Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức
Đặng Quang Chính 19.11.2012 16:01:35 (permalink)

Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức


Có bài viết bàn về sự đi về VN để biểu diễn của Khánh Ly, tựa đề ”Khánh Ly, đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt ...!. Tôi xem tựa mà không xem nội dung. Vậy là đủ rồi ...!!

Thật thế! ...Người bênh việc đi về, có lý của họ. Kẻ chống, cũng có lý riêng. Nhưng, nói cho gọn, NC.Kỳ về được, Phạm Duy về được ...tại sao, kẻ khác không về được ..???!.

Nói theo lối nói trên, nghe cái lý luận sao mà hơi dở hơi. Bởi, có người sẽ nói, bắt chước cái hay, chứ sao lại bắt chước cái dở.

Tiếp theo cái dở hơi ở trên, người ta có thể đưa ra lý luận, đã ”chơi” lối tự do, phải tôn trọng nguyên tắc ” đa số thắng thiểu số”
(bao nhiêu người đã về nước rồi, tôi có về cũng chẳng sao). Nói theo lối giản dị, như dân gian có câu: ”Gió chiều nào che chiều đó”.

37 năm đã trôi qua ...!. Có 1001 lý do khiến người dân trong nước không làm một cuộc phản kháng nào cả. Biết bao người đã cho rằng, bánh xe lịch sử không thể quay ngược. Chúng nó, bọn cầm quyền nó ác, nhưng nó có súng trong tay. Người dân không có một nơi nào làm điểm tựa, làm đầu tầu để họ nương theo.

Mao Trạch Đông nói: ”Chân lý trên đầu mũi súng”. Có người không đồng ý. Nhưng, họ quên đi yếu tố tạm gọi là kỹ thuật. Trung Quốc và Nhật, đã phải mở cửa tiếp xúc với Tây Phương vì họ bị những khẩu đại bác và chiến hạm của các nước phương Tây uy hiếp. Người bản địa nước Mỹ (Indiana) bị dồn vào những khu qui định (reservation) vì chịu sức ép của súng đạn của di dân Âu Châu.

Trái lại, Nguyễn Trãi nói:” Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy trí nhân mà thay cường bạo”. Thực tế chỉ ra rất rõ là, kẻ muốn giành quyền lực, phải có lực đối đầu. Sau khi cầm quyền rồi, người đó mới có dịp ứng dụng những điều vương đạo. Câu nói của Nguyễn Trãi phải được hiểu rộng thêm là, khi đối đầu với giặc ngoại xâm, nội lực của toàn dân chính là đại nghĩa và trí nhân chính là những phương thức để vận dụng nội lực đó đạt đến mức hoàn hảo nhất!...Không thể hiểu đơn giản câu nói của Nguyễn Trãi là, không cần sử dụng sức lực khi phải đối đầu với địch.

Ngày nay, trong một thế giới mà mọi vấn đề có tương quan ảnh hưởng nhiều ít với nhau, việc dùng lực hay thế đều phải được cân nhắc (tốt nhất là kết hợp, vận dụng uyển chuyển cả hai phương cách đó). Sau khi nước Mỹ bị phá sập toà nhà đôi, chữ ”khủng bố” đã trở nên điều tối kỵ, bị cấm đoán bởi chính phủ Bush. Nhưng chính quyền Taliban ở Afghanistan đã không coi ra gì. Cuộc bầu cử sắp tới tại nước đó sẽ chứng minh nhóm Taliban đúng hay sai. Tại những nước khác, để đánh đổ chế độ độc tài, họ phải không ngần ngại gạt bỏ điều cấm kỵ của ông Bush. Họ phải biết sử dụng lực lượng của mình và khi cần, đưa lực đó đến mức hung hãn nhất (khủng bố) - phải hiểu chính xác ở đây là, khủng bố vào đám cầm quyền, chứ không phải vào dân chúng-. Chính quyền Columbia đã phải thương lượng với nhóm chống đối. Chính quyền Phi Luật Tân cũng đã hoà giải với nhóm Muslim đòi ly khai. Mỹ, dù chẳng muốn, nhưng cũng phải chấp nhận một nước Palestin, sống cạnh Israel.

Nói cho cùng, nước Mỹ không có bạn lâu dài với ai và cũng chẳng có kẻ thù lâu dài. Họ làm việc vì quyền lợi của nước họ. Những chính trị gia cần sự hỗ trợ của Mỹ, vì thế, cũng né tránh khi muốn dùng hay nói tới chữ ”khủng bố”. Chính phủ ông Diệm, vừa đánh giặc vừa sử dụng những phương thức của cái gọi là nguyên tắc của thế giới tự do. Trong khi giặc Cộng ngoài Bắc, không từ bỏ một cách thức nào cả. Họ đã khủng bố đến ngay cả đối với dân lành, khi người dân không làm theo ý muốn của chúng. Chúng chơi đá banh mà dùng cả tay và chân.

Gần đây, tiến độ những vụ ca sĩ trong nước ra nước ngoài trình diễn đã diễn ra chậm hơn, ít ra cũng bị ảnh hưởng bởi chiêu ”xịt thuốc” của Lý Tống (nhưng không thể nói việc trình diễn sẽ không được thực hiện lại ..!). Việc về nước trình diễn cũng thế thôi. Ở hải ngoại, người Việt không có chính phủ, không có đường lối thống nhất ...và kể cả dù cho hai điều ấy đã có rồi, nhưng khi tất cả những điều đó không được ứng dụng đúng mức, việc ai muốn về nước do tự ý của họ cũng là điều dễ xảy ra. Phải hiểu rằng, khi có chiến tranh, các tự do phải bị giảm thiểu. Sau vụ 11.09 tại Mỹ, ai ra vào phi trường mà không chịu sự kiểm soát gắt gao ..?!. Khi đất nước còn chiến tranh, không ai được đi ra ngoài khuôn khổ cần có để chiến thắng kẻ thù. Bây giờ, người Việt hải ngoại có cần trợ lực cho người dân trong nước qua những đấu tranh của họ với chính quyền độc tài trong nước không?. Nếu người dân trong nước không cần tranh đấu gì nữa, sự trợ lực của bên ngoài không cần thiết ...thì mọi việc không cần gì để bàn thêm.
Không có lực, chẳng ai làm được điều gì cụ thể. Tâm lý thông thường của người đời là, a dua theo kẻ có lực (gió chiều nào theo chiều đó). Do đó, chuyện cấm người trong nước hay ngoài nước ra vào (theo Nghị quyết 36 của chính quyền CS) là chuyện ”Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức”..!!

Do đó, việc ứng viên giải Nobel năm nay, hai lần được đề cử là ông Gene Sharp (người lập thuyết ”kháng cự không dùng bạo lực”), đã không đoạt giải, phù hợp với thế giới đầy tính bạo lực ngày nay.


Đặng Quang Chính
#1
    Đặng Quang Chính 21.11.2012 05:10:53 (permalink)

    Lời bàn của một ông "Đốc tờ"

    Người viết: Chúng ta sẽ xem trường hợp ca sĩ Duy Quang sẽ được bàn ra sao. Nhưng, trước khi làm việc này, chúng ta hãy xem qua lời bàn của một ông bác sĩ về việc về VN hát của cô Khánh Ly.

    ---------------------------------------------------
    Đọc để biết thêm về .....Khánh Ly ?

    Ca sĩ Khánh Ly đang dọn đường để về VN ca hát. Bà ta sắp xếp các cuộc phỏng vấn tại Mỹ để giải thích sự trở về quê hương của mình. Theo ca sĩ KL thì hình như chúng ta đều là ... con thú vật..

    Khánh Ly nói với báo chí:
    "Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

    Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…" (hết trích)

    Thưa bà con,
    Trong câu chót, Khánh Ly có thể chỉ cần nói "là mơ ước chung của tất cả mọi người" thì đã đủ, nhưng bà dến thêm cái vế "của tất cả những người được gọi là người". Đệ hiểu ý của Khánh Ly là nếu ai không mơ ước về cố hương thì không phải con người(vậy phải là con vật). Thật xách mé.

    Khánh Ly nói xách mé rất cao.

    Gần đây có một anh chàng đã về VN, bị ung thư gan, bác sĩ bó tay, nghĩa là hết thuốc chữa, anh ta sẽ chết. Anh này hình như tên Duy Quang. Mơ ước của "người được gọi là con người" (sic) là nằm lại trên quê hương. Mơ ước của Duy Quang sắp thành sự thật. Thế mà anh ta không thực hiện mơ ước của "con người", lại bay về Mỹ. Rủi chết ở Mỹ thì sao?

    Anh Duy Quang này có phải con người không?

    Khoan, còn nữa.

    Đệ đồng ý là người thì có tình cảm, có tình cảm thì có lòng thương nhớ cố hương. Nhưng nhớ là một chuyện, ước mơ được "kết thúc' hay chết trên nơi chôn nhau cắt rốn là một chuyện, còn bay về để hát là một chuyện vô cùng khác. Ước mơ khác với hành động, chết khác với hát hay làm ăn. Không nên nhập nhằng đánh lận con đen giữa ước mơ được "nằm lại trên quê hương" và việc trở về đứng trên sân khấu.

    Có nhiều người không về, vì họ muốn tỏ thái độ phản đối chính quyền độc tài thúi hoắc, họ vẫn có lòng hoài hương. Họ là con người.

    Có người, như bà Khánh Ly, cụ Duy Quang, bay về để tìm ánh đèn và tiếng vỗ tay.

    Con người cũng giống con vật ở chỗ cả hai đều có lòng ích kỷ. Nhưng nhiều người vượt trên con vật vì, ngoài lòng ích kỷ, họ còn quan tâm đến đồng bào, đồng loại.

    Khánh Ly, Duy Quang chưa một lần lên tiếng khi tuổi trẻ VN, nghệ sĩ VN (như Việt Khang) bị VC bách hại. Khánh Ly, Duy Quang chỉ biết lo cho cái hạnh phúc bản thân, lúc đói thì chạy kiếm ăn, lúc thấy có ánh đèn thì cúi đầu chạy về hát xướng.

    Những người biết quan tâm đến đồng bào, đồng loại thì đích thực là CON NGƯỜI, còn người chỉ quan tâm đến mình như Khánh Ly, Duy Quang, chạy đông chạy tây, thì được gọi là..., thì được gọi là gì nhỉ?


    Dr Nguyễn văn Hoàng (Brisbane).
    #2
      Đặng Quang Chính 25.11.2012 17:46:18 (permalink)

      Lại "Chùm khế ngọt" nào đây ...
      (Nói về ca sĩ Duy Quang)


      Tôi đã chót viết "Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức" nên không muốn mất sức hơn nữa. Nhưng, chuyện đời cứ ngang phè phè trước mắt, nên đành mượn lời của người khác nói thêm về một nghệ sĩ khác, đó là ca sĩ Duy Quang.

      Một ông tên Lê Bình viết: "Ủa cả nhà ông này về nhập hộ khẩu VN, có bảo hiểm y tế rất ngon lành ở bên đó, mở miệng ra là khen các đủ các thứ dịch vụ của XHCN. Sao bây giờ mang bệnh nặng lại trở về Mỹ nhờ sự chăm sóc “thiếu tình quê hương” của đám bác sĩ Mỹ nhỉ? Thế lày nà thế lào các bác nhỉ?"

      Bà KL mới đây tuyên bố là sẽ trở về từ nơi bắt đầu, nhưng đến khi mắc bệnh nặng như ông DQ thì chắc cũng vác xác trở lại nước Mỹ để xin cứu chữa thôi!? Toàn một lũ vô ơn, bội bạc nơi đã cưu mang mình suốt bao năm nay!

      Toàn một lũ vô ơn bội bạc nơi đã cưu mang mình suốt bao năm nay."

      Sau đây là những lời bình trên báo mạng Calitoday.com
      Cha con mày giàu nứt khố đổ vách mua nhà ở Việt Nam với bạc triệu đô. Thế mà khi bệnh hoạn mày lại sang đây để ăn xin Cộng Đồng vậy ?. Mày có biết khi cha mày về Việt Nam cầm cái giấy Quốc Tịch VN cha mày nói những gì không ?

      Bên này người Việt TNCS làm mửa mật mới có đồng tiền. Mày còn nói được mà !! Sao mày cứ như câm để há miệng đớp tiền mô hôi nước mắt của Cộng Đồng vậy ??

      Còn những tên theo mày đớp phân nữa chứ ! Chúng mày ăn cứt quen rồi nên không thấy thối hả ?
      Đồ mặt mẹt.

      Tao chỉ comment lần này là lần cuối ở bài này nhé ! Không phí lời để nói với bọn mặt người dạ thú như chúng mày nữa đâu.
      Cuộc sống của chúng mày đã nợ Bé Quàng Khăn Đỏ và các anh em
      (#23 Em Bé Quàng Khăn Đỏ. 2012-11-13 14:30)

      Bọn nào dự định lợi dụng trường hợp DQ để tổ chức kiếm dollars bỏ túi thì là một lũ cá mè một lứa. Tức là bọn ca nhạc sĩ phản bội. Khi nào tổ chức ca nhạc kiếm tiền thì trước cửa rạp và trên sân khấu nhớ treo cờ đỏ sao vàng nhé, làm như thế đồng bào mới biết gốc gác của bọn nằm vùng.
      (#14 dodinh toan 2012-11-13 05:42 )

      Nguời viết báo thấy không cần đưa ra nhiều lời phê khác ở đây.



      ĐQC
      25.11.2012
      11:42



      http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=9851:ca-s-duy-quang-t-bnh-vin-tr-v-nha-tnh-dng&catid=1:cng-ng&Itemid=49
      #3
        Đặng Quang Chính 13.12.2012 21:36:14 (permalink)

        Chuyện con người

        Chuyện này được nói đến hoài, không bao giờ sợ tốn sức!...Ngày nào con người nói chung, bạn đọc cũng như tôi nói riêng, còn thở ...tức còn sống, là ngày đó, tất cả chúng ta còn bận tâm đến những vấn đề liên quan đến con người.

        Cách nay một hôm, khi xem báo AftenPosten (Na Uy), tôi thấy có tin, một người đã chết trong chung cư, được phát hiện sau gần cả tháng. Chỉ xem tựa, tôi đã thấy một nỗi thương xót sao đó dâng lên trong người. Cái xã hội có tiếng là có nền an sinh tốt như đất nước này mà lại có chuyện đó xảy ra sao ..?!. Chắc chắn là không phải người ta đã mất hết tình cảm của con người đối với nhau ..nhưng có lẽ do cách tạo dựng xã hội là như thế đấy. Mọi người đều đi vào hoạt động sản xuất ..và tất cả túi bụi trong phần hành của riêng mình.

        Trang sau của bài viết này lại có một tin khác, khiến người xem hơi bất ngờ. Tin về số mèo đi hoang trong thành phố quá nhiều!...Ở đây người ta lại có vẻ quan tâm đến giống vật.

        Khách quan mà nói, dân tộc này có một tình cảm thật dồi dào. Cứ xem rừng hoa trong nhà thờ Chánh toà ở trung tâm, ngày 22.07.2011 vừa qua, chúng ta mới cảm nhận được. Gọi là thảm hoa mới đúng, vì không còn một chổ trống nào trong quảng trường, phía trước nhà thờ. Không phải tất cả những người đến đặt hoa tưởng niệm người chết tại đó đều là bà con thân nhân những người đã mất; những người bị sát hại trong vụ đặt bom và bị bắn chết trong cuộc thảm sát bởi một người có tên Breivik. Dẫu tính rằng, cứ một người chết có 5 người thân nhân, tổng cộng 70x5=350 ..cũng không sao lấp hết khoảng trống đó.

        Từ chuyện này dẫn đến việc khác. Việc những ngư dân ở VN, bị tàu của Trung Quốc bắn giết. Không có một tiếng phản kháng từ chính quyền!. Lý do ?...

        Trước khi trả lời, chúng ta đọc qua vài tin tại vài quốc gia khác. Tại Sudan, nơi chính quyền độc tài đã nhận tiền hối lộ của các công ty của người Tàu, mạng người cũng rẻ tương tự. Sau khi chặt đầu khoảng 150 người, những người đã chống đối về những hợp đồng bất lợi cho xứ Sudan, chính quyền có ngay hợp đồng làm ăn mới. Tiền hợp đồng được bọn chính quyền mua vũ khí của Tàu, giết ngay những người là đồng bào của họ. Phi trường, các thiết bị quân sự cũng từ số tiền hợp đồng mà ra. Những khẩu AK47 được giao cho bọn thiếu niên chưa đến 18 tuổi. Những máy cày, xúc đất mới, nhận ngay những công việc mới là đào hố chôn xác người chết, những người đã chết vì không muốn đất nước họ rơi vào vòng tay độc ác và bị kềm kẹp bởi đầu óc đuổi theo lợi nhuận, của những công ty người Tàu.

        Có ai dám nói chắc rằng, bọn cầm quyền tại VN không có thương lượng riêng tư gì với bọn Tàu Cộng ..?



        Đặng Quang Chính
        13.12.12
        15:30
        #4
          Đặng Quang Chính 26.12.2012 17:04:23 (permalink)

          Chuyện con người

          Chuyện con người nói không bao giờ cạn. Chúng ta đã nghe nói về "Chùm khế ngọt" Duy Quang ...bây giờ, chúng ta nghe thêm về một tình cảm khác dành cho ca sĩ này.
          -------------------------------------------------------------


          Không Còn “Kiếp Đam Mê”
          Đỗ Vẫn Trọn

          Tôi hân hạnh được quen với anh Duy Quang khi tôi còn rất nhỏ, lúc mà Sài Gòn tràn ngập bóng dáng Duy Quang. Trên màn ảnh truyền hình, trên các làn sóng phát thanh, trên các sân khấu ca nhạc, trong các khuôn viên đại học… đâu đâu cũng có Duy Quang, có tiếng hát anh.

          Giới trẻ, học sinh –sinh viên… mê Duy Quang đến độ để hình anh vào tập vở. Bao nhiêu cô gái đắm lòng. Bao nhiêu chàng trai mong ước được như Duy Quang. Tiếng hát Duy Quang là nhịp đập, là hơi thở của đôi lứa, của những người yêu nhau - dư âm văng vẳng trên những con đường tràn ngập lá me xanh, có dáng dấp nữ sinh trong tà áo dài trắng giữa trưa Sài Gòn, dội vang kỷ niệm. Con đường tình ta đi, con đường của hoài niệm mà quá khứ luôn nhắc nhớ những tình ca muôn thuở. Tuổi trẻ chúng tôi lớn lên nực mùi thuốc súng. Hằng ngày, những trang báo đưa tin chiến sự. Những cô nhi quả phụ, toàn một màu tang tóc giăng khắp miền đất nước.

          Ca Khúc Da Vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mở ra nỗi niềm u uẩn. Thanh niên buồn bã – suy tư – chán chường, chìm đắm trong khói thuốc ở những quán cà phê mờ ảo. Tuổi trẻ mịt mùng về viễn ảnh tương lai. Cùng lúc đó, một loạt tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy ra đời, với những nhạc phẩm phổ thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. “Em Hiền Như Ma Soeur”, “Thà NhưGiọt Mưa”, “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”… được Duy Quang chinh phục tình cảm mọi người và giới hâm mộ bằng chất giọng thật truyền cảm, trữ tình.

          Duy Quang như một cửa gương hăm hở vào đời của những hồn trai mới lớn. Bản nhạc nào Duy Quang hát, mọi người như thuộc lòng từng câu, từng chữ. Thời đó, nam nữ nói tiếng yêu còn “ngọng nghịu”nên tìm những lời ẩn dụ bằng thơ – văn – âm nhạc để tỏ bày.
          Các cô gái muốn được là“Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”, được “Hiền Như Ma Soeur”… Còn các anh chàng thì mong có lầnđược “Đưa Em Về Dưới Mưa”. Xót xa hơn nữa là “… Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu…”. Một lời tình trao nhau. Một cái gật đầu bẽn lẽn. Một bài thơ nắn nót trao tay. Một nhạc phẩm mới được in ấn… như có chất giọng Duy Quang gửi theo.

          Năm tháng tuyệt đẹp của giới trẻ là thả hồn vào những bản nhạc tình, do Duy Quang hát, để xua đi niềmđau thương từng ngày trong bối cảnh của đất nước. Tiếng hát Duy Quang như tô điểm– thăng hoa những mối tình chớm nở. Thời sinh viên - học sinh, tiếng hát Duy Quang như người bạn đồng hành bên cạnh họ.

          Đó là sân trường, trí nhớ tôi về Duy Quang.
          Bẵng đi một thời gian, tôi mới gặp lại Duy Quang ở Mỹ. Cả về nghệ thuật và tình bạn, tôi và Duy Quangđều gắn bó. Chúng tôi thật thân thiết. Có thể, cá tính của tôi và Duy Quang có những điểm… giống nhau. Quan trọng hơn nữa, chúng tôi rất tương kính và nhân nhượng nhau.

          Một tháng nay, khi được tin Duy Quang lâm trọng bệnh, tôi miên man suy nghĩ. Cứ chợp mắt, tôi lại lo sợ.Tôi lo số phận của bạn tôi. Nhìn hình hài Duy Quang tiều tụy – xanh xao, tôiđau xót vô ngần. Nghĩ đến, tôi rưng rưng một nỗi buồn.
          Lần cuối, khi dìu Duy Quang vào tiệm ăn. Vẻ yếu ớt của anh càng làm tôi lo ngại hơn. Tôi gắng gượng nói: “Tai Duy Quang như tai Phật, Quang thọ lắm, không sao đâu, cố lên…”

          Và lần đó, không ngờ là định mệnh cho tôi ở bên cạnh Duy Quang. Tôi trách mình đã không kịp xuống Orange County. Tôi đã đến trễ một ngày trước khi Duy Quang từ giã cõi đời. Chỉmới hai ngày trước đó, tôi kể Duy Quang nghe về sự thành công của buổi tổ chức “Đêm Nhạc Tình Thương Vinh Danh Duy Quang”, với tất cả ân tình. Duy Quang nghẹn ngào, xúc động nói lời cảm ơn.

          Duy Quang ra đi mang theo cơn lạnh của mùa đông, lòng tôi giá buốt theo. Ngày Chúa sắp ra đời là ngày tôi mất đi một người bạn thân mến. Tôi khóc. Tôi từng cầu xin một phép lạ để bạn tôi được sống, được bình yên trong một kiếp người để cống hiến nhiều cho nghệ thuật, cho nhân loại.

          Tôi phẫn nộ những người vô tâm đã khiếm nhã. Họ tưởng đang làm “đại sự”, nhưng lời lẽ là “tiểu sự” thành“vô sự”. Hỡi lương tâm của quý vị? Duy Quang làm gì? Anh về Việt Nam là có tội chăng? Vậy chúng ta, hàng trăm ngàn người về Việt Nam đều là đồng lõa hay sao! Qúy vị thỏa mãn cho lòng đố kỵ - hẹp hòi, “hả hê” chỉ trích người khác mà không cần một nguyên nhân, một yếu tố thẩm định. Hãy sống tử tế và công bằng với nhau, để một mai này, khi nằm xuống sẽ có những giọt nước mắt cao quý nhỏ trên di hài. Đời sống, hãy cho nhau sự thân thiện, đừng nhìn nhau như bóng dữ, để phảiđau khổ hàng ngày khi hiện hữu với trái tim ác nghiệt, làm vẩn đục vùng ký ức -an bình.

          Duy Quang là một người hiền hòa. Là người bạn của rất nhiều người bạn. Duy Quang thủy chung trong tình bạn hữu và rất có lòng với những việc hướng thiện. Hình ảnh Duy Quang vừa hát, vừa bưng thùng lạc quyên giúp đỡ nạn nhân trong thiên tai – lũ lụt và những giađình nghèo, tàn tật thật vô cùng xúc động. Duy Quang chưa bao giờ từ chối một buổi trình diễn nào mang ý nghĩa nhân đạo.
          Với Duy Quang, chúng ta có 600 ca khúc do anh hát và nhiều nhạc phẩm do anh sáng tác. Chúng ta đã nghe giọng hát của anh từ năm mươi năm qua. Xin hãy trân quý giá trị của một ca - nhạc sĩ tài năng trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.

          “Thế giới có triệu điều không hiểu
          Càng hiểu không ra lúc cuối đời
          Chẳng sao khi đã nằm trong đất
          Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi”

          Tôi đọc lại những giòng thơ của cố nhà văn Mai Thảo để ngẫm nghĩ về cuộc đời, về những gì với Duy Quang. Tôi biết, từ đây, những chuyến “Hội Ngộ Trùng Dương” tôi không còn dịp thức trắng với Duy Quang, uống với nhau những ly rượu đượm tình. Và mỗi lần về quận Cam, về Sài Gòn…tôi mãi mãi không còn gặp được Duy Quang, không còn nghe được giọng nói trầm ấm của anh. Tôi nợ anh những buổi hẹn ở ngã tư Phú Nhuận, ở Lê Quý Đôn, ở Bolsa, ở Pleiku…, ở đâu đó là nỗi nhớ, nỗi buồn tiễn biệt anh. Tôi thương xót cho một tình thân sớm vội ra đi…

          Liên tiếp những ngày qua, tiếng hát anh vang vang khắp nơi, bay bổng qua miền nhung nhớ. Duy Quang của tôi và của tất cả đã thật sự im ỉm ở một nơi rất xa, dù biết, hình ảnh và giọng hát của anh vẫn mãi mãi ở lại trong lòng mọi người.

          Đời người là hữu hạn. Nghệ thuật là vô hạn. Anh không có sức để vĩnh cửu, nhưng sự đóng góp của anh cho nghệ thuật, cho cuộc đời đã là một giá trị miên viễn. Vẫn biết đời người như: “Bóng ngựa hồ qua kẽ cửa. Sống - chết là lẽ thường tình của trời đất”. Nhưng sao, tôi không vơi được nỗi buồn. Duy Quang ơi! Mình đã lặng lẽ từng giờ, để nhớ bạn, để khóc thương Duy Quang…

          Dù trong cõi xa hay cõi tạm, Duy Quang vẫn mãi là Duy Quang trong trái tim thương nhớ của bao người. Hãy ngủ yên. Hãy bình yên để không còn một “Kiếp Đam Mê”. Không còn sầu khổ - vương vấn - hệ lụy. Mỗi lần nghe “Thà Như Giọt Mưa”, tôi thấy có tiếng mưa rơi, có nước mắt, có giòng lệ chảy, có nỗi đau theo từng lời nhạc anh hát…

          Vĩnh biệt Duy Quang. Vĩnh biệt người bạn thân thiết của tôi.

          Đỗ Vẫn Trọn

          ---------------------------------------------------

          Chuyện con người thường có hai mặt. Trên có thể là một ví dụ rõ nét nhất.


          ĐQC
          26.12.2012
          11:00
          #5
            Đặng Quang Chính 06.01.2013 05:33:01 (permalink)

            Thử so sánh


            Ở Na Uy, trong năm rồi, có những điều đáng nói như sau:

            1) Năm nhân bản
            Vụ xử Breivik (giết hơn 70 người) xác định hai điểm:
            - Là một trong những nước cổ võ việc xoá bỏ án tử hình ...nên Breivik không bị xử tội danh đó.
            - Tôn trọng con người
            Việc làm của Breivik (ngăn chận ảnh hưởng Hồi giáo tại Na Uy và Âu Châu) hiện nay chỉ là ý hướng của một số người ...nhưng
            chính phủ Na Uy tôn trọng tính thiểu số đó. Breivik bị giam một thời gian đủ để sự việc đó (ngăn chặn Hồi giáo) có trở thành sự
            thật hay không trong tương lai

            2) Năm của sự ngờ vực
            Sau vụ Breivik, sự bất tìn nhiệm chính phủ qua nhiều lãnh vực công quyền, kéo theo sự ngờ vực về khả năng lãnh đạo của chính
            phủ. Nhưng, điều xảy ra khiến người bàng quan hơi ngờ vực, khi một anh ký giả và nhà vân Na Uy (Jon Hustad) cho rằng, tân Bộ
            trưởng văn hoá không phải là Bộ trưởng của ông ta. Ông này giải thích, bới vì người Bộ trưởng này chưa giải thích về văn hoá Na
            Uy là gì..?
            Người ta (dân nhập cư) ngờ vực vì người Bộ trưởng này có gốc cha mẹ là người Pakirstan.

            3) Năm y tế của Na Uy
            Có khoảng 5(7) người chết vì dịch heo (svinfluensa) và một lượng bệnh nhân khá cao được nhập viện vì dịch này
            Theo thống kê, dân Na Uy có số chích ngừa thấp nhất, so với các quốc gia Âu châu khác.

            So với Việt Nam, người viết có ghi nhận sau (nếu chưa đủ, hay không chính xác, mong bạn đọc ghi ra)

            1) Năm Công an
            Bắt một Blogger tên Nguyễn Hoàng Vi, tra tấn và xâm phạm thân thể cô gái này.

            2) Năm ngờ vực
            - Một ông tướng Công an tên Thanh nào đó, trong buổi nói chuyện với sinh viên, đã tỏ ra nhiều điều có vè sùng bài Trung Quốc.
            Việc này do tự ý ông ấy nói...hay theo hướng dẫn của cấp trên...?
            - Một nhà văn tên Huy Đức, ra sách "Bên thắng cuộc". Sách này do nhà nước "bảo chứng"....???

            3) Năm Công an
            TT.NT Dũng cho quyền công an toàn quyền trấn áp các cuộc biểu tình, những dấu hiệu "diễn tiến hoà bình" trong nước.


            ĐQC
            Oslo 05.01.2013
            23:30
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9