NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG ĐỨC
hientran 21.10.2012 11:59:27 (permalink)
NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG ĐỨC
Cho Sinh Nhật Con Trai Ba Tuổi 26 Tháng 8
Nhạc LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=J2Cj34mNGAc&feature=plcp
Vu Lan Huyền Diệu Đê Đầu Mẹ Cha
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền
Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=a-m4JEQcO1M&feature=youtu.be
Thắp Ân Tình Tàn Phai
Nhạc : LMST. Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Youtube : Trần Minh Hiền .
http://youtu.be/1jSWcqOFVrQ
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng, Ca Sĩ hát : Trung Hiếu , Thực Hiện PPS Video YouTube : Trần Minh Hiền
http://youtu.be/9ftBuD9DBOE
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời
Nhạc : LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca Sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Video : Trần Minh Hiền .http://youtu.be/ot8bP950McE
Mẹ Hiền Là Nguồn Thơ. Nhạc : LMST2012, Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aFI6OTJSHEs&feature=youtu.be
Cha Là Mùa Xuân Xanh Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=1aK5FNQItqA&feature=youtu.be
Mẹ Là Nguồn NƯớc Dòng Sông Nhạc Nguyễn Hữu Tân Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hát Mẫu Nguyễn Hữu Tân Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aJkDf11tEzo&feature=plcp
Viết Bài Thơ Cho Mẹ Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=lzvVaR6EKjo&feature=plcp
Vong Thân THời Vị Lai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=vyMEdzjzyjU&feature=plcp
Anh MUốn Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=sKqo8oV54lo&feature=plcp
Thắp Ân Tình Tàn Phai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=EKu1N4hwN7I&feature=plcp
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=mVDQmDzKw3A&feature=plcp
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4 Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=nyCBlVI3Hbc&feature=plcp
Cho mai Vàng TRọn Năm Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=ymDNDFSjRS4&feature=plcp
Dearest Lily - a song for Lily http://www.youtube.com/watch?v=n9nAetn2YjE
Valley - Fleur de Lys (Indika) http://www.youtube.com/watch?v=MhlRzekLxvM
Marife de Triana - La Lirio http://www.youtube.com/watch?v=Ek9YSZ56gxY
My Choice 250 - Beniamino Gigli: La Canzone dell'Amore http://www.youtube.com/watch?v=jhfTIxifctg
Thomas Hampson : "Um Mitternacht" (Rückert Lieder) by Gustav Mahler http://www.youtube.com/watch?v=9FnqvDlDCJ4&playnext=1&list=PL8ED897697A216014&feature=results_main
★・512・西尾夕紀・黒百合の歌 http://www.youtube.com/watch?v=7ghoLeLa5eU
クープラン:ゆりの花ひらく、子守歌またはゆりかごの中のいとし子 http://www.youtube.com/watch?v=N6yl0JTOD-c
Dạ khúc cho tình nhân - Quang Dũng http://www.youtube.com/watch?v=u1BQ6CCBMuc
Dạ Khúc Cho Tình Nhân - http://www.youtube.com/watch?v=8-FwLbzW7Gw
Dạ Khúc Cho Tình Nhân - Thu Phương Karaoke (Demo) http://www.youtube.com/watch?v=kVyWUnPTThQ





NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG ĐỨC
trần minh hiền orlando ngày 20 tháng 10 năm 2012
Trong các lãnh tụ của thế giới thì vị trí thủ tướng Đức rất đặc biệt , vì cũng được Tổng Thống bổ nhiệm và quốc hội chuẩn y và có quyền bãi nhiệm nhưng ở CHLB Đức, chức vụ thủ tướng Chancellor (Bundeskanzler) có rất nhiều quyền lực , dường như tương đượng với tổng thống Pháp và Hoa Kỳ . Tổng thống Đức chỉ có vai trò nghi lễ mà thôi . Từ năm 1867 với thủ tướng đầu tiên là Otto von Bismarck cho đến nay Đức có tổng cộng 35 thủ tướng , trong đó có 3 thủ tướng được tính hai lần cho nên có 38 đời thủ tướng ( đó là Otto von Bismarck làm thủ tướng thời North German Confederation (Bundeskanzler) (1867–1871) và thời German Empire (Reichskanzler) (1871–1918) , và thủ tướng Hermann Müller làm hai nhiệm kỳ cách biệt nhau và Wilhelm Marx cũng làm hai nhiệm kỳ cách biệt nhau .
Không có thủ tướng Đức nào bị ám sát hay chết bệnh tai chức , chỉ có hai thủ tướng tự sát chết tại chức là Hitler và thủ tướng 1 ngày Joseph Goebbels kế nhiệm Hitler . Thủ tướng là phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến ngày nay là Angela Merkel từ ngày 22 tháng 11 năm 2005 và tái đắc cử năm 2009 .
Có tổng cộng 5 thời kỳ thủ tướng khác nhau là Liên Bang Bắc Đức, North German Confederation (Bundeskanzler) (1867–1871) với 1 thủ tướng là Otto von Bismarck, Đế Quốc Đức , German Empire (Reichskanzler) (1871–1918) với 9 thủ tướng tính luôn cả Otto von Bismarck, Cộng Hòa Weimar,Weimar Republic (Reichskanzler) (1919–1933) với 14 thủ tướng , Third Reich (Reichskanzler) (1933–1945) với 3 thủ tướng và Cộng Hòa Liên Bang Federal Republic (Bundeskanzler) (từ năm 1949) với 8 thủ tướng .
Thủ tướng làm lâu nhất là Otto von Bismarck với hai lần khác nhau dưới thời Liên Bang Bắc Đức, North German Confederation (Bundeskanzler) (1867–1871) với danh hiệu Bá Tước Otto von Bismarck ông làm từ 1 tháng 7 năm 1867 đến 16 tháng 4 năm 1871 ( 1365 ngày ) và thời Đế Quốc Đức , German Empire (Reichskanzler) (1871–1918) với danh hiệu Hoàng Tử Otto von Bismarck ông làm thủ tướng từ ngày 21 tháng 3 năm 1871 đến 20 tháng 3 năm 1890 ( 6939 ngày ) cho nên ông là thủ tướng đầu tiên và làm lâu nhất với tổng cộng 8309 ngày .
Thủ tướng làm ngắn nhất là 1 ngày là thù tướng Joseph Goebbels làm từ 30 tháng 4 năm 1945 đến 1 tháng 5 năm 1945, ông được chỉ định làm thủ tướng sau khi Hitler tự sát và đến lượt ông cũng tự sát .
Hermann Müller và Wilhelm Marx làm hai nhiệm kỳ cách quãng nhau .
Hermann Müller làm thủ tướng lần nhất từ ngày 27 tháng 3 năm 1920 đến ngày 8 tháng 6 năm 1920 và nhiệm kỳ thứ hai từ ngày 28 tháng 6 năm 1928 đến ngày 27 tháng 3 năm 1930
Wilhelm Marx làm thủ tướng lần thứ nhất từ ngày 30 tháng 11 năm 1923 đến ngày 15 tháng 1 năm 1925 và nhiệm kỳ thứ hai từ ngày 17 tháng 5 năm 1926 đến ngày 12 tháng 6 năm 1928
Từ thời hiện đại năm 1949 đến nay có 8 thủ tướng và trong đó có 2 thủ tướng làm 5 nhiệm kỳ liên tục nhau là Konrad Adenauer làm thủ tướng từ 20 tháng 9 năm 1949 đến 11 tháng 10 năm 1963 và thủ tướng Helmut Kohl làm thủ tướng từ 4 tháng 10 năm 1982 đến 26 tháng 10 năm 1998 , ông là thủ tướng làm lâu thứ nhì sau Bismarck .
Sau đây là sơ lược cuộc đời của 1 số thủ tướng Đức
Otto Eduard Leopold von Bismarck, Vương công xứ Bismarck, Công tước xứ Lauenburg, Bá tước xứ Bismarck-Schönhausen, tên khai sinh là Otto Eduard Leopold von Bismarck-Schönhausen, có tài liệu tiếng Việt ghi là Ti Tư Mạch (1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898) là một nhà hoạt động chính trị của Vương quốc Phổ và Đế chế Đức vào nửa cuối thế kỷ 19. Ông giữ chức Thủ tướng Phổ từ 1862 đến 1890 và là người thực hiện công cuộc sự thống nhất của nước Đức (vốn gồm nhiều vương quốc khác nhau) và tuyên chiến với các nước Áo, Pháp (1866 - 1871). Ông là vị Thủ tướng đầu tiên của của đế chế Đức, giữ chức trong vòng 19 năm và được nhiều người gọi là "Thủ tướng thép" do đường lối quân chủ bảo thủ cũng như chính sách chính trị thực dụng của ông.
Bá tước Otto von Bismarck xuất thân trong một gia đình giàu có. Vốn là một chính trị mang tư tưởng thực tế, bảo thủ và không ít mưu khôn khéo, thể hiện bản chất của tầng lớp quý tộc địa chủ Đức. Triều đình Wilhelm I đã triệu ông về Đức năm 1862, lúc ông làm Đại sứ của Vương quốc Phổ ở Pháp. Ông trở thành Thủ tướng, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Vương quốc Pháp. Vị Thủ tướng này đã thực hiện chính sách "sắt và máu", với mục đích là hợp nhất các tiểu quốc thuộc Liên hiệp Đức "từ trên xuống". Công cuộc thống nhất Đức đã nhận được sự ủng hộ của đế quốc Nga dưới triều vua Aleksandr II.
Năm 1866, chính phủ Bismarck tuyên chiến với đế quốc Áo. Với chiến bại của quân Áo, giờ đây quyền cai quản Liên hiệp Đức thuộc về vương quốc Phổ. Phổ đã cai quản được các tiểu quốc miền Bắc Đức. Tuy nhiên, hoàng đế Pháp là Napoléon III đã cản trở việc các tiểu quốc miền Nam Đức quy phục Phổ. Thế là chính phủ Bismarck tuyên chiến với đế chế Pháp của Napoléon III. Chiến tranh Pháp-Phổ kết thúc với chiến bại của quân Pháp. Các tiểu quốc Đức được hợp nhất, đế chế Đức được thiết lập vào ngày tháng 1 năm 1871. Wilhelm I - vốn là vua nước Phổ - lên ngôi hoàng đế của đế chế Đức.
Hoàng đế Đức Wilhelm I đã bổ nhiệm Bismarck là Thủ tướng của Đế chế Đức. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ Bismarck, sức mạnh của đế chế Đức được nâng cao. Năm 1872, ông là một những người đề xướng Liên minh Ba Hoàng Đế (Nga, Đức và Áo-Hung). Năm 1884, chính phủ Đức của ông thiết lập Liên minh Tay Ba, cùng Ý và đế quốc Áo-Hung đối lập với Cộng hòa Pháp. Ông đã ban bố "Đạo luật tháng năm", mang nội dung chống đối Nhà thờ Ki-tô giáo. Tuy nhiên, kể từ năm 1880, trước sự trỗi dậy của phong trào xã hội chủ nghĩa (giai cấp công nhân), ông bèn hạn chế "Đạo luật tháng năm", không còn chống Giáo hội nữa và hợp tác với những có tư tưởng bảo thủ. Chính phủ của ông cũng công bố "đạo luật đặc biệt", phong trào xã hội chủ nghĩa bị chống đối dữ dội. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là phong trào xã hội chủ nghĩa Đức bị dập tắt, cuối cùng Bismarck đã bị hoàng đế Wilhelm II sa thải, sau khi ông bất hoà với nhà vua vào năm 1890.
Ngoại trừ hoàng đế Napoléon Bonaparte, không một nhân vật nào trong lịch sử châu Âu cận đại được yêu thích nhiều như Otto von Bismarck. Ông được nhiều người đương thời, cũng như những thế hệ sau xem là một vị anh hùng. Ông là người đã gặt hái được thành công vang dội vào năm 1871 cùng với những thành tựu đáng kể. Đối với người Đức, Bismarck và công cuộc thống nhất nước Đức của ông cũng vĩ đại như Tổng thống Abraham Lincoln và cuộc nội chiến đối với người Mỹ vậy. Tuy nhiên, đế chế Đức - mà ông thiết lập năm 1871 - chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Sinh thời, ông từng chiến đấu để bảo vệ cho nhà Hohenzollern - một triều đại đã sụp đổ năm 1918.
Tháng 12 năm 1897, Wilhelm II đến thăm Bismarck lần cuối. Cựu Thủ tướng Bismarck đã cảnh báo hoàng đế về chính sách dựa vào những âm mưu của giới chính trị bảo thủ và quân sự tại đế chế Đức:

Tâu Hoàng thượng, chừng nào Người còn nắm được những sĩ quan quân đội, Người còn có thể làm như mình muốn. Nhưng khi điều này không còn nữa, tình hình sẽ thay đổi rất nhiều đối với Ngài.

—Otto von Bismarck
Tiên đoán này thành sự thật khi hoàng đế Wilhelm II không còn nhận được sự ủng hộ của giới quân sự và bị lật đổ trong cuộc cách mạng Đức vào năm 1918.
Cựu Thủ tướng Bismarck còn hai tiên đoán chính xác đến kinh ngạc nữa:

Hai mươi năm sau khi vua Friedrich Đại đế băng hà, quân ta đã thất bại trong trận Jena-Auerstedt. Nếu như tình hình chính trị cứ diễn biến thế này, hai mươi năm sau khi thần qua đời, một cuộc chiến mà quân ta là kẻ thất bại sẽ bùng nổ.

—Otto von Bismarck
Tiên đoán đó thậm chí đúng đến cả tháng kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà Đức là một trong những nước thua cuộc.

Một ngày nào đó, cuộc chiến lớn trên toàn châu Âu sẽ bùng nổ vì một sự kiện ngu ngốc tại Balkan.

—Otto von Bismarck
Lời tiên đoán này cũng đúng một cách kỳ lạ, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra chính là do vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand ở Bosnia năm 1914.

Trong thập niên 1850, Thủ tướng Otto von Bismarck đã phát triển luật "Bảo đảm xã hội". Những năm 1880 là giai đoạn khởi đầu của nước Đức trên chặng đường dài để trở thành một nhà nước phúc lợi như ngày nay. Các đảng Dân chủ xã hội, Quốc gia tự do và Trung dung đều tham gia vào những khởi đầu cho các pháp lệnh xã hội, nhưng Bismarck mới chính là người thiết lập những nền tảng đầu tiên cho việc đưa các pháp lệnh phúc lợi xã hội vào thực tiễn đời sống. Chương trình phúc lợi của những người dân chủ xã hội bao gồm tất cả các chương trình Bismarck sẽ dần dần triển khai, nhưng cũng bao gồm các chương trình được thiết kế để ngăn chặn các chương trình được Karl Marx và Friedrich Engels ủng hộ. Ý đồ của Bismarck là triển khai các chương trình đó ở mức tối thiểu mà nhà nước Đức còn chấp nhận được nhưng không công khai nhượng bộ những người xã hội chủ nghĩa.
Chương trình của Bismarck tập trung vào các chính sách bảo hiểm hòng gia tăng sản xuất vật chất cũng như để thu hút sự ủng hộ chính trị của giai cấp công nhân Đức với chính phủ bảo thủ của giai cấp tư sản. Chương trình bao gồm các chính sách bảo hiểm y tế (1883), bảo hiểm tai nạn (1884), bảo hiểm tàn tật và lương hưu (1889), trước đó chưa bao giờ được thực hiện một cách sâu rộng như thế.
Hai chiếc tàu chiến của Hải quân Đế chế Đức sau này, và một chiếc tàu khác trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), được đặt theo tên ông.
Rất nhiều đài tưởng niệm ở các thành phố, thị trấn và cả ở nông thôn trên toàn nước Đức được dựng lên để tưởng nhớ Thủ tướng Otto von Bismarck.
Ngoài ra còn có các địa danh đặt theo tên ông:
Quần đảo Bismarck, gần New Guinea, trước kia là thuộc địa của Đức.
Thành phố Bismarck ở bang Illinois, Mỹ.
Thành phố Bismarck ở bang Bắc Dakota, Mỹ.
Thành phố Bismarck tại bang Missouri.
Biển Bismarck ở gần Papua New Guinea
Bismarckburg (Kasanga, Tanzania)
Một bài hát trong thời kỳ Pháp thuộc của người Việt Nam có câu:
Tỉ diện, Cách mi quân đối cánh.
Nghĩa là: Bộ mặt của ông Ti Tư Mạch (Bismarck), lông mày của ông Cách Lan Tư Đốn (Gladstone), anh nên soi gương.
Bismarck - Chancellor and Demon ("Bismarck, thủ tướng và quỹ dữ"), một bộ phim tài liệu của Đức gồm hai phần ra mắt năm 2007 mô tả những cá tính khác nhau của Bismarck, do Christoph Weinert viết kịch bản và đạo diễn.
Otto von Bismarck là một nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Royal Flash, của tiểu thuyết gia nổi tiếng George MacDonald Fraser. Trong bộ phim cùng tên, vai Bismarck do Oliver Reed thủ diễn.
Ngoài ra, Bismarck còn xuất hiện trong rất nhiều tranh vẽ được lưu giữ suốt từ cuối thế kỷ 19.
***
Adolf Hitler (20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
Ông thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).
Thời trẻ, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế chế Đức, từng bị thương, từng nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.
Thất bại của Đế chế Đức làm cho Hitler cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở Munich. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đảng Nazi. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Khởi nghĩa quán bia Munich". Sau khi thất bại Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng, thì Hitler được phóng thích.
Năm 1928, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa thừa cơ phát triển lên. Năm 1933, Hitler làm Thủ tướng Đức ở tuổi 44, đạt được mục tiêu của ông ta. Sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị giết không cần xét xử. Trong vài năm trước cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi.
Sau đó, Hitler đã đẩy nước Đức vào con đường chinh phục bên ngoài, dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực cầu hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm lĩnh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực thôn tính nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi Hitler thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận.
Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luýchxămbua. Tháng 6 Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của Liên Xô; nhưng không tiêu diệt được quân đội Liên Xô.
Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó ông cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông ta vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông, dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là Hitler đã quá tự cao tự đại, coi thường người bạn đồng minh trong phe Trục của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler.
Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong hai chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ hai. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông ta còn chịu đựng được hơn hai năm nữa. Mùa xuân năm 1945, ngày tận thế của Hitler đã đến. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Adolf Hitler tự sát ở thủ đô Berlin; vài ngày sau, phát xít Đức tuyên bố đầu hàng.
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông ta. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.

Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc Xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg.Bản thân vị Lãnh tụ cũng luôn luôn ví von ông ta với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông ta có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình.
Thực chất, chế độ độc tài Đức Quốc Xã của ông ta không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc Xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc Xã phóng đại.
Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm 1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.
Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này. (Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái).
Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ lên đất Anh.
Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức.
Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không quân Đồng Minh thả bom).
Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel, New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù 3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái.
Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới. Phim Der Untergang nhận được đề cử Giải Oscar về phim nước ngoài hay nhất năm 2005, và đoạt giải thưởng phim ảnh của đài BBC.
Ở nước Đức không hề có đài tưởng niệm Hitler, người đã cai trị dân tộc này bằng bàn tay sắt từ năm 1933. Không ai viếng mộ, mà cũng không ai rõ là mộ ông ta nằm ở đâu. Có thể là tro cốt, và cả hộp sọ của ông, vẫn được giữ bí mật trong một kho lưu trữ của Nga. Hoặc là có thể ở một quốc gia Đông Âu nào đó mấy năm trước, chúng đã bị gió thổi tan tác. Người ta đã cố tình tạo nên huyền thoại về thi hài của Hitler. Trong những năm ngay sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta sợ rằng những tín đồ trung kiên của Hitler có lẽ sẽ tụ tập đông đảo quanh mộ ông, và vinh danh ông. Nhưng cũng khi đó thì tất cả những thế lực chống đối Hitler đều muốn tổ chức phản đối tại địa điểm ấy. Để tránh xung đột và tranh cãi, người Liên Xô sau khi lấy được thi hài Hitler lúc chiến sự kết thúc, đã quyết định đem giấu nó đi ở nơi đâu đó.
***
Konrad Hermann Josef Adenauer (5 tháng 1 1876 - 19 tháng 4 1967) là thủ tướng Đức.
Dù có cuộc đời chính trị kéo dài 60 năm, bắt đầu từ năm 1906, nhưng ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là thủ tướng đầu tiên của Tây Đức từ 1949–1963 và chủ tịch của Liên minh Dân chủ Cơ Đốc từ 1950 tới 1966. Ông là thủ tướng già nhất từng giữ nhiệm kỳ thủ tướng của Đức, ông bắt đầu giữ chức từ năm 73 tuổi và rời cương vị năm 87 tuổi. Chỉ có Helmut Kohl từng giữ cương vị thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức lâu hơn ông (1982-1998, 16 năm) trong khi Otto von Bismarck giữ nhiệm kỳ lâu hơn với tư cách là thủ tướng của các bang nước Đức thống nhất.
***
Ludwig Wilhelm Erhard (4 tháng 2 1897 - 5 tháng 5 1977) là một chính trị gia người Đức và là thủ tướng Tây Đức từ 1963 tới 1966. Ông được biết đến nhiều với vai trò then chốt trong công cuộc cải cách và phục hồi kinh tế nước Đức thời hậu chiến, đặc biệt khi ông giữ chức Bộ trưởng Kinh tế dưới thời thủ tướng Konrad Adenauer sau năm 1949.
Sinh tại Fürth, Đức. Từ 1912 đến 1916 ông học về lĩnh vực thương mại. Sau đó ông làm nhân viên bán lẻ tại cửa hàng bán vải của cha.
Ông trở thành một pháo binh cho lực lượng quân sự Đức trong Thế chiến I năm 1916, chiến đấu tại Romania và bị thương nghiêm trọng gần Ypres năm 1918. Erhard sau đó không tiếp tục công việc bán vải nữa mà chuyển qua học về kinh tế tại Đại học Nuremberg và sau đó là Đại học Frankfurt am Main. Ông nhận được bằng tiến sĩ từ Franz Oppenheimer năm 1925.
Trong thời gian học tại Frankfurt ông kết hôn với Luise Schuster. Sau khi tốt nghiệp, hai vợ chồng ông chuyển tới Fürth và trở thành giám đốc quản lý cho công ty của cha mẹ năm 1925. Sau 3 năm, ông trở thành trợ lý tại Institut für Wirtschaftsbeobachtung der deutschen Fertigware, một viện nghiên cứu tiếp thị. Sau đó ông trở thành giám đốc ủy quyền của viện.
Do những vết thương từ hồi Thế chiến I, Erhard không phải gia nhập quân đội Đức trong Thế chiến II. Thay vào đó, ông làm về các vấn đề liên quan đến hòa bình thời hậu chiến; tuy nhiên những chương trình học dạng này lại bị quân Phát Xít cấm vì khi đó Đức Quốc Xã đã tuyên bố một cuộc chiến tranh tổng lực. Erhard mất việc năm 1942, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục tự mình nghiên cứu về đề tài này. Năm 1944, ông viết War Finances and Debt Consolidation. Trong bài viết này, ông dự đoán nước Đức đã thua trận. Ông gửi những suy nghĩ của mình tới Carl Friedrich Goerdeler, một nhân vật then chốt trong phong trào phản kháng chống chính quyền Phát Xít, người này đã giới thiệu Erhard tới những người bạn của ông ta.
Sau chiến tranh Erhard trở thành cố vấn kinh tế cho chính quyền quân sự Hoa Kỳ tại Bavaria, sau đó ông được chính quyền Mỹ bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế trong nội các vùng Bavaria dưới thời thủ tướng Wilhelm Hoegner. Sau khi chính quyền Mỹ và Anh thiết lập khu vực Bizone. Erhard trở thành chủ tịch của Sonderstelle Geld und Kredit năm 1947, một ủy ban thực hiện việc cải cách tiền tệ.
Năm 1948, ông được bầu chọn làm giám đốc kinh tế của Ủy ban kinh tế Bizone. Ngày 20 tháng 6 1948, đồng Mark Đức được giới thiệu với công chúng. Erhard xóa bỏ việc điều chỉnh giá và những kiểm soát về sản xuất được ban hành bởi chính quyền quân đội. Điều này đã gia tăng quyền lực cho Erhard, tuy vậy ông đã thành công với bước đi liều lĩnh này. Cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Alan Greenspan từng tán dương những đóng góp của Erhard cho sự tự do hóa hàng hóa và thị trường kinh tế châu Âu năm 1948. Greenspan phát biểu trong cuốn The Age of Turbulence rằng những đóng góp về chính sách kinh tế của Erhard có giá trị hơn nhiều cho sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau với Kế hoạch Marshall.
Năm 1949, ông gia nhập nghị viện Tây Đức. Năm sau đó, ông được cho là đã gia nhập Liên minh Dân chủ Cơ đốc (CDU) dù cho điều này không được xác nhận trong phần lý lịch của Erhard. Đến tháng 9, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế cho nội các của Konrad Adenauer. Đảng của ông đã đưa ra một đề cương về kinh tế thị trường xã hội trong bài diễn thuyết của đảng.
Sau khi Adenauer từ chức năm 1963, Erhard được bầu làm thủ tưởng Tây Đức với 279 áp đảo 180 phiếu. Năm 1965, ông tái đắc cử. Từ 1965 tới 1967, ông kiêm giữ chức chủ tịch CDU.
Ngày 26 tháng 10 năm 1966, bộ trưởng Walter Scheel (FDP) từ chức để phản đối dự thảo ngân sách được đưa ra một ngày trước đó. Những bộ trưởng khác của đảng FDP cũng từ chức - liên minh bị phá vỡ. Erhard từ chức ngày 1 tháng 12. Người kế nhiệm ông là Kurt Georg Kiesinger.
Erhard tiếp tục sự nghiệp chính trị với việc trở thành thành viên của nghị viện Tây Đức cho tới khi ông qua đời tại Bonn ngày 5 tháng 5 năm 1977. Ông được chôn cất tại Gmund, gần Tegernsee. Trường cao đẳng Ludwig Erhard-Berufsschule tại Paderborn và Münster được đặt theo tên ông.
***
Kurt Georg Kiesinger (6 tháng 4 1904 - 9 tháng 3 1988) là một chính trị gia bảo thủ Đức và thủ tướng Tây Đức từ 1 tháng 12 1966 tới 21 tháng 10 1969.
***
Willy Brandt, tên khai sinh Herbert Ernst Karl Frahm (18 tháng 12 1913 - 8 tháng 10 1992) là một chính trị gia, thủ tướng Tây Đức từ 1969–1974, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) gia đoạn 1964–1987.
Di sản lớn nhất của ông để lại là Ostpolitik, một chính sách được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông Đức, Ba Lan và Liên bang Xô Viết. Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông giành được giải Nobel hòa bình năm 1971.
Brandt bị buộc phải từ chức thủ tướng Đức năm 1974 sau khi một phụ tá thân cận của ông bị phát hiện đã làm việc cho lực lượng cảnh sát mật của Đông Đức Stasi. Đây là một trong những scandal chính trị lớn nhất trong lịch sử Tây Đức thời hậu chiến.
***
Helmut Heinrich Waldemar Schmidt (sinh 23 tháng 12 1918) là một chính trị gia Đức, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, thủ tướng Tây Đức từ 1974 tới 1982. Trước khi trở thành thủ tướng Tây Đức, ông từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính. Ông cũng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao tạm quyền một thời gian.
***
Helmut Josef Michael Kohl (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1930) là một chính khách và chính trị gia bảo thủ Đức. Ông từng là Thủ tướng Đức từ năm 1982 đến năm 1998 (của Tây Đức từ năm 1982 đến năm 1990 và của nước Đức thống nhất từ năm 1990 đến năm 1998) và chủ tịch của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) từ năm 1973 đến năm 1998. 16 năm cầm quyền của ông là giai đoạn tại vị lâu nhất của một thủ tướng Đức từ thời Otto von Bismarck và cũng là thời gian chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh và sự thống nhất nước Đức. Kohl được đa số người coi là một trong những kiến trúc sư chính của quá trình thống nhất nước Đức, và, cùng với Tổng thống Pháp François Mitterrand, Hiệp ước Maastricht, tạo lập nên Liên minh châu Âu.
Kohl và François Mitterrand là cùng được nhận giải Karlspreis năm 1988. Năm 1998, Kohl được bầu làm Công dân Danh dự của châu Âu bởi các lãnh đạo nhà nước hay chính phủ châu Âu vì đóng góp to lớn của ông cho quá trình hội nhập và hợp tác của châu Âu, một danh dự trước đó chỉ được trao cho Jean Monnet. Năm 1996 ông được Giải thưởng Hoàng tử Asturias danh giá trong Hợp tác Quốc tế
Kohl đã được Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush miêu tả là "lãnh đạo vĩ đại nhất của châu Âu nửa sau thế kỷ 20"
Kohl sinh tại Ludwigshafen am Rhein (thời điểm ấy là một phần của Bavaria, hiện ở Rheinland-Pfalz) Đức, con của Cäcilie (tên khi sinh Schnur; 1890–1979) và chồng bà là Hans Kohl (1887–1975), một nhân viên dân sự. Ông là người con thứ ba trong gia đình theo Cơ đốc giáo La Mã và bảo thủ này. Trước và sau năm 1933, gia đình ông vẫn trung thành với Đảng Cơ đốc giáo Trung tâm. Người anh lớn của ông chết trong Thế chiến II khi còn là một binh sĩ ở độ tuổi thanh niên, Helmut Kohl cũng đăng ký vào lính, nhưng ông không tham gia bất kỳ trận đánh nào.
Kohl theo học trường sơ đẳng Ruprecht, và tiếp tục tại Max Planck Gymnasium. Năm 1946, ông gia nhập CDU vừa mới được thành lập. Năm 1947, ông là một trong những người đồng sáng lập chi nhánh Junge Union tại Ludwigshafen. Sau khi tốt ngiệp năm 1950, ông bắt đầu học luật tại Frankfurt am Main. Năm 1951, ông chuyển sang Đại học Heidelberg nơi ông chuyên học về Lịch sử và Khoa học Chính trị. Năm 1953, ông gia nhập ban điều hành chi nhánh Rhineland-Palatinate của CDU. Năm 1954, ông trở thành phó chủ tịch Junge Union tại Rhineland-Palatinate. Năm 1955, ông quay lại ban điều hành chi nhánh Rhineland-Palatinate của CDU.
Sau khi tốt nghiệp năm 1956 ông trở thành nghiên cứu sinh tại Viện Alfred Weber thuộc Đại học Heidelberg nơi ông là một thành viên tích cực của hội sinh viên AIESEC. Năm 1958, he ông nhận bằng tiến sĩ cho luận văn về "Những Phát triển Chính trị trong Lãnh địa và Tái xây dựng các Đảng Chính trị sau năm 1945". Sau đó, ông bước vào kinh doanh, đầu tiên làm trợ lý giám đốc một xưởng đúc tại Ludwigshafen và, vào năm 1959, là một người quản lý cho Liên đoàn Công nghiệp Hoá chất tại Ludwigshafen. Trong năm này ông cũng trở thành chủ tịch chi nhánh Ludwigshafen của CDU. Năm sau đó, ông lấy Hannelore Renner, người ông đã biết từ năm 1948, và họ có hai con trai.
Năm 1960, ông được bầu vào hội đồng thành phố của Ludwigshafen nơi ông làm lãnh đạo đảng CDU cho đến năm 1969. Năm 1963, ông cũng được bầu vào Landtag của Rhineland-Palatinate và làm lãnh đạo đảng CDU trong cơ quan lập pháp này. Từ năm 1966 đến năm 1973, ông làm chủ tịch CDU, và ông cũng là một thành viên của ban điều hành Liên bang CDu. Sau khi được bầu làm chủ tịch dảng, ông được cử làm người kế vị Peter Altmeier, người là bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate ở thời điểm ấy. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Landtag diễn ra sau đó, Altmeier vẫn là bộ trưởng-chủ tịch.
Ngày 19 tháng 5 năm 1969, Kohl được bầu làm bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate, người kế nhiệm Peter Altmeier. Trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng-chủ tịch, Kohl đã thành lập Đại học Trier-Kaiserlautern và tiến hành cải cách lãnh thổ. Cũng trong năm 1969, Kohl trở thành phó chủ tịch đảng CDU liên bang.
Năm 1971, ông là ứng cử viên trở thành chủ tịch CDU liên bang, nhưng không trúng cử. Rainer Barzel tiếp tục giữ chức vụ đó. Năm 1972, Barzel tìm cách gây ra một cuộc khủng hoảng nội các trong chính phủ của SPD/FDP. Âm mưu không thành công, khiến ông phải lùi bước. Năm 1973, Kohl kế vị ông làm chủ tịch liên bang, ông giữ chức vụ này tới năm 1998.
Tại cuộc bầu cử liên bang năm 1976, Kohl là ứng cử viên Thủ tướng của CDU/CSU. Liên minh CDU/CSU hoạt động tốt, giành 48.6% số phiếu. Tuy nhiên họ vẫn không thể thành lập chính phủ bởi Chính phủ trung tả do Đảng Dân chủ Xã hội Đức và Đảng Dân chủ Tự do (Đức), do nhà Dân chủ Xã hội Helmut Schmidt đã được thành lập. Kohl sau đó từ chức bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate để trở thành lãnh đạo CDU/CSU trong Bundestag. Ông được kế nhiệm bởi Bernhard Vogel.
Trong cuộc bầu cử liên bang năm 1980, Kohl ở địa vị phụ thuộc, khi lãnh đạo CSU Franz Josef Strauß trở thành ứng cử viên thủ tướng của CDU/CSU. Strauß cũng không thể đánh bại liên minh SPD/FDP. Không như Kohl, Strauß không muốn tiếp tục làm lãnh đạo CDU/CSU và tiếp tục làm bộ trưởng-chủ tịch Bavaria. Kohl tiếp tục làm lãnh đạo đối lập, dưới thời nội các thứ ba của Schmidt (1980–82).
Ngày 17 tháng 9 năm 1982, một cuộc xung đột về chính sách kinh tế xảy ra giữa các bên tham gia liên minh SPD/FDP cầm quyền. FDP muốn giải phóng triệt để thị trường lao đông, trong khi SPD muốn đảm bảo việc làm cho những người đã có việc. FDP bắt đầu các cuộc đàm phán với CDU/CSU để thành lập một chính phủ mới.
Trong những năm đầu thời kỳ cầm quyền của ông, Kohl phải đối mặt với sự đối lập cứng rắn từ phía phe chính trị cánh tả Tây Đức. Những đối thủ của ông thường gọi ông bằng biệt danh dược rất nhiều người biết đến và có ý miệt thị là Birne (một từ tiếng Đức nghĩa là quả lê và từ tiếng lóng ở phía nam có nghĩa là "đầu"; sau khi một đoạn phim hoạt hình thể hiện ông với cái đầu như một quả lê). Sự chế nhạo của công chúng giảm xuống khi ngôi sao chính trị của Kohl bắt đầu đi lên: trở thành lãnh đạo của quá trình hội nhập châu Âu và một nhân vật quan trọng của cuộc thống nhất nước Đức. Kohl trở thành một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất ở Đức và được tôn trọng như một chính khách châu Âu.
Ngày 8.7.1986 ông được trao Huy chương Robert Schuman
Năm 1988, Kohl và Mitterrand được nhận Karlspreis vì sự đóng góp vào tình hữu nghị Pháp-Đức và Liên minh châu Âu.
Năm 1996, Kohl được nhận Giải Hoàng tử Asturias về Hợp tác Quốc tế
Năm 1996, ông trở thành tiến sĩ danh dự của Đại học Cơ đốc giáo Louvain.
Năm 1996, Kohl được nhận huân chương về những thành tựu nhân đạo của mình từ tổ chức Do Thái B'nai B'rith.
Năm 1996, Kohl được nhận bằng Tiến sĩ Nhân loại, Honoris Causa từ Đại học Ateneo de Manila tại Philippines, một trường dòng Tên.
Ngày 11 tháng 12 năm 1998, ông trở thành công dân danh dự của châu Âu, một danh hiệu chỉ Jean Monnet từng được nhận trước đây.
Năm 1998, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành luật của Đại học Brandeis tại Massachusetts.
Băn 1998, ông là người thứ hai được trao Grand Cross in Special Design of the Order of Merit of the Federal Republic of Germany, người kia là Konrad Adenauer.
Năm 1999, Kohl được nhận Huy chương Tự do Tổng thống từ Tổng thống Hoa Kỳ Clinton.
Kohl là công dân danh dự của cả Frankfurt am Main và Berlin. Ngày 2 tháng 9 năm 2005, ông trở thành công dân danh dự của thị trấn quê hương, Ludwigshafen.
Năm 2007, ông nhận Huy chương Vàng của Quỹ Jean Monnet vì châu Âu vì đóng góp của ông vào sự thống nhất châu Âu.
***
Gerhard Fritz Kurt Schröder [ˌɡeɐ̯haɐ̯t fʁɪʦ kʊɐ̯t ˈʃʁøːdɐ] (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1944), là một nhà chính trị Đức, là Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến năm 2005. Là một đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), ông đã dẫn đầu một chính phủ liên hiệp của đảng SPD và Đảng Xanh. Trước khi trở thành một nhà chính trị hoàn toàn, ông đã là một luật sư thành công và trước khi trở thành thủ tướng, ông đã là thủ hiến của bang Niedersachsen. Sau cuộc bầu cử liên bang năm 2005, mà đảng của ông bị thua và sau 3 tuần thương lượng, ông đã rút lui nhường lại chức thủ tướng cho Angela Merkel thuộc Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo.
***
Angela Dorothea Merkel ( /ˈaŋɡela doroˈteːa ˈmɛɐkəl/; sinh tại Hamburg, Đức, ngày 17 tháng 7 năm 1954) là Thủ tướng đương nhiệm của nước Đức. Trong cương vị chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc (Christlich Demokratische Union Deutschlands - CDU), Merkel thành lập chính phủ liên hiệp với đảng anh em, Liên minh Xã hội Cơ Đốc (Christlich-Soziale Union in Bayern - CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands - SPD), sau những cuộc đàm phán kéo dài hai tháng nối tiếp cuộc bầu cử liên bang năm 2005.
Merkel, trúng cử vào Quốc hội Đức từ bang Mecklenburg-Vorpommern, là chủ tịch đảng CDU từ năm 2000, chủ tịch nhóm đảng CDU-CSU tại quốc hội từ năm 2002 đến năm 2005. Bà là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức, cũng là công dân đầu tiên của Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) vươn đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất, và là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Đức kể từ khi xứ sở này trở nên một quốc gia hiện đại năm 1871. Tính đến năm 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Theo bình chọn của tạp chí Forbes năm 2006, Angela Merkel thế chỗ của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, để đứng đầu danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, và tiếp tục giữ vị trí này trong hai năm kế tiếp: 2007, và 2008.
Angela Dorothea Kasner sinh tại Hamburg, Đức, con gái của Horst Kasner, một mục sư Giáo hội Luther, vợ ông, Herlind (nhũ danh Jentzsch), là giáo viên. Năm 1954, Horst Kasner đến quản nhiệm một nhà thờ ở Quitzow, gần Perleberg, và gia đình dời đến ở Templin. Merkel lớn lên ở vùng quê chỉ 80 km phía bắc Berlin, thuộc lãnh thổ của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Giống hầu hết học sinh khác, Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Về sau cô trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học (viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức, thành lập năm 1946, tiếp nối truyền thống 250 năm của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ).
Bà Angela Merkel trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình ngày 19-05-2009 kể rằng mật vụ Stasi của chính quyền Cộng sản Đông Đức từng muốn tuyển mộ bà khi bà xin việc trong Đại học Bách khoa Ilmenau nhưng bị Merkel từ chối hồi thập niên 70. Sau đó bà không được nhận vào làm việc ở trường đại học.
Merkel theo học vật lý tại Đại học Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Cô làm việc và nghiên cứu tại Viện Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm 1990. Sau khi tốt nghiệp với học vị tiến sĩ vật lý, Merkel làm việc trong lĩnh vực hoá lượng tử (quantum chemistry).
Thủ tướng Angela Merkel từng muốn vượt biên sang phương Tây và có cơ hội khi thăm thân ở Hamburg (Tây Đức) năm 1986 nhưng cuối cùng vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về. Merkel cũng nói rằng bà đã mở một lon bia uống mừng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Lothar de Maizeiere. Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 12 năm 1990, sau khi đất nước thống nhất, Merkel đắc cử vào Bundestag (Quốc hội), từ một hạt bầu cử bao gồm hai quận Nordvorpommern và Rugen cùng thành phố Stralsund. Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở nên Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng Helmut Kohl. Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân, vị trí này giúp bà trở nên một nhân vật được nhiều người biết đến và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Là một trong những chính khách được Kohl ưu ái và là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất, Kohl thường gọi Merkel là "das Madchen" ("cô gái").
Với khả năng nói tiếng Anh gần như hoàn hảo, khi nhận xét về xuất thân của mình là một "Ossi" (biệt danh chỉ các công dân Đông Đức), bà nói: "Bất cứ ai thực sự có một điều gì đó để bộc lộ thì không cần đến trang điểm". Không chỉ thông thạo Anh ngữ, Angela còn nói tiếng Nga lưu loát.
Năm 1977, bà kết hôn với Ulrich Merkel, một nhà vật lý, rồi ly dị năm 1982. Từ năm 1998, bà kết hôn với một giáo sư hoá học ở Berlin tên Joachim Sauer. Bà không có con.
Khi chính phủ Kohl thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998, Merkel được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Đảng CDU. Trong cương vị này, chỉ trong năm 1999 Merkel điều hành dẫn đến một chuỗi thắng lợi cho đảng của bà tại sáu trong bảy cuộc bầu cử cấp bang, phá vỡ thế đa số của liên minh SPD-Đảng Xanh tại Bundesrat (Hội đồng Liên bang), thiết chế lập pháp đại diện cho các bang. Sau vụ bê bối tài chính bên trong đảng liên quan đến nhiều nhân vật lãnh đạo đảng CDU (kể cả Kohl và chủ tịch đảng Wolfgang Schauble, người được chọn để kế nhiệm Kohl), Merkel chỉ trích người đỡ đầu trước đây của bà và xúc tiến một khởi đầu mới cho đảng mà không có Kohl. Ngày 10 tháng 4 năm 2000, bà được bầu chọn để thay thế vị trí của Shaube, trở nên người phụ nữ đầu tiên giữ ghế chủ tịch đảng, gây kinh ngạc cho nhiều nhà quan sát khi cá tính của bà đối nghịch với đảng đã chọn bà vào vị trí lãnh đạo; Merkel là một phụ nữ và là tín hữu Kháng Cách, xuất thân từ miền đông nước Đức đa số chấp nhận đức tin Kháng Cách, trong khi CDU vẫn có tập quán lãnh đạo bởi nam giới, bảo thủ và chịu ảnh hưởng sâu đậm truyền thống Công giáo, với hậu thuẫn vững chắc ở miền tây và nam nước Đức. Tháng 10 năm 2001, mặc dù những cam kết làm trong sạch đảng, Merkel từ chối đào sâu vào vụ tai tiếng về tài chính.
Sau khi trở nên lãnh tụ đảng, Merkel nhận được sự ủng hộ đáng kể từ người dân Đức để trở nên nhân vật thách thức Thủ tướng Gerhard Schroder trong cuộc bầu cử năm 2002. Tuy vậy, bà không được ưa thích ngay bên trong đảng, đặc biệt trong đảng anh em, Liên minh Cơ Đốc Xã hội Bavaria – CSU, sau đó bị loại bởi lãnh đạo CSU, Edmund Stoiber, người trở nên đối thủ của Schroder nhưng lại không biết tận dụng vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận để thua cuộc trong gang tấc. Sau thất bại của Stoiber trong năm 2002, bên cạnh vai trò chủ tịch đảng, Merkel nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo phe bảo thủ đối lập ở hạ viện tại Quốc hội Đức, Bundestag. Đối thủ của bà, Friedrich Merz, giữ vị trí này ở quốc hội trước cuộc bầu cử năm 2002, rút lui để nhường đường cho Merkel.
Merkel ủng hộ nghị trình cải cách liên quan đến hệ thống xã hội và kinh tế nước Đức, bà được xem là thiên về thị trường tự do; bà vận động sửa đổi luật lao động, dỡ bỏ những rào cản trong qui trình sa thải nhân viên và gia tăng số giờ làm việc trong tuần, bà cho rằng luật lệ hiện hành làm suy giảm tính cạnh tranh bởi vì các công ty không thể kiểm soát giá thuê mướn nhân công khi công việc kinh doanh đình trệ.
Merkel cho rằng chương trình cắt giảm năng lượng hạt nhân của nước Đức nên theo một lộ trình chậm hơn so với kế hoạch của chính phủ Schroder.
Merkel ủng hộ mối quan hệ mật thiết giữa Đức và Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 2003, ngược lại lập trường chống đối quyết liệt của công luận, Merkel tỏ ý đồng tình với cuộc xâm lăng Iraq của Hoa Kỳ, miêu tả nó là "không thể tránh khỏi" và kết án Gerhard Schroder là có khuynh hướng chống Mỹ. Động thái này khiến bà bị những người chỉ trích gọi là kẻ xu nịnh nước Mỹ. Bà phê phán lập trường của chính phủ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, thay vào đó bà ủng hộ qui chế "đối tác đặc quyền" cho quốc gia này. Do đó, bà được xem là có quan điểm phù hợp với tuyệt đại đa số người dân Đức, xuất phát từ nỗi lo làn sóng nhập cư có thể trở nên gánh nặng quá sức cho nước Đức, cùng với sự hiện diện của quá nhiều ảnh hưởng Hồi giáo bên trong Liên minh châu Âu.
Là một nữ chính khách đến từ một đảng trung hữu, và là một khoa học gia, Merkel thường được so sánh bởi các nhà báo Đức cũng như Anh, với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Nhiều người thích gọi bà với biệt danh "Iron Lady" hay "Iron Girl"; song ngoại trừ biệt danh, các nhà bình luận chính trị nhận thấy ít có sự tương đồng giữa các nghị trình chính sự của hai nữ chính khách này.
Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Merkel giành được sự đề cử của liên minh CDU/CSU để trở nên đối thủ của Thủ tướng Gerhard Schroder của đảng SPD trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005. Đảng của bà bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, dẫn trước với tỷ lệ 21% theo các cuộc thăm dò dư luận, mặc dù uy tín cá nhân của Merkel thấp hơn của thủ tướng đương nhiệm. Đã vậy, Merkel làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi hai lần lẫn lộn giữa lợi tức gộp và lợi tức ròng (gross income và net income) khi bà đem khả năng cạnh tranh của nền kinh tế làm trọng điểm cho lập trường của CDU trong một cuộc tranh luận trên truyền hình. Tuy vậy, bà dành lại lợi thế khi tuyên bố sẽ bổ nhiệm Paul Kirchhof, cựu thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức và là một chuyên gia về chính sách tài chính, vào chức vụ bộ trưởng tài chính.
Kết quả cuộc bầu cử toàn quốc ngày 18 tháng 9 năm 2005 là bất phân thắng bại cho liên minh CDU/CSU của Merkel và đảng SPD của Schroder, với CDU/CSU dành 35,2% phiếu bầu (CDU 27,8% và CSU 7,4%) trong khi SPD chiếm 34,2%. Cả liên minh SPD-đảng Xanh và liên minh CDU/CSU với đảng Dân chủ Tự do đều không có đủ số ghế cần thiết để chiếm thế đa số tại Bundestag, nên Schroder và Merkel đều không thể tuyên bố chiến thắng. Một đại liên minh giữa CDU/CSU và SPD gặp trở ngại là cả hai đều muốn nắm giữ cho mình chức thủ tướng. Tuy nhiên, sau ba tuần lễ thương thảo, hai đảng đi đến thoả thuận theo đó Merkel sẽ là thủ tướng trong khi SPD nắm giữ 8 trong số 16 vị trí trong nội các. Thoả hiệp này được chuẩn thuận bởi hai đảng vào ngày 14 tháng 11. Merkel được bầu vào chức vụ thủ tướng bởi đa số phiếu của đại biểu (397-217) trong kỳ họp của Bundestag ngày 22 tháng 11, song có đến 51 thành viên của liên minh cầm quyền bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.
Những bản tường trình chỉ ra rằng chính phủ liên hiệp sẽ theo đuổi chính sách hỗn hợp, có một số khía cạnh mâu thuẫn với lập trường chính trị của Merkel trong cương vị lãnh đạo phe đối lập và ứng cử viên thủ tướng, với chủ trương cắt giảm chi tiêu công trong khi tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), tiền bảo hiểm xã hội và nâng mức trần của thuế lợi tức. Luật bảo vệ nhân dụng không còn có giá trị cho nhân viên trong hai năm đầu làm việc, lương hưu sẽ bị đóng băng và các khoản trợ cấp dành cho người mua nhà lần đầu sẽ bị cắt giảm. Về đối ngoại, nước Đức sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Pháp và các quốc gia Đông Âu, nhất là Nga, sẽ tiếp tục ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, không chắc là Đức sẽ vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU bán vũ khí cho Trung Quốc khi nhiều lần Merkel đã bày tỏ sự chống đối về điều này.
Merkel cho biết mục tiêu chính của chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp, và chính phủ nên được đánh giá qua sự thành bại trong nỗ lực này.
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Merkel sau khi tuyên thệ nhậm chức là chuyến viếng thăm Paris để hội kiến với Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Trong bài diễn văn của mình, Chirac nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Pháp-Đức đối với Âu châu. Sau đó, Merkel đến Bỉ để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU và Tổng thư ký NATO, Jaap de Hoop Scheffer, rồi đến Luân Đôn hội kiến với Thủ tướng Anh Tony Blair. Ngày 28 tháng 11 bà tiếp kiến quốc khách đầu tiên, Tổng thống Pohamba của Namibia, một cựu thuộc địa của Đức ở Phi châu. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, trong bài diễn văn chính phủ đầu tiên, Merkel công bố mục tiêu cải thiện nền kinh tế Đức và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Ngày 13 tháng 1 năm 2006, bà đến Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm đầu tiên trong cương vị thủ tướng.
Đầu năm 2006, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Angela Merkel, sau 100 ngày cầm quyền, giành được sự ủng hộ cao nhất trong vòng các thủ tướng lãnh đạo nước Đức kể từ năm 1949. Nhiều nhà phê bình kinh tế thường nhắc đến thuật ngữ "nhân tố Merkel" như là nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng trong mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng và mức chi tiêu trong thị trường.
Sau hai năm liên tiếp (2006 và 2007) giữ vị trí quán quân trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, tháng 8 năm 2008, Angela Merkel lại tiếp tục là nhân vật số một theo bình chọn của Tạp chí Forbes kèm theo nhận xét,
Với GDP 3, 3 ngàn tỷ USD, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Nỗ lực cải tổ của Merkel đã giúp phục hồi kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp (dù niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm). Bà nâng cao tuổi về hưu, bổ nhiệm thêm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong chính quyền, tăng phụ cấp cho người chịu sinh thêm con. Có quan điểm cứng rắn trong các cuộc tranh luận, bà tiếp kiến Dalai Lama, trừng trị Mugabe, và muốn đồng euro thủ giữ vai trò quan trọng hơn trong thị trường tài chính trong lúc đồng đô-la đang suy yếu. Bà cũng cố biến nước Đức thành một quốc gia thân thiện hơn với môi trường bằng các biện pháp cắt giảm khí đốt nhà kính. Người dân Âu châu đã bỏ phiếu chọn bà là chính trị gia có nhiều ảnh hưởng nhất. – Tatiana Serafin.
Ngày 28 tháng 9, 2009, Merkel hứa sẽ sớm thành lập tân chính phủ có khuynh hướng trung-hữu chỉ trong vài tuần tới, nói rằng việc cắt giảm thuế có thể xảy ra năm 2011 và bác bỏ đòi hỏi phải giảm chi vì cho rằng sẽ gây nguy hại cho việc phục hồi kinh tế. Cử tri Ðức ngày 27 tháng 9 đã chấm dứt liên minh tả khuynh-hữu khuynh nhiều bế tắc của Merkel và cho bà thế đa số thoải mái trong phía trung-hữu-nhờ vào chiến thắng của đồng minh mới là đảng Dân chủ Tự do với khuynh hướng thân giới doanh nghiệp. "Ðức sẽ phải sớm có một chính phủ mới,” Merkel nói, nói rằng quốc gia này chỉ mới thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sau đó bà có cuộc họp với lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do là Guido Westernwelle. Nước Ðức kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11/2009, và Merkel muốn chào đón các nhà lãnh đạo thế giới ngày 9 tháng 11 với thành phần chính phủ mới.
Kết quả cuộc bầu cử ngày 27/9, 2009 đưa quốc gia với nền kinh tế lớn nhất châu Âu về hướng thiên hữu, nhưng với người lãnh đạo là bà Merkel có tính thận trọng và luôn tìm sự thỏa thuận với mọi phe nhóm. Hiện không có chỉ dấu nào cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn lao trong chính sách. Một trong những điểm căn bản trong lập trường tranh cử của Merkel là lời hứa hẹn đưa ra việc giảm thuế cho giới trung lưu. Ðảng Dân chủ Tự do muốn có sự thay đổi sâu rộng trong hệ thống thuế khóa, cắt thuế lợi tức cho cả thành phần giàu và nghèo. Merkel nói việc cắt giảm thuế có thể được thi hành vào năm 2011 hay 2012, nhưng không cho biết chi tiết rõ ràng vào lúc này.
Trong văn phòng thủ tướng, Merkel cho treo bức tranh Nữ hoàng Nga Ekaterina II, một công chúa sinh ở Đức, người được Merkel miêu tả là "một phụ nữ mạnh mẽ".
Angela Merkel cũng là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức đi thăm nhà tù Hohenschoenhausen nơi Stasi, cơ quan an ninh Đông Đức Xã hội chủ nghĩa giam người một cách bí mật, đồng thời bà cũng lên án chủ nghĩa cộng sản và cho: "Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người"
trần minh hiền orlando ngày 20 tháng 10 năm 2012



https://twitter.com/#!/hienminhtran
http://www.facebook.com/profile.php?id=643665706
http://http://my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/
http://hientrankhanhdo.wordpress.com/
http://www.facebook.com/pages/Tran-minh-hien/167914163328628?notif_t=page_new_likes
NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG ĐỨC
Cho Sinh Nhật Con Trai Ba Tuổi 26 Tháng 8
Nhạc LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=J2Cj34mNGAc&feature=plcp
Vu Lan Huyền Diệu Đê Đầu Mẹ Cha
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền
Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=a-m4JEQcO1M&feature=youtu.be
Thắp Ân Tình Tàn Phai
Nhạc : LMST. Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Youtube : Trần Minh Hiền .
http://youtu.be/1jSWcqOFVrQ
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng, Ca Sĩ hát : Trung Hiếu , Thực Hiện PPS Video YouTube : Trần Minh Hiền
http://youtu.be/9ftBuD9DBOE
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời
Nhạc : LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca Sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Video : Trần Minh Hiền .http://youtu.be/ot8bP950McE
Mẹ Hiền Là Nguồn Thơ. Nhạc : LMST2012, Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aFI6OTJSHEs&feature=youtu.be
Cha Là Mùa Xuân Xanh Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=1aK5FNQItqA&feature=youtu.be
Mẹ Là Nguồn NƯớc Dòng Sông Nhạc Nguyễn Hữu Tân Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hát Mẫu Nguyễn Hữu Tân Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aJkDf11tEzo&feature=plcp
Viết Bài Thơ Cho Mẹ Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=lzvVaR6EKjo&feature=plcp
Vong Thân THời Vị Lai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=vyMEdzjzyjU&feature=plcp
Anh MUốn Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=sKqo8oV54lo&feature=plcp
Thắp Ân Tình Tàn Phai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=EKu1N4hwN7I&feature=plcp
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=mVDQmDzKw3A&feature=plcp
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4 Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=nyCBlVI3Hbc&feature=plcp
Cho mai Vàng TRọn Năm Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=ymDNDFSjRS4&feature=plcp
Dearest Lily - a song for Lily http://www.youtube.com/watch?v=n9nAetn2YjE
Valley - Fleur de Lys (Indika) http://www.youtube.com/watch?v=MhlRzekLxvM
Marife de Triana - La Lirio http://www.youtube.com/watch?v=Ek9YSZ56gxY
My Choice 250 - Beniamino Gigli: La Canzone dell'Amore http://www.youtube.com/watch?v=jhfTIxifctg
Thomas Hampson : "Um Mitternacht" (Rückert Lieder) by Gustav Mahler http://www.youtube.com/watch?v=9FnqvDlDCJ4&playnext=1&list=PL8ED897697A216014&feature=results_main
★・512・西尾夕紀・黒百合の歌 http://www.youtube.com/watch?v=7ghoLeLa5eU
クープラン:ゆりの花ひらく、子守歌またはゆりかごの中のいとし子 http://www.youtube.com/watch?v=N6yl0JTOD-c
Dạ khúc cho tình nhân - Quang Dũng http://www.youtube.com/watch?v=u1BQ6CCBMuc
Dạ Khúc Cho Tình Nhân - http://www.youtube.com/watch?v=8-FwLbzW7Gw
Dạ Khúc Cho Tình Nhân - Thu Phương Karaoke (Demo) http://www.youtube.com/watch?v=kVyWUnPTThQ





NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC THỦ TƯỚNG ĐỨC
trần minh hiền orlando ngày 20 tháng 10 năm 2012
Trong các lãnh tụ của thế giới thì vị trí thủ tướng Đức rất đặc biệt , vì cũng được Tổng Thống bổ nhiệm và quốc hội chuẩn y và có quyền bãi nhiệm nhưng ở CHLB Đức, chức vụ thủ tướng Chancellor (Bundeskanzler) có rất nhiều quyền lực , dường như tương đượng với tổng thống Pháp và Hoa Kỳ . Tổng thống Đức chỉ có vai trò nghi lễ mà thôi . Từ năm 1867 với thủ tướng đầu tiên là Otto von Bismarck cho đến nay Đức có tổng cộng 35 thủ tướng , trong đó có 3 thủ tướng được tính hai lần cho nên có 38 đời thủ tướng ( đó là Otto von Bismarck làm thủ tướng thời North German Confederation (Bundeskanzler) (1867–1871) và thời German Empire (Reichskanzler) (1871–1918) , và thủ tướng Hermann Müller làm hai nhiệm kỳ cách biệt nhau và Wilhelm Marx cũng làm hai nhiệm kỳ cách biệt nhau .
Không có thủ tướng Đức nào bị ám sát hay chết bệnh tai chức , chỉ có hai thủ tướng tự sát chết tại chức là Hitler và thủ tướng 1 ngày Joseph Goebbels kế nhiệm Hitler . Thủ tướng là phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến ngày nay là Angela Merkel từ ngày 22 tháng 11 năm 2005 và tái đắc cử năm 2009 .
Có tổng cộng 5 thời kỳ thủ tướng khác nhau là Liên Bang Bắc Đức, North German Confederation (Bundeskanzler) (1867–1871) với 1 thủ tướng là Otto von Bismarck, Đế Quốc Đức , German Empire (Reichskanzler) (1871–1918) với 9 thủ tướng tính luôn cả Otto von Bismarck, Cộng Hòa Weimar,Weimar Republic (Reichskanzler) (1919–1933) với 14 thủ tướng , Third Reich (Reichskanzler) (1933–1945) với 3 thủ tướng và Cộng Hòa Liên Bang Federal Republic (Bundeskanzler) (từ năm 1949) với 8 thủ tướng .
Thủ tướng làm lâu nhất là Otto von Bismarck với hai lần khác nhau dưới thời Liên Bang Bắc Đức, North German Confederation (Bundeskanzler) (1867–1871) với danh hiệu Bá Tước Otto von Bismarck ông làm từ 1 tháng 7 năm 1867 đến 16 tháng 4 năm 1871 ( 1365 ngày ) và thời Đế Quốc Đức , German Empire (Reichskanzler) (1871–1918) với danh hiệu Hoàng Tử Otto von Bismarck ông làm thủ tướng từ ngày 21 tháng 3 năm 1871 đến 20 tháng 3 năm 1890 ( 6939 ngày ) cho nên ông là thủ tướng đầu tiên và làm lâu nhất với tổng cộng 8309 ngày .
Thủ tướng làm ngắn nhất là 1 ngày là thù tướng Joseph Goebbels làm từ 30 tháng 4 năm 1945 đến 1 tháng 5 năm 1945, ông được chỉ định làm thủ tướng sau khi Hitler tự sát và đến lượt ông cũng tự sát .
Hermann Müller và Wilhelm Marx làm hai nhiệm kỳ cách quãng nhau .
Hermann Müller làm thủ tướng lần nhất từ ngày 27 tháng 3 năm 1920 đến ngày 8 tháng 6 năm 1920 và nhiệm kỳ thứ hai từ ngày 28 tháng 6 năm 1928 đến ngày 27 tháng 3 năm 1930
Wilhelm Marx làm thủ tướng lần thứ nhất từ ngày 30 tháng 11 năm 1923 đến ngày 15 tháng 1 năm 1925 và nhiệm kỳ thứ hai từ ngày 17 tháng 5 năm 1926 đến ngày 12 tháng 6 năm 1928
Từ thời hiện đại năm 1949 đến nay có 8 thủ tướng và trong đó có 2 thủ tướng làm 5 nhiệm kỳ liên tục nhau là Konrad Adenauer làm thủ tướng từ 20 tháng 9 năm 1949 đến 11 tháng 10 năm 1963 và thủ tướng Helmut Kohl làm thủ tướng từ 4 tháng 10 năm 1982 đến 26 tháng 10 năm 1998 , ông là thủ tướng làm lâu thứ nhì sau Bismarck .
Sau đây là sơ lược cuộc đời của 1 số thủ tướng Đức
Otto Eduard Leopold von Bismarck, Vương công xứ Bismarck, Công tước xứ Lauenburg, Bá tước xứ Bismarck-Schönhausen, tên khai sinh là Otto Eduard Leopold von Bismarck-Schönhausen, có tài liệu tiếng Việt ghi là Ti Tư Mạch (1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898) là một nhà hoạt động chính trị của Vương quốc Phổ và Đế chế Đức vào nửa cuối thế kỷ 19. Ông giữ chức Thủ tướng Phổ từ 1862 đến 1890 và là người thực hiện công cuộc sự thống nhất của nước Đức (vốn gồm nhiều vương quốc khác nhau) và tuyên chiến với các nước Áo, Pháp (1866 - 1871). Ông là vị Thủ tướng đầu tiên của của đế chế Đức, giữ chức trong vòng 19 năm và được nhiều người gọi là "Thủ tướng thép" do đường lối quân chủ bảo thủ cũng như chính sách chính trị thực dụng của ông.
Bá tước Otto von Bismarck xuất thân trong một gia đình giàu có. Vốn là một chính trị mang tư tưởng thực tế, bảo thủ và không ít mưu khôn khéo, thể hiện bản chất của tầng lớp quý tộc địa chủ Đức. Triều đình Wilhelm I đã triệu ông về Đức năm 1862, lúc ông làm Đại sứ của Vương quốc Phổ ở Pháp. Ông trở thành Thủ tướng, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Vương quốc Pháp. Vị Thủ tướng này đã thực hiện chính sách "sắt và máu", với mục đích là hợp nhất các tiểu quốc thuộc Liên hiệp Đức "từ trên xuống". Công cuộc thống nhất Đức đã nhận được sự ủng hộ của đế quốc Nga dưới triều vua Aleksandr II.
Năm 1866, chính phủ Bismarck tuyên chiến với đế quốc Áo. Với chiến bại của quân Áo, giờ đây quyền cai quản Liên hiệp Đức thuộc về vương quốc Phổ. Phổ đã cai quản được các tiểu quốc miền Bắc Đức. Tuy nhiên, hoàng đế Pháp là Napoléon III đã cản trở việc các tiểu quốc miền Nam Đức quy phục Phổ. Thế là chính phủ Bismarck tuyên chiến với đế chế Pháp của Napoléon III. Chiến tranh Pháp-Phổ kết thúc với chiến bại của quân Pháp. Các tiểu quốc Đức được hợp nhất, đế chế Đức được thiết lập vào ngày tháng 1 năm 1871. Wilhelm I - vốn là vua nước Phổ - lên ngôi hoàng đế của đế chế Đức.
Hoàng đế Đức Wilhelm I đã bổ nhiệm Bismarck là Thủ tướng của Đế chế Đức. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ Bismarck, sức mạnh của đế chế Đức được nâng cao. Năm 1872, ông là một những người đề xướng Liên minh Ba Hoàng Đế (Nga, Đức và Áo-Hung). Năm 1884, chính phủ Đức của ông thiết lập Liên minh Tay Ba, cùng Ý và đế quốc Áo-Hung đối lập với Cộng hòa Pháp. Ông đã ban bố "Đạo luật tháng năm", mang nội dung chống đối Nhà thờ Ki-tô giáo. Tuy nhiên, kể từ năm 1880, trước sự trỗi dậy của phong trào xã hội chủ nghĩa (giai cấp công nhân), ông bèn hạn chế "Đạo luật tháng năm", không còn chống Giáo hội nữa và hợp tác với những có tư tưởng bảo thủ. Chính phủ của ông cũng công bố "đạo luật đặc biệt", phong trào xã hội chủ nghĩa bị chống đối dữ dội. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là phong trào xã hội chủ nghĩa Đức bị dập tắt, cuối cùng Bismarck đã bị hoàng đế Wilhelm II sa thải, sau khi ông bất hoà với nhà vua vào năm 1890.
Ngoại trừ hoàng đế Napoléon Bonaparte, không một nhân vật nào trong lịch sử châu Âu cận đại được yêu thích nhiều như Otto von Bismarck. Ông được nhiều người đương thời, cũng như những thế hệ sau xem là một vị anh hùng. Ông là người đã gặt hái được thành công vang dội vào năm 1871 cùng với những thành tựu đáng kể. Đối với người Đức, Bismarck và công cuộc thống nhất nước Đức của ông cũng vĩ đại như Tổng thống Abraham Lincoln và cuộc nội chiến đối với người Mỹ vậy. Tuy nhiên, đế chế Đức - mà ông thiết lập năm 1871 - chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Sinh thời, ông từng chiến đấu để bảo vệ cho nhà Hohenzollern - một triều đại đã sụp đổ năm 1918.
Tháng 12 năm 1897, Wilhelm II đến thăm Bismarck lần cuối. Cựu Thủ tướng Bismarck đã cảnh báo hoàng đế về chính sách dựa vào những âm mưu của giới chính trị bảo thủ và quân sự tại đế chế Đức:

Tâu Hoàng thượng, chừng nào Người còn nắm được những sĩ quan quân đội, Người còn có thể làm như mình muốn. Nhưng khi điều này không còn nữa, tình hình sẽ thay đổi rất nhiều đối với Ngài.

—Otto von Bismarck
Tiên đoán này thành sự thật khi hoàng đế Wilhelm II không còn nhận được sự ủng hộ của giới quân sự và bị lật đổ trong cuộc cách mạng Đức vào năm 1918.
Cựu Thủ tướng Bismarck còn hai tiên đoán chính xác đến kinh ngạc nữa:

Hai mươi năm sau khi vua Friedrich Đại đế băng hà, quân ta đã thất bại trong trận Jena-Auerstedt. Nếu như tình hình chính trị cứ diễn biến thế này, hai mươi năm sau khi thần qua đời, một cuộc chiến mà quân ta là kẻ thất bại sẽ bùng nổ.

—Otto von Bismarck
Tiên đoán đó thậm chí đúng đến cả tháng kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà Đức là một trong những nước thua cuộc.

Một ngày nào đó, cuộc chiến lớn trên toàn châu Âu sẽ bùng nổ vì một sự kiện ngu ngốc tại Balkan.

—Otto von Bismarck
Lời tiên đoán này cũng đúng một cách kỳ lạ, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra chính là do vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand ở Bosnia năm 1914.

Trong thập niên 1850, Thủ tướng Otto von Bismarck đã phát triển luật "Bảo đảm xã hội". Những năm 1880 là giai đoạn khởi đầu của nước Đức trên chặng đường dài để trở thành một nhà nước phúc lợi như ngày nay. Các đảng Dân chủ xã hội, Quốc gia tự do và Trung dung đều tham gia vào những khởi đầu cho các pháp lệnh xã hội, nhưng Bismarck mới chính là người thiết lập những nền tảng đầu tiên cho việc đưa các pháp lệnh phúc lợi xã hội vào thực tiễn đời sống. Chương trình phúc lợi của những người dân chủ xã hội bao gồm tất cả các chương trình Bismarck sẽ dần dần triển khai, nhưng cũng bao gồm các chương trình được thiết kế để ngăn chặn các chương trình được Karl Marx và Friedrich Engels ủng hộ. Ý đồ của Bismarck là triển khai các chương trình đó ở mức tối thiểu mà nhà nước Đức còn chấp nhận được nhưng không công khai nhượng bộ những người xã hội chủ nghĩa.
Chương trình của Bismarck tập trung vào các chính sách bảo hiểm hòng gia tăng sản xuất vật chất cũng như để thu hút sự ủng hộ chính trị của giai cấp công nhân Đức với chính phủ bảo thủ của giai cấp tư sản. Chương trình bao gồm các chính sách bảo hiểm y tế (1883), bảo hiểm tai nạn (1884), bảo hiểm tàn tật và lương hưu (1889), trước đó chưa bao giờ được thực hiện một cách sâu rộng như thế.
Hai chiếc tàu chiến của Hải quân Đế chế Đức sau này, và một chiếc tàu khác trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), được đặt theo tên ông.
Rất nhiều đài tưởng niệm ở các thành phố, thị trấn và cả ở nông thôn trên toàn nước Đức được dựng lên để tưởng nhớ Thủ tướng Otto von Bismarck.
Ngoài ra còn có các địa danh đặt theo tên ông:
Quần đảo Bismarck, gần New Guinea, trước kia là thuộc địa của Đức.
Thành phố Bismarck ở bang Illinois, Mỹ.
Thành phố Bismarck ở bang Bắc Dakota, Mỹ.
Thành phố Bismarck tại bang Missouri.
Biển Bismarck ở gần Papua New Guinea
Bismarckburg (Kasanga, Tanzania)
Một bài hát trong thời kỳ Pháp thuộc của người Việt Nam có câu:
Tỉ diện, Cách mi quân đối cánh.
Nghĩa là: Bộ mặt của ông Ti Tư Mạch (Bismarck), lông mày của ông Cách Lan Tư Đốn (Gladstone), anh nên soi gương.
Bismarck - Chancellor and Demon ("Bismarck, thủ tướng và quỹ dữ"), một bộ phim tài liệu của Đức gồm hai phần ra mắt năm 2007 mô tả những cá tính khác nhau của Bismarck, do Christoph Weinert viết kịch bản và đạo diễn.
Otto von Bismarck là một nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Royal Flash, của tiểu thuyết gia nổi tiếng George MacDonald Fraser. Trong bộ phim cùng tên, vai Bismarck do Oliver Reed thủ diễn.
Ngoài ra, Bismarck còn xuất hiện trong rất nhiều tranh vẽ được lưu giữ suốt từ cuối thế kỷ 19.
***
Adolf Hitler (20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
Ông thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).
Thời trẻ, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế chế Đức, từng bị thương, từng nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.
Thất bại của Đế chế Đức làm cho Hitler cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở Munich. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đảng Nazi. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Khởi nghĩa quán bia Munich". Sau khi thất bại Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng, thì Hitler được phóng thích.
Năm 1928, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa thừa cơ phát triển lên. Năm 1933, Hitler làm Thủ tướng Đức ở tuổi 44, đạt được mục tiêu của ông ta. Sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị giết không cần xét xử. Trong vài năm trước cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi.
Sau đó, Hitler đã đẩy nước Đức vào con đường chinh phục bên ngoài, dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực cầu hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm lĩnh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực thôn tính nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi Hitler thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận.
Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luýchxămbua. Tháng 6 Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của Liên Xô; nhưng không tiêu diệt được quân đội Liên Xô.
Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó ông cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông ta vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông, dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là Hitler đã quá tự cao tự đại, coi thường người bạn đồng minh trong phe Trục của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler.
Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong hai chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ hai. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông ta còn chịu đựng được hơn hai năm nữa. Mùa xuân năm 1945, ngày tận thế của Hitler đã đến. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Adolf Hitler tự sát ở thủ đô Berlin; vài ngày sau, phát xít Đức tuyên bố đầu hàng.
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông ta. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.

Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc Xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg.Bản thân vị Lãnh tụ cũng luôn luôn ví von ông ta với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông ta có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình.
Thực chất, chế độ độc tài Đức Quốc Xã của ông ta không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc Xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc Xã phóng đại.
Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm 1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.
Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này. (Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái).
Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ lên đất Anh.
Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức.
Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không quân Đồng Minh thả bom).
Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel, New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù 3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái.
Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới. Phim Der Untergang nhận được đề cử Giải Oscar về phim nước ngoài hay nhất năm 2005, và đoạt giải thưởng phim ảnh của đài BBC.
Ở nước Đức không hề có đài tưởng niệm Hitler, người đã cai trị dân tộc này bằng bàn tay sắt từ năm 1933. Không ai viếng mộ, mà cũng không ai rõ là mộ ông ta nằm ở đâu. Có thể là tro cốt, và cả hộp sọ của ông, vẫn được giữ bí mật trong một kho lưu trữ của Nga. Hoặc là có thể ở một quốc gia Đông Âu nào đó mấy năm trước, chúng đã bị gió thổi tan tác. Người ta đã cố tình tạo nên huyền thoại về thi hài của Hitler. Trong những năm ngay sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta sợ rằng những tín đồ trung kiên của Hitler có lẽ sẽ tụ tập đông đảo quanh mộ ông, và vinh danh ông. Nhưng cũng khi đó thì tất cả những thế lực chống đối Hitler đều muốn tổ chức phản đối tại địa điểm ấy. Để tránh xung đột và tranh cãi, người Liên Xô sau khi lấy được thi hài Hitler lúc chiến sự kết thúc, đã quyết định đem giấu nó đi ở nơi đâu đó.
***
Konrad Hermann Josef Adenauer (5 tháng 1 1876 - 19 tháng 4 1967) là thủ tướng Đức.
Dù có cuộc đời chính trị kéo dài 60 năm, bắt đầu từ năm 1906, nhưng ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là thủ tướng đầu tiên của Tây Đức từ 1949–1963 và chủ tịch của Liên minh Dân chủ Cơ Đốc từ 1950 tới 1966. Ông là thủ tướng già nhất từng giữ nhiệm kỳ thủ tướng của Đức, ông bắt đầu giữ chức từ năm 73 tuổi và rời cương vị năm 87 tuổi. Chỉ có Helmut Kohl từng giữ cương vị thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức lâu hơn ông (1982-1998, 16 năm) trong khi Otto von Bismarck giữ nhiệm kỳ lâu hơn với tư cách là thủ tướng của các bang nước Đức thống nhất.
***
Ludwig Wilhelm Erhard (4 tháng 2 1897 - 5 tháng 5 1977) là một chính trị gia người Đức và là thủ tướng Tây Đức từ 1963 tới 1966. Ông được biết đến nhiều với vai trò then chốt trong công cuộc cải cách và phục hồi kinh tế nước Đức thời hậu chiến, đặc biệt khi ông giữ chức Bộ trưởng Kinh tế dưới thời thủ tướng Konrad Adenauer sau năm 1949.
Sinh tại Fürth, Đức. Từ 1912 đến 1916 ông học về lĩnh vực thương mại. Sau đó ông làm nhân viên bán lẻ tại cửa hàng bán vải của cha.
Ông trở thành một pháo binh cho lực lượng quân sự Đức trong Thế chiến I năm 1916, chiến đấu tại Romania và bị thương nghiêm trọng gần Ypres năm 1918. Erhard sau đó không tiếp tục công việc bán vải nữa mà chuyển qua học về kinh tế tại Đại học Nuremberg và sau đó là Đại học Frankfurt am Main. Ông nhận được bằng tiến sĩ từ Franz Oppenheimer năm 1925.
Trong thời gian học tại Frankfurt ông kết hôn với Luise Schuster. Sau khi tốt nghiệp, hai vợ chồng ông chuyển tới Fürth và trở thành giám đốc quản lý cho công ty của cha mẹ năm 1925. Sau 3 năm, ông trở thành trợ lý tại Institut für Wirtschaftsbeobachtung der deutschen Fertigware, một viện nghiên cứu tiếp thị. Sau đó ông trở thành giám đốc ủy quyền của viện.
Do những vết thương từ hồi Thế chiến I, Erhard không phải gia nhập quân đội Đức trong Thế chiến II. Thay vào đó, ông làm về các vấn đề liên quan đến hòa bình thời hậu chiến; tuy nhiên những chương trình học dạng này lại bị quân Phát Xít cấm vì khi đó Đức Quốc Xã đã tuyên bố một cuộc chiến tranh tổng lực. Erhard mất việc năm 1942, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục tự mình nghiên cứu về đề tài này. Năm 1944, ông viết War Finances and Debt Consolidation. Trong bài viết này, ông dự đoán nước Đức đã thua trận. Ông gửi những suy nghĩ của mình tới Carl Friedrich Goerdeler, một nhân vật then chốt trong phong trào phản kháng chống chính quyền Phát Xít, người này đã giới thiệu Erhard tới những người bạn của ông ta.
Sau chiến tranh Erhard trở thành cố vấn kinh tế cho chính quyền quân sự Hoa Kỳ tại Bavaria, sau đó ông được chính quyền Mỹ bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế trong nội các vùng Bavaria dưới thời thủ tướng Wilhelm Hoegner. Sau khi chính quyền Mỹ và Anh thiết lập khu vực Bizone. Erhard trở thành chủ tịch của Sonderstelle Geld und Kredit năm 1947, một ủy ban thực hiện việc cải cách tiền tệ.
Năm 1948, ông được bầu chọn làm giám đốc kinh tế của Ủy ban kinh tế Bizone. Ngày 20 tháng 6 1948, đồng Mark Đức được giới thiệu với công chúng. Erhard xóa bỏ việc điều chỉnh giá và những kiểm soát về sản xuất được ban hành bởi chính quyền quân đội. Điều này đã gia tăng quyền lực cho Erhard, tuy vậy ông đã thành công với bước đi liều lĩnh này. Cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Alan Greenspan từng tán dương những đóng góp của Erhard cho sự tự do hóa hàng hóa và thị trường kinh tế châu Âu năm 1948. Greenspan phát biểu trong cuốn The Age of Turbulence rằng những đóng góp về chính sách kinh tế của Erhard có giá trị hơn nhiều cho sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau với Kế hoạch Marshall.
Năm 1949, ông gia nhập nghị viện Tây Đức. Năm sau đó, ông được cho là đã gia nhập Liên minh Dân chủ Cơ đốc (CDU) dù cho điều này không được xác nhận trong phần lý lịch của Erhard. Đến tháng 9, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế cho nội các của Konrad Adenauer. Đảng của ông đã đưa ra một đề cương về kinh tế thị trường xã hội trong bài diễn thuyết của đảng.
Sau khi Adenauer từ chức năm 1963, Erhard được bầu làm thủ tưởng Tây Đức với 279 áp đảo 180 phiếu. Năm 1965, ông tái đắc cử. Từ 1965 tới 1967, ông kiêm giữ chức chủ tịch CDU.
Ngày 26 tháng 10 năm 1966, bộ trưởng Walter Scheel (FDP) từ chức để phản đối dự thảo ngân sách được đưa ra một ngày trước đó. Những bộ trưởng khác của đảng FDP cũng từ chức - liên minh bị phá vỡ. Erhard từ chức ngày 1 tháng 12. Người kế nhiệm ông là Kurt Georg Kiesinger.
Erhard tiếp tục sự nghiệp chính trị với việc trở thành thành viên của nghị viện Tây Đức cho tới khi ông qua đời tại Bonn ngày 5 tháng 5 năm 1977. Ông được chôn cất tại Gmund, gần Tegernsee. Trường cao đẳng Ludwig Erhard-Berufsschule tại Paderborn và Münster được đặt theo tên ông.
***
Kurt Georg Kiesinger (6 tháng 4 1904 - 9 tháng 3 1988) là một chính trị gia bảo thủ Đức và thủ tướng Tây Đức từ 1 tháng 12 1966 tới 21 tháng 10 1969.
***
Willy Brandt, tên khai sinh Herbert Ernst Karl Frahm (18 tháng 12 1913 - 8 tháng 10 1992) là một chính trị gia, thủ tướng Tây Đức từ 1969–1974, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) gia đoạn 1964–1987.
Di sản lớn nhất của ông để lại là Ostpolitik, một chính sách được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông Đức, Ba Lan và Liên bang Xô Viết. Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông giành được giải Nobel hòa bình năm 1971.
Brandt bị buộc phải từ chức thủ tướng Đức năm 1974 sau khi một phụ tá thân cận của ông bị phát hiện đã làm việc cho lực lượng cảnh sát mật của Đông Đức Stasi. Đây là một trong những scandal chính trị lớn nhất trong lịch sử Tây Đức thời hậu chiến.
***
Helmut Heinrich Waldemar Schmidt (sinh 23 tháng 12 1918) là một chính trị gia Đức, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, thủ tướng Tây Đức từ 1974 tới 1982. Trước khi trở thành thủ tướng Tây Đức, ông từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính. Ông cũng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao tạm quyền một thời gian.
***
Helmut Josef Michael Kohl (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1930) là một chính khách và chính trị gia bảo thủ Đức. Ông từng là Thủ tướng Đức từ năm 1982 đến năm 1998 (của Tây Đức từ năm 1982 đến năm 1990 và của nước Đức thống nhất từ năm 1990 đến năm 1998) và chủ tịch của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) từ năm 1973 đến năm 1998. 16 năm cầm quyền của ông là giai đoạn tại vị lâu nhất của một thủ tướng Đức từ thời Otto von Bismarck và cũng là thời gian chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh và sự thống nhất nước Đức. Kohl được đa số người coi là một trong những kiến trúc sư chính của quá trình thống nhất nước Đức, và, cùng với Tổng thống Pháp François Mitterrand, Hiệp ước Maastricht, tạo lập nên Liên minh châu Âu.
Kohl và François Mitterrand là cùng được nhận giải Karlspreis năm 1988. Năm 1998, Kohl được bầu làm Công dân Danh dự của châu Âu bởi các lãnh đạo nhà nước hay chính phủ châu Âu vì đóng góp to lớn của ông cho quá trình hội nhập và hợp tác của châu Âu, một danh dự trước đó chỉ được trao cho Jean Monnet. Năm 1996 ông được Giải thưởng Hoàng tử Asturias danh giá trong Hợp tác Quốc tế
Kohl đã được Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush miêu tả là "lãnh đạo vĩ đại nhất của châu Âu nửa sau thế kỷ 20"
Kohl sinh tại Ludwigshafen am Rhein (thời điểm ấy là một phần của Bavaria, hiện ở Rheinland-Pfalz) Đức, con của Cäcilie (tên khi sinh Schnur; 1890–1979) và chồng bà là Hans Kohl (1887–1975), một nhân viên dân sự. Ông là người con thứ ba trong gia đình theo Cơ đốc giáo La Mã và bảo thủ này. Trước và sau năm 1933, gia đình ông vẫn trung thành với Đảng Cơ đốc giáo Trung tâm. Người anh lớn của ông chết trong Thế chiến II khi còn là một binh sĩ ở độ tuổi thanh niên, Helmut Kohl cũng đăng ký vào lính, nhưng ông không tham gia bất kỳ trận đánh nào.
Kohl theo học trường sơ đẳng Ruprecht, và tiếp tục tại Max Planck Gymnasium. Năm 1946, ông gia nhập CDU vừa mới được thành lập. Năm 1947, ông là một trong những người đồng sáng lập chi nhánh Junge Union tại Ludwigshafen. Sau khi tốt ngiệp năm 1950, ông bắt đầu học luật tại Frankfurt am Main. Năm 1951, ông chuyển sang Đại học Heidelberg nơi ông chuyên học về Lịch sử và Khoa học Chính trị. Năm 1953, ông gia nhập ban điều hành chi nhánh Rhineland-Palatinate của CDU. Năm 1954, ông trở thành phó chủ tịch Junge Union tại Rhineland-Palatinate. Năm 1955, ông quay lại ban điều hành chi nhánh Rhineland-Palatinate của CDU.
Sau khi tốt nghiệp năm 1956 ông trở thành nghiên cứu sinh tại Viện Alfred Weber thuộc Đại học Heidelberg nơi ông là một thành viên tích cực của hội sinh viên AIESEC. Năm 1958, he ông nhận bằng tiến sĩ cho luận văn về "Những Phát triển Chính trị trong Lãnh địa và Tái xây dựng các Đảng Chính trị sau năm 1945". Sau đó, ông bước vào kinh doanh, đầu tiên làm trợ lý giám đốc một xưởng đúc tại Ludwigshafen và, vào năm 1959, là một người quản lý cho Liên đoàn Công nghiệp Hoá chất tại Ludwigshafen. Trong năm này ông cũng trở thành chủ tịch chi nhánh Ludwigshafen của CDU. Năm sau đó, ông lấy Hannelore Renner, người ông đã biết từ năm 1948, và họ có hai con trai.
Năm 1960, ông được bầu vào hội đồng thành phố của Ludwigshafen nơi ông làm lãnh đạo đảng CDU cho đến năm 1969. Năm 1963, ông cũng được bầu vào Landtag của Rhineland-Palatinate và làm lãnh đạo đảng CDU trong cơ quan lập pháp này. Từ năm 1966 đến năm 1973, ông làm chủ tịch CDU, và ông cũng là một thành viên của ban điều hành Liên bang CDu. Sau khi được bầu làm chủ tịch dảng, ông được cử làm người kế vị Peter Altmeier, người là bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate ở thời điểm ấy. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Landtag diễn ra sau đó, Altmeier vẫn là bộ trưởng-chủ tịch.
Ngày 19 tháng 5 năm 1969, Kohl được bầu làm bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate, người kế nhiệm Peter Altmeier. Trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng-chủ tịch, Kohl đã thành lập Đại học Trier-Kaiserlautern và tiến hành cải cách lãnh thổ. Cũng trong năm 1969, Kohl trở thành phó chủ tịch đảng CDU liên bang.
Năm 1971, ông là ứng cử viên trở thành chủ tịch CDU liên bang, nhưng không trúng cử. Rainer Barzel tiếp tục giữ chức vụ đó. Năm 1972, Barzel tìm cách gây ra một cuộc khủng hoảng nội các trong chính phủ của SPD/FDP. Âm mưu không thành công, khiến ông phải lùi bước. Năm 1973, Kohl kế vị ông làm chủ tịch liên bang, ông giữ chức vụ này tới năm 1998.
Tại cuộc bầu cử liên bang năm 1976, Kohl là ứng cử viên Thủ tướng của CDU/CSU. Liên minh CDU/CSU hoạt động tốt, giành 48.6% số phiếu. Tuy nhiên họ vẫn không thể thành lập chính phủ bởi Chính phủ trung tả do Đảng Dân chủ Xã hội Đức và Đảng Dân chủ Tự do (Đức), do nhà Dân chủ Xã hội Helmut Schmidt đã được thành lập. Kohl sau đó từ chức bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate để trở thành lãnh đạo CDU/CSU trong Bundestag. Ông được kế nhiệm bởi Bernhard Vogel.
Trong cuộc bầu cử liên bang năm 1980, Kohl ở địa vị phụ thuộc, khi lãnh đạo CSU Franz Josef Strauß trở thành ứng cử viên thủ tướng của CDU/CSU. Strauß cũng không thể đánh bại liên minh SPD/FDP. Không như Kohl, Strauß không muốn tiếp tục làm lãnh đạo CDU/CSU và tiếp tục làm bộ trưởng-chủ tịch Bavaria. Kohl tiếp tục làm lãnh đạo đối lập, dưới thời nội các thứ ba của Schmidt (1980–82).
Ngày 17 tháng 9 năm 1982, một cuộc xung đột về chính sách kinh tế xảy ra giữa các bên tham gia liên minh SPD/FDP cầm quyền. FDP muốn giải phóng triệt để thị trường lao đông, trong khi SPD muốn đảm bảo việc làm cho những người đã có việc. FDP bắt đầu các cuộc đàm phán với CDU/CSU để thành lập một chính phủ mới.
Trong những năm đầu thời kỳ cầm quyền của ông, Kohl phải đối mặt với sự đối lập cứng rắn từ phía phe chính trị cánh tả Tây Đức. Những đối thủ của ông thường gọi ông bằng biệt danh dược rất nhiều người biết đến và có ý miệt thị là Birne (một từ tiếng Đức nghĩa là quả lê và từ tiếng lóng ở phía nam có nghĩa là "đầu"; sau khi một đoạn phim hoạt hình thể hiện ông với cái đầu như một quả lê). Sự chế nhạo của công chúng giảm xuống khi ngôi sao chính trị của Kohl bắt đầu đi lên: trở thành lãnh đạo của quá trình hội nhập châu Âu và một nhân vật quan trọng của cuộc thống nhất nước Đức. Kohl trở thành một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất ở Đức và được tôn trọng như một chính khách châu Âu.
Ngày 8.7.1986 ông được trao Huy chương Robert Schuman
Năm 1988, Kohl và Mitterrand được nhận Karlspreis vì sự đóng góp vào tình hữu nghị Pháp-Đức và Liên minh châu Âu.
Năm 1996, Kohl được nhận Giải Hoàng tử Asturias về Hợp tác Quốc tế
Năm 1996, ông trở thành tiến sĩ danh dự của Đại học Cơ đốc giáo Louvain.
Năm 1996, Kohl được nhận huân chương về những thành tựu nhân đạo của mình từ tổ chức Do Thái B'nai B'rith.
Năm 1996, Kohl được nhận bằng Tiến sĩ Nhân loại, Honoris Causa từ Đại học Ateneo de Manila tại Philippines, một trường dòng Tên.
Ngày 11 tháng 12 năm 1998, ông trở thành công dân danh dự của châu Âu, một danh hiệu chỉ Jean Monnet từng được nhận trước đây.
Năm 1998, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành luật của Đại học Brandeis tại Massachusetts.
Băn 1998, ông là người thứ hai được trao Grand Cross in Special Design of the Order of Merit of the Federal Republic of Germany, người kia là Konrad Adenauer.
Năm 1999, Kohl được nhận Huy chương Tự do Tổng thống từ Tổng thống Hoa Kỳ Clinton.
Kohl là công dân danh dự của cả Frankfurt am Main và Berlin. Ngày 2 tháng 9 năm 2005, ông trở thành công dân danh dự của thị trấn quê hương, Ludwigshafen.
Năm 2007, ông nhận Huy chương Vàng của Quỹ Jean Monnet vì châu Âu vì đóng góp của ông vào sự thống nhất châu Âu.
***
Gerhard Fritz Kurt Schröder [ˌɡeɐ̯haɐ̯t fʁɪʦ kʊɐ̯t ˈʃʁøːdɐ] (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1944), là một nhà chính trị Đức, là Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến năm 2005. Là một đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), ông đã dẫn đầu một chính phủ liên hiệp của đảng SPD và Đảng Xanh. Trước khi trở thành một nhà chính trị hoàn toàn, ông đã là một luật sư thành công và trước khi trở thành thủ tướng, ông đã là thủ hiến của bang Niedersachsen. Sau cuộc bầu cử liên bang năm 2005, mà đảng của ông bị thua và sau 3 tuần thương lượng, ông đã rút lui nhường lại chức thủ tướng cho Angela Merkel thuộc Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo.
***
Angela Dorothea Merkel ( /ˈaŋɡela doroˈteːa ˈmɛɐkəl/; sinh tại Hamburg, Đức, ngày 17 tháng 7 năm 1954) là Thủ tướng đương nhiệm của nước Đức. Trong cương vị chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc (Christlich Demokratische Union Deutschlands - CDU), Merkel thành lập chính phủ liên hiệp với đảng anh em, Liên minh Xã hội Cơ Đốc (Christlich-Soziale Union in Bayern - CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands - SPD), sau những cuộc đàm phán kéo dài hai tháng nối tiếp cuộc bầu cử liên bang năm 2005.
Merkel, trúng cử vào Quốc hội Đức từ bang Mecklenburg-Vorpommern, là chủ tịch đảng CDU từ năm 2000, chủ tịch nhóm đảng CDU-CSU tại quốc hội từ năm 2002 đến năm 2005. Bà là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức, cũng là công dân đầu tiên của Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) vươn đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất, và là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Đức kể từ khi xứ sở này trở nên một quốc gia hiện đại năm 1871. Tính đến năm 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Theo bình chọn của tạp chí Forbes năm 2006, Angela Merkel thế chỗ của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, để đứng đầu danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, và tiếp tục giữ vị trí này trong hai năm kế tiếp: 2007, và 2008.
Angela Dorothea Kasner sinh tại Hamburg, Đức, con gái của Horst Kasner, một mục sư Giáo hội Luther, vợ ông, Herlind (nhũ danh Jentzsch), là giáo viên. Năm 1954, Horst Kasner đến quản nhiệm một nhà thờ ở Quitzow, gần Perleberg, và gia đình dời đến ở Templin. Merkel lớn lên ở vùng quê chỉ 80 km phía bắc Berlin, thuộc lãnh thổ của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Giống hầu hết học sinh khác, Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Về sau cô trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học (viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức, thành lập năm 1946, tiếp nối truyền thống 250 năm của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ).
Bà Angela Merkel trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình ngày 19-05-2009 kể rằng mật vụ Stasi của chính quyền Cộng sản Đông Đức từng muốn tuyển mộ bà khi bà xin việc trong Đại học Bách khoa Ilmenau nhưng bị Merkel từ chối hồi thập niên 70. Sau đó bà không được nhận vào làm việc ở trường đại học.
Merkel theo học vật lý tại Đại học Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Cô làm việc và nghiên cứu tại Viện Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm 1990. Sau khi tốt nghiệp với học vị tiến sĩ vật lý, Merkel làm việc trong lĩnh vực hoá lượng tử (quantum chemistry).
Thủ tướng Angela Merkel từng muốn vượt biên sang phương Tây và có cơ hội khi thăm thân ở Hamburg (Tây Đức) năm 1986 nhưng cuối cùng vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về. Merkel cũng nói rằng bà đã mở một lon bia uống mừng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Lothar de Maizeiere. Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 12 năm 1990, sau khi đất nước thống nhất, Merkel đắc cử vào Bundestag (Quốc hội), từ một hạt bầu cử bao gồm hai quận Nordvorpommern và Rugen cùng thành phố Stralsund. Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở nên Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng Helmut Kohl. Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân, vị trí này giúp bà trở nên một nhân vật được nhiều người biết đến và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Là một trong những chính khách được Kohl ưu ái và là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất, Kohl thường gọi Merkel là "das Madchen" ("cô gái").
Với khả năng nói tiếng Anh gần như hoàn hảo, khi nhận xét về xuất thân của mình là một "Ossi" (biệt danh chỉ các công dân Đông Đức), bà nói: "Bất cứ ai thực sự có một điều gì đó để bộc lộ thì không cần đến trang điểm". Không chỉ thông thạo Anh ngữ, Angela còn nói tiếng Nga lưu loát.
Năm 1977, bà kết hôn với Ulrich Merkel, một nhà vật lý, rồi ly dị năm 1982. Từ năm 1998, bà kết hôn với một giáo sư hoá học ở Berlin tên Joachim Sauer. Bà không có con.
Khi chính phủ Kohl thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998, Merkel được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Đảng CDU. Trong cương vị này, chỉ trong năm 1999 Merkel điều hành dẫn đến một chuỗi thắng lợi cho đảng của bà tại sáu trong bảy cuộc bầu cử cấp bang, phá vỡ thế đa số của liên minh SPD-Đảng Xanh tại Bundesrat (Hội đồng Liên bang), thiết chế lập pháp đại diện cho các bang. Sau vụ bê bối tài chính bên trong đảng liên quan đến nhiều nhân vật lãnh đạo đảng CDU (kể cả Kohl và chủ tịch đảng Wolfgang Schauble, người được chọn để kế nhiệm Kohl), Merkel chỉ trích người đỡ đầu trước đây của bà và xúc tiến một khởi đầu mới cho đảng mà không có Kohl. Ngày 10 tháng 4 năm 2000, bà được bầu chọn để thay thế vị trí của Shaube, trở nên người phụ nữ đầu tiên giữ ghế chủ tịch đảng, gây kinh ngạc cho nhiều nhà quan sát khi cá tính của bà đối nghịch với đảng đã chọn bà vào vị trí lãnh đạo; Merkel là một phụ nữ và là tín hữu Kháng Cách, xuất thân từ miền đông nước Đức đa số chấp nhận đức tin Kháng Cách, trong khi CDU vẫn có tập quán lãnh đạo bởi nam giới, bảo thủ và chịu ảnh hưởng sâu đậm truyền thống Công giáo, với hậu thuẫn vững chắc ở miền tây và nam nước Đức. Tháng 10 năm 2001, mặc dù những cam kết làm trong sạch đảng, Merkel từ chối đào sâu vào vụ tai tiếng về tài chính.
Sau khi trở nên lãnh tụ đảng, Merkel nhận được sự ủng hộ đáng kể từ người dân Đức để trở nên nhân vật thách thức Thủ tướng Gerhard Schroder trong cuộc bầu cử năm 2002. Tuy vậy, bà không được ưa thích ngay bên trong đảng, đặc biệt trong đảng anh em, Liên minh Cơ Đốc Xã hội Bavaria – CSU, sau đó bị loại bởi lãnh đạo CSU, Edmund Stoiber, người trở nên đối thủ của Schroder nhưng lại không biết tận dụng vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận để thua cuộc trong gang tấc. Sau thất bại của Stoiber trong năm 2002, bên cạnh vai trò chủ tịch đảng, Merkel nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo phe bảo thủ đối lập ở hạ viện tại Quốc hội Đức, Bundestag. Đối thủ của bà, Friedrich Merz, giữ vị trí này ở quốc hội trước cuộc bầu cử năm 2002, rút lui để nhường đường cho Merkel.
Merkel ủng hộ nghị trình cải cách liên quan đến hệ thống xã hội và kinh tế nước Đức, bà được xem là thiên về thị trường tự do; bà vận động sửa đổi luật lao động, dỡ bỏ những rào cản trong qui trình sa thải nhân viên và gia tăng số giờ làm việc trong tuần, bà cho rằng luật lệ hiện hành làm suy giảm tính cạnh tranh bởi vì các công ty không thể kiểm soát giá thuê mướn nhân công khi công việc kinh doanh đình trệ.
Merkel cho rằng chương trình cắt giảm năng lượng hạt nhân của nước Đức nên theo một lộ trình chậm hơn so với kế hoạch của chính phủ Schroder.
Merkel ủng hộ mối quan hệ mật thiết giữa Đức và Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 2003, ngược lại lập trường chống đối quyết liệt của công luận, Merkel tỏ ý đồng tình với cuộc xâm lăng Iraq của Hoa Kỳ, miêu tả nó là "không thể tránh khỏi" và kết án Gerhard Schroder là có khuynh hướng chống Mỹ. Động thái này khiến bà bị những người chỉ trích gọi là kẻ xu nịnh nước Mỹ. Bà phê phán lập trường của chính phủ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, thay vào đó bà ủng hộ qui chế "đối tác đặc quyền" cho quốc gia này. Do đó, bà được xem là có quan điểm phù hợp với tuyệt đại đa số người dân Đức, xuất phát từ nỗi lo làn sóng nhập cư có thể trở nên gánh nặng quá sức cho nước Đức, cùng với sự hiện diện của quá nhiều ảnh hưởng Hồi giáo bên trong Liên minh châu Âu.
Là một nữ chính khách đến từ một đảng trung hữu, và là một khoa học gia, Merkel thường được so sánh bởi các nhà báo Đức cũng như Anh, với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Nhiều người thích gọi bà với biệt danh "Iron Lady" hay "Iron Girl"; song ngoại trừ biệt danh, các nhà bình luận chính trị nhận thấy ít có sự tương đồng giữa các nghị trình chính sự của hai nữ chính khách này.
Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Merkel giành được sự đề cử của liên minh CDU/CSU để trở nên đối thủ của Thủ tướng Gerhard Schroder của đảng SPD trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005. Đảng của bà bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, dẫn trước với tỷ lệ 21% theo các cuộc thăm dò dư luận, mặc dù uy tín cá nhân của Merkel thấp hơn của thủ tướng đương nhiệm. Đã vậy, Merkel làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi hai lần lẫn lộn giữa lợi tức gộp và lợi tức ròng (gross income và net income) khi bà đem khả năng cạnh tranh của nền kinh tế làm trọng điểm cho lập trường của CDU trong một cuộc tranh luận trên truyền hình. Tuy vậy, bà dành lại lợi thế khi tuyên bố sẽ bổ nhiệm Paul Kirchhof, cựu thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức và là một chuyên gia về chính sách tài chính, vào chức vụ bộ trưởng tài chính.
Kết quả cuộc bầu cử toàn quốc ngày 18 tháng 9 năm 2005 là bất phân thắng bại cho liên minh CDU/CSU của Merkel và đảng SPD của Schroder, với CDU/CSU dành 35,2% phiếu bầu (CDU 27,8% và CSU 7,4%) trong khi SPD chiếm 34,2%. Cả liên minh SPD-đảng Xanh và liên minh CDU/CSU với đảng Dân chủ Tự do đều không có đủ số ghế cần thiết để chiếm thế đa số tại Bundestag, nên Schroder và Merkel đều không thể tuyên bố chiến thắng. Một đại liên minh giữa CDU/CSU và SPD gặp trở ngại là cả hai đều muốn nắm giữ cho mình chức thủ tướng. Tuy nhiên, sau ba tuần lễ thương thảo, hai đảng đi đến thoả thuận theo đó Merkel sẽ là thủ tướng trong khi SPD nắm giữ 8 trong số 16 vị trí trong nội các. Thoả hiệp này được chuẩn thuận bởi hai đảng vào ngày 14 tháng 11. Merkel được bầu vào chức vụ thủ tướng bởi đa số phiếu của đại biểu (397-217) trong kỳ họp của Bundestag ngày 22 tháng 11, song có đến 51 thành viên của liên minh cầm quyền bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.
Những bản tường trình chỉ ra rằng chính phủ liên hiệp sẽ theo đuổi chính sách hỗn hợp, có một số khía cạnh mâu thuẫn với lập trường chính trị của Merkel trong cương vị lãnh đạo phe đối lập và ứng cử viên thủ tướng, với chủ trương cắt giảm chi tiêu công trong khi tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), tiền bảo hiểm xã hội và nâng mức trần của thuế lợi tức. Luật bảo vệ nhân dụng không còn có giá trị cho nhân viên trong hai năm đầu làm việc, lương hưu sẽ bị đóng băng và các khoản trợ cấp dành cho người mua nhà lần đầu sẽ bị cắt giảm. Về đối ngoại, nước Đức sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Pháp và các quốc gia Đông Âu, nhất là Nga, sẽ tiếp tục ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, không chắc là Đức sẽ vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU bán vũ khí cho Trung Quốc khi nhiều lần Merkel đã bày tỏ sự chống đối về điều này.
Merkel cho biết mục tiêu chính của chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp, và chính phủ nên được đánh giá qua sự thành bại trong nỗ lực này.
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Merkel sau khi tuyên thệ nhậm chức là chuyến viếng thăm Paris để hội kiến với Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Trong bài diễn văn của mình, Chirac nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Pháp-Đức đối với Âu châu. Sau đó, Merkel đến Bỉ để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU và Tổng thư ký NATO, Jaap de Hoop Scheffer, rồi đến Luân Đôn hội kiến với Thủ tướng Anh Tony Blair. Ngày 28 tháng 11 bà tiếp kiến quốc khách đầu tiên, Tổng thống Pohamba của Namibia, một cựu thuộc địa của Đức ở Phi châu. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, trong bài diễn văn chính phủ đầu tiên, Merkel công bố mục tiêu cải thiện nền kinh tế Đức và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Ngày 13 tháng 1 năm 2006, bà đến Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm đầu tiên trong cương vị thủ tướng.
Đầu năm 2006, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Angela Merkel, sau 100 ngày cầm quyền, giành được sự ủng hộ cao nhất trong vòng các thủ tướng lãnh đạo nước Đức kể từ năm 1949. Nhiều nhà phê bình kinh tế thường nhắc đến thuật ngữ "nhân tố Merkel" như là nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng trong mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng và mức chi tiêu trong thị trường.
Sau hai năm liên tiếp (2006 và 2007) giữ vị trí quán quân trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, tháng 8 năm 2008, Angela Merkel lại tiếp tục là nhân vật số một theo bình chọn của Tạp chí Forbes kèm theo nhận xét,
Với GDP 3, 3 ngàn tỷ USD, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Nỗ lực cải tổ của Merkel đã giúp phục hồi kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp (dù niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm). Bà nâng cao tuổi về hưu, bổ nhiệm thêm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong chính quyền, tăng phụ cấp cho người chịu sinh thêm con. Có quan điểm cứng rắn trong các cuộc tranh luận, bà tiếp kiến Dalai Lama, trừng trị Mugabe, và muốn đồng euro thủ giữ vai trò quan trọng hơn trong thị trường tài chính trong lúc đồng đô-la đang suy yếu. Bà cũng cố biến nước Đức thành một quốc gia thân thiện hơn với môi trường bằng các biện pháp cắt giảm khí đốt nhà kính. Người dân Âu châu đã bỏ phiếu chọn bà là chính trị gia có nhiều ảnh hưởng nhất. – Tatiana Serafin.
Ngày 28 tháng 9, 2009, Merkel hứa sẽ sớm thành lập tân chính phủ có khuynh hướng trung-hữu chỉ trong vài tuần tới, nói rằng việc cắt giảm thuế có thể xảy ra năm 2011 và bác bỏ đòi hỏi phải giảm chi vì cho rằng sẽ gây nguy hại cho việc phục hồi kinh tế. Cử tri Ðức ngày 27 tháng 9 đã chấm dứt liên minh tả khuynh-hữu khuynh nhiều bế tắc của Merkel và cho bà thế đa số thoải mái trong phía trung-hữu-nhờ vào chiến thắng của đồng minh mới là đảng Dân chủ Tự do với khuynh hướng thân giới doanh nghiệp. "Ðức sẽ phải sớm có một chính phủ mới,” Merkel nói, nói rằng quốc gia này chỉ mới thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sau đó bà có cuộc họp với lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do là Guido Westernwelle. Nước Ðức kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11/2009, và Merkel muốn chào đón các nhà lãnh đạo thế giới ngày 9 tháng 11 với thành phần chính phủ mới.
Kết quả cuộc bầu cử ngày 27/9, 2009 đưa quốc gia với nền kinh tế lớn nhất châu Âu về hướng thiên hữu, nhưng với người lãnh đạo là bà Merkel có tính thận trọng và luôn tìm sự thỏa thuận với mọi phe nhóm. Hiện không có chỉ dấu nào cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn lao trong chính sách. Một trong những điểm căn bản trong lập trường tranh cử của Merkel là lời hứa hẹn đưa ra việc giảm thuế cho giới trung lưu. Ðảng Dân chủ Tự do muốn có sự thay đổi sâu rộng trong hệ thống thuế khóa, cắt thuế lợi tức cho cả thành phần giàu và nghèo. Merkel nói việc cắt giảm thuế có thể được thi hành vào năm 2011 hay 2012, nhưng không cho biết chi tiết rõ ràng vào lúc này.
Trong văn phòng thủ tướng, Merkel cho treo bức tranh Nữ hoàng Nga Ekaterina II, một công chúa sinh ở Đức, người được Merkel miêu tả là "một phụ nữ mạnh mẽ".
Angela Merkel cũng là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức đi thăm nhà tù Hohenschoenhausen nơi Stasi, cơ quan an ninh Đông Đức Xã hội chủ nghĩa giam người một cách bí mật, đồng thời bà cũng lên án chủ nghĩa cộng sản và cho: "Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người"
trần minh hiền orlando ngày 20 tháng 10 năm 2012



https://twitter.com/#!/hienminhtran
http://www.facebook.com/profile.php?id=643665706
http://http://my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/
http://hientrankhanhdo.wordpress.com/
http://www.facebook.com/pages/Tran-minh-hien/167914163328628?notif_t=page_new_likes
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9