NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO ĐỘNG Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Một người Tích Lan bị bắt do đảnh lễ Đức Phật tại Saudi Arabia Một thanh niên Tích lan được mướn làm người phục vụ trong nhà bị bắt tại Saudi Arabia vì đã lễ bái tượng Phật, là điều được xem là tội hình sự theo luật Shariah.
Theo tổ chức Bodu Bala Senaa, thanh niên này mang sổ thông hành số 2353715 và được nhận dạng là Premanath Pereralage Thungasiri, đã bị cảnh sát Umulmahami bắt giữ. Theo tin tức tổ chức Bodu Bala Senaa nhận được về vụ án này thì thanh niên Tích lan này sẽ bị chém đầu. Mặc dù bản kháng án đã được đưa lên văn phòng Nhân sự ngoại quốc tại Battaramulla, cho đến nay vẫn chưa có điều gì được thực hiện.
Cho dù thanh niên này là một Phật tử, ông bị kết án là đã tôn kính Đức Phật tại ngôi nhà mà ông được mướn. Tổ chức Bodu Bala Senaa nói thêm những ai được mướn làm việc tại các quốc gia Hồi giáo đều bị ngăn cấm thực hành các tôn giáo khác và nếu bị bắt được làm như thế, họ sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng. Mới đây một phụ nữ Tích lan đã bị bắt vì nhìn một đứa trẻ tại một nơi mua sắm, nơi mà bà bị buộc tội là phù thủy do bà đeo một sợi dây đen nơi cổ tay.
Tuy nhiên, tổ chức đã lên án nhân viên văn phòng nhân sự ngoại quốc đã không giáo dục công nhân Tích lan đến Saudi Arabia về các luật lệ tại các quốc gia liên quan đến các quyền hạn về tôn giáo. Do vậy, nhiều công nhân di dân đến Saudi Arabia đã gặp phải những tình huống như thế này do sự kém hiểu biết về các điều luật của quốc gia.
Trong những tình huống trước đây nhiều phụ nữ Tích lan đã bị buộc phải theo Hồi giáo và mặc y phục truyền thống của họ và tính đến nay đã có 4 thanh niên Tích lan bị chém đầu tại quốc gia này.
Như Quang dịch
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9260 Sau khi đọc bản tin này, tôi muốn đăng một chương trong "Nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới phiền não" đáng lẽ chỉ để chờ in thành sách!
Namo Amitabha
Tuệ Uyển
Chương 7
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO ĐỘNG Trích từ quyển NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
Hướng chú ý của chúng tôi đến một sự khảo sát sâu xa hơn về bạo động, tôi nói, "Thưa Đức Thánh Thiện, trong việc cố gắng xác định những nguyên nhân cho, những hành động xấu ác hay bạo động trong xã hội, ngài đã biểu lộ quan điểm rằng ngài không thể chỉ quy nó cho bản chất tự nhiên xấu ác của thủ phạm và -"
"Vâng. Đúng đấy," Đức Đạt Lai Lạt Ma chen vào. "Nếu chúng ta muốn đi đến tận gốc rể của vấn đề, thì không thể chỉ quy nguyên nhân cho một cá nhân đơn lẻ hay một nhóm và rồi chỉ dừng ở đấy, nhưng đúng hơn rất quan trọng để thấu hiểu những nguyên nhân sâu xa hơn của những hành vi bạo động này. Bởi vì để vượt thắng bạo động đầu tiên chúng ta cần thấu hiểu những gì là nguyên nhân của chúng."
"À, thế thì tại điểm này, tôi đang tự hỏi, chúng ta có thể bắt đầu khám phá một vài nguyên nhân này chứ. Và tôi đoán rằng câu hỏi căn bản là, ngài có bất cứ ý nghĩ nào về những nguyên nhân của bạo động một cách tổng quát không?"
"Điều này rất phức tạp," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời với một tiếng thở dài nhẹ, "Có thể có nhiều nguyên nhân và điều kiện có thể đưa đến bạo động và xung đột. Chúng ta không thể chỉ hướng đến một hay hai nhân tố và nói, "Đây là nguyên nhân." Theo một nhận thức Phật Giáo, chúng ta thấy bản chất của thực tại như tùy thuộc, tương liên, vì thế đối với bất cứ sự kiện hay khủng hoảng nào hiện hữu, có rất, rất nhiều nhân tố góp phần đến rắc rối, trên nhiều mức độ. Mỗi trường hợp có một loạt những hoàn cảnh đặc biệt riêng của nó góp phần cho vấn nạn."
"Ngài có thể xác định một số 'cấp độ' khác nhau mà ngài liên hệ đến và liệt kê một ít nguyên nhân không?" tôi hỏi. Sau đó, hy vọng tránh một đáp ứng mơ hồ khác về vấn đề nó hoàn toàn tùy thuộc trong những hoàn cảnh như thế nào, và cố gắng gợi ra một câu trả lời cụ thể hơn, tôi thêm, "Có lẽ ngài có thể sử dụng một trường hợp khủng bố đặc thù nào đó hay như vụ 11 tháng Chín để làm sáng tỏ ý nghĩa của ngài."
"Dĩ nhiên, vì chúng ta đang nói về những rắc rối của con người, những sự xung đột và bạo động này được tạo ra bởi con người. Vì thế, gốc rể của những rắc rối này ở trong cảm xúc và cung cách suy nghĩ của con người, những cảm xúc phiền não - giận dữ, thù hận, tham lam và si mê. Và đây là những suy nghĩ vọng tưởng điên đảo đồng hành với những cảm xúc phiền não này. Vì vậy, đó là một mức độ, những nhân tố nội tại. Điều này liên hệ đến động cơ nội tại của con người, và trong trường hợp này, động cơ của những sự khủng bố này có thể là thù hận. Nhưng rồi thì trên một mức độ khác có thể có những nhân tố văn hóa rộng rãi hơn, chẳng hạn như những giá trị được khuyến khích trong một xã hội. Trong trường hợp này, thí dụ, tôi nghĩ niềm tin tôn giáo cũng liên hệ. Vì thế, đấy là một mức độ khác..."
Ngài dừng lại để quán chiếu trong im lặng một lúc, điều không có gì kinh ngạc, lưu tâm đến phạm vi rộng lớn của câu hỏi, rồi thì ngài trở lại, "Ông biết không, trong việc nói về những nguyên nhân của thù hận và bạo động, điểu kiện đóng một vai trò rất lớn. Điều kiện có thể đến từ nhiều mức độ..."
"Mức độ?"
"Vâng," ngài giải thích; "thí dụ, điều kiện có thể đến từ những giá trị hay thông điệp mà chúng ta nhận từ mức độ rộng hơn của xã hội, từ những lĩnh tụ, truyền thông, hay hệ thống giáo dục. Rồi thì điều kiện cũng có thể đến từ gia đình chúng ta, v.v...
"Vì thế, có thể có nhiều sự ảnh hưởng từ những môi trường đặc thù chung quanh chúng ta. Những kẻ khủng bố này, những con người này, đã không hành động thuần túy cho những lý do cá nhân. Họ đã lớn lên từ những cộng đồng, những người có thể ôm ấp những sự phẩn uất lâu dài, căn cứ trên những nhận thức của họ về Hoa Kỳ hay phương Tây. Có lẽ trong quá khứ, họ đã nghe thấy Hoa Kỳ hay phương Tây như thế nào đó khai thác, bóc lột những phần nào đó của thế giới. Có lẽ họ có thể nuôi dưỡng những gì họ tin tưởng là những nổi bất bình chính đáng và đã cảm thấy rằng không có nơi nào để biểu lộ nổi bất bình của họ, không ai nghe đến những quan tâm của họ. Và dần dần những nổi phẩn uất nung nấu, và biến thành thù hận.
"Dĩ nhiên, những cá nhân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thành viên của nhóm mà họ là một bộ phận, vì thế những hoàn cảnh tình thế là một mức độ khác nữa. Và thêm vào đó, trong vài trường hợp bạo động có thể thậm chí có những nguyên nhân lịch sử - trong trường hợp này, mặc dù động cơ có thể là thù hận, những gốc rể hay những cội rể nhận thức của thù hận có thể thuộc về quá khứ - một số có thể đi ngược ngay cả về những thế kỷ trước.
"Nên trong thực tế," ngài kết luận,"nếu chúng ta tiếp nhận một quan điểm rộng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng vô số những nhân tố đã góp phần cho những hành vi khủng kiếp như vậy."
Làm một mẻ bắp rang mới và ấm, các gia đình khắp vùng Trung Đông thường ngồi lại trong một buổi tối để xem truyền hình...
Tối nay trên truyền hình Ả Rập Saudi, chúng ta thấy một chương trình nói chuyện vời một nữ điều khiển chương trình thu hút, chuẩn bị kỷ càng, ăn mặc thời trang, đội một chiếc khăn hijab[1] truyền thống. Nói tiếng Ả Rập với một "giọng truyền thông" ấm áp, vừa phải, bình tĩnh được sử dụng bởi những người phát thanh trong mọi quốc gia, cô báo tin cho khán giả rằng họ sẽ làm điều đấy khác thường ngày hôm ấy. Cô nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ tới, và vì thế cô ta sẽ phỏng vấn một bé gái ba tuổi rưởi trong 'chương trình ngày hôm nay.'
"Xin Thượng Đế sẳn lòng ban cho con cái chúng con cùng một sự giáo dục để cho thế hệ tới của con trẻ sẽ đều là những người Hồi Giáo chân thật, những người biết kẻ thù của chúng là ai," người phát ngôn nói thế. Sau đó, cô ta giới thiệu một một đứa bé chập chửng tên là Basmallah, một đứa bé ba tuổi rưởi với một khuôn mặt thiên thần, ăn mặc trong một áo sơ mi điểm trắng và một áo khoác trắng hồng, trùm đầu theo truyền thống - một đứa bé xinh đẹp, một bức ảnh của ngây thơ và dễ thương.
Sau khi hỏi tên cô bé và tuổi tác, người phỏng vấn đi ngay vào vấn đề . "Con có biết người Do Thái không?" cô ta hỏi.
"Vâng," Basmallah nói, với đặc trưng của "giọng nói bé con" cao hất lên, và sự tự tin vui tươi của một đứa bé không sợ sệt.
"Con có thích họ không?"
"Không!" đứa bé nói một cách nhấn mạnh.
"Tại sao con không thích họ?" người phỏng vấn thúc giục.
"Bởi vì họ là những con khỉ hình người và là những con lợn," cô bé nói với một giọng tin tưởng và vô cảm, giống như cô bé là một nhà động vật học tí hon, đúng là diễn tả một chủng loại thú vật kỳ lạ nào đấy.
Người phỏng vấn mĩm cười và gật đầu thừa nhận, và hỏi, "Ai nói điều này?"
"Thượng Đế của chúng ta!"
"Ngài nói điều này ở đâu?"
"Kinh Koran."
"Đúng đấy!" người phỏng vấn khóc một cách mừng rở, vui sướng với trí tuệ của con nít. "Ngài đã nói trong kinh Koran!"
Người phỏng vấn tiếp tục. " Basmallah, người Do Thái làm gì?"
Ở đây đứa bé bắt đầu hơi bối rối, "Gì?" cô bé hỏi.
Người phỏng vấn lập lại, "Họ làm gì?"
Rõ ràng có một chút sợ hãi trong biểu lộ của đứa bé, nhưng cô bé vẫn trả lời: Hảng Pepsi!"
Người phỏng vấn hơi ngượng ngùng, nhưng nói với khán giả, "Ô, cô bé biết tất cả về vụ tẩy chay!" Sau đó, cô ta tiếp tục thúc giục đứa bé. "Những người Do Thái đã làm gì với nhà Tiên Tri Muhammad của chúng ta?"
Đứa bé lãnh lấy một nhát nữa với câu hỏi, "Ngài giết ai đấy!"
Một lần nữa, người phỏng vấn thêm một vòng xoay cho câu trả lời sai của đứa bé bằng việc nói với nó, "Dĩ nhiên, nhà Tiên Tri Muhammad của chúng ta mạnh mẽ và có thể giết chúng [người Do Thái]!"
Người phỏng vấn tiếp tục thúc ép đứa bé nói những gì xấu xa mà người Do Thái đã làm, cho đến khi đứa bé chạm đúng vào câu chuyện, và với sự động viên của người phỏng vấn để nói với chúng ta về những gì "người Do Thái" đã làm, đứa bé lập lại câu chuyện về một người phụ nữ Do Thái đã bỏ thuốc độc trong thức ăn của nhà Tiên Tri, kết luận câu chuyện với "... và ngài nói với những người đồng hành với ngài, "'Ta sẽ giết người đàn bà này...'"
Vào cuối buổi phỏng vấn người nữ phát thanh viên kết luận, "Không ai có thể mong ước hơn ở một cô bé ngoan đạo thế này!... Thế hệ những trẻ em tới phải là những người Hồi Giáo thật sự!"
Thí dụ vể đời sống thật sự cung ứng một minh họa thảm kịch cho quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng điều kiện (nhân duyên) có thể đóng một vai trò trong thù hận và bạo động. Không cần phải mở rộng sự tưởng tượng để hình dung cô bé Basmallah ở tuổi mười bảy, gắn đầy bom đầy những đinh vít hen rỉ trên ngực cô ta, bước vào trong một trường tiểu học ở Do Thái hay có lẽ ở Hoa Kỳ, một nụ cười ban phúc trên khuôn mặt cô và một viễn kiến xuất thần về sự vĩnh cửu ở Thiên Đàng, nổ tung cô ta cùng với số lượng tối đa những trẻ em vô tội Do Thái mà cô có thể làm - trẻ em với sự ngây thơ mà cô đã có lần như thế vào một ngày vui vẻ khi cố ta ăn mặc áo hồng điểm trắng và cô cầu nguyện trên đài truyền hình quốc gia cho việc trở thành một tín đồ Hồi Giáo ngoan đạo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma không lay động trong sự tin tưởng của ngài rằng những hành vi bạo động và xấu ác của con người không được tạo nên một cách đơn giản bởi một nhóm người mà đặc chất căn bản của họ là xấu ác và bạo động. Việc nhận ra rằng những hành vi như vậy được sinh khởi từ nhiều nguyên nhân khác nhau trên những mức độ phức tạp, sự tiếp cận của ngài trong việc chiến thắng những hành vi xấu ác và bạo động bắt đầu bằng việc khảo sát cẩn thận những nguyên nhân tiềm ẩn bên dưới. Quan điểm này về xấu ác khi được sinh khởi từ những nguyên nhân và điều kiện có thể nhận biết được chia sẻ bởi khoa học hiện đại và đi ngược lại với vô số nghiên cứu khoa học hơn năm hay sáu thập niên trước đây. Trong thực tế, một loạt những thẩm nghiệm phôi thai ngược lại những năm 1960, được tiến hành bởi vài nhân vật vô cùng nổi tiếng trong tâm lý học xã hội, khởi đầu những gì có thể được thấy như thời kỳ Hoàng Kim của nghiên cứu khoa học khảo sát "những nguyên nhân và điều kiện" đưa đến thái độ xấu ác.
Trong một cách nào đấy, thời đại Hoàng Kim này của việc nghiên cứu nguyên nhân của xấu ác có thể lùi lại 1961, đến những gì có thể được xem là sự kiện đường phân nước trong sự khảo sát khoa học hiện đại về tính xấu ác của con người: vụ xử Adolf Eichmann, một trong những kiến trúc sư chính của cuộc diệt chủng người Do Thái (Holocaust), Giải Pháp Sau Cùng của Hitler. Như một vụ xử án đầu tiên trên truyền hình trong lịch sử, vụ xử đã làm sống lại những kinh khiếp của cuộc diệt chủng đến những khán giả kinh hoàng khắp thế giới, những khán giả trước đây chưa từng cảnh giác về phạm vi và cường độ của sự tàn bạo. Vụ xử không chỉ làm sốc công chúng phổ quát mà cũng đưa nhiều nhà khoa học xã hội nổi tiếng khắp thế giới hướng sự chú ý của họ đến hành vi diệt chủng độc ác rộng lớn và hỏi một câu hỏi căn bản: Làm thế nào mà những sự kiện như vậy đã có thể hiện hữu[2]? Dường như không thể hiểu nổi!
Cùng lúc ấy một nhà tâm lý học xã hội Yale hai mươi tám tuổi, Stanley Milgram, xem cùng với cả thế giới khi Eichmann, bây giờ là một công nhân hảng chế tạo xe hơi ở độ trung niên, ngồi trong một lồng kính chống đạn suốt mười sáu tuần, cuối cùng được đem ra xét xử trong một vụ xử án dấu kín hàng năm, trong một vụ xử cho những sự tàn ác không tiếng nói. Chuyển động rất ít ngoại trừ đôi mắt quắc lên và đôi môi mõng im lặng xoắn lên và cau mày giống như ông đang cố gắng để loại bỏ một vị nếm tệ hại trong miệng của ông ta, Eichmann đã ngồi trong lồng kính của ông ta, thường biểu lộ đúng hơn là hờ hửng khi hàng chục nạn nhân của ông ta diễn tả những hành vi hung ác tệ hại và không thể tưởng tượng được của ông. Ông ta thông thường duy trì sự ngây đờ, không có tinh thần trong khi chứng kiến hết nhân chứng này đến nhân chứng khác kể lại chi tiết Eichmann đã thực hiện việc làm của ông như thế nào với sự cống hiến và lòng hăng hái. Đối với tất cả những lời buộc tội, ông ta đã chỉ nhún vai và trả lời, "Thú nhận gì ở đấy? Tôi chỉ thi hành mệnh lệnh."
Đối với nhiều người, một trong phương diện ngạc nhiên và rắc rối nhất là hiện tướng tầm thường, sự xúc động dịu dàng, và tính chất bình dị lạ thường của Eichmann. Ông ta đã xuất hiện như một người đàn ông loại trung bình, không có gì đáng chú ý trong một bộ đồ lớn một màu đậm, đầu hói, nước da xam xám, và mang một đôi kính gọng sừng. Thay vì là một kẻ tàn bạo ác độc của những chiều kích chưa từng có, một kẻ với bản chất phi nhân dị thường, nhưng ông ta dường như giống hơn là một công chức buồn tẻ, một quan lại, một người với khả năng trung bình. Lý thuyết chính trị gia và nhà văn Hannah Arendt, người theo dõi vụ án, đã rất ngạc nhiên với những đặc trưng này mà bà đã mô tả Eichmann như hiện thân của "Sự Độc Ác Vô Vị [3]."
Theo dõi vụ xử án một cách sâu sát, Milgram bị kích thích bởi những quán chiếu của Arendt và bị thu hút bởi một câu hỏi dai dẳng: Có thể thật sự xác nhận rằng Eichmann vô vị một cách điên tiết ngây dại, "Tôi chỉ làm theo mệnh lệnh,", thật sự là trách nhiệm cho việc hủy diệt có hệ thống sáu triệu người Do Thái hay không?
Cảm nhận một nhu cầu cá nhân bức bách như một người Do Thái, cùng với một sự thích thú chuyên môn thúc đẩy như một nhà khoa học, Milgram quyết định đi tìm một câu trả lời cho câu hỏi khó hiểu này - một câu hỏi đã đưa đến một trong những thẩm nghiệm tác động, tranh cải, và rắc rối nhất trong thế kỷ hai mươi.
Sự thẩm nghiệm này đã bắt đầu như một nhóm người tự nguyện có thù lao, và được nói rằng họ đang giúp những nhà khoa học tìm ra những phương cách mới để cải thiện trí nhớ, họ được chia một cách ngẫu nhiên thành những vai trò của các Cán Bộ và Học Viên. Những Học Viên sẽ nhớ một danh sách những từ ngữ phối hợp trong khi những Cán Bộ sẽ trong nom và kiểm tra. Trong thực tế, những Học Viên không phải được lựa chọn những chủ đề hoàn toàn một cách ngẫu nhiên - họ thật sự là "những kẻ được cài vào" - những diễn viên hoạt động một cách bí mật liên kết với Milgram, người Chủ Trì cuộc thí nghiệm.
Những vị Cán Bộ được nói rằng trách nhiệm của họ là cho biết những câu trả lời đúng bằng lời nói và một cách nổi bật hơn, lập tức cho một cú điện sẽ được tăng lên mỗi lần 15 volt cho mỗi câu trả lời sai, cho đến 450 volt. Bảng điều khiển của máy quán sát cảm xúc khi bị điện giật được đặt với 30 nút bấm, đi từ GIẬT NHẸ đến NGUY HIỂM: Giật Dữ Dội - và cuối cùng, tại 430 và 450 volt, một cách đơn giản đánh dấu tệ hại đáng ngại XXX.
Cán Bộ quan sát khi Học Viên được đưa vào phòng kế bên, cài dây nịch vào một "ghế điện" và nối kết vào một "máy phát điện". Trước khi bắt đầu Cán Bộ được cho thử một "cú sốc nhẹ" khó chịu 45 volt, chỉ để chứng minh việc cảm nhận dòng điện hiện tại ra sao. Cán Bộ và Người Chủ Trì Thí Nghiệm sau đó được di chuyển đến một phòng kế bên, nơi họ có thể giao tiếp bằng lời nói với Học Viên qua một hệ thống liên lạc, nhưng không thấy người ấy.
"Học Viên" trả lời những số câu hỏi đầu một cách đúng đắn, nhưng nhanh chóng bắt đầu đi vào những câu trả lời sai. Sau một vài lần gia tăng cường độ volt điện, Học Viên bắt đầu phàn nàn về những cú điện giật. (Dĩ nhiên, tất cả những câu trả lời của Học Viên đã được viết ra một cách cẩn thận, và người ấy không bị điện giật trong thực tế.) Khi khuynh hướng của những cú điện giật gia tăng, từng bước một những câu trả lời của Học Viên leo thang từ một tiếng kêu lầm bầm hay rên rĩ đến lồng lộn đấm mạnh vào tường, la lên "Tôi không thể chịu nổi đau đớn nữa, cho tôi ra khỏi đây!" đến hét lên quằn quại khổ sở và ngay cả phàn nàn ầm ĩ về tình trạng tim mạch. Vào khoảng 300 volt, Học Viên đấm mạnh vào tường một cách dữ dội, từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào nữa, và đòi hỏi chấm dứt việc thí nghiệm. Người Chủ Trì chỉ nhắc nhở Cán Bộ những quy luật: Không trả lời được xem như một lỗi sai - người kia phải tiếp tục. Sau đấy, những câu trả lời đến những câu hỏi chỉ là những tiếng la hét đau đớn. Sau 375 volt, có một tiếng hét lớn cuối cùng của đớn đau, và một cú đấm tuyệt vọng, và đột nhiên tất cả những câu trả lời ngừng bặt - không còn gì nữa ngoài một sự im lặng chết chóc sau đấy. Tuy nhiên, thiếu một sự trả lời được xử trí như một sai sót, và Cán Bộ được chỉ đạo tiếp tục cho đến khi đạt đến mức cuối cùng 450 volt.
Nếu Cán Bộ mong muốn chấm dứt cuộc thí nghiệm, người Chủ Trì bảo đảm với Cán Bộ, "Tôi lãnh lấy mọi trách nhiệm," nhắc nhở Cán Bộ về sự thỏa thuận giúp đở trong cuộc nghiên cứu này, và "thúc giục" Cán Bộ tiếp tục với sự gia tăng cường độ, đi từ "Xin vui lòng tiếp tục" đến "Bạn không có lựa chọn nào khác, bạn phải tiếp tục!" Nếu Cán Bộ vẫn mong muốn chấm dứt sau bốn lần "thúc giục", cuộc thí nghiệm được dừng lại. Bằng khác đi, nó được tiến hành cho đến khi Cán Bộ đã thực hiện thành công ba cú điện giật tối đa 450 volt.
Bây giờ, trước khi tiến hành cuộc thí nghiệm, Milgram đã cho bỏ phiếu cả những sinh viên tâm lý học năm cuối tại Đại Học Yale, cũng như đến rộng rãi những đồng nghiệp chuyên môn, yêu cầu họ dự đoán, có bao nhiêu đối tượng sẽ tiếp tục cho điện giật những người tình nguyện của họ đến tận cùng của dòng điện tối đa 450 volt. Những sinh viên tiên đoán, trong trung bình, chi khoảng một phần trăm. Những nhà tâm lý trị liệu, chuyên gia trong dự đoán thái độ con người, phỏng đoán một phần mười của một phần trăm - giới hạn chỉ một ít cá nhân thật sự tàn bạo, bệnh hoạn, hay "độc ác" như Eichmann[4].
Những dự đoán đã sai. Hai phần ba những Cán Bộ đã tiếp tục cho đến ngay chỗ chấm dứt sau cùng! Hai phần ba đối tượng - những người bình thường, tử tế - đã tiếp tục cho điện giật những người tình nguyện giống như chính họ trong khi nghe đến những tiếng kêu thét của đau đớn quằn quại, rên la về tình trạng tim mạch, và thậm chí trong sự im lặng chết chóc, chỗ mà người ta có thể kết luận một cách hợp lý rằng "người tình nguyện" kia đã chết! Và đây là điều không may mắn gì cả: Trải qua hàng năm, cuộc thí nghiệm này đã tái diễn nhiều lần trong các nước khắp thế giới, và tỉ lệ của những người tuân lệnh trong việc thi hành những cú điện giật đến mức độ "chết chóc" đã duy trì một cách nổi bật tương tự như cuộc nghiên cứu ban sơ của Milgram.
Cuộc thí nghiệm này đã cho nhiều nhà khảo sát cái nhìn thoáng qua vào trong những điều kiện tâm lý học có thể đưa đến những sự diệt chủng đã thực hiện trong Thế Chiến Thứ Hai, vén mở chứng cứ cua việc ngay cả những người tử tế bình thường có thể bị đưa đến gây ra những hành vi "độc ác" của bạo động và tàn nhẫn. Những đối tượng này không thích thú những trò tàn ác, lập dị hay bệnh hoạn: Như Milgram đã kết luận tại thời điểm ấy, "Những người bình thường, chỉ đơn giản thực hiện công việc của họ, và không có bất cứ thái độ thù địch nào trong họ, có thể trở thành một tác nhân hay cán bộ trong một tiến trình tàn phá kinh khủng."
Thế thì, đâu là "nguyên nhân và điều kiện" đã đưa những đối tượng phục tùng mệnh lệnh đến việc tra tấn một cách cần thiết những đồng bạn tình nguyện của họ? Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Khi hóa ra là, những đối tượng này đã không bất chợt đánh mất tất cả những cảm nhận đạo đức hay trách nhiệm - nó chỉ bị cướp mất trong một lúc. Hay, một cách chính xác hơn, họ chỉ đơn giản trao nó cho người có thẩm quyền. Milgram lý luận rằng hoàn cảnh đã tạo nên những điều kiện mà trong ấy người chủ trì thí nghiệm được nhận thức bởi những đối tượng như là một người "có thẩm quyền hợp pháp", người nào đấy được cho là đại diện cho sự Tiến Bộ và Tiến Trình Khoa Học - một thứ lương thiện không nghi ngờ gì nữa. Những hoàn cảnh này đã tạo một điều kiện tâm lý mà trong ấy các đối tượng tạm thời trút ý thức trách nhiệm cá nhân lên một người thẩm quyền hợp pháp. Đáng sợ là, tất cả những thứ cần thiết đề hợp pháp hóa người "có thẩm quyền" này như một áo choàng thí nghiệm trắng, tập hồ sơ, và một thái độ lạnh lùng, lãnh đạm.
Trong thực tế, những đối tượng vâng lời không phải đột nhiên trở thành những cá nhân thờ ơ không có lòng lương thiện. Tất cả các người ấy đã trải qua những mức độ nào đấy của đau khổ, thường biểu lộ những dấu hiệu cực kỳ căng thẳng, băn khoăn, và miễn cưởng. Nhưng một khi họ đã chuyển ý thức trách nhiệm đạo đức của họ sang người chủ trì thí nghiệm, tại thời điểm ấy họ thấy chính họ đơn thuần là một tác nhân hành động cho người có thẩm quyền. Một cách tâm lý, giống như họ chỉ đơn thuần là một người thay thế, ở đấy thực thi ý thức đạo đức trách nhiệm của người chủ trì, chứ không phải của chính họ.
Thí nghiệm vâng lệnh của Milgram thật không ngờ và quá bận tâm đã gây nên một làn sóng của những nghiên cứu và thí nghiệm mới, bắt đầu vào những năm 1960, tìm kiếm để nhận dạng những nguyên nhân và điều kiện đa dạng đã tạo nên những hành vi bạo động và xấu ác. Milgram và những người khác đi đến nhận ra nhiều điều kiện hoàn cảnh và biến số khác có thể tác động đến thái độ của đối tượng và bằng lòng để giật điện [Học Viên tình nguyện]. Thí dụ, Milgram thấy rằng việc cung cấp một mô hình xã hội tích cực - một "Cán Bộ tình nguyện" khác (trong trường hợp này là một đồng mưu của cuộc nghiên cứu) người chống đối - đã giảm thiểu sự ưng thuận của đối tượng xuống còn ít hơn 10 phần trăm. Mặt khác, việc làm cho đối tượng là một bộ phận của "đội ngũ" thí nghiệm, một bộ phận của nhóm tiến hành cuộc thí nghiệm, kết quả là 90 phần trăm đối tượng chỉ đạo "Cán Bộ" (một lần nữa là người đồng mưu) thực hiện những cú giật điện tối đa.
Bên cạnh việc vâng lệnh giới thẩm quyền, những nhà nghiên cứu đã đi đến xác định nhiều nhân tố khác có thể tác động sự bằng lòng của một người để giáng sự tổn hại lên những con người đồng loại của họ - những nhân tố khác này, thí dụ, có thể được liên hệ đến bản chất của việc xếp đặt, vai trò của cá nhân trong một hoàn cảnh, hay sự phù hợp với những áp lực của nhóm.
Ngày nay, sau gần năm mươi năm nghiên cứu, bộ phận của chứng cứ minh chứng quyền lực và các điều kiện của những hoàn cảnh xã hội để thay đổi sự suy nghĩ hay thái độ của các cá nhân, những nhóm, và các quốc gia là tràn ngập, át hẳn hay không thể cưởng lại được. Tràn ngập như thế nào? Trong tài liệu lưu trử trình độ ủng hộ khoa học, giáo sư Đại Học Princeton, Susan T. Fiske tiết lộ rằng, "Năng lực của phạm vi xã hội ảnh hưởng những hành động đã từng được chứng minh trong khoảng 25.000 nghiên cứu bao gồm 8.000.0000 người tham dự." Với chứng cứ rộng rãi như vậy, những nhà tâm lý học hàng đầu dường như ở trong sự đồng thuận chung với Stanley Milgram, người kết luận rằng, "Tâm lý học xã hội của thế kỷ này đã khám phá ra một bài học quan trọng: thường thường không có nhiều loại người cùng như loại hoàn cảnh mà trong ấy người ấy tự thấy mình quyết định phải hành động như thế nào."
Qua sự phong phú của những nghiên cứu có thẩm quyền, hầu hết những nhà tâm lý học xã hội hàng đầu ngày nay đã tiếp nhận một quan điểm mạnh mẽ "về hoàn cảnh" cho thái độ xấu ác ban đầu. Về mặt khác, khái niệm rằng "con người xấu ác" - những người bản chất bẩm sinh là hoàn toàn tệ hại - là nguyên nhân độc nhất của xấu ác vẫn khó ghi vào trong trí tưởng tượng, sáng tạo phổ thông ở phương Tây. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói, khi những sự kiện tệ hại xảy ra, thường có khuynh hướng lựa chọn một số ít những cá nhân và đổ vấy tất cả trách nhiệm cho họ. Đây là ý kiến đơn giản - rằng những người xấu ác là "nguyên nhân" của bạo động hay điều tệ hại - không thể giúp chúng ta thật sự thấu hiểu về bản chất của bạo động và điều tai họa hay tìm ra những giải pháp thật sự. Quan điểm này cũng hữu ích như lý thuyết cho rằng có một người tí hon xấu ác đồng thời sinh trưởng bên trong hộp sọ của người xấu ác cho đến khi nó vọt ra lỗ tai của một người vào buổi tối, phát âm trọn vẹn, sẳn sàng gieo rắc những hạt giống xấu ác của nó vào thế gian.
Tuy nhiên, trong khi không nghi ngờ gì những hoàn cảnh tình thế có thể tác động đến thái độ của chúng ta, ý kiến cho rằng điều xấu ác chỉ đơn thuần là kết quả của những năng lực hoàn cảnh tạm thời hay những điều kiện hoạt động trên những con người lành mạnh bình thường có thể là một cực đoan khác, với một phạm vi giới hạn của hiểu biết. Những năng lực và điều kiện hoàn cảnh tình thế, là những nhân tố trên một trình độ. Nhưng khi Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra, cũng có thể có những nguyên nhân của những trình độ khác. Thí dụ, trong thời gian sự diệt chủng người Do Thái xảy ra, có thể có những biến thể quan trọng trong việc tiến hành điều "độc ác": Một số cai ngục trại tập trung nào đấy được biết như đập một cách có chủ tâm những đứa bé vào tường đến chết trong khi bắt những bà mẹ phải xem những cảnh ấy, bắt những đứa con gái làm tình với cha nó, bắt phụ nữ làm tình với những con ngựa, quẳng bạn tù vào nhà vệ sinh, và nhấn họ trong phẩn,... những cảnh kinh khủng là vô giới hạn. Nhưng không phải tất cả các cai ngục đều làm những hành vi tàn nhẫn như vậy. Những hành động như vậy rõ ràng đã đi quá xa sự vâng lệnh giản dị, vượt khỏi những gì người ta tiên liệu về những sức mạnh của hoàn cảnh hành động trên một người lương thiện bình thường.
Để thấu hiểu trọn vẹn nguồn gốc của xấu ác trong những trường hợp đó, chúng ta phải nhìn vượt khỏi những điều kiện tình thế đơn thuần và cũng nhìn vào trình độ cá nhân, nhận ra vai trò của những sức mạnh nội tại đầy quyền năng đã thúc đẩy những hành vi như vậy: sự thù hận thuần túy. Dĩ nhiên, những người không sinh ra với thù hận, những điều kiện xã hội rộng rãi hơn có thể đóng một vai trò ở đây - như chủ nghĩa độc ác bài Do Thái[5] trong trường hợp này đòi hỏi từ những điều kiện xã hội, tuyên truyền, giáo dục, và những nguồn gốc khác.
Tuy nhiên, khi nhìn vào những nguyên nhân của bạo động trên những trình độ khác nhau, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu sự thảo luận bằng việc chỉ ra rằng tại nền tảng căn bản nhất người ta có thể truy ra gốc rể của bạo động đến tâm thức loài người, đến những cảm xúc tàn phá và những tư duy điên đảo đã liên kết với những cảm xúc này. Đây là chủ đề mà bây giờ chúng tôi tiếp tục phát biểu.
*
Trích từ quyển NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
[1] Hijab (Khăn che đầu) và Burka (áo trùm từ đầu đến chân) của những phụ nữ Hồi Giáo.
[2] Còn vụ diệt chủng ở Campuchia dưới thời Polpot thì thế nào?
[3] The Banality of Evil - Luận điểm cho rằng những kẻ độc ác tầm cở trong lịch sử nói chung, và vụ diệt chủng người Do Thái nói riêng không phải được tiến hành bởi những kẻ cuồng tín hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội (sociopaths), nhưng đúng hơn là bởi những người bình thường chấp nhận những tư tưởng tiền đề của quốc gia, tôn giáo hay đàng phái của họ và tham gia với nhận thức rằng những hành động của họ là bình thường.
[4] Adolf Eichmann (sinh 19 tháng 3 1906– tử hình ngày 31 tháng 5 1962) là trung tá lực lượng vũ trang SS Đức Quốc xã. Vì ông có đầu óc tổ chức và có lý tưởng quốc xã sâu đậm, Eichmann được cấp trên là Reinhard Heydrich trao trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu. Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, ông bị Đồng Minh truy lùng gắt gao, phải giả giấy thông hành hội Chữ thập đỏ chạy trốn sang sinh sống tại Argentina với cái tên giả là Ricardo Clemento. Đến năm 1960, nhân viên cục tình báo Mossad của Israel bắt được Adolf Eichmann, đưa về Israel xét xử. Năm 1962Eichmann bị tòa án Israel kết án và xử tử hình.
[5] Chủ nghĩa bài Do Thái (tiếng Đức Antisemitismus) là sự thù địch hoặc thành kiến đối với người Do Thái với danh nghĩa một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo. Nó có thể ở nhiều mức độ, từ sự căm ghét cá nhân cho đến các hành động khủng bố bạo lực được thể chế hóa. Ví dụ cực đoan nhất của hiện tượng này là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Phát xít của Adolf Hitler – cái đã dẫn đến cuộc diệt chủng người Do Thái ở châu Âu.