CHUYỆN BÊN LỀ
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 46 bài trong đề mục
Tiền Giang 22.07.2012 17:48:55 (permalink)
Giặc muốn tính kế lâu dài nên chia quân giữ các chỗ hiểm yếu và đóng đồn kiên cố để phòng thủ.Tại Thanh Trì,chúng lập đại đồn Ngọc Hồi,trang bị hỏa lực cực mạnh để bảo vệ kinh thành Thăng Long.Ngoài ra,Tôn Sĩ Nghị còn lập các đồn vệ tinh để làm thế ỷ giốc.Tại Thường Tín có đồn Hà Hồi,Duy Tiên có Nhật Tảo,Thanh Liêm thì có đồn Nguyệt Quyết.Nghe tin quân Thanh kéo vào,bọn Việt gian hai đầu đất nước vô cùng mừng rỡ.Trong Nam,Nguyễn Ánh sai Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang năm mươi vạn cân gạo ra giúp quân Thanh.Nhưng Thiên bất dung gian,bão biển đã nhấn chìm cả gạo lẫn người.Còn phía Bắc thì Lê Duy Kỳ ra sức giết hại những người có liên hệ với Tây Sơn trước đây.Giặc Thanh thì tụ tập đám Hoa kiều chừng một vạn người,tổ chức đi cướp phá khắp nơi.Thế nước chẳng khác ngàn cân treo sợi tóc.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam,Lê Chiêu Thống có lẽ là ông vua thảm hại nhất.Hàng ngày,vua phải lội sang nơi đóng quân của giặc để thỉnh thị ý kiến những việc cần làm.Văn thư chiếu chỉ thì dùng niên hiệu Càn Long.Vua một nước mà chẳng khác gì một tên tay sai mạc hạng.Đối với giặc thì khép nép sợ hãi,nhưng đối với dân chúng Đại Việt,Chiêu Thống luôn muốn thể hiện quyền uy.Việc làm đầu tiên của tên vua bán nước này là tìm giết hại những người có dây mơ rễ má với Tây Sơn.Nạn nhân đầu tiên là Phan Như Tụy.Vị quan trấn thủ Tuyên Quang này từng bắt hoàng đệ Duy Lưu nộp cho quân Đàng Trong.Kế đến là phò mã Dương Bình bị khép vào tội chết vì đã dẫn quân Tây Sơn truy bức ngự giá.Ngoài ra,Chiêu Thống còn bãi miễn và giáng chức một loạt quan lại như Ngô Thì Nhậm,Phan Huy Ích,Phan Lê Phiên hay Mai Thế Uông.Cũng chính Lê Chiêu Thống ra lệnh chặt chân ba vị hoàng thúc quăng ra giữ chợ,mổ ruột một tòng nữ lấy thai nhi ra vì người này trót có con với một tướng lãnh Tây Sơn.
Chứng kiến việc làm tàn ác của Lê Chiêu Thống,một trọng thần lên tiếng can ngăn:
-Tình hình dân chúng chưa ổn định,bệ hạ làm như thế là kết oán sâu sắc với người Đàng Trong.Thần rất lấy làm lo…
Ông vua cõng rắn cắn gà nhà không ngần ngại nói lên quan điểm của mình:
-Vô độc bất trượng phu!Làm như thế khi giặc Biện Nhạc kéo ra đây,chẳng ai còn dám theo chúng nữa!
-Nhưng theo thần thấy quân Tây Sơn đâu có ý đối địch với bệ hạ?Chính Nguyễn Huệ trong lần Bắc tiến diệt họ Trịnh đã chọn bệ hạ nối ngôi nhà Lê kia mà?
-Hắn làm như thế đâu phải vì lòng tốt!Chẳng qua do áp lực của hoàng thất và vì thấy lòng dân không theo nên phải tùy cơ ứng biến đó thôi!
-Thần còn nhớ lần quân Tây giết Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đâu có đụng đến bệ hạ?Chúng còn mời bệ hạ ngự giá trở về!
Duy Kỳ quắt mắt nhìn tên quan hầu cận đầy sự nghi ngờ:
-Sao ngươi cứ nói tốt cho bọn chúng hoài vậy?Chẳng lẽ ngươi là nội gián của Tây Sơn?
-Thần nào dám vậy!Xin bệ hạ lượng thứ!Chỉ là vì thần lo nếu lỡ Thiên Triều rút quân về nước mà giặc Tây kéo ra đây thì chúng ta phải làm sao?Uy mãnh như chúa Trịnh,bao nhiêu năm lấn át chúng ta,mà còn chết không kịp ngáp!
Nét mặt Chiêu Thống dãn ra,bớt vẻ căng thẳng:
-Niệm tình ngươi dày công hạn mã theo ta tòng vong sang Tàu nên không truy cứu.Nhưng ta nói cho ngươi biết,người Mãn Thanh đã vào đây thì không dễ gì chịu tay không trở về!Nếu giặc Tây còn đó thì có ngày chúng ta sẽ mất tất cả.Hiện giờ tuy có khổ nhục một chút nhưng ta giữ được hương khói cho họ Lê,giữ được chế độ mà Thái Tổ đã dày công xây dựng.Họ Lê còn,chế độ còn thì ta có thể hy sinh tất cả!?
Quan điểm của Chiêu Thống rõ như ban ngày chẳng còn gì để bàn cãi!Thà hy sinh tất cả miễn sao giữ được ngai vàng,giữ được đặc quyền đặc lợi của dòng họ,của giai cấp thống trị.Tổ Quốc chỉ là khái niệm rất mờ nhạt.Ai đụng đến quyền lợi của ta,đó chính là kẻ thù.Lãnh thổ mất nhưng cái ngai vàng còn,dù đó là cái ghế của một ông vua bù nhìn,thì nước Đại Việt vẫn còn!?Quan điểm của những kẻ bán nước luôn đồng nhất và không hề có sai số.
Cùng lúc,tại Đàng Trong,mất thành Gia Định,Nguyễn Nhạc tự nhận không đủ tài đức nên nhường ngôi Hoàng Đế và trao binh quyền lại cho Nguyễn Huệ,còn mình chỉ xưng là Tây Sơn vương.Để cứu thành Gia Định,Nguyễn Huệ tổng động binh và ra sức tập luyện quân sĩ.Sau khi cân nhắc nặng nhẹ,Bắc Bình Vương cho rằng Nguyễn Ánh chỉ là bệnh ghẻ ngoài da còn giặc Thanh mới là cái họa tâm phúc nên quay mũi giáo Bắc tiến,quyết lòng quét sạch bọn ngoại xâm.
Nguyễn Huệ đăng quang ngôi Hoàng Đế tại phú Xuân,xưng vương hiệu là Quang Trung,tổ chức tế lễ trời đất,bố cáo cùng thiên hạ,động viên tinh thần tướng sĩ và ra lệnh xuất quân.Theo truyền thuyết,để vượt quãng đường khá xa mà vẫn giữ được sinh lực để chiến đấu,vua Quang Trung đã sáng tạo phương pháp hành quân hai người khiêng một bằng võng và luân phiên thay đổi nhau.Nhà vua dừng chân tại Nghệ An để sĩ tốt nghỉ ngơi và nhân dịp tuyển thêm quân.Đoàn quân áo vải đạt con số mười vạn và một trăm thớt voi.
Hay tin quân ta Bắc tiến,giặc lo củng cố đồn bót,tập dượt chuẩn bị tác chiến.Tôn Sĩ Nghị một mặt đốc thúc hậu cần tiếp viện lương thảo,mặt khác sai các mãnh tướng Hứa Thế Hanh,Sầm Nghi Đống trấn giữ phía Nam.Chung quanh đại đồn Ngọc Hồi,giặc chôn nhiều địa lôi và cắm chông sắt dày đặc để chống tượng binh.Tôn Sĩ Nghị cũng cho thành lập đội quân thám báo để theo dõi động tĩnh của quân Tây Sơn.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/AC8A5C6133A349A2A481DE4EF8FB0E84.jpg[/image]

LÊ CHIÊU THỐNG VÀO "CHẦU"TÔN SĨ NGHỊ

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E13C391334274B23B22121BB1F765B3D.jpg[/image]

SÚNG THẦN CÔNG THỜI TÂY SƠN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2012 18:28:35 bởi Tiền Giang >
Attached Image(s)
#31
    Tiền Giang 22.07.2012 17:50:49 (permalink)
    Là một tướng võ biền,xuất thân từ tầng lớp nông dân,nhưng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự hiếm có trên đời.Vị Hoàng Đế của triều đại Tây Sơn đã đánh giá hết sức chính xác thực lực và và chiến thuật phòng ngự của kẻ thù.Ông sai đô đốc Tuyết cùng đô đốc Lộc đem tinh binh tiến vào sông Lục Đầu khóa chặt đường rút lui của quân Thanh.Sai Phan Văn lân và Ngô Văn Sở đem trọng binh,trong đó có nhiều voi và ngựa chiến,lãnh ấn tiên phong đánh vỗ mặt chính diện phía Nam.Vua Quang Trung đích thân chỉ huy cánh quân này.Ngoài ra còn lệnh cho đô đốc Bảo và đô đốc Long đem tượng và kỵ binh đánh vu hồi đồn Khương Thượng và đánh tập hậu đồn Ngọc Hồi một khi cánh quân Điền Châu đã bị đánh tan.
    Trời rét,hoa Đào nở rộ.Nếu không có cảnh binh đao,ngày ba mươi tết người dân Bắc Hà đã tập trung vào chuyện cúng kiến,đón rước vong linh tiên hiền và chuẩn bị cho lễ giao thừa.Hoa nở nhưng lòng người héo.Đâu đâu cũng có cảnh cướp phá và hiếp đáp dân lành của giặc Mãn và bọn tay chân Lê Chiêu Thống.Nhưng cũng giống như các nước phương Đông khác,tết cổ truyền luôn là một cái gì hết sức thiêng liêng đối với người dân Đại Việt nên vua Quang Trung đã cho binh sĩ ăn tết vào ngày cuối cùng của năm Mậu Thân.Trong lời động viên phủ dụ trước toàn quân,người anh hùng áo vải đã dùng những lời lẽ chơn chất nhưng vô cùng cảm động:
    Đánh cho để tóc dài!
    Đánh cho để răng đen!
    Đánh cho nó chích luân bất phản!
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn!
    Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ!!
    Nhà vua hùng tài đại lược đã hứa sẽ cho ba quân vào thành Thăng Long,nơi tướng giặc Tôn Sĩ Nghị đang trấn giữ,ăn tết vào ngày mùng bảy tháng Giêng năm Kỷ Dậu.Cả lời hứa và lời hịch đều được thực thi một cách chính xác và trọn vẹn.Ta đã đánh bại quân giặc,giữ được mỹ tục để tóc dài và răng đen của người Việt cổ.Đồng thời quân Tây Sơn cũng đã đánh cho giặc Mãn Thanh không còn mảnh giáp,không còn lấy một chiếc xe để chạy về nước.Chính lịch sử của giặc cũng đã đặt bút viết về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với mấy phần kính nể.
    Sau ba ngày hành quân,chủ lực của Tây Sơn đã áp sát kinh thành Thăng Long.Vua Quang Trung cho vây chặc đồn Hà Hồi và bắt loa kêu gọi giặc đầu hàng.Bị đòn bất ngờ,giặc không kịp phản ứng và vô cùng kinh sợ nên kéo cờ trắng.Ta hạ được đồn giặc mà không tốn một quân một tốt.Áp dụng chiến thuật nghi binh,nhà vua cho phất cờ gióng trống hư trương thanh thế khiến giặc nghĩ là ta đang dốc toàn lực đánh đồn Ngọc Hồi.Tướng Thang Hùng Nghiệp được lệnh mang quân ra tăng viện.Hư chiêu này đã đánh lừa được tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị.Hắn tiếp tục ném quân vào tử địa Ngọc Hồi nhưng lại không biết rằng tử huyệt chính là đồn Khương Thượng do Sầm Nghi Đống trấn giữ.
    Cánh quân vu hồi của đô đốc Long đặt chân đến Sơn Tây thì chạm trán với Ô Đại Kinh,thủ lãnh đạo quân Vân Quý.Theo đúng kế hoạch vạch ra,đô đốc Long tránh không va chạm với địch mà lại ngoặt sang làng Nhân Mục,bất thần tập kích đồn Khương Thượng.Các khẩu đại bác đặt trên lưng voi đồng loạt nhả đạn cấp tập vào đồn.Cứ ngỡ quân Tây Sơn từ trên trời rơi xuống,giặc Mãn hoảng loạn tan rã và thi nhau gục chết.Đại tướng Sầm Nghi Đống đang đêm không kịp thắt lưng thoát chạy lên cố thủ tại đài chỉ huy Loa Sơn.Đô đốc Long chia quân làm hai cánh,chủ lực tiến vào Thăng Long tập kích đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị còn toán ít hơn tiếp tục ở lại vây hãm Loa Sơn.Sau một ngày chờ đợi không thấy cứu binh,Sầm Nghi Đống tuyệt vọng thắt cổ tự sát.
    Đội quân Điền Châu do Sầm Nghi Đống chỉ huy bị tiêu diệt hoàn toàn.Từ giả những cánh đồng chiêm trũng của đất Quảng Đông,Quảng Tây ra đi,chúng không ngờ có ngày bỏ xác tại một gò đồi xa lạ trên đất Đại Việt.Xác những tên xâm lược chất thành mười hai gò cao,cỏ mọc um tùm.Chất phân bón tự nhiên này khiến các cây đa ký sinh trở nên xanh tốt lạ thường.Về sau,người ta gọi đó là gò Đống Đa.Còn trận đánh đồn Khương Thượng được gọi là trận Đống Đa.Hàng năm,lễ kỷ niệm vua Quang Trung quét sạch quân Thanh được tổ chức tại Bình Định cũng được gọi là lễ hội Đống Đa.
    Cánh quân vu hồi một khi phát huy tác dụng nó chẳng khác gì mũi dao găm đâm xuyên suốt trái tim quân giặc từ phía sau lưng.Thừa thắng xông lên,ngay đêm hôm sau,tiền quân của đô đốc Long bắn phá đồn Nam Đồng và đánh thốc vào bản doanh của tướng soái giặc là Tôn Sĩ Nghị.Tin báo đồn Khương Thượng thất thủ và đại tướng Sầm Nghi Đống mạng vong khiến Tổng Đốc Lưỡng Quảng và sĩ tốt hồn bay phách lạc.Người không kịp mặc giáp,ngựa không kịp đóng yên,chủ tớ giặc Mãn Thanh ùng ùng tháo chạy.Cảnh hỗn loạn của đạo quân xâm lược không bút mực nào tả xiết.Không còn phân biệt quân và tướng,chúng tranh nhau dẫm đạp chạy qua cầu phao với ý niệm duy nhất là phải thoát thân.Lượng người quá lớn lại xô đẩy nhau nên hết lớp này đến lớp khác ngã nháo nhào xuống sông.Hàng vạn tên bị chết đuối khiến nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chảy được.



    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/71108AE5F6C7491C90429D2B08EA2495.jpg[/image]

    CHIẾN DỊCH NGỌC HỒI-ĐỐNG ĐA


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E314C28762B24C88B4C9D8D89E6F5BF3.JPG[/image]

    LÍNH NHÀ THANH

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/B0DCE1E6BBF441B1BFBEF16196C3B3A3.JPG[/image]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2012 21:03:36 bởi Tiền Giang >
    Attached Image(s)
    #32
      Tiền Giang 22.07.2012 17:52:56 (permalink)
      Qua được bờ Bắc,Tôn Sĩ Nghị chỉ nghĩ đến sự an toàn của bản thân mình nên tàn nhẫn hạ lệnh cắt cầu phao khiến hai cánh quân của Hứa Thé Hanh và Trương Triều Long bị bỏ lại phía bờ Nam.Hàng vạn người ngựa,trong đó có cả các tướng chỉ huy,lại ùn ùn lao xuống sông để bơi sang bờ bên kia.Sông Hồng mùa Đông nước sâu,chúng lại mặc áo giáp nặng nề làm sao vượt qua được?Hầu như chẳng còn ai sống sót.Tất cả đều chết đuối.Sông Hồng trở thành mồ chôn tập thể khổng lồ vùi thây mấy vạn quân xâm lược.Duy Kỳ hay tin muộn vội dắt gia quyến chạy theo nhưng vì cầu đã bị đánh sập nên đành men theo bờ sông Hồng thoát thân.Vừa may có thuyền đánh cá không biết đây là ông vua bán nước nên ghé vào đưa Chiêu Thống và gia quyến qua sông.Chạy được sang đất giặc,Lê Duy Kỳ còn nhiều lần lạy lục Càn Long xin quân Thanh tiếp tục sang đánh Đại Việt để phục hận.Vì ngán Quang Trung Hoàng Đế nên Càn Long đã hứa lèo với Chiêu Thống nhưng lại án binh bất động,về sau lại công nhận Quang Trung là vua của đất An Nam.Tên vua bán nước buồn rầu sinh bệnh và chết trên đất giặc.
      Tôn Sĩ Nghị và đoàn tùy tùng bỏ chạy thoát thân khiến thành Thăng Long trở thành vô chủ.Sáng mùng năm tết,quân ta vào tiếp quản thủ đô.Lực lượng giặc giờ đây chỉ còn duy nhất tại đồn Ngọc Hồi.Nó chẳng khác gì một ốc đảo giữa trùng khơi.Tướng giặc Hứa Thế Hanh tinh thần hoảng loạn nhưng cũng lệnh cho Trương Triều Long và Thượng Duy Thăng đôn đốc quân sĩ,củng cố công sự phòng thủ để chống lại cuộc tấn công của quân Tây Sơn.Giặc cắm chông sắt và rải địa lôi dày đặc chung quanh đồn.Địch tập trung hỏa lực rất mạnh ở các hướng tấn công chính!Theo phán đoán của Hứa Thế Hanh,việc Tôn Sĩ Nghị rút quân chỉ là ý đồ chiến thuật,thế nào cũng quay lại tiếp cứu cho cánh quân đang bị vây hãm tại đồn Ngọc Hồi.Chẳng có chủ soái nào lại bỏ rơi một đạo quân lớn như vậy bao giờ.Dưới mắt nhà Mãn Thanh,Tây Sơn chẳng qua chỉ là một đám giặc cỏ mà thôi!?
      Theo kiểu chiến tranh cổ điển,lúc đầu quân Thanh mở cửa đồn,giục kỵ binh ra nghinh chiến.Chúng hy vọng cây đại đao trong tay Hứa Thế Hanh sẽ làm quân Tây Sơn khiếp vía.Nhưng thật bất ngờ,những con ngựa chiến đã quen trận mạc,không sợ gươm đao lại thất kinh khi đụng đầu với những thớt voi to lớn của đội đội quân áo vải.Kỵ binh giặc hỗn loạn khiến chúng phải chạy vào đồn cố thủ và dùng hỏa pháo bắn ra thật ác liệt.Hứa Thế Hanh mấy lần tung kỵ binh phản kích hòng phá vây nhưng đều bị tượng binh của vua Quang Trung đánh tan.Ba mươi ngàn quân tinh nhuệ của giặc giờ co cụm hết trong đồn và chỉ còn biết dựa vào uy lực của đại bác và lũy đất để chống đỡ.
      Nhận thấy hỏa lực địch rất mạnh,sát thương rất nhiều quân ta,vua Quang Trung cho người dùng rơm ướt tẩm bùn quấn vào các tấm mộc để đỡ đạn.Đại bác quân Thanh bị vô hiệu hóa.Một toán quân cảm tử gồm sáu trăm người chia làm hai mươi toán,trang bị đoản đao,tay cầm ván chắn quấn rơm ướt che mình,dàn hàng ngang áp sát chiến lũy,che chắn để đại quân Tây Sơn tiến lên giáp chiến.Quân Thanh không chống nổi nên vỡ trận,người chết như rạ.Đề đốc Hứa Thế Hanh,hữu dực Trương Triều Long và tả dực Thượng Duy Thăng đều chết trong đám loạn quân.Trong quá trình đào thoát,giặc dẫm phải địa lôi và chông sắt của chính mình chết nhiều vô kể.Một nhóm tàn quân trốn chạy về Thăng Long nhưng giữa đường gặp cánh quân phục kích của đô đốc Bảo tại làng Đại Áng đành phải trốn vào đầm Mực.Đô đốc Bảo tiến vào đầm Mực,tiêu diệt tàn quân Thanh đến tên lính cuối cùng.
      Đạo quân Vân Nam-Quý Châu của Ô Đại Kinh nghe tin các đồn thất thủ,không đánh trận nào đã dẫm đạp lên nhau bỏ chạy.Ô Đại Kinh được tên Việt gian Hoàng Văn Đông chỉ cho đường tắt trốn chạy về Tàu.Riêng trung quân của tướng soái Tôn Sĩ Nghị trên đường tháo chạy,bị quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Bảo chận đánh tả tơi tại Hải Dương và Phượng Nhãn.Giặc vứt bỏ cả sắc thư,kỳ bài,quân ấn chỉ mong sao bảo toàn được mạng sống.Đã nghèo còn gặp cái eo,Tôn Sĩ Nghị và Nguyên Nhiếp bị lạc đường,lộn hồn lộn vía cứ đi quanh co nhiều chỗ,chịu cảnh đói khát cả tuần lễ mới lếch được đến ải Nam Quan.Ra đi gần ba mươi vạn quân hùng hùng hổ hổ,lúc trở về quần áo tả tơi,đầu bù tóc rối,người không ra người,ma chẳng ra ma.Nhân mã trước sau nhìn đi nhìn lại chỉ còn có năm mươi người.Toàn bộ cánh quân Điền Châu đều gửi nắm xương tàn trên đất Việt.Cánh quân Lưỡng Quảng thì hầu như bị thương vong và tan rã hoàn toàn.Chỉ với sáu ngày ngắn ngủi,người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ,bằng uy vũ và trí tuệ,tập hợp sức mạnh toàn dân Đại Việt,quét sạch bọn xâm lược ra khỏi đất nước ta.Một chiến công tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả.
      Mới mùng năm tết Kỷ Dậu,gà trống gáy vang,những cành đào báo tin thắng trận đã nở khắp kinh thành Thăng Long.Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ áo bào còn đen thuốc súng,đã tiến vào nơi tượng trưng cho trái tim Tổ Quốc với rừng người hân hoan chào đón.Vị hoàng đế bách chiến bách thắng đã ghi một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy bậc nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta.Phát xuất từ ý tưởng đánh đổ tập đoàn thống trị Trịnh-Nguyễn cứu nhân dân ra khỏi cảnh lầm than,thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã phát triển thành những trận chiến chống ngoại xâm thần tốc,đầy sáng tạo,hiển hách,hay và đẹp lạ thường.Trái tim kẻ anh hùng thường đầy ắp nhân từ,vua Quang Trung đã sai người nhặt hài cốt quân Thanh chôn thành những gò đống và lập đàn cúng tế.Ngoài ra,nhà vua còn ra lệnh thu nạp,nuôi dưỡng hàng vạn tù binh Mãn Thanh,những tên giặc trước đây bàn tay vấy đầy máu của nhân dân ta,để rồi thả chúng về nước,không giết!



      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/B08B28410FB74ECCA3CC8C7014A2A328.jpg[/image]

      VUA QUANG TRUNG VÀ NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/097DEC8167894E61AA85EF5E3BC6FC30.jpg[/image]

      CÀNH ĐÀO BÁO TIỆP

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E95C7DAC6405456DAC289F54F24C143D.jpg[/image]

      VUA CÀN LONG NHÀ THANH
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2012 18:18:40 bởi Tiền Giang >
      Attached Image(s)
      #33
        Tiền Giang 22.07.2012 17:57:22 (permalink)
        Nếu đem trận đánh Ngọc Hồi-Đống Đa và giải phóng Thăng Long của vua Quang Trung đặt trên bàn cân lịch sử,ta mới thấy hết ý nghĩa to lớn của nó.Càn Long là đời vua thịnh trị bậc nhất của triều đại Mãn Thanh.Văn học và võ bị đều phát triển một cách vượt bậc.Ý đồ đánh chiếm và sát nhập Đại Việt là toan tính lớn của vị vua nhiều cơ mưu này.Việc hao binh tổn tướng là hoàn toàn nằm ngoài tiên liệu của Càn Long.Con cháu dòng tộc Ái Tân Giác La không bao giờ tưởng tượng được là đám “giặc cỏ”Tây Sơn lại có cách hành quân đánh trận thần sầu như vậy.Binh pháp Tôn Tử,di thư Nhạc Võ Mục chưa chắc đã chỉ ra cái kiểu nghi binh để rồi đột nhiên đánh vào tử huyệt của gót chân Asin,khiến cả một hệ thống đồn bót kiên cố sụp đổ dây chuyền theo kiểu domino.
        Thật lý thú nếu đọc lịch sử mà ta chịu khó liên tưởng một chút.Đồn Ngọc Hồi của giặc Thanh và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng có một số nét tương đồng nào đó.Tôn Sĩ Nghị chủ quan cho rằng với lực lượn ba vạn quân tinh nhuệ cộng với hỏa lực tối ưu,đồn Ngọc Hồi sẽ nghiền nát quân Tây Sơn nếu Nguyễn Huệ dám tấn công trực diện.Còn tướng Nava thì lại muốn biến lòng chảo Điện Biên Phủ thành một cái phễu khổng lồ,hút tinh lực bộ đội Việt Nam dồn về một chỗ để chúng dễ dàng tiêu diệt.Biết rõ ý đồ của địch,hai thiên tài quân sự Quang Trung Hoàng Đế và Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại chọn cho mình cách thức riêng để giải quyết vấn đề.Vua Quang Trung thì không tấn công ngay vào chỗ mạnh nhất của kẻ địch mà chỉ hư trương thanh thế,hút thêm sinh lực của chúng vào đó khiến việc phòng ngự lộ ra nhiều điểm yếu nhất là đồn Khương Thượng.Chính yếu tố bất ngờ đã chi phối toàn bộ cuộc chiến tranh Thanh-Việt.Điều kiện thời gian cũng như không gian đều nằm gọn trong tay vị hoàng đế sáng suốt của triều đại Tây Sơn.Các đồn nhỏ như Gián Khẩu,Nguyệt Quyết,Nhật Tảo rồi Hà Hồi lần lượt bị mất khiến giặc Thanh càng có lý do để tin rằng Ngọc Hồi là điểm quyết chiến đẫm máu để phân thắng bại trước khi Quang Trung tiến vào Thăng Long.Mũi giáo đâm xuyên suốt bao nhiêu tấm khiên đến đây đột nhiên dừng lại để rồi chuyển hướng thọc đúng yết hầu của quân Thanh tại đồn Khương Thượng.Cuộc tập kích của đô đốc Long mạnh mẽ đến nỗi quân chủ lực đóng ở Ngọc Hồi vẫn còn nguyên vẹn mà chủ soái Tôn Sĩ Nghị đã phải vứt bỏ cả ấn tín tháo chạy thoát thân.Đây chính là đòn đánh mà binh pháp gọi là “Sấm nổ không kịp bưng tai”!!
        Cánh quân vu hồi không phải là đao quân chủ lực đột nhiên trở thành thanh kiếm cực sắc băm nát đội hình đại quân nhà Thanh.Trong lịch sử chiến tranh nhân loại,trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.Khi đại đồn hùng mạnh nhất của giặc đã bị cô lập,không còn bất cứ sự ứng cứu nào,vua Quang Trung quyết định nhận lời thách đấu và tổ chức cường kích như ta đã biết.Nếu so sánh tương quan lực lượng,ta thấy quân số giặc đông gần gấp ba quân Tây Sơn.Thế nhưng thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã không dàn quân đối đầu trực diện với Tôn Sĩ Nghị mà lại biến cánh quân của đô đốc Long thành một một mũi dùi nhọn đục vào chỗ yếu nhất của giặc là cánh quân Điền Châu của Sầm Nghi Đống.Cả cánh quân Vân Nam-Quý Châu đông đúc của Ô Đại Kinh không cần đánh cũng tự tan rã tháo chạy.Binh pháp gọi đó là “Bất chiến tự nhiên thành”!Lấy ít địch nhiều,lấy yếu chống mạnh.Sầm Nghi Đống bất ngờ mà chết!Tôn Sĩ Nghị bất ngờ nên phải vứt cả ấn tín chạy thoát thân.Nhưng Hứa Thế Hanh,Trương Triệu Long,Thượng Duy Thăng không hề bất ngờ vẫn phải chịu thất bại và bỏ mạng.Tại Điện Biên Phủ,ta kéo được pháo vào là điều bất ngờ đối với giặc Pháp.Nhưng việc đào hầm để đánh lấn là điều chúng biết rất rõ.Kết hợp cả cái bất ngờ và không bất ngờ để làm nên chiến thắng vĩ đại,đó chính là thiên tài quân sự,là những bộ óc bách chiến bách thắng của lịch sử Việt Nam.
        Trận Ngọc Hồi Đống Đa đã ám ảnh tâm trí vua tôi nhà Thanh một thời gian khá dài.Thông thường,một sự thất bại cay đắng như vậy sẽ kích động để “thiên triều” cất quân tái chiến báo thù,giống như các triều đại Tống,Nguyên,Minh từng làm.Thế nhưng,mặc cho tên vua bán nước Lê Chiêu Thống lải nhải cầu xin,Càn Long vẫn giả lơ.Cái cảnh Sầm Nghi Đống treo cổ,Hứa Thế Hanh,Trương Triều Long,Thượng Duy Thăng chết không toàn thây đã giữ cho đất nước ta tránh được họa ngoại xâm phương Bắc gần hai trăm năm.Mãi đến năm cuối thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước,khi cơm không lành canh không ngọt,từ bạn chuyển thành thù,chúng mới gây cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu khi xua chín quân đoàn chủ lực đối phó với bộ đội địa phương của các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.Nhưng nước lên thì bèo lên,xưa nhà Thanh cường thịnh và bá đạo thì ta có thiên tài quân sự Nguyễn Huệ và những nghĩa quân Tây Sơn vai đồng chân sắt.Nay chúng cậy súng to tàu lớn,của lắm tiền nhiều thì ta có thế trận giữ nước của chiến tranh nhân dân thiên biến vạn hóa nào có kém thua.Chỉ một trung đội mà ta có thể cầm chân một trung đoàn giặc tại thị xã Lạng Sơn đủ thấy chiến thuật “lấy thịt đè người”chẳng có gì là ưu việt.Giặc bị quét khỏi biên giới và để lại gần sáu vạn xác chết.
        Chúng ta muốn có hòa bình để nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no và hạnh phúc nhưng giặc thì không nghĩ vậy.Giở trang lịch sử nào cũng thấy chúng muốn nô dịch người khác,cậy nước lớn để đi bắt nạt các tiểu quốc.Chiếc bình thì chúng có thể thay đổi hình dáng và màu sắc để đánh lừa nhân loại nhưng bên trong vẫn là thứ rượu nồng nặc mùi tham lam và tàn ác,luôn thèm muốn lãnh thổ và tài nguyên người khác.Miệng thì nói nhân nghĩa nhưng lương tâm hoàn toàn đen tối,luôn bị con quỷ “Bành Trướng” ám ảnh và chế ngự.Không có trận Chi Lăng,không có hai lần cọc gỗ Bạch Đằng,không có các thiên tài quân sự như Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi hay Quang Trung Hoàng Đế,liệu dân tộc ta giờ đã ra sao??
        Khi nỗi sợ phai đi,lòng tham trỗi dậy thì trang lịch sử với những thất bại ê chề nhục nhã bị chúng vứt vào sọt rác để củng cố quyết tâm bành trướng và tiếp tục quá trình đi nô dịch các dân tộc khác.Chúng nghĩ sóng Biển Đông không thể nào là sóng Bạch Đằng và cọc gỗ thì vô phương đâm thủng tàu sân bay,cho dù đó là thứ tàu sân bay mua lại dưới dạng phế liệu.Đánh chiếm được Hoàng Sa và một phần của Trường Sa,giặc sẽ không bao giờ chịu dừng lại mà sẽ còn đi xa hơnĐích nhắm của chúng không chỉ là tài nguyên dưới lòng biển mà còn là những cánh đồng cò bay thẳng cánh của hai đầu Tổ Quốc ta.Đừng nghe những gì chúng nói,hãy căng mắt ra nhìn những gì chúng làm.Đừng để ý đến vẻ mặt tươi cười giả nhân giả nghĩa mà hãy nhìn xuyên suốt trái tim đen tham lam và tàn ác của chúng.Chẳng có lúc nào là muộn cả!Nhưng nếu cứ để “Nước đến trôn mới nhảy”như ông bà ta thường nói thì có lẽ muộn thật!Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách.Người có thứ bậc cao hơn thất phu sẽ càng thấy trách nhiệm nặng nề hơn.Hãy thổi hùng khí trận Đống Đa-Ngọc Hồi vào hồn dân tộc để thế giữ nước vững như bàn thạch.Lịch sử không phải là những trang sách để chúng ta đọc lướt qua.Chúng chính là máu và thịt của tiền nhân.


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/C6BF198C01E14333BC6EAEAED47DF52C.jpg[/image]

        ĐẤT NƯỚC YÊN BÌNH

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/577FE169E6DF4D3996BD5FA8E99CF7AC.jpg[/image]

        PHIM TÂY SƠN HÀO KIỆT

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/2D65B5A6613A475F9ADE1950B3355448.jpg[/image]

        LỄ HỘI ĐỐNG ĐA
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2012 18:23:20 bởi Tiền Giang >
        Attached Image(s)
        #34
          Tiền Giang 06.08.2012 11:14:43 (permalink)
          TẬP NĂM:

          TRẬN STALINGRAD

          BẺ GÃY XƯƠNG SỐNG HITLER

          Có lẽ,chiến tranh đã theo chân loài người xuất hiện trên trái đất từ lâu lắm rồi!Ban đầu,chỉ là sự tranh giành miếng ăn,lãnh địa hay sở hữu giống cái mà xâu xé nhau.Khí giới chưa phát triển thì loài người sử dụng tay chân.Những cái cấu véo dần biến thể thành những cái đấm đá hay giật chỏ lên gối.Thời đại Đồ Đá thì chơi nhau bằng đá cục hay rìu đá.Đến thời Đồ Đồng,con người văn minh hơn nên giết nhau bằng gươm giáo,cung tên.Càng về sau,kỷ thuật giết người càng được nâng cấp giống như bao nhiêu phát minh khác.Những trận chém giết ngày càng trờ nên ghê gớm với độ sát thương tàn khốc hơn.
          Đệ nhị thế chiến là cuộc sát phạt kinh khủng nhất mà lịch sử loài người có thể hình dung được.Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thì có nhiều nhưng tựu trung cũng chỉ vì quyền lợi và lòng tham.Đế Quốc Nhật bị cuốn vào vòng xoáy sớm hơn nước Đức chỉ vì chủ nghĩa quân phiệt thắng thế trên chính trường,muốn chiếm Trung Quốc và các nước lân cận để thỏa mãn nhu cầu tài nguyên.Tháng Bảy,năm 1937,Nhật ồ ạt xua quân xâm lăng Mãn Châu,gây ra cuộc chiến tranh lớn nhất Châu Á trong thế kỷ 20.Tại Châu Âu,để chối bỏ hòa ước bất bình đẳng Versailles nên chủ nghĩa Phát xít đã dựa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan lôi kéo dân chúng đi theo con đường chiến tranh để hoàn thành giấc mơ thống trị của mình.Nhân loại đang trải qua một cuộc đại suy thoái kinh tế nên không còn lòng tin đối với các chính phủ già nua,tạo điều kiện thuận lợi cho quân phiệt và phát xít giành chính quyền một cách dễ dàng.
          Chiến tranh bao giờ cũng có sự tham gia của một số lượng nhân mã đông đảo mới có thể mài sắc được lưỡi hái của tử thần.Nhưng châm ngòi cho các cuộc chém giết đẫm máu đó thường chỉ do một vài cá nhân.Nếu không có Napoleon,làm gì có trận Trafalgar.Austerlitz hay Waterloo?Không có cái chết của Franz Ferdinand,đế quốc Áo-Hung lấy cớ gì để tấn công Serbia khiến ngọn lửa Đệ Nhất Thế Chiến cháy lây sang các nước khác?Không có Tần Thủy Hoàng,tướng Bạch Khởi làm sao đốt cháy hết lăng mộ của các vua nước Sở và chỉ trong một đêm,giết chết 40 vạn hàng binh nước Triệu,những người trong tay không còn tấc sắt?Nhiều sử gia từng đặt ra giả thuyết,nếu không có Hitler,liệu chiến tranh Thế Giới Thứ Hai có xảy ra?Vẫn biết xu thế tranh ăn và muốn đặt ách thống trị lên lưng người khác của các đế quốc là điều tất yếu,nhưng nếu không có người cầm lái,liệu con thuyền chứa đầy chất nổ ấy có dám ra khơi?Cá nhân chỉ là hạt cát.Nhưng thật không may,những hạt cát không bình thường ấy lại rơi vào mắt của nhân loại,khiến gây sự xốn xang và đổ không biết bao nhiêu nước mắt.
          Nói về con người Hitler,sách sử vẫn chưa có sự đồng nhất với nhau.Không ai có thể giải thích nổi vì sao một con người hết sức bình thường lại đột ngột nổi lên thành một sát tinh kinh khủng như vậy?Những điều tô vẽ trong cuốn Mein Kampf có mấy ai tin?Trước tuổi ba mươi,không tìm thấy một nét đặc biệt nào trong cuộc đời của trùm phát xít.Tuy rất khéo che giấu thân thế,nhưng ai cũng biết rằng,Adolf Hitler được sinh ra tại một quán trọ thuộc ngôi làng Ranshofen thuộc lãnh thổ Áo Hung.Cha là Alois Hitler,một viên chức hải quan và mẹ là người vợ thứ ba gốc Áo lại là cháu gái cột chèo hệ thứ hai của cha mình.Năm ba tuổi,gia đình Hitler di cư đến Đức.Chính sự biến động nơi cư trú và mối quan hệ nhập nhằng của song thân,Hitler bị các đối thủ chụp cho cái mũ có gốc Do Thái hay người Séc,khiến lãnh tụ Quốc Xã càng ra sức che giấu lai lịch.Chính ông ta đã ra lệnh san bằng các ngôi làng có liên quan đến tuổi ấu thơ của mình.
          Gốc gác không rõ ràng,không có nghề nghiệp ổn định,thi vào trường Mỹ Thuật thì không đủ điểm,giấc mơ trở thành họa sĩ đã vuột khỏi tầm tay,Hitler nhập ngũ và tham gia chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất với cấp bậc hạ sĩ.Năm mười bảy tuổi,Hitler đến sinh sống tại thủ đô Viene của Áo.Song thân đều qua đời,đây là giai đoạn khó khăn nhất của người đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu.Adolf suốt ngày lông bông và đi làm những việc vặt để kiếm sống.Ngôi sao Tham Lang Tinh thường ngủ trọ tại các phòng trọ rẻ tiền và dùng bữa tại các bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.
          Trong bối cảnh như vậy,Hitler đã tiếp thu rất nhanh những ý tưởng nông cạn,xoàng xĩnh đôi khi phi lý và lố bịch.Ngoài ra ông ta còn bị đầu độc bỡi những thiên kiến kỳ dị.Chính mớ hổ lốn này đã kiến tạo một phần nền tảng của Đế Chế Thứ Ba mà Hitler sắp gầy dựng.Không tham gia chính trị,nhưng con mắt Adolf lại theo dõi sát sao hoạt động của các đảng phái để từ đó rút ra kết luận vì sao họ thành công hay thất bại.Nghệ thuật tuyên truyền cũng manh nha từ đó.Trong đầu Hitler hình thành một phương pháp sau này trở thành kim chỉ nam cho Đảng Quốc xã đó là sự “khủng bố tâm linh và thể chất”.Nó chẳng khác chất cực độc vừa đưa Hitler lên đài danh vọng đồng thời cũng chính nó đào mộ chôn vùi ông ta.Hitler tập luyện tài hùng biện với những người ông tìm thấy ở khu nhà trọ ổ chuột,bếp ăn từ thiện hay những góc phố tồi tàn.Chính kỷ năng này đã trở thành thứ vũ khí vô cùng đáng sợ cho chính trường châu Âu và cả thế giới.
          Năm hai mươi bốn tuổi,Hitler rời Viene để trở về nước Đức với một hành trang trống rỗng!Tan vỡ giấc mơ họa sĩ và kiến trúc sư,dưới mắt mọi ngừi,Hitler chỉ là một gã lông bông không hơn không kém.Chẳng bạn bè,thiếu công ăn việc làm và cả một mái ấm gia đình,ai cũng nghĩ Hitler là một con người thất bại hoàn toàn.Tuy nhiên,người sáng tạo ra lá cờ có chữ thập ngoặc vẫn còn có một thứ hết sức quan trọng và đáng sợ:đó là lòng tự tin không gì dập tắt được và ý thức về một sứ mệnh luôn nung nấu trong tim.


          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/AE2D12C3709A4AF2898EAB9F560571B0.jpg[/image]

          TRẬN CHIẾN WATERLOO CHẤM DỨT CUỘC ĐỜI CHÍNH TRỊ CỦA NAPOLEON ĐẠI ĐẾ

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/161C7B3D9BDD421A9A13CA6CFE7BDAE4.jpg[/image]

          TRÙM PHÁT XÍT ADOLF HITLER VÀ LÁ CỜ CHỮ THẬP NGOẶC
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2012 08:47:47 bởi Tiền Giang >
          Attached Image(s)
          #35
            Tiền Giang 06.08.2012 11:41:58 (permalink)
            Từng bị cấm phát biểu trước công chúng,Hitler dồn mọi nổ lực cho việc tái lập Đảng Quốc Xã và biến nó thành một tổ chức mà chưa ai được thấy bao giờ.Khởi thủy chỉ là một đảng nhỏ vô danh tiêu tốt,Hitlet đã từng bước nâng cấp để Đảng Công Nhân Quốc Gia Đức Xã Hội Chủ Nghĩa tỏa chân rết khắp đất nước chẳng khác gì tổ chức hành chánh của nhà đương cục.Hùng biện kết hợp với nói dối đã biến cương lĩnh đảng Quốc xã thành sách gối đầu giường của tầng lớp trẻ nước Đức thời bấy giờ.
            Nắm trong tay đảng Công Nhân Đức Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa gọi tắt là Đảng Quốc Xã hay NAZI,Hitler đã thực hiện phép thử quyền lực bằng đợt chính biến mà sử vẫn thường gọi là cuộc “Khởi nghĩa quán bia Munich”.Thất bại,bị bắt giam nhưng Hitler nhanh chóng được thả ra và đảng Nazi lớn mạnh một cách khác thường.Năm bốn mươi bốn tuổi,Hitler đã ngồi vào ghế thủ tướng Đức và bắt đầu quá trình thu tóm quyền hành.Lãnh tụ Đảng Quốc Xã ra lệnh đàn áp khốc liệt các đảng phái đối lập,giết hại không cần xét xử những người chống đối.Thế nhưng đại đa số dân chúng Đức lúc bấy giờ lại ủng hộ nhà độc tài vì cho rằng ông ta đã có công phục hồi được nền kinh tế và giảm thiểu nạn thất nghiệp,một vấn nạn của thế giới trong thời đại suy thoái.
            Anh và Pháp đang khốn đốn về vấn đề kinh tế nên một mực cầu hòa.Họ đã làm ngơ trước việc Hitler xé hòa ước Versailles,chiếm khu vực Rheiland,dùng vũ lực thôn tính nước Áo sau đó nuốt thêm khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc.Bắt mạch được sự nhu nhược của những kẻ cựu thù,nước Đức Hitler bắt đầu chuẩn bị cho những bước đi táo bạo và đầy mạo hiểm hơn.
            Sau này,nhiều nhà viết sử phê bình Hitler kịch liệt nhưng hầu hết đều công nhận ông ta là một bậc thầy về nghệ thuật tuyên truyền.Chính ông đã phát hiện ra việc Đảng Quốc xã cần có một lá cờ và một biểu tượng để tôn thờ và mê hoặc quần chúng,dẫn dắt họ tiến bước và chiến đấu cho mục tiêu đã được vạch sẵn.Lá cờ có chữ thập ngoặc màu đen trên nền trắng tròn trịa đã mang lại một hiệu quả phi thường.Thật không ngoa khi có người gọi đó là cú đột phá của thiên tài.Tác phẩm không mỹ thuật lắm nhưng về mặt tuyên truyền lại thuộc đẳng cấp cao.Nó giúp Hitler thành công tiếp nối thành công.
            Ngoài lá cờ tượng trưng cho quyền lực,Hitler còn sử dụng bài học khủng bố góp nhặt được đưa vào thực tiễn để giành quyền lực và tiêu trừ đối thủ.Đám cựu chiến binh được ngụy trang dưới vỏ bọc “Ban Thể Dục Thể Thao” trở thành một lực lượng sắt máu được điều động đến các đại hội để trấn áp người la ó phản đối,đẩy họ ra khỏi phòng họp.Dần dà,một lực lượng bán quân sự được thành lập gọi là đội quân Áo Nâu hay S.A.Nhiệm vụ chính của chúng là khủng bố những người chống lại Hitler.Cuối cùng,lực lượng SS được thành lập,một cái tên gieo rắc kinh hoàng cho những người dân bị Đức chiếm đóng.
            Trước khi đẩy hoạt động quân sự chống lại các nước láng giềng đi xa hơn,Hitler đã khôn khéo củng cố chế độ độc tài thật vững chắc và ra tay thanh trừng các đối thủ một cách không thương tiếc.Nhận thấy lực lượng S.A do mình thành lập đã đi chệch hướng và không còn tác dụng,Hitler phát động cuộc thanh trừng đẫm máu đêm 30 tháng 6 năm 1934,mà sử vẫn gọi là “Đêm của những con dao dài”.Thủ lĩnh Ernst Rohm của SA và rất nhiều người khác bị sát hại một cách dã man.Hitler tuyên bố: “Ai chống lại nhà nước,chắc chắn sẽ bị bắn chết”.Nhà nước đây chính là Đảng Quốc Xã và Adolf Hitler.Một số tư lệnh quân đội không đồng ý với việc đánh chiếm Áo và Tiệp Khắc như Werner von Blomberg,Konstantin đều bị mất chức.Hitler tuyên bố đích thân chỉ huy toàn quân lực.Nắm chức tổng tham mưu trưởng,Hitler còn là nguyên thủ quốc gia vừa là tư lệnh tối cao của OKW,một tên gọi tắt của hải,lục,không quân Đức.
            Đế chế thứ ba hình thành song song với việc ban hành luật chủng tộc nhằm gạt bỏ người Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức,ngược đãi giáo hội Cơ Đốc và Quốc Xã hóa nền văn hóa.Các cấp học đều nhận nhiệm vụ tuyên truyền cho nhà nước Quốc Xã.Thanh niên Đức được huấn luyện không ngoài mục đích dành cho công việc và cái chết.Phản kháng là từ ngữ bị loại bỏ hoàn toàn trong sách giáo khoa.
            Khi đã có trong tay mọi thứ,Hitler bắt đầu đi những nước cờ mới nhằm mở rộng thanh thế và đế chế của mình.Trước sự nhu nhược của Pháp và Anh,tháng 3 năm 1939,Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc.Theo gương đàn anh,Ý xâm lược Ethipopia và sát nhập Albania.Để củng cố sức mạnh,Đức và Ý ký kết Hiệp Ước Thép,hợp thức hóa liên minh quân sự giữ hai nước.Trước đó,trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha,Đức và Nga không đồng quan điểm,thế nhưng hai bên lại đột ngột ký hòa ước bất tương xâm Molotov-Ribbentrop khiến các nước phương Tây sững sờ.
            Không còn bận tâm vì vấn đề Liên Xô,ngày 1tháng 9 năm 1939 Đức bất thần xua quân tấn công Ba Lan.Chỉ trong vòng một tháng,các quân đoàn thiện chiến của Hitler đã làm chủ hoàn toàn đất nước Ba Lan.Hơn năm trăm chiến đấu cơ của Kềnh Kềnh Trắng đã không hề cất cánh và bị phá hủy gần như toàn bộ.Chẳng có một trận đánh ra hồn nào xảy ra.Con nai đã bị tê cóng trước con hổ dữ nên không thể nào phản kháng.Theo hiệp ước đã ký với Ba Lan,Anh Pháp cực chẳng đã phải tuyên chiến với Đức để bảo vệ đồng minh.Tuyên chiến nhưng rồi để đấy vì không một ai muốn động binh.Tình hình chiến sự châu Âu im ắng một cách khác thường.Cuối cùng hai bên cũng phải giao tranh để giành giật các nước Scandinavia có nhiều mỏ sắt quý giá.Anh Pháp yếu thế đành phải bỏ rơi Na Uy.


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/A73DD26AC67B4490B1D203795FC1270A.jpg[/image]

            ERNST ROHM :THỦ LÃNH SA BỊ HITLER SÁT HẠI TRONG "ĐÊM CỦA NHỮNG CON DAO DÀI"

            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/E41CB292F79048DC96B66A369E6F8A80.jpg[/image]

            KỴ BINH BA LAN BỊ ĐỨC ĐÁNH TAN TRONG TRẬN BRUZA
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2012 11:49:28 bởi Tiền Giang >
            Attached Image(s)
            #36
              Tiền Giang 07.08.2012 15:08:29 (permalink)
              Các tập đoàn quân Đức thần tốc quay sang phía Tây tấn công Pháp,Hà Lan,Bỉ và Luxembourg.Trước lực lượng hùng hậu của hơn ba triệu quân Đức,Pháp nhanh chóng đầu hàng còn Anh thì bị đẩy bật ra khỏi lục địa.Những trận hải chiến giữa hải quân Đức và hải quân Hoàng gia Anh bắt đầu khuấy động Đại Tây Dương.Không quân cũng được tung vào cuộc chiến tay đôi này nhưng bất phân thắng bại.Người Đức có hỏa lực mạnh nhưng người Anh lại có đồng minh là biển cả.
              Quân Đức tràn vào Balkan sau trận đánh lớn tại Crete,quét sạch quân Hy Lạp và Nam Tư.Trong khi đó,Ý lại thất bại liên tiếp tại mặt trận Đông và Bắc Phi khiến Đức phải gửi Quân Đoàn Phi Châu dưới quyền điều khiển của tướng Erwin Rommel đến tăng viện.Hai bên đụng độ ác liệt tại Cyrenaica và Malta.Sau hai năm dằng co,quân Anh Pháp được Hoa Kỳ hổ trợ mở chiến dịch Bó Đuốc đổ bộ vào Bắc Phi đã đánh bại phe Trục qua chiến dịch Tunisia và giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng đất này.
              Với hiệp ước bất tương xâm Molotov-Ribbentrop,Hitler đã đi nước cờ cao tách Liên Xô ra khỏi Anh Pháp để khỏi phải chịu cảnh lưỡng đầu thọ địch.Nhưng sau chiến thắng dễ dàng ở mặt trận phía Tây,Hitler liền nghĩ ngay đến việc tính sổ Liên Xô.Đức Quốc Xã đã điều hơn nửa trong số bảy triệu quân tại ngũ cộng với sáu mươi vạn quân của chư hầu,mở chiến dịch Barbarossa ồ ạt tấn công nước Nga Xô Viết.Trong cuốn Mein Kampf,Hitler đã khẳng định việc “xác lập lãnh thổ mới” cho “không gian sinh tồn” bằng cách tiêu diệt hoặc trục xuất cư dân Slave tới Siberia và chỉ để lại những kẻ nô lệ.Bộ máy lãnh đạo của Đức Quốc Xã định nghĩa chiến tranh chống Liên Xô là cuộc đấu tranh của Xã Hội Quốc Gia chống lại Cộng Sản và của chủng tộc Aryan tinh túy chống lại tộc Slave hạ đẳng.
              Về phía Liên Xô,sau khi ký hòa ước với Đức,chẳng mấy ai tin vào sự thành thật của Hitler.Có điều,hầu hết các tướng lãnh đều nghĩ chiến tranh Xô Đức không thể diễn ra sớm trong một vài năm.Nhìn thấy cái cách quân Đức đập tan sự kháng cự ở phía Tây,Liên Xô cũng có phần e dè nên cố tránh mọi hành động khiêu khích để khỏi xảy ra chiến tranh.Trong cuộc chơi “Hữu Nghị” với Hitler,người Nga đã bị qua mặt nên hoàn toàn bị động khi chiến tranh nổ ra.
              Đức tung 190 sư đoàn với quân số trên năm triệu người chia làm bốn cụm Tập Đoàn Quân,tấn công Liên Xô trên một mặt trận trải dài 2900 cây số từ bờ biển Baltic phía Bắc đến bờ Biển Đen phía Nam.Cụm Tập Đoàn Quân Phần Lan-Na Uy gồm hai mươi mốt sư đoàn,được hạm đội không quân số Năm yểm trợ,vừa có nhiệm vụ phòng thủ vừa phối kết hợp tấn công Leningrad,chiếm căn cứ Hạm Đội Biển Bắc của Liên Xô và thành phố Arkhangelsk.Thống chế Wilhelm von Leeb đem hai tập đoàn quân bộ và tập đoàn quân xe tăng số 4 chiếm các cảng vùng biển Baltic,đánh Kronstadt và Leningrad.Nhiệm vụ của cụm tập đoàn quân Bắc là phối kết hợp với cụm Trung Tâm,thọc sâu vào thủ đô Moskva.
              Chủ lực quân Đức do thống chế Fedor von Bock làm tư lệnh gồm năm mươi sư đoàn được hạm đội không quân số Hai yểm trợ giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Hitler.Cánh quân này sẽ chia cắt và bao vây Hồng Quân tại Belarus,sau đó tiến chiếm thủ đô của Liên Bang Xô Viết.Còn cụm tập đoàn quân Nam do tướng Gerd von Rundstedt từ Rumania đánh vào Kiev và Ukraina,tấn công cảng Odessa,bán đảo Crimea và căn cứ Hạm Đội Biển Đen tại Sevastopol.Cụm Nam có ba tập đoàn quân bộ,một tập đoàn xe tăng và hai tập đoàn chư hầu Rumania.
              Hitler đã lệnh cho các tướng lãnh phải tấn công chớp nhoáng bằng đòn đánh mãnh liệt nhất,tiêu diệt cho được quân chủ lực Xô Viết,không cho rút sâu vào nội địa nước Nga.
              Về phía Liên Xô,Hồng quân có hai trăm ba mươi sư đoàn,gần sáu triệu quân và hai mươi ngàn xe tăng.Thượng tướng Fedor Kuznetsov nắm hai mươi lăm sư đoàn của quân khu đặc biệt Prebaltic có nhiệm vụ đối chọi với cụm tập đoàn quân Bắc của tướng von Leeb.Còn tướng Dmitri Pavlov nắm hai mươi bốn sư đoàn bộ binh,mười hai sư thiết giáp và hai sư kỵ binh nhận nhiệm trọng trách chận bước tiến của mũi nhọn quân Đức của thống chế Fedor von Bock.Bộ tư lệnh Hồng quân lệnh cho tướng Kirponos đem lực lượng hùng hậu với 32 sư bộ,16 sư tăng,8 sư cơ giới và 2 sư kỵ binh vô hiệu hóa cánh quân Nam của tướng Rundstedt.
              So sánh tương quan lực lượng,ta thấy phía Liên Xô có phần nhỉnh hơn cả về quân số lẫn xe tăng.Thế nhưng Đức lại chiếm ưu thế về tính bất ngờ,trang thiết bị hiện đại và ý đồ chiến thuật.Liên Xô đã dùng Phương Diện Quân Tây Nam mạnh nhất của mình trấn giữ Ukraina vì cho rằng Đức buộc phải đánh chiếm những vùng mang tính sống còn về kinh tế.Thế nên Phương Diện Quân Tây yếu ớt đóng tại Belarus không đương đầu nổi với mũi dùi mạnh nhất của Đức,phải chịu thảm bại và để kẻ thù bao vây chia cắt và triển khai trận đánh tiêu diệt lớn.Từ hướng này,Hitler đã mở toang cánh cửa đi vào trung tâm nước Nga và tiến đánh Moskva.
              Thuật lại trận đánh đẫm máu nhưng hào hùng đầy chất sử thi Stalingrad nhưng phải dẫn giải dài dòng như vậy không ngoài mục đích để người đọc khái quát cho hết tình hình chiến sự lúc bấy giờ, những ảo tưởng ngông cuồng cũng như sai lầm chết người của trùm phát xít Hitler.Để chúng ta thấy rằng trận Stalingrad có tầm mức quan trọng như thế nào đối với nhân dân Xô Viết cũng như toàn thể nhân loại.Nếu vị trí kháng cự này bị xóa sổ,cục diện chiến tranh thế giới thứ hai sẽ đi về đâu?Một nước Pháp đã đầu hàng,một nước Anh đang bị vây hãm khốn đốn giữa biển khơi liệu có vực dậy được tình hình?



              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/96521AE0F9AC479F94DA2A0DD3CA43F7.jpg[/image]

              THỐNG CHẾ ĐỨC ERWIN ROMMEL,CHỈ HUY SƯ ĐOÀN MA TẤN CÔNG PHÁP.TƯỚNG LÃNH HIỀN
              NHẤT CỦA PHÁT XÍT.BỊ HITLER ÉP TỰ SÁT.



              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/6FB1AE1F48064B5FBD7EBA92700244B8.jpg[/image]

              FEDOR VON BOCK,CHỈ HUY CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM TẤN CÔNG XÔ VIẾT
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2012 15:15:18 bởi Tiền Giang >
              Attached Image(s)
              #37
                Tiền Giang 07.08.2012 15:32:31 (permalink)
                Khi quan sát quân Nga đánh nhau với Phần Lan,Hitler đã nhìn thấy những khuyết điểm chết người của họ.Trang bị vũ khí lạc hậu,chỉ huy thiếu sự đồng nhất nên đây chính là con voi không có ngà để sư tử Đức làm thịt.Thế nhưng việc khiêu chiến với nước Nga là sai lầm lớn nhất của Hitler giống như Napoleon đại đế.Trong cuộc chiến tranh vệ quốc,người Nga luôn được một đồng minh tuyệt đối trung thành hổ trợ rất hiệu quả,đó là Thần Băng Giá.Một khi ý đồ đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản,các đoàn quân viễn chinh của Pháp trước kia và Đức hiện giờ đều vướng vào cái bẩy khổng lồ thời tiết.Nhân hòa có,thiên thời có mà thiếu địa lợi thường cũng đành hứng chịu thất bại.Lịch sử không thích lập lại nhưng thường giới thiệu với chúng ta những mô hình giống nhau.Hitler đã dẫm đúng vào dấu chân của người đi trước là Nã Phá Luân.
                Tháng 6 năm 1941,Đức đồng loạt nổ súng trên toàn tuyến biên giới Liên Xô tiếp giáp với châu Âu.Một trận bão lửa trút xuống các thành phố,doanh trại và căn cứ quân sự của Hồng quân.Yếu tố bất ngờ đã làm hơn một ngàn máy bay của Liên Xô đành chịu phơi xác trên đường băng mà không thể cất cánh.Một giải biên thùy từ Biển Bắc đến Biển Đen ngập tràn xe tăng Đức và những binh sĩ vát cờ chữ thập ngoặc.Phương Diện Quân Tây Bắc của Liên Xô bị đánh trọng thương phải lùi về Litva và bị ép ra phía biển gần thủ đô Tallinn của Estonia.Cụm quân Bắc của Hitler tổ chức bao vây tiêu diệt tập đoàn quân số 8 và số 11 của Liên Xô khiến Hạm Đội Biển Bắc phải di tản về Kronstadt.Hitler hoàn toàn làm chủ các nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa vùng Baltic.Chính cụm quân Bắc kết hợp với cụm quân Phần Lan bao vây rất ngặt Leningrad.Mãi đến chín trăm ngày sau,thành phố mới được giải tỏa với hơn sáu mươi vạn dân bị chết đói.Đây là Thành Phố Anh Hùng của người dân Xô Viết.
                Sở hữu một lực lượng rất mạnh,Phương Diện Quân Tây Nam của Liên Xô đã chận đứng được cuộc tấn công của cụm quân Nam Hitler do tướng Rundstedt chỉ huy.Những cuộc đấu xe tăng kinh hoàng đã xảy ra tại đây.Xe tăng Đức ít nhưng trang bị hiện đại hơn,lại tấn công theo kiểu mũi dùi khiến Phương Diện Quân Tây Nam phải lùi dần về để bảo vệ thành phố Kiev và Hạm Đội Biển Đen ở cảng Odessa.Quân Đức tràn vào bán đảo Crimea và tiến đánh thủ phủ Sevastopol.Hồng quân đã tổ chức phòng ngự rất kiên cường tại thành phố này.Sevastopol bị cày nát bỡi bánh xích xe tăng và bầu trời suốt ngày mịt mờ khói đạn trọng pháo.Sau một năm kiên cường chống cự,thành phố Sevastopol thất thủ nhưng đã kềm bớt sức mạnh ban đầu của Đức Quốc Xã để phía sau kịp thời lập tuyến phòng thủ bảo vệ vùng công nghiệp nặng Donbass và vùng dầu mỏ trọng yếu Kavkaz.
                Nhưng bi đát nhất có lẽ là Phương Diện Quân Tây của Liên Xô.Tại đây,bốn tập đoàn quân Xô Viết đã không chống nổi các tập đoàn quân xe tăng và bộ binh của Đức.Cụm quân Trung Tâm của Fedor von Bock đã tiến hành chiến dịch khủng khiếp Belostok-Minsk,bao vây và tiêu diệt gần hết tập đoàn quân Tây.Đại tướng xe tăng Đức Heinz Guderian đã dùng cách đánh thọc sườn đập tan các đoàn xe tăng 14 và 17 của Liên Xô.Một đại tướng xe tăng khác là Hermann Hoth bao vây các tập đoàn quân số 3 và số 10 khiến Hồng quân tại Belarus hỗn loạn và rút lui.Tại thành phố Minsk,Phương Diện Quân Tây bị rơi vào vòng vây lớn của Heinz và Hoth nên bị đánh tan.Bốn mươi hai vạn chiến sĩ Hồng quân đã hy sinh tại mặt trận Belarus.Quân Đức chờ tăng viện để tiến đánh Smolensk.
                Phương Diện Quân Tây bị xóa sổ,cánh Tây Nam của tướng Mikhail Kirponos phải gánh trọng trách chận đứng mũi nhọn tấn công của Hitler.Smolensk trở thành điểm quyết chiến chiến lược của đầu não chiến tranh hai phía.Quân Đức lúc này đã chiếm được các nước cộng hòa Baltic và làm chủ một vùng rộng lớn phía bờ Tây sông Dvina và sông Dnepr.Sau nửa tháng chiến đấu,Hồng quân đã mất một triệu người.Nhưng qua lệnh tổng động binh,quân số không ngừng tăng lên.Bộ tư lệnh tối cao Xô Viết điều thêm một lực lượng hùng hậu lập phòng tuyến vững chắc tại thành phố Smolensk.
                Bị chận đứng tại Smolensk,quân Đức chuyển hướng đánh thăm dò về phía Kiev và chọc thủng phòng tuyến Xô Viết tại Gomel.Thành công của cánh quân vu hồi đánh tập hậu khiến thủ đô của Ukraina bị uy hiếp nặng nề.Tổng tham mưu trưởng,tướng Zhukov bị cách chức và nguyên soái Stalin lệnh phải tử thủ Kiev bằng bất cứ giá nào.Phương Diện Quân Briansk của Liên Xô cố gắng đánh thọc sườn quân Đức nhưng thất bại,tạo lỗ hổng phòng thủ khiến tướng Guderian đánh xuống bờ Đông sông Dnepr,chiếm được Chemigov và Konotop,sau đó trực chỉ Lokhvitsa.
                Mặt trận phòng thủ Kiev bị thủng phía Nam khi Hitler điều một lực lượng lớn xe tăng đánh bất ngờ vào hậu phương của tập đoàn quân tại Pervomaisk-Uman.Phòng tuyến bờ sông Đông bị vỡ,quân Đức tràn vào Kremenchuk.Từ đây,tập đoàn quân xe tăng số 1 của tướng von Kleist hợp cùng với tập đoàn quân xe tăng số 2 của Guderian bao vây triệt để Phương Diện Quân Tây nam của Liên Xô.Bị sông Dnepr chận không có đường lui,cánh quân Tây Nam không thể phá vây nên hoàn toàn bị tiêu diệt.Sáu mươi sáu vạn quân cùng các tướng lãnh bị bắt sống.Thượng tướng Kirponos tử thương vì đạn cối.Trung tướng Tupikov,tham mưu trưởng Phương Diện Quân cùng với bí thư Đảng Cộng Sản Ukraina bị tử trận.Chính ủy Rykov bị Đức bắt sống và hành quyết.Thủ đô Kiev thất thủ.Đây là chiến thắng vang dội nhất của phát xít Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến.


                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/B92A4325804C41DCAC339E7987D44112.jpg[/image]

                TỔNG TƯ LỆNH HỒNG QUÂN LIÊN XÔ,NGUYÊN SOÁI IOSIF.V.STALIN

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/574A7FDE93EF4166ACA07E6CF5630B39.jpg[/image]

                TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG HỒNG QUÂN GIAI ĐOẠN ĐẦU,NGUYÊN SOÁI ZHUKOV
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2012 15:41:54 bởi Tiền Giang >
                Attached Image(s)
                #38
                  peli 08.08.2012 17:19:34 (permalink)
                  Hậu thế sẽ còn phân vân nhiều khi đặt câu hỏi không hiểu tại sao bộ óc một hạ sĩ,một gả thợ sơn lại có thể nghĩ ra kiểu đánh “nhồi thuốc súng”lợi hại như vậy?Chúng ta nên biết rằng Hitler rất bảo thủ và tự cao tự đại.Việc tăng quân ồ ật vào Kiev để đè bẹp Hồng Quân Liên Xô gần như là tác phẩm trọn vẹn của trùm phát xít.Nhưng cũng chính chiến thắng vang dội này,đã đem lại hiệu ứng trái ngược cho hai bên.Stalin thì lấy đó làm bài học về điều hành chiến trường nên chú ý lắng nghe bộ tổng tham mưu và các tướng lãnh để rút kinh nghiệm.Ngược lại,Hitler càng tin vào thiên tài quân sự của mình nên chẳng thèm nghe ai,cuối cùng dẫn đến thất bại.
                  Phấn chấn trước việc chiếm được Kiev,Hitler dồn toàn lực tung quả đấm thép để đánh chiếm Moskva.Hai triệu quân được yểm trợ bỡi 1400 máy bay,1700 xe tăng,cùng hướng về thủ đô của Liên Xô.Hồng Quân đứng trước áp lực lớn chưa từng thấy và nguy cơ mất nước cũng lớn hơn bao giờ hết.Bộ chỉ huy Xô Viết lập tuyến phòng thủ gồm ba lớp và tung vào chiến trường những binh sĩ gần như cuối cùng.Những vùng đất đai trù phú nhất đã bị chiếm,lính gọi nhập ngũ không bổ sung kịp,cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn,tình hình nước Nga Xô Viết chẳng khác chỉ mành treo chuông.
                  Chỉ trong mười ngày đầu,quân Đức đã đập tan tuyến phòng thủ thứ nhất,giết chết nửa triệu Hồng quân.Nhưng nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm và tổ chức phòng ngự có chiều sâu,Liên Xô đã làm chậm lại sức công phá của quân đội Hitler.Người Đức đã bị hụt hơi ngay cửa ngõ tiến vào thủ đô Moskva.
                  Trời lạnh đến âm 53 độ,lính Đức chết cóng khắp nơi,có ngày lên cả ngàn người.Bệnh dịch lại hoành hành khiến nhiều sư đoàn Đức rơi rụng và bị xóa sổ.Nhiệt độ thấp cũng làm trang thiết bị và vũ khí hỏng hóc.Chính mùa Đông khắc nghiệt đã đánh bại kế hoạch Barbarossa của Hitler.Quân Đức chỉ còn cách Moskva hơn mười cây số,điện Kremlin đã nằm trong tầm mắt mà không thể nào tiến thêm được nữa.Nhìn ra yếu điểm kẻ thù,Liên Xô bắt đầu tung ra các đợt phản kích,kể cả cách đánh bằng xe trượt tuyết.Sự liên thủ giữa lòng yêu nước,tinh thần bất khuất và băng giá mùa Đông đã hất quân Đức ra khỏi Moskva hàng trăm cây số.Hàng chục sư đoàn thiện chiến của Hitler bị tiêu diệt.Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh đè bẹp nhà nước Xô Viết đã hoàn toàn bị phá sản.
                  Mùa hè năm sau,lợi dụng tiết trời ấm lên,Đức mở chiến dịch Veronezh và Kavkaz.Với số quân ít hơn nhưng tướng Erich von Manstein đã nhìn thấy điểm yếu trong phòng ngự của Liên Xô nên tung quân đánh tan Phương Diện Quân Crimea,buộc Hồng quân phải bỏ Kerch tháo chạy và để lại mười bảy vạn lính bị bắt làm tù binh.Thành phố Sevastopol thất thủ.Manstein là một trong những tướng lãnh tài ba của Hitler.Kế đến,đại tướng Paulus kết hợp với thống chế von Kleist vây đánh Phương Diện Quân Tây Nam của nguyên soái Timosenko.Sự phối kết hợp ăn ý này đã đánh tan Phương Diện Quân Tây Nam và bắt hơn hai mươi vạn tù binh.
                  Thừa thắng xông lên,Hitler ra lệnh cho quân Đức mở chiến dịch Kavkaz tấn công dọc hướng Đông sông Volga và hướng về Stalingrad.Ban đầu,Đức gặp nhiều thuận lợi khi các quân đoàn xe tăng tung hoành trên thảo nguyên vùng Kavkaz mà không gặp bất kỳ sự kháng cự đáng kể nào.Chính sự dễ dãi này đã làm quân Đức chủ quan nên khi đụng phải tuyến phòng thủ vững chắc Terech của tướng Tulenev,chiến dịch Kavkaz bị bế tắc và quân Đức nản lòng.
                  Trong khi đó,tại phía Nam,tướng Hermann Hoth đánh tan Phương Diện Quân Tây và chiếm được Veronezh.Tuyến phòng thủ sông Đông bị vỡ,đại tướng Đức Paulus dẫn Tập Đoàn Quân dã chiến số 6 ồ ật tiến về thành phố Stalingrad.Liên Xô vội vã thành lập Phương Diện Quân Stalingrad để bảo vệ thành phố và phát lời kêu gọi Tổ Quốc lâm nguy.Đức cũng lần lượt đổ vào đây tám mươi sư đoàn,biến Stalingrad thành trận đánh có tầm vóc quy mô và ác liệt bậc nhất của chiến tranh Thế Giới Thứ Hai.
                  Thành phố Stalingrad nằm ở vùng hợp lưu của sông Volga và con sông nhỏ màu nước vàng đục có tên Thổ Nhĩ Kỳ là Sarica,nên trước đây thành phố có tên là Tsaritsyne.Đến năm 1925,phong trào đặt tên thành phố theo tên lãnh tụ giống như Leningrad nên Tsaritsyne đổi thành Stalingrad.Đến thập niên 70 của thế kỷ trước,rộ lên việc chống sùng bái cá nhân,thành phố lại đổi tên là Volgagrad.Nằm ở hạ lưu con sông cái Volga,Stalingrad đất đai trù phú,dân cư đông đúc và rất thuận lợi trong việc giao thông.Ngoài ra,thành phố còn mang tầm chiến lược quan trọng vì nối liền biển Caspi với miền Bắc nước Nga.Đánh chiếm được thành phố công nghiệp lớn này,quân Đức sẽ cắt đứt nguồn cung cấp dầu hỏa của Hồng quân.Về mặt tinh thần,việc xóa tên thành phố mang tên vị lãnh tụ Xô Viết cũng là một thắng lợi tinh thần to lớn đối với Hitler.Trùm phát xít từng tuyên bố: “Nếu không chiếm được các mỏ dầu tại Maikop và Grony thì tôi đành phải kết thúc cuộc chiến này”.
                  Hồng quân cấp tốc xúc tiến việc phòng thủ thành phố Stalingrad.Các tập đoàn quân dự bị chiến lược số 62,63,64 và quân cận vệ đều được tung vào trận đánh bảo vệ thành phố.Stalin bổ nhiệm thượng tướng Yeryomenko làm tư lệnh Phương Diện Quân Tây Nam,hợp với chính ủy Khrushchyov phải bảo vệ Stalingrad bằng mọi giá.Trung tướng Chuikov chỉ huy tập đoàn quân số 62 sau này vang danh nhờ trận đánh một mất một còn này.
                  Liên Xô thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống để chờ đón quân Đức.Lương thực và gia súc đều được chuyển sang bên kia sông để khỏi rơi vào tay quân địch.Các nhà máy sản xuất xe tăng vẫn tiếp tục làm việc.Lãnh tụ Stalin đã điều tất cả lực lượng Hồng quân còn có thể điều được,thậm chí có một số ở tận Siberia xa xôi,về chống đỡ cho Stalingrad.Phụ nữ và trẻ em chưa đi di tản thì tham gia đào hào và xây dựng công sự.Không khí thành phố Stalingrad trong những ngày chờ giặc đến nặng nề như đeo đá.Không ai biết điều gì sẽ xảy ra?


                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/1C57E969B1BC456989ED91FF119231E9.jpg[/image]

                  CHỈ HUY PHƯƠNG DIỆN QUÂN STALINGRAD TƯỚNG ROKOSSOVSKY

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/6836A660FE4B4DA5BE3AB0D8EEED2B78.jpg[/image]

                  TỪNG VIÊN GẠCH CỦA STALINGRAD ĐỀU THẤM MÁU 2 DÂN TỘC NGA ĐỨC

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/2CF3FD3CE25442CEBF7B5FB6B6906BB1.jpg[/image]

                  MÁY BAY JUNKERS JU 87 STUKS TRÊN BẦU TRỜI STALINGRAD
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2012 17:41:47 bởi peli >
                  Attached Image(s)
                  #39
                    peli 08.08.2012 17:47:39 (permalink)
                    Quân Đức mở đầu cuộc tấn công vào thành phố Stalingrad bằng trận bão lửa của phi đội Luftflotte số 4 do thượng tướng Wolfram von Richthofen chỉ huy.Hơn một ngàn tấn bom đạn của phi đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đã biến Stalingrad thành đống gạch vụn.Khu dân cư vùng Voroshirsky bị phá hủy hoàn toàn.Hàng người bị giết và bị thương,trong đó có rất nhiều trẻ em.Viện quân Liên Xô,trong đó có đội quân chư hầu Croatia không qua được sông để tham gia chiến đấu vì phà chở quân đã bị Đức phá hủy gần hết.Không quân Xô Viết thì bị các con chim sắt Luftwaffe của Đức áp đảo.Chỉ trong vòng một tuần,người Nga đã mất trên hai trăm chiến đấu cơ.Các nhà máy sản xuất máy bay vùng hậu phương phải chạy hết công suất nên chỉ trong vòng nửa năm đã cung cấp cho chiến trường hơn một vạn rưởi máy bay các loại.Nhưng trong giai đoạn đầu,không quân Đức đã làm chủ bầu trời Stalingrad,gây cho Liên Xô những tổn thất vô cùng to lớn.
                    Trước sự tấn công hủy diệt của kẻ thù,Liên Xô đã động viên cả thanh nữ và công nhân tham gia chiến đấu.Điển hình là trung đoàn phòng không 1077 hầu hết xạ thủ đánh nhau với phi công Đức là đội quân tóc dài.Còn công nhân các xưởng sản xuất xe tăng thì nhảy lên cầm lái,đưa những con trâu sắt ra trận khi chúng chưa được sơn phết hay lắp đặt trang thiết bị.
                    Quân đoàn không quân số 8 của Đức gồm các máy bay bổ nhào Stuka và máy bay tiêm kích đã đánh thiệt hại nặng các tập đoàn quân bộ và xe tăng của Liên Xô,buộc Hồng quân phải ép chặt vào thành phố và biến Stalingrad thành một pháo đài khổng lồ.Giữa đống đổ nát hoang tàn,các tập đoàn Quân số 62,64 và Sư Đoàn Cận Vệ củng cố vị trí phòng ngự từng góc phố từng ngôi nhà để chống lại sự tràn ngập của quân Đức.Hồng quân Xô Viết nhận thức họ đang chịu sức ép nghiêm trọng về thời gian,nhân lực và vật lực.Thế nên,tất cả những ai có thể cầm súng đều được lệnh đứng lên bảo vệ Stalingrad.Tuy bị thua kém về khả năng tác chiến cơ giới so với quân Đức,nhưng khi chiến đấu trong thành phố,Hồng quân lại chiếm lợi thế khi giao tranh bằng vũ khí cầm tay.Lực lượng tăng thiết giáp đã bị vô hiệu hóa trong những đường phố chật hẹp và đầy chướng ngại vật.
                    Căng thẳng và ác liệt nhất có lẽ là cánh Bắc và Tây Bắc,nơi Hồng quân phải đối đầu với Tập Đoàn Quân số 6 của Đức.Phòng thủ hướng này là Phương Diện Quân Stalingrad do nguyên soái Timoshenko chỉ huy.Quân Đức cố ý đánh rát hòng tách Tập Đoàn Quân 62 Xô Viết ra khỏi khối quân để dễ bề tiêu diệt.Tính chất ác liệt và đẫm máu thể hiện qua việc cả hai bên đều không chấp nhận bắt tù binh.Ngoài việc muốn chiếm cho được thành phố mang tên lãnh tụ của kẻ thù,lính Đức còn cảm nhận việc thần băng giá đang phả hơi lạnh vào gáy nên cần chỗ trú thân trong mùa Đông khắc nghiệt.Ác nỗi,Hồng quân Xô Viết lại bị bao vây tứ phía,sau lưng là con sông lớn Volga hung dữ khóa chặc không có đường lui,lại nhận được mệnh lệnh 227 của lãnh tụ Stalin không cho phép rời vị trí nên đã chiến đấu vô cùng kiên cường,trên cả sức mình.Quân Đức đã lì,họ còn lì hơn.”Không lùi một bước”, “Không có đất cho chúng ta ở bên kia bờ sông Volga” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của Hồng quân Liên Xô.
                    Quân Đức rất mạnh khi dựa trên học thuyết quân sự “Hợp đồng tác chiến” giữa các binh chủng.Máy bay cường kích và pháo binh san bằng công sự phòng thủ của đối phương,hủy diệt lực lượng tăng đề kháng.Sau đó,các sư đoàn thiết giáp tràn ngập trận địa với đoàn bộ binh tùng thiết theo sau đánh chiếm mục tiêu.Thế nhưng tướng Chuikov của Liên Xô đã tìm ra cách hóa giải chiêu thức thần sầu này của quân Đức.Vị tướng tài ba này đã lệnh cho Tập Đoàn Quân 62 của mình “ôm lấy quân Đức” mà đánh.Chiến thuật “cận chiến” này đã vô hiệu hóa pháo binh và không quân Đức.Một quả bom rơi xuống trận địa,cả hai bên đều chịu thương vongĐây chính là chiêu thức “Đồng quy ư tận”(cả hai cùng chết) trong võ học hay còn gọi là cách đánh tự sát,không chừa cửa cho sự sinh tồn.Ai yếu bóng vía hơn sẽ bị thua trong đòn đánh cân não này.
                    Khắp thành phố,chỗ nào cũng có lô cốt và công sự phòng thủ.Quân Đức đã vào được nội đô nhưng lại không thể sử dụng pháo và máy bay nên đành cùng các chiến sĩ Hồng quân chơi tay đôi bằng súng cá nhân.Hai bên giành đi giật lại từng ngôi nhà,từng đống đổ nát.Viên gạch nào của Stalingrad cũng đều thấm máu hai dân tộc Nga Đức.Đánh trên mặt đất chán,hai bên lại dắt nhau xuống các ống cống để phân cao thấp.Thành phố Stalingrad quá rộng lớn nên đường cống thoát nước chạy chằng chịt chẳng khác gì mê cung.Nhiều binh sĩ đã đi lạc và bỏ mình trong đó.Sau này lịch sử của người Đức gọi đó là cuộc “chiến tranh chuột cống”.Trợ thủ và cũng là kẻ thù không mời mà đến thì hết sức đa dạng và phức tạp.Rắn,rết,muỗi mòng,bọ cạp,sâu đỉa và dĩ nhiên nhiều nhất là các chú chuột.Hang ổ của chúng đã bị xới tung lên bỡi những trái tạc đạn và các loạt súng liên thanh.
                    Những quy tắc của một trận đánh quy ước đã bị phá vỡ.Quân Đức không còn dựa vào các binh đoàn cơ động hổ trợ bỡi tăng thiết giáp mà cá nhân người lính phải tự thân vận động trong một không gian nhỏ hẹp.Đôi khi,những ngôi nhà bị dội bom tơi tả lại chứa cả quân Nga lẫn quân Đức.Họ bắn và đâm nhau qua các lỗ thủng.Bên nào cũng cố giành cho được gian bếp để may ra tìm thấy thứ gì đó còn ăn được.Hồng quân Liên Xô đã chiếm thế thượng phong trong lối đánh này vì thông thuộc địa hình lại được sự hổ trợ của người dân.



                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/8F4C4B9C355C4EB48200D7C9CD9C58F9.jpg[/image]

                    TƯỚNG CHUIKOV,NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG "ÔM LẤY QUÂN ĐỨC MÀ ĐÁNH"

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/C403BEE84A454581B80CE6374CA0ACFC.jpg[/image]

                    STALINGRAD HAY ĐỊA NGỤC?

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/88A6E881CADC4711839971A7AA6ACA01.jpg[/image]

                    Tượng đài "Người mẹ bất tử" và tượng "Người lính Xô Viết" trong tổ hợp kỷ niệm Chiến thắng Stalingrad trên đồi Mamayev - Kurgan
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2012 17:49:41 bởi peli >
                    Attached Image(s)
                    #40
                      Tiền Giang 09.08.2012 22:00:12 (permalink)
                      Một cao điểm trong thành phố là đồi Mamayev Kurgan và nhà ga xe lửa số Một trở thành chiếc cối xay thịt khủng khiếp trong câu chuyện chiến tranh vệ quốc của Liên Xô.Hai nơi này đã thay ngôi đổi chủ hàng chục lần trong một ngày.Chúng bị chà đi xát lại một cách khốc liệt và đã giữ lại hiện trường toàn bộ thi thể của Sư Đoàn Cận Vệ số 13 Liên Xô và một số lượng xác chết tương đương của quân Đức.Không dưới hai vạn người đã bỏ mình trong trận giao tranh theo kiểu cận chiến này.
                      Nổi tiếng nhất trong lối đánh phòng thủ đường phố có lẽ là Pavlov.Người chiến sĩ Hồng quân này đã chỉ huy một trung đội cố thủ trong ngôi nhà đổ nát,đẩy lui hàng trăm cuộc tấn công của quân Đức và gây cho chúng thiệt hại nặng nề.Căn hộ chung cư nhìn ra thành phố sau này được đặt tên là căn nhà Pavlov.Còn Zaytsev thì được phong là “vua bắn tỉa” vì đã bắn hạ gần ba ngàn lính Đức chỉ bằng một khẩu súng trường.
                      Mãi đánh nhau,lính hai bên chẳng còn thời gian để tắm giặt và ngủ nghỉ.Cái chết lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu,ta và địch cận kề nhau trong gang tấc nên chẳng ai còn lòng dạ nào nghĩ đến những sinh hoạt hàng ngày.Chí rận đầy mình,ghẻ chóc và hôi thối,có khi người lính còn phải ngủ qua đêm dưới ống cống sình lầy hôi hám và đầy giòi bọ.Chỉ huy thì cũng chẳng hơn gì.Đại tướng Paulus bị tật máy giật,da mặt lệch về một phía gây đau đớn.Còn người hùng Chuikov thì bị bệnh ngoài da,cụ thể là chàm bội nhiễm,gây ngứa ngáy,nhiều lúc gãi đến tóe máu nên phải băng tay lại.
                      Để hủy diệt sức kháng cự của Hồng quân,Đức điên cuồng tung lực lượng Lutflotte số 4 với hơn chín trăm lần xuất kích.Hồng quân bị đánh thương rất nặng.Riêng trung đoàn bộ 339 với toàn bộ sĩ quan và lính đều vĩnh viễn nằm lại chiến trường.Máy bay Đức nhiều như chuồn chuồn trên bầu trời Stalingrad.Hàng ngàn tấn bom trút xuống đầu các Tập Đoàn Quân Xô Viết nhưng họ vẫn đứng vững.
                      Trong giai đoạn đầu của cuộc vây hãm,quân Đức chiếm ưu thế về không quân.Nhưng càng về sau,số máy bay của họ cứ rơi rụng dần bỡi lưới lửa phòng không Xô Viết.Người Nga lại liên tục sản xuất thêm máy bay chiến đấu và đưa ngay ra mặt trận nên đến giai đoạn phản công,số lượng chim sắt của Hồng quân đã tỏ ra vượt trội.Nhiều trận ác chiến xảy ra nhưng cuối cùng các đơn vị của Hitler cũng chỉ tiến được đến bờ sông Volga thì bị hụt hơi.Nguồn tiếp tế của Đức đã bị bỏ lại xa phía sau lưng.Trong khi đó,Hồng quân lại nhận được viện trợ của Hoa Kỳ theo chương trình “cho vay-cho thuê” nên tình hình tiếp liệu dần ổn định.Chiến sự tạm lắng khi sức tấn công của phát xít Đức đã cạn kiệt.Tại mặt trận này,Hitler đã mất 60 vạn lính,1000 xe tăng cùng nhiều trang thiết bị.Gió đã xoay chiều.Trên sàn đài,võ sĩ trước đây chỉ lo che mặt chịu đấm giờ đã phục hồi sức khỏe và bắt đầu phản đòn.Các điểm yếu của quân Đức bắt đầu lộ ra.
                      Mùa Đông ập đến mà các tập đoàn quân Đức vẫn chưa có chỗ trú chân chắc chắn.Hồng quân đã thực hiện rất tốt câu khẩu hiệu: “một bước không đi,một li không rời”.Khi thấy những cú đấm của tướng Paulus không còn lực,Bộ tư lệnh Hồng quân quyết định mở cuộc phản công mà mở màng là chiến dịch Sao Thiên Vương.Phát hiện điểm yếu hai bên sườn của các toán quân chư hầu Rumania,Hungaria và Tiệp Khắc,Liên Xô quyết định công kích vào điểm này để chia cắt tập đoàn quân số 6 của Đức,bao vây và tiêu diệt chúng.Stalin đã tung vào chiến dịch Sao Thiên Vương ba Phương Diện Quân với hơn một triệu lính,1350 máy bay và hơn 1000 xe tăng.Các tướng chỉ huy là Vatutin,Rokossasky và Yeryomanko.
                      Tổng tư lệnh Stalin duyệt phương án phản công tại sườn phía Nam của mặt trận với hai đòn vu hồi từ Tây bắc và Nam Stalingrad đánh vào sườn tập đoàn quân xe tăng số 4 và tập đoàn quân số 6 của Đức.Kế hoạch phản công được mang mật danh Sao Thiên Vương.Đại tướng Zhukov chỉ đạo việc chuẩn bị cho các Phương Diện Quân.Hồng quân ồ ật vượt sông Volga trong tiết trời giá lạnh để tập kết vào vị trí đã được chỉ định.Toàn bộ các phương tiện vận tải đều được trưng dụng để chuyển quân.Các đơn vị nghi binh hoạt động ráo riết nhằm phân tán sự chú ý của quân Đức.Công tác bảo mật thực hiện rất tốt.Một sự cố nhỏ xảy ra đó là việc thiếu tướng Vasily Volsky thuyết phục Stalin tạm hoãn chiến dịch vì thấy không chắc ăn,nhưng ý kiến đó đã bị bác bỏ.Viên đạn Sao Thiên Vương đã lên nòng chẳng ai còn có thể ngăn được,ngoại trừ Stalin.
                      Chiến dịch phản công bắt đầu bằng mật hiệu hú còi lúc 7g20 phút theo giờ Moskva.Trận pháo kích kéo dài 80 phút dội lửa xuống đầu các tập đoàn quân Rumania và Ý bên sườn trái tập đoàn quân số 6.Đòn đánh có hiệu quả tức khắc.Hỏa điểm và trận địa pháo của quân Rumania bị san bằng.Những kẻ sống sót tháo chạy về phía sau.Đội hình quân Trục rối loạn hoàn toàn.Xe tăng Liên Xô ào lên chọc thủng phòng tuyến các tập đoàn quân Rumania và giao chiến ác liệt với sư đoàn tăng số 22 của Đức.Không nhận được sự tiếp viện,sư đoàn tăng 22 đơn độc tác chiến nên bị bao vây và tiêu diệt hoàn toàn.
                      Trong khi đó tập đoàn quân số 6 vẫn không nhận được nguy cơ nhát dao vu hồi đâm sau lưng nên vân nổ lực giao tranh hòng tiêu diệt tập đoàn quân 62 đang độn thổ trong nội đô thành phố Stalingrad.Quân đoàn kỵ binh số 8 chọc thủng và băm nát quân đội Rumania,tạo lỗ hổng lớn để phương diện quân Sông Đông vượt qua phòng tuyến quân Đức.Cùng lúc,quân đoàn kỵ binh cận vệ số 3 đánh vu hồi sâu vào hậu cứ của quân đoàn 11 của Đức.Các tập đoàn quân Rumania,Ý và quân đoàn xe tăng 48 của Đức gần như bị loại khỏi vòng chiến.Tin dữ bay về,tướng Paulus ra lệnh chuyển đến sở chỉ huy dự bị.


                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/F38E2F02F5C84F35976D54486D138623.jpg[/image]

                      THỐNG CHẾ PAULUS,TƯ LỆNH MẶT TRẬN STALINGRAD CỦA ĐỨC

                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/16D40B09A4CE4A2D958C5182B8191C35.jpg[/image]

                      THỐNG CHẾ ERICH VON MANSTEIN,MỘT TƯỚNG GIỎI CỦA PHÁT XÍT ĐỨC

                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/1059FB8E55F84BE3984740370913C3DB.jpg[/image]

                      MÁY BAY CƯỜNG KÍCH ll 2,SÁT THỦ XE TĂNG ĐỨC
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2012 22:04:46 bởi Tiền Giang >
                      Attached Image(s)
                      #41
                        Tiền Giang 09.08.2012 22:08:16 (permalink)
                        Các binh đoàn xe tăng Liên Xô đã hình thành gọng kềm hướng hợp điểm vào Stalingrad,vây chặc tập đoàn quân số 6 và tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức,buộc lòng Paulus phải đánh điện cầu cứu Hitler.Bác bỏ ý định rút lui của Paulus,Hitler ra lệnh thành lập cụm tập đoàn quân Sông Đông giao cho thống chế Erich von Manstein chỉ huy,mở chiến dịch “Bão Mùa Đông” để cứu quân Đức tại Stalingrad.
                        Chiến dịch Sao Thiên Vương đã bao vây nửa triệu quân Đức trong một cái chảo khổng lồ có chu vi gần hai trăm cây số.Lần đầu tiên,người Nga thành công trong chiêu thức “phản khách vi chủ”,quay sang bao vây quân Đức trong thế thượng phong.Tình cảnh lính Quốc Xã vô cùng bi đát khi thương binh bị bỏ lại trên băng giá còn số tàn quân phải tràn vào làng mạc sục sạo tìm cái ăn cho đỡ đói.Hằng hà sa số súng ống và vật tư chiến tranh bị bỏ lại trận địa.
                        Hồng quân đã dần khôi phục lại sức lực và tung ra những cú đấm vô cùng hiệu quả.Đến lúc này quân Đức mới nhận ra rằng khâu hậu cần luôn mang tính sống còn cho một chiến dịch.Mỗi ngày đội quân bị vây ngốn một lượng lương thực và đạn dược vô cùng khủng khiếp.Để đáp ứng con số 7oo tấn quân nhu hàng ngày mà Paulus đòi hỏi,không quân Đức phải biên chế cả máy bay ném bom vào việc vận tải.Thế nhưng lưới lửa phòng không của Liên Xô đã bắn hạ gần phân nửa trong số 1000 chiếc máy bay làm nhiệm vụ tiếp vận khiến tình hình đội quân bị vây càng bi đát hơn.
                        Hitler quyết định tung quân giải cứu Paulus và binh sĩ đang bị bao vây tại Stalingrad.Tướng Hermann Hoth dẫn 3 sư đoàn dù và tập đoàn quân tăng thiết giáp số 4 từ Kavkaz thực hiện việc giải vây kết hợp với tướng von Manstein.Nhưng Hồng quân Liên Xô dưới quyền chỉ huy của tướng Yeryomanko đã tung đòn phủ đầu khiến quân Đức khựng lại khi chỉ còn cách Stalingrad có bảy mươi cây số.
                        Cùng lúc,Hồng quân quyết định mở chiến dịch Sao Thổ đánh vỗ mặt các lực lượng Rumania,Ý,Hungary và Đức dọc sông Đông.Các đội quân chư hầu của Đức bị đánh tan.Tập đoàn quân số 8 của Ý bị xóa sổ.Sau nhiều lần tổ chức phản công kể cả sử dụng trung đoàn mô tô súng máy,quân Đức cũng không thể nào chọc thủng thủng phòng tuyến Liên Xô để bắt tay với tướng Paulus đang bị vây.Sau mấy ngày dằng co,Hồng quân dưới sự yểm trợ của pháo binh và xe tăng,đã băng qua sông Aksai,đập tan quân đoàn tăng số 57 của Đức.Kế hoạch giải vây của thống chế Manstein bị phá sản hoàn toàn.
                        Quân Đức bắt đầu dùng máy bay di tản những kỷ thuật gia,thương bệnh binh ra khỏi vùng bị vây hãm.Quân bị vây ngày càng thiếu hụt lương thực và đạn dược nghiêm trọng.Khẩu phần ăn bị cắt xén,lính Đức trở nên đói khát một cách thảm hại.Trong khi đó,quân đoàn xe tăng số 24 của tướng Badanov lại nhấn chìm sân bay Tatsinskaya trong biển lửa khiến việc tiếp tế càng khó khăn hơn.Đức di chuyển các sân bay dã chiến hết chỗ này đến chỗ khác liên tục nhưng chẳng nơi nào được an toàn.
                        Sau khi chiến dịch Sao Thiên Vương kết thúc,Liên Xô liền bắt tay thực hiện chiến dịch Cái Vòng.Chiến dịch này tiến hành song song với chiến dịch Sao Thổ,nới rộng vòng vây nhằm cắt đứt và cô lập cụm tập đoàn quân tại Kavkaz và tiêu diệt cụm quân Đức tại Stalingrad.Tướng Zhukov muốn đánh chẻ đôi cánh quân của Paulus,hủy diệt cánh quân phía Tây trước rồi quay sang thanh toán nốt cánh quân phía Đông.Nguyên soái Stalin lệnh cho các Phương Diện Quân Sông Đông,Tây Nam và Stalingrad siết chặc vòng vây,hướng hỏa lực vào Gumrak,nơi đóng quân của thống chế Paulus.
                        Đứng trước viễn cảnh bị chia cắt và tiêu diệt,Paulus đã điện xin phép Hitler để cho tập đoàn quân được tự do hành động,tùy nghi di tản vì tuyến phòng thủ hình tròn bộc lộ quá nhiều sơ hở và trên thực tế đã bị thủng nhiều chỗ.Thế nhưng Hitler đã ra lệnh phải giữ bằng được pháo đài trên sông Volga,đó là thành phố Stalingrad giờ đã trở nên đổ nát hoang tàn.Không còn cách nào khác,Paulus đành tung lực lượng ốm yếu còn lại tạo thành thế phòng ngự hình tròn mà thuật ngữ quân sự gọi là “chiến thuật con nhím”.Quân Đức đang lâm vào thế tuyệt vọng nên chỉ còn cách cuộn mình lại,chỉa đám lông nhọn hoắc ra với ước mong dọa nạt được kẻ thù.
                        Tuy vậy,Hồng quân vẫn vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân Đức.Trong thế cùng đường,những kẻ ốm đau,què quặc và đói khát trở nên liều lĩnh phi thường.Tướng không quân Đức,thống chế Goring lại cử phi đoàn tiêm kích A-Tref với những phi công nhà nghề dày dạn kinh nghiệm đến hổ trợ cho chiến trường Stalingrad.Máy bay Yak-1 của Liên Xô bị A-Tref bắn hạ khá nhiều khiến Hồng quân phải thay thế bằng loại Yak-9 mới cân bằng được sức mạnh không lực.Liên Xô thực hiện chiến thuật “Phòng không tổng hợp” khiến máy bay tiếp tế của Đức liên tiếp rơi rụng.Lính của Hitler phải giết cả ngựa chiến để ăn thịt.
                        Bộ tư lệnh Phương diện quân Sông Đông đã dồn lực lượng máy bay,xe tăng và đại bác cho tập đoàn quân 65 đột phá,bắn áp chế các hỏa điểm tuyến đầu quân Đức và mở đột phá khẩu.Trước khi thực hiện cuộc tổng công kích,Bộ Tư Lệnh đã gửi tối hậu thư cho cụm quân Đức bị bao vây tại Stalingrad,phân tích tình thế và kêu gọi thống chế Paulus đầu hàng.Khi nghe báo cáo,Hitler đã giận dữ hét lớn,lệnh cho Paulus thà chết không được đầu hàng,phải chiến đấu đến tên lính cuối cùng.Dụng ý của Hitler muốn Paulus liều chết cầm chân quân Nga để cánh quân Kavkaz bảo toàn lực lượng rút về,bố trí lại tuyến phòng thủ và mở trận quyết chiến mới với Liên Xô.Nhận được câu trả lời bất hợp tác,chiến dịch Cái Vòng bắt đầu siết gọng kềm thép vào cổ địch thủ lúc mờ sáng ngày 10 tháng giêng năm 1943.
                        Hồng quân mở đầu cuộc tấn công bằng cuộc pháo kích kéo dài hàng giờ không ngớt.Mặt đất nảy tung lên vì tiếng nổ của đạn pháo.Những trận mưa dất đá trộn lẫn với sắt thép,máu và những tiếng kêu thét rùng rợn.Cửa Địa Ngục đã mở.Quang cảnh của Stalingrad chẳng khác một Verdun thứ hai.Xe tăng Liên Xô tràn ngập các công sự
                        (CÒN TIẾP)

                        TIỀN GIANG




                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/F45540F056B84313BF8DD4FD446C5C9B.jpg[/image]

                        QUÂN DÂN STALINGRAD ĐÀO HÀO CHỐNG TĂNG

                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/C62DCA897ABE42DCB3B11DC5DFACB47C.jpg[/image]

                        TƯ LỆNH 10 PHƯƠNG DIỆN QUÂN LIÊN XÔ TRONG THỜI KỲ ĐẦU

                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80881/2DF0F98523284069A3D716C08CB5E7E2.jpg[/image]

                        HUYỀN THOẠI BẮN TỈA ZAYTSEV
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2012 22:11:59 bởi Tiền Giang >
                        Attached Image(s)
                        #42
                          peli 26.08.2012 14:33:06 (permalink)
                          Tình hình quân Đức ngày càng tồi tệ.Máy bay bị tấn kích ác liệt nên không dám đáp xuống mặt đất để tải thương binh về hậu phương.Hàng sư đoàn lính bị thương không được cứu chữa vì thiếu phương tiện vận chuyển và thuốc men bị bỏ lại chiến trường,lê lết trên những đống gạch vụn của một thành phố đổ nát.Mũi tiến công phía Tây của Hồng quân tiến như vũ bão.Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 của Đức bị xóa sổ.Sư đoàn 29 cơ giới và sư đoàn bộ 376 cũng cùng chung số phận.Xác lính Đức chết cóng nằm đầy trên các con phố.
                          Hồng quân chiếm được sân bay Gumrak,điểm hạ cánh cuối cùng của mặt trận Staligrad của không lực Đức.Hy vọng đào thoát của các sĩ quan cao cấp Đức hoàn toàn bị dập tắt.Nổ lực tiếp vận của không quân dưới quyền thống chế Goring đã bị phá sản.Đại đoàn hùng mạnh ngày nào của Paulus giờ đã te tua rách nát và bị băm làm ba mảnh nhỏ.Trong hoàn cảnh khốn quẩn,vị tư lệnh tập đoàn quân số 6 lại đề nghị Hitler cho đầu hàng để bảo toàn tính mạng binh sĩ.Đáp lại yêu cầu đó,Hitler phong cho Paulus chức thống chế.Đây là cấp bậc chỉ có tự sát chứ chưa có tiền lệ đầu hàng trong quân lực Đức.Dụng ý Hitler là như vậy,nhưng y có ngờ đâu Paulus là một tín đồ Công Giáo nên việc tự sát là điều cấm kỵ.Lần đầu tiên,có một vị tướng không tuân thủ lệnh của Hitler.Đã thế,Paulus còn bảo: “Tôi không có ý định phí phạm mạng sống của mình vì thứ danh hiệu đó..”Chức thống chế vinh dự thật nhưng so với mạng sống con người,nó chẳng là gì cả.
                          Đội quân đói khát,cóng lạnh,mình đầy thương tích phủ trên đầu những tấm chăn vấy máu để chống lại cái rét khủng khiếp,theo chân Paulus và hai mươi bốn vị tướng lãnh khác lê lết đi vào các trại tù binh của Liên Xô.Nghe tin toàn bộ cánh quân tử thủ tại Stalingrad đã đầu hàng,Hitler điên cuồng nguyền rủa Paulus và không ngớt than vãn vì chuyện trót phong chức thống chế cho tên bại tướng.Đích thân Hitler đề nghị với Stalin đem Paulus đánh đổi với Yakov,con trai của lãnh tụ Liên Xô bị Đức bắt làm tù binh nhưng Stalin không chấp thuận.Mục đích của trùm phát xít là muốn bắt Paulus về Đức băm vằm cho hả giận.Về sau,Yakov,con trai của Stalin,bị chết trong trại giam của Đức Quốc Xã.
                          Chỉ riêng tại mặt trận Stalingrad trong những ngày cuối,đã có 32 sư đoàn và 3 liên đoàn Đức bị tiêu diệt,16 sư đoàn bị đánh trọng thương với hơn 14 vạn sĩ quan và lính Đức bỏ mạng.Nếu tính toàn chiến dịch,số thiệt hại của Đức Quốc Xã và chư hầu là gần một triệu người.Gần 3000 máy bay tan xác và cũng chừng ấy xe tăng trở thành những đống sắt phế liệu.Tuy chiến thắng oanh liệt nhưng con số thương vong của Hồng quân còn khủng khiếp hơn nhiều.Chỉ riêng trong nội đô Stalingrad đã có 75 vạn binh sĩ thương vong và bốn vạn thường dân chết bỡi các cuộc không kích.Đây là trận đánh đẫm máu nhất của lịch sử loài người.
                          Lần đầu tiên nước Đức phát xít bị đánh bại trong một trận đánh tiêu diệt lớn.Nó đã làm đảo lộn hoàn toàn tình hình chiến lược chung và rung chuyển tận gốc bộ máy chiến tranh của Hitler.Lực lượng các nước chư hầu bị xóa sổ trên sông Đông và sông Volga khiến uy tín của Đức sa sút trầm trọng.Chính Stalingrad đã tạo cái “huông”để quân Đức thua tiếp trận Kursk không kém phần tệ hại và đi dần đến chỗ diệt vong.Cũng chính trận đánh đẫm máu số một lịch sử này đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai và là bước ngoặt lớn nhất của nền quân sử thế giới.Tiêu diệt 33 vạn quân tập đoàn quân số 6 của Paulus,Hồng quân đã đánh gãy cái “trục” của phe Trục hay nói một cách hình tượng là đã bẻ gãy “xương sống” của Hitler.Đằng sau cái giá phải trả cao ngất trời của dân tộc Nga,cái thế tất thắng đã hoàn toàn thuộc về khối Đồng Minh.
                          Mặt trận phía Tây,tướng Rommel tung hoành tại Bắc Phi và đã nhiều lần làm thất điên bát đảo liên quân Anh-Pháp-Mỹ.Thế nhưng cuối cùng,Hoa Kỳ đã lật ngược được tình thế và thắng lớn trong trận đánh Tunisia làm tiền đề để quân Đồng Minh tiến vào giải phóng Tây Âu.Còn Hồng quân Liên Xô thì hừng hực khí thế sau chiến thắng vang dội tại Stalingrad nên tiến như chẻ tre.Đức co cụm lại và tổ chức trận đánh tiêu diệt lớn tại Vòng Cung Kursk nhưng bị đánh tan.Những cổ xe tăng đầy bụi của Liên Xô cùng hướng về Berlin và kết quả cuối cùng như chúng ta đã biết.Trùm phát xít Hitler tự sát để khỏi lập lại tình cảnh của Paulus.Ngay đêm trước khi về bên kia thế giới,gả trai tân đã dìm địa cầu trong biển máu còn kịp tổ chức hôn lễ với Eva Braun,một kiều nữ tóc vàng,người đã theo hầu Hitler trong suốt chặng đường chiến tranh.
                          Thảm bại tại Stalingrad khiến tinh thần quân Đức rệu rã nên cuộc chiến đánh chiếm Berlin kém phần quyết liệt.Hồng quân đã giải phóng một loạt các nước Đông và Nam Âu.Cũng chính Stalingrad là trận thua tệ hại nhất trong quân sử của các chiến binh Đức.
                          Nguyên nhân thất bại tại mặt trận Stalingrad thì rất nhiều,nhưng giới phân tích cho rằng cốt lõi của nó vẫn là việc Hitler ôm đồm quá nhiều mục tiêu nên lực lượng bị phân tán.Đến khi con bệnh hấp hối thì chẳng còn thuốc nào có thể cứu chữa được nữa.Chiến dịch “Bão Mùa Đông”không những giải vây không được mà còn thổi luồng khí lạnh của băng giá để ướp xác các chiến binh Đức trong một thành phố đã hoàn toàn đổ nát.Nếu ngày ấy,tướng Kleist từ bỏ việc đánh Kavkaz và Baku mang quân tăng viện cho Stalingrad,củng cố cạnh sườn yếu do quân chư hầu trấn giữ thì cuộc diện chiến tranh sẽ ra sao?Ngoài ra,chiến thắng còn in đậm dấu ấn lòng quả cảm của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô.Đói rét,thiếu thốn,chết chóc đã không ngăn được người dân Xô Viết cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.Nhà ga xe lửa,nơi đổi chủ đến mười lăm lần chỉ trong một ngày đã sáng ngời dòng chữ trên tường của một chiến binh Xô Viết trong cơn hấp hối: “Các binh sĩ cận vệ của Rodimtsev đã chiến đấu và chết tại đây vì mẹ Tổ Quốc”.Rodimtsev là tư lệnh sư đoàn cận vệ số 13 của Hồng quân Liên Xô.


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/9CC0E3B2F1EC4CCDBD19B8E47C13BBB2.jpg[/image]

                          BERLIN HOANG TÀN

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/7763A98615C14F98A12BDAE0953528CF.jpg[/image]

                          HITLER VÀ EVA BRAUN TỔ CHỨC HÔN LỄ TRƯỚC KHI TỰ SÁT

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/41BDAF2AFD1E427688162635F7A69DB2.jpg[/image]

                          XÁC HITLER VÀ VỢ QUẤN CHĂN ĐỐT CHÁY CHÔN TRONG KHUÔN VIÊN

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/8A7C967A657443E28CE4CDD35FF0C63C.jpg[/image]

                          RỘ LÊN GIẢ THUYẾT HITLER VÀ VỢ KHÔNG CHẾT MÀ LẨN TRỐN TẠI ARGENTINA
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2012 14:44:07 bởi peli >
                          Attached Image(s)
                          #43
                            peli 26.08.2012 14:46:28 (permalink)
                            Tội ác diệt chủng dân tộc Do Thái cũng như làm hơn 60 triệu người trên khắp thế giới bỏ mình của trùm phát xít Đức Hitler đã phải chịu sự báo ứng.Thế nhưng bao gia đình vợ xa chồng,con xa cha,vĩnh viễn không còn gặp lại người thân yêu thì lấy gì bù đắp?Thế giới vừa trải qua cuộc đại suy thoái kinh tế chưa kịp hồi phục lại bị ngọn lửa chiến tranh thiêu đốt tan hoang.Nhưng xem ra con người chẳng rút ra được bài học nào từ đống đổ nát đó.Hận thù vẫn tiếp nối,lòng tham vẫn trổi dậy,dân tộc này cứ muốn đè đầu cỡi cổ dân tộc khác.Từ đó đến nay,tuy đại chiến thế giới thứ ba chưa xảy ra nhưng “tiểu chiến thế giới” thì nhiều vô kể.Mỹ và Trung Quốc choảng nhau ác liệt tại Triều Tiên;Trung Quốc và Ấn Độ đổ máu lênh láng để giành giật vùng biên giới Nam Tây Tạng;Anh và Argentina bụp nhau vì hòn đảo Falkland;hai cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh chống Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam;Trung Quốc và Nga nổ súng tranh giành Trân Bảo đảo;Mỹ xua quân đánh chiếm Iraq và Afghanistan;NATO chơi hội đồng Lybia…và còn hằng hà sa số cuộc chiến tranh nhỏ lẻ không tuyên bố khác.Đệ nhất và đệ nhị thế chiến cách nhau chỉ có 20 năm mà số thương vong đã tăng gấp ba lần.Nếu đệ tam thế chiến xảy ra,chúng ta sẽ hiến tế cho thần chết bao nhiêu nhân mạng để ông ta được thỏa lòng?Nếu Mỹ và Israel tấn công Iran,hai sư phụ bảo trợ cho Mahmoud Ahmadinejad nóng mũi ra tay bênh vực đệ tử thì điều gì sẽ xảy ra?
                            Với Việt Nam,chiến tranh thế giới thứ hai đã cho ta một số chiêm nghiệm sâu sắc.Với kẻ mạnh nhưng tham lam,trò chơi “hữu nghị” khó lòng tồn tại và thảm cảnh không trước thì sau cũng phải xảy ra.Tin vào sự giữ lời của con cọp dữ chẳng khác nào mở sẵn cửa để nộp mình.Nếu Liên Xô nhìn thấu dã tâm của Hitler mà tích cực đề phòng,giai đoạn đầu đã không tạo lợi thế tuyệt đối cho nhà nước Đức Quốc Xã.Bản thân Hồng quân cũng không gánh chịu nhiều thiệt hại như vậy.Hiện giờ chúng ta cũng đang ở vào thế phải chơi trò chơi “hữu nghị” với một kẻ mà dã tâm bành trướng đã lộ rõ ra ngoài mặt không còn cần phải che đậy.Cùng theo đuổi lý tưởng cao cả Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng Trung Quốc lại nhân lúc ta đang rối ren vì chiến tranh,không tuyên chiến mà lại âm thầm dùng lực lượng hải quân hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam,giờ lại đem đặt làm quận huyện của mình.Chưa hết,năm 1979,để cứu bọn diệt chủng Pôn Pốt,một lần nữa Trung Quốc xua đại quân gồm chín quân đoàn tràn ngập biên giới phía Bắc nước ta gây không biết bao nhiêu cảnh chết chóc hoang tàn.Năm 1988,chúng lại nhẫn tâm hạ thủ đánh chiếm một phần Trường Sa trong lúc chúng ta vẫn cố giữ tình hữu nghị nên phải chịu cảnh tàu chìm người chết.
                            Cái gì chỉ xảy ra một lần là hiện tượng,nhưng cứ lập đi lập lại thì đó chính là bản chất.Hitler không phải đột ngột gây chiến với Liên Xô mà trước đó đã năm lần bảy lượt hết thôn tính Rhineland đến nuốt chững Áo rồi sát nhập Tiệp Khắc.Ba Lan rồi đến Hà Lan,Bỉ Pháp lần lượt trở thành nạn nhân của một lãnh tụ phát xít đầy tham vọng.Còn lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta,lật trang nào mà chẳng thấy bóng dáng Tần,Hán,Đường,Tống,Nguyên,Minh,Thanh và thậm chí còn có cả Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong đó.Câu chuyện Biển Đông đang đến hồi quyết liệt,phải chăng trò chơi “hữu nghị”đã đến lúc phải hạ màn?Ý đồ bành trướng của các thế lực Trung Nam Hải là không còn gì để bàn cãi.Cái đường lưỡi bò tám hay chín khúc quỷ quái gì đó đã tham lam nuốt hết tài nguyên biển của ta và một số nước Đông Nam Á.Dân tộc ta rất yêu chuộng hòa bình nhưng không phải đánh đổi hòa bình bằng mọi giá.Hãy lấy cục diện của Đệ Nhị Thế Chiến và trận Stalingrad bổ sung cho nền quân sử nước nhà.Ý chí sắt thép của dân tộc Việt Nam đã được tôi luyện và thử thách qua các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.Thành tựu của kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là vốn quý để chúng ta đặt lên bàn cân đàm phán.Cùng tồn tại trong hòa bình bao giờ cũng tốt hơn là phải lưỡng bại câu thương.Cuộc chiến tranh biên giới năm 79 đã chứng minh cho điều đó.Súng to tàu lớn đã chắc gì thắng được hàng ngàn Chuikov,Pavlov và Zaytsev của Việt Nam?Chỉ nên chìa bàn tay trái “hữu nghị” còn tay phải hãy giữ chặt báng súng để phòng bất trắc.Người xưa vốn đã có câu: “Họa hổ họa bì,nan họa cốt-Tri nhân tri diện,bất tri tâm”.


                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/A0C3D6ABBE444F84A58CE130C0651C67.jpg[/image]

                            TÙ BINH ĐỨC

                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88469/69E02AF844244FFCA5FAF2E139C41497.jpg[/image]

                            THỐNG CHẾ WILHELM KEITEL KÝ VĂN KIỆN ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2012 15:00:36 bởi peli >
                            Attached Image(s)
                            #44
                              peli 19.02.2013 17:11:35 (permalink)
                              r
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.03.2013 10:25:53 bởi peli >
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 46 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9