DẠY HỌC (truyện ngắn Trần Minh Hiền)
hientran 20.05.2012 03:33:23 (permalink)
Hòn Vọng Phu 1 & 3 - Thiên Kim, Hồ Hoàng Yến, Mỹ Huyền, Quốc Khanh http://www.youtube.com/watch?v=Srextmiwmd8&feature=g-vrec
La plus belle chanson française de tous les temps http://www.youtube.com/watch?v=XqzpYNAwfXY
Princess Diana - Song http://www.youtube.com/watch?v=ixv0jhv31HE&feature=results_main&playnext=1&list=PL28D1CF19F98242B8
trombone http://www.youtube.com/watch?v=Kq8ZqVTrOFI&feature=related
Mari Gras 2012 http://www.youtube.com/watch?v=tQcJOGZ3sZ4&feature=relmfu
thành diên khánh http://www.youtube.com/watch?v=kM4_JSOfoNw&feature=relmfu








DẠY HỌC (truyện ngắn Trần Minh Hiền)
Khóa cửa office lại, Nam đi về. Bước qua dãy hành lang hơi tối và đi xuống lầu và ra chổ đậu xe, trời đã tối , không khí lành lạnh dù bây giờ là xuân sang hè. MỞ cửa xe , rồi lái về trên con đường quen. Nam bỗng chợt bâng khuâng, thời gian trôi qua nhanh quá mới ngày nào đây mà giờ anh đã nửa đời người, tóc bắt đầu lốm đốm nhiều sợi bạc. Nam bây giờ đã là 1 giáo sư đại học thực thụ và là tiến sĩ toán. Thấm thoát mà đã hơn 10 năm từ khi anh về dạy ở trường đại học này sau khi dạy ở 1 trường cấp ba cũng ngót 10 năm. Đến Hoa Kỳ khi đã 25 tuổi nên Nam phải học lại từ đầu và cố gắng, sau khi tốt nghiệp đại học sư pham anh đi dạy ở 1 trường cấp ba trong khu nghèo và phức tạp. Nam cố gắng đem hết vốn kiến thức của mình để truyền thu cho học trò, chủ yếu là người da đen và Hispanics, nghèo khó và tội phạm. Nhiều người e ngại về dạy nhưng Nam nghĩ mình có thể cố gắng vượt qua. Những năm đầu tiên là những năm khổ cực, nhục nhã nhất của anh vì anh bị đám học trò hỗn hào, mất dạy khinh miệt, cha mẹ chúng thì càng lỗ mãng hơn. Đồng nghiệp và nhất là tay hiệu trưởng rất là phân biệt chủng tộc , coi thường anh vì anh da vàng lại nói tiếng Anh không chuẩn, nặng giọng Việt Nam. Nhưng Nam đã xác định, anh bình tĩnh sáng suốt đối phó với tất cả mọi tình huống, anh nói với mình : " Mình phải làm đúng, làm tốt công việc của mình. KHông thối chí và không bực bội. Anh làm việc hết lòng hết tâm trí của mình.
***
Khi Nam giảng bài toán thì có mấy học người da đen ồn ào nói chuyện và nói " I don't speak Chinese. I don't understand what you are saying."
" I don't speak Chinese. I speak English. If you want to understand me, you have to listen. You refuse to listen, you will never understand."
Cuối cùng có 1 em học sinh Mỹ trắng đứng lên
" You guys have to show at least some respect for him. I understand everything he says. So, stop your nonsense and let others study. You don't want to learn, that's fine. Let us study."
Cả lớp vỗ tay. Đám nhóc mỹ đen kia cảm thấy quê quá nên im re. Nam tiếp tục dạy thành công. Cứ như vậy anh điềm tĩnh vượt qua và kết quả học trò của anh hiểu bài, thi cao điểm và dần dần tiếng tăm của anh được nhiều người biết. Tâm niệm của anh là làm sao cho học trò yêu môn toán mà anh rất yêu, rất mê. Nam giảng kỹ càng cặn kẽ và rất kiên nhẫn cho nên học trò rất thích và tiến bộ thấy rõ về toán. Hạnh phúc lớn nhất của đời thầy giáo là thấy học trò yêu toán như mình và hiểu bài, cố gắng học. Nam biết các em đều có cha mẹ nghèo, khó khăn. Cực khổ và thiếu thốn dù ở Hoa Kỳ , 1 cường quốc về mọi mặt. Nhiều em đi học về không thể làm homework vì không có điện , cha mẹ ly dị nên đời sống khó khăn và chẳng ai giúp đỡ động viên các em học hành. Sự vô lễ của các em cũng bắt nguồn từ cha mẹ, sự thô lỗ, cộc cằn, tục tằn của cha mẹ và không có một chút gì coi trọng thầy cô giáo và nhà trường. Đã từng dạy ở Việt anm nên Nam có kinh nghiệm và có thể mạnh dạn so sánh cả hai nền giáo dục Hoa Kỳ và Việt Nam. Theo đánh giá riêng của Nam thì công bằng mà nói thì mỗi nền giáo dục đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nền giáo dục đại học ở Hoa Kỳ là nhất thế giới hơn hẳn ở Việt Nam nhưng nền giáo dục phổ thông của Hoa Kỳ thì có quá nhiều vấn đề. Nền giáo dục ở bậc phổ thông của Hoa Kỳ có quá nhiều khuyết điểm, không thống nhất và có sự chênh lệch quá xa giữa tiểu bang giàu nghèo và vùng dân cư giàu và nghèo. Xã hội Hoa Kỳ vốn dĩ đề cao tự do cá nhân quá đáng cho nên học trò không kính trọng, tôn trọng thầy cô giáo và chính nhà trường cũng như cả xã hội và nguyên 1 hệ thống giáo dục tạo điều kiện cho học trò hỗn hào với thầy cô giáo.
***
Suy nghĩ miên man về dĩ vãng , Nam chợt nhận ra bây giờ anh may mắn đã dạy ở bậc đại học, tương đối ổn định, thu nhập cao được tôn trọng có uy tín và an nhàn nhưng cả hệ thống giáo dục bất cập vẫn còn đó, hai đứa con của anh đang đi học lớp 11 và lớp 7 nên anh biết rõ. Mặc dù anh cho con anh học được trường tốt và hai đứa nó học cũng giỏi nhưng còn biết bao nhiêu em học sinh khác phải chịu những bất công. Nam biết mình đã nói , đã viết nhiều lần về những đề nghị giải pháp thậm chí đến cả các giới chức cao cấp nhất ở tiểu bang và liên bang nhưng dường như vô ích. Hàng ngày tiếp xúc với giới sinh viên rất giỏi và năng động anh rất khâm phục họ nhưng Nam nghĩ phải chi ở bậc phổ thông học sinh có được 1 sự giáo dục công bằng và đều khắp như vậy thì tốt hơn biết bao. Xã hội vẫn cứ tiếp diễn nhưng những bất cập, vấn đề và hệ lụy thì vẫn còn đó mãi chẳng ai buồn giải quyết.
***
Đôi khi Nam cảm thấy mình bất lực vì biết mà không thể làm gì được. Nói mà chẳng ai nghe. Mặc dù mọi người nhìn anh và ghen tị và họ nghĩ anh may mắn , sau bao nhiêu nỗ lực , cố gắng giờ đây anh hầu như đã có tất cả mọi thứ : có bằng tiến sĩ toán và master về điện toán, giáo sư đại học , trưởng khoa toán của trường đại học danh tiếng này và thu nhập gần 200 ngàn một năm chưa kể rất nhiều bổng lộc, quyền lợi, benefits khác nữa. Nhưng anh vẫn muốn làm hơn thế nữa cho những bâng khuâng trăn trở của mình về tương lai của thế hệ trẻ về đất nước mà anh tạm dung này. Giáo dục phải là nền tảng , gốc của tất cả gốc rễ của mọi vấn đề. Vậy mà dường như không ai thấy cả. Họ tranh cãi cho những vấn đề khác mà họ lầm lạc cho là quan trọng hơn. Và anh chạnh nghĩ đến nền giáo dục ở Việt Nam , 1 sự tương phản thê lương. Giáo dục phổ thông thì tương đối nhưng giáo dục đại học lại tệ hại bậc nhất thế giới , lạc hậu và ấu trĩ.
***
Có cơn mưa bất chợt ập đến kéo theo cuồng nộ giông tố làm anh ướt mình dù chỉ chạy tử xe vào nhà. Nam biết việc anh có thể làm bây giờ , dẫu rất ích kỷ, là lo chu toàn cho hai đức con của anh. CHúng nó đã nói với anh : con bé Julie lớn sẽ học luật sư còn thằng Brandon nhỏ hơn thì quyết học bác sĩ mổ não. Anh sẽ phải làm hết sức mình để cho chúng thành công.
trần minh hiền orlando ngày 19 tháng 5 năm 2012




https://twitter.com/#!/hienminhtran
http://www.facebook.com/profile.php?id=643665706
http://http://my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/
http://www.lmstflorida.com/?1415
http://www.lmstflorida.com/?1416

http://hientran2012.multiply.com/
http://www.lmstflorida.com/?1418
http://www.lmstflorida.com/?1422
http://www.lmstflorida.com/?1423
http://hientrankhanhdo.wordpress.com/
http://www.lmstflorida.com/?1428

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/104678/C0F6AF411E4749E99D881413BB0AE1EC.jpg[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/104678/0CCC83C021F54CD1A429482D3DD73875.jpg[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/104678/7BD9FECAA18546A9B9B1571C15CC74B3.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.05.2012 04:07:30 bởi hientran >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9