Trích đoạn: Lá Chanh
Buồn tí tí...vay tìn đi xây nhà mới,
Hiện tại Lá có nhiều thích thú cho 3 thể loại chụp hình: hikey, Lokey và trắng đen (monochrome) Lá mê trắng đen, thật ra không có nhiều hình trắng đen để xây nhà mới, nhưng độ này Lá hay chuyển máy qua trắng đen chụp, vừa chụp vừa học về ánh sáng màu sắc,đường nét... có rất nhiều thú vị.
DuyMy có lần nói hoa không thể chụp trắng đen được, dĩ nhiên là Lá cãi, vì cái gì người ta nói không thể được, Lá lại ráng làm cho được.
Nhưng đẹp hay xấu ...........vẫn tùy thuộc vào mắt nhìn và sự nhận biết về mỹ thuật trong từng con người của các bạn
Chào Lá và quý khách của nhà Monochrome,
Chúc mừng Lá tìm được "Loan" để xây nhà mới. Mong rằng nhà mới của Lá chóng được paid-off (chỉ cần một vài cưộc triển lãm là Lá trả đẹp thôi mờ, phởi hông? :) ).
Đầu tiên, CP phải đồng ý với DM là nói rằng "B&W không dùng để chụp hoa đươc." có nghĩa là khó dùng B&W để diễn tả hết cái đẹp, cái texture của hoa lá mềm mại. Điều đó không có nghĩa là tuyệt đối không thể chụp hình hoa bằng ảnh B&W.
Thật ra, trước khi nói về dùng B&W chụp hoa; CP mưốn nói về đặc tính của hình ảnh B&W:
Chúng ta nên tìm hiểu rõ lý thuyết Zone System của Ansel Adams về B&W giống như tìm hiểu về bố cục căn bản trong hội hoạ và nhiếp ảnh, trước khi bước sang lĩnh vực thường được gọi bằng chữ "phá bố cục".
CP xin mở ngoặc nơi này: "phá bố cục" hiểu một cách nghiêm chỉnh thực chất cũng chỉ là những bố cục rất chặt chẽ mà bản thân nó vươt. qua những bố cục căn bản về khái niệm mà thôi. Vì thế, hiểu theo nghĩa đen thì không có gì gọi là "phá bố cục" trong nhiếp ảnh hoặc hội hoạ. Đó chỉ là cách ví von, mà sau này người ta hay hiểu lầm và giải thích theo từng chữ một cách máy móc.
Hai ảnh CP quoted lại trong post reply này là những hình ảnh đạt được các điều kiện của các zone chuyển tiếp và liên tục. Tuy hai ảnh này bắt đầu từ zone 3 kết thúc tại zone 7 hoặc 8 (chưa đủ trắng, chưa đủ đen; vì có dynamic range hẹp), nhưng cho được nhiều chi tiết cần thiết để thu hút ánh mắt người xem. Đây là điều được xem là thành công của Lá đối với những hình ảnh B&W có narrow DR.
Việc không thành công trong 3 ảnh đầu tiên của Lá không chỉ nằm trong DR hẹp của các ảnh này. Nó còn nằm trong hạn chế khi chúng ta cố tình dùng software để "thui đen" background. Với ảnh digital, Lá chỉ cần nhìn hơi nghiêng so với màn hình monitor một chút thôi, các chi tiết trong background đen sẽ ẩn hiện lên khiến cho những bg này không được xem là zone 1. Chúng được xếp vào zone 3 của Ansel Adams' system. Tức là chưa đủ đen. Các chi tiết này thu hút sự chú ý của ngươi` xem làm thành sự cạnh tranh với chủ đề. Đây là điểm mà Lá cũng nên chú ý cho cả các background màu đen trong những ảnh màu của mình, mà thi thoảng CP có nhìn thấy nhưng không có dịp chỉ rõ!
Ảnh hoa hồng còn lại trong hai ảnh này, tuy cũng rơi vào trường hợp của ba ảnh đầu tiên, nhưng chi tiết của những lá hồng ở zone 4 và zone 5 hiện diện như là sự define rõ rệt của tác giả; nên được xem là sự thành công trọn vẹn của ảnh này. Khiếm khuyết của ảnh vẫn là thiếu đi zone 9 lẽ ra có được trên những cánh hoa hồng, nên ảnh bị xem là chụp a little bit thiếu sáng.
Ảnh cưối cùng, tuy chỉ có từ zone 3 cho đến zone 8, nhưng đã thành công ngoài sự mong đợi vì textures có được trên những lá cây xương rồng.
Điều này cũng xảy ra với ảnh chụp ngược sáng của DM tặng tân gia cho Lá:
Thậm chí, ảnh chiếc thuyền cây trên mặt nước sông/biển cũng chẳng có đươc. zone 8 trở lên. Ảnh như đươc. chụp thiếu sáng một cách cố tình để diễn tả ánh sáng hoàng hôn (hoặc bình minh) cho dù người xem tinh ý sẽ biết rằng cảnh bên ngoài sáng hơn như thế.
Chụp thiếu sáng với điều kiện silhouette là một sáng tạo thích hợp để tạo nên sự thành công cho một ảnh B&W có narrow DR trong ảnh đó của DM.
Vài dòng lẩm cẩm về kỹ thuật B&W đóng góp trong nhà mới của Lá.
Chân Phương.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.06.2012 07:40:39 bởi Chân Phương >