Đặng Quang Chính
-
Số bài
:
1018
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 26.10.2011
|
Re:Cuộc sống thật và giả
-
08.11.2016 06:50:18
Về cuộc bầu cử tại Mỹ 2016 Tại Bắc Âu, bây giờ là ngày 07.11.16. Do đó, người dân tại đây (cư dân Việt) vẫn còn có thể bàn xui, tán ngược về cuộc bầu cử tại Mỹ. Nhiều bài viết của nhiều người, đã được đưa lên Diễn đàn, với những phân tách ưu, khuyết điểm của hai ứng cử viên, Hillary và Trump. Họ nói theo đủ kiểu. Qua bài này, tôi chỉ thêm vào vài nhận xét. Nếu bài viết đem lại chút thú vị cho người đọc, cũng là việc đáng bỏ công để làm. 1) Thành kiến Nhiều người cứ nói riết thành quen, một ý nghĩ như sau: mọi việc bầu cử tại Mỷ đã được định sẵn bởi một thế lực sau hậu trường. Có người đưa chứng cớ, các cuộc họp của những tay tài phiệt (nhóm tài phiệt) quốc tế. Lần chót tại Thụy Sĩ (thì phải). Hình chụp buổi họp khá rõ, có vợ chồng Clinton ngồi tham dư. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nhưng, Trump cũng không xa lạ gì với gia đình Clinton. Riêng Trump, nói theo lối thời thượng hiện nay tại VN, cũng là một đại gia có tầm cỡ. Không lẽ Trump hoàn toàn không biết gì về thế lực đó hay sao? Nếu không biết, chắc ông ta sẽ lãnh "đầu máu" rồi!... Đến giờ, mọi người thấy rất rõ là, không biết thế lực sau lưng (hậu trường) là ai, nhóm nào. Nhưng cứ nhìn đám truyền thông "đánh Trump" thì rõ đó là một thế lực. Sức mạnh của truyền thông. Đó là sức mạnh thứ tư trong một quốc gia, sau hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong công việc kinh doanh của Trump, cũng có những lãnh vực có liên quan đền truyền thông. Nhưng, dù trong tay Trump có một hai tờ báo, một hai hệ thống TV...có thể nào so cựa với số lượng gấp hai (hay hơn thế nữa) như vậy không ?. Nếu thật vậy, ta có thể dùng lối diễn tả của VN như sau, gắn cho Trump là người có "gan cóc tía" (nghiến răng chống trời mà!...). Nếu biết mà cứ làm, quả là "gan ông cóc tía"! Một câu nói khác đã trở thành quen nơi lỗ tai nhiều người là, Mỹ không ai là bạn, không ai là thù vĩnh viễn. Chưa nói đến nội dung, chỉ xét qua thực tế, đã thấy câu đó không hoàn toàn đúng. Thật vậy, từ hồi lập quốc đến nay, có bao giờ Mỹ có đường lối tách lập hẳn với Anh, Đức, Pháp...và sau này là Úc (trừ trường hợp có chiến tranh với Đức những năm 1939-1945 và với Đông Đức sau đó). Về phần nội dung, người nào đưa câu nói đó để viện chứng điều gì đó, theo họ là hợp lý, vì đó là, do họ ứng dụng một cách chung chung. Nói cho cùng, đó là cách nói khác, diễn tả sự xuống dốc về đạo đức của nước Mỹ nói riêng và cả thế giới, nói chung. Thực tế xảy ra không lâu trước đây, đã chứng minh điều đó. Sau thế chiến thứ hai, trong vai trò kẻ thắng trận, nước Mỹ vào những năm 1945-1965, là một đại cường quốc đúng nghĩa. Mạnh về cả kinh tế và quân sự. Thời đó, người ta còn có lối diễn tả xã hội Mỹ là, thiên đường Mỹ quốc. Người dân đầy đủ về vật chất, tinh thần (sau chiến thắng) rất sung mãn. Trong nước an ninh. Trên thế giới, gần như đâu đâu cũng có đồng minh và các căn cứ của Mỹ (dĩ nhiên, trừ Liên sô và Tàu). Không những thế, Hiệp chủng quốc rất hào phóng. Đổ tiền, qua chương trình Marshall, viện trợ cho Âu Châu và giúp Nhật tái thiết..v..v.. Nói chung là thế. Nhưng, nhìn kỹ vào đất Mỹ, họ lo lắng về sự bành trướng của chủ nghĩa CS, nên điều đó đã đưa tới chủ nghĩa Mccarthyisme. Nghị sĩ Mỹ, Joseph McCarthy, là người có chủ trương này; một chủ trương săn đuổi, truy tìm những người CS hay những kẻ có khuynh hướng theo Cộng. Một số trí thức, học giả Mỹ thời đó đã bị chủ thuyết này gây nhiều rắc rối, chẳng hạn diễn viên nổi tiếng Charles Chaplin, kịch tác gia Arthur Miller..v..v.. Cao trào của chủ nghĩa diễn ra trong những năm 50-54 (1). Dĩ nhiên, việc Mỹ thay chân Pháp để chống lại bọn theo Tàu vào năm 1945 tại Việt Nam (người CS gọi là "Sen đầm Quốc tế) có thể ban đầu, do tự hào của một kẻ chiến thắng một cuộc đại chiến thế giới; nhưng sau đó, là do lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa CS (50-54) nên mới có chuyện be bờ CS và thuyết Domino chống Cộng. Chuyện một tay nghĩa hiệp, thấy một cô gái bị uy hiếp bởi bọn thảo khấu mà ra tay cứu vớt...rồi sau đó, phải lòng cô gái, thì chuyện sau chỉ là hệ quả. Chúng ta không chắc là, ngay khi cứu cô gái anh chàng đã phải lòng cô ta. Nhưng, khi cứu được rồi, tình cảm nẩy nở giữa hai người, có khi phải trải qua vài tháng hay cả năm. Suy ra tình trạng của cô gái miền Nam Việt Nam cũng không quá đáng. Mốc đánh dấu anh chàng đặt câu hỏi, xem cô ta có muốn anh làm chồng không, cũng có thể rơi vào giai đoạn 1963, khi Mỹ lật đổ chính quyền ông Diệm. Mọi sự xáo trộn sau đó và vì tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng, nên người Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Kế tiếp, dù là vợ chồng, nhưng cô gái ngoại tình trong tư tưởng, nên anh chàng phải kiếm cách buông ra. Có ai lại chịu thiệt thòi đến 58.000 sinh mạng (lính Mỹ) và rất nhiều của cải, để thấy một dân tộc hình như chưa thoát hẳn tư tưởng thân Cộng (Mỹ không ngờ rằng, người dân vùng xôi đậu, NẾU có thấy được sự gian trá của CS, cũng không dám dứt khoát chống Cộng, vì bản thân hay chính gia đình họ, bị áp lực bởi chính sách KHỦNG BỐ của Việt Cộng). Nói thêm ở đây là, năm nay là năm 2016, người dân trong nước đã thấy rõ sự gian trá của VC mà vì chính sách KHỦNG BỐ nên người dân trong nước còn chưa dám vùng lên đuổi bọn bán nước; chứ đừng nói đến những năm trước năm 1975, một thời điểm vàng thau lẫn lộn. Nhưng, người Mỹ cũng như nước Mỹ, họ cũng chẳng dại triền miên. Nếu cá nhân chúng ta, hay đất nước chúng ta cũng thế, đâu thể vì "nghĩa vụ quốc tế" mà cứ gánh vác mãi sự thua lỗ. Vì thế, cho đến năm 1969, khi Tổng thống Mỹ Nixon cử Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia, cũng là lúc những lợi hại trong việc gánh vác cuộc chiến VN, được kết toán theo cách khác. Người được chỉ định làm công việc này chính là Kissinger, kẻ đưa ra quan điểm thực dụng, được gọi là ‘realpolitik’ (chính trị hiện thực). Triết lý chủ đạo của ông là chính sách đối ngoại phải phục vụ lợi ích quốc gia (2) Cuộc chiến VN đem lại gây ra sự trì trệ cho nền kinh tế Mỹ. Sau đó, những suy trầm kinh tế khác đã đưa người Mỹ đến quyết định bỏ rơi VN. Chưa kể, nguyên do chính yếu khác là Mỹ đã có thể xâm nhập vào thị trường tiêu thụ khổng lồ của Tàu sau chính sách ngoại giao "bóng bàn", diễn ra vào năm 1971. Chưa kể có người còn thêm vào nguyên do, bởi Mỹ muốn dành ưu tiên cho việc tiếp trợ Do Thái vào những năm sau 1970. Chỉ lý do kinh tế (chi nhiều cho chiến tranh VN và có thể xâm nhập Tàu) đã khiến anh "Sen đầm" có thể đổi hướng, nói gì đến việc cộng đồng Do Thái tại Mỹ -ảnh hưởng đến chính sách quốc gia của Mỹ lại tạo được ảnh hưởng lên chính phủ và chính sách của Mỹ. Phong trào phản chiến cũng là một tai hại không nhỏ. Đúng là miền Nam Việt Nam đã rơi vào hoàn cảnh bi đát, hết thuốc chữa! Những lý do trên, đúng nhiều hay ít, không nói lên được cái đạo đức suy đồi, do người viết đã nêu trên. Người Mỹ, chính phủ Mỹ đã lậm sâu vào chính sách thực dụng. Rõ rệt nhất là việc nối lại bang giao với Tàu của Clinton. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh, Mỹ và nhiều nước Tây phương khác đã ra lệnh cấm vận đối với Tàu. Nhưng, thực trạng sau đó là gì?. Đó là: "Trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống năm 1992, ông Bill Clinton đã tố cáo vụ đàn áp Thiên An Môn và « những tên đồ tể Bắc Kinh ». Sau khi vào Nhà Trắng, trong thời gian đầu, Tổng thống Clinton đã gắn việc phát triển quan hệ thương mại song phương với việc cải thiện tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng rồi, đòi hỏi này đã nhanh chóng bị lãng quên" (3). Đối với VN, sự thật cũng không khá hơn. Chính ông vào ngày 11-7-1995 đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thúc đẩy tinh thần hòa giải giữa hai nước cựu thù và cùng nhau hướng tới tương lai, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương. Vào ngày 02.07.2015, kỷ niêm 20 năm bình thường hóa bang giao, Clinton nói: “Những gì chúng ta làm hôm nay là làm cho xã hội của chúng ta hạnh phúc, tiếp cận với nhau không phải bằng nắm đấm, bằng sự thù hận, mà bằng vòng tay mở rộng.” (4). Việc mở rộng đó như sau: "Hai mươi năm trước, thương mại hai nước là 500 triệu đô la Mỹ, nay đã lên tới 35 tỉ đô la Mỹ; Việt Nam vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ASEAN vào thị trường Mỹ". Ông phú hộ Mỹ ngày nay chỉ đưa "nắm xôi" cho thằng Bờm mà đổi lại được lợi không ít, vì thằng "Bờm VC" không chỉ đưa cho ông phú hộ cái quạt mà còn nhiều thứ khác. Chắc chắn thế, vì con người hào phóng của nước Mỹ vào những năm sau 1945 và trước khi bỏ rơi VNCH vào năm 1975, đã trở thành tên phú hộ với đầu óc vụ lợi đặc sệt. Việc nhân quyền, được hắn nêu ra, chỉ làm lấy có. 2) Hệ quả của các điều nói trên, gây ra nơi cuộc tranh cử năm 2016 tại Mỹ, ở mức độ nào đó, cũng chẳng qua là việc đấu tranh giữa sự thật và gian dối, giữa sức mạnh đạo đức và sức mạnh kinh tế. Nếu Hillary thắng cử, đó phần nhiều do sức mạnh kinh tế (quỹ bầu cử dồi dào) đưa đến nắm được sức mạnh truyền thông. Cái sức mạnh truyền thông thấy gần nhất là cách báo chí, TV phổ biến đường lối làm việc của FBI. Lần trước, FBI tuyên bố là việc dùng email của Hillary chỉ là "quá bất cẩn". Vừa rồi, nói là sẽ xét thêm mấy chục ngàn email còn sót. Người dân nghe tin, phân vân không biết bao giờ FBI mới thực hiện xong sự xem xét đó. Bây giờ, chỉ đôi ba ngày trước khi kết thúc bầu cử, lại cho rằng, mọi việc liên quan đến email coi như chấm dứt từ đây. Lối làm việc khiến người ta hình dung như là "nắm đấm", đưa ra để kết thúc trận đấu. Mọi người theo dõi kỹ cuộc vận động có thể thấy được rằng, vụ email gây ảnh hưởng tốt cho phe ông Trump không ít. Ông đã tung nằm đấm đó đến đối phương. Sức đấm càng mạnh, nếu không trúng địch thủ, càng làm người đánh mất thế. Nếu đối phương gồng mình chịu được, sức phản hồi trở lại người đánh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Vì không có bằng chứng cụ thể, nên nắm đấm của ông Trump không thể như là vật nhọn, chọc thủng quả bóng của đối phương. Do vậy, trái bóng đã tung ngược trở lại...và ông Trump lãnh đủ!. 3) Nếu Hillary thắng, không lẽ đó là cái thắng của kinh tế, của sự mất đạo đức? Điều đó có thiệt gì cho dân Mỹ?. TT Mỹ, Clinton, được người dân coi như là một Tổng thống có tài,"thiên tài" vì vực được kinh tế Mỹ đi lên (qua việc nhảy được vào thị trường tiêu thụ Tàu) nên được họ thông cảm đặc biệt. Vụ Monica là một ví dụ. Dân Mỹ, bây giờ, điều thiết thực đối với họ gần như là, GDP của đất nước có tăng không (?).. thất nghiệp nhiều hay ít (?).. lợi tức của họ ra sao (?).. (những điều này cũng do truyền thông, bấy lâu nay, đã tạo nên ảnh hưởng đó) nên sau vụ "khủng hoảng" bầu cử, mọi việc đâu lại cũng vào đấy. Có kéo dài chính sách của Bill Clinton, qua Obama rồi đến Hillary cũng chẳng sao, miễn là những điều trên đừng gây khủng hoảng gì nơi đời sống của họ. Không chừng, họ còn hân hoan hơn, khi nước họ có "mốt" mới, một người đàn bà đầu tiên làm Tổng thống...?!. 4) Nhưng cái hân hoan nhất mà ta có thể cảm thấy nơi họ là, họ đã được "giải phóng"!. Mọi điều vướng mắc trong tâm của họ, từ lâu nay, đã được ông Trump nói ra rồi. Xã hội Mỹ mà. Cái gì cần và muốn nói, nói cho hết mức... và rồi, theo đa số -luật chơi mà họ tôn trọng bấy lâu- họ phải phục tùng theo nhóm đã có nhiều phiếu nhất. Đó là cách thế dân chủ mà lâu nay họ đã cổ vũ trên khắp thế giới!. Điều cảm nhận nói trên không do chúng ta nghĩ ra. Xem nước Anh gần đây là rõ nhất. Chính quyền Cameron muốn gia nhập EU, nhưng để người dân được trưng cầu dân ý. Kết quả là, người dân muốn rút ra. Trưng cầu xong, chính người dân muốn trưng cầu lại. Nhưng, đến giờ, đúng là "ván đã đóng thuyền"! Để kết luận, chúng ta nói chắc chắn rằng, dù Hillary hay ông Trump đắc cử, nước Mỹ vẫn tiếp tục đi tới. Nhưng, nếu không lấy lại được thăng bằng do quá nghiêng về quan điểm thực dụng, nước Mỹ và dân Mỹ sẽ từ từ đi đến chổ suy thoái. Chưa đến thời kỳ đó mà giờ đây nước Mỹ đã bị Tàu và Phi nhìn với con mắt, khác hẳn với cái nhìn về nước Mỹ, khoảng 50 năm về trước. Riêng Phi, bài bản của họ cũng chẳng khác gì Mỹ, chỉ là, không có bạn và kẻ thù lâu dài. Tàu giúp hàng chục triệu để Phi bài trừ ma túy (không nói gì đến nội bộ nhân quyền như Mỹ) thì tội gì không bắt tay với Tàu. Sở dĩ, Phi không dứt khoát với Mỹ vì biết rằng ông "phú hộ" này muốn duy trì con đường giao thông hàng hải quốc tế của mình...và vẫn còn o bế mình. Tất cả liên hệ chỉ dựa trên cái lợi mà thôi. Rồi tất cả các nước trên thế giới sẽ làm giống Mỹ theo câu nói này. Cũng như Mỹ, khi tách khỏi Anh quốc, đạo đức của họ, từ ban đầu rất cao, rồi sau đó giảm dần. Bây giờ, Mỹ chỉ nói chứ không thực sự tôn trọng nhân quyền như năm bảy chục năm trước. Nói rằng nước Mỹ (hay bất cứ nước nào sẽ suy thoái) là có lý do. Lý do cũng dễ hiểu. Vì, cuộc sống của một cá nhân, một đất nước không chỉ thăng tiến bởi chỉ có đời sống vật chất cao hơn mà thôi!. Đặng Quang Chính 07.11.2016 23:53 Ghi chú: (1) https://no.wikipedia.org/wiki/Mccarthyisme (2) http://nghiencuuquocte.org/2015/05/28/henry-kissinger/ (3) http://vi.rfi.fr/chau-a/2...ong-tay-voi-trung-quoc (4) http://www.thesaigontimes...-phong-chinh-minh.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2016 15:40:00 bởi Đặng Quang Chính >
|