Khi đàn bà Việt Nam bị chê
Đặng Quang Chính 06.08.2012 04:41:33 (permalink)

Khi đàn bà Việt Nam bị chê

Từ trước tới nay, từ Âu sang Á, người đàn bà bị chê nhiều hơn là được khen. Dĩ nhiên, người đàn bà Việt Nam không nằm ra khỏi cách đánh giá đó. Bây giờ, chúng ta đi qua từng điểm của sự việc này.

Bị chê:
Nói đúng hơn, chế độ mẫu hệ chỉ diễn ra trong một số thời gian không dài, so với chế độ phụ hệ. Thời loài người săn bắn, người vợ ở nhà với vai trò nội trợ. Qua thời kỳ cách mạng kỹ nghệ, địa vị người phụ nữ bớt được tôn trọng hơn, bởi họ và con nít bị lợi dụng trong những hãng xưởng như là những lao động rẻ tiền. Phần lớn năng lực của người đàn bà được sử dụng trong một cuộc đấu tranh gay gắt và không khoan nhượng để sinh tồn. Do đó, đối với họ, việc nói về “giải phóng tình dục” trong thế giới âm thanh đầy cảm giác của phương Tây, cách tốt nhất là xem như không phù hợp, và tệ nhất, là xem như đó là chuyện đớ đẩn và vô ý nghĩa.

Nhưng, khi kỹ nghệ phục vụ tình dục được phát triển, cái nhìn về người phụ nữ và nam giới đã được nhìn qua lăng kính khác. Bị chê trong lăng kính đó được xem như khả năng tình dục có đáp ứng được mong mõi của giới kia hay không.

Đề tựa của bài viết này, nếu không gợi một ý niệm như vừa nói trên, xin cho người viết có cái nhìn về người đàn bà qua lăng kính khác. Lăng kính này là cái nhìn về người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho đất nước và dân tộc.

Người phụ nữ hiện nay đã đóng góp như thế nào vào cuộc đấu tranh chung?
Ở hải ngoại: Tất cả những cuộc vận động, dù là hội thảo, biểu tình, thắp đuốc .v.v..hình ảnh người đàn bà xuất hiện khá nhiều. Về số lượng, không biết giới nào chiếm tỉ số nhiều hơn; nhưng về chất lượng, sự hiện diện đó đã là chất xúc tác và là một nguồn khích lệ cho công việc chung.
Ở trong nước: Nếu có cái nhìn thông thoáng, câu kết luận ở trên cũng phù hợp.

Nhưng, nếu đi vào chi tiết, sự việc có khác biệt khá nhiều. Chẳng hạn, về việc học. Đường hướng giáo dục ở nước ngoài chú trọng nhiều đến tự do trong lãnh vực giáo dục. Trái lại, đường hướng giáo dục trong nước nhằm đến việc tuyên truyền cho chủ nghĩa mà nhà nước muốn đi theo. Tự do trong giáo dục ở phương Tây, lúc gần đây, đặt vai trò bình quyền nam nữ khá nặng. Đôi khi, vì đó, đưa đến lạc hướng, khi họ quá bận tâm vào sự giải phóng phụ nữ trong lãnh vực tình dục.

Chỉ một đường lối trung dung đúng mức, sẽ bảo vệ cho nữ giới những ước mơ của riêng họ, và giúp họ góp phần vào công việc chung của tập thể và đất nước. Viết đến đây, chúng tôi nhớ đến một bản nhạc được giới trẻ nữ khá yêu thích, trước năm 1975, ở trong Nam. Bài “Tuổi mộng mơ”.

“Em ước mơ mơ gì tuổi 12 tuổi 13
Em ước mơ em được là tiên nữ
Ban phép tiên cho hoa nói cả tiếng người
Ban phép tiên cho người chắp cánh bay giữa trời
Thật đẹp thay, thật đẹp thay …giấc mơ tiên

Em ước mơ mơ gì tuổi 13 tuổi 14
Em ước mơ mang hồn em mang hồn thi sĩ
Theo gió mưa em đi, hát xây mộng cho người
Trên cánh thơ tuyệt vời hát yên vui cõi đời
Thật đẹp thay, thật đẹp thay …giấc mơ hoa

Em ước mơ mơ gì tuổi 14 tuổi 15
Em ước mơ em đẹp như trăng rằm tươi tắn
Thoa phấn son em mang chiếc khăn hồng áo vàng
Em sẽ thi đua cùng với hoa khôi khắp vùng
Thật đẹp thay, thật đẹp thay ..giấc mơ xinh

Em ước mơ mơ gì tuổi 15 tuổi 16
Em ước mơ không nhiều xin một điều yêu dấu
Không ước mơ xa xôi ước mơ được nên người
Cô gái yêu nước Việt bước chân theo giống nòi
Thật đẹp thay thật đẹp thay giấc mơ hoa …”

Còn gì có vẻ người (nhân bản) và thật là mơ mộng hơn cho một người con gái mới lớn. Họ đã có những giấc mơ tiên. Khi mới bước vào tuổi thiếu niên (teenage), người con gái ấy, do ảnh hưởng của gia đình, học đường và xã hội, các nguyên nhân này đã là nguồn lực, trợ giúp cho các em có được giấc mơ tiên.

Cũng do ảnh hưởng rất trọng con người như thế, các giấc mơ được các em tự điều chỉnh, để phù hợp với những thay đổi theo năm tháng, theo lứa tuổi của mình. Nhưng, ở vào tuổi trăng rằm, tuổi 15-16, tuổi chưa hoàn toàn trưởng thành (tuổi 18), những giấc mơ tiên và xinh đẹp trước đây, đã trở thành giấc mơ hoa. Em đang trở thành đóa hoa hàm tiếu, đang phơi dáng đẹp bên đường cuộc sống.

Tuy vậy, cuộc sống đó của em không là phụ thuộc vào bướm vào ong, không là “giải phóng tình dục cho nữ giới” …mà là giấc mơ được nên người. Ôi !..còn giấc mơ nào đẹp hơn cho một hữu thể đang có mặt trên trái đất và là giấc mơ cho loài người trên hành tinh hiện nay, đang bị nhiều ô nhiễm về đủ mọi mặt.

Có giữ được tính cách con người đó, em mới có thể sống hạnh phúc được; nếu hiểu rằng hạnh phúc không chỉ là vun đắp mọi thứ cho riêng mình. Hạnh phúc của cô gái Việt là bước chân theo giống nòi.

Cô gái Việt không thể như những cô gái ở miền Bắc, trước năm 1975. Tất cả mục tiêu của họ được đặt ra chỉ nhằm vì Đoàn, Đảng, vì một chủ nghĩa ngoại lai, chậm tiến. Cho đến giờ đây, hình ảnh đó còn thấp thoáng, qua sự tuyển chọn những học sinh có tài năng đặc biệt về thể thao, ở các trường lớp bậc Tiểu học, trong đất nước Trung Quốc. Các em được chọn và đưa đến các trung tâm huấn luyện. Cha mẹ không có quyền từ chối. Tại các trung tâm này, các em chịu sự tra tấn tàn bạo trong khi được huấn luyện, chỉ nhằm mục đích đạt được nhiều huy chương càng tốt, tại các giải thưởng thể thao quốc tế, nhất là tại các Thế vận Hội.

Những cô gái Việt mến yêu ở hải ngoại, cũng như trên đất nước thân thương của chúng ta hiện nay, sẽ có thời gian làm tròn ước mơ là giữ được dân tộc tính, là làm cho đất nước được độc lập, tự cường. Bởi hạnh phúc của họ không thể trọn vẹn, khi mỗi ngày tháng qua, cái ác đối với người dân vẫn hoành hành trên đất nước …và dấu hiệu sự bại vong của đất nước đang càng ngày càng dần dần hiện ra rõ ràng hơn.

Nữ giới Việt Nam hiện nay (trong đó có đàn bà) sẽ bị chê khi họ chỉ mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình và bị lôi cuốn vào những phong trào giải phóng tình dục phụ nữ một cách không thiết thực.



Đặng Quang Chính
Oslo 05.08.2012
20:05















#1
    Đặng Quang Chính 09.08.2012 05:15:53 (permalink)

    Có một bài tựa đề: "Khi đàn ông VN bị chê".
    Không biết bài đó hay dở ra sao, mời độc giả cùng xem với tác giả bài "Khi đàn bà VN bị chê"

    ĐQC

    ------------------------
    Khi đàn ông VN bị chê


    Tuần vừa qua tôi chuyển bài phỏng vấn Michiyo, người Nhật gốc Việt. Người trong nước thực hiện nên kỹ thuật và nội dung khác hải ngoại. Họ hỏi những câu về mẫu người lý tưởng của Michiyo và so sánh đàn ông Tây với Việt Nam.

    Bài phỏng vấn gây bão nhỏ!

    Trước tiên là một ông thi sĩ nào đó. Ông làm một bài thơ mắng Michiyo với những tội như chỉ biết tiền và sex, về nước sao không đi thăm những cảnh nghèo khó và để thấy phụ nữ VN buôn tảo bán tần, nuôi chồng tù tội! Một ông nhạc sĩ khác đồng ý với ông này. Tôi thì không đồng ý. Xin xem tại đây:

    http://trangvhntnguoncoi.wordpress.c...iyoem-co-biet/

    Một bà cỡ tuổi tôi thì nói cái khoản “độc tài” sao đúng quá.

    Một ông thì phản đối như sau: Tôi không hiểu sao cô Michiyo chỉ đi qua đi về giữa VN và Nhật, cô chưa bao giờ qua Âu châu hay Mỹ, mà cô lại so sánh thanh niên Việt với thanh niên Âu Mỹ. Đáng lẽ cô phải so sánh thanh niên Việt với thanh niên Nhật mới đúng chứ. Vài người nói rằng trong xã hội Nhật, người phụ nữ không có quyền dự bất cứ một cuộc họp nào. Mọi chuyện do người đàn ông quyết định. Nếu không đồng ý, người phụ nữ Nhật không được quyền nói " không ", mà chỉ được nói " tôi không có ý kiến ".

    Đừng tưởng thanh niên Mỹ coi trọng đàn bà. Trong phim có nhiều phần Thật kia, có một đôi thanh nien nam nữ yêu nhau. Cô nàng có bầu và vì cả hai đang ở tuổi học trò nên không thể lấy nhau. Cô nàng tới gặp anh chàng đề nghị phá thai, anh chàng chịu một nửa phí tổn, cô nàng chịu một nửa. Nghe sao thấy tội cho cô gái Mỹ quá. Cô cháu gái của tôi làm tiếp viên cho hãng hàng không Hawaiian Airline kể chuyện bạn cô có một boyfriend đang học trương trình tiến sĩ. Khi cô nàng nói cho anh chàng biết cô có bầu, anh chàng kêu ầm lên: em làm hại đời anh rồi, làm sao anh hoàn tất bằng Tiến sĩ đây! Cô cũng có một cô bạn Mỹ yêu một thanh niên Việt. Khi hai người chia tay, cô Mỹ rất đau khổ, đến than thở với cô cháu tôi, và nhờ cô cháu tôi nói tiếng Việt với anh chàng là cô rất đau khổ. Cô cháu tôi lại hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo cô cháu gái tôi hãy gọi cho chàng thanh niên Việt kia và nói như thế này: “Tiên sư cha mày, đồ bạc tình!”.

    Một ông khác thì “Rất đúng trong nhiều khía cạnh, riêng về Sex thì đúng quá, anh đã từng tiếp xúc với những ông bạn quen, tìm hiểu mấy ổng về vụ này thì đối với nhiều người trong số họ rất "nhà quê" kiến thức kém (về phương diện này) bảo thủ, không chịu học hỏi những điều hay, đúng, văn minh, quan niệm hẹp hòi cổ hũ và bản chất ích kỷ...cho nên rất nhiều phụ nữ Việt Nam phiền muộn thất vọng trong vấn đề chăn gối. Cảm nhận tổng quát của Bà Michiyo Phạm Ngà khá chính xác.”

    Nói chung thì bài phỏng vấn gây bực bội cho đàn ông Việt vì bị chê.

    Duy nhất có một người không bực bội mà còn khoái trá. Đó là nhạc sĩ Châu Đình An. Anh mail cho tôi “ Bảo đảm Michiyo mà gặp CĐA là hết muốn lấy trai tây ngay vì An đủ tiêu chuẩn mà cô ấy cần.” Tôi đùa lại là chắc tôi phải giới thiệu anh với Michiyo. Sau đó nhạc sĩ gọi cho tôi và đùa giỡn “An rất là ngưỡng mộ Michiyo vì cô ấy dám nói thật. Nếu chị giới thiệu được, An sẽ thân hành đến dập đầu xin thay mặt đàn ông Việt tạ tội với cô ấy. An tin là An sẽ làm cho cô ấy chết. Này nhé, An sẽ soạn nhạc cho nàng múa, dưới đêm trăng huyền ảo rồi An sẽ rửa chân cho nàng bằng rượu. Ối giời ơi, còn nhiều nữa, nàng sẽ chết thôi..!” Tôi ngắt lời “ Sợ Michiyo chưa chết mà An chết vì Duyên Hằng thì có!” “Không, An sẽ xin phép vợ. Em ơi, cho anh đi rửa hận đàn ông Việt một tí. Đây là thanh danh của giới đàn ông Việt trong đó có anh. Phải cho anh đi để cô ấy thấy thanh niên Việt không phải như cô ấy nghĩ…”

    Tôi chưa kịp tìm cách “móc nối” Michiyo thì nhạc sĩ Châu Đình An đã viết trong blog của anh bài viết về Michiyo! Thôi, kết luận thế nào để tùy quý bạn nghĩ vậy nhé.

    Xem bài viết về Michiyo của Châu Đình An ở đây nè: Michiyo


    Hoàng Lan Chi
    #2
      Đặng Quang Chính 23.12.2012 04:19:28 (permalink)

      Khi nữ ca sĩ bị chê


      Ông già nhạc sĩ Phạm Duy, khi trở về Việt Nam, đã nói và có nhiều hành động không cân xứng với vị trí mà ông đã có trong giới văn nghệ sĩ. Nhiều người đã chê trách ông ta. Nhưng, những chê trách đó, dù tệ đến đâu, cũng không mang tính phân biệt phái tính.

      Ca sĩ Khánh Ly định về VN để biểu diễn, cũng đã bị chê trách nhiều cách. Nhưng, lối chê trách sau mang nặng phái tính. Ta hãy nghe Nguyễn Ngọc Phách viết về việc ấy như dưới đây

      -------------------------------------------------


      Khánh Ly tuyên bố: Mọi người dân tị nạn CS không phải là người (mà là súc vật ?)

      Không thể dùng chung cho mọi người văn nghệ sĩ nhưng có thể dùng cho từng người cho thời buổi văn minh cận đại này đó là câu: XƯỚNG CA VÔ LOẠI.

      Với một ca sĩ tất cả mọi người trong xã hội cận đại này không một ai chê bai bất cứ một nghề nghiệp nào vì KHÔNG CÓ MỘT NGHỀ NGHIỆP NÀO XẤU, CHỈ CÓ CON NGƯỜI XẤU MÀ THÔI.

      Ca sĩ Khánh Ly là một người trong xã hội cận đại này là người làm xấu nghề nghiệp ca hát nói riêng và giới văn nghệ sĩ nói chung, tôi xin lỗi tất cả quý bà, quý cô khi phải phát biểu một câu mà những bậc tiền bối xa xưa đã gặp những trường hợp như chúng ta ngày nay: ĐI TIỂU KHÔNG CAO HƠN NGỌN CỎ THÌ LÀM SAO CÓ CÁI NHÌN XA ĐƯỢC.

      Trong xã hội văn minh, hai giới Nam và Nữ đã được tôn trọng bình đẳng như nhau, nhưng bà Khánh Ly đã từ chối cái quyền lợi dành cho phái nữ để chọn lựa Việt Nam quê hương ta đang sống quằn quại trong nỗi nhục hèn bán nước của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã kéo nền văn minh của dân tộc miền Nam Việt Nam lùi lại cả mấy chục năm về trước; Những cái văn minh phù phiếm thì Cộng Sản Việt Nam truyền bá trong dân gian, chúng khuyến khích tuổi trẻ để làm băng hoại xã hội để dễ nắm đầu người dân; Nhưng những văn minh xây dựng xã hội, văn minh xây dựng Dân Trí thì chúng tiêu diệt hoàn toàn. Việt Nam đang bước qua năm thứ 38 xây dựng xã hội chủ nghĩa Cộng Sản, nền văn hoá, phong tục cổ truyền đang bị băng hoại; Ca Sĩ Khánh Ly đang ở vùng tràn đầy ánh sáng văn minh lựa chọn về nơi âm u như thế thì chúng ta phải hiểu ngược lại những lời phát biểu, trích:

      "Có lẽ người nào cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là một điều rất tốt, là ước mơ của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những ước mơ của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng ước mơ được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về đẻ có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ, tôi hy vọng không chỉ là ước mơ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GỌI LÀ NGƯỜI” hết trích.

      Con người đấng tạo hoá tạo ra không hơn một con súc vật nhưng hơn chúng có bộ óc, biết suy nghĩ, biết tính toán và biết phải trái.

      Bà ca sĩ Khánh Ly trong những năm tháng của 30 tháng tư năm 1975 có ai dí súng, có ai dùng dây thòng lọng tròng vào cổ kéo bà đi ra ngoại quốc? Bà đã chen lấn, đã van xin để chạy thoát khỏi quê hương đang bị dép râu, răng hô, mã tấu từ từ làm tan nát quê hương. Ca sĩ Thái Thanh là một bằng chứng, một nhân chứng đã từng tuyên bố: CÁI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI CA SĨ KHÔNG ĐƯỢC HÁT CŨNG GIỐNG NHƯ MỘT CON CHIM KHÔNG ĐƯỢC HÓT.

      Bà ca sĩ Khánh Ly trong những ngày sống trong trại tỵ nạn Fort Chaffee của thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas lếch thếch một nách mấy đứa con thấy mà thương, những ngày cuối tuần trong trại tị nạn cũng tổ chức văn nghệ đấu tranh, văn nghệ tưởng nhớ đến quê hương điêu tàn, đến Sài Gòn hấp hối sắp bị đổi tên của một con quỷ đã chết, những giọt nước mắt ngắn, dài, những nghẹn ngào không hát nên lời, làm rung động lòng người ly hương, đấy lúc này Khánh Ly mới thật sự là một con người Việt Nam Tự Do. Sau 37 năm no cơm ấm... kể từ ngày cái trung tân Thuý Nga từ bên Pháp xin qua bên Mỹ cư ngụ tại Cali, từ ngày cô người mẫu Kỳ Duyên con ông Kỳ Cục bán rẻ linh hồn cho quỷ, bán rẻ anh em đồng đội, phản bội lại tập thể NGƯỜI Việt Tị Nạn trên thế giới, có ai nghe người ta gọi bằng Phó Tổng Thống, Thiếu Tướng hay hạ thấp xuống bằng ÔNG chưa? Hay mọi người gọi bằng một giọng khinh bỉ THẰNG, cũng kể từ ngày ấy VỢ hắn NGƯỜI khác xài, con gái kỳ cục bắt đầu học khoe mông khoe đùi rồi từ từ tiến bộ thêm được Tô Văn Lai dẫn dắt bước vào thế giới Đại Đồng; Công, Dung, Ngôn, Hạnh được thực thi ngược thay chồng như thay áo diễn tuồng, khi đã thuần thục bèn hướng dẫn ca sĩ Khánh Ly tập tành, ngượng ngập mặc áo bành tô khép nép trong khách sạn do bọn Lãnh Sự Quán San Fransico tổ chức thế là kể từ ngày đó mọi người bèn bỏ chữ mến mộ là CÔ, BÀ mà thành CON với giọng khinh khỉnh.

      Một duộc thằng thằng, con con rủ rê nhau đi về đú đởn trên thân xác trẻ thơ, trên thân phận đoạ đầy của người Việt Nam từ Bắc vô Nam, chúng vui mừng ca hát, tổ chức hội hè tổ chức những đêm văn nghệ, trong những vũ trường nhầy nhụa thân xác tuổi trẻ Việt Nam, trong lúc mảnh đất quê hương đang mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp, như vậy chúng có phải là những con người mang cùng huyết thống máu đỏ da vàng cùng với chúng ta? Chuyện trước mắt kia kìa, Duy Quang sau thời gian theo cha là Phạm Duy già dịch ngụp lặn trong XÃ HỘI CHỦ NGHĨA bây giờ THÂN TÀN MA DẠI lại bò về xứ Mỹ tại đất Cali ngửa mũ xin tiền chữa bệnh UNG THƯ, tại sao không ai chịu học? Có gì là lạ đâu vì CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI, chúng chỉ là những con SÚC VẬT không có óc suy nghĩ, mọi người đã thấy trong sủ sách, trong kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày: CHẤT PHẾ THẢI CỦA CON NGƯỜI THẢI RA NGOÀI RẤT LÀ HÔI THỐI NHƯNG NHỮNG CON CHÓ (một loài SÚC VẬT) "HỒ HỞI" TRANH DÀNH NHAU ĐỚP HÍT.

      Với hy vọng một ngày đẹp trời chúng ta sẽ không phải nghe Khánh Ly quay trở lại Mỹ ngửa nón xin tiền giống tên Duy Quang bây giờ; Bên Hoa Kỳ như quý vị đã biết: chất phế thải phải ở trong cầu tiêu, của trẻ sơ sinh phải ở trong thùng rác gói chặt cấm không được làm Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHUNG QUANH.

      Nuôi vật Khánh Ly cũng có lúc mến tay, chúng ta cùng cầu nguyện thôi thì hãy ráng tạo phúc để kiếp sau không phải làm loài SÚC SANH nữa mà hãy làm người để hưởng phước. Lành thay,….Lành thay……



      Nguyễn Ngọc Phách

      ---------------------------------------

      Có một bà phản ứng tức thời với lối chê trách trên. Bà ấy viết: "Tại sao khi Phạm Duy hay NCKỳ làm chuyện vô duyên thì không có ai nói đụng chạm gì đến phái nam, mà cụ Phách lại cho mình cái quyền tự do chửi chung phái nữ là thiển cận? Cụ già quá nên lẩm cẩm rồi chăng? Hay cụ quen thói phong kiến Khổng Mạnh thuở xưa? (dothuan@xxx.net)

      Tôi không phải là phụ nữ, nhưng khi ghi lại những phê phán trên, chỉ mong mọi người nên có cái nhìn rộng thoáng hơn; do đó không có thêm ý kiến nào khác.



      Đặng Quang Chính
      #3
        Đặng Quang Chính 16.01.2013 02:34:55 (permalink)

        Khen Khánh Ly


        Bài viết nhận được nhiều góp ý; kể cả khen và chê.

        Có một bài viết khen ngợi dường như không tiếc lời về trường hợp KL. Nội dung nói về việc KL hát từ thiện ở nhiều nơi; có lúc hát "chùa" giúp quĩ cho chùa ở Na Uy. Nhưng người viết chưa kiếm ra bài viết đó (có thể đã bị vô tình xóa bỏ ?!...)

        Nhưng đàn bà VN được khen, không chỉ KL. Chúng ta nghe những khen ngợi ồn ào trong tuần qua về một nữ lưu ở VN như sau:



        ---------------------------------------
        Người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ


        - Bà - người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ - và tôi không hề quen biết nhau. Nói rõ hơn, bà chẳng biết tôi và tôi cũng chẳng quen bà. Tuy thế, tôi có biết bà. Tôi biết bà lâu lắm rồi, từ những ngày tôi còn học đại học ở quê nhà và cuối tuần nào cũng đi xem phim màn ảnh lớn ở rạp chiếu bóng. Bà vốn là một diễn viên điện ảnh khả ái với nhan sắc mặn mà, được điểm xuyến bằng đôi má lún đồng tiền. Ngày ấy, khi tôi còn là một anh sinh viên thì bà đã ở lứa tuổi trung niên.

        Tôi ngưỡng mộ bà vì những vai diễn điện ảnh của bà ư? Không hẳn như thế. Nếu thế, có lẽ cũng chỉ là một sự ngưỡng mộ quá đỗi bình thường. Vả lại, những vai diễn ấy đã ở lại với một ký ức thật xa, còn vai diễn mới nhất của bà trong phần tiếp theo của một bộ phim cũ thì tôi lại chưa xem. Hình như đã lâu lắm rồi, tôi không bắt gặp tên Kim Chi của bà - cái tên có nghĩa là một "cành vàng" - trên các trang báo. Đột nhiên, ngày hôm qua, cái tên ấy xuất hiện với một câu chuyện chẳng có liên quan gì nhiều đến điện ảnh.

        Sự thực là tôi chỉ mới ngưỡng mộ bà qua câu chuyện này thôi, cách đây chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Và tôi muốn nhấn mạnh là: Đây là một sự ngưỡng mộ rất đậm và rất sâu, đầy trân trọng. Tôi vốn là người sống trong cõi đời này với nguyên lý sống "phi thần tượng". Nói ra như thế, để xin được hiểu là sự ngưỡng mộ này vượt thoát khỏi mọi giới hạn tầm thường và bình thường, để vươn đến một bình diện cao hơn nhiều lắm: Ngưỡng mộ một nhân cách sống, một tấm lòng với dân tộc, với quê hương. Tôi đã đọc, và đã nghe, nghe kỹ lắm, những lời bà chia sẻ. Giọng bà nói về sự sống và cái chết, và về mọi thứ, mới thật bình thản và nhẹ nhàng làm sao, nhưng lại lay động lòng người như gió bão, và để lại một dư vị trân trọng đậm sâu.

        Bà đã làm gì nhỉ? Chắc hẳn là to tát lắm? Không! Hoàn toàn không! Bà chỉ đơn giản nói một tiếng: Không! (Bà không muốn nhận lời khen từ con người ấy cho sự nghiệp điện ảnh của bà, vì có nhận, bà cũng chẳng cảm thấy sung sướng gì). Và rồi, bà chỉ mộc mạc nói lên một cách chân thực những ý nghĩ của bà - những sự thật đúng theo cái nghĩa chân chính và thiêng liêng của hai từ sự thật. Nói một cách bình dân và rất miền Nam là "nghĩ sao nói vậy, có gì nói nấy".


        Tiếng "Không!" của bà, thực ra, nhẹ nhàng thôi. Nhưng, dứt khoát. Không một phút do dự. Không một giây ngập ngừng. Người nghe có cảm giác như bà đã ấp ủ tiếng "Không!" này từ lâu lắm. Nó như vang lên từ một cõi lòng đã chán ngán đến tận cùng, từ một sự khinh bỉ cực kỳ nhất đối với người mà nó hướng đến. Mà nó hướng đến ai nhỉ? Có tưởng tượng nổi không: Đó là vị thủ tướng đương nhiệm của một quốc gia - cái quốc gia mà bà đang là một thần dân. Tôi đã sững sờ khi nghe tiếng "Không!" dứt khoát ấy cất lên và vang vọng trên toàn thế giới. Ngay tại thời khắc ấy, xuất hiện trước mặt tôi là hình ảnh của một "ai đó", đang loay hoay tìm kiếm trên mặt đất mình đang đứng, một vết nứt đủ lớn để mà chui tọt vào đó, cố giấu che đi nỗi nhục quá "phũ phàng" này. Khó mà có thể tìm thấy ở một dân tộc nào khác, một đất nước nào khác, lại có một vị lãnh đạo thuộc cấp tối cao "được" công dân của mình đối xử với một cung cách "làm tái tê" như thế.

        Hãy nghe bà lý giải cho sự từ chối này: "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm". Lời lý giải nghe thật giản đơn, nhưng mang ý nghĩa của một bản cáo trạng đanh thép đối với cái chế độ mà bà đang sống cùng, với ít nhất một kẻ lãnh đạo cấp cao. mà bà bất đắc dĩ phải làm kẻ phục tùng. Hãy thử suy nghĩ xem kẻ ấy đã lãnh đạo như thế nào để bà nói là "đang làm nghèo đất nước, đang làm khổ nhân dân". Không khó để hình dung, qua lý giải của bà, hình ảnh của một bạo chúa và một cường quyền, mà bà, nói riêng, và cả toàn dân VN, nói chung, đang phải chứng kiến và chịu đựng trong từng ngày sống.

        Đi xa hơn cả sự lý giải của bà, nói về cái chế độ ấy, về những kẻ lãnh đạo cường quyền ấy, một nhân vật "trong cuộc" tên Hạ Đình Nguyên vạch rõ, nguyên văn như sau: "Họ đều là người không có học thì làm sao yêu nước được, căn cơ là ở chỗ đó. Nó không yêu nước, không lương tâm, không xấu hổ... Nước nào người lãnh đạo cũng đặt tổ quốc lên trên, còn họ thì đặt quyền lợi giai cấp lên trên thì làm sao?". Toàn dân VN nếu đọc được và ý thức được thực sự ý nghĩa đằng sau những lời miêu tả trần trụi, thẳng thắn, và rất thực này về những kẻ lãnh đạo tối cao, mà họ đang răm rắp cúi đầu tuân phục, và giao phó việc nước, việc dân thì có lẽ họ sẽ ngã ngửa ra mất. Thế thì có khác gì "giao trứng cho ác" đâu! Trước sau gì, không nước mất, nhà tan mới là chuyện lạ!

        Trở lại với bà, điều làm tôi ngưỡng mộ bà nằm ở chỗ: Khi bà nói lên tiếng "Không!" và đưa ra lời lý giải chân thật ấy, bà biết và biết rất rõ rằng bà vừa ký xong bản án tử cho chính bản thân mình. Vấn đề chỉ còn là ở thời gian. Vốn là một người "trong cuộc" - một người cộng sản chính hiệu, như chính lời bà thú nhận, bà biết hơn ai hết cái chế độ ấy sẽ đối xử với bà, với bất kỳ những ai dám có một tiếng nói khác biệt (cho dù là chính nghĩa) như thế nào. Bà thậm chí có thể miêu tả một cách tỉ mỉ những thủ đoạn mà họ đã dùng như một công thức bất di, bất dịch: bôi nhọ danh dự, chụp mũ, vu khống, gây tai nạn, thủ tiêu... Sự sẵn sàng đối mặt trực diện với những nguy hiểm chết người ấy để nhằm nói lên sự thật đã phản ánh nhân cách sống thật cao cả của bà: Sống là sống cho ngay thẳng, cho tử tế, cho thật với lòng mình, cho dẫu có chết cũng không có gì đáng sợ. Thử hỏi trong cái xã hội VN hiện tại, nơi mà cả sự đểu cáng, sự giả dối và sự đớn hèn đã lên ngôi, thì còn có bao nhiêu người dám nghĩ và sống như bà.


        Sự ngưỡng mộ mà tôi dành cho bà còn nằm ở lòng yêu nước, thương nòi, thương dân tộc rất đỗi đậm sâu, chân thành và thực tế của bà. Tôi hoàn toàn đồng ý với bà rằng chúng ta chỉ quí trọng những ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng; còn ai không làm được điều đó thì chúng ta không thích, không quý trọng được. Làm lãnh đạo mà không làm cho dân giàu, nước mạnh đã là một tội lỗi; đằng này, họ còn "hèn với giặc, ác với dân" đến thế, trong suốt những ngày tháng qua, thì trời đất nào mà chịu nổi, phải không bà? Tôi hiểu rằng, sống ngay chính giữa lòng chế độ, bà đã thấy, đã nghe, và lòng bà đã xót, đã đau lắm, cho dân mình, cho nước mình. Giá mà những kẻ lãnh đạo ấy có được, dẫu chỉ một chút thôi, cái tâm thương yêu đồng bào ruột thịt, thương yêu đất nước như cái tâm của bà!

        Không chỉ là một lòng ngưỡng mộ trân trọng dành cho bà, tôi, cũng như nhiều người con dân Việt khác, còn tri ân bà nhiều lắm - một lòng tri ân sâu xa vô lượng. Tiếng nói chân thực phản ánh đúng sự thật của bà, bất chấp mạng sống, ở thời điểm mà đất nước đang trong giai đoạn "dầu sôi, lửa bỏng" bởi sự xâm lăng từng bước của bọn giặc phương Bắc như hiện nay, có một ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Nó làm cho những con người còn đang sợ hãi phải nhìn lại chính mình và lấy làm xấu hổ mà tự vấn lương tâm rằng: Tại sao một người phụ nữ chân yếu, tay mềm và đã đi quá xa hơn nửa đời người như bà, lại có thể ung dung, cất cao chính kiến của mình như thế với toàn thể nhân loại; trong khi đó, họ lại sống đớn hèn, lặng câm, co rúm như loài cuốn chiếu vô tri?

        Nó làm cho những nhà trí thức còn đang "cuốn chiếu, trùm chăn", còn đang phân vân cân, đo, đong, đếm giữa cái chết vinh và cái sống nhục, mỗi khi nhìn vào trang sách, phải đối diện với cái bóng ảo của bà và câu hỏi: Các ông học cao, hiểu rộng hơn tôi nhiều lắm mà, chẳng lẽ các ông không hiểu được đạo làm người đối với đồng bào, với đất nước, với tổ tiên, nòi giống hay sao? Tôi cũng thấy rõ lắm ánh mắt lấm lét, ngượng ngùng, lảng tránh, khi đọc về bà, khi nghe về bà, của những con người u mê, có học cũng như không, khi mà họ đã giao linh hồn cho quỉ đỏ, một lòng tôn thờ, phù trợ cho những kẻ đang dẫn dắt đất nước, dẫn dắt nhân dân đến bến bờ hủy diệt. Khốn nạn thay, tất cả chỉ vì bỗng lộc riêng của "nhóm lợi ích" hay một thứ sổ hưu chết tiệt nào đó.

        Bà ơi! Một lần nữa, tôi xin chân thành nghiêng mình ngưỡng mộ bà. Tôi đã thấy trong giấc chiêm bao đêm qua, Hai Bà Trưng oai nghi của chúng ta ngẩng cao đầu tự hào bên giòng sông Hát. Tôi đã thấy Bà Triệu của chúng ta lại cưỡi con gió mạnh, đạp bằng sóng dữ và chém cá kình ngoài Biển Đông. Và tôi cũng thấy trong ngục lạnh, một Tạ Phong Tần và nhiều con người chính nghĩa khác nữa, đang mỉm những nụ cười đầm ấm lắm.

        Tiếng nói của bà đã phá tan màn đêm lạnh. Rồi, tôi tin rằng các tiếng nói tiếp theo sẽ lần lượt được cất lên. Và khi nào mà cả hơn 80 triệu con tim chúng ta cùng chung một tiếng nói, thì đó là ngày cáo chung của những gì phải cáo chung, là ngày mà "cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa", theo đúng như ý của bà muốn đó, thưa bà.



        11/01/2013
        Jeffrey Thai (Danlambao)


        --------------------------------------------------------

        Đề tài trước về KL, nghe như toàn lời chỉ trích nên có nhiều góp ý. Lần này, một người thuộc phái nữ được khen, chắc không ai bàn tán gì hơn ?....Đặc biệt là phái nữ ..??


        ĐQC
        15.01.13
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9