Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức
Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức Có bài viết bàn về sự đi về VN để biểu diễn của Khánh Ly, tựa đề ”Khánh Ly, đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt ...!. Tôi xem tựa mà không xem nội dung. Vậy là đủ rồi ...!!
Thật thế! ...Người bênh việc đi về, có lý của họ. Kẻ chống, cũng có lý riêng. Nhưng, nói cho gọn, NC.Kỳ về được, Phạm Duy về được ...tại sao, kẻ khác không về được ..???!.
Nói theo lối nói trên, nghe cái lý luận sao mà hơi dở hơi. Bởi, có người sẽ nói, bắt chước cái hay, chứ sao lại bắt chước cái dở.
Tiếp theo cái dở hơi ở trên, người ta có thể đưa ra lý luận, đã ”chơi” lối tự do, phải tôn trọng nguyên tắc ” đa số thắng thiểu số” (bao nhiêu người đã về nước rồi, tôi có về cũng chẳng sao).
Nói theo lối giản dị, như dân gian có câu: ”Gió chiều nào che chiều đó”. 37 năm đã trôi qua ...!. Có 1001 lý do khiến người dân trong nước không làm một cuộc phản kháng nào cả. Biết bao người đã cho rằng, bánh xe lịch sử không thể quay ngược. Chúng nó, bọn cầm quyền nó ác, nhưng nó có súng trong tay. Người dân không có một nơi nào làm điểm tựa, làm đầu tầu để họ nương theo. Mao Trạch Đông nói: ”Chân lý trên đầu mũi súng”. Có người không đồng ý. Nhưng, họ quên đi yếu tố tạm gọi là kỹ thuật. Trung Quốc và Nhật, đã phải mở cửa tiếp xúc với Tây Phương vì họ bị những khẩu đại bác và chiến hạm của các nước phương Tây uy hiếp. Người bản địa nước Mỹ (Indiana) bị dồn vào những khu qui định (reservation) vì chịu sức ép của súng đạn của di dân Âu Châu. Trái lại, Nguyễn Trãi nói:” Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy trí nhân mà thay cường bạo”.
Thực tế chỉ ra rất rõ là, kẻ muốn giành quyền lực, phải có lực đối đầu. Sau khi cầm quyền rồi, người đó mới có dịp ứng dụng những điều vương đạo. Câu nói của Nguyễn Trãi phải được hiểu rộng thêm là, khi đối đầu với giặc ngoại xâm, nội lực của toàn dân chính là đại nghĩa và trí nhân chính là những phương thức để vận dụng nội lực đó đạt đến mức hoàn hảo nhất!...Không thể hiểu đơn giản câu nói của Nguyễn Trãi là, không cần sử dụng sức lực khi phải đối đầu với địch. Ngày nay, trong một thế giới mà mọi vấn đề có tương quan ảnh hưởng nhiều ít với nhau, việc dùng lực hay
thế đều phải được cân nhắc (tốt nhất là kết hợp, vận dụng uyển chuyển cả hai phương cách đó).
Sau khi nước Mỹ bị phá sập toà nhà đôi, chữ ”khủng bố” đã trở nên điều tối kỵ, bị cấm đoán bởi chính phủ Bush. Nhưng chính quyền Taliban ở Afghanistan đã không coi ra gì. Cuộc bầu cử sắp tới tại nước đó sẽ chứng minh nhóm Taliban đúng hay sai. Tại những nước khác, để đánh đổ chế độ độc tài, họ phải không ngần ngại gạt bỏ điều cấm kỵ của ông Bush. Họ phải biết sử dụng lực lượng của mình và khi cần, đưa lực đó đến mức hung hãn nhất (
khủng bố) -
phải hiểu chính xác ở đây là, khủng bố vào đám cầm quyền, chứ không phải vào dân chúng-. Chính quyền Columbia đã phải thương lượng với nhóm chống đối. Chính quyền Phi Luật Tân cũng đã hoà giải với nhóm Muslim đòi ly khai. Mỹ, dù chẳng muốn, nhưng cũng phải chấp nhận một nước Palestin, sống cạnh Israel. Nói cho cùng, nước Mỹ không có bạn lâu dài với ai và cũng chẳng có kẻ thù lâu dài. Họ làm việc vì quyền lợi của nước họ. Những chính trị gia cần sự hỗ trợ của Mỹ, vì thế, cũng né tránh khi muốn dùng hay nói tới chữ ”khủng bố”. Chính phủ ông Diệm, vừa đánh giặc vừa sử dụng những phương thức của cái gọi là nguyên tắc của thế giới tự do. Trong khi giặc Cộng ngoài Bắc, không từ bỏ một cách thức nào cả. Họ đã khủng bố đến ngay cả đối với dân lành, khi người dân không làm theo ý muốn của chúng. Chúng chơi đá banh mà dùng cả tay và chân.
Gần đây, tiến độ những vụ ca sĩ trong nước ra nước ngoài trình diễn đã diễn ra chậm hơn, ít ra cũng bị ảnh hưởng bởi chiêu ”xịt thuốc” của Lý Tống (nhưng không thể nói việc trình diễn sẽ không được thực hiện lại ..!).
Việc về nước trình diễn cũng thế thôi. Ở hải ngoại, người Việt không có chính phủ, không có đường lối thống nhất ...và kể cả dù cho hai điều ấy đã có rồi, nhưng khi tất cả những điều đó không được ứng dụng đúng mức, việc ai muốn về nước do tự ý của họ cũng là điều dễ xảy ra. Phải hiểu rằng, khi có chiến tranh, các tự do phải bị giảm thiểu. Sau vụ 11.09 tại Mỹ, ai ra vào phi trường mà không chịu sự kiểm soát gắt gao ..?!. Khi đất nước còn chiến tranh, không ai được đi ra ngoài khuôn khổ cần có để chiến thắng kẻ thù. Bây giờ, người Việt hải ngoại có cần trợ lực cho người dân trong nước qua những đấu tranh của họ với chính quyền độc tài trong nước không?. Nếu người dân trong nước không cần tranh đấu gì nữa, sự trợ lực của bên ngoài không cần thiết ...thì mọi việc không cần gì để bàn thêm. Không có lực, chẳng ai làm được điều gì cụ thể. Tâm lý thông thường của người đời là, a dua theo kẻ có lực (gió chiều nào theo chiều đó). Do đó, chuyện cấm người trong nước hay ngoài nước ra vào (theo Nghị quyết 36 của chính quyền CS) là chuyện ”Bàn đâu bàn hoài, bàn cho mệt sức”..!!
Do đó, việc ứng viên giải Nobel năm nay, hai lần được đề cử là ông Gene Sharp (người lập thuyết ”kháng cự không dùng bạo lực”),
đã không đoạt giải, phù hợp với thế giới đầy tính bạo lực ngày nay.
Đặng Quang Chính
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: