Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và Nền Cộng Hòa (tập 2-đang viết)
Phần thứ nhất
I
Sau khi tái chiếm lại Huế, người ta phát hiện thêm rất nhiều hố chôn tập thể và bắt đầu có sự qui kết tội lỗi của nhau. Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Huỳnh Tấn Phát có lên tiếng xin lỗi người dân Huế. Ở Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh càng thấy đau lòng, khi biết bộ đội chiến sĩ ở nơi tiền tuyến rất ư là tàn bạo.
Việc tàn sát đồng bào Huế vô tội, càng lúc càng làm cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh thêm lặng lẽ. Mấy ngày xuân Mậu Thân trôi qua nhẹ nhàng, những tưởng đợi tin thắng trận khắp nơi báo cáo về: "Miền Nam đã được giải phóng". Ngược lại, Người nhận được những tin tức hết sức đau buồn, rằng người dân miền Nam không những không đứng lên Khởi nghĩa "cướp chính quyền" (như dự tính), mà quân tiếp viện từ miền Bắc, cũng như quân miền Nam bị vây hãm chặt trong các thành phố lớn không biết đường thoát và bị tử trận thảm thương. Người càng nghe báo cáo quân số thương vong thì càng đau lòng, lại thêm việc thảm sát người dân tại Huế do người của mình giết chóc vô tội vạ. Bác Hồ cảm thấy sức khoẻ mình suy sụp vào thời điểm đó, Người luôn khao khát chiến thắng và mong thấy ngày hoà bình giữa hai miền Nam Bắc, nhưng số thương vong quá lớn và nhất là việc tàn sát người dân vô tội ở kinh thành Huế. Nơi mà thuở còn thơ ấu, Người từng ở đó ăn học và cha mình được làm quan triều đình Huế.
Là người chịu trách nhiệm cao nhất, Người cảm thấy những người thân ở đó, từng cưu mang mình tại Huế. Thắc mắc hỏi Người công ơn trước đây Người trả lại, bằng việc chôn sống con em họ dưới những nấm mồ chôn tập thể, như vậy đó sao?
Huế là Thủ Phủ cuối cùng của Triều Nguyễn, là nơi mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh thuở nhỏ đã ở đó.
Người vẫn còn nhớ mỗi khi chiều buông, Người cùng người anh trai ra đường ngắm vua Thành Thái lái xe chạy về vùng Kim Long. Hai anh em nhảy cẫng lên, vừa vui mừng gặp được vua và chiếc xe sang trọng mà vua lái đi. Ngày hôm đó, hai em cùng khấn khít hạnh phúc và mong mỏi ngày nào mình sẽ được ngồi trên chiếc xe ấy.
- Ráng học giỏi, mai mốt giàu có mình mua hai chiếc xe...Anh chở cha còn Cung chở mẹ...
Người vẫn nhớ những lời lẽ ngây thơ đó và như vẫn văng vẳng bên tai. Hai anh em là niềm hy vọng lớn của ông Nguyễn Sinh Sắc, rời sứ sở Nam Đàn Nghệ An đến Huế. Nhờ ông cử nhân Hồ Sĩ Tạo "đỡ đầu" ( vì Nguyễn Sinh Sắc, thực ra là đứa con từ mối tình lén lút với bà Hà Thị Hy mà ra), ghi danh học trường Quốc Tử Giám.
Huế cũng là nơi Người có nhiều nỗi niềm man mác, thời gian này mẹ của Người rất gian nan cùng cực. Bà Hoàng Thị Loan đã gồng gánh chịu đựng gian khổ nuôi chồng con ăn học, mong họ có được công danh sự nghiệp sau này. Nhưng vinh quang thì không thấy đâu, mà càng lúc thì càng đói khát. Khi bà sinh con thứ tư thì bị đau ốm mà chết, Người vẫn nhớ mình đi chơi về, thì thấy mẹ nằm vắt ngang trên chiếc chõng tre, mắt mở chừng chừng nhìn ra cửa. Người vội bồng đứa em tội nghiệp khóc khàn tiếng, mang em trai khắp đầu trên xóm dưới để xin sữa. Mấy ngày mong ngóng người cha cùng anh trai đang đi ra Bắc để làm giám thị, Người được những dân Huế tốt bụng lo cho mẹ mộ phần và giúp đỡ cơm nước qua ngày. Tâm tình của Người vẫn còn sâu đậm, khắc mãi trong lòng nỗi niềm mà người dân Huế đã cưu mang. Trong lòng, Người khoắc khoải mong ngày vào miền Nam, thì Huế là nơi người sẽ đến thăm hỏi đầu tiên.
Thất trận, người ta mới chịu nhìn nhận lại mình. Bác như tỉnh lại "giấc mộng" mà Trương Ương Đảng đã tự thêu dệt trước khi mở màn chiến dịch. Cho dù người suy diễn gàn gỡ nào cũng chắc chắn trong nội bộ Đảng có vấn đề, trên chiến trường thua thiệt quá lớn như vậy không ai mà không đau buồn.
Trận Mậu Thân không tránh có những tranh luận trong Bộ Chính trị và việc mất đoàn kết trong nội bộ Đảng làm Người thấy lo lắng. Cho nên, Bác Hồ xem lại Di chúc và Người khẳng định việc làm đầu tiên khi thống nhất đất nước: Là củng cố lại nội bộ Đảng.
Bộ Chính Trị có cuộc họp quan trọng, họ bàn tính việc mở đợt Tổng Công Kích thứ hai vào miền Nam. Bác hỏi:
- Đồng Chí Võ Nguyên Giáp lại vắng mặt nữa sao?
- Lại viện cớ bệnh nữa rồi...
Bác Hồ trầm ngâm một lát, bác biết rằng từ khi bàn bạc mở chiến dịch cho năm Mậu Thân này, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn viện cớ bệnh. Còn cho là mình chỉ là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nên khi giặc tấn công thì mới đánh lại mà thôi. Còn đem quân đi đánh miền Nam, rõ ràng là một cuộc xâm lấn và sai trái với hiệp định Giơ-Neo-vơ. Đó chỉ là làm theo ý chí cá nhân của Lê Duẩn mà thôi.
Bác Hồ tiu nghĩu và hục hặc ho, bác nói:
- Sức khỏe của bác gần đây cũng không khỏe cho lắm, chi bằng các chú bàn tính và nên lấy ý kiến của tập thể.
Lê Duẩn ngồi phía bên kia bàn, hiểu ý bác Hồ muốn ám chỉ mình, nên cười khuẩy.
- Các đồng chí hiểu cho bác, cả đời vì dân tộc vì đất nước. Bác nay tuổi đã cao sức đã yếu, cần thiết được nghĩ ngơi. Trung Ương Đảng xét thấy lý do hợp lệ, Bác có thể được về và sẽ được các đồng chí sắp xếp cho bác đi Nga Xô an dưỡng.
Bác Hồ biết là Lê Duẩn đuổi khéo mình ra khỏi cuộc họp, để dễ bề lôi kéo các đồng chí khác làm theo cái nhìn chủ quan của mình, ắt sẽ mở đợt tấn công vào các thành phố ở miền Nam. Người đứng lên đi về ngay và biết lịch sử sẽ đánh giá những hành động này như một tội ác.
- Khoan đã...Bác làm chi làm cũng phải làm đờn từ với Bộ Chính trị chứ...
Hồ Chí Minh cực chẳng đã phải ngồi xuống viết đơn xin nghĩ họp với Bộ Chính Trị, rồi trao cho đồng chí Lê Duẩn. Nụ cười khinh miệt của Lê Duẩn vẫn còn đọng lại trên môi và ai cũng cho rằng ông ta đã nắm toàn bộ quyền lực của Đảng Cộng Sản vào tay mình.
Ở lại cuộc họp, đồng chí Lê Duẩn phân trần:
- Các đồng chí ở chiến trường miền Đông Nam Bộ đề nghị mở đợt 2, rằng yếu tố bất ngờ vẫn còn...Các đồng chí thế nào.
Biết ý đồng chí Lê Duẩn có ý muốn mở thêm đợt 2, hoặc 3. Đồng chí Văn Tiến Dũng vùa theo:
- Đợt 1 ta mới sử dụng bộ phận đặc công, một số đội biệt động, du kích mật và quần chúng. Các tiểu đoàn mũi nhọn, các trung đoàn khu vực, các sư đoàn chủ lực vẫn còn sung sức, quyết tâm lập công cao...Nếu ta khắc phục được khuyết điểm trong đợt 1 thì sức đột kích trong đợt 2 sẽ mạnh hơn nhiều và sẽ là bất ngờ mới đối với địch.
- Như vậy đi...- Lê Duẩn nói, đồng chí hình dung rằng các sư đoàn mắc kẹt trong các cánh rừng miền Đông Nam Bộ trước sau gì cũng bị Mỹ truy kích, mệt đói và bị tiêu diệt.
- Có nghĩa là Bộ Chính Trị đã đồng ý...
- Chứ sao nữa...
Đồng chí Văn Tiến Dũng biết là mình đã nắm quyền chỉ huy chiến trường và ông ta mơ rằng mình tranh đua công trạng cùng với Bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên giáp trong đợt tấn công sắp tới.
- Tinh thần là thế, các đồng chí đi Thanh hóa đi. Tiếp tục họp ở đó để "đánh lừa"...- Đồng Chí ngập ngừng, rồi nói: Đánh lừa bọn CIA của Mỹ... và đương nhiên là không có tôi...
Khi tan cuộc họp ra về, Đồng chí Lê Duẩn dạo bước cùng với Văn Tiến Dũng căn dặn nhỏ:
- Cố gắng làm sao đừng để cho nước ngoài phát hiện là ta đưa quân vào miền Nam, chỉ là do người miền Nam tự đứng lên. Nếu như thua thì chỉ là lỗi của Huỳnh Tấn Phát, Lê Đức Thọ. Còn khi thắng lợi thì nhanh chóng cướp công bọn họ, thì đồng chí mới nắm được các trọng trách lớn sau này.
Đồng chí Văn Tiến Dũng nhìn Lê Duẩn ngạc nhiên nhưng nhanh chóng hiểu được ý của đồng chí Bí Thư thứ nhất, chắc rằng đây là cuộc tấn công làm theo ý chí của Đảng Cộng Sản Nga xô.
- Chắc đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ Cộng Sản Quốc Tế...Phải không ạ!
Đồng chí Lê Duẩn thở dài, có thể nói là rất khó khăn chìm trong mọi bí mật mà Đảng Cộng Sản Quốc Tế dựng lên. Việt Nam bị chìm trong máu lửa cũng từ đây và khi nắm chức vụ Tổng Bí Thư, Lê Duẩn cảm thấy mình hết sức bơ vơ. Ông tâm sự:
- Cuối cùng, chắc chỉ còn có đồng chí là tôi mới có thể tâm sự. Ngoài ra, tất cả đều là người của tình báo Trung Quốc cả...Đó là do các nước lớn cố áp đặt và hai chúng ta phải làm sao thoát ra...
Văn tiến Dũng không bao giờ hiểu hết những lời của đồng chí Bí Thư thứ nhất, hoàn toàn mù mờ như bao người ở miền Bắc sống dưới chế độ Cộng Sản đều mù mờ. Lê Duẩn thỏ thẻ bên tai đồng chí mình:
- Lúc còn trẻ, ta chỉ nghe nói đến Chủ Nghĩa Cộng Sản ưu việt. Cái gì tốt thì đương nhiên ta chọn lựa theo thôi, nhưng đến lúc nào đó đồng chí sẽ nhận ra có những điều bí mật ghê tởm và nước Việt Nam chỉ là món hàng cho người khác trả giá với nhau...
- Là sao thưa đồng chí!- Đồng chí Văn tiến Dũng càng nghe càng không hiểu.
- Để cho đồng chí biết đầu đuôi tường tận, tôi sẽ nói ngay đến một kế hoạch mà tình báo Trung Quốc buộc chúng ta phải làm...Ám sát chủ tịch Hồ Chí Minh này vào đúng vào ngày 2 tháng 9- Quốc Khánh của nước Việt Nam ta...
- Thế nhưng, ta đang muốn giải phóng miền Nam vào lúc này. Một vị lãnh đạo mất vào năm này là không nên, chắc ta phải làm theo ý họ vào năm sau...
- Ta đang bận bịu với kế hoạch Tổng Công Kích- Tổng Khởi Nghĩa họ không muốn, kế hoạch đó dẫn tới hiệp định hòa bình...
Văn Tiến Dũng không thể nào hiểu rõ được ngọn nguồn, càng lúc đồng chí càng mù mờ. Đồng chí Lê Duẩn biết là không ai hiểu nổi những gút mắc của vấn đề, nên liền căn dặn:
- Tôi biết đồng chí là người còn tinh thần dân tộc, xung quanh ta chỉ toàn là điệp báo Trung Quốc. Thế cho nên, tôi mới mong muốn mọi người họp ở Thanh Hóa ý nói là tránh điệp báo CIA nhưng thực sự là người Trung Quốc. Trở lại việc "ám sát Hồ Chí Minh", họ mong ta ám sát vào ngày 2 tháng 9. Ý họ là "Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam" vào ngày đó, thì phải chết vào ngày đó. Tựa như Việt Nam ta có điềm báo là không còn nước Việt nữa, họ mong muốn sát nhập đất nước ta vào đất họ. Vậy chúng ta là "tay say cho bọn Tàu không hơn không kém" và lịch sử không cho phép chúng ta làm như vậy. Chúng ta chỉ là trò chơi của ba nước lớn: Liên Xô, Mỹ, và Trung Quốc. Thế cho nên, chúng ta bắt buộc phải đánh miền Nam, một là để làm chỗ dựa lâu dài sau này. Hai là để Mỹ ngồi bàn thương lượng và ghi ngay vào điều khoản đầu rằng: "Nước Việt Nam ta là một nước có chủ quyền".
Đồng chí Văn Tiến Dũng được đào tạo ở Trung Quốc, bắt đầu thấy có gì đó phiền muộn. Sự việc bắt đầu hiêu hiểu ra, nhưng muốn thêm hiểu biết đầy đủ thì cần phải hỏi thêm:
- Vậy ra, kế hoạch "ám sát Hồ Chí Minh" rất có lợi nhiều điều cho Trung Quốc.
- Người ta sẽ thấy ta bị mất "một vị cha già dân tộc", ảnh hưởng rất lớn đến chiến trường miền Nam. Nếu ta không theo thì chắc cũng gặp khó khăn, còn theo thì cuộc chiến ở miền Nam phải tạm dừng. Có lẽ ý đồng chí là năm sau ta thực hiện kế hoạch "ám sát", năm nay không thể thực hiện được nhưng cũng phải thực hiện, nếu không thì Trung Quốc sẽ gây khó cho chúng ta.
Văn Tiến Dũng miên man một lúc và đặt câu hỏi sâu vào chuyện thâm cung bí sử mà đồng chí đã nghe phông phanh từ lâu:
- Hồ Chí Minh là nhân vật huyền thoại, được tạo dựng bởi nhiều người đóng vai thay?
- Đúng vậy! -Đồng chí Lê Duẩn trả lời- Lúc đầu do tình báo Liên Xô và Trung Quốc lập kế hoạch, nhưng sau thì Trung Quốc lợi dụng muốn biến hóa người đó là của họ. Trung Quốc muốn thâu tóm cả Đông Dương và họ làm gì thì họ tính cả trăm năm sau này...
Đồng chí im lặng một lúc. Đồng Chí Văn Tiến Dũng không dám hỏi thêm, nhưng như thế cũng đã nắm gần như bí mật mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đang mắc mứu. Đúng là không những con người nghèo, mà nước nghèo cũng dễ gặp phải cái eo...
- Nguyễn Ái Quốc gồm bốn người: Ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền. Bốn người họ viết cho báo Paria đồng ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Anh Ba Nguyễn Tất Thành chỉ là người chạy giấy, thử hỏi đồng chí có thằng nào học chưa qua lớp năm, không nghề không nghiệp không một cắc dính túi, mà thành lập Hội Ái Quốc mà mấy tay học thức kỳ cựu như Phan Chu Trinh là phó hiệu trưởng trường Thuộc Địa; Phan Văn Trường là tiến sĩ luật, Nguyễn An Ninh học giỏi được Pháp cấp học bỗng, riêng Nguyễn Thế truyền là người lão làng bên Pháp. Tất cả họ đều có tuổi, anh Ba Nguyễn Tất Thành mới 27 tuổi hỏi mượn tiền chưa chắc ai cho. Vậy mà, anh Ba đứng đầu Hội, còn mấy ông kia chỉ là đệ tử anh Ba sao?
Đó là câu chuyện do tình báo Trung Quốc sắp đặt, ghép lại cho một nhân vật có tên là Hồ Chí Minh. Chứ thực sự, Nguyễn Ái Quốc đã chết mất đất từ năm 1932 vì bệnh lao phổi.
- À! Là Vậy...Thế thì, cuộc thanh trừng nội bộ trước đây, ghép họ tội Chủ Nghĩa Xét Lại là vì câu chuyện đó. Người Trung Quốc sang giúp ta tìm bắt những người thắc mắc cuộc đời của Hồ Chủ tịch, đều đem đi giam cầm và giết...
- Âm mưu của họ còn thâm độc từ khi thực hiện chính sách Cải Cách Ruộng Đất, giết người giàu có miền Bắc không còn một móng, tước đoạt của cải họ đem về Trung Quốc. Nếu tôi không ra miền Bắc, ắt còn nhiều việc ghê tởm hơn nữa.
Đồng chí Văn Tiến Dũng hít thở sâu thêm, rồi đồng chí hỏi thêm:
- Nếu vậy cái ông lão già về Pắc Pó là ai?
- Ông ta tuy là người Việt, nhưng trước giờ làm tình báo cho Trung Quốc. Có tên là Hồ Tập Chương, muốn thực hiện kế hiện kế hoạch của Mao Trạch Đông cướp công Tưởng Giới Thạch. Cả một đại đội sang chứ không phải chỉ có ông lão đó mà làm cái gì, và cho người tổ chức thành lập Việt Minh len lõi khắp nơi. Đúng ra là, Pháp và Nhật đã trao trả độc lập cho Bảo Đại...Chính vì Mao Trạch Đông muốn tranh công, mà đẩy người Việt Nam vào hai cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Nhưng ông lão Hồ Tập Chương cũng chỉ huy được mấy trận biên giới và thắng trận Điện Biên Phủ đó...
- Quân Trung Quốc không à! Tràn ngập như Hà Nội bây giờ vậy...
- Là sao hả? Đồng chí ý nói là lời đồn có thật sao, vậy trận Điện Biên Phủ ai chỉ huy.
- Tôi hỏi đồng chí, nếu thực là đồng Võ Nguyên Giáp chỉ huy thì tôi có thể ngồi ngay vị trí này không? Nếu đồng chí ấy đánh trận Điện Biên Phủ, thì trận chiến sắp tới tôi phải nhờ đồng chí ấy, chứ khi nào tôi bàn bạc với đồng chí làm gì. Tình hình này, mà để đồng chí ấy đi Hunggary chơi được sao?
- Tưởng là nghi binh, ai dè...
- Chỉ còn hai chúng ta là người Việt Nam mà thôi, đồng chí phải chỉ huy và đánh để lập công trạng thực sự...Chứ đừng núp bóng người khác.
Đồng chí Văn Tiến Dũng đội nón lên, nhưng vẫn còn muốn hiểu thêm:
- Vậy người có tên Hồ Tập Chương đâu rồi...
- Chết queo từ năm 1953 rồi, sau Trung Quốc đưa người sang đóng giả béo tốt hơn một chút. Tay này sang thực hiện chính sách Cải Cách ruộng đất, tàn sát người Việt không gớm tay. Đã vậy mê gái miền Nam cuồng loạn, đứa Chiến sĩ thi đua nào đưa ra là hãm hiếp đứa đó, không cần biết tới tuổi vị thành niên hay chưa. Đến nỗi gần lìa đời, vẫn ăn ở với Nông thị Xuân. Mấy ngày sau thì cũng mất...
- Vậy là từ năm 1965, người đóng vai Hồ Chí Minh sang không mấy thông thái là vậy. Thế ra những bài thơ tuyệt tác của Bác Hồ ai làm? Còn nữa, lời lẽ trong Tuyên Ngôn Độc Lập thì sao?
- Từ năm 1965 đưa sang một người thật là đần độn, phải nhờ thư ký Vũ Kỳ (cũng là tình báo viên Trung Quốc) làm tất cả mọi việc. Bởi thế, tôi mới đuổi khéo đi chứ biết gì mà họp, không khéo báo cáo lại cho thư ký Vũ Kỳ.
- Còn thơ...
- Thơ thì có khi Bộ Chính trị cắt cử người đó làm, rồi giết phức đi. Đôi khi Trung Quốc đưa sang cũng không biết đâu mà lần, cũng như bài thơ xuân vừa rồi họ đưa cho Hồ Chí Minh cất giữ.
- Vậy sao, đồng chí nghĩ là Trung Quốc không muốn ta đánh miền Nam. Thì tại sao họ làm cho ta bài thơ ấy...
- Đồng chí có nghe bên Trung Quốc có câu rằng: "mưu sự ở nhân, thành sự ở thiên" không? May mắn cho Việt Nam ta là giữa họ và Liên Xô đánh nhau, kế hoạch về nhân vật "Hồ Chí Minh" có thể đổ bể. Bây giờ cả hai nước đó đều muốn lấy lòng ta, chứ không thôi nước Việt Nam giống như Tây Tạng, Nội Mông hoặc Tân Cương từ lâu rồi. Liên Xô muốn chỉ ra là Trung Quốc muốn ta công bố Hồ Chí Minh là người Trung Quốc...mà người Trung Quốc cũng sợ người Mỹ biết kế hoạch đó, thì mong muốn Mỹ rút ra khỏi Đông Dương lộ tẩy ý hết.
- Rắc rối thế nhỉ, vậy ra ta đánh chiếm miền Nam cũng là để khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Người Trung Quốc sợ lực lượng Giải Phóng miền Nam Việt Nam bị lợi dụng, tựa như là tay sai cho họ. Sau này có thể là lực lượng đánh lại sự bành trướng của Trung Quốc, nên họ cũng muốn ta vừa đánh vừa làm cho lực lượng ấy banh trành.
Đến đó, đồng chí Văn tiến Dũng nói gỏn lọn:
- Hiểu Rồi!
Thế là đồng chí ấy bước lên xe, để đi Thanh hóa.
Như vậy, chiến trường miền Nam chuẩn bị tấn công đợt 2. Dù những người lính trẻ không có kinh nghiệm nào trong các trận đánh ở các thành phố lớn, họ sắp phải hy sinh vô ích vì phải làm theo ý chí chủ quan của những người ngoài miền Bắc, tham quyền cố vị, cố lập công trạng cho Đảng Cộng Sản Liên Xô, Trung Quốc, hoặc vì danh tiếng của họ. Các chiến sĩ miền Nam đâu biết rằng, mình càng cố hy sinh xương máu thì ông bà và cha mẹ mình đang ở lại những mảnh đất của tổ tiên để lại sau này bị mất trắng và sự thật là như vậy.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.02.2013 08:54:11 bởi clietc >
II
mình.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2013 20:55:02 bởi clietc >
III
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2013 20:55:28 bởi clietc >
....Chiều buông,
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2013 20:55:52 bởi clietc >
Sáng ngày hôm sau,
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2013 20:56:26 bởi clietc >
V
Các nước lớn càng cố tranh giành vùng ảnh hưởng, thì các nước nhỏ càng phải trả giá bằng những sinh mạng.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2013 20:56:55 bởi clietc >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: