Trung Thu cùng trẻ vùng sơn cước
Huyền Băng 06.10.2012 06:06:47 (permalink)

Trung thu cùng trẻ miền núi,

Lên đường vào buổi sáng sơm để đến Phú Sơn, một xã thuộc huyện Lâm Hà, nơi mà hơn trăm em người dân tộc được tổ chức học nội trú bởi các soeur dòng SaintPaul, chuyến đi trải dài đến chiều, đến nơi tôi vội vả cất hành lý để xem các em sinh hoạt …

Có một đoàn từ Sài Gòn lên thăm các em và tổ chức sinh hoạt, nghe đâu năm nào đoàn này cũng đến và các em có một buổi vui chơi hào hứng. Đúng vậy, các em được tập trung quanh sân, các anh chị quản trò bắt đầu làm việc. Trò chơi đâu tiên là Con thỏ, ăn cỏ, chui vô hang, em nào làm động tác sai sẽ bị phạt bằng cách biểu diễn trò chơi uống nước chanh. Nhóm bị phạt, vào giữa vòng tròn, xuống tấn thụt dầu coi như đổ nước vô ly, sau đó ngoáy cái mông coi như quậy nước chanh, rồi lại thụt dầu tiếp coi như bỏ đường, đứa đứng ngoài thì cười ngoặt nghẻo, đứa đứng trong thì thụt hụt hơi, tiếp đến là trò tráng bánh tráng, các em ngồi duỗi ra đất, chống một tay, nhấc mông lên, rồi xoay đều mông, sau đó lại phải nằm lăn qua lăn lại cho bánh tráng thật mỏng, một em mắc cở bỏ cuộc chơi, nhưng các em khác vẫn vui vẻ tham gia, trò chơi thôi mà! Sau đó các em được phát bánh, đèn lồng, và nến bắt đầu đốt lên với những bài ca trung thu vui vẻ. Tôi ngẫm nghĩ, nếu không có những anh chị quản trò, không ngại đường xá xa xôi, đến đây vui với các em, thì đêm Trung Thu ở đây chắc buồn lắm, và cả đời các em chẳng hiểu không khí Trung Thu là thế nào để nghĩ đến Hằng Nga, Chú Cuôi. Cám ơn các anh chị quản trò, cám ơn những người trẻ đã biết sử dụng thời giờ công sức của mình vào những việc vô cùng bổ ích, đó là đem niềm vui, cho hàng trăm em nhỏ, và có thể cũng là kỷ niệm cả đời của chúng khi nhớ về Trung Thu. Tôi lại mơ ước, phải chi có thật nhiều người biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến trẻ em nghèo và san sẻ tình thường cho chúng vào những lúc có thể thì cuộc đời này sẽ tươi đẹp thêm hơn.


Mặc dù đã trang bị đầy đủ nón, vớ, áo lạnh, mền ủ ám. Thế nhưng tôi vẫn bị cái lạnh của vùng cao nguyên làm cho mất ngủ và mãi đến gần sáng mới chợp mắt được. Không dược bao lâu thì có tiếng ríu rít ngoài cửa. Có lẽ các bạn liên nghĩ đến những chú chim rừng buổi sáng, nhưng không đây là những đứa trẻ nội trú người dân tộc .

Chúng gọi nhau ríu rít bằng tiếng Việt có, bằng tiếng của bản làng chúng cũng có. Mở cửa nhìn ra ngoài tôi thấy hơn hai mươi em đang tập trung chọn quần áo đi học. Tất cả đều đã được giặt giủ sạch sẽ . Mỗi bộ đồ đều có đề tên, tuy nhiên vẫn có vài đứa tìm không ra quần áo, cô quản lý phải vất vả với chúng. Mỗi đứa được nhận quần áo đi học, áo len, khăn quàng, mũ, và cuối cùng là giày dép dưới nhà. Cứ tưởng tượng, buổi sáng trong một gia đình bình thường một hai đứa con, và những đứa bê bối vứt đồ bừa bãi người mẹ phải rôi rắm thế nào thì ở đây cô quản lý càng rối rắm hơn và phải kiên nhẫn lắm thì mới giải quyết mọi vấn đề cho chúng, vấn đề diễn ra hàng ngày.

Mọi việc cũng xong, cả trăm đứa cũng đã xếp hàng trật tự, nhóm nào đến trường buổi sáng thì đến trường, đứa nào đến trường buổi chiều thì vào lớp học tại nhà học bài, làm bài tập. ..

Sau khi vào bếp tìm ly cà phê ấm lòng, tôi đi dạo một vòng quanh khu vườn nhỏ trong khu viên tổ ấm. Chắc khoảng hai mẫu. Cà phê là chính, ít cây sầu riêng, và một khoảnh nhỏ trông rau để thêm thu hoạch cho bữa ăn của trẻ. Những củ su bóng lưỡng trên canh, những đọt lang, đọt bầu, .. và những cành hoa dại tim tím dọc đường làm cho khu vườn thêm chút nên thơ.

Kia là những trái cà phê đang độ chín đỏ. Lần đầu tiên tiếp cận với nó, trái mọc xít vào nhau, hình thù như trái trứng cá nhưng dạng cứng. Tôi tìm một cái bịch sốp lặt những trái chín bỏ vào đó, hihi, tôi hái được hơn nửa kg cà phê rồi, Tôi cũng được biết những trái này sẽ được đem phơi khô, xay tách vỏ còn hạt rồi mới qua rang, xay thành phẩm. Ừ vậy là cũng tận mắt nhìn thấy loại cây mà mình vẫn yêu thích dùng hàng ngày. Bởi vậy không có bước đi xa nào lại không mang cho ta những kiến thức dù là bé nhỏ . Nhưng lưu ý các bạn, mủ cà phê cũng độc ấy, mấy ngày sau về chỗ ngón tay hái cà phê của tôi tấy tấy lên sao đó, tôi tự nhủ, lần sau nếu có hái tôi sẽ mang đồ bảo hộ .


Buổi sáng Đinh Văn,

Nơi tôi đến là Phú Sơn, Giáp Phito – Đampao –Dahkok và Đạ Đờn những xã huyện của Lâm Hà, những nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi được người nử tu đứng tuổi mời vào xem Đinh Văn, một địa điểm thú hai của cộng đồng, nơi giành cho các em học cấp ba nội trú. Từ đường cái vào đấy cũng phải hai hay ba cây số, nhưng là gần so với nhà chúng ở trong rừng núi. Người nữ tu 74 tuổi này đèo tôi trên chiếc honda, bà không cho tôi chỡ, vì bảo là đường rất khó đi, sợ tôi không quen té . Không khí buổi sáng trong lành làm tôi vô cùng sảng khoái, Chúng tôi đi mang theo một bao bánh Trung Thu cho các em ở trong đó. Con đường vào Đinh Văn nằm phía tay trái hướng chúng tôi đi về Lâm Hà, vị nữ tu nói cùng tôi, chị chuẩn bị nhé, con đường gian khổ bắt đầu. ..Và đúng vậy, đường trồi lên sụt xuống, chỗ đá, chỗ đất, trơn trợt … một bên là mương, một bên là đập dẫn nước. Chiếc xe ì ạch leo những đoạn mấp mô, tôi ngồi sau mà hồi hợp không biết ngồi trên vũng xình lúc nào. Ngay lúc xe không chạy được, tôi bước xuống, và cũng chính lúc đó bịt bánh cũng rớt xuống, người nữ tu rồ ga trường xe tới, tôi thì lại nhặt bịt bánh, Ké né tránh khoảng xình trên bịt, tôi nhấc nó lên, để vào rổ xe, vị nữ tu mĩm cười, thôi chết rồi, nó rớt ngay đống phân bò . Hihi, cũng may, nếu tôi không ngại xình chắc tôi đã có một tay phân bò rồi . Thấy bà vất vả quá, tôi xuống đi bộ, bà chạy tiếp vào trong, cuối cùng cũng tới, Cũng may, bánh được bỏ trong hai ba cái túi ở bên trong, chứ không thì chẳng biết nói làm sao … !

Một khuông viên khá rộng, với một khóm nhà ở giữa, nhà xây tường, đơn sơ, sạch sẽ, bên trong cũng ngăn nắp không kém ở Phú Sơn, có tủ sách, bàn học, cho các em. Vì nơi đây là các em lớn, nên chỉ có hai bà quản lý chăm sóc, ngoài việc trông coi các em, họ làm vườn: hái cá phê, cắt đọt dâu tầm, trồng xã, riêng các em mỗi ngày trừ giờ ngủ nghỉ học tập các em có một giờ lao động công ích, ra giúp dọn vườn . Đúng là một mô hình lý tưởng cho những người khó nghèo yêu sự học. Từ núi, có một dòng suối chảy xuống, tôi ngẫm nghĩ nếu có kinh phí cũng như nhân lực, nơi đây có thể biến thành một chốn tuyệt vời. Vị nữ tu đã cho đào một cái ao, thả cá và con suối được dẫn đi qua khu vườn làm nguồn mạch sự sống cho cây cối. Bà nhắc tôi, chị cẩn thận nhé trơn trợt lắm, tôi biết, nếu ùm xuống suối thì tôi trông khó coi lắm vì nước có màu đất đỏ, nên tôi đã cẩn thận nắm níu những cây bên đường để lên xuống cho chắc. Người trợt không phải là tôi mà là bà, vì bước nhằm chỗ sủng nước, cũng may, chỉ là trượt, bà nói, tôi sợ chị té hoá ra tôi đo đường, không bực bội, không khó chịu, hình như bà đã quen với tất cả gian nan khó khăn, và thoải mái chấp nhận trên gương mặt bình thản, bà nói với tôi, chị ơi, tôi là chuyên gia té, té nhiều quá nên tôi có kinh nghiệm trong việc ứng biến với cái té, cả hai chúng tôi cười xòa.

Trở vào nhà, chúng tôi được mời một ly chè nóng, ôi thơm ngon tinh khiết làm sao. Người nử tu trẻ được cắt đặt nhổ xả đem ra chợ bán thêm thu nhập cho bữa cơm, người nữ tu già được nhắc nhở sắp xếp hái cho hết cà phê đã chín, và chúng tôi lại trở ra con đường gian khổ của Goerghiu, tôi cho bà đi trước để tôi quay những đoạn phim mà tôi thích, những dãi núi, những cánh đồng, không dây điện, và một đàn vịt dưới ao xinh xắn .

Đi được một quảng đường, tôi phát hiện tay mình có vật gì đen đen, bún nó đi tôi mới biết mình bị vắt đeo, máu cứ chảy ra miết trên đường về, Đến nhà, dùng băng keo cá nhân băng lại nó mới cầm máu, coi như thêm một kinh nghiệm về con vắt miền núi. Vết đen thâm phải mấy ngày sau mới hết, và nhìn nó tôi cũng thấy vui vui…

Huyền Băng

_______________________________________________

Thương em _ trẻ cao nguyên

Em đứng bên đồi với ước mơ
Trưởng thành biết chữ, biết làm thơ
Ca tụng quê hương... ghềnh với thác
Viết nên bài hát .. đất mẹ chờ

Chờ em tri thức được như người
Xây dựng buôn làng thêm thắm tươi
Vượt qua nghèo đói, qua cùng khổ
Thay chén muối dưa: ít thịt khô

Mơ ước em tôi chẳng cao sang,
Nhưng sao khó với đến vô vàn
Đất rừng ắt hẳn không thể phá!
Đất riêng chẳng có lấy đâu màng* (trông mong)

Lầm lủi một đời cha mẹ em
Vào rừng kiếm củi được chút tiền
Đổi gạo qua ngày cùng với muối
Chờ mùa hái gặt làm công thêm

Bán mặt cho đất lưng cho trời
Cả đời rồi cũng chỉ tam không!*
Bỏ đất biên cương còn ai ở
Bám đất thì đời có đoái công

Huyền Băng

*màng : trông mong
*Không: không đủ ăn, không đủ mặc, không được học hành

Bài thơ trên là những cảm nghĩ của HB về việc duy trì lãnh thổ mà ai chắc cũng mong muốn !

Và biên cương của chúng ta không chỉ là biển đảo mà còn là vùng núi rừng kéo dài từ Bắc vào Nam. Bắc giáp Trung Hoa, tây giáp Lào, Cam puchia. Nếu người dân ở tuyến đầu có cuộc sống tương đối ổn định thì họ sẽ không bỏ rừng mà vào thành thị kiếm sống, và đất đai sẽ không bị lần mất vào tay phương ngoại.

Ở các nước phát triển, người dân sống ở vùng khắc nghiệt được chính phủ hổ trợ nhiều để họ duy trì cuộc sống ở đó. Nước ta chưa thực hiện được chính sách đó, nên mỗi người ai góp sức được thì góp để hy vọng đất nước mình còn mãi mãng xanh dọc biên giới Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn cũng như miền Tây nam bộ.

Thân mến,
HB



<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2012 06:46:06 bởi Huyền Băng >
#1
    Ct.Ly 06.10.2012 15:58:03 (permalink)
    #2
      Huyền Băng 11.10.2012 12:02:59 (permalink)

      Quà cho các em vài cục kẹo, 1 củ khoai nướng hay 1 trái bắp nướng, các em vui lắm, có những em thấy vậy chạy lại cho em 1 vòng tay bằng chỉ do các tự tay dệt lấy, em đưa cho em tiền, gọi là mua dùm, nhg em này không lấy nói là biếu cho em, và các em đã nhập vào nhóm của tụi em đi dài dài theo sườn núi, và dọc đường có 1 em hái hoa rừng kết cho em 1 vòng tay bằng hoa lá mọc ven đường, em thật cảm động và, khi lên xe , các em giơ tay vãy chào thật đầy tình thương dành cho nhóm tụi em


      Có nơi nào mà mình thấy tình thương, nhất là các em, vì trong thành phố cái gì họ cũng muốn moi $ du khách, chứ khg như các em miền thượng ở Sapa

      Chị bị vắt bám vào, nhớ chăm sóc kỹ nha chị, đôi khi nó độc lắm á


      Ly có kỷ niệm đẹp với các em phải không! Chị cũng vậy, nội tụi nó vô ra khoanh tay thưa không mình cũng cảm thấy vui áh .

      Vết vắt đeo của chị may phước lành rồi. Cám ơn Ly cho chị thông tin... lần sau chị sẽ cẩn thận hơn với mấy con khỉ này .

      Chúc cả nhà vui,
      HB
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9