SỸ DIỆN thái san
SỸ DIỆN thái san Cách sống miền trong, tưởng chừng không bị thiếu thốn, kể cả về mọi thứ, từ cơm gạo cho đến không bị bủa vây, hoặc ăn chặn bớt, xén. Nên miệt ngoài chân ráo, ướt tưởng chừng như sỹ diện lắm khi mớ bước vào. Nhìn chung từ miền Biên Hòa cho đến Gia định lúc đó của nả dư thừa, nên có nhiều nhà ngủ không cần cửa. Chỉ có cái mành che mà thôi. Cũng là cái của chắn gió và mưa hắt là chính. Nên chẳng hề thấy nhà nào đến đỗi phải dùng ngay cả đến xô đựng nước còn phải đem vá, là chuyện hiếm. Tôi nhớ câu chuyện phiếm vừa chợt nghĩ đến những lúc trà dư, tửu hậu mang nói như: Có anh xui đến thăm chị xui khi chị xui vừa nâng mở cánh cửa thì bất chợt cái quần dây cột nó tuột, giật mình chị xui bỏ cánh cửa mành xuống thật nhanh để coi chừng mình đang bị trần. Cái cửa tất nhiên rơi xuống, trúng ngay đầu anh xui vừa bước trờ tới. Anh xui mới phát cáu nói: -Chị coi cái đó quý hơn cái đầu tui he? …..
Tính tình con người cũng rộng rãi, thoáng đạt và ăn ngày nào biết ngày đó chẳng cần phải lo chi xa. Có thể do vì đa số dựa vào miền bình nguyên vựa lúa mênh mông bát ngát của toàn bộ miền mình giàu có, đến nỗi trái cây dư đem bán tính theo chục, dựa vào tâm tính cũng thể có hoặc sự phồn vinh của miền. Nghĩa là chục mười sáu hoặc có thể mười tám.v..v… Sau biến cố bảy lăm, có người gọi chiến thắng bảy lăm. Thì từ miệt ngoài xâm nhập. Dựa vào tính chất dễ dãi, họ không cám ơn thì thôi lại chê trách. Nhiều người nói rằng: -Ăn không bao nhiêu nhưng sỹ diện thì nhiều. Cái lòng của người ta mới thâm nhập này ai nói lên những điều bất nhân bất nghĩa vậy. Nói đúng thì miệt ngoài lúc thời chiến, có ăn cũng khó chỉ đủ ăn cũng khó đừng đòi hỏi chi, nay chiến tranh qua đi thấy sự phồn vinh của miệt trong thường nói là sỹ diện. Đến đây tôi chợt nhớ tới bài báo đã kể về người đưa người chết: -Tôi đưa ông về mơi chín suối vì ông đã tử tế với mọi người, và tôi mong chính quyền cũng sẽ cũng nên tử tế như ông ta. Ý nói như vậy mọi người không tử tế thì họ là sao? những câu hỏi vây quanh tôi, nếu không tử tế thì ông ta hay những người kia làm sao. Đây là câu nói được báo chí của nước đưa lên ở một người ca sỹ với một người cựu cầm quyền, nhưng chẳng được mấy ban trung ương ưa chuộng, và người cựu cán bộ đó nay đã về người thiên cổ. Tuy nhiên đám ma, tang của người đó cũng vì sỹ diện hoặc thảng cũng vì mưu mô xảo làm cho mọi người những tưởng tất cả đều tử tế cả thiệt, nhưng chính đó cũng là sỹ diện mà thôi, không lẽ để người cán bộ nhớn chết cách vô văn tự, biến thành lũ, cả lũ người không tử tế ư? Vì thế nên phải chú tâm thành lập ban tang tế cho ông (người tử tế) kẻo sợ bị người ngoài chê cười. Tuy nhiên người miền trong vẫn chẳng quên được câu nói có tính cách sâu xa như của một người nông dân chỉ học đến lớp năm: -Cấy lúa trên lưng người nông dân. Nhưng trên thực tế họ lúng túng làm giá lúa cao lên làm cho nông dân không xuất khẩu được gạo. Gạo không bán được, nợ ngân hàng nhà nước phải trả lời không miễn cho, lúa tồn đọng phải làm nhà cho lúa ở chờ chuột bọ quấy phá, người nông dân kêu trời chẳng thấu, đói dù nhiều lúa thế cũng phải cắn răng giằng con mắt mà chịu. Đúng ra cũng đôi lần cần có vài cái "danh giá" để tiêu dùng, còn sỹ diện đừng nên. Cuối cùng ông Lớn của ta cũng tần ngần theo xu hướng của duy nhất "đ", và rồi chẳng làm hay đem thêm gì hay cho nhân dân và đất nước. Có lẽ chủ trương của ngoại bang là cứ cho ăn no nên và rồi sau cùng việc gì đến sẽ phải đến, đây tôi mới chỉ một giả sử mà thôi. Những tưởng dân chúng đã có một vị lãnh tụ cao minh, của lòng dân nhưng ai ngờ, đó chỉ là một đòn mới phủ dụ, và rồi ngày tháng chóng chầy qua đi trơ ra những chứng cớ nhãn tiền cho mọi người thấy vẫn nguyên si như cũ. Cái khó ở chỗ là mỗi lần kiếm cớ đi công du nước ngoài thường làm cho dân chúng những tưởng ngoại giao, nhưng trên thực tế chỉ đi xin này kia mà thôi. Cũng như chẳng ai ngờ họ đã cho thái tử Nhật ăn mầm "đá". Lúc này cái sỹ diện bỏ qua hẳn. Lý do vì các anh trong thế giới bắt buộc vào thế ngoại giao anh phải này, phải nọ như kia viện trợ nhân đạo chẳng hạn hoặc chưa bệnh y tế vân vân và vân vân… Tuy nhiên những người trong thế giới tư bản thường có sẵn bài bản cả rồi. Nghĩa là nếu như thế này thì ta như thế này nếu như thế khác thì ta cũng như thế khác. Những giá trị đó với thời nay bị phơi bày trên mạng, không bịt kín như ngày xưa được nữa rồi, chẳng hạn như bác giản dị thanh liêm quan đã được các cán bộ tết nhất ra sao và chỗ ở khiêm tốn của ngài ta ra sao, thế nào quần chúng hiểu hết rồi, chỉ còn cách giảng cho mọi người nghe bằng cách kéo những người có lợi thế như thầy trẻ DTQ giảng giải sau khi thầy già TBĐ qua đi làm êm ấm phần nào các chú cán bộ đương thời dễ bảo, dễ nghe, và cũng mau hiểu, còn tùy theo sự hiểu biết để ứng phó là tốt, nhưng tất nhiên như vậy là có lợi, nhất lý, nhì lỳ. Để kết bài này đây là bài dậy con. Sau khi được các con báo chúng con sẽ tổ chức tiệc tất niên và cũng là việc tân gia. Vai cha mẹ tôi nói: -Việc nhận xét khó nết của cha mẹ là, tùy cơm gắp mắm, đừng sỹ diện, tuy nhiên cũng không bó buộc là khi mặc áo bướm mà không có máy hút mùi trong bếp ăn âu cũng là thiếu sót. Tuy nhiên đời cha mẹ chưa cần có những phụ kiện đó cũng đã nuôi nấng chính các con đến bây giờ, không hay và lợi cho mình, thì thôi là hương hoa cho người, cho đời cũng là bình thường thôi, cũng tốt cả, tuy nhiên ba mẹ cũng chẳng so kè chi. Nghĩa là khi mời ăn bữa tân gia ít ra cũng phải cả chục mâm chứ bộ, đã thấy gần mười triệu đồng VN còn bao nhiêu tiền nước uống nữa, thế có phải phí cả gần hai chục triệu đồng ư. Đứa con nói nhưng đã tính toán hết rồi: -Xong cả rồi, tiền mừng cũng đã đủ. -Thế nghĩa là mình lại gây thêm cái nợ trả sau nữa ư? -Con đã tính xong hết rồi. -Đó là chưa nói chuyện những người cùng trà nhìn vào ghen ghét đố kỵ…Tuy nhiên tôi chỉ nói vậy thôi còn chính cuộc đời sẽ phải đến và thích nghi với hoàn cảnh chúng. Tôi nói thêm: -Miễn sao gom góp sao cho điều hòa, lúc có thì phải ăn de, đến lúc hết ăn dè cũng chẳng ra, thế thôi. Tuy nhiên câu dậy cho con chính phẩm là phải tiết kiệm hơn, ngắm trước sau đừng quá phí phạn những gì mà bao năm ta vất vả cặm cụi, mà chỉ vì một chữ hoặc một câu. Tuy nhiên cũng có câu: Mưa lúc nào mát mặt lúc nấy. Cũng chẳng sao. Cái quan trọng nhất là nên đôi khi suy xét. kiểm tra lại chính bản thân mình để tìm thấy trong chúng còn những điều gì phải bổ túc giống như ta bổ túc thêm nghề nghiệp cốt lõi công việc để sống. Chưa tốt cả đâu. Còn đa phần trên đời ai chẳng muốn sỹ diện cho người biết, gần giống như khoe khoang vậy đó là cách thường tình. Cũng nên đôi khi đọc lại vài câu học thuộc lòng lúc còn lớp ba như: ở sao cho vừa lòng người ở rộng người cười, ở hẹp người chê cao chê rỏng thấp chê lùn béo chê béo trục béo tròn gầy chê xương sống xương sườn chìa ra. Hoặc trong bài hai cha con dắt một con ngựa đi trên đường vậy. Lúc bố cỡi, con, và hai người cùng cỡi v..v… Tóm lại chính bản thân gia đình vui vẻ là đủ.
Những gì đã qua làm lòng người cha mẹ phân vân, đăm chiêu. Nếu làm như vậy thì thiếu chất sống, không thoát, chưa mở rộng. Tuy nhiên mình nên nhìn xuống chân mình đã, trước đây mình là ai, cái gì. Đừng quá khắt khe với con cái. Ai cũng đều muốn trông lên cả.
thái san bốn giờ 30 sáng 22 tháng 2 năm 2009.
thái san (*) sao chép.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: