(url) Một chút về nhà thơ Bùi Giáng

Tác giả Bài
Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
(url) Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 29.09.2005 16:40:47
Trích trong lọat bài viết về nhà thơ Bùi Giáng, trên báo tuổi trẻ.

Bùi Giáng có phải là một người điên không?
(tác giả: Trần Đình Thu)


Từ trước đến nay có rất nhiều người đặt câu hỏi: Bùi Giáng có phải là một người mắc bệnh điên hay không? Cũng đã có rất nhiều bài viết về Bùi Giáng đề cập đến vấn đề này, trong đó một số tác giả khẳng định bùi Giáng là người điên trong khi một số người khác lại nói ngược lại.

Trong một bài viết, tác giả Trần Đới khẳng định: “Một sự thực là Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên. Càng chưa bao giờ Bùi Giáng bất mãn trước bất cứ thời thế nào. Bởi lẻ dễ hiểu là Bùi Giáng chẳng sống theo thời thế, mà chỉ biết sống từ cõi văn nghệ lúy túy càn khôn của anh. Thời kỳ của Bùi Giáng bộc phát ra bên ngòai mà chúng ta gọi là điên, ấy là thời kỳ tỉnh lại và hưng phấn cùng độ của người nghệ sĩ. Tất cả lẽ chân thiện mỹ của nghệ thuật thi ca từ nhiều đời nhiều kiếp đều dồn về lúc đó . . Bây giờ người thi sĩ này chỉ còn một cách duy nhất để sáng tác nguồn cảm hứng kia là sống”.

Một người khác, ông Nhất Thanh, thì viết như thế này: “Ồ chẳng có ngôn từ nào thích hợp với Bùi Giáng cả, Ông chỉ là một ông già bình thường nhất, dễ thương nhất. Nếu có điên chăng, có lẽ là tất cả chúng ta”.

Bùi Giáng hiển nhiên cũng biết việc nhiều người tranh cãi nhau rằng ông có điên hay là không điên. Ông đã tự viết về mình như sau: “Nó điên? Vâng nhưng điên một cách vuivẻ. Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con người. Người ta bảo rằng nó không có điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: “Sao gọi là điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy”.


Đọc đọan đó của ông người ta thấy hơi bối rối. Vậy thì Bùi Giáng là người như thế nào? Ông là một người điên hay là một người bình thường? Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: Bùi Giáng đã từng là bệnh nhân của bệnh viện tâm thần hẳn hoi. Năm 1969 là năm ông in được nhiều tác phẩm nhất nhưng cũng là năm mà ông vấp phải cúsốc lớn thứ hai trong đời. Bùi Giáng bị hỏa họan htiêu cháy hết tòan bộ sách vở quý hiếm, một số tranh và đặc biệt nhiều bản thảo hòan chỉnh mà ông rất tâm đắc. Con người hồn nhiên của Bùi Giáng có lẽ không bị sốc vì chuyện này, nhưng sau đó người thân của ông phải đưa ông vào Bệnh viện Tâm Thần Biên Hòa để chữa trị. Cung Tích Biên kể:”Khỏang đầu thập niên 70 có lẽ người ta đưa ông vào nhà thương điên Biên Hòa chữa cái bệnh đứng ngã ba nhìn ra ngã bảy. Từ nhà thương điên trở ra, bữa gặp nhau ông rất tỉnh. Bèn hỏi một câu thường tình: “Nhà thương Biên Hòa trị cái tẩu hỏa hay nhỉ!” Ông trả lời tỉnh queo: “Chữa trị quái gì đâu. Chẳng là ở ngòai mình thấy mình điên số một, khi vô nhà thương điên mới hiểu ra mình là đồ bỏ, điên nhí, điên tiểu thủ công nghiệp, trong nhà thương điên nhiều cha điên thượng thừa, điên vĩ đại hơn mình nhiều. Do vậy mà mình tự động thôi điên”.

Nghe Bùi Giáng nói như thế, hẳn người ta cảm thấy ngờ ngợ rằng những việc làm không giống ai của ông là do ông muốn thế chứ chẳng phải do bệnh tật gì gây ra. Nhà văn Đào Hiếu viết: “Cũng có thể hiểu Bùi Giáng như thế này: Ông coi đời là hữu hạn, là phi lý, là chốn lưu đày, là cõi phù du là cái mớ bòng bong vớ vẫn. . .”

Chung quanh vấn đề Bùi Giáng, có hai điều cần nêu ra sau đây. Một là, không phải chỉ có mình Bùi Giáng vừa có những biểu hiện tâm thần vừa làm thơ viết văn. Có rất nhiều bệnh nhân của các bệnh viện tâm thần là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ . . .Họ có thể vẽ tranh, sáng tác văn thơ ngay trong thời gian điều trị bệnh. Có điều họ không có sẵn cái gốc tài năng xuất chúng như Bùi Giáng nên không trở thành hiện tượng đặc biệt mà thôi.

Hai là, những hành vi khác người của Bùi Giáng đã được các nhà chuyên môn xác định có nguyên nhân bệnh lý hẳn hoi chứ không phải là vấn đề tư tưởng hay nhân sinh quan gì cả. Có điều, vì ta thấy cái điên của ông cũng hơi khác người nên cảm thấy ngờ ngợ. Nhưng dần dần ta sẽ được rõ hơn khi xem xét đến các vấn đề khác. Cần biết rằng, không riêng gì Bùi Giáng mà nhiều bệnh nhân tâm thần khác, tiếp xúc với họ đôi khi ta cũng dễ nhầm lẫn vì thấy họ có cẽ thật thật giả giả, nữa điên nữa tỉnh. Cho nên chúng ta không thể kết luận được về tình trạng của họ mà phải là các nhà chuyên môn.

Không ai biết Bùi Giáng, đọc Bùi Giáng mà không yêu mến ông. Đó là sự thật. Gọi ông là người tỉnh cũng được, điên cũng được, dù là tỉnh hay điên ông cũng đã để lại cho đời những vần thơ mênh mang trác tuyệt. Ông mở ra một thế giới thi ca cao vời, ảo diệu. Nói như một người từng gần gũi với ông: “Nhiều người bảo ông chỉ là một thằng điên. Tôi chỉ muốn nghĩ thầm cho tôi là nếu có được thêm ít người điên như ? Bùi Giáng, thơ ta còn được lạ lùng được kỳ ảo biết bao nhiêu” Quả đúng như vậy!

Huyền Băng (đánh máy)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2006 12:23:22 bởi TTL >

Ct.Ly

Sao mai
  • Số bài : 190
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.08.2005
  • Nơi: Vùng đất hoang vu
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 01.10.2005 12:20:15
Bùi Giáng "Điên" ư ?! Nếu có "điên" thì cũng là cái "điên thượng thừa" , "điên thoát tục" ... Ai bảo BG "điên" chắc phải đưa người đó đi xét nghiệm ngay á

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 01.10.2005 15:17:41
Sao mai ơi, cuối đời Bùi Giáng điên thật đấy! Nhưng không phải điên loạn, mà là lúc tỉnh lúc điên. Bùi Giáng hỏi như thế nào là điên? Nếu chúng ta trả lời người điên là người hành động theo ý thích của họ, bất chấp môi trường, cảm quan, cảnh quan xung quanh thì đúng là Bùi Giáng có điên. HB xin đính kèm theo đây một đoạn nói về Bùi Giáng nữa cũng trích từ báo tuổi trẻ.


Ngày tháng ngao du


Năm 1970, Bùi Giáng được các bác sĩ ở Bệnh viện Tâm Thần Biên Hòa cho xuất viện. Ngay trong năm đó, ông đã in hai cuốn sách là Biển Đồng xe cát và Mùa thu trong thi ca. Qua năm 1971 ông in Ngày tháng ngao du. Lúc này ông cũng đã bắt đầu ngao du thực sự trên khắp những nẻo đường Sài thành chứ không chỉ ngao du trong các trang sách. Phạm Xuân Đài một người gần gũi với Bùi Giáng kể: “ Bây giờ anh ít làm thơ lắm, còn các cơ điên thì viếng anh gần như định kỳ. Những lúc ấy anh đi nhiều nơi nhưng thường xuất hiện vùng chợ Trương Minh Giảng, chỗ Đại học Vạn hành là nơi ngày xưa anh từng trú ngụ, đứng giữa đường vung tay điều khiển xe cộ, cử chỉ rất linh động, đặc biệt đôi mắc sáng quắc bừng bừng. Anh đang thể hiện một năng lực nào đấy đang đầy ắp trong người anh. Có khi anh múa may trong một lớp áo lòe lọet, động tác mạnh mẽ chính xác gần như múa võ, miệng hò hét như đang nạt nộ với một đối tượng vô hình đang hiện diện ngay trước mặt mình. Đêm khuya một hai giờ sáng người ta nghe thấy một người đi vừa tranh luận với chính mình, lời lẽ khó hiểu, thì ai nấy đều biết đó là Bùi Giáng.”

Năm 1972 ông in khá nhiều sách: “Đường đi trong rừng, lời cố quận, Lễ hội tháng ba, Con đường ngã ba – Bước đi của tư tưởng. Năm 1974 in Bài ca quần đảo, Hòang tử Bé. Năm 1974 in Mùi hương xuân sắc.

Khi không làm gì, ông lại ngao du nhiều hơn. Một người quen biết khác với Bùi Giáng, ông Nguyễn Văn Thức kể lại như sau: “Có một lần gặp một người bạn, người bạn đó đã nói với tôi: Bùi Giáng dạo này điên lắm. Tôi bán tin bán nghi tự hỏi không biết có thật không”. Nhưng một hôm, Nguyễn Văn thức đã tận mắt chứng kiến những gì xảy ra trước mắt mình, mới tin lời người bạn nói lúc trước.: “Một ông lão ăn mặc thời thượng đang nhảy múa trên đường Duy Tân, nay là đường Phạm Ngọc Thạch. Quần áo lếch thếch, do dáy, màu sắc lung tung. Tay cầm một ống sáo, đầu đội khăn có cấm lông gà lua tua. Râu ria xồm xòam.. Ống sáo trên đầu bịt một chiếc bong bóng đỏ, mỗi lần thổi bung lên tóp xuống, không phát ra một thứ âm thanh nào. Đang từ ở một mé đường ông lại chay tông ra giữa đường nhảy múa. Chiếc bong bóng cứ liên tiếp phùng ra tóp vào. Lũ trẻ chạy theo bu quanh hò reo thích chí. Cứ thế ông diễu hành dọc theo đường duy Tân lên đường Hiền Vương, nay là đường Võ thị Sáu. Đám trẻ cứ bu theo ông chọc ghẹo. Ông rượt duổi chúng chửi rủa thậm tệ và lẩm nhẩm những gì không ai hiểu nổi. Đứng ngòai nhìn ông diễu hành , tôi thấy cảm cảnh nên đã trở xe đến gần gọi ông, nhưng ông không hề nghe vẫn tiếp tục nhảy múa. Vài đứa trẻ nhìn tôi lấy làm lạ. Tôi tiếp tục gọi ông. Lần này ông quay lại nhìn và nhận ra tôi rồi nhờ tôi chở đến nhà đinh Cường. Khi ngồi ở sau xe tôi, Bùi Giáng trở nên hiền khô. Tôi thấy hai đòn bánh treo tòn teng ở cổ kỳ kỳ, Bùi Giáng hiểu và cho tôi hay là mẹ Trịnh Công Sơn vừa mới cho”.

Và đây là một cảnh tượng khác xảy ra trên đường phố Sài Thành mà “diễn viên chính” không ai khác hơn ngòai thi sĩ của chúng ta: “bùi Giáng nhảy múa trước Bệnh viện nhân Gia Định đường Nơ Trang Long quận Bình Thạnh. Ông cầm một cây đu đủ khô queo dài cở hơn hai mét. Lúc nào cũng vung cây đu đủ lên nhảy múa, quần áo vẫn loi thôi, chằng vá đơn kép, màu sắc linh tinh. Đám trẻ con, người lớn bu vào. Giữa đám đông ấy tôi đến gần Bùi Giáng, vỗ vai ông: Nhảy múa gì mãi vậy, ông? Nghe hỏi , ông quay phắt lại phía tôi, nhếch cặp mắt trắng dã, dữ tớn với dáng vẻ thủ thế. Tôi mĩm cười cầu hòa. Khi nhận ra tôi – vẫn một tên trung niên ông đã từng gặp: À, mày, mày cho tao về xóm gà đi. Vào nhà tao chơi. Không cần gì phản ứng của tôi, ông nhảy phóc lên yên sau xe đạp. Lúc này xe gắn máy của tôi đã mất nên chở ông rất khó khăn, vả lại trên tay ông đang cầm một cây đu đủ dài hơn hai mét. Bùi Giáng và tôi đang làm trò cười cho đám đông. Tôi nói là bận không thể chở được. Ông nói như phán: Cứ đi đi, chở cây này về dùm tao, Bùi Giáng cứ gác cây đu đủ lên tay lái xe đạp, ngọn thì ông đặt lên vai. Ông lại phán: đi mày! Giây phút này tôi bỗng trở nên một gã hề, rất hề. Giá ông đọc vài câu thơ Pháp lên giọng rồi xuống giọng thì tuyệt. Nhất định là một sân khấu ngòai trời. Hình ảnh này tôi đã gặp nhiều lần ở quán cà phê Huy Tưởng. Tôi cố sức đạp đi mà không nổi, vì lỉnh kỉnh quá. Vài người trong đám đông đề nghị, đi xích lô thôi. Tôi đồng ý ngay. Bùi Giáng thì lưỡng lự. Nhưng trời xui đất khiến ông cũng nhảy xuống. Tôi đưa ông ít tiền để ông đi xe, nhưng ông chỉ lấy một nửa trước sự ngạc nhiên của tôi và nhiều người . . “

Nói về chuyện ngao du của Bùi Giáng, Phạm Xuân Đài kinh ngạc: “Cái ông già gầy gò ngòai sáu mươi dấy lấy đâu ra sức lực để trải qua các cơn điên dữ dội của mình? Đấy là một điều bí ẩn. Đi lang thang hàng chục cây số bấùt kể nắng mưa, múa may la hét suốt mấy ngày liền, kẻ lực sĩ chưa chắc đã làm được.


Huyền Băng (đánh máy)

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 01.10.2005 15:36:02

Những lúc ấy anh đi nhiều nơi nhưng thường xuất hiện vùng chợ Trương Minh Giảng, chỗ Đại học Vạn hành là nơi ngày xưa anh từng trú ngụ,


Chào HB,

Cho HY gõ ké với. Cám ơn.

Thật ra không dám cho rằng mình còn nhớ rõ hay xuất xứ từ đâu. Mười ngón tay cứ tập gõ hay gọi là đả tự.

Vaò thời điểm nào đó, thi sĩ Buì Giáng vẫn ngủ và làm ồn ào khu phố chợ Trương Minh Giảng. Thế thì bị công an nhân dân bắt chớ sao.

Bùi Giáng kêu la om sòm: "Bớ làng xóm, hỡi đồng bào, có người bắt con cháu Bác Hồ".



huyennguyen
  • Số bài : 1210
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.10.2005
  • Nơi: Ma Trận Lâm Hoang
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 14.04.2006 00:08:42
Đừng! Xin đừng nhắc lại mấy cái câu vớ vẩn là Bùi Giáng điên hay không điên.
Cả bào chữa, lẫn phán xét, đều sẽ đi vào những ngõ tối mênh mông!
Xin đấy, quý vị ơi!
Nguyên CÚI LẠY QUÝ VỊ THẬT SÂU! Để Bùi Giáng với bơ vơ mộng mà khóc than cô độc. Bởi ban sơ đã vậy rồi!
Cúi lạy thật sâu! Tạ ơn thật thảm thiết!


Trầm Thi
  • Số bài : 233
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.04.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 05.05.2006 22:36:20

Trích đoạn: huyennguyen

Đừng! Xin đừng nhắc lại mấy cái câu vớ vẩn là Bùi Giáng điên hay không điên.
Cả bào chữa, lẫn phán xét, đều sẽ đi vào những ngõ tối mênh mông!
Xin đấy, quý vị ơi!
Nguyên CÚI LẠY QUÝ VỊ THẬT SÂU! Để Bùi Giáng với bơ vơ mộng mà khóc than cô độc. Bởi ban sơ đã vậy rồi!
Cúi lạy thật sâu! Tạ ơn thật thảm thiết!


Ai cũng cô độc ở chừng mực nào đó!

Nhận định, kiến giải thì tùy thế nhân... Tự bịt miệng mình đừng nói thì được chứ làm sao bịt miệng hay ngăn cản người khác đừng nói gì họ nghĩ được (trích trong Cái Dũng của Thánh nhân - Thu Giang Nguyễn Duy Cần) hả bạn hn?

Thiết nghĩ, tất cả những bài viết đều là mạn đàm chứ ai dám phán xét ai?? Bùi Giáng là Bùi Giáng - bạn là bạn, thế nhân là thế nhân... không nhất thiết bạn phải "cúi lạy tạ ơn đừng nói" như thế? Người trích đăng cũng để tham khảo, đâu nhất thiết phải nặng nề như thế?

Mạn đàm,
TT
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2006 22:41:29 bởi Trầm Thi >
"... người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy!"

(Trích: Hoàng tử bé - Antoine de Saint Exupéry)

Trầm Thi
  • Số bài : 233
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.04.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 05.05.2006 22:40:25
Ai cũng cô độc ở chừng mực nào đó!

Nhận định, kiến giải thì tùy thế nhân... Tự bịt miệng mình đừng nói thì được chứ làm sao bịt miệng hay ngăn cản người khác đừng nói gì họ nghĩ được (trích trong Cái Dũng của Thánh nhân - Thu Giang Nguyễn Duy Cần) hả bạn hn?

Thiết nghĩ, tất cả những bài viết đều là mạn đàm chứ ai dám phán xét ai?? Bùi Giáng là Bùi Giáng - bạn là bạn, thế nhân là thế nhân... không nhất thiết bạn phải "cúi lạy tạ ơn đừng nói" như thế? Người trích đăng cũng để tham khảo, đâu nhất thiết phải nặng nề như thế?

Mạn đàm,
TT
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2006 22:43:16 bởi Trầm Thi >
"... người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy!"

(Trích: Hoàng tử bé - Antoine de Saint Exupéry)

huyennguyen
  • Số bài : 1210
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.10.2005
  • Nơi: Ma Trận Lâm Hoang
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 07.05.2006 13:20:47
hahah...
Đừng đem cái Dũng của Thánh Nhân so với tục nhân.
Nhưng cũng đừng đem ta ra làm thiên hạ.
Ta cúi lạy tạ ơn vì lòng ta muốn thế, sao cứ bịt miệng ta?
Mạn đàm là mạn đàm, nhưng kiểu đứng trên nhìn xuống ban bố những lời "ông kẹ" thì ai dám nhận? Có đáng nhận?
Ta nói để tham khảo cho vui, cũng đừng trách ta nhé!
hahaha...

Trầm Thi
  • Số bài : 233
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.04.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 07.05.2006 15:15:45


Trích đoạn: huyennguyen

hahah...
Đừng đem cái Dũng của Thánh Nhân so với tục nhân.
Nhưng cũng đừng đem ta ra làm thiên hạ.
Ta cúi lạy tạ ơn vì lòng ta muốn thế, sao cứ bịt miệng ta?
Mạn đàm là mạn đàm, nhưng kiểu đứng trên nhìn xuống ban bố những lời "ông kẹ" thì ai dám nhận? Có đáng nhận?
Ta nói để tham khảo cho vui, cũng đừng trách ta nhé!
hahaha...



Lời viết ra muốn hiểu thế nào thì tùy người đọc! Nhận hay không đâu phải là vấn đề? Trách để làm gì , và không trách cũng chẳng sao cả... Đã gọi là riêng thì có gì để chung?

Chúc vui,
TT
"... người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy!"

(Trích: Hoàng tử bé - Antoine de Saint Exupéry)

huyennguyen
  • Số bài : 1210
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.10.2005
  • Nơi: Ma Trận Lâm Hoang
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 08.05.2006 04:46:51

Lời viết ra muốn hiểu thế nào thì tùy người đọc! Nhận hay không đâu phải là vấn đề? Trách để làm gì , và không trách cũng chẳng sao cả... Đã gọi là riêng thì có gì để chung? _Trầm Thi_


Hóa ra, tranh luận và Bình Luận là ba phải đấy? Muốn hiểu thế nào cứ hiểu?
Cho nên, mới có một "Cánh đồng bất tận" đi vào vòng xoáy bình luận với 1744 lượt đọc ( tính đến thời điểm 03h32' ngày 8.5.2006.SCN)?
Cho nên mới có những Bùi Giáng cứ đè giấy mà viết ra những câu điên khùng đánh trống lảng? Mới có Thích Ca Mâu Ni với "bình đẳng quan", một Thiên Chúa giáo với "đức tin" như một phẩm tín, một Lão Đam với "Thái Hư" trống rỗng và "Đại Đạo" mẹ của muôn loài từ hỗn mang chi cực?... Ngôn ngữ lợi hại ở chỗ tự sinh hóa trong bản thân, nên xảy ra những cớ sự to lớn khủng khiếp dã man: Lời đi dằng Lời, Ý đi đằng Ý. Nên thế mới có cái gọi là chủ nghĩa "hậu hiện đại" với những Lý Đợi, Bùi Chát, Bùi Chí Vinh... khuấy đảo cả một trời "văn nghệ" phía Nam. Rồi có những Marcel Proust, J.Steinbeck, U. Eco... được khoác áo "hậu hiện đại" như một sản phẩm thời thượng của "vỏ bọc chủ trương" đang hoành hành và ngự trị khắp cùng...
Thế nào riêng? Và thế sao chung? Có Chung và Riêng thật đấy?
Nói thế, e cũng là múa may mà đánh trống qua cửa nhà sấm mà thôi. Cái biết khó chia sẻ, cái Hiểu càng đi vào mê lầm, mông muội của đa đoan dâu bể ngữ vựng man man...

truongthuy
  • Số bài : 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.05.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 10.05.2006 21:48:06
Nói Đôi lời Về Trung Niên Thi Sỹ?
Huyền Băng đã có một bài viết hay về cố thi sỹ họ Bùi.Hẳn nhiên cái tục luỵ đời thường vẫn vương vấn trong suy nghĩ của bạn.
Điên hay không hẳn không phải là vấn đề chỉ có một điều chắc chắn ông là nhà tư tưởng xuất sắc nhất của Việt Nam thời hiện đại.
Ông không phải là người của cuộc sống đời thường nên hẳn nhiên là có những việc khác thường.
Nếu Exupery trước ông không ai có thể dịch xuất sắc đến vậy,Hesse cũng vậy,cả J.P.Saac. Cuộc hoá thân vào những cuộc chơi bất tuyệt đã để lại cho đời những giá trị ngôn ngữ giá trị tư tưởng vĩnh hằng.
Bên cạnh đó những bộ giáo trình phật pháp đầu tiên của Đại học Vạn Hạnh cũng là của chính ông.
Thế thì lấy cái điên của ông đổi cái tỉnh của thiên hạ hẳn nhiên ông không đổi nói như trong "bộ ngày tháng ngao du",hay "bộ đi vào cõi thơ" là những tác phẩm bất hủ của tưởng và ngôn ngữ Việt.
Có một điều rất thực chúng ta nên nhìn Trung Niên Thi Sý dươí góc độ một nhà tư tương hơn là nhà thơ. -một nhà tư tưởng thâm thủ thượng thừa-

nguyenthoai
  • Số bài : 1180
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 11.05.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 02.06.2006 23:06:05
.

Điếu văn của đại diện gia đình cố Thi sĩ Bùi Giáng

Kính thưa chư vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni,
Kính thưa quý vị trong Ban Tang Lễ, cùng quý thân hữu và toàn
thể bà con nội, ngoại,

Thưa quý vị,
Tôi vô cùng xúc động được phép thay mặt cho gia đình xin chân
thành cảm tạ với tấm lòng biết ơn sâu xa nhất đến chư vị Hòa
Thượng, Thương Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, Hội Nhà văn Việt Nam,
Hội Nhà văn Thành phố HCM, toàn thể chư vị trong Ban Tang Lễ,
ban Giám đốc và quý vị Y Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, các cơ quan
thông tấn, báo chí, ban đại diện Bùi Tộc Vĩnh Trinh, Hoàng Tộc
Xuân Đài, Quảng Nam, quý thân hữu cùng toàn thể quý bà con
nội, ngoại, trong và ngoài nước, đã dành những tình cảm ưu ái
nhất cho cố bào huynh của chúng tôi, thi sĩ Bùi Giáng.

Những tình cảm cao quý và sự giúp đỡ chí tình của quý vị là vinh
dự lớn lao cho gia đình chúng tôi và hơn hết, là sự an ủi vô biên
và phần thưởng tinh thần không gì so sánh được cho anh Bùi Giáng.
Khi sinh thời anh Giáng thân yêu của chúng tôi được sự đùm bọc,
chở che, thông cảm bằng lượng hải hà của bao người hảo tâm,
thân yêu và khi anh lâm trọng bệnh, được sự săn sóc, chữa chạy
chí tình của các vị lương y và các ân nhân, và khi tiễn đưa anh suốt
mấy hôm nay chứa chan biết bao tình thơ, tình bạn, không lời nào
tả xiết.

Không những thế, đông đảo quý vị bạn hữu của anh còn sẵn lòng
lo liệu cho anh một nơi an nghĩ vĩnh hằng, một mái nhà ấm cúng
sau cùng cho kẻ lữ hành cô độc, và có cả kế hoạch sưu tầm, gìn
giữ và phổ biến các tác phẩm của anh.

Anh Giáng đã sống trên đời này như một thi sĩ, chỉ biết
hiến dâng và hôm nay, thật là may mắn và hạnh phúc, cũng được
đón nhận và tiễn đưa như một thi sĩ.


Với lòng cảm kích sâu xa về tình thương vô hạn của quý vị, chúng tôi
một lần nữa , xin muôn vàn cảm tạ và tin rằng với tình thương ấy,
sẽ giúp cho thân thế và sự nghiệp của anh Bùi Giáng mãi được lưu
truyền, góp phần vào tương lai tươi sáng của nền văn học nước nhà.

Xin trân trọng bái tạ.
Bùi Văn Ký
( Bào đệ cố Thi sĩ Bùi Giáng )
Nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức
Ngày 11 tháng 10 năm 1998


vnairborn
  • Số bài : 3
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.08.2004
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 25.06.2006 16:46:41
Chỉ là những ước lệ nhân sinh-khi nhận xét về người- nếu nhìn từ phong thái ông Bùi giáng là người nhẹ hơn nhiều ngừoi ông lênh đênh trong cỏi đời ai tỉnh ai điên...rồi ông cười bao dung...

vinhsaigon
  • Số bài : 1222
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.07.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 19.11.2007 01:25:59
Ai biết những cái link về Bùi Giáng cho  VSG xin với nha,
Thank you verymuch
Chụp đẹp không bằng ai-Chụp xấu ...không ai bằng!!!

Ct.Ly

truongthuy
  • Số bài : 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.05.2006
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 31.05.2008 23:17:31

Trích đoạn: huyennguyen


Lời viết ra muốn hiểu thế nào thì tùy người đọc! Nhận hay không đâu phải là vấn đề? Trách để làm gì , và không trách cũng chẳng sao cả... Đã gọi là riêng thì có gì để chung? _Trầm Thi_


Hóa ra, tranh luận và Bình Luận là ba phải đấy? Muốn hiểu thế nào cứ hiểu?
Cho nên, mới có một "Cánh đồng bất tận" đi vào vòng xoáy bình luận với 1744 lượt đọc ( tính đến thời điểm 03h32' ngày 8.5.2006.SCN)?
Cho nên mới có những Bùi Giáng cứ đè giấy mà viết ra những câu điên khùng đánh trống lảng? Mới có Thích Ca Mâu Ni với "bình đẳng quan", một Thiên Chúa giáo với "đức tin" như một phẩm tín, một Lão Đam với "Thái Hư" trống rỗng và "Đại Đạo" mẹ của muôn loài từ hỗn mang chi cực?... Ngôn ngữ lợi hại ở chỗ tự sinh hóa trong bản thân, nên xảy ra những cớ sự to lớn khủng khiếp dã man: Lời đi dằng Lời, Ý đi đằng Ý. Nên thế mới có cái gọi là chủ nghĩa "hậu hiện đại" với những Lý Đợi, Bùi Chát, Bùi Chí Vinh... khuấy đảo cả một trời "văn nghệ" phía Nam. Rồi có những Marcel Proust, J.Steinbeck, U. Eco... được khoác áo "hậu hiện đại" như một sản phẩm thời thượng của "vỏ bọc chủ trương" đang hoành hành và ngự trị khắp cùng...
Thế nào riêng? Và thế sao chung? Có Chung và Riêng thật đấy?
Nói thế, e cũng là múa may mà đánh trống qua cửa nhà sấm mà thôi. Cái biết khó chia sẻ, cái Hiểu càng đi vào mê lầm, mông muội của đa đoan dâu bể ngữ vựng man man...


Đọc sách cốt ở cái tâm của người đọc, cũng lắm kẻ "uống được vài ngụm nước đầu nguồn mà ngỡ là uống cả một dòng sông"... Nếu chân tâm không bình lặng thì tư tưởng cũng xáo xào thành "tẩu hoả nhập ma", chắc những tưởng phải nhắc lại bạn rằng:"ngôn dã bất tri" nên "đặng cá thì bỏ lờ" nhưng người mê sách thực chất là người thích đi tìm.... tìm câu trả lời cho tiềm thức cho chân tâm, nếu đọc sách để trang trí hay làm sang kiến thức thì chân thành khuyên bạn nên từ bỏ đọc sách... bởi bạn sẽ mụ mị về ngôn ngữ và ảo tưởng bản thân. Vài dòng nghịch nhỉ. Mong chiếu cố!!!

longdauda
  • Số bài : 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.09.2008
RE: Một chút về nhà thơ Bùi Giáng - 26.09.2008 23:01:56

Trích đoạn: huyennguyen


Lời viết ra muốn hiểu thế nào thì tùy người đọc! Nhận hay không đâu phải là vấn đề? Trách để làm gì , và không trách cũng chẳng sao cả... Đã gọi là riêng thì có gì để chung? _Trầm Thi_


Hóa ra, tranh luận và Bình Luận là ba phải đấy? Muốn hiểu thế nào cứ hiểu?
Cho nên, mới có một "Cánh đồng bất tận" đi vào vòng xoáy bình luận với 1744 lượt đọc ( tính đến thời điểm 03h32' ngày 8.5.2006.SCN)?
Cho nên mới có những Bùi Giáng cứ đè giấy mà viết ra những câu điên khùng đánh trống lảng? Mới có Thích Ca Mâu Ni với "bình đẳng quan", một Thiên Chúa giáo với "đức tin" như một phẩm tín, một Lão Đam với "Thái Hư" trống rỗng và "Đại Đạo" mẹ của muôn loài từ hỗn mang chi cực?... Ngôn ngữ lợi hại ở chỗ tự sinh hóa trong bản thân, nên xảy ra những cớ sự to lớn khủng khiếp dã man: Lời đi dằng Lời, Ý đi đằng Ý. Nên thế mới có cái gọi là chủ nghĩa "hậu hiện đại" với những Lý Đợi, Bùi Chát, Bùi Chí Vinh... khuấy đảo cả một trời "văn nghệ" phía Nam. Rồi có những Marcel Proust, J.Steinbeck, U. Eco... được khoác áo "hậu hiện đại" như một sản phẩm thời thượng của "vỏ bọc chủ trương" đang hoành hành và ngự trị khắp cùng...
Thế nào riêng? Và thế sao chung? Có Chung và Riêng thật đấy?
Nói thế, e cũng là múa may mà đánh trống qua cửa nhà sấm mà thôi. Cái biết khó chia sẻ, cái Hiểu càng đi vào mê lầm, mông muội của đa đoan dâu bể ngữ vựng man man...

Nói ra e mất lòng. Quý vị muốn hiểu người Trung Niên Thi Sĩ họ Bùi mà cứ tự mình xoay mình thì chỉ có nước chóng mặt mà thôi. Hãy nhắm mắt lại để nghe non ngàn xứ Quảng còn vẵng tiếng be be, hãy úp mặt xuống chân Ngự Bình để nghe mạch nước trong sâu thẳm vô vi chảy ngược vào tâm thức. Hãy quên những ngôn từ, chữ nghĩa lung tung trên mặt giấy đi. Lạy trời, còn nữa, xin nuốt vào lòng nóng vội ...