NGÀY THÁNG BUỒN VUI
Yên Dạ Thảo 05.12.2012 18:45:47 (permalink)


Trái Tim Hạnh Phúc


Chiều nay sau khi tan sở, tôi và vài bạn đồng nghiệp cùng đi đám tang của Teresa, cô bạn người Caribean làm chung từ nhiều năm qua. Trên đường về, lòng tôi vẫn còn xúc động bồi hồi! Sau khi cơm nước xong, vào đọc emails, hồi âm rồi đi ngủ nhưng tôi không tài nào chợp mắt được vì hình ảnh cô mãi hiện ra trong đầu mình!

Nhớ lại sau vài phút mặc niệm trước quan tài, tiến lại gần hơn để nhìn mặt Teresa lần cuối, lòng tôi cảm thấy thật xót xa. Dóc dáng của cô xưa kia vốn đã gầy, nay lại gầy hơn nhiều sau một thời gian dài vật lộn với căn bệnh ung thư. Thế nhưng gương mặt cô trông rất bình thản và dường như còn ẩn hiện một nụ cười trên môi. Sau đôi lời chia buồn cùng tang gia, tôi và các bạn nán lại xem những hình ảnh của Teresa qua các clips được gia đình xắp xếp theo thứ tự thời gian.

Các hình ảnh từ thời con gái, sau khi lập gia đình và những tháng ngày trước khi ngã bệnh cho thấy cô luôn sống rất hạnh phúc trong tình thương yêu của người thân, chồng con và bạn bè. Chắc nhờ đó mà cô có được “một trái tim hạnh phúc” nên khi làm việc chung với chúng tôi, lúc nào nụ cười cũng nở trên môi. Do nhiệt tình với công việc và lời nói ngọt ngào, cô được thật nhiều thiện cảm của đồng nghiệp.

Với cuộc đời của Teresa và thời gian tôi được sinh ra và lớn lên, những sự yêu thương, những đắng cay trong suốt hành trình trải nghiệm cuộc đời, những chuyện nghe và thấy quanh quẩn người thân quen, tôi cảm biết được thế nào là có một trái tim hạnh phúc khi sống và khi mình qua đời.

Tôi lại nghĩ ngợi lan man rằng trên cõi đời này ai cũng cần đến tiền và tình, nhưng cho và nhận có đúng chỗ và đúng nghĩa hay không là một chuyện. Người may mắn thì được sinh ra trong một gia đình giàu sang nhưng người bất hạnh thì sinh ra trong gia đình hàn vi; giàu hay nghèo ai cũng vất vã kiếm tiền để lo miếng cơm, manh áo cho mình và gia đình. Trước đây tôi thường tự hỏi, sau này khi đi về bên kia thế giới thì mình mang theo được những gì: Một trái tim hạnh phúc hay một trái tim đau khổ hay là sự ray rức và vằn vặt của lương tâm? Mình sẽ để lại đời những gì: Một sự yêu thương hay một sự oán trách thù hận?

Sự ra đi của Teresa lưu lại cho tôi một sự mến thương và nuối tiếc với tất cả lòng mình. Xin gởi đến cô những dòng thơ đưa tiễn bằng lời Việt, tôi hy vọng hương hồn cô sẽ hiểu được chân tình từ một bạn đồng nghiệp mà mỗi buổi sáng khi gặp nhau thì cô thường chào hỏi “ Good morning my dear!” kèm nụ cười tươi và hạnh phúc tràn đầy trên gương mặt hiền hậu của cô.


Lệ Buồn Tiễn Bạn

Đời buồn như chiếc lá
Xuân hạ màu xanh tươi
Thu sang vàng phai nhạt
Dần héo úa tàn rơi

Lìa hồng trần muôn ngã
Lìa cõi mộng xa mù
Nay bạn hiền yên ngủ
Miền hạnh phúc thiên thu

Không trầm hương thơm tỏa
Đưa tiễn bạn lên đường
Gởi lệ buồn lưu luyến
Thành kính đến bạn thương


Yên Dạ Thảo
November 23rd, 2012



<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2012 19:25:41 bởi Yên Dạ Thảo >
#1
    NgụyXưa 06.12.2012 07:32:22 (permalink)
    Xin chào mừng Yên Dạ Thảo đến với phòng Văn, và xin chia buồn vớu YDT. NX cũng đã nhiều lần làm thơ khóc bạn trong cuộc chiến nên hiểu thế nào là niềm đau.

    Rất mong được đọc những sáng tác mới.

    NX
    #2
      Yên Dạ Thảo 07.12.2012 19:34:08 (permalink)


      Anh Ngụy Xưa mến,

      YDT cám ơn lời welcome “người mới” trong phòng Văn của anh, sự đồng cảm và lời welcome làm cho YDT thậtt ấm lòng!

      Mến
      YDT
      #3
        Yên Dạ Thảo 17.12.2012 20:11:26 (permalink)

        Chỉ Còn Là Kỷ Niệm


        Sáng thứ bảy nên thức dậy muộn màng, tôi lại bỏ cả thói quen mở Tivi để xem thời tiết. Qua khung cửa sổ từ phòng ngủ, nhìn ra mảnh vườn nhỏ sau nhà, tôi thấy không có tuyết và mặt trời đã lên từ bao giờ chan hoà ánh nắng. Vì cây cherry và cây phong đều trụi lá, tôi không đoán được có lộng gió hay không và thầm nghĩ hôm nay trời ấm mà lòng thoáng mừng!

        Như thường lệ vào sáng cuối tuần, sau khi pha một bình cà phê cho cả nhà, khoác vội áo jacket mùa đông, tôi ra ngoài trời hít thở một ít không khí trong lành sau một đêm dài ngủ vùi trong căn nhà sưởi ấm bởi máy chạy bằng gas được mở từ tuần đầu lập đông! Khi vừa ra khỏi cửa tôi bật kêu lên “Ui! Sao mà trời lạnh thế này!”. Rảo một vòng quanh sân, tôi trở vào nhà và pha cho mình một tách cà phê sữa.

        Ngồi thanh thản bên tách cà phê ấm, chợt nhớ mùa đông đầu tiên và mùa đông sắp đến, tôi khẽ thở dài và thầm nghĩ “Thời gian trôi nhanh quá! Cây Giáng sinh trong nhà dường như mình mới gở xuống mà bây giờ phải lấy ra để decorate lại nữa rồi!”. Mỗi mùa Giáng sinh đều gợi cho tôi nhớ lại những ngày mới đến định cư ở Canada ....

        Sau thời gian ở trại chuyển tiếp, được một hội thánh Tin Lành bảo lảnh đi Canada, chúng tôi được đưa lên máy bay và đến phi trường Toronto. Đón gia đình chúng tôi là hai bà bảo trợ khá lớn tuổi. Sau khi thủ tục giấy tờ xong, mỗi người một chiếc xe đưa chúng tôi về phố nhỏ tên Midland. Lúc bấy giờ giữa tháng năm, đang là mùa xuân của Canada nhưng trời tiết trời còn rất lạnh.

        Trước đây Canada không có nhiều di dân như bây giờ nên dân địa phương dường như ai cũng rất tử tế với các người mới đến định cư, đặc biệt là người Việt. Chúng tôi may mắn được sự trợ giúp nồng nhiệt của các hội viên trong nhà thờ; người cho quần áo cũ đủ bốn mùa, người cho giường tủ,Tivi, đồ dùng cá nhân, ngay cả chén đủa cũng có, vân vân... Đáng quý hơn cả, một ông bà cho gia đình tôi cư ngụ trong một ngôi nhà hai phòng ngủ tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi, được miễn tiền thuê nhà và điện nước hơn sáu tháng. Trong thời gian học English, chúng tôi được chính phủ trợ cấp tiền chi tiêu hàng ngày. Mỗi sáng, một ông mục sư của nhà thờ vốn là tài xế xe bus của trường tiện đường nên đến rước chúng tôi đi học. Buổi chiều, chúng tôi đi bộ về nhà.

        Nhớ lại ngày đầu khi nhận quần áo và đồ dùng họ cho, hai chị em tôi cầm lên mà tủi thân rưng rưng nước mắt. Thấy thế ông anh rầy cho một chập:

        - Hai đứa nhớ rằng mình đang ăn nhờ ở đậu xứ sở người ta và tay trắng, quần áo, nữ trang, thuốc men đều bị gia đình chủ ghe gạt lấy hết nên có cái gì dùng cái đó. Ráng học xong English rồi đi tìm việc làm, sau đó mới tính đến bước kế tiếp!

        Nghe anh khuyên thế, hai chị em dẹp bỏ tự ái mà lo học. Anh tôi thì Anh văn giỏi từ lúc còn ở Việt Nam nên ít bị trở ngại về văn phạm và từ ngữ. Sau vài tháng học nghe và phát âm có nhiều tự tin hơn, anh tôi nhờ ông mục sư giúp tìm việc làm bán thời gian trong khi còn đi học. Sau một tuần, họ báo tin đã tìm được cho anh việc đổ xăng ở một trạm xăng hơi xa phố. Vì là một phố nhỏ, không công kỷ nghệ nên rất khó kiếm việc, anh nghĩ là mình may mắn. Dẹp bỏ tự ái của một giáo sư dạy toán ở Việt nam, mỗi ngày sau giờ tan học anh đi làm. Cuối thu chuyển sang đông trời trở lạnh nên từ trạm xăng đi bộ về đến nhà lúc nào lỗ tai của anh cũng “đỏ hỏn” và đôi tay lạnh cóng. Hai chị em nhìn anh mà đau lòng rơi nước mắt. Sau đó vì không chịu nỗi lạnh, anh xin vào rửa chén cho một nhà hàng trong phố và lương có khá hơn.

        Tôi còn nhớ có lần ông bà Belsey, một trong những hội viên của nhà thờ, đến thăm viếng chúng tôi và gợi ý gởi cho một ít tiền để xoay sở trong gia đình nhưng anh từ chối vì biết ông bà đang sống bằng tiền hưu trí mỗi tháng. Bà rơi nước mắt và nói với anh:

        - Hai em mày cần có ít tiền để mua sắm đồ dùng phụ nữ hàng tháng!

        Anh trả lời:

        - Không sao, chúng tôi xoay sở được! Nếu có thể ông bà tìm việc bán thời gian cho hai em tôi thì tôi rất cám ơn!

        Ông bà đồng ý, nán lại chơi thêm vài giờ rồi mới ra về.

        Sau hai tuần, em tôi được việc sửa đồ jeans, tôi thì phụ bếp trong một tiệm pizza sau giờ học và ngày thứ bảy. Tôi còn nhớ, lúc ấy bà chủ tiệm cần một người lau dọn sàn nhà mỗi ngày chủ nhật, vì cần thêm tiền nên tôi nhận lời. Có lần, anh tôi đi ngang qua tiệm và nhìn vào bên trong thấy tôi đang lui cui lau chân bàn ghế và tôi cũng thấy anh nên vẫy tay chào. Chiều về trong giờ ăn cơm, anh nói:

        - Tuần tới em hãy nghỉ làm việc lau chùi ngày chúa nhật! Đến tiệm làm sau khi tan học và ngày thứ bảy là đủ rồi!”

        Sao vậy anh?” Tôi hỏi lại.

        - Anh không thoải mái khi thấy em ngồi dưới đất lau từng chiếc ghế và chân bàn cho người ta!”

        Nghe anh nói tôi thật cảm động và ấm lòng, anh là người trầm lặng, tình cảm dành cho gia đình không bao giờ biểu lộ nên trước đây tôi không đo lường được tình thương của anh dành cho em gái như thế nào. Ngày hôm sau, tôi xin bà chủ cho tôi nghỉ việc lau chùi ngày chúa nhật và được bà đồng ý. Thật tình vừa làm việc này vừa tủi thân nhưng tôi đâu dám nói cho anh và em của mình biết.

        Thời gian này vui nhất là gặp lại đồng hương trong lớp Anh văn mỗi ngày nhất là những giờ thực tập nói tiếng Anh mà vừa rơi nước mắt. Thương cho hai cô giáo tốt bụng : Một người thì chịu khó dẫn một đám học trò về nhà,dạy từng món đồ dùng trong nhà bếp và phòng khách , một cô thì dẫn học sinh đi shopping, đi ngân hàng, vân vân... hướng dẫn những điều cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày.
        Có lần thấy tôi và em mặc áo thêu, cô giáo rất thích hỏi ai thêu; tôi cho biết là tôi! Sau đó cô nhờ tôi thêu một đóa hồng lá xanh trên một mảnh vải nhỏ màu đen để cô lộng vào khuôn làm tranh treo lên tường. Sau khi tôi hoàn tất cô rất hài lòng và vui mừng!
        Ngày sau cô gởi cho tôi ít tiền nhưng tôi từ chối và nói “Cô hãy xem đây là món quà kỷ niệm từ một học trò!” Tôi muốn nói thật nhiều để tỏ lòng tri ân sự tận tâm của cô nhưng vốn từ ngữ Anh văn của mình lúc ấy quá ít ỏi.

        Ngày tháng trôi nhanh, xuân hạ đi qua đến thu đông. Nơi tôi ở mùa thu rất đẹp. Hai bên đường từ phố về nhà, những hàng phong có lá chuyển màu từ xanh qua vàng rồi đỏ thật đẹp và thơ mộng. Cuối thu thì lá rơi đầy sân và đường phố.

        Rồi mùa đông lại đến! Tôi và em vui mừng đón lấy từng cánh tuyết trắng đầu mùa rơi lất phất trên đôi tay và nôn nao chờ đợi vào hẳn mùa đông đầu tiên trên mảnh đất mà tôi gọi là quê hương thứ hai của mình! Nhớ xưa chỉ biết mùa đông tuyết trắng đẹp như tranh qua các thiệp Giáng sinh từng được nhận mà thôi.

        Không theo đạo Thiên chúa nên không ăn Réveillon, chúng tôi được ông bà bảo trợ mời ăn Giáng sinh vào chiều 25. Buổi tiệc vỏn vẹn có hai vợ chồng già, anh em và cháu tôi nhưng không khí thật ấm cúng. Xong tiệc trên đường về, tuyết rơi nhiều nhưng lại ấm chớ không lạnh như chúng tôi nghĩ. Tuyết rơi suốt đêm và nhiệt độ dần hạ xuống thấp hơn trừ 10 độ C. Tin tức cho hay trời đang bão tuyết, nhìn ra ngoài tôi thấy tuyết mênh mông. Cửa ra vào và cửa sổ đều đóng băng; sáng hôm sau phải nấu nước sôi và dùng đồ sấy tóc để làm tan tuyết mới mở cửa được...

        Đến tháng ba, anh tôi và cô em dời về một thành phố lớn để dễ tìm việc làm. Anh dùng tiền dành dụm bấy lâu để thuê một căn gát nhỏ và mua vật dụng tiện nghi cho anh em. Cả hai người tìm được việc vào ca ngày: anh ở hãng đồng hồ Seiko, em gái ở hãng dệt vớ Sport. Em tôi tiếp tục học thêm Anh văn. Khi đời sống và việc làm tạm ổn, anh tôi kêu tôi dọn lên thành phô ở chung và tôi tìm được việc bán thời gian tại một Pizza Restaurant sau giờ học.

        Sau này tôi tìm được việc làm tại một hãng may vớ nilon (pantyhose for lady). Vớ mỏng khó may, lại làm gia công rất khó mà kiếm đủ tiền sinh sống cho ba tháng đầu tiên, tôi đã vừa may vừa khóc trong suốt mấy tuần đầu! Ban ngày làm việc mệt mỏi, ban đêm đi học, tôi dường như không thấy mặt trời mọc từ thứ hai cho đến thứ sáu.

        Vì không có xe, chỗ làm khá xa nên mỗi ngày khoảng trước 6 giờ sáng chúng tôi phải ra khỏi nhà đón bus; nếu may mắn thì gặp xe bus trờ tới, còn không thì phải chờ 15 hay 20 phút mới có chuyến kế. Đứng chờ trong thời tiết của mùa đông buốt giá, đôi khi tay và chân không còn cảm giác. Khi cuộc sống tạm ổn định, ba anh em tôi chính thức trở lại trường học, tốt nghiệp, tìm được việc làm tốt và lương khá hơn xưa

        Nghĩ lại những ngày tháng vất vả, tôi thấy thương và mang ơn những người quanh mình: anh tôi tiền lương ít mà mua cho mỗi đứa em một cái đồng hồ Seiko làm quà Giáng Sinh năm thứ hai nơi xứ người, hai cô giáo và các người bảo trợ nhất là ông bà Belsey người hiền hòa, nhân ái vô bờ, nồng nhiệt trợ giúp gia đình tôi vượt qua những tháng ngày khó khăn.

        Đến mùa đông thứ ba, chúng tôi mời ông bà Belsey đến dự tiệc Giáng sinh cùng gia đình vào trưa ngày 24. Trước khi vào bàn ăn, bà bảo chúng tôi mở hộp quà bà gởi tặng. Em tôi mở ra thì thấy bên trong toàn là những đồ đan và móc bằng chỉ len, nào là những chiếc vớ nho nhỏ màu đỏ viền trắng, nào là hoa tuyết, chuông nhỏ, vân vân... tất cả được làm thật khéo léo để treo lên cây thông. Bà Belsey bảo chúng tôi hãy treo lên vì bà muốn nhìn thấy ngày Giáng sinh ấm cúng và sung túc của gia đình. Chúng tôi làm theo và nhìn thấy được nụ cười trên môi cùng ánh mắt của ông bà, người mà chúng tôi vẫn một lòng thương mến trước và sau khi hai vị qua đời.

        Những tháng năm dài vất vả trên xứ người đã qua! Nay chỉ còn là kỷ niệm làm niềm vui để nhớ lại cho quãng đời còn lại của mình!


        Yên Dạ Thảo
        December 8th, 2012

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 20:17:02 bởi Yên Dạ Thảo >
        #4
          NgụyXưa 18.12.2012 03:09:13 (permalink)

          Sau một tuần, họ báo tin đã tìm được cho anh việc đổ xăng ở một trạm xăng hơi xa phố. Vì là một phố nhỏ, không công kỷ nghệ nên rất khó kiếm việc, anh nghĩ là mình may mắn. Dẹp bỏ tự ái của một giáo sư dạy toán ở Việt nam, mỗi ngày sau giờ tan học anh đi làm. Cuối thu chuyển sang đông trời trở lạnh nên từ trạm xăng đi bộ về đến nhà lúc nào lỗ tai của anh cũng “đỏ hỏn” và đôi tay lạnh cóng.

          Trong những năm đầu tiên mới tới xứ người ai cũng trải qua những mảnh đời để nhớ để quên. Bạn của NX quên mình đã từng là "quan Năm tàu thuỷ", nhận chân khuân đồ trong nhà kho. Bà xã NX đã học xong năm cuối tại Đại Học Dược Khoa Sài Gòn, khi mới sang Mỹ cũng đã từng làm hotel maid, Mc Donald counter person, waitress nhà hàng Tàu, assembler ..., trước khi trở lại trường để trở thành software Eng.

          "Chỉ Còn Là Kỷ Niệm" đã được mang vào thư viện.

          Xin cám ơn tác giả , và thân chúc YDT những ngày vui. "Merry Xmas & Happy New Year".
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2012 09:53:02 bởi NgụyXưa >
          #5
            Yên Dạ Thảo 19.12.2012 09:31:52 (permalink)


            Vâng, anh Ngụy Xưa nói đúng! Những năm đầu tiên tới xứ người ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là những người khá lớn tuổi mà YDT được quen biết và được nghe thấy nhiều qua cộng đồng. Các gia đình anh chị đông con nên lam lủ đi làm để nuôi con ăn học, có người không có thời gian riêng cho mình đừng nói chi đến việc đi học lại. YDT thấy "phần lớn" các đứa con của anh chị này đều học thành tài. Đây cũng là một niềm hảnh diện cho người làm cha mẹ thời đấy!

            Cám ơn anh đã mang bài văn của YDT vào thư viện!

            YDT mến chúc anh và gia đình mùa Giáng sinh thật vui, bước sang năm mới được nhiều may mắn.

            Mến
            YDT

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2012 09:33:01 bởi Yên Dạ Thảo >
            #6
              Do Huu Tai 22.01.2013 01:29:24 (permalink)
              YDT ơi !

              Viết tiếp nha , T đang ngóng cổ '' gà '' đó.
              #7
                Yên Dạ Thảo 17.02.2013 08:04:37 (permalink)


                YDT cám ơn anh Tài ghé vào đọc bài viết của YDT nha!
                #8
                  Yên Dạ Thảo 17.02.2013 08:16:07 (permalink)


                  Lá Thư Định Mệnh

                  Từ trong song cửa nhìn ra sân, thấy thấp thoáng bóng một phụ nữ đang lui cui khoá chiếc xe đạp vào gốc cây mận trước nhà, Hồng tự hỏi “Không biết là ai mà sao dáng người trông quen quá!”. Đến khi cô ta bước vào gần bên thềm và lấy nón lá xuống, tươi cười chào, Hồng mới nhận ra là Tuyết, con gái của mợ mình.
                  - Lâu quá mới gặp lại em, từ xa chị nhìn hoài nhưng đoán không ra là ai.
                  -Dạ! Từ khi toàn khu xóm của cô bị giải tỏa, nhà cô thì dời vào khu đất mới nên Tuyết không tiện để ghé thăm. Sẳn sáng nay ra chợ mua ít đồ nên Tuyết ghé ngang qua nhà chị, may mắn bửa nay có chị ở nhà.
                  Hồng mời Tuyết vào nhà, mở tủ lạnh rót cho Tuyết một ly trà lạnh trao cho cho Tuyết:
                  - Chị cũng rất vui mừng gặp lại Tuyết.
                   
                  Hồng bảo Tuyết ra băng đá trước nhà ngồi cho mát để hai chị em tâm sự:
                  - Ừ! Cũng hơn mười năm rồi, căn nhà của má chị dời vào khu đất mới. May mắn nhà của chị không nằm cạnh mé sông nên vẫn còn đến nay.

                  Hồng chỉ tay về công viên đối diện bên đường:
                  - Em thấy đó, từ chân cầu đến trường học trung học Nguyễn Tường Tộ bây giờ là khu công viên Sông Tiền; cái xui thành ra cái may đó em!
                  Tuyết ngạc nhiên:
                  - Sao vậy chị?
                  - Dọc mé sông đất lở sụp gần hết, còn vài căn nhà nữa là đến ngôi nhà của mác chị rồi! Mấy người trong xóm đều dọn vào khu đất mới, xưa là đồng ruộng, tiền bồi thường chỉ vừa đủ xây một căn nhà nhỏ để ở. Lúc đó bà con lo rầu và than vãn hoài! Nhưng bây giờ khu đất đó là có giá nhất ở tỉnh mình đó em!
                  - Dạ! Em có nghe qua!
                  - Bây giờ ai ở căn nhà của cô vậy chị?
                  Hồng trả lời:
                  - Thì mẹ con của con Cúc nó ở đó em!
                  - Còn anh Đức, Mai Thảo và Nguyệt Lan bây giờ ra sao hở chị?
                  - Ba đứa nó ở nước ngoài, cuộc sống bây giờ cũng ổn định. Thỉnh thoảng hai cô em có về thăm gia đình nhưng Đức thì chưa về bao giờ.
                  - Chị nhắc đến Nguyệt Lan làm cho em nhớ lại chuyện xưa khi mới quen chồng em. Lan có kể cho chị nghe không?
                  - Có nhưng chỉ kể về lá thư viết cho em thôi!

                  Nghe chị Hồng nói đến đây, Tuyết đưa mắt nhìn qua công viên đối diện. Xưa nơi đó có một căn nhà lầu nhỏ, trước nhà có hai cây me rợp bóng, phía sau là xóm nhỏ dọc theo sông Tiềna Giang. Từ bờ nhìn qua bên kia là cù lao An Thành, xa hơn nữa thì nhìn thấy được bắc Mỹ Thuận. Tuyết nghe cô kể lại là sau khi dượng mất thì khoảng năm 1960 từ tiệm tạp hóa cô sửa lại thành quán cà phê nho nhỏ, có đèn màu, nhạc yêu cầu Việt, Anh và Pháp được hát từ sáng cho đến 12 giờ khuya, từ đầu xóm đến cuối xóm ai cũng nghe. Lúc đó không nghỉ đến tiếng nhạc lớn quá sẽ làm phiền người trong xóm vì từ lâu không nghe ai phàn nàn gì cả.

                  Nhắc đến quán cà phê gợi Tuyết nhớ lại những ngày tháng xưa đã cho Tuyết nhiều kỷ niệm. Lòng chợt thoáng buồn, Tuyết hướng mắt nhìn về một góc trời xa thẳm và khẽ tiếng thở dài ...

                  *****

                  Tuyết là con riêng của người mợ thứ Sáu trước khi gặp cậu của Hồng. Gia đình cậu mợ sống trong một xã nhỏ của huyện Tam Bình-Vĩnh Long. Cậu thương Tuyết như con ruột nhưng vì nhà nghèo và sống xa huyện nên Tuyết không được đi học như các cô gái đồng lứa tuổi. Khi vừa qua mười tuổi thì mợ hái trái cây trong vườn để Tuyết mang ra bến đò hay chợ bán mỗi ngày. Sau đó Hồng và em trai là Đức tốt nghiệp sư pham, được cử đi dạy học xa nhà vì thế cậu cho Tuyết lên nhà má Hồng để phụ giúp cho quán cà phê.

                  Lúc đó Tuyết mới mười lăm tuổi nhưng đã có nét duyên dáng của một cô gái quê. Tuy ở ruộng vườn nhưng Tuyết có nước da trắng, sóng mũi dọc dừa, miệng nhỏ, môi son tự nhiên, hàm răng đều đặn và trắng. Tuyết lại có đôi mắt đẹp và đuôi mắt hơi hơi xết nên không cần trang điểm. Nét đẹp tự nhiên của một thôn nữ trẻ dễ gây thiện cảm đến mọi người khi bước vào tưổi mười sáu!

                  Thời gian đầu Hồng dạy cho Tuyết giá tiền, tên gọi của các loại nước ngọt và tên cà phê mà khách của quán thường gọi: cà phê đen là “xây chừng, cà phê sữa thì gọi là “xây nại”, bạc tẩy xỉu phé, vân vân... Với tính lanh lẹ, thông minh và nhớ dai nên Tuyết học rất nhanh.

                  Mỗi lần được tiền lương, Tuyết gởi một ít về quê cho cậu mợ và nhín lại chút đỉnh để mua quần áo. Vài tháng, Tuyết sắm thêm một bộ áo bà ba bằng tơ và quần sa ten đen bóng ; có lẽ đây là ước mơ của Tuyết từ lâu. Mỗi ngày trong tuần, Tuyết mặc một màu áo vì thế ai cũng nói Tuyết có cá tính đặc biệt. Khách của quán hường gọi Tuyết là “Cô Tuyết quán Cây Me”.

                  Quán cà phê từ ngày có Tuyết thì đông khách hẳn lên! Buổi trưa khi các nam học sinh có giờ trống hoặc lúc tan trường thường ghé quán uống cà phê hoặc ngồi cạnh cửa quán để nhìn các cô nữ sinh tan học về. Chiều cuối tuần quán thêm đông khách: đôi khi là các anh sinh viên từ Sàigòn về thăm nhà hay các anh lính binh nhì và sĩ quan thường ghé quán uống cà phể, có lẽ đây là đểm hẹn để bạn bè gặp nhau vào ngày cuối tuần.

                  Đăc biệt, một khách hàng quen thuộc là một nam học sinh, trưa nào cũng hay đến ngồi hàng giờ. Tuyết không biết là anh chàng này có giờ trống hay cúp cua mà ngày nào cũng thế! Đến một ngày nhân lúc Tuyết đến bàn để tính tiền thì len lén đưa cho Tuyết một cuốn tiểu thuyết và nói:
                  - Tôi vừa coi xong cuốn tiểu thuyết này thấy rất hay, muốn đưa cho Tuyết xem thử!
                  - Tuyết nhận quyển sách mà nói thầm trong bụng : “Trời ơi! Làm sao mà mình đọc được đây!” nhưng miệng vẫn tươi cười:
                  Tuyết cám ơn anh Dân. Khi đọc xong Tuyết sẽ trả lại anh!
                  Dân mỉm cười, đứng dậy trả tiền rồi ra về.

                  Tuyết vội vã cất cuốn tiểu tuyết vào ngăn tủ để chờ đến lúc vắng khách mở ra xem. Bên trong có một phong thơ với bao bì trang nhã, nét chữ trên trang thư trắng rất đẹp. Nhìn lá thơ Tuyết mãi phân vân: “Ừ, không biết Dân viết gì trong ấy!” Đứng ngồi không yên nhưng đành phải đợi Nguyệt Lan tan học về mới nhờ đọc dùm.

                  Cuối cùng nhỏ Nguyệt Lan cũng về đến! Chưa kịp vào phòng thay áo dài và cất cặp vỡ thì Tuyết vội vàng trao thư cho cô em nhờ đọc dùm. Nhỏ đọc xong và nói:
                  - Tuyết ơi, lá thư “tỏ tình” mà sao đưa cho Lan đọc chi vậy?
                  Nguyệt Lan cũng quên hẳn việc nầy từ lâu. Nhỏ chợt nhớ lại trước đây má có kể cho gia đình nghe hoàn cảnh của Tuyết và sau thời gian dài dường như trong gia đình ai cũng quên điều nầy!
                  Khi xưa Tuyết làm cho cả nhà ngạc nhiên về tài tính nhẩm nhanh nhẹn vài chính xác. Có những lần trong quán có vài bàn đông khách từ tám đến mười người ngồi một bàn, ai gọi thức uống gì Tuyết đều nhớ rõ, khi dọn ra cho khách thì dường như không bao giờ sai lệch!
                  Nguyệt Lan hơi lưỡng lự và cũng có chút tò mò:
                  - Ừ, xin lỗi! Vây để Lan đọc tỉ mỉ cho Tuyết nghe nha!
                  Theo lời yêu cầu của Tuyết, Nguyệt Lan đọc đi đọc lại lá thư không biết là mấy lần. Thấy gương mặt Tuyết rạng rỡ, nhỏ hỏi:
                  - Bây giờ Tuyết tính làm sao trả lời?
                  - Còn hỏi gì nữa? Sẳn đọc thư thì viết trả lời luôn giùm luôn đi!
                  - Trời ơi, đâu có được!
                  - Ừ, thì viết đại khái là Tuyết cám ơn lá thơ và nhận lời mời đi “Vườn dưa gang” với Dân là được rồi!
                  - Tuyết biết khi nam nữ học sinh hẹn hò đi vườn dưa gang là để chi không?
                  Tuyết ngập ngừng giây lát, rồi nói:
                  - Bởi vì không biết nên Tuyết muốn đi thử cho biết!
                  Nguyệt Lan đùa:
                  - Ồ! Chỉ có ý nầy thôi sao?
                  Thấy Tuyết thẹn đỏ mặt, nên Lan cười thương hại:
                  - Vậy thì chờ Lan học bài xong thì sẽ viết thử!

                  Như lời hứa và vì tò mò nên sau khi học bài xong, Nguyệt Lan lấy lá thơ đọc lại lần nữa. Nhỏ bắt đầu ngôi`“thả hồn” viết thư hồi âm cho cô chị nầy.

                  Viết thư xong Lan đọc lại choTuyết nghe, rất hài lòng lá thư hồi âm nên Tuyết yêu cầu Lan đọc đi đọc lại đến năm bảy lần! Cầm lá thư trên tay mà lòng Tuyết vô cùng hớn hở. Tuyết đâu có biết cô em này là dân ghiền chuyện “Hoa Tím”, kệ sách trong phòng đầy chuyện tình thơ mộng của tuổi hoa học trò mà Mai Thảo và Nguyệt Lan thay phiên nhau mua từ lúc bắt đầu vào Trung học.

                  Tuyết xem đi xem lại lá thư và miệng luôn khen Nguyệt Lan có chữ viết rất đẹp, nét nghiêng nghiêng thêm mực tím thật lãng mạn. Tuyết nhủ thẩm:“Chắc là Dân sẽ vui lắm khi nhận được lá thư này!”.

                  Như thườnng lệ, Dân đến quán tìm vào góc bàn hay ngồi mỗi trưa. Khi quán hơi vắng khách, Tuyết trao vội quyển tiểu thuyết cho Dân mà gương mặt ửng hồng vì thẹn! Dân mỉm cười khi nhận lại quyển sách, rồi gởi trả tiền cà phê và ra về.

                  Ngày sau, Dân đến quán cũng gọi ly cà phê sữa đá như mọi ngày nhưng dường như vị cà phê trưa nay hương vị thơm và ngọt lạ lùng! Đang lim dim phì phà khói thuốc thả hồn mơ mộng, Dân bỗng giựt mình khi nghe Tuyết đến cạnh bàn và hỏi :
                  - Anh Dân đọc lá thư của Tuyết chưa?
                  Có chút lung túng, Dân trả lời:
                  - Rồi Tuyết ạ! Anh muốn hẹn với Tuyết trưa thứ Sáu mình đi được không?
                  Không chần chờ, Tuyết trả lời:
                  - Vậy cũng tiện, vì trưa thứ sáu quán sẽ vắng hơn buổi chiều, Tuyết có thể xin phép cô đi ra ngoài vài tiếng, chắc là không sao!

                  *****

                  Ngày chờ đợi rồi cũng đến , Tuyết vào trong thay một cái áo bà ba mới màu hồng đào và quần sa ten đen bóng, chảy lại mái tóc rồi nhìn thoáng mình trong gương, mỉm cười hài lòng với chính mình! Tuyết xuống lầu thưa cô rồi rời nhà.

                  Dân đứng đợi Tuyết bên dốc cầu phía bên kia quán cà phê, dưới chân cầu có bóng mát của cây xoài hoang. Dân cười tươi khi Tuyết tiến lại gần, mời nàng lên Honda chở đến điểm hẹn. Dân cho xe ngừng lại trước một quán lá trong một đường nhỏ hơi xa phố, Dân nắm tay Tuyết bước vào quán và chọn một góc bàn trống.

                  Tuyết nhìn xung quanh và có chút ngạc nhiên nên hỏi nhỏ Dân:
                  - Vườn dưa gang đâu sau không thấy mà anh dẫn Tuyết vô quán lá này vậy?
                  Muốn cười thật lớn vì câu hỏi ngây thơ của cô quán cà phê đáng yêu nầy, Dân chỉ tay ra sau quán:
                  - Vườn ở phía sau của quán, nếu Tuyết quay lưng lại thì sẽ nhìn thấy!
                  Tuyết nhìn theo hướng Dân chỉ thì thấy nhiều luống đất thẳng hàng, các trái dưa gang được cẩn thận bọc lại bằng rơm khô nằm xen lẫn trong dây và lá xanh.
                  Dân nói tiếp:
                  - Tuyết có biết tại sao học trò hay hẹn đi “vườn dưa gang” không?
                  - Dạ không!
                  Dân ngập ngừng trả lời:
                  - Vì nơi đây yên tĩnh, các cô cậu thường vào quán vắng ăn dưa gang và tâm tình!
                  Dân ngừng giây lát, rồi nói tiếp:
                  - Vào mùa dưa chín, chủ vườn không hái dưa đem ra chợ bán nhưng chỉ bày bán tại quán cho khách đến ăn dưa tươi.
                  Tuyết nói:
                  - Người có ý kiến này cũng hay quá anh Dân há!
                  - Ừ, thật ra dưa gang không ngọt nhưng mình cho đường và đá sẽ thơm ngon và lạnh. Có người sang hơn thì cho thêm chút sữa đặc sẽ thơm và ngon hơn .
                  Cô bé hầu bàn đến hỏi:
                  - Anh chị dùng chi?
                  Dân quay sang hỏi Tuyết, nhưng Tuyết để cho Dân quyết định dùm mình:
                  - Cho hai ly dưa gang đường, sữa và đá nhưng dùng đá đập chứ không dùng đá bào nhe em!
                  - Dạ, anh chị chờ một chút!
                  Ngồi chờ vài phút, thức uống mang đến, hai ly dưa gang thơm và lạnh. Dân thân mật quậy ly thức uống cho Tuyết. Hai người vừa uống vừa nói chuyện cũng gần hai tiếng đến khi hết ly dưa gang thứ hai thì mới tính tiền ra về.

                  Chuyện Tuyết và Dân quen nhau, người trong gia đình của cô dường như ai cũng biết. Một buổi chiều sau sáu tháng liên tiếp hẹn hò, Tuyết xin phép cô cho về quê để gia đình của Dân đến coi mắt. Tuyết cũng ngỏ lời xin lỗi cô vì vì sợ bị rầy nên đã dấu cô mình mấy tháng qua. Tuyết đâu có biết là cô khôn xiết vui mừng vì cháu gái mình có người hỏi cưới đàng hoàng mai nầy sẽ có một nơi nương tựa tốt.

                  Ba tháng sau, Mai Thảo theo mẹ về quê phụ mợ lo đám cưới cho cô chị này! Tuy ở quê nhưng tiệc cưới khá long trọng, các bà con trong xóm thức khuya, dậy sớm để phụ nấu đám. Người thì làm gà vịt, người lo ra chợ mua thịt heo, thịt bò và các nguyện liệu để nấu. Bạn bè nam nữ trong xóm thì lo việc treo đèn kết hoa, có vài anh học sinh ở Tỉnh thành về nghỉ hè nên cũng họp nhau ca hát để giúp vui suốt đêm.

                  Chuẩn bị đâu vào đó, Tuyết nhờ Mai Thảo pha trà , mang bánh ra để cúng trên bànt thờ và bàn nơi họ hàng và cậu mợ đang ngồi chờ Tuyết ra lạy xuất giá . Tuyết thay áo dài màu hồng, trên đầu cài một đóa hoa vải, thoa một tí son môi, ngắm mình sơ trước gương rồi bước ra chào ba má và họ hàng. Lễ lạy xuất giá bắt đầu, vừa dâng rượu cho ba má mà Tuyết khóc nức nở. Sau khi xong lễ, Tuyết vào trong thay đồ , Mai Thảo hỏi:
                  - Sao lúc nãy Tuyết khóc vậy?
                  - Ừ, khi nào Thảo có chồng thì sẽ biết!

                  Tuy là nguời tỉnh thành nhưng Dân thích làm lễ cưới theo miệt vườn. Thay vì xe đò, Dân thuê ba chiếc ghe lớn có hàng ghế hai bên để ngồi, đủ cho gia đình đi xuống quê rước dâu và mời họ hàng đàn gái lên thành dự tiệc. Buổi rước dâu cử hành khá trịnh trọng. Cậu của Tuyết thật vui mừng và hảnh diện với người trong xóm tuy Tuyết không phải là con gái ruột của mình.

                  Gia đình chồng của Tuyết tuy không giàu có nhưng cuộc sống cũng gọi là sung túc. Tuyết được sự thương yêu của ba má chồng và các em. Nghỉ học sau khi lập gia đình, Dân cùng vợ phụ giúp ba má lo chuyện bán buôn của tiệm tạp hóa trước nhà ; hai vợ chồng son sống thật hạnh phúc.

                  Gần nửa năm sau thì Dân khám phá ra Tuyết không biết viết và biết đọc!
                  Lòng mãi thắc mắc về lá thư hồi âm của Tuyết khi xưa, vì nó đã cho Dân nhiều ấn tượng về cô quán cà phê dễ mến. Sau bao ngày suy nghỉ, cuối cùng Dân quyết định hỏi vợ cho ra lẽ. Kể cho Dân nghe sự thật mà Tuyết không cầm được nước mắt.

                  Sự thất vọng hiện lên nét mặt của chồng làm cho Tuyết lo lắng vô cùng! Riêng Dân miên man nghĩ đến những ngày tháng quen nhau, chuỗi ngày sống êm đềm sau ngày cưới, sự yêu thương của Tuyết dành cho mình, sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, thương và chăm sóc đàn em như ruột thịt . Tất cả đều nầy đã bù đấp lại lỗi của Tuyết, bao nhiêu hờn giận dần tan biến trong lòng của Dân. Từ đấy hai vợ chồng vui sống hạnh phúc vài năm sau thì hạ sanh được một gái và một trai.

                  Sau 1976 cuộc sống của gia đình ngày càng khó khăn, từ thành thị đến thôn quê nơi nào cũng đều gặp cảnh gạo châu củi quế, dường như số lượng người bán nhiều hơn người mua. Ba mẹ chồng sức khỏe ngày càng yếu, buôn bán không mang lại lợi nhuận nhiều nên hai vợ chồng Tuyết thay ba má lo chuyện cơm áo cho gia đình.

                  Sau ngày ba mẹ chồng qua đời, Tuyết vất vã hơn nhiều! Đóng cửa tiệm tạp hóa, Dân thì chạy Honda ôm ngày hai buổi, Tuyết thì bán cơm và hủ tiếu trước nhà, quầng quật suốt ngày. Vừa lo việc buôn bán, vừa chăm sóc con vừa lo cho mấy đứa em chồng ăn học, trách nhiệm trĩu nặng đôi vai nhưng không bao giờ Tuyết than thở.

                  Riêng Dân, chạy xe cũng ế ẩm, giang nắng suốt ngày mà tiền kiếm không được bao nhiêu. Dường như thất chí nên sau giờ nghỉ Dân thường theo bạn bè trong xóm nhậu cho đến tối. Trách nhiệm kiếm tiền của Dân ngày càng thưa thớt, khi về đến nhà thì cũng lúc nào say bí tỉ.

                  Nhớ đến đến đây Tuyết rưng rưng khóc, rút lấy khăn “mù xoa” ra lau mắt, nói tiếp:
                  - Chị Hồng biết không? Nhiều khi nhìn thấy chồng của người ta “chết” khiến Tuyết thấy …mà ham!
                  Hồngvội nói:
                  - Ô! Sao em lại nói vậy! Tội chết đó cưng!
                  - Chị đâu biết là chồng em lúc đầu chỉ qua lại nhậu lai rai với bạn, riết thành ghiền! Lúc đầu chỉ vào buổi chiều nay thì suốt ngày luôn, mà còn hỏi tiền của em để mua rượu.
                  Nghe Tuyết kể đến đây, Lan khẻ thở dài và hỏi:
                  - Còn hai đứa con em bây giờ ra sao?
                  Nghe Hồng nhắc đến con mình, ánh mắt của Tuyết chợt sáng lên:
                  - Dạ! Hai đứa được vợ chồng em cho đi học đàng hoàng. Tụi nó học cũng khá vì trước đây chồng em thường xuyên kềm cho chúng mỗi tối!
                  Tuyết ngừng giây lát rồi nói tiếp:
                  - Đứa con gái của em có chồng cũng hơn năm nay rồi đó chị !
                  - Còn cháu trai thì sao?
                  - Dạ, nó đang học lớp mười một.

                  Thấy Tuyết vui trở lại và vơi bớt nước mắt, Hồng đở lo lắng! Thân mật nắm lấy bàn tay của Tuyết và nói:
                  - Chị thấy Tuyết giỏi giang lắm! Em vừa làm mẹ, vừa làm cha mà chu đáo lo cho hai con học hành . Bây giờ lại làm sui gia với người ta nữa chớ!
                  - Vì em không muốn cuộc đời của con bị khổ như em chị Hồng ạ!

                  Nghe Hồng khen làm Tuyết thấy vui và ấm lòng vì đã lâu lắm rồi nỗi lòng của mình không dám tỏ bày cùng một ai cả!

                  Tuyết nán lại chơi với Hồng vài phút rồi đứng dậy từ giã ra về, Hồng tiễn Tuyết ra cửa. Nhìn cô em ọp ẹp trong chiếc xe đạp cũ kỹ đang cố leo lên dốc cầu mà lòng của Hồng thật bùi ngùi cho số phận của cô em này!


                  Yên Dạ Thảo


                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.08.2013 09:52:41 bởi Yên Dạ Thảo >
                  #9
                    NgụyXưa 19.02.2013 01:54:03 (permalink)
                    "Trái Tim Hạnh Phúc" đã được mang vào thư viện.

                    Xin cám ơn tác giả.
                    #10
                      Yên Dạ Thảo 16.05.2014 04:32:37 (permalink)
                       
                      Một Chữ “Tình”
                       
                      Gần hai tuần quanh quẩn trong nhà nghỉ dưỡng bệnh, tôi miên mãi suy nghỉ về chuyện "Sinh lão bệnh tử" của một đời người và một chữ “Tình” ở trên thế gian nầy!  Buồn càng thêm buồn khi hồi ức quay về những ngày tháng đầu tiên tôi rời gia đình và quê hương.

                      Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi lên Saigon học, nhà trường dùng một khách sạn làm nội trú cho học sinh. Các ngày đầu bận bịu với sinh hoạt, nội quy và làm quen bạn mới từ Nam ra Bắc, nay được gom tụ lại trong cùng khóa học. Tôi dường như không có thời gian để nghĩ đến chuyện nhớ nhà.

                      Đến ngày thứ bảy của tuần thứ ba, tôi cùng bảy người bạn đạp xe rảo một vòng Saigon, sau đó ra chợ Bến Thành dạo quanh chợ trước khi được Thanh Hương (người Mỹ Tho) dẫn cả bọn đi ăn bún bò Huế. Quán bún bình dân, nằm trong một hẻm nhỏ của thành phố nhưng đông khách. Mặc dù trời nóng bức nhưng đứa nào cũng vừa húp và hít hà vì hương vị thơm ngon và cay nồng.

                      Trở về trường thì trời đã tối, 9 giờ là chúng tôi tắt đèn, vào giường nằm nhưng vẫn chưa ngủ! Chợt có tiếng hát của Thị Hoa (người Thủ Đức) từ góc phòng vọng ra , chúng tôi im lặng lắng nghe cô bạn đang thổn thức hát bài “Lòng Mẹ”.  Phòng tối, giọng hát buồn cộng thêm lời bài ca về tình mẹ gợi đến nỗi nhớ nhà trong từng ngăn tim của tôi và các cô bạn. Tiếng hát đã dứt, tuy hay nhưng không một ai vỗ tay để khen thưởng.  Có lẽ như tôi, các bạn quay mặt vô tường, rưng rức khóc vì nhớ mẹ mình!

                      Sau một tháng, trường cho chúng tôi nghỉ ngày thứ Sáu để về thăm gia đình, chiều thứ Năm là chúng tôi chia tay, chỉ có chị Mừng là không về,vì nhà chị ở tận Hưng Yên! Trưa ngày Chúa Nhật các bạn trở về trường đông đủ, mỗi chúng tôi ngoài việc mang gạo và đồ ăn (để lén nấu trong phòng) thì mang theo đặc sản của quê mình để chia nhau cùng ăn.Thanh Hương mang chuối khô Mỹ Tho, Sương mang kẹo dừa Bến Tre, Thị Hoa và Kim Sa mang nem Thủ Đức, Nguyệt Oanh và Thùy Nhung mang bưởi Biên Hòa, Liên mang một bao cát đầy trái bơ (avocado) từ Lâm Đồng, riêng tôi thì mang vài soài cát và soài tượng.

                      Trong thời gian này bệnh bao tử của tôi ngày càng nặng, có lẽ vì ăn bo bo nhiều hơn ăn cơm. Các bạn học thay phiên chăm sóc và nhiều lần đưa tôi đi bệnh viện. Từ những chia sẻ và lo lắng cho nhau trong những ngày xa gia đình, tình bạn của chúng tôi ngày thêm thắm thiết, tôi thấy thật ấm lòng!

                      Học đến giửa năm thứ hai tôi được chị lên Saigon đón về quê và âm thầm rời Việt Nam.

                                                                                                                                                     ****

                      Có thể nói Rạch Giá là nơi đầu tiên tôi bước vào trường đời! Lúc đó tôi thật ngu ngơ vì không bao giờ nghĩ đến ở ngoài đời có nhiều cạm bẩy, lắm người tham lam...

                      Hành trang trên mình để đi Rạch giá theo ghe ra khơi là một ít thuốc nhức đầu,thuốc đau bao tử, thuốc say sóng, dầu cù là, kẹo gừng, bao nhỏ thịt heo chà bông, hai bộ đồ và một sợi dây chuyền đeo cổ. Buổi sáng, chúng tôi bốn người rời bến xe và được người một ngườI đàn bà ra đón, bà đưa chúng tôi vào căn nhà lá xụp xệ trong hẻm nhỏ gần bờ biển. Đến gần chiều, có người khác đến đưa chúng tôi vào một căn nhà khá lớn. Chúng tôi được họ mời cơm với món thịt kho, canh chua cá nhám chấm với nước mắm nguyên chất, tôi chưa bao giờ được ăn nước mắm ngon như thế! Trong bửa cơm, ông bà chủ nhà trò chuyện với chúng tôi rất cởi mở, tôi rất vui và có nhiều ấn tương tốt cho các người dân miền biển này!

                      Hơn nửa khuya, chúng tôi được báo là đến giờ xuống ghe, bà chủ bảo là sẽ cho  từng người lần lượt rời nhà, vì để tránh tai mắt của người trong xóm nên hành lý và nữ trang trong người phải để lại, họ sẽ cho người mang xuống ghe sau. Nghe lời, tất cả chúng tôi đều để lại đồ của mìn trừ anh tôi còn giử lại được sợi dây chuyền trong túi quần.

                      Người từ ghe nhỏ lần luợt được đưa ra ghe lớn, già trẻ bé lớn là bốn mươi bảy người, chúng tôi êm ả ra khơi! Được nửa ngày thì cả tất cả người trong ghe mới biết là không một ai nhận lại được đồ của mình từ các nhà họ tạm trú trong ngày! Hai ngày lênh đên trên biến, chúng tôi được phát một vắt cơm và nước lã cho mỗi buổi ăn sáng và buổi chiều.

                      Đến chiều ngày thứ ba, xa xa có một chiếc tàu dầu của Tây Đức, ông tài công lập tức quay hướng ghe và tiến thẳng về tàu dầu! Thuyền trưởng cho tàu ngừng lại để cho ghe tiến lại gần tàu được an toàn, ông cho đầu bếp trưởng người Singapore làm thông dịch khi biết trên ghe có vài người Hoa.  Ông giới thiệu, ông tên là Yan, theo lời thuyền trưởng là nếu máy tàu còn tốt thì họ sẽ cho thêm dầu để ghe tiếp tục cuộc hành trình, nhưng nếu máy hư thì họ sẽ đưa người lên tàu và ông sẽ liên lạc với Cao Ủy ở Thailand cho phép chúng tôi vào bờ. Riêng ông đầu bếp đề nghị (nói nhỏ) với chúng tôi là nên phá máy cho hư để được ông thuyền trưởng cứu vớt, vì quanh vùng cướp biển đang lộng hành, người trên tàu không biết sẽ sống chết sẽ ra sao trong các ngày tới!

                      Nghe lời, ông tài công khéo léo phá máy trước khi thợ máy trên tàu xuống kiểm soát, sau vài phút thợ máy xem xét kỹ lưỡng, ông cho biết là ghe không thể tiếp tục chạy được nữa! Thế rồi, chúng tôi được vớt lên tàu lớn, được cho tắm rửa và ăn uống tử tế!

                      Sau ba ngày chờ đợi tin của Cao Ủy LHQ, chúng tôi được chấp nhận cho chuyển vào trại Songkhla – Thailand! Tôi nhớ mãi Yan, người đầu bếp Singapore đã nấu cho chúng tôi những bửa cơm ngon và buổi  ăn sáng là món cháo cá hồng bắt được gần dàn khoan. Ngoài ra, ông bảo chúng tôi viết thư thông báo cho gia đình bên nhà biết tin bình an, khi lên bờ ông sẽ gởi giùm. Cám ơn Yan, cám ơn thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu đã tôi một “Tình người” vô giá!
                       
                                                                                                                                                     ****
                       
                      Đến trại tỵ nạn Songkhla, tôi thấy đông đảo người Việt đứng bên trong rào, xôn xao và nhìn ra ngoài cửa để tìm người thân hay bạn trong số người chúng tôi. Tuy biết là không phải là sự chào đón mình từ các đồng hương, nhưng lòng tôi có chút vui vui vì mình đến nơi bình an và có nhiều người đồng cảnh.

                      May mắn, em tôi gặp được anh Thương, bạn học chung trường Đại Học Tài Chánh, anh và vài người bạn ân cần mời anh em chúng tôi về ở chung lều với các anh vì các anh cũng sắp đi định cư định. Trước khi theo các anh về lều, chúng tôi gặp được Nga và Hiệp, Nga học chung trường Trung học với tôi, ba của Nga xưa là một sĩ quan trong trại linh Công Binh gần nhà. Tuy trước đây học chung trường, nhưng chưa bao giờ Nga và tôi nói chuyện, bây giờ gặp lại nhau tay bắt mặt mừng! Sau đó Nga cho hai chị em quần áo lót, một ít đồ dùng và hướng dẫn nhà tắm, nhà vệ sinh trong trại. Vài ngày sau là vợ chồng Nga rời trại đi Canada.

                      Trong thời gian anh em tôi ở chung lều với các anh , chúng tôi thật vui! Hai chị em học làm cá, thổi lửa và nấu cơm từ anh Trung và anh Tín, các anh chỉ một ít tiếng Thái và cách xài tiền để đi chợ. Mỗi chiều cơm nước xong, anh Phương hay ngồi trước lều hát lại các bài nhạc xưa, anh hát hay nhất là bài “Bên Cầu Biên Giới”.

                      Đêm 30 Tết thật ảm đạm, nằm nghe bảnh nhạc “Xuân Này Con Không Về” của  tiếng hát Duy Khánh được phát ra từ đài phát thanh của trại. Từng lời nhạc gợi cho  tôi nỗi buồn xa xứ, nỗi nhớ  thương và lo lắng má mình ăn Tết hẩm hiu bên nhà.  Tôi bật khóc thành tiếng!

                      Tuy thời gian nầy cực khổ nhưng dường như nhiều người trong trại không ai lo nghĩ đến cái ăn, cái mặc vì có đã sự trợ giúp của Cao Ủy. Ngoài gạo, không cá mòi hộp thì cá biển cũng lây lất sống tạm qua ngày. Lần lượt anh Thương, Trung, Tín, Phương, Long, Lan, Đức, Thiện.... cũng rời trại đi định cư ở Mỹ.  Mỗi lần đưa tiễn đều là một chầu cà phê tối ở một trong những quán nhỏ.  Bây giờ không biết các bạn sống ra sao, hy vọng tất cả đều tốt đẹp!

                      Một tháng sau, cháu tôi ở Canada nhận được thư do anh tôi nhờ ông Yan gửi trước đây. Cháu lập tức gởi cho chúng tôi 100 dollars. Mua sắm một ít đồ dùng cá nhân, em mua vải và khéo tay cắt và may từng mủi kim cho các bộ quần áo của hai chị em. Tiền chi phí còn lại chút đỉnh, cộng với số tiền bán sợi dây chuyền , anh tôi sang lại một quầy cà phê nhỏ trong trại để sống lay lất qua ngày chờ ngày đi.

                      Ba anh em thay phiên nhau ra quán bán từ sáng cho đến chiều. Tối đến, anh ôm chiếc chiếu ra quán ngủ để coi chừng đồ, anh không ngại gió biển lạnh khi càng về khuya. Một lần chúng tôi thấy được cảnh anh cuộn tròn trong chiếu nằm ngủ ngoài trời , hai chị em thật dau lòng. Bây giờ nghỉ đến thấy thương anh mình nhiều hơn!

                                                                                                                                                    ****

                      Vào một buổi sáng, đang đứng pha cà phê ở quán, bổng dưng tôi bị ngã quỵ, bụng đau như cắt, hoàn toàn mất hết sức lực! Tôi được anh và vài người quen dìu về lều để nghỉ ngơi, nhưng bụng càng lúc càng đau, tôi không còn nằm thẳng lưng được nữa! Biết là bệnh bao tử lúc trước nay trở nặng, em tôi nhờ người quen cùng đưa tôi đến trạm y tế của trại, sau khi bác sĩ người Pháp khám bệnh, ông lập tức chuyền nước biển cho tôi để giảm đau và cho thêm một chai để dành chuyền tiếp khi chai kia hết vào buổi tối , ông bảo chúng tôi chờ đến sáng hôm sau để biết sự quyết định của Cao Ủy về chi phi cho tôi vào bệnh viện điều trị .

                      Hơn nửa khuya, chai nước biển đã cạn, em tôi nhờ bác sĩ trực người Việt chuyền tiếp chai thứ hai cho tôi, nhưng bị ông từ chối! Nằm thiêm thiếp nghe tiếng em tôi cãi vã với ông:
                      -    Tui có nghe người thông dịch nói lại là bác sĩ Pháp có dặn với ông là còn một chai nước biển để dành cho chị tôi dùng khi hết chai nầy mà!
                      Ông nói:
                      -    Có nghe lộn không? Đâu có chai nào đâu!
                      Em gái tức giận và nói:
                      -    Lúc chiều tui nghe ông nói với người thân là có chai nước biển và ông kêu người ấy lên trạm để ông chuyền cho.Vậy chai đó đâu hở bác sĩ ?
                      Dằn co không được, lại thấy cơn đau của tôi càng tăng, nóng lòng em đem sự tình kể cho anh Nhân là một người bạn quen đang làm thiện nguyện cho trạm y tế! Cuối cùng, anh lấy chai nước biển khác để tiếp tục chuyền cho tôi!

                      Sáng hôm sau, hòan tất thủ tục tạm xuất trại, tôi được bác sĩ đưa tôi vào một bệnh viện lớn ở Songkhla. Gần hai ngày trời nằm mê mang từ cuộc giải phẩu lớn, tôi tỉnh dậy, nhìn xung quanh không một bóng người thân, toàn thân là dây nhợ! Mơ hồ, nhớ lại chuyện xảy ra trong các ngày qua, chợt dòng nước mắt buồn tủi chảy dài trên má!

                                                                                                                                                      ****

                      Bây giờ, ngồi nhớ lại câu nói của má trong ngày tiễn đưa trước khi anh chị em tôi bước lên chiếc xe lôi đạp ọp ẹp để đến bến xe đi Rạch Giá:
                      -    Má không biết quyết định cho con đi là việc đúng hay là sai?
                      Tôi không trả lời, chỉ biết nhìn người mà khóc! Xe lăn bánh xa dần nhưng bóng má vẫn còn đứng bên kia cầu dõi mắt nhìn theo mà nước mắt của người không ngừng rơi.

                      Vâng, quyết định của má khi xưa là đúng, rất đúng má ạ! Bốn cây vàng đã cứu lại mạng sống của con trong chuyến đi nầy và cho con nhiều bài học về tình người.

                      Con xin cám ơn má, cám ơn anh trai và cô em út cùng chia sẻ trong những tháng ngày khổ cực, cám ơn những người bạn tốt và cám ơn đời cho tôi nếm được những cay đắng, ngọt bùi.

                      Yên Dạ Thảo
                      15.05.2014


                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2014 22:00:01 bởi Yên Dạ Thảo >
                      #11
                        Ct.Ly 19.05.2014 04:51:22 (permalink)
                        #12
                          Yên Dạ Thảo 17.12.2015 20:30:16 (permalink)
                          Chị Ct Ly thân mến,
                          Sau ngày YDT post bài "Một Chữ Tình" thì em bị bệnh suốt mấy tháng liền nên không trở lại mục Ngày Tháng Vui Buồn của mình, chỉ ghé vào trang thơ post thơ và đọc các bài thơ mới post của thi hữu rồi em đi ra. 
                          Hôm nay là ngày sinh nhật bạn thơ Đỗ Hữu Tài, em viết lại những ngày tháng quen anh ấy trong vườn thơ VNTQ! Tim lại mục của mình, mở ra thì em mới thấy đôi dòng chị viết cho em.  YDT chân thành xin lỗi chị. 
                           
                          YDT mến chúc chị và gia đinh hưởng mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc!
                           
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2015 20:32:10 bởi Yên Dạ Thảo >
                          #13
                            Yên Dạ Thảo 17.12.2015 20:33:02 (permalink)
                             
                            Nhớ Về Một Bạn Thơ
                             
                            Tôi quen biết được cố thi sĩ  Đỗ Hữu Tài từ một người bạn chung lớp thời Trung Học, anh tên là Hào. Anh kể cho tôi biết hai anh quen nhau ở trại Pulau Bidong, sau khi rời đảo thì cả hai được định cư trên đất Mỹ nhưng khác tiểu bang, cho đến năm 2010 mới liên lạc được với nhau. Anh Hào kể cho tôi nghe tình trạng sức khỏe của anh Tài và cho biết anh bắt đầu làm thơ sau cơn bệnh ngặt nghèo. Anh lấy bút hiệu là Thế Thôi.
                             
                            Anh Hào nhờ tôi giới thiệu thơ của Đỗ Hữu Tài vào web trường của tôi, và nếu có thể thì xướng họa thơ hầu giúp anh Tài trải qua những ngày tháng buồn tẻ. Tôi cho anh Hào biết là tôi không còn gởi bài cho web trường của mình nữa! Nhưng tôi giới thiệu anh đến Kim Oanh, cũng là bạn học cũ của chúng tôi. Oanh là Mod của web trường trong thời gian nầy! 
                             
                            Vài tháng sau tìm được trang web VNTQ, tôi bắt đầu đăng thơ và xướng họa thơ với vài thi sĩ lạ! Có lẻ anh Hào báo cho anh Tài biết nên vào đầu tháng Tư năm 2011 thì tôi thấy trong Diễn Đàn của web nầy xuất hiện thơ của Đỗ Hữu Tài. Mỗi bài thơ của anh nhờ bạn đăng lên là tôi đều đọc, rất lấy làm thán phục nhưng chưa dám vào làm quen.  Cho đến cuối tháng 5 năm 2011 thì tôi đọc “Bài Thơ Tôi” của anh, lúc đó tôi mới dám ghé vào chào hỏi và đăng bài thơ thứ nhất “Bài Thơ Anh” vào vườn thơ của Đỗ Hữu Tài.
                             
                            Anh Tài rất vui khi thấy tôi qua vào vườn nhà anh và để lại bài thơ, anh viết:
                            - Tài rất vui khi đọc thơ của YDT mà bấy lâu nay đã chờ. Hào có nói vào nhà của YDT để trao đổi thơ...nhưng Tài ngại thơ mình “chưa đủ cân lượng '' nay thì đã được YDT mở cửa Tài sẽ vào thường nha!”. 
                             
                            Thật sự người ngại là tôi, vì tôi bắt đầu làm thơ vào mùa thu năm 2009, thơ còn vụng về, chưa biết cách dụng từ để cho bài thơ của mình được mượt mà như những bài thơ của anh từ trước đến nay!
                             
                            Có một lần trong Diễn Đàn tôi cho anh biết là tôi có đọc qua bài thơ “Quét Lá” của anh đã được đăng trong web LVD khoảng đầu năm 2011. Tôi rất thích nên yêu cầu anh đăng bài thơ nầy trong Diễn Đàn VNTQ để chia sẻ cho các thi hữu cùng thưởng thức. Anh nói để tìm lại và đăng lên theo lời yêu cầu. Nhưng vài ngày sau anh cho biết là không tìm được bài thơ nầy, tôi phải vào web LVD tìm lại rồi cho anh biết tên bài thơ là “Cạnh Nhà” chứ không phải “Quét Lá”! Thời gian sau tôi nhờ cô Hương Nam diễn ngâm bài thơ dùm, giọng ngâm của cô nghe khá ngọt ngào, anh rất thích!
                             
                            https://app.box.com/s/d679d17ec750df6920f4
                             
                            Vài tháng sau anh gởi tặng tôi năm tập thơ “Có Những Đêm”, đọc lời giới thiệu và thấy hình anh ngậm viết để làm thơ đã làm tôi không cầm được nước mắt. Tôi đâu ngờ anh Tài bệnh nhiều đến thế!
                             
                            Chúng tôi bắt đầu liên lạc bằng emails, mỗi ngày tôi viết thơ thăm hỏi anh, riêng anh thì thường khoe bửa nay được ăn trưa món gì, có lần tôi bật cười lớn khi đọc email của anh (thường emails of anh không bỏ dấu):
                            - Bua nay Tai đuoc an my Y…. NGAN...! Het gio roi, thoi Tai dọt ….!
                            Có lần tôi hỏi anh trên phone:
                            - Anh Tài ơi, bật mí cho YDT biết làm sao để có một bụng thơ như anh?
                            Anh trả lời:
                            - Điểm tâm buổi sáng của Tài là ăn thơ đó YDT!
                            Có những lúc thấy tôi vắng trong Diễn Đàn thì email thăm hỏi:
                            - YDT oi, co khỏe hay chuyen gi khong ma khong thay post tho moi len vậy?
                            Trong thời gian đó tôi khá bận nên không làm thơ, viết vội vài hàng:
                            - Hồn thơ của YDT bị đi lạc nên không ra được bài thơ nào cả!
                             
                            Suốt ba năm trước đây dường như tuần nào thơ tôi ra là có thơ anh hoạ lại! Tôi thầm phục anh vì anh họa thơ hay cảm tác với các nàng thơ rất nhanh.
                             
                            Có một lần tôi viết email cho anh hay là tôi vừa đăng bài thơ mới trong VNTQ, mời anh qua vườn YDT đọc cho vui. Anh trả lời ngay:
                            - Đe Tai “CHAY” vao vuon cua YDT xem!
                             
                            Câu trả lời của anh làm tôi cười không ngớt khi hình dung cảnh anh ấy tất bật chạy qua vườn mình để đọc thơ! Thật sự tôi cũng biết thời khóa biểu của anh là đâu vào đó! Ăn cơm trưa xong là y tá cho anh nằm sấp hai tiếng để lưng không bị lở.  Anh cho biết là trong thời gian nầy là anh suy nghỉ để họa thơ từ các nàng thơ trong các Diễn Đàn anh quen biết.
                             
                            Mùa Giáng Sinh đến và cũng là sinh nhật anh là ngày 17 tháng 12, anh kể mùa này là anh vui nhất trong năm, vì vừa Sinh nhật anh và vừa Giáng sinh. Anh khoe là mỗi năm anh nhận được nhiều thiệp chúc mừng và quà từ bạn bè khắp nơi,
                             
                            Năm đầu tiên tôi gởi cho anh là hộp kẹo Chocolate và Birthday card. Ngạc nhiên và vui, anh viết:
                            - Nam nay Tai nhân đuoc them mon qua tu Co Lang Gieng! Hi hi…
                             
                            Sinh nhật năm kế tiếp tôi cũng gởi anh chocolate, đến mùa Trung Thu thì nhờ cô bạn làm bánh trung thu gởi cho anh, anh nhờ làm đặc biệt mỗi bánh phải có hai hột vịt muối.  Hai năm sau, anh bảo tôi đừng gởi hai món ngọt nầy vì anh bắt đầu cử ngọt. Có chút ngạc nhiên nên tôi hỏi anh qua phone:
                            -  Anh bị tiểu đường?
                            Anh trả lời:
                            -  Tài dùng răng để ngậm đủa thần mà gỏ phím nên nha sĩ kêu phải giữ hàm răng cho tốt!
                             
                            Câu trả lời của anh làm tôi giựt mình vì quên hẳn là anh gỏ phím bằng miệng.
                             
                            Nhớ một lần anh tâm sự là trước lễ Giáng sinh thì Tài có một số ở bạn gần đến thăm, phòng Tài rất rộn rịp trong những ngày nầy, nhưng sau đó thì vắng và buồn lạnh vì ai cũng quanh quẩng cùng gia đình…Tài thì trong phòng nhìn tuyết! Từ nghe được tâm sự của anh, tôi bắt đầu gởi DVD Paris By Nigh, Asia để anh xem trong những ngày lễ nầy! Sau đó tôi nói với anh khi nào muốn xem nhạc gì thì nói cho YDT mua gởi qua, anh nói:
                            - Nếu vậy thì Tài sẽ rất tự nhiên à nha! Hi hi…
                             
                            Thời gian thấm thoát cũng hơn bốn năm rồi! Dường như tôi quen dần nhận và xem emails của anh gởi trong những giờ ăn cơm trưa của mình, dường anh có sắp xếp thời khóa biểu cho mỗi nàng thơ!
                             
                            Đột nhiên có khoảng thời gian vắng bặt thơ Đỗ Hữu Tài trong diễn đàn của VNTQ, tôi không biết ai để hỏi thăm. Vài tháng sau thì tôi nhận được email của anh:
                            - YDT oi, Tai ve roi!
                            Tôi mừng và hỏi:
                            - Anh đi đâu mà về rồi?
                            - Tài o benh vien ve, bac si chua cho phep ngoi go phim nen khong lam gi duoc ca!
                            - Anh Tài làm YDT hết hồn!
                             
                            Đọc được email của anh tôi thấy nhẹ nhỏm vì tưởng….
                             
                            Thời gian sau nầy, mỗi lần có thơ được phổ nhạc và được làm youtube hay thơ được diễn ngâm là anh gởi link cho nhóm chúng tôi vào xem.  Tôi viết chọc anh:
                            - Anh Tài “KHOE” hoài làm cho YDT ganh tỵ đó nhen!
                            Anh trả lời:
                            - Co ma khong khoe… se lam Tai rat kho chiu! Hi hi…
                             
                            Những emails của anh và tôi qua lại trong giờ cơm trưa thế mà hơn bốn năm rồi! Tôi rất vui và có lẻ anh cũng thế!
                             
                            Cuối tháng chín vừa qua, từ Việt Nam trở về thì ba ngày sau Kim Oanh báo cho tôi hay là anh Tài qua đời! Tôi sửng sốt, ngồi nói chuyện với Oanh mà tôi nghẹn ngào, không cầm được nước mắt.
                             
                            Sau ngày anh qua đời, ngồi làm việc mà tôi luôn nhìn đến cell phone trên bàn, nhớ lại những emails sau giờ cơm trưa, những lời thơ viết qua lại ... làm cho lòng tôi buồn vui lẫn lộn!
                             
                            Giáng Sinh năm nay vắng bóng và tiếng thơ của “anh hàng xóm”, vườn thơ của các “Cô Láng Giềng” cũng vắng lạnh, anh có biết?
                             
                            Yên Dạ Thảo
                            16/12/2015
                             
                             
                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2015 20:34:24 bởi Yên Dạ Thảo >
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9