CHUYỆN BÊN LỀ
Tướng của Khúc Thừa Mỹ là Dương Đình Nghệ gom tàn binh đánh thành Đại La,dụng mưu phá tan quân cứu viện Nam Hán,giết chết tướng Trần Bảo,nắm giữ quyền hành và xưng Tiết Độ Sứ.Nội tình quân Nam sinh biến khi bộ tướng Kiều Công Tiễn làm phản,giết chết Dương Đình Nghệ,cướp chính quyền và sai người cầu viện quân Nam Hán.Rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền,một hào trưởng có thế lực ở Đường Lâm,đang trấn giữ Ái Châu,lập tức khởi binh báo thù cho nhạc phụ.Nhân khi quân Nam Hán chưa kịp vào biên giới,Ngô Quyền tiến quân thần tốc,chớp nhoáng hạ thành Đại La,giết chết Kiều Công Tiễn và đặt phục binh chuẩn bị đón đánh quân xâm lược.Bạch Đằng của Tiền Ngô Vương đã trở thành một trận đánh kinh điển,đầy sáng tạo và có tầm quan trọng mang tính sống còn đối với dân tộc ta.
Đọc lịch sử,ta thường bị choáng ngợp bỡi tầm vóc của trận địa cọc nhọn trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,tiêu diệt toàn bộ thủy quân nhà Nguyên,bắt sống hầu hết tướng chỉ huy của giặc nên quên trận Bạch Đằng của Tiền Ngô Vương.Địa diểm và phương thức đánh gần như giống nhau.Nhưng về mặt ý nghĩa,trận Bạch Đằng của Tiền Ngô Vương có tầm vóc còn to lớn hơn.Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất là nhát búa chặt đứt sợi xích trói buộc dân tộc ta hơn một ngàn năm;là ánh bình minh xua tan bóng tối một thiên niên kỷ Bắc thuộc.Cũng chính chiến thắng này đã bơm dũng khí cho các trìêu đại sau này của dân tộc ta.Sức mạnh của Tống,Nguyên,Minh,Thanh đã bị giảm sút khi Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi và Quang Trung Hoàng Đế trước khi xông trận đều nghĩ đến trận Bạch Đằng của Tiền Ngô Vương.Những vương triều sau còn có điều kiện nghỉ ngơi,tu luyện binh mã,nhưng vào thời Ngô Quyền,đất nước ta vẫn còn oằn mình dưới gót giày xâm lược thì hội đủ trí và lực để đánh một trận long trời lở đất như vậy quả là thiên nan vạn nan.Sách vở đời sau gọi Ngô Quyền “Mưu giỏi đánh cũng giỏi, là “Vua của các vua”,thật tình chẳng cường điệu chút nào.
Theo các sử gia,đọc sách ai cũng nghĩ cắm cọc ở lòng sông để làm chìm tàu giặc là việc làm hết sức đơn giản.Thế nhưng,cắm cọc rồi mà không tính đúng thời khắc con nước lên xuống,không đặt nghi binh,không dẫn dụ giặc vào đúng lúc để phát huy thế mạnh của cọc gỗ bịt sắt nhọc thì cũng trở thành công cốc.Giặc mượn con nước lên để tàu lớn vào,ta mượn con nước lên để che giấu trận địa cọc.Thời Hưng Đạo Đại Vương,giặc mược con nước lên để rút chạy.Ta bịt chặt cửa sông Giá bằng hạm đội dày đặc để buộc quân Nguyên chạy vào bãi cọc sông Bạch Đằng trong con nước xuống.Hai bộ óc thiên tài,hai cách đánh nhưng đều đem lại kết quả như một:giặc phương Bắc bị tiêu diệt và từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta.
Năm 937,Kiều Công Tiễn biết không địch nổi mãnh tướng Ngô Quyền nên thực hiện kế sách “cõng rắn cắn gà nhà”.Đây là tên Việt gian đầu tiên trong lịch sử nước ta mở đường cho Trần Ích Tắc và lê Chiêu Thống sau này.Hắn xem cái chức Tiết Độ Sứ tự xưng chết toi còn lớn hơn cả vận mệnh dân tộc và cuộc sống yên bình của ngàn vạn bá tánh.Nghĩ đây là cơ hội tốt để một lần nữa thiết lập ách đô hộ lên đất Giao Châu,vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội phong con là Lưu Hoằng Tháo làm Bình Hải Tướng Quân,Giao Chỉ Vương,thống lãnh đội thủy quân hùng hậu tiến đánh nước ta.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/7CA8210A00DF4074BA8152A54F015892.jpg[/image]
TIỀN NGÔ VƯƠNG
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/7D96A0B2594A47738F3D4A366CB9013F.jpg[/image]
ĐƯỜNG TIẾN QUÂN CỦA NGÔ VƯƠNG VÀ QUÂN NAM HÁN
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/B764660ECC0C4A35939876829107A294.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.06.2012 22:48:26 bởi Tiền Giang >
Trước khi đi sâu vào trận Bạch Đằng,ta cũng nên lướt qua một chút về nước Nam Hán.Đầu thế kỷ thứ Mười,Lưu Ẩn được nhà Đường phong Tiết Độ Sứ Thanh Hải Quân,sau được Châu Ôn nhà Hậu Lương cho kiêm thêm Tiết Độ Sứ Tĩnh Hải Quân và An Nam Đô Hộ Phủ.Đây là thời kỳ lộn xộn của lịch sử Trung Quốc mà người ta hay gọi là Ngũ Đại Thập Quốc.Lưu Ẩn mất,em là Lưu Nham lên thay tuyên bố thành lập vương quốc mới,ban đầu gọi Đại Việt sau đổi là Đại Hán vì cho mình họn Lưu là hậu duệ của Lưu Bang.Sử Tàu gọi đó là Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán của Lưu Sùng.Nước Nam Hán truyền được bốn đời vua kéo dài năm mươi lăm năm,sau đó bị nhà Tống xóa sổ.
Tiêu Ích,tướng giỏi của Lưu Nghiễm góp ý là hành quân bằng đường thủy xa xôi nguy hiểm.Ngô Quyền lại là người tài giỏi không thể khinh xuất,phải cho thám tử dò la trước rồi hãy tiến quân,nhưng vua Hán không nghe.Lưu Nghiễm cấp hai vạn quân và đội chiến thuyền hùng hậu nhất của mình là Vạn Thắng Vương Hoằng Tháo,còn mình tự làm tướng,đem quân đóng ở Hải Môn để làm thế thanh viện.
Dựa vào gió Bấc của tiết cuối Đông năm 938,quân Hán xuôi thuyền xuống phía Nam và hướng về cửa sông Bạch Đằng.Vốn là một nước nhỏ nên Lưu Nghiễm đã đặt cược rất lớn vào trận ra quân này.Lãnh thổ của Nam Hán chỉ trải dài dọc ven biển Quảng Đông,Quảng Tây và Hải Nam nên người và tài vật cũng không có gì là to lớn lắm.Trước đây,Dương Đình Nghệ đã từng đánh đuổi thứ sử Lý Tiến và giết chết tướng Trần Bảo của Nam Hán.Quân giao cho Hoằng Tháo đều là tinh binh.Thuyền chiến thì chọn những chiếc mới nhất và trang bị đội cung thủ rất mạnh.
Ngô Quyền đã đánh giá tình hình chiến trường và thực lực của Hoằng Tháo vô cùng chính xác.Vị “Vua của các Vua” đã thuộc nằm lòng thế “Dĩ dật đãi lao”,dùng sức quân khỏe của mình để chờ đón đội quân mỏi mệt của Hoằng Tháo vì trải qua cung đường biển dài,bị sóng gió làm cho tơi tả.Tiền Ngô Vương cũng cho rằng Kiều Công Tiễn đã chết,yếu tố nội ứng của quân Hán đã mất,vốn là một “đứa trẻ”,thế nào Hoằng Tháo cũng bị dao động.Thế nhưng Ngô Vương cũng rất khách quan khi đánh giá thuyền chiến địch ưu thế hơn chúng ta nhiều.Nếu xảy ra cuộc đấu trực diện,kết quả chưa biết sẽ ra sao?Thế nên,trời cho ta địa lợi,giặc dấn thân vào chỗ hiểm nguy,sao ta lại không lợi dụng điều này.Và vị anh hùng xứ Đường Lâm đã nghĩ ra trận phục kích thần sầu trên sông Bạch Đằng,con đường mà bọn xâm lược tất yếu phải đi qua nếu muốn tiến đánh kinh thành Đại La.Trong tiết trời giá lạnh,Ngô vương đã huy động một số lượng lớn dân binh vào rừng chọn gỗ tốt như lim,táu đẽo thành cọc nhọn,đầu bịt sắt và đem cắm thành từng hàng nơi cửa sông Bạch Đằng.Quân và dân cùng vật lộn với nước và giá rét để hoàn thành trận địa mai phục trước khi kẻ thù xuất hiện.Nước triều trên sông Bạch Đằng có độ chảy xiết nên thuyền giặc sẽ rất khó day trở khi đã vướng vào cọc nhọn.Thiên tài quân sự này còn hướng dẫn che dấu cọc nhọn bằng cách ngụy trang và chừa mức nước đủ sâu đủ cho thuyền lớn của giặc vượt qua trong con nước lớn.Phục binh cũng được ém kỹ hai bên bờ sông,chờ giờ phút quyết định hổ trợ cho thủy quân.Ngoài vũ khí chiến đấu,đội quân này còn trang bị cồng chiêng,thanh la,não bạt để dùng tiếng động áp chế tinh thần quân địch.Mọi việc đều đã sẵn sàng,chỉ còn chờ đợi giờ G.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/A1165DEEDF394F97858FE1B6A6CD6C0A.jpg[/image]
TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 1288
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/EB1DA0C5ACC54719B3CC53423EBAF211.jpg[/image]
TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/2AE840671A8E40229483D82A27289BB4.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 18:13:23 bởi Tiền Giang >
Suốt mấy ngày lênh đênh trên biển,chống chọi với sóng gió mùa Đông,quân Nam Hán hầu hết đều tỏ ra mỏi mệt.Khi các dãy đảo đã bị bỏ lại phía sau,thuyền chiến giặc bắt đầu tiếp cận với cửa sông Bạch Đằng.Đây là con sông ngắn nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng.Thủy quân giặc từ phía Nam Trung Quốc muốn vào Thăng Long phải qua cửa Nam Triệu,vào sông Kinh Thầy,sông Đuống và cuối cùng là đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội.Sông có chiều dài khoảng ba mươi hai cây số,điểm đầu là Phà Rừng,điểm cuối là Nam Triệu.Cũng chính tại khúc sông này,bốn mươi ba năm sau,Đại Hành Hoàng Đế cũng dùng thế trận cọc nhọn đánh bại thủy quân Tống do Lưu Trừng chỉ huy,tuy quy mô và thành quả không lớn như trận đánh của Tiền Ngô Vương.Chỉ một khúc sông mà thờ đến hai ông vua và một vị danh tướng,đủ thấy tầm quan trọng của Bạch Đằng Giang trong thế trận chiến tranh giữ nước của nhân dân ta.
Con nước chưa lớn hẳn mà đã xuất hiện chiesn thuyền của quân Nam Hán.Lo sợ giặc phát hiện trận phục kích,Ngô Vương cho đoàn thuyền nhẹ cỡi sóng tiến ra cửa biển khiêu chiến để cầm chân giặc.Nhìn thấy đội hình chiến thuyền của quân ta,Lưu Hoằng Tháo lòng vui như mở hội.Tiêu Ích quả là lão già chết nhát.Nếu phụ vương nghe lời lão,đại sự đã hỏng bét!Nắm chắc phần thắng,Bình Hải Tướng Quân,”Giao Chỉ Vương” thúc thuyền tiến lên.Tên trên thuyền quân Hán bắn như mưa.Một số quân ta trúng tên rơi xuống nước.Lợi dụng thuyền nhẹ,độ cơ động cao,quân Việt giữ cự li để khỏi bị sát thương bỡi cung thủ và chạy vờn xung quanh.Khi cờ lệnh kéo lên,báo hiệu thủy triều đã đủ che hết cọc nhọn,toàn bộ thuyền quân Việt giả thua rút chạy về phía thượng lưu.Thừa thắng,Hoằng Tháo thúc quân đuổi theo,quyết tâm đánh chiếm kinh thành Đại La.Dĩ nhiên,tàu chiến cồng kềnh không thể nào đuổi kịp những thuyền nhẹ.
Mặt trời lên được ba con sào,nước ròng bắt đầu chảy xiết.Thuyền quân Việt dừng lại và phục binh từ các nhánh sông đổ ra.Quân Hán bị tấn công dữ dội.Hậu đội giặc bắt đầu vang lên tiếng kêu thét vì thuyền vướng cọc nhọn và chìm.Tiền quân hoảng hốt tháo chạy.Phục binh trên bờ khua chiêng gióng trống khiến đám lính Hán bị rơi xuống nước đành chịu chết đuối chứ không dám bơi vào.Soái thuyền của “Giao Chỉ Vương” cũng cùng chung số phận.Xác của một vạn rưỡi quân Nam Hán muốn nghẽn cả dòng Bạch Đằng Giang,trong đó có cả chủ tướng Bình Hải Tướng Quân Lưu Hoằng Tháo và mấy chục tên chỉ huy.
Hán đế Lưu Nghiễm(hay Cung)đóng quân tại biên giới để chờ tiếp ứng nghe tin thất trận,con trai yêu quí bỏ mạng liền hồn bay phách lạc.Trước đám tàn quân,vua Hán vò đầu bứt tóc khóc thương cho đứa con trai bạc phần vắn số của mình.Không còn cách nào khác,Lưu Nghiễm đành rút quân về nước,hoàn toàn từ bỏ mộng xâm lược đất Giao Châu.Trận đại bại này đã làm tổn thương trầm trọng nguyên khí triều Nam Hán khiến chỉ ít lâu sau đó,tướng Tống là Phan Mỹ đã dễ dàng xóa sổ quyền lực cuối cùng của họ Lưu trên đất Trung Hoa.
Năm sau,Ngô Quyền lên ngôi xưng Ngô Vương và lập ra triều Ngô,đóng đô ở Cổ Loa(Đông Anh ngày nay).Sách sử vẫn gọi ông ta là Tiền Ngô Vương,một thiên tài quân sự không hề kém so với các danh tướng trong lịch sử Việt Nam.Công lớn nhất của Ngô Vương là đã xóa cho dân tộc ta đêm dài Bắc thuộc,một cuộc sống nô lệ đầy máu và nước mắt,đem lại sự tự cường cho dân Việt,làm gương cho các triều đại sau này.Thời nào giặc phương Bắc cũng mạnh nhưng thời nào cũng có người đứng lên đánh đuổi chúng.Vì thế,đời tôn kính gọi Ngô Quyền là “VUA CỦA CÁC VUA”!!!
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/98CF5EF0C55A46189B4B21B13B7F597F.jpg[/image]
DI TÍCH BÃI CỌC
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/065ABFDA67F84D79AC0440226BB07ED5.jpg[/image]
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/CB57A30C449D4A6B9E3741BDE617E990.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 18:16:22 bởi Tiền Giang >
TẬP HAI:
TRÂN CHÂU CẢNG
ĐÁNH THỨC CON GIAO LONG
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Thế Chiến Thứ Hai chẳng qua là sự kéo dài của Chiến Tranh Thế Giới lần thứ nhất,được ngăn cách bỡi một cuộc ngừng bắn và có quy mô to lớn hơn mà thôi.Thế Chiến Thứ Nhất chia chiến tuyến làm hai phe.Một bên là Entente gồm Anh,Pháp,Nga,Ý và Hoa Kỳ.Còn bên kia là Liên Minh Trung Tâm,chủ yếu là Đức,Thổ Ottoman,Áo-Hung và Bungari.Chiến tranh đã làm tất cả đế quốc quân chủ đều sụp đổ,tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên cầm quyền tại Nga và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức.Chiến tranh kết thúc bằng hiệp định Versailles ký năm 1919 với các áp đặt ngặt nghèo cho nước Đức và đế quốc Áo-Hung.Năm sau,hiệp định Sevres lại giáng một đòn nặng nề lên đế quốc Ottoman.Chính các hòa ước bất bình đẳng này cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt đã thổi bùng lên ngọn lửa của cuộc đại chiến chỉ mới vừa dập tắt được mười mấy năm.Lần này,tên gọi được đổi khác.Bên gây chiến chủ đạo vẫn là Đức với các bạn mới là phát xít Ý ở Châu Âu và quân phiệt Nhật vùng Thái Bình Dương.Bộ ba này được gọi là phe Trục.Bên Đồng Minh gồm Liên Xô,Hoa Kỳ và Anh Quốc.Pháp thì chia làm hai phe,một chính phủ kháng chiến và một chính phủ bù nhìn cộng tác với Đức.Chiến tranh mở rộng,bên nào cũng lôi kéo thêm nhiều nước khác tham gia.
Tại Châu Âu,chủ nghĩa phát xít thắng thế giành được quyền lực.Hitler đã khơi dậy niềm tự hào của dân tộc Đức để tạo ra một chính quyền “kiểu mẫu” hùng mạnh với quyết tâm giành lại những vùng đất đã mất trong cuộc chiến tranh trước.Hitler đã tái chiếm Rhineland,sát nhập nước Áo và nuốt trọn Tiệp Khắc.Còn Ý thì sát nhập Albania và xâm lược Ethiopia.Trước sự nhu nhược của Anh và Pháp,cộng với thái độ không dứt khoát của Liên Xô,ngày 1.9.1939,Đức xua quân qua biên giới đánh chiếm Ba Lan,buộc Anh và Pháp phải tuyên chiến để bảo vệ đồng minh.Có người cho đây là sự kiện mở màn cho Thế Chiến Thứ Hai.
Thế nhưng,cũng có người lại cho rằng,chính ngày 7.7.1937 mới là cái mốc của cuộc chiến tranh khốc liệt chưa từng có của nhân loại khi Nhật đổ quân xâm lược Trung Quốc.Cuộc “thảm sát Nam Kinh” đã khiến Hoa Kỳ,một nước đang biệt lập với cuộc chiến tại Châu Âu phải lên tiếng và bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nhật.Trong đó,việc cấm vận dầu mỏ đã làm nước Nhật lúng túng.Là một quốc gia không có tài nguyên phục vụ chiến tranh,nên tuy đánh chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc,Nhật vẫn đói nguyên liệu nhất là dầu mỏ và cao su.Các thủ lãnh quân phiệt lại đang nôn nóng muốn biến nước Nhật thành một cường quốc thống trị Châu Á thông qua thuyết “Đại Đông Á”.Giai đoạn đầu,tuy không có một hiệp ước quân sự nào được ký kết nhưng hai quốc gia phát xít này đã ngầm thỏa thuận phân chia khu vực để đóng vai trò bá chủ.Đức phía Tây và Nhật phía Đông.
Như trên đã đề cập,khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ,Mỹ vẫn giữ vai trò trung lập,không ngã về phía nào cho đến khi Nhật tiến quân vào Đông Dương và gây ra cuộc thảm sát tại Nam Kinh.Tuy chưa trực tiếp đánh nhau nhưng cả Mỹ và Nhật đều nhận định không trước thì sau,cuộc đụng độ lớn sẽ diễn ra.Hoa Kỳ thành lập Hạm Đội Thái Bình Dương,xây dựng Trân Châu Cảng thành một căn cứ hải quân hùng hậu.Dưới nước,hơn 170 hạm tàu các loại,trong đó hàng chục thiết giáp hạm trang bị vũ khí tối tân,được hổ trợ bỡi vô số tàu ngầm,tàu rải mìn,tàu chở dầu và thủy phi cơ.Ngoài ra còn có các tàu cứu hộ và tàu chở hàng.Trên bờ,hơn bốn vạn quân túc trực bảo vệ các sân bay,nơi 150 chiến đấu cơ và 35 pháo đài bay B17 vô cùng hiện đại thường xuyên cất cánh.Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ,tướng George Marshall khẳng định đảo Oalu là pháo đài mạnh nhất thế giới.
Các tướng quân phiệt Nhật nhận thấy muốn giải quyết nạn đói cho các nhà máy sản xuất vũ khí và đoàn quân viễn chinh chỉ có hai cách.Một là đánh chiếm vùng Siberi của Liên Xô,hai là tràn xuống phía Nam,thôn tính các thuộc địa của Châu Âu tại Đông Nam Á và Đông Ấn.Nhưng cướp giật thuộc địa từ tay các ông trùm của Cựu Lục Địa,chắc chắn không tránh khỏi đụng chạm đến Hoa Kỳ.Một nước Mỹ hùng mạnh đang đứng ngoài cuộc chiến nhìn cảnh ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi.Nước Mỹ chưa bị một tổn thương nào lại đi gây khó dễ cho nước Nhật bằng lệnh cấm vận thật là đáng ghét.Theo tính toán của các chiến lược gia Nhật lúc bấy giờ,muốn đánh chiếm Ấn Độ và Đông Nam Á để bổ sung kho tài nguyên ngày càng thiếu hụt,Nhật cần đánh sập ý chí kháng cự của người Mỹ,buộc Hoa Kỳ phải đứng ngoài nhìn Nhật thôn tính các thuộc địa của Châu Âu.Câu nói “Tiên hạ thủ vi cường”của người Trung Quốc đã được Đế Quốc Nhật áp dụng triệt để trong trường hợp này.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/19AE9DC6DE9640DCA31CAE972F2AB9E6.jpg[/image]
TÀU CHIẾN MỸ ĐẬU SAN SÁT TẠI TRÂN CHÂU CẢNG
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/1CC947AF5F924D4FB47B011744E5C550.jpg[/image]
TƯỚNG MỸ DOUGLAS MAC.ARTHUR
ĐÔ ĐỐC NHẬT NAGUMO CHUICHI,CHỈ HUY TRẬN ĐÁNH TCC
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/95B35B83E1934F438D1FE0B7F6CB806B.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2012 21:24:30 bởi Tiền Giang >
Trên thực tế,Mỹ và Nhật đang trong thời kỳ đàm phán về những bất đồng trong cục diện tại Châu Á và Thái Bình Dương.Hai bên chưa hề có một lời tuyên bố chiến tranh nào.Theo thông lệ quốc tế,chưa tuyên chiến mà tổ chức tấn công thì đó là đánh lén(Sneak attack).Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt tuyên bố ngày Nhật đánh úp Trân Châu Cảng sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ.
Máy móc Nhật phụ thuộc rất nhiều vào dầu nhập khẩu từ Mỹ.Việc cấm xuất khẩu dầu và máy bay cùng các loại linh kiện của Mỹ được Nhật xem như một hành động khiêu khích.Khi Mỹ điều hạm đội hùng mạnh từ San Diego đến Hawaii,con cháu Thái Dương Thần Nữ nhận định cuộc đối đầu tiềm tàng chắc chắn sẽ xảy ra.Để chống lại sức mạnh dưới nước của Mỹ,ban tham mưu hải quân Nhật đã dày công nghiên cứu sự kiện Anh Quốc tấn công hạm đội Ý tại cảng Taranto mới vừa xảy ra năm trước.Ban đầu,tư lệnh Hạm Đội Liên Hợp Nhật Bản,đô đốc Yamamoto dự định săn lùng và tấn công Hạm Đội Thái Bình Dương ở bất cứ nơi nào có thể tìm thấy.Thế nhưng,cũng chính Yamamoto lại hết lòng bảo vệ phương án tấn công tổng lực hạm đội Mỹ ngay tại sào huyệt Trân Châu Cảng.Đến ngày 1.12.1941.Thiên Hoàng Chiêu Hòa mới chính thức bật đèn xanh cho trận đánh phủ đầu này.Mục đích để bảo vệ cuộc tiến quân vào khu vực tài nguyên phía Nam(gồm Đông Ấn và Đông Nam Á)theo sự thuyết phục của giới quân phiệt Nhật.
Vậy Trân Châu cảng có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào mà người Nhật hạ quyết tâm phải tiêu diệt cho bằng được?Pear Habour cách Honolulu sáu dặm về phía Tây và nằm trên bờ phía Nam đảo Oalu,thuộc quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ.Trân Châu cảng có nhiều luồng lạch sâu kín đáo,điều kiện tự nhiên lý tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài.Trân Châu cảng trở thành căn cứ triển khai các hoạt động của không quân oanh tạc Tây Thái Bình Dương vì từ Oahu đến Hoa Kỳ tương ứng tầm bay tối đa của pháo đài bay B17.Đối với hải quân,Trân Châu Cảng còn quan trọng hơn.Nó vừa là căn cứ chỉ huy,căn cứ hậu cần và là cơ sở sửa chữa các tàu chiến của Hạm Đội Thái Bình Dương.Từ đây,hải quân Mỹ có thể khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương.Đây cũng là bàn đạp để tiến vào châu Á thuận lợi nhất.
Sai lầm của tình báo đã khiến người Mỹ đánh giá không đúng ý đồ chiến thuật của Nhật.Bộ chỉ huy hải quân Hoa Kỳ cho rằng Đế quốc Nhật sẽ đánh chiếm Philippin và tiêu hao ở đó rất nhiều sinh lực nên không còn đủ sức mở mặt trận thứ hai tại Trân Châu Cảng.Cự ly từ bờ biển Nhật Bản đến Hawaii khá xa.Một số lượng lớn tàu chiến di chuyển thế nào cũng bị Mỹ phát hiện.Và cuối cùng,nếu người Nhật có gan,thành đồng vách sắt trên đảo Oalu sẽ là cái bẩy tiêu diệt những con cá kình của họ.Trong khi các tướng lãnh Mỹ chủ quan thì con cháu của Thiên Hoàng đang ngày đêm nghiên cứu vạch kế hoạch tấn công hạm đội của Hoa Kỳ tại Trân Châu cảng một cách hoàn hảo nhất để có thể chiến thắng với thương vong ít nhất.
Vì đặt mục đích phá nát hạm đội Hoa Kỳ để ngăn người Mỹ can thiệp vào việc Nhật chinh phục Đông Nam Á nên mục tiêu của hải quân Nhật chính là đoàn thiết giáp hạm hùng hậu của Mỹ.Nếu thành công,Nhật sẽ giáng một đòn chí tử làm nản lòng người Mỹ để Nhật hoàn thành giấc mộng chinh phục và làm bá chủ châu Á-Thái Bình Dương.Chính vì suy nghĩ như vậy nên máy bay Nhật chỉ chú tâm đánh đắm các chiến hạm mà bỏ qua các mục tiêu quan trọng khác nhất là các xưởng tàu hải quân,kho chứa dầu và căn cứ tàu ngầm.Khiến tuy bị thiệt hại nặng nề nhưng chẳng bao lâu sau,Mỹ đã kịp thời sửa chữa và phục hồi sức mạnh hải quân của mình khiến Nhật mất dần ưu thế quân sự trên biển và dẫn đến thua cuộc.
Tư lệnh hải quân là đô đốc Yamamoto nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp tấn công Trân Châu cảng là đô đốc Nagamo Chuichi,tư lệnh Hạm Đội số Một.Hạm đội này có hai tàu sân bay.Chiếc Akagi được giao nhiệm vụ đánh chìm các thiết giáp hạm USS Maryland,Tennessee,West Virginia,Oklahoma và USS California bằng 36 máy bay ném bom và tiêm kích Aichi và A6M Zero,kết hợp với 30 chiếc phóng lôi Nakajima.Còn hàng không mẫu hạm Kaga được phân công hủy diệt các thiết giáp hạm USS Arizona,Nevada và căn cứ không quân Hickam,căn cứ thủy phi cơ Ford.Biên chế của toán tấn công này có 42 máy bay Aichi và A6M Zero cộng với 27 chiếc Nakajima vừa ném bom vừa phóng lôi.
Hạm Đội Liên Hiệp số Hai do phó đô đốc Tamon chỉ huy có bốn tàu sân bay giữ nhiệm vụ hợp công với Hạm Đội Một đồng thời tấn công các thiết giáp hạm USS Helena,USS Utah,USS Raleigh,sân bay Wheeler và cơ sơ sửa chữa máy bay Barbers.Các tàu sân bay Soryu,Hiryu,Sokaku và Zuikaku đều có liên đội máy bay ném bom và phóng lôi.Ngoài ra,Nhật còn điều rất nhiều tuần dương hạm,thiết giáp hạm,khu trục hạm và tàu ngầm để cùng tiếp ứng hợp công.
Về phía Hoa Kỳ,tư lệnh hải quân là đô đốc Harold Rainsfod Stark nhưng tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương lại là đô đốc Husband Edward Kimmel.Phải nói đây là hạm đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.Bộ tư lệnh thì chủ quan,còn các trắc thủ radar lại nhầm tín hiệu máy bay Nhật trên màn hình là của phe ta đang trên đường diễn tập trở về.Một số sử gia sau này cho rằng Mỹ đã biết trước cuộc tấn công nhưng cố tình làm ngơ để Nhật ra tay,tạo lý do chính đáng cho Hoa Kỳ tham chiến.Một lập luận hết sức ngớ ngẩn vì chẳng có nhà lãnh đạo nào trên cõi đời này lại nhẫn tâm hy sinh số nhân mạng cũng như khí tài quân sự quá lớn như vậy?Nếu không phải là một nước Mỹ sung mãn đứng bên ngoài và hưởng lợi từ hai cuộc chiến tranh liệu có phục hồi nổi sau trận đánh đẫm máu Trân Châu Cảng?Chẳng ai cắt thịt đùi của mình để đi nhử bắt chim ưng bao giờ?Biện hộ cho một sai lầm này bằng một sai lầm khác là điều hết sức nực cười! [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/C25A6630BC624FCA80CC98F1BEDEBB05.jpg[/image]
TỔNG THỐNG MỸ FRANKLIN D.RSEVELT
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/CB9E357506AE46DC87637F0D0E00D6BE.jpg[/image]
HÀNG KHÔNG MẪU HẠM ENTERPRISE
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/BEE6E38C64744C5FAAEC934395AD56F7.jpg[/image]
TƯ LỆNH HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG ĐÔ ĐỐC HUSBAND EDWARD KIMMEL
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2012 22:29:57 bởi Tiền Giang >
Để tránh cái từ đánh lén,khi tàu ngầm đã mở cuộc tấn công thăm dò trước đó mấy ngày và chỉ còn nửa tiếng nữa,cánh quân chủ lực sẽ tung đòn sấm sét,phía Nhật chuyển cho Mỹ thông điệp dài năm ngàn từ,tuyên bố chấm dứt đàm phán hòa bình và đây được coi là một lời tuyên chiến.Khi các chuyên gia giải mã Hoa Kỳ đang dịch xong phần cuối bức thông điệp,máy bay Nhật đã cùng lúc bổ nhào vào các mục tiêu trên cạn lẫn dưới nước của hòn đảo Oalu.Lời tuyên chiến chỉ được đăng trên các báo Nhật một ngày sau khi trận đánh đã nổ ra.
Quyết tâm giữ bí mật đến cùng nên lực lượng đặc nhiệm(Kido Butai),bộ phận được đô đốc Yamamoto giao nhiệm vụ tấn công Trân Châu Cảng,đã đánh đắm tất cả tàu bè của các nước trung lập mà nó gặp trên đường đi.Tình báo Mỹ vẫn rất lơ là khi trung tá Wilfred Holmes báo cáo là sáu tàu sân bay Nhật vẫn còn ở trong nước,nhưng thực ra chúng đã rời khỏi vịnh Hitokapu.Cách Hawaii sáu trăm dặm,tin báo cho biết Trân Châu Cảng không có Hàng không mẫu hạm neo đậu khiến các tướng lãnh Nhật thất vọng.Thế nhưng đô đốc Nagumo vẫn quyết tâm tấn công vì cho rằng thiết giáp hạm mới là lực lượng chủ yếu của hải quân.
Rạng ngày 7,Nhật đã chuyển đội hình hành quân sang đội hình chiến đấu.Lá cờ có chữ Z mà đô đốc Togo đã dùng trong trận hải chiến Tsusgima tiêu diệt hạm đội Nga năm 1905 được kéo lên trên kỳ hạm Akagi,đó là hiệu lệnh tấn công.Các phi công đầu quấn băng trắng biểu thị tinh thần quyết tử của truyền thống Võ Sĩ Đạo,bước vào máy bay của mình.Theo sự phân công,các phi cơ phóng lôi Nakajima B5W tập trung đánh đắm các thiết giáp hạm còn các máy bay bổ nhào Aichi D3A cấp tốc tiêu diệt các phi đội của Mỹ đậu trên mặt đất,không cho chúng phản kích.Trong lúc có người suy đoán là phi đội pháo đài bay B17 đang đến nên tạo sóng lớn trên màn hình radar thì đợt bom đầu tiên đã trút xuống các chiến hạm và sân bay của Hoa Kỳ.Đợt tấn công thứ nhất gồm 183 máy bay do đại tá Mitsui Fuchida chỉ huy.Tuy được báo động cách đó gần chín tiếng đồng hồ rằng quân Nhật đã đánh Trân Châu Cảng,tướng Mac Arthur cũng không làm sao ngăn được sở chỉ huy của ông bị tấn công.
Gần tám giờ sáng,mây mù đã tan.Đại tá Fuchida vô cùng mừng rỡ khi qua ống nhòm,toàn cảnh Trân Châu Cảng hiện ra với các thiết giáp hạm xếp hàng một cách ngay ngắn.Chiếc Maryland và Oklahoma đứng cạnh nhau.Sau đó là Tennessee và West Virginia.Arizona và Nevada đứng cuối hàng.Soái hạm Pensylvania có hai khu trục hạm hộ tống.Xa hơn nữa là chiếc California dẫn đầu rất nhiều tuần dương hạm,khu trục hạm nhưng không có tàu sân bay.
Hạ thấp độ cao,những chiếc B5W ném ngư lôi vào các thiết giáp hạm trong lúc các thủy thủ Mỹ vẫn còn đang ngái ngủ.Yếu tố bất ngờ được đẩy lên đỉnh điểm khi quân Mỹ vẫn còn khóa các kho đạn,máy bay thì đậu sát cánh với nhau để ngừa phá hoại,còn các khẩu pháo cao xạ thì không có xạ thủ.
Đớt tấn công thứ hai đã đánh trúng thiết giáp hạm Oklahoma khiến nước tràn vào.Chiếc USS Utah vốn là một lão tướng đi biển trên ba mươi năm giờ trở thành mục tiêu cho phi công Nhật tập ném ngư lôi và bom.Hai thiết giáp hạm khác là West Virginia và California trúng ngư lôi và bốc cháy.Chúng đã không chống lại được cách thả ngư lôi chậm đầy sáng tạo của người Nhật khi cho phi cơ bay sát mặt nước và rê ngư lôi với tốc độ chỉ mấy chục cây số giờ.Chiếc Oklahoma sau khi trúng thủy lôi đã lật nhào khiến hơn bốn trăm sĩ quan và thủy thủ chết chìm theo tàu.Chiếc California bốc cháy dữ dội và theo chân thiết giáp hạm Oklahoma đi vào lòng biển.Số phận chiếc Arizona mới thật thảm thương.Một trái bom đã theo ống khói của tàu chui vào hầm chứa đạn và nổ tung.Một cột khói bốc cao hơn ba trăm mét kèm theo tiếng nổ long trời lở đất.Thiết giáp hạm Arizona gãy làm đôi và chìm xuống đáy biển đem theo hơn một ngàn sinh mệnh lính Mỹ.Hàng ngàn người khác từ trên boong nhảy xuống nước nhưng không bơi được vào bờ đảo Forf vì mặt nước ngập dầu đã bốc cháy và thiêu rụi tất cả.
Một thiết giáp hạm khác nhưng không có vũ khí tự vệ là chiếc USS Utah bị lật úp khi hàng chục máy bay Nhật bổ nhào vào nó,giống như đàn kền kền bu lại xẻ thịt một con cừu.Các thiết giáp hạm Maryland,Tennessee,West Virginia đều bị trúng bom và ngư lôi.Riêng chiếc Nevada đứng xếp cuối hàng bị trọng thương nhưng cố lếch chạy thoát ra biển trong sự may mắn bất đầy bất ngờ.Trong màn khói dày đặc,máy bay Nhật đuổi theo quyết tâm đánh đắm chiếc Nevada ,bịt lối ra vào Trân Châu Cảng để những tàu khác không thể đào thoát.Nhờ tàu bị mắc cạn,viên hạm trưởng đã đuổi kịp và leo lên mạn tàu trong tiếng gào thét của bom đạn để nhận lại trách nhiệm chỉ huy.Hầu hết sĩ quan và thủy thủ trên tàu bị thương vong nhưng nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm,tàu Nevada đã không bị đánh chìm.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/3BE5248FB2AB42428F0A8DAB49AB2BDD.jpg[/image]
USS ARIZONA NỔ TUNG
ĐƯỜNG TIẾN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG VÀ RÚT LUI CỦA HẠM ĐỘI NHẬT
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/B91D7924A4E04E4B86E7A5CAF079197A.jpg[/image]
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/C35DD78230254D15998336A58F968155.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2012 22:37:53 bởi Tiền Giang >
Soái hạm Pennsylvania được Các ụ tàu che chở nên không bị đòn tấn công chí mạng của ngư lôi nhưng lại bị khuất tầm nhìn nên không thể phản công.Một công nhân đã có sáng kiến dùng xe cần cẩu chỉ điểm hướng đến của máy bay Nhật để các xạ thủ phòng không tác nghiệp.Nhờ vậy soái hạm đã không bị thương nặng lắm và vẫn đứng vững cho đến khi tàn cuộc chiến.USS Virginia lãnh một rổ ngư lôi,bốc cháy và đi vào lòng biển.Tuần dương hạm Helena nổ tung làm lật úp tàu rải mìn Oglala đứng kế bên.Hai quả bom đã phá nát hầm đạn của chiếc USS Shaw.Các tuần dương hạm Raleigh,Honolulu,Downer và Vestal đều bị trọng thương.
Trên cạn,tình cảnh quân Mỹ cũng bi đát chẳng kém gì dưới nước.Không biết Nhật có bắt chước trận Xích Bích tung một Bàng Thống hiến cho Mỹ Liên Hoàn Kế hay không mà các máy bay Hoa Kỳ lại đậu sát cánh và thẳng hàng với nhau trên những bãi đậu trống trải để làm mồi cho bom Nhật.Các con chim cắt của đất nước Phù Tang bổ nhào tấn công sân bay Wheeler lúc phi công Mỹ hãy còn đang ngủ.Khi những tiếng nổ đinh tai nhức óc nổi lên,có người còn cho là động đất hay quân đội đang diễn tập.Hàng chục máy bay phát nổ và bốc cháy tan tành.
Yếu tố bất ngờ cũng làm sân bay Hickam hỗn loạn.Người Mỹ đã dùng bất cứ thứ gì bắn được chỉa lên trời để chống lại máy bay Nhật,kể cả súng lục.Các căn cứ không quân và sân bay tại đảo Oalu đều bị tàn phá khủng khiếp.Quân Nhật đã không cho một máy bay nào của Mỹ cất cánh và hầu hết đèu bị phá hủy.Các phi công Mỹ mất máy bay đã nấp sau các cây cọ,ngước nhìn bầu trời chiến đấu bằng súng lục và súng trường.Tuy vậy,các tay súng phòng không bất đắc dĩ này cũng hạ được 11 máy bay Nhật và có hai trung úy trở thành anh hùng không quân đầu tiên của Hoa Kỳ.
Trong cảnh đau thương chết chóc ấy vẫn có những chuyện khôi hài mà lịch sử chiến tranh nước Mỹ phải đóng ngoặc kép để nhớ đời.Đoàn pháo đài bay khổng lồ B17 đã vượt quãng đường mười bốn giờ bay không nghỉ để đến Oalu.Khi nhìn thấy quá nhiều máy bay quần thảo trên đảo,thiếu tá chỉ huy phi đội Truman Landon cho rằng không quân Mỹ đang bay lên để chào đón mình.Cho đến khi các sát thủ lao vút vào các pháo đài bay nã đạn xối xả,Landon mới biết mình nhầm.Phi đội B17 tối tân mà người Mỹ đang mong đợi vội nháo nhào tản ra tìm nơi trú ẩn,kể cả việc liều mình đáp xuống bãi đất hoang hay những đường băng cực ngắn vốn chỉ dành cho các máy bay nhỏ.
Còn tàu sân bay Enterprise lại càng ngớ ngẩn hơn.Trên đường làm nhiệm vụ trở về,đô đốc William Halsey không biết một chút gì về việc Trân Châu Cảng bị tấn công.Tuy vậy,ông cũng phái 19 chiếc máy bay đi trước thăm dò khi còn cách Oalu hai trăm dặm.Chứng kiến cảnh mịt mù khói lửa,các phi công Mỹ vẫn cứ nghĩ là căn cứ đang có cuộc diễn tập lớn nên vô tư hạ cánh xuống đảo Ford.Lập tức họ bị máy bay Nhật bám đuôi bắn xối xả đồng thời lực lượng phòng không dưới mặt đất cũng tập trung nã đạn vào đồng đội.Kết quả là hầu hết may bay Mỹ được Halsey phái đi đều bị bắn rơi,chỉ còn một em đáp được xuống sân bay với thương tích đầy mình.
Mười giờ sáng cùng ngày,máy bay và tàu Nhật đều quay về điểm tập kết để nạp nhiên liệu và lắp vũ khí chờ đợt xuất kích thứ ba.Riêng đô đốc Nagumo thì bay lượn trên bầu trời Trân Châu Cảng để quan sát và đánh giá thiệt hại của đối phương.Không khí hoàn toàn im ắng ngoài trừ vài tiếng nổ nhỏ của bom đạn còn sót lại.Điều đó chứng tỏ Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ đã ngã gục nên mới để yên cho vị tư lệnh chiến trường của Nhật tự do đi lại,tự do nhìn ngắm ngay trên đầu mình.
Cuộc tập kích đã làm 2400 lính Mỹ thiệt mạng và hơn 1000 người khác bị thương.Mười tám tàu bị đánh chìm trong đó có năm thiết giáp hạm.Hơn 300 máy bay Mỹ bị phá hủy hay hư hỏng.Đoàn thủy phi cơ gần như mất khả năng chiến đấu hoàn toàn.Về phía Nhật,tổn thất rất nhẹ ngoài cả sự tiên liệu.Chỉ 55 người chết,một bị bắt làm tù binh khi chiếc tàu ngầm bỏ túi bị trục trặc và 29 máy bay bị bắn hạ.Kết quả tốt đẹp hơn những gì mà các tướng lãnh Nhật tính toán nên đã dẫn đến sự chủ quan.Một số sĩ quan tại mặt trận đề nghị mở đợt tấn kích lần thứ ba để tiêu diệt nốt những gì còn sót lại của hạm đội Thái Bình Dương.Nhưng sau khi phân tích tình hình,đô đốc Nagumo đã quyết định ra lệnh nhổ neo và các chiến hạm “Kido Butai” quay về Nhật bản.Sau này tư lệnh Yamamoto đã vô cùng tiếc rẻ cho quyết định sai lầm của viên đô đốc dưới quyền.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/7DC9B4689B204E1F92C20BD2855D2FDC.jpg[/image]
THIÊN HOÀNG CHIÊU HOÀ (HIROHITO)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/40AFC77E566F4E89B05D6BE2491C9728.jpg[/image]
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/573B49C9142F4CAE8164660600050306.jpg[/image]
MÁY BAY TIÊM KÍCMITSUBISHI A6M2 ZERO
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2012 22:45:01 bởi Tiền Giang >
Tin xấu của trận đánh bay về,cả nước Mỹ sôi sục.Tổng thống Roosevelt đọc tuyên cáo chiến tranh đối với Nhật Bản.Tiếp theo là Úc,Hà Lan,Pháp tự do,New Zealand và Canada,tất cả hơn 20 nước lần lượt tuyên chiến với Nhật.Mỹ không còn có thể “Tọa sơn quan hổ đấu”và giữ thái độ lừng khừng được nữa.Con giao long vừa bị một vết thương chí mạng đang gầm rống và kêu gọi báo thù.Đức và Ý đứng về phía Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ.Chiến tranh thế giới thứ hai đã trở nên toàn diện và trải khắp năm châu.Ba ngày sau trận Trân Châu cảng,các tàu chiến Prince of Wales và Repulse của đế quốc Anh bị đánh chìm khiến thủ tướng Winston Churchill choáng váng.Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương rộng mênh mông giờ không còn một chiếc tàu chiến nào của Anh và Mỹ.Chính vị thủ tướng can trường này cũng đã từng có những phút giây dao động trước sức mạnh của hải quân Nhật.Người Nhật đang là bá chủ thật sự trên các đại dương.
Thế nhưng Yamamoto không lường trước được sự tai hại khi lực lượng Hàng Không Mẫu Hạm và tàu ngầm của Mỹ vẫn còn nguyên vẹn.Hoa Kỳ đã từng bước giành lại thế chủ động trên biển bằng cách dùng tàu ngầm vô hiệu hóa những con tàu nặng nề của hải quân Đế Quốc Nhật Bản.Mỹ đã cắt đứt được con đường vận chuyển dầu mỏ và nguyên liệu thô khiến các nhà máy của Nhật đã đói lại càng đói hơn.Tai hại hơn cả là sự sống sót của Sở chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương,nơi đơn vị phân tích mật mã đã nắm được thông tin của Nhật,kiến tạo nên trận phục kích Midway máu lửa xem như một cuộc phục thù đích đáng.Trong trận đánh này,Nhật đã bị đánh chìm bốn tàu sân bay chủ lực,mất gần hết số phi công thiện chiến để rồi vô phương bổ sung.Cũng chính trung tâm này đã giải được bản mật mã việc đô đốc Yamamoto đi thị sát tại ba hòn đảo gần Guadalcanal nên phía Hoa Kỳ đã tổ chức trận phục kích tiêu diệt vị tư lệnh hải quân lừng danh của nước Nhật.Sáu chiếc phi cơ hộ tống đô đốc Yamamoto đã không chống nổi phi đội máy bay P-38 Lighting của Mỹ với số lượng đông hơn hẳn.Máy bay của tư lệnh hải quân Nhật bị bắn hạ ít phút sau khi hai bên giáp chiến.Một con giao long dũng mãnh của Thái Bình Dương đã ra đi,để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đảo quốc Mặt Trời Mọc.Công bằng mà nói,Yamamoto đã tận trung với đế quốc Nhật Bản cho đến hơi thở cuối cùng.Là tư lệnh hải quân,ông biết rất rõ thế tất bại của Nhật nhưng vẫn cố gắng chiến đấu theo kiểu còn nước còn tát.Trước hôm bị phục kích,ông đã viết bức thư cuối cùng cho vợ kèm theo bản “Hòa ca” và một nắm tóc,như một lời trăn trối.
Sau trận Midway,hải quân Nhật bị bào mòn tại Salomon và ngày càng thiệt hại nặng nề đúng như nhận định hết sức chính xác của đô đốc Hara Tadaichi: “Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật tại Trân Châu Cảng và do đó đã thua cả cuộc chiến”.Sự cầm cự dai dẳng của Đế Quốc Nhật Bản đã kết thúc khi hai quả bom nguyên tử Little Boy (Chú nhóc) và Fat Man (Thằng mập) được Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki.Nhật đã phải đặt bút ký văn bản đầu hàng vô điều kiện,chấm dứt hoàn toàn cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai.Con giao long Hoa Kỳ đã chữa lành vết thương trí mạng vì đòn đánh lén và trở nên mạnh hơn bao giờ hết.Kẻ thù không đội trời chung giờ đã trở thành đôi bạn chí cốt trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị.Chính nhờ kế hoạch Marshall mà Nhật Bản đã phục hồi nhanh chóng và trở thành một cường quốc kinh tế đáng nể.Câu nói “Không có kẻ thù vĩnh viễn”đã hết sức đúng trong trường hợp này.Có điều,chẳng biết các tử sĩ đã nằm xuống ở Trân Châu Cảng,Midway hay Salomon nên vui hay buồn?Họ mãi mãi không biết là mình hy sinh vì cái gì?Lợi ích quốc gia hay lợi ích của giới quân phiệt?Cuộc cờ có thể xóa đi rồi xếp lại,thế thì ván cờ chính trị tại sao không??
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/66E26CB3C62E401EB39033E04B2514EF.jpg[/image]
ĐÔ ĐỐC,TƯ LỆNH HẢI QUÂN NHẬT YAMAMOTO
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/A5E2432DC98A471EB41AF8DB13CF2A6B.jpg[/image]
LITTLE BOY (CHÚ NHÓC)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/46A7256FB15748CB94FECE30ECEED45F.jpg[/image]
FATMAN (THẰNG MẬP)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/77A23838950941BC8EDDB114AF5653DB.jpg[/image]
NGỌN LỬA KINH HOÀNG CỦA ATOMIC BOMB
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2012 22:51:16 bởi Tiền Giang >
TẬP BA: TRẬN VERDUN,CỐI XAY THỊT NGƯỜI-CẢ HAI ĐỀU BẠI. Đầu thế kỷ hai mươi,Châu Âu muốn thiết lập lại trật tự thế giới mới với sự cầm trịch của các đế quốc đầu sỏ Nga,Đức,Áo-Hung và Thổ Ottoman.Đều là Đế Quốc lớn,nước nào cũng muốn có vị thế đặc biệt để chi phối nước khác,hòng chiếm hữu những quyền lợi về kinh tế và chính trị.Đáng chú ý là hai cường quốc Đức và Nga luôn so kè với nhau để rồi dẫn đến những cuộc đối đầu lớn xuyên suốt hai cuộc thế giới đại chiến.Trước đây,các vương triều cũng thường xung đột với nhau nhưng các cuộc chiến thường có quy mô nhỏ,đóng khung trong lãnh thổ một quốc gia,tiêu diệt một đạo quân rồi thôi.Cuộc chiến kế vị Tây Ban Nha,những trận đánh của Napoleon Bonaparte cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 hay cuộc “Chiến tranh bảy năm” là những ví dụ điển hình.Dần dần,chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt đã đẩy những cuộc chạy đua vũ trang lên tầm cao mới,không ngoài mục đích tranh giành và phân chia lại thuộc địa.Mâu thuẫn giữa những Đế Quốc mới nổi và những Đế Quốc già cỗi ngày càng trở nên sâu sắc.Chính sự mâu thuẫn đó đòi hỏi phải có một “cuộc chém giết lớn”để phân định ngôi thứ,xác định kẻ được quyền ăn trên ngồi trước.
Lang sói tuy mạnh và hung dữ nhưng vẫn muốn săn mồi theo tập quán bầy đàn.Các Đế Quốc cũng vậy.Để đạt được lợi ích cục bộ,nước này lại liên minh lôi kéo những nước khác trong trò chơi chiến tranh hòng giành thế thượng phong.Vậy nên,tình hình thế giới đầu thế kỷ 20 cực kỳ căng thẳng theo tình huống mới.Bất kỳ cuộc xung đột quốc gia nào cũng có nguy cơ dẫn đến xung đột quốc tế,một thùng thuốc súng mà bất kỳ ai cũng có thể châm ngòi.Đức giữ vai trò minh chủ trong Liên Minh Trung Tâm,được sự hổ trợ của Đế Quốc Áo-Hung và nước Ý.Sau có thêm Đế Quốc Ottoman và Bungaria.Bên kia là kẻ thách thức mang tên Khối Hiệp Ước dô Đế Quốc Nga cầm trịch,được Anh và Pháp hà hơi tiếp sức.Khi chiến sự gần tàn,có thêm sự góp mặt của Hoa Kỳ.
Theo lý thuyết,đã chia bè phái thì sớm muộn gì cũng gây hiềm khích và dẫn đến đánh nhau.Bị lòng tham thôi thúc,bên nào cũng muốn chiếm phần hơn và chờ dịp tốt để ra tay.Chiến tranh đã xuất hiện khi loài người có mặt trên trái đất.Nhân loại đã chứng kiến những cuộc chinh phạt đẫm máu của đoàn quân La Mã,của Nã Phá Luân Đại Đế hay của các Đại Hãn Mông Cổ.Nhưng loài người chưa từng biết thế nào là kiểu chiến tranh tổng lực,diễn ra một cách ác liệt với sự tham chiến đủ cả hải,lục,không quân.Các thể kỷ trước cũng chưa bao giờ thấy kiểu đánh nhau tàn khốc,ngoài việc giết người còn bóp nghẹt cả nền kinh tế của đối phương,tra tấn ý chí và bản lãnh của cả một dân tộc.Các Đế Quốc đã ra sức hủy diệt nhau để rồi lâm vào cảnh “lưỡng bại câu thương”.Kẻ thua thì bị chiếm thành mất đất,còn người thắng cũng trở nên thân tàn ma dại.
Nhiều nhà viết sử quy kết nguyên nhân xảy ra Chiến Tranh Thế Giới thứ nhất là do Đại Công Tước Franz Ferdinand của Áo-Hung bị người Serbia ám sát tại Sarajevo.Cái chết của Thái tử nước Áo được đánh đổi bằng sinh mạng của mấy chục triệu người trên khắp thế giới kèm theo sự thiệt hại vật chất không thể nào kể xiết.Thế nhưng,như đã phân tích ở trên,Franz Ferdinand chẳng qua chỉ là cái mồi lửa vô tình được đặt cạnh thùng thuốc súng mà thôi.Chính sự chia bè kết cánh của hai khối Hiệp Ước và Trung Tâm đã thảo sẵn bản tuyên chiến và chờ vị Thái tử nước Áo lấy máu thay mực,đặt bút ký để hợp thức hóa cho cuộc chiến tranh có tầm vóc mà nhân loại trước đó chưa bao giờ được chứng kiến.
Vì sao người Serbia lại ám sát vị Thái tử có khả năng trở thành hoàng đế của nước Áo?Không có tiền nhân làm sao có hậu quả?Theo chân đàn anh Đức,Đế Quốc Áo Hung đã ra tay thôn tính Bosnia và Hercegovina khiến người Serbia nổi giận.Một số tổ chức theo dân tộc chủ nghĩa trong đó có đảng Bàn Tay Đen quyết tâm giải phóng hai vùng đất nói trên thoát khỏi ách cai trị của người Áo.Ngược lại,Franz Ferdinand muốn Áo bành trướng khắp vùng Balkan nên ông ta đã trở thành mục tiêu ám sát của tổ chức Bàn Tay Đen.
Ngày 28.6.1914 định mệnh rồi cũng đã đến.Đại công tước Ferdinand cùng vợ đi thị sát cuộc taajpp trận của quân đội trên lãnh thổ Bosnia.Đảng Bàn Tay Đen đã bố trí sẵn trận địa để chờ đón nhân vật quan trọng của kẻ thù.Một quả bom từ đám đông được tung vào xe và phát nổ,khiến vương phi Sophia Hatek bị thương nơi cổ.Trên đường chạy đến bệnh viện,xe của Công tước Franz bị tên Gavrilo Princip phục tại một khúc cua tấn công bằng súng.Thái tử nước Áo bị một viên đạn phá vỡ tĩnh mạch cảnh còn vương phi bị thêm một vết thương ở bụng,ngất xỉu và ngã lăn xuống sàn xe.Kẻ sát nhân lập tức bị bắt.Vợ chồng công tước Ferdinand tuy được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.Cả nước Áo để tang.
Sự phẩn nộ đã khiến Đế Quốc Áo-Hung tự tay châm ngòi thùng thuốc súng,gây ra cuộc đại chiến thế giới đầy thảm khốc.Tối hậu thư gồm mười điều mà vua Áo gửi chẳng khác nào một lời tuyên chiến và buộc Serbia phải đầu hàng.Serbia đã bắt và kêu án cả sáu thành viên của đảng Bàn Tay Đen nhúng tay vào việc ám sát nhưng vẫn không ngăn được ngọn lửa chiến tranh.Khi nhận được câu phúc đáp không theo ý muốn,Đế Quốc Áo-Hung lập tức xua quân tấn công Serbia,khiến Anh và Pháp phải lên tiếng bảo vệ đồng minh.Thừa cơ hội,hoàng đế Đức Wilhelm Đệ Nhị đem tinh binh đánh Bỉ,Luxembourg và Pháp.Cuộc chiến đã lôi kéo hầu hết các nước của hai phe Hiệp Ước và Trung Tâm vào vòng xoáy.Tuy là kẻ châm ngòi,nhưng quân đội Áo-Hung không đủ mạnh để đảm đương các mặt trận chính.Toàn bộ sức nặng dồn lên vai hoàng đế Willem Đệ Nhị.Quân Đức vừa chịu trách nhiệm mặt trận phía Tây vừa phải lo cán đán mặt trận phía Đông với những trận đánh đẫm máu mà điển hình là trận Verdun và trận sông Somme.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/3140A5204FF84E6492B830D51994FAEE.jpg[/image]
HOÀNG ĐẾ ĐỨC: WILHELM ĐỆ NHỊ
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/5438B7FAA3DD4DE08D4D9D91C74AB460.jpg[/image]
KẾ HOẠCH SCHIEFFEN
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/25377B6F7B4A4C058F91F8D7803B5586.jpg[/image]
LÃNH THỔ HAI PHE HIỆP ƯỚC VÀ LIÊN MINH
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/2E5334312AE04B8A9EC18B2FD11BA4DD.jpg[/image]
THÁI TỬ ÁO-HUNG FRANZ FERDINAND
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/0822A84CAA8E45A48DD921A875E2191D.jpg[/image]
TƯỚNG ĐỨC ERICH VON FALKENHAYN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2012 18:37:47 bởi Tiền Giang >
Trận Verdun được mệnh danh là cối xay thịt người vì hai bên đã đổ vào đây một lượng nhân mạng lớn chưa từng thấy và cái kiểu chém giết nhau cũng “lì”chưa từng thấy.Trước khi đi sâu phân tích và đánh giá trận đánh thuộc loại hàng đầu của lịch sử nhân loại này,ta thử khái quát tình hình chiến sự của hai bên xem sao?
Sau khi chiếm Bỉ và Luxembourg,quân Đức thọc sâu vào đất Pháp với ý đồ tốc chiến tốc thắng để còn quay sang phía Đông đối phó với quân Nga.Tình thế ban đầu có chiều thuận lợi nhưng sau trận sông Marne gần thủ đô Paris,quân Đức bị sa lầy ở thế dằng co bất phân thắng bại.Liên quân Anh-Pháp đã làm phá sản kế hoạch “Schlieffen” khi chận đứng được cuộc tổng tấn công của quân Đức.Pháp và Đức đã chôn vùi gần năm mươi vạn quân của cả hai bên trong chuỗi trận đánh này và thống chế Joseph Joffre được người Pháp vinh danh như một đại anh hùng chẳng khác gì hoàng đế Napoleon Bonaparte.Bị quân Nga tập kích phía Đông,Đức phải chia quân đi cứu viện và chịu tổn thất tại sông Marne.
Tướng lãnh tài ba của Đức,Paul Von Hindenburg,đã đánh tan nát quân Nga tại Tennenberg,cứu được tập đoàn quân số Tám,giết chết ba vạn,bắt làm tù binh mưới vạn khác lính Nga.Tập đoàn quân số Hai của Phương diện quân Tây Bắc Nga Hoàng bị xóa sổ khiến tướng Samsonov phải tự sát.Thừa thắng,quân Đức đánh tan quân Nga tại Lycx,củng cố vững chắc mặt trận phía Đông.Chỉ riêng năm 1945,đã có hơn một triệu quân Nga đầu hàng phe Trung Tâm.
Đây là lần thứ hai nước Đức lâm vào cảnh “Lưỡng đầu thọ địch”.Giữa thế kỷ 18,vương quốc Phổ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự nhưng hoàng đế Đức,Friedrich Đệ Nhị đã chiến thắng một cách oanh liệt.Giờ đây,Đức đang thắng lợi tại mặt trận phía Đông nhưng lại đang sa vào cuộc “Chiến tranh chiến hào” ở phía Tây.Ba con hổ Anh,Pháp,Nga đã vờn con sư tử Đức đến mệt nhoài.Quân đội của Đế Quốc Áo Hung thì yếu xìu,đánh đâu thua đó,phài luôn nhờ Đức cứu bồ.Đến giữa năm 1915,phe Liên Hiệp có thêm sự tăng viện của Ý.Còn bên Trung Tâm thì kết nạp thêm Bungary.Cũng trong năm này,Đức mở thêm mặt trận phía Nam,đánh tan quân Serbia tại Novo Brdo.Để đáp lại,liên quân Anh-Pháp mở cuộc đổ bộ hải quân lớn chưa từng có chiếm eo biển Dardanelles để tấn kích thủ đô Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ,với ý định loại Đế Quốc Ottoman ra khỏi cuộc chiến.Người Thổ,dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Mustafa Kemal dã làm thất bại chiến dịch bằng cách đánh tan liên quân Entente,buộc Anh Pháp phải rút về Hy Lạp.
Nhận thấy cuộc chiến dằng dai phía Tây sẽ làm hỏng ý đồ chiến thuật của mình,Đế Quốc Đức mà người đại diện là thượng tướng Erich Von Faulkenhayn quyết tâm biến Verdun thành một ống xy ranh khổng lồ rút sạch máu quân Pháp để giành thắng lợi sau cùng.Đây là trận đánh lập nhiều kỷ lục về thời gian cũng như mức độ sát thương.Kẻ tấn công cũng như người phòng thủ đều hứng chịu những tổn thất gần như quá sức chịu đựng của hai nước.
Verdun có lịch sử lâu đời trong việc chận đứng các đội quân xâm lược hướng về đất Pháp.Trước đây,vua Attila của Hung đã nhiều lần phải dừng bước tại chiến lũy này.Sau cuộc chiến tranh Pháp Phổ,dân Phú lãng Sa càng tập trung xây dựng phòng tuyến Verdun để phòng sự xâm nhập của người Đức vào vùng đồng bằng Champagne và uy hiếp thủ đô Paris.Verdun hình thành bỡi nhiều đồn lũy và pháo đài vây quanh.
Trước đó,không chỉ người Đức nóng lòng vì sa vào vũng lầy của cuộc “chiến tranh chiến hào”mà chính Đệ Tam Cộng Hòa Pháp cũng muốn thoát ra bằng trận đánh Champagne lần thứ hai đầy máu lửa.Nước Pháp nôn nóng muốn sớm giải phóng lãnh thổ khỏi sự chiếm đóng của người Đức nên đã từ bỏ chiến thuật “đánh tiêu hao”và tấn công trực diện quân đoàn số Năm của Đức tại vùng Champagne và Artois.Lúc đầu,quân Pháp thắng lợi nhờ bất ngờ trút mưa pháo vào trận địa Đức nhưng sau đó bị 18 sư đoàn Đức phản công quyết liệt nên hứng chịu thương vong nặng nề.Mười lăm vạn quân Pháp đã nằm xuống những cánh đồng trù phú Champagne theo gót vị chỉ huy dũng cảm,tướng Jean Marchand.Cuối cùng,phòng thủ vẫn là lựa chọn tốt nhất với câu nói nổi tiếng của Robert Nivelle: “Ils ne passeront pas”(chúng sẽ không vượt qua).Và trận Verdun đã minh chứng cho nhận định trên.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức,tướng Falkenhayn nhận định nước Nga sẽ rối ren vì bão táp cách mạng nên không còn lòng dạ nào đánh nhau với người Đức.Đối tượng cần sớm tiêu diệt là nước Pháp.Sự kiện này sẽ làm thối chí đồng minh chí cốt là Anh Quốc.Verdun được chọn như một tĩnh mạch chủ của quân Pháp để người Đức rút máu.Kế hoạch bào mòn sinh lực tướng Joffre bắt đầu.
Ngày 21.2.1916,Đức khai hỏa bằng cơn bão trọng pháo kéo dài gần mười tiếng đồng hồ.Với hơn một triệu lượt pháo kích trên toàn tuyến,một ngàn hai trăm khẩu pháo bắn đỏ cả nòng với mục đích đè bẹp quân Pháp trên chiến tuyến dài hơn bốn mươi cây số.Cả rừng cây vùng Bois Des Caures biến mất dưới trận mưa pháo.Cánh quân Pháp đóng tại đây hoàn toàn bị nghiền nát.Chỉ hơn một ngàn quân Pháp với vũ khí cá nhân cố gắng chống trả sáu vạn quân Đức với pháo binh hạng nặng và súng phun lửa.Kết quả thế nào chắc chúng ta đều đã đoán ra.
Những binh sĩ dưới quyền thống chế Joffre chiến đấu ngoan cường làm chậm bước tiến của quân Đức.Pháp tung hai sư đoàn với 270 khẩu pháo lập phòng tuyến mới để kháng cự.Trung đoàn Brandenburg chiếm được pháo đài Douaumont khiến Verdun bị uy hiếp nặng nề.Quân Pháp phản công quyết liệt với mục đích chiếm lại pháo đài.Không chỉ có Pháp bị rút máu mà chính người Đức cũng chẳng hơn gì.Xác chết rải đầy xung quanh pháo đài nổi tiếng này.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/D68D3C85143B4CE1A02EBCEB8E978659.jpg[/image]
CHỈ HUY ĐỨC HINDENBURG VÀ LUDENDORF
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/418557AF900848EFB52D348178A84603.jpg[/image]
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/83E6781861F2465CA06C749C70925C39.jpg[/image]
THỐNG CHẾ PHÁP PETAIN
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E39FF3A1B4BD4259B828A478A0F22A58.jpg[/image]
LE MORT HOMME
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2012 18:48:36 bởi Tiền Giang >
[size=4]Nhân lúc Đức chậm nhịp độ tấn công,quân Pháp tăng cường lực lượng phòng thủ.Đại tá Phillipe Petain được chỉ định làm tổng chỉ huy mặt trận Verdun.Tập đoàn quân số hai tương đối tinh nhuệ cộng thêm lực lượng pháo binh được bổ sung kịp thời nên các cuộc tấn công vào làng Douaumont của quân Đức liên tục bị đẩy lùi.Một con đường nỏ xíu đã chuyển ra mặt trận Verdun gần mười vạn quân và hai vạn tấn vũ khí khiến người Pháp sau chiến tranh gọi đó là “Con đường thần thánh”.Chiến địa bị trọng pháo hai bên cày nát biến thành một biển bùn nên đi lại vô cùng khó khăn.Pháo binh của Petain hoạt động rất hiệu quả khiến Tập Đoàn quân số Năm của Đức bị thương vong rất lớn.Toàn bộ bốn trung đoàn của Falkenhayn đã bị chôn vùi tại ngôi làng bé nhỏ Douaumont.
Bị tắt đường,quân Đức chuyển hướng tấn cong với các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ quyết tâm dập tắt các ổ trọng pháo của Pháp tại cao điểm 304 và đồi Le Mort Homme.Chính hai vị trí này trở thành tâm điểm của chiến trường Verdun và biến khoảng đất chỉ mấy mươi dặm vuông thành cái cối xay thịt người.Đức và Pháp thi nhau đun quân vào đây chẳng khác người ta đun củi vào lò.Sau bốn ngày công kích,Đức đã chiếm được cứ điểm Bois Des Corbeux,bắt nhiều tù binh và vây hãm hàng loạt đơn vị của Pháp.Hai ngày sau,Petain tổ chức phản công.Quân Đức tiến đánh đồi Le Mort Homme nhưng bị trọng pháo đối phương dội lửa lên đầu nên hứng chịu tổn thất khủng khiếp.Năm ngày sau khi mở cuộc tấn kích,Đức đã mất hơn hai phần ba số quân và gần như kiệt quệ hoàn toàn.
Không cam lòng,Đức ồ ạt tăng viện quân và trút mưa pháo xuống cứ điểm Le Mort Homme.Đức sử dụng cả súng phun lửa và vũ khí hóa học quét sạch quân Pháp tại ngọn đồi thần chết đó.Thế nhưng,ngồi chưa nóng đít,pháo binh Pháp với những trắc thủ thiện chiến từ cao điểm 304 dội bão lửa xuống Le Mort Homme,đẩy quân Đức khỏi nơi vừa mới chiếm được.Cao điểm 304 đã trở thành nỗi ám ảnh và cay cú của người Đức.Sư đoàn 11 Bavaria vây chặt cao điểm oan nghiệt đó và quét sạch các ổ đề kháng của Pháp ở các làng chung quanh.
Bên kia sông Meuse,một cánh quân khác tiến đánh pháo đài Vaux nhưng không thành công.Người Pháp đã biết cách tổ chức phòng ngự nhiều tầng nhiều lớp kết hợp với pháo binh bắn chặn đầu khóa đuôi.Không bên nào đạt được chiến thắng rõ nét nhưng đều hứng chịu những tổn thất khủng khiếp về nhân mạng.Mười hai vạn quân Pháp và Đức bị vùi thây xuống những vũng bùn chung quanh cao ddierm 304 và Le Mort Homme.Mỗi ngày,có hàng loạt đơn vị cấp đại đội bị xóa sổ.Chuỗi trận đánh này được sư gọi là “Chiến tranh của những chiến tranh”.
Được tăng viện đến chiến trường mới,tướng Đức Max von Gallwitz được lệnh phải quét sạch quân Pháp tại hai cao điểm này.Quân Pháp đã thực sự bị kiệt quệ và suy sụp nhưng lực lượng pháo binh vẫn còn rất mạnh.Ngày 10.4.1916,thế giới chứng kiến một trận đánh vừa đẫm máu vừa điên cuồng của hai bên.Người chết như rạ.Bên nào cũng mười phần mất chín.Nhưng như có phép lạ,quân Pháp vẫn giữ được cứ điểm 304 để rồi từ đó họ dùng hỏa lực từ khí cầu và máy bay đánh phá các vị trí phòng thủ của quân Đức.Trời mưa như trút nước khiến cả vùng biến thành con sông cạn và hai bên phải tạm đình chiến.
Không nuốt được cục giận,tướng pháo binh von Gallwitz âm thầm chuẩn bị cho trận đánh mới khốc liệt hơn.Một số lượng trọng pháo khủng khiếp hơn năm trăm khẩu được tập kết dày đặc quanh cao điểm 304.Người Đức nhận thức được rằng,không chiếm được 304 thì không bao giờ làm chủ được Le Mort Homme.Cái cao điểm quái ác ấy sẽ khởi động cần tay quay của chiếc cối xay thịt người và nghiền nát quân Đức.
Petain bị điều đi nơi khác vì tư tưởng phòng ngự thụ động.Tướng diều hâu Charles Mangin được mệnh danh là “Gả đồ tể’tham mưu với tư lệnh chiến trường,tướng Robert Nevelle,là phải thực hiện những cuộc tấn công không ngừng để chiếm lại pháo đài Douaumont.Pháp cho các sư đoàn được luân chuyển đến Verdun chiến đấu một thời gian rồi thay thế bằng đơn vị khác.Gần như quân nhân Pháp nào cũng đều đã đến Verdun nên mới có câu “Verdun,J’y estais”(tôi đã đến đó).Phía Đức thì lại bổ sung các sư đoàn mới thành lập với những tân binh non choẹt nên độ rủi ro rất cao.
Tháng năm,trong lúc mưa vẫn còn như trút thì năm trăm khẩu pháo của Đức đồng loạt nhả đạn xuống cao điểm 304.Trận pháo kích kinh khủng đó đã làm quân Pháp hỗn loạn và ngọn đồi tử thần bay mất bảy mét chiều cao.Sau khi làm câm họng các khẩu đại bác của Pháp,quân Đức dùng chiến thuật biển người tràn ngập cao điểm 304.Một trận đánh xáp lá cà đẫm máu khiến mười ngàn lính Pháp bị rơi vào miệng chiếc cối xay thịt người.Chiếm được cao điểm 304,Đức tập trung trọng pháo dội bão lửa xuống đồi Le Mort Homme.Và nơi này một lần nữa thất thủ kèm theo sự sụp đổ hoàn toàn của quân Pháp.Kẻ chiến thắng cũng rơi vào hoảng loạn khi mười mấy trung đoàn Đức hoàn toàn mất liên lạc và Le Mort Homme chìm trong tro bụi mịt mù.
Ngoài dự kiến của người Đức,quân Pháp lại tổ chức phản công chiếm lại pháo đài Douaumont.Kho xăng súng phun lửa của Đức phát nổ.Bi hài kịch cười ra nước mắt khi một lớp bồ hóng do vụ nổ phát ra trùm lên lính Đức khiến mặt mũi người nào cũng lọ lem,đen thui,giống lính Lê Dương da đen của Pháp.Bị tiếng nổ báo động,dám lính Đức phòng thủ cứ ngỡ quân Pháp thâm nhập nên cứ nhằm những đồng đội “da đen”nã đạn.Bảy trăm cái chết lảng nhách không phải do chiến đấu mà chỉ vì một sự bất cẩn.Cuộc tái chiếm Douaumont bất thành.Mặc dù đã sử dụng cả súng cỡ lớn và lựu đạn hóa học,quân Pháp vẫn bị đánh bật ra và bị bắt làm tù binh với con số ngàn.Tướng Charles Mangin lập tức bị cách chức.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/26D687C21D294EED80400FA82D248C69.jpg[/image]
TƯỚNG NGA SAMSONOV (TỰ SÁT)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/320B322CA7E1452F91C5E1D950D5F4B6.jpg[/image]
THỐNG CHẾ PHÁP JOFFRE
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/8148B383A4E74914A3C11B33992888EE.jpg[/image]
GIÁ TREO CỔ
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/131CF74B340D4E039E172DAAADC12323.JPG[/image]
PHÁO ĐÀI TỬ THẦN DOUAUMONT
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2012 22:04:40 bởi Tiền Giang >
Quân Đức lại tập trung hỏa lực để đánh chiếm pháo đài kiên cố Vaux sau khi làm chủ Bois de la Cailette và Bois Fumin.Không chịu nổi sự pháo kích chính xác và ác liệt của pháo binh Đức,thiếu tá Pháp Sylvain Raynal kéo cờ trắng đầu hàng.
Khi triển khai mặt trận Verdun,ý đồ của tướng Falkenhayn là rút hết máu quân Pháp bằng những trận đánh khốc liệt dựa vào sức mạnh trọng pháo và lực lượng bộ binh thiện chiến.Thế nhưng người Đức đã không tính được tình huống sa lầy theo kiểu “chiến tranh chiến hào”,dùng dằng,kéo co và ý chí chiến đấu ngoan cường của quân Pháp.Đức đã phần nào thành công khi vắt gần như cạn kiệt máu của quân Pháp tại chiến trường Verdun.Nhưng thật là nực cười khi bản thân kẻ đi “rút máu”cũng kiệt quệ và gần như chẳng còn một giọt máu nào.Tướng Falkenhayn bị thuyên chuyển đi Romania và thay vào đó là thống chế Paul von Hindenburg,người hùng đã đánh tan quân Nga tại mặt trận phía Đông.Dưới áp lực của người dân và vua Đức,phó tổng tham mưu trưởng,thượng tướng Ludendorff buộc phải ngưng mọi cuộc tấn công.
Thế nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng.Người Pháp không muốn kết thúc cuộc chiến trên đống xương biển máu của chiến sĩ mà một phần lãnh thổ vẫn bị Đức chiếm đóng.Họ tiếp tục tấn công để đánh đuổi quân Đức.Viên tướng tài ba Nivelle đã sáng tạo ra cách đánh mới kết hợp giữa bộ binh và trọng pháo theo kiểu “Tiền pháo hậu xung”.Với cách đánh này,Pháp đã gây tổn thất lớn cho quân Đức.Trận phản pháo tài tình ngày 21thasng 8 đã xóa sổ hầu hết lực lượng pháo binh Đức.Ludendorff buộc phải từ bỏ pháo đài Douaumont.
Thừa thắng,Pháp tiến đánh để chiếm lại pháo đài Vaux nhưng bị trận địa súng máy của Đức đánh thiệt hại nặng nề.Hàng ngàn xác chết phủ kín các vạc đất chung quanh pháo đài.Trong thế cùng quẩn,hai bên buộc phải ngưng chiến để thu dọn xác chết đang bốc mùi gây ô uế khắp vùng.Theo chỉ đạo của thượng tướng Ludendrff,quân Đức âm thầm rời bỏ pháo đài Vaux để làm cuộc rút lui chiến thuật.
Cuối cùng,dưới sự chỉ huy của tướng Nivelle và Mangin,quân Pháp đã đẩy lui các Tập đoàn quân Đức về vị trí ban đầu,lúc chưa xảy ra trận đánh Verdun với cái giá phải trả thêm bằng hàng vạn sinh mạng của binh sĩ.Người Đức thừa nhận chiến dịch Verdun đã thất bại,nhưng người Pháp lại không phải là kẻ chiến thắng thực sự vì bị tổn thất còn nặng hơn quân Đức và sinh lực đã hoàn toàn cạn kiệt.Kiểu thắng này lịch sử gọi là “Thắng hại”.Cảnh tượng chiến trường Verdun sau chiến dịch trông rất hãi hùng.Nơi nào cũng chất đầy thây của binh sĩ trận vong.
Theo thống kê chưa đầy đủ,hai cường quốc của châu Âu đã chôn vùi bảy mươi vạn quân tại mặt trận Verdun,một con số mới nghe thôi đã thấy hãi hùng.Tử sĩ của Pháp nhiều hơn Đức khoảng ba vạn.Máu của hai bên đều đã bị hút sạch theo đúng ý đồ đối phuong nhưng lại không có một chiến thắng rõ rệt nào.Cái kết cục của Đại Chiến Thế Giới lần thứ nhất cũng không khác trận Verdun là bao.Trận đánh kéo dài mười tháng với vô vàn máu xương đó đã làm nước Pháp khánh kiệt nhưng lại khiến cho họ tự hào vì đã đánh lui đội quân bách chiến của ĐứcNó trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng,thể hiện sự can trường của dân tộc Pháp.Sự hủy diệt tận cùng con người của trận Verdun đã để lại nỗi khủng khiếp lớn lao trong tâm trí người dân Pháp.Nhưng một bộ phận tướng lãnh lại tin rằng hệ thống pháo dài phòng thủ là tinh hoa của học thuyết quân sự Pháp.Chính điều này đã làm hại họ khi quá tin tưởng vào hệ thống phòng thủ pháo đài Maginot để rồi bị quân Đức Quốc Xã chọc thủng năm 1940 dẫn đến sự sụp đổ của quân đội và chính quyền Cộng Hòa Pháp.Sau này,trận Điện Biên Phủ lại chứng minh một lần nữa cho người Pháp thấy rằng che mặt để đối thủ liên tục tung ra những nắm đấm không phải là cách phòng thủ tốt nhất.
Trận Verdun đã làm mất mặt cả thống chế Joffre lẫn tướng Falkenhayn,nhưng lại tôn vinh Petain,một thống chế mới trước đó chỉ là đại tá.Về sau,Petain lại trở thành kẻ tội đồ khi đứng đầu chính phủ Vichy cộng tác với quân xâm lược Đức.Một số sĩ quan sống sót trong trận Verdun,sau này để lại dấu ấn sâu đậm cho lịch sử Pháp.Trong đó,Charles De Gaulle,mang cấp hàm đại úy bị thương và bị bắt làm tù binh tại pháo đài Douaumont.Sau này,De Gaulle trở thành tướng lãnh tài ba trong Đệ Nhị Thế Chiến và là tổng thống của Cộng Hòa Pháp.Ngoài ra còn có tướng Raoul Salan,chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương trước khi xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ.Còn Jean de Latte de Tassigny,trong trận Verdun chỉ là một sĩ quan cấp thấp,nhưng sau trở thành thống chế,chỉ huy Tập đoàn quân số Một,chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương.
Còn phía Đức,những kẻ trở về từ hỏa ngục Verdun sau này giữ những chức vụ quan trọng và nổi tiếng có Friedrich Paulus,thống chế,chỉ huy Tập Đoàn Quân số Sáu tại Stalingrad.Còn Hens von Kluge là tướng giỏi của Hitler nhưng vì tham gia kế hoạch ám sát trùm phát xít nên phải tự sát.Ngoài ra,các sĩ quan trẻ như Wilhelm Keitel,Erich von Manstein,Henz Goderian và Rudlf Hess đều trở thành chỉ huy xuất sắc của Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Để giảm áp lực quân Đức đè nặng lên chiến trường Verdun,quân Anh mở cuộc đại tấn công dọc theo sông Somme,miền Bắc nước Pháp.Trận Verdun ám ảnh người dân Pháp thế nào thì trận sông Somme với người Anh cũng thế.Trong “phần mộ đầy bùn khổng lồ”,quân Anh và Đức thực hiện cuộc “tự sát” tập thể với hơn một triệu người thương vong.Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.Mười ba sư đoàn Anh-Pháp giao chiến quyết liệt với Tập Đoàn Quân số Hai của tướng Đức Fritz von Below và sau đó là hàng chục vạn viện quân được tung vào chiến trường.Áp lực tại Verdun được giải tỏa nhưng máu của các tử sĩ đã làm loang đỏ con sông Somme thơ mộng.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E9F72FC2C06047069DBD48A38DC2B449.jpg[/image]
TƯỚNG NGA BRUSILOV
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/8962E52C6FBC4D66B4EDF9B925D57659.jpg[/image]
TƯỚNG ĐỨC FRIEDRICH PAULUS
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/18FA16D72A7D4B8BBA88BC66A715AE2C.jpg[/image]
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/1F976D9E98CA41BE82F080509EA0BA17.jpg[/image]
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/387D218DE66E4206A052312218CBA739.jpg[/image]
TƯỚNG PHÁP ROBERT NIVELLE
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2012 09:09:21 bởi Tiền Giang >
Phía Đông,lợi dụng lúc Đức bận đối phó với quân Pháp tại chiến trường Verdun và sông Somme,tướng Brusilov của Nga xua quân tấn công Galicia,đánh tan tác quân đội Áo-Hung,bắt vô số tù binh.Đức lại phải điều quân từ Tây sang Đông đánh nhau với Nga.Binh đoàn thiện chiến của Đức đã đè bẹp quân của tướng Brusilov,một nhân vật được người Nga xưng tụng như một anh hùng và thọc sâu chiếm Ukraina lẫn Belarus,đẩy nước Nga đến bờ vực sụp đổ.Năm sau,Cách Mạng Vô Sản bùng nổ,Nga thoát ra khỏi cuộc chiến.
Lực lượng tàu ngầm hiện đại của Đức làm chủ đại dương,cô lập và bóp nghẹt nền kinh tế nước Anh,đẩy đất nước này đến nạn đói cục bộ.Uống nước nhớ nguồn,Hoa Kỳ từ bỏ “Chính sách không can thiệp”và nhảy vào bênh vực nước Anh.Nước Đức như một võ sí đã bị đánh cho tơi tả,thương tích đầy mình,giờ phải thượng đài đấu với một đối thủ chưa hề hấn gì và còn khỏe như trâu.Cuối cùng,hoàng đế Đức đã phải đặt bút ký hòa ước Versailles chấm dứt chiến tranh với khoản chiến phí đền bù khổng lồ gây bất bình sâu sắc trong xã hội Đức,tạo điều kiện cho đảng Quốc Xã và Adolf Hitler lên nắm quyền.
Chiến Tranh Thế Giới lần thứ nhất mà điển hình là trận Verdun đã chứng minh sự tiến bộ vượt bậc của con người trong việc tìm cách tiêu diệt lẫn nhau.Những quả đại bác tròn như viên bi,rơi trúng ai nấy chết,đã được thay thế bằng đạn pháo mảnh,gây sát thương rất cao.Chính phát minh này đã làm thay đổi tư duy về đội hình tấn công.Chiến thuật “Ô Vuông” đã hoàn toàn bị phá sản.Tại Verdun,lần đầu tiên có sự tham chiến của xe tăng và máy bay.Đây là hai loại phương tiện đánh nhau hết sức mới mẻ nhưng có tiềm năng rất lớn.Mới đưa vào sử dụng,nhưng tại trận Cambrai,quân Đức đã sử dụng hơn bốn trăm xe tăng trong đội hình tấn công.Hai mươi năm sau,chính máy bay và xe tăng đã giữ vai trò quyết định trong những trận đánh lớn.Cũng tại Verdun,thứ vũ khí mới là súng máy đã tỏ ra tác dụng phi thường.Chính nó đã vô hiệu hóa chiến thuật biển người của quân Pháp tại pháo đài Vaux vì có độ sát thương rất tàn khốc.Súng phun lửa thì đã có từ lâu.NHưng chỉ ở Verdun,người ta mới biết thế nào là quét sạch các công sự phòng thủ bằng thứ vũ khí tai quái này.
Ngày nay,theo công ước quốc tế,vũ khí hóa học cấm không được sử dụng.Thế nhưng tại mặt trận Verdun,người ta xài thả ga.Đơn giản thì chỉ là chất hơi cay làm chảy nước mắt địch thủ khiến giảm sút khả năng chiến đấu.Còn tàn ác hơn thì sử dụng hơi ngạt hay khí Clo.Nhiều chiến hào kín chất đầy xác binh sĩ chỉ vì thứ vũ khí bá đạo này.
Trên bộ,một mình nước Đức tả xung hữu đột,hết quyết đấu với Anh Pháp phía Tây lại chạy sang phía Đông so găng cùng với Nga.Dưới nước,Đức cũng nghiệm ra chân lý dùng hạm đội yếu đánh thắng hạm đội mạnh nên chú tâm phát triển đội tàu ngầm U-Boat.Chính loại tàu ngầm thô sơ,đơn giản,chỉ bịt mũi lặn được một lúc là phải trồi lên để thở này đã làm khốn đốn thủy quân Anh Pháp.Vô số những tàu có trọng tải lớn của phe Hiệp Ước đã bị đánh chìm.Chính việc này đã dẫn thế giới đến cuộc chạy đua hải quân khốc liệt hiện nay.Nước nào có biển đều muốn mình là con cá Kình trên đại dương.
Trận Verdun và Thế Chiến Thứ Nhất trôi qua đã gần tròn thế kỷ nhưng xem ra loài người vẫn chưa rút ra được bài học bổ ích nào.Ngày ấy,thế giới chia hai phe một bên gọi Trung Tâm,phía kia gọi Liên Hiệp.Thế Chiến Thứ Hai kết thúc,cuộc chiến tranh lạnh được dựng lên bỡi một bên là Tổ Chức Hiệp Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương viết tắt là NATO,gồm Mỹ và các nước Tây Âu.Chiến tuyến bên kia là khối Varszawa do Liên Xô thống lãnh những đồng minh Đông Âu chí cốt.Nhiều cuộc đối đầu cứ ngỡ đã châm ngòi cho cuộc Thế Chiến Thứ Ba như vụ phong tỏa Berlin năm 1949,chiến tranh Triều Tiên 1950,chiến tranh Việt Nam 1954,vụ khủng hoảng Berlin 1961,chiến tran Afgha 1979.Trầm trọng nhất có lẽ là vụ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.Lãnh tụ mỗi phe đều đã đặt ngón tay trỏ lên nút bấm hạt nhân.Thế nhưng,cũng chính đòn răn đe hạt nhân đã làm hai bên chùng tay và trở về thế dằn co như chúng ta đã thấy.
Sợ thì sợ nhưng không bên nào chịu từ bỏ vị trí lãnh đạo của mình.Không trực tiếp đánh nhau thì truyền công lực cho người khác đánh thế theo kiểu “Chiến tranh ủy nhiệm”,để tránh phải đối đầu bằng bom hạt nhân.Các cuộc chiến ở Afgha,Iraq hay Lybia đã chứng minh điều đó.Giờ đậy,Syria đang trở thành lò lửa nguy kịch nhất để hai bên tỷ thí công lực.Liệu Bashar al-Assat có phải là một Franz Ferrdinand thứ hai hay không?Nga đưa máy bay,xe tăng,trọng pháo và cố vấn hổ trợ cho al-Assat,quyết tâm không để mất nốt gả đệ tử cuối cùng tại Trung Đông.Tuần dương hạm hạng nặng duy nhất của Nga,Kuznetsov cũng cập cảng Syria mang theo rất nhiều lính thủy đánh bộ để làm công tác răn đe.Đây là bản thông điệp hết sức rõ ràng của Nga:nếu phương Tây và Mỹ đánh hội đồng Syria giống như Lybia trước đây,có nghĩa là tuyên chiến với nước Nga.Còn phía bên kia,tuy chưa lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria nhưng Mỹ và châu Âu lại tích cực hổ trợ cho phe đối lập với quyết tâm không kém trong việc lật đổ Bashar al-Assat.Vũ khí và tiền bạc đổ vào không ngớt.Hạm đội nNawm và Sáu đang rập rình tại Địa Trung Hải cũng như vịnh Ba Tư.Một trận Verdun thứ hai sẽ tái diễn tại đâu?Có lẽ ngày nay người ta không dùng những “cối xay thịt người” kiểu như cao điểm 304 vì chả ai dại gì đưa cả Tập Đoàn quân dồn vào một chỗ để đối phương tiêu diệt?Quân lính chắc sẽ không phải xung phong hò hét nhiều như ngày xưa mà chỉ việc ngồi một chỗ bấm nút như trong trò chơi games online.Nhẹ nhàng nhưng tàn khốc.Chiến Tranh Thế Giới mới sẽ là cuộc chiến tranh trí tuệ và hủy diệt.Nó không lầy lội như chiến trường Verdun,nhưng sự tổn thất sẽ lớn hơn gấp trăm lần.Nếu điều đó xảy ra,dù là phe bên này hay bên kia,sẽ chẳng có ai còn cơ hội để sửa sai.Còn chúng ta,những người yêu chuộng hòa bình,không có vũ khí hạt nhân trong tay thì sao???
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/A968CB8B582F4E63A8CFAF75C273DA43.jpg[/image]
CỐ TỔNG THỐNG PHÁP CHARLES DE GAULLE
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/BA0C25B367404C6E963B185B7E74E6D6.jpg[/image]
TƯỚNG ĐỨC PAUL VON HINDENBURG
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/50FACA131E934E688851F5A858339DDB.jpg[/image]
CỐ TỔNG THỐNG MỸ J.F.KENNEDY TRONG VỤ KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/9DBCE6489F434285BAEFCFA8161979DC.jpg[/image]
TRÙM PHÁT XÍT ĐỨC ADOLF HITLER
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2012 09:15:25 bởi Tiền Giang >
TẬP BỐN:
TRẬN NGỌC HỒI,SỢ ĐẾN 200 NĂM!! Sau khi đánh bại quân Minh,Lê Lợi lên ngôi lập ra nhà Hậu Lê.Đất nước yên bình được một thế kỷ.Đây là thời đại hoàng kim của phong kiến Việt Nam.Dưới thời Lê Thánh Tôn,văn học,võ bị đều phát triển tột bậc.Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám.Lê Thánh Tông lần đầu tiên lập bia tiến sĩ và mở hội thơ Tao Đàn.Các vua Lê mở rộng cương giới lãnh thổ quốc gia,đem quân đánh Chiêm Thành,Lão Qua và Bồn Man.Nước Đại Việt cường thịnh hơn bao giờ hết.
Thế nhưng hậu cung nhà Lê sinh biến,xảy ra vụ án lệ Chi Viên oan khuất dẫn đến cái chết đau thương của đại công thần Nguyễn Trãi.Các vua Lê đời sau ngày càng suy.Lê Tương Dực ăn chơi sa đọa nên dân chúng gọi là vua Lợn.Lê Uy Mục thì tàn ác nên có biệt danh vua Quỷ.Triều Lê suy vong,anh em vua tôi tàn sát lẫn nhau khiến Mạc Đăng Dung thừa cơ hội phế truất Lê Cung Hoàng,cướp ngôi lập ra nhà Mạc.Tướng nhà Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa rồi sang Ai Lao lập Lê Duy Ninh làm vua tại đất Sầm,tức Lê Trang Tông.Quân Nguyễn Kim đánh chiếm Thanh Hóa rồi tiến vào Nghệ An.Đại Việt trở thành Nam Bắc triều.Họ Mạc ngự trị tại Thăng Long,họ Lê trung hưng làm chủ từ Thanh Hóa trở vào.
Hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết Nguyễn Kim.Rể Nguyễn Kim là TRịnh Kiểm lên nắm quyền.Trịnh Kiểm lòng dạ đen tối nên tìm cách hạ độc giết chết em vợ là Nguyễn Uông.Em của Uông là Nguyễn Hoàng sợ bị hại nên nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chạy vào Nam trấn giữ vùng Thuận Hóa.Trịnh Kiểm chết,con thứ là Trịnh Tùng giết anh là Trịnh Cối để đoạt vị.Trịnh Tùng đánh chiếm được Thăng Long khiến họ Mạc rút chạy về Cao bằng tìm sự che chở của nhà Minh.
Phía Nam,con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên,tức chúa Sãi,rất được lòng dân.Một mặt,chúa Nguyễn lo tăng cường phòng thủ,mặt khác cố gắng hòa hoãn với Trịnh để có đủ thời gian phát triển kinh tế,xây dựng lực lượng.Khi thấy họ Mạc không còn là mối đe dọa,chúa Trịnh quyết dồn hết sức lực đập tan cái họa tâm phúc phía Nam mà trước đây vốn là người một nhà.Hai họ Trịnh Nguyễn có tất cả bảy lần đại chiến trong vòng bốn sáu năm nhưng bất phân thắng bại.Họ Nguyễn nhờ Lũy Thầy của Đào Duy Từ nên ngặn được bước tiến của quân Trịnh thậm chí đôi lần còn đem quân vượt sông tập kích và giành thắng lợi.Cuối cùng,hai bên chấp nhận ngưng chiến và lấy sông Gianh(Linh Giang)làm giới tuyến để chia cắt đất nước.Cuộc phân ly kéo dài một trăm năm mãi cho đến khi ngôi sao Tử Vi Nguyễn Huệ chói sáng trên bầu trời Qui Nhơn mới được kết thúc.
Đàng Ngoài,họ Trịnh tập trung tiêu diệt tàn dư họ Mạc tại Cao Bằng.Đàng Trong,chúa Nguyễn ra sức đẩy lui Chiêm Thành,dánh nước Chân lạp để mở mang bờ cõi về phía Nam.Trịnh Nguyễn đều có tôi hiền chúa giỏi nên giữ được cơ nghiệp một thời gian khá dài.Thế nhưng,cái cảnh đầu voi đuôi chuột cuối cùng cũng xuất hiên.Những kẻ nắm quyền lực ngày càng tỏ ra bạc nhược và tham lam,tạo điều kiện cho các thế lực mới phát triển,làm thay đổi cục diện một cách bất ngờ.
Chúa Nguyễn mở rộng được cương thổ nhưng vì gánh nặng chiến tranh với Trịnh nên áp dụng nhiều sắc thuế để tận thu khiến dân tình thống khổ.Nguyễn Phúc Khoát lại tin dùng tên quyền thần Trương Phúc Loan nên khi chúa Nguyễn mất,họ Trương mặc tình thao túng khi Phúc Thuần mới mười hai tuổi.Trong khi đó,vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh(Taksin)mở cuộc chiến giành lại quyền kiểm soát Chân Lạp khiến quân Nguyễn chịu thất bại và từ bỏ những vùng đất mới.
Trương Phúc Loan càng ra tay vơ vét,bóc lột,dân chúng Đàng trong càng muốn đứng lên chống lại nhà Nguyễn.Trong khi đó,nơi phía Bắc,chúa Trịnh Sâm xé bỏ hiệp ước đình chiến,sai Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc đem ba mươi sáu ngàn quân vượt sông Giang đánh chiếm Phú Xuân,với danh nghĩa trừ khử gian thần Trương Phúc Loan.Họa vô đơn chí,trước mặt quân Nguyễn là cường địch họ Trịnh,sau lưng bị đánh tập hậu bỡi anh em nhà Tây Sơn nên lâm vào thế tan vỡ.Mặc dù Phúc Thuần đã trói Trương Phúc Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc,nhưng quân Trịnh vẫn không chịu dừng bước.Quận Việp còn muốn làm hơn những gì chúa Trịnh đã yêu cầu.
Tại Bình Định,nhân lúc chính sự nhà Nguyễn rối ren,ba anh em Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc,Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ,tập họp lực lượng,trong đó có cả người kinh lẫn người Thượng,phất cờ khởi nghĩa,nêu cao khẩu hiệu đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan trừ hại cho dân.Tổ tiên anh em Tây Sơn nguyên họ Hồ gốc Nghệ An theo chân chúa Nguyễn vào nam lập nghiệp.Hồ Phi Tiễn đi buôn trầu tại ấp Tây Sơn,lấy con gái một hào phú ấp Tân Lạc họ Nguyễn nên cho con cháu đổi sang họ mẹ.Con Phi Tiễn là Hồ Phi Phúc sinh được tám người con,có bốn trai nhưng chết một.Ba người còn lại chính là Tây Sơn Tam Kiệt Nhạc,Lữ,Huệ lừng danh mà ta đã biết.
Quân Tây Sơn lấy nhân nghĩa làm gốc,cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo nên được dân chúng ủng hộ và theo về rất đông,trong đó có cả người Thượng và người Hoa như hai cánh quân của Tập Đình và Lý Tài.Tiếng thơm lan tỏa khắp hai bờ Nam,Bắc sông Côn.Phát tích từ ấp Tây Sơn,quân khởi nghĩa ngày một lớn mạnh và chẳng bao lâu sau đã hạ được thành Qui Nhơn.Chỉ trong thời gian ngắn,quân Tây Sơn đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.Khí thế mạnh nhưng căn cơ chưa vững nên giai đoạn đầu,quân Tây Sơn với những nông dân chân đất đã không chống được quân chính quy có tổ chức của họ Trịnh,vốn được trang bị đầy đủ và dưới quyền điều khiển của Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc,một viên tướng dày dạn trận mạc.
_____________________________ Tiền Giang
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E1EEEF006A844D73A74A4EAE225DFA9D.jpg[/image]
LUYỆN VÕ CHỜ RA TRẬN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2012 18:04:44 bởi Tiền Giang >
Khi thành Phú Xuân thất thủ,chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam nhưng bị quân Tây Sơn đánh tập hậu nên tan vỡ.Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương bị bắt.Chúa Nguyễn dùng thuyền vượt biển trốn vào Gia Định.Hoàng Ngũ Phúc sau khi băng qua đèo Hải Vân đã đụng độ với quân Tây Sơn trên những cánh đồng phì nhiêu của đất Quảng Nam.Không địch lại Hoàng Ngũ Phúc,Nguyễn Nhạc giảng hòa với danh nghĩa đầu hàng nhà Lê và lãnh ấn tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định.Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ,quân Tây Sơn chiếm thành Gia Định,bắt và giết chết Nguyễn Phúc Thuần,Nguyễn Phúc Dương.(Trước đó bị bắt nhưng đào thoát).Nguyễn Ánh lúc đó mới mười lăm tuổi một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu.Sau nhiều lần tái chiếm Gia Định thành không được,Nguyễn Ánh chạy sang cầu viện vua Xiêm là Chất Tri tại Vọng Các.Ngoài ra,Nguyễn Ánh còn cho Hoàng Tử Cảnh theo giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau De Behaine)làm con tin để tìm sự trợ giúp của phía người Pháp.Đây là hành động rước voi giày mả tổ chẳng khác gì Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống.
Liên quân Xiêm,Pháp,Nguyễn tiến như vũ bão.Chúng chiếm được một vùng rộng lớn từ Rạch Giá đến Sa Đéc.Giặc ra tay cướp phá,hãm hiếp phụ nữ và tàn sát dân thường không thương xót.Được phò mã Trương Văn Đa,tướng giữ thành Gia Định cấp báo,vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sai Long Nhương Tướng Quân là Nguyễn Huệ xua quân Nam tiến.
Đây là trận đánh lớn chống ngoại xâm đầu tiên của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.Biết địch đang thị cường,tướng Tây Sơn đã dụng mưu lập trận địa mai phục tại Rạch Gầm-Xoài Mút.Thấy quân Tây Sơn thua chạy,các tướng Chiêu Tăng,Chiêu Sương và Nguyễn Ánh thúc thuyền chiến đuổi theo.Khi năm vạn quân Xiêm-Nguyễn đã lọt vào tử địa,pháo Tây Sơn từ cồn Thới Sơn và sông Tiền đồng loạt nhả đạn.Nhân lúc đội hình giặc hỗn loạn,Nguyễn Huệ cho người dùng thuyền rơm và hỏa hổ mở cuộc đại hỏa công khiến thuyền giặc bị cháy và chìm vô kể.Tàn quân Xiêm chỉ còn lại độ vài ngàn tên bỏ chạy về nước theo đường bộ.Chiến thắng chớp nhoáng của Nguyễn Huệ đã để lại ấn tượng kinh hoàng cho người Xiêm mỗi khi nhắc đến hai chữ Tây Sơn.
Phía Bắc,Trịnh Tông làm binh biến giết chết quận Huy.Hoàng Ngũ Phúc thì đã chết.Một tướng giỏi nhưng tâm bất chính là Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ chạy vào Nam hàng Tây Sơn,được Nguyễn Nhạc tin dùng.Bắc Hà suy yếu.Thăng Long chìm ngập trong loạn kiêu binh.Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc chỉ định Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân Bắc phạt.Là một hổ tướng nhưng lại thích dụng mưu,kế ly gián của Nguyễn Huệ đã làm cho tướng giữ thành Phú Xuân là Hoàng Đình Thể và Phạm Ngô Cầu bất hòa.Quân Tây Sơn bất ngờ công thành khiến Hoàng Đình Thể bỏ mạng còn Phạm Ngô Cầu đầu hàng.
Được hàng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh cung cấp nội tình và quân lực của chúa Trịnh,Long Nhương Tướng Quân quyết định cấp tốc tiến đánh Thăng Long dù chưa được lệnh của Nguyễn Nhạc.Trên đường đi,Nguyễn Huệ nêu cao khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh.Quân Bắc nghe tên Tây Sơn sợ khiếp vía nên chưa đánh đã tan.Chúa Trịnh Tông bỏ kinh thành Thăng Long chạy trốn nhưng bị dân chúng bắt được sau đó tự sát.Vua Lê Hiển Tông phong Nguyễn Huệ làm Uy Quốc Công và gả Ngọc Hân công Chúa.Lê Hiển Tông mất,Nguyễn Huệ sắp xếp cho Duy Kỳ lên ngôi tức Lê Chiêu Thống,rồi rút về Nam.
Thừa lúc anh em Tây Sơn bất hòa,dựa vào thế lực của Pháp và Xiêm,Nguyễn Ánh tái chiếm Gia Định thành.Nguyễn Lữ rút chạy về Qui Nhơn còn tướng giữ thành là Phạm Văn Tham bị vây ngặt phải đầu hàng quân Nguyễn.Ở Bắc Hà,Nguyễn Hữu Chỉnh sau khi phá được Án Đô Vương Trịnh Bồng,liền tỏ ra lộng hành và quay sang chống nhà Tây Sơn.Con rể Nguyễn Nhạc là Vũ Văn Nhậm được lệnh Nguyễn Huệ ra Bắc tiêu diệt Chỉnh.Thành công rồi,Nhậm cũng lại muốn làm vua xứ Bắc Hà và chống lại Nguyễn Huệ.Uy Quốc Công lại thêm một lần Bắc tiến trừ khử phản tặc rồi rút về Phú Xuân.
Lê Chiêu Thống muốn lợi dụng sự tác quái của Nguyễn Hữu Chỉnh để chống lại nhà Tây Sơn và đói đất Nghệ An.Khi Vũ Văn Nhậm đánh tan lực lượng phù Lê thì Chiêu Thống và Hữu Chỉnh chạy lên Bắc Giang.Chỉnh bị Nhậm bắt và giết chết,Chiêu Thống được mời trở lại Thăng Long nhưng lòng bất an nên không đồng ý và bỏ chạy sang Tàu cầu cứu nhà Mãn Thanh.Càn Long thấy đây là cơ hội ngàn năm một thuở để đánh chiếm Đại Việt nên lập tức cử Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đem hai mươi chín vạn quân,giương cao chiêu bài phù Lê diệt Tây Sơn để vượt biên giới tiến đánh nước ta.
Thế giặc rất mạnh.Chúng chia quân làm ba đạo.Tôn Sĩ Nghị qua ải Nam Quan,theo đường Lạng Sơn tiến vào Thăng Long.Đề đốc Hứa Thế Hanh cùng các tướng Thượng Duy Thăng,Trương Triều Long và Lý Hóa Long đi theo phò trợ.Riêng đề đốc Ô Đại Kinh thì từ Vân Nam qua ải Bạch Mã,theo đường Tuyên Quang đánh vào Sơn Tây.Giặc tiến quân trong tiết trời giá lạnh mùa Đông năm Mậu Thân.Trọng thần Phúc Khang An chịu trách nhiệm lo việc quân lương.
Thế giặc như thác đổ,tướng trấn thủ biên giới là Trương Khải Đức phải đầu hàng vì quân lính trốn hết.Theo kế Ngô Thì Nhậm,tướng Ngô Văn Sở rút thủy quân về Biện Sơn còn bộ binh thì giữ chặt trọng địa Tam Điệp.Phan Văn Lân được lệnh đem một vạn quân tinh nhuệ đánh tập kích quân Thanh tại núi Tam Tầng nhưng bị hỏa lực mạnh của địch đẩy lui.Đồn Thị Cầu thất thủ khiến Phan Văn lân phải phá cầu và rút về bờ Nam.Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long,tấn phong Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.Ngô Văn Sở đóng đồn từ Tam Điệp đến Biện Sơn cản bước tiến quân Thanh và cho người cấp báo với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/11826A2135BD454EB3246C1D56CC6C48.jpg[/image]
TƯỢNG BINH TÂY SƠN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2012 18:06:25 bởi Tiền Giang >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: