Cuộc sống thật và giả
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 9 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 121 bài trong đề mục
Đặng Quang Chính 26.06.2016 13:44:54 (permalink)
Ấn tượng
II
 
Cuối tuần rồi, tờ giấy ghi các sinh hoạt cần tham dự đã được tôi ghi kín mít. Thứ sáu, dự triển lãm tranh JASPER JOHNS+EDVARD MUNCH. Thứ bảy triển lãm tranh "Đất màu mỡ, Munch tại Moss, 1913-1916". Chủ nhật, hoặc đến xem triển lãm tại Ekely hay là tham dự buổi họp mặt của nhóm Yoga (club).
 
(Hôm xem triển lãm Jasper Hohns, tôi không có nhiều cảm hứng. Nhưng, sẽ trở lại với đề tài vì một đề nghị (có thể) có ích cho giới trẻ Việt Nam).
 
Tìm ra buổi họp mặt Yoga tại địa điểm là một công viên là việc không khó; nhất là khi tôi đã thấy một khung vải dài, cao hơn đầu người, đề chữ "Ngày Yoga thế giới tại Oslo, 2016".
 
Một số hơn mười người đã có mặt tại sân cỏ. Trong số đó có hơn phân nữa đang nằm dài, như phơi nắng. Nhờ có người hướng dẫn viên, thỉnh thoảng phát ra những lời chỉ dẫn, nên không ai cho rằng, họ chỉ đang nằm phơi nắng thụ động.
 
Đến hơi trễ nên tôi có dịp trao đổi với một anh chàng trong nhóm tổ chức; đứng ngoài lều trong khu vực của nhóm. Anh ta giải thích rằng, chỉ vì tâm không yên ổn nên ngày nay đã xảy ra nhiều thảm kịch; chẳng hạn gần nhất là vụ Orlando, bên Mỹ. Phần nói kế tiếp của anh, có lẽ hơi quá đáng; nếu nhìn chỉ riêng khía cạnh nào đó. Đâu chỉ dân các nước nghèo -chậm tiến- mới bị xáo động bởi những lôi kéo vật chất của cuộc sống hằng ngày. Vì thế, tôi đưa ra ví dụ về đời sống ở Ấn độ ngày nay. Nói chuyện thêm một lúc, tôi biết anh ấy là dân Ukraina, nên hỏi xem tại sao đã có cuộc tranh chấp giữa Liên Sô và nước anh ta (Dĩ nhiên, dù đã theo dõi tin tức ra sao, người ta cũng nên hỏi người nói chuyện về tình trạng đất nước của chính họ). Đó là một tranh chấp quyền lực. Đắn đo một lúc, anh nói thêm, là vì quyền lợi lâu nay Liên Sô đã có tại đó. Rõ là, cái tâm tham lam đã khiến toàn thể xã hội loài người bị xáo trộn. Cái điều xấu xa, trong ngóc ngách tận sâu thẳm mỗi cá nhân đó, đã bành trướng, đã chế ngự mọi điều tốt đẹp của con người.
 
Sau lúc nghỉ giải lao một lúc, tôi cùng những người khác, tiếp tục chương trình đã được đề ra.
 
Mỗi người được phát một tấm "card" (nhỏ như một tấm thiệp ghi danh họ) có hai mặt. Một bên ghi hai chữ, trên dưới như sauGåranga và Nitai-går. Mặt kia có 2 hàng chữ khác: (1) Haribol Nitai-går, Nitai-går Haribol (2) Gopala Govinda Rama, Madana-mohana 
 
Thoạt đầu, mọi người nói to các chữ đó, theo nhịp hít vào và thở ra. Hít vào, nói chữ "Nitai-går" và thở ra, nói chữ "Gåranga".
 
Đây là lúc cần thêm các kiến thức khác hỗ trợ. Vì có các kiến thức đã được biết, nên người ta không bị trói buộc vào nghĩa của các chữ đó. Người ta có thể nói "Tôi thương người" và "Mọi người thương nhau". Điều cần là liên tục hít vào, thở ra. Hít vào và thở ra chậm chậm. Và nhất là, khi hít thở, khi niệm (nói các chữ đó) là chỉ nghĩ về các chữ đó, không tạp niệm gì khác!
 
Có thể do cố gắng làm như thế, nên tiếng động, tiếng ca hát của một nhóm thiếu nhi (khoảng 30 em), đứng cách đó khoảng 20 m, không làm nhiễu nhiều sự an bình của người thực tập Yoga.
 
Rồi đến khi "hát" các chữ ở mặt sau của tấm giấy cứng nhỏ (tấm thiệp) cao độ sự tập trung cần nhiều hơn giai đoạn trước. Mọi người có thể không nhìn vào tấm giấy cứng đó, khi đọc (1) nhưng với ai tham dự lần đầu, chắc chắn phải nhìn vào những chữ (2). Nói là "hát" vì có đàn và trống đi kèm. Số người tham dự nhiều hơn lúc tôi mới đến.
 
Vào thời điểm này, có thể nói là một sự tình cờ như thế đã giúp người tham gia nhóm Yoga duy trì sự tập trung. Gần đấy, phía sau lưng nhóm Yoga, có một sinh hoạt khác. Có lẽ là một nhóm "Dancing club" nào đó, kéo ra đó nhảy đầm, với nhạc máy từ cassette, lúc sống động lúc du dương. Tôi cười thầm, nghĩ rằng, sao giống như tình trạng đức Phật khi ngồi tu dưới gốc cây Bồ Đề. Ngài thiền định trong lúc một ma nữ xuất hiện gần ngài, nhảy múa, tìm cách lôi cuốn sự chú ý của ngài!
 
Sau đó, người tham gia được hướng dẫn các động tác Yoga đơn giản (Có lẽ chỉ đơn giản với người nhỏ tuổi!). Suốt buổi sinh hoạt, từ 12:00-18:00 (khi tôi đến trễ -13:30- và ra về) không có những giảng huấn có tính tôn giáo nào cả. Có thể nói một cách chắc chắn rằng, người theo tôn giáo nào cũng có thể thực tập môn Yoga này. Lời giảng của người hướng dẫn (trong lúc tập hít thở theo những chữ ở mặt trước của tấm "card"),tựu trung là, con người với thân thể như là một bộ máy, với một năng lượng tinh thần ở bên trong (spiritual energi). Khi thân xác rã tan, tinh thần tiếp tục luân lưu trong sóng vi ba của vũ trụ!.
 
Một buổi trời với một sinh hoạt đầy ấn tượng. Cái công viên trong phố này, có lẽ đã nhiều lần có những sinh hoạt vui chơi, giải trí trong mùa hè. Có người đi tản bộ, ngang qua công viên. Có những người chơi bóng bàn ngoài trời. Có những nhóm trẻ thiếu nhi, được người lớn hướng dẫn, vào công viên này để vui chơi ca hát. Có những nhóm sinh hoạt có vẻ tình tứ như nhẩy đầm. Và cũng có, như nhóm sinh hoạt này, phát động ngày Yoga trên toàn thế giới.
 
Trước kia, khi còn ở tỉnh xa, xuống Oslo để tìm hiểu việc ghi tên học đại học ở đây, tôi đã trú ngụ tại nhà của một thanh niên, ở cạnh công viên này. Em này, lúc đó mới có đứa con chưa được một năm tuổi. Bây giờ, con của em đó đã học trên đại học. Họ có nhà cao cửa rộng, tại một quận ven Oslo. Đã bao lần (?)..em tham dự những buổi sinh hoạt như vầy...hay là, con của họ có được khuyến khích tham gia vào những buổi sinh hoạt như thế (hay ở dạng khác) không (?)...
 
Con người, dĩ nhiên, phải quay cuồng theo cuộc sống. Nhưng mức độ khác nhau ở mỗi người. Để giảm bớt cuộc sống quay cuồng đó, có thể nào người ta thực tập Yoga (kể cả thiền định) để hãm bớt lại sức quay chóng mặt của nó (?)...
 
Ấn tượng về buổi tham gia sinh hoạt "Ngày Yoga toàn thế giới" đó càng lúc càng sâu đậm, qua những ngày của tuần rồi.
 
Trong bài nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại chùa Điếu ngự (California), ngài cho rằng, lòng từ bi rất lợi ích cho sức khỏe và cũng rất lợi ích cho sự an bình trong tâm thức. Nhưng lòng thương người (từ bi) làm sao phát triển được, khi một người thường sân hận, bực tức?.. (vì mình không có được những thứ như người khác). Theo ngài, để trừ bỏ tâm sân, nên tu tập tính Không, nơi đó sẽ sinh khởi Trí Tuệ và Từ Bi. Mà tính Không từ đâu mà ra. Theo riêng ý người viết, đó là sự chú tâm vào việc theo dõi hơi thở, khi hít vào và thở ra. Hít vào và thở ra chậm rãi và không sao lãng ý tưởng vào việc gì khác. Đơn giản chứ!. Nhưng làm được không dễ. Còn gì gây ấn tượng hơn với sự đối nghịch này!
 
Tông thư "săn sóc ngôi nhà chung" -Laudato si- của Đức Phanxico, có lẽ cũng chẳng có gì xa lạ với ý tưởng như trên. Đối với Đức Phanxico, linh đạo không phải là quay lưng lại thế giới. Trong vũ trụ mọi sự đều là một huyền nhiệm. Một linh đạo tốt sẽ tìm thấy Thiên Chúa không chỉ trong nội tâm mà cả nơi các tạo vật ở bên ngoài chúng ta, cho dù nó là “một chiếc lá cây, con đường mòn trên sườn núi, một giọt sương, bộ mặt của người nghèo khổ.” (LS# 233). Linh đạo là gì?. Theo riêng người viết, đó chẳng qua là tính Không bên Phật giáo (dĩ nhiên, không hoàn toàn giống nhau). Khi có được tính Không, con người tự nhiên rũ bỏ cái bản ngã ích kỷ của riêng mình...dễ quan tâm đến người khác xung quanh mình và đến môi trường xung quanh mà chúng ta là một cư dân của nó.
 
Rõ ràng là, tất cả những tôn giáo lớn tuy triết học khác nhau và quan điểm khác biệt nhau nhưng họ cùng chuyển tải chung một cái Thông Điệp, đó là lòng thương yêu, từ bi... Và Yoga, nếu không chuyên chở một tôn giáo nào với nó, cũng là con đường dễ dàng dẫn người ta đến với lòng thương yêu và từ bi.
 
«Con người vẫn đang sống với nhau nhưng trong đó luôn hục hặc, xung đột và chưa bao giờ là thực lòng với nhau, cho đến muốn trấn áp, thủ tiêu lẫn nhau. Sự hiện hữu của con người dường như ngày càng mất hết sự tự chủ. Với dòng xoáy của cuộc sống hiện đại, phần nhiều con người ta trở thành những người máy, tính khí trở nên cộc cằn, đầy căng thẳng và phiền muộn, thậm chí lạnh lùng và rất tàn bạo. Nguyên nhân chính của những nỗi khổ này không phải là do ta có mặt trong cuộc sống hiện đại, cũng không phải là do ta chưa đạt tới kỉ nguyên hạnh phúc, mà do trái tim con người ta ngày càng trở nên khô cằn sỏi đá, bầu năng lượng yêu thương ngày bị vơi kiệt đi; thay vào đó là thành trì bản ngã được giáo dục, được xây dựng một cách tinh vi và chắc chắn. Điều đó gây nên sự chia rẽ, manh mún và cuộc sống không thể nào được trọn vẹn» (*).
 
Trong bài trước, tôi có ghi lại câu: "Ta tưởng xuống trần chơi chốc lát. Ai ngờ thấm thoát đã trăm năm"!Cuộc vui chơi, nếu có ích cho mình, cho người cũng là một cuộc vui chơi thú vị chứ!?. Do đó, có thể nói, buổi sinh hoạt  "Ngày Yoga thế giới 2016" đã cho tôi một ấn tượng đặc sắc!
 
 
 
Đặng Quang Chính
25.06.2016
22:42
 
 
 
* http://tailieu.tv/tai-lie...trong-cuoc-song-16710/
 
#61
    Đặng Quang Chính 08.11.2016 06:50:18 (permalink)
    V cuc bu c ti M 2016
     
    Ti Bc Âu, bây giờ là ngày 07.11.16. Do đó, người dân ti đây (cư dân Vit) vn còn có th bàn xui, tán ngược v cuc bu c ti M.
     
    Nhiu bài viết ca nhiu người, đã được đưa lên Din đàn, vi nhng phân tách ưu, khuyết đim ca hai ng c viên, Hillary và Trump. H nói theo đ kiu. Qua bài này, tôi ch thêm vào vài nhn xét. Nếu bài viết đem li chút thú v cho người đc, cũng là vic đáng bỏ công để làm.
     
    1) Thành kiến
    Nhiu người c nói riết thành quen, mt ý nghĩ như sau: mi vic bu c ti M đã được đnh sn bi mt thế lc sau hu trường. Có người đưa chng c, các cuc hp ca nhng tay tài phit (nhóm tài phit) quc tế. Ln chót ti Thy Sĩ (thì phi). Hình chp bui hp khá rõ, có v chng Clinton ngi tham dư.
     
    Chuyn gì cũng có th xy ra. Nhưng, Trump cũng không xa l gì vi gia đình Clinton. Riêng Trump, nói theo li thi thượng hin nay ti VN, cũng là mt đi gia có tm c. Không l Trump hoàn toàn không biết gì v thế lc đó hay sao?
     
    Nếu không biết, chc ông ta sẽ lãnh "đu máu" ri!... Đến gi, mi người thy rt rõ là, không biết thế lc sau lưng (hu trường) là ai, nhóm nào. Nhưng c nhìn đám truyn thông "đánh Trump" thì rõ đó là mt thế lc. Sc mnh ca truyn thông. Đó là sc mnh th tư trong mt quc gia, sau hành pháp, lp pháp và tư pháp. Trong công vic kinh doanh ca Trump, cũng có nhng lãnh vc có liên quan đn truyn thông. Nhưng, dù trong tay Trump có mt hai t báo, mt hai h thng TV...có th nào so ca vi s lượng gp hai (hay hơn thế nữa) như vy không ?. Nếu tht vy, ta có th dùng li din t ca VN như sau, gn cho Trump là người có "gan cóc tía" (nghiến răng chng tri mà!...). Nếu biết mà c làm, qu là "gan ông cóc tía"!
     
    Mt câu nói khác đã tr thành quen nơi l tai nhiu người là, M không ai là bn, không ai là thù vĩnh vin.
     
    Chưa nói đến ni dung, ch xét qua thc tế, đã thy câu đó không hoàn toàn đúng. Tht vy, t hi lp quc đến nay, có bao gi M có đường li tách lp hn vi Anh, Đc, Pháp...và sau này là Úc (tr trường hp có chiến tranh vi Đc nhng năm 1939-1945 và vi Đông Đc sau đó).
     
    V phn ni dung, người nào đưa câu nói đó đ vin chng điu gì đó, theo h là hp lý, vì đó là, do h ng dng mt cách chung chung. Nói cho cùng, đó là cách nói khác, diễn tả s xung dc v đo đc ca nước M nói riêng và c thế gii, nói chung.
     
    Thc tế xy ra không lâu trước đây, đã chng minh điu đó. Sau thế chiến th hai, trong vai trò k thng trn, nước M vào nhng năm 1945-1965, là mt đi cường quc đúng nghĩa. Mnh v c kinh tế và quân s. Thời đó, người ta còn có li din t xã hi M là, thiên đường M quc. Người dân đy đ v vt cht, tinh thn (sau chiến thng) rt sung mãn. Trong nước an ninh. Trên thế gii, gn như đâu đâu cũng có đng minh và các căn c ca M (dĩ nhiên, tr Liên sô và Tàu). Không nhng thế, Hip chng quc rt hào phóng. Đ tin, qua chương trình Marshall, vin tr cho Âu Châu và giúp Nht tái thiết..v..v..


    Nói chung là thế. Nhưng, nhìn k vào đt M, h lo lng v s bành trướng ca ch nghĩa CS, nên điều đó đã đưa ti ch nghĩa Mccarthyisme. Ngh sĩ Mỹ, Joseph McCarthy, là người có ch trương này; mt ch trương săn đui, truy tìm nhng người CS hay nhng k có khuynh hướng theo Cng. Một số trí thức, học giả Mỹ thời đó đã bị chủ thuyết này gây nhiều rắc rối, chẳng hạn diễn viên nổi tiếng Charles Chaplin, kịch tác gia Arthur Miller..v..v.. Cao trào ca ch nghĩa din ra trong nhng năm 50-54 (1). Dĩ nhiên, vic M thay chân Pháp đ chống lại bọn theo Tàu vào năm 1945 tại Việt Nam (người CS gi là "Sen đm Quc tế) có th ban đu, do tự hào của một kẻ chiến thắng một cuộc đại chiến thế giới; nhưng sau đó, là do lo sợ sự bành trướng ca ch nghĩa CS (50-54) nên mi có chuyn be b CS và thuyết Domino chống Cộng.


    Chuyn mt tay nghĩa hip, thy mt cô gái b uy hiếp bi bn tho khu mà ra tay cu vt...ri sau đó, phi lòng cô gái, thì chuyn sau ch là h qu. Chúng ta không chc là, ngay khi cu cô gái anh chàng đã phi lòng cô ta. Nhưng, khi cu được ri, tình cm ny n gia hai người, có khi phi tri qua vài tháng hay c năm. Suy ra tình trng ca cô gái min Nam Vit Nam cũng không quá đáng. Mc đánh du anh chàng đt câu hi, xem cô ta có mun anh làm chng không, cũng có th rơi vào giai đon 1963, khi Mỹ lt đ chính quyn ông Dim. Mi s xáo trn sau đó và vì tình hình mi lúc mi căng thng, nên người M đã đ b lên bãi bin Đà Nng. Kế tiếp, dù là v chng, nhưng cô gái ngoi tình trong tư tưởng, nên anh chàng phi kiếm cách buông ra. Có ai li chu thit thòi đến 58.000 sinh mng (lính M) và rt nhiu ca ci, đ thy mt dân tc hình như chưa thoát hn tư tưởng thân Cng (M không ng rng, người dân vùng xôi đu, NU có thy được s gian trá ca CS, cũng không dám dt khoát chống Cộng, vì bn thân hay chính gia đình họ, bị áp lc bởi chính sách KHNG B ca Vit Cng). Nói thêm đây là, năm nay là năm 2016, người dân trong nước đã thy rõ s gian trá ca VC mà vì chính sách KHNG B nên người dân trong nước còn chưa dám vùng lên đui bn bán nước; ch đng nói đến nhng năm trước năm 1975, mt thi đim vàng thau ln ln.


    Nhưng, người M cũng như nước M, h cũng chng di trin miên. Nếu cá nhân chúng ta, hay đt nước chúng ta cũng thế, đâu th vì "nghĩa v quc tế" mà c gánh vác mãi sự thua l. Vì thế, cho đến năm 1969, khi Tng thng M Nixon c Kissinger làm c vn an ninh quc gia, cũng là lúc những lợi hại trong vic gánh vác cuc chiến VN, được kết toán theo cách khác. Người được ch đnh làm công vic này chính là Kissinger, kẻ đưa ra quan đim thc dng, được gi là realpolitik (chính tr hin thc). Triết lý ch đo ca ông là chính sách đi ngoi phi phc v li ích quc gia (2)


    Cuc chiến VN đem li gây ra sự trì tr cho nn kinh tế M. Sau đó, nhng suy trm kinh tế khác đã đưa người M đến quyết đnh b rơi VN. Chưa k, nguyên do chính yếu khác là M đã có th xâm nhp vào th trường tiêu th khng l ca Tàu sau chính sách ngoi giao "bóng bàn", diễn ra vào năm 1971. Chưa k có người còn thêm vào nguyên do, bi M mun dành ưu tiên cho vic tiếp tr Do Thái vào nhng năm sau 1970. Ch lý do kinh tế (chi nhiu cho chiến tranh VN và có th xâm nhp Tàu) đã khiến anh "Sen đm" có thể đi hướng, nói gì đến vic cng đng Do Thái ti M -nh hưởng đến chính sách quc gia ca M lại tạo được ảnh hưởng lên chính phủ và chính sách của Mỹ. Phong trào phản chiến cũng là một tai hại không nhỏ. Đúng là min Nam Vit Nam đã rơi vào hoàn cnh bi đát, hết thuc cha!


    Nhng lý do trên, đúng nhiu hay ít, không nói lên được cái đo đc suy đi, do người viết đã nêu trên. Người M, chính ph M đã lm sâu vào chính sách thc dng. Rõ rt nht là vic ni li bang giao vi Tàu ca Clinton. Sau v thm sát Thiên An Môn ti Bc Kinh, M và nhiu nước Tây phương khác đã ra lệnh cm vn đi vi Tàu. Nhưng, thc trng sau đó là gì?. Đó là: "Trong chiến dch vn đng tranh c Tng thng năm 1992, ông Bill Clinton đã t cáo v đàn áp Thiên An Môn và « nhng tên đ t Bc Kinh ». Sau khi vào Nhà Trng, trong thi gian đu, Tng thng Clinton đã gn vic phát trin quan h thương mi song phương vi vic ci thin tình trng nhân quyn Trung Quc. Nhưng ri, đòi hi này đã nhanh chóng b lãng quên" (3).


    Đi vi VN, s tht cũng không khá hơn. Chính ông vào ngày 11-7-1995 đã tuyên b bình thường hóa quan h ngoi giao vi Vit Nam, thúc đy tinh thn hòa gii gia hai nước cu thù và cùng nhau hướng ti tương lai, bao gm c vic d b lnh cm vn và đàm phán tha thun thương mi song phương. Vào ngày 02.07.2015, k niêm 20 năm bình thường hóa bang giao, Clinton nói: Nhng gì chúng ta làm hôm nay là làm cho xã hi ca chúng ta hnh phúc, tiếp cn vi nhau không phi bng nm đm, bng s thù hn, mà bng vòng tay m rng.(4). Vic m rng đó như sau: "Hai mươi năm trước, thương mi hai nước là 500 triu đô la M, nay đã lên ti 35 t đô la M; Vit Nam vượt Thái Lan đ tr thành nhà xut khu hàng đu ca ASEAN vào th trường M". Ông phú h M ngày nay ch đưa "nm xôi" cho thng Bm mà đi li được lợi không ít, vì thng "Bm VC" không ch đưa cho ông phú h cái qut mà còn nhiu th khác. Chc chn thế, vì con người hào phóng ca nước M vào nhng năm sau 1945 và trước khi bỏ rơi VNCH vào năm 1975, đã tr thành tên phú h vi đu óc v li đặc sệt. Vic nhân quyn, được hn nêu ra, ch làm ly có.


    2) H qu ca các điu nói trên, gây ra nơi cuc tranh c năm 2016 ti M, mc đ nào đó, cũng chẳng qua là việc đu tranh gia s tht và gian di, gia sc mnh đo đc và sc mnh kinh tế.
    Nếu Hillary thng c, đó phn nhiu do sc mnh kinh tế (qu bu c di dào) đưa đến nm được sc mnh truyn thông.


    Cái sc mnh truyn thông thy gn nht là cách báo chí, TV ph biến đường li làm vic ca FBI. Ln trước, FBI tuyên b là vic dùng email ca Hillary ch là "quá bt cn". Va ri, nói là s xét thêm my chc ngàn email còn sót. Người dân nghe tin, phân vân không biết bao gi FBI mi thc hin xong s xem xét đó. Bây gi, chỉ đôi ba ngày trước khi kết thúc bầu cử, li cho rng, mi vic liên quan đến email coi như chm dt t đây. Li làm vic khiến người ta hình dung như là "nm đm", đưa ra đ kết thúc trn đu.


    Mi người theo dõi k cuc vn đng có th thy được rng, v email gây nh hưởng tt cho phe ông Trump không ít. Ông đã tung nm đm đó đến đi phương. Sc đm càng mnh, nếu không trúng đch th, càng làm người đánh mt thế. Nếu đi phương gng mình chu được, sc phn hi tr li người đánh cũng gây nh hưởng không nh. Vì không có bng chng c th, nên nm đm ca ông Trump không th như là vt nhn, chc thng qu bóng ca đi phương. Do vy, trái bóng đã tung ngược tr li...và ông Trump lãnh đ!.


    3) Nếu Hillary thng, không l đó là cái thng ca kinh tế, ca s mt đo đc?
    Điu đó có thit gì cho dân M?. TT M, Clinton, được người dân coi như là một Tổng thống có tài,"thiên tài" vì vc được kinh tế M đi lên (qua vic nhy được vào th trường tiêu th Tàu) nên được h thông cm đặc biệt. V Monica là một ví dụ. Dân M, bây gi, điều thiết thực đối với họ gần như là, GDP ca đt nước có tăng không (?).. tht nghip nhiu hay ít (?).. li tc ca h ra sao (?).. (những điều này cũng do truyền thông, bấy lâu nay, đã tạo nên ảnh hưởng đó) nên sau v "khng hong" bu c, mi vic đâu li cũng vào đy. Có kéo dài chính sách ca Bill Clinton, qua Obama ri đến Hillary cũng chng sao, min là nhng điu trên đng gây khng hong gì nơi đi sng ca h. Không chng, h còn hân hoan hơn, khi nước h có "mt" mi, một người đàn bà đầu tiên làm Tổng thống...?!.


    4) Nhưng cái hân hoan nht mà ta có th cm thy nơi họ là, h đã được "gii phóng"!. Mọi điều vướng mắc trong tâm của họ, từ lâu nay, đã được ông Trump nói ra rồi. Xã hi M mà. Cái gì cần và muốn nói, nói cho hết mc... và ri, theo đa s -lut chơi mà h tôn trng by lâu- h phi phc tùng theo nhóm đã có nhiu phiếu nhất. Đó là cách thế dân ch mà lâu nay h đã c vũ trên khp thế gii!.


    Điu cm nhn nói trên không do chúng ta nghĩ ra. Xem nước Anh gn đây là rõ nht. Chính quyn Cameron mun gia nhp EU, nhưng để người dân được trưng cầu dân ý. Kết quả là, người dân mun rút ra. Trưng cu xong, chính người dân mun trưng cu li. Nhưng, đến gi, đúng là "ván đã đóng thuyn"!

    Để kết luận, chúng ta nói chắc chắn rằng, dù Hillary hay ông Trump đắc cử, nước Mỹ vẫn tiếp tục đi tới. Nhưng, nếu không lấy lại được thăng bằng do quá nghiêng về quan điểm thực dụng, nước Mỹ và dân Mỹ sẽ từ từ đi đến chổ suy thoái. Chưa đến thời kỳ đó mà giờ đây nước Mỹ đã bị Tàu và Phi nhìn với con mắt, khác hẳn với cái nhìn về nước Mỹ, khoảng 50 năm về trước. Riêng Phi, bài bản của họ cũng chẳng khác gì Mỹ, chỉ là, không có bạn và kẻ thù lâu dài. Tàu giúp hàng chục triệu để Phi bài trừ ma túy (không nói gì đến nội bộ nhân quyền như Mỹ) thì tội gì không bắt tay với Tàu. Sở dĩ, Phi không dứt khoát với Mỹ vì biết rằng ông "phú hộ" này muốn duy trì con đường giao thông hàng hải quốc tế của mình...và vẫn còn o bế mình. Tất cả liên hệ chỉ dựa trên cái lợi mà thôi. Rồi tất cả các nước trên thế giới sẽ làm giống Mỹ theo câu nói này. Cũng như Mỹ, khi tách khỏi Anh quốc, đạo đức của họ, từ ban đầu rất cao, rồi sau đó giảm dần. Bây giờ, Mỹ chỉ nói chứ không thực sự tôn trọng nhân quyền như năm bảy chục năm trước.
     

    Nói rằng nước Mỹ (hay bất cứ nước nào sẽ suy thoái) là có lý do. Lý do cũng dễ hiểu. Vì, cuộc sống của một cá nhân, một đất nước không chỉ thăng tiến bởi chỉ có đời sống vật chất cao hơn mà thôi!.


    Đặng Quang Chính
    07.11.2016
    23:53

     
                       
     
    Ghi chú:
    (1) https://no.wikipedia.org/wiki/Mccarthyisme 
    (2) http://nghiencuuquocte.org/2015/05/28/henry-kissinger/ 
    (3) http://vi.rfi.fr/chau-a/2...ong-tay-voi-trung-quoc
    (4) http://www.thesaigontimes...-phong-chinh-minh.html
     
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2016 15:40:00 bởi Đặng Quang Chính >
    #62
      Đặng Quang Chính 19.11.2016 17:34:44 (permalink)
       
      Đĩa sà lách Mỹ quốc
      (chuyện dài)
       
       
      Dẫn nhập:
      - Nói là "chuyện" vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
      - "chuyện dài": khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
      - Như tựa đề: "sà lách", nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung...nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
      - Nói là "sà lách" nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác...hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.
       
      -----------------------------------
      Đĩa sà lách Mỹ quốc
       
       
      Những bài viết trước đây, lâu lắm rồi, do nhiều tác giả và cũng từ những bài viết có tính giáo khoa (hướng dẫn những người mới trở thành cư dân của nước Mỹ) thường nói đến đĩa sà lách vĩ đại của nước Mỹ.
       
      Lối ví von như thế ngầm nói rằng, đó là một nước đã tập hơp được nhiều sắc dân -Hiệp chủng quốc mà-...nhưng qua đó, nói lên tự hào một dân tộc mới lập quốc, đã có khả năng làm biến dạng; hay nói đúng hơn, đã tổng hợp được nhiều nền văn hóa khác nhau.
       
      Không kể nguồn gốc cơ bản của những thành phần xã hội cơ bản, cứ xem lai lịch của hơn 40 vị Tổng thống Mỹ quốc, chúng ta thấy rõ sự đa dạng chủng tộc và văn hóa như thế nào. Đó là nói tổng quát, nhưng Hiếp pháp nước Mỹ đã định rõ là, chỉ những người sinh tại Mỹ, mới được ứng cử Tổng thống. Vì thế, lý lịch của TT Obama đã được "hâm" đi hâm lại, từ lúc ông ấy ra ứng cử Tổng thống, cho đến gần đây, qua cuộc bầu cử TT năm 2016, cũng "bị" đưa ra "nấu" lại.
       
      Chuyện đó có lạ lắm không?
      Nếu là "lạ", chúng ta phải lấy làm ngạc nhiên hơn, khi so sánh với VN. Sau năm 1975, con "Ngụy quân, ngụy quyền" đừng hòng ngóc đầu lên trong xã hội mới. Bây giờ khá hơn trước. Nhưng ngóc đầu đến mức độ nào thôi, chứ không thể là "cây cổ thụ" trong nhóm người quản lý đất nước. Đừng nói chuyện sẽ tranh chân trong nhóm Bộ Chính trị của người CS. Trong ban chấp hành Trung ương còn chưa được. Tầm nhắm đó còn cao quá. Chỉ xin được tuyển vào trường Công an mà còn bị xét lý lịch đến ba đời!. Rõ ràng đó chỉ là một chế độ phong kiến được tạo hình dáng mới. Vì thế mới có cô giáo làm bài thơ: "Đất nước minh ngộ quá phải không anh?".
       
      Chuyện lạ ở Mỹ bây giờ mới có dấu hiệu ló ra?
      Người Mỹ có thể chủ quan, tưởng là có thể "đồng hóa" các sắc dân nhập cư. Điều đó, trước đây chưa có gì được xem như là chứng cứ để chứng minh ngược lại. Bây giờ, nó đã lộ ra từ từ. Những người Hồi giáo, dù cực đoan hay không, không thể bị "hòa trộn" trong đám sà lách đó. Trẻ em Hồi giáo được dạy dỗ là, chỉ có đạo của họ mới là "chính thống"!. Các tôn giáo khác chỉ là tà giáo. Do đó, gần đây mới có những vụ bạo động, giết người khủng bố mà các thành phần đó chính là con em của những thế hệ đã nhập cư vào nước Mỹ trước đây.
       
      Có thể đĩa sà lách Mỹ bắt đầu có dấu hiệu thối rữa?. Nếu đúng thế, cũng chưa hẳn là do những hột ô liu có màu xanh, vàng hay đen. Nó bắt đầu thối rữa, do những lá sà lách đã tạo nên tên gọi của món ăn này.
       
      Khi lập quốc, nghĩa là lúc Mỹ đã tách rời Anh Quốc, khuynh hướng của các lãnh đạo thời đó là theo chế độ Cộng Hòa. Dân số ít, tài nguyên dồi dào khiến mọi người dân tưởng như đã đến được miền đất hứa. Thiên đàng Mỹ quốc đã nảy sinh trong tư tưởng người dân từ dạo đó. Nhiều dạng tôn giáo đã bị cấm trước đây tại Anh đã được phát triển tự do tại đất nước này. Người dân tôn sùng đạo của mình và người khác. Tư tưởng bình đẳng, bác ái, tự do được xem là lý tưởng của dân tộc Mỹ.
       
      Nhưng, khi cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra, vì nhiều nguyên do, Tổng Thống Mỹ Nixon đã dùng Kissinger làm cố vấn cho mình. Từ đó, chính sách thực dụng của Kissinger đã đặt cuộc chiến VN trên bàn cân, tính toán làm sao cho sự giúp đỡ đó có lợi hơn cho nước Mỹ. Sau khi màn "Ngoại giao bóng bàn đã thành hình, hai nước tiến đến hợp tác. Việc bỏ rời VN, từ sự tính toán hơn thiệt đó, là một trong nhiều nguyên nhân khác.
       
      Từ TT.Nixon đến TT.Bush, kinh tế Mỹ trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Bill Clinton đã đắc cử Tổng thống nhờ chiêu bài vực dậy nền kinh tế trì trệ đó. Vì thế, khi tranh cử Clinton đã tố cáo vụ đàn áp Thiên An Môn của Tàu và chính quyền đó là "Những tên đồ tể Bắc Kinh". Khi đắc cử xong, Clinton gắn liền việc nhân quyền và mở lại bang giao. Nhưng không lâu sau, đòi hỏi đó đã bị quên lãng!.
       
      Đối với Việt Nam, tình trạng cũng không khác gì. Năm 1995, chính quyền Clinton đã bãi bỏ cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương.
       
      Nhờ thế, nền kinh tế dưới thời Clinton đã phục hồi trở lại. Clinton tự hào về điều đó và dân Mỹ cho đấy là thành công và là dấu hiệu một Tổng thống có tài!.
       
      Sau đó, vì nước Mỹ tạo ra cuộc chiến tại Afghanistan và Irak, nên đấy cũng là một trong những yếu tố làm nền kinh tế ngưng trệ. Tổng Thống Obama, sau khi đắc cử không lâu, do chủ trương hòa hoãn nên đã được trao giải Nobel hòa bình. Thật ra, mục tiêu ngầm của chủ trương đó là đặt nặng vai trò làm ăn kinh tế, thay vì những căng thẳng chính trị với các nước đối nghịch. Việc xoay trục về Châu Á của chính quyền Obama có mục tiêu ngầm lớn hơn các lý do khác, cũng là nhằm vào kinh tế.
       
      Thấy được ý đồ đó của Mỹ, Tàu cứ từ từ lấn lướt Mỹ qua nhiều việc. Cụ thể nhất là Tàu đã xây các bãi đá ngầm, nhắm đến việc kiểm soát đường giao thông hàng hải quốc tế; nơi số lượng hàng hóa đi ngang qua vùng này hàng năm lên đến con số hàng ngàn tỉ Mỹ Kim.
       
      Những tương nhượng của Mỹ nơi này nơi khác (Cu Ba chẳng hạn) tuy có làm giảm số thất nghiệp và lợi tức quốc gia có tăng lên, nhưng hình ảnh của một nước Mỹ "co cụm" đã hiện rõ!.
       
      Không lúc nào khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ hùng cường trở lại" lại ăn khách bằng lúc này. Trong khi đó, giới cầm quyền lộ rõ những việc làm có tính mờ ám, tham nhũng. Trường hợp Hillary, khi còn là bộ trưởng ngoại giao, kết nối chức quyền với quĩ Clinton foudation, có thể bị điều tra về tội tham nhũng (?). Vụ Frank Giustra là việc nổi bật nhất (*). Tất cả những điều trên đã làm chính quyền Obama không còn nhiều uy tín nơi người dân. Vì thế, sự thất bại trong tranh cử đã đến với đảng Dân chủ. 
       
      Nếu cho rằng, đảng Dân chủ, từ Clinton dẫn tới chính quyền Obama đã quá đặt nặng về việc làm ăn kinh tế... vậy, Tổng thống mới của Mỹ -Trump- với bản thân là một doanh gia, có thể ông này còn có một đầu óc nặng về thương mãi, kinh tế hơn nhóm kia thì sao?. Nếu thế, các lá rau "sà lách" này đã từ từ biến chất, hỏi làm sao các thành phần khác của đĩa rau (như các hột ô liu chẳng hạn) sẽ còn giữ được nguyên vị ngon tốt của chúng được?!
       
      Vấn đề này sẽ được nói đến trong bài tới.
       
       
       
      Đặng Quang Chính
      14.11.2016
      21:51
       
       
      Ghi chú:
      (*) https://mail.uio.no/owa/#path=/mail
       
      #63
        Đặng Quang Chính 14.12.2016 16:45:44 (permalink)

        Đĩa sà lách Mỹ quốc (2)
        (Tổng thống thực dụng) 
         

        Kết luận của bài viết "Đĩa sà lách Mỹ quốc" tình cờ phù hợp với một trong các nội dung của cuộc họp báo của Tổng Thống Obama ngày 14.11.2016 (1) 
          
        Trong cuộc họp báo, trước khi đi chuyến công du cuối và là cuộc họp đầu tiên, sau khi ông Trump trở thành người kế nhiệm, ông Obama có nhận xét về ông Trump như sau: « Tôi nghĩ ông ấy không phải là một người vì lý tưởng, đó là một con người thực dụng. Và điều này có thể giúp tổng thống tân cử nếu ông ấy có những người tốt quanh mình và nếu ông Trump có được một ý tưởng về mục tiêu muốn hướng tới về phía trước..." 
          
        Chúng ta có thể nói ngay ra rằng: "đúng là mèo nào cắn mĩu nào" hay "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài"!. 
          
        Để rõ hơn nhận xét trên, ta quay lại một đoạn ngắn lịch sử của khoảng 50 năm trước đây (không cần lâu hơn nữa). 

        Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đưa ra một phát biểu hùng hồn và có sức truyền cảm nhất về cam kết dân chủ của Mỹ "Chúng ta sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, mang bất kỳ gánh nặng nào, đương đầu với bất kỳ khó khăn nào, ủng hộ bất kỳ người bạn nào, chống đối bất kỳ kẻ thù nào để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do" (2). 
          
        Chính vì lý tưởng "hung hăng" đó nên sự kiện Vịnh Con Heo, nhằm lật độ chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, được tiến hành vào tháng 4 năm 1961, chưa đầy ba tháng kể từ khi John F. Kennedy lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. 
          
        Chính vì lý tưởng "hung hăng" đó, nên một Tổng thống đồng minh, ông Ngô đình Diệm, vì chống đối, không để quân Mỹ can thiệp trực tiếp bằng quân sự, nên đã bị giết (ở đây, nên nói thêm một ít. Các tướng lãnh bị mua chuộc, sợ bị một cuộc phản đảo chánh  -như thời 11.11.1960-  nên đã tự họ tạo nên một việc đã rồi, đối với chính quyền Mỹ). 
          
        Nhưng sự "hung hăng" đó đã khựng lại khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1962. Vụ khủng hoảng tại Cuba đã được giải quyết khi Liên Sô đã tháo gỡ các tên lửa của họ. Đó là mặt nổi. Thật ra, Mỹ cũng đã tháo gỡ tên lửa của họ tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, sau khi TT. Kenedy đọc diễn văn loan báo việc khám phá tên lửa của Liên Sô và kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ, họ đã biết thêm về phản ứng của Trung Quốc. Chỉ hai ngày sau khi Kennedy đọc bài diễn văn, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thông báo rằng "650.000.000 người Trung Hoa, nam và nữ sát cánh cùng nhân dân Cuba" (3) 
          
        Tại đây, chúng ta nói thêm để rõ hơn về một số luận điểm của một số giới chức Mỹ, khi họ không hiểu sao cuộc chiến tại VN chỉ được "đánh mà không thắng". Luận điểm này được suy luận lung tung của những người Việt, những người cho rằng, cách họ nhìn về đường lối của người Mỹ là đúng nhất. Cuba là một vùng đất cách xa Liên Sô và nhất là Tàu. Thế mà khi muốn gây khó khăn cho Mỹ, Liên Sô đã đưa tên lửa đến Cuba. Khi Liên Sô có căng thẳng với Mỹ, Tàu đã muốn nhảy vào, chung sức với Liên Sô để đánh Mỹ. Nói chi là Việt Nam, nếu sau năm 1965 (Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng) Mỹ-Việt, muốn đưa chiến tranh ra Bắc để dứt điểm cuộc chiến, có lẽ cả Tàu và Liên Sô không thể đứng ngoài (đó là nhận định của giới chức phụ trách quốc phòng trong Tòa Bạch Ốc). Có lẽ một nước Mỹ mà chọi với hai nước (đều có bom nguyên tử) chắc không chết cũng què!... 
          
        Từ nhận định "không chết cũng què", cộng thêm những diễn tiến không thuận lợi trên chiến trường, đã làm cuộc chiến VN kéo dài ngoài ý mong đợi của chính quyền và nhất là dân Mỹ. Vì thấm đòn của cuộc chiến (chi hàng trăm triệu/ngày vào cuộc chiến đó) lại có những sự thỏa thuận ngầm cho việc thương lượng với Tàu, nên khi đã nhận được điện thư đầu hàng của Bắc Việt vào năm 1972, lãnh đạo của Tòa Bạch Ốc đã làm ngơ.
          
        Chúng ta nên nhớ lại là, chính sách VN hóa chiến tranh đã được thực hiện từ năm 1968, dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Cuối cùng, vào năm 1973, lệnh ngưng bắn do Henry Kissinger, cố vấn an ninh của chính quyền Nixon, thay mặt Hoa Kỳ, tiến hành đàm phán đã được ký kết (4) 
          
        Từ đó về sau, nhất là từ thời Clinton, để vực dậy nền kinh tế suy thoái, nước Mỹ đã từ bỏ "chủ nghĩa anh hùng" của Kenedy, đi dần sang khuynh hướng thực dụng; đặt nặng vấn đề kinh tế hơn là lý tưởng "Cộng hòa" của thuở mới lập quốc. 
          
        Nói tổng quát, để thực hiện Hiệp định TTP (viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương-) Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á, sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Nói ngắn gọn, Mỹ đã đạt được các điểm sau qua lần đến thăm VN của TT.Obama: (a) thấy rõ tâm trạng của người dân đối với chính quyền Mỹ (b) Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.(c) VN đã đặt mua máy bay Boeing Mỹ tổng giá 11 tỉ Mỹ kim (d) mở đại học Fullbright tại VN (5). Về nhân quyền, Mỹ đã đạt được những gì?. Những nhóm xã hội dân sự tại VN muốn có cuộc gặp mặt với TT. Obama đã bị ngăn chận!. 
          
        Bảng hạch toán sơ lược như thế đã đủ để thấy tính cách thực dụng của chính quyền Obama!. Đúng là "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài" (Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người). 
          
        Nhưng, vấn đề là, người thực dụng Trump có thể làm tốt hơn người thực dụng Obama hay không?. 
          
        Bài tới sẽ nói tiếp. 

          
          
          
        Đặng Quang Chính 
        19.11.2016 
        11:23 
          
          
          
        Ghi chú
        (1)    https://mg.mail.yahoo.com...uuhr71anhuh#7605247516 
        (2)    http://vnexpress.net/tin-...ald-trump-3499277.html 
        (3)    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%AAn_l%E1%BB%ADa_Cuba 
        (4)    http://nghiencuuquocte.org/2014/08/15/khai-quat-lich-su-ch-13-nhung-thap-nien-cua-su-thay-doi-1960-1980/ 
        (5)    http://www.bbc.com/vietna...a_vietnam_visit_timing 
         
        #64
          Vo Bien Gioi 15.12.2016 03:34:11 (permalink)

          Vì thấm đòn của cuộc chiến (chi hàng trăm triệu/ngày vào cuộc chiến đó) lại có những sự thỏa thuận ngầm cho việc thương lượng với Tàu, nên khi đã nhận được điện thư đầu hàng của Bắc Việt vào năm 1972, lãnh đạo của Tòa Bạch Ốc đã làm ngơ.

           
          Một điểm rất đau lòng của lịch sử đã được quý bạn Đặng Quang Chính nêu rõ.
          Biết bao hồn oan sông núi Việt Nam từ Bắc chí Nam đã bị hy sinh vô chủ đích từ 1972 tới 30/4/1975 chỉ vì văn minh loài người đặt cơ sở trên chính trị !
           
           
           
          #65
            Đặng Quang Chính 01.01.2017 17:39:04 (permalink)
            Đĩa sà lách Mỹ quốc
            (chuyện dài)
             
            Dẫn nhập:
            - Nói là "chuyện" vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
            - "chuyện dài": khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
            - Như tựa đề: "sà lách", nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung...nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
            - Nói là "sà lách" nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác...hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.
             
            -----------------------------------
            Đĩa sà lách Mỹ quốc
             
             
            Những bài viết trước đây, lâu lắm rồi, do nhiều tác giả và cũng từ những bài viết có tính giáo khoa (hướng dẫn những người mới trở thành cư dân của nước Mỹ) thường nói đến đĩa sà lách vĩ đại của nước Mỹ.
             
            Lối ví von như thế ngầm nói rằng, đó là một nước đã tập hơp được nhiều sắc dân -Hiệp chủng quốc mà-...nhưng qua đó, nói lên tự hào một dân tộc mới lập quốc, đã có khả năng làm biến dạng; hay nói đúng hơn, đã tổng hợp được nhiều nền văn hóa khác nhau.
             
            Không kể nguồn gốc cơ bản của những thành phần xã hội cơ bản, cứ xem lai lịch của hơn 40 vị Tổng thống Mỹ quốc, chúng ta thấy rõ sự đa dạng chủng tộc và văn hóa như thế nào. Đó là nói tổng quát, nhưng Hiếp pháp nước Mỹ đã định rõ là, chỉ những người sinh tại Mỹ, mới được ứng cử Tổng thống. Vì thế, lý lịch của TT Obama đã được "hâm" đi hâm lại, từ lúc ông ấy ra ứng cử Tổng thống, cho đến gần đây, qua cuộc bầu cử TT năm 2016, cũng "bị" đưa ra "nấu" lại.
             
            Chuyện đó có lạ lắm không?
            Nếu là "lạ", chúng ta phải lấy làm ngạc nhiên hơn, khi so sánh với VN. Sau năm 1975, con "Ngụy quân, ngụy quyền" đừng hòng ngóc đầu lên trong xã hội mới. Bây giờ khá hơn trước. Nhưng ngóc đầu đến mức độ nào thôi, chứ không thể là "cây cổ thụ" trong nhóm người quản lý đất nước. Đừng nói chuyện sẽ tranh chân trong nhóm Bộ Chính trị của người CS. Trong ban chấp hành Trung ương còn chưa được. Tầm nhắm đó còn cao quá. Chỉ xin được tuyển vào trường Công an mà còn bị xét lý lịch đến ba đời!. Rõ ràng đó chỉ là một chế độ phong kiến được tạo hình dáng mới. Vì thế mới có cô giáo làm bài thơ: "Đất nước minh ngộ quá phải không anh?".
             
            Chuyện lạ ở Mỹ bây giờ mới có dấu hiệu ló ra?
            Người Mỹ có thể chủ quan, tưởng là có thể "đồng hóa" các sắc dân nhập cư. Điều đó, trước đây chưa có gì được xem như là chứng cứ để chứng minh ngược lại. Bây giờ, nó đã lộ ra từ từ. Những người Hồi giáo, dù cực đoan hay không, không thể bị "hòa trộn" trong đám sà lách đó. Trẻ em Hồi giáo được dạy dỗ là, chỉ có đạo của họ mới là "chính thống"!. Các tôn giáo khác chỉ là tà giáo. Do đó, gần đây mới có những vụ bạo động, giết người khủng bố mà các thành phần đó chính là con em của những thế hệ đã nhập cư vào nước Mỹ trước đây.
             
            Có thể đĩa sà lách Mỹ bắt đầu có dấu hiệu thối rữa?. Nếu đúng thế, cũng chưa hẳn là do những hột ô liu có màu xanh, vàng hay đen. Nó bắt đầu thối rữa, do những lá sà lách đã tạo nên tên gọi của món ăn này.
             
            Khi lập quốc, nghĩa là lúc Mỹ đã tách rời Anh Quốc, khuynh hướng của các lãnh đạo thời đó là theo chế độ Cộng Hòa. Dân số ít, tài nguyên dồi dào khiến mọi người dân tưởng như đã đến được miền đất hứa. Thiên đàng Mỹ quốc đã nảy sinh trong tư tưởng người dân từ dạo đó. Nhiều dạng tôn giáo đã bị cấm trước đây tại Anh đã được phát triển tự do tại đất nước này. Người dân tôn sùng đạo của mình và người khác. Tư tưởng bình đẳng, bác ái, tự do được xem là lý tưởng của dân tộc Mỹ.
             
            Nhưng, khi cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra, vì nhiều nguyên do, Tổng Thống Mỹ Nixon đã dùng Kissinger làm cố vấn cho mình. Từ đó, chính sách thực dụng của Kissinger đã đặt cuộc chiến VN trên bàn cân, tính toán làm sao cho sự giúp đỡ đó có lợi hơn cho nước Mỹ. Sau khi màn "Ngoại giao bóng bàn đã thành hình, hai nước tiến đến hợp tác. Việc bỏ rời VN, từ sự tính toán hơn thiệt đó, là một trong nhiều nguyên nhân khác.
             
            Từ TT.Nixon đến TT.Bush, kinh tế Mỹ trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Bill Clinton đã đắc cử Tổng thống nhờ chiêu bài vực dậy nền kinh tế trì trệ đó. Vì thế, khi tranh cử Clinton đã tố cáo vụ đàn áp Thiên An Môn của Tàu và chính quyền đó là "Những tên đồ tể Bắc Kinh". Khi đắc cử xong, Clinton gắn liền việc nhân quyền và mở lại bang giao. Nhưng không lâu sau, đòi hỏi đó đã bị quên lãng!.
             
            Đối với Việt Nam, tình trạng cũng không khác gì. Năm 1995, chính quyền Clinton đã bãi bỏ cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương.
             
            Nhờ thế, nền kinh tế dưới thời Clinton đã phục hồi trở lại. Clinton tự hào về điều đó và dân Mỹ cho đấy là thành công và là dấu hiệu một Tổng thống có tài!.
             
            Sau đó, vì nước Mỹ tạo ra cuộc chiến tại Afghanistan và Irak, nên đấy cũng là một trong những yếu tố làm nền kinh tế ngưng trệ. Tổng Thống Obama, sau khi đắc cử không lâu, do chủ trương hòa hoãn nên đã được trao giải Nobel hòa bình. Thật ra, mục tiêu ngầm của chủ trương đó là đặt nặng vai trò làm ăn kinh tế, thay vì những căng thẳng chính trị với các nước đối nghịch. Việc xoay trục về Châu Á của chính quyền Obama có mục tiêu ngầm lớn hơn các lý do khác, cũng là nhằm vào kinh tế.
             
            Thấy được ý đồ đó của Mỹ, Tàu cứ từ từ lấn lướt Mỹ qua nhiều việc. Cụ thể nhất là Tàu đã xây các bãi đá ngầm, nhắm đến việc kiểm soát đường giao thông hàng hải quốc tế; nơi số lượng hàng hóa đi ngang qua vùng này hàng năm lên đến con số hàng ngàn tỉ Mỹ Kim.
             
            Những tương nhượng của Mỹ nơi này nơi khác (Cu Ba chẳng hạn) tuy có làm giảm số thất nghiệp và lợi tức quốc gia có tăng lên, nhưng hình ảnh của một nước Mỹ "co cụm" đã hiện rõ!.
             
            Không lúc nào khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ hùng cường trở lại" lại ăn khách bằng lúc này. Trong khi đó, giới cầm quyền lộ rõ những việc làm có tính mờ ám, tham nhũng. Trường hợp Hillary, khi còn là bộ trưởng ngoại giao, kết nối chức quyền với quĩ Clinton foudation, có thể bị điều tra về tội tham nhũng (?). Vụ Frank Giustra là việc nổi bật nhất (*). Tất cả những điều trên đã làm chính quyền Obama không còn nhiều uy tín nơi người dân. Vì thế, sự thất bại trong tranh cử đã đến với đảng Dân chủ. 
             
            Nếu cho rằng, đảng Dân chủ, từ Clinton dẫn tới chính quyền Obama đã quá đặt nặng về việc làm ăn kinh tế... vậy, Tổng thống mới của Mỹ -Trump- với bản thân là một doanh gia, có thể ông này còn có một đầu óc nặng về thương mãi, kinh tế hơn nhóm kia thì sao?. Nếu thế, các lá rau "sà lách" này đã từ từ biến chất, hỏi làm sao các thành phần khác của đĩa rau (như các hột ô liu chẳng hạn) sẽ còn giữ được nguyên vị ngon tốt của chúng được?!
             
            Vấn đề này sẽ được nói đến trong bài tới.
             
             
             
            Đặng Quang Chính
            14.11.2016
            21:51
             
             
            Ghi chú:
            (*) https://mail.uio.no/owa/#path=/mail
             
            #66
              Đặng Quang Chính 06.01.2017 04:42:28 (permalink)

              Đĩa sà lách Mỹ quốc (2)
              (Tổng thống thực dụng) 
               

              Kết luận của bài viết "Đĩa sà lách Mỹ quốc" tình cờ phù hợp với một trong các nội dung của cuộc họp báo của Tổng Thống Obama ngày 14.11.2016 (1) 
                
              Trong cuộc họp báo, trước khi đi chuyến công du cuối và là cuộc họp đầu tiên, sau khi ông Trump trở thành người kế nhiệm, ông Obama có nhận xét về ông Trump như sau: « Tôi nghĩ ông ấy không phải là một người vì lý tưởng, đó là một con người thực dụng. Và điều này có thể giúp tổng thống tân cử nếu ông ấy có những người tốt quanh mình và nếu ông Trump có được một ý tưởng về mục tiêu muốn hướng tới về phía trước..." 
                
              Chúng ta có thể nói ngay ra rằng: "đúng là mèo nào cắn mĩu nào" hay "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài"!. 
                
              Để rõ hơn nhận xét trên, ta quay lại một đoạn ngắn lịch sử của khoảng 50 năm trước đây (không cần lâu hơn nữa). 

              Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đưa ra một phát biểu hùng hồn và có sức truyền cảm nhất về cam kết dân chủ của Mỹ "Chúng ta sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, mang bất kỳ gánh nặng nào, đương đầu với bất kỳ khó khăn nào, ủng hộ bất kỳ người bạn nào, chống đối bất kỳ kẻ thù nào để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do" (2). 
                
              Chính vì lý tưởng "hung hăng" đó nên sự kiện Vịnh Con Heo, nhằm lật độ chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, được tiến hành vào tháng 4 năm 1961, chưa đầy ba tháng kể từ khi John F. Kennedy lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. 
                
              Chính vì lý tưởng "hung hăng" đó, nên một Tổng thống đồng minh, ông Ngô đình Diệm, vì chống đối, không để quân Mỹ can thiệp trực tiếp bằng quân sự, nên đã bị giết (ở đây, nên nói thêm một ít. Các tướng lãnh bị mua chuộc, sợ bị một cuộc phản đảo chánh  -như thời 11.11.1960-  nên đã tự họ tạo nên một việc đã rồi, đối với chính quyền Mỹ). 
                
              Nhưng sự "hung hăng" đó đã khựng lại khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1962. Vụ khủng hoảng tại Cuba đã được giải quyết khi Liên Sô đã tháo gỡ các tên lửa của họ. Đó là mặt nổi. Thật ra, Mỹ cũng đã tháo gỡ tên lửa của họ tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, sau khi TT. Kenedy đọc diễn văn loan báo việc khám phá tên lửa của Liên Sô và kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ, họ đã biết thêm về phản ứng của Trung Quốc. Chỉ hai ngày sau khi Kennedy đọc bài diễn văn, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thông báo rằng "650.000.000 người Trung Hoa, nam và nữ sát cánh cùng nhân dân Cuba" (3) 
                
              Tại đây, chúng ta nói thêm để rõ hơn về một số luận điểm của một số giới chức Mỹ, khi họ không hiểu sao cuộc chiến tại VN chỉ được "đánh mà không thắng". Luận điểm này được suy luận lung tung của những người Việt, những người cho rằng, cách họ nhìn về đường lối của người Mỹ là đúng nhất. Cuba là một vùng đất cách xa Liên Sô và nhất là Tàu. Thế mà khi muốn gây khó khăn cho Mỹ, Liên Sô đã đưa tên lửa đến Cuba. Khi Liên Sô có căng thẳng với Mỹ, Tàu đã muốn nhảy vào, chung sức với Liên Sô để đánh Mỹ. Nói chi là Việt Nam, nếu sau năm 1965 (Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng) Mỹ-Việt, muốn đưa chiến tranh ra Bắc để dứt điểm cuộc chiến, có lẽ cả Tàu và Liên Sô không thể đứng ngoài (đó là nhận định của giới chức phụ trách quốc phòng trong Tòa Bạch Ốc). Có lẽ một nước Mỹ mà chọi với hai nước (đều có bom nguyên tử) chắc không chết cũng què!... 
                
              Từ nhận định "không chết cũng què", cộng thêm những diễn tiến không thuận lợi trên chiến trường, đã làm cuộc chiến VN kéo dài ngoài ý mong đợi của chính quyền và nhất là dân Mỹ. Vì thấm đòn của cuộc chiến (chi hàng trăm triệu/ngày vào cuộc chiến đó) lại có những sự thỏa thuận ngầm cho việc thương lượng với Tàu, nên khi đã nhận được điện thư đầu hàng của Bắc Việt vào năm 1972, lãnh đạo của Tòa Bạch Ốc đã làm ngơ.
                
              Chúng ta nên nhớ lại là, chính sách VN hóa chiến tranh đã được thực hiện từ năm 1968, dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Cuối cùng, vào năm 1973, lệnh ngưng bắn do Henry Kissinger, cố vấn an ninh của chính quyền Nixon, thay mặt Hoa Kỳ, tiến hành đàm phán đã được ký kết (4) 
                
              Từ đó về sau, nhất là từ thời Clinton, để vực dậy nền kinh tế suy thoái, nước Mỹ đã từ bỏ "chủ nghĩa anh hùng" của Kenedy, đi dần sang khuynh hướng thực dụng; đặt nặng vấn đề kinh tế hơn là lý tưởng "Cộng hòa" của thuở mới lập quốc. 
                
              Nói tổng quát, để thực hiện Hiệp định TTP (viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương-) Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á, sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Nói ngắn gọn, Mỹ đã đạt được các điểm sau qua lần đến thăm VN của TT.Obama: (a) thấy rõ tâm trạng của người dân đối với chính quyền Mỹ (b) Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.(c) VN đã đặt mua máy bay Boeing Mỹ tổng giá 11 tỉ Mỹ kim (d) mở đại học Fullbright tại VN (5). Về nhân quyền, Mỹ đã đạt được những gì?. Những nhóm xã hội dân sự tại VN muốn có cuộc gặp mặt với TT. Obama đã bị ngăn chận!. 
                
              Bảng hạch toán sơ lược như thế đã đủ để thấy tính cách thực dụng của chính quyền Obama!. Đúng là "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài" (Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người). 
                
              Nhưng, vấn đề là, người thực dụng Trump có thể làm tốt hơn người thực dụng Obama hay không?. 
                
              Bài tới sẽ nói tiếp. 

                
              Đặng Quang Chính 
              19.11.2016 
              11:23 
                
                
                
              Ghi chú
              (1)    https://mg.mail.yahoo.com...uuhr71anhuh#7605247516 
              (2)    http://vnexpress.net/tin-...ald-trump-3499277.html 
              (3)    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%AAn_l%E1%BB%ADa_Cuba 
              (4)    http://nghiencuuquocte.org/2014/08/15/khai-quat-lich-su-ch-13-nhung-thap-nien-cua-su-thay-doi-1960-1980/ 
              (5)    http://www.bbc.com/vietna...a_vietnam_visit_timing 
               
              #67
                Đặng Quang Chính 08.01.2017 03:26:04 (permalink)
                Dẫn nhập:
                – Nói là “chuyện” vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
                – “chuyện dài”: khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
                – Như tựa đề: “sà lách”, nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung…nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
                – Nói là “sà lách” nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác…hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.
                --------------------------------------
                Đĩa sà lách Mỹ quốc (3) 
                (Thực dụng?)
                 
                Nhưng, vấn đề là, người thực dụng Trump có thể làm tốt hơn người thực dụng Obama hay không?.  Đây là câu hỏi trong phần kết luận của bài trước.


                Trước khi trả lời, chúng ta xem qua phần dưới đây để biết thế nào là "thực dụng".
                 
                Trong miền Nam, trước năm 1975, đặc biệt trong những năm 1960, ít người nghe nói đến hai chữ "thực dụng". Nói gì đến hai chữ "chủ nghĩa thực dụng" và nhất là thêm vào sau đó chữ: "Mỹ". Nhưng từ khi có cuộc tiếp xúc ngầm giữa Kissinger và Tàu cộng được phát hiện, nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" được người ta biết đến nhiều hơn. Sau đó một thời gian dài, nhất là sau khi có nhiều người VN định cư tại Mỹ, nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" được một số tác giả cho nó tương đương theo cách gọi của họ là: chủ nghĩa "mì ăn liền"!
                 
                Ai muốn tìm hiểu nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" là gì, theo cách khoa bảng, cứ vào link cuối bài (1) sẽ rõ như thế nào. Nhưng, nên để ý rằng, nội dung link đó nhằm nói về chữ "pragmatism" -theo trang đó, dịch ra tiếng Việt, có nghĩa là: "chủ nghĩa thực dụng"-. Còn nếu xem link (2) nội dung sẽ nói về "Utilitarianism" –theo Google, chữ này được dịch là "chủ nghĩa thực dụng". Nghĩa là, theo nghĩa tiếng Việt, nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" có thể dùng cho cả hai chữ "Pragmatism" và "Utilitariansim"(!). Theo Dictionary Cambridge, online, hai chữ đó được định nghĩa xem ra hơi tương tự, nhưng chữ "Utilitarianism" có vẻ là một hệ thống tư tưởng (suy nghĩ) hơn là tính chất giải quyết một vấn đề của chữ "Pragmatism".
                 
                Như nói trên, người dùng chủ nghĩa "Mì ăn liền" có lẽ không rõ sự khác biệt, hoặc ý của họ cho rằng, đó là nội dung của chữ "Pragmatism" (?).
                 
                Dõi theo đường lối, chính sách của Mỹ, từ sau Đệ nhị thế chiến đến nay, chúng ta sẽ phân định là, họ theo cách "Pragmatism" hay "Utilitarianism".
                 
                Chưa đầy ba tháng kể từ khi John F. Kennedy lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Kế hoạch lật đổ chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, được tiến hành vào tháng 4 năm 1961.
                 
                - Việc tấn công vào các công ty Mỹ và những lợi ích của Mỹ ở Cuba, những luận điệu chống Mỹ của ông Fildel, và việc Cuba có khuynh hướng tiến tới một quan hệ gần hơn với Liên Sô, đã khiến các quan chức Mỹ kết luận rằng nhà lãnh đạo Cuba này là mối đe dọa đến những lợi ích của Mỹ ở Tây Bán Cầu. Hay cũng có thể bắt nguồn từ nỗi ám ảnh chung của giới chính trị nước Mỹ thời Chiến tranh lạnh (sau năm 1945) rằng "Cộng sản sẽ thay thế chủ nghĩa đế quốc thống trị thế giới".
                - Nếu mong tìm lấy nguồn lợi kinh tế thì Mỹ sẽ được gì? (dầu lọc của Cuba chiếm 15% giá trị xuất khẩu và mía chiếm 25% ... và những tài nguyên khác chiếm tỉ lệ xuất khẩu thấp hơn)


                Chúng ta thấy rằng, nguyên do (1) có động cơ mạnh hơn là nguyên do thứ (2). Nhưng, nếu thực hiện được mục tiêu thứ nhất, để chiếm luôn lợi thế của nguyên do thứ hai đó; tất cả đều là mục đích của Mỹ trong việc muốn lật đổ chính quyền của Fidel Castro. Còn nỗi ám ảnh của Chủ nghĩa Cộng sản, không là phải không có...nhưng vào thời điểm đó đã không còn mạnh lắm ( chủ nghĩa McCarthy ra đời năm 1950 liên quan đến chủ trương của McCarthy đã sớm được áp dụng cho những hoạt động chống cộng) (4)
                 
                Việc tấn công Vịnh Con Heo (1961) nói trên bị thất bại.
                Sau sự kiện bãi biển Playa Girón, chính sách khống chế và phong tỏa của Mỹ đối với Cuba càng ngặt nghèo hơn. Ngoài việc cấm vận mậu dịch toàn diện, Washington tiếp tục sử dụng biện pháp cô lập để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản kiểu Fidel ở Mỹ Latinh và không từ bỏ ý định can thiệp vũ trang (5)


                Để đối phó sự phong tỏa đó, Cuba nhờ cậy sự giúp đỡ của Liên Sô. Liên Sô, do những căng thẳng khác với Mỹ, thêm vào sự cầu cạnh của Cuba, đã đi đến quyết định táo bạo.
                 
                Tháng 06.1962, Liên Sô quyết định đem tên lửa và đầu đạn hạt nhân sang Cuba. Giữa tháng 08.1962, tình báo Mỹ bắt đầu có những thông tin về việc đó. Ngày 28.10, cả hai nước Mỹ và Liên Xô có những thỏa thuận tương nhượng nên một cuốn chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra.
                 
                Tổng quát mà nói, chúng ta có thể cho rằng, vụ đánh chiếm Cuba Vịnh Con Heo có ý nghĩa một "Utilitarianism", còn vụ Mỹ và Liên Sô thỏa thuận tháo gỡ tên lửa và đầu đạn hạt nhân của hai bên, có tính cách là "Pragmatism".
                Tại Việt Nam, Quân Giải phóng Miền Nam đã được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961. Quân đội này thuộc Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, một bộ phận bù nhìn do chính quyền CS miền Bắc dựng nên. Đó là hậu quả của một sự can thiệp lâu dài, do phía Mỹ tạo nên. Nói đúng hơn, dù không có sự can thiệp của Mỹ, một dạng khác của cuộc chiến giữa hai miền Bắc-Nam Việt Nam cũng xảy ra. Bởi miền Bắc chịu ảnh hưởng quá sâu đậm của Liên Sô và Tàu Cộng. Tuy nhiên, phía Mỹ, từ giữa năm 1956, đã đặt ở Sài Gòn bốn phái đoàn: MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960 thêm hai phái đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG, năm 1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm 1960, con số đó đã lên đến gần 2.000 trong đó có 800 cố vấn quân sự (6).
                 
                Nhưng, vào đầu năm 1961, Mỹ không còn can thiệp bằng cách đưa vào miền Nam các phái đoàn cố vấn, như những năm trước đó. Tổng thống Kennedy tuyên bố: "Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thế giới tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi để thực hiện điều đó."(7). Đó là một tiến trình kéo dài, không những từ những năm khi chính quyền thực dân Pháp còn hiện diện tại VN, mà còn vì sự khẳng định của Tổng thống Kenedy vào năm 1956: "“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó (8).
                 
                Chính quyền miền Nam VN đã bị kẹt vào một thế khó tiến, thoái. Người Pháp tỏ ra ít có nhiệt tình với chính phủ Quốc gia Việt Nam mới ra đời, còn người Mỹ chế giễu Pháp là "thực dân tuyệt vọng". Đáp lại, phía Pháp nhận định là Mỹ quá ngây thơ, và một người Pháp đã nói thẳng là "những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người Việt xuất hiện." Rõ ràng đây là một câu nói chế giễu nhưng nó lại chính xác vì những người Mỹ khá ngây thơ và ấu trĩ khi họ mới đến Việt Nam (9)


                Người Mỹ có kinh nghiệm thành công qua cuộc đảo chính ở Guatemala 1954. Họ thất bại vụ tấn công Cuba 1961. Nhưng, họ cho rằng, họ vẫn có thế mạnh sau vụ điều đình Liên Sô thu hồi tên lửa tại Cuba (1962). Do đó, dù không "ngây thơ" hay "ấu trĩ" nhưng họ chủ quan quá mức nơi sức mạnh quân sự của họ. Khi đưa lực lượng Thủy quân lục chiến lên Đà Nẵng (1965), họ tưởng sự can thiệp thuần túy bằng sức mạnh quân sự sẽ giải quyết tốt đẹp cuộc chiến ở VN
                 
                Chính quyền VN lại trong thế tiến thoái, lưỡng nan lần nữa, khi chủ nghĩa thực dụng do Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, khởi xướng, đã tạo ảnh hưởng mạnh nơi chính quyền Mỹ, thời Tổng thống Nixon. Năm 1968, Mỹ thực hiện chính sách VN hóa chiến tranh.
                 
                - Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
                - Từ ngày đó đến ngày 18.12.1972, hai bên Bắc VN và Mỹ vừa đánh vừa đàm. Chiến dịch 12 ngày đêm oanh kích miền Bắc của không lực Hoa kỳ, bắt đầu từ ngày 18.12 đến ngày 30.12.72, đã làm miền Bắc gửi thông điệp đầu hàng (hồ sơ giải mật sau chiến tranh mới đề cập đến điều này) nhưng cấp có thẩm quyền của Mỹ ở miền Nam VN không trình lại điều này cho chính phủ Mỹ biết.
                - Cuối cùng, Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
                - Trong những năm còn lại (1973-1975) Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa.
                 
                Miền Nam VN thất trận vào ngày 30.04.75, do sự bỏ rơi đồng minh của chính phủ Hoa Kỳ.


                Thời gian 14 năm (từ năm 1961, khi Mỹ chính thức can thiệp đến khi miền Nam thất trận, 30.04.1975) là thời gian đủ dài để những suy tính của đôi bên có cơ hội thực thi. Nếu đó là tính toán chiến lược của Mỹ, ta có thể dùng chữ "Utilitarianism". Nhưng thực tế cho thấy, chỉ khi chính quyền Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuyết thực dụng của cố vấn Kissinger, mọi việc đã đổi khác. Nhất là sau khi Tàu và Mỹ đã bắt đầu có được sự thỏa hiệp với nhau. Cái giai đoạn ngắn ngủi đó có thể diễn tả là "Pragmatism".
                 
                Tóm lại, dù chữ nào đã được dùng ở đây, cái lý tưởng "Cộng hòa" của người Mỹ, khi bắt đầu được độc lập, tách khỏi ảnh hưởng của người Anh, đã lần hồi bị suy thoái. Mọi suy tính dựa trên kinh tế của những chính quyền Mỹ, từ thời Nixon trở về sau, đã càng ngày lấn át những lý tưởng dân chủ, công bằng và bác ái. Đặc biệt từ thời Tổng Thống Bill Clinton!
                 
                 
                 
                Đặng Quang Chính
                12.12.2016
                23:09
                 
                 
                 
                Ghi chú:
                (1)https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_th%E1%BB%B1c_d%E1%BB%A5ng
                (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Utilitarianism
                (3) http://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/pragmatism
                            http://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/utilitarianism
                (4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Joseph_McCarthy
                (5) https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/khung-hoang-ten-lua-cuba-nhung-dieu-chua-biet
                (6)https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1_tr%C3%ACnh_can_thi%E1%BB%87p_c%E1%BB%A7a_M%E1%BB%B9_v%C3%A0o_Vi%E1%BB%87t_Nam_(1948-1975)
                (7) Link trên
                (8) Link trên
                (9) Link trên
                 
                 
                Để tìm hiểu rõ hơn về "Chủ nghĩa thực dụng", người đọc có thể vào Link dưới đây để xem thêm.
                https://trantruongsa.wordpress.com/2015/07/17/chu-nghia-thuc-dung-my/
                 
                Tốt nhất là qua hai chữ "Utilitarianism" và "Pragmatism", dùng Google, ta sẽ có cái nhìn rộng hơn nữa.
                 
                #68
                  Đặng Quang Chính 18.01.2017 18:46:36 (permalink)
                  Đĩa sà lách Mỹ quốc (4)
                  (thực dụng?)
                   
                   
                  Chữ "Thực dụng" được nói thêm ở đây, để thấy, người sính dùng nó, tạo nó thành một từ ngữ có tính đặc biệt riêng. Người xem chữ đó có tính "tính cực" lại dễ bị lẫn lộn vì những mục tiêu mà người dùng nó cố tình dùng nó một cách không rõ ràng.
                   
                  Trước hết, nói về cảm tưởng của nhiều người đối với chính sách của Mỹ. Với họ, người Mỹ làm việc có kế hoạch tốt và lâu dài. Tóm lại, cái gì của họ cũng nhất. Nhưng, nói ngắn, họ cũng thất bại. Như vụ tấn công Cuba đã được viết trong bài trước.
                   
                  Vụ Cuba đã hơn năm mươi năm qua. Chúng ta xem vụ VN như thế nào.
                   
                  Nếu cho rằng Mỹ can thiệp vào chiến tranh qua các phái bộ quân sự vào năm 1960, đến năm 1968, họ đã đổi hướng. Họ thực hiện chương trình VN hóa chiến tranh. Tháng 03.1968, Mỹ đơn phương đơn ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Cùng những hành động đó, Kissinger đã đại diện chính phủ Mỹ có những cuộc mật đàm riêng với Tàu.
                   
                  Trong tám năm (1960-1968) với kinh phí chiến tranh tốn đến hàng ngàn triệu đô đã làm cho con người thực dụng của Kissinger đi đến quyết định chấm dứt cuộc chiến VN (dĩ nhiên, còn nhiều yếu tố khác nữa -cũng đã được nêu ra trong các bài trước-). Đồng thời, thị trường Tàu với khối dân cả gần ngàn triệu đã làm cho ông "đại gia" Mỹ lóa mắt. Chưa kể, giao thương với Tàu lại là cách gián tiếp gây sự sự rạn nứt trong liên hệ giữa Tàu và Nga.
                   
                  Thế là tính thực dụng được thi hành triệt để. Nước Mỹ cũng sẵn sàng chấp nhận Tàu có chân trong Liên Hiệp Quốc và xem Đài Loan là một bộ phận của Tàu.
                   
                  Họ nghĩ rằng, dân Tàu nghèo, khi bắt đầu giao thương với Mỹ, sẽ trở thành một nhà máy không lồ, với số công nhân dồi dào, giá lương rẻ mạt. Những công nhân này sẽ mua sắm tối đa. Và người Tàu cứ làm thuê, cứ mua cứ sắm; cứ lệ thuộc vào nước Mỹ về kinh tế. 
                   
                  Thực tế không như họ tính. Chỉ những năm gần đây, sự tiêu thụ của người Tàu mới tăng đáng kể. Sau nhiều năm dài, chỉ làm việc và thắt lưng buộc bụng; hơn nữa, lại có tài "nhái" hàng, nước Tàu đã có sự phát triển ngoài dự đoán của họ. (Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như  TT.Trump đã nêu -rõ hơn nữa là nội dung của cuốn sách "Chết bởi Trung Quốc"-). Người Tàu hiện là chủ nợ của Mỹ.
                   
                  Kinh tế Tàu phát triển, dĩ nhiên, họ cũng sẵn sàng tăng cường sức mạnh quân sự, để bảo vệ những thành quả kinh tế của họ. Đồng thời, khi quân lực lớn mạnh, họ muốn bành trướng ảnh hưởng của họ ra khắp nơi. Tàu hiện nay trở thành một đối thủ đáng kể của Mỹ. Con cọp ngủ yên lâu nay đã thức giấc!
                   
                  Bây giờ, người Mỹ muốn đổi trục sang Châu Á. Họ muốn lôi kéo VN vào cuộc chơi mới. Rõ ràng, cái lối "Pragmatism" của họ đã đưa họ đi quanh một một con đường vòng. Một con đường vòng, tuy thấy có lợi trước mặt (qua các trào TT Mỹ từ Clinton đến nay) nhưng về lâu dài, đã khiến bạn bè năm châu bớt tin cậy. Họ không còn tin tưởng nhiều nơi sức mạnh của Mỹ như trước đây...và họ không còn tin nơi "lý tưởng Cộng hòa" của Mỹ quốc; cái lý tưởng Tự do, công bằng, bác ái, mà nước Mỹ từng hô hào, tán dương, khi Mỹ vừa thoát khỏi vòng lệ thuộc Anh Quốc.
                   
                   
                   
                  Đặng Quang Chính
                  21.12.2016
                  13:56
                   
                  #69
                    Đặng Quang Chính 20.01.2017 15:17:08 (permalink)
                    Đĩa sà lách Mỹ quốc (5)
                    (Ai là Tổng thống thực dụng)
                     
                     
                    Bài 2 có câu viết như sau: "mèo nào cắn mĩu nào" hay "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài"!. Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người. Ông Obama là Tổng thống tiền nhiệm nên ông này có kinh nghiệm hơn người đi sau (?) và là "Con lươn" trong trường hợp này?.
                     
                    Lần nữa, nhắc lại trường hợp ông Obama đến VN vừa rồi, để dễ thấy sự việc hơn là những trường hợp khác.
                     
                    Để thực hiện Hiệp định TTP (viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương-). Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á, sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông.
                     
                    Nói nghe có vẻ ngắn gọn, thật ra, đó là một quá trình khá dài.
                     
                    Ngày 11-7-1995; TT Bill Clinton, đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thúc đẩy tinh thần hòa giải giữa hai nước cựu thù và cùng nhau hướng tới tương lai, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương
                     
                    Ngày 02.07.2015, Bill Clinton kỷ niêm 20 năm bình thường hóa bang giao.
                     
                    Từ ngày Clinton làm TT. Mỹ (1992), TT thứ 42 của Hiệp Chủng quốc, đến thời TT.Obama, TT thứ 44, thời gian tổng cộng là 14 năm. Mười bốn năm dành cho
                    một quá trình từ đàm phán thỏa thuận song phương đến đối tác chiến lược và  đối tác chiến lược toàn diện. Đến giai đoạn cuối như vừa rồi mà danh sách bán vũ khí sát thương phải chờ sự làm việc của những nhóm cao cấp khác của cả hai nước, cùng duyệt xét những khí cụ sát thương nào cần thiết vào thời điểm nhất định nào đó.
                     
                    Nếu chỉ xét riêng cho quá trình này, mọi người như thấy chính phủ Mỹ có một lộ trình làm việc hết sức "nghiêm túc" (chữ dùng của VN hiện nay – thận trọng-) và những cá nhân, những tổ chức cổ súy cho nhân quyền tại VN, cảm thấy an lòng. Đôi khi họ còn hoan nghênh đến quá mức (Một đôi người trong những tổ chức xã hội dân sự tại VN, chẳng hạn ông Ls.Nguyễn Văn Đài và ông Ts. Nguyễn Quang A (1).
                     
                    Vào TPP (2) mà ai không thích. Có lợi cho VN mà!. Vì, ít ra, họ thấy thấp thoáng việc bảo vệ nhân quyền là một trong những qui định mà các nước thành viên của Hiệp ước TPP đó phải tôn trọng. Ở Mỹ, trước khi TT.Obama đi VN, có những cuộc hội thảo về VN, có một số người VN tham dự (Như trước đây, khi chính phủ Mỹ tiếp Chủ Tịch/Thủ tướng VN, họ đã mời một số đại diện các đoàn thể, chính đảng người Việt bên Mỹ vào tòa Bạch cung. Chẳng cần biết nội dung cuộc Hội thảo/gặp mặt ra sao, đại diện người Việt có mặt là tốt rồi).
                     
                    Khi TT.Mỹ Obama đến VN, tại Hà Nội, các nhân vật thuộc các nhóm tổ chức Xã hội dân sự thấy được những gì?
                     
                    Hãy xem qua trang mạng "Luật khoa" bên VN nói về những diễn tiến ấy (3)
                     
                    "...Ông (Nguyễn Quang A) khá tin tưởng rằng ông sẽ không bao giờ đến được buổi gặp mặt Tổng thống Obama...nhưng Ông A vẫn quyết định sẽ đi gặp ông Obama. Tôi bước ra khỏi nhà lúc 6:22 sáng. 6:25 tôi bị bắt,” ông kể. Một đội nhân viên an ninh nhà nước nhét ông vào một chiếc xe và đóng rầm cửa lại. Ông Quang A bị cô lập bên trong xe với hai sĩ quan cảnh sát mặc thường phục và một tài xế. Cửa sổ xe có kính màu đen và biển số thì bị che lại. Chiếc xe là một “nhà tù di động”, ông Quang A nói.Họ chở ông A trên xe đi suốt bảy tiếng đồng hồ sau đó, đầu tiên tới Hưng Yên, một thành phố với các ngôi đền chùa cổ kính phía Đông thủ đô (bài gốc viết là phía Tây – ND), và sau đó về lại nhà ông, vừa kịp lúc máy bay của Tổng thống Obama vừa cất cánh để đến địa điểm tiếp theo trong lịch trình”.
                     
                    Hai nhà bất đồng chính kiến khác cũng bị chính phủ Việt Nam ngăn chặn theo cách tương tự. Họ không đến được buổi gặp mặt do Sứ quán Hoa Kỳ tổ chức.
                     
                    Ông A đã phản ứng ra sao?. Cũng trang mạng đó, có ghi: "Nếu ai có ảnh hưởng gì, họ sẽ đàn áp người đó.” Ông A nói thêm. “Nhưng nếu như nhà chức trách mà khôn ngoan hơn, họ sẽ biết rằng những người biểu tình không muốn lật đổ họ. Những người biểu tình chỉ muốn thương lượng để thay đổi chính sách.”.
                     
                    Chúng ta cắt ngang ở đây để thêm lời bình phẩm, có thể ở dạng như thế này: "Tội nghiệp ông A quá!...và tội những nhà Xã hội dân sự khác nhiều hơn!". Ông A bị đàn áp lúc nào khác, người ta không biết ra sao. Nhưng, khi muốn đi gặp TT. Obama mà bị "đàn áp" theo lối chở đi "du lịch" lòng vòng 7 tiếng đồng hồ thì những nhà Xã hội dân sự khác cũng chỉ cầu mong được thế. Trang mạng "Luật khoa" viết: "Vào tháng Ba, một người bạn của ông Quang A, Nguyễn Hữu Vinh, con trai của một quan chức ngành công an, bị tuyên án tù năm năm vì đã cho đăng các bài viết chống chính quyền trên Internet. Ông A nói với giọng đầy ngờ vực “Trang web của anh Vinh gần giống như tạp chí Reader’s Digest. Anh ta chịu án năm năm chỉ vì quản lý một trang web,”
                     
                    Nói tội nghiệp ông A vì ông đã đưa ra hai hình ảnh đối chọi với nhau... mà hai hình ảnh này đều do ông ấy tự vẽ. Ông nói: "..Những người biểu tình chỉ muốn thương lượng để thay đổi chính sách". Rồi cũng ông nói với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski: "Nếu phải biến con người thành món hàng để mặc cả thì tôi chống việc đó!". Ông A, thay mặt những người biểu tình để muốn thương lượng -thương lượng gì, nhân quyền à (?)- ...để thay đổi chính sách gì -chính sách bãi bỏ độc đảng à (?)-. Ai cũng thấy là, dù Mỹ trao đổi này khác với CSVN để đem tù nhân chính trị qua Mỹ, họ làm được vì họ có lợi thế của họ. Còn nhóm Xã hội Dân sự của ông A có lợi thế gì để làm cuộc thương lượng, để thay đổi chính sách với nhà nước VN?!...
                     
                    Nói là tội nghiệp ông A vì ông bị "tù" ở trong nước nên làm sao có thể nói gì cho lớn chuyện được. Ông và nhóm Xã hội của ông cũng đã khép mình -dù không muốn- trong khuôn khổ qui định của luật pháp nhà nước nên đành ở vào thế, khiến khá nhiều người cho rằng, những nhóm Xã hội Dân sự (cho đến thời điểm này) chỉ làm lấy có; hay nói đúng hơn, có khi chỉ là làm vật trang điểm cho nhà nước CS, để có hình thức dân chủ mà thôi.
                     
                    Còn người Mỹ, họ biết gì về tình trạng nhân quyền ở VN?.
                    "Chương về Việt Nam trong báo cáo về nhân quyền năm ngoái (2015) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có đầy các tường trình về việc các lực lượng an ninh tấn công và đe dọa giới phóng viên". (Trang Luật khoa)
                     
                    Việc mở rộng vòng tay, theo lời của ông Bill Clinton, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa bang giao, 02.07.2015, là: "“Hai mươi năm trước, thương mại hai nước là 500 triệu đô la Mỹ, nay đã lên tới 35 tỉ đô la Mỹ; Việt Nam vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ASEAN vào thị trường Mỹ".
                     
                    Lần này, qua chuyến đi của TT.Obama, kết quả ra sao?.(a) thấy rõ tâm trạng của người dân đối với chính quyền Mỹ (b) Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.(c) VN đã đặt mua máy bay Boeing Mỹ tổng giá 11 tỉ Mỹ kim (d) mở đại học Fullbright tại VN (5).
                     
                    Về nhân quyền, Mỹ đã đạt được những gì?. Những nhóm xã hội dân sự tại VN muốn có cuộc gặp mặt với TT. Obama đã bị ngăn chận!. 
                     
                    Như vậy, ông TT.Obama cũng là tay thực dụng, không khác cũng chẳng thua TT.Bill Clinton.
                     
                     
                    Đặng Quang Chính
                    26.12.2016
                    21:39
                     
                     
                    Ghi chú:
                    (1) giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" của Hà Lan
                    http://www.nhanquyenvn.com/2016/08/nuc-cuoi-chuyen-nguyen-quang-duoc-de-cu-nhan-giai-human-right-tulip.html
                    (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Trans-Pacific_Partnership
                    (3) http://luatkhoa.org/2016/06/4852/
                     
                    #70
                      Đặng Quang Chính 18.03.2017 20:48:20 (permalink)
                      Ông "phản bác"

                      Sau khi ăn sáng, cả nhóm kéo sang một Câu lạc bộ thể thao gần đó, để hàn huyên, tâm sự. Nói thế không đúng hẳn. Chuyện lôi kéo họ với thời gian được dùng nhiều nhất là thời sự. Nói rõ hơn nữa là thời sự chính trị.

                      Có người chợt hỏi:
                      - Đến giờ này mà anh ta vẫn chưa đến (anh chàng được nói đến đã không dự bữa ăn sáng)
                      - Có anh ta chắc không khí sẽ sôi nổi hơn nãy giờ.
                      Ai muốn gọi tên riêng hay biệt danh của người đó là gì là tùy ý. Nhưng, tôi gọi anh ấy là anh "Phản bác"

                      Không khí nãy giờ không sôi nổi lắm...vì hình như cả nhóm đã bị mất hứng!. Đang bàn về ông Trump bên trời Mỹ, (chuyện trên trời!) mà tôi lại muốn kéo họ về chuyện dưới đất (chuyện VN)

                      Khi anh "Phản bác" đã an tọa, tôi nhắc lại đôi câu hỏi mà tôi đã gợi ra, khi anh ta chưa đến quán. 
                      - Nếu có bạn bản xứ hỏi tôi, sau khi thăm gia đình qua, anh thấy đất nước thế nào. Liệu tôi sẽ trả lời ra sao...?
                      - Xuất cảng gạo...nhất thế giới
                      - Những năm về trước...bây giờ, hạng ba gì đó. Tôi thêm
                      Nhiều người thêm ý
                      - Cá, tôm 
                      - Cao su
                      Có người nói, Cty Hoàng anh Gia Lai còn đầu tư bên Lào, Myanmar để trồng, nói gì tại VN
                      - Cây, gỗ
                      Có người nói, tan hoang xí quách cả rồi mà cây, gỗ cái gì
                      - Cà phê...
                      Một cô trẻ nhất trong nhóm, thêm vào một loại được xuất khẩu...nhưng vừa nói vừa cười, khiến mọi người nhận ra thâm ý của cô  
                      - Tiêu, điều...(tiêu điều mà còn chặt hết...thì phát triển chổ nào!)

                      Tôi nói với anh "phản bác" là mong có câu trả lời của anh này. 
                      Sở dĩ anh ta có biệt danh này là vì anh là người mạnh miệng nhất trong nhóm. Tuổi đã 75 mà giọng còn khỏe. Hơn nữa, xem ra anh ấy có thói thuyết giảng. Trước năm 75, đã tốt nghiệp Cao học hành chánh. Nghe người khác nói, khi qua Mỹ, tiếp tục việc học. 

                      Nói là anh có thói thuyết giảng là điều không quá đáng. Anh "mở đường" cho việc anh trả lời bằng cách "tấn công" một anh khác, cũng có tiếng "phản bác". Lần trước, khi anh "phản bác" số 1, vừa nói vừa đưa ra một tờ báo bằng tiếng Pháp, chứng minh ông Trump sẽ rơi vào một việc giống Bil Clinton. Tờ báo chỉ đưa hình và ghi chú nhưng không bình luận gì cả. Một cô người mẫu (hay cũng là một tên tuổi có sắc đẹp) hiện giờ đã là người đại diện phát ngôn viên cho Tòa Bạch cung. Tuy tờ báo không bình luận nhưng anh "phản bác" lại tự mình đưa ra kết luận nói trên. Tưởng gợi được tò mò trong anh em, nhưng anh bị anh "phản bác" số 2 chặn họng ngay. Anh kia nói rằng, việc phân bố công việc của cơ quan nhà nước là chuyện bình thường...còn tờ báo kia, đưa tin theo kiểu đó (chỉ đưa hình ảnh) chỉ làm những người tò mò như anh mới mua báo để đọc mà thôi.

                      Lần này, trước khi trả lời câu hỏi của tôi, anh "phản bác" tấn công anh kia, để trả đũa. Anh ta nói đại để là, chúng ta là những người thầy giáo, là những người trí thức -nói rõ thêm là: không phải phân biệt giai cấp- nhưng, xem như có kiến thức. Hơn nữa, trước 75, nghề giáo là một trong những nghề, người đi dạy, được coi là mẫu mực, là tấm gương cho học trò nên chúng ta nên thận trọng và khách quan khi đưa ra những nhận xét, phê bình. 

                      - Nhưng, anh chưa trả lời câu hỏi của tôi. Tôi nhắc anh ấy
                      - Đây là câu hỏi có tính tổng quát...tùy chúng ta nhấn mạnh đến khía cạnh nào...(anh ta nói thêm một hồi, trong lúc đó, tôi nhận được một cuộc gọi nên vừa đứng xa vừa trả lời điện thoại, không nghe được anh nói gì cả)

                      Khi tôi trở lại chổ ngồi, anh "phản bác" lại lôi kéo mọi người trở về đề tài nói đến ông Trump. Tôi thầm nghĩ, phải chi mọi người, kể cả kẻ đi làm trong công sở, nhà máy, đều quan tâm đến tình hình đất nước, theo kiểu này; có thể tình trạng đất nước đã khác hơn.

                      - Thời gian qua, nói chuyện với một đôi người, tôi nhận được câu trả lời là, cứ nhìn nhiều tòa nhà cao ốc được xây xung quanh thành phố là biết được sự phát triển của đất nước. Tôi thuật lại và hỏi nhóm, liệu rằng đó đúng là một sự phát triển.
                      - Đó cũng là một đặc trưng... Ai đó trả lời như thế.

                      Đề tài chung đến đây hình như không còn sức lôi kéo. Mọi người như tự động bị chia thành vài nhóm, trao đổi những chuyện riêng tư. Tôi thấy một anh, ngồi xéo phía góc bên kia của dãy bàn chúng tôi ngồi, hình như có vẻ vẫn còn nói thêm gì đó với anh "phản bác" số 2. Tôi đến với anh ấy, khi mọi người sắp sửa ra về, hỏi ý là anh nghĩ ra sao về câu hỏi được đưa ra khi nãy.  

                      - Kéo dân về sống tại các phố xá, thành thị cũng là một việc được gọi là "đô thị hóa" nông thôn. Như bên Tàu hiện nay, chẳng hạn...
                      Anh "phản bác" 2 đi gần đó, thêm vào. Anh nói là anh đã được thuật lại trực tiếp (anh là một cán bộ Trí vận của Thành đoàn trước 75), đại ý là, khi Lê Đức thọ được khen bởi một nhân vật cao cấp nước ngoài, trong một Hội nghị quốc tế rằng, đảng CSVN đã xuất sắc kết hợp được sự đấu tranh của giai cấp cả nông dân và công nhân, ông ấy tự hào về sự khen ngợi ấy. Ông là người ra lệnh cán bộ đi cùng, đem theo khô cá để ăn trong những lần đi xa khỏi nước (có lẽ ngay sau 75, để "quảng cáo" cho chế độ ưu việt của họ -lời người viết-). 

                      - Đúng!. Họ đã đem được nông thôn vào thành thị... nhưng đã không đem được đầu óc nông dân ra khỏi tập đoàn cai trị của họ (câu này hay, nhưng không biết của người thuật lại, hay của chính anh cựu cán bộ Trí vận này)

                      Tôi không nói gì hơn vì mọi người đều lục tục ra về. Họ là những người trí thức trước năm 75. Sau này, có người cũng đã nâng cao trình độ mình hơn, sau những năm tháng đó. Chính nhiều người trong họ còn xác nhận rằng, tiến sĩ này nọ chỉ là chuyên môn trong lãnh vực nghiên cứu của mình. Ngoài ra, kiến thức về những lãnh vực khác còn phải xét lại. 

                      Nếu đủ thời gian, tôi sẽ thêm ý như sau. Việc tạo khoảng cách giàu nghèo quá cách biệt giữa những vùng duyên hải và vùng nội địa bên trong nước Tàu, cũng sẽ là một trong những yếu tố, góp phần tạo nên sự biến chuyển trong tương lai, tại xứ sở này. Đô thi hóa chưa hẳn là điều tốt đẹp. Riêng tại VN, để mà mắt người dân, nhà nước không cần những đầu tư nước ngoài có chiến lược lâu dài, thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Khách sạn, nhà hàng mọc lên như nấm. Bây giờ, họ cho tập đoàn tư bản nước ngoài xây cất cao ốc khắp nơi. Điều này chẳng làm đất nước phát triển gì cả, chỉ có lợi cho các công ty tư bản nước ngoài. Cơ quan chấp thuận sự xây cất đó có tiền lợi quả bỏ túi (đây là chính sách của nhà nước). Dân nghèo chưa chắc đã cải thiện được tình trạng nơi ăn, chốn ở của mình. Nhưng, đừng nói đến đám thanh niên mới lớn, có những "cụ ông" ở tại quê nhà, nói chi đến người  lâu năm xa xứ mới về, có cảm tường rằng, đất nước này đã phát triển ghê gớm!... 

                      Đặc tính của mấy ông trí thức là hay đặt vấn đề, hay phản bác khi có cơ hội. Nhưng, "việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng" (bàn chuyện trời Tây nghe không xót một bài báo nào) nhưng việc phát triển của đất nước hình như mấy ông này đôi khi cũng luạng quạng. May là trong nhóm bạn già này, chúng tôi chỉ mới có hai ông "phản bác"!



                      Đặng Quang Chính
                      12.03.2017
                      15:55
                      #71
                        Đặng Quang Chính 22.05.2017 00:33:14 (permalink)
                        Cám ơn ngày 30.04.2017

                        Chuyện sắp được nói ra là, không phải cám ơn ngày 30.04 của 42 năm trước. Ngày 30.04 năm nay nhằm ngày Chủ nhật, cuối tuần. Do có thời gian hơn ngày thường, tôi đã ghé mắt vào xem hai link của YouTube (1) ...và sau khi xem xong, tôi thầm cám ơn những người đã gửi đến mạng 2 link vừa nói.

                        Nói là "ghé mắt" vì do tựa đề của nó: "Nghị viên gốc Việt nói về 30/4 ở San Jose, về vụ Nguyễn Thanh Tú vs. Việt Tân" và "Nguyễn Thanh Tú họp báo ở San Jose, tiết lộ nhiều vấn đề phức tạp"

                        Anh Nghị viên là phụ, cái chính là muốn xem thử vụ Nguyễn Thanh Tú và Việt Tân có gì mới.

                        Theo đề tựa của YouTube này, chỉ có chữ "Nghị viên" mà không có chữ luật sư. Bắt đầu cuộc phỏng vấn cũng chẳng có giới thiệu về người làm phỏng vấn. Cũng chẳng biết Nghị viên này đang đương thời có chức danh này, hay đã làm việc này trước kia. Tôi tự hỏi, Nghị viên Nguyễn Tâm có phải là người luật sư có tiếng ở California (?). Theo loáng thoáng của trí nhớ, ông này có tiếng tốt nhưng cũng có cả tiếng xấu (2). Mà cái phần sau hình như nhiều hơn. Xác định như thế để định hướng trước, tôi sẽ phải điều chỉnh phần tiêu cực và tích cực về cuộc phỏng vấn đó ra sao, cả khi nghe và sau khi đoạn clip của YouTube kết thúc (vấn đề truyền thông ngày nay là thế. Ông trùm "Trump" còn ngán và còn chê truyền thông dòng chính của nước ông, nói chi đến truyền thông dòng phụ -của các sắc dân nhập cư nước Mỹ!)

                        Có hai điều tôi nhớ hơn những chi tiết khác. Ông Tâm khen VT là một tổ chức, đại khái là, có tiền, có người tài (và tài nguyên gì đó) làm cho Việt Cộng phải lên tiếng. Có tiền là phải, vì tiền thân của đảng này là "MTQGTNGPVN". Những năm 1980, mọi người náo nức ủng hộ "MTQGTNGPVN", cả vật chất lẫn tinh thần. Vật chất từ 5/10 đô trở lên. Tinh thần thì dù cho người thủ lãnh có bộ mặt hao hao Hồ Chí Minh (tội đồ của dân tộc), để râu và khăn quàng choàng cổ như VC...nhưng họ không thèm đặt nghi vấn (tại sao chống Cộng mà bắt chước y chang như Cộng?). Không phải có tiền là có người theo, nhất là người tài. Nhưng, khi có được chính danh (một tổ chức chống Cộng), ai là người tài giỏi lại ngỏanh mặt được với chuyện chung?!...

                        Đấy là chuyện hồi những năm 1980. Rồi sau đó...mọi chuyện trong bí mật đã lần hồi bị phanh phui. Việt Tân xuất hiện. Khi Việt Tân làm giỗ cho ông Hoàng Cơ Minh bên Đức; điều này cũng chẳng làm cho mọi chuyện thị phi chấm dứt. Có lẽ tệ hại càng nhiều hơn (sẽ nói rõ trong bài khác). Điều mà ông Tâm kê ra, việc chính quyền VN lên tiếng chỉ trích, tố cáo...v..v.. về đảng VT, có hai mặt, lợi và hại. Có lợi cho chính quyền VC, vì đã lâu, họ tuyên truyền trong nước bằng cách hay dùng nhóm chữ "thế lực diễn biến hòa bình" và "lực lượng thù địch".  Điều đó cần được cụ thể hóa qua một đảng phái A,B,C... nào đó của người Việt. Ghi tên VT vào trong những tổ chức đó, có gì bất lợi cho họ?. Nhất là khi tổ chức đó có chủ trương "Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước". Hai điều đó hết sức phù hợp với nhau một cách khít khao!!.. Có hại cho Cộng đồng người Việt hải ngoại, bởi một đảng được VC gán cho cái mác chống Cộng, sẽ dễ dàng tạo uy tín trong Cộng đồng. Từ đấy, nhóm có cái "mác" (nhãn hiệu) đó dễ thực hiện những cách thế lừa dối, lường gạt. Cuối cùng, cuộc chiến đấu chung bị cầm chân...hoặc thất bại!. Bởi niềm tin trong cuộc tranh đấu không còn, mọi sự kêu gọi trở thành vô ích.

                        Chuyện một đảng phái đủ tiền, có nhân tài, tạo được thành tích là yếu tố tốt cho riêng đảng đó. Còn đảng đó có ích lợi gì cho quốc gia, dân tộc lại là chuyện khác. Đảng CS núp trong đảng Việt Minh, trước năm 1945 cũng là một đảng mạnh (chưa có nhiều đảng viên, nhưng tổ chức chặt chẽ và được sự ủng hộ ngầm của Liên Sô và Tàu -trong khi các đảng phái Quốc gia chưa có được điều kiện tương tự-). Nhưng rồi, do làm tay sai hai thế lực đó nên họ phải tiếp tục gây cuộc chiến 53-75, tạo ra thảm cảnh tàn phá đất nước. Điều nguy hại hơn nữa là, thống nhất đất nước để rồi hoàn toàn dâng trọn cho Tàu đỏ!

                        Điều thứ hai ông Tâm nói là, với VT, ông có thái độ "kính nhi viễn chi" (lại tiếng Tàu!). Ông nói ông đứng xa đảng VT vì sợ. Lý do: thủ lãnh của họ chết hơn mười năm sau mới được làm giỗ. Thủ lãnh bây giờ (trên thực tế -Hoàng cơ Định-) với ông H.Cơ Minh lại là anh em. Thế mà có thể dững dưng!. Theo ông Tâm, ý đại khái là, họ có "máu lạnh", vì thế, chuyện gì họ cũng có thể làm.

                        Chuyện ông Tâm mới nói, có gì lạ?. Chuyện ông Hồ có hàng tá vợ con, bây giờ còn lạ với người Việt hay không?. Không chừng chuyện thiếu tá Hồ Quang nào đó cũng chẳng là chuyện lạ...? (vì năm 2020, theo mật ước của Tàu và VC, là năm bàn giao VN cho Tàu . Nói nhẹ nhàng và chắc chắc, trên 80%, VN sẽ là một (tiểu) bang của Tàu -nếu không có những chuyển biến lớn-). Vậy, GỈA DỤ -vì chưa có bằng cớ- VT là kẻ gây ra cái chết của những ký giả, phóng viên người Việt trước kia mà nay lại giở trò bất bạo động với kẻ nội thù VC...điều đó có khác gì bọn Thái thú ngày nay tại VN, ác với dân, khiếp sợ với kẻ thù. Sợ một đảng giết người thì làm sao lại không sợ một đảng khác có hơn 3 triệu đảng viên!..kèm theo công an và quân đội. Nói theo cách "sợ" của ông Nguyễn Tâm, có lẽ cuộc tranh đấu để thoát khỏi cảnh độc tài tại VN ngày nay không có triển vọng tốt đẹp hơn trong tương lai!...(hay làm được, khi chúng ta biết cách vận dung theo lối "Đi với ma mặc áo giấy"?...)

                        Sau đó, tôi lại mở một link khác, có liên quan trực tiếp đến N.Thanh Tú vì cuộc họp báo đã "tiết lộ nhiều vấn đề phức tạp".

                        Tôi chỉ nhớ hai điều.
                        - Các tổ chức như VOICE, SBTN...v..v...các phong trào "Triệu con tim một tiếng nói", "Dân chủ cho VN" "Nhân quyền cho VN"..v..v..là cánh tay nối dài của VT. Nói rõ hơn, đó là những cở sở kinh tài, những phong trào, những cách làm tiền của VT "ma"
                        - VT "ma" (hậu thân của MTQGTNGPMN) kiện VT do NT.Tú đăng ký nơi cơ quan công quyền của Mỹ
                          (Người xem, để nghe thật chính xác hơn, mời vào link đã ghi (link thứ hai) ở dưới cùng)

                        Người viết có nhận xét, ý kiến về hai điều đó như sau.

                        Đảng nào cũng cần tiền, cần tài chánh để tung ra các hoạt động cần thiết. Các đảng ở các nước Âu Mỹ cũng thế thôi. Do đó, vận dụng khéo léo để có nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động là điều chẳng có gì xấu!. Chỉ xấu khi thâu gom tiền bạc để làm giàu cá nhân, đảng phái của mình. Không đợi đến NT.Tú nói ra, ai cũng thấy một điều là, trong hiện tại, kinh doanh "chống Cộng" và "làm từ thiện" là hai dịch vụ đem lại lợi tức nhiều nhất. Công sức bỏ ra thật sự thường là không đáng kể, so với số tiền thâu vào. Còn không phải đóng thuế nữa chứ!. Lời ơi là lời!...

                        Nhưng  làm lời trên sự tin cậy của đồng bào khi mang nhãn hiệu chống Cộng (giả tạo)..-giống như bọn tráo bài ba lá- và nhất là khi đẩy những tiếng nói đối lập của mình vào con đường tù tội, để đánh bóng đảng...và rồi sau đó, tổ chức những cuộc quyên góp tiền cho những bị CS nhốt tù vì danh tánh của họ đã bị đảng mình tiết lộ (để rồi bỏ tiền đó vào túi riêng của mình)...thì việc làm này quả thật tán tận lương tâm!

                        Tiền có thể kiếm ra...và có thể mất đi (trong các hoạt động cần thiết cho những phong trào đã được đảng thật sự khơi động), nhưng điều quan trọng nhất là niềm tin. Khi đông đảo đồng bào đã nghi ngờ, mất tin tưởng vào các hoạt động của đảng phái, cuộc tranh đấu chung sẽ bị khưng lại...và từ từ sẽ tự bị triệt tiêu. Không cần súng, đạn của địch. Đấy là sự nguy hiểm nhất mà toàn thể Cộng đồng người Việt ở hải ngoại nên cảnh giác...và phản ứng!

                        Cái đa số thầm lặng trong một quốc gia, một đoàn thể, một tổ chức nào đó; thành phần này, lúc nào cũng có. Với chuyện quá khứ, trước và ngay sau năm 1975, một số lớn tuổi trẻ (nhất là ở trong nước) không biết...hoặc quên. Nhưng, với đa số lớp người lớn tuổi, nhất là với những ai đã từng hoạt động trong các tổ chức Cộng đồng của người Việt chúng ta ở hải ngoại, những việc làm của đảng VT đều được họ ghi nhận. Nhưng, lâu nay, họ chọn thái độ im lặng (có một số đã đưa lên ý kiến của mình lên các Diễn đàn). Có nhiều lý do. Nhưng, một trong những lý do đó là, vì họ không trưng ra được những bằng cớ cụ thể.

                        Nay, sau khi NT.Tú đưa ra nhiều Thông báo và lần này, bằng chứng trong tay của Tú là xác thực. Đảng VT cứ phủ nhận, với những bằng chứng cụ thể khác. Không thể gán ghép khơi khơi là người của CS...hoặc cứ cho rằng, Tú đã đi sai đường, lợi dụng cái chết của cha, để đánh phá "Cách mạng"!

                        Cũng lần này, NT.Tú cho biết, anh và những người cùng hợp tác, đã nhận được sự kiện thưa của đảng VT(ma) về việc anh tiếm danh đảng VT(ma). Mong rằng, để mọi việc được sáng tỏ, đại diện của tổ chức VT(ma) hãy có những phản hồi đúng mức, dù là qua tòa án...hay qua công luận chung nơi mọi người.


                        Đặng Quang Chính
                        09.05.2017
                        10:55




                        Ghi chú:
                        (1) [id="yiv4066414492yui_3_16_0_ym19_1_1495360239779_4418"]https://www.youtube.com/ watch? v=Gif9WlgXL4w&t=644s
                            Nguyễn Thanh Tú họp báo ở San Jose, tiết lộ nhiều vấn đề phức tạp | Nhật Báo Calitoday 


                           

                           
                        Nguyễn Thanh Tú họp báo ở San Jose, tiết lộ nhiều vấn đề phức tạp | Nhật B...
                        Nguyễn Thanh Tú họp báo ở San Jose, tiết lộ nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức. Cal...





                        Attachments area

                        Preview YouTube video Nghị viên gốc Việt nói về 30/4 ở San Jose, về vụ Nguyễn Thanh Tú vs. Việt Tân


                        (2) Truyền thông dòng phụ -của VN- là thế. Không thể xác quyết hoàn toàn 100%, nếu chỉ theo dõi một chiều...và không đủ thời gian để sàn lọc đủ kỹ!
                          
                        #72
                          Đặng Quang Chính 05.06.2017 17:10:05 (permalink)

                          Những con rắn trong giỏ lươn

                          Không phải tình cờ hôm nay tôi mới gọi đến người Cựu hội trưởng Hội người Việt tị nạn (HNVTN) Na Uy. Trước đây, trong một lần nói chuyện (cũng qua điện thoại) tôi được hứa sẽ nhận được bài viết của cô ta...nhưng đợi lâu không thấy, nên muốn xem sự việc đã diễn tiến đến đâu.

                          Cô kể là cô phải tự động gọi lên cơ quan phụ trách việc ghi danh các tổ chức, đoàn thể đã (đang và sẽ) hoạt động trong đất nước này. Nhóm đó, dù là mở một cơ sở làm ăn (tiệm, quán...) điều hành một dịch vụ (công ty, xí nghiệp...) hay cả có tính chính trị (Hội đoàn, đảng phái...v..) đều phải kê khai việc làm của họ đến một nơi có tên gọi là Brønnøysund (miền Trung Na Uy). Nếu không làm thế, sau này, nếu có chuyện gì liên quan đến tiền bạc của Hội NVTN mà dù cô không dính líu vào, cô cũng phải nhận trách nhiệm, nếu tên cô ta còn trong danh sách của HNVTN.

                          Tội nghiệp!...Lúc còn đương kim Hội trưởng, cô ta phải lăng xăng mọi việc, nhưng về tiền bạc lại hoàn toàn không biết gì!. Người đảm nhiệm công việc đó trước cô, tên HP, sau khi bàn giao, lại chẳng cho cô ta biết gì về tình hình tài chánh của Hội cả.

                          Lúc Hội mời cô luật sự KN nào đó bên Úc qua nói chuyện, cũng chẳng phải ý của cô. Nhưng cô KN được L.Mục Hải giới thiệu. Ông L.Mục Hải biết đến cô K.N qua bác sĩ Huấn, là người thân cận. Lúc cô luật sư này rời khỏi Na Uy, HNVTN giúp lộ phí khoảng 500 Kr. Nhưng bao thư do cô Cựu Hội trưởng (tự lấy tiền túi) lại thêm một khoản khác không nhỏ!

                          Nghe cô nói đến đó, tôi cho rằng, chuyền tiền bạc từ người hảo tâm, dành cho những người có lòng với việc chung, không phải là việc đáng để người đã giúp tiền bạc kể ra. Cô cựu HT không phản đối. Nhưng trường hợp cô K.N, nếu rơi đúng vào trường hợp của L.sư Trịnh Hội trước kia; thật đúng là những "con rắn" đã mang lốt lươn mà mọi người chỉ mới biết rõ gần đây (*)

                          Cô ta đồng thuận với ý của tôi. Nhưng, trong một buổi họp mặt trước đó khá lâu với bà Trần Diệu Chân, MT Việt Tân, (sau đó mới là cuộc họp mặt của L.sư K.N) những câu hỏi của cô đưa ra (theo lời thuật lại của cô) tôi chẳng thấy có tác dụng gì nhiều. Chẳng hạn như câu hỏi, tại sao ông Hoàng Cơ Minh chết đã lâu mà 14 năm sau mới làm lễ giỗ cho ông ấy. Câu hỏi, thật tình "lạt như nước ốc"(!) vì người ta đã ăn ốc, đã đổ vỏ mà giờ này mới hỏi họ đã ăn ốc chưa. Cũng giống như lối nói của Luật sư N.Tâm, khi được chương trình phố Bolsa phỏng vấn vào ngày 30.04 vừa qua. Ông N.Tâm nói như chỉ trích việc làm giỗ trễ nại của MT Việt Tân với cái chết của ông Minh. Lối chỉ trích đó thật ra cũng chẳng qua như đánh gió mà thôi!

                          Câu nói của cô cựu Hội trưởng, tuy "lạt"...vì mất thời gian tính, nhưng cũng làm rõ phần nào sự thật về VT. Tuy nhiên, vì hiện diện tại buổi họp không với tư cách Hội trưởng HNVTN, nên câu hỏi của cô kém trọng lượng. Kể lại chuyện, nghe ra thì như thế, nhưng công tâm phải nói là, cô đã hăng hái và thành thật quá đỗi!. Có lẽ vì trước khi nhận ra tranh cử Hội trưởng, lúc đó, cô không nhận ra rằng, cái gọi là HNVTN của cô HP chuyển lại cho cô, chẳng qua cũng là người đã do Mặt trận VT gài vào trước đó. Mà cũng đâu có phải chỉ một mình cô HP. Cô cựu HT như con lươn trong giỏ rắn mà cứ ngỡ những người khác cùng làm việc đều là lươn như cô ta cả!...

                          Tại sao có chuyện gì nghe lạ thế?...Quay trở về xa xưa, cũng hơi có vẻ làm chuyện "bứt dây động rừng". Nhưng, không làm thế, người nghe sao hiểu thấu câu chuyện.

                          Khoảng năm 1990, MT Việt Tân theo kiểu hăng hái, chẳng hạn, như bên Mỹ, đã có người bắn một kẻ đi du lich về VN. Bên Na Uy, nghe kể lại, VT làm như sẽ "cấm vận" những người đi theo cách đó. Nói như thế là nhẹ, chứ cách họ làm có lẽ (khi làm được) sẽ thua cách bên Mỹ chút ít nào đó thế thôi.

                          Từ khoảng 1995 trở đi, vì nhiều lý do, hoạt động của Hội NVTN có chiều hướng đi xuống. Ông M. do hăng hái, nên đứng ra gánh vác. Sự nhiệt tình này, nói cho ngay, có phần cũng vì sự lên tiếng hỗ trợ của những người trong nhóm VT (dĩ nhiên, những người này là những người không lên tiếng rõ ràng là họ đã từ bỏ tổ chức này...hay chỉ "nằm im" khiến mọi người ngộ nhận là họ đã thấy sự tan vỡ trầm trọng của đảng này, nên không cùng chung hoạt động nữa). Tuy nhiệt tình, nhưng tình trạng Hội gần như tê liệt, vì những người đứng ra trong Ban điều hành để hỗ trợ là người của VT, nên họ phải làm theo ý của tổ chức. Ông M. có lẽ thấy ra điều đó nên không chịu bàn giao cho ai cả.

                          Một cuộc vận động tái thành lập Hội NVTN được đề xướng. Ký tên trong đó nào là đoàn Thanh niên Phan Bội Châu, Giáo dân chống Cộng (hay mang tên tương tự)..v..v.. nhưng xem ra toàn là các nhóm vệ tinh của MT VT. Công việc chính đáng như thế làm sao có thể các linh mục, các nhà sư (đại diện cho Công giáo và Phật giáo) lại có thể làm ngơ!. Họ nhảy vào. Do đó, một số "nhân sĩ" (theo lời mời trong thư của Ban vận động) cũng nhào vào tham gia. Trong đó có ông K. (một sĩ quan cấp tá quân lực VNCH).

                          Ông này cũng chẳng muốn ai gọi lại chức vụ của mình trước kia. Hồi đó, Ban vận động vì cần người, theo như cầu muốn có một Hội người Việt dưới ảnh hưởng của họ, nên khi mời tham gia, chữ "nhân sĩ" được họ dùng thoải mái. Nhưng, đến giờ này, cứ nhìn vào sự tham gia của ông cựu sĩ quan cấp tá đó, chúng ta thấy chữ đó được dùng không sai. Mọi hoạt động trong Hội Người Việt, Hội Cựu quân nhân đều có sự tham gia của ông. Ông không nhận một chức vụ nào cả. Buổi họp nào của một trong hai tổ chức đó đều có sự tham dự đầy đủ của ông. Chữ "Nhân sĩ", ít ra là đúng trong trường hợp của ông ấy. Ông ấy có một địa vị trung-cao trong QLVNCH trước kia, không lẽ ông ta lại thân Cộng. Thật đúng là ông ta không thân Cộng...nhưng tổ chức chống Cộng "trá hình"...không biết ông ấy có biết hay không?!....

                          Rồi nghe đâu, ông có chân trong Ban cố vấn của một Hội NVTN (Người Việt tị nạn) mới. Ông Hội trưởng mới là đoàn viên của MT VT trước kia (nhưng cho đến lúc có cuộc vận động thành lập một Ban vận động, một số người hỏi anh ấy có còn là người của VT, câu hỏi đã không bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng!). Anh này lúc ấy tuổi tầm trung niên nên thành phần Ban đại diện nói chung là trẻ. Dù có trẻ đến đâu nhưng nếu chỉ là thiểu số trong đám đa số toàn là người của VT thì cũng chỉ đành làm việc theo ảnh hưởng của nhóm VT mà thôi.

                          Đến khi lập Ban vận động gây quĩ xây tượng đài tị nạn, công cuộc này lại càng ồn ào, sôi nỗi hơn việc vận động tái thành lập Hội NVTN trước kia!. Hội PG lần này mướn hẳn một hội trường để kêu gọi sự gây quĩ. Số tiền quyên được ít ra lên đến cả hàng trăm ngàn tiền Na Uy. Họa đồ xây dựng có hình Hoa sen, một biểu tượng mà bên VN trong năm trước đó đã quảng bá (theo họ) lên tầm quốc tế! (chắc vì có nhiều "nhân sĩ" trong vụ vận động này, nên chẳng ai thấy một sự trùng hợp như thế)

                          Sau đó, không biết vì lý do nào, có sự tranh cãi trong việc hoàn thành dự án trên. Buồn cười!...vì bao tiền bạc, thời gian được tiêu phí chỉ đem lại một tượng đài mà người Việt chỉ đến đó chiêm ngắm, chứ hàng năm không được làm lễ tưởng niệm chính thức chi cả!....

                          Không biết do nhiều người đã thấy được sự thật nên dù Hội mới (được tái lập) có Hội quán hẳn hoi nhưng sự hoạt động của Hội cũng chỉ mang tính cầm chừng. Có lẽ "Kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra". Chẳng hạn, qua việc tượng đài (gần nhất)...hay qua bao nhiêu năm nay (42 năm rồi!) qua sự thành lập biết bao tổ chức (thực chất là VT)...và biết bao nhiêu sự cống hiến tiền bạc, công sức của nhiều người...rốt cuộc, chỉ là một sự củng cố vị trí, thế đứng của MT VT trong sinh hoạt của Cộng đồng mà thôi. Nhưng nhóm này có thật sự chống Cộng hay không... có lẽ thời gian đã trả lời phần nào!...

                          Trong sự hoạt động cầm chừng đó, có lẽ họ thấy cần đem một bộ mặt mới vào trong Hội, để lôi cuốn giới trẻ dễ dàng hơn hay sao, một sự bầu bán mới được thực hiện.

                          Lần này, cô K. con ông cựu tá K. theo tinh thần cha mình, sẵn sàng phục vụ quyền lợi chung của Cộng đồng, nên đã dấn thân vào chức Hội trưởng. Tinh thần "Nhân sĩ" đã được thực hiện trở lại với người con. Con dân một nước phải có trách vụ và quyền lợi của người công dân đó. Một thành viên của một Cộng đồng cũng là một dạng khác thấp hơn mà thôi. Nhưng thiện chí của một người, có thể nào cùng cộng tác với những thành viên khác trong một Ban chấp hành, khi đa số là người của một đảng phái, một phe nhóm mà người Hội trưởng không phải là thành viên của họ hay không...?!

                          Hỏi tức là trả lời. Bởi, nếu sự cộng tác tốt đẹp, Hội NVTN không thăng trầm như lâu nay. Tình trạng giống như của cái đảng gọi tên là VT. Nếu họ thực sự chống Cộng, việc đầu tiên họ phải làm là củng cố sức mạnh đoàn kết của cả Cộng đồng, chứ không phải củng cố vị trí của họ trong Cộng đồng, bằng cách duy trì ảnh hưởng của mình qua những chiêu thức rập khuôn của đảng CS.

                          Có hai điểu cô ấy nói trước khi cuộc nói chuyện chấm dứt, có lẽ khiến không những người viết, mà kể cả những người nghe đều băn khoăn nhiều ít là (1) Ở đâu không biết, ở tại Na Uy này, những người đảng/đoàn viên của MT VT đều dấu mặt. Nếu họ tự hào về việc họ làm, họ không chọn thái độ im lặng khi người khác hỏi về vai trò của họ trong tổ chức VT. Bây giờ, VT mới thành lập một nhóm khác, có tên là "Hùng sử Việt". Nhóm này định mời ông Tướng Lê Minh Đảo qua đây nói chuyện, nhưng không biết vì lý do gì, ông ấy đã từ chối (2) tình hình hiện nay tại VN rất cấp bách, những biện pháp lâu nay chẳng có kết quả gì. Chỉ có "Cảm tử quân" mới là biện pháp may ra cứu vãn. Không biết ý tưởng này do đâu mà ra, nhưng nếu ai đã nghe ông Lý Thái Hùng nói chuyện vào ngày 30.04 vừa qua, có lẽ họ sẽ cho là ý tưởng của cô cựu Hội trưởng này có vẻ thực tế hơn là của ông Đảng trưởng kia!...

                          Câu kết luận (2) của cô được sự tán đồng của tôi, vì đó là chủ trương lâu nay của tôi. Khi chiến đấu (không phải là tranh đấu nghị trường) nhất là chiến đấu chống lại sự đồng hóa của Tàu đỏ theo kiểu xâm thực (qua bọn Thái thú trá hình), không thể nói đến các loại lý thuyết trên sách vở, trong có có chiêu bài "Bất bạo động để tháo gỡ độc tài". Không thể giải quyết được sự việc theo kiểu ngồi trong Quốc hội biểu quyết khi cái vòng độc tài toàn trị càng ngày càng được xiết chặt bởi gọng kềm của Tàu,

                          Nhưng nói tổng quát, tôi không tán thành thái độ "nhân sĩ" kiểu chung chung của ông cựu tá nói trên. Nếu ai thấy được bộ mặt của một nhóm/tổ chức không thật sự tranh đấu cho quyền lợi chung (chỉ củng cố vị trí của riêng nhóm/đảng mình) họ phải chọn lựa, hoặc bằng cách thành lập một nhóm mới....hay ít ra, họ không tham gia vào các hoạt động của nhóm mà mình đã thấy được bộ mặt thật của họ. Đó mới là cách nên làm. Chúng ta không nên để chúng ta trở thành một hình nộm cho những kẻ gian xảo sử dụng. Họ dùng những hình nộm làm trung gian, để lôi kéo những người khác, đứng vào hàng ngũ của họ. Và, không nên tự mình làm mình "tội nghiệp" -được thưong hại- khi tự mình trở thành con lươn trong một giỏ đầy rắn (!) ...khi sẵn sàng làm việc với bất cứ phe, nhóm nào, chỉ vì họ hô hào là họ chống Cộng!




                          Đặng Quang Chính
                          04.06.2017
                          15:11





                          * http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=871604
                          #73
                            Đặng Quang Chính 10.06.2017 17:13:39 (permalink)

                            Chuyện dân đen
                             

                            Là một người tị nạn, nhưng ở xứ người lâu năm nên lãnh đủ cả hai thứ. Nói chuyện nước nhà xa bên kia đại dương chẳng có "ép phê" gì. Quan chức có công với nhà nước đó còn chẳng ra gì, nói chi là "Việt kiều" (chữ của mấy ảnh). Nói chuyện tại đất nước này, chắc còn ít "ép phê" hơn!.
                             
                            Nhưng, cái lạ là, trong kỳ tranh cử TT. Mỹ, thiên hạ ồn ào ghê. Bây giờ, phe ta (người Việt hải ngoại) cũng còn ồn ào không kém.
                             
                            Nhớ lần thăm gia đình, nghe mấy bạn già bạn chuyện nước Cờ Hoa thật sôi nổi. Dĩ nhiên, thời buổi Internet nên không thể nói với họ, sao ở trong nhà mà biết chuyện thế giới. Nhưng, thật tình mà nói, họ chỉ thấy từng phần lẻ tẻ. Không có được cài nhìn tổng quát. Đến nỗi, khi chặng đặng đừng, họ gần như ép phải cho biết ý kiến, tôi mới nói ra ba điều (1) Ông nào tranh cử cũng nói, hứa dữ lắm. Khi đắc cử rồi, chỉ cần ông ta thực hiện được 60% lời hứa lúc tranh cử là tốt rồi!. (2) Cứ để ông Trump làm việc một thời gian nữa, rồi sẽ bình phẩm. (3) À!...cũng lạ. Ai cũng vì quyền lợi nước mình, chứ có gì khó hiểu ..?
                             
                            Về điều thứ ba, có lẽ họ nhớ nhưng nhớ theo kiểu của họ. Cái thời sau thế chiến thứ hai, nhất là khoảng 1950-1960, Mỹ là miền đất hứa. Điều này là cảm tưởng của các cư dân tứ xứ, đến từ Âu châu; đặc biệt là Anh, khi mới đến miền đất này. Xứ sở bao la, dân cư thưa thớt, tài nguyên phong phú. Sau thế chiến, sức phát triển còn mạnh mẽ, tưởng chừng vô tận. Mỹ giúp Nhật, Đại Hàn và nhiều nước Âu Châu, như không có điều kiện gì cả. Nên kiểu nhớ của họ, nói bóng bẩy là do lý tưởng của dân Anh, lý tưởng Cộng Hòa (không dính dáng gì đến đảng Cộng hòa). Nói theo kiểu bình dân là, tính cách của ông phú hộ (học làm sang). Hễ đã chịu ai, cứ như đem của cho không mà chẳng chút tiếc rẻ!... 
                             
                            Cứ xem hai cường quốc khác, như Nga và Tàu (mới giàu gần đây), sẽ thấy ngay. Chẳng cần viện trợ cho ai, trừ việc ủng hộ (CHXHCNVN) để tạo ra cuộc chiến tại VN, từ 1954-1975. Cũng đừng mong hai nước này cho nhập cư vào quốc gia họ. Còn Mỹ, ở đâu có thiên tai, bão lụt..v..v..hay chiến tranh, ở đó chi thấy có bàn tay đưa ra của ông nhà giàu Mỹ.
                             
                            Gần đây, ông nhà nghèo Tàu đã trở thành đại gia. Mỹ trở thành con nợ của ông nhà giàu mới. Bây giờ, không lo củng cố thế đứng của mình (cường quốc trên thế giới)...chắc không lâu sẽ gặp nhiều khó khăn!. Đừng nói việc thám hiểm sao hỏa làm gì cho mệt xác. Muốn tăng cường quân sự phải có ngân sách dành cho quân đội một con số đáng kể.
                             
                            Do đó, kinh tế phải ở mức phát triển. Muốn kinh tế phát triển, nếu cần phải theo chế độ bảo vệ mậu dịch cũng được. Muốn phát triển kinh tế, nước Mỹ phải xét lại xem thỏa ước Paris về khí hậu có lợi cho nước này không. Thế mà thiên hạ cứ bàn loạn xà ngầu!.
                             
                            Mới nghe Mỹ rút khỏi Thỏa ước này, người viết tự nghĩ, sao lại có chuyện trái khóay. Mỹ tuyên bố sẽ bảo đảm việc thông thương qua lại trên biển Đông như bình thường trước nay. Rồi lại nói Tàu, ở vị thế cường quốc hiện nay (là thành viên trong Hội đồng Bảo an LHQ), nên có trách nhiệm đóng góp vào sự an ninh chung (của thế giới); nhất là sự ổn định tại biển Đông. Thế mà Mỹ lại rút ra khỏi một Thỏa ước đã được sự đồng thuận của nhiều nước trên thế giới; điều đó nghe trái khóay đi chứ!...
                             
                            Nhưng, sau khi người viết đọc được bài diễn văn của Tổng thống Mỹ, ông Trump (hay ông TT. A,B,C...nào của nước này cũng thế thôi) vấn đề đã rõ gần như 100% là, tại sao Mỹ đã rút ra khỏi Thỏa ước này  (*)
                             
                            Dân nước ngoài, các các "chính trị ra" ngoài nước Mỹ, có bàn loạn hay chỉ trích là chuyện giờ này chẳng có gì là khó hiểu. Nhưng, dân Mỹ, các nhà chính trị "tai to mặt lớn" của Mỹ lại làm chuyện tương tự như người dân và các nhà lãnh đạo của các nước khác...đây mới là chuyện khó hiểu. Đúng là chuyện dân đen, nói hoài, bàn hoài không bao giờ hết chuyện!!...
                             
                             
                            Đặng Quang Chính
                            10.06.2017
                            10:32
                             
                             
                             

                            * https://www.tvvn.org/bai-dien-van-cua-tong-thong-trump-khi-rut-ra-khoi-hiep-uoc-paris
                            #74
                              Đặng Quang Chính 15.07.2017 04:06:34 (permalink)
                              Chuẩn bị thời cuộc
                               
                              Nếu cho rằng, tình hình thế giới và VN đan quyện vào nhau; nếu cho rằng, thế trận của Mỹ sẽ tạo nhiều thuận lợi cho tình hình tranh đấu tại VN...và nhiều yếu tố khác, đại loại cũng trộn lẫn theo kiểu đó; chúng ta sẽ thấy ra những chỉ dấu đáng kể.
                               
                              Theo một số người, tất cả các chỉ dấu đó cho thấy là tình hình chính trị và xã hội CSVN hiện nay rất là BẤT ỔN, có thể BÙNG NỔ bất cứ lúc nào. Bởi vậy các thành phần Dân Tộc và các lực lượng tranh đấu cần tích cực chuẩn bị trong những ngày sắp tới.
                               
                              Chúng ta thử xét xem, nhìn chi tiết các chỉ dấu đó, để liệu có thể vạch ra mức độ tiêu, tích cực như thế nào.
                               
                              I- Bất ổn
                                1) chính trị
                                    - Hai phe Trọng, Dũng xem chừng đang ở thế so kè, sẵn sàng thanh toán nhau khi có thể.
                                    - Tuy Trọng được xem như "gà" của Tàu, nhưng vẫn còn thế đối nghịch trong nội bộ- có vẻ như thân Mỹ- để kéo dài sự sống còn của Đảng.
                               
                                2) Xã hội
                                  - Tình trạng dân oan (mất nhà, đất) kéo nhau đến các cơ quan nhà nước, ăn chực nằm chờ để đưa đơn khiếu kiện đã kéo dài rất lâu. Tình trạng đó chưa thay đổi.
                                    Nhưng vụ Đồng Tâm ngoài Bắc đã khác hẳn. Dân đã bắt giữ 38 công an cơ động, khi theo lệnh trên, đến đàn áp dân làng này. 
                                  - Những cuộc biểu tình, đôi khi gây cảm tưởng là do bọn cầm quyền đạo diễn (vụ dàn khoan HD981) trong thời gian đầu, nhưng sau đó tình hình trái ngược lại.
                                    Vụ biểu tình ngoài Quảng Bình, Hà Tĩnh về nhà máy thải độc Formosa của Tàu là dấu chỉ phản ứng của người dân một cách rõ nhất.
                                    Có thể vì sự bất ổn trên, nên một bài viết đã lấy tựa đề "Cuộc tháo chạy bắt đầu"(1). Nội dung bài viết, sau khi kể ra những tranh giành phe cánh trước Đại Hội ĐCSVN lần thứ XII, đã đưa ra một danh sách trên 20 người cán bộ cấp cao trong nhà nước CS đã từ nhiệm, từ tháng 05.2015. Chẳng hạn Nguyễn Sự (Bí tư thành ủy Hội An) Nguyễn Văn Thành (Bí thư thành ủy Hải Phòng) Phạm Thế Tập (Bí thư thành ủy Hải Dương)...rồi, Trần Lưu Hải (Ủy viên Trung Ương Đảng, phó trưởng ban Thường Trực) Nguyễn Thanh Bình (Ủy viên Trung Ương Đảng...v..v…
                                     Tuy bài viết được nêu ra như trên, theo thiển ý người viết, dù tác giả vô tình, nhưng tạo ngộ nhận nơi người đọc, khiến họ tưởng rằng, cuộc cờ chính trị sắp đến hồi kết thúc, nên trong bọn lãnh đạo cao cấp tại VN, có kẻ đã chuồn đi trước. Những người lớn tuổi trong Nam, dễ liên tưởng đến ngày 30.04, ngày Mỹ rời khỏi VN.
                                      Theo người viết, bọn tháo chạy kể trên chỉ là những nhóm người sợ cảnh "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thôi!
                                      Để làm rõ điều đó, ta có thể đặt thêm câu hỏi như thế này. Nếu bọn trong Bộ chính trị, chẳng hạn Kim Ngân, kể cả N.P.Trọng, nếu phải tháo chạy trước sự nổi dậy của người dân, chúng sẽ chọn nước nào để tìm chốn dung thân?. Hỏi tức là trả lời, vì ai cũng thấy thế chống lưng của bọn này là Tàu đỏ!
                               
                              II-Bùng nổ
                                  Ta có thể dùng hình tượng sau để diễn tả điều này: một đám cháy rừng và một đám cháy do sự bắt nhiệt từ một mồi lửa và một nguyên liệu hóa chất; nhất là xăng.
                                  Cháy rừng có thể có nguyên do từ một que diêm. Sự sụp đổ của một chế độ, theo kiểu này, có thể bắt đầu từ những cuộ biểu tình, từ cấp độ nhỏ đến cao. Những ví dụ về trường hợp này, chúng ta có thể viện dẫn về Cách mạng mùa xuân Á Rập (ngoại lệ: Thiên An Môn và cách mạng "dù" tại Hồng kông). Những cuộc biểu tình hiện nay tại Venezuala cho đến thời điểm này, chưa có kết quả.
                                   Bùng nổ hỏa hoạn thường do sự cấu thành bởi một mồi lửa và nguyên liệu hóa chất. Một cuộc chiến tại biển Đông giữa Tàu và Mỹ chẳng hạn, sẽ làm bùng nổ một sự thay đổi gần như toàn diện tại VN.
                               
                                   Dù cháy rừng hay cháy do một sự đột biến, cả hai tình trạng này cũng cần đến sự chuẩn bị của phe nhóm, những người, những đoàn thể muốn có sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước.
                               
                                      Trên lý thuyết, không ai phủ nhận sự thật hiển nhiên đó. Nhưng, trên thực tế, ta phải làm thế nào?
                               
                                    Một ông Giáo sư đại học, Phạm Minh Hoàng, bị tước quốc tịch và đuổi ra khỏi VN. Một Huỳnh Quốc Huy, người thanh niên yêu nước, làm Live show rất thu hút, đã bị truy lùng tại Thái. Chúng ta không thể quên một người khác tên Lê trí Tuệ, sau khi chạy trốn sang Kampuchia, đã hoàn toàn mất tích hơn 10 năm rồi!
                               
                                   * Phải "Khai thông dân trí" đến lớp thanh thiếu niên trong nước, bằng mọi cách, càng nhiều càng tốt.
                                     Dùng truyền thông Internet là chuyện dĩ nhiên. Nhưng phải nhớ là họ (bọn Thái thú mới) không những độc quyền 300(400) tờ báo các loại mà còn có hệ thống không biết bao nhiêu là trang mạng Internet; được duyệt xét, theo dõi cẩn thận. 
                                     Chúng ta cần những báo rơi (hay truyền đơn). Đây là thách thức lớn đối với những tổ chức chống đối bọn tà quyền. Sự thách thức cả về mặt tài chánh và nhân lực.
                                    Quan trọng hơn hết đó là bằng chứng cho sự chống đối tà quyền đang hiện diện.
                               
                                  * Phải biết dùng trường thương và đoản kiếm (2)
                                        Khi đã "đánh lớn"(biểu tình có đến hàng chục ngàn người tham dự) theo cách ví là đã dùng được trường thương, ta không cần đoản kiếm (đánh du kích) -hoặc tùy tình thế, vẫn dùng cả hai, theo cách tùy tình hình mà uyển chuyển thay thế-
                               
                                        Đánh du kích muốn nói ở đây là cách dùng "Gậy đập lưng ông" của bọn tà quyền ở VN. Chúng có đến 300(400) trăm tên tướng Công an mà muốn khủng bố tinh thần những người bất đồng chính kiến, chúng còn cho côn an (thuộc thành phần bất hảo, được thả về từ các trại thuộc loại trường Phục hồi nhân phẩm) ném dầu nhớt, chất cặn bã (như nước đái, phân..v..v..) vào nhà những người đó. Dù đó là Hoàng Minh Chính (cựu công thần VC), nói chi chúng làm việc này đối với những nhà bất đồng chính kiến, chỉ là người dân thường.
                               
                                       Lâu nay, việc chúng ta hay thấy là, sau những cuộc biểu tình và có người bị bắt, danh tánh những Công an có "nợ máu nhân dân"(chữ của bọn tà quyền) được nêu ra trên trang mạng...và đôi khi có đăng cả những lời đe dọa (trên mạng người Việt nước ngoài)...nhưng, rồi đâu lại hoàn đó; như hòn đá được ném xuống ao...rồi thôi!
                               
                                     Trách gì chúng coi thường dư luận (trong và ngoài nước) bằng cách kết án thật nặng bằng bản án 10 năm tù cho nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.. và trơ tráo lật lọng trong vụ Đồng Tâm (hứa sẽ không truy tố hình sự những người đã bắt 38 công an, nhưng nay sẽ đưa ra tòa)
                               
                                      Tóm lại, lâu nay, chúng ta như có vẻ trông chờ một sự đối thay theo lối "bùng nổ". Chúng ta nên thay đổi thái độ này; nghĩa là, dù trông vào một vụ cháy rừng hay "bùng nổ" chúng ta phải chuẩn bị đúng mức. Điều muốn nói "đúng mức" ở đây là phải làm từ việc nhỏ đến việc lớn. Khi ta đã dùng đoản kiếm ở thế chủ động, khiến đối phương khó đỡ...cho đến lúc chúng dùng lực áp đảo, ta sẽ sẵn sàng đối phó bằng cách dùng trường thương.
                               
                               
                               
                              Đặng Quang Chính
                              14.07.2017
                              21:43
                               
                                   
                               
                              (1) https://www.tvvn.org/cuoc-thao-chay-thoat-than-da-bat-dau-blog-ba-dam-xoe/
                              (2) https://www.tvvn.org/forums/xfa-blog-entry/hai-s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n.4518/
                               
                               
                               
                               
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 9 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 121 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9