GẠO LỨC MUỐI MÈ
HongYen 06.10.2003 07:30:07 (permalink)

GẠO LỨC MUỐI MÈ

Ds Lê-văn-Nhân



Giới thiệu : Một dược sĩ làm việc tại một bệnh viện ung thư ở Hoa-kỳ đưa ra câu hỏi có nên khuyên người bệnh dùng chế độ dinh dưỡng gạo lức muối mè không ? Ds Phan-đức-Bình ở Saigon trả lời vì gạo lức và muối mè đều có tính chống oxýt hóa, nên có thể có tính chống ung thư. Nhưng nếu chỉ ăn toàn gạo lức và muối mè, thì cơ thể có thể thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Đặc biệt acid phytic trong gạo lức có thể ngăn chận hấp thụ một số thiểu chất và khoáng chất trong thức ăn.

Chúng tôi sưu tầm một số nghiên cứu về gạo lức muối mè trên trang lưới điện toán Medline của thư viện y khoa Hoa-kỳ để đóng góp thêm về câu hỏi trên.



Tóm tắt tính chất của mè hay vừng:

- dầu mè để lâu hơn các loại dầu khác, chứng tỏ có chất chống oxyt hóa trong dầu mè chống lại phản ứng gây hư thối dầu ( rancissment).

- mè giảm mỡ, giảm cholesterol, giảm đường trong máu nên có thể tốt cho người bị tiểu đường hay cao mỡ

- mè không chống ung thư



Tóm tắt tính chất của gạo lức :

- gạo lức có thể ngăn cản một số kim loại như sắt, nhưng không phải do nhóm phytin

- gạo lức chống oxýt hóa và quét sạch các gốc tự do

- gạo lức có thể tốt cho người bị viêm khớp do thấp và bị tiểu đường



Tóm tắt nghiên cứu:



I. Gạo lức hay unpolished colored rice

1. So sánh sinh khả dụng chất sắt từ 15 giống gạo khác nhau : Dùng phương pháp tiêu hóa trong ống nghiệm và tế bào caco-2 để làm mẫu so sánh sinh khả dụng sắt từ 15 giống gạo chứa nhiều chất sắt và genotip bình thường của gạo lức trong viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI.Lượng sắ vào được cơ thể được xác định bằng cách đo lượng ferritin thành lập sau khi tiếp xúc với gạo nấu chín đã tiêu hóa. Sinh khả dụng sắt từ tất cả genotip gạo được xếp hạng % của gạo Nishiki dùng làm chuẩn. Nồng độ sắt trong gạo từ 14 đến 39mcg/g. Không thấy liên hệ giữa lượng sắt trong hạt gạo và lượng sắt hấp thụ. Hơn nữa, mức acid phytic không liên hệ đến sinh khả dụng sắt. Những giống gạo cho sinh khả dụng sắt thấp có màu nâu nhiều hơn màu đỏ tím. Kết quả đề nghị có thể một số hợp chất chưa biết trong hạt gạo màu là yếu tố chính giới hạn sinh khả dụng sắt trong gạo lức chứ không phải acid phytic.

Nghiên cứu của IRRC Los banos Philippines

2. Hỗn hợp chống oxýt hóa EM-X ( effective-microorganism X) bảo vệ tế bào thần kinh võng mạc chống NMDA : tiêm chất đồng vận glutamat N-methyl-D-aspartate (NMDA) vào thủy tinh thể của chuột làm thoái hóa trầm trọng thần kinh võng mạc, làm mất 81% tế bào ganglion và 43% tế bào không ganglion. Hỗn hợp EM-X là một thức uống chống oxýt hóa bào chế từ sự lên men gạo lức, đu đủ và rong biển với những vi sinh hiệu nghiệm (Effetive Microorganism). Tiêm dung dịch EM-X này vào màng bụng động vật thí nghiệm số tế bào ganglion bị mất giảm còn 55% và tế bào không ganglion còn 34%. Sự thóai hóa tế bào do độc tính kích thích của NMDA được nghĩ là qua trung gian cơ chế oxyt hóa. Tác dụng bảo vệ thần kinh của EM-X trong hệ thống này, có vẻ do flavonoid, saponin, vitamin E và acid ascorbic.

Phân khoa khoa học thần kinh, viêm thần kinh đại học khoa học và y khoa Hoàng gia London

3. Đánh giá khả năng bảo vệ gan thận của hỗn hợp chống oxýt hóa EM-X ở chuột lớn :Vi sinh hiệu nghiệm EM (Effective Microorganism) gồm vi khuẩn sinh acid lactic, men và vi khuẩn quang hợp có rộng rãi ở Đông Nam Á. Cho chuột lớn uống hỗn hợp EM-X trong 7 ngày ngăn ngừa oxýt hóa acid béo phụ thuộc ferric-nitrilotriacetic acid, bảo vệ các acid docosahexanoic, arachidonic, docosapentanoic , oleic, linoleic và eicosadienoic trong gan và thận. Nhưng chỉ có sự bảo vệ chống oxýt hóa của acid docosa-hexanoic, arachidonic trong thận là đáng kể theo nghĩa thống kê. Điều trị chuột bằng EM-X trước khi tiêm vào màng bụng Fe-NTA làm giảm mức diene liên hợp ( conjugated dienes hay CD) ở thận 27% và ở gan 19%, có thể do ức chế peroxyt hóa lipid ở 2 cơ quan này. Mức glutathione và alpha-tocopherol phần lớn không bị ảnh hưởng đưa ra giả thuyết sự bảo vệ của EM-X chỉ giới hạn ở ức chế peroxyt hóa lipid trên sinh vật, phụ thuộc nồng độ flavonoid có hoạt tính sinh học.

Đại học khoa học và y khoa Hoàng gia London

4. Hỗn hợp chống oxýt hóa EM-X ức chế giải phóng interleukin-8 do oxýt hóa sinh ra và peroxyt hóa phospholipid trong ống nghiệm : Hiện tượng oxýt hóa tăng cường gene tạo viêm, nhả chemokine interleukin-8 (IL-8) làm trung gian cho nhiều phản ứng viêm. Tế bào biểu bì phế nang của người ( human alveolar epithelial cells) được cho tác dụng với dung dịch H2O2 100microM hay TNF-alpha ( 10ng/ml) một mình hay thêm EM-X (100 microL/ml), ủ 20 giờ rồi đo lượng IL-8 phóng thích bằng ELISA. EM-X ức chế phóng thích IL-8 ở mức phiên mã ( transcription) trong tế bào A-459. EM-X cũng giảm sự peroxyt hóa phospholipid não bò phụ thuộc sắt/acid ascorbic , và phụ thuộc nồng độ. Trị số TEAC 0.10+/- 0.05mM thu được từ EM-X cho thấy tiềm năng chống oxýt hóa. Các nhà nghiên cứu nghĩ tính chất chống viêm và chống oxýt hóa phụ thuộc hàm lượng flavonoid trong hồn hợp EM-X.

Phân khoa sinh học đại học Cagliari, Ý.

5. Một số nghiên cứu về Kurosu hay giấm làm bằng gạo lức Nhật bản

Trung tâm nghiên cứu công ty giấm Tamanoi, Yamatokoriyama, Nara

5-1/ Acid DihydroFerulic Acid (DFA) và DihydroSinapic Acid (DSA) được cô lập từ giấm gạo lức Kurosu như là hoạt chất chính quét sạch gốc tự do. Mức độ hoạt động chống oxyt hóa của DFA và DS trong DPPH để thu dọn gốc tự do cao hơn tác dụng của từng chất riêng rẽ ferrulic acid và sinapic acid. Nồng độ DFA và DSA thấp trong giấm gạo đã giả lấy cám, nên có lẽ Kurosu là thức ăn chống oxýt hóa tốt hơn giấm gạo. Vì DFA và DSA có nống độ thấp trong giấm gạo lức, nên người ta nghĩ 2 acid này sinh ra trong quá trình lên men từ ferulic acid và sinapic acid.

5-2/ Kurosu loại bỏ hiện tượng peroxyt hóa trong ống nghiệm và trên da chuột: Hoạt động chống oxýt hóa của nhiều loại giấm được điều tra bằng cách dùng mô hình tự oxyt hóa acid linoleic tìm được bằng phương pháp TBA hay thiobarbituric acid và hệ thống gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl. dịch chiết ethylacetate của Kurosu, một loại giấm gạo lức, cho thấy hoạt tính chống oxyt hóa cao nhất trong cả 2 hệ thống. Dịch chiết Kurosu 5mg ức chế phù nề do 12-o-tetradecanoyl-phorbol-13-acetate 14% và hoạt động myeoloperoxidase 52% (p<0.01) trên da chuột cái ICR. Hơn nữa, dịch chiết Kurosu loại bỏ gấp 2 phản ứng sinh H2O2 53% P< 0.001) và lipid peroxidation xác định bằng chất phản ứng TBA (95% P< 0.01). Trong một thí nghiệm gây ung thư ở 2 giai đoạn với dimethyl-benza-anthracene/TPA, dịch chiết Kurosu giảm đáng kể số u bướu ở mỗi con chuột (36% P< 0.05) 15 tuần sau khi bắt đầu kích thích sinh ung thư. Những kết quả này đề nghị tính chống u bườu có thể một phần do tính chống oxýt hóa của giấm gạo lức như sự phân rã gốc tự do và can thiệp vào tính sinh gốc tự do của bạch cầu.



6. Ăn chay và giảm calori tác dụng tốt với người bị viêm khớp do thấp ( nguyên bản bằng chữ Nhật) viện nghiên cứu lâm sàng công ty Sunstar Takatsuki.

Nghiên cứu 14 bệnh nhân bị viêm khớp do thấp tại bệnh viện Koda trong 55 ngày. Những người này dùng thức ăn rau quả 1 200 calo mỗi ngày trong đó có gạo lức, muối mè, chao đậu nành, và nhịn đói 3 lần mỗi lần 3-5 ngày . Trong 55 ngày tại bệnh viên, bệnh nhân giảm bình quân 5.1 Kg. Chỉ số lansbury và tốc độ lắng hồng cầu giảm trong khi CRP không thay đổi. số đếm bạch cầu giảm, neutrophil, eosinophil và monocyte giảm nhưng không thay đổi lượng tế bào lymphô và basophil. Hồng cầu, hemoglobin và hematocrit tăng. LDL-C giảm trong khi HDL-C tăng. Protein toàn phần và albumin không thay đổi. Những dữ liệu trên cho thấy kết hợp chế độ an chay giảm calori với nhịn đói có thể cải thiện chứng viêm khớp do thấp với rất ít tác dụng không mong muốn ở tình trạng bệnh nhân.



7. Ảnh hưởng của dạng vật lý carbohydrat lên mức glucose sau bữa ăn, insulin, và đáp ứng polypeptid ức chế dạ dày ở người bệnh tiểu đường loại 2: Người ta đo glucose sau bữa ăn, insulin và đáp ứng polypeptid ức chế dạ dày sau khi dùng 75g hoặc glucose, hoặc gạo lức màu nâu hay gạo nâu có chà xát ở 6 người định bệnh tiểu đường loại 2 và 6 người lành mạnh. Người lành mạnh và người bệnh tiểu đường phản ứng giống nhau về phẩm với 3 loại thức ăn nhưng khác nhau về lượng. Gạo lức màu nâu giảm đáng kể glucose sau khi ăn, insulin và đáp ứng của polypeptic ức chế dạ dày hơn gạo nâu xay hay đường glucose. Đáp ứng chuyển hóa không khác nhau. Người ta nghĩ gạo lức là dạng carbohydrate phức tạp làm hấp thụ và tiêu hóa chậm.



8. Tác dụng bảo vệ phản ứng peroxyt lipid ở chuột lớn của gạo màu : Trong khi gạo trắng được ưa chuộng, gạo màu đỏ và màu đen vẫn được duy trì với mục tiêu tôn giáo ở Nhật. Một nghiên cứu xem ăn bằng gạo lức màu có cải thiện sự hư hại tiểu quản thận chuột lớn do oxýt hóa bằng ferric nitriloacetat không. Trong khi phản ứng peroxyt lipid thận tăng lên với gạo trắng, người ta không thấy với nhóm ăn gạo đỏ hay gạo đen. Cyanidin-3-o-beta-D-glucoside không tìm thấy trong huyết thanh hay thận sau khi ăn gạo màu 1 tuần, nhưng acid protocatechuic tăng đáng kể sau khi ăn gạo đen. Thông thường giảm hoạt động glutathione peroxidase thận ở nhóm ăn gạo. Hoạt động enzym ở thận như superoxide dismutase, glutathione-S-transferase và NAD(P)H quinone reductase không liên hệ với mức lipid peroxidation. Tuy nhiên, hoạt động catalse thận tăng đáng kể ở nhóm ăn gạo đen. Như vậy giải thích dược một phần tác dụng chống oxyt hóa.Ngoài ra, những giống lúa màu giàu protein. Do đó nên nghiên cứu thêm tính chống oxyt hóa của gạo màu.



II. MÈ HAY VỪNG ( Sesamum indicum )



1. Dich chiết bằng nước nóng hạt vừng đã lấy hết chất béo có tính hạ đường trong máu:

Chuột giống KK-Ay mang gene di truyền bệnh tiểu đường tip 2, chuột đực và mới sinh được 5 tuần, được chia một nhóm 12 concho ăn thức ăn bình thường và 3 nhóm khác mỗi nhóm 6 con được cho ăn bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong 4 tuần. Mỗi chế độ dinh dưỡng đặc biệt chứa 4.0% dịch chiết bằng nước nóng hạt mè đã loại chất béo, 1.4% phần tách rời bằng nước dịch chiết bằng nước nóng hay 0.7% dung dịch tách rời bằng methanol từ dịch chiết bằng nước nóng trong một cột thủy tinh chứa resin-20. Sau thời kỳ nuôi ăn, nhóm dùng thức ăn thông thường chia thành 2 nhóm, một nhóm ăn thêm 1ml dung dịch maltose 20%, nhóm kia dùng dung dịch maltose có thêm 4.0% dịch chiết nước nóng hạt mè đã lấy chất béo. Lượng glucose trong huyết thanh và trong nước tiểu ở nhóm dùng dịch chiết nước nóng hay tách rời bằng methanol hơn là nhóm dùng thức ăn bình thường hay chiết bằng methanol. Kết quả này cho thấy dịch chiết nước nóng và dung dịch tách rời bằng methanol làm giảm mức glucose ở chuộtmang gene tiểu đường di truyền . Người ta đoán tác dụng giảm đường do hấp thụ glucose chậm.

Phân khoa sinh hóa ứng dụng, đại học nông nghiệp Shizuoka, Ohya Nhật

2. Tác dụng của hạt mè giàu sesamin hay sesamolin lên oxýt hóa acid béo ở gan chuột:

Sesamin va sesamolin là lignan trong hạt mè. Giống mè nhiều lignan tất độ oxyt hóa chất béo trong ty lạp thể và peroxisomal tế bào gan chuột. Trộn 200g hạt mè vào mỗi Kg thức ăn thử nghiệm ở chuột. Hoạt động ở peroxisomal tăng gấp 3 lần ở chuột dùng thức ăn có hạt mè so với thức ăn thường. Thức ăn có hạt mè cũng tăng hoạt động enzym oxyt hóa acid béo trong gan gồm acyl-CoA oxidase, carnitine palmitoyltransferase. 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase và 3-ketoacyl-Coa-thiolase. Trái lại, thức ăn chứa mè giảm hoạt động enzym tổng hợp acid béo như acid béo synthase, glucose-6 phosphate dehydrogenase, ATP-citrate lyase, pyruvate kinase. Không thấy khác biệt về hoạt động enzym khi dùng mè ít lignan. Triacylglycerol thấp hơn ở chuột dùng thức ăn có hạt mè giàu lignan.


Viện quốc gia nghiên cứu thực phẩm, bộ nông lâm ngư nghiệp Nhật-bản

3. Lợi ích của flavonoid trong hạt mè, mướp đắng và dâu ngỗng ( gooseberry Emblica officinalis) : Flavonoid trong các cây này có tính hạ mỡ và giảm đường trong máu, mạnh nhất là flavonoid trích từ quả dâu ngỗng. Ngoài ra những flavonoid này cũng tăng mức hemoglobin ở chuột lớn.

Phân khoa sinh hóa viện đại học Kerala, Ấn-độ

4. Tỷ số lysin: arginin trong protein ảnh hưởng chuyển hóa cholesterol:

globulin trong hạt mè có tỷ số lysin: arginin 0.67 trong khi tỷ số này là 2.0 trong casein. Nghiên cứu chuyển hóa cholesterol ở chuột nuôi bằng thức ăn không có cholesterol và có cholesterol. Chuột nuôi bằng globulin hạt mè nồng độ cholesterol trong huyết thanh và động mạch chủ thấp hơn. HDL, LDL+ VLDL đều thấp. Tổng hợp cholesterol cao hơn do kết hợp acetate có đánh dấu với cholesterol và tăng hoạt động của 3-hydroxy-3-methylglutaryl-CoA (HMG-CoA) reductase. Tăng chuyển cholesterol sang tổng hợp acid mật và tăng thải acid mật và sterol vào phân cũng thấy ở nhóm dùng thức ăn có globulin mè. Hoạt động lipoprotein lipase ở tim và mô mỡ . lecithin/cholesterol acyltransferase trong huyết tương cũng cao hơn. Nghiên cứu này đưa ra giả thiết tỷ số thấp lysine:arginin làm giảm cholesterol.

Phân khoa sinh hóa đại học Kerala Ấn-độ



5 . Mè không chống ung thư :Từ năm 1978, các nhà Nghiên cứu Hàn quốc đã dùng mẫu u bướu phổi chuột nhắt để tìm các chất ung thư trong dược liệu và thức ăn. Họ tìm thấy sâm, acid ascorbic, lecithin trong đậu nành, capsaicin, biochanin A, nấm linh chi, cafein giảm số trường hợp ung thư phổi ở chuột. Trong khi đó, sâm mới trồng 4 năm, cà-rốt, rau dền Mỹ, mè, beta-caroten và 13-cis-retinoic acid không có tính chống ung thư. Năm 1983, nhóm nghiên cứu chống ung thư tìm thấy (-)-epigallocatechin gallate trong trà, cryptoporic acid E và sarcophytol A trong thiên nhiên có tính chống ung thư.

Phòng thí nghiệm bệnh lý, viện ung thư Hàn quốc, Hán thành.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9