kinh tế, theo lời Bùi Thanh Sơn, Thứ trường Bộ Ngọai giao CSVN thì trong năm 2011 quan hệ thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam “tăng rất nhanh, đạt kim ngạch trên 21 tỉ USD, tăng hơn 20% so với năm 2010.”

Sơn nói : “Quan hệ hợp tác giữa hai nước trong hơn 15 năm qua- kể từ khi bình thường hóa quan hệ- đã phát triển rất sâu rộng và ngày càng hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, và đó chính là cơ sở để hai nước tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác trong thời gian tới. (Thông tin Điện tử Chính phủ Việt Nam, 13-02-2012).

Sơn nói như thế khi bàn đến kết qủa chuyến thăm-làm việc tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 07 đến 12 tháng 02 (2012) của Phái đòan Thương mại Việt Nam do Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng dẫn đầu.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn một số trở ngại trong hợp tác kinh tế, mặc dù đã 6 năm qua hai đời Tổng thống George W. Bush và Barrack Obama, kể từ khi Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, World Trade Organization) ngày 11/07/2006.

Một trong những lý do hàng đầu để cho Việt Nam có đủ điều kiện gia nhập Tổ chức WTO là do quyết định của Tổng thống Bush rút Việt Nam ra khỏi danh sách Các nước Đáng quan Tâm (Country of Particular Concern, CPC) trước khi ông qua Hà Nội họp Hội nghị hợp tác Kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, APEC) cuối tháng 11/2006.

Những điều ràng buộc trong CPC liên quan đến các vi phạm quyền tự do tôn giáo và nhân quyền của người dân của một nước, trái với tiêu chuẩn và điều kiện của WTO.
Thật ra trong thời gian 11 năm thương thuyết và vận động để được vào WTO, phiá Việt Nam đã nới rộng một phần các quyền tự do, kể cả tự do tôn giáo theo chế độ xin-cho và thả một số tù nhân lương tâm và chính trị.
Do đó, Tổng thống Bush đã rút Việt Nam ra khỏi CPC để đáp lại yêu cầu của Quốc hội Mỹ muốn nới rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam để giải tỏa chính trị nội bộ và đáp lại nhu cầu của các Công ty Mỹ.
Tuy vậy, cho đến tháng 3/2012, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam có đủ điều kiện của nền Kinh tế Thị trường vì Nhà nước Cộng sản chưa chịu từ bỏ chủ trương theo đuổi điều được gọi nền “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và tiếp tục vi phạm nhân quyền, khủng bố và bắt giữ những người chỉ vì muốn bầy tỏ quan điểm của họ.

Chính sách kinnh tế của chính phủ Việt Nam dành đặc quyền lãnh đạo kinh tế cho nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước được giao cho vài trò “chủ qủan” của nên kinh tế nên không có tự do kinh doanh và thiếu công bằng với các thành phần kinh tế tư nhân và giữa các công ty trong nước và nước ngòai.

Sự “kỳ thị” rõ nhất được thể hiện trong hai lĩnh vực thuê mướn đất đai và cơ sở làm việc.

Sự bất bình đẳng còn chênh lệch trong các lĩnh vực thuê-mua, thuế khóa phức tạp, thủ tục, giấy tờ chồng chất và cách cử xử không minh bạch trong kế toán và tình trạng “tham nhũng, bôi trơn” dưới gầm bàn cho các viên chức nhà nước đã đến mức như bắt buộc nên đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngòai nản lòng bỏ cuộc.

Ngòai ra các Công ty nước ngòai còn phải đối phó với chế độ Công đòan tại các xí nghiệp do cán bộ đảng nắm giữ để gây áp lực với chủ nhân khi họ thấy cần. Do đó nhiều cuộc đình công, lãng công của công nhân đòi tăng lương, đòi thay đổi chế độ ẩm thực gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư.
Vì vậy, mặc dù đã nhiều lần thương thảo, mới nhất là các cuộc họp ở Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội giữa Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng và các viên chức Mỹ, đề nghị “Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ và dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập” ( Generalized System of Preferences (GSP), nhưng Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa cho.

Quy chế GSP ra đời ngày 01/01/1976, từ Luật Thương mại của Mỹ có hiệu lực năm 1974 nhằm chủ yếu nâng đỡ các nước có nền kinh tế non kém, nhưng minh bạch và tự do và nhất là không tranh thương bất chính với hàng hóa của Mỹ.

Khi một nước được hưởng chế độ GSP thì sẽ được miễn thuế hay chỉ phải đóng theo chỉ số rất thấp trong tổng số 4,800 lọai hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ.
Cho đến nay đã có 129 nước trên thế giới được hưởng quy chế GSP của Mỹ.

Việt Nam chưa được hưởng GSP vì chưa thỏa mãn được những tiêu chuẩn của nền kinh tế tự do thị trường, bình đẳng và được luật pháp bảo vệ như các quốc gia khác quy định bởi WTO.

Trong cuộc họp ở Hoa Thịnh Đốn trong chuyến làm việc của Phái đòan Vũ Văn Ninh, theo lời Bùi Văn Sơn thì phiá “Việt Nam mong muốn phía Hoa Kỳ, nhất là các doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ đồng thời xóa bỏ những rào cản thương mại đối với những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ như cá tra, cá ba sa, tôm, ống thép cuộn các-bon, trụ điện gió.”

Nhưng tại sao lại có “những hàng rào cản” này ?
Bởi vì tất cả hàng hòa của Việt Nam xuất cảng sang Mỹ đều do các Doanh nghiệp của Nhà nước làm chủ. Vì vậy các công ty này đã nhận được nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất xây cơ sở sản xuất và của chế độ nâng đỡ tài chính được gọi là “bao cấp” của chính phủ.

Do đó gía thành của mỗi mặt hàng đều thấp hơn phí tổn thật sự, nếu các sản phẩm này sản xuất bởi công ty tư nhân. Do đó khi hàng đem vào nước Mỹ thì được được bán với giá rẻ hơn gía của các loại hàng cùng lọai của các nhà sản xuất Hoa Kỳ khiến cho các doanh nghiệp Mỹ bị thiệt thòi.
Vì vậy, các nhà sản xuất và nuôi trồng thủy sản của Mỹ đã phản đối chủ trương bán phá gía của các công ty Việt Nam và áp lực các Dân biểu và Nghị sỹ của họ ở Quốc hội chấp thuận các biện pháp chế tài đối với các mặt hàng của Việt Nam.

QUYỀN LỢI MỸ-TRÁCH NHIỆM VIỆT

Như vậy, chính phủ Mỹ có mâu thuẫn giữa mậu dịch và đòi quyền bình đẳng, tôn trọng nhân phẩm cho công nhân Việt Nam, quyền con người của công dân Việt Nam và quyền được đối xử công bằng của các Công ty Mỹ đầu tư ở Việt Nam, và bảo vệ quyền lợi cho các nhà sản xuất Mỹ hay không ?

Không đối nghịch nhau vì nuớc Mỹ không bỏ được quyền lợi lâu dài của họ ở Việt Nam, mặc dù hai nước trước đây từng là thù nghịch, nhất là khi cả Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có một “đối thủ” Trung Cộng để cạnh tranh và canh chừng.
Cũng nên biết số tiền Việt Nam nợ nước ngòai tính đến năm 2010, theo báo Dân Trí, đã lên tới 32,5 tỷ Mỹ Kim, chiếm lối 42,2 % tổng lợi tức đồng niên của quốc gia. Khỏan tiền nợ của Việt Nam trong cùng thời kỳ với Trung Cộng khỏang 5% trong số này.

Trung Cộng cũng đã trở thành đối tác thượng mại đứng đầu trong các nước buôn bán và đầu tư vào Việt Nam.

Cuối năm 2010, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên trên 12 tỷ dollars. Trị giá thành tiền số hàng Việt Nam nhập siêu từ Trung Cộng tính đến cuối tháng 4/2011 là 4,1 tỷ mỹ kim hay 84% tổng nhập siêu cả nước cùng thời kỳ.

Như vậy sự lệ thuộc kinh tế của Việt Nam càng ngày gia tăng.

Trong khi đó, Mỹ thiếu Trung Quốc khỏang 1.160 tỷ Mỹ kim trong cán cân mậu dịch giữa hai nước.


Do đó, song song với chuyện buôn bán làm ăn hai bên cùng có lợi để “nương tựa vào nhau” trong hợp tác chiến lược, bao gồm cả hai lĩnh vực quốc phòng và an ninh mà hai bên bắt đầu đối thọai từ năm 2011, Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tách rời khỏi Trung Cộng về mặt kinh tế.

Do đó việc Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân đã quy định trong 4 bản Hiến pháp của Việt Nam, từ năm 1946 cho đến năm 1992 cũng chỉ dự đóan nhằm mục đích muốn cho Việt Nam đứng vững trước sự lấn át càng ngày càng rõ rệt của Trung Cộng.

Do đó mà mặc dù Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã nhìn nhận Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội vẫn tiếp tục có những “bất đồng ý kiến nghiêm trọng” về nhân quyền, hai nước cũng không gỉam bớt hợp tác kinh tế.
Ông Shear nói rằng nhìn chung tình hình nhân quyền ở Việt Nam, tuy có vài sự tiến triển, nhưng riêng hai lĩnh vực “tự do tư tưởng” và “tự do hội họp” thì càng ngày càng tồi tệ.
Đại sứ David Shear nhận nhiệm vụ ở Hà Nội cuối tháng 8/2011 thay cho ông Michael Michalack đã đưa ra nhận định của ông tại buổi tiếp tân tại tư gia Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, chiều ngày 11/03 (2012) tại Falls Church, Virginia.
Ông Quân là bào huynh của Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam trong hơn 30 năm qua tại Sài Gòn. Bác sỹ Quế đã bị tù 3 lần, tổng cộng trên 20 năm và hiện nay ông tiếp tục bị giam và canh gác ngày đêm tại nhà từ năm 2005.

Đại sứ Shear nói với ngót 200 quan khách, kể cả một số nhà lãnh đạo cộng đồng, tôn giáo và đòan thể chính trị vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn rằng ông đã nói thẳng cho các cấp lãnh đạo Việt Nam từ lớn tới nhỏ biết , sự hợp tác về kinh tế, ngọai giao và chiến lược giữa hai nước chỉ có kết qủa nếu có tiến bộ về nhân quyền.

Ông Shear cũng nói đi nói lại nhiều lần rằng chính phủ Việt Nam biết rất rõ điều đó và rằng Hoa Kỳ luôn luôn đặt điều kiện cho sự cải thiện về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngọai giao.

Nhà Ngọai giao kỳ cựu nói thêm Hoa Kỳ rất muốn thấy hai Điều 79 và 88 của Luật Hình sự của Việt Nam liên quan đến “tội họat động nhằm lật đổ chính quyền” và “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng ghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” được rút lại vì Nhà nước đã lạm dụng các điều này để khủng bố và bắt giam phi pháp những người dân muốn sử dụng quyền tự do ngôn luận và hội họp của họ.

Ông Shear cũng nói Hoa Kỳ mong muốn nhà nước Việt Nam phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm và chính trị, và hy vọng hai người bị bắt cuối năm 2011 là bà Bùi Thị Minh Hằng, người đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Cộng và Ca-Nhạc sỹ Việt Khang, tác gỉa 2 bản nhạc ái quốc “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai” sẽ được phóng thích trong một tương lai gần.
Trong lĩnh vực Tôn giáo, Đại sứ Shear nói Hoa Kỳ muốn Việt Nam dành nhiều dễ dàng hơn cho các Tổ chức Tôn giáo đăng ký để họat động, mặc dù Hoa Thịnh Đốn muốn chế độ đăng ký được bãi bỏ vì biện pháp này đi ngược lại quyền tự do tôn giáo của người dân.

Như vậy thì giữa lập trường cứng rắn của Hoa Kỳ về nhân quyền và việc Hoa Thịnh Đốn tiếp tục gia tăng mậu dịch với Hà Nội có gì chống đối nhau không ?

Tất nhiên là không vì quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm. Hoa Kỳ và Việt Nam biết rõ như thế, nhưng tiến bộ được đến đâu, theo lời ông Shear, thì “phải có thời gian”.

Ông nói, trong vị trí của ông là người đại diện cho nước Mỹ ở Thủ đô Hà Nội và các nhân viên sứ qúan cũng như Tòa Tổng Lãnh Sự tại Sài Gòn đã và sẽ tiếp tục làm việc không ngừng để thúc đẩy cho tình hình nhân quyền được cải thiện.

Cũng như thế, dù chưa biết yêu cầu của trên 140 ngàn người Việt ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư (TNT) kêu gọi Tổng thống Barrack Obama “không nới rộng quan hệ thương mại với Việt Nam chừng nào Việt Nam còn tiếp tục vi phạm nhân quyền” sẽ được Chính phủ Mỹ đáp ứng được đến đâu, nhưng người Việt tị nạn đã hành động chính trị hợp lý và phải được trân trọng.

Chiến dịch TNT của Đài truyền hình SBTN (Saigon Broadcasting Television Network) lúc đầu chỉ nhắm vào tranh đấu đòi nhà cầm quyến Việt Nam trả tự do cho Việt Khang, bị bắt ngày 23/12/2011, đã biến thành cuộc vận động rộng lớn cho nhân quyền và cho tất cả những người Việt Nam còn bị bức hại, khủng bố và giam cầm chỉ vì muốn có tự do và quyền làm người được tôn trọng.

Cuộc hành trình của trên ngàn người, thuộc mọi thành phần và lớp tuổi từ các cụ gìa trên 90, có nhiều cụ phải ngồi xe lăn có các cháu nhỏ đẩy từ phía sau trong thời tiết lạnh căm, cho đến em bé 3 tháng tuổi từ 49 trong số 50 Tiểu bang về Thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong 2 ngày 5 và 6 tháng 3 (2012) là một hành động chính trị bất thường, phản ảnh một tinh thần đòan kết keo sơn, bất khuất và trách nhiệm của con Rồng, cháu Lạc đối với quê hương và những đồng bào thiếu may mắn chưa được hưởng tự do ở Việt Nam.

Chỉ có vô lý và vô trách nhiệm chăng là yêu cầu của ai đó muốn hủy bỏ Cuộc biểu dương lực lượng của trên ngàn người già, trẻ, gái, trai trước Tòa Bạch Ốc ngày 05/03 (2012) bất chấp tiết trời giá lạnh.

Cũng rất chính đáng và đáng ca ngợi là sự cương quyết bác bỏ thẳng tay của cấp Lãnh đạo của Cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn và của các nơi từ xa về trước yêu cầu lố bịch và phản bội tinh thần đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam đã đến từ một thiểu số chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân nhỏ mọn lên trên quyền lợi và sinh mạng của 90 triệu đồng bào trong nước. -/-


Phạm Trần
(03/2012)



mưa phố núi
  • Số bài : 1307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.07.2011
  • Nơi: cao nguyên đầy mưa gió
RE: Xin góp một bàn tay - Anh là ai - 20.03.2012 14:16:33
Hãy quý trọng từng bước tiến nhỏ
----Bùi Tín----
Bùi Tín: Cuộc vận động ký Thỉnh nguyện thư gửi tổng thống và những nhà lãnh đạo ngành lập pháp Hoa Kỳ nhằm vận động cho dân chủ ở quê nhà đã thu được 143.500 chữ ký chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng là một thắng lợi vượt dự kiến của đông đảo bà con Việt Nam ta.

Tòa Bạch ốc đã mở cửa đón tiếp 165 đại biểu cộng đồng, sau đó Thượng viện và Hạ viện cũng tiếp đón 40 đoàn đại biểu người Mỹ gốc Việt đến từ 50 bang của Hoa Kỳ. Chưa bao giờ cuộc vận động của bà con ta lại sôi nổi, nhất hô bá ứng, rầm rộ và gây ấn tượng mạnh đến thế.

Tuy nhiên đã có những điều đáng tiếc. Đó là Tổng thống Barack Obama trong ngày 4/3 lại bận một công việc quan trọng là tiếp thủ tướng Israel, cùng lúc có hơn 1.000 người gốc Do Thái cũng đến vận động tại Tòa Bạch ốc, nên tổng thống không thể để thì giờ trực tiếp gặp đoàn Việt Nam. Thay vào đó tổng thống và Bộ Ngoại giao đã cử một số viên chức cao cấp, cấp chánh văn phòng và trợ lý bộ trưởng ngoại giao đón tiếp, lắng nghe, ghi nhận, đối thoại nhiệt tình, chu đáo với đoàn Việt Nam.

Điều trên đây làm cho một số người nản lòng, buồn chán, thậm chí có người vào Nhà Trắng rồi giận dữ bỏ về. Chỉ vì trước đó đã có tin đồn không căn cứ rằng có phần chắc chắn tổng thống B. Obama sẽ tiếp và đối thoại với đoàn. Từ trong nước cũng có anh chị em do đặt kỳ vọng quá cao, hy vọng chính quyền Hoa Kỳ lần này sẽ có biện pháp trừng phạt ngay chính quyền «hèn với giặc, ác với dân», nên cũng nản lòng, tỏ ra thất vọng, giảm niềm tin ở những biện pháp đấu tranh ký kiến nghị, kể cả ký kiến nghị với quốc tế và kiến nghị với nhà cầm quyền trong nước.

Tất cả chúng ta, những người tha thiết đấu tranh cho quyền sống trong tự do, nhân phẩm của dân ta, những người dấn thân cho sự nghiệp gay go cao quý là sự nghiệp dân chủ hóa nên nhìn nhận ra sao trước tình hình trên đây? Có nên để cho mình chán nản, ngã lòng, thối lui hay không?

Tôi thấy chúng ta nên trao đổi, động viên, giữ vững tinh thần cho nhau, bình tĩnh rút kinh nghiệm để tiến lên, nhận ra những mặt tích cực của tình hình để kiên định niềm tin, để sắp tới khi cần một kiến nghị mới, sẽ có thể đạt con số người hưởng ứng cao hơn, với thời gian ngắn hơn, khi phương tiện internet được tận dụng rộng rãi hơn.

Cũng không nên so sánh số người ký kiến nghị ở trong nước với số người ký kiến nghị ở hải ngoại. Để rồi có phần nản chí cho rằng người trong nước còn quá nhiều sợ hãi, ngần ngại, sợ mang vạ vào thân, do đó số đông vẫn còn như thờ ơ, đứng ngoài cuộc. Tôi từng ở trong nước nên thấy rất rõ những bước tiến tuần tự, vững chắc của dân trí trên lĩnh vực đấu tranh cho tự do và dân chủ trong những năm gần đây.

Thời gọi là «chống nhân văn giai phẩm» hơn 50 năm trước, khi nhà văn Phùng Quán đang nổi tiếng do tác phẩm Vượt Côn Đảo bị buộc tội có quan hệ với những người mà chính quyền, gọi là «nhóm phản động chống đảng» này, lập tức không ai dám gặp anh. Ở trên đường Lý Nam Đế, nơi đặt trụ sở báo Văn nghệ Quân đội, bạn cũ thấy anh từ xa đã sang bên kia đường để tránh mặt, khỏi phải chào hỏi nhau. Vào nhà ăn tập thể của tòa soạn, không ai dám ngồi cùng mâm, cùng bàn với anh. Cũng không ai dám trao đổi với nhau về vụ án, về các nhân vật đã được nêu tên trên báo chí. Bao nhiêu bạn bè, láng giềng, thậm chí anh chị em ruột, cho đến cả vợ chồng con cái cũng có người lãng tránh, lạnh nhạt và cắt đứt. Cái não trạng ấy bây giờ nhìn lại sao mà thấy tệ hại, bất nhân đến thế.

Sở dĩ như thế chỉ vì mọi người bị đảng nhào nặn không còn ra con người, thành cái bóng của chính mình, coi đảng là thần thánh, luôn luôn tuyệt đối đúng, là chân lý thiêng liêng, chống đảng là tội lớn không thể có tội nào lớn hơn.

Còn bây giờ ư? Thời cuộc đã đổi thay. Và đổi thay nhiều.Hai mươi năm trước đã có đổi thay chút ít, nay đã đổi nhiều hơn. Năm năm vừa qua lại đổi thêm nữa. Và nếu nhìn kỹ 2 năm nay sự đổi thay đã tăng tốc độ. Năm 2011 là một năm đặc biệt, chưa từng có.

Kiến nghị về ngừng khai thác bauxite đạt hàng nghìn chữ ký là một nét đẹp, một kết quả, một thành công, một cú hích quan trọng cho sự thức tỉnh tập thể, một cuộc đồng khởi tinh thần mãi mãi được ghi vào lịch sử. Dù cho lãnh đạo ù lỳ, trơ tráo, ngang ngược, làm ngơ không nghe theo điều phải, nhưng họ lo, họ sợ, họ bị động, lúng túng, họ đang như ngồi trên lửa vì vấn đề đang diễn ra, còn nguyên vẹn, thậm chí thực tế còn sẽ phơi bày hiển nhiên sai lầm của họ. Như trên sàn đấu vật, họ vẫn còn đang cầm cự, nhưng sắp thở hắt ra và rồi sẽ đến lúc bị hạ đo ván trên sàn đấu chiến lược Tây Nguyên này.

Kiến nghị tập thể là một hình thức đấu tranh nhưng không phải là hình thức đấu tranh duy nhất. Xin chớ ai thấy nó mới chỉ đạt mức 2 ngàn chữ ký trong nước coi mức đó là đụng trần để mà hắt hủi nó, đi tìm hình thức khác. Từ bỏ hình thức kiến nghị, «chia tay, từ bỏ thí nghiệm này», do chưa có hiệu quả mong muốn là vô tình rơi vào mong muốn của giới cầm quyền, là thái độ đơn giản, phủ định dễ dãi một hình thức đấu tranh lợi hại, cũng là một lập luận bất nhã và bất nhân, thiếu công bằn, vô tình phủ định tâm huyết và trí tuệ của hàng ngàn công dân tiên tiến hiếm có của đất nước. Kiến nghị tập thể đâu còn là ở thời kỳ thí nghiệm, nó đã nghiễm nhiên tự khẳng định là một hình thức đấu tranh rất lợi hại để phổ cập chính kiến có tình có lý, có lợi cho đất nước và nhân dân, vạch mặt những thế lực cầm quyền quan liêu ích kỷ, mỵ dân, bị nước ngoài khống chế, trước nhân dân và thế giới.

Một hình thức đấu tranh khác là tập trung đông người, là biểu tình, là diễu hành trên các đường phố, ôn hòa, có trật tự, với những khẩu hiệu, tranh ảnh, bài hát thích hợp. Trong năm 2011 đã có 10 cuộc xuống đường, cũng là lên đường trong 10 Chủ nhật nối tiếp nhau, ở giữa thủ đô Hà Nội cùng lúc với một số cuộc xuống đường ở Sài Gòn, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Nam, Bình Dương, Sóc Trăng…

Một số cuộc tập trung thắp nến, cầu nguyện đông đảo hàng ngàn, hàng vạn người của bà con Công giáo ở Thái Hà (Hà Nội), Xã Đoài (Nghệ An), Tam Tòa (Quảng Bình)…cũng là những hành động tập thể chưa từng có, những năm trước chỉ ở mức vài trăm người, bị đàn áp và giải tán rất sớm.

Hình thức đòi công lý của dân oan, của nông dân bị cướp đất, đòi lại quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, cũng ngày càng đông đảo, có tổ chức và còn nhiều tiềm lực. Hiện bà con đang tính đến một cuộc xuống đường tập trung vào thời gian tới, dân oan, nông dân mất đất đổ về thủ đô đòi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp, trong ôn hòa, trật tự nhưng bền bỉ, quyết tâm cao, cũng là chưa từng có, cả từ ý định đến hành động.

Ngoài ra, phải kể đến hàng ngàn cuộc bãi công từ vài buổi đến vài ngày và vài tuần lễ của nam nữ công nhân trong các công xưởng, nhà máy quốc doanh và của tư bản nước ngoài, đòi tăng lương, tôn trọng nhân phẩm, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, đòi thành lập công đoàn tự do… về số lượng, quy mô cũng tăng rõ hằng năm.

Tất cả các hình thức trên đây cho ta toàn cảnh đáng tự hào của nhân trí xã hội về quyền sống đang ngày một cao hơn, số lượng và chất lượng đấu tranh cũng ngày một cao hơn, không có hạn độ nào, không có trần nào không chọc thủng được, lại hỗ trợ và thúc đẩy nhau, bảo vệ nhau để cùng phát triển đạt những kỷ lục luôn mới. Nếu cùng một thời điểm, các lực lượng trên đây cùng hành động, thì một cuộc cách mạng sẽ diễn ra, như ở Bắc Phi vậy.

Cũng chưa bao giờ hệ thống thông tin cổ động các cuộc đấu tranh lại năng động, có hiệu quả cao, thúc đẩy phong trào lan rộng như hiện nay. Đó là hệ thống internet, qua hàng triệu máy điện toán lớn nhỏ, các bloggers đông đảo, các mạng thông tin Anh Ba Sàm, Dân Làm Báo, Dân Báo, Dân Luận, Đối Thoại…ăn đứt 700 báo chí, đài truyền thanh truyền hình nhà nước, số người vào đọc gấp mười, gấp trăm báo Nhân dân, lại thêm vô số điện thoại cầm tay nhỏ bé nhiều công dụng.

Chúng ta nên có cách nhìn rộng lớn, bao quát, trong thời gian, không gian, để so sánh, đánh giá, coi mỗi cuộc đấu tranh là một bước đưa thế và lực của quần chúng lên cao thêm một bước, một bậc, một nấc thang nhằm cuối cùng là giành lại quyền tự do đầy đủ cho xã hội công dân. Đó là cái đích ở trên cao, đang ở trong tầm tay của nhân dân ta. Không có lý do gì dân Tunisia, dân Ai Cập, dân Libya đã chuyển đổi được cả hệ thống cầm quyền từ độc đảng tham quyền, tham nhũng sang hệ thống dân chủ đa đảng với hệ thống Hiến pháp và Pháp luật mới…mà dân Việt Nam ta lại không đạt nổi. Dân Miến Điện có gì hơn dân Việt Nam ta mà sao họ lại sung sướng đòi lại được chỉ vài tháng nay một đạo luật về tự do báo chí và truyền thông, một đạo luật nữa về thành lập chính đảng, về thành lập công đoàn tự do, thay đổi tận gốc tình hình đất nước, thực hiện hoà hợp dân tộc để mở ra thời kỳ phát triển.

Chỉ cần nhìn nhận những gì xảy ra trong dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3 cũng đủ thấy so sánh lực lượng ở nước ta đã thay đổi đến mức nào. Một đoàn anh chị em dân chủ lên tận cơ sở Cải tạo ở Thanh Hà (Vĩnh Phú) để tặng hoa cho chị Bùi Minh Hằng. Ban phụ trách đã mở cửa, nhã nhặn đón nhận bó hoa lớn, thư chúc mừng và hứa chuyển ngay cho chị Minh Hằng.

Một buổi gặp mặt công khai trong một nhà hàng lớn giữa Hà Nội đã được thực hiện để biểu dương chị em phụ nữ dấn thân cho dân chủ, cho xã hội công dân, có mặt tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 93 tuổi, đảng viên lão thành, tiến sỹ Nguyễn Quang A, giáo sư Ngô Đức Thọ, luật sư Hà Huy Sơn, nhà văn Vũ Ngọc Tiến, nữ kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nhà văn Võ Thị Hảo, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, nghệ sỹ Tạ Trí Hải… Bộ máy an ninh đồ sộ của đảng cố phá đám mà không phá nổi vì không sai bảo được bên dưới. Nhóm bộ hạ cấp quận chỉ có thể giở trò triệu tập tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và luật sư Kim Môn là chủ nhà hàng đến cơ quan công an «làm việc», nghĩa là hỏi chuyện vớ vẩn hòng phá đám. Buổi gặp mặt liên hoan vẫn diễn ra, vui vẻ, ấm cúng, có ca hát, ngâm thơ, và cuối cùng anh chị em đã đến trụ sở công an để buộc họ phải thả 3 người nói trên.

Cái phong thái đấu tranh đàng hoàng, công khai, chững chạc, có tình có lý vững vàng, và cái tình nghĩa keo sơn yêu thương gắn bó, bảo vệ nhau như những anh chị em ruột theo truyền thống dân tộc «chị ngã em nâng», «máu chảy ruột mềm» cũng là một nét rất đẹp của phong trào dân chủ gần đây.

Những ngày đầu tháng 3/2012, những tin vui của cộng đồng ta ở Tòa Bạch ốc, ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, cũng như tin vui về ngày 8/3 ở trong nước đã củng cố niềm tin, động viên cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đang từng bước phát triển vững chắc.

Từng bước một, chúng ta khắc đi và khắc đến. Mỗi bước đi lên là một bước trưởng thành, rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, làm phong phú thêm hành trang tinh thần và động viên mọi người dấn thân bền bỉ, giành cho được quyền tự do trọn vẹn.

Xin ghi nhớ chế độ độc quyền đảng trị đã thú nhận đảng đã suy thoái, đổ đốn, mất uy tín hơn bao giờ hết, dột từ trên nóc, bộ máy an ninh đang phân hóa, rệu rã, đông đảo nhân dân không còn coi đảng CS là «đảng ta» như xưa, không ít nhân dân đã coi các chiến sỹ dân chủ như luật sư Cù Huy Hà Vũ, tiến sỹ Trần Huỳnh Duy Thức, cô Phạm Thanh Nghiên, cô Bùi Minh Hằng…là người của dân chúng, người của ta, của xã hội công dân đang bước tới từng bước vững chãi.


Bùi Tín

@ ANH BA SÀM.EU
14/3/2012