Đời lão Vịt – truyện ngắn
tranvanhuy1977 26.06.2012 22:38:28 (permalink)

Trời về chiều, từng rán nắng vàng chóe, le lói xuyên qua các đám mây đang ngã màu xanh đen, thành những tia nắng nhỏ sắc bén như mũi kim tiêm, lao nhanh xuống cảnh đồng miền Tây chảy sém. Mùa nắng hạ, đất khô cằn nứt nẻ, lão già đang ngước nhìn bầu trời như muốn đối chọi, muốn diện kiến, mặc cho từng tia nắng sắc nhọn đang đâm vào làn da đen sạm và nhăn nheo vì tuổi tác, những giọt mồ hôi mặn chát chãy xuống mắt, miệng làm thành những chén thuốc đắng đang từng ngày thuốc chết đời lão.

Trong giây phút đó! Lão như xuất thần khi đã trãi qua sự hồi tưởng về quá khứ của chính lão, của ông bà lão, từng đợt - từng đợt tới tấp vọng về như người tu Thiền đến giờ đắc đạo. Hình ảnh ông của Lão, lúc lão tóc còn để chỏm, quần ống thấp ống cao, chạy ti tue theo chân ông của Lão trên những bờ ruộng chênh chênh, bé tẹo của thời tấc đất tấc vàng nên thi nhau cuốc bờ trồng lúa, cái bờ ruộng càng ngày càng bé, cong keo như nhưng con rắn chết trông thật đáng sợ.

Ông của lão là bần cố nông chính hiệu, nuôi vịt đàn là truyền thống của gia đình từ mấy đời nay, ở Văn Giang – Hưng Yên ai mà chẳng biết. Cách Mạng như từ trên trời mà rơi xuống, hay cứ như ở đất vọt lên. Cứ tưởng là “Ai giàu ba họ - Ai khó ba đời” - sẽ đến với gia đình ông bà lão. Ông lớn lên cùng với đàn vịt, ngày ngày sống cùng chúng ở ngoài “cồn” của ông bá hộ. Cuộc cách mạng cải cách ruộng đất đến, cả làng thi đua đấu tố, đàn ông thì đánh, đàn bà thì thỏa mạ… kết quả cả nhà ông bá hộ kẻ chôn sống, người bỏ đói… Nghe nói chẳng còn ai. Của trời cho, khi không hợp tác xã hình thành, ông của lão nghiễm nhiên trở thành chủ nhân của đàn vịt và cái “cồn đất rộng” giữa cánh đồng mênh mông và bất tận.

Cứ tưởng cuộc đời sẽ khác, cái cảnh vừa nhai cơm vừa chạy trời mưa lại vừa lùa đàn vịt sẽ không còn nữa, cứ tưởng đảng đã cho ta mùa xuân cả năm, cả chục năm hay cả đời thay đổi… Ngờ đâu, hết ông bí thư huyện, chủ tịch xã… hể đến chơi là lại “kế hoạch năm năm của nhà nước đợt một, đợt hai… Rồi đến thi đua thành tích tỉnh, huyện, xã… Thi đua giữa các hợp tác xã… Chủ Trương của đảng thì nhiều lắm, nhiều lắm… nên lượng khách đến nhà ông của lão cũng ngày một tăng lên. Đầu tiên ông của lão cũng vui “đáo để”, khi ra đường, lúc hội họp thì khuôn mặt nỡ “tưng” lên, ra dáng Cán Bộ lắm lắm…

Niềm vui của cuộc đời đúng là mỏng manh và ngượng ngạo. Khi nhà nông đến mùa gặt hái thì đời lão lại bắt đầu cuộc chạy đua… cái vui chưa tắt thì cái mặt “xo xo” đã dần hiện hữu, mà chẳng biết hiện hữu tự bao giờ. Lượng cán bộ đến nhà lão nói chủ trương đường lối thì ít, mà tiết canh với rượu đế thì nhiều, đã thế gia đình lại hiểu khách nên ra về các “đồng chí” lúc nào cũng có thêm con vịt làm quà. Kết quả lượng khách tăng thì đàn vịt giảm… Cuối mùa vịt đẻ trứng, khi ông của Lão nhận khen thưởng thi đua thì vợ và con ở nhà “mếu mão” với cơm rau vặt đến trứng cũng chẳng còn. Mỗi bận như thế ông của lão thường khuyên.

- “Mình cam khổ có bao nhiêu… Tao nghe nói trong Nam nó khổ lắm”… rồi ông tiếp tục.

- “Nhà này còn cái bát mà húp cơm, chứ trong kia ăn bằng cái gáo dừa kia kìa!”

Nói xong, Ông cố rướn thẳng cái lưng đã còng, ngữa mặt “tu” chén rượu đánh ực một cái, với vẽ mặt sao chua chát thế. Cứ thế thành tích khen thưởng càng nhiều gia đình càng chẳng ra sao, đàn vịt “teo tóp” dần, trông thật xơ xác nhỏ nhoi đến thảm hại. Cứ tưởng cuộc đời thay đổi khi ông của lão làm một cuộc cách mạng, đó là di cư vào Nam, mà cái di cư những năm ấy cũng theo chủ trương thanh niên xung phong và vùng kinh tế mới của đảng, rõ ràng sự đi đứng, ăn uống…mọi thứ đều theo chủ trương của đảng. Ông của lão từng nói:

- “Thằng Sáu kẹt ra Hà Nội được thì tau cũng vào Nam được.” Thế là cả nhà lão hành quân sau câu nói đó…

Ngôi nhà thâm thấp, xiêu xiêu cạnh mé ruộng này là do ông Chú để lại, khi gia đình chú ấy đi Mỹ theo diện HO. Trước đây, chú ấy là lính, khi ra đi đã để lại toàn bộ cho nhà lão. Cứ tưởng sẽ đổi nghề, lúc mới vào đi làm rừng, khai hoang nhưng vẫn chẳng khá hơn, cả gia đình lão lại tăng gia bằng cách nuôi vịt, cuộc sống kha khá hơn, thì nghề nuôi vịt bổng dưng trở thành chủ tọa.

Một ngày mưa lớn, cái không khí buốt buốt, sương sương của miền Nam như thấm vào gia thịt người ông của lão, từng cơn ho rũ rượi, liên tục như những tràng đại liên xuất hiện, cuối cơn ho là những đợt thổ huyết… ba tháng sau, ông của lão ra đi mang theo những thành tích, khen thưởng truyền thống của gia đình lão trở về lòng đất. Khi ông đã nghiệm ra rằng đảng chẳng cho ta mùa xuân gì ráo, đảng chỉ mong ta “làm công” cho đảng mà thôi. Cuối đời ông, gia đình lão vẫn là một “bần cố nông”, với cái nghiệp chăn vịt có từ bao giở bao giờ.

Cuộc đời của lão khá hơn người ông, lão cũng học hết tiểu học, kiểu “bình dân học vụ” lớp ba trường làng, thế nên lão biết chữ. Lão có chút phong độ hơn, nhưng cái nước da đen và những vệt phèn của ngày tháng dọc ngang đồng ruộng đã thấm hẳn vào da thịt, tạo nên nét đặt trưng, nét của nghề nghiệp. Rút kinh nghiệm đời ông của lão, đời lão khác lắm, khác lắm. Khi mọi người đổ xô thi đua trồng sẳn cho đủ chỉ tiêu của HTX, thì vợ con lão ngồi chợ bán hột vịt, hột gà… Nhà lão dần dần có “sạp” hàng tại cái “chợ nách” miệt vườn này.

Lão đứng ra thầu đầm cá, cất nhà cho vợ con lão, còn lão thì vẫn sống cảnh cơm chòi canh đầm thũa ấy. Đang ăn nên làm ra, thì cơ chế kinh tế thay đổi, đảng ngấm ngầm cho các đảng viên làm ăn kinh tế, ngấm ngầm tư nhân tư hữu dựa trên quyền lực của đảng, cái nghề của lão trở nên bị cạnh tranh khốc liệt, cái đầm cá lão thầu đang bị đe dọa, mấy mẫu đất chính quyền đã cho người đến ủi, hàng ngàn cây ăn trãi bị chặt phá… đảng ta thu mua cho lão công sức trồng cây, trái cây, khai phá đất hoang… với giá không bằng vài quả trứng vịt.

Không riêng gì lão, cả làng này nó thế, dân làng tụm năm tụm bảy kéo nhau đi kiện, hết tỉnh đến thành phố, rồi ra tận Trung Ương… Tới đây lão mới biết không riêng gì xã của lão, huyện của lão, mà cả thành phố của lão, cả cái Trung Ương của lão đều thế… Lão chợt nhận ra một sự thật, sự thật cả nước là dân oan.
Ngày ngày, ở cái văn phòng có dòng chữ Tiếp Dân nhưng chỉ Tiếp Quan này diễn ra nhiều cảnh ngộ, cảnh đồng cảm với rất nhiều người như lão, cảnh mấy tên công an đánh đập, cảnh chúng đấm thắng vào ảnh hồ chí minh khi dân oan dùng làm bùa hộ mệnh, cảnh mẹ già –quả phụ - con côi – lão thành cách mạng, mẹ tiểu anh hùng, mẹ đại anh hùng, “cây cao bóng cả”, cựu chiến binh… ôi thôi đủ cả.

Giờ đây! Lão đã hiểu, đã tỏ tường rồi. Lão hay nói với mấy người dân oan cùng hội, kiện mãi rồi, đời mình vẫn thế. Mà chẳng riêng đời lão, đời ông của Lão, Cha của lão… đều thế. Nghĩ tới đây lão nói nhỏ:

- “Cộng Sản nó thế”. – Rồi hát rất tự nhiên.

- “Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?”

Hôm nay, đầu óc lão như sang ra, như bừng tỉnh, càng bình tỉnh hơn khi đứa nhỏ nhà lão mở máy tính cho lão em sự thật hồ chí minh, tàn sát mậu thân và những sai lầm của đảng cộng sản, cái đảng đã làm cho đời Cha của lão thổ huyết còn đời lão không khéo thì cũng sẽ thế thôi. Ông Chú của lão bên Mỹ gọi điện thoại về nói rằng cộng sản chỉ có thay thế, chứ đừng nói gì đến thay đổi. Lão nghiệm thấy rất đúng, có điều đời chú ấy cũng không khá gì. Cứ nghĩ chạy được khỏi cộng sản, cứ nghĩ thay đổi được cuộc đời. Ai dè cộng sản vận bên đó đầy rẫy ra. Ngẩm nghĩ cuộc đời của chú ấy cũng hay, sau khi tới được bến bờ tự do, cái tính ngông ngông đa tình của người lính vẫn thế, nên không thích hợp cho việc công nhân, công ty vốn theo một lề thói cố định. Chán cảnh sống gò bó, ông Chú quay qua nuôi gà với câu phát biểu xanh rờn:

- “Nguyễn Thiện Khiêm nuôi gà, Cao Kỳ nuôi cá được sao tao lại không nuôi được?”

Ấy thế thôi, chứ Chú ấy làm cho vui tuổi già, cái tuổi “thất thập lai hy” nên làm việc một chút cho nó thoãi mãi. Lại dành tiền gởi về quê… Nhưng gánh nặng quê nhà luôn canh cảnh bên lòng, vì thế thi thoảng Chú vẫn gọi về quê thăm lão. Nhờ đó mà con lão có cái “com-bu-tơ”, thế là lão biết được chút ít cuộc sống xa gần ra sao. Biết được bàn tay của cộng sản thế nào, chúng chiếm Chùa ra sao, mua các thị phần báo giấy ở Hải Ngoại, làm tan rã chúng, giờ đây lại chiếm lĩnh thị phần thông tin của báo mạng, núp bóng chống cộng, gây rối trị an… làm cho cộng đồng Hải Ngoại của chẳng yên ổn gì. Cả tướng và lính có lúc tưởng như phải bán đi đàn gà của mình, ông chú cũng không ngoại lệ… gọi điện về than thở cho cái số phận người việt…

Ngồi giữa cánh đồng khô, lão nhớ lại cái trang thư mà chú ấy gởi về, cái thư dài lắm, chép lại một quổn tự thuật sự trở về miền đất hứa “Exodus(1)”. Cái nóng của ánh nắng chói gắt, cái nóng của cái dạ dày đang sôi sục, cái tức của cái bao tử đang quặn đau… cộng với thời gian trắng tay vì kêu oan và kiện cáo… giữa cánh đồng khô, lão buôn tiếng lớn:

- “Chỉ còn cách trở về. Người dân trong nước phải trở về vị trí thật của mình, phải gành lại cái vổn dĩ là của mình, phải cộng sức, cộng sức… Hải Ngoại cũng nên can đảm lên tàu Exodus VN để trở về đất mẹ…”

- “Chắc Chú ấy dám lắm?” - Tiếng của bà lão.

Xa xa bà nhà lão đang mang chiếc “ni-gô” cơm chiều cho lão, nghe tiếng lão nói vọng tới, câu được câu chăng, giữa đồng khô nắng hạn, trong cái nắng hình kim tiêm… Lúc này trên thinh không có tiếng vi vu và nghe như trong gió có lời Âu Ca…

Bây giờ đá nổi lông chìm
Đồng khô hồ cạn búa liềm ra tro…
.


(1) Tên con tàu chở hơn 300 thanh niên Do Thái tìm đường trở về.

Ngày 24/6/2012
Lý Đông – Trần Văn Huy

#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9