Khí Công Có Thể Trị Được Bệnh Tiểu Đường ?
Cmp 18.11.2012 03:59:08 (permalink)

Mấy năm nay tôi dùng phép ăn kiêng để trị bệnh tiểu đường loại 2 với kết quả rất tốt
(A1c = 5.8 %). Nhưng việc ăn kiêng làm cho người lúc nào cũng thấy mệt, nên tôi cố
tìm một phương pháp nào có thể trị được bệnh này mà không phải ăn kiêng nhiều .

Tháng rồi tôi thấy trên Youtube có dậy một phương pháp mà tôi nghĩ là có nhiều triển
vọng của nhóm Khí Công Y Đạo (KCYD, Reference 1). Sau một tháng thí nghiệm với
KCYD, lượng đường trong máu lúc chưa ăn sáng của tôi đã giảm rõ rệt.

Sau đây là các dữ kiện (data), kèm theo một bài phân tích đơn giản và kết luận về cuộc
thí nghiệm này:


Mục tiêu cuộc thí nghiệm: Xét xem KCYD có ảnh hưởng gì với mức đường trong máu
và có thể dùng để trị bệnh tiểu đường được không?



Đại cương cuộc thí nghiệm (Design of experiment)

A- Vì mức đường lúc chưa ăn sáng của tôi trong tuần lễ có thể lên xuống 17 mg/dl (~
1 mmol/l) nên cuộc thí nghiệm phải kéo dài 1 tháng, và mức đường trung bình lúc đói
được dùng để so sánh với mức đường trước khi tập khí công. Trong thời gian này tôi cố
giữ cách ăn uống như cũ, nghĩa là vẫn ăn kiêng.

B- Máu được thử tuần lễ ba lần (3,5,7) mỗi sáng trước khi ăn.

C- Cách tập khí công: Nằm trên một tấm nệm để tập. Mỗi ngày tập 2 lần vào lúc 7 giờ
sáng và 9 giờ chiều, mỗi lần khoảng 25 phút. Mỗi lần tập 3 bài khí công theo thứ tự sau
(Rerference 2, 3):

1- Nộp khí trung tiêu - đếm hơi thở từ 1 tới 100, mất khoảng 2 phút
2- Tĩnh công thiền - 3 phút
3- Kéo gối thở ra làm mềm bụng - 100 lần, khoảng 15 phút
4- Tĩnh công thiền - 5 phút


Kết quả

Sau đây là bảng so sánh kết quả thử máu trước và sau khi tập KCYD:

Trước khi tập = (22/9/2012 - 18/10/2012)
Sau khi tập = (20/10/2012 - 15/11/2012)

Wk: tuần lễ. Mỗi tuần thử máu 3 lần (3,5,7) buổi sáng
fbs: fasting blood sugar, mức đường lúc đói (mg/dl)
a = mức đường trung bình trong tuần
A = mức đường trung bình trong tháng

Trước khi tâp..............................Sau khi tập

Wk.......fbs.........a1.....................fbs.........a2

1..........97.........93.....................94..........92
............94.................................96
............88.................................85

2..........96........102....................87...........86
..........104.................................89
..........106.................................83

3..........89..........94................... 85...........88
............96.................................92
............98.................................86

4..........91..........95....................90...........92
..........108.................................94
............85.................................93

Mức đường trung bình hàng tháng:

.......A1 = 96..........................A2 =90

Tiêu chuẩn sai biệt (standard deviation):

sigma1 = 7.2....................sigma2 = 4.3

Tiêu chuẩn sai biệt đo độ phân tán của lượng đường trong tuần lễ từ điểm trung
bình. Con số này càng nhỏ thì sự sai biệt trong tuần càng ít và mức đường
càng ổn định.


Phân tích

Từ điểm A1 tới A2 mức đường trong máu đã giảm xuống: 96 - 90 = 6 mg/dl,
nhưng điều đó không quan trọng bằng sự giảm thiểu của con số sigma:

sigma2/sigma1 = 0.57

Có nghĩa là mức sai biệt của các con số thử máu trong tuần đã giảm xuống còn
gần một nửa lúc trước khi tập.


Nhận xét

Tôi chỉ có vài nhận xét đơn giản sau:

* Sau khi tập KCYD mức đường trung bình hàng tháng đã xuống 90 mg/dl
(~5.0 mmol/l). Đây là một tiến trình đáng kể trong việc trị bệnh tiểu đường
của tôi (xem chú thích 1).

* Mức đường trong máu mỗi sáng bây giờ rất ổn định, không còn lên xuống
nhiều nữa.

* Trước khi tập KCYD có vài ngày mức đường cao hơn 100 mg/dl (5.6 mmol/l),
tức là dấu hiệu của tiền tiểu đường. Sau khi tập không có ngày nào như vậy
hêt.


Kết luận

KCYD không phải là một liều thuốc thánh nhưng nó, cùng với việc ăn kiêng trong
thí nghiệm này, đã giúp tôi giảm mức đường lúc sáng một cách rõ rệt và mức đường
của tôi bây giờ giống như của một người không có bệnh.


Lưu ý:

1. Cuộc thí nghiệm này là một thí nghiệm rất ngắn hạn. Kết quả này không đủ để
tiên đoán mức đường trong tương lai sẽ ra sao.


2. Tôi chưa tìm được một cách nào có thể chứng minh rằng KCYD có thể làm giảm
mức đưởng trong máu mà không phải ăn kiêng, vì chuyện này rất khó kiểm chứng
(chú thích 2)


Chú thích

1- Tiến diễn của A1c và lượng đường trung bình trong máu lúc đói:

Tháng/năm ...........Mức đường trung bình ...................A1c (%)

9/2011 ................103..mg/dl........ 5.7 ..mmol/l...........6.6
3/2012 ................101 ................. 5.6 ..................... 6.1
9/2012 ................. 94 ................. 5.2 ..................... 5.8
11/2012 ................90 ..................4.9 ...................... ??

2- Thầy Đỗ Đức Ngọc của nhóm KCYD có nói là nếu tập môn này 1 giờ sau bữa ăn
thì mức đường trong máu sẽ xuống ngay, nên không cần phải ăn kiêng (Ref. 4).
Nhưng điều này khó mà kiểm chứng được vì nó trùng hợp với giai đoạn lượng
đường trong máu tự nhiên đi xuống sau bữa ăn:

1 giờ sau bữa ăn = mức đường cao nhất
2 giờ sau bữa ăn = 75 % mức đường cao nhất (tiền tiểu đường)
3 giờ sau bữa ăn = mức đường bình thường lúc đói

(Diabetes blood glucose levels chart - Science of Healthy Living, Joanna Verdan)


References:


1. Tập khí công chữa bệnh: Nạp khí trung tiêu, Tĩnh công thiền
khicongydaotailieu.blogspot.com/2011/03/tap-khi-cong-chua-benh-nap-khi-trung.html

2. Video: Nạp khí trung tiêu, Kéo đầu gối thở ra làm mềm bụng
http://www.youtube.com/watch?v=cJR4URFe7FI

3. Video: Thở khí công chữa bệnh, thở thiền. Bài tập tĩnh công.
www.youtube.com/watch?v=j5OQZtZuGR4

4. Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công
khicongydaotailieu.blogspot.com/2011/03/chua-benh-tieu-ương-bang-khi-cong.html



PMC



<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.02.2013 03:42:25 bởi Cmp >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9