Thuốc kháng sinh
HongYen 01.10.2003 02:41:13 (permalink)

9/29/2003
VN: 80% thuốc kháng sinh được sử dụng không có chỉ định của bác sĩ

Thanh Trúc và RFA:
Cục Quản Lý Dược trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo là 80% các loại thuốc kháng sinh sử dụng trong nước không có chỉ định của bác sĩ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều loại kháng sinh bị mất tác dụng ngay cả với những bệnh thông thường như tiêu chảy hay viêm đường hô hấp.

Mời quý vị cùng tìm hiểu vấn đề tuy là thường thức nhưng rất quan trọng liên quan đến việc lạm dụng kháng sinh qua bài do Thanh Trúc thực hiện với sự đóng góp của giới duợc sĩ chuyên môn trong và ngoài nước.

Kháng sinh là những loại thuốc được bào chế để trị những chứng bệnh do vi khuẩn gây ra . Thí dụ vi khuẩn E Coli gây bệnh tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn bệnh viện vân vân. Vi khuẩn Haemophilus Influenza gây bệnh cúm, viêm đường hô hấp. Đây là những loại vi khuẩn có mức kháng cao đối với nhiều loại kháng sinh được coi là thông dụng như Ampicillin, Streptomycin, Choramphenicol và Ciprofloxacin chẳng hạn.

Kết quả khảo sát mới đây của Bệnh Viện Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy một điều đáng ngại khác là độ nhạy hay sự công hiệu của một số kháng sinh đối với vi khuẩn Samonella Typhi gây bệnh thương hàn càng ngày càng giảm, và tình trạng nhờn kháng sinh trong cơ thể ngừơi dân thành phố cao hơn ngừơi ở nông thôn do sự mua bán và mức độ lạm dụng thuốc ở thành phố nhiều hơn.

Từ vấn đề vi khuẩn có mức kháng cao với kháng sinh đến 80, 90% như vừa kể, nếu cứ tùy tiện sử dụng kháng sinh mà không qua chỉ định của bác sĩ thì tình trạng gọi là lờn thuốc hay kháng thuốc sẽ xảy ra, và con bệnh sẽ rất khó bình phục nếu không tìm được loại kháng sinh mạnh hơn.

Đó là khuyến cáo mới nhất từ Cục Quản Lý Dược trực thuộc bộ y tế Việt Nam, với báo động là đến năm 2002, có những loại khuẩn đã kháng hoàn toàn với một số thuốc.

Còn theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, kháng sinh nào bị nhờn vượt quá mức 25% thì không thể tiếp tục sử dụng để điều trị được nữa.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Chính, chủ nhiệm bộ môn vi sinh Viện Đại Học Hà Nội, nhận định sau khi công bố kết quả một cuộc nghiên cứu do ông thực hiện rằng mức độ kháng thuốc của vi khuẩn năm sau tăng hơn năm trước, và điều này quả đáng báo động. Ông nói hậu quả trước mắt là những bệnh đơn giản mà phải điều trị khó khăn và kéo dài, chưa kể đến trường hợp bùng nổ nhiễm khuẩn bệnh viện. Theo giải thích của tiến sĩ Nguyễn Huy Chính, nhiễm khuẩn bệnh viện là khi vi khuẩn không thể bị khống chế và đã lây lan, biến nhà thương thành ổ bệnh truyền nhiễm thay vì nơi trị bệnh.

Theo số liệu của Cục Quản Lý Dược thuộc Bộ Y Tế, để bổ sung cho lượng thuốc sản xuất trong nước, hàng năm Việt Nam chi ra khỏang 350 triệu đô la để nhập khẩu kháng sinh cac loại. Tuy nhiên điều đáng nói là hết 80% kháng sinh hiện nay được ngừơi trong nước sử dụng không qua chỉ định bác sĩ, nghĩa là không đi khám bệnh, không mua thuốc theo toa và uống theo liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn.

Một nhân viên khác trong Cục Quản Lý Dược, bà Nguyễn Bình Minh, cũng đồng ý là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng vẫn rất phổ biến ở trong nước.

Với câu hỏi ông nghĩ sao về nhận xét của tiến sĩ Lê Ngọc Kính, vụ trưởng Vụ Điều Trị Bộ Y Tế, là có nhiều ngừơi vi ham lợi nhuận nên cố bán nhiều loại kháng sinh mạnh, trong lúc ngừơi sử dụng thì thiếu hiểu biết nên đã dùng kháng sinh một cách bừa bãi.

Theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, nhà nước phải có chính sách thống nhất để kiểm sóat việc lưu hành cũng như sử dụng kháng sinh, xử lý những trường hợp vi phạm như bán thuốc không co toa của bác sĩ, bán quá liều lượng. Bên cạnh đó, chính phủ hay nói rõ hơn là bộ y tế cần đầu tư nhiều hơn vao lãnh vực nghiên cứu hầu có thể giám sát hữu hiệu tình trạng kháng thuốc của các chủng vi sinh vật gây bệnh.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9