Anh Tú
-
Số bài
:
515
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 22.09.2011
|
Re:Văn_Những Kỷ-niệm_A.
-
21.01.2014 17:26:54
TÌNH CỜ BIẾT ANH Tôi rất thích các bộ môn văn nghệ. Từ thuở nhỏ khi biết đọc rồi thì khi được ai đó cho tiền, thường là mẹ, tôi luôn mua sách. Những truyện bình dân, phổ thông hồi xưa như Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, Lục Vân Tiên, Ông Trượng Tiên Bửu…đã từng làm say mê tôi. Lớn lên một chút, tôi tìm đọc Tây Du Ký miệt mài trong tưởng tượng với những phép mầu của Tôn Ngộ Không đấu phép với ma, quỷ…bảo vệ cho Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh ở Tây phương Phật, những bộ truyện về Chinh Đông Chinh Tây với những nhân vật Tiết Đinh Quý, Tiết Đinh San , Phàn Lê Huê không thoát khỏi mắt tôi. Rồi những Tam Quốc Chí, Đông Châu Liệt Quốc cũng làm say mê tôi sau này. Là dân Nam Bộ lớn lên từ đồng ruộng thì mê Cải Lương, Hát Bộ ( hay Hát Bội) là điều tất yếu. Tôi thường thả hồn theo lời ca tiếng nhạc vọng cổ tài tử ở những đám giỗ, đám cưới trong quê. Mơ một ngày nào lớn lên có tiền để làm được như những người thả tam bảng trôi trên sông dưới trăng với chiếc máy hát lên dây thiều bằng tay, đầu máy bằng kim đặt trên vòng quay của những đĩa nhựa thô kệch thời ấy. Lại ngưỡng mộ những anh xữ dụng đờn mandolin trong mấy ban văn nghệ của du kích xã nhất là khi họ biểu diễn “lấy le” (ý nói khoe, loè) với mấy nàng thôn nữ. Sau này tôi có học đờn guitar/hát, tự học hoặc từ bạn bè thôi khi rổi, và dỉ nhiên chẳng đi đến đâu. Lúc ở Trung Học cũng tập tểnh làm thơ báo Xuân cho trường, bài được chọn đăng nhưng bị anh bạn cùng lớp chọc phá bằng cách giải nghĩa “tiêu cực” thành ra “bỏ viết” vì cảm thấy “quê một cụt”. Ra đời làm việc có tiền nên phương tiện thưởng thức văn, nhạc dồi dào hơn. Sách, nhạc mua hằng tháng tích lũy khá nhiều đủ thể loại, mua lúc lảnh lương, lúc bát phố Lê Lợi Sài Gòn là nhiều nhất. Nhưng sau 1975 thì tất cả đã vào những ngọn lửa thời thế lúc bấy giờ. Tay xé từng trang cho vào lửa mà lòng rưng rưng. Nói gì nghe nhạc là một thú đa mê nhất của tôi, nói như vậy không có nghĩa là mình thưởng thức được tất cả bài nhạc, biết tên mọi nhạc sĩ sáng tác. Do vậy tôi chỉ biết đến nhạc sĩ Bắc Sơn khi nghe Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè hay bài Em Đi trên Cỏ Non những năm bước chân ra hải ngoại sau này. Nghe mà thấm thía và ngưỡng mộ Bắc Sơn với những tiết tấu, lời ca đậm tình quê hương dân tộc từ đó. Gần đây tin nhà thơ Nguyệt Lãng ra đi trong nghèo khó, khi chết không có một mái nhà của chính mình, sau khi trải qua những ngày tháng với bịnh nan y hành hạ khổ sở. Thương cảm cho một thi sĩ bạc phần, thương và thấy gần gủi hơn khi biết thi sĩ là người đồng bằng sông Cửu, bè bạn của vài nhà thơ mà tôi mới quen biết gần đây. Điểm đặc biệt thôi thúc tôi viết ra vài dòng cảm nghĩ này là thông tin về ca khúc Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè có liên hệ tới bài thơ Rau Đắng Đất của Nguyệt Lãng mà bấy lâu tôi không biết. Nếu đúng vậy thì tình trạng người thưởng thức ca khúc này chỉ biết tác giã duy nhất là Bắc Sơn thì tôi thấy có một điều bất công, dù là nho nhỏ, đối với Nguyệt Lãng vậy. Anh Nguyệt Lãng ơi! Thôi kệ đi anh! Hãy an nghĩ bình an nơi cõi vĩnh hằng nhé anh. Cảm nghĩ này như tôi đốt một nén nhang tiển anh của một người xa lạ chỉ tình cờ biết anh. Anh Tú January 6, 2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2014 05:18:13 bởi Anh Tú >
|
|
Anh Tú
-
Số bài
:
515
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 22.09.2011
|
Re:Văn_Những Kỷ-niệm_A.
-
01.04.2014 05:07:53
DƯ ÂM Bắc Bán Cầu đang tàn Đông, mùa Xuân hình như đã lảng vảng đâu đây trong khi đó bên quê nhà hoặc Nam Bán Cầu thì sửa soạn vào Hạ. Nhìn hình hoa phượng minh họa cho bài thơ Còn Chút Dư Âm của Linh Thy và đọc một bài thơ đón hè trở lại của một thi sĩ ở Úc châu, tôi bỗng miên man nhớ về kỷ niệm thời Trung học; nhiều lắm, có loại kể cho bè bạn nghe được, loại giữ lại cho riêng mình. CÒN CHÚT DƯ ÂM* Phượng tím bồi hồi theo gió lay Ru hè ve trỗi nhịp bên tai Nhớ mùa mưa đến, mùa thi tới Rộn rã sân trường mắt bỗng cay.!!! Linh Thy. BT Suốt mùa đông băng giá năm nay, sáng trưa chiều tối lo đối phó với thời tiết khắc nghiệt, tay chân tê cóng, đầu óc mụ mẫm …, dù cơn ghiền viết lách lỡn vỡn trong đầu , nhưng chẳng làm trò trống gì được cả ngoại trừ vài câu thơ cùn …cụt chán phèo. Hôm nay tự nhiên muốn viết, viết về bất cứ điều gì để… đở cơn ghiền và đồng thời cũng làm dịu lại một vài bực dọc của cuộc sống không tránh khỏi của đời thường. Còn Chút Dư Âm? Không phải đâu mà trái lại với tôi Còn Nhiều Dư Âm của một thời dễ thương nhất trong đời của một con người, dư âm vui/ dư âm buồn, có cả hai thứ. Sinh và lớn lên vùng ruộng rẫy, gốc nông dân mà là nông dân may mắn lắm sở hửu đôi công đất để cày cấy tạo ra hạt thóc sống qua ngày, thì nghèo khó là cái chắc nên đi học sẽ khó khăn và thiếu thốn đủ thứ mà trong đó có hoàn cảnh là càng lên lớp trên càng thiếu sách học/ sách đọc/ sách tham khảo. Tôi nhớ có anh bạn cùng lớp lại ở cùng xóm với tôi, gia đình anh khá giả nên anh có đủ loại sách cho lớp đệ nhị (lớp 11) là lớp học sữa soạn cho kỳ thi Tú Tài 1. Anh rất tốt và kể như tôi may mắn được anh cho mượn bất cứ quyển sách nào tôi cần. Nhờ thế, kỳ thi Tú Tài 1 năm ấy tôi vượt qua rất dễ dàng. Năm sau ngôi trường tỉnh nhà chưa có lớp Đệ Nhất (lớp 12) sửa soạn cho kỳ thi Tú Tài 2. Tôi phải vô cùng khó khăn khi bươn chải lên Sài Gòn để tiếp tục việc học. Nhờ quới nhân giúp đở nên tôi có nơi trọ học, đó là chuyện quan trọng nhất đã vưọt qua mà ơn nghĩa này suốt đời tôi không tài nào trả nổi. Mọi sự rồi cũng xong khi có quyết tâm. Môi trường mới, sinh hoạt mới, bạn bè mới. Tất cả đều đổi mới nhưng người học trò từ tỉnh lỵ quê mùa như tôi cứ nghĩ đơn giản như dưới quê mình. Chính vì nếp nghĩ như thế nên đã vấp phải nhiều điều hụt hẫng và nhờ đó những hụt hẫng này trở thành những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm vô hình chung len nằm trong tiềm thức và nó sẽ bùng dậy khi gặp lại một hoàn cảnh tương tự sau này. Tôi muốn nói đến chuyện thiếu sách học của tôi năm Đệ nhất. Tôi lại may mắn có người bạn mới giàu có và có rất nhiều sách đủ loại. Bạn nói với tôi cứ mượn bất cứ quyển sách nào tôi cần đến. Tôi cứ nghĩ bạn này cũng như người bạn cũ dưới quê nên thoải mái mượn theo quy ước. Tuy nhiên, một hôm bất ngờ bạn mình bắt đầu khóa tủ sách , điều mà trước đây không có. Dù quê mùa nhưng tôi cũng phải hiểu mình phải làm gì rồi. Tôi lẳng lặng hoàn trả lại những quyển sách trót mượn và cám ơn. Từ đó không dám đụng đến tủ sách của bạn mình nữa và nghĩ rằng biết đâu bạn mình cũng có khó khăn nào đó không thể tiếp tục giúp mình nhưng ngại nói nên phải gián tiếp từ chối bằng hành động như vậy. Thú thật tôi biết ơn bạn đó đã giúp tôi dù trong một thời gian ngắn và chẳng giận hờn gì cả. Của cải vật chất là của người ta mình mượn không được lại giận hờn thì đâu có đúng. Trong hành trình đời sống sau này thỉnh thoảng vẫn bắt gặp hoàn cảnh tương tự dù những vay mượn này không hẳn là vật chất; chính vì thế mà tâm tư của tôi lại bất an hơn. Anh Tú March 4, 2014 *Trích từ: http://tongphuochiep-vinhlong.com/2014/02/con-chut-du-am-cua-linh-thy/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2014 05:21:59 bởi Anh Tú >
|
|
Anh Tú
-
Số bài
:
515
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 22.09.2011
|
Re:Văn_Những Kỷ-niệm_A.
-
28.09.2014 20:40:56
ANH ĐI…!* Vâng! Anh đi, đã đến lúc! Chúc anh lên đường bình-yên. Anh của những người em, dỉ-nhiên, trong đó có tôi dù tôi không rõ trong lòng anh tôi đứng ở vị-trí nào, nhưng mỗi lần gặp tôi anh nở nụ cười tươi, thân-thiện và hỏi thăm chuyện này nọ. Các câu chuyện giửa anh và tôi bây giờ tôi không nhớ rõ nhưng nội-dung chẳng ngoài chuyện sức khoẻ và trường lớp của những năm trước 1975. Tuy nhiên tôi còn nhớ một mẫu chuyện gần đây nhất xảy ra …năm 2002. Anh là đàn anh của tôi ở trường học lẫn trường đời, không biết anh có học trường Trung-học công-lập duy-nhất ở Vĩnh-Long không, nếu có anh học trên tôi là chắc vì anh lớn tuổi hơn tôi. Nếu lứa tuổi của anh mà là dân Vĩnh-Long thì đoan chắc anh là huynh trưởng của tôi, anh đến từ nơi khác và trở thành rễ và ở rễ của Vĩnh-Long. Tôi không thân và gặp anh ít lần. Chúng tôi là “dân” dạy học. Từ ngày được đổi về Trung-học Bình-Minh, một trường quận bên dòng sông Hậu nhưng thuộc tỉnh Vĩnh-Long từ 1973, lúc tôi về tỉnh-lỵ thì gặp anh ở Sở Giáo-dục, hoặc tại trường Trung-Học Thủ Khoa Huân, có thể đôi lúc ở quán ăn. Tôi vốn quen một số anh nhà giáo ở Thủ Khoa Huân, nên chúng tôi được họ giới-thiệu với nhau khi gặp gỡ và bắt đầu biết nhau. Anh cũng là giáo-sư trường Thủ Khoa Huân. Tôi rất mến anh vì anh thân-thiện, nói năng từ-tốn, hòa-nhã, chân-tình, dù… như đã nói rất ít gặp nhau, càng không gặp từ 1975. Năm 2002 tôi đang thơ thẩn một mình ở bờ sông Tiền, lúc đó bờ kè đã thực-hiện đến Cầu Cái Cá, nghĩ đến những đổi thay của tỉnh nhà từ ngày tôi rời xa đã hơn hai mươi năm. Khi đứng “ngóng”qua cù lao An-Thành, miên-man nhớ về những buổi đi chơi thú-vị với các bạn thời học-sinh thì bất chợt có tiếng cười và giọng nói thân-thiện ở sau lưng tôi: “ Việt kiều giả dạng phải không?”. Tôi vốn ăn mặc “xuề xoà”, áo ngoài quần, đồ cũ không ủi, đầu trần chân dép mủ, không ai để ý đến nếu không quen biết với tôi. Tôi ngạc-nhiên quay lại, nhận ra anh và chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Những lời thăm hỏi sức khoẻ, gia-đình, cuộc sống, kể chuyện đã qua của mình, của bạn….Rồi cũng đến lúc từ-giả, chúc nhau và hẹn ngày găp lại. Đã 12 năm qua từ dạo đó tôi chưa làm được một chuyến về quê-hương lần nữa. Bà con, bạn bè “kêu réo” về chơi thế mà …còn chần chờ. Tôi, một đêm thức giấc hai, ba lần…Không biết từ bao giờ, mỗi lần thức giấc là tôi mở hộp thư, mở vài trang Web mà mình thích trước khi ngủ lại. Nửa đêm về sáng hôm 22/9, khi vào trang tongphuochiep-vinhlong, một tin làm tôi sững sờ: “Trời! Anh đã đi rồi sao?” “ Cả chị cũng đi theo!!!” Dù biết đó là quy-luật tạo-hóa và anh chị cũng lớn tuổi rồi nhưng sao tôi cũng thấy xót-xa. Chị lại là thân-nhân của bạn tôi ư? Tôi nhắc lại kỷ-niệm nho nhỏ này như một lời từ-giả anh chị vĩnh-viễn, anh chính là anh Phan Phú Lộc và chị Nguyễn Ngọc Lan hiền thê của anh, cầu nguyện hương-hồn anh chị bình-an miên viễn bên nhau nơi chín suối. Thành-thật chia buồn với Yên Dạ Thảo, thi hữu của tôi cũng là một thân-nhân của giáo-sư Nguyễn Ngọc Lan. Anh Tú September 23, 2014 *Gởi YDT
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2014 20:45:03 bởi Anh Tú >
|
|