(url) PHAN THANH GIẢN
HongYen 03.10.2005 13:28:21 (permalink)
PHAN THANH GIẢN
(1796-1867)
Tiến sĩ, Thượng thư



Ông Phan Thanh Giản tự là Tĩnh Bá, hiệu là Ðàm Như, Ước Phu và Lưỡng Khê, sinh năm 1796 tại thôn An Hòa(b), huyện Vĩnh Bình, trấn Vĩnh Thanh, nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Ông đậu cử nhân năm 1825 khoa ất Dậu, kế đó ông đậu tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh 7 (1826) năm ông 30 tuổi, ông là người đậu tiến sĩ khai khoa đầu tiên ở Nam bộ. Sau khi thi đỗ được bổ chức biên tu ở Hàn Lâm viện, được cử làm phó sứ sang nhà Thanh (1832) khi trở về được thăng Ðại lý tự khanh cơ mật viện đại thần trước sau từng giữ các chức thượng thư Bộ Lễ, bộ Hình bộ Hộ, làm Hiệp biện đại học sĩ, làm quan trải qua 3 đời vua: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Ðức (từ 1826 đến 1867).

Thời kỳ này là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn các nước tư bản phương Tây đã phát triển sang phương Ðông để xâm chiếm thị trường, ở Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn cũng đã có nhiều người phương Tây sang giúp đỡ về quân sự, đúc súng như Bồ Ðào Nha sang giúp Chúa Nguyễn, Hà Lan giúp chúa Trịnh, và mở thương điếm buôn bán ở Hội An (Quảng Nam) và Phố Hiến (Hưng Yên) đồng thời cũng có một số giáo sĩ đạo Gia Long sau khi nhờ sự viện trợ của một số tàu và sĩ quan Pháp lên ngôi vua thì việc truyền giáo được tự do trên đất nước, nhờ đó mà số giáo dân được phát triển ở nhiều nơi, tuy vậy đến sau, những thày tu người Pháp cấu kết với Chaigneau một công thần người Pháp ở triều đình phát huy ảnh hưởng sang lĩnh vực chính trị, làm cho vua Gia Long lo ngại, đến lúc các giáo sĩ người Pháp ra mặt phản đối Gia Long lập vua Minh Mẹnh làm thái tử mà không theo ý họ phải lập con trai hoàng tử Cảnh - con chiên của Bá Ða Lộc, làm kế vị, từ đó Gia Long đối với đạo Cơ Ðốc tỏ ra khinh bỉ và hận thù.

Khi Minh Mệnh lên ngôi (1820) khi triều đình Huế không công nhận Ơgien se nho (Engene Chaigneau) con Chaigneau làm lãnh sự tại Huế, thì không còn con buôn ngoại quốc nữa chỉ còn một số các giáo sĩ địa phương, mà các giáo sĩ lại cấm người theo đạo không được thờ cúng cha mẹ tổ tien, làm cho từ vua quan đến sĩ phu nhân dân tức giận, cho là tà đạo, đã vậy lúc chiếc tàu Tétis bị đuổi rút khỏi Ðà Nẵng, thì bí mật để lại một giáo sĩ là Rôdơrô (Rogerot) để hoạt động, làm cho vua Minh Mệnh tức giận lại tiếp được rất nhiều báo cáo địa phương nói về tác hại đạo này trong nhân dân, nên ra lệnh cấm đạo. Thực chất thì tư bản Pháp từ trước, sau khi thấy tư bản Bồ, Hà, Anh đã bành trướng sang Viễn Ðông, nhất là vùng biển Ðông thì đã vội vàng phái các nhà buôn, thày tu sang hoạt động vùng này, trong đó có Việt Nam và đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam từ lâu, ví dụ từ năm Kỷ dậu 1669 đời Lê Huyền Tông giáo sĩ Pallus đã gửi thư cho thượng thư Hải quân P... Colbert xin chiếm vực lưu sông Hồng Hà, hoặc năm 1737 Ðinh Tỵ đời Lê ý Tông toàn quyền Pondichery (chế độ thuộc Pháp) là Dumas trình bày dự án xâm lược miền Bắc Việt Nam... (b) nhưng Pháp còn kình địch tư bản các nước khác, như Anh , Hà, Bồ... nên còn dịp. Dịp Bá Da Lộc giúp đỡ vua Gia Long nhận hoặc tử Cảnh làm con chiên sang cầu viện Pháp, rồi phát triển rộng đạo cơ đốc, nhưng đến đời Minh Mệnh, tới đến Thiệu Trị, Tự Ðức, thì lệnh cấm đạo và trừng trị những giáo sĩ đội lốt thầy tu làm nội ứng cho tư bản Pháp, thì đấy là một dịp lấy cớ bảo vệ giáo sĩ, chia lương giáo để xâm chiếm nước ta.

Ðể đối phó từ việc quan triều thần đến các quan địa phương đều thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, không cho bất cứ tàu nhà buôn ngoại quốc xâm nhập nước ta, đối nội cấm đạo bắt tu sĩ, giáo sĩ, cấm nhân dân không được đi theo đạo. Chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ biết mình không biết người, lấy đạo Nho làm chuẩn đích văn minh không hề biết đến sự thay đổi về khoa học, cơ khí, cũng có kẻ đưa chủ trương cải cách duy tân, nhưng vẫn không nghe, đến khi tiếng súng đại bác của tướng Phá Rigault De genouilly bắn vào cửa Ðà Nẵng vào năm 1858 rồi tiến vào đánh Gia Ðịnh 9-2-1859 (Tự đức thứ 12) trong lúc ấy thì vũ khí quân ta chỉ có súng điểu thương và súng thần công, phải lấy thuốc súng bỏ đầu miệng súng nén vào rồi bỏ đạn sau, lúc bắn phải dùng đá lửa, rồi bóp cò cho đá lửa nảy cháy vào ngòi dẫn đến chỗ thuốc súng nổ mới bắt được, bắn một phát rất chậm trễ, súng điểu thương cũng chỉ xa độ 250-300m(a) súng thần công thì rất nặng nề khó di chuyển, mỗi lần ra trận hoặc bắn không nổ, thì đốt hương vàng khấn vái.

Trận đánh thành Gia Ðịnh sau hai ngày, ngày 17-2-1859 quân ta phải thua chạy, triều đình lại phải cử các danh tướng Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Cáp, Phạm Thế Hiển và điều thêm quân vào cứu, nhưng vẫn không chống cự nổi. Cuối cùng liên quân Pháp, Tây Ban Nha chiếm hết các tỉnh Biên Hòa, Ðịnh Tường (Mỹ Tho) và cả Vĩnh Long (23-3-1962), vua tôi nhà Nguyễn rối loạn, kẻ bàn đánh, kẻ bàn hòa, đánh thì không được, hòa cũng không xong, cuối cùng phải cử Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp vào Nam hội nghị, vua chuẩn cho Sung Nghị hòa Chánh phó sứ toàn quyền đại thần, trên tinh thần là đình chỉ chiến sự, nhưng xin chuộc lại các tỉnh đã mất!

Sau 40 năm ngày giằng co hội họp, cuối cùng ngày 5-6-1862 tức 9-5 Nhâm Tuất, hiệp ước phải ký kết Pháp I (I Pha Nho tức Tây Ban Nha) vẫn khăng khăng giữ 3 tỉnh miền đông (Gia Ðịnh, Ðịnh Tường, Biên Hòa) và chỉ trả cho tỉnh Vĩnh Long, nhưng Pháp vẫn để một số quân ở lại đó, Phan Thanh Giản, một nạn nhân của chính sách thất bại của triều đình Tự Ðức, phải cầm bút ký bản nghị hòa. Tiếp sau đó triều đình lại phái ông vào làm Tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Hiệp vào làm Tuần Vũ Thuận Khánh với dụng ý để 2 ông ở gàn Pháp mà tiếp tục thương thuyết xin trả lại 3 tỉnh(a). Hai ông đến nơi lị sở cố thương thuyết xin chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông, cố nhiên là thiếu tướng Bonard không chịu.

Theo bản hòa ước Nhâm Tuất 1862, thì sau một năm đợi vua 3 nước duyệt y thì hòa ước mới được thi hành, nhưng tháng 9 năm ấy mới cách mấy tháng mà thiếu tướng Bonard đã báo tin là vua Pháp đã duyệt y và hẹn đến tháng giêng năm sau - Quý Hợi Tự Ðức thứ 16 (tức tháng 2 năm 1863) sẽ ra kinh làm lễ hộ giao. Vua Tự Ðức nói nhiều chỗ trong hiệp ước ấy chưa thỏa, nên giao Phạm Phù Thứ vào Nam bộ cùng Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp hiệp thương lại với quan Pháp, xong về ngay đường bộ để sung việc tiếp sứ.

Tháng 2/1863 Thiếu tướng Bonard (Pháp) cùng Ðại tá Palânc (I Pha Nho) đi tàu thủy ra Ðà Nẵng rồi lên Kinh đô Huế, ở trọ tại một nhà trú quán mới làm trên bờ sông Hương, vua Tự Ðức sai Trung quân Ðoàn Thọ, Binh bộ thượng thư Trần Tiến Thành cùng Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp, Phạm Phú Thứ sang yến tiếp và thương thuyết các việc, trước khi làm lễ triều yết, nhưng cũng không xong. Ðến ngày, vua Tự Ðức ngự điện Thái Hòa, sứ thần 2 nước Pháp, I Pha Nho 16 người để trao quốc thư và hộ giao hoà ước. Vua Tự Ðức lại sai Phan Thanh Giản theo Bonard về Gia Ðịnh để nhận tỉnh Vĩnh Long vì thiếu tướng hứa giao lại, còn về phía I Pha Nho đại tá Palanca chỉ nhận binh phí và quyền giảng đạo, còn đất đai thì nhường cả cho Pháp.

Vì thương thuyết không được gì nên Phan Thanh Giản bị cách lưu, Ðoàn Thọ, Trần Tiến Thành bị giáng, Lâm Duy Hiệp khi ấy đã mất nhưng cũng bị truy đoạt phẩm hàm.

Hòa ước đã ký nhưng 3 tỉnh miền Ðông phải nhường, đó là do tình thế bắt buộc, tháng 5 Quý Hợi (1863 Tự Ðức 16) vua cùng đình thần lại bàn sai sứ sang Pháp Hoàng đế xin chuộc lại, vua và triều thần lại cử một phái đoàn sang Pháp gồm Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản, Lại bộ tả tham tri Phạm Phú Thứ, Quảng Nam án sát Nguyễn Khắc Ðản, để sung chức: Chánh sứ, phó sứ và bồi sứ. Ba sứ thần và ước 60 quan viên mang lễ vật tặng vua Pháp và vua I Pha Nho (trong đó có một cái kiệu 4 cái tàn) tháng 6 năm ấy Pháp soái là Lagrandière (thay Bonard) cho thuềyn Européen đưa phái đoàn ta sang Tây, thuyền phí triều đình ta chịu lại cho một sĩ quan là Rieunier theo hướng dẫn. Pháp soái cũng phái 9 nhân viên thuộc ngành hành chính Nam kỳ trong đó có Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Sang, Tôn Thọ Tường tháp tùng sứ bộ, phí tổn do Phái quyền Sài Gòn đài thọ, theo yêu cầu của Phan Thanh Giản, một linh mục Việt Nam là Nguyễn Hoàng được cử đi làm thông dịch viên cho ta.

Ngày 13-9-1863, phái đoàn đến Pháp đô, được chính thức tiếp rước theo nghi lễ. Vua Napoleon III đi vắng các sứ thần ta yết kiến các quan Thượng thư để bày tỏ ý mình. Bấy giờ Pháp đình có một số người không tác thành việc lấy thuộc địa xa xôi, lúc ấy cuộc viễn chinh của Pháp ở Mexique đương kéo dài chưa biết bao giờ xong, mà ngân sách lại thiếu hụt, nên trong khi chờ vua Napoleopn III về, thì 2 bên chỉ bàn bạc về tiền chuộc đất, định triệt hạ quân Pháp ở Nam Kỳ về và định đô 100 triệu Frăng tiền chuộc ba tỉnh.

Ngày 7-11-1883 các sứ thần vào yết kiến Pháp hoàn các ông mặc triều phục, ngồi 4 xe song mã, đến thẳng điện Tuileries và được tiếp rước theo nghi lễ trọng thần vua Napoleon III ngự trên ngai, bên cạnh có hoàng hậu và hoàng tử. Phan Thanh Giản dâng bức thư của vua Tự Ðức và bày tỏ mục đích của phái bộ mình. Pháp hoàng đáp lời có nói:".... nước Pháp có hảo tâm với tất cả các nước và là kẻ bênh vực những kẻ yếu..." Aubaret làm thông ngôn, ông này rất giỏi tiếng Việt và chữ Hán, có dự vào việc lập hòa ước năm Nhâm Tuất. Kết quả Pháp đình đã bằng lòng và về sau hai nước sẽ thương thuyết số tiền chuộc ở Huế và các chi tiết. Như vậy về đại cương nhiệm vụ của sứ bộ Phan Thanh Hiản đã thành công. Các sứ thần có mang I Pha Nho yết kiến Nữ hoàng Isabelle rồi về nước. Tháng 2 năm sau Giáp Tý 1864, Tự Ðức 17, phái đoàn về Gia Ðịnh, Pháp soái cho chiếc tàu Rcho đưa các ông về Huế.

Các sứ thần dâng quốc thư của nước Pháp và I Pha Nho gồm 21 khoản trong đó có những khoản quan trọng. Nước Nam muốn chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ thì cũng thuận cho, nhưng phải cắt nơi nào đó cho họ quản trị, trong 3 năm mỗi năm chuộc 50 vạn đồng, về sau cứ mỗi năm 333.333 đồng ở Kinh, Ðà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên để họ đặt lãnh sự. Giáo sĩ được tùy tiện lập giáo đường, ta không được ngăn...

Hải quân trung tá Aubret lại được Pháp đình sai làm lãnh sự ở Huế và Vọng Các (Xiêm la) tháng 5 năm ấy cùng ta thương thuyết việc chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ. Vua sai ông Phan Thanh Giản làm toàn quyền Chánh sứ, Trần Tiến Thành, Phan Huy Vĩnh làm phó sứ để cùng Aubaret hội thương, sau 1 tháng điều đình, hòa ước 15-7-1864 được thành lập, trong đó có những khoản:

- Nước Pháp trả lại nước Nam 3 tỉnh đã chiếm, bù lại nước Pháp nhận quyền bảo hộ cả 6 tỉnh Nam Kỳ, tuy vậy sự bảo hộ này không có ý gì là thần thuộc cả.

- Nước Pháp chiếm 3 nơi ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) để ở buôn bán.

- Người Pháp được trú ở Ðà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên, và được nhượng 9 km xung quanh các hải cảng ấy để làm chỗ buôn bán.

- Nước Nam bồi binh phí 80 triệu phật lăng trả trong 40 năm mỗi năm 2 triệu.

- Người Pháp có cần đi vào đất nước Nam có việc gì thì phải xin giấy thông hành, việc xong phải về ngay các hải cảng nói trên.

- Các giáo sĩ được tự do truyền giáo, nhưng luật pháp của triều đình vẫn cấm thần dân xa đường luân lý và tôn giáo nước nhà.

Trong khi ở Huế, Aubaret lập hòa ước mới, thì ở Pháp phe tán thành hòa ước Nhâm Tuất (1862) cũng hoạt động ráo riết nhất là phái quân nhân trong đó có thiếu tướng Rigault De Genouilly, thiếu tướng Bonard là những tên tướng đã từng đánh ở ta, Thượng thư bộ hải quân và thuộc địa là hầu tước Chasseloup Laubat... họ viết thành sách về vấn đề Nam Kỳ gửi cho tất cả các thượng tướng, chính khách và viết sớ tâu lên vua Napoleon III, khiến nhà vua xuống lệnh đình chỉ việc thương thuyết của Aubaret ở Huế và cứ để hòa ước 1862 như cũ, lệnh ấy ra đến Huế thì hiệp ước Aubaret mới ký được 6 ngày. Pháp súy Sài Gòn báo cho triều đình Huế, là Pháp đình đã bác bỏ hiệp ước Aubaret và Phan Thanh Giản ký hôm 15-7-1864.

Ba tỉnh phía Ðông vẫn dưới quyền của Pháp, tuy đã ký, nhưng nhân dân cùng các sĩ phu của các tỉnh Nam Kỳ vẫn nổi dậy chống lại quân Pháp không theo lệnh của hoà ước, Pháp suý Sài Gòn liền cử người ra Huế xin ra lệnh cấm, nhất là mỗi khi thua, họ lại chạy về 3 tỉnh phía tây. Vua Tự Ðức sợ họ mượn cớ lại gây chuyện nên Vua Tự Ðức ra lệnh khiến các quan 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không được để cho những kẻ khởi loạn ở 3 tỉnh kia vào đất đai mình các quan phủ huyện biết, gặp phải bắt giao lại quan tỉnh, kẻ nào giấu giếm sẽ bị tội như chúng.

Bên Pháp đình, thì thượng thư Chasseloup Laubat cũng cố ý lấy trộm đất Nam kỳ 6 tỉnh nên năm 1865 đòi thiếu tướng De Lagrandiere về thương nghị.

Tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển dò xét biết tình hình, nên tâu lên vua Tự Ðức, vua lại nghĩ phải có một người được người Pháp tín phục, trán thủ thì các tỉnh phía Tây mới yên được. Triều thần lại cử Phan Thanh Giản. Vua bèn sai ông giữ Hàm hiệp biện bộ Hộ sung chức kinh lược ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Năm Bính Dần Tự Ðức 19 (1866) suý phủ Sài Gòn phái tàu đến cửa Thuận An đưa thư nói rằng 3 Vĩnh, An, Hà, địa thế xa cách, không tiện cho ta, tàu cướp qua lại, không tiện cho họ, xin cho họ cái..... luôn để dẹp yên giặc dã mà ta cũng khỏi trả bạc nữa.

Tháng 9 một tên quan Pháp và Vial và một linh Pháp làm thông ngôn, Le Grand Delalyraye từ Bình Ðịnh ra Kinh đô Huế đòi 3 tỉnh và dùng binh lực doạ. Vua và triều thần lại bàn, cuối cùng Viện cơ đề nghị rằng; nếu người Pháp dùng vũ lực chiếm 3 tỉnh ấy thì ta cứ để họ làm, đừng chống cự lại, để đợi nhân dân 6 tỉnh nổi dậy, ta sẽ tùy cơ hành động.

Năm sau suý phủ Gia Ðịnh sai một trung tướng Huế, đòi số binh phí trả chậm và đòi nhường 3 phía Tây. Triều đình ta không chấp thuận. Trong ấy ở Vĩnh Long, Phan Thanh Giản ra sức làm cho người Pháp tin vào lòng thành thực của triều đình và đề nghị với họ xin chuộc lại đất đai.

Năm 1867, Tự Ðức 20, bên Pháp, Hải quân thiếu tướng Rigaulde Genouilly, người đánh Nam Kỳ đầu được lên làm Thượng thư bộ hải quân kiêm thuộc .... ra lệnh cho thiếu tướng Largandiere lấy nốt Nam... Ngày 20/6/1897 Lagrandiere thành Vĩnh Long sai người mời Phan Thanh Giản đến nói chuyện, lại đưa thư năm ngoái họ xin giao 3 tỉnh để hậu tình giao hiếu lâu dài, nhưng ta trở ngại, nên việc không thành, vì thế người trong lục tỉnh thường thường trở ngạnh, đến nỗi nay phải dùng binh, thiệt có thương tổn đến tình giao hiếu hai nước. Quan kinh lược vội vàng cùng án sát Võ Doãn Thành xuống tàu biện thuyết, nhưng bàn thế nào thiếu tướng cũng không nghe. Ông Phan Vẫn tuân theo lệnh bất đề kháng của triều đình nên ông xin quân Pháp đừng nhiễu hại nhân dân, tiền lúa trong kho xin để quân ta coi sóc. Thiếu tướng thuận cho. Ông Phan vừa về thì quân Pháp tiến theo bốn mặt vào thành Vĩnh Long chiếm cứ.

Thiếu tướng bèn chia binh thuyền sai trung tá Galey đến lấy tỉnh thành An Giang (20/5 Ðinh Mão) và tỉnh thành Hà Tiên (ngày 25) quan ta đều không chống cự, các quan tỉnh đều đưa về tỉnh Vĩnh Long. Thiếu tướng sai người ra Huế báo cho triều đình ta biết. Phan Thanh Giản đem tiền lúa kho hiện còn của 3 tỉnh trị giá 100 vạn đồng khấu số bạc bồi năm ấy cho người Pháp. Rồi ông cho các quan cộng sự đều rút ra Bình Thuận hoặc ra Huế, chỉ để một mình ông ở lại xử trí như một người chân chính có trách nhiệm.

Thành Vĩnh Long mất ngày 20/6/1867, ông Phan Thanh Giản ra sống tại một ngôi nhà tranh ở ngoại ô tỉnh thành, ông xếp các triều phục, ấn triện cùng 23 đạo sắc bằng vua phong và viết một lá sớ gửi lên vua Tự Ðức; dịch ra sau: "Ngày nay gặp lúc khốn khó, việc dữ khởi ở trong nước, khi xấu xuất hiện ở biên thùy. Nam kỳ chốc lát đến như thế ấy, cái thế không thể ngăn trở được. Theo nghĩa làm tôi, tôi phải chết, không được lay lắt cầu sống mà để hổ thẹn cho vua. Hoàng thượng thấu suốt việc xưa, việc nay, xét rõ mối trị, mối loạn, người thân kẻ hiền cùng đồng lòng giúp đỡ, kính cẩn phép trời, vỗ thương người cùng khổ, tính trước lo sau tuỳ nghi thay đổi, cái sức lực còn có thể làm được việc. Tôi sắp chết nghẹn ngào không biết nói gì, chỉ tuôn nước mắt, tỏ lòng quyến luyến, trông mong khôn xiết".

tiếp...

http://www.giaphahophan.com/phanthuhai/chuong_V_02.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2006 04:43:09 bởi TTL >
#1
    HongYen 03.10.2005 13:36:09 (permalink)

    Ông đậu cử nhân năm 1825 khoa Ất Dậu


    ....

    Ông Phan Thanh Giản sinh năm 1796 tại làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình quan chức nhỏ. Khi Phan Thanh Giản được 7 tuổi thì mẹ ông bịnh nặng và qua đời. Thuở nhỏ Ông là người có tư chất thông minh nhưng khi mẹ ông qua đời không bao lâu thì phụ thân của ông bị vu oan phải vào tù, vì vậy mà sự học tập của ông đều được sự giúp đở của các thầy đồ và các nhà hảo tâm trong làng. Tuổi thơ của ông đó là những tháng ngày đầy khổ nhọc.

    Năm 1825, ông lên Gia Định tham gia kì thi Hương và đã đậu Cử-nhân. Năm 1826 ông ra Huế tham gia kì thi Hội và đã đỗ Tiến-Sĩ, đây là một vinh dự lớn lao cho ông mà cho cả sĩ phu miền Nam , vì ông là người miền Nam đỗ được Học vị này. Ông được vua phong Hàn lâm viện biện tu và ông lần lượt đảm trách các chưc vụ : Bố Chánh Quảng Nam, Đô sát viện ngử sử.

    ....
    #2
      HongYen 03.10.2005 13:46:36 (permalink)
      Đôi dòng tóm lược tiểu sử cụ

      PHAN THANH GIẢN



      Cụ Phan Thanh Giản tự là Đạm thư và Tỉnh Bá, bút hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên. Cụ sinh năm Bính Thìn (1796), tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, trấn Vĩnh Thạnh, nay là làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

      Cụ sinh ra trong hoàn cảnh đất nước hết sức đen tối, nội chiến khốc liệt giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn Vương Phúc Ánh, trưởng thành trong khung cảnh hòa bình giả tạo, đầy loạn lạc và thiên tai với chánh sách bế quan tỏa cảng và nền phong kiến tập quyền của thời Gia Long và Minh Mạng. Chứng kiến nhiều biến cố bất công của xã hội, đau khổ của dân chúng, gây cho cụ những ấn tưởng sâu đậm ảnh hưởng đến tâm tính và hành động của cụ sau này:

      ... Ta sanh ra vốn nhà nghèo
      Lòng mến ưa cổ đạo
      Đèn sách cộng mười năm
      Không chỉ ở cơm áo...


      Năm Ất dậu (1825) cụ đỗ cử nhân tại trường Gia Định, năm sau đỗ Tiến sĩ (Đệ tam giáp). Đây là vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ.

      Vài nét thăng trầm trên hoạn lộ:

        1826 được bổ làm Biên Tu ở viện Hàn-Lâm, thăng Trung sang bộ Hình, rồi Tham hiệp Quảng Bình.

        1828 thăng Thị Lang Bộ Lễ.

        1831 Hiệp trấn Quảng Nam, cầm quân thua trận bị giáng làm Tiền quân hiệu lực (lính trơn)

        1832 theo sứ bộ sang Tân Gia Ba, được thăng Hàn Lâm Kiểm Thảo sung chức Nội Các Hành Tẩu, rồi thăng Hồng Lô tự Khanh. Cuối năm được cử làm phó sứ sang Tàu. Đi sứ về được thăng Đại lý Tự khanh và sung Cơ Mật Viện Đại Thần.

        1835 được cử làm Kinh lược sứ trấn Tây (Cao Miên) trên đường về kinh dẹp được giặc cỏ ở Bình Thuận được thăng Bố Chánh Quảng Nam

        1836 can vua Minh Mạng tuần du núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam) bị giáng hàng quan Lục phẩm. Vài tháng sau được triệu về kinh làm: Nội các Thừa Chỉ rồi Lang Trung Bộ Hộ, rồi Thị Lang Bộ Hộ, sung Cơ mật viện Đại thần.

        1838 sơ xuất trong phiên trực, bị giáng làm Lang Trung Bộ Hộ.

        1839 thăng Thị Lang Bộ Hộ.

        1840 Phó Chủ Kháo Trường Thừa.

        1844 giữ chức Tả Đô Ngử Sử.

        1847 thăng Thượng Thơ Bộ Hình, đổi Thượng thơ Bộ Lại.

        1850 được cử làm Kinh lược sứ Tả Kỳ (Bình định Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận).

        1851 được cử Nam Kỳ kinh lược phó sử (Nguyễn Tri Phương làm Kinh Lược sứ) lĩnh Tuần Phủ Gia Định, kiêm chức Lãnh Đốc (Tư lệnh) các đạo Vĩnh Long, Định Tường, Biên Hòa, An Giang và Hà Tiên.

        1853 được phong làm Hàn viện Đại Học sĩ lĩnh Thượng Thơ Bộ Binh.

        1856 được cử làm Chánh Tổng tài Quốc Sử để soạn bộ ỀKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcỂ.

        1862 được cử làm chánh sứ vào Gia Định giảng hòa với liên quân Pháp và Y pha nho. Ký hòa ước Nhâm Tuất (05/06/1862) nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp.

        1863 được cử làm chánh sứ (Tả Tham Tri Bộ Lại Phạm Phú Thứ và Án sát sứ tỉnh Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản làm phó sứ) sang Pháp và Y pha nho bàn việc chuộc ba tỉnh miền Đông. Dù lênh đênh trên biển cả 2 tháng trời, cụ vẫn hy vọng mang lại hòa bình cho sứ sở. [/ul

        Chín tầng lồng lồng giữa trời thinh
        Phụng chỉ ra đi buổi sứ trình
        Lo nổi nước kia còn phiến biến
        Thương bề dân nọ cuộc giao chinh
        Ngàn trùng biển cả sang tây địa
        Muôn dặm đường xa thẳng đế kinh
        Mây nước sang qua cùng Pháp quốc
        Rước đưa mừng rỡ cuộc hòa bình.


        Nhưng kết quả không thành. Chứng kiến những phát minh của phương tây cùng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, cụ Phan đã thốt:

        ỀBá ban xảo diệu tề thiên địa

        Duy hữu tử sanh tạo hóa quyềnỂ

        Niềm tâm sự của cụ còn chua xót hơn khi:

        ỀTừ ngày đi sứ đến Tây kinh

        Thấy việc Âu Châu luống giật mình

        Kêu gọi đồng bào mau tỉnh giấc

        Hết lòng năn nỉ chẳng ai tin! Ể


        1867 (tháng 6 năm Đinh Mão) thiếu tướng De la Grandière hội quân ở Mỹ Tho, định ngày kéo qua Vĩnh Long, Ang Giang và Hà Tiên. Lúc bấy giờ cụ Phan làm Kinh lược sứ, biết thế chống không nổi, đành nộp thành trì để khỏi tai hại cho bá tánh, dặn con cái không được nhận chức gì ở Nam Kỳ, rồi uống thuốc độc tự tử, thọ 74 tuổi.

        Ai ai không khỏi ngậm ngùi khi đọc những dòng tuyệt bút sau đây:

        Thời trời đất lợi lại người hòa

        Há để người coi phải nói ra

        Lăm trả ơn vua đền nợ nước

        Đành cam gánh nặng ruổi đường xa

        Lên ghềnh xuống thác thương đôi trẻ

        Vượt biển trèo non cám cảnh già

        Những tưởng một lời yên bốn cõi

        Nào hay ba tỉnh lại chầu ba.


        Trước khi mất cụ Phan dặn các con cháu không được cộng tác với Pháp và chỉ ghi trên tấm minh sinh ( mộ bia) chín chữ: Hải nhai lảo thư sinh tánh Phan chi cửu ( mộ của người học trò già ở góc biển họ Phan ).

        Tại triều đình bấy giờ vua Tự Đức truy tội cụ, cho rằng không làm tròn nhiệm vụ, lại cố ý chết để tránh tội, giáng chiếu định tội Ềtrảm giam hậuỂ tước đoạt hết quan chức, đục tên trong bia tiến sĩ.

        Năm 1886 vua Đồng Khánh ban chiếu hủy tội và phục chức cho cụ. Hai người con trai là Phan Tôn và Phan Liêm chỉ huy quân chống Pháp ở Bến Tre, Sa đéc, Trà Vinh và cả hai đều tử trận.

        Cụ Phan là một nhà thơ lớn. Cụ để lại cho đời những tác phẩm sau đây:

        Tập thơ Du Kinh

        Kim Đài Sứ Thanh thi tập

        Sứ trình nhật ký

        Tây phù nhậ ký

        Ước phu thi tập

        Trích ung canh ca hội tây.


        Con người Phan Thanh Giản trong thơ là giàu tình cảm, đày trắc ẩn. Lòng hiếu nghĩa, tình cảm vợ chồng, luân lý được ông diễn tả qua bài ký nội:

        Từ thưở tơ vương mối chỉ hồng

        Lòng này ghi tạc có non sông

        Đường mây cười tớ ham dong ruổi

        Trương liễu thương ai chịu lạnh lùng

        Ơn nước nợ trai đành lỗi hẹn

        Cha già nhà khó cậy nhau cùng

        Mầy lời dặn như khi dõi bước

        Rằng nhớ rằng quên lòng hỏi lòng.

        Ở mặt khác, nơi cụ Phan, hình ảnh một nhà nho chính thống, liêm khiết, an bần lạc đạo, sống có tình nghĩa với mọi người chung quanh. Một bề tôi trung thành, một công bộc mẫn cán, nhưng số phận thật đáng buồn, hình phạt mà cụ gánh chịu thật khắc khe, cuộc dời thật thê thảm, đã chết rồi còn bị án tử hình.

        Trích Đặc San PTGĐTĐ 2001 Úc Châu
      #3
        HongYen 09.10.2005 20:23:39 (permalink)
        Hừng Đông

        Một giải thương lang suốt mắt mèo,
        Đèn câu ng ư phủ lửa leo heo.
        Lằn kêu giục chúa chầu sân phụng ,
        Gà gáy đưa chồng lấp dâu cheo.
        Ải nhạn Thường Quân mau cất gánh,
        Thoàn tên Gia Cát kíp phăng neọ.
        Phương đông lố thấy vừng con ác,
        Cửa Khổng môn sanh nhóm tựa bèo
        .



        Đọc bài thơ nầy Các Bạn nhận thấy có gì đặc biệt?

        #4
          vvn 09.10.2005 22:24:01 (permalink)
          Vần "-eo" rất ít thấy người dùng.
          #5
            HongYen 10.10.2005 05:27:26 (permalink)


            Hoan hô buớc đầu cuả vnn.

            "tip": mèo, heo, bèo...

            #6
              HongYen 11.10.2005 17:34:04 (permalink)

              Hừng Đông


              Xin mời Quý Bạn tham gia về bài Hừng Đông

              Xin Mời
              #7
                HongYen 26.10.2005 12:44:09 (permalink)
                .
                Một giải (1) thương lang (2) suốt mắt mèo (3),
                Đèn (4) câu (5) ngư (6)+ phủ lửa (7) leo heo (8).
                Lằn (9) kêu giục chúa chầu sân phụng (10),
                Gà (11) gáy đưa chồng lấp dâu cheo (12).
                Ải nhạn (13) Thường Quân (14) mau cất gánh,
                Thoàn (15) tên Gia (16) Cát kíp phăng neo.
                Phươn g đông lố thấy vừng con ác (17),
                Cửa Khổng (18) môn sanh nhóm tựa bèo (19).
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2005 12:49:07 bởi HongYen >
                #8
                  HongYen 30.10.2005 16:54:32 (permalink)

                  Một giải (1) thương lang (2) suốt mắt mèo (3),
                  Đèn (4) câu (5) ngư (6)+ phủ lửa (7) leo heo (8).



                  (1) giải (rùa nước)
                  (2) lang (sói)
                  (3) mèo
                  (4) (chồn) đèn
                  (5) (bồ) câu
                  (6) ngư (cá)
                  (7) (kiến) lửa
                  (8) heo

                  Xin mời Quý Bạn những câu tiếp.....

                  Chúc vui với những con thú trong thơ.
                  #9
                    HongYen 05.11.2005 18:12:07 (permalink)
                    Một giải (1) thương lang (2) suốt mắt mèo (3),
                    Đèn (4) câu (5) ngu (6)+ phủ lửa (7) leo heo (8).
                    Lằn (9) kêu giục chúa chầu sân phụng (10),
                    Gà (11) gáy đưa chồng lấp dâu cheo (12).


                    (9) (thằn) lằn
                    (10) phụng
                    (11) gà
                    (12) cheo (cheo cheo = thú quý hiếm, lông đen sườn vàng bụng trắng, sống đơn độc lặng lẽ trong rừng già vùng Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Trung Bộ, Tây Nguyên, ...)
                    #10
                      HongYen 18.11.2005 16:22:57 (permalink)
                      Hừng Đông

                      Một giải (1) thương lang (2) suốt mắt mèo (3),
                      Đèn (4) câu (5) ngu (6)+ phủ lửa (7) leo heo (8).
                      Lằn (9) kêu giục chúa chầu sân phụng (10),
                      Gà (11) gáy đưa chồng lấp dâu cheo (12).
                      Ải nhạn (13) Thường Quân (14) mau cất gánh,
                      Thoàn (15) tên Gia (16) Cát kíp phăng neọ
                      Phươn g đông lố thấy vừng con ác (17),
                      Cửa Khổng (18) môn sanh nhóm tựa bèo (19).



                      (1) giải (rùa nước)
                      (2) lang (sói)
                      (3) mèo
                      (4) (chồn) đèn
                      (5) (bồ) câu
                      (6) ngư (cá)
                      (7) (kiến) lửa
                      (8) heo
                      (9) (thằn) lằn
                      (10) phụng
                      (11) gà
                      (12) cheo (cheo cheo = thú quý hiếm, lông đen sườn vàng bụng trắng, sống đơn độc lặng lẽ trong rừng già vùng Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Trung Bộ, Tây Nguyên, ...)
                      (13) nhạn
                      (14) quân (chim quân, theo Kinh Thi)
                      (15) thoàn (thuyền = thiền = con ve sầu)
                      (16) gia (gia gia, Bà Huyên Thanh Quan)
                      (17) ác (quạ)
                      (18) khổng (khổng tước = con công)
                      (19) bèo (con chim chèo bèo = chèo bẽo, theo DNQATV)
                      #11
                        Lê Thường Nhiên 06.12.2005 22:36:00 (permalink)
                        Minh Từ về Cụ PHAN THANH GIẢN

                        Qua các tài-liệu mà các bạn đã khảo-cứu và trình bày trên diễn-đàn nầy, ta đã thấy và có thể tự có đánh giá về nhân-cách, sự-nghiệp, hành-trạng của cụ Phan. Tuy nhiên vì là một nhân vật đứng vào một vị-thế, ở một thời điểm tế-nhị của lịch-sử dân-tộc nên đã có một số ý kiến khác nhau về cụ Phan. Đã có nhiều diễn đàn và hội thảo của cấp quốc-gia (Nước CHXHCN-VN) gần đây để mong nhìn nhận một cách khách quan lịch sử về nhân vật nầy. Ở đây, với tư cách là một thường dân Nam-Bộ tôi xin góp với các bạn (nào quan tâm) một số thông tin với mong muốn làm phong phú thêm cho nội dung diễn đàn.
                        1- Nhân cách: Tôn Sư Trọng Đạo.
                        Ngòai các hành trạng thề hiện một nhân cách lớn, chúng ta còn cãm kích cụ ở hành động sau:
                        Cụ Phan là học trò của Gia Định Xử Sĩ VÕ TRƯỜNG TOẢN. Biết thầy mình luôn mang lòng ái quốc, nhất định không đội trời chung với người Tây Dương, nên khi mất ba tỉnh miền đông về tay nguời Pháp, cụ Phan đã di dời hài cốt Sư Phụ và Sư mẫu cùng một người con về hậu táng ở đất nhà của mình tại Bảo Thạnh - Ba Tri Bến Tre ngày nay. Mộ cụ Phan và miếu thờ của ông cũng ở cách mộ cụ Võ chừng vài trăm thuớc.

                        2- Có người (TĐ, THL) lên án cụ Phan là mãi quốc. Thế cụ bán nước sao không nhận về đồng France, bơ sữa... mà tuyệt thực và trang trãi nợ quốc dân bằng chén thuốc độc. Một người cha mãi quốc có dạy nên các con mình (Phan Tôn và Phan Liêm) quên thân hy sinh vì tổ quốc không ???

                        3- Nhân dân và lịch sử rất công bằng: Người dân Bảo Thạnh và một số vùng khác ở Nam-Bộ đã lập đền thờ cụ Phan. Chỉ tiếc có một điều: Không hiểu vô tâm hay cố ý (người nay-9/2005) mà trên đường làng Bảo Thạnh có bảng chỉ dẫn lối vào mộ cụ Võ nhưng không chỉ mộ cụ PHAN !!!
                        Nên có vè rằng:
                        Ở xứ sở cụ Đồ (*) mà nó ngâm thơ tiếng Pháp
                        Cụ Võ nó thờ mà lại đi dấu mộ cụ Phan

                        ____________
                        (*) Cụ Đồ Chiểu.

                        4- ĐẤT VÀ NGƯỜI:
                        Nếu có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi các bạn nên về thăm Ba-Tri để viếng mộ và khu tưởng niệm của cụ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ( gần thị trấn Ba-Tri). Sau đó trên đường về chốn thiên nhai hải giác (chân trời góc biển) BẢO THẠNH, các bạn sẽ đi qua một con đường tuyệt đẹp, với đồng lúa thơm ngát, với những dòng sông sen mút mắt dặm trùng quang, với những con người hiền như cổ tích...các bạn sẽ đến với nơi an nghỉ của hai bậc chí sĩ, một thầy, một trò: VÕ TRƯỜNG TOẢN - PHAN THANH GIẢN để nghe nỗi niềm....

                        Tình chôn riêng cõi niềm xử-sĩ
                        chí lỡ công-hầu hận trắng tay
                        ngàn xanh biết gửi trời hay nước
                        thuyền ngập thơm vàng sen sông mây
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2005 20:07:26 bởi Lê Thường Nhiên >
                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9