NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG CANADA

Tác giả Bài
hientran
  • Số bài : 1069
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.03.2012
NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG CANADA - 26.09.2012 08:21:34
NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG CANADA
Prime Ministers of Canada http://www.youtube.com/watch?v=UXR0LlHKoNI
Cho Sinh Nhật Con Trai Ba Tuổi 26 Tháng 8
Nhạc LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=J2Cj34mNGAc&feature=plcp
Vu Lan Huyền Diệu Đê Đầu Mẹ Cha
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền
Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=a-m4JEQcO1M&feature=youtu.be
Thắp Ân Tình Tàn Phai
Nhạc : LMST. Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Youtube : Trần Minh Hiền .
http://youtu.be/1jSWcqOFVrQ
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng, Ca Sĩ hát : Trung Hiếu , Thực Hiện PPS Video YouTube : Trần Minh Hiền
http://youtu.be/9ftBuD9DBOE
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời
Nhạc : LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca Sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Video : Trần Minh Hiền .http://youtu.be/ot8bP950McE
Mẹ Hiền Là Nguồn Thơ. Nhạc : LMST2012, Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aFI6OTJSHEs&feature=youtu.be
Cha Là Mùa Xuân Xanh Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=1aK5FNQItqA&feature=youtu.be
Mẹ Là Nguồn NƯớc Dòng Sông Nhạc Nguyễn Hữu Tân Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hát Mẫu Nguyễn Hữu Tân Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aJkDf11tEzo&feature=plcp
Viết Bài Thơ Cho Mẹ Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=lzvVaR6EKjo&feature=plcp
Vong Thân THời Vị Lai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=vyMEdzjzyjU&feature=plcp
Anh MUốn Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=sKqo8oV54lo&feature=plcp
Thắp Ân Tình Tàn Phai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=EKu1N4hwN7I&feature=plcp
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=mVDQmDzKw3A&feature=plcp
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4 Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=nyCBlVI3Hbc&feature=plcp
Cho mai Vàng TRọn Năm Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=ymDNDFSjRS4&feature=plcp
Khaled - C'est la vie (Clip officiel) http://www.youtube.com/watch?v=H7rhMqTQ4WI
Alex Ferrari - Bara Bará Bere Berê (Video Clipe Oficial) http://www.youtube.com/watch?v=-Oa8CLBYd_c
The Script - Hall of Fame ft. will.i.am http://www.youtube.com/watch?v=mk48xRzuNvA
[Live HD 720p] 120715 - PSY - Gangnam style http://www.youtube.com/watch?v=60MQ3AG1c8o
Tóc Tiên. Canada, BC, Vancouver, 10. October. 2009 http://www.youtube.com/watch?v=j8ifspBOy7U
Autumn Leaves - Stanley Jordan http://www.youtube.com/watch?v=lQZY87PDsnQ






Harper, Stephen
(2006.02.06 - )


Martin, Paul Edgar Philippe
(2003.12.12 - 2006.02.05)


Chrétien, Joseph Jacques Jean
(1993.11.04 - 2003.12.11)


Campbell, A. Kim
(1993.06.25 - 1993.11.03)


Mulroney, Martin Brian
(1984.09.17 - 1993.06.24)


Turner, John Napier
(1984.06.30 - 1984.09.16)


Clark, Charles Joseph
(1979.06.04 - 1980.03.02)


Trudeau, Pierre Elliott
(1980.03.03 - 1984.06.29)
(1968.04.20 - 1979.06.03)


Pearson, Lester Bowles
(1963.04.22 - 1968.04.19)


Diefenbaker, John George
(1957.06.21 - 1963.04.21)


St-Laurent, Louis Stephen
(1948.11.15 - 1957.06.20)


Bennett, Richard Bedford
(1930.08.07 - 1935.10.22)


King, William Lyon Mackenzie
(1935.10.23 - 1948.11.14)
(1921.12.29 - 1926.06.28)
(1926.09.25 - 1930.08.06)


Meighen, Arthur
(1926.06.29 - 1926.09.24)
(1920.07.10 - 1921.12.28)


Borden, Robert Laird
(1911.10.10 - 1917.10.11)
(1917.10.12 - 1920.07.09)


Laurier, Wilfrid
(1896.07.11 - 1911.10.06)


Tupper, Charles
(1896.05.01 - 1896.07.08)


Bowell, Mackenzie
(1894.12.21 - 1896.04.27)


Thompson, John Sparrow David
(1892.12.05 - 1894.12.12)


Abbott, John Joseph Caldwell
(1891.06.16 - 1892.11.24)


Mackenzie, Alexander
(1873.11.07 - 1878.10.08)


Macdonald, John Alexander
(1878.10.17 - 1891.06.06)
(1867.07.01 - 1873.11.05)



NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG CANADA
trần minh hiền orlando ngày 25 tháng 9 năm 2012
Chính quyền Canada là 1 hình thức chính quyền đặc biệt và đứng đầu là thủ tướng . Vị này thường là chủ tịch hay lãnh tụ của đảng chiếm đa số tại quốc hội . Thủ tướng Canada không có nhiệm kỳ nhất định và làm dài hay ngắn phụ thuộc vào sự tín nhiệm của quốc hội và thành bại của đảng của mình . Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng quý vị tìm hiểu những điều lý thú về các thủ tướng Canada .
Đã có 22 thủ tướng cho đến hiện nay .
Thủ tướng Canada (tiếng Anh: Prime Minister of Canada; tiếng Pháp: Premier ministre du Canada), là người đứng đầu Chính phủ Canada và lãnh tụ của đảng với nhiều ghế nhất trong Hạ nghị viện (House of Commons; Chambre des communes) của Quốc hội.
Nơi cư ngụ chính thức của Thủ tướng là 24 Sussex Drive tại Ottawa, Ontario; văn phòng chính thức của Thủ tướng nằm trong Tòa nhà Quốc hội, cũng tại Ottawa. Thủ tướng hiện thời của Canada là Stephen Harper.
Bất cứ người công dân nào của Canada 18 tuổi trở lên đều có thể trở thành Thủ tướng. Tuy không bắt buộc nhưng theo tiền lệ thì Thủ tướng phải là một nghị viên của Hạ nghị viện, mặc dù trong lịch sử Canada đã có 2 nghị viên của Thượng nghị viện (Senate; Sénat) từng là Thủ tướng của Canada. Hơn nữa, khả năng dùng được cả tiếng Pháp và tiếng Anh, trong 50 năm gần đây, đã thành một điều kiện hầu hết dân Canada đòi hỏi từ các người lãnh đạo như Thủ tướng.
Nếu Thủ tướng chưa là nghị viên của Hạ viện, hay Thủ tướng bị thất cử cho ghế của chính mình, thì một nghị viên cùng đảng với một ghế chắc chắn sẽ từ chức để Thủ tướng có thể ra tranh cử (và dễ dàng đắc cử) cho ghế đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đảng cầm quyền thay đổi lãnh tụ trong một thời gian ngắn trước một cuộc tổng tuyển cử, và người lãnh tụ mới không phải là một nghị viên của Hạ viện, thì họ sẽ đợi cho cuộc tổng tuyển cử đó. Thí dụ, vào năm 1984 đảng Tự do có lãnh tụ mới sau khi Pierre Trudeau từ chức Thủ tướng để về hưu giữa nhiệm kỳ; lãnh tụ mới, John Turner, trở thành Thủ tướng mà không phải là một nghị viên Hạ viện. (Ba tháng sau, sau cuộc tổng tuyển cử, John Turner tuy đã thắng ghế cho chính mình nhưng không đủ số ghế để thành lập chính phủ).
Thủ tướng của Canada không có nhiệm kỳ nhất định. Bất cứ lúc nào người giữ chức vụ này cũng có thể từ chức vì các lý do cá nhân hay lý do khác, tuy nhiên Thủ tướng bắt buộc phải từ chức khi một đảng khác chiếm được số ghế đa số trong Hạ viện. Việc này có thể xảy ra sau các cuộc tuyển cử để điền khuyết các ghế trống hay khi một hay nhiều nghị viên trong đảng nắm chính quyền ly khai để gia nhập các đảng đối lập.
Ngoài ra, khi đảng nắm chính quyền bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tại một buổi họp của Quốc hội thì Thủ tướng có hai lựa chọn:
từ chức để một đảng khác thành lập chính phủ, nhưng thông thường hơn, yêu cầu vị Toàn quyền giải tán Quốc hội và gọi một cuộc tổng tuyển cử.
Sau cuộc tổng tuyển cử, nếu một đảng khác chiếm được nhiều ghế hơn (nhưng không phải là số ghế đa số) thì Thủ tướng vẫn được quyền thành lập chính phủ bằng cách liên minh với các đảng khác để đạt được số ghế đa số. Nếu không thành lập được liên minh thì Thủ tướng phải từ chức để đảng với nhiều ghế nhất thành lập chính phủ - đây sẽ là một chính phủ thiểu số.
Một cuộc tổng tuyển cử phải được gọi bởi chính phủ đương nhiệm 5 năm sau kỳ tổng tuyển cử trước; tuy nhiên Thủ tướng có quyền yêu cầu vị Toàn quyền giải tán Quốc hội và gọi tổng tuyển cử bất cứ lúc nào trong thời hạn 5 năm đó. Theo thông lệ khi một chính phủ đa số đang tại quyền thì tổng tuyển cử thường được gọi trong khoảng 3,5-5 năm sau, hay khi có các trường hợp đặc biệt (như kỳ tổng tuyển cử năm 1988 để xem dân chúng Canada có bằng lòng cho chính phủ ký Thỏa ước Mậu dịch Tự do (Free Trade Agreement) với Hoa Kỳ). Khi một chính phủ thiểu số đang tại quyền thì tổng tuyển cử có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì họ dễ bị lật đổ bởi một cuộc bầu bất tín nhiệm tại Quốc hội (chính phủ thiểu số của Joe Clark chỉ tồn tại 9 tháng trong thời gian 1979-1980).
Vì chức vụ Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất trong chính phủ của Canada nên nhiều người lầm tưởng đây là chức vụ quốc trưởng. Quốc trưởng của Canada, theo hiến pháp, là Nữ hoàng Elizabeth II. Thủ tướng, do đó, là người đứng đầu chính phủ nhưng không phải là người đứng đầu quốc gia.
Hơn thế nữa, vai trò của Thủ tướng không được nhắc đến trong Hiến pháp của Canada. Các quyền lực mà Thủ tướng được trao cho là để thi hành các nhiệm vụ của vị Toàn quyền; thí dụ, chỉ có vị đại diện này, thay mặt Nữ hoàng, có quyền giải tán Quốc hội hay tấn phong các bộ trưởng nhưng quyết định giải tán hay tấn phong là do Thủ tướng. Nói một cách khác, người đứng đầu về hành pháp tại Canada là vị Toàn quyền nhưng người này chỉ thi hành các nhiệm vụ hành pháp của mình theo quyết định hay yêu cầu của Thủ tướng.

Về mặt lập pháp, Thủ tướng có một vai trò rất quan trọng vì là người lãnh đạo của đảng có nhiều ghế nhất trong Hạ viện, nơi mà đại đa số các đạo luật bắt đầu. Trước khi được mang ra bàn cãi tại Hạ viện, các dự luật phải được chấp thuận bởi toàn thể Nội các nhưng Thủ tướng là người quyết định thế nào là "chấp thuận". Khi được mang ra thảo luận, Thủ tướng có thể dùng số ghế của đảng mình trong Quốc hội để dẫn lái cuộc thảo luận theo ý mình.
Về mặt tư pháp, Thủ tướng có quyền đề nghị các chánh án của tòa Tối cao Pháp viện để vị Toàn quyền tấn phong.
Ngoài Tối cao Pháp viện, Thủ tướng có quyền đề nghị các người để vị Toàn quyền tấn phong cho các chức vụ sau đây:
Nghị sĩ của Thượng nghị viện
Tổng giám đốc, giám đốc hay chủ tịch các công ty, cơ quan hay ngân hàng thuộc Nhà vua
Đại sứ của Canada
và nhiều chức vụ quan trọng khác trong chính phủ.
Và, quan trọng nhất, chính Thủ tướng đề nghị một người dân Canada để Nữ hoàng phong chức Toàn quyền.
Vì Thủ tướng Canada có nhiều nhiệm vụ quan trọng như trên, đã có nhiều người quan tâm đến việc tập trung quá nhiều quyền lực vào trong chức vụ này. Điển hình là đề nghị thay đổi nội quy của Hạ viện cho phép các nghị viên của Hạ viện có nhiều tự do hơn, thay vì phải tuân theo quyết định của đảng mình; các đề nghị thay đổi hiến pháp để Thượng viện được dân bầu lên và để có một hội đồng quốc hội có quyền phủ quyết các đề nghị của Thủ tướng cho các ghế chánh án của Tối cao Pháp viện.
Tuy Thủ tướng có rất nhiều quyền lực nhưng, trên thực tế, bị ảnh hưởng và giới hạn bởi nhiều người, nhiều phía. Nếu không có sự chấp thuận của Nội các, hay một đồng thuận không đạt được giữa Thủ tướng và các thành viên của Nội các, Thủ tướng có thể bị đẩy về nghỉ hưu sớm hoặc mất chức thủ lãnh của đảng đang nắm chính quyền và, do đó, mất chức Thủ tướng. Ngay cả Thượng viện, tuy có vẻ không có nhiều quyền lực, cũng có thể làm trì hoãn các đạo luật của Thủ tướng đưa lên từ Hạ viện.
Nhưng quan trọng hơn hết, Canada là một liên bang mà quyền lực không hoàn toàn tập trung trong tay của chính phủ liên bang. Tất cả các thay đổi về hiến pháp phải có sự chấp thuận của các tỉnh bang (province) và các lãnh thổ tự trị (territory) - thường là qua một cuộc biểu quyết của các quốc hội của các đơn vị này. Tất cả các thay đổi về chính sách liên quan đến các quyền lực và quyền lợi của các tỉnh bang và lãnh thổ tự trị đòi hỏi các cuộc thảo luận và điều đình giữa họ và chính phủ liên bang.
Tuy Sir John A. Macdonald được chính thức xem là Thủ tướng đầu tiên của Canada, vì ông là vị thủ tướng đầu tiên khi Canada thành lập liên bang, có nhiều nhà học giả xem Robert Baldwin và Louis-Hippolyte Lafontaine là các người giữ địa vị này -- đây là hai người được bầu lên bởi Province of Canada trong Đế quốc Anh (bao gồm Ontario và Québec hiện nay) trước khi Province of Canada cùng các thuộc địa khác của Anh thành lập liên bang Canada.
Phụ nữ duy nhất làm thủ tướng là bà Avril Phædra Douglas "Kim" Campbell sinh 10 tháng 3 năm 1947 , bà là thủ tướng thứ 19 của Canada từ 25 tháng 6 năm 1993 đến 4 tháng 11 năm 1993 , bà là thủ tướng đầu tiên của thế hệ baby boomer, sinh sau đệ nhị thế chiến và là thủ tướng làm ngắn thứ ba của lịch sử Canada .
Thủ tướng làm lâu nhất là William Lyon Mackenzie King ( sinh 17 tháng 12 năm 1874 – mất 22 tháng 7 năm 1950) , ông làm 6 nhiệm kỳ (1921–1926,1926–1930,1935–1948 ) tổngg cộng 21 năm 154 ngày .
Thủ tướng làm ngắn nhất là Sir Charles Tupper, 1st Baronet ( sinh ngày 2 tháng 7 năm 1821 , mất ngày 30 tháng 10 năm 1915) làm thủ tướng Canada trong vòng chỉ có 68 ngày từ ngày 1 tháng 5 năm 1896 đến ngày 8 tháng 7 năm 1896 khi đảng của ông thất bại . Ông cũng là thủ tướng lớn tuổi nhất khi nhậm chức . Và ông cũng là thủ tướng Canada thọ nhất tính đến ngày nay . Ông mất khi 94 tuổi 120 ngày .
Thủ tướng trẻ nhất khi nhậm chức là Joe Clark ( sinh ngày 5 tháng 6 năm 1939) nhậm chức TT ngày 4 tháng 6 năm 1979 ( 1 ngày trước sinh nhật thứ 40 của ông) đến 3 tháng 3 năm 1980, lúc ông 39 tuổi 364 ngày .
Thủ tướng chết trẻ nhất là John Thompson khi mới 49 tuổi . John Thompson sinh 10 tháng 11 năm 1845 mất ngày 12 tháng 12 năm 1894 ( 49 tuổi 32 ngày ) ông làm thủ tướng từ 5 tháng 12 năm 1892 đến ngày ông mất 12 tháng 12 năm 1894 . Ông là 1 trong hai thủ tướng Canada mất khi tại chức . NGười kia là John A. Macdonald mất năm 1891 . Không có thủ tướng Canada nào bị ám sát .
Có 8 thủ tướng nói cả thứ tiếng Anh và Pháp : 4 thủ tướng gốc nói tiếng Pháp Sir Wilfrid Laurier, Louis St. Laurent, Pierre Trudeau và Jean Chretien và 4 thủ tướng gốc nói tiếng Anh: Joe Clark, Brian Mulroney, Paul Martin và Stephen Harper.
Quebec có nhiều thủ tướng nhất : 7 thủ tướng Abbott, Laurier, St. Laurent, Trudeau, Mulroney, Chretien và Martin .
Arthur Meighen là thủ tướng sống lâu nhất sau khi hết làm thủ tướng , ông mất năm 1960 , 34 năm sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ 2 thủ tướng vào năm 1926 .
trần minh hiền orlando ngày 25 tháng 9 năm 2012









https://twitter.com/#!/hienminhtran
http://www.facebook.com/profile.php?id=643665706
http://http://my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/
http://hientrankhanhdo.wordpress.com/
http://www.facebook.com/pages/Tran-minh-hien/167914163328628?notif_t=page_new_likes