Cán cân chính trị Biểu tượng công lý là hình ảnh một cái cân có hai đĩa, treo lủng lẳng hai bên. Có người cho rằng, hai đĩa đó tượng trưng cho thiện và ác...và những đặc trưng khác, có tính đối chọi nhau, như điều phải, trái hay thưởng, phạt, sự bất công và lẽ công bằng, sự thật và gian trá. Cán cân chính trị ra sao? Theo người viết, một đĩa cân là những điểm tiêu cực (chẳng hạn, gian trá) của cán cân công lý ở trên, nhưng cái túi bao bọc tất cả những điểm tiêu cực nói trên là Cường quyền và sức tấn công chủ yếu của nó là quân sự. Đĩa bên kia là những điểm tích cực (chẳng hạn, sự thật) nhưng nhưng cái bọc của nó là Nhu quyền (quyền lực mềm) và sức tấn công chủ yếu của nó là các cuộc vận động có tính chính trị. Liên hệ giữa cường quyền và nhu quyền ra sao? Nói gọn, có lúc cường quyền thắng thế. Câu nói được nhiều người biết là của Mao Trạch Đông "Chân lý trên đầu mũi súng"!. Cường quyền có hình ảnh như lửa, có thể làm sôi nước lạnh...và sôi lâu, nước sẽ biến mất dạng nguyên thủy. Nhưng nước có thể làm lửa tiêu biến hoàn toàn. Nước bốc hơi, nhưng hội đủ một số yếu tố khác ở trên không, sẽ kết tụ và rơi xuống đất, trở lại thành nước. Nhưng, lửa khi bị dập tắt rồi, không thể có sự tuần hoàn như nước. Hình ảnh Sơn tinh và Thủy tinh trong cổ tích xưa của ta, nói lên gần hết ý nghĩa của hai lực lượng đối chọi này. Đưa những điều vừa nói trên và thực tế chính trị tại VN, chúng ta thấy được gì? Chế độ thực dân và thuộc địa của Pháp tại VN trước kia, với cách cai trị hà khắc, sắt máu, như lửa (cường quyền) kéo dài cả trăm năm, vì thế và lực của người dân Việt trong thời gian ấy, như nước (nhu quyền). Nhưng nước ấy quá ít, không đủ dập lửa. Khi sóng triều dâng lên (lòng dân bùng dậy) + ngoại lực cần thiết (có thêm càng tốt) chế độ thuộc địa bị xóa bỏ. Do đó, dù không có ngày 02.09 năm 1945 năm xưa, một ngày 02.09 của những năm khác, cũng sẽ xảy ra. Chắc chắn xảy ra!.. (có một luật loại trừ nơi đây, sẽ được nói ở phần dưới trong bài) Để kháng cự lại một chính quyền dựa vào Tàu cộng từ những năm 1940 đến nay, lực lượng yêu nước chưa tạo được thế tiến công. Thế này, sau 42 năm (1975-2017) vẫn chưa ở thế khởi động thật mạnh. Hiện tình trong nước là một chỉ dấu khá rõ. Chưa có cá nhân nào là tiêu điểm cho người dân nhắm tới, xem như một điển hình, một tấm gương noi theo. Cá nhân đã thế, nói gì đến một đoàn thể, đảng phái. Do đó, việc liên kết trong ngoài là chuyện đương nhiên. Và dĩ nhiên, Nhà nước "nhân dân" tại VN lúc nào cũng muốn phân tách hai lực lượng này. Một sự thật không thể chối cãi là, tuy nhà nước đó phong tặng "đảng khủng bố" cho Việt Tân, nhưng người dân không sợ đó là đảng gặp ai nấy giết. Một sự thật khác là, suốt 42 năm qua, đảng này chưa tạo được thế đối trọng thật sự. Đảng VT không phải là đảng đối trọng vì không có lực lượng (nói rõ, là không có lực lượng quân sự). Đảng này chưa có được một dạng như MTGPMN trước kia, ở trong Nam, làm thế khuấy động tình hình an ninh của đối phương. Nói là, thời điểm đặc biệt này không cần lực lượng quân sự, có phần đúng. Nhưng, đã vin vào thời điểm đặc biệt này, không thể không có lực lượng chính trị. Lực lượng chính trị đó là lực tạo nên các cuộc vận động có tầm vóc lớn rộng trong dân chúng. Không tạo được lực lượng chính trị trong nước, đảng này (hay bất cứ đảng nào) phải tạo được lực chính trị tại nước ngoài, để yểm trợ cho lực lượng trong nước. Lực này càng được nhanh chóng tạo dựng, càng tốt cho thời thế chung của đất nước. Đây là điểm mấu chốt, vì Lenin cũng đã nói: Thời gian là người thầy của chiến lược" (Đây là luật loại trừ nói ở trên. Vào ngày 02.09 năm 45, nếu không có sự biến đổi chính trị lớn như thế, chưa chắc sau đó sẽ xảy ra được ngay. Có khi mất cả 10(20) năm sau và như thế bước tiến của dân Việt đã bị cản lại. Nhưng, cũng có thể chỉ ba (bốn) năm sau cũng không chừng. Có người cho rằng, khi các nước láng giềng được trả độc lập, VN cũng sẽ có sự độc lập mà không cần đổ xương máu. Đó là điều đúng...nhưng đúng với con mắt nhận xét của những chục năm về sau (sau ngày 02.09.1945)...chứ khi lòng người dân đã sôi sục, không có lực lượng đảng phái nào cản họ được. Đằng này, vào ngày 02.09.1945, đảng CSVN, dưới hình thức liên kết với các đảng phái quốc gia, có tên là Việt Minh, lại muốn kích động lòng người dân, để họ có cơ hội xuất hiện trên vũ đài chính trị.) Nhưng, nếu muốn tạo lực lượng chính trị tại nước ngoài, không thể có một sách lược tương tự như sách lược của đảng CS trong nước. Những hình ảnh áo nâu (hay đen) khăn rằn quấn cổ, chắc chắn không ăn khách (nhất là khi tổ chức đó đã ước định được thời gian họ cần có để làm một cuộc thay đổi là dài, ngắn đến đâu). Những xảo thuật ngắn hạn chỉ đem lại tác dụng ngược. Có những cách làm, tưởng có thể "ăn ngay"...nhưng đó là một loại thực phẩm độc hại trong thời gian lâu dài. Trường hợp cô Trần Kim Ngọc gần đây tại Úc châu, một hiện tượng "nổi lên như sao xẹt", đã dấy lên một sự phản ứng khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Có nghĩa là tập thể người Việt đã, đang và sẽ lưu ý đến trường hợp này. Nếu như ngay từ đầu, giả dụ người ta biết được cô ta là một thành viên của Việt Tân, có lẽ phản ứng sẽ khác đi. Cũng như Trịnh Hội trước đây. Kể cả hiện tượng "sao xẹt" Trúc Hồ. Mà tại sao "vàng thật lại sợ lửa"?!.. Cán cân chính trị, hễ tính sai, dù chỉ một ly cũng làm cho một đảng phái đi trệch hướng có khi cả hàng dặm xa. Bên có chính nghĩa, đặc trưng là một thứ nhu quyền, sẽ có chiến thắng tối hậu. Chắc chắn sẽ thắng. Nhưng phải được lòng dân. Điều đó chẳng qua là tôn trọng sự thật và tạo được tín nhiệm trong mọi tầng lớp dân chúng. Hãy nhớ cho chính xác câu nói của Nguyễn Trãi: "Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cho cường bạo", chứ không phải thấy đối phương gian trá, lừa đảo..v..v...và để đối phó, lại ôm nguyên đường lối của chúng mà áp dụng! Đặng Quang Chính 28.09.17
21:18
-------------------------------------------- Cán cân chính trị Biểu tượng công lý là hình ảnh một cái cân có hai đĩa, treo lủng lẳng hai bên. Có người cho rằng, hai đĩa đó tượng trưng cho thiện và ác...và những đặc trưng khác, có tính đối chọi nhau, như điều phải, trái hay thưởng, phạt, sự bất công và lẽ công bằng, sự thật và gian trá.
Cán cân chính trị ra sao?
Theo người viết, một đĩa cân là những điểm tiêu cực (chẳng hạn, gian trá) của cán cân công lý ở trên, nhưng cái túi bao bọc tất cả những điểm tiêu cực nói trên là Cường quyền và sức tấn công chủ yếu của nó là quân sự. Đĩa bên kia là những điểm tích cực (chẳng hạn, sự thật) nhưng nhưng cái bọc của nó là Nhu quyền (quyền lực mềm) và sức tấn công chủ yếu của nó là các cuộc vận động có tính chính trị.
Liên hệ giữa cường quyền và nhu quyền ra sao?
Nói gọn, có lúc cường quyền thắng thế. Câu nói được nhiều người biết là của Mao Trạch Đông "Chân lý trên đầu mũi súng"!. Cường quyền có hình ảnh như lửa, có thể làm sôi nước lạnh...và sôi lâu, nước sẽ biến mất dạng nguyên thủy. Nhưng nước có thể làm lửa tiêu biến hoàn toàn. Nước bốc hơi, nhưng hội đủ một số yếu tố khác ở trên không, sẽ kết tụ và rơi xuống đất, trở lại thành nước. Nhưng, lửa khi bị dập tắt rồi, không thể có sự tuần hoàn như nước. Hình ảnh Sơn tinh và Thủy tinh trong cổ tích xưa của ta, nói lên gần hết ý nghĩa của hai lực lượng đối chọi này.
Đưa những điều vừa nói trên và thực tế chính trị tại VN, chúng ta thấy được gì?
Chế độ thực dân và thuộc địa của Pháp tại VN trước kia, với cách cai trị hà khắc, sắt máu, như lửa (cường quyền) kéo dài cả trăm năm, vì thế và lực của người dân Việt trong thời gian ấy, như nước (nhu quyền). Nhưng nước ấy quá ít, không đủ dập lửa. Khi sóng triều dâng lên (lòng dân bùng dậy) + ngoại lực cần thiết (có thêm càng tốt) chế độ thuộc địa bị xóa bỏ. Do đó, dù không có ngày 02.09 năm 1945 năm xưa, một ngày 02.09 của những năm khác, cũng sẽ xảy ra. Chắc chắn xảy ra!..
(có một luật loại trừ nơi đây, sẽ được nói ở phần dưới trong bài) Để kháng cự lại một chính quyền dựa vào Tàu cộng từ những năm 1940 đến nay, lực lượng yêu nước chưa tạo được thế tiến công. Thế này, sau 42 năm (1975-2017) vẫn chưa ở thế khởi động thật mạnh. Hiện tình trong nước là một chỉ dấu khá rõ. Chưa có cá nhân nào là tiêu điểm cho người dân nhắm tới, xem như một điển hình, một tấm gương noi theo. Cá nhân đã thế, nói gì đến một đoàn thể, đảng phái.
Do đó, việc liên kết trong ngoài là chuyện đương nhiên. Và dĩ nhiên, Nhà nước "nhân dân" tại VN lúc nào cũng muốn phân tách hai lực lượng này. Một sự thật không thể chối cãi là, tuy nhà nước đó phong tặng "đảng khủng bố" cho Việt Tân, nhưng người dân không sợ đó là đảng gặp ai nấy giết. Một sự thật khác là, suốt 42 năm qua, đảng này chưa tạo được thế đối trọng thật sự.
Đảng VT không phải là đảng đối trọng vì không có lực lượng (nói rõ, là không có lực lượng quân sự). Đảng này chưa có được một dạng như MTGPMN trước kia, ở trong Nam, làm thế khuấy động tình hình an ninh của đối phương. Nói là, thời điểm đặc biệt này không cần lực lượng quân sự, có phần đúng. Nhưng, đã vin vào thời điểm đặc biệt này, không thể không có lực lượng chính trị. Lực lượng chính trị đó là lực tạo nên các cuộc vận động có tầm vóc lớn rộng trong dân chúng.
Không tạo được lực lượng chính trị trong nước, đảng này (hay bất cứ đảng nào) phải tạo được lực chính trị tại nước ngoài, để yểm trợ cho lực lượng trong nước. Lực này càng được nhanh chóng tạo dựng, càng tốt cho thời thế chung của đất nước. Đây là điểm mấu chốt, vì Lenin cũng đã nói: Thời gian là người thầy của chiến lược"
(Đây là luật loại trừ nói ở trên. Vào ngày 02.09 năm 45, nếu không có sự biến đổi chính trị lớn như thế, chưa chắc sau đó sẽ xảy ra được ngay. Có khi mất cả 10(20) năm sau và như thế bước tiến của dân Việt đã bị cản lại. Nhưng, cũng có thể chỉ ba (bốn) năm sau cũng không chừng. Có người cho rằng, khi các nước láng giềng được trả độc lập, VN cũng sẽ có sự độc lập mà không cần đổ xương máu. Đó là điều đúng...nhưng đúng với con mắt nhận xét của những chục năm về sau (sau ngày 02.09.1945)...chứ khi lòng người dân đã sôi sục, không có lực lượng đảng phái nào cản họ được. Đằng này, vào ngày 02.09.1945, đảng CSVN, dưới hình thức liên kết với các đảng phái quốc gia, có tên là Việt Minh, lại muốn kích động lòng người dân, để họ có cơ hội xuất hiện trên vũ đài chính trị.) Nhưng, nếu muốn tạo lực lượng chính trị tại nước ngoài, không thể có một sách lược tương tự như sách lược của đảng CS trong nước. Những hình ảnh áo nâu (hay đen) khăn rằn quấn cổ, chắc chắn không ăn khách (nhất là khi tổ chức đó đã ước định được thời gian họ cần có để làm một cuộc thay đổi là dài, ngắn đến đâu). Những xảo thuật ngắn hạn chỉ đem lại tác dụng ngược. Có những cách làm, tưởng có thể "ăn ngay"...nhưng đó là một loại thực phẩm độc hại trong thời gian lâu dài.
Trường hợp cô Trần Kim Ngọc gần đây tại Úc châu, một hiện tượng "nổi lên như sao xẹt", đã dấy lên một sự phản ứng khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Có nghĩa là tập thể người Việt đã, đang và sẽ lưu ý đến trường hợp này. Nếu như ngay từ đầu, giả dụ người ta biết được cô ta là một thành viên của Việt Tân, có lẽ phản ứng sẽ khác đi. Cũng như Trịnh Hội trước đây. Kể cả hiện tượng "sao xẹt" Trúc Hồ. Mà tại sao "vàng thật lại sợ lửa"?!..
Cán cân chính trị, hễ tính sai, dù chỉ một ly cũng làm cho một đảng phái đi trệch hướng có khi cả hàng dặm xa. Bên có chính nghĩa, đặc trưng là một thứ nhu quyền, sẽ có chiến thắng tối hậu. Chắc chắn sẽ thắng. Nhưng phải được lòng dân. Điều đó chẳng qua là tôn trọng sự thật và tạo được tín nhiệm trong mọi tầng lớp dân chúng. Hãy nhớ cho chính xác câu nói của Nguyễn Trãi: "Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cho cường bạo", chứ không phải thấy đối phương gian trá, lừa đảo..v..v...và để đối phó, lại ôm nguyên đường lối của chúng mà áp dụng!
Đặng Quang Chính
28.09.17
21:18