Không có gì thừa thãi Chọn đề tài này (vừa viết xong) ...
tôi chợt nhớ đến câu: "Không có gì quí hơn độc lập tự do".
Nhưng, viết đến câu này, tôi lại liên tưởng đến những điều cần phải thêm vào là: " ....ấm no, dân chủ". Có thừa không ?....
Độc lập tự do mà không có một đời sống vật chất tương đối, điều này cũng chẳng khá gì. Rồi hơn nữa, có ăn mà không được suy nghĩ tự do (đúng mức) lại càng là điều kém giá trị hơn khoản vật chất vừa mới được nêu ra. Vài hàng trên, thật ra không phải là để biện giải một điều gì hơn là có chủ đích muốn nói về cuộc bầu cử Tổng Thống ở Mỹ năm 2012. Bây giờ là 7:00 địa phương (Na Uy).
Lúc 6:30, tôi đã theo dõi truyền hình. Tối qua, theo tin đài NRK (đài truyền hình quốc gia Na Uy)
tôi được biết 5:00 sáng hôm nay, kết quả cuộc bầu cử sẽ được công bố. Nhưng, tôi đâu phải là dân Mỹ nên sự háo hức không bằng họ ...và dù mới biết kết quả, tôi đã làm một việc không thừa thải. Việc gì mà tôi đã làm không thừa thãi ?...
Suốt gần tháng qua, nếu không nói là ít nhất cả một hai tuần rồi, tôi có xem qua trên các Diễn Đàn của người Việt, những ý kiến về cuộc bầu cử này. Tuy không quan tâm lắm, nhưng bài viết của một người có bút hiệu "Bút xuân" được đưa lên nhiều lần đã làm tôi ghé mắt xem. Xem thì xem thế thôi...nhưng, chiều qua, xem bài của một bút hiệu (?) Hạnh Dương, tôi nghĩ là phải đọc cho nhà tôi cùng thưởng thức. Vì đi làm sớm nên nhà tôi không nghe hết bài viết. Trước khi mở truyền hình, tôi nghĩ, giả dụ mà đương kim Tổng Thống thất bại, quả là một sự thiệt thòi cho tin tức mà tôi đã thâu lượm được từ người viết Hạnh Dương.
Tin trong bài viết ấy (http://sg.mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=693ev5nacg653)
có vài đoạn tôi tâm đắc. Chẳng hạn, việc ông Obama quyên tiền từ dân chúng theo khả năng người đóng góp (không nhận tài trợ của tập đoàn tư bản), việc giải thích đường lối của đảng Cộng Hoà dưới thời Tổng Thống Nixon, với cố vấn Kissinger đã phản bội dân tộc VN như thế nào. Tôi cho rằng, dù đảng nào, quyền lợi của dân tộc Mỹ vẫn được người cầm quyền nước đó theo đuổi. Nhưng, cách giải thích về cuộc chiến vẫn là một điều nghe được hơn là lối kêu gọi của những người muốn vận động cho Romney. Họ viện giải ông Obama không có tư cách khi ngồi gát chân trên bàn...v.v...Phần cuối bài của Hạnh Dương không làm tôi phấn khích, khi dựa vào lời bói toán của một chiêm tinh gia Huỳnh Linh Tử nào đó. Nhưng, điều làm tôi ủng hộ hơn cả là cách quyên tiền của Tổng Thống đương nhiệm, trong lần ứng cử trước và lần này. Ban vận động nhận được tiền và đồng thời biết qua đó phần nào bao nhiêu phần trăm người ủng hộ đảng mình. Cách này làm nhiều người liên tưởng đến lối "Trưng cầu dân ý" (gián tiếp). Và điều đáng nói khác ở đây, cho thấy, Ban vận động, dù căng thẳng trong vài ngày cuối, đã gửi thư trả lời một người vận động cho họ (Hạnh Dương). Chính vì thế, chúng ta mới hiểu lý do, tại sao chỉ một vài ngày sau khi đắc cử nhiệm kỳ rồi, Tổng Thống Obama đã gửi tiền cứu trợ nạn lụt ngoài Bắc.
Nghe hơn 20 phút tin và lời bình luận của các phóng viên, ký giả đài truyền hình NRK, tôi chỉ tâm đắc một điều. Người dân Trung Quốc cũng theo dõi khá kỹ cuộc bầu cử này. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc chỉ loan tin hạn chế (dễ hiểu vì bị sự kiểm soát của nhà nước!...)
nhưng chắc chắn rằng, cuộc bầu cử này sẽ gây một cảm kích không nhỏ nơi người dân Trung Hoa, về cách điều hành guồng máy xã hội theo lối tự do, dân chủ là như thế nào !... Định cúp máy, tôi ngưng lại, chờ nghe lời phát biểu của ông Romney. Tuyêt quá !...Ông ta chúc mừng sự thành công của ông Obama và nói sẽ hợp tác. Sau đó là cách dẫn giải cảm tưởng của ông, những lời cám ơn về những sự giúp đỡ của nhiều người. Vẫn giọng nói rõ (một thời đã là Bishop đạo Mormont và là Thống Đốc tiểu bang mà!)...ông ta nhận được sự cổ võ của nhiều người. Không những chỉ là những ủng hộ viên được thấy trên màn hình, mà kể cả những người được trực tiếp thấy qua màn hình, như tôi chẳng hạn. Vì đó là những lời cô đọng, đầy tâm huyết. Nếu ông ấy còn ra ứng cử lần nữa....và nếu tôi là dân Mỹ, tôi sẽ bầu cho ông ấy. Người dân Mỹ bầu cho ai là vì họ tin tưởng vào người ấy. Cách thể hiện của họ qua lá phiếu. Họ đã làm...và họ sẽ tiếp tục làm trong tương lai, vì họ "'Believe in America". Khi mới thấy slogan "
Believe in America",
tôi nghĩ ông Obama và Ban vận động của ông này thật ngon lành. Khẩu hiệu "thay đổi" (change)
rồi "Đi về phía trước" (forward)
đã hay...mà bây giờ lại có thêm khẩu hiệu "Believe in America"
thì còn gì hơn. Ai ngờ khẩu hiệu đó của ông Romney !....(đây là lỗi của tôi. Nhưng, như đã nói trên, tôi quan tâm không nhiều lắm về cuộc vận động tranh cử. Dân Na Uy mà...)
Nhưng, sau những lời phát biểu của ông Romney, tôi nghĩ rằng, dân chúng Mỹ có quyền tin tưởng vào hệ thống tự do và dân chủ của Mỹ. Có lẽ, bây giờ là lúc tân Tổng Thống Obama sẽ nói chuyện. Tôi có viết thêm nữa cũng là thừa. Kết quả đã có. Nhưng, tôi ghi lại những cảm tưởng trên không là thừa, khi nhìn lại hoàn cảnh chính trị tại Việt Nam hiện nay. Hoàn toàn học đòi theo cách của Trung Quốc. Mọi thứ. Kể cả việc bầu bán (chữ này hết sức đúng nghĩa ở đây. Người dân Việt ở nước ngoài đã biết rõ lối dân cử ở VN hiện giờ chỉ là cách mua chức vụ mà thôi).
Việt Nam hiện giờ, đời sống vật chất khá hơn hồi sau năm 1975 (khá hơn vì nhiều yếu tố, chứ không phải do chính quyền tạo nên)...
nhưng độc lập với Trung quốc là chuyện khôi hài (dân đánh cá bị giết như cá mà nhà nước dám có một lời lên tiếng đúng mức!...)
và dân chủ còn là một chuyện khôi hài hơn nữa !!!.... Do đó, khi viết bài này, mới viết xong sau khi có kết quả bầu cử (kể cả lời nói chuyện của Tân Tổng Thống)
tôi vẫn nghĩ rằng, đây là việc làm "Không có gì thừa thãi". Chẳng hạn, bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, sao chép phần nào ý tưởng Bản tuyên ngôn của Mỹ. Chuyện có giá trị chăng là có làm những điều đó trở nên hiện thực hay không. Chuyện tôi làm như viết bài này, cũng chẳng có gì là thừa. Nếu bài viết lọt được vào VN, vào được việc xem Internet của một số người nào đó, điều này vẫn đáng được làm. Chúng ta phải có tin tưởng rằng, ngày nào đó, nước Việt chúng ta, sẽ có được sự độc lập...và dân chủ đúng mức. Hai điều này tương quan với nhau, vì hễ ngày nào VN còn lệ thuộc vào Trung Quốc, ngay đó chưa có thể có dân chủ. Nhưng, không chỉ tin, người Việt trong và ngoài nước phải tích cực tự mình tạo ra những biến chuyển thuận lợi cho mong ước đó. Việc bắt giam sinh viên Uyên,
xử án nặng Việt Khang, Vũ Bình của nhà nước VN hiện nay, dù sao cũng phần nào góp phần vào những biến chuyển tích cực. Đặng Quang Chính Oslo 09.10.2012
08:10