Cuộc sống thật và giả

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 121 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 01.09.2014 02:43:40
 
 
David Việt Nam
 
Cuộc chiến 50 ngày tại Trung Đông, giữa Do Thái và Palestine, đã tạm thời ngưng chiến. Cuộc chiến ngưng nhưng những nhận xét, đánh giá về cuộc chiến này, khác nhau qua những nhận định thời sự của nhiều phía, trong và ngoài cuộc. Liên kết với tình hình chính trị tại VN, chúng thấy David Việt Nam là một hình ảnh khác xa với hình ảnh của David Do Thái...và càng khác xa với Palestine.
 
Sau cuộc chiến vừa rồi, những người Palestine tại vùng Gaza cho đó là một chiến thắng. Nhưng đó là một chiến thắng với nhiều cay đắng.  Người Palestine tử trận gần 1.500 trong số 2.110 thương vong. Do Thái mất 64 người lính và năm thường dân. Khi cuộc chiến sắp sửa xảy ra, Netanyahu, Thủ tướng Do Thái nhận được sự ủng hộ của người dân,đến 82 phần trăm số thăm dò dư luận. Nay, sự ủng hộ đó chỉ còn 38%.
 
Tại sao đã tổn thất với số thương vong cao hơn Do Thái mà lại được xem là chiến thắng?
 
(I)                Cuộc chiến giữa Do Thái và Palestin
Hamas (1) nhóm thánh chiến của người Palestin chỉ ra rằng, sự an toàn và ổn định của người dân Do Thái bình thường đã bị phá vỡ. Cuộc sống bị đe dọa và thay đổi theo nhiều cách. Một phần phi trường Ben Gunrion đã bị đóng cửa. Một số không rõ những buổi hòa nhạc và diễn kịch bị bãi bỏ. Sự sợ hãi phải dời ngày khai giảng niên học. Đó là một trong những sự việc đưa đến sự kinh sợ và cảm giác không an toàn tại Do Thái. Đấy là những sự kiện được nêu ra trong mục Thời sự ngoài nước (Utenriks) báo Klasskampen (Na Uy) ngày 28.08.2014. Họ quên nêu ra một sự kiện khác không kém quan trọng, khiến uy tín của Netanyahu bị sút giảm. Khi ra lệnh cho quân đội bắt đầu cuộc chiến đấu, ông ta đặt ra mục tiêu là phải dẹp tan lực lương Thánh chiến Hamas.
 
Fatath là một lực lượng kháng chiến người Palestin, do ông Yasir Arafat lãnh đạo, người thiết lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là tổ chức được quốc tế công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine, đại diện cho họ tại Liên hiệp quốc dưới cái tên "Palestine". Cách đối kháng của ông này, chống lại Do Thái cũng là khủng bố. Nhưng khi Hamas xuất hiện, ảnh hưởng của ông Arafat bị sút giảm. Có lẽ do khuynh hướng sau này có vẻ gần với Tây Phương hơn của ông Arafat. Và hơn nữa, do cách chiến đấu của Hamas có vẻ càng mang tính khủng bố triệt để hơn.
 
Trong tiếng Ả Rập, Hamas có nghĩa là "nhiệt huyết", "lửa". Các hành động của Hamas không đi ngược lại tiêu chí này. Đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel.
 
Người ta biết đến Hamas nhiều hơn với vai trò là một phong trào quân sự. Nhưng thực tế, các hoạt động của họ trong lĩnh vực xã hội cũng khá rộng rãi. Trong khi các phong trào Hồi giáo vũ trang khác như Jihad, lữ đoàn tử vì đạo Al-Aqsa ít phát triển, thì Hamas ngày càng lớn mạnh và giành được sự ủng hộ nhờ các chương trình phúc lợi xã hội lớn. Hamas mở các trường dạy cho trẻ em Hồi giáo, mở bệnh viện và trang trải cuộc sống cho gia đình các phần tử vũ trang nhờ vào tiền quyên góp của các nhà hảo tâm người Palestine lưu vong. Nguồn tài chính được ước đoán hàng tỷ đô la Mỹ nhờ hoạt động quyên góp này đã trang trải cho các hoạt động xã hội và qua đó, Hamas giành được uy tín lớn trong người dân Palestine.
 
Việc giết chết 3 thanh niên Do Thái, theo cáo buộc của chính phủ Netanyahu là do tổ chức Hamas gây nên. Vì thế cuộc chiến 50 ngày vừa qua đã xảy ra. Không biết thực tế ra sao, nhưng sự đóng góp của các thành viên Hamas qua cuộc chiến không nhỏ.
 
Phóng viên báo Klasskampen, nói qua điện thoại với một nạn nhân Palestin, sống tại al-shuyaya, một thị trấn thuộc dãi Gaza. Căn nhà của cô gái 18 tuổi này bị Do Thái dội bom. Người cha, hai người chú và người em trai đã bị chết trong sự sụp đổ đó. Đứa em trai mới có vợ và vợ có thai mới được 5 tháng. Nhà riêng của cô gái và người yêu, cùng những kỷ niệm của họ bị biến mất. Cô gái nói: "Cuộc chiến giải phóng không bao giờ đến bởi sự miễn phí. Chúng tôi mong muốn được trả cái giá đó".
 
Một Nghị viên của nhóm Hamas, Hoda Naim, nói với báo Klasskampen rằng, việc chiến đấu chống lại Do Thái chưa bao giờ được sự hưởng ứng rộng rãi trong quần chúng như bây giờ. Cuộc chiến làm rõ mặt thật của Do Thái và tự nó là một chiến thắng chính trị. Ngày hôm nay, Do Thái đã có kinh nghiệm về sự cô lập quốc tế. Nhiều nước phương Tây bắt đầu lưu tâm đến lịch sử và sự đau khổ của chúng tôi. Qua điện thoại từ Gaza, cô ấy nhắc rằng, cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Do Thái không là một cuộc chiến, chỉ thắng được qua một đêm và là cuộc chiến đấu một lần.
 
Naim nói thêm: "Chúng tôi chỉ cần điều kiện tối thiểu để có cuộc sống có giá trị trong hòa bình. Thế giới đã thấy rõ bộ mặt thật của Do Thái. Cuộc chiến thắng nằm ở chổ người Do Thái đã phải uống loại thuốc riêng của họ. Cũng như họ đã làm cuộc sống của chúng tôi không được an toàn, giống như chúng tôi đã làm cho cuộc sống của họ cũng như thế. Do Thái là một cường quốc nhưng họ cũng thú nhận rằng, cuộc chiến chống Hamas là một trong những cuộc chiến khó khăn nhất mà họ đã gặp. Tất cả phải hy sinh cho tự do. Cho tôi một thí dụ về một dân tộc, chiến đấu cho tự do của họ mà không phải hy sinh xương máu".
 
Naim nhấn mạnh: "Cuộc chiến và ước muốn giải phóng Palestin không bao giờ chết. Chúng tôi dạy dỗ con cháu chúng tôi là, không chấp nhận sự chiếm đóng và phải chiến đấu cho sự giải phóng của chúng tôi. Đó là một cuộc chiến phải trả giá và tất cả chúng tôi muốn tiếp tục trả cái giá đó. Đây là cuộc chiến đấu có chính nghĩa chúng tôi đem đến sự giải phóng và chấm dứt sự chiếm đóng trên đất nước chúng tôi".
 
Theo truyền thuyết đã lâu trong chương 7, sách Samuel, David là vô địch của những vị thần người Do Thái. David với một giàn thun quăng bằng tay, trong có hòn sỏi nhỏ, đã ném trúng vào trán tên Goliath to lớn, hung dữ, kết thúc mạng sống của tên này.
 
David ngày nay có thể như là hình ảnh của một nước Palestin nhỏ bé, mới được thành lập từ ngày 15 tháng 11 năm 1988 tại Alger. Họ đã trải qua nhiều cuộc chiến với Do Thái. Hiệp định Hòa bình tại Oslo năm 1993 cũng chỉ tạm thời làm lắng dịu tình trạng căng thẳng giữa hai phe đối nghịch. David bây giờ không phải là hình ảnh của một cường quốc Do Thái, mở cuộc chiến với đất nước nhỏ bé Palestin.
 
            (II) So sánh hình ảnh giữa Việt Nam và nước Tàu hiện nay, có thể VN mang hình ảnh là một David của thời đại mới?.
 
Về thể trạng, chúng ta có thể xem như là một hình tượng tương tự. Nhưng, trên thực tế, David VN hiện nay là một tập đoàn cai trị, nằm trong một trong hai trạng thái sau:
 
(a)    Đã là một dạng Thái thú trá hình, làm việc cho Tàu đỏ, từ Hội Nghị bí mật Thành Đô,năm 1990, tại Tứ Xuyên, bên Tàu.
 
Lý do: (1) không công khai nói rõ về nội dung Hội nghị cho Quốc hội, nhân dân được rõ (2) Những thỏa thuận kinh tế, nhường nhiều đặc quyền cho nhà nước và các công ty của Tàu. Hàng hóa tràn ngập. Sản xuất trong nước không thể đối đầu được với đường lối, làm gian bán rẻ (bán nguyên liệu, sản phẩm độc hại) của các Cty Tàu (3). Những địa điểm được giao cho Tàu khai thác đều là những địa điểm chiến lược quan trọng. Không một chính quyền nào lại không biết đó là những tử huyệt. Chẳng hạn, đặc khu Vũng Ánh ở bắc Trung Phần (4). Gần đây, cử cán bộ sang Quảng Châu học tập đường lối cai trị hành chánh của địa phương này.
 
(b)   Một tên David hèn nhát, như diễn tả trong câu: "Hèn với giặc, ác với dân".
Lý do: (1) Ngư dân ở nhiều nơi, vì không thể tin cậy vào sự bảo vệ của Cảnh sát biển VN, phải treo cờ Tàu để khỏi bị tàu của Tàu rượt đuổi, bắt giam kêu nộp phạt hoặc bị bắn giết.(2) vụ giàn khoan HD 981 vừa qua. Giàn khoan được kéo đi từ đảo Hải Nam (vịnh Bắc Việt) sau một thời gian dài mới đến khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hải quân VN trong thời gian này không thể phát hiện được?. (3) Những cá nhân, đoàn thể biểu tình chống Tàu đều bị ngăn cấm, trù dập và bị xử án tù. (4) Cá nhân, đoàn thể tụ họp tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 bị cấm đoán.
 
"Hèn với giặc" vì muốn bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giới cầm quyền CS hiện nay. Vì muốn bảo vệ quyền lợi đó, đảng cầm quyền Ba Đình tạo nên sự khó phân biệt giữa hai tình trạng (a) và (b) vừa nói. Thời gian càng kéo dài có khi lại làm cho hai tình trạng trộn lẫn vào nhau. Họ (cả Tàu và VN) đều muốn giữ tình trạng này, để lúc "nước đã đến bụng" rồi thì VN không còn cách gì để thoát được ảnh hưởng trực tiếp của Tàu. Nói rõ hơn là sẽ bị chúng đô hộ. Lúc đó, VN sẽ là một tỉnh tự trị của Tàu, hay tệ hơn thế nữa; đó cũng là việc đã rồi. Có thể là thời điểm năm 2020 hay chậm hơn, theo những gì người ta có thể đoán biết, qua các tiết lộ ngoài rìa và nhất là qua thực tế các diễn biến .
 
Trong thời buổi hiện nay, vì tương quan quyền lợi giữa nhiều nước, không thể có cuộc chiến tranh xâm lược, biến nước khác thành thuộc địa của mình như từ thế kỷ 18-19, do Tàu chủ động. Cách tốt nhất là xâm lăng gián tiếp và tiệm tiến. Nhưng, chắc chắn Tàu sẽ can thiệp mạnh, khi chính quyền Việt Cộng sắp hay vừa bị sụp đổ. Một dạng na ná kiểu Liên Sô xâm lăng Ukrania hiện nay. Nhưng, dĩ nhiên, mức độ khác nhau, tùy tình hình thực tế lúc sự việc biến chuyển.
 
Phần chính quyền VC, họ cũng không muốn gì hơn là kéo dài, "câu giờ" việc họ làm Thái Thú, hay "David hèn nhát" càng lâu càng tốt. Trong nước, họ đã có sẵn một đám trí thức "xôi thịt" (sợ mất sổ Đảng) và những tập thể nhập nhằng với tổ chức gọi là "Nhóm xã hội dân sự", do nhà nước cài đặt...để phụ tay với họ, trong kịch bản thời đại. Ngoài nước, có những tổ chức đảng phái được gọi là "Việt Cộng đàn em" với chiêu bài " Bất bạo động để tháo gỡ độc tài". Chiêu bài này nên được dùng như một chiến thuật hơn là chiến lược, của một tổ chức lớn, gọi là chống Cộng. Thêm vào đó, tên Thứ trưởng ngoại giao (hiện nay là Nguyễn Thanh Sơn) đi lôi kéo một vài phần tử "Theo đóm ăn tàn" chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng. Hoàng Duy Hùng, một là bài "hai mặt" đã bị lộ, được tiếp sức bằng cách đẩy hắn ra ứng cử chức Dân biểu và và tạo dựng cái gọi là "Đai hội CDNVQGHK tại Houston".
 
Họ không quên lôi kéo các thành phần ca nghệ sĩ người Việt tại nước ngoài. Việc lôi kéo dĩ nhiên không thể được công khai tiết lộ. Nhưng, những kêu gọi của một nghệ sĩ như Trúc Hồ, xem ra có vẻ không giống ai. Lý do: (1) đi lộn sân. Nhạc sĩ lại tuyên bố như chính khách (2) nội dung những lời nói, khác đi cách nói của một người trong chiến tranh (chiến tranh trên mặt trận chính trị là hình thái khác của chiến tranh quân sự và mặt trận chính trị bao gồm tất cả hình thái của văn hóa, từ văn, thơ đến nhạc, kịch..v..v..). Không ai nói là anh ta phải nói y như những người trong tổ chức Hamas như nói trên. Nhưng, xem cho kỹ, cũng không biết anh ta nói gì. Chẳng hạn: "Chúng ta nên nhớ Việt Nam chúng ta bây giờ là một nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một nước có thành viên trong Liên Hiệp Quốc. Họ là một quốc gia có nhiều hợp tác với nhiều quốc gia khác, chúng ta phải tôn trọng cái sự đó.".......... "Chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ (cộng sản,) cái đó hoàn toàn sai, chúng ta phải mang tình yêu xóa tan hận thù"...........(4)
 
Sự thật như sau ai trong chúng ta cũng thấy và cũng nói ra được: «Chúng nên nhớ cuộc chiến trước năm 1975, do miền Bắc chủ động, gọi là cuộc chiến đánh Mỹ...nhưng thật ra đảng CSVN, qua Bộ Chính trị mà Lê Duẫn đại diện, đã nói rõ, là họ đánh cho Liên Sô và Tàu. Cuộc chiến đã làm thiệt mạng cho cả hàng triệu người dân, trong Nam và ngoài Bắc. Nay, chúng ta không thể tiếp tục để bọn lãnh đạo cuộc chiến trước đây, bán nước buôn dân nhằm duy trì vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng CS. Cuộc chiến nhằm chống lại sự xâm lăng, ảnh hưởng của Tàu, qua bọn Thái thú tân thời, sẽ được chúng ta và con cháu tiếp tục...như lịch sử từ lâu của tổ tiên chúng ta đã chỉ rõ, mất nước là mất tất cả".
 
Có hai cách nói, nhưng cách nói sau không thể xảy ra, khi não trạng của những người làm truyền thông chỉ nhằm vào tư lợi, kiếm đủ cách để nhét càng nhiều tiền vào túi càng tốt. Điều này đã được Tướng Lữ Lan nói ra, khi không tham dự cuộc hội luận năm 2009, do đài SBTN khởi xướng «...Trong buổi họp chuẩn bị trước ngày hội luận, mọi người được ông Trúc Hồ lưu ý rằng SBTN là một đài thương mại không chủ trương đánh phá lật đổ cộng sản. Do đó, tôi thấy không còn bổ ích cho cuộc hội luận nên đã không tham dự và cũng không nhận lời mời tham dự buổi cơm trưa hôm ấy...». (5).
 
Đài SBTN, nếu hoàn toàn là của tư nhân, thật khó có ai có quyền kiểm soát việc làm của họ; trừ khi bằng cách gián tiếp, người dân tẩy chay bất cứ những hoạt động nào của đài này.
 
Sẵn đây, nói một tin khác, liên quan đến cuộc chiến Do Thái. Nhưng, tin này cũng có liên quan đến chúng ta, vì đó là tin có liên quan đến việc phổ biến tin tức của đài NRK (Na Uy)
 
            (III) Giới truyền thông tại Na Uy
Na Uy tuy không tuyến bố là nước trung lập như Thụy Điển tại Bắc Âu, nhưng chính sách của chính phủ này, tổng quát, có thể nói là có một đường lối giống thế.
 
Trong cuộc chiến 1954-1975 tại Việt Nam, nước này giúp cả hai miền Nam, Bắc; nhất là trong lãnh vực y tế. Cũng vì thế, Na Uy đã có nhiều vai trò trung gian hòa bình trong thời gian gần đây. Điển hình là Thỏa thuận Hòa bình Oslo, là trung gian giữa Do Thái và Palestin. Nhưng, vừa rồi, qua cuộc chiến giữa hai nước, đài truyền hình nhà nước (NRK) đã bị chỉ trích, vì sự loan báo không trung thực về cuộc chiến đó. Hội đồng giám sát đài truyền hình (?) (-kringskastingsrådet- (3) đã nhận 50 khiếu nại về việc tường thuật cuộc chiến của đài. Bộ phận giám sát đã bỏ một thời gian dài qua cuộc họp ngày 28.08, để thảo luận về việc loan truyền tin tức của đài NRK, nói về xung đột giữa Do Thái và Palestin trong mùa hè vừa qua.
 
Đại khái là, đài NRK không tệ hơn đài truyền hình BBC và CNN. Nhưng, vì không đủ ký giả có mặt trực tiếp tại nơi xảy ra chiến tranh, nên việc ghi nhận không được hoàn toàn chính xác. Phóng viên đã không nêu rõ thật đúng mức, trách nhiệm về phía Hamas, bắt cóc và giết chết 3 thanh niên Do Thái. Phóng viên dựa theo nhận xét của hai bác sĩ "Không biên giới"(?) người Na Uy, mà không phê phán thận trọng hơn, trong cuộc phỏng vấn, khi họ đã trở về nước...v..v..


Người Biên tập viên trước kia của báo Aften Posten, Kjell Dragnes nói:"Tôi tự có 41 năm kinh nghiệm như là một phóng viên thời sự ngoài nước và đã phân tích cùng phê bình hàng loạt các xung đột và cũng nhận được rất nhiều phản ứng từ người đọc. Tôi được gọi bằng đủ cách, từ nhân viên CIA đến đứa chạy việc của KGB, cả từ phía những người trong chính quyền và từ người dân thường. Tất cả có những hiểu biết riêng về những gì đúng và sai".
 
Kết luận của Ban giám sát cho rằng: "NRK không hoàn thành tốt với phân biệt giữa tuyên truyền và dữ kiện (giữa tường thuật và phê bình) trong bước đầu của việc thông tin về cuộc chiến Do Thái, Palestin tại vùng Gaza, trong mùa hè vừa qua".
 
Giám đốc đài truyền hình NRK nói, cuộc thảo luận đưa ra những ý kiến khác nhau và nói về một cuộc xung đột rõ ràng hoàn toàn phức tạp. Đây là lãnh vực mà chúng tôi sẽ làm tốt hơn mỗi lúc và chúng tôi nghe những góp ý của Ban Giám sát.
 
Dĩ nhiên, Trúc Hồ không có đủ kinh nghiệm làm phóng viên 41 năm như Kjell Dragnes của báo Aften Posten, nên có thể sơ sót. Nhưng, đài NRK sơ sót khi tường thuật về một cuộc chiến tại nước ngoài. Trúc Hồ người VN, hơn thế nữa là một VN tỵ nạn, không thể sơ sót về nội tình của cuộc chiến 20 năm trước đây. Hay là người ta có cần phải đưa TH về nước, đến đền thờ Lê Duẫn để xem tận mắt câu: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Tàu", khắc trên cổng vào của ngôi mộ đó??!!...
 
Dù là giám đốc đài NRK hay chỉ là người giữ vai trò điều hợp viên, nhưng dám nói ra sự thật (?) như Võ Long Triều; đấy là điều ít người dám làm:" Ngày hôm sau, tôi (Lữ Anh Thư, con Tướng Lữ Lan) vẫn đến đài để tham dự buổi hội luận vì tôi muốn lên án bè lũ việt gian cộng sản bán nước, tội đó, theo tôi là tội rẩt nặng mà ban tổ chức thì chỉ muốn lên án mưu đồ bá quyền của Trung cộng.  Buổi sáng hôm đó, ông Võ Long Triều gọi cho tôi, nhờ tôi năn nỉ ba tôi tham dự.  Ông Võ Long Triều đã nói rằng Trúc Hồ là đứa con nít, vì thành công, vì ca sĩ nương tựa vào TH để nổi tiếng nên TH hống hách. Tôi có trả lời rằng TH muốn hống hách thì hống hách với người cần ông ta, cha con tôi không cần TH lăng xê để nổi tiếng"(tường thuật của Lữ Anh Thư về cuộc Hội luận năm 2009).
 
VL.Triều còn ghi trong một email gửi LT-Anh Thư như sau: "Dù sao chuyện này cũng cho tôi một kinh nghiệm đáng ghi nhớ. Và có lẽ tôi phải xét lại hoạt động của mình trong tương lai. Và sự hợp tác của tôi với truyền thông báo chí".
 
VL.Triều và Trúc Hồ , đến bây giờ, có thay đổi đường lối hoạt động của mình hay không... không ai được rõ. Bởi đài SBTN không trả lời cho khán thính giả và riêng Trúc Hồ, cũng không làm việc này. Có thể do họ cho rằng họ là cơ quan truyền thông lớn nên không màng đến việc trả lời?...hoặc trả lời sẽ "há miệng mắc quai"?...Nhưng, phản bác trên mạng của những cá nhân nào đó, thay vì trả lời những câu hỏi được nêu ra, họ lấy đời tư trước 75 và của riêng cá nhân người thắc mắc mà đem ra bêu xấu; việc này càng làm cho người đọc thấy thêm sự bẩn thỉu xấu xa của người viết... hay của kẻ "Ném đá dấu tay"!.
 
Tóm lại, với hiện trạng bây giờ, việc so sánh hình tượng David Việt Nam với khổng lồ Goliath là việc không đúng. Nếu bọn cầm quyền CS hiện nay là bọn Thái Thú tân thời, chúng cam tâm cúi đầu làm ngựa cho bọn Goliath Tàu cõng trên lưng; việc này là chuyện đương nhiên. Nhưng, nếu dù bọn chúng chỉ là một "David hèn nhát", chúng không xứng đáng ở vị trí lãnh đạo một dân tộc đã từng có quá khứ đánh đuổi bọn chúng, từ cả ngàn năm qua. Người dân, để thoát khỏi một nạn đô hộ kiểu mới, sẽ xảy ra trong tương lai không xa, phải cùng nhau đoàn kết, chiến đấu chống lại bọn Tàu Hán và bọn tay sai. Dĩ nhiên, bọn "Theo đóm ăn tàn" ở nước ngoài, trong Cộng đồng người Việt, cũng nằm trong danh sách là kẻ địch của chúng ta.
 
 
 
Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no
 
Oslo 31.08.2014
14:35
 
 
 
Ghi chú:
(1)   http://vietbao.vn/The-gioi/Hamas-la-ai/65045043/162/
(2)   http://vi.wikipedia.org/wiki/Hamas
(3)   http://www.dagbladet.no/2014/08/28/kultur/medier/nrk/kringkastingsradet/gaza/35006550/.
            Kringkastingsrådet là một bộ phận, theo luật truyền thông chính phủ, được đề cử bởi Quốc hội và chính phủ, nhóm họp thuờng xuyên để thảo luận và đưa ra nhận xét về đường những đường lối chủ yếu trong các chương trình hoạt động của đài truyền hình NRK.
Những vấn đề được đưa ra để thảo luận, đến từ người Giám đốc truyền hình, từ công luận và từ bộ phận giám sát nói trên của nhà nước.
(4)   https://www.youtube.com/watch? v=8At2VFDUGKk  Tổng hợp Trúc Hồ nói nhiều shows TV, dài 30 phút
(5)   https://sg-mg61.mail.yaho...AAJwNFgc&fid=Inbox

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 09.09.2014 20:47:03
 
Vẽ voi

Nói nguyên câu là: "Thừa giấy vẽ voi". Tôi vẽ... hay ai vẽ?. Chúng ta hãy theo dõi đầu đuôi câu chuyện trước đã.

I) Trên trang TVVN.org, có những bài viết hoặc nội dung, tự nó có điều trái ngược; hay là nội dung bài của tác giả này ngược với ý bài của tác giả khác.
- Bài của chính tác giả
Chẳng hạn bài của Nguyễn Hưng Quốc. Ông ta, đến cuối học kỳ, cho sinh viên xem một phim có nội dung liên quan đến môn học mà ông ta cho biết có tên là: “Nhiều Việt Nam: Văn Hóa Chiến Tranh Và Ký Ức (1). Cuốn phim có nhan đề: "nhan đề Ngày Giỗ (The Anniversary, 2004) của Hàm Trần, một đạo diễn trẻ gốc Việt tại Mỹ.

Ông ấy đưa kết luận đến sinh viên như sau: "Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi, liên quan đến chiến tranh và hậu quả của chiến tranh, mỗi người Việt Nam là một khối mâu thuẫn khổng lồ. Không hiểu được sự mâu thuẫn ấy, không thể nào giải quyết được các xung đột hiện nay"(hết trích)

Riêng cá nhân tôi, sau khi xem xong bài viết đó, tôi cảm nhận: hoặc ông ấy đề cao môn học ông ta phụ trách hay là ông ấy không cập nhật hóa kiến thức của mình.

Nước Mỹ cũng có nội chiến, nhưng 40 năm sau đó, dân tộc Mỹ còn những mâu thuẫn nào không?. Hiện nay, tại VN, mâu thuẫn giữa người miền Bắc và miền Nam có còn tồn tại?. Trả lời được các câu hỏi đó sẽ giúp chúng ta thấy sự mâu thuẫn có còn khổng lồ như ông Quốc nói hay không.

- Bài của hai tác giả, Song Chi và Alan Phan (2) ngày 09.09.2014, trang mạng tvvn.org
(1) Song Chi, bài "Một xã hội sặc mùi kim tiền"
(a) Chuyện thứ nhất
- TS. Fanny Quertamp Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị
(PADDI - một dự án hợp tác cấp địa phương giữa Vùng Rhône - Alpes và thành Hồ) cho biết, từ năm 1993-2013, trong khu trung tâm TPHCM có đến 207 công trình xây dựng có giá trị di sản bị phá bỏ hoặc biến dạng”.
- kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng viết trong bài “Một Sài Gòn đang trở nên xa lạ”
(báo Pháp luật Thành Hồ):»... …Theo thống kê, hiện có khoảng 180 cao ốc đã và đang mọc lên ở khu trung tâm Sài Gòn. Hàng loạt dự án cũng đang tiếp tục triển khai như dự án SJC Tower (diện tích 4.000 m2, cao 58 tầng, chiếm bốn mặt đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực). Dự án Sài Gòn Center giai đoạn 2 cũng vừa được chủ đầu tư làm lễ khởi công. Không lâu nữa, gần ngôi chợ Bến Thành đậm chất Sài Gòn xưa sẽ mọc lên cao ốc 45 tầng với 200 căn hộ cùng khu chức năng văn phòng, thương mại.

Tác giả Song Chi kết: " Hãy nhìn sang các thành phố xinh đẹp lâu đời của quốc gia khác, từ Paris, Rome, Athens, London, Warsaw… chính phủ các nước này luôn trân trọng và đặt yếu tố bảo vệ những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cổ xưa lên trên hết, và nếu có xây mới thì cũng phải hài hòa với cái cũ.
(b) Chuyện thứ hai
Dự án sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1-3 tại Thành Hồ đang bị người dân phản ứng dữ dội. phụ huynh phải bỏ ra từ 3-5 triệu đồng để mua một cái bảng điện toán
cho con em. Trong khi lương công nhân tạm cho rằng từ 3-6 triệu.
(c) Chuyện thứ ba
Một thông tin cho biết, gần 10,000 lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng, Hà Tĩnh để đáp ứng nhu cầu công việc của công ty gang thép Formosa. Việc lao động Trung Quốc tràn ngập ở VN không còn là chuyện mới mẻ gì từ lâu nay. Ai cũng biết, Trung Quốc thắng thầu rất nhiều công trình ở VN, và cứ mỗi công trình được thi công thì nhà thầu Trung Quốc lại đưa người Trung Quốc sang, trong số đó không chỉ những người có chuyên môn, các kỹ sư mà cả lao động phổ thông cũng rất nhiều. Thật là một nghịch lý, vì trong khi đó kỹ sư, thạc sĩ, cử nhân VN bị thất nghiệp đầy rẫy.

Tác giả Song Chi kết
:Thứ nhất, hầu hết các quyết định từ phía các cơ quan, bộ máy nhà nước VN hiện nay đều xuất phát từ một chữ Tiền. Vì tiền, vì cái lợi trước mắt, người ta sẵn sàng xóa sổ một công trình kiến trúc xưa, sẵn sàng đưa ra một dự án phi nhân tính đối với trẻ con-thế hệ tương lai của đất nước, sẵn sàng chấp nhận cho người nước ngoài vào giành công ăn việc làm của hàng ngàn, hàng vạn lao động Việt. Thứ hai, hầu hết các quyết định đều không hề vì dân vì nước. Và cuối cùng (thứ ba), trong một quốc gia khi người dân không hề được hỏi ý kiến…

Kết luận xem ra hơi lủng củng. Bởi, bọn tham nhũng mafia đỏ (gọi là, nhóm lợi ích, nghe có vẻ dễ thương quá) chỉ vì "Chữ tiền" thì chúng đâu cần làm gì cho dân, cho nước...và như thế, chúng hỏi ý dân làm gì cho mất thì giờ quí báu của chúng??!...

(2) Alan Phan, bài "Người Việt không xấu..."
Ông ấy viết
,
Thực ra, suy cho cùng, những cái gọi là “xấu xí” đều phát xuất từ một nguyên nhân quan trọng nhất: người Việt ta rất nghèo. Nghèo tiền bạc là một chuyện thấy rõ qua lịch sử. “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cả dân tộc và quốc gia loay hoay hoài 80 năm qua với vụ đi xin, đi vay. Không được thì cướp giật rồi đổ thừa cho cái “nghèo tiền” của mình”.

Ông ấy diễn ý xa hơn, ở phần kết luận " Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt là điều chua xót nhiều hơn các quan điểm về xấu xí. Nhìn ra một bối cảnh xa hơn, khi xã hội “chấp nhận” nghèo hèn để yên ổn thì chúng ta phải suy nghĩ điều gì? Khi một người vợ cam phận sống đời đời kiếp kiếp …vì vài lợi ích cá nhân của ông gia trưởng đã khô xác…thì chúng ta có nên quay mặt đi và thở dài?
Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?

Có hai câu hỏi nảy sinh nơi đây. (1) Khi ông ấy viết: "Tù khổ sai Mỹ dường như là lựa chọn của phần lớn nhân loại". Không biết tỉ lệ người nghèo chiếm bao nhiêu phầm trăm trong tổng số dân ở Mỹ?.(2) Khi ông viết :”Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt…”. Dù có thêm một câu sau đó như là giải thích, câu lơ lửng vừa rồi khiến người đọc khó hiểu. Vì thế, nếu người ta hiểu theo kiểu, người dân nghèo chịu an phận, không dám quyết định một cách dứt khoát nên cứ phải chịu cảnh nghèo. Nếu đúng thế, rõ là, ý tưởng câu của ông Alan na ná kiểu kêu gọi của CS: "Vô sản vùng lên, nếu mất chỉ mất xiềng xích". Giả dụ, lối liên tưởng này đúng, đó không là lỗi của người xem. Nó na ná vì không phải ông ta bắt chước mà có thể vì ông ấy phải đi đi về về VN nên cũng hơi "nhột" với bọn Công an mạng.

Phần câu kết luận của ông, có phần lủng củng (tuy ít hơn) giống như kết của tác giả Song Chi. “Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?”. "Nghèo" và "Ngu" trộn lẫn với nhau, cái này sinh ra cái nọ. Chúng không phải là hai phần tách biệt, được nối với nhau.

Tóm lại, qua hai bài viết, chúng ta có thể gom ý lại như sau. Bọn CS, hồi còn khố rách áo ôm không muốn người ta nhìn chúng như là những người "xấu xí". Hơn nữa, chúng không muốn "tự nguyện nghèo nàn" nên đã vùng lên phá tan xiềng xích. Nay, có dịp làm "đẹp" (có quyền lực để gom tiền) tội vạ gì chúng lại làm cho dân, cho nước và tội vạ gì mà chúng để ý đến ý kiến của người dân.

Một vòng luẩn quẩn mà ta cứ mổ xẻ hoài. Thật là "Thừa giấy vẽ voi"!


Đặng Quang Chính
dangquangchinh2013@vikenfiber.no

Oslo 09.09.2014
13:14
 
 
Ghi chú:
(1)http://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2417-Nh%E1%BA%ADy-c%E1%BA%A3m
(2) http://www.tvvn.org/

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 15.11.2014 23:21:02
 
 
 Hai mặt một vấn đề
 
Lối diễn đạt này còn có thể nói theo cách: hai hình thức một nội dung. Dù diễn đạt sự việc ở mức độ cao hay thấp, cốt lõi của vấn đề vẫn là một. Trong thời buổi này, vì mọi sự việc được chuyên môn hóa triệt nên đôi lúc khiến người ta đi loanh quanh.
 
Con người, chẳng ai sống mãi. Do đó, người tìm đến một cái chết xứng đáng là một con người đặc biệt. Trước khi nói đến cái chết, con người, tự bản thân nếu là một con bệnh triền miên, sao có thể giúp ích cho người khác được. Bệnh của con người, nếu tác nhân là vi khuẩn, là bệnh khó chữa. Nhưng thân tâm đi liền với nhau. Ngành y ngày nay đã xác nhận hai điều này có tương quan hỗ tương. Khi tâm không ổn, bị "stress"; điều đó có thể là nguyên nhân đưa đến các bệnh của cơ thể. Vì thế, kết hợp đông tây y là lối chữa trị tốt nhất hiện nay.
 
Xã hội xáo trộn do các vấn đề chính trị và kinh tế không được giải quyết tốt đẹp. Hai điều này cũng ảnh hưởng hỗ tương với nhau. Do đó, nếu cứ xét riêng một yếu tố, cho rằng yếu tố này quyết định yếu tố kia; người ta sẽ đi loanh quanh. Chẳng khác nào, chỉ có một câu nói mà người ta cứ bàn cãi mãi. Câu đó là "Thời thế tạo anh hùng" hay "Anh hùng tạo thời thế"!.
 
Ông Nguyễn Cao Kỳ là một anh hùng (cứ cho là thế. Quả vậy, nếu ông ta không giải quyết được vụ biến động miền Trung năm 1966, có lẽ chính thể ở miền Nam trước 75 đã bị phân hóa trầm trọng). Nhưng khi ông TT Mỹ Clinton đến VN năm 2000, ông Kỳ đợi đến năm 2004 mới về, thời gian tính của việc ông làm không còn thuận lợi. Sau vụ trúng hợp đồng làm ăn nào đó với đảo Thổ Châu ở miền Bắc, ông không còn cơ hội trúng thêm một vụ làm ăn kinh tế nào khác!. "Trâu chậm uống nước đục". Câu này áp dụng trong kinh tế có lẽ không sai lắm. Ông Kỳ, do vậy, làm kinh tế đã khó, nói chi chuyện bắt tay sang các vấn đề chính trị.
 
Ông Tiến sĩ Alan Phan(1) về VN năm 2006 (?). Như thế càng chậm nhiều so với ông Kỳ. Nếu ông về để làm cố vấn kinh tế cho các công ty nước ngoài, vai trò của ông ấy có thể là Phó Tổng Giám đốc hay Giám đốc. Nhưng, dù chức vụ thế nào, ông ta cũng chỉ là người lo công việc thương vụ. Nếu chính ông ấy trực tiếp đầu tư, không biết ông đầu tư trong lãnh vực nào. Vì bất cứ ai có theo dõi diễn tiến kinh tế tại VN, đều biết rằng, từ những năm 1985, qua cách gỡ bí kinh tế được gọi là "Ba lợi ích" của TT. Võ Văn Kiệt, một số công ty nước ngoài đã chen chân vào mãnh đất này. Nhanh chân nhất là các anh Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan. Anh Mã Lai cũng nhanh chân không kém. Bốn anh này, không lạ gì lối làm ăn phải "bôi trơn" của anh tập tễnh theo tư bản, nhưng còn "định hướng theo CN xã hội". Một con thịt bị tranh chia bởi hai con thú đã muốn nát xương. Nói chi bị chia đến bốn. Nói bốn là ít. Vì Ấn Độ và Nhật Bản, cũng như Đại Hàn, không dở trong việc tranh giành kinh tế thị trường(!) so với các nước kia. Chỉ riêng lãnh vực bất động sản, con mồi này trở thành béo tốt như hươu mới rời chân mẹ. Từ năm 2000, thị trường này đã phát triển ào ạt, gần như không kiểm soát được. Một số công ty trong nước (như Hoàng Anh Gia Lai...) còn phì trướng được, nói chi với các đại công ty, các tập đoàn tư bản nước ngoài.
 
Một người Việt, thành đạt học vị kinh tế ở nước ngoài, khi trở về VN, chỉ có một trong hai con đường như vừa nói. Hoặc làm thương vụ (cố vấn kinh tế theo chữ tròn trịa nhất. Nếu không, chỉ là những trung gian, cò mồi, tùy theo mức độ) hoặc tự mình trực tiếp đầu tư. Nhưng vì đi sau, những người Việt đó mất cơ hội khá lớn.
 
Không những mất cơ hội mà còn mất khoảng 2 triệu đô la cho việc thử nghiệm đầu tư (ông Alan Phan trong cuộc phỏng vấn đã cho biết như thế). Trong bài viết khác, ông ta đã viết: " "Tiền mất không sao; nhưng tôi mất một thứ quan trọng hơn: Niềm tin. Vào mình và vào người" (2). Đọc bài viết đó của ông, tôi đã nêu câu hỏi:" Mà tại sao nhiều người, từ dân đen cho đến kẻ có kiến thức, lại có thể đặt niềm tin của họ vào một đất nước theo chủ nghĩa CS, nơi mà sự dối gạt đã trở thành máu huyết của những người theo chủ nghĩa này; nơi mà sự dối láo được thực hiện từ kẻ lãnh đạo ở cấp cao nhất trong nước cho đến tận cùng cơ cấu hành chánh thấp nhất?». Viết đến đó, tôi dành câu trả lời cho người đọc. Vì nếu hỏi riêng tôi, tôi cũng không dám nói thẳng. Bởi nói thẳng ra điều đó, nghe như có vẻ chê bai những kẻ có học (mà tôi cũng thuộc loại học nhiều, học ít).
 
Sẵn có bài của Phan Văn Song (Việt Thức) nói về cái tội của người trí thức, tôi đưa vào đây như một câu trả lời, thay thế tôi (3). "Tiện đây, chúng tôi cũng xin được nói đến những người trí thức nạn nhơn cộng sản mà anh em Hải ngoại mình hùa nhau thương tiếc, chắc lưỡi hít là. Đây xin nói riêng đến là hai vị Ngưyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo, xin chỉ nói đến hai vị ấy thôi và nói rằng : chúng tôi không thương tiếc gì các Cụ ấy cả, trái lại chúng tôi trách hai Cụ ấy một cái tội rất lớn. Các Cụ đã làm cái gương để bao nhiêu thế hệ đàn em đi lầm đường. Lỗi hai Cụ ấy to lắm. Hai Cụ học giỏi, hai Cụ là thần tượng của bao nhiêu đàn em trí thức. Hai Cụ bị lường gạt vì hai Cụ kém cái tài nhận xét, kém cái thông minh nhận thức – Tây nó gọi là discernement .Các Cụ không có discernement» (hết trích).
 
Hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo là những bậc trí thức có tiếng tại nước ngoài, đã về lại Việt Nam, phục vụ trong chính quyền miền Bắc, do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông Song viết: "Cụ Trần đậu Agrégation về Philosophie, một sức học vượt bực, Cụ làm luận án về Marx mà không biết gì về Marx cả. Năm 1950, Cụ sống ở Pháp mà Cụ không biết bao nhiêu người Đông Đức vượt ngục bức thành Bá linh, Cụ cũng không biết ..." rồi viết tiếp ở đoạn khác: "Vì Cụ ngu mà đàn em tưởng Cụ khôn nên một lô đàn em theo Cụ về Bắc chết cả. …Tội các Cụ to lắm, .. Các Cụ đáng tội chết là đúng, các Cụ còn lôi theo một lô đàn em. Chúng tôi hoàn toàn chẳng những không phục Cụ mà còn oán Cụ nữa, vì các Cụ hơn mọi người chúng tôi..." (hết trích).
 
Rõ ràng là, hai ông Tường và Thảo, nếu có giỏi về lý thuyết chính trị, chưa chắc các ông ấy biết nhiều về kinh tế. Nói gì đến kinh tế, nhận xét về thực trạng xã hội của hai ông ấy cũng chẳng ra gì, nên mới xảy ra chuyện "...Cụ Thảo từng sống ở Việt Nam thời Tây đô hộ, Cụ có sắp hàng và lãnh tem phiếu không ? Cụ qua Pháp du học thời chiến tranh vừa dứt, Cụ có lãnh tem phiếu và sắp hàng, thời Tây đô hộ mình không ? Thế mà khi về ở Hà nội, Cụ, tuy xếp hàng tem phiếu, Cụ vẫn tin rằng miền Nam bị Mỹ kềm kẹp không có chén sành ăn cơm, ,phải lấy vỏ dừa thay chén, không có gạo ăn, dân miền Nam đói. Người dân miền Bắc ngu, vì thất học, vì sợ, đã đành, Cụ với bằng Agrégation de Philosophie, sống bên Pháp bao nhiêu năm, Cụ sao cũng ngu như vậy"? (hết trích).
 
Tiến sĩ Alan Phan khá hơn. Sau khi chỉ trích TT Mỹ Obama, với cái nhìn chính trị theo kiểu của ông Phan, ông liền thấy ngay cái sai của mình, khi viện dẫn sự chứng minh của nhà bình luận gia kinh tế Rick Newman. Ông đồng ý với nhà bình luận này với kết luận "Cái túi tiền vẫn quan trọng hơn mọi triết thuyết vớ vẩn hay lời rao giảng rỗng tuếch về chính trị, xã hội". Riêng ông Phan, bài viết của ông được kết như sau: "Chúng ta chỉ biết một điều...It's The Money, Stupid"!...(Đó là chuyện tiền bạc, đồ ngu!).
 
Như đã nói, có thể do ông Alan Phan là học giả về kinh tế nên dễ đồng ý với ông Rick Newman. Cũng có thể do ông Phan đi chuyên ngành nên méo mó nghề nghiệp (?)!.Cái méo mó có thể thông cảm, như trường hợp Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên, bên Thụy Sĩ. Ông Tiến sĩ này cũng đã về VN, làm ăn môi giới về kinh tế sao đó, nhưng cũng đã quay trở lại nước người. Những bài viết của ông có tính chống Cộng kịch liệt. Cũng từ những bài đó, ông Liên cho rằng, chẳng lý thuyết chính trị, chính em gì cả; chỉ cần cái bao tử của người dân bị thắt lại là có ngày bọn CS đi chơi!!... 
 
Hai ông tin ra sao là quyền của các ông, nhưng thực tế cho thấy, sự tin tưởng ấy có gì không mạnh lắm. Bắc Hàn, dân đói đến khủng khiếp mà nhà nước chỉ lo chế bom nguyên tử. Dân Bắc Hàn đến nay vẫn đói mà ngày vùng lên hình như còn lâu lâu. Dân Cuba mới dễ thở gần đây. Trước kia đôi ba chục năm, dân đói dài mà có bọn nào đòi Fidel Castro rời bỏ ngai vàng đâu. Hình như đói vừa vừa làm người dân khó vùng lên... hơn là ăn no phình bụng. Điều vừa nói, đối với bọn tư bản Tây phương, cũng chẳng là nghịch lý, khi muốn vào VN làm ăn, nên chúng cho rằng, đời sống khá hơn sẽ làm cho dân nghĩ đến những tư tưởng cao xa...các định chế chính trị. Đó là nền tảng lý luận của tư bản Mỹ, khi chúng đòi các chính quyền Mỹ bỏ cấm vận VN... và cho cả nước Tàu trước đây.
 
Tóm lại, "đói" sẽ dẫn đến cách mạng dễ hơn là "no". Cái nào đúng, cái nào sai?.
 
Cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai. "Đói" mà còn được phụ phẩm thêm vào (chữ của ông Phan), cái "đói" đó trở thành chính nghĩa. Phụ phẩm ở đây là tự do, dân chủ (nhân quyền) sự tiến bộ của đất nước. "No" mà không có cái đầu, cái no đó là cái no của một con heo đã được ăn đủ cám!. Con heo nhà làm sao có tính chiến đấu như một con heo rừng.
 
Cái nghệ thuật gia giảm phụ phẩm cũng là một nghệ thuật trong cách trị dân hoặc là cách kêu gọi quần chúng nổi dậy. Như thế, cũng có nghĩa là, chính trị đóng vai trò không thể thiếu. Hơn nữa, đôi lúc, nó trở thành động lực mà kinh tế chỉ là phụ phẩm. Đôi lúc, có thể chính trị chưa hẳn là động lực chính, nhưng khi thời cơ chín mùi, lực lượng chủ đạo phải biết đưa nó ra làm bình phong trong lúc cấp kỳ. 
 
Chủ nghĩa quốc gia Ấn Độ được nảy sinh từ những năm 1880. Chủ nghĩa này đưa lại sự độc lập của Ấn độ đối với Anh quốc. Sự thành công trong việc đòi quyền độc lập và trở thành một quốc gia chính thống, được các sử gia ghi nhận qua ba khía cạnh. Theo phái CS, đó là nhờ yếu tố thay đổi về kinh tế. Tầng lớp nông dân và công nhân, nhóm người tham gia vào các cuộc vận động độc lập, có động lực từ nhu cầu kinh tế và quyền lợi của họ. Nhóm khác cho rằng các cuộc vận động độc lập có liên quan đến những phong trào đòi cải cách tôn giáo. Và có nhóm với tên gọi Subaltern Studies, cho rằng vai trò của ông Ghadhi không thể được xem nhẹ. Nhìn ở những khía cạnh khác nhau nên họ có những nhận định khác nhau. Tại sao chúng ta không thấy sự thành công trong việc đấu tranh giành độc lập của người Ấn Độ là một tổng thể bao gồm tất cả các yếu tố trên?...
 
Lý Tống học môn chính trị, sau khi nộp luận án Tiến sĩ (có bảo vệ thành công luận án hay không..?)...hoặc chịu ảnh hưởng thuyết "Quyền lực mềm" của một ông Giáo sư Mỹ...hay tưởng rằng dân chúng ở Việt Nam đói ăn khinh khủng, nên đã về nước rải truyền đơn, năm 1992. Ông Gandhi, mỗi lần đi vận động, nơi ít có đến 20(30.000) người dân, nơi đông có đến 40(50.000 người) đến nghe mà còn không dám kêu gọi bạo động. Ông Lý Tống, dân chẳng biết là ai mà lại tự xưng "Tư lệnh quân đội nổi dậy", ngồi trên máy bay tung truyền đơn, kêu gọi toàn dân đứng lên lật độ bạo quyền. Anh này, nếu không méo mó nghề nghiệp vì học môn chính trị (thật ra kiến thức chính trị cũng không so được với cụ Thảo) thì cũng không có «discernement». Đến như cụ Thảo, xếp hàng để mua hàng bằng tem phiếu mà cứ tưởng dân trong Nam bị kềm kẹp không có chén sành ăn cơm. Phần anh Tiến sĩ này (tạm gọi thế), đến năm 1992 rồi mà cứ tưởng dân còn đói ăn ghê gớm như thời kỳ từ năm 1975-1985, nên mới rải truyền đơn kêu họ vùng dậy. Anh này là lính Không quân mà cũng là lính "không tưởng"!.
 
Chuyện thời cụ Thảo đã khá lâu, chuyện rải truyền đơn cũng khá lâu. Nói lại các chuyện này, người ta nói "Cái khôn đi sau sự việc" (retrospect). Nếu Irak không bị liên quân Anh Mỹ trực tiếp tấn công, có lẽ chính quyền Sadam Hussein vẫn còn tồn tại. Ai dám nói việc người dân nổi lên chống Gahdafi ở xứ Lybia không có bàn tay nước ngoài nhúng vào?. Người dân Afghanistan chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhóm Taliban vì họ tin tưởng nhóm này sẽ bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai?...Hugo Chávez, nước Venezula, trị vì từ 1999-2013 bởi mỗi lần bỏ phiếu, người dân bầu lại "ông vua" này. Robert Mugabe, xứ Zimbabue, cai trị từ năm 1980 đến nay vẫn chưa rời bỏ quyền lực. Người dân tại các xứ này có đói ăn hay sống no đủ?. Quyền lực của cá nhân hay của các đảng phái độc tài tại các nước này vẫn được duy trì vì kinh tế phát triển?...hay vì nhóm lãnh đạo đã biết gia giảm các phụ phẩm chính trị đúng mức và đúng lúc?...
 
Cái ăn (bao tử) duy trì sự sống. Sự suy nghĩ (cái đầu) là phương thế giúp tìm thực phẩm cách tốt nhất. Con vật ham ăn bị giết bởi mắc bẫy của thợ săn. Con người ham ăn nên tìm cách khai thác tài nguyên thế giới cách triệt để. Người dân nào (dân tộc nào) cũng có mong muốn mức sống của mình (kinh tế đất nước mình) luôn phát triển. Nhưng chính người nắm vận mệnh một đất nước phải tìm phương cách làm sao để sự chênh lệch giàu nghèo trong nước không đến mức quá tệ hại. Vì, không sợ thiếu thốn của cải vật chất mà sợ sự phân phối vật chất không công bằng (tương đối). Cái sợ này hiện là vấn nạn của toàn thế giới. Từ cựu Giáo Hoàng đến Đạt Lai Lạt Ma...rồi đến ông Giáo sư tại École d´Économie de Paris, Thomas Piketty....và tất cả những ai còn quan tâm đến một thế giới an bình. Tìm cách cân bằng giữa việc tìm ra lợi tức cho toàn dân và sự phân phối đồng đều (tương đối) cho các tầng lớp xã hội là công việc của nhóm lãnh đạo; tức là một công việc có tính chính trị. Dù nhìn vấn đề thế nào, rốt cuộc, cũng chỉ là cái nhìn hai mặt của một vấn đề. Chính trị và kinh tế là hai mặt của cuộc sống xã hội loài người.
 
Do đó, vì xem mặt chính trị nặng hơn kinh tế, hay ngược lại nên người ta chỉ đi loanh quanh. Vì đi loanh quanh nên công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam độc lập, dân chủ và ấm no của những người Việt ở nước ngoài chưa đi đến đâu. Đã thế, nhiều người còn loanh quanh hay bị mắc kẹt trong hai chữ chiến đấu và tranh đấu. Tranh đấu nhắm vào lĩnh vực chính trị thuần túy, như lập đảng, bầu cử, thiết lập các định chế chính trị. Chữ chiến đấu gây liên tưởng đến việc tạo ra những lực lượng mang màu sắc và tính cách quân sự. Dù trong nội tình đất nước hay trên lãnh vực toàn cầu, có công cuộc xây dựng và triệt phá nào lại không có sự đóng góp hai yếu tố như trên?.
 
Vì loanh quanh như thế nên có những tổ chức lấy "Bất bạo động" làm chiến lược, nhằm tạo sự thay đổi trong đất nước mình, trong một thế giới quá nhiều xung động như hiện nay. Mà thế giới này, theo hiện trạng, nói một cách tổng quát là sự đối đầu giữa hai cực "thiện" và "ác". Đại diện cho cái "thiện" mà ông Mỹ cứ tự xưng như thế, trong khi khuyến khích đàn em theo phương cách "Bất bạo động" qua hình thái các tổ chức xã hội dân sự, mà chính tự họ lại dùng phương pháp "lấy độc trị độc"!.


 Đặng Quang Chính
15.11.2014
10:57
 
 
 Ghi chú
(1) Người được báo Dân Việt (Đặng Thúy) phỏng vấn. Alan Phan còn là người gửi nhiều bài viết đến trang tvvn.org. Ông là một cây bút được khá nhiều người biết đến.
      Xem thêm: http://www.tvvn.org/forum/content.php/6514-Ti%E1%BA%BFn-S%C4%A9-Alan-Phan-R%E1%BB%9Di-Vi%E1%BB%87t-Nam-8-N%C4%83m-2-Tri%E1%BB%87u-USD-V%C3%A0-Nhi%E1%BB%81u-B%C3%A0i-H%E1%BB%8Dc-Qu%C3%BD-%C4%90%E1%BA%B7ng-Thu%C3%BD-%28D%C3%A2n-Vi%E1%BB%87t%29
(2) http://www.tvvn.org/forum/entry.php/3796-Kh%C3%B4ng-gi%E1%BB%91ng-ai
(3) http://www.tvvn.org/forum...BB%87t-Th%E1%BB%A9c%29
 
 
 
 
 
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 04.01.2015 05:01:34
 
Văn chương...
 
Nói đến hai chữ này, ở bất cứ đâu và cho đến bây giờ, người ta phân loại tổng quát có hai dạng:  văn chương bác học và văn chương bình dân (truyền khẩu).
 
Dĩ nhiên, việc tuy một nhưng cách diễn tả của hai loại văn chương này có khác. Chẳng hạn, nói về những thay đổi sau ngày 30.04.75 ở miền Nam. Văn chương bác học đưa ra những dữ kiện, con số..v..v.. để đề cập đến sự thay đổi đó. Văn chương bình dân nói:
     "Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý
      Đồng khởi lên rồi mất Tự do"
Sự thay đổi không chỉ là thay tên một con đường trong phố mà còn đến nỗi: "Cột đèn biết đi cũng vượt biên".
 
Cột đèn không biết suy nghĩ, chứ người vượt biên thì việc trốn ra khỏi nước là "Bỏ phiếu bằng chân".
 
Còn về chữ "thoát", bọn trí thức hoặc lấy tự điển Tàu, Tây để giải thích. Nghĩa là, họ xem định nghĩa trong sách nước ngoài là tiêu chuẩn để phân biệt đúng, sai.
 
Còn bình dân chúng tôi, hiểu chữ "thoát" rất thoát. Nghĩa là, đó là tình trạng một người bị trong vòng kềm tỏa mà bản thân người đó không muốn như thế.
 
Còn bọn trí thức, hiểu theo kiểu này kiểu khác mà chẳng thoát được chút nào!.
Họ có đủ chứng cứ mà cứ luẩn quẩn, phát biểu lung tung, trái ngược nhau chan chát.
 
Nếu nói Hồ tập Chương là tên Tàu (giả làm Hồ Chí Minh, đã bị chúng thủ tiêu), được lệnh bọn Trung Nam Hải thi hành độc kế nhuộm đỏ VN, biến VN thành quận, huyện của chúng sau này; nếu cho điều đó đúng thì tại sao lại dùng chữ "thoát" ở đây. Nó đã theo lệnh quan thày, làm đúng những dự gì đã dự định trong kế hoạch, chứ nào có phải HT.Chương không muốn Tàu đồng hóa Việt Nam?!... Như vậy, tại sao chúng ta lại dùng chữ "thoát"?!.
 
Còn cho rằng, HC.Minh là Hồ Chí Minh, chứ chẳng phải là HT.Chương nào cả, chúng ta cũng không nên dùng chữ "thoát" ở đây. HC.Minh và bọn cận thần đã có những văn bản, tuyên bố từ trước lúc chúng đánh chiếm miền Nam. Nội dung của những điều đó, tổng quát có thể nói rằng, chúng tôi (chính quyền miền Bắc) sẽ làm đủ mọi việc, kể cả bán đất hoặc trở thành quận, huyện của Tàu, nếu được Liên Xô, Tàu tài trợ quân cụ, đạn dược..v..v...để đánh thắng miền Nam. Vậy "thoát" là thoát cái gì?. Bọn đầu sỏ của đảng CS Việt Nam đã tự kết ước với ngoại bang, chứ có phải là nhân dân Việt Nam muốn thế.
Làm sao bọn đàn em hiện nay (Sang, Trọng, Dũng) lại có thể thoát bọn Tàu (?) khi Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đã ký thỏa ước Thành Đô vào những năm 1990. Mà dù Mười, Phiêu không ký, làm sao chúng (bọn CS trước 75 và hiện nay) lại thoát được, khi chúng dùng "Tư tưởng HC.Minh" làm ngọn đuốc cho cả đất nước noi theo?!!... Bọn cai trị đã thế, bọn ăn theo (trí thức trong và ngoài nước) chẳng khá hơn. Dù họ vô tình hoặc cố ý dùng hai chữ "thoát Tàu".


Hai chữ "thoát Tàu" tạo người nghe cảm tưởng cứ như bọn lãnh đạo hiện nay tại VN, bị vướng trong vòng kiềm tỏa của bọn Trung Nam Hải một cách ngoài ý muốn của họ. Lối nói gây cảm tưởng sai lạc này giống như cách nói "tàu lạ", khi tàu của bọn Tàu tông vào ngư thuyền của ta, hay cả khi chúng bắt giữ, phạt tiền hay kể cả bắn giết ngư dân Việt Nam.
 

Văn chương bác học, được các nhà mang tiếng trí thức diễn tả, đôi khi không bằng sự diễn tả của người dân bình thường (văn chương bình dân) là thế!
 
Gần đây là lối dùng chữ của các nhà mang danh trí thức, khi sử dụng cách gọi về ngày 30.04.
 
Người bình dân gọi ngày 30.04 là Ngày Quốc Hận. Một ông trí thức bên Canada gọi là "Ngày hành trình tìm tự do". Ông ta viện cớ là đồng nghiệp trong Quốc hội không đồng thuận gọi ngày đó là ngày "Tháng tư đen".
 
Chuyện ông ta vận động đồng nghiệp như thế nào, chỉ là việc ông ta và đồng nghiệp biết. Nhưng, đồng nghiệp của ông ta người "Tây", chắc cũng đủ hiểu sự khác biệt giữa "Escape" và "flying" và "Journey".
 
Bây giờ, nói về chữ "Jouney" trước. Tự điển Anh, Tàu chắc cũng không khác với văn chương bình dân.
 
Ngày "Hành trình" (journey) có âm hưởng một chuyến đi được định hướng, trong trạng thái tinh thần ổn định. Vào ngay ngày 30.04, khoảng vài trăm ngàn người Việt, qua đủ phương tiện, trốn chạy khỏi VN trong tâm trạng không định hướng, vừa hoảng hốt, lo sợ, không thể gọi là một cuộc hành trình.

Nói rõ hơn, nếu họ được đưa đi bằng máy bay, hay cả bằng tàu, chắc chắn họ không có vé được lên máy bay và cả lên tàu. Họ lên theo cách thế riêng của họ (mua vé lậu, nhờ uy tín của người Mỹ hay của quan chức VNVC...hoặc tràn vào ngoài sự kiểm soát của chủ phương tiện; nhất là lên tàu thủy)..lên trong một trạng thái không định trước sẽ đi về đâu, chỉ cần trốn khỏi sự nguy kịch của bản thân. Như vậy, đâu thể dùng chữ "Journey" ở đây!...Gọi đúng nghĩa là phải dùng chữ "trốn chạy"...hay ít ra là "lánh nạn". Nghĩa Việt của hai chữ này cũng đã khác với chữ "hành trình". Nói chi là dịch ra tiếng Anh (1)
 
Theo tự điển Anh văn, chữ "escape" hoặc "flying" có thể tương tự như chữ "trốn chạy". Nhưng chữ "evacuation" được hiểu như "lánh nạn" (2). Nghĩa là: những người trong tình trạng này "bị đưa đi" hơn là đi có định hướng, không trốn tránh nguy kịch..và do đó không có yếu tố hoảng hốt, lo sợ như trong trường hợp gọi là "Journey"!
 
Các ông "bác học" (trí thức khoa bảng) chắc cũng hiểu rõ những sự khác biệt đó. Hơn nữa, ông Nghị sĩ Hải (người vận động dự luật gọi ngày 30.04 là "Hành trình tìm tự do) là người đến Canada khi đã trưởng thành (không như các em nhỏ, theo gia đình đến Mỹ, Canada..v..v.. khi còn dưới 5 tuổi). Do đó, không thể hiểu rằng, các ông ấy không rõ sự khác biệt về các chữ tiếng Anh nêu trên. Có chăng ông ấy và những người khác cố tình dùng một chữ không đúng cách, vì ý định riêng của ông ta và nhóm của ông ấy.
 
Văn chương bác học và văn chương bình dân, đôi khi cũng có sự khác nhau. Giống như kiểu truyền thông "lề phải" và "lề trái" hiện nay tại Việt Nam. "Lề" của bọn thống trị và ăn theo bao giờ, đối với chúng, cũng là "lề phải". Và dĩ nhiên, trái với chúng, truyền thông "lề trái" là lề của toàn dân, của văn chương bình dân. Nhưng, chắc chắc là "lề" này mới phù hợp với nguyện vọng của hầu hết người dân trong nước.
 
Ngày nào mà lòng dân còn trông mong sự thống nhất, độc lập; ngày nào người dân còn mong muốn sự thịnh vượng đi đôi với quyền của người dân được tôn trọng đúng mức; ngày nào mà sự phản kháng của dân Việt đối với cách đồng hóa của bọn Tàu còn tiếp nối, ngày đó vẫn còn xuất hiện một truyền thông "lề trái" và ngày đó vẫn còn một thứ văn chương bình dân (truyền khẩu).
 
 
Đặng Quang Chính
dangnquangchinh2013@vikenfiber.no
 
03.01.2015
11:37
 
 
Ghi chú:
(1)   http://www.tvvn.org/forum/showthread.php/67505-Kh%C3%B4ng-gi%E1%BB%91ng-ai
(2)   to move people from a dangerous place to somewhere safe: The police evacuated the village shortly before the explosion. A thousand people were evacuated from their homes following the floods. When toxic fumes began to drift toward our homes, we were told to evacuate.
(Cambridge Dictionary Online)

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 24.01.2015 20:04:34
 
Sương mù dần tỏ
 
Hồi nhỏ, có lẽ tôi sống trong một gia đình thanh bạch (nên đạo đức...hay tại vì giữ đạo đức nên nghèo?) nên tôi không chấp nhận câu nói: "Nén bạc đâm toạt tờ giấy". Lớp sương mù này thêm dày khi gặp những chữ ghép, có sự liên hệ tương tự với câu vừa ghi.
 
Có rất nhiều câu mà nội dung của chúng liên hệ với điều nói trên. Chẳng hạn: "Nó đen nhưng đồng tiền nó trắng". Rồi cái chữ ghép sau còn hay hơn nữa. Quyền lợi.
 
Thông thường, một anh Tây, khi nghĩ về hai chữ này, anh ta nghĩ với chữ "interest". Còn chúng ta, chúng ta chỉ nghĩ đó là "quyền lợi" mà thôi. Được hỏi kỹ, chúng ta cho nghĩa chữ này đại khái là: đó là những gì có ích cho mình và những ích lợi đó, hoặc do công sức của ta làm ra hoặc có thể từ người khác (chẳng hạn hưởng thừa tự); nhất là lợi ích đó vì do sự lương thiện mà có nên chúng thường được luật pháp minh xác rõ ràng (chẳng hạn bằng cấp sáng chế). Sương mù từ chữ nghĩa hoặc từ thực tế, chính từ đây mà ra!.
 
Một nhân vật danh tiếng nào đó có nói câu, ý đại khái là, bọn danh nhân không bao giờ có tổ quốc!
Đúng thế!. Bọn doanh nhân chỉ biết có lợi nhuận (quyền lợi của chúng) nên, dù có bán lợi ích quốc gia để có lợi cho nhóm làm ăn của chúng, chúng không từ nan một điều gì.
 
Trong phát biểu nhậm chức, Tổng thống Mỹ, Nixon cho biết: «Hãy để cho tất cả các nước biết rằng…các đường liên lạc của chúng ta sẽ rộng mở. Chúng ta tìm kiếm 1 Thế giới rộng mở, rộng mở cho cho các suy nghĩ, rộng mở cho sự trao đổi hàng hóa và con người, một Thế giới trong đó không có dân tộc nào, lớn hoặc nhỏ, sẽ phải sống trong sự cô lập giận dữ» (1). Sau đấy, Nixon công du sang Tàu năm1972. Cũng chính một Tổng Thống Mỹ, Clinton, sau vụ Thiên An Môn đẫm máu xảy ra tại Tàu năm 1989, đã cấm vận và sau đó đã bãi bỏ cấm vận...để các công ty, xí nghiệp Mỹ có thể sang Tàu đầu tư, nhằm đưa nền kinh tế của Mỹ đi lên. Clinton thăm VN năm 1992 và năm 1994, bãi bỏ cấm vận thuơng mãi đối với Việt Nam cũng không ngoài mục đích kinh tế!.
 
Phải tranh ăn cho kịp chứ. Vì, từ năm 1985, CS Việt Nam đã hé cửa để các nước tư bản làm ăn. Các nhóm tư bản Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Mã, Singapour...và Ấn Độ đã nhào vào và kiếm ăn khấm khá. Mỹ còn giữ thể diện một chút. Đợi đến năm 1994 mới nhào vào!.
 
Chính phủ đi trước. Công ty theo sau. Rồi, các tập đoàn tư bản lớn, nhỏ khác cũng theo. Cuối cùng, các cá nhân tư bản Tây Phương, kể cả cá nhân người Việt (dù gia đình hay bản thân họ đã trốn lánh CS trước đây) cũng nhào vào "ăn theo"!
 
Chính phủ đi trước, gặp nạn trước. Một nước Tàu giàu mạnh hiện là đối thủ với Mỹ. Các công ty, xí nghiệp rục rịch quay trở lại Mỹ vì những khó khăn gặp phải (hoặc vì doanh thu xuống thấp). Nạn hàng giả, sao chép kỹ thuật phương Tây xảy ra nhan nhãn. Tập đoàn tư bản Parkson, hiện đã rút ra khỏi Việt Nam vì lỗ vốn.
 
Sự thất bại của doanh nhân phương Tây cũng không nhỏ. Nói về doanh nhân VN, điển hình có ông vua "chả giò" Trịnh Vĩnh Bình ở Hòa Lan. Chuyện đó, nhiều người biết.
 
Những trường hợp khác cũng có người biết đến. Một doanh nhân rất giàu đó là Mr. Hoàng Kiều. Anh được báo chí Hoaky gọi là tỉ phú (billionaire). Hoàng Kiều là con nuôi hay cháu nuôi của nhạc sỉ Hoàng Thi Thơ. Anh mần ăn tại Trung Quốc qua dịch vụ Y tế ( huyết tương khô ) giàu. Anh có hàng chục lần sang Việt Nam , định mần ăn nhưng sau đó anh bỏ chạy mất. Chính Hoàng Kiều cho tổ chức nhiều cuộc thi Hoa Hâu Hoàn Vũ tại Hà Nội hay tại Saigon. Sau khi hết giao kèo mần ăn tại Trung Quốc, thay vì đem tiền tỉ đô la sang VN mần ăn, anh quay sang Cali ...mua hãng làm rượu nho tại Napa Cali. Hiện nay Hoàng Kiều đang đăng quảng cáo khuyến mại tại TV của vùng Little Saigon rất xôm tụ.
 
Trường hợp Hoàng Kiều, có người biết người không. Nhưng, trường hợp Alan Phan, có thể có nhiều người biết. Anh này, về VN những năm 1996. Anh này nói rằng đã đầu tư (?) và đã thất bại. Anh ấy nói: “Tôi đã đầu tư thử nghiệm tại Việt Nam và mất khoảng 2 triệu USD trong cuộc chơi này. Nhưng đó chỉ là thất bại nhỏ” (2). Người ta biết đến anh này không phải vì anh ấy thất bại đến 2 triệu Mỹ kim (không biết kinh doanh trong ngành nghề gì?)...nhưng biết vì anh viết rất nhiều bài, đăng trên nhiều tạp chí (?) và trang mạng. Hình như (qua các bài viết) anh không những là nhà kinh doanh mà còn là một người có tâm hồn nghệ sĩ.
 
Tính nghệ sĩ đó ít nhiều được thể hiện qua việc ông ấy đi tìm "một chút relevance nhỏ nhoi?". Dĩ nhiên, đi tìm cái "Relevance" của mình là việc làm mãi mãi của con người vì con người lúc nào cũng muốn mình được phát triển, thăng hoa. Ông ấy có thể, đôi lúc cũng có cảm tưởng như có cái "Irrelevance" trong người. Nhưng, liệu chúng ta cũng có thể nói rằng, tính nghệ sĩ của ông ấy cũng còn được thể hiện qua câu nói: "Chúng ta chỉ biết một điều...It's The Money, Stupid"!...(Đó là chuyện tiền bạc, đồ ngu!). Bởi, vì khi cho rằng, tiền bạc quyết định tất cả, vậy thì còn niềm tin nào khác hơn (3) là niềm tin vào phương tiện vật chất này. Khi mình và đối tác đã lấy tiền bạc làm thước đo, làm tiêu chuẩn, do đó, hễ ai đi chệch hướng là đã sai rồi; còn nói gì nhiều hơn nữa. Tính nghệ sĩ ở đây chính là sự mơ màng giữa lý tưởng và thực tế!. Họ vẫn hát, họ vẫn nhập vai, cứ y như nội dung bài hát là chính cuộc đời của họ. Nhưng, khi hát xong rồi...họ lại trở về với con người thật của mình. Đó là điều bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn những con người, khi hát tưởng mình đang sống thực ngoài đời và ngược lại.  
 
Tính nghệ sĩ đó được thể hiện qua một bài viết gần đây. Bài viết nói về tính kỳ thị ở Mỹ (4)
 
Sau khi đưa ra một số nhận xét, ông ấy kết: "Trên hết, khi thu nhập (tư bản) và sở hữu cá nhân (tài sản, đồ chơi…) là đích đến của đa số người dân thì giai cấp nghèo phải hứng chịu nhiều kỳ thị hơn». Đoạn này phải hiểu thế nào?. Ông Alan rời VN sau tuổi 18, có lẽ ông ấy đã thấy cảnh những người Tàu có gia sản lớn đã được tôn trọng ra sao...và cũng họ, người nghèo bị đối xử chệnh lệch ra sao. Đừng nói họ bị người bản xứ (VN) đối xử thế này thế khác, chính họ cũng hứng chịu nhiều khó khăn ngay với chính đồng hương của họ. Dù rằng, giàu hay nghèo, họ đều là kẻ tha phương cầu thực.  Tình cảnh đó chẳng khác nào sự kỳ thị giữa người Việt với nhau, ngay tại Mỹ...hay tại các quốc gia khác. Chúng ta, đối xử với nhau còn là như thế đó. Đừng đặt nặng vấn đề chúng ta bị người bản xứ kỳ thị !...
 
Vì ông là một người thông hiểu về kinh tế, nên tôi diễn ý thêm như sau. Bọn CS ác độc một cách dễ bị phản ứng, vì chúng hạn chế hoặc triệt hạ nhu cầu của con người (chẳng hạn quyền sở hữu). Bọn tư bản có một sự ác độc dễ chịu hơn. Chẳng hạn, chúng cứ kích cầu, làm cho người dân cứ đi tới, cứ làm hết sức...cứ tiêu xài hết sức. Họ chết khi nào mặc kệ. Riêng bọn tư bản, tiền cứ vào túi là được. Vì thế, tiêu chuẩn hiện tại của một chính quyền Tây Phương, được gọi là có sự tín nhiệm của người dân, đã được "điều kiện hóa" nơi tâm lý quần chúng. Hễ có hơi suy trầm kinh tế là "a lê hấp", chính phủ đó bị biểu tình...bị cho ra rìa trong cuộc bầu cử tới. Do đó, chẳng quá ngạc nhiên khi chính quyền Mỹ, vì sự phát triển kinh tế của họ, muốn nhào vào thị trường tiêu thụ ở nước Tàu. Họ đã chấp nhận cho Tàu vào Liên Hiệp Quốc...và đã quăng bỏ Việt Nam, vì quyền lợi của họ, sau năm 1972. Mà chính quyền Mỹ là ai, khi họ chịu những áp lực sau lưng của những tập đoàn kinh tế!?...
 
Sau khi kết, ông ấy đưa ra một lời khuyên «Lời khuyên của tôi với các bạn trẻ Việt khi đối diện với bất cứ sự kỳ thị nào: Hãy gắng giầu hơn người chung quanh, nhất là đối thủ; và biết sinh hoạt theo văn hoá văn minh của dân Mỹ».  Chữ «integration» và chữ «assimilation» không khó hiểu với tuổi trẻ thời nay, nhất là những ai đã rắp tâm ra làm việc và sống tại nước ngoài. Còn tại sao phải làm giàu?. Từ lâu tại xứ ta, ông bà xưa đã nói: "Có tiền việc ấy mà xong nhỉ..." và "Còn tiền còn bạc còn đệ tử..." và "Thớt có hôi tanh, ruồi muỗi đậu. Sành không mật mỡ, kiến bò chi. Ðời nay những trọng người nhiều của. Bằng đến tay không, mấy kẻ vì".
 
Có nhận xét, có lời khuyên rồi...ông Alan Phan kể thêm câu chuyện khá vui.
 
" Một câu chuyện nhỏ khác của ông già Alan. Khoảng 25 năm trước, tôi cặp bồ với một cô Mỹ tóc vàng dễ thương. Cô sinh ra ở một làng nhỏ và nghèo tại vùng quê Kentucky...Tuy nhiên, vì sống cách biệt và thất học, nên đa số dân cũng là tín đồ của nhóm Ku Klux Klan (KKK tôn thờ chủ nghĩa da trắng cực đoan, kỳ thị và tranh đấu chống Mỹ đen cứu nước). Họ cũng thù ghét các chủng tộc khác, kể cả Do Thái (người viết bài gom ý).
 
«Cha mẹ cô có lẽ lần đầu gặp một người gốc Á châu như tôi, nên hơi ngạc nhiên và gọi tôi là Jap (danh từ miệt thị dành cho người Nhật). Trong bữa ăn, ông thì thầm với tôi qua ly rượu mạnh,” nếu tao gặp mày 20 năm trước, tao và bạn bè sẽ treo cổ mày sau vườn khuya nay”. Cả gia đình hơn chục người đều có thái độ tương tự với tôi.
Sáng hôm sau, đi nhà thờ về, tôi hỏi mọi người thích làm gì nhất trong một ngày Chúa Nhật đẹp trời? Họ đều nhất trí là lái xe 20 miles chạy đến tiệm Walmart ở thành phố gần đó mua sắm. Chúng tôi cùng đi và đến tiệm, tôi nói tôi sẽ trả tiền cho tất cả hàng hoá nếu mỗi người không mua quá 100 đô la. Chỉ tốn khoảng 1 ngàn đô la cộng thêm 150 đô la cho bữa ăn trưa ở Dennys là tôi chinh phục hoàn toàn cảm tình của mọi người. Họ cho là cô bạn gái của tôi quá may mắn mới tìm được một gã trượng phu lý tưởng như tôi; không khác gì các gia đình gái quê Cửu Long hiện nay khen các ông nông phu Đài Loan hay Hàn Quốc là “vĩ nhân” của mọi thời đại».
 
Chuyện nghe cũng hay hay. Nhưng không hay bằng chuyện của cha Tổng Thống Mỹ Obama kể lại; nếu ông ấy còn sống. Dĩ nhiên, đẹp trai chưa biết đến đâu. Nhưng "da đen" là cái chắc. Tại sao mẹ Obama lại ưng. Vì như chúng ta đã nghe câu nói: "Nó đen nhưng đồng tiền nó trắng". Tiền mà cha Obama có ở đây là kiến thức, một kho tàng thời đó, của một sinh viên đến từ một xứ Phi Châu. Chuyện của Obama cũng không hay bằng câu chuyện của chàng rể Thủ Tướng VN, Nguyễn Tấn Dũng. Được Radio Phố Bosa phỏng vấn (đưa lên trang Youtube") (5), anh ấy có câu nói đại khái, vợ em không đẹp, trông mặt như con lợn...nhưng... "Nhưng" với "nhị" cái gì!...Lấy cô ấy như "Chuột sa hủ mắm", là được thế lực nhà vợ chống lưng, tha hồ mà làm kinh tế.
 
Bởi thực dụng theo kiểu đó, nên các công ty ở các nước Châu Á (Đài Loan, Hồng Kông..v..v..) không những đã chen vào khi VN mới mở hé cửa mà còn biết "bôi trơn" nên đã thành công!.
 
Cũng qua chuyện nghe hay hay của tác giả, chúng ta mới thấy thêm rằng, cái tính nghệ sĩ của Alan Phan khá dồi dào. Vì chính tác giả, trước khi chấm dứt bài viết còn hào hứng thêm rằng: "Mặc kệ kinh thánh của KKK, họ thích một thành ngữ của Mỹ hơn, money doesn’t talk, it shouts (tiền không nói xuông, chúng la làng…). Ông Alan nên thay đổi câu nói đó như thế này: "Mặc kệ kinh thánh của Các Mác-Lê Nin, của HC.Minh, họ thích một thành ngữ của Mỹ hơn "tiền không nói xuông, chúng la làng". Thế mà ông ta đã quên bài học này, khi về VN làm ăn.
 
Chúng tôi muốn nói thêm cho rõ. Ở VN, làm kinh tế, chưa đòi hỏi thật tài, chỉ cần thế lực nhà nước chống lưng. Nói khác là, phải biết cách cấu kết với các thế lực nắm quyền trong khu vực nhà nước. Và bọn này chỉ biết có tiền!...Một đại gia tại Bình Dương (tay nầy giàu trên trăm triệu đô la là ít). Đó là Huỳnh Phi Dũng (Dũng Lò Vôi). Anh ta có cơ sở giải trí mà toàn Đông Nam Á không ai bì được. Đó là Trung tâm Giải Trí Đại Nam ( cách Saigon chừng mươi cây số). Nay, anh ta bị chơi tới bến. Sụp tiệm và tù tội là cái chắc, khi ô dù Võ Văn Kiệt đã bị rách teng beng.
 
Thêm điều khác cũng cần nói rõ. Của cải, tài nguyên trên trái đất có hạn. Dù khoa học tiến bộ khá nhanh cũng không thể chạy kịp với đà sinh sản của dân số. Hơn nữa, dù thiếu...nhưng điều sợ nhất vẫn là sự chênh lệnh giàu nghèo trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Tại các nước CS, độc tài, lạc hậu, căn bệnh này càng trầm trọng. Tại đó, những luật lệ chỉ là hình thức. Tại đó, kẻ nắm quyền lực đồng thời là kẻ nắm được nhiều quyền lợi của xã hội. Nói đến đây, nếu cho rằng, quyền lợi là chữ ghép của chữ "quyền thế" và "Lợi tức", có lẽ cũng chẳng sai.
 
Tóm lại, "...khi thu nhập (tư bản) và sở hữu cá nhân (tài sản, đồ chơi…) là đích đến của đa số người dân" (6), những ai theo đuổi và sở đắc được quyền lực, kẻ đó là người "giàu" nhất!. Chơi với kẻ giàu thì phải biết đãi đằng họ, biết thuật “bôi trơn" khi làm ăn với họ. Chứ dở dở ương ương theo lối: "Phú quí bất năng dâm, bần hàn bất năng di, uy vũ bất năng khuất" của mấy vị theo đạo Khổng cổ xưa, chắc chẳng được cái gì. Nói dài dòng, nhưng tựu trung cái thói dở dở ương ương như thế chẳng qua là một nét của nghệ sĩ tính; tức là sự mơ màng giữa lý tưởng và thực tế!.
 
 
Đặng Quang Chính
11.01.2015
22:32
 
 
Ghi chú:
(1)http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn_th%C4%83m_Trung_Qu%E1%BB%91c_c%E1%BB%A7a_Richard_Nixon
 
(2) Tiến Sĩ (TS) Alan Phan cho biết trong cuộc trò chuyện với phóng viên NTNN – Dân Việt về quyết định rời Việt Nam đến Mỹ lập nghiệp ở tuổi 69.
 
(3) Trong bài viết khác, ông  ấy viết: "Tiền mất không sao; nhưng tôi mất một thứ quan trọng hơn: Niềm tin. Vào mình và vào người".
 
(4) http://www.tvvn.org/. Trang chính, mục hải ngoại.
 
(5) https://www.youtube.com/watch?v=q3pam9faz2E
 
(6) Alan Phan viết như trên 
 
 
 
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 15.03.2015 19:08:37
Nắm đuôi chó ...
 
Câu nói xưa, ghi rằng: "Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu". Ngày nay, tại VN, nạn bắt, mua, giết chó quá nhiều nên không còn nhiều chó để người lạc đường nắm đuôi chúng để biết đường trở về nhà.
 
Một người đã lạc đường là một thanh niên sống tại Anh. Tin tức trên báo như sau: ".... Theo tin tức phổ biến của nhật báo Telegraph tại Luân Đôn, Anh quốc cho biết một người gốc Việt Nam là Phạm Quang Minh ,32 tuổi, sinh ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Việt Nam,thuộc chế độ cộng sản Việt Nam. Nhưng đã nhập quốc tịch Anh. Phạm Quang Minh bị cáo buộc tham gia tổ chức khủng bố al-Qaeda với vai trò hỗ trợ thông tin liên lạc» (1)
 
Chữ "Thông tin liên lạc" nghe xem như nhẹ nhàng, chẳng có gì đáng chú tâm lắm!. Nhưng, nghe thêm những gì tờ báo nhật báo Daily Telegraph của Anh tường thuật, chúng ta sẽ có cái nhìn khác hơn.
 
Tờ nhật báo Telegraph của Anh quốc cho biết Phạm Quang Minh sinh ra ở Việt Nam , nhưng sinh sống ở Anh từ khoảng năm 2005 và đã có quốc tịch Anh. Phạm Quang Minh mở một công ty máy tính tại khu vực New Cross ở London. Theo đó, Phạm Quang Minh bị bắt tại sân bay quốc tế Heathrow trong chuyến trở về từ Bahrain vào ngày 27.7.2012.
 
Rõ ràng đương sự này nhập cư nước Anh qua dạng hôn nhân, bảo lãnh gia đình ...hay có thể là du học sinh. Nhưng, chúng ta suy đoán là qua dạng hôn nhân, khi tin từ báo cho biết thêm như sau: " Phạm Quang Minh đã nói dối vợ đang mang thai rằng mình đi du lịch ở Ireland. Tuy nhiên, trên thực tế Phạm Quang Minh đã đến Yemen vào năm 2010. Tại đây, Phạm Quang Minh đã ra nhập tổ chức khủng bố và tuyên thệ trung thành với tổ chức khủng bố al-Qaeda hoạt động trên bán đảo Ả Rập (AQAP), Phạm Quang Minh cũng được trải qua 6 tháng “huấn luyện”.
 
Về việc chiêu mộ nhân sự của nhóm IS khủng bố cực đoan, ta thấy họ kêu gọi được đủ thành phần. Từ các người thất nghiệp (một cuộc phỏng vấn của đài TH Na Uy cho biết, một người đàn bà Pháp có con đã tình nguyện chiến đấu với IS vì đã thất nghiệp một thời gian dài), những người chống đối đường lối của chính phủ bản địa; đến những anh chàng được hứa hẹn sẽ được nhiều thiếu nữ "phục vụ" ...và đến những thiếu nữ đến "Thánh địa" để gặp được những "Thánh tử đạo" tương lai ... Được liệt kê trong đó, có những thành phần mang tư tưởng Che Guevara!..
 
Theo phân loại riêng của chúng ta, Minh không thất nghiệp, có vợ con, chẳng có gì chống đối chính phủ Anh sở tại, chẳng cần đến vùng Trung đông để chơi gái mà ít nhiều có mang tư tưởng Che Guevara trong người. Đó là loại người chống bất công (dù bất công trong hay ngoài nước).
 
Được "huấn luyện" ra sao?...
Năm 2013, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Phạm Quang Minh cùng 2 công dân Mỹ, bí danh (American CC-1” và “American CC-2) phối hợp sản xuất tuyên truyền trực tuyến cho nhánh AQAP của al-Qaeda”. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Thẩm phán Liên bang Manhattan (Mỹ) Preet Bharara ngày 4 tháng 3, 2015, nói rõ hơn: "Trong vòng nửa năm ở Yemen, Phạm Quang Minh được cho là đã thề phát động thánh chiến, hỗ trợ vật chất cho các thành viên cấp cao của tổ chức AQAP và gần như luôn mang súng Kalashnikov".
 
Tên viết đầy đủ của súng Kalashnikov  là Mikhail Timofeevich Kalashnikov, một loại súng được trang bị cho Việt Cộng (lính VNCH từ sau 1968 mới được trang bị M 16, để đương đầu với loại súng này. Tuy nhiên việc trang bị ưu tiên cho các đơn vị Tổng trừ bị -Nhảy dù, Biệt Đông quân, Thủy quân lục chiến ...)
 
Các cáo buộc nói rõ chức vụ, nhưng nếu liên kết cho rằng, cũng như bộ đội VC, Minh chỉ là anh chàng vớ vẩn nào đó trong nhóm cực đoan IS; nhận xét như thế có thể là một sai lầm. Hình ảnh Bin Ladin, trùm khủng bố, khi còn sống, lúc được lên các trang mạng, đài TV ...gần như lúc nào cũng có một khẩu AK bên cạnh!.
 
Đọc xong tin này, có người cho Minh là một anh "khùng". Có ai đó nói, anh "khùng" và anh "hùng" chỉ khác nhau mẫu tự "K"! (hình như Lý Tống thì phải)... Kể ra anh này đáng thương hơn hai người VN bị bắt vì dùng kỹ thuật vi tính, đánh cắp một số tiền lên đến cả ngàn triệu đô la.
 
"Đáng thương" vì sống tại VN, anh đã không có chó để nắm đuôi. Anh đã lạc đường mà không có chó để lần theo đường, đi cho đúng hướng. Chó trong nước đã bị thịt gần mất giống, bởi thói ăn thịt chó. Nhưng "chó" nước ngoài, bây giờ cũng không còn mấy con còn tốt giống. Chúng đã hoặc chịu phận "nằm vùng" hay "tay sai" ...hoặc tệ hơn là "bưng bô" (cách gọi gần đây trên trang mạng điện tử)... và tệ nhất là cứ ngoác mồm chờ chủ Cộng quăng cho vài cục xương, vì chó ta tưởng rằng, chạy theo chiêu bài "Hòa hợp hòa giải" sẽ được ban cho chút ân huệ. Nhưng, để tự khoác áo "đỉnh cao trí tuệ", chúng ca bài ca con cá rằng, chỉ có cách này mới mong dân chúng khỏi lầm than vì bạo động, chiến tranh ..v.v... 
 
Không có tự do nào được ban phát không. Càng không thể chỉ nhờ cậy vào các nước lớn. Phải tự sức mình tranh đấu mà có...trước khi nhờ đến ngoại lực. Bởi vậy, tổ chức nào, đảng phái nào mà chưa thể vực được sự vùng lên của các nhóm "dân oan khiếu kiện" trong nước; đã thế, cứ kêu lên ầm ĩ là phải "phát triển phong trào dân sự" là "Đấu tranh bất bạo động" ...và "hòa hợp hòa giải", tất cả các nhóm đó, hoặc vô tình hay cố ý, tiếp tay Cộng quyền, duy trì sự cai trị của bọn chúng. Và đó là một cách tiếp tay cho sự đồng hóa của bọn Tàu phù!!...
 
 
Đặng Quang Chính
Oslo 15.03.2015
12:46

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Giấc mơ và cơn mê - 10.05.2015 22:38:01
 
Giấc mơ và cơn mê
 
Cuộc triển lãm tranh của hai họa sĩ Munch và Bjarne Melgård kéo dài từ 31.01.15 đến 12.04.15.
 
Danh họa Munch (1863-1944), người Na Uy, nổi tiếng trên thế giới với 3 họa phẩm: The Scream (1893) Madona (1894-1895) và Puberty (1895).(1)
 
Họa sĩ Melgård(1967-...) là một họa sĩ Na Uy, có trụ sở văn phòng tại Nữu Ước. Họa sĩ được diễn tả như là "một trong những họa sĩ quan trọng nhất của Na Uy" và sau khi phổ biến công chúng tác phẩm điêu khắc "Chair", được giới báo chí ca ngợi như là "Người họa sĩ Na Uy nổi danh nhất sau danh họa Edvard Munch (2).
 
Họ có một số điểm giống nhau, chẳng hạn khi tham chiếu về các đề tài như tình dục, giống phái, sự chết, cô độc và xa lánh, cả hai đưa ra những kinh nghiệm trọng tâm về con người thời đại, nhưng trên nến tảng của mỗi thời gian khác nhau của hai người.
 
Sau khi xem triển lãm, người viết có cảm hứng, được diễn đạt như dưới đây.
 

Giấc mơ và cơn mê

Hôm qua tôi đi xem tranh
Danh họa Munch và Melgård
Munch đã mất nhưng Melgård còn sống
Danh họa bật tung nơi tiềm thức
Sex một thời cổ điển xa xưa
Nhưng cũng làm "shock" bao nhiêu người thuở đó
Sex của Melgård thời Internet
Trào ra ngoài những thực tế thời nay

Tối đêm qua tôi nằm mộng
Cùng thằng em lọt vào cõi hoang dâm
Chúng làm tình với nhau trông như loài thú
Đứa em này không cảm thấy hứng tình
Chúng tống cổ nó ra khỏi ngoài băng nhóm
Bọn chúng đưa tôi xem băng video về việc đó
Như thầm bảo nếu tôi không khác thằng em
Sẽ bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng chúng nó

Tôi ra khỏi giấc mơ, giấc mơ Munch thuở trước
Mọi tiềm tàng trong vô thức bung ra
Hay qua thằng em tôi muốn trào ra những gì tích tụ
Nhưng giữ lại mình một ít giá trị con người
Ra khỏi địa đàng tôi bay trên niềm mơ ước
Tình cảm gái trai tình dục đủ không dư
Giấc mơ là con người tôi hay là cơn mê tạo thành mơ ước đó
Munch và Melgård có phải là anh em với nhau?



Đặng Quang Chính
 
 
Ghi chú:
(1) http://en.wikipedia.org/wiki/Edvard_Munch
(2) http://en.wikipedia.org/w...d#cite_ref-ES_meet_2-2

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Giấc mơ và cơn mê - 14.05.2015 18:54:49
 
Cuộc triển lãm của      
Munch & Vincent Van Gogh
 
 
Hôm nay, Thứ bảy 09.05.2015, buổi lễ khai mạc cuộc triển lãm tranh của Munch và Van Gogh, danh họa Na Uy và Hoà Lan, được thực hiện.

Đại sảnh, nơi có vài tranh của Munch, mỗi tranh lớn gần bằng vách tường, đã chật ních người. Những người khác, biết đến cuộc triển lãm, nhưng vì lý do này khác chưa nhận được thiệp mời, ngồi nơi phòng cafeteria. Họ xem các hoạt động trong đại sảnh qua một khung truyền hình lớn, đặt trong phòng này. Thị trưởng Oslo và Giám đốc Munch có đôi lời minh thị về sự trục trặc kỹ thuật đó, trước giờ làm lễ bắt đầu.

Trong buổi lễ, hai ông Giám đốc hai Viện bảo tàng, Na Uy và Hòa Lan, phát biểu với thời lượng vừa đủ, đến quan khách. Giám đốc Viện bảo tàng Amsterdan (Hòa Lan), với quan tâm đúng mức, nhắc đến tin của ngày hôm trước. Theo đó, năm quan chức, trong đó có Đại sứ Na Uy, đã tử nạn trực thăng bên Pakirstan. Dĩ nhiên, quan khác danh dự là Hoàng hậu Na Uy, nhận được hoa và món quà lưu niệm, như đôi lần đến thăm Viện bảo tàng Munch trước đây.

Điều thú vị và quan trọng đối với người đến xem tranh là việc dẫn giải sự tương đồng và khác nhau giữa hai danh họa, của viên phụ trách bảo tàng Munch, Magne Bruteig, và dịch giả, đồng thời là tác giả cuốn "Å skrive livet", Eve Marie Lund. Người sau này cũng  đồng thời là tác giả cuốn "Å skrive livet". Chính cô đã dịch tiếng Hòa Lan trong cuốn danh mục triển lãm gây ấn tượng đặc biệt, được viết ra cho cuộc triển lãm này.

Hơn trăm năm qua, giới nghệ thuật đã nói nhiều về những điều đó nhưng do hợp tác của hai Viện bảo tàng qua sáu năm rồi mới đem đến thành quả là cuộc triển lãm ngày hôm nay. Cuộc triển lãm sẽ được tiếp tục tại Hòa Lan vào mùa thu năm này.

Hai danh họa đã cật lực làm việc suốt cuộc đời và thể hiện nó qua những bức tranh sơn dầu. Đây là lần đầu có sự thâu góp rộng tranh của Van Gogh và Edward Munch. Gần cả 100 tranh của hai danh họa, thêm những tranh của danh họa Claude Monet và Paul Gaug - nhằm giải thích một số điểm khác có liên quan- đã làm cho phòng tranh có giá trị đặc biệt riêng.

Gía trị đó được hoàn thành do Mange Bruteig, chuyên gia và là nhà lịch sử nghệ thuật của Munch, cùng với Maite van Dijk, Viện bảo tàng Van Gogh, đảm nhiệm vai trò điều hành chung. 

Cuốn danh mục triển lãm, đep và minh họa đầy đủ, dày gần 200 trang, đã là một hướng dẫn, làm cho người đọc hiểu thêm về mối liên hệ giữa hai danh họa.

Cả hai trưởng thành trong một gia đình trung lưu, có truyền thống Tin lành và đã đặt vấn đề thế giới quan với cha mẹ của họ.

Người xem, khi mới bước vào phòng tranh đầu tiên, đã thấy ngay hai bức hình bán thân của hai danh họa. Van Gogh bên trái, đứng trước giá vẽ, cùng bút và hộp sơn màu. Munch trước giá vẽ với khung cảnh đồng quê ở sau lưng. Khuôn mặt hai người có nét từa tựa. Không chỉ vẻ mặt bên ngoài, nhưng những điểm tiếp xúc quan trọng nhất giữa hai danh họa là cách giải quyết những liên hệ giữa "những điều kiện sống đơn giản" và "những cuộc sống đời thường".

Eva Marie Lund cho biết, người ta có thể nghĩ rằng, danh họa Munch, qua những nét đơn giản nơi những bức tranh của Gogh đã trải nghiệm rằng, họ cùng nhìn thấy một mặt trời. Munch đã đưa một phần nào đó bộ áo khoác ngoài của Gogh tiến tới trường phái nghệ thuật hiện đại -modernism-. Và rồi điều quan trọng là hiện nay công chúng Na Uy đã thấy ai là người mà Munch đã để vào đó những cảm xúc và cảm hứng. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Munch trở thành chính con người của Munch.

Nhà lịch sử nghệ thuật Magne Bruteig viết về những chi tiết của quang phổ cảm giác mà cả hai danh họa đã rọi lên. Ông ta cho rằng, niềm đam mê của họ trong nghệ thuật lớn hơn chứng rối loạn của họ. Ông ta nói thêm, họ có cuộc sống gây phiền hà đến người khác, đặc biệt là Van Gogh. Người ta quan tâm rất nhiều đến những tài liệu về cuộc sống của họ và họ làm thế nào để biểu hiện cuộc sống đó vào nghệ thuật. Nhưng tôi tin rằng, sự rối loạn tâm thần là sự cản trở nghệ thuật hơn là một sự giúp đỡ. Họ sống với những cảm giác mạnh và đôi khi đến gần với sự điên rồ và đó chính là những bệnh tật, cái chết, sự lo lắng trong những bức tranh của họ.

Điều vừa nói trên của Magnus củng cố lại điều tôi đã suy nghĩ trước đây, khi xem một phim tường thuật về cuộc đời của Van Gogh. Theo phim, Van Gogh có cuộc sống rất mãnh liệt, như luôn chống đối với mọi người. Phim làm người xem có cảm tưởng Van Gogh như muốn mọi sự thật ở cuộc đời thường sẽ được những đường nét, những cấu tạo màu trên những bức tranh vẽ của ông, trở nên một hiện thực; dù rằng sự thật đó người đời có khi không chấp nhận. Qua phim, tôi cũng hơi nghi ngờ, không biết rằng, liệu một người có một thần kinh không ổn định, có thể nào sẽ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật (những công trình đặc biệt, theo suy nghĩ thông thường) xuất sắc hay không. Van Gogh được người đương thời biết đến khá trễ và trong cuộc đời của ông ta, rất ít triển lãm tranh và sống với tranh bán của ông ấy.

Có dịp tìm hiểu về hai danh họa này, người ta có thể đi đến những câu hỏi đặc biệt khác. Có phải Paris đã một thời xứng đáng là kinh thành văn hóa của Âu Châu?!. Nơi đó là nơi cả Munch và Van Gogh đã từng cư ngụ, là điểm xoay chuyển hướng đi nghệ thuật của hai người. Họ đã từng thường tới lui cùng một môi trường, cùng quen biết với một số người ...nhưng họ chưa bao giờ gặp nhau. Đó là nơi mà không có một nguồn tài liệu nào chứng tỏ họ đã làm việc đó. Nhưng, họ đã cùng nhìn thấy một mặt trời! ... Có phải đấy cũng là một điều ngộ nghĩnh?!...


Đặng Quang Chính
Oslo 10.05.2015
15:49 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 12.06.2015 20:55:43
Mỗi tuần một chuyện
(tác giả PQ)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lời dạo:
- Tên tác giả tập truyện nhiều kỳ là PQ. Nếu độc giả cho rằng, tác giả là "hậu duệ" của nhà thơ Phùng Quán, điều này cũng là một khuyến khích gián tiếp, vì PQ (1932-1995) nổi tiếng với bài thơ "Lời mẹ dặn", trong có sáu câu:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Nhưng người xem bài thấy tên người gửi bài viết là Đặng Quang Chính mà cho rằng ĐQC và PQ là một, cũng chẳng có gì là quan trọng. Người này viết, người kia gửi; hay ngược lại, cũng chẳng có gì quan trọng. Bởi dù gửi hay viết, hai người này phải có cùng quan điểm.
- Những bài viết "Mỗi tuần một chuyện" có nội dung dựa trên những thông tin thời sự và những suy luận riêng của tác giả; nên tính xác thực tùy theo nhận định của người xem.
- PQ chấp nhận mọi ý kiến, phê phán nhưng tất cả phải dựa trên dữ kiện và bằng cớ. Mọi lập luận, chửi bậy vu vơ sẽ không nhận được phản hồi.
-------------------------------------------
 
Trái gió cho nên phải lộn lèo...
 
 Câu trên của nhà thơ nào đó mà tôi đã quên, nhưng nội dung của câu thơ đúng cho một số trường hợp.
 
Ở đây là đúng cho nội dung của việc người Việt về thăm lại gia đình. Ai mà không thương nhớ gia đình nên đây là lý do được nhiều người xem là chánh đáng. Ngoài ra, 1001 lý do khác, cũng được nêu ra. Có lý do vào thời điểm nào đó cũng đung đúng. Nhưng có lý do, xem ra có vẻ bị méo mó vì thời sự.
 
Một ông bạn vong niên từ VN gọi qua, cho rằng người Việt hải ngoại góp thành tích ít nhiều cho việc đấu tranh tại VN, nhưng cũng có nhiều việc xem ra nó "lộn xộn"
 
- "Mấy anh về lý thuyết cho rằng, lực quốc nội là chánh, lực quốc ngoại là phụ; điều đó đúng. Vì nếu quốc nội ù lì, bên ngoài chẳng làm được gì hơn. Nhưng, cách bắt tay chặt chẽ vẫn là "mặt giáp mặt" theo nghĩa nào đó". Anh bạn vừa nói vừa cười.
- Dĩ nhiên, một phối hợp trong ngoài đâu phải cứng ngắt như chúng ta vẫn đề ra. Ngoài trong kết hợp nhau phải có phương thức uyển chuyển mới được
- Hồi khoảng sau 1990, thấy bọn này cho người Việt được về thăm thân nhân, tôi thấy phe ta có phần "trúng mánh"!...
- Nghĩa là tương kế tựu kế, đưa người nhập nội
- Chứ còn gì!...nhóm ông H.C.Minh, Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn ...muốn xâm nhập để nắm vững tình hình và kích động lòng người dân ..mà có dễ như họ tưởng đâu. Nhưng chính các anh lại tạo cản trở cho nhau ...
- Vì số người về có mục đích chính đáng lại không nói ra được ...và bị lẫn lộn trong số trở về VN để làm những chuyện tiêu cực!..
- Tôi hiểu ...nhưng giả dụ có 1.000 người về mà trong đó có 10 người về với mục đích "không nói ra được", như thế ổn không?
- Nói chơi với anh ở đây, về một việc có liên quan gần. Nhóm vận động luật S.219 và nhóm chống có những lý do khác nhau. Nhưng một anh trong nhóm thuận theo, viết một bài trong đó có ý rằng, "...thiết nghĩ là không bao giờ họ bị mất căn cước tỵ nạn cả ngoại trừ họ tự ý cởi bỏ. Khi NVTN có lòng tự tin sắt đá và lòng trung thành với chân lý quốc gia thì chẳng có mãnh lực nào làm cho họ mất đi căn cước tỵ nạn của họ. Mất hay không là do chính họ mà thôi. Chỉ vì thiếu tự tin, thiếu tinh thần dũng cảm, thiếu đức tính trung thành v.v.. cho nên lớp người yếu bóng vía đâm ra hoảng sợ và hoang tưởng, nghe hơi gió thổi cũng e ngại bị cảm cúm, nghe tiếng pháo nổ cũng co rúm người...". Nhưng theo theo lời "sếp" Hải (người vận động luật S-219), khi có đề nghị lấy ngày 22.07 làm ngày ghi nhớ người Việt nhập cư Canada, ông ấy nói rằng, sợ trùng lắp vào ngày Thương binh liệt sĩ ở VN !...Nghe có vẻ không phải chỉ bị "cúm" mà như là "gà nuốt dây thun".
- Anh nói chơi ...tôi cũng nói chơi. Nếu người Việt nước ngoài, vì cớ nào đó không về lại VN (du lịch không thôi) có lẽ Cộng quyền cũng xính vính. Đấy là đoán như thế ...thật sự cũng không như lý thuyết, vì lúc Cuba chưa bị Mỹ bỏ cấm vận, việc trở về nước đó ..hay cả gửi tiền về thân nhân của "Cuba kiều" gặp nhiều khó khăn ...nhưng rồi, chính quyền Cuaba cũng sống "nhăn răng"!. Còn cái khoản "cấm chơi gái" nghe sống sượng làm sao. Ai chơi cứ chơi, nhưng việc họ làm có mục đích nào đó ..họ cứ làm, có sao đâu...
- Anh nói rõ hơn ...
- Anh thấy từ Lê Duẫn vào trong Nam hoạt động ...rồi mấy tay to đầu nào khác nữa, chúng "chơi" gái tùm lum, nhưng chúng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Thằng nào cũng hai ba vợ, nếu không, cũng con rơi con rớt tùm lum. Ăn thua là "cán bộ" mình có được huấn luyện đạo đức đúng mức hay không ...Như anh nói ở trên, từ bài viết của ai đó, nếu nhân sự của mình đủ tự tin, đầy tinh thần dũng cảm ...và trung thành với chính nghĩa ...thì những chuyện lẻ tẻ có nhằm gì!. Vả lại, không chỉ do thành tích, nhân sự của một chính phủ còn được đề bạt do tư cách đạo đức nữa ...nhưng mấy anh lên mạng, cứ như đạo đức nhất thế giới, kê ra những lý do không nên về VN ..mà toàn là lý do nghe không ổn tí nào.
- Tôi nghe có người nói rằng, điều kiện để lưu trú tại VN của những người Việt đã thay đổi rồi phải không ...?
- Đúng vậy. Trước đây, bọn này "câu" người Việt hải ngoại bằng cách, cho mua nhà, bán đất dễ dàng với điều kiện phục hồi quốc tịch. Làm việc này cũng có lợi là cứ 5 năm mới làm lại Quốc tịch và trong thời gian đó, visa để nhập cảnh không phải trả lệ phí cao ...
- Bây giờ khác rồi sao...?
- Trước, cứ sau 1 năm, người đang lưu trú chỉ cần, chẳng hạn, qua Căm Bốt đôi ngày, rồi quay trở lại là được nhập cảnh và cư trú. Bây giờ, tôi nghe, phải 3 tháng một lần ...và hình như thời gian để trở lại VN phải dài hơn trước. Phần sau cùng, để tôi hỏi chắc rồi trả lời anh sau.
- Anh có biết lý do không ...?
- Nhiều ...nhưng, cũng phần nào do việc tình hình tại VN có nhiều xáo trộn trong thời gian qua ...và có thể nhằm hạn chế việc người Việt ở ngoài về nước, với mưu đồ kích động này khác.
 
Đấy, trái gió cho nên phải lộn lèo là vậy. Muốn đấu tranh chống lại CS, muốn nhập nội để dễ dàng hành động lại bị chặn đứng bởi chính anh em của mình. Toàn lý do tào lao. Rồi khi muốn điều đó trở thành hiện thực thì đã lỗi thời về chiến thuật. "Thời gian là người thầy của chiến lược". Vì thế, do lý do này khác, hễ đã chậm trễ, mọi việc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Các bước chiến thuật mà còn chưa thực hiện được, nói gì đến chiến lược!
 
 
 PQ
12.06.2015
13:41

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 21.06.2015 15:14:13
Nhân tiện ...
 
Cộng đồng VN, trong vòng năm nay đã xảy ra vài chuyện khiến dư luận sôi nổi tranh cãi. Nhân tiện tôi có vài cảm tưởng. Nói "Cảm tưởng" không chỉ là cảm giác mà ở đây, riêng tôi còn là một điều gì có sự nhận thức dựa trên những dữ kiện thực tế.
 
Đầu tiên là vụ kiện giữa báo Sàigon nhỏ và Việt báo. Chưa nói đúng sai ở đây. Chỉ giả dụ rằng, nếu một trong hai tờ báo đó "chết", như vậy, tờ còn lại sẽ ở thế độc quyền. Trên mạng, có người đề nghị sẽ ra một tờ báo khác tính quốc gia hơn...và đề nghị ủng hộ một người tên là Đặng Văn Âu sẽ là chủ nhiệm tờ báo "tương lai" đó. Đề nghị biến mất, không thấy tăm hơi!
 
Vụ "Hành trình đến tự do". Đâu phải mọi người trong Cộng đồng đều rảnh, dư hơi "phản pháo" chuyện tầm phào. Đâu phải bị rắn cắn một lần, bây giờ thấy sợi dây thừng cũng tưởng là rắn (vụ thay tên ngày Quốc Hận đã có ít nhất 2 trường hợp như thế đã xảy ra). Nhưng, mọi người lên tiếng về sự việc đổi tên đó, bởi theo họ đó là hệ quả của một chuỗi những sự kiện xảy ra mà chúng có sự liên kết rất chặt chẽ (1). Sự liên hệ giữa các sự kiện đó khiến người ta cho đó là một âm mưu có tính toán.
 
Một tính toán khác xảy ra sau đó lại càng khiến nhiều người cho đó là mưu toan không có lợi cho Cộng đồng. Đó là việc tổ chức vào ngày 19.06 một buổi vinh danh và tri ân, với tên gọi "Hành trình đến tự do của chúng ta", do ông Nguyễn Đình Thắng tổ chức tại Mỹ.
 
Kẻ bênh người chống, ai cũng có lý lẽ của riêng mình. Nhưng, theo thiển ý, có lẽ cả hai đã vô tình đi vào lối "phân tích" mà quên sự tổng hợp. Nói đúng hơn, tuy có tổng hợp, nhưng việc làm đó như là sự tổng hợp của những điều được cộng lại, không nói lên được tinh thần chung của sự việc. Có thể lấy ví dụ là, hai khúc cây cộng thêm hai khúc cây khác là 4; chứ không cho người khác biết đó là 4 khúc cây mục ruỗng ..hay còn tốt...và vân vân .v.v.. Sự phân tích chẻ ra đến nỗi đôi khi gây nơi người đọc sự phân vân và sự phân vân đó thường đem lại cho người đọc một sự thất vọng. ...vì sự tranh cãi không đưa đến một kết luận nào. Nói rõ hơn, không đưa đến một hành động có lợi ích cụ thể trong thực tế.
 
Điều vừa nói trên được dẫn chứng bởi sự kiện Điếu Cày. Bây giờ, qua thực tế, nhận thức lúc đó có thể đã đổi khác. Chứ khi có bài viết, theo phân tích của tác giả bài viết đó, Điếu Cày qua một clip video, có vẻ như dị ứng với lá cờ của chính quyền miền Nam trước năm 75. Nếu phải nhấn mạnh về trường hợp Cộng đồng dị ứng với thái độ của Điếu Cày, phải nói đến tin đồn khi Điếu cày còn trong tù ở VN. Nguồn tin nói rằng, vì bệnh sẵn trong người, cộng thêm cách đối xử tù nhân không đúng cách, Điếu Cày đã bị đưa đến nhà thương để cắt một bàn tay, vì bệnh đã đến thời kỳ trầm trọng. Trong những lập luận phản đối ông Nghị sĩ Hải, cũng có sự chẻ chi tiết các sự kiện không thể kiểm chứng. Ông Hải, trong thời gian vận động, vì Quốc Hội Canada không thuận với nhóm chữ "Back April", ông ta mới kiếm cách thay đổi, để luật có được thuận lợi chấp thuận. Điều này chỉ có ông ta biết (có thật sự làm hay không). Người ngoài không thể suy đoán này khác về điều đó được.
 
Ai cũng biết, chữ dùng trong câu văn có tính quyết định của nó. Nhưng còn mạch văn nữa. Rồi còn phải lưu ý rằng, nó đã được viết (hay nói) trong trường hợp nào. Và ...khi được nói, nó được phát biểu với thái độ ra sao.
 
Việc phân tích thái quá đôi khi giống như khuynh hướng chữa bệnh theo khuynh hướng của người phương Tây (nói tắt: đau đâu chữa đó). Còn lối chữa trị phương Đông có tính tổng hợp hơn (có khi đau nơi này lại được trị tại một nơi khác trên thân thể và cho rằng thân tâm có liên hệ mật thiết với nhau).
 
Trở về cách ủng hộ ông Thắng, có người cho rằng, việc vinh danh hay tri ân là quyền tự do của mỗi người. Điều đó, nói chung chung, nghe cũng được. Nhưng, nói chi tiết, mỗi trường hợp và mức độ được người khác đánh giá hành động đó khác nhau.  Anh A bỏ tiền đãi mọi người để vinh danh vợ, con mình là điều không ai cấm cản. Nhưng cũng anh ấy, bỏ tiền để vinh danh ông Trưởng ấp của mình, sẽ được người khác xem điều đó như hành động của một kẻ nịnh bợ. Nói chi đến việc anh A, nhằm ngày giỗ của ông Thành Hoàng của làng, lấy ngày đó để vinh danh ông Huyện nơi mình ở; điều đó có vẻ càng chướng hơn. Dĩ nhiên, anh A cứ tàng tàng làm việc của mình. Chẳng lính lệ nào bắt nhốt tù anh ấy. Nhưng, do mọi người coi khinh trò nịnh bợ không phải lối, sẽ có rất ít người đến dự bữa tiệc đãi ăn của anh A; nếu điều chướng mắt đó được phổ biến rộng rãi đến mọi người. 
 
Ở đây, điều ông Thắng làm có vài điều chướng chướng hơn thế nữa. Phải chi ông lấy ngày sinh nhật của vợ (hay của con) làm ngày vinh danh, tri ân, chắc cũng chẳng ai đá động làm gì (nếu ông Thắng đã làm thế, có lẽ người "đánh" ông ta sẽ nói rằng, việc này không có tính chính danh -rất rõ ràng-). Phải chi ông ấy lấy tên chương trình nghệ thuật (gì đó) của ông ấy là ngày (chẳng hạn): Ngày vinh danh những chiến sĩ Việt-Mỹ đã bỏ mình vì lý tưởng tự do trong cuộc chiến tranh VN, chắc cũng chẳng ai mất thì giờ bàn ra, nói vào. Đằng này, ông ấy lại lấy tên từ một luật mới ra lò tại Canada, cải biên một chút để thành: Cuộc hành trình đến tự do của chúng ta (luật S-219 bên Canada có tên: Ngày hành trình đến tự do). Luật S-219 đã gây nên sóng gió trong Cộng đồng chưa dứt, nay lại có trò tương tự đưa ra, nên tiếng chì tiếng bấc lại nổi lên. Dĩ nhiên, ông ta cứ tàng tàng làm. Và cũng dĩ nhiên, nếu tiếng đồn về việc ông ấy làm điều chướng mắt được phổ biến rộng rãi, người đến xem chương trình văn nghệ (có trả tiền) sẽ giảm đi khá nhiều. Điều này còn tùy thuộc sự phán đoán của khán giả. Nhưng nếu người viết nhớ không lầm, có lần một sô diễn của Đàm Vĩnh Hưng đã bị bãi bỏ, bởi số vé bán trước không đạt mức độ khiến ban tổ chức muốn tiếp tục thực hiện sô trình diễn đó. 
 
Chuyện "treo đầu vịt, bán thịt le le" là chuyện thuờng tình trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay (nhất là ở VN). Bọn con buôn tiếp thị theo lối nào đó miễn là kích thích thị hiếu của người dân là đạt yêu cầu của chúng. Đừng nói đến chuyện đạo đức nơi bọn người này. Nếu nói đến sự trái khóay nơi việc các đoàn làm nghệ thuật như Paris by night, Asia, Vân sơn ..v.v..đưa vào chương trình ca nhạc của mình những vinh danh, tri ân nào đó; việc đấy cũng đã xảy ra (?). Đằng này, một chuyên viên đã từng làm một số việc có ích cho Cộng đồng mà lại làm một việc tương tự như của các đoàn hát, nên có người đã đặt thành vấn đề. Những người này đưa ra những lý do, nhưng ở mức độ nào đó, vô tình đánh giá quá cao vai trò của ông chuyên viên này.
 
Ở VN, cả xã hội chạy theo kim tiền theo kiểu bất cần đạo đức. Ở nước ngoài, những người chạy theo kiểu đó, chắc cũng không đạo đức gì cao hơn. Chẳng qua, vì một số nguyên tắc, luật lệ đã được ấn định nên cách họ làm có phần bớt thô thiển, dung tục hơn.
 
Nói qua các điểm như trên vì thấy những chuyện trái khóay đã diễn ra ...và cách góp ý, cũng có đôi điều nghe như cũng trái khóay, nên người viết đặt tựa là "nhân tiện ...". Đúng ra, làm gì cũng nên làm theo lối "đánh rắn phải đập đầu" ...hơn nữa, phải "đập tan từ trứng nước", chứ đâu để làn nhàn, cứ đi chữa lửa hoài. Việc luật S-129, nếu những người chống đối cùng nhau ký thư phản đối từ khi luật chưa được thông qua, có lẽ việc làm đó có ảnh hưởng nhiều hơn. Việc góp ý qua lại này, trong vụ "Cuộc hành trình đến tự do của chúng ta", ai thấy chướng mắt cứ làm. Nhưng, giả dụ, có người, thay vì gợi ý ông GS Nguyễn Xuân Vinh lên tiếng, họ kêu gọi ông Lê Minh Đảo đừng nhận lối vinh danh trái khóay này (một dân sự -tuy là chuyên gia- nhưng chưa phải ở cấp có thể vinh danh một ông tướng -dù rằng đã về hưu-) có lẽ điều này cũng gây một tác động lớn đến quyết định của ông Thắng là có nên tiếp tục sô diễn hay không.
 
 
Đặng Quang Chính
21.06.2015
06:43
 
 
 
Ghi chú:
(1) https://sg-mg61.mail.yaho...ch?.rand=02k9947krjdm5
      Trích: "...Nếu đứng về phía dân, trước hết, ở hải ngoại, hãy đứng về phía những người bạn đồng chiến tuyến với mình. Trong một thể chế dân chủ, người góp ý là người giúp thêm ý kiến cho việc của mình. Đừng cứ hễ nghe ai góp ý là đội cho họ cái "nón cối". Hãy để bọn CS áp dụng đường lối này. Việc mình làm giờ đây đã hình thành luật S-219. Chuyện này cứ để đó, mình dành thì giờ làm việc khác hay hơn. Đôi co hơn nữa sẽ khiến bàng dân thiên hạ cho mình "có tật giật mình..."!.

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Ông nội và cháu... - 01.11.2015 16:22:40
 
Ông nội và cháu...
 
Đứa cháu vừa xem đoạn video trên Youtube, vừa cười thích thú...vừa la hét om sòm. Sau khi xem, hình như còn khoái chí nên nói với tôi là, như thế mới là chiến đấu. Có lẽ phải đợi nó lớn thêm vài tuổi nữa, tôi sẽ nói cho nó biết thế nào là "Bất bạo động" và không bạo động.
 
Hễ đã nói là "chiến đấu", chỉ một mất một còn. Trong chiến trường đã thế, trong tình trường không khác. Còn trong chính trường, chỉ có khác là đối thủ không lăn ra chết tại chỗ. Dĩ nhiên, bị hạ độc thủ, nạn nhân sẽ chết từ từ...và chết ở một nơi nào khác. Nói gần nhất, cụ thể nhất, là trường hợp Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đà Nẵng.
 
Xem cái màn hai đấu thủ đè nhau trong thi đấu Nhu đạo trên Youtube càng rõ hơn. Trọng tài cho thời gian để kẻ bị nằm bất động cựa quậy, tung hất địch thủ đang nằm trên. Thời gian có hạn định. Nay, trên thực tế Việt Nam, đã hơn 40 năm rồi, chưa lật được đối thủ, kẻ nằm dưới (người thất thế -muốn gọi là kẻ bại trận- cũng được) phải đập tay ra hiệu mình thua trận!. Còn "câu giờ" cũng được...nhưng tìm thế gỡ đi...đừng nói tôi đấu tranh theo kiểu "Bất bạo động" mà người xem sẽ cười ồ!!... 
 
Trên thế giới hiện nay, tình trạng xung đột tại Israel và Palestin là một thí dụ hùng hồn. Israel lập quốc bằng những phương cách khủng bố. Plalestin cũng thế. Israel qua thỏa ước Oslo, chấp nhận có một nước Palestin láng giềng. Nhưng, tình trạng không nằm yên như thế. Những yếu tố khác đã làm cho tình trạng hai nước trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây. Trong lần xung đột trước kia, khi được phỏng vấn, một thành viên của Hamas (Palestin) đã trả lời, ý rằng, dù thiệt hại, nhưng họ đã làm Israel ăn ngủ không yên.
 
Khi cháu tôi lớn lên, nếu Việt Nam chưa trở thành một bang của Tàu, tôi sẽ kể cho cháu nghe về tinh thần của tổ tiên của chúng ta, thời nhà Trần. Khi đó, thế giặc Nguyên (bên Tàu) rất mạnh. Chúng gần như thôn tính nhiều phần đất trên thế giới. Chúng đang như muốn nuốt chửng VN. Hội nghị Diên Hồng đã được triệu tập. Các bô lão khi được hỏi, ý rằng, thế nước yếu lấy gì lo chiến tranh. Câu trả lời thật dõng dạc và rõ ràng là, "hy sinh"!.
 
Ngày nay, thế giới tiến bộ hơn trước, nhưng vẫn có những người, những đòan thể, lại chậm tiến...hay đi ngược trào lưu, lấy lại trường hợp ông Ghandi (Ấn Độ) để cổ võ cho đường lối bất bạo động. Nếu quay lại tích cũ theo kiểu này, sao không giả sử rằng, nếu Ấn độ là thuổc địa của Pháp... (thay vì của Anh) chắc đường lối ông Gandhi không thể thành hình. Khỏi cần đi lui quá xa, lấy thí dụ gần nhất ở nước ta, mọi việc rõ như ban ngày. Các đảng viên CS kỳ cựu (chẳng hạn Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ...) họ còn cho rằng, đường lối độc tài của đảng CS hiện nay còn tệ hại hơn cách cai trị, thời thực dân Pháp.
 
Nhưng, vẫn có những người, những đoàn thể, cứ chúi mũi lấy tên tuổi của các học giả nước ngoài (chẳng hạn ông Gene Sharp -thuyết bất bạo động-) để bảo kê cho thuyết của mình, của tổ chức mình. Cách làm đó chẳng khác nào lấy thuyết của CS ở nước Nga, nước Tàu để nhập vào nước mình... mà hoàn cảnh lịch sử của cả ba nước, không nước nào hoàn toàn giống như nước nào. Hai ông Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều có cái nhìn đúng. Sau đó, dùng cách "khủng bố" để chống lại Pháp là đường lối đúng ...nhưng dùng thuyết CS để xây dựng đất nước, để rồi kết quả ngày nay ra sao, mọi người đều thấy!
 
Cách đây vài tháng, mọi người xôn xao bàn tán về cái chết của Bộ trưởng quốc phòng của Cộng quyền, Phùng Quang Thanh. Phải chi cuộc ám sát đó do những người, những nhóm người Việt ở hải ngoại thực hiện, sự tán thành và ủng hộ của người dân trong và ngoài nước đối với tổ chức thực hiện việc đó sẽ lên cao đến chừng nào!. Thật là tréo ngoe, khi có tổ chức đã ám sát những người đồng chiến tuyến vì họ dám nói lên sự thật...nhưng tổ chức đó đến nay, sau 30 năm, chẳng làm gì đụng đến sợi lông chân của các cán bộ VC, đi công tác hoặc tham quan tại nước ngoài!... Cũng tổ chức này, khi ai chê thuyết "bất bạo động để tháo gỡ độc tài" của họ, họ cứ sử dụng chiêu, ý rằng, ai có thể thành lập sư đoàn tại VN, cứ làm thử. Chưa đánh du kích được mà đòi lập sư đoàn. Tại sao họ có thể dùng cách khủng bố, uy hiếp tinh thần những người cùng chiến tuyến... mà không thể dùng cách đó để uy hiếp tinh thần của những cán bộ CS có "nợ máu" (chữ dùng của người CS) với nhân dân?. Dân oan khiếu kiện là sự việc kéo dài đã hàng chục năm nay, mà họ còn chưa khơi dậy được sự quan tâm của số đông người trong xã hội hiện nay tại VN, nói chi có thể làm được điều gì khác. Do đó, cách mà họ có thể dùng được là kêu gọi "Bất bạo động"(điều này, cá nhân nào nói cũng được, đâu cần đưa nó trở thành phương châm chiến lược của một đoàn thể, tổ chức). Chưa kể rằng, có người cho rằng, đây cũng là cách "cầm chân" tinh thần chống đối lại bọn Thái thú tân thời ngày nay.
 
Tiện đây nói đến một thực tế gần nhất. Chính quyền CS hiện nay tại VN đã cho cán bộ của họ học về điều họ gọi là "diễn biến hòa bình" và "tự diễn tiến". Trong chúng ta, có người biết điều đó, lại đùn trách nhiệm cho người CS, khi cho rằng, lâu nay, họ độc tài, quyết định mọi việc thì nay họ muốn "tự diễn tiến" là việc của họ. Chúng ta phải thấy là, họ là những con nòng nọc chưa đứt đuôi. Bởi họ, họ muốn thiết lập một nền kinh tế thị trường mà còn "theo định hướng XHCN"! (khi nào họ cắt được cái đuôi đó là họ thành "ếch" chứ có gì lạ). Nhưng, cái đuôi đó đã gắn với họ từ những năm 1985 đến nay, họ còn chưa tự tháo gỡ được, dù họ là người chủ động, có lực trong tay. Nói chi, nói theo lối lý thuyết "dùng bất bạo động để tháo gỡ độc tài".
 
Nói đến kỳ cùng sự việc, người CS đã bám theo Liên sô, Tàu để gây chiến tranh từ 1954-1975. Sau đó, họ bám chặt lối xây dựng kinh tế theo kiểu hai nước đó, kiểu xã hội chủ nghĩa. Kết quả, hơn 40 năm qua, chẳng có thành quả gì lớn. Bây giờ, nếu nói huỵch toẹt rằng, họ đã sai lầm hơn 60 năm qua (nhất là gây ra cuộc chiến tranh tương tàn huynh đệ quá đẫm máu!) để rồi quay trở lại đường lối của tư bản thì điều này họ không thể làm được...nên nói quanh co thế thôi. Người CS, để tránh trách nhiệm với nhân dân, họ nói quanh co. Chúng ta, những đoàn thể, tổ chức được hình thành, để đấu tranh lại với những dối trá, quanh co đó, không lẽ cũng theo cách quanh co như họ?!...
 
Để sinh tồn, một người, một dân tộc phải chiến đấu chống lại kẻ thù. Khi chiến đấu, chỉ có sống hay chết. Còn sống mà không muốn chiến đấu, có thể chỉ làm thân nô lệ là yên được tấm thân. Chữ bất bạo động không thể là một chiến lược của bất cứ ai. Hãy ngẫm lại cho kỹ về sức mạnh đời nhà Trần của nước Việt ta. Mục tiêu là đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi. Sau khi đánh thắng chúng, tù binh được đối đãi tử tế...và vua ta còn sai người sang Tàu triều cống. Nhưng, đó là thái độ khôn ngoan...chứ chẳng có phải là hay khiếp nhược, ươn hèn!. Nên nhớ rằng, khi chống Tàu (quân Nguyên), ta phải thực sự chiến đấu, chứ chẳng có "Bất bạo động" nào ở đây hết. Chiến đấu là chỉ có một sống, một chết. Bọn Tàu ngày nay, đã "xâm lăng" đất nước (qua các dạng kinh tế và đưa dân sang lập nghiệp một cách hợp pháp)... thế mà đã chiến đấu chống chúng (qua việc đấu tranh dẹp bỏ thế hợp pháp của bọn Thái thú là nhóm CS cầm quyền hiện nay) còn mơ màng nói chuyện bất bạo động!!...
 
Tôi mong sao đứa cháu nội vẫn còn tính chiến đấu trong người cho đến khi chúng lớn khôn. Nhưng, tình thế sẽ như thế nào (?) nếu bậc cha ông của tuổi trẻ chúng nó mất đi hào khí của những bậc bô lão thời Hội nghị Diên Hồng?!. Hào khí này đã tạo ra sức quật cường của lớp trai tráng và toàn thể người dân trong nước thời đó, khi các bô lão ngày xưa được hỏi: "Thế nước yếu lấy gì lo chiến tranh" đã trả lời: "hy sinh". Đó là câu trả lời đã khiến cho đất nước được trường tồn đến ngày nay.
 
 
Đặng Quang Chính
31.10.2015
0:16


 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Ba ông kinh tế - 16.11.2015 21:20:27
 
Ba ông kinh tế

Bài viết này nói về ba ông làm kinh tế. Nhưng nghĩa "làm" ở đây hiểu theo nghĩa rộng. Nghĩa là, dù là khoa bảng trong lãnh vực này, hay chỉ làm việc thuần túy trong lãnh vực đầu tư, kinh doanh, cũng đều được xếp vào cùng loại.

Trước hết, không nói gì đến Karl Marx, Engel hay Thomas Piketty. Ông cuối, kinh tế gia, nghiên cứu về việc phát triển sự phân phối lợi tức và tài sản, qua thời gian, xảy ra như thế nào. Gần đây, ông có lời kêu gọi các chính quyền toàn cầu xét lại việc sử dụng thuế má để giảm đi mức chênh lệch giàu nghèo trên toàn thế giới. Việc này khiến người ta tưởng ông ấy muốn đi theo con đường của Karl Marx.

Bài này viết về ba người Việt Nam làm kinh tế, mà tôi biết được (dĩ nhiên, còn nhiều người khác mà tôi chưa biết đến). Đó là ông David Dương, ông Nguyễn Phúc Liên và ông Alan Phan.

Nghe nói, ông Dương đã từng đóng góp nhiều tài lực cho Cộng đồng nơi ông ở. Rồi cũng ông, người ta nói là có sự liên lạc gì đó với những người đại diện cho Cộng quyền tại Hoa Kỳ (các viên chức trong Tòa Đại sứ ..v..v..). Và ông ấy chính là chủ nhân ông Công ty xử lý rác ở Đa Phước, miền Nam. Rồi, sau cùng, gần đây nhất, công việc làm ăn đó có sự trục trặc với chính quyền sở tại.

Nói về ông ấy, theo cái nhìn của một số người, có điều gì không ổn. Theo thiển ý của tôi, chả có gì là quá đáng nơi việc ông ấy làm. Nếu giúp tài lực cho Cộng đồng để kiếm một chân nào đó trong dòng chính của địa phương ông ấy ở (chẳng hạn, chức Nghị viên), điều này có gì là lạ tại đất nước Mỹ. Ông McNamara, Bộ trưởng quốc phòng thời chiến tranh VN. Trước khi là cố vấn hành chánh trong chính quyền Kenedy và Johson, ông đã là Giám đốc công ty xe hơi Ford. Người ta dị nghị việc ông ấy có liên lạc với người của Cộng quyền, đấy là suy nghĩ của bàn dân thiên hạ. Họ nên nhớ rằng, bọn con buôn (nói cho lớn hơn là bọn tư sản, bọn đầu tư mại bản ..v.v..) thường là bọn không đếm xỉa gì đến quyền lợi quốc gia, dân tộc. Bao nhiêu công ty của Mỹ đã đầu tư, mở nhà máy tại nước Tàu, để gián tiếp làm giàu cho bọn Tàu (?) mà đến khi tranh cử Tổng thống, ông Romney đã phải nói ra rằng, sẽ rút về Mỹ các cơ xưởng tại Tàu của ông ta. Có thấy như vậy mới không trách tại sao David Dương về VN làm ăn, qua Công ty xử lý rác Đa Phước. Và nếu hệ quả đến với ông ấy, nếu có giống như nhà triệu phú Trịnh Vĩnh Bình (Hòa Lan) là chuyện ông ta phải hứng chịu!. Không ai gánh giùm thiệt hại đó cho ông ấy.

Cái nhìn về ông Nguyễn Phúc Liên, Tiến sĩ kinh tế bên Thụy Sĩ, có vẻ còn quá đáng hơn. Ông ấy học kinh tế, học đến đó, ghi danh hiệu đến đó. Có gì mà tra cứu ghê gớm. Mọi người, bình thường, học vấn với họ chỉ là cái "cần câu cơm". Ông Liên, học xong kinh tế, nếu về nước, cũng có một "chân" nào đó (không biết đã định về nước làm ăn gì trước đây không?..). Nếu không, làm việc tại một công sở hoặc một công ty nào đó, cũng chẳng làm ai thiệt hại gì. Nhưng, gần đây, ông này bị dân "mạng" (một số nào đó) gắn cho những nhóm chữ, nghe ra chỉ toàn tiêu cực!. Còn có bài viết, ý rằng, ông Tiến sĩ thuộc loại "trùm mềm hô xung phong". Chẳng qua vì ông Liên viết bài chê việc chạy ra nước ngoài của Nguyễn Chính Kiết ...và gần đây là Tạ Phong Tần. 

Không màn thời sự, chỉ lo việc no thân ấm cật cũng bị "chửi". Chú trọng việc chung quá đáng cũng bị "chửi". Tội nghiệp ghê!... Nhưng, ông Liên này, có thể vừa bị méo mó nghề nghiệp, nhưng cũng có thể tự hào với môn học của mình, nên cứ đinh ninh rằng, khi VN bị khủng hoảng, dân chúng bị xáo trộn về đời sống kinh tế (vật giá leo thang, tỉ số thất nghiệp cao ..v..v..), VN sẽ đổ sụp cái ào. Cái lối nói nghe tương tự kiểu nhiều người gửi bài lên mạng, nói ý rằng, việc nước thịnh suy đã có trời định (hay theo chu kỳ), cứ nhẫn nha đợi thời, bọn CS sẽ tự nhiên tàn lụi!!..
.
Kiểu nói theo khoa bảng hay nói theo lối phong thủy như thế, hình như trái với thực tế. Xem Bắc Hàn thì rõ. Đã nghèo, dân thiếu ăn, nước chậm phát triển (chậm hơn Nam Hàn là cái chắc!)...mà cứ chế bom nguyên tử, cứ đòi bắn hỏa tiển sang đất Mỹ..v..v.. Họ quên rằng, nói theo khoa bảng, trật là cái chắc, vì chỉ trong khung cảnh kinh tế của các nước tư bản, sự sụp đổ nhanh như thế mới chịu nhiều ảnh hưởng của một quá trình hỗ tương giữa các yếu tố chính trị và kinh tế.  Ở Việt Nam, từ 1975-1985, dân chúng khổ đến dường nào ...mà có chuyện gì xảy ra? - Đó cũng là thời gian (những năm 1980-1990) của các phong trào xâm nhập, kháng chiến của những lực lượng người Việt tại hải ngoại -. Trước năm 1975, dân miền Nam có khổ như thời gian đó đâu, mà một số thành phần dân chúng vẫn ủng hộ (ngầm) bọn VC. Sự sụp đổ một chế độ, nhất là trong trường hợp cấp kỳ, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố... và do các yếu tố đó bị dồn nén khá lâu. Yếu tố kinh tế nổi lên vào những lúc sau cùng của sự sụp đổ mà thôi.  

Nhà kinh tế gia Alan Phan (Phan Việt Ái) của chúng ta vừa giống ông Dương và giống ông Liên ở trên. Giống chút chút thôi.
Giống ông Dương ở chổ, dù giàu có tại nước người (Ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars) (1) ông Phan vẫn muốn "cùng về đóng góp cho Việt Nam" (- theo lời thuật của TS.Phạm Đỗ Chí - cùng link (1) -).

(Lời người viết: vì theo thứ tự thuật chuyện nên nói ngược như thế. Thật sự ông Dương nhỏ tuổi hơn ông Phan vì ông Dương rời VN khi được 15 tuổi, vào năm 1975. Ông Phan rời VN, du học năm 1963, khi đã được 18 tuổi. Ông Phan về nước để làm ăn khoảng 1977 (?) hay vào năm 1999, còn ông Dương về nước năm 2006).

Theo trang mạng (http://www.gocnhinalan.com/) ông Phan "hiện là sáng lập viên của Alan Phan Associates (APA) có trụ sở tại California và Hồng Kông. APA chuyên về hoạt động M&A liên lục địa và tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu cho các công ty đa quốc. Trước đó, T/S Phan điều hành quỹ Viasa Fund tại Hồng Kông chuyên đầu tư vào thị trường Trung Quốc (2002-2008). Ông cũng là sáng lập viên và CEO của nhóm công ty Hartcourt. có 7 công ty con về IT tại Trung Quốc (1995- 2002).

Không biết ông Phan có những buổi nói chuyện nào về chuyên môn tại VN hay không ... nhưng tôi biết ông ấy qua những bài viết của ông, được phổ biến trên trang mạng (www.tvvn.org). Có lẽ một số người Việt khác ở nước ngoài cũng biết ông qua trang mạng này. Bài viết của ông gây hứng thú nơi người đọc. Tuy nhiên, có lẽ vì chỉ là một "hobby" sau những giờ làm việc kinh tế -viết vội- nên tôi có góp ý đôi chổ của một vài bài. Nhưng việc góp ý ấy không được phản hồi, có thể vì lý do như vừa nói và cũng có thể ông ấy không biết đến trang mạng www.tvvn.org!. Nếu tôi đã biết có trang mạng (http://www.gocnhinalan.com/), có lẽ sự trao đổi đem đến nhiều hào hứng hơn nữa!.

Buổi sáng, khi đọc tin Phân ưu về sự ra đi của ông, tôi đã thảo ngay một bài thơ, tựa "Từ biệt ông Alan Phan". Bốn câu đầu của bài thơ nói đúng sự thật:
                                                «Người quen theo dõi bấy lâu nay 
                                                  Trước, biết ông nhà văn nói hay hay 
                                                  Sau, ông lồng câu chuyện vào kinh tế 
                                                  Cái nào ông nói nghe cũng hay»
  Bốn câu kế cũng là sự thật
                                                  Chuyện "kinh" có lúc lên lúc xuống 
                                                  Chuyện "văn" kia có lúc vui buồn 
                                                  Kinh tế Việt Nam không thể khá 
                                                  Về đất "tạm dung" hưởng tuổi già 

Thật thế, theo tài liệu đã dẫn (link 1), ông Phan và ông Chí đã thất bại trong việc kinh doanh tại VN. Không thấy trong trang mạng của ông Phan, có đoạn nào nói rõ về việc làm ăn tại VN không, chẳng hạn thành lập công ty, xây dựng xí nghiệp ..v.v... Nhưng, như đoạn nói trên, làm tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu cho các công ty đa quốc thì ông đã thành công, nhưng về VN làm "tư vấn" cho nhà nước CS ...hay kể cả các công ty nước ngoài, thì thất bại. Vì, từ những năm 1990 trở đi - nhất là sau khi Mỹ tái liên lạc trở lại với VN - việc làm đó mới "ăn khách"!. Ông Phan về VN những năm sau 1997 (1999 ?) là thuộc về dạng "trâu chậm uống nước đục"!. 

Ông Chí thuật lại lời ông Alan Phan: “Đất nước không luật lệ thì không làm ăn được.”.  Nếu đúng ông Phan nói như vậy, đó cũng là một hình ảnh chưa chỉnh. Hình ảnh về công việc làm ăn tại VN phải được diễn tả là: đất nước gì toàn là luật rừng. Thật thế! có luật mới có người, có công ty nước ngoài nhào vô làm ăn chứ. Nhưng, chúa tể trong rừng là sư tử, là đảng CSVN. Muốn làm ăn phất lên phải dâng mồi cho chúng, nghĩa là phải biết hối lộ. Đất nước đó sử dụng tham nhũng như một quốc sách. Chuyện này giờ đây mọi người đã thấy quá rõ!.

Nhưng, ông già Phan còn "gân" lắm. Tôi tình cờ đọc được một bài viết của ông ấy, trước khi ông Phan trở lại Mỹ. Khi ấy, ông đã gần 70 tuổi mà vẫn còn nói rằng, sẽ tiếp tục công việc làm ăn tại Mỹ.

                                                  Nhưng ông già đó còn "gân" lắm 
                                                  Định chuyện kinh doanh in 4D    (*) 
                                                  Nay , đất "tạm dung" không muốn sống 
                                                  Ông về an hưởng đất thiên đường! 

Sau khi cảm thấy thất bại về việc làm ăn, ông ấy (theo lời TS. Chí) chuyển sang mục đích khác, “truyền bá tư tưởng hay, giúp doanh nhân trẻ và sinh viên khởi nghiệp.” ( Trích nhật báo Người Việt ,19-10-2015 )

                                                  Lúc sống ai cũng lo riêng mình 
                                                  Lo xong lo thiên hạ thái bình 
                                                  Tâm ông cũng có phần như thế 
                                                  Được đến đâu biết đến thế thôi!

"Truyền bá tư tưởng hay" là gì?. Có phải là một thị trường tự do, đi đôi với một cơ chế chính trị dân chủ?. Chuyện này, ông Nguyễn Phúc Liên cũng đã nói và nhấn mạnh rất nhiều lần rồi. Nhưng, có khác là ông Liên diễn đạt theo lối văn trình bày, chứng minh ...còn ông Phan, diễn đạt theo lối dẫn nhập chuyện kinh tế qua những ví von, chuyện thật -và không thật?- trong kinh nghiệm sống của ông (vì thế gây sự thích thú nơi người đọc).

Còn "được đến đâu biết đến thế thôi" có ý gì?. Ông Phan yêu đất nước VN, nên bị cuốn hút ngay với câu đầu của bài "Tình ca" của Phạm Duy. ”Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời…” rồi "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi..."; vì thế, khi tốt nghiệp, ông đã về nước trước năm 1975. Để rồi, trước ngày 30.04.75, vì thời cuộc lại trở ra nước ngoài lần nữa. Cá nhân tôi, cũng vì thế, đã không rời bỏ gia đình, đất nước vào trước ngày 30.04.1975. Nhưng, có thể lần quay về đất nước sau này (của ông Phan, khi còn sinh thời - 1999? -) .. và có thể của tôi sau này, không ai giống ai. Bởi, tôi không hoàn toàn tin vào việc, chỉ yếu tố kinh tế sẽ làm cho hệ thống cai trị của người CS sụp đổ. Mỗi người trong khả năng riêng mình, làm tất cả những gì có thể cho đất nước. Chứ việc xây dựng cái mới cho đất nước không thể một sớm một chiều mà xong được!

Qua ba ông kinh tế gia nói trên, chúng ta thấy có 3 khuynh hướng. Một khuynh hướng, do việc làm ăn dẫn dắt, đã đưa một số người trở về quê hương cũ; dù nơi đó chế độ độc tài toàn trị chưa thay đổi nhiều. Khuynh hướng khác, triệt để làm cái việc gọi là chống Cộng, đợi kết quả sụp đổ của Cộng quyền qua một cơn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Và một khuynh hướng tạm gọi là "nữa nạt nữa mỡ", đại khái như của ông Phan (bài viết khác sẽ nói rõ hơn về cái "nữa nạt, nữa mỡ" này).

Dù sao, qua việc viết văn, ông Phan và tôi biết nhau (dù chưa một lần trao đổi, chuyện trò). Trong chút tình văn chương có được, tôi tiễn biệt ông bằng đoạn thơ sau:
                                                   Tôi người dưng biết ông qua văn viết 
                                                   Cũng cảm thông qua văn biết con người 
                                                   Chúng ta cùng một nụ cười 
                                                   Cuộc đời như thế xong phần mình lo!»


Đặng Quang Chính
15.11.2015
22:30




Ghi chú:
(1)   https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/b/message?sMid=58&fid=Inbox&sort=date&order=down&startMid=50&filterBy=&.rand=101725279&midIndex=8&mid=2_0_0_1_129500_AArFCmoAAa7zVimBAQvTWPpmcUQ&fromId=

* Công nghệ in mới tiến đến mức 3D

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Ông nội và cháu... - 30.11.2015 16:50:20

Tabu

Hồi chúng tôi còn nhỏ, nhiều người không rõ nghĩa chữ này. Nói đúng hơn, có nhiều điều cấm kỵ, tuy không được người lớn nói rõ ..nhưng chính vì thế mà những điều đó trở thành một điều gì mông lung ...và cũng chính vì điều này lại làm cho những điều không được nói đến đó có tính cấm đoán gắt gao hơn.

Bây giờ, mọi việc đổi khác. Đám trẻ ngày nay tiến bộ hơn các thế hệ trước nhiều. Phần vì kiến thức con người được tích lũy mỗi lúc mỗi tăng, phần vì lớp lớn tuổi đương thời muốn chúng thích nghi được với môi trường xã hội mới.

Việc hướng dẫn về giới tính được truyền đạt ngay từ cấp 1. Rồi thêm các phương tiện truyền thông góp phần, khiến chúng ở mức độ nào đó trưởng thành rất sớm trong vấn đề tính dục. Tuổi sinh sản kéo xuống rất thấp. Nữ giới có thể sinh con vào tuổi 13(14). Cái tabu (cấm đoán) về vấn đề trai gái gần như không còn là vấn đề lớn.

Nhưng mấy hôm gần đây, tự nhiên có ông (bà) nào đó, làm như không còn sợ tabu trong vấn đề tình dục, đưa lên mạng một bài gây kích thích sự phô diễn ý kiến của những người khác. Nội dung bài, tóm ý lại, chỉ là việc kêu gọi mọi người kêu đúng tên bộ phận sinh thực của con người. Người đó "kêu gọi" đừng nói tránh né, bộ phận sinh dục của con trai cứ gọi nguyên từ của nó là "c.." và của con gái cứ gọi là "l..."

Thế là "ý kiến" đóng góp ào ào!...Họ quên đi trường hợp Hoàng Kiều Linh bị tụi gian đánh đập ngay ngoài phố. Ngay tại bên Ý. Nếu cộng lại những bài viết về hai nội dung trên, chắc những bài góp ý về cái "tabu" muôn thuở của con người có phần nhiều hơn.

"Tabu" trong chuyện tình dục được nói đến thoải mái, còn trong chính trị, có hai chữ trong thời gian gần đây được đóng khung trong trong khái niệm của chữ "tabu". Đó là chữ "Khủng bố". Hai chữ này hình như càng ngày càng bị "điều kiện hóa". Nhiều người, đoàn thể sợ hai chữ: "Khủng bố". Thật ra, nguồn gốc của hai chữ này đã có từ lâu, từ hồi con người sống thành bộ lạc. Để gây sự sợ hãi của đối phương, người bên phe này chặt đầu kẻ địch, treo tòng teng nơi bên kia có thể thấy được. Nói đâu xa, hồi còn MTGPMN, trước 75, ở miền Nam, dân quê bị chặt đầu, mổ bụng vì bọn Việt Cộng là chuyện xảy ra khắp nơi. 

Do Thái lập quốc do những hành động có tính khủng bố. Palestin còn hăng hơn thế nữa, trong cuộc tranh đấu với Do Thái, giành lại lãnh thổ cho sắc dân mình. Taliban đang trên thế đòi chính phủ Afghanistan phải đối thoại với mình, cũng dùng đường lối khủng bố. Về khủng bố của bọn Hồi Giáo cực đoan IS, thế giới phương Tây kêu gọi nhau đoàn kết vì sợ cái họa bị thế lực đen này bành trướng!.

Nói hai chữ "khủng bố" đã bị điều kiện hóa, là vì tuyên bố của TT Mỹ, sau vụ bị đánh sập toàn nhà đôi năm 2011. Ông Bush đồng hóa những quốc gia không cùng chiến tuyến với Mỹ trong việc chống khủng bố là những quốc gia cùng chiến tuyến với bọn khủng bố. Từ năm đó đến ngày hôm nay, nhiều cá nhân, đoàn thể tránh đề cập đến hai chữ đó. Nói rõ là, dù chống lại kẻ địch, họ vẫn bị hai chữ đó ám ảnh, không dám nói, dám dùng đến những phương cách có tính quyết liệt, mạnh bạo. Hai chữ "khủng bố" trở thành một "tabu" mới!.

Người viết, qua nhiều bài trước đây khá lâu, không tán thành một loại "tabu" kiểu đó. Vì đã có chiến tranh (đấu tranh) giữa hai bên, ai bắn chậm thì chết. Nhóm IS không thể kêu ca là Mỹ dùng máy bay "Drone" khủng bố họ, dùng phi cơ oanh tạc vị trí đóng quân của họ. Ngược lại, các nước Tây Phương nói rằng bọn IS tàn ác quá!...vì chặt đầu, hành hình đưa lên mạng là "khủng bố". Hai bên đều lên tiếng. Nhưng, dù bên nào lên tiếng, bên kia vẫn cứ củng cố luận điệu của mình, bảo vệ mạng sống của mình. Cách giải quyết trên mặt trận chính trị có khác, nhưng kể cả trong lãnh vực này, quân sự cũng xen vào không ít.

Nhất là tình hình Tàu đang tiệm tiến nuốt dần VN như hiện nay. Phải diệt tay sai trước. Diệt không chỉ hiểu qua các phương cách thuần túy chính trị. Chữ "khủng bố" ở đây nhằm đánh thẳng vào những cán bộ, những tay Công an gian ác. Chữ khủng bố ở đây không được sử dụng bừa bãi, nhắm vào dân lành vô tội. Nếu đoàn thể, tổ chức, đảng phái nào làm được điều này, đó là bước đầu tạo được lòng tin nơi người dân trong nước.

Người dân, trong và ngoài nước, đã nghe nhiều về Hiệp ước Thành đô mà bọn Cộng quyền đã ký kết với nhà nước Tàu cộng, từ những năm đầu của năm 1990. Đến nay, Cộng đồng ngoài nước chưa có một bước tiến nào trong việc làm cho người dân trong nước thấy được tầm nguy hiểm của Hiệp ước đó. Đã thế, lại có những đảng phái lấy "hòa hợp, hòa giải" làm chủ trương lớn, nhưng qua lối diễn giải "hợp tác cùng Việt cộng để đánh Tàu". Có đảng lấy phương châm "đối đầu bất bạo động". Có đảng lấy phương châm "Lấy lại đất tổ không làm khổ dân" ..v..v.. Nhiều người, nhiều bài viết, đoàn thể cho rằng những cách diễn giải đường lối của những đảng lấy phương châm như thế là cố ý hay vô tình làm chậm tiến trình đối kháng (nói rõ hơn là chiến đấu) chống lại sự xâm lăng tiệm tiến của bọn giặc thù phương Bắc. Bởi ngày nào còn dung dưỡng bọn Thái thú tân thời, ngày đó tiến trình chống lại bọn Tàu còn bị đình trễ, tắt nghẽn.

Gần đây, trên sinh hoạt chính trị của Cộng đồng hải ngoại, đã có một số thay đổi đáng kể. Nhóm "Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN" phát động phong trào "Diệt Cù Thị". Nhóm chính phủ Đào Minh Quân đưa danh sách các tên cán bộ ác ôn của Cộng quyền lên trang mạng các Diễn Đàn. Các việc làm này sẽ làm tăng dần uy thế của các đoàn thể đó. Nhưng, đó mới là lý thuyết. Phải làm sao các lý thuyết đó trở thành thực tế. Cũng có nghĩa là đừng sợ phải nói đến hai chữ "khủng bố" (đúng nghĩa theo cách người viết đã đề nghị ở trên). Các đoàn thể, đảng phái người Việt ở các nước phải tuân thủ luật lệ tại các nước bản xứ. Nhưng họ cộng tác với các chính phủ đó theo cách tích cực. Nghĩa là không phải các quốc gia đó đặt ra một "tabu" nào đó là chúng ta cứ nhất nhất tuân theo. Chính họ kêu ta (?) tranh đấu tại VN nên theo lối "bất tuân dân sự" ...nhưng chính họ, khi giải quyết khủng bố, họ có áp dụng theo kiểu cách đó đâu. Họ giải quyết không theo cách "đối đầu bất bạo động"!...Họ chơi bằng bom, đạn đàng hoàng. Do đó, chúng ta phải có cách làm uyển chuyển của chúng ta. 

Trường hợp Hoàng Kiều Linh là một bằng chứng cụ thể. Bọn "nằm vùng" và tay sai của Cộng quyền đã hành hung một người chống Cộng ngay tại một quốc gia Tây phương, giữa ban ngày. Chúng đã phóng tay ra đến nước ngoài, làm một việc có tính "khủng bố" tinh thần người chống Cộng. Nếu ở nước ngoài, ta cứ theo kiểu "bất tuân dân sự" (đối đầu bất bạo động) để bọn côn đồ hành hung người chống Cộng, chẳng bao lâu lòng tin vào các tổ chức, đoàn thể sẽ giảm dần ..mà chính cá nhân các người chống Cộng cũng bớt dần nhuệ khí. Ở trong nước, theo lối "bất tuân dân sự" kiểu thụ động, sự việc người biểu tình bị bắt, bị đạp vào mặt ...và nhận được bài học "Tự do cái con c..." sẽ được tái hiện nhiều hơn trong tương lai.

Câu hỏi được đặt ở đây là: Đợi đến ngày nào chúng ta có thể hỗ trợ cho đồng bào chúng ta trong nước, làm được việc tương tự, nhắm thẳng đến những bọn cán bộ ác ôn của Cộng quyền?!...


Đặng Quang Chính

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Ba ông kinh tế - 08.12.2015 17:40:40
 
Nữa nạc, nữa mỡ
 
 
Bài này được viết qua lăng kính văn nghệ về thái độ chính trị của một số người, trong đó có ông Alan Phan. Nhưng người viết, qua bài này, nhớ lại ông ấy, lúc sinh thời, đã có một số "khẩu vị" văn nghệ giống như người viết. Do đó, bài có tính gợi nhớ hơn là mang tính công kích. (Vả lại, ông ta đâu có còn hiện diện nơi đây để chúng ta phê bình, khen hay hoặc dở (!)...và sau đó, được nghe những phản hồi -"phản biện"- của ông ta).
 
"Nữa nạc, nữa mở" là cách diễn đạt bình dân, chỉ những miếng thịt bao gồm cả mỡ và nạc. Trong chính trị, đó là thái độ "ba phải"!... sao cũng đúng. Thường, người ta thích thịt "ba rọi" (có nạc và mỡ) trong việc ăn, uống. Nhưng, trong chính trị, thái độ đó, trong một giai đoạn tạm thời, tạo được sự an ổn cho riêng cá nhân. Thái độ đó, cũng trong một thời gian ngắn nào đấy, tạo được một số lợi điểm cho một tổ chức, đảng phái chính trị. Nhưng, thái độ chính trị như vậy, trong trường kỳ, chưa chắc đem lại lợi ích lớn.
 
Một anh Tiến sĩ, có cha là một sĩ quan cấp tá, trước năm 75, tại miền Nam. Khi được hỏi về nguyên nhân gia đình của anh ấy đã phải vượt biên, rời bỏ quê hương năm 1975, đến một đất nước xa lạ, anh ta trả lời một cách mông lung, không rõ ràng. Anh ta nói rằng, như một khu rừng bị cháy, mọi thú phải tìm cách rời bỏ khu rừng, vì nơi đó không còn an toàn.
 
Anh ấy thuộc thế hệ một rưỡi. Do đó, không thể cho là anh ta không thể diễn đạt tiếng Việt thông suốt. Tránh áp bức, bất công là một sự kiện mà người nào, bất cứ chủng tộc của một đất nước nào, cũng sử dụng để tránh thiệt thòi quyền lợi cá nhân. Điều này, chẳng cần gì né tránh. Mà dù có bị một sự việc gì có thể gây đến thương tật, mất mạng, nạn nhân cũng có cách diễn đạt riêng. Đâu cần gì đem ví gia đình mình như là những con thú. Đã là nạn nhân của CS mà bây giờ còn muốn mang vào mình hình dạng của một con thú. Cách trả lời nghe sao không ổn!.
 
Không phải anh ấy không biết cách diễn đạt. Anh ấy trông chờ chức vụ là một giảng sư tại một Đại học nào đó, ở Việt Nam. Đó là một trong những tính cách của một người có học vấn cao. Để rắp tâm làm một điều đã dự tính, họ cân nhắc và chỉ xử sự làm sao để tránh thiệt hại đến quyền lợi mình. Dù rằng, có khi vì thế mà thiệt hại đến quyền lợi chung. Ông Alan Phan là một nhà kinh tế. Đối với ông ta, những con số về lợi nhuận có sức nặng hơn là những điều gì khác. Theo cách nhìn của một số nhà kinh tế (Việt Nam), chỉ có kinh tế mới giải quyết các bài toán chính trị. Chính ông Alan Phan cũng đã cho rằng: "Money doesn't talk, it shouts".
 
Phải nói rõ nơi đây là: dù bởi lý do gì, sau khi tốt nghiệp ở Mỹ, trước năm 75, ông đã về nước. Đó là chỉ dấu cho biết, dù chỉ phần nào, tâm tư ông ấy còn vấn vương...còn, "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…".
 
Tốt nghiệp, tính ở lại, không về nước. Nhưng sau đó "Tháng sau, tôi rời bỏ công việc mới, người tình mới, căn nhà thuê mới…khăn gói về lại Việt Nam. Tôi hoàn toàn không có ảo tưởng hay tham vọng gì về tiền bạc hay quyền lực hay sự nghiệp. Tôi cũng chắc chắn là mình sẽ không thay đổi được điều gì, tốt hay xấu, cho đất nước. Tôi chỉ có cảm giác là mình “thuộc về đây”, mình về để chia sẻ với bạn bè, gia đình, các người trẻ khác những khó khăn, đắng cay, tủi nhục và đau thương của những người đã “sinh nhầm thế hệ ( Alan Phan ).


Đoạn văn trên được ông Phan viết khi mới về nước (trước năm 75) hay mới viết sau này, khi về nước (khoảng năm 96 hay 1997 ?). Nếu được viết sau này, tình cảm đó còn dạt dào, mạnh mẽ lắm!. Vì dạt dào, mạnh mẽ nên đôi khi có chút phóng đại (nếu không nói là tưởng tượng).
 
Chẳng hạn, "Một ký ức khác từ Mẹ là cho đến năm tôi lên 3 tuổi, Mẹ đi bán rong mỗi ngày. Quầy hàng nặng ở một đầu gánh và tôi vui cười ở đầu gánh khác để Mẹ đươc cân bằng. "(1). Rồi cũng ông ấy viết: Gia đình tôi dọn về Saigon khoảng 1950 (ông Phan mới được 5 tuổi -người viết ghi nhận-). Ở cạnh vườn Tao Đàn bây giờ, tôi có chút khung xanh để đuổi hoa bắt bướm, để nghe tiếng ve sầu mỗi hè, để nhìn lá me bay khắp phố mỗi mùa mưa. Cái tuổi thơ đó chắc cũng không khác gì những tuổi thơ của triệu triệu đứa bé khác trên trái đất, nô đùa và vui cười hay khóc nhè mà không cần biết đến những nổi trôi của đất nước. Thế giới của chúng tôi quay nhẹ qua những trận đá dế, ném bi…những lần trốn học bị đòn nát đít, những lần được cha mẹ cho đi ngoại ô dã ngoại (ngoại ô đây là công viên ở sân bay Tân Sân Nhất hay ven sông Nhà Bè…). Mẹ gánh rong khi ông Phan được 3 tuổi, đến năm lên 5, được vui chơi một mình trong vườn Tao đàn. Cũng tạm được đi, khi nói như thế. Nhưng, gia đình nghèo mà còn có vụ đi dã ngoại nữa ...điều này, thật là số "dzách" (số một) rồi!.
 
Điều khác còn "hay" hơn nữa!. Ông ấy quen một cô bạn gái năm 1960 (mới được 15 tuổi) -năm 1963, ông ấy được 18 tuổi và đã đi du học-. Năm 1963, với nhà thơ Nguyên Sa, ông này ở VN mới được 7 năm (trước đó, Nguyên Sa du học ở Pháp). Năm 1956-1960, trong thời gian này, một học sinh nghèo, học "trối chết" (mới có được học bổng nhà nước) đã thấm được những bài thơ tình cảm của thi sĩ Nguyên Sa chưa (?) (thi sĩ chỉ có 4 năm để tạo cho mình một tiếng vang trên văn đàn tại VN)?... Và Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ được một số đông biết đến sau năm 1965, trong khi ông Phan du học từ năm 1963. Nhưng, khi viết lại những việc cũ, đã nói là dùng đến ký ức mà, cho nên chúng ta không thể đòi hỏi sự chính xác cao. Gọi ký ức trở lại ...nên đôi khi có một sự nối kết phi thời gian, nghĩa là không hợp lý lắm!.


Tình cảm mà!. Có gì hợp lý trong khu vườn này ? (2). Những người có tình cảm "lãng mạn" như ông Phan, mới đọc qua văn ông ấy, sẽ đồng cảm ngay. Chẳng hạn, cá nhân người viết bài này. Ông Phan đến 15 tuổi mới dám cầm tay người bạn gái. Người viết bài, năm 12 tuổi (?) -lúc đó mới học thêm để thi vào lớp Đệ thất, trường kỹ thuật Cao Thắng- ngồi trong lớp, có lẽ học thì ít mà nhìn cô giáo nhiều hơn. Khi đã về nhà, nhớ những gì cô giáo dặn dò thì ít mà nhớ những điệu bộ của cô giáo trong lớp nhiều hơn!
 
Là người nhậy cảm, nên chắc cũng thế, người ta cũng dễ thích ứng?.Con người tôi thich ứng khá nhanh. Từ một cậu học trò nhút nhát ham học, tôi thành một sinh viên tự tin, nhưng ham chơi và lười biếng. Tôi sống như người Mỹ, học như người Mỹ và chơi như người Mỹ. Là người Việt duy nhất trong số 42,000 sinh viên của trường, tôi cũng không có nhiều lựa chọn. Hòa nhập vào cộng đồng mới với một tư duy mới và nhiều cuộc tình ngắn ngủi nhưng cháy bỏng, tôi quên đi các tà áo dài trắng e ấp ngày nào bên sân trường Duy Tân. Viêt Nam thật xa và ký ức mờ nhạt».
 
Năm 1996 (1997) ông Phan trở lại Việt Nam. Chắc chắn ông ta không trở lại để tìm "các tà áo dài trắng e ấp ngày nào". Ông ấy đã có gia đình và con cũng đã lớn. Tuổi đời cũng khá cao (56 tuổi). Hơn nữa, một người làm kinh tế, chắc chỉ chú trọng đến những con số nhiều hơn. Nhưng, chất lãng mạn vẫn còn, nên ngoài thời gian làm việc, ông vẫn còn viết văn. Ông viết văn, nhưng không dám đả kích mạnh (tôi dám quyết đoán thế. Cứ xem những bài viết lúc ông ta còn ở trong nước thì biết). Ông lấy chuyện cá nhân, lồng vào khung cảnh kinh tế ...và cuối bài, thêm chút trào lộng. Một chút trào lộng để nói về xã hội, về cơ chế ...và đường lối chính trị của nhà nước đương thời. Thế thôi!...Một chút "nạt", một chút mỡ"!.
 
Có nữa nạt nữa mỡ như Tô Hải, hình như cũng chẳng đến đâu. Có nhiều mỡ hơn, hay nhiều nạt hơn như ông Trần Đỉnh, cũng chẳng làm bọn cầm quyền đương thời lo sợ!. Nói chi, chút nạt, chút mỡ như ông Phan.
 
Do đó, ông Tường (Phạm Bằng) (3) có một mường tượng hơi quá, khi thuật lại sự qua đời của ông Phan. Ông ấy viết: «Ông qua đời tại  Fountain Valley- California  ngày 19-10-2015, hưởng thọ 70 tuổi. Báo chí hải ngoại đều đưa tin này, nhưng lạ một điều là  báo chí  VC trong nước ( như các tờ Lao Động, Thanh Niên, Một Thế giới .. ) cũng đưa tin này,  mặc dù ông  nổi tiếng là một người ăn nói bộc trực, thẳng thắn  với những lời chỉ trích chế độ cầm quyền CSVN và nhất là đụng chạm đến " thần tượng HCM ".
 
Không biết ông Phan chỉ trích chế độ cầm quyền CSVN lúc ông Phan còn ở trong nước hay đã trở về Mỹ; điều này, tôi không rõ. Nhưng, nếu căn cứ vào lời phát biểu của ông Phan, trong buổi nói chuyện khi ông Phan ra mắt sách, tại San Jose ngày 23.08.2015, để cho rằng ông Phan có thái độ chính trị triệt để; điều này cũng chưa chính xác lắm!. Ông Phan nói rằng: "Hồi đó, tôi nghe David Dương, tôi thích lắm. Ông về xử lý đống rác Ba Đình thì quá tuyệt. Nhưng mà không xử lý rác Ba Đình mà lại đi xử rác ở Đa Phước. Thành ra tôi nói: cái này lộn rồi. Nhưng với tài năng và sự nghiệp của David thì David có thể làm đủ mọi chuyện. Tôi hy vọng ngày nào đó ông cho cái đống rác Ba Đình vào trong đống rác của ông».
 
Theo thiển ý, "nói như ông Phan" cũng chưa bằng "nói như ông Trần Đĩnh". Thế mà bọn CS có rục rịch, sợ hãi gì!. Bọn cầm quyền chẳng cần đụng  đến những người như ông Tô Hải, Trần Đĩnh. Các ông này như trái cây chín đã khá rục rồi. Một cơn gió thổi, đưa họ chầu trời không sớm thì muộn. Đối với người CS, họ sợ tiếng nói phần nào, họ sợ sự chống đối thực tế (lực lượng có tổ chức). Nói rõ hơn, nếu có lý thuyết (phát triển qua các hệ thống truyền thông như báo chí, TV...) và có hệ thống đảng viên cùng khắp; đấy mới là điều khiến chúng lo lắng.
 
Vậy, nói làm gì đến kẻ "nữa nạt, nữa mỡ" và trông mong những người này sẽ tạo nên một chuyển biến gì. Những dạng liên hiệp thời 1940-1950 cũng chỉ là một dạng "nữa nạt, nữa mỡ". Vừa tin đối phương ...và cũng có thể vì muốn có thời gian để củng cố lực lượng, nên các đoàn thể, đảng phái quốc gia, đã đi vào con đường tự sát, sau khi đã cùng "liên hiệp" với đảng CS. Phong trào Quốc gia của Giáo sư Nguyễn Văn Bông đã làm bọn CS trước 75, trong miền Nam lo sợ. Chúng thấy trước sự lớn mạnh của Phong trào này. Phong trào có lý thuyết, nhất là đủ tự tin, có thể  đối đầu với CS, nên đã chấp nhận đối thoại với MTGPMN (Mặt trận Giải phóng Miền Nam) ...và có mạng lưới đảng viên (những người tốt nghiệp trường Quốc gia hành chánh) sẽ rải ra khắp nơi, nên chúng đã cho người ám sát ông Bông.
 
Bài học tuy cũ, nhưng không lâu lắm. Lẽ ra, những bài học này phải được mọi người nhìn thấy. Những tổ chức, đảng phái của người Việt ở hải ngoại hiện nay, dù nhiều tiền lắm của, nhưng nếu không hội đủ hai điều kiện nói trên, đừng mong nói chuyện đại sự. Một tổ chức, gọi là đảng, nhằm cướp chính quyền của kẻ độc tài chuyên chế, lại nói đến chiêu "Bất bạo động"; đó chỉ là cách nói để làm vui lòng bọn đang cầm quyền mà thôi. Nói chi những cá nhân, dù là nhà giàu, vừa làm kinh tế vừa nói chuyện thời sự!.
 
Nhưng cái khoái của nhà kinh tế Alan Phan là, vừa nói chuyện kinh tế, vừa nói chuyện thời sự chính trị...thêm chút mắm muối chuyện riêng tư, là khẩu vị của riêng ông ấy. Ai cấm được cái khẩu vị riêng của mỗi người. Cái khẩu vị vừa thích nạt vừa thích mỡ. Dù sao, chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng của ông, cũng như của bất cứ ai, những người đã thẩm thấu được tình cảm "Tiếng nước tôi ...thoát ngàn năm thành tiếng lòng tôi".
 


 
Đặng Quang Chính
08.12.2015
08:40
 
 
 
(1) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/b/message?sMid=206&fid=Sent&sort=date&order=down&startMid=200&filterBy=&.rand=167913293&midIndex=6&mid=2_0_0_2_175656_ACHFCmoAAAMxVilUeA15OLEGvv8&fromId=
(2) Khu vườn Alan với trang mạng www.gocnhinalan.com).
(3) https://sg-mg61.mail.yaho...A15OLEGvv8&fromId=
 
 
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Ông nội và cháu... - 11.12.2015 21:47:48
 
Nếu chuyện chỉ là "cách mạng" trong nước, có hai trường hop: (1) chống đối bọn bạo quyền hay (2) chịu đựng đến khi nào không chịu đựng nổi nữa thì mới quay qua cách (1). Nếu thời gian chịu đựng quá lâu, kết quả tuy có lật đổ được bọn bạo quyền ...nhưng hậu quả mà người dân gánh chịu quá lớn. Đất nước vì thế không ngốc đầu nổi.

Nhưng, khi không phải là chuyện nội bộ mà bọn bạo quyền lại là tay sai của giặc Tàu, tình thế đợi chờ để thực hiện theo cách (1) hay cách (2) chỉ có thể đưa tới cảnh "NGÀN NĂM TĂM TỐI" !!...

Để câu chuyện mớ rộng hơn, người viết dẫn ra một bài viết của một tác giả khác. Sau đó, có lời bình ngắn ở dưới.

--------------------------------------------------------------------------------
CÂU CHUYỆN CŨ VỀ CẢI LƯƠNG HAY CÁCH MẠNG

Nhân vừa đây, đọc bản tin: Lực lượng đối lập Venezuela thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội sau nhiều năm dái chiến đấu gian khổ, ngậm ngùi nhắc lại câu chuyện cũ về Việt Nam.

Được hỏi về 2 giải pháp cho Việt Nam:
1/ Đối đầu một mất, một còn
2/ Bằng cách gây lòng tin, thông qua phản biện đối lập trên tinh thần xây dựng theo cái gọi là diễn biến hòa bình.
LS. Nguyễn Văn Đài nói:“Phương án thứ hai, thì phù hợp hơn với hoàn cảnh và con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Và trên thực tế những cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do và dân chủ ở VN vẫn đang thực hiện trong suốt những năm qua. Phương án này chắc chắn sẽ được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế ủng hộ. Nhược điểm của nó là chậm, cần nhiều thời gian. Tôi ủng hộ phương án này.“

Cách mạng hay nô lệ?

Gió Dân chủ Toàn cầu Gió cách mạng Động Âu Gió cách mạng Trung Đông, Bắc Phi Gió cách mạng Ukraina, Venezuela Gió cách mạng Dân Việt tôi đâu?

Kể từ ngày đại sứ Ted Osius du hành Quận Cam dõng dạc ngôn: “Chánh phủ Mỹ không có kế hoạch thay đổi thể chế chành trị việt cọng”, kế đến đài Á châu Tự do RFA ra bản tuyên bố về việc sa thải blogger Lê Diễn Đức với lý do đi ngược lại chủ trương “Hòa hợp, hòa giải với việt cọng của chánh phủ Mỹ,” những nhà chủ trương “cải lương,” cải cách tiệm tiến chế độ toàn trị việt cọng dưới sự bảo trợ của Mỹ trong, ngoài nước bị bất ngờ, tưng hửng.

Vì vậy, lác đác gần đây, xuất hiện rụt rè trên net hai chữ cấm kỵ “cách mạng.”

Và mới đây, trả lời cuộc phỏng vấn của Trần Quang Thành (DLB), nhà văn Võ Thị Hảo kết luận rõ ràng hơn như vầy: “Một khối ung thư không thể cải cách được. Chỉ có thể cắt bỏ khối ung thư đó đi và liền sẹo. Nó có thể phát triển nếu cắt bỏ khối ung thư đó đi. Chúng ta có thể cải cách một cái xe đạp hỏng hết 2 bánh không, nát hết 2 bánh xe và khung gẫy không? Chúng ta không thể cải cách cái xe ấy được. Chỉ có thay xe thôi.Cách mạng là như thế. Nó đơn giản vậy thôi. Tôi nghĩ đừng sợ từ cách mạng. Cần phải làm cách mạng chứ. Nhưng cách mạng càng tránh bạo lực càng tốt, đỡ đau thương. Những cuộc cách mạng không bạo lực bây giờ nó có rất nhiều cơ hội.”

Không phải bây giờ mà từ rất lâu, chí ít là từ ngày nổ ra cuộc biểu tình lừng lẫy ngày 5 tháng 6, 2011 ở Saigon mà tôi mệnh danh là ngày “lịch sử” phát khởi “cách mạng Việt Nam” đã đặt ra câu hỏi nghiêm trọng: “ Cách mạng hay Cải lương?”

CẢI LƯƠNG HAY CÁCH MẠNG?

Nhân cuộc Cách mạng Da Cam Ukraine còn đang diễn tiến, thử đặt lại vấn đề Cách Mạng Việt Nam. Gần đây, theo dỏi các bài viết và lời bình trên các trang mạng, nhận thấy công luận có thể chia ra làm 3 khuynh hướng:

Một: Khuynh hướng cải sửa lần hồi chế độ theo kiểu cách, từ thỉnh nguyện đến “phản biện trong phạm vi cơ chế ” chí đến lập phong trào tranh đấu chánh trị na ná như các đảng phái xông vô ”đấu tranh chánh trị” với việt cộng của ông tiến sĩ Ngọ kể trên. Khuynh hướng nầy bị đông đảo bình giả nặng lời, từ “ngây thơ” cho đến thuật ngữ khinh thị “Xin-Cho”.

Hai: Mấy ngày trước đây, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đem ra nhấp thử hai chữ “Trung lập” liền gặp phản ứng. Những người có cảm tình với nhà văn còn gượng nhẹ là không thực tế. Đông đảo bình giả phê phán là nhà văn có vấn đề. Có người còn cho là bắt chước ngài Vũ Quốc Thúc ở hải ngoại.

Ba: Tuyệt đại đa số chủ trương loại trừ đảng cs một cách dứt khoát, không khoan nhượng.

Từ ngày bước chân lên đất Mỹ, hơn hai mươi năm về trước, tôi vẫn suy nghĩ về cuộc cách mạng dân tộc mới giải trừ được nọc độc cs trên đất nước Việt Nam. Ngày nay nhìn về cuộc cách mạng Nga bị cựu trùm phản gián cs Putin phản bội, tôi càng tin chắc rằng: Chỉ có một cuộc cách mạng dân tộc toàn triệt mới mong đem lại Tự do, Dân chủ và quyền làm người cho dân tộc Việt Nam. Xin dẫn
lại đây bài viết Cải Lương vs. Cách Mạng để góp ý về các khuynh hướng tranh đấu hiện nay.

CẢI LƯƠNG hay CÁCH MẠNG?

Ở bất cứ quốc gia nào, khi đất nước lâm vào nạn áp bức, bạo ngược, câu hỏi luôn luôn được đặt ra là: Cải lương hay Cách mạng? Tình cảnh Đất Nước ta ngày nay, dưới ách CS Độc tài toàn trị còn muôn ngàn lần bạo ngược hơn Bạo chúa Lê Long Đỉnh róc mía trên đầu nhà sư già Quách Ngang đời xưa nên câu hỏi trên càng trở nên bức thiết.

Cải lương là vận động cải biến lần hồi chế độ cai trị. Cách mạng là xóa bỏ chế độ áp bức, bất công. Xây dựng chế độ mới tốt đẹp hơn.

GIẢI PHÁP CẢI LƯƠNG ĐÃ THẤT BẠI

Thời gian trước ngày Đai hội của Đảng Cướp Sạch VC, những người tự xưng là nhân sĩ, trí thức CS mở cuộc vận động ráo riết nhằm vào các tay trùm VC có triển vọng lên làm vua để mưu tính cái gọi là “Diễn biến từ trên xuống” hay hoa mỹ hơn là “Cách mạng Cung đình” thì cũng vậy. Họ ngó tìm quanh quẩn, tìm hoài mà không thấy có tên trùm nào đáng mặt đóng vai Gorbachev, Yetsin made in VN.
Bèn làm liều chọn một lượt cả ba mạng: Trọng Lú, Sang sâu và cả Dũng y tá. Họ o bế, tô vẽ cho bọn chúng như vầy:

Trọng Lú thông minh, có bằng cấp cử nhân thứ thiệt chớ không phải thứ dõm theo hệ tại chức, tức là ghi tên đi học rồi chờ ngày lãnh bằng cấp, chẳng học hành gì sất. Lại còn có Phó Tiến sĩ Nga La Tư nữa, oai không?

Sang sâu tuy mới đấu võ miệng khơi khơi về vụ “Một con sâu đã nguy. Một bầy sâu chết mẹ cả nước nầy” là đã được Sĩ Phu ta bơm lên chín tầng mây: Chưa bầu mà chắc chắn đắc cử trăm phần trăm.

Lý thuyết da CS Nguyễn Thanh Giang còn liều mạng hơn, bợ đít Dũng du côn lên thành Thủ tướng “số dách” Á Châu, khiếp không? Tay tể tướng du côn Ba Dũng bữa nọ cao hứng tuyên bố trật chìa: “Một tấc đất, một tấc biển quyết không để mất”. Sáng hôm sau, Tể tướng ta mở Blog. Màn máy tính chớp nháy hoài mà không thấy chữ. Ô hô! Ai tai vì mắc vạ miệng!

Ba vị vua tập thể sắp lên ngôi hứa lèo với quí vị nhân sĩ, trí thức CS đồng đảng của chúng cái gì vậy?

Chúng đoan chắc ba chuyện động trời như vầy:

Một là: Cương quyết “Đổi mới cơ chế” thực hành “dân chủ” từ trong Đảng ra tới ngoài dân.

Hai là: Triệt để bắt sâu, tức là bài trừ tham nhũng.

Ba là: Xóa bỏ Điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho Đảng Cướp Sạch VC.

Nghe bùi tai, quí cụ nhân sĩ mới xui em cháu, giúp làm màu làm mè biểu tình cho xôm tụ để cho vở kịch “Diễn biến từ trên xuống” giống y như thiệt. Chẳng ngờ rằng các cụ bị ba thằng bợm già VC lừa đảo trắng trợn. Lên ngôi rồi chúng bèn sổ toẹt: Chẳng có hứa hẹn cái gì sất!

Màn CẢI LƯƠNG cải sà lách tới đây là hạ màn

ĐẠI CÁCH MẠNG DÂN TỘC ẮT THÀNH CÔNG

Từ cuộc biểu tình ngày 5 tháng 6 năm 2011 đến nay, sinh hoạt trên các trang mạng trở nên sôi động. Nào là các bài tường thuật biểu tình Chúa Nhật hàng tuần, nào là các bài phân tích, nhận định vân vân và vân vân…Đặc biệt là các lời “còm” (comments). Đây mới thật là PHẢN ẢNH DƯ LUẬN ĐẠI CHÚNG. Từ những câu ngắn gọn, bình dị nhưng dứt khoát, đến những đoạn viết ngắn với tính phê phán bộc trực. Thỉnh thoảng có những bài viết vừa phân tích tình hình vừa nghiêm chỉnh đề xuất ý kiến chớ không phải là lời bình đơn thuần. Trong số hàng ngàn ý kiến khác nhau, tựu trung lại có mấy ý hướng rõ nét sau đây:

Khuynh hướng giới hạn các cuộc biểu tình trong khuôn khổ biểu dương lòng yêu nước chống xâm lăng Tàu.

Khuynh hướng mở rộng mục tiêu biểu tình thành tranh đấu chống áp bức, bất công.

Cuối cùng là Ý chí dứt dạt: DẸP BỎ ĐẢNG CƯỚP SẠCH VC hay ĐẠP ĐỔ CHẾ ĐỘ ÁP BỨC BẤT CÔNG, ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ thì cũng vậy.

Nhóm nầy viết những câu ngắn gọn, biểu lộ thật ý, không lý luận quanh co, chỉ thẳng vào sự việc, đại ý: VC bán nước mới là “ngụy”. VC đàn áp dân mới là “phản động.”

Thật ra đây không phải là ba khuynh hướng khác nhau mà chính ra là ba bước chiến thuật tuần tự trên quá trình vận động Cách mạng mà mỗi nhóm nhận định theo thời điểm khác biệt.

Cho dẫu thế nào đi nữa, cuộc khởi phát phong trào biểu tình hiện nay đã đưa dư luận Quốc tế đến một cuộc THẨM ĐỊNH LẠI LỊCH SỬ DÂN TỘC chưa từng có.

Sau đây là vài đoạn trích từ bài báo TRANH CHẤP HOÀNG SA của Frank Ching (Far Eastern Economic Review):

1/ Hà Nội cũng nên khôn ngoan tái lượng định lịch sử và xác nhận công trạng đúng chỗ, Chánh phủ Saigon đã bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa thật là mãnh liệt trong khi Hà Nội chỉ lo triều cống Trung Cộng để xin ân huệ, là hành động đáng được công nhận.

2/ Hồ chí Minh khi được hỏi rằng ông phò Sô viết hay phò Trung Cộng, đã trả lời rằng ông phò Việt Nam. Bây giờ đã đến lúc Hà Nội phải thú nhận rằng CHÁNH PHỦ SAIGON ĐÃ PHÒ VIỆT
NAM NHIỀU HƠN LÀ BẮC VIỆT.

3/ Rõ ràng là Hồ Chí Minh, qua tay Phạm Văn Đồng, đã dâng cho Trung Cộng phần bánh lớn vì hắn cần viện trợ khổng lồ để chuẩn bị xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng vũ lực. Hồ đã nhắm mắt chấp nhận mọi điều kiện của Bắc Kinh.

MỘT CHẾ ĐỘ BÁN NƯỚC, HẠI DÂN NHƯ VẬY KHÔNG THỂ NÀO ĐỂ CHO TỒN TẠI ĐƯỢC. PHẢI TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG DẸP BỎ THÔI!!!



Nguyễn Nhơn


---------------------------------------------------------------------------------------


Cải lương hay cải cách

Dông dài cũng chẳng qua hình ảnh sau đây:
- Một người muốn ăn trứng bằng cách đập bể võ trứng
- Một người ăn theo cách đục lỗ, rút thức ăn từ trứng một cách từ từ
- Một người nói, hai cách đó làm ĐAU LÒNG quả trứng (muốn ăn trứng mà không chịu đập bể võ trứng).

Hai cách đầu mới giúp người ăn trứng thực hiện mong ước của mình. Nhưng "đập bể" hay "ăn từ từ" là tùy theo tình hình thực tế.

Trường hợp sợ ĐAU LÒNG quả trứng chỉ PHẦN NÀO hợp lý, khi cái trứng có giống nguyên thủy là của gà mình. Nếu đó là cái trứng của GÀ ÁC (Tàu), đến khi nó nở ra con gà ÁC, lúc đó chạy không kịp.



Đặng Quang Chính
11.12.2015
15:44

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 24.12.2015 19:14:08
 
Mỗi tuần một chuyện
Chuyện hai "Ông trời"


Bil Clinton, cựu Tổng thống Mỹ, một hôm dự tiệc khoản đãi của Tòa Đại sứ VN tại Mỹ, gặp cựu Nghị viên Mỹ gốc Việt, "Hô dị hợm". Hai anh đều từng là luật sự nên có một số điểm giống nhau.

HDH: ông cùng Bil Gate có bà con?
Clinton: Anh cùng Hoàng Cơ Minh là bà con...?
HDH: Sao ông hay "chụp mũ" giống như người Việt ở hải ngoại này vậy..?
Clinton: Hỏi thiệt anh...lúc anh về VN, bị nhốt tù CS, anh gặp đồng chí của anh hay sao...mà trong tù anh khai ráo trọi?
HDH: Chuyện này tôi đã nói rõ trong những tập sách của tôi rồi. Nhưng, vì ông hỏi...tôi nói để ông rõ thêm. Ông biết chơi bài mà...Tôi "tố" như thế để họ "ngọng", khỏi còn hỏi han lôi thôi.
Clinton: Tuyệt !...vì thế bây giờ, nếu anh có hỏi ai CÓ BẰNG CHỨNG gì không?...chắc bọn họ đều đều "ngọng"
HDH: Dĩ nhiên...ông là luật sư nên ông quá rõ. Tòa án xử một người nào, có tội hay không, đều phải có chứng cớ...Ở đây, đâu phải là VN
Clinton: Khỏi cần anh nhắc. Nhưng, tôi nhắc anh dè chừng thêm một điều. Bên cạnh tòa án pháp luật, chúng ta, con người còn một tòa án gọi là TÒA ÁN LƯƠNG TÂM. 
HDH (hơi sửng cồ): Thế còn vụ ông với Monica Lewinsky...có hình ảnh tòa án đó trong ông không...?
Clinton: Có chứ...nhưng dù sao, vụ liên hệ này chỉ có tính riêng tư giữa hai cá nhân. Còn anh, "Cách mạng Trắng" của anh là vụ việc liên quan đến tình trạng của cả một quốc gia.
HDH: Tôi đã thách đố những ai có cao kiến hơn tôi trong việc đưa ra một đường lối đem lại hòa bình cho đất nước... mà có ai dám chấp nhận đâu!
Clinton: Nghe anh nói...tôi cứ tưởng anh sắp ra ứng cử Tổng thống. Nói anh đừng buồn... mà chắc anh cũng biết. Việc tranh cử, ai muốn hứa sao thì hứa. Chết ai đâu !... Ăn thua là việc thực hiện khi đã đắc cử
HDH: Đó là cách "tố" thêm một bước nữa của tôi...
Clinton: Vì thế...những người không muốn tranh cãi với anh, trong đó có những người đã thấy cái "tẩy" của anh rồi...?
HDH: Đấy là những kinh nghiệm có được trong thời gian bôn ba ở hải ngoại này...Hình như ông thất bại trong vụ "medical care"?
Clinton: Nói anh đừng buồn...dù tôi thất bại trong vụ cá nhân riêng tư, hay trong vụ đưa ra đường lối nào đó...đó là thất bại do tôi hoạch định và thực hiện. Còn anh...?
HDH: Ông cho rằng tôi làm tay sai của chính quyền XHCH Việt Nam à...?
Clinton: Trước 75, mấy ông như ông Phat (1), Tho (2) cũng có lúc muốn đem lại hòa bình cho VN, qua vai trò lãnh đạo MTGPMN. Chí ít, các ông ấy cũng có ý trở thành một Tổng thống của miền Nam, sau chiến thắng.
HDH: Lúc đó đang có chiến tranh, bây giờ hòa bình, ổn định rồi...Nếu một cuộc bầu cử tự do có giám sát của quốc tế, mọi việc đều có thể xảy ra. 
Clinton: Hai ông nói trên đã nhập trận khi cuộc chiến bắt đầu mà còn được nhà nước của ông đối xử theo kiểu của họ như thế. Huống hồ là anh. Bây giờ, Anh chỉ còn nhào theo đánh vớt các ông già của chính quyền VNCH trước kia... chứ cũng chẳng so được với các đàn anh của anh. 
HDH: Mỗi người một thời thế...
Clinton: Anh cứ nói như chỉ có anh thấy được sự việc. Tôi nói cho anh hay, VN có nhân quyền hay không...điều này cũng nằm trong chính sách chung của chúng tôi. Nhưng, so với việc khác, có mức độ nghiêm trọng hơn mà chúng tôi còn xem không ra gì...đừng nói việc khác.
HDH: Ông nói rõ hơn...
Clinton: Việc VN sẽ chìm vào 1000 năm tăm tối, ông Reagan đã nêu ra rồi. Chúng tôi, vì bị "chặn họng" ở biển Đông nên mới lôi các anh vào vụ việc...
HDH: Còn tôi...tôi muốn bắt tay với Cộng quyền để đánh Tàu...như vậy cũng là góp tay với các anh đấy chứ
Clinton: Anh hay thích nói đùa... VN bây giờ đã ở dạng bang, tỉnh của Tàu...(tôi biết anh thừa sức thấy điều này)... đợi đến năm 2020...hay chậm nữa, có "ông trời" mới cứu được các anh. Anh có chắc chính quyền hiện nay không phải là dạng Thái thú tân thời của người Trung quốc?..
HDH: Tôi đang làm việc "Thế thiên hành đạo" !...
Clinton: Thôi...tôi nhường anh làm "ông trời" lớn...để tôi ở vai trò khác nhỏ bé hơn.

Hai "Ông trời" ngưng nói...khi ông Đại sứ VN đến gần. Một ông thấy rằng mình đã nói đủ, còn ông khác thấy mình đã nói quá!...



Đặng Quang Chính





Ghi chú:
(1) Kỹ sư Huỳnh Tấn Phát
(2) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Cả hai ông đều là người lãnh đạo MTGPMN, một tổ chức do Cộng quyền ngoài Bắc dàn dựng, trước năm 1975 (từ những năm 1960, khi khai sinh ra Mặt trận). Miền Bắc đưa nhóm bù nhìn này làm bung xung để lừa gạt Cộng đồng quốc tế, khiến họ tưởng MTGPMN thật sự là những người đối kháng với chính thể VNCH.

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 28.12.2015 02:10:11
 
Mỗi tuần một chuyện
Thuốc trị ngu


Vào link sau, chúng ta sẽ thấy cái "ngu" của bọn cầm quyền hiện nay như thế nào.

  https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/b/message?sMid=108&fid=Inbox&sort=date&order=down&startMid=100&filterBy=&.rand=751894017&midIndex=8&mid=2_0_0_1_520816269_ACHFCmoAAALAVnxvqgjtKJVnGvk&fromId=

Nói thế thôi, bọn phát biểu "linh tinh" trong link nói trên, tuy có bộ trưởng Quốc Phòng, Phùng Quang Thanh, và một số bộ trưởng khác, nhưng tất cả chỉ là "cóc ké, kỳ nhông". Bọn tứ đại triều đình "Trọng, Sang, Hùng, Dũng" không lên tiếng về một điều gì mà điều đó nói rõ tính chất làm tay sai (thái thú tân thời) của bọn họ cả. 

Kể ra họ đâu dở !...
Nhưng, phương thuốc mà người viết đề nghị chúng ta sử dụng để trị bịnh ngu của chúng (làm tay sai) là món thuốc "KHỦNG".

"KHỦNG" đây là khủng bố. Dĩ nhiên, đừng giết chóc bậy bạ vào dân lành vô tội. Bọn bán nước phải nhường chổ cho những người lương thiện sống. Nếu vừa rồi Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, bị "xử" bởi một nhóm người thuộc Cộng đồng người Việt hải ngoại... mức độ ủng hộ của người dân trong và ngoài nước sẽ lên đến con số kỷ lục!!...

Phần góp ý của người viết được sự ủng hộ của một người khác. Người viết chắc rằng, góp ý của cá nhân sẽ được sự đồng tình ủng hộ không chỉ của một người đó.

Mời các bạn vào link nói trên và cho thêm ý kiến.

  https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/b/message?sMid=108&fid=Inbox&sort=date&order=down&startMid=100&filterBy=&.rand=751894017&midIndex=8&mid=2_0_0_1_520816269_ACHFCmoAAALAVnxvqgjtKJVnGvk&fromId=

Nói thêm: Chỉ có một người gửi trả lại email của tôi nên tôi tưởng thế. Tôi xem lại, rất nhiều người gửi trả lại trên mạng từ những bài đã được phóng lên bởi nhiều người khác. Vậy, các bạn cứ vào bất cử link nào, có tựa đề "Thuốc trị ngu" và cho thêm ý kiến cũng tốt!



------------------------------

Ông Liên Sô nào đó nói rằng, CS không thể sửa chữa, chỉ quăng nó vào thùng rác.

"Quăng vào thùng rác" có nghĩa là phải dùng phương thuốc "khủng" mới trị được.

Thuốc "khủng" ở đây là KHỦNG BỐ, có nghĩa là thằng nào có "nợ máu nhân dân" (nhóm chữ của CS) là phải nhường chổ cho người khác sống.


Đặng Quang Chính


--------------------------------------------


Toi hoan toan dong y voi A DQC.

David Hoang

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 30.12.2015 13:49:58
 
Hỏa diệm sơn...tịt ngòi
 
 
Hỏa diệm sơn sau khi chấn động, sẽ phun phún thạch...rồi phún thạch từ từ tràn xuống đất bằng phía dưới. Đó là hình ảnh thường thấy trong phim ảnh. Nhưng, hình ảnh hỏa diệm sơn tại Việt Nam, trong những ngày tháng qua đã là một hỏa diệm sơn tắt tịt. Đó là hình ảnh của một bài viết, nói về những người phát tờ rơi bị công an đánh tơi tả!
 
Hoàng Bình, bị CA bắt đến phường Hòa Thạnh. Bắt ngày 25.12. Giam giữ và bị đánh đập. Sau đó, Bình được thả ra lúc 14:00, ngày hôm sau, 26.12
 
Bình kể lại sự việc đó như sau: "Hôm qua em vừa ra khỏi đầu hẻm thì công an giao thông đến nói là em gây tai nạn bỏ chạy, thì em vẫn hợp tác về đồn. Về đồn thì họ đây em vào phòng có 6 người đánh em liên tục khoảng độ 30 phút, đánh liên tục, đánh rất là nhiều. Có 6 nhân viên an ninh mang khẩu trang đánh em liên tục và nói là ‘lúc ở ngoài đường mày nói cái gì ? bây giờ mày ngon thì mầy nói đi’ thế là họ đánh em liên tục. Đè đầu vào bàn đánh liên tục, Em úp mặt vào bàn, họ bóp cổ và đánh, họ đánh vào 2 cánh tay của em làm em không thể nào nhấc tay lên nổi. Họ đánh vào đầu và tai em làm em ù hết cả tai, sau đó chuyển em sang phòng khác. Ra phòng ngoài này lại đánh tiếp. Lúc đó em có triệu chứng buồn nôn và chóng mặt vì bị đánh vào đầu nhiều. Lúc đó em mê man không biết gì thì có bác sĩ đến khám thì chỉ đo huyết áp và nói là sức khoẻ bình thường, chỉ có huyết áp thì thấp một chút nhưng tim phổi bình thường và ổng bỏ về ngay sau đấy.
 
Bình phạm tội gì mà bị CA đem về văn phòng, đánh dữ dội như thế?. Bình phát tờ rơi mang thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập nghiệp đoàn độc lập.
 
Bác sĩ nói không có gì nguy hiểm nên Bình được thả về?
 
Chúng cho rằng Bình giả vờ nên "...thay phiên nhau, cứ 30 phút là hành hạ một lần lúc thì đánh trực tiếp, lúc thì nắm tóc giật ngửa lên, đặc biệt là có anh an ninh thành phố tên là Trần Văn Vũ bóp cổ em, dập vào đầu và tát hơn 30 tát vào hai bên tai em. Em thì ngồi nhắm mắt để cho đánh, em không kháng cự gì cả. Thì ông ấy dùng 2 ngón tay móc vào hẳn mắt của em nói mày mở mắt ra. Ổng ấy móc vào mắt, bóp vào cổ họng và đấm vào sau lưng để cho em sặc không thở được ..."
 
Lúc Hoàng Bình bị bắt, bạn bè thông tin trên facebook, kéo nhau khoảng 20 người, từ phường Tân Sơn Nhì đến phường Hòa Thạnh, nới Bình bị giữ. Mấy thanh niên này đủ khôn để kéo một "lực lượng" tương đối khá. Cái núi lửa này (hỏa diệm sơn) chắc phải bùng nổ lớn rồi !...
 
Nhưng, "...bên phía chính quyền cho cảnh sát giao thông, cơ động, dân phòng rất là nhiều chưa kể phía an ninh thường phục đứng vây chặn không cho đi vào. Thì lúc đó tụi em đi vào nhưng mà họ không chấp nhận cho tụi em đi vào. Chúng em đi vào thì bị những người tự xưng ‘câu thần chú: Tao là dân rồi bắt đầu đánh đập thoải mái trước mặt công an. Những người đó đánh em từ đầu hẻm 70, đánh dài vô tới đồn khoảng 50 mét, vô tới trong phòng rồi bắt đầu lấy còng tay em lại dồn vô chân tường đánh tiếp. Khoảng mười mấy - hai mươi người, mấy anh đó cao khoảng 1,80 mét, tướng rất là to con, họ cứ nói ‘tao là dân’ rồi xông vào đánh không cần nói lý do gì cả. Chẳng hiểu sao những người tự xưng ‘tao là dân’ và mặt thường phục lại có còng tay đi còng, thì công an cũng chỉ đứng nhìn thôi. Có một anh cũng mặc sắc phục đánh em, em nhớ tên anh này là Phạm Khắc Đông...”.
 
Hỏa diệm sơn tịt ngòi !!!...
 
Cô Đỗ thị Minh Hạnh, một thành viên của Lao động Việt nói: "..Vì những sự việc diễn ra mang tính chất đàn áp, khủng bố như vậy khiến cho nghiệp đoàn độc lập khó mà có thể thực hiện được ở Việt Nam...".
 
Họ phát tờ rơi mang thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, một trong những điều kiện khi tham gia Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP mà Việt Nam là một trong 12 quốc gia tham gia ký kết. Những cá nhân trên, phát tờ rơi với nội dung như thế, không làm gì phi pháp...thế mà phải gánh chịu những đòn thù tệ hại như thế. Điều đó có phải là bất công không...? là trái với luật pháp...?
 
Thế mà những cá nhân, nhóm hội người Việt ở nước ngoài, lúc nào cũng hô hào "bất bạo động" rồi "hòa hợp, hòa giải"... và "liên kết"..v.v.. Rồi lên lớp người khác là, chẳng hạn, hãy tính sao để đất nước không chịu thêm những cảnh chiến tranh, đổ vỡ...v..v...
 
Trước hết, những tên Trần Văn Vũ, Phạm khắc Đông...phải có bài học để hiểu đươc rằng, "Gieo gió gặt bão"!. Cấp trên trực tiếp của chúng sẽ nhận lấy bài học "Gieo nhân nào gạt quả đó"!.
 
Chúng ta hãy tưởng tượng thêm rằng, hỏa diệm sơn nơi dân chúng sẽ bùng nổ, khi họ được thông tin đúng mức và cần thiết; những thông tin đánh tan đường lối tuyên truyền của Cộng quyền. Chúng là bọn Thái thú tân thời, chúng đã bán từng phần đất nước cho Tàu... và chúng phải nhận được bài học để hiểu rằng, tội bán nước là một trọng tội đối với nhân dân.
 
Nhưng, ngày nào ở hải ngoại còn có những cá nhân, đoàn nhóm kêu gọi "hòa hợp hòa giải" và "bất bạo động" thì những hỏa diệm sơn trong nước không thể bùng nổ được. Dù cá nhân có danh tiếng đến đâu, dù đoàn thể đó hô hào tranh đấu đến cỡ nào... nhưng hễ phạm tới những điều vừa kể, cũng được xem là kẻ nối giáo cho giặc. Giặc đây, trước hết là bọn Thái thú trong nước, vì chúng làm tay sai cho Tàu, nên chúng được gọi như thế. Không có chữ nào khác.
 
 
 
Đặng Quang Chính
29.12.2015
23:12
 
 
 
Muốn xem đầy đủ diễn tiến Phạm thị Mỹ Hạnh, Hoàng Bình...và các thành viên khác của Lao động Việt bị CA hành xử tàn nhẫn như thế nào, vào link sau sẽ biết rõ hơn.
 
h..ps://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/b/message?sMid=36&fid=Inbox&sort=date&order=down&startMid=0&filterBy=&.rand=242984017&midIndex=36&mid=2_0_0_1_522913678_ACHFCmoAABKAVoHyUg778Lq%2BQgs&fromId=
 

dang son
  • Số bài : 4767
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.06.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 31.12.2015 17:03:09
...
 
 
 
 
 
Xin chào anh -
 
Tôi vẫn âm thầm theo dõi những bài viết của anh và ủng hộ  quan điểm không ngừng chống CS của anh với tinh thần trường kỳ và hoài vọng sẽ có một nền dân chủ và tự do thật sự cho quê hương ...
 
 
 <  Giữ lại  một câu thấm thía từ ' Kịch Bản Dài Hơi ' :
 
'....   
Ông Liên Sô nào đó nói rằng, CS không thể sửa chữa, chỉ quăng nó vào thùng rác. 

"Quăng vào thùng rác" có nghĩa là phải dùng phương thuốc "khủng" mới trị được. 

Thuốc "khủng" ở đây là KHỦNG BỐ, có nghĩa là thằng nào có "nợ máu nhân dân" (nhóm chữ của CS) là phải nhường chổ cho người khác sống. 
 
.
 
 Qua năm mới , chúc anh  sức khỏe và tiếp tục với những bài viết đầy khí thế để làm rơi bộ mặt nạ của lũ hèn CS
 
 
 
Thân ái .
 
 
 đăng sơn.fr
 
 
 
 
 
...
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.12.2015 17:05:33 bởi dang son >

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 01.01.2016 04:14:37
 
Tết quê nhà
(Thân tặng đăng sơn.fr)

 
Tết người cui tháng 12 pháo n
Tiếng đì đùng như lòng h reo vui
Tôi ngi đây đc nhng câu ngn ngi
Ca mt bn trên văn đàn ti mt chn tht xa

Bn đó âm thm theo dõi tôi tng bài viết mt
Cũng như bn đã gi đến cho người nhiu bài viết tht hay
Nhưng mt chung cuc c hai chúng tôi đu mong ước
Mt nước Vit nam tht s có t do và dân ch

Mong ước đó không ch riêng hai đa
mà ca c hàng triu người con dân, trong và ngoài nước Vit
Mong ước đó có ngày s n hoa chiến thng
Bng ni lc riêng mình ca con cháu Rng, Tiên 

Pháo đã n càng n vang khp chn
Lòng tràn thêm nim vui có người bn cm thông
Đã hai cây....ri ba cây chm li
Hòn núi cao s cao hơn, lòng tin s lên cao hơn na

Ngày nào đó pháo n tưng bng nơi quê m
Đón đàn con xa x tr v
Anh và tôi cùng người dân trong nước
Ct ging chung nhau bài ca đt nước thanh bình


Đng Quang Chính
31.12.2015
21:47 
 

dang son
  • Số bài : 4767
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.06.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 01.01.2016 20:11:10
.
 
 

    _____________________________________________________________________________
 
 

 
 
   '    ....

 
 
 
.
 
 


          





 
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2016 23:47:49 bởi dang son >

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Ông nội và cháu... - 05.01.2016 04:49:13
 
Tan sương đầu ngõ....
 
Nhân ngày đầu năm, chuyện thời sự trong nước khiến nhiều người theo dõi nhất là Đại hội 12 đảng VC. Viết gọn cho mọi người dễ theo dõi, tôi dựa vào bài viết của Nguyễn Nhơn (1)
 
Tiền hội đại 11 năm 2011 với cái “ kiến nghị hòa hợp hoà giải, đoàn kết trong ngoài, xây dựng tương lai “ của 20 vị lão thành kách mệnh trong nước, cộng với cái “ lá Thơ ngỏ 36 -1 trí thức hải ngoại “ mà cụ Vũ Quốc Thúc ví von như là bản tuyên ngôn Kách mệnh Nhung Tiệp Khắc.
 
Năm nay 2015, đảng hội đại 12 xem bề cập rập. Trải qua 13 kỳ Hội nghị TW đảng mà việc sắp xếp nhân sự tứ trụ triều đình vẫn chưa xong. Tuy vậy các cụ lão thành và sồn sồn cũng tụ họp được 127 vị ký cái kiến nghị thiệt là mạnh mẻ chưa từng thấy: các cụ đề xuất “bỏ tên đảng – đổi tên nước“ thiệt là nghiêm nghị.
 
Khởi đầu là ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành (2)
 
Kế đến là một nhân vật Đại Việt kỳ cựu, tác giả Lê Minh Nguyên với bài viết “Thay đổi và Cơ hội“(3)
 
Và cuối cùng là nhân vật “Lá thơ ngỏ 36 - 1 trí thức hải ngoại“ Lê Xuân Khoa với bài khảo cứu tràng giang tựa đề “Người Việt ở Hoa Kỳ – Từ tị nạn đến công dân Mỹ gốc Việt.“(4)
 
Sau đây là những ý kiến, đóng góp của tác giả Nguyễn Nhơn, về những ý kiến, đóng góp nói trên.
 
"Sở dĩ trích dẫn ông thần cây da Kiểng, người bắt Tổ quốc ăn năn dài dòng là để cho thấy ông nầy mần chánh trị hải ngoại mà cũng biết chơi trò Diện – Điểm kiểu vi xi. Ông ta lý luận tràng giang, phê phán vc sát sạt làm diện để rồi xuống xề đóng chốt vào điểm lập trường thâm căn cố đế của chủ xị kêu là Tập họp dân chủ Đa nguyên da con chó vá: ĐỐI THOẠI – HÒA GIẢI
“ Chúng ta có thể chờ đợi những năm tháng rất mới, trong đó người Việt Nam chỉ chấp nhận đối thoại với Đảng Cộng Sản trên căn bản đối thoại giữa những người có quyền và những người đang vi phạm quyền và để yêu cầu họ chấm dứt sự vi phạm, đồng thời, với sự bao dung tối đa, chấp nhận để họ có chỗ đứng bình thường trong lòng dân tộc.”(Nguyễn Gia Kiểng)
 
Người dân Việt nếu muốn là người có thực quyền để nói chiện với bọn việt cọng đang cầm quyền với công an, binh lực, bộ máy cai trị kềm kẹp từ trung ương tới tận thôn làng thời phải tập họp được sức mạnh quần chúng tràn ngập lực lượng việt cọng vừa kể, tức là phải vận động nổi dậy tới mức uy hiếp được bọn cầm quyền thời mới khả dỉ nói chuyện với chúng được. Còn như chỉ nói miệng, hù dọa chúng, là chơi trò mùa rìu trước cửa Lỗ Bang! Chưa triệt hạ được chúng mà nói chiện khoan dung nhân hậu tối đa để cho chúng được đứng trong lòng dân tộc là tấu hài qua mặt tổ Sạt lô!
 
Tóm tắt là: Muốn có Dân chủ Đa nguyên – Đa đảng thì Điều kiện Tiên quyết là Triệt hạ chế độ toàn trị việt cọng cái đã, nghĩa là phải liều thân hy sinh vận động tổ chức cách mạng, nói nôm na là vận động đông đảo quần chúng vùng lên đánh đổ gông cùm việt cọng.
 
Còn việc tác giả Lê Minh Nguyên viện dẫn từ chương trình huấn luyện cao học kinh doanh MBA Mỹ tới thuyết Âm Dương kinh Dịch để khuyên bọn cu li việt cọng biết quyền biến theo thời cơ thì xem ra có chỗ trái khoái:
 
Trong chánh trị Mỹ, thỏa hiệp là nghệ thuật cầm quyền. (Art of Compromise). Cân bằng quyền lực ( Balance of Powers ) là nguyên tắc giữ ổn định chánh trị.
 
Việt cọng bá đạo thì cũng biết quyền biến kêu là “chớp cơ hội“ nhưng chỉ để tranh thắng, chiếm giữ quyền bính chớ không phải để thay đổi có lợi cho dân – nước.
 
Đó là chỗ khác nhau căn bản giữa vương đạo và bá đạo. Vậy làm sao đem vương đạo mà khuyên giải bọn tà đảng việt cọng cho được?!.
 
Theo truyền thống Việt, minh quân thì phụng thờ, bạo chúa phải tuyệt diệt. Bạo quyền việt việt cọng thì phải triệt hạ chớ không thể sửa chửa được.
 
Cuối cùng, về tác giả Lê Xuân Khoa, xin góp ý như vầy:
 
" Cộng đồng Mỹ gốc Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện hai công tác quan trọng:
     1. vận động Hoa Kỳ và quốc tế gia tăng nỗ lực đánh bại tham vọng bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, và
     2. hỗ trợ tích cực những nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đang dũng cảm đương đầu với chế độ độc tài ở trong nước. “
 
Ông Lê Xuân Khoa là ai mà nêu ra cho "Cộng đồng Mỹ gốc Việt" 2 công tác quan trọng kể trên?
 
Tôi là một thành phần trong Cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tôi chủ trương vận động toàn dân triệt hạ chế độ toàn trị việt cọng xong mới giành lại chủ quyền dân tộc, đoàn kết toàn dân xây dựng nội lực, liên minh với Mỹ, Nhật, Ấn và các nước Đông Nam Á làm kế lâu dài giữ nước chống tàu khựa bành trướng theo như câu khẩu hiệu của Quân cán chính VNCH: Muốn chống tàu xâm lăng, trước tiên diệt nội gian việt cọng.
 
1/ Tôi không ươn hèn chỉ biết mơ tưởng chiện không bao giờ có là: " Vận động Hoa Kỳ và Quốc tế ...đánh bại tham vọng bành trướng... của Trung Quốc ở Biển Đông!!!???"
2/ Tôi lại càng không tin vào "các nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền" dũng cảm đương đầu với toàn trị việt cọng theo phương thức "Xã hội dân sự" chỉ để cho việt cọng bắt bớ, bỏ tù để làm hàng hóa xuất khẩu qua Mỹ khi cần trao đổi quyền lợi với Hoa Kỳ chớ không thể chuyển hóa chế độ toàn trị việt cọng được.
 
Người viết bài, dựa theo Nguyễn Nhơn, có thêm bổ sung như sau: (1) Trước tiên, tôi xếp ý ông ấy theo thứ tự là: - VC là bọn tà đảng nên không thể dùng vượng đạo nói chuyện với chúng - Không có gì sửa chữa được từ bọn gian tà này, nên chỉ có cách vứt vào giỏ rác (như vậy, phải có lực thật sự mới làm được) - Lực thật sự ở hải ngoại là không trông mong vào ngoại lực một cách triệt để - Lực thật sự trong VN, không phải chỉ là các "Nhóm xã hội dân sự" (Những bài viết lâu nay của riêng cá nhân tôi đã từng đề cập và có nội dung tương tự như thế). (2) Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một điểm khác, rất cần thiết trong giai đoạn này; nhất là đối với Cộng đồng người Việt hải ngoại. Chưa nói đến việc người hải ngoại sẽ làm được gì cho đồng bào trong nước, chúng ta chỉ cần họ nhận được đâu là kẻ làm lợi cho CS, đó cũng là đòn chí tử đánh sập NGHỊ QUYẾT 36 của Cộng quyền!.
 
Trong nước, với hệ thống "kềm kẹp" về truyền thông của Cộng quyền (hơn 800 tờ báo, tạp chí...v..v..và đài phát thanh, TV) người dân không hoàn toàn thấy rõ bộ mặt thật của Cộng quyền và sự "xâm thực" (dạng xâm lăng tiệm tiến hiện nay) của Tàu. Nhưng, người Việt ở hải ngoại phải làm sáng tỏ được điều nói trên trong Cộng đồng.
 
Để chấm dứt bài và thay đổi không khí, tôi lấy việc Phó Tống thống Mỹ "lẩy Kiều" trong bữa chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tối 7/7/2015 tại Bộ ngoại giao Mỹ để nói đến công việc quan trọng nói trên.
                               “Trời còn để có hôm nay
                      Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
(Nguyên văn lời ông Joseph Biden: Thank heaven we are here today. To see the sun through parting fog and clouds)
 
 
Đặng Quang Chính
02.01.2016
10:02
 
 
 
 
 
(1) https://sg-mg61.mail.yaho...gw46DUTBjY&fromId=
(2) Vào trang trên để xem chi tiết ý kiến của Nguyễn Gia Kiểng
(3) Cũng trang trên để xem chi tiết
(4) Trang trên, tương tự
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 23.01.2016 15:39:48
 
Chuyện không cười



Anh bạn già bên VN gọi tôi nói chuyện. Hỏi anh ta ở VN có gì lạ không. Anh ấy nói, có khi ở ngoài lại có tin nhanh hơn trong này. Rồi anh nói, hôm rồi, cả nhóm ăn sáng, bàn cãi nhau hăng lắm!


- Chuyện gì?. Tôi hỏi
- Chuyện Đại hội đảng
- Vậy là các anh bàn theo tin nước ngoài. Nói gọn, là tin từ các trang mạng nước ngoài...
- Một phần...phần khác là do một người có bà con làm lớn trong chính quyền
- Bàn ra sao..?
- Chắc Nguyễn Tấn Dũng bị loại...
- Thành phần tứ trụ ra sao? 
- Trọng vẫn là TB.Thư, Lê thị Kim Ngân là Chủ tịch quốc hội. Thủ tướng là Đỗ xuân Phúc..còn Chủ tịch là...(tôi quên rồi)
- Trần Đại Quang..?
- Đúng rồi...
- Có gì lạ..?
- Lạ chứ..người ta cứ đồn đãi NT.Dũng có thể là Gorbachov
- NT Dũng nếu có "hạ cánh an toàn" như Nguyễn Minh Triết...thì thay vì giống Triết, an nhàn trong mảnh vườn trên Bình Dương (cũ) Dũng có thể ngao du vui chơi bên Mỹ cũng được...chứ có sao đâu.


Anh bạn không nói gì thêm vì "đứt mạng" (hai bên nói chuyện qua Internet). Mà, có dù anh bạn tôi nói gì thêm nữa, người Việt bói mù ở nước ngoài nói gì đi nữa... tôi vẫn cho là dù không thay đổi, dù thay đổi nhân sự ở VN, bọn lãnh đạo mới vẫn cúc cung đi theo đường lối "16 chữ vàng, bốn chữ bạc" gì đó của Tàu đỏ. Lộ trình của Hiệp ước Thành đô (năm 1990) giữa hai đảng CS, Tàu đỏ và "Hán ngụy" chưa có gì thay đổi.


Việc dẹp bọn Thái Thú và đánh đuổi sự xâm lăng theo lối "tầm ăn dâu" hiện nay của Tàu đỏ chỉ được thực hiện bởi toàn dân trong nước. Ngày nào toàn dân thấy rõ bộ mặt bán nước của bọn Cộng quyền và quyết tâm xóa bỏ tình trạng đó, ngày ấy mới thực sự là ngày đổi mới của đất nước chúng ta. 


Đặng Quang Chính
23.01.2016
09:25

 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Kịch bản dài hơi - 30.01.2016 14:50:01
 

Nhát
 
Ai cũng sợ chết nên phần đông tòan là đồ chết nhát. "Nhát" có nhiều dạng. Có dạng được gọi là "gà mái". Hôm nào, gặp lại người bạn, tôi sẽ hỏi cặn kẽ "gà mái" mà chết nhát có nghĩa như thế nào. Bây giờ, theo những gì tôi đã thâu lượm được từ anh bạn đó, tôi cố diễn tả chữ "gà mái" xem nó ra sao.
 
Như đã nói, anh bạn là một giáo viên, như những bạn giáo viên khác, trong nhóm chúng tôi. Anh ta dạy học trước năm 1975 và sau năm này một thời gian. Anh ta có khác, vì trước 75, ngoài việc dạy, anh còn "kiêm nhiệm" công tác "trí vận". Đại loại như nhà văn Vũ Hạnh, vừa dạy học, viết văn và kiêm thêm nghề "Trí vận". Dĩ nhiên, trước năm 1975, bạn bè gần như không ai biết được anh bạn của chúng tôi kiêm nhiệm công việc kể trên.
 
Lại phải nói qua trường hợp Vũ Hạnh trước. Ông này, sau 75, được cấp căn nhà trên đường Phan Thanh Giản (Bây giờ là đường Điện Biên Phủ), gần rạp hát Long Vân. Học trò cũ, một số đến thăm, vì ông ta là thày dạy học cũ của mình. Sau đó, ít người quay trở lại. Lý do dễ hiểu. Vì Vũ Hạnh, sau khi viết một bài báo, nói lên một sự thật nào đó...rồi vì bị cơ quan văn hóa nhà nước "đe dọa" thế nào đó, đã viết bài báo khác để thanh minh, thanh nga việc ông ta đã làm. Tướng người Vũ Hạnh tầm thước, có sức khỏe.. nhưng nhát gan. Đã dám làm, không dám chịu. Suy cho cùng, có lẽ ông ta sợ nhà nước lấy lại căn nhà đã cấp cho ông ta. Giống như các "ngài" công thần của ta ngày nay vậy. Sau khi về hưu rồi, các "ngài" mới dám i oe, tuyên bố này khác, ra vẻ chống đối nhà nước thế này thế kia. Khi còn tại chức, họ đã thấy rõ mọi sự thật mà có dám lên tiếng gì đâu!.
 
Anh bạn của chúng tôi, trái lại. Sau 75, được "cơ cấu" (sắp xếp) dạy học tại trường Trung học Petrus Ký. Thấy một số việc trái tai gai mắt nên anh ta lẵng lặng từ giã mái trường. Thời buổi đó, lương giáo viên chỉ có đôi ba chục bạc, nhưng sống ngáp ngáp nhờ được mua nhu yếu phẩm. Dù thế, bỏ ngang nghề dạy cũng là một thái độ không bình thường.
 
Anh ta có "gan" hơn ông Vũ hạnh, có lẽ nhờ thân thể to lớn, đẫy đà?.. Nói chơi thế thôi. Cái gan của mỗi người tùy vào khí chất hơn là chiều cao, sức nặng. Chuyện Tàu kể rằng, khi chọn được 4(5) dũng khí để làm việc mưu sát bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Kinh Kha là một trong những người đó. Có một dũng sĩ có tầm vóc to bự hơn Kinh Kha nhiều, nhưng bị loại. Lý do, chỉ vì gặp chuyện căng thẳng, anh này đổi ngay sắc mặt.
 
Không biết sẽ lấy cái gì làm chuẩn để đo lường khí chất anh bạn "trí vận" của chúng tôi. Có nên chăng nếu lấy tạm câu chuyện sau mà nhiều người bạn trong nhóm được biết.
 
Câu chuyện xảy ra khi anh "trí vận" còn ở trong nhóm làm ăn của "Việt kiều yêu nước" Canada. Hôm đó, anh ta đem giấy tờ của nhóm đến UBND Thành phố HCM, để được xét duyệt. Anh ấy gặp một người tên Th..., Trung tá thuộc cơ quan tình báo của VC. Hắn người Bắc. Đã thế, với cấp bậc đó, lại có bà con thân thích với những tay gộc trong chính quyền ở miền Bắc, được điều vào làm việc trong Nam, nên tay Trung tá này không xem ai ra gì. Những năm đầu của thập niên 80, những tay có vị trí như thế cũng khiến nhiều người ngầm sợ. Vì bất đồng ý kiến sao đó, sau một hồi lời qua tiếng lại, anh "trí vận" đã đánh cho hắn một trận.
 
Tuy cũng khá ngông nghênh, anh "trí vận" tự nhận xét nhiều việc rất thật. Chẳng hạn, anh đôi lần, nói với anh em với sự có mặt của anh Hồ Hiếu. Anh nói, ý đại khái là, tôi chỉ dám nói... chứ không dám làm như Hồ Hiếu. Thật vậy, vì âm mưu của ông Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn không thành công nên anh Hiếu đã bị nhốt tù. Anh Hiếu là người trong nhóm "Câu lạc bộ kháng chiến cũ", nhóm của hai ông kia, định làm một cuộc thay đổi chế độ nhưng thất bại.
 
Tuy có khí chất ngang tàng, nhưng anh ta cũng biết tự chế trong nhiều nhận xét; kể cả nhận xét về mình… nên chúng ta không thể kết luận là anh ta nói theo kiểu "vui đâu trút đó"!. Vì thế, khi anh ta nhận xét về Nguyễn Tấn Dũng là người có khuôn mặt "gà mái", chúng ta phải tự hỏi là, lý do tại sao.
 
Do ở trong nhóm Việt kiều Canada, anh ta quen với Trần Bạch Đằng. Và qua ông này, họ kết thành một "nhóm lợi ích" (Thời gian sau 1980 không lâu, ở VN chưa "sản xuất" ra nhóm chữ này). Lê Hồng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (đàn em Nguyễn Tấn Dũng) cùng Trần Bạch Đằng, Lê Thanh Hải, nay là Chủ tịch UBND thành phố HCM, anh bạn "trí vận" đã nhận lời mời của tập đoàn tư bản nước ngoài. Nhóm này gồm nhiều quốc tịch khác nhau, sửa soạn rời Hồng Kông (năm 1977- năm Hồng Kông được Anh trao lại cho Tàu) kiếm một nơi khác để đầu tư. Họ nhắm đến đảo Phú Quốc, tính làm nơi đó trở thành một Công ty offshore có tầm cỡ quốc tế. Thấy "mùi đồng" anh ba Dũng đồng ý ngay, để nhóm người trên làm chuyến đi tham quan Bermuda, hòn đảo phía bắc Đại Tây Dương, có mô hình một công ty offshore ở nước ngoài. Vì đã có bước thỏa thuận tạm thời nên công ty mới chiêu đãi nhóm trên hậu hĩ. Đến hồi gần kết thúc, để tiến tới làm ăn thật sự, có một cuộc họp được sắp xếp. Bên phía VN có 5 người, mỗi người đại diện một bộ có liên quan. Trừ người thứ năm, không là một bộ hẳn hoi chi cả, lúc ấy chỉ được gọi như là Cơ quan phụ trách kinh tế đối ngoại gì đó (thuộc Tổng cục an ninh, tình báo). Nhưng, quyết định chung cuộc do người này nắm giữ. Thế là mọi việc "xôi bỏng hỏng không"!.
 
Theo anh "trí vận" kết luận, ba Dũng muốn ăn nhưng sợ bọn miền Bắc, do người thứ năm quyết định, nên không dám phản đối chi cả. Còn tên miền Bắc, do thấy không có phần mình trong vụ làm ăn này nên mạnh tay gạt ngang. Vì thế, từ nhiệm kỳ đầu làm Thủ tướng của ba Dũng, dù ai bàn ngang tán dọc thế nào, anh "trí vận" chỉ kết luận một câu gọn lỏn, đại ý, "thằng gà mái" đó mà làm ăn gì!. Dĩ nhiên, việc làm kinh tế như kể trên đã không thành công, nói gì đến sứ mệnh (như mọi người đồn thổi) là Ba Dũng sẽ trở thành một Gorbachov của Việt Nam!. Mà đã "gà mái" sao Ba Dũng dám đấu lại với gà cồ "Phú Trọng" (đã dựa lưng vào quan thầy Tàu đỏ). Nhưng, đó là lối nói theo kiểu bàn dân thiên hạ; nghĩa là cứ người này đồn thổi rồi người khác nghe theo, lập lại. Còn mấy "ngài" thời sự chính trị, các anh nhà văn, ký giả trong và ngoài nước, hoặc được sai bảo, hoặc cũng bị "lên đồng" tập thể, cứ nói theo lối "bọn chúng đu giây", nên mới thấy thời sự theo kiểu như thế. Kẻ thức thời, thấy ngay đó chỉ là một tấn tuồng của bọn Thái thú tân thời. Chúng, được quan thầy Tàu đỏ cho nhúc nhích trong sợi dây thòng lọng của bọn Tàu, cho đến lúc nào bọn quan thầy muốn trò diễn đó chấm dứt thì mới thôi. Và tấn tuồng của bọn Thái thú đóng thật hay...cho đến khi một vai đóng tuồng "thân Mỹ" (ba Dũng) rời hậu trường mà khán giả vẫn còn luyến tiếc vai trò của người diễn tuồng đó. Trái lại với tất cả "bàn loạn" và đồn thổi nói trên, trước khi chúng nhóm Đại hội đảng, người viết đã cho rằng, dù đổi mới hay không đổi mới nhân sự, tụi Thái thú tân thời vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, với vòng kim cang "16 chữ vàng, 4 chữ bạc" gì đó của Tàu, đã được gắn trên đầu, qua Hội nghị Thành Đô bên Tàu, vào năm 1990.


Mà nếu ba Dũng có nhát cũng phải. Từ một anh y tá, leo đến Thủ tướng triều đình, bổng lộc đầy đủ, hưởng đủ mọi ưu tiên của "nhóm lợi ích" (làm sao mà bài trừ tham nhũng được, vì xếp nhóm đó lại là chàng), con cái có chân trong chính quyền, làm ăn thoải mái trong môi trường kinh tế.. ba Dũng còn muốn gì hơn (?). Mà muốn gì... khi cơ chế của đảng là như thế. Chúng ta quên rồi sao?. Lâu nay chúng ta cứ gọi đảng CSVN là bọn mafia đỏ thì việc thằng này lên, thằng khác xuống là đã được chúng "cơ cấu" (nói theo chữ của chúng) rồi... còn bàn tới bàn lui gì nữa. Chúng ta lại quên nhóm chữ "hạ cánh an toàn" do chúng phát minh hay sao. "Nhát" hay "gan" ở đây đã được thấy rõ là không phải do bự con, khí chất... mà vì sợ mất đi đồng tiền, quyền lợi mà thôi. Ông bà có nói: "đồng tiền đi liền khúc ruột". Có người hung hăng cho rằng, họ không sợ chết. Nói cho cùng, chết rồi còn biết gì mà sợ. Nhưng, không sợ chết mà họ sợ cảnh máu đổ, thịt rơi; nghĩa là sợ rơi vào cảnh nghèo đói. Nói cho cùng, họ sợ kiếm tiền không đủ như mong ước của họ. Càng kiếm càng thấy thiếu. Có điều người ta không chắc là, bọn nghèo theo đuổi việc kiếm tiền nên rất bạo gan, cái gì cũng dám làm. Cái gan của bọn này lớn lắm. Nhưng cái gan của bọn nhà giàu, quyết bám giữ của cải vật chất, không biết so với cái gan của bọn nhà nghèo, cái nào lớn hơn. Có lẽ cái trước lớn hơn. Bằng chứng, bọn đầu đảng CS, trước năm 1975 (1954-1975, cuộc chiến Bắc-Nam), đã dám đốt cả Trường Sơn, với mạng sống của một (hai) triệu người dân, để cướp được miền Nam. Bây giờ, khi chúng no đủ quá mức rồi, kêu gọi họ chống lại Tàu đỏ chắc là chuyện nằm mơ ban ngày.


Trước khi dứt bài viết, tôi lần nữa khen anh bạn "trí vận". Anh nhận xét rất đúng về ba Dũng. Nhưng cũng phải nói ngay là, sỡ dĩ anh có được nhận xét đó là vì người ta đã nói "đồng thanh tương ứng". Bởi chính có lần anh cũng tự thú nhận, đại ý, tôi sẽ viết sách, nói lên tất cả sự thật (chưa nói đến sự làm việc đổi mới như anh Hiếu đã làm)… nhưng để đến khi nào tôi đã thanh toán hết những bất động sản mà tôi đang hiện có!.
 
 
Đặng Quang Chính
29.01.2016
16:37
 
 
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 07.02.2016 16:43:46
Hạ cánh an toàn

Đây là nhóm chữ được "phát minh" sau năm 1975. Nhóm chữ này dành cho những trường hợp các "quan chức" lớn (của các "triều đại" cai trị theo lối độc tài) khi họ từ chức, trở về đời sống dân giã.

Nói cho dễ hiểu qua các thí dụ sau. Boris Yelsin, Cựu Tổng Thống Nga, dựng 2(3) Thủ tướng trước khi rời bỏ chính quyền. Theo nhiều nguồn tin, sỡ dĩ ông ta chọn Putin, vì không những Putin là xếp cơ quan tình báo Nga mà còn là người sẵn sàng che đậy, bảo vệ cho Putin, tránh được những điều tra, truy xét về những việc làm trước đây của Yetsin, khi ông này còn tại chức. 

Tại Trung quốc, người ta cho rằng Tập Cận Bình đã ra tay xử lý các vụ tham nhũng lớn trong chính quyền là muốn tiêu diệt tay chân đàn em của Giang Trạch Dân.

Trường hợp tại VN, những kẻ lãnh đạo trước đây, chẳng hạn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải...v..v..trước khi rời bỏ chức vụ, cũng đã có những sắp xếp cá nhân.. hay của đảng, để họ về hưu một cách an toàn.

Lần này, đảng CSVN đã dàn xếp việc Nguyễn Tấn Dũng về hưu một cách êm thắm. Người dân trong và ngoài nước, do các "bình loạn" lung tung, có vẻ như ủng hộ nhân vật này, 
hơn là Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng, đó chỉ là màn tung hỏa mù!. Bọn phù thủy thời đại (bọn Thái thú tân thời) đã làm một màn ảo thuật độc đáo, khi bày trò Đại hội, để qua đó, một cách chính thức và gián tiếp nói với Mỹ là, những cố gắng của người Mỹ trong thời gian qua chỉ thành công đến mức đó mà thôi. Muốn tung chiêu gì nữa, người Mỹ cứ làm... nhưng bắt đầu từ đâu, không ai có thể đoán trước được.

Thế là, Dũng ra đi êm xuôi. Dũng đã hạ cánh an toàn như sắp xếp của Đảng!


Đng Quang Chính
26.01.2016
13:55

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Cuộc sống thật và giả - 25.04.2016 04:19:53
Bức tranh biết nói (2)

Cuộc triển lãm tranh hiện có tại Viện Bảo tàng Munch có tựa: MAPPLETHORPE+MUNCH (có nghĩa là triển lãm hình của Mapplethorpe và tranh của Munch)

Nói là triển lãm hình là đúng vì tuy không có ý định này, nhưng Mapplethorpe đã dùng máy ảnh Polaroid SX-70 để thực hiện những ý định nghệ thuật của mình. Nhất là khi đã làm công việc trong ban nhiếp ảnh của Andy Warhol’s Interview magazine.

"Robert Mapplethorpe was born November 4, 1946, in Floral Park, New York. He left home in 1962 and enrolled at the Pratt Institute, Brooklyn, in 1963, where he studied painting and sculpture and received his B.F.A. in 1970. During this time, he met artist, poet, and musician Patti Smith. She encouraged his work and posed for numerous portraits when they lived together in Brooklyn and in the Chelsea Hotel in Manhattan, a gathering place for artists, writers, and musicians in the early 1970s.

It was not Mapplethorpe’s original intention to be a photographer, and from 1970 to 1974, he mainly made assemblage constructions that incorporate images of men from pornographic magazines with found objects and painting. In order to create his own images for these collages, Mapplethorpe turned to photography, initially using a Polaroid SX-70 camera. Interested in portraiture, Mapplethorpe worked as a staff photographer for Andy Warhol’s Interview magazine. He also produced album covers for Smith and the group Television, and at the same time photographed socialites and celebrities such as John Paul Getty III and Carolina Herrera
" (1)

Đã có bài viết nói về triển lãm của Mapplethorpe. Chúng ta sẽ trở lại với bài viết đó sau (vì, việc thưởng thức tranh không ai hoàn toàn giống nhau).

Việc so sánh giữa hai nhà nghệ thuật (họa sĩ Munch và nhiếp ảnh gia) cũng đã cũng đã được trang mạng của Viện Bảo Tàng phác họa (2). Chẳng hạn, cả hai dùng truyền thống thể loại giống nhau như chân dung và những kiểu mẫu gây chú ý. Cả hai đều gây tai tiếng với những cuộc triển lãm của họ. Họ là những nghệ sĩ có những lề thói không theo khuôn mẫu của xã hội (bohemians) và thuộc một dạng thức văn hóa không chính thống.

Kristin Skåmedal, giám đốc điều hành nhà xuất bản nhiếp ảnh cũng có sự đối chiếu riêng của bà ta. Liên hệ của họ về tính dục trái lại hoàn toàn xa cách nhau, khi những động lực đồng tình luyến ái được phô diễn thô bạo qua chứng bạo dâm và biến thái của Mapplethorpes một cách rõ ràng; trong khi Munch quan tâm hơn đến các khía cạnh phức tạp tinh thần nhiều hơn về tình dục (3).

Cá nhân người viết, đã xem qua cuộc triển lãm của Melgaard trước đây, nên chẳng mang thành kiến gì về cách diễn đạt của các nhà nghệ thuật đương thời. Nhất là cách phô bày về vấn đề tính dục trong tác phẩm của họ. Nếu trong chúng ta, có người đã xem những bức hình của một nhiếp ảnh viên người Mỹ (?)- quên tên- cũng đều thấy rằng, tâm lý "bầy đàn" trong những bức hình đó rất rõ. Nhiếp ảnh gia ra thông cáo trên mặt báo khá lâu, để mọi người có thể chuẩn bị đến một nơi vào ngày do ông ta định trước - kể cả địa điểm cũng vậy - (dĩ nhiên đã được phép của chính quyền sở tại). Tại đó, mọi người, sau khi được ông ta ra một hiệu lệnh gì đó, tất cả cởi hết quần áo trên người ra, để ông ta thu vào đó một bức ảnh tổng thể (không thấy rõ từng khuôn mặt mỗi người). Việc này đã được ông ta thực hiện độ 4 năm lần, tại những thành phố lớn, có tiếng trên thế giới.

Mọi người, qua hình, có thể rất đông - có thể đến cả vài trăm hay cả ngàn người đều muốn phô bày "cái thật" của mình một cách công khai, cho nhiều người chiêm ngưỡng. Cái tâm lý như muốn tỏ rằng ta đây đã không còn bị "tabu" về tình dục ngăn cản nữa; cái tâm lý đó như được phổ biến vào thời buổi điện tử hiện nay. Một bài viết gần đây, cho rằng, thái độ về tình dục của người Hoa, gần đây đã thay đổi. Thay đổi đến mức, nếu một người vào trong một tiệm massage, khi sự phục vụ chưa làm người khách hàng ưng ý, người đó có thể yêu cầu người massage thỏa mãn ý muốn làm tình của người này (?)!... 

Do đó, đối với những người khác xem triển lãm có nhận xét ra sao không biết, đối với tôi, có vài bức hình không nói lên sự đối chiếu - như ý muốn của nhóm dàn dựng cuộc triển lãm- giữa Munch và Mapplethorpe. Chẳng hạn, ở khu vực 4 (chủ đề: Khuôn mặt và tình dục) có hai bức hình của Mapplethorpe được đặt cạnh nhau. Một bức, có hình người, từ cổ trở xuống, với màu da tay như của một người có gốc dân nước ngoài (Phi Châu chẳng hạn), mặc một cái quần, với cái khuy kéo bị hở, đưa nguyên khẩu "súng lục" ra ngoài. Hình bên cạnh, cũng không thấy phần đầu, nhưng hoàn toàn khỏa thân, với tay cầm khẩu súng thật, ở phía dưới, thẳng hàng với khẩu súng thật là "khẩu súng" của bản thân anh ta. Một hình khác, là bức tranh của Munch, vẽ ra cảnh một mặt trăng, dọi ánh sáng xuống mặt nước. Hình đối chiếu của Mapplethorpe là một người đàn ông khỏa thân, hai chân đứng chàng hảng, người khom xuống, không thấy mặt vì đầu cuối thấp. Sự đối chiếu này có gượng lắm không ..?!.

Dù sao, dự một cuộc triển lãm cũng thấy được một số điều liên quan đến những thay đổi trong thực tế ở xã hội bên ngoài. Dĩ nhiên, có người xem triển lãm như là một dịp giải trí đơn thuần .. hoặc cũng là một cách "học làm sang" của đôi người, khi họ muốn chứng tỏ họ có một đời sống phong lưu, nhiều thì giờ rảnh rỗi (chẳng hạn).

Chúng ta dành thì giờ vào lần tới, để xem qua ý kiến của một người đã đi xem triển lãm của Mapplethorpe. Nhân đó, chúng ta đề cập đến sự chân thật trong cách phô diễn tính cách của một người Âu tây và một người Phương Đông.


Đặng Quang Chính
24.04.2016
21.36


Ghi chú:
(1) http://www.guggenheim.org/artwork/artist/robert-mapplethorpe
(2) Det er en rekke fascinerende paralleller og berøringspunkter mellom Edvard Munch og Robert Mapplethorpe og det er dette som utforskes i utstillingen Mapplethorpe+Munch. Ved hjelp av 141 verk av Mapplethorpe og 95 verk av Munch presenteres en unik sidestilling av to store kunstnere som aldri før er gjort.

Det finnes flere interessante fellestrekk i Munch og Mapplethorpes kunstverk. Særlig interessant er begge kunstneres bruk av tradisjonelle sjangere som portretter og aktmotiver. Et annet fellestrekk er deres selvforståelse som kunstnere, og måten de begge skapte skandale med sin kunst. De var begge kunstnerbohemer i sin tid og en del av subkulturer.

I utstillingen vises en rekke selvportretter der både Munch og Mapplethorpe prøver ut sin egen identitet som kunstnere. De fremstiller seg selv ved eksistensielle yttergrenser. Dette gjelder blant annet Munchs fotografiske selvportretter fra begynnelsen av århundret og Mapplethorpes tidlige polaroider, der han utforsker sin egen seksualitet foran kameraet. Her møtes de to kunstnerne i samme medium.

Et annet av utstillingens fascinerende høydepunkter er Munch og Mapplethorpes tolkning av maskulinitet, seksualitet og kjønn. I likhet med Munch tar Mapplethorpe for seg kvinneakten, med blant annet en serie med fotografier av Lisa Lyon, som var en pioner innen kvinnelig bodybuilding i begynnelsen av åttitallet. Her snur Mapplethorpe opp ned på stereotypier om kvinnekroppen. De mange portrettene i utstillingen viser begge kunstnerne som fremragende portrettører.
(3) Mapplethorpe+Munch – Fotografi

dang son
  • Số bài : 4767
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.06.2011
Re:Cuộc sống thật và giả - 27.04.2016 12:27:59
....
 
 
 
 
 
     Ghé thăm và đọc trang viết của anh để có điều suy ngẫm....
 
   Cám ơn tác giả .
 
 
 
 đăng sơn.fr
 
 
 
.

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 21.05.2016 05:18:54
 
Bi hài kch Cá
 
Vở kịch nào cũng có những buồn, vui lẫn lộn. Vở kịch "cá" hiện nay tại VN cũng thế. Điểm mà nhiều người quan tâm là cái "hậu" (kết cuộc) của nó như thế nào.
 
Hơn một tháng đã trôi qua, vở kịch đã được nhiều bài viết mổ xẻ, phân tích khá đủ. Chỉ có một điểm chưa được nói đúng mức. Đúng hơn, lẽ ra phải được nói từ lâu. Đó là cuộc chiến hiện nay (Ít ra từ năm 1990, khi Hội nghị Thành đô của bọn bán nước đã được ký kết với Tàu đỏ) đã tạo cái thế tất thắng cho địch.
 
Dân trong nước không biết gì về Hội nghị bán nước đó đã đành ...mà dân Việt ở hải ngoại chỉ từ từ, mãi cho đến nay, mới biết sự nguy hiểm của nó (ở mức độ hạn chế nào đó). Thử hỏi, mấy người đã biết gì về nội dung Hội nghị?. Đã vậy, họ còn bị mây mù che phủ.
 
Có những cá nhân, tổ chức vẫn lấy chiêu bài "bất bạo động" và "hòa hợp hòa giải" để đối đầu với bọn bán nước. Chúng ra rả rêu rao là, bọn nội thù cũng chỉ là anh em. Anh em mà "rước voi giầy mả tổ" cũng phải bị xử phạt đúng mức. Bài học lịch sử hoặc họ đã quên, hoặc họ vì tưởng rằng, hòa giải với bọn chúng sẽ có phần xôi, thịt!. Sự tích Mỹ Châu-Trọng Thủy là bài học xương máu trong lịch sử Việt Nam. Nỏ thần được trao cho giặc, dù con gái, cũng phải bị xử chém!.. chứ đừng nói, vì nội thù kêu gọi hòa giải mà buông lơi sự cảnh giác.
 
Bọn kêu gọi "bất bạo động" còn lý giải đường lối của họ theo nhiều cách khác nữa. Chẳng hạn, đấu tranh nghị trường (ra ứng cử vào Quốc hội bù nhìn của chúng) sẽ không làm đất nước rơi vào tình cảnh chiến tranh, sẽ không làm thiệt hại sức mạnh của đất nước, để có thể đối đầu với Tàu...v..v...Ai cũng rõ là, các tổ chức gọi là "xã hội dân sự", nếu có tác dụng trong sự thay đổi xã hội, chỉ xảy ra trong một thời gian dài (tùy theo tình thế, có khi phải đợi 5, 10 năm hay hơn thế nữa). Đàng này, các tổ chức đó mới được hình thành cách nay không đến ba năm.
 
Chỉ những luận điểm như vậy đã tạo thành lớp sương mù dầy đặc...nói chi đến những luận điểm khác nữa, tạo cho nội thù mua thêm thời gian, dẫn đến sự thực hiện các điều khoản đã ghi trong Hội nghị Thành đô (1990). Bọn nội thù (Thái thú tân thời) và bọn Tàu đỏ đã có đến 26 năm để giàn binh bố trận, đưa nước ta vào thế, tưởng có thể nói rằng, dù có một chính phủ mới, những người này cũng đành thúc thủ.
 
Trở lại với bi kịch "cá" đã xảy ra, chúng ta thấy gì?.
 
Thoạt đầu là sự vui mừng. Vì, tuy cảnh ngặt nghèo do mất đi trước mắt sự sống (những ngư dân phải sống bám vào biển khơi) ...nhưng sự phẫn nộ đã bùng phát và họ đã tỏ thái độ. Tuy thế, nếu Cộng quyền "bù lỗ" những thất thoát (Có thể Tàu đỏ sẽ tiếp tay), có lẽ sự căm phẫn sẽ từ từ nguôi ngoai. Họ không biết hợp đồng Formosa kéo dài tới 70 năm. Hơn nữa, không biết đó là điểm chiến lược, có thể cắt đôi một phần Trung-Bắc, khi Tàu gây chiến. Họ cũng đâu biết bọn Tàu đỏ có thể sẽ làm một vụ tương tự như Liên Sô đã làm ở Ukrania; nghĩa là sẽ tạo một phần đất tự trị thuộc Tàu ..v..v... (Đây cũng là công việc của các Hội đoàn, tổ chức, đảng phái, giúp dân ở VN thấy rõ cái họa lâu dài).
 
Sự nguôi ngoai đó sẽ vẫn còn là sự vui mừng, nếu có sự tiếp tay của hải ngoại. Trừ khi, họ không thấy được thế chiến lược. Chúng ta nghe truyền thông của Cộng quyền đã nêu tên đảng Việt Tân. Dù không là VT, chúng cũng sẽ nêu tên bất cứ đảng phái nào tại hải ngoại, để làm cớ cho những trấn áp của họ. VT chỉ là vật bung xung. Vai trò bung xung chỉ trở nên một thực thể, khi có "lực" thật sự. Chẳng hạn, dù MTGPMN (Mặt trận Giải phóng miền Nam) trước 75 là bù nhìn của miền Bắc, nhưng qua tuyên truyền, phần đông người dân trên thế giới vẫn thấy đó là một lực lượng chống đối chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Và qua sự hà hơi tiếp sức của nhiều lực lượng chính qui CS Bắc Việt, chúng đã từ từ tạo được tiếng vang. Ít nhiều, chúng đã chiếm được Lộc Ninh, để làm thủ phủ của chúng và sau cùng là Ba Mê Thuột, để làm cứ điểm, dồn tất cả nỗ lực quân sự, nhằm tạo một cuộc tổng tấn công vào năm 1975.
 
Nói đến đây, chúng ta nhớ có một luận điểm ấu trĩ đã được lặp đi lặp lại một cách buồn cười trên các Diễn Đàn trang mạng. Nói về quân sự, luận điểm ấy nhai đi nhại lại rằng, tổ chức nào có được một sư đoàn (với súng ống đầy đủ) để đối chọi với bọn CS?. Hóa ra, luận điểm này chỉ có thể lấy đó làm lý luận để đề cao sách lược "Bất bạo động"?!... Họ không còn điều gì khác để thấy xa hơn nữa nên cuộc chiến với Tàu, cứ bị đẩy lùi dần (dù địch chưa xuất quân theo đúng nghĩa đen) theo thời gian, cho đến bây giờ! (1)
 
Sự buồn cười đó cũng giống như một ông "Tổng tư lệnh quân nổi dậy", trước đây hơn 20 năm, tưởng rằng, chỉ cần vài tờ truyền đơn rải xuống Sài Gòn là toàn dân sẽ đồng lòng nổi dậy, triệt tiêu quân bán nước!. Bây giờ, lòng dân bùng phát rồi, chúng ta hãy làm việc rải truyền đơn xem sao.
 
Nhưng những sự việc sau không phải là chuyện buồn cười. Nhiều cá nhân đã tọa kháng, đã tham dự biểu tình, đã gọi đến phòng CA khắp nơi để tố cáo bọn "xã hội đen" của nhà nước phong tỏa khu nhà của họ, đã đến Phường CA đòi lại Chứng minh nhân dân ...v..v..tất cả những việc đó là những trận du kích. Có đánh du kích, gây được sự rối loạn nào đó nơi bọn địch, mới nói đến đánh "vận động chiến" (nói theo lối nói của bọn CS). Thực tế cho thấy, trong mấy lần biểu tình vừa qua, hễ lực lượng biểu tình tập trung là bị "lãnh đòn" đích đáng. Nhưng, cứ xé lẽ (ở mức vừa phải) là thiệt hại không nặng!.
 
Chuyện sau lại càng không phải là chuyện buồn cười. Trên trang mạng, có những cá nhân, đề nghị hoặc hiện kim, hoặc chuyến du lịch sang Mỹ, dành cho những người đã trừng phạt các CA có "nợ máu với nhân dân" (chữ của bọn CS). Có người còn chỉ cách "thủ tiêu" bằng cách dùng bao ni lông, chụp vào đầu tên ác ôn, để làm chúng chết ngộp. Từ ý kiến trên trang mạng đó, nhiều người đã góp ý chi tiết hơn. Những phương cách diệt nội thù như vậy có buồn cười chăng ..?!
 
Có buồn cười chăng là sự buồn cười của bọn chết nhát!...hoặc vì lớp hậu thế (sinh sau năm 75) không rõ sự khủng bố của bọn VC trước năm 75, ở trong Nam. Hồi đó, phương cách khủng bố của chúng làm mọi người dân, ở vùng sôi đậu, khiếp đảm vô cùng. Hễ bị chúng nghi làm nội gián cho lính VNCH (không bằng chứng) là ban đêm bị chúng đến nhà, đưa đi trấn nước. Hoặc để chắc ăn và không gây tiếng động (tiếng súng nổ), chúng đập đầu nạn nhân bằng gậy như đập đầu cá ..rồi mới thả trôi sông.
 
Chuyện đó xảy ra khá lâu rồi (trước năm 75) nên mọi sự độc ác trở nên phai dần. Ai chịu khó, xem lại các câu chuyện nói về sự ác độc của Tàu, trong cuộc chiến biên giới năm 1979, sẽ thấy rõ như thế nào. Ngoài sự tưởng tượng của con người!. Cuộc chiến nào không đem đến cái chết, nhưng cái kiểu giết người sau khi chết thì bọn Tàu không thiếu sáng kiến.
 
Ừ!...thì chúng tao (bọn CS) đã chơi trò khủng bố rồi...ai, trong chúng mày làm giống hoặc hơn thì tao thua!. Chúng ta phải chơi trội hơn bọn này mới có cơ ngang ngữa. Muốn thắng thì phải trường kỳ. Thắng không được bọn nội thù, nói gì đến thắng giặc ngoại xâm.Nhưng, hoặc ngại gian khổ, hoặc bị ảnh hưởng bới các chú "Tây" da trắng, nên tự phe ta, có thêm luận điểm, bất bạo động hiện nay là xu thế của thời buổi toàn cầu hóa!...(nghe buồn cười làm sao!).
 
Nói là buồn cười, vì nếu tranh đấu nghị trường -tại các nước tiến bộ- nói đến bạo lực, quả là không ai ủng hộ. Chỉ nhìn cảnh đánh nhau tại Quốc Hội của một vài nước là ta đã chán đến cần cổ rồi. Nhưng, đằng sau hậu trường đó, màn đấm đá, giết nhau (nghĩa đen, nghĩa bóng có đủ) không chừa một anh dân chủ tiên tiến nào cả. Nghe lén như Nixon đâu có chính nghĩa mà phe ông này vẫn làm như thường...sợ ai!. Lúc đầu, các nước Tây Phương, trong đó có Mỹ, không ủng hộ anh Palestin...nhưng, anh này, cứ trò khủng bố làm tới, rốt cuộc, Hiệp ước Oslo vẫn diễn ra. Nghĩa là, có một nước Palestin sát cạnh nước Do Thái. Hiện nay, dù thế yếu so với Do Thái, Palestin vẫn cứ lâu lâu gậy sự kiểu này kiểu khác, làm Do Thái cũng khá điên đầu!...
 
Còn anh Mỹ nhà ta, lúc nào cũng nghe nói đến nhân quyền, đến bác ái (cổ võ cá nhân Mandela lên đến mây xanh)...nhưng, sau khi bị vụ 11.09, Mỹ đem quân đánh Afghanistan (nghi là nơi ẩn trốn của Bin Laden, trùm khủng bố) đã đành; điên tiết, đánh luôn Sadam Hussein (Irak). Dùng máy bay Drone thoải mái tại Afghanistan và hiện nay, tại Syria. Cái này không phải "răng đền răng" là gì?!..
 
Chẳng có xu thế toàn cầu gì ráo trọi. Chẳng có mắc cỡ gì ráo trọi !...Hoặc mắc cỡ vì chơi khủng bố hoặc mất nước, dân tộc bị tiêu diệt, chọn cái nào (?). Thế chiến lược chính là nằm ở chổ này, vì chiến thuật và chiến lược hỗ tương cho nhau. Cái này có tính chiến thắng sẽ làm cái kia có tác dụng mạnh hơn. Du kích tạo được sự điên đầu nơi địch thủ thì những đường lối chiến lược sẽ có tác dụng mạnh hơn.
 
Ông Hà Sĩ Phu, trong lần phỏng vấn vừa qua (2), nếu tôi không lầm, cũng có một suy nghĩ tương tự như ý của người viết. Mà có lẽ, cũng có nhiều người cùng quan điểm trên. Nhưng thời gian qua, do bọn tay sai tung hỏa mù quá dầy, nên quan điểm trên chưa có cơ xuất hiện và tạo được sự chú ý đúng mức!.
 
Tóm lại, phải biết phân biệt đấu tranh trong nghị trường (Quốc hội) khác với chiến đấu ngoài chiến trường. Tại chiến trường, chỉ có sống và chết; ngoài ra, không còn gì hơn. Chúng ta đang đuổi Tàu (nếu không muốn bọn nó đồng hóa chúng ta) nên phải chiến đấu ...bằng mọi cách. Võ sĩ Mike Tyson là nhà vô địch quyền Anh đẳng cấp thế giới, thế mà còn cắn lỗ tai của địch thủ, Evander Holyfield. Đâu chỉ cắn một lần!... Chỉ vì bảo vệ danh tiếng của mình mà những kẻ có tầm cỡ quốc tế còn làm được chuyện ấy, nói gì đến một nước nhỏ như "David" Việt Nam phải đối chọi với «tên khổng lồ Goliath» Tàu đỏ. Chúng ta có đủ cách thế để giữ vững độc lập của mình. Lịch sử nước nhà đã chứng minh, qua bao lần thắng quân Nguyên. Nói cho đơn giản nữa, là việc Trạng Quỳnh chọi trâu với Tàu. Con nghé (trâu con) khát sữa, cứ rúc vào vú trâu đực của Tàu, khiến con này bị nhột, chạy ra ngoài vòng thi đấu ...được xem như thua trận. Vũ khí sát thương chúng ta không cần chế tạo, có người sẵn sàng bán cho chúng ta. Vấn đề là mua để làm gì?...Bọn Thái thú mới, mua đủ loại vũ khí của Liên Sô, Ấn Độ ..v..v..nhưng chỉ để bàn thờ. Tay sai Hán giặc mà!...Nhưng, một chính phủ liên kiết trong ngoài, trong cuộc đối đầu với Tàu đỏ sẽ phải dùng đến. Có vũ khí nhưng phải có tinh thần dân tộc trong đại khối người dân. Khi cuộc chiến xảy ra, cái tinh thần đó sẽ nóng trở lại, bởi hùng khí đuổi Tàu, Pháp vẫn còn đó.
 
Trong cuộc phỏng vấn, ông HS.Phu có ngần ngại một điểm (3). Điểm này có lẽ cũng đã có nhiều người có sự băn khoăn tương tự. Lỡ thế mạnh của người dân làm bọn Thái thú chao đảo, Tàu đỏ đem quân tràn qua biên giới thì chúng ta đối phó ra sao ?!. .Nhiều người xem đến đây, có lẽ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Phần tôi, tôi nhớ đến Hội nghị Diên Hồng khi xưa và câu trả lời của các bô lão thời đó là : "Hy sinh", khi họ được triều đình hỏi: "Thế nước yếu lấy gì lo chiến tranh".
 
Chính vì câu trả lời đó mà nước Việt ta trường tồn đến ngày hôm nay.
 
 
 
Đng Quang Chính
18.05.2016
23:34
 
 
 
B túc:
(1)  (https://mg.mail.yahoo.com...pn12q8c4ao#1794590611)
      Không chỉ ông HS.Phu mà có thể nhiều người cùng đồng quan điểm này của người viết.
 
  «Ký hàng chc hàng trăm cái (bn Tuyên b) có khi cũng chng ăn thua gì, Cùng lm là đánh thc được mt s đng viên, mt s nhân dân, so vi s 0 (s không) trước đây thì tưởng là nhiu nhưng so vi con s 4 triu đng viên và 90 triu dân thì chng thm tháp gì trước tc đ cướp nước và bán nước quá nhanh và quá vng chc ca 2 đng CS c tha thun tay đôi vi nhau trên đu nhân dân. Phi thng thn hiu rng trước mt thì hiu qu ca mt thiu (s) lên tiếng như thế cũng chưa được bao nhiêu đâu...» HS.Phu
 
(2)  (https://mg.mail.yahoo.com...pn12q8c4ao#1794590611)
«Vn đ quá ln! Tôi đã nêu ý kiến này và chc nhiu anh em cũng đng ý: Đây không phi ch là chuyn cá chết mà báo hiu c Dân tc Vit Nam T quc Vit Nam s chết dn chết mòn, hết vic n đến vic kia, chết mt cách êm ái, c lng lng như thế mà chết, chết  mt cách rt đúng quy trình, cái quy trình Bc thuc đã được thiết kế ngay t khi cái chiến khu Vit Bc được ni lin vi Trung quc Cng sn năm 1950. Mt quá trình chết rt Cng sn, trong o vng, c t t mà chết, có kêu la lng nhng vài tiếng cũng chng làm gì....» HS.Phu
 
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Thời sự nóng & lạnh - 18.06.2016 04:52:46
 
Rằng hay thì thật là hay!...
 
 
Chuyện Tổng Thống Mỹ Obama đến thăm VN đã được bàn đến qua nhiều khía cạnh khác nhau. Đến như "ăn chả bún" cũng được bàn đến, cái bắt tay cũng được diễn giải chi tiết (Dĩ nhiên, cái "dở" cũng được nói đến). Nhưng về cái hay thì thật là "Rằng hay thì thật là hay!..."...nhưng
 
Trước khi nói đến sự trái ngược, người viết nhân đây cũng muốn nói đến ý riêng của mình. Sau sự kiện đó, tôi có bài thơ như sau:
 
Cái kéo
 
Cái kéo
rất đặc biệt
Chỉ nước tôi có
vì chính quyền sử dụng nó thường xuyên
nên bọn chúng đã trở thành chuyên nghiệp
 
Vừa rồi...
Mấy ngày qua
Obama thăm nước tôi
Một phóng viên rọi ống kính vào biểu ngữ bầu cử
Phóng viên này bị chận đứng "tác vụ" ngay tức khắc
 
Cái kéo
rất đặc biệt
Chỉ có tại một đất nước xa xôi nơi Bắc Mỹ
đất nước này được lập nên không quá ba trăm năm
Đất nước đó bị bọn Cộng Sản gọi là đế quốc
 
Vừa rồi...
Đế quốc đến thăm
Khách Obama không nói gì đến thiên đường tư bản
Chỉ nói về bầu cử và tự do báo chí
Làm được thế lòng dân tin sẽ lên cao vút
 
Thôi nhé...
Diễn biến hòa bình
của thế lực thù địch, bài này nên chấm dứt
Lịch sử của nước mình đã mấy ngàn năm tuổi
Văn hóa nước mình không kém họ, cũng chẳng thua
 
Cuộc chiến
Hai miền Nam, Bắc
Giết bao nhiêu người, tàn phá cả giang san
Muốn thống nhất lòng người đừng giở trò giả dối
Bầu cử đàng hoàng, báo chí tự do phải là đích đến
 
Lòng người...
vũ khí sát thương
Hai thứ này cùng đi cùng hỗ tương cho kết quả tốt nhất
Bọn giặc thù phương Bắc bấy lâu nay đã sợ
Hãy giữ vững chí quật cường của cha ông thuở trước
 
Cái kéo
xích lại gần nhau
của cựu thù khi trước
sẽ tốt hơn cái búa, cái liềm của nước bạn ác gian
sẽ bảo vệ đất trời, giang sơn của tố quốc
 
Hãy nhớ sự thật kim cương này...
hơn là 4 chữ tốt và 16 chữ vàng
của bọn Đại Hán bá quyền bành trướng Bắc Kinh
(Đặng Quang Chính)
 
Chiến tranh VN được "bức tử" vào năm 1975, để chuyển trục sang "làm ăn" với Trung Quốc (thật ra, tiến trình đó đã bắt đầu từ những cuộc "đi đêm" của Kissinger để tiến tới việc đi thăm Tàu của Tổng thống Mỹ, Nixon). Việc làm ăn "bẩn thỉu" đó (cắt đứt sinh mệnh của một quốc gia) chỉ giảm bớt mức độ dơ bẩn vì dù sao đất nước này đã có hơn năm chục ngàn người lính đã chết vì tham gia cuộc chiến VN). Nhưng, sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn, Bắc Kinh, dù Mỹ đã cấm vận Tàu, việc đó chỉ làm như cho có lệ. Thật vậy, không bao lâu sau, việc làm ăn được nối lại, như đã không có gì xảy ra trước đó.
 
Rồi nước Mỹ xoay vần với vụ 11.09 (làm sập tòa nhà đôi tại New York) đưa quân đội sang Afghanistan, vì muốn bắt (giết) được kẻ đã gây kinh hoàng cho đất Mỹ. Nhưng lại nói rằng, Mỹ đem quân qua đất nước này vì muốn dân chúng nước này có được dân chủ như các nước Tây Phương. Hiện nay, loạn quân Taliban ngày càng có ảnh hưởng nơi các tầng lớp dân chúng tại xứ này. Nay mai, nếu có sự hợp nhất của hai lực lượng trong quốc gia đó, cũng có thể chính nước Mỹ cũng là một trung gian hòa giải. Và đất nước kia có thể "Mèo lại hoàn mèo"!.
 
Gần đây, cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, đã xác nhận việc tấn công Irak có một số sai lầm. Phía Mỹ, không thừa nhận công khai, nhưng rõ cũng mắc sai lầm, khi đưa một cái gọi là chính phủ lưu vong Irak về nước, thay thế Sadam Husein. Rồi Mỹ cũng rút quân lực của mình về nước, để lại một Irak tự cứu chính mình.
 
Từ năm 1990 trở đi, Mỹ có chiều hướng quay lại VN. Để VN trở thành một tiểu bang Mỹ?. Không. Tìm kiếm dầu hỏa?. Không. Khai thác một loại tài nguyên mới nào đó của VN?. Không. Và giả dụ, VN có lệ thuộc Tàu do Hiệp ước Thành đô (Mỹ không biết gì về Hiệp ước này à?!. Không có chuyện đó)... điều đó có ảnh hưởng gì đến Mỹ không?. Không. Mỹ vẫn có thể làm ăn buôn bán như lâu nay đã từng buôn bán với Hồng Kông.
 
Nhưng, sau khi Tàu đã tạo nhiều cản trở bất lợi cho Mỹ, qua những xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo ngoài khơi của VN, mở rộng biên giới của Tàu trên không và ngoài khơi Thái Bình Dương...gây cản trở việc di chuyển hàng hải của Mỹ; bấy giờ, Mỹ mới "chuyển trục" về Đông Á.
 
Để tạo sự "chuyển trục" thuận lợi, Mỹ đã qua nhiều cách thế, đáp ứng sự đòi hỏi của VN một cách hơi quá đáng. Một trong nhiều bằng chứng là việc đón tiếp Tổng bí thư đảng CSVN tại Mỹ...và khi đến thăm VN, chấp nhận một nghi lễ không cân xứng (nếu so sánh với cuộc viếng thăm VN của Tập Cẩm Bình). Nói chính xác hơn, Mỹ chấp nhận được tiếp đón bởi những nhân vật lãnh đạo đảng CS, chưa chính thức có chân trong chính quyền (cuộc bầu cử chưa diễn ra). Ngoài ra, trong bài diễn văn tại Hà Nội, một trong những ý nhượng bộ là, để mặc chính quyền độc tài toàn trị đó tự tung tự tác trong vấn đề nội bộ của mình. Điều đó thể hiện rất rõ qua việc làm ngơ, để chính quyền VN cấm cản các nhân vật thuộc các "tổ chức dấn sự" tại VN, không thể đến họp mặt đầy đủ với thượng khách.
 
Mỹ đã "kéo" chế độ độc tài toàn trị tại VN về phía mình, một cách thế hơi chậm; so với việc bành trướng ảnh hưởng của Tàu tại VN.
 
Rõ là, Mỹ đã "kéo" một kẻ thù trước đây, nhích tới phía mình. Đó là điều hay!. Nhưng, e ra hơi muộn... và "Nghe ra ngặm đắng nuốt cay thế nào"!...
 
 
Đặng Quang Chính
17.06.2016
22:39
 
 
 
 
 

Đặng Quang Chính
  • Số bài : 1018
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.10.2011
Re:Cuộc sống thật và giả - 21.06.2016 17:14:28
 
Ấn tượng
(I)
 
Tôi ít dùng chữ này. Phần vì không muốn bắt chước những người ở VN bây giờ, xài chữ này một cách "vô tư" như chữ "vô tư" (họ dùng một cách bừa bãi). Nhưng, mọi việc xảy ra trong ngày hôm qua đã khiến tôi bất chợt dùng chữ này, một cách như tự động, từ bên trong tôi nó bật ra.
 
Chiếc xe bus khoảng 60 chổ ngồi bắt đầu đi vào khu vực có tòa nhà triển lãm, tại một địa phương tên là Jeløy, thuộc Moss; cách Thủ đô Oslo khoảng 60 km. Xe càng vào sâu, đường càng hẹp. Cuối cùng, tuy chưa đến tòa nhà Triển lãm, mọi người trên xe đều đi xuống, để đi bộ vào trong. Khoảng 16 người trên xe tự động làm việc này, vì nhận thấy, dù 6 (7) xe du lịch từ trong chạy ra và cả xe bus cố lách qua hai bên, nhưng không bên nào dám chạy tiếp.
 
Nhờ đi bộ, tôi trông được quanh cảnh cây, cỏ hai bên đường. Đúng như chủ đề buổi Triển lãm: "Đất màu mỡ, Munch tại Moss, 1913-1916", đất hai bên đường có vẻ phì nhiêu. Mọi luống đất như mới được cày và gieo hạt.
 
Tòa nhà Triển lãm màu trắng, nằm trên khu vườn tên Alby, nơi trước kia danh họa Munch là khách được thường xuyên mời đến. Ông ta ở Grimsrød hovedgård, cách đây không xa, thường đi quanh nơi này và lấy cảm hứng cho những bức tranh của ông.
 
Tôi không biết có phải là người có "máu nghệ thuật" hay không...nhưng có đôi dịp tìm hiểu khá nhiều về danh họa này. Nói là có "duyên nghệ thuật" có thể đúng hơn. Một lần, từ lời mời của một người bạn bạn xứ, tôi đã đến thăm triển lãm tranh của anh ta; tại một địa điểm khác cũng gần đây.
 
Trước giờ khai mạc, một chương trình được xếp đặt công phu. Một nhà văn Na Uy, Atle Næss, tác giả những sách thiếu niên, cùng Giám đốc tòa nhà triển lãm, Dag Aak Sveinar, mỗi người có cuộc nói chuyện với nội dung được soạn khá công phu. Một người Mỹ, Camille Norment, đã hòa âm bằng những dụng cụ thủy tinh tự chế.
 
Trong khi xem tranh, tôi chợt có một vài niềm vui nhỏ. Gặp lại một số người tôi quen trước đây và một số khác, những người thường gặp mặt vào những lần đi xem triển lãm trước, tại những nơi khác; cách nay cũng khá lâu.
 
Một câu viết của danh họa Munch, được đặt nơi dễ thấy, với nét chữ to, có thể đã làm không những tôi mà người khác cũng bị thuyết phục, đó là: Nghệ thuật là sự sáng tạo các dạng thức hình ảnh, thông qua hệ thần kinh của con người -mắt- bộ não và trái tim.
 
Trước đây, ít nhất vài lần, tôi đã hỏi một đôi người bạn bản xứ về lý do tại sao họa sĩ Munch lại trở thành danh họa (tầm cỡ thế giới). Có người trả lời vì ông là người thuộc trường phái Ấn tượng (Expressionism), người cho rằng, ông đã nổi tiếng từ lần có cuộc triển lãm bên Đức và cuộc triển lãm này bị buộc phải đóng cửa vào năm 1892..v.v.. Được hỏi ngược lại, tôi trả lời rằng, không những tò mò vì tại sao ông ta trở thành danh họa, tôi muốn tìm hiểu thêm và thấy ra, nơi tranh ông có tính triết lý nhân sinh.
 
Trong tờ chương trình (lớn cỡ khổ A3), có ghi một câu viết khác của Munch: "Jeg maler ikke efter naturen jeg tar fra dens rike fat"(1). Điều này được ông Frank Høyfødt, người viết cuốn sách "Fruktbar jord, Munch i Moss, 1913-1916"(2), diễn giải cho đám đông, khi họ đứng gần bên một khung cửa sổ. Bức tranh gần khung cửa sổ, cho thấy, một người nữ và nam đang nhìn ra biển ở phía  trước mặt. Khung cảnh đó, ngay lúc ấy, y hệt như mọi người đang đứng trong tòa nhà triển lãm, cùng với đôi thanh niên, tất cả nhìn về một phía. Chỉ khác là, với lời giải thích bên cạnh bức tranh, người xem rõ được tâm sự bơ vơ của cô gái, khi chàng trai đã để lại tâm trạng cô đơn nơi cô nàng.
 
Niềm vui nhỏ khác, như tôi đã nói trên, khi nhìn thấy một bức tranh khác và lời giải thích tại góc phòng kế bên. Lời giải thích (của Munch) nói rõ, ý rằng, trên thân thể ruỗng mục của tôi, những bông hoa sẽ trổi dậy và tôi ở trong đó -mãi trường tồn- (3).
 
Niềm vui, bởi đó là lời giải thích về một nan đề đã có từ lâu, cho bất cứ ai, ở bất cứ đất nước nào. Việt Nam ta, có câu của một nhà thơ: "Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy. Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười". Mấy hôm trước, trên trang mạng, có một bài viết, do một người có kiến thức y khoa, viết về tình trạng chăm sóc những người già trong những nhà dưỡng lão. Bài viết dài, nhưng tựu trung, theo tác giả, chăm sóc người già, không những phải thông thạo về kỹ thuật, người đó còn phải biết đến tâm lý. Tôi góp ý, nói thêm là, cần có những giờ để người già được tiếp xúc với những vị làm việc tôn giáo (nhà sư, linh mục, mục sư...) để chuẩn bị tâm lý cho những người già đó. Tôi viết tiếp, ở VN, thời ông, bà cha mẹ của tôi, những ông nội, ông cố (không phải tất cả) khi còn sống, đã làm sẵn những cái hòm, để khi mất, con cháu đỡ tốn công với việc hậu sự. Hơn nữa, đó là tâm lý của những người biết họ đã từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Cuối bài, tôi thêm một câu -không rõ tác giả- "Ta tưởng xuống trần chơi chốc lát. Ai ngờ thấm thoát đã trăm năm"! 
 
Niềm vui khác nữa khi bất ngờ được một người xem tranh, nhờ tôi hỏi người Tiếp tân, về giờ trở lại Oslo của xe bus. Anh ta từ Tô Cách Lan, qua Na Uy, thăm bạn và nhân đó, đi xem cuộc triển lãm này. Câu hỏi anh ta nêu ra cho tôi, như trước đây, tôi đã từng được hỏi là, vì sao đã đến xem cuộc triển lãm ngày hôm nay. Câu trả lời của tôi, không khác những lần trước; nhưng lần này, tôi có nhiều dữ kiện để tin chắc điều mình ngưỡng mộ về danh họa này là có chứng cớ.
 
Ấn tượng tôi có với danh họa Munch, không phải vì ông có lúc đã ở trong trường phái ấn tượng (Impression) -ông đã trải qua một ít các trường phái khác nữa- mà vì những bức tranh của ông đã nói lên một triết lý nhân sinh sống động. Cảnh những người lao động trong giờ tan sở, những người xúc tuyết, đào mộ..v.v.. bên cạnh những bức tranh, vẽ ra một giới trung lưu mới trong xã hội thời đó (bụng bự), ăn tiệc, nhẩy đầm..v..v..chắc cũng gợi cho người xem tranh, bất cứ ai, một niềm cảm khái về sự chênh lệch mức sống trong xã hội Na Uy thời xưa.
 
Trong cuộc vui chơi dưới trần thế, mỗi người sẽ tự nhiên đến với những gì phù hợp với riêng mình. Nhưng, nếu nói đến việc học, cái học không hạn chế ở một lãnh vực nào cả. Như có người đã nói:"Nếu người ta biết cảm thụ cái đẹp, người ta sẽ nhận ra cái đẹp, sẽ sống tốt hơn. Học phát triển con người, theo tôi, mới là học"(4). Việc đi xem cuộc triển lãm hôm qua (5) quả đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp!
 
 
Đặng Quang Chính
21.06.2016
09:12
 
 
 
Ghi chú:
(1)   Tôi không vẽ theo thiên nhiên, tôi lấy từ những (thùng) chứa phong phú (phỏng dịch)
(2)   Cuốn sách như là một catalog (sách tổng kê) những tranh ảnh và lời giải thích các tranh ảnh của buổi triển lãm, được xuất bản cùng lúc với cuộc triển lãm.
(3)   «Opp av mitt rådende legeme skal der stige blomster -og jeg skal være i dem-Evigheten»
(Up of my rotten body there shall rises flowers -and I may be in them – Eternity)
(4)   TS Bùi Trân Phượng
(5)   Thứ bảy 19.06.2016
 
 
 
 
 
 

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 121 bài trong đề mục