Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen

Tác giả Bài
Cát Tường
  • Số bài : 295
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.11.2008
Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen - 20.01.2013 10:37:57
Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen
Nguồn : comthuyhoingo.vn
Tác giả : daihongcat


Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen

Phi lộ

Tôi thích đi một mình trong đêm, qua những con hẻm tối, dưới ánh đèn đường mờ nhạt, hắt hiu. Những lúc như thế tôi cảm thấy thật là tự do… tôi ngước nhìn lên bầu trời cao vợi, bầu trời đêm thật là đẹp và tôi thấy dường như cả bầu trời, cả vũ trụ là của riêng mình, trong vòng tay của mình.
Nhiều ngày tôi đi lang thang như thế, rất nhiều những ngày như thế… trên vai tôi là ba lô trĩu nặng. Tôi biết mình thật nhỏ bé và cô đơn giữa thế giới này, trên con đường đêm này… tôi vẫn muốn một ngày… một ngày nào đó có anh bên mình… chỉ mình anh th
ôi.

*


Tôi thuộc dòng họ Âu Dương – Ông Tổ của tôi khi lưu lạc qua Việt Nam lúc đầu vẫn giữ họ Âu Dương – Tôi nhớ hình như tên ông là Âu Dương Trường Phước.
Có lẽ cái tên này gắn bó với ông là cả một điều may mắn, bởi vì đã biết bao lần cuộc đời ông cận kề với cái chết, tưởng chừng chết chắc, nhưng ông vẫn sống, vẫn đàng hoàng dưới ánh mặt trời.
Có lẽ dòng máu của ông tổ vẫn còn chảy trong tôi, giúp tôi vượt qua được những lúc, những khúc quanh của cuộc đời tưởng chừng không thể vượt qua.
Khi ông tổ của tôi đến mảnh đất tận cùng xa tít này thì ông chứng kiến hầu như tất cả những gì gọi là “bể dâu” của cuộc sống. Nước Việt chìm ngập trong biển lửa và bụi khói của chiến tranh. Ông những tưởng thoát khỏi đất nước Trung Hoa đau thương để đến với một đất nước nhỏ bé hiền hòa hơn nhưng đâu ngờ nó cũng chìm trong tang tóc và khổ đau như thế.
Nhập gia tùy tục – ông tổ của tôi nhanh chóng hòa nhập với những người bản địa với một trái tim khiêm nhường nhất.
Người bản địa của xứ sở này chính là ông bà, cụ kỵ… dòng họ của tôi. Họ là những người Việt - và người Việt lúc nào cũng là người Việt, ở đâu cũng là người Việt – “Đạo” luôn là một điều mà bất cứ một người Việt chân chính nào cũng trân trọng, tâm nguyện, nhất là ở những thời kỳ mà dân tộc điêu linh nhất, đau thương nhất.
Vì chữ “Đạo” mà con người đến với nhau, cũng vì chữ “Đạo” mà người ta giết nhau. Tôi không thể nói ông tổ của tôi theo đạo gì, nhưng chắc chắn ông cũng hòa nhập vào cái tinh thần “Đạo” cao cả của người Việt.
Tôi nghe các cụ kể lại rằng trong một ngày định mệnh, khi mà người ta bắt cả một “họ đạo” ra chém – bằng một cái từ rất lạnh mà thời Pháp thuộc vẫn hay dùng là “cáp-duồn” thì ông tổ của tôi đã có được một kỳ tích có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”.

Đó chính là vì ông là người sống sót duy nhất qua cuộc giết chóc đó.
Khi tên đao phủ chém đến ông – người cuối cùng – thì gã đã thấm mệt nên nhát chém không còn đủ lực và gã cũng nhanh chóng đạp luôn ông xuống hố cho xong, lúc đó ông tổ cũng kinh hãi mà ngất đi.
Rạng sáng thì ông tổ tỉnh lại và cố lê được về nhà, sau đó hơn một năm thì ông hầu như bình phục nhưng từ đó ông cũng không bao giờ dám ra bên ngoài. Một thời gian sau nhờ quen biết ông qua làm công cho một thương gia người Hoa. Ông này có tàu đi buôn khắp các nơi như Ấn Độ, Mã Lai,…
Chiến cuộc ngày càng ác liệt, giặc “Tàu Ô” gây ra nhiều tai tiếng nên thương gia người Hoa quyết định tạm lánh ra khỏi xứ Việt một thời gian, khi đi ông ta muốn giao lại nhà cửa cho ông tổ của tôi.
Khi tàu của họ sắp rời cảng thì ông tổ của tôi tìm thấy trong nhà một cái bình cũ kỹ bỏ quên trong góc bếp chứa đầy vàng bạc châu báu. Ông lật đật chạy theo trả lại cho họ, vị thương gia người Hoa cảm động trước tấm lòng trung thực đó đã nhận ông tổ của tôi làm con nuôi và quyết mang ông đi theo qua vùng đất mới.
Có thể nói đây là bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời ông và từ đây ông trở thành huyền thoại ly kỳ nhất của dòng họ Âu Dương Trường Phước.

*


Lần trước ông tổ của tôi qua Việt Nam bằng đường bộ, còn lần này lại là một chuyến đi không mong đợi bằng đường biển. Cả đời ông tổ chỉ mong được sống yên bình, không ngờ sóng gió lại luôn ập đến đưa ông vào những chuyến phiêu lưu tưởng chừng không bao giờ chấm dứt.
Những ngày lênh đênh trên biển là dịp để ông tổ thư giãn và suy ngẫm, ông không phải làm gì nữa vì đã chính thức được thương gia người Hoa nhận làm con. Hằng ngày ông ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn, nhìn mặt trời từ từ hiện lên và từ từ lặn xuống trên đường chân trời và cảm nhận tất cả là vô thường như chính cuộc đời sóng gió mà ông đã trải qua.
Khi tàu cập bến, một làng quê bình lặng hiện ra trước mắt ông với những ngôi nhà đơn sơ vách lá, những người đàn bà mặc đồ kín mít và những con bò gầy gò trong cái ách để kéo xe hay cày ruộng.
Làng quê nào cũng như làng quê nào.
Làng chài nào cũng như làng chài nào.
Chỉ có phong tục tập quán là khác…
Ông nhìn thấy một người đàn bà Ấn to béo, da ngăm đen với mái tóc xoăn dài ngồi bên cửa sổ nhìn ông và mỉm cười, một nụ cười thân thiện và hồn nhiên, nụ cười ấy hằn sâu vào trái tim và ông còn gặp lai nó một lần nữa như định mệnh. Ông cũng nhìn những người đàn ông đen nhem nhẻm cưỡi trên những con lừa, họ cũng rất thân thiện và sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn là có được ít tiền mang về cho vợ con. Cạnh đó là những con dê kêu be be nhốn nháo, những con ngỗng ồn ào và những người đàn bà lam lũ, những đứa trẻ trần truồng như nhộng nhìn ông bằng ánh mắt tò mò.
Đi qua khỏi ngôi làng đơn sơ thì đến một thị trấn sầm uất, thương gia người Hoa đã đến và buôn bán ở nơi này nhiều năm rồi. Ông ta cũng đã mua sẵn một dinh thự và có cửa hàng buôn bán thương phẩm.
Cụ tổ của tôi hầu như chẳng phải làm gì, có lẽ hũ vàng bạc châu báu mà ông giao lại cho hẳn đủ để ông được rong chơi hàng năm trời. Ông không thích thị tứ cho lắm mà lại hay ra ngôi làng chài ven biển. Chỉ non tháng là ông hầu như quen biết tất cả mọi người và cũng nói được thứ tiếng địa phương bập bẹ. Được xem là người thuộc đẳng cấp cao, giàu có, ông tổ hay được những người đàn ông đội mũ chụp, cưỡi lừa mời dự những buổi tiệc tùng, nhảy múa.
Người Ấn hầu như ai cũng thích nhảy múa.
Họ nhảy múa, vui chơi để quên đi nghèo khó và vượt qua nghèo khó…
Ông tổ ít khi được gặp các cô gái, theo truyền thống họ không được ra khỏi nhà và nếu có ra ngoài thì mặc đồ kín mít. Hầu như ông chỉ gặp những người đàn bà to béo, mũi cao, mắt to và nước da bánh mật. Họ luôn niềm nở mời ông uống nước trong những chiếc bình bằng dất có cổ cao rất đẹp. Ông hay ghé nhà một người đàn bà tên là Arjun có nụ cười trìu mến với bầy con nheo nhóc để cho bà ta chút ít tiền… vì thế ông tha hồ tung tăng khắp làng trong sự chào đón của mọi người.
Ông thích ngồi bên bờ biển ngắm nhìn buổi chiều tà và nhớ về quê hương xa xăm. Những bờ đá cằn cỗi như an ủi ông, nhắn nhủ với ông về quá khứ.
Có một cô bé đen thui hay đến bên ông, tò mò hỏi ông đủ thứ và ông tổ cũng thích nói chuyện với cô bé để tập dợt thứ tiếng địa phương khó khăn này.
Cô bé được mọi người gọi là Arvind, nghĩa là đóa sen.
Cô ước mơ một ngày nào đó sẽ được đi học.
Ông tổ ngồi trầm ngâm bên bờ biển, trên những mỏm đá nhiều giờ liền, ông còn rất trẻ những tâm hồn đã già dặn lắm rồi.
Sự già dặn của những người con xa xứ…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2013 10:41:07 bởi Cát Tường >

Cát Tường
  • Số bài : 295
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.11.2008
RE: Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen - 20.01.2013 10:45:10
*


Tôi cũng giống ông tổ ở tính thích ngồi trầm ngâm như vậy nhìn ra dòng sông.
Dòng Kẹt Sậy nối liền hai con sông Bai Lai và Hàm Luông chảy ngang qua thị xã Bến Tre dài tít tắp. Tôi vẫn thích ngồi trên chiếc tam bản và đi vẽ tranh dọc theo dòng sông đó…
Tôi vẽ những hàng dừa vươn lên cao vút bên những cây dừa nước um tùm, một con đò nhỏ cô đơn bên cái cây trơ trụi, những bờ đất lô nhô với những ngôi nhà vách lá không có bóng người.
Tôi thích vẽ những bờ đá ven sông, những đụn cát trải dài, những dải môn lớp lớp phủ qua mấy bờ đất gồ ghề bên ụ rơm to sẫm. Đẹp nhất là khi vẽ những cây dừa cô đơn hay bị chặt gốc chỏng chơ, nhìn chúng tôi cảm thấy buồn man mác, dường như chính mình bị mất đi một cái gì đó thân thương lắm…
Đôi khi tôi lên bờ, đi vào những con hẻm quanh co để vẽ những khung cảnh chật hẹp nhưng ấm áp tình người và đôi khi buồn tẻ. Có lần tôi nhìn thấy một bà cụ ngồi cô đơn trước căn nhà trống vắng, tôi đề nghị vẽ chân dung bà, bà cụ cười :
- già nua, xấu xí như bà thì vẽ làm gì?
Tôi nói :
- Nhưng con lại thấy bà là đẹp nhất.
Bà cụ cười móm mém, hẳn bà cho là tôi nói điều ấy là để an ủi – Bà không hiểu rằng tôi nói điều ấy là thật.
Hình bà tôi nhớ đến bà ngoại, bà nội tôi.
Gương mặt họ hằn sâu những vết nhăn của một đời nhọc nhằn cho con, cho cháu… đối với tôi những vết hằn đó là đẹp nhất.
Đẹp hơn mọi người đẹp trên thế giới này.
Nếu không có điều đó tôi không thể vẽ được một cái gì đó cho ra hồn… tôi chỉ là một cái máy, một hình nhân di động và đến một lúc nào đó sẽ tan ra như sáp trong ngọn lửa.
Sau này tôi mới hiểu được rằng con người ta trưởng thành không phải là nhờ ở những thành công, mà chính là nhờ ở sự mất mát và những con người thành công nhất, những con người nổi tiếng nhất là những người đã phải chịu những mất mát to lớn nhất.
Ông tổ của tôi cũng thế, cũng không là ngoại lệ.
Thời ấy ở xứ sở mà sự phân chia đẳng cấp là nền tảng của đạo lý, và đạo lý là sự giàu có lại diễn ra một cuộc thi vô cùng kỳ lạ, kỳ bí và vô cùng hung hiểm.
Kỳ lạ bởi vì nó không giống bất cứ đâu.
Hung hiểm vì phải đánh đổi tất cả, kể cả sinh mạng.
Kỳ bí vì chẳng mấy khi có người thắng cuộc để mà… kể lại.
Đó là cuộc thi để tìm một người tài giởi nhất, người đó sẽ trở thành “Phật sống”, giúp mưa thuận gió hòa, an bình và mùa màng tươi tốt cho cả vùng đất này. Cuộc thi có tính truyền thống kéo dài cả mấy trăm năm rồi và nghe đồn lâu lâu mới có được một người thắng cuộc.
Chính vì sự khó khăn, hung hiểm đó mà kẻ dự thi chỉ có thể là những nhà Yogi tài phép tuyệt cao, những thầy phù thủy tuyệt luân, những tu sĩ… tuyệt vời… hay những võ sư… tuyệt phích…
Ông tổ của tôi cũng đăng ký tham dự dù chẳng mang trong mình… tuyệt học nào cả.
Có lẽ ông muốt chết ở cái nơi… tuyệt địa này.
Sau này ông nói cái chết đối với ông lúc đó không phải là sự trừng phạt mà lại là một phần thưởng – phần thưởng cho một con người đã đánh mất tất cả niềm tin vào cuộc đời.
Tất cả mọi người đều yêu quí ông, họ lên tiếng can ngăn nhưng ông tổ của tôi là người cương nghị, ông đã quyết thì không gì cản được.
Trước hôm thi đấu một ngày, thương gia người Hoa gọi ông tổ của tôi lên và nói :
- Để có được như ngày hôm nay ta đã phải trải qua bao gian khó, vượt qua bao nguy hiểm không thua gì chàng Xin-bát trong Nghìn lẻ một đêm. Vì thế ta không ngăn cản con dù rất yêu thương và có thể mất con trong cuộc thi này. Tuy nhiên ta muốn giúp con bằng một pháp thuật gọi là “Lỗ Ban Sát”…
Pháp thuật, bùa chú, ngải… không phải là lời nói suông mà người thầy phải truyền cho người trò một sức mạnh vô hình gọi là “Điển lực”, dân gian gọi nôm na là “Tổ nhập”. Không có “Điển lực” thì mọi câu từ, thần chú đều là vô nghĩa.
Thương gia người Hoa cũng bắt ông tổ của tôi quỳ trước mặt, lập lời thệ nguyện tuyệt đối trung thành, sau đó dùng một cây kim cột chỉ đỏ châm lên các huyệt đạo ở đầu, gáy, 2 cổ tay, dọc sống lưng, 2 bàn tay..., dùng ba cây nhang khoán trên trán, hai vai và xung quanh người ông để “truyền điển”. Ông tổ cảm thấy có một sức mạnh vô hình trong xương sống của mình khiến ông nhảy bật lên đến tận trần nhà và múa may đủ thứ động tác kỳ quặc không thể tự chủ được.
Sau nửa canh giờ việc truyền điển xem như đã xong.
Điều đặc biệt là thương gia người Hoa không hề nhận ông tổ của tôi là đệ tử và cũng buộc ông không được gọi ông ta là sư phụ. Mãi sau này ông mới hiểu lý do vì sao, và cũng hiểu ý nghĩa của các câu lệnh chú “Lỗ Ban Sát” mà thương gia người Hoa dạy tàn độc như thế nào. Nó đại loại ''Thiên cương địa sát phù trợ quán pháp tam nhãn soi ma gọi quỷ, chỉ thiên khai thiên, chỉ địa khai ngục, chỉ quỉ hiện hình ngay tức khắc tốc tốc y lệnh ta giáng ứng.'' – hay ''Phù trừ thiên hạ đại đạo quỷ pháp trấn nhân gian, thiên địa đảo lộn, ma tà quỉ ác hồn siêu phách lạc, ngũ lôi sát trợ lực phùng hành hiển đại linh linh tốc tốc hành lệnh...''
Đó là pháp môn rất mạnh và thương gia người Hoa chỉ dạy ông tổ của tôi phần khiển âm binh ma quỷ… có tác dụng rất nhanh nhưng về lâu sẽ có nhiều di hại.
Ộng ta còn tháo đạo bùa đeo trên cổ trao cho ông tổ và nói “ta trao cho con linh bùa này, hy vọng nhờ nó mà con chiến thắng thì ngày này năm sau ta sẽ lấy lại”.
Ông tổ của tôi chỉ còn biết cảm tạ cái ân tình của thương gia người Hoa to lớn không gì kể xiết.

*


Mờ sáng hôm sau cuộc thi bắt đầu.
Khởi đầu là một Vũ hội Đàn tràng rất hoành tráng, một Vu sư mang mặt nạ sắt biểu diễn những động tác kỳ lạ, các thiếu nữ thuộc những gia đình cấp cao trong trang phục lộng lẫy, đeo đầy vàng lấp lánh cũng nhảy múa không ngừng.
Một đoàn người trong trang phục quỷ dị mới thực là cái đinh của lễ hội, đủ loại đầu trâu mặt ngựa, đen đỏ trắng vàng tạo ra cái không khí rùng rợn, kì bí làm những người đến xem cũng phải kinh tâm lạc phách.
Tổng cộng có cả thảy 36 người tham gia dự thi.
36 người không sợ chết, bởi vì sẽ chỉ có một người duy nhất quay về trong một cuộc thi có 7 vòng sinh tử.
Khi mặt trời vừa ló ra khỏi khe núi, chiếu cái ánh sáng vàng óng ả lên từng lá cây, ngọn cỏ, xua tan làn sương mù mờ ảo và làm gương mặt các thiếu nữ trở nên bừng sáng thì cuộc thi bắt đầu.
Ông tổ của tôi bấy giờ như trong cơn mộng du – hay đúng hơn ông đã chìm vào một cơn mê thật sự…
Đôi khi tôi nghĩ trong chúng ta ai là người tỉnh thức và ai là người mê sảng? ai là người đang trong cơn mộng du và ai là người đang sống tự do?
Khi tôi vẽ chân dung một người nào đó, một em bé, một người già, một thanh niên… tôi luôn tự hỏi họ là ai? Là người như thế nào? Họ sẽ đi về đâu?... Với thời gian, sự phỏng đoán của tôi ngày càng trở nên chính xác và sau này khi vẽ một người nào đó, thông qua vóc dáng, màu da, ánh mắt, kiểu cười… tôi có thể đoàn biết gần đúng về tính cách và tư tưởng, từ đó có thể phỏng đoán khá chính xác về số phận của họ.
Có điều nếu họ đang trong cơn mê ngủ, một cơn ngủ mê toàn phần, nghĩa là cuộc sống của họ thực sự đã chết, trái tim của họ là một cục đá lạnh tanh – với những người này tôi hoàn toàn chịu bó tay, bởi vì nếu có vẽ họ thì cũng chỉ vẽ được cái vẻ bề ngoài của một xác chết – với một xác chết vô hồn thì có gì mà phải bàn nữa?
Giữa tôi và anh ai là người tỉnh thức và ai là người mê ngủ? hay ngược lại cũng thế - giữa anh và tôi ai là người mê ngủ, ai là người tỉnh thức? Khi anh và tôi cùng đi trong con đường đêm này, xuyên qua ánh đèn vàng vọt mờ mờ những con thiêu thân đang bay lượn, trong làn gió đêm lạnh buốt của con hẻm tồi tàn?
Cái khát vọng gì đưa con người ta đến với nhau, niềm đam mê gì - Tinh thần hay thể xác? Tình yêu hay dục vọng? hay cả hai? Hay là công việc, hay là tiền bạc? vả điều đích thực là gì?
Cái gì có thể đưa con người ta đến với nhau một cách trọn vẹn nhất? Bên anh tôi cất lên tiếng hát, bất cứ bài hát nào hiện lên trong đầu tôi lúc đó, tôi muốn hát cho riêng mình anh nghe, chỉ riêng mình anh trong màn đêm này, trên con đường này, con đường khuya thăm thẳm trải dài đến tận một cái đập nước.
Có lẽ đó là một cái đập thủy lợi để điều chỉnh lượng nước của dòng sông.
Trong đêm nghe tiếng nước chảy ào ào thật mạnh.
- Có lẽ chúng ta đi lạc rồi – anh nói.
Tôi muốn nói với anh rằng, bên anh, dù có đi lạc đường tôi vẫn không hối tiếc.
Có gì mà phải hối tiếc?
Tính cách này chắc tôi cũng được thừa hưởng từ ông Tổ.
Khi đã chọn một con đường ông cũng không bao giờ hối tiếc cho dù cái giá phải trả đắt như thế nào.
Vòng đầu tiên của cuộc thi là một con đường đi qua thung lũng giữa hai ngọn núi. Con đường cheo leo một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, khó khăn nhất là lúc vượt qua một cây cầu dây vắt vẻo ở độ cao hơn trăm thước trong ngọn gió thổi lồng lộng, những người yếu tim hoặc sợ độ cao chỉ cần nhìn thấy là đủ run chân, đầu hàng rồi.
Khó nhất ở vòng này chính là thời gian, nếu qua không kịp cây cầu sẽ tự gãy, tất nhiên sẽ bị rơi xuống vực sâu hun hút. Ba mươi sáu kỳ nhân phải tranh nhau trên con đường chật hẹp và tuyệt đối không được xô đẩy nhau, luôn giữ tinh thần phật đạo.
Vòng này ông tổ là người đi qua cuối cùng, sau ông còn có sáu người tự rút lui khi nhìn thấy cây cầu dây cheo leo quá, sáu người này xem như vĩnh viễn không được tham gia dự thi nữa và cũng không còn được đồng đạo coi trọng. Họ giữ được phần xác nhưng phần hồn thì xem như đã chết rồi.






Một trong những điều đưa con người ta xích lại gần nhau đông đảo nhất chính là tôn giáo. Hay đúng ra cái vĩ đại nhất của tôn giáo chính là đưa con người đến với nhau một cáh tự nguyện và bình đẳng nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng suông sẻ bởi bản chất của con người là đa dạng và đa cực. Vì thế sẽ có những tôn giáo thờ ác thần hay tà thần và những giới chức của tôn giáo đó sẽ là những tà sư hay ác sư – Điều đáng buồn nhất là ông tổ của tôi sẽ phải đối đầu với họ khá nhiều trong cuộc thi này.
Vòng hai của cuộc thi là một cuộc thử thách về ý chí. Phải vượt qua một con đường với than hồng nóng bỏng dài lên đến hơn trăm thước.
Tất nhiên là phải đi bằng chân trần rồi.
Trong các lễ hội tổ chức đi qua than hồng thì đoạn đường chỉ hai ba chục thước là qua lắm, đường càng dài thì khả năng vượt qua càng khó. Phải tập trung tinh thần lắm mới có thể qua được vì chỉ một chút phân tâm là sẽ cảm thấy cái nóng kinh khủng và phải nhảy ra ngoài, xem như thua cuộc. Khá nhiều cao thủ lỡ bước ở đoạn năm mươi hay sáu mươi thước, tinh thần của họ bị hao tổn và vấp ngã. Riêng ông tổ của tôi nhờ trong tình trạng mộng du nên lại vượt qua dễ dàng.
Buổi tối hôm đó khi ngủ tạm trong chiếc lều, ông tổ mới từ từ tỉnh lại. Ông cảm thấy kinh ngạc vì những điều đã trải qua.
Hơn phân nửa số cao thủ dự thi đã bỏ cuộc chỉ mới ở vòng hai này, đủ hiểu sự tập trung tinh thần cao độ là một điều không phải dễ dàng.
Ông tổ của tôi không nhớ gì nhiều, ông như trải qua một cơn mê.

Cát Tường
  • Số bài : 295
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.11.2008
RE: Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen - 20.01.2013 10:50:02
*


Vòng ba là sự thử thách về lòng kiên nhẫn – thiền trên bàn chông.
Nếu nói về đức kiên nhẫn thì ông tổ của tôi có thừa. Sau này ông có nói khi ta làm bất cứ việc gì nêu không kiên nhẫn thì cũng khó mà thành công được.
Hầu hết các cao thủ đều vượt qua vòng này, đơn giản là vì tất cả đều hiểu đây chỉ là phút thư giãn để bước vào một vòng đâu quyết liệt nhất – Vòng thứ tư.
Các cao thủ sẽ phải đi qua một thung lũng dài với những hòn đá tròn cách xa nhau, phía dưới là những hố sâu cắm đầy các mũi chông nhọn hoắt. Vượt qua những hòn đá trơn trợt là đã khó rồi, lại phải “bợ” theo một tảng đá to nữa. Vòng đấu này chỉ chọn tám người, nếu có hơn tám người qua được thung lũng thì sẽ chọn những ai mang được tảng đá nặng nhất, vì thế nếu qua được bên kia mà tảng đá “nhẹ hều” thì cũng xem như công cốc.
Bi kịch chính là ở đây.
Ông tổ chứng kiến một võ sư do quá tham lam nên vác một tảng đá thật nặng, đi được nửa đường thì trụ không nổi, trợt chân rớt xuống bị chông đâm chết rất thê thảm.Có đến ba bốn người bị như vậy, ruột gan phèo phổi lòi cả ra ngoài nom thật kinh khiếp.
Ông tổ bê một tảng đá vừa sức nên qua được bờ bên kia… ông lại được xếp thứ tám.
Đúng là may thật ? Ở đời có biết bao người tài giỏi, chỉ vì không gặp may mà thất cơ lỡ vận, vì thế may mắn cũng là một điều kiện để thành công.
Hay là do sức mạnh của Lỗ Ban Sát ?
Không biết được.
36 người giờ chỉ còn lại tám người, và cuộc thi sẽ ngày càng gay cấn bởi vì sẽ chỉ có một người được chọn.
Bước vào vòng thứ năm, ban chủ lễ của cuộc thi cho các cao thủ thêm một lựa chọn – đó là nếu cảm thấy không kham nổi thì có thể xin rút lui.
Vào tới đây ai là người có đủ can đảm để “xin rút lui”?
Rút lui thì giũ được mạng sống, vì ở vòng thi này nếu thua tất phải chết.
Tám người chia thành bốn cặp đấu với nhau trên một chiếc cầu dây bắc qua đầm lầy mà hai bên toàn cá sấu, kẻ thua cuộc sẽ bị hất xuống làm mồi.
Không giới hạn thời gian, không giới hạn đòn phép, chỉ cần sống sót qua qua bờ bên kia là được. Nhưng chỉ có bốn người được qua theo đúng luật, vì thế trước khi cuộc thi bắt đầu, nếu muốn sống… có thể… đầu hàng.
Tám người của cuộc thi này không ai muốn là kẻ đầu hàng.
Ông tổ cũng không đầu hàng, mặc dù đối thủ là một kẻ to lớn gấp đôi – Một võ sư “thứ dữ” , một đồng hương đến từ Hoa Bắc.
Gã cười khằng khặc nói với ông tổ:
- thằng nhóc nên hàng sớm… bố mày đây sẽ tha mạng cho…
Ông tổ không nói gì, ông đã chìm vào cơn mộng du của Lỗ Ban Sát, bên tai ông chợt nghe văng vẳng một tiếng thì thào như từ địa ngục “ma quen hơn quỷ lạ… ma quen hơn quỷ lạ…”.

*


Đôi khi đi qua những con hẻm quanh co, bất chợt tôi gặp một con đường lớn.
Tôi đứng bên vệ đường, nhìn dòng xe tấp nập chạy qua, lòng bâng khuâng tự hỏi “ta sẽ đi về đâu?”.
Tôi không hề có một lựa chọn nào trước, khác với những cô gái xung quanh. Trời đã sập tối, thấp thoáng bóng những cô gái ăn sương ẩn hiện. Họ gầy gò và phờ phạc trong sự bôi trét của son phấn, trong ánh mắt lạnh lùng và nụ cười lạnh nhạt. Họ bắt đầu xuất hiện khá nhiều – những con bướm đêm tội nghiệp, bám víu vào cuộc sống bằng chính cái thân xác rách nát của họ.
Sau này tôi mới hiểu nhiều người đàn bà lựa chọn nghề này bởi vì luôn có những người đàn ông lựa chọn họ. Họ sẵn sàng đánh đổi chính mình vì luôn có những người đàn ông đánh đổi chính họ. Một sự trao đổi của nhục dục và tiền bạc, của “đầy tớ” và “chủ nhân”.
Một chiếc xe tải dừng lại trước tôi, lái xe là một thanh niên khá trẻ, có ria mép, nom rất phong trần. Anh ta nhìn tôi và nói “cô bé đứng đây làm gì? Đi đâu anh cho quá giang”.
Những tay lái xe đường dài này cả đời lăn lộn với gió bụi giang hồ nên có cặp mắt rất tinh tường, họ liếc qua là biết tôi không phải là gái “đứng đường” mà chỉ là một cô gái quê “lỡ độ đường”…
Đi với những người này tôi có thể mở rộng được tầm nhìn ra khắp mọi miền đất nước… tuy nhiên có mấy cô gái dám làm điều này?
Tôi mạnh dạn bước lên ca-bin xe, tôi luôn tự tin vào chính mình, vào trực giác với người đối diện.
Đôi mắt của người thanh niên này cho tôi một cảm giác bình an, tôi đoán anh ta chắc là một người tốt… và dường như tôi đã không lầm…

*


Những cao thủ thuộc Hoa Bắc đều sở trường về cước pháp, võ sư này cũng thế, tuy nhiên với thân thể dềnh dàng to lớn, lại đấu trên chiếc cầu dây đung đưa thì cái sở trường này lại tỏ ra… bất lợi. Vì thế mới chỉ được nửa đọan đường là bộ pháp của lão đã trở nên nặng nề, loạng choạng, không còn được linh hoạt. Trong cơn mộng du, ông tổ của tôi bỗng trở thành một cao thủ võ thuật, dễ dàng chống đỡ những cú đá “long trời lở đất” của tay võ sư khổng lồ. Càng đánh càng… quờ quạng, biết sắp thua đến nơi, lão dùng hết sức tung ra một cú đá “giò lái” cực mạnh từ trên chém xuống hòng chuyển ngược tình thế, ông tổ không nao núng dùng tay chụp trúng gót chân của lão, giữ chặt lấy. Võ sư Hoa Bắc không chịu thua, tung nốt chân còn lại lên cao, toàn thân lơ lửng trong không trung, chặt xuống một đòn quyết định nhưng cái chân này cũng không thoát khỏi “ưng trảo” của bàn tay còn lại. Cả người lão bây giờ bị nhấc bổng lên cao, chỉ cần ông tổ quăng ra xa là lập tức chui vào bụng cá sấu. Giữa sống và chết, tay võ sư hoảng hồn la lớn “xin tha mạng… xin tha mạng…”, ông tổ mới vừa nghiêng tay, định cho lão ngã xuống cầu thì bất ngờ một con cá sấu đói ăn phóng người lên khỏi mặt đầm, hả cái họng với hàm răng lởm chởm táp một cú kinh khủng… người tay võ sư bị đứt làm hai đoạn, máu phun đầy mặt làm ông tổ tỉnh lại trong sự chấn động tinh thần trước một cái chết quá thê thảm…
Tuy là người chiến thắng ở vòng thi này nhưng ông tổ muốn bỏ cuộc vì nhận thấy nó quá tàn bạo, Ban Chủ Lễ không chấp thuận, họ chỉ nói gọn : nếu không muốn thi tiếp thì vào vòng sau tuyên bố xin đầu hàng.
Đúng là không còn lựa chọn nào khác ngoài việc muốn sống thì phải tiếp tục… giết người.
Đó là cái thế “không giết người thì bị người giết”.
Nó na ná như cái câu “thà ta phụ người hơn người phụ ta” của Tào Tháo. Có lần tôi nói với anh : bạn bè của em có người dám nói “thà bị người phụ hơn là phụ người”, anh nghĩ sao? – anh trả lời “anh không tin” – tôi không đồng ý, và nói “em cũng có thể làm thế”.
Anh : Tào Tháo là kẻ dám sống thực, dám nói thực. Chỉ khi lâm vào tình thế sống chết thực sự, hay những tình huống tương tự con người ta mới bộc lộ cái bản chất đích thực của họ… còn bình thường hầu hết họ đều dễ dàng… nói dối và sống cũng giả dối.
Trong tình thế ấy, ông tổ của tôi không thể tuyên bố đầu hàng – một người sống chết vì danh dự không thể làm thế - Ông đành phải tiếp tục cuộc thi mặc dù không hề muốn giết người.
Nhưng đối thủ của ông ở vòng thứ sáu thì lại rất thích… giết người.
Nom gã như một xác chết.
Da xanh mét như chàm, tóc xoắn như rễ tre, người gầy như que củi, cặp mắt trắng dã không có lòng đen. Một người Ấn đen quá xấu xí.
Một người Ấn đen cũng không thể như vậy, kẻ này rõ ràng là một xác chết, bằng chứng là từ đầu cuộc thi đến giờ gã… chưa hề mở miệng nói câu nào.
Có một pháp môn có thể làm được điều này, gọi là “Di hồn hoán ảnh”.
Kẻ dự thi đích thực đang ở đâu đó, dùng công phu xuất hồn ra nhập vào cái xác này và điều khiển nó hành động. Như vậy nếu có bị chết thì cũng chỉ là… cái xác thế thân chết, còn họ không hề hấn gì.
Có cái cách nào toàn vẹn hơn thế ? Có cách nào tàn độc hơn thế ?
Xem ra “Lỗ Ban Sát” lần này mới gặp được đối thủ đích thực, và cái lời thì thào “ma quen hơn quỷ lạ… ma quen hơn quỷ lạ…” lại văng vẳng bên tai.
Trời đang rực sáng mà chợt như sẫm tối, xung quanh toàn là ảo ảnh chập chờn với đủ thứ âm thanh rùng rợn, ma quỷ thét gào.
Lại một lần nữa ông tổ của tôi chìm vào cơn mê sảng…

*


Vòng thứ sau này không phải vượt qua đầm lầy hay thung lũng mà là vượt qua một ngọn núi với vách đá dựng đứng. Chỉ còn bốn người tham gia vòng thi này, chia thành hai cặp đấu.
Ông tổ của tôi phóng trên vách đá như một con dê núi, ông quyết vượt qua thật nhanh dù xung quanh ông là một màn đen kịt với đủ thứ ảo ảnh chập chờn…
Còn kẻ kia chẳng biết gọi là gì… một con thú săn mồi trên vách đá – bàm đuổi theo, nhẹ nhàng và nhanh nhẹn – một con báo.
Tạm gọi là Báo Ma.
Vì đó là một con ma thực sự, một con ma quen lắm…
“ma quen hơn quỷ lạ… ma quen hơn quỷ lạ…”
Lời dặn này là để cho lúc này đây…
Ông tổ mường tượng như đã gặp kẻ này ở đâu đó rồi, giống như một kẻ thù truyền kiếp.
Kẻ thù trong một kiếp đã ghê rồi, kẻ thù truyền kiếp thì hẳn là… ghê gớm lắm.
Càng lên cao gió càng thổi mạnh, thành những đợt buốt cả tim gan, con Báo Ma phóng thẳng vào ông tổ, như muốn chụp lấy ông để cả hai cùng rơi xuống.
Ông tổ thấy mình biến thành con chồn ma - khi con Báo Ma với vũ điệu cuồng loạn của sự giết chóc và tiếng gầm man rợ thì con chồn thoắt ẩn thoắt hiện trong sự lặng im.
Con báo ma không thể săn được con chồn ma – nó bao giờ cũng vồ hụt.
Những bản năng thú vật dường như được khơi dậy, được thức tỉnh và trong lúc này là cuộc chiến giữa đại bàng và rắn độc, giữa bòp cạp và rết, giữa nhện và ong vò vẽ… là sự trần trụi, dã man của thời nguyên thủy…
Ông tổ trở lại là một con dê núi với bản năng tự bảo vệ mình trong cuộc chiến chống lại cái ác. Con Báo Ma phóng xuống với cú vồ dũng mãnh thì nó trúng phải một cú trời giáng “Sơn dương trường cước” văng tuốt vào một hẻm núi, nằm chết vắt vẻo trên một thân cây nhô ra.
Khi ông tổ đến bên cạnh, trong phút cuối, người Ấn đen bỗng tỉnh lại, cặp mắt anh ta giờ mới hé lộ tròng đen, khiếp sợ nhìn ông tổ và thều thào bằng một thứ thổ ngữ rất lạ.
Ông tổ ghi nhớ lời trăng trối, ông muốn để sau này hỏi xem đó là gì.
Cái chết của người đó như một nhát dao đâm thẳng vào tim của ông tổ.
Ông cảm thấy mình không còn là chính mình nữa.
Từ đầu vòng thi đến giờ ông chưa có dịp nhìn lại chính mình.
Trong chúng ta mấy ai có thể tự nhìn lại chính mình một cách trung thực nhất hay luôn luôn tự đánh bóng mình, ảo tưởng về mình?
Khi tôi an nhiên bước lên, tay lái xe đâm ra lúng túng và thay đổi thái độ, lắp bắp nói “… chị muốn đi đâu…?”
Với những người này cần phải cứng rắn và mạnh mẽ thì họ mới kiêng nể, tỏ ra yếu đuối là một sai lầm lớn. Vì thế tôi nói “…chú em cứ bình tĩnh lái xe… đi đâu thì chị sẽ nói…”
Đường xuôi về miền Trung, tay lái xe bắt đầu kể về gia đình mình, té ra anh ta đã có vợ con rồi và nỗi nhớ về họ là điều tất yếu.
Nhất là đối với những ai đang có một cái tạm gọi là “mái ấm”.
Nhưng nỗi “nhớ nhà” của anh ta rất đặc biệt, đậm chất “lái xe đường dài” – khác với kiểu nghệ sĩ
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà…


Cát Tường
  • Số bài : 295
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.11.2008
RE: Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen - 20.01.2013 10:56:34
*


Vòng đấu cuối cùng bao giờ cũng là vòng đấu ghê gớm nhất, hung hiểm nhất và cũng luôn luôn là vòng đấu được mong đợi nhất.
Ông tổ bước vào vòng thi này với tâm trạng khá chán nản vì cảm thấy không còn chính nghĩa nữa, điều đau khổ là ông cũng không thể từ bỏ được.
Đã đâm lao thì phải theo lao…
Chiếc cầu lần này chỉ là một sợi dây.
Vực sâu lần này chẳng biết có gì vì nhìn xuống chỉ thấy… một màu hun hút…
Đối thủ lần này là một Yogi không già không trẻ, không đen không trắng, không nói không cười… nhưng vào đến tận đây chắc hẳn tài phép là không thấp…
Ban Chủ Lễ cũng không nói gì nữa…
Được nửa đoạn đường ông tổ của tôi phát hiện nhà Yogi chân không hề chạm đến sợi dây, nghĩa là ông ta có thể đi… lơ lửng trong không trung.
Vậy thì đâu có sợ rơi xưống vực?
Đòn pháp của Lỗ Ban Sát cũng không làm ông ta hề hấn gì… và ông ta cũng không hề phản đòn, hình như nhà Yogi này chờ gần đến đích rồi hạ ông tổ cũng không muộn.
Ông tổ như đứng trước một số “không” to tướng.
Ông cũng không lo lắng vì ông cũng không còn ham muốn gì nữa.
Khi gần đến đích, ông tổ bỗng thấy xung quanh nóng rực, ông không còn làm chủ được chính mình nữa, cặp mắt ông bỗng đỏ như lửa và người cũng như bốc lửa, ông lao thẳng vào nhà Yogi… đòn đánh này dường như muốn làm cả hai cùng chết… đó là chiêu “Đồng sinh đồng tử”… một đòn phép cuối cùng…
Nhà Yogi có chấp nhận điều đó? – Khi ông tổ lao gần đến thì ông ta né qua một bên – ông tổ đặt chân lên bờ vực trong sự kinh ngạc của hầu hết mọi người.
Khi ông quay lại nhìn thì không còn thấy nhà Yogi đâu nữa, ông ta dường như đã tan biến vào không gian, chỉ để lại một câu chú như tiếng chuông rót vào tai ông tổ “Om Kring Kalikaye Namaha ”.
Ông tổ của tôi trở thành người cuối cùng, người duy nhất con đứng vững đến cuối cuộc thi và tất nhiên ông trở thành “Phật Sống” của họ.
Ông được Ban Chủ Lễ khoác lên một chiếc áo bào màu đỏ với những đường viền kim tuyến vàng óng ả. Đặc biệt là sau lưng áo có thêu một con chim dang cánh, biểu tương của Vua quạ đen thống trị sông Hằng.
Lễ hội tôn vinh diễn ra ba ngày ba đêm, mọi người nhảy múa không ngừng trong lúc đó ông tổ của tôi được đưa lên một chiếc xe không lồ, trang hoàng lộng lẫy với hơn trăm người khiêng.
Ông tổ sống trong tâm trạng lâng lâng – tỉnh táo, không hề mê sảng – ông không tưởng nổi từ một kẻ bị chém đầu không chết, nay lại được rước đi trong một nghi lễ hoành tráng không tưởng tượng nổi.
Ông thầm nghĩ “cuộc đời đúng là lên voi xuống chó”
Và nếu được lên voi thì ngu gì mà không hưởng?
Ông được đưa đến một cung điện tráng lệ, ngồi trên một chiếc ghế bằng vàng với đôi cánh đen sì dang rộng, được thương thức những món ăn tuyệt hảo, xem những vũ nữ với những điệu múa mê hồn và được dâng lên vô số những chiếc mâm đựng đầy báu vật.
Đỉnh điểm là lúc nửa đêm, một chiếc mâm son to lớn, phủ một tấm voan đỏ kín mít với bốn lực sĩ khiêng trên vai, chầm chậm đi tới… khi họ đặt chiếc mâm trước ông tổ thì tay Chủ Tế tiến đến, nói như rót vào tai ông tổ “đây là món quà quí giá nhất dành riêng cho ngài…”.
Ông tổ nhìn những chiếc mâm cúng được dâng đến một cách khá dửng dưng, ông chỉ giữ lại một phần, còn lại ông muốn chia cho tất cả mọi người.
Sau khi mọi người hân hoan ra về, để lại ông tổ của tôi với sự tò mò trước chiếc mâm son…
Ông tổ từ từ tiến lại, ông hồi hộp mở tấm voan ra…
Trước mặt ông là một cô gái trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, ngồi xếp bằng, hai mắt nhắm nghiền. Cô ta thật là đẹp với nước da nâu bóng, chiếc mũi cao thanh mảnh và sang trọng.
Ông tổ tần ngần nhìn một hồi lâu… sau đó thu hết can đảm, ông nói “sao cô không mở mắt ra?”
Cô gái từ từ hé mở đôi mắt đen láy với hàng mi cong vút, sẽ sàng nói “… em đang chờ lệnh sai bảo của ngài…”.
Ông tổ tỏ ra không hiểu.
Cô gái : em là một trinh nữ… điều này đã được Ban Chủ Lễ xác định, bây giờ em là của ngài, là người vợ trung thành của ngài, là nô lệ của ngài…
Té ra cô ta là người được mang đi “hiến tế” – hiến tế cho “Phật Sống” – và “Phật Sống” đây chính là ông tổ.
Ông bất giác bật cười ha hả…
Cô gái từ từ đứng dậy, từ từ cởi bỏ bộ xiêm y màu đỏ lộng lẫy trên người, cả chiếc khăn voan choàng trên đầu.
Một “tòa thiên nhiên” với những đường cong tuyệt mỹ lồ lộ hiện ra…
Có lẽ lâu lắm rồi ông mới được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp hoàn mỹ như vậy, ông không nói được lên lời… không tin rằng có ngày mình lại được “làm chủ” một “báu vật” như vậy.
Thảo nào mà người ta sẵn sàng “quyết tử” để được đăng quang làm “Phật Sống”.

*


Thời gian như cánh chim bay, thoắt cái kể từ ngày ông tổ của tôi đăng quang đã qua hơn tháng – Đối với ông tổ, việc trở thành “Phật Sống” là trở thành một người với một núi trọng trách, với đủ thứ lễ nghi phức tạp. Từ một người tự do, giờ đây ông giống như một người máy trong các nghi lễ ví như lễ cầu “mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt” diễn ra liên tục từ làng này sang làng khác. Sở dĩ ông không bị mệt mỏi, không cảm thấy trói buộc, gò bó là vì ông có một động lực sống mới, đó là sự chìm ngập trong cái tình cảm cháy bỏng mà nhân gian vẫn gọi là “Tình Yêu”.
Ông yêu cô gái mà người ta mang đến “hiến tế’ cho ông một cách tự nhiên, không đắn đo, không suy tính… cái tình cảm mà ông khao khát bấy lâu nay… ông có sẵn nó trong tâm từ lâu và bây giờ chỉ việc gắn nó vào một đối tượng hiện hữu.
Cô gái bị hiến tế có thể nói thật là may mắn, ngược hẳn với cái tên Nakusa (vô tích sự) của cô
Ông đặt tên cho cô là Savitri.
Ông không xem cô là một nô lệ, một người thuộc đẳng cấp thấp hèn, nghèo khổ bị mang đi hiến tế mà là hiện thân của nữ thần Savitri - Nữ thần của tình yêu trinh trắng.
Đôi khi có ngày không bị những đám rước với đủ thứ nghi lễ ám ảnh… những ngày hiếm hoi đó thực sự là thiên đường đối với ông tổ. Khi mặt trời vừa ló rạng, màn sương mai phơn phớt còn chưa kịp tan ông và Savitri đã tay trong tay đi trong tiếng gió reo của rừng cây ngút ngàn, thả hồn bên dòng sông Hằng thiêng liêng vĩnh cửu. Không biết là đêm hay ngày, bóng tối hay ánh sáng, bình minh hay hoàng hôn, miễn là ở bên Savitri là ông tổ cảm thấy không còn cần gì nữa.
Nghi lễ quan trọng nhất phải sáu tháng nữa mới đến, vì thế tay Chủ Tế nói với ông tổ: sắp tới Đại Lễ sẽ bận lắm, bây giờ vẫn còn thời gian trống, ngài cứ tận hưởng thoải mái những gì ngài muốn.
Ông ta nói nhỏ “Nếu cần thêm những cô gái đồng trinh khác… chúng tôi sẽ dâng đến cho ngài… bao nhiêu cũng có…”.
Ông tổ lắc đầu, cương quyết chối từ, với ông chỉ một tình yêu “duy nhất” với Savitri là quá đủ rồi.
Một hôm kia ông thấy một bầy quạ đông đúc bay rợp trời, sau đó chúng đậu kín cả thung lũng nơi ông ở, tràn vào cả cung điện.
Ông nói với Savitri: chúng ta sắp có khách, nếu không là một cao tăng thì hẳn là một đại nhân.
Quả nhiên Ban Chủ Lễ xuất hiện, họ báo là có một thương gia muốn diện kiến và dâng cúng những món quà hậu hĩ, với người này thì không thể từ chối “ông ta là người nước ngoài nhưng có những đóng góp to lớn cho cuộc sống, công việc của xứ sở ta”
Vì thế Ban Chủ Lễ tổ chức như một Đại Lễ.
Hôm đó ông tổ mặc đại bào ngồi trang nghiêm trên ngai vàng, nghi lễ diễn ra thật hoành tráng. Các mâm cúng được long trọng mang vào thể hiện sự giàu có vô song của người hiến tặng. Cuối cùng khi thấy người đó xuất hiện, trong ông trào lên một cảm xúc khó tả.
Thương gia người Hoa chứ phải ai xa lạ.
Tuy vậy ông tổ cố kìm nén tình cảm, giữ sự trang nghiêm của một “Tăng Thống”, tỏ ra không quen biết, và Thương gia người Hoa cũng vậy, ông ta cũng làm như không nhìn thấy gì cả, quỳ xuống đảnh lễ một cách trang trọng, sau đó xin dâng tặng khá nhiều của cải và cuối cùng mới xin “Phật Sống” ban cho phước lành để phù trợ cho gia đình, dòng tộc và công việc kinh doanh.
Sau khi Đại Lễ tan, chính điện không còn ai, ông tổ bước vào hậu cung thì thấy sừng sừng một chiếc mâm cúng phủ voan đỏ.
Cảm giác trong mâm như có người ngồi…
Người hiến tặng sợ ông tổ không nhận nên lén mang vào đây?
Quà của thương gia người Hoa – một ân nhân cứu mạng – không lẽ ông tổ có thể từ chối?
Ông tổ trầm ngâm suy nghĩ rất lâu trước chiếc mâm cúng… cuối cùng thì sự tò mò đã thắng.
Tò Mò – đó là bản tính cố hữu của bất cứ ai, từ thượng vàng đến hạ cám, cũng nhờ đó mà con người luôn tìm ra cái mới… nhưng đôi khi Tò Mò chưa chắc đã là điều tốt…
Khi ông tổ mở tấm voan đỏ - ông không ngạc nhiên vì đó là một cô gái, ông đã đoán trước điều đó – nhưng vẫn ngây người ra nhìn.
Trong cuộc đời bôn ba khắp nơi, ông chưa bao giờ thấy một điều gì đẹp như thế… hoàn hảo như thế.
Một nữ thần trần trụi.
Cô ta từ từ đứng dậy… ông tổ chưa bao giờ thấy một làn da trắng muốt, nuột nà như thế… một mái tóc dài óng ả, đen tuyền như thế… một gương mặt kiêu sa với đôi môi mọng ướt như thế… một thân hình… thân hình…. như thế…
Một vẻ đẹp không bút nào tả xiết, chỉ có thể viết lên như một nhà thơ:
“… tôi xin thề từ những buổi hoang sơ
Dưới trần gian chưa bao giờ có thể,
Có một người đẹp huy hoàng đến thế…”

Cô ta đứng im lìm như pho tượng, còn ông tổ thì như hóa đá.
Thời gian vẫn lặng lẽ trôi, gió bên ngoài vẫn thổi và các vì sao vẫn sáng…
Chỉ có ông tổ của tôi là không còn như trước nữa.
Sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” đã làm người đàn ông dũng cảm nhất, cương quyết nhất cũng phải xiêu lòng…

*


Thông thường nếu có thể thêm một thì người ta cũng có thể thêm hai, cũng có thể thêm ba, cũng có thể thêm bốn, thêm năm, thêm sáu, thêm bảy… và cũng khó có lý do nào biện minh cho điều đó. Nếu nhận của người này mà từ chối của người kia thì sẽ khó mà tránh khỏi hiểu lầm về sự thiên vị, không công bằng và đó là lý do cho mọi oán hận và hiềm khích.
Cái gì cũng có giá của nó, để thỏa mãn được sự hãnh diện, lòng hiếu thắng, điều vinh dự khi có được một người vợ đẹp nhất thế gian, ông tổ phải chấp nhận những hậu quả mà không thể trốn tránh được.
Chưa kịp ấm êm hạnh phúc thì quả nhiên Ban Chủ Lễ đã đến, họ nói với ông tổ về một nghi lễ tiếp nữa mà cũng không thể từ chối : những người trong ngôi làng này nói rằng ngày xưa ngài hay đến giúp đỡ họ, cho họ tiền bạc,… vì thế họ cảm thấy vô cùng vinh dự khi biết bây giờ ngài trở thành một vị “Phật Sống”. Họ muốn được ngài ban phước lành…
Ông tổ của tôi không thể từ chối những tấm lòng như thế và một lễ hội tưng bừng diễn ra, trong suốt buổi, dân làng tưng bừng nhảy múa xem đó như là cách để giao tiếp với thần thánh, cũng như thể hiện ý niệm của các bậc linh thiêng. Những mâm cúng được long trọng dâng lên thể hiện sự tôn kính đối với “Phật Sống”, ông tổ lo lắng khi nhìn thấy một chiếc mâm thật to có đến tám người khiêng, nhưng ông không thể từ chối trong lúc này…
Sau nghi thức ban phước cho từng người, chính điện chỉ còn lại ông tổ khá mệt mỏi trên ngai và chiếc mâm to tướng được phủ voan đỏ.
Ông cứ ngồi lặng im như thế cho đến khi mặt trời ló rạng chiếu những tia nắng hoe vàng lung linh. Thời gian chậm chạp trôi, không khí ngày càng nóng nực, ông tổ vẫn ngồi đó và cũng chẳng ai dám bước vào nơi này, trong lúc này. Người ngồi bên trong chiếc mâm đã không còn đủ kiên nhẫn, nếu không có ai đến mở tấm voan thì chỉ còn cách là… tự mở…
Một người từ từ ló đầu ra khỏi tấm voan đỏ, tất nhiên đó là một người đàn bà, nhưng khi nhìn thấy người này, ông tổ không khỏi đờ cả người.
Tuy đã lâu nhưng ông vẫn nhận ra người đó.
Tấm voan rơi xuống để lộ ra một người đàn bà nâu bóng, vô cùng to béo, quấn ngang một chiếc Sari sặc sỡ. Người đàn bà với bộ ngực đồ sộ như hai trái bưởi, bờ vai tròn lẳn mập mạp… một biểu trưng của “vẻ đẹp phồn thực”.
Bà ta đứng dậy, tấm Sari cũng rơi ra, để lộ một khối thịt ngồn ngộn, cái bụng no tròn với cái rốn sâu hút, biểu trưng cho sự no đủ… cặp đùi khổng lồ, chính giữa là cái biểu tượng của giới tính nữ vĩ đại và sâu thẳm, rậm rạp còn hơn rừng… Uminh…
Ông tổ cảm thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng, ông nói : Arjun… sao bà có thể làm như thế?...
Chính là Arjun, người mẹ của hơn mười đứa con nheo nhóc mà ông tổ vẫn hay giúp đỡ.
Nghe ông tổ nói như vậy, người đàn bà quơ vội lấy tấm Sari, quấn ngang ngực, bước đến quì sụp xuống dưới chân ông, lắp bắp nói “Xin hãy tha thứ cho tôi, tôi luôn tôn kính ngài… nếu ngài trả tôi về thì dân làng sẽ khinh bỉ, họ sẽ tẩy chay tôi và chồng tôi… ông ta sẽ giết tôi…”.
Ông tổ kinh ngạc nói “chồng bà…? Ông ta chấp thuận cho bà làm việc này?”.
Arjun nghẹn ngào “gia đình tôi vô cùng túng quẫn, đây là một cơ may… dân làng nói tôi thuộc dạng đàn bà “đụng vào là đẻ” nên nếu tôi lấy được giống của “Phật Sống”, tôi sẽ mang phước báu vể cho dân làng… gia đình tôi sẽ được no đủ, các con tôi sẽ hãnh diện nếu tôi mang về hạt giống của “Phật Sống”,…”.
Arjun ngập ngừng nói tiếp : Ngài thấy đấy… tôi đâu có xấu… tôi mang vẻ đẹp mà mọi người vẫn ca tụng theo đúng “tín ngưỡng phồn thực”.
Ông tổ đỡ bà ta dậy, ông nói “ bà hãy hiểu, tôi luôn gọi bà là “Didi quí mến” và giờ đây tôi thấy bà rất mệt mỏi, chắc là phải nhịn đói suốt cả mấy ngày. Bây giờ bà hãy ngồi xuống đây, ăn uống cho thật no, còn chuyện đó từ từ sẽ tìm giải pháp”.
Ông kêu người dọn đủ thứ thức ăn lên và Arjun không hề khách khí, ăn uống một cách nồng nhiệt.
Bà ta cảm thấy yên lòng khi nghe ông tổ nói như vậy. Bà ta biết chắc rằng một người đầy lòng nhân như ông tổ, giả như không chấp nhận bà ta làm vợ thì cũng sẽ không trả bà ta về để phải bị khinh khi và giết chết.
Sau khi ăn uống no nê, Arjun ngả người ra ghế và chìm ngay vào giấc ngủ, mặc kệ cho tấm Sari trễ xuống, lộ ra cái thân hình phì nhiêu, nâu bóng. Khi chìm vào giấc ngủ sâu thì bà ta bắt đầu cất lên tiếng ngáy nghe rồ rồ như tiếng bễ lò rèn… có lẽ đã lâu lắm rồi bà ta mới được ăn uống và ngủ nghê thoải mái như vậy…

*


Đại Lễ mà người ta vẫn hằng chờ đợi là đại lễ tôn vinh nữ thần Kali diễn ra gần cuối năm. Kali là một nữ thần kỳ lạ, giữa Tà Ác và Thánh Thiện, giữa Ánh Sáng và Bóng Tối, giữa Hủy Diệt và Sinh Sôi - Hình ảnh trần truồng của Ngài là sự phá chấp và sống thật, không che đậy. Ngài có nước da màu đen, tượng trưng cho sự tan biến và hòa nhập mọi màu sắc. Mái tóc dựng đứng, miệng mở to, lưỡi đẫm máu thò dài ra ngoài, bông tai là xác những người đàn ông, trang sức là những con rắn, sâu chuỗi gồm năm mươi sọ người, mỗi sọ ứng với một chữ trong vần Sanskrit, chứng tỏ sự thông thái, hay phù phiếm của danh sắc. Ngài có con mắt thứ ba nằm giữa trán - Nữ thần có khả năng hủy diệt đối thủ của mình bằng tia nhìn nảy lửa từ con mắt thứ ba này.
Không chỉ có chức năng hủy diệt, nữ thần Kali còn trông coi việc sinh sản, vừa tàn ác lại vừa hiền hậu. Trong lúc hủy diệt, bà vẫn ban phước và giúp cho vạn vật sinh sôi. Nữ thần chà đạp lên lạc thú và ái tình, biểu hiện tâm hướng về đức tu hành khổ hạnh, từ bỏ sự sống cá biệt, vươn tới sự sống của Toàn Hữu, đạp trên sự chết và Chiến Thắng sự Chết.
Ông tổ của tôi rất ngưỡng mộ nữ thần, vì thế ông dự Đại Lễ không chỉ với địa vị là một “Phật Sống”, mà thật sự là lòng ngưỡng mộ với Tinh thần Toàn Thiện của Kali vĩ đại.
Trong cuộc đời, nữ thần Kali hay nhảy múa điên cuồng, vì thế lễ hội tôn vinh Ngài thực sự là một ngày hội của sự nhảy múa tưng bừng, không phân biệt. Ông tổ cũng không ngồi trên ngai như các cuộc lễ khác mà cũng hòa chung vào cơn điên cuồng nhảy múa của tất cả mọi người.
Chưa bao giờ có một niềm vui rộng lớn như vậy.
Ông chỉ trở về chiếc ngai khi Đại Lễ chuyển qua phần đọc thần chú của nữ thần để cầu vạn vật sinh sôi, mưa thuận gió hòa và cuộc sống bình an.
Những câu thần chú được Ban Chủ Lễ xướng lên một cách trang trọng :
Om Jayanti Mangalaa Kaali Bhadrakaali Kapaalini
Durgaa Shamaa Shivaa Dhatri Swahaa Swadhaa namostute ll
Và những câu vang vọng như tiếng ngân :
Atha Kalimantraye Sadyo vaksiddhi prapyivan
Aravitairyah Sarvestam Prapnuvanti Jana Bhuvih ll
Savaruhaam mahabhim aghoradanshtram Hasanmukhim
Chaturbhujam khadag mundavara bhayakaram Shivam
Mundamala pháp Devi Lolajihvan digambaram
Evam Sanchintayet Kalim Shamasanalayavsinim ll
Kreem Kreem Kreem Hreem Hreem Hoom Hoom Dakshine Kalike
Kreem Kreem Kreem Hreem Hreem Hoom Hoom Swaha ll
Ông bất giác nhớ lại câu chú mà nhà Yogi trước khi biến mất đã để lại “Om Kring Kalikaye Namaha” và chợt hiểu con người đó đã biết trước tất cả những điều này, và chắc chắn nhà Yogi đó đã nhường phần thắng cho ông vì không muốn ông phải chết.
Trong cuộc đời này, có những con người hy sinh vì ta, giúp cho ta rất nhiều điều mà ta vô tình không hề biết đến họ, không cảm thấy được cái ân tình của họ…
Sau đó là đến phần ban phước lành của “Phật Sống”, ông tổ không phải ban phước cho từng người như mọi khi vì lễ hội quá đông, ông chỉ ban phước cho toàn thể và những người mắc bệnh hiểm nghèo khẩn cầu phép lạ của nữ thần Kali thông qua “Phật Sống” để được hồi sinh trong một thân xác khỏe mạnh hơn.
Cuối cùng là phần dâng cúng của tín đồ, vô số các mâm cúng được dâng lên, nhiều hơn các lần khác rất nhiều. Ông tổ của tôi chẳng buồn nhìn đến làm gì, ông đã quá chán chường cái trò dâng cúng này rồi.
Đỉnh điểm là chiếc mâm để tế thần, nó thật to lớn và cầu kỳ, có đến mười tám người khiêng. Nhìn sơ là ông tổ của tôi cũng hiểu trên mâm đó có để một người ngồi được phủ kín trong một tấm voan đỏ.
Bên trong hẳn là thánh nữ được mang đi hiến tế.
Chủ tế đến bên ông và nói : số phận của thánh nữ xin Ngài quyết định.
Ông tổ : là như thế nào?
Chủ tế : nếu ngài tiếp nhận, thánh nữ sẽ được dâng cho ngài để tỏ lòng tôn kính… nếu ngài từ chối, thánh nữ sẽ được mang đến bên thần Kali, sẽ được moi tim để tế thần, sự hiến sinh của thánh nữ sẽ mang lại sự sinh sôi và thịnh vượng…
Ông tổ cảm thấy ớn lạnh nhưng cũng hỏi : nghi thức sẽ diễn ra như thế nào?
Chủ tế : thánh nữ khỏa thân và được tắm bằng nước sông Hằng trong lúc tất cả mọi người cùng đọc những câu thần chú ca ngợi nữ thần Kali và xua đuổi tà ma. Sau đó ngài sẽ được vinh dự dùng con dao phay đã được tẩy rửa mổ bụng và moi tim, chặt xác thánh nữ để lên một cái mâm đỏ, với tất cả sự thành kính đặt lên bàn thờ nữ thần Kali.
Ông ta nói điều đó một cách lạnh lùng như không có gì xảy ra…
Hai bàn tay ông tổ lạnh ngắt, nhưng ông vẫn tỏ ra bình tĩnh… ông hiểu rằng chỉ một xúc động mảy may sẽ là sự thất bại. Với những con người này, càng tỏ ra cách biệt, kiêu căng và quan trọng họ lại càng kính nể… một cử chỉ hòa đồng hay quá bình đẳng sẽ đem lại sự nghi ngờ về quyền phép và kéo theo là những cuộc chiến vô nghĩa xuất phát từ lòng tham lam hay ganh ghét.
Ông nói tiếp : những năm không có “Phật Sống” thì ai sẽ làm điều đó?
Chủ tế : nếu không có “Phật Sống” thì Ban Chủ Lễ sẽ chọn ra một người, thường sẽ là… chủ tế.
Ông ta xem chuyện đó không phải là sự tàn ác mà chỉ là một nghi thức, như bất cứ một nghi thức nào.
Ông tổ : ta muốn tiếp nhận thánh nữ, hãy mang cô ta đến cung điện.
Đại lễ còn kéo dài thêm vài ngày nữa, chủ yếu là để mọi người tiếp tục vui chơi và nhảy múa, riêng ông tổ được hộ tống về chính điện với chiếc mâm cúng thánh nữ đã được đặt sẵn.
Khi tất cả đã lùi ra hết, ông tổ của tôi mới từ từ tiến đến… ông không muốn nhưng không thể từ chối vì sinh mạng của con người này nằm trong tay ông.
Ông mà từ chối thì người này phải chết một cách thê thảm nhất, rùng rợn nhất.
Khi tấm voan được mở ra, ông tổ như không tin vào mắt mình, bởi vì ông cứ tưởng như mọi lần, là một người ngồi… nhưng không phải… đây đúng là một người thật, nhưng không phải đang ngồi mà là đang đứng… người đó quá nhỏ bé nên khi đứng chỉ bằng một người đang ngồi.
Đó là một đứa bé, một cô bé.
Cô bé đứng cúi mặt, mắt nhắm nên không nhìn thấy gì cả. Một cô bé khốn khổ bị mang đi tế thần, sợ hãi đến mức đứng không vững nữa.
Thân hình mảnh dẻ, ốm yếu và suông đuột, có lẽ cô bé này vẫn còn ở truồng tắm mưa.
Gương mặt được tô son trát phấn và đeo vào đó đủ thứ vòng vàng và đá quý… nhưng ông tổ của tôi vẫn nhận ra đó là ai.
Ông lấy tấm khăn voan choàng qua người cô bé, cảm thấy sự khiếp đảm, sự run rẩy đến tận cùng tận trong cái thân thể gầy gò bé nhỏ. Ông bồng cô bé lên, mang đến bên bàn ăn và dịu dàng nói : Arvind, đây là nhà con, con đã được an toàn rồi.
Cô bé mở bừng mắt thảng thốt, không thể tin lại còn được nghe giọng nói quen thuộc này.
Giọng nói của người đàn ông vẫn ngồi bên bờ biển ngày nào.
Biển ở đây gợi ta nhớ biển,
Núi rừng đây gợi nhớ núi rừng,
Nỗi đau đớn gợi nhớ điều đau đớn,
Nỗi niềm riêng gợi nỗi niềm riêng.*

Thời gian như ngừng trôi… ngừng trôi với Arvind. Ngoài kia vẫn là lễ hội cuồng loạn… ngoài kia vẫn là đất, là gió, là nước, là lửa… là tất cả những con người, và họ không cần biết đến Arvind là ai…
Ông tổ không nói gì, ông im lặng, chỉ có sự Lặng Im Tuyệt Đối mới có thể mang lại cho cô bé sự tĩnh tâm.
Quả nhiên, một lúc sau Arvind bắt đầu bình tĩnh và cảm thấy đói, bởi vì đã mấy ngày nay cô bé không được ăn để giữ sự trong sạch – và cô bé bắt đầu ăn một cách tự nhiên… như mọi đứa trẻ bình thường.
Phải khá lâu sau cô bé mới tin rằng mình đã thoát khỏi tai kiếp – không bị moi tim tế thần và cũng không bị cưỡng hiếp.
Trong buổi tối hôm ấy ông tổ của tôi đã làm được một việc có vẻ là phi thường nhưng có lẽ đó chỉ là một việc bình thường của bất cứ con người có lương tri nào. Lòng nhân ái, tình thương, lòng trắc ẩn đối với những mảnh đời bất hạnh không phải là một món quà mà trời phật ban cho chúng ta hay sao?
Ông nói với Arvind : Ở đây không ai có thể xúc phạm đến con được nữa.
Phật pháp nhiệm màu đã cứu vớt được số phận một con người và có thể soi rọi cái ánh sáng diệu kỳ đó đến nhiều số phận bất hạnh khác nữa.
Ông tổ nói tiếp : ta vẫn nhớ con từng mơ được đi học.
Arvind mỉm cười, nụ cười đầu tiên sau bao ngày sống trong sợ hãi : ông vẫn còn nhớ điều đó sao?
Ông tổ : nếu con chịu học thì tri thức sẽ mở cho con mọi cánh cửa, đưa con đến mọi chân trời và giúp con vượt qua số phận để đến được bờ bến tự do…

Cát Tường
  • Số bài : 295
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.11.2008
RE: Truyền kỳ xứ sở Vua Quạ Đen - 20.01.2013 10:59:59
*


Chiếc xe chở tôi đi qua các nẻo đường thân quen và xa lạ, gặp gỡ biết bao con người, đến biết bao vùng đất. Tôi có thêm được rất nhiều bạn bè, tốt có, xấu có, vui có, buồn có… và khi đi trên những con đường cao nguyên xa vợi, nhìn về dãy Trường Sơn hùng vĩ ẩn hiện trong những đám mây, lời dặn của ông tổ với con cháu luôn trong tim tôi. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cố gắng học tập và nâng cao tri thức. Nhờ có tri thức và tấm lòng với tất cả mọi người mà tôi có thể vượt qua bao khúc quanh cam go nhất, những hoàn cảnh khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Trên những nẻo đường của quê hương hay một vùng đất nào đó xa xăm, tôi vẫn luôn tin vào số phận sẽ không khép lại khi trái tim ta rộng mở.
Sau đại lễ tôn vinh nữ thần Kali vài ngày, ông tổ cho mời bà Arjun đến.
Arjun được mời đến thì lòng mừng khấp khởi, bà ta trang điểm thật đẹp, mũi đeo một chiếc khuyên vàng thật to nối với chiếc khuyên tai cho thêm phần… hấp dẫn.
Ông tổ nói : Arjun, tôi luôn quí mến và tôn trọng bà… bây giờ tôi muốn biết tình cảm của bà đối với tôi như thế nào?
Arjun hồi hộp đáp : tôi luôn tôn kính ngài, sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà ngài muốn…
Ông tổ : có thật chắc như thế ?
Arjun long lanh đôi mắt : chắc chắn, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào… tôi sẵn sàng chiều theo ý ngài.
Ông tổ : vậy bà hãy thề là sẽ nói thật, không giấu bất cứ điều gì.
Arjun quỳ xuống và trang nghiêm cất lời thề.
Ông tổ bây giờ mới cảm thấy yên tâm phần nào, vùng đất này càng ngày càng làm cho ông thấy… sợ :
Đất càng sâu hiểm người càng dữ
Một bước anh đi phải tính mười
Ông cố gắng lập lại thật chính xác câu nói của người Ấn đen trước khi chết cho Arjun nghe, và hỏi ý nghĩa của nó. Bà Arjun xin ông tổ lập đi lập lại mấy lần, cuối cùng cũng nghe ra được.
Arjun : tôi không chắc lắm, nhưng khi gặp ma quỷ người ta mới nói như vậy…
Ông tổ : …?
Arjun : có thể là “ngươi là ma hay quỷ… kinh khiếp quá…”
Ông tổ nhớ lại gương mặt của người Ấn đen trông như một xác chết vô hồn, một ý nghĩ kinh khủng chợt lóe lên trong ông. Có lẽ nào lúc đó, trong cơn mộng du – ông cũng như một xác chết, cũng như người Ấn đen nọ. Ông chợt hiểu một điều mà ông đang lo sợ nhưng lại là sự thật. Ông và người Ấn đen đó cùng là thế thân của pháp thuật Lỗ Ban Sát.
Họ sử dụng hai người cho chắc ăn, lỡ người này thất bại thì còn người kia, việc gặp nhau ở vòng sáu hẳn là điều không được tính trước, nhưng dù có phải hy sinh một thì cũng còn người của họ vào đến vòng cuối cùng.
Ông tổ hỏi tiếp : dân làng và chồng bà muốn lấy giống của “Phật Sống” để làm gì? Phước báu thì ta đã ban cho rồi mà.
Arjun nói rất thành thực : sau khi ngài chết… hạt giống của ngài sẽ là vốn quý, sẽ có được những may mắn như chính ngài…
Ông tổ : sau khi ta chết?... làm sao mà ta chết được?
Arjun mở to đôi mắt : thực sự là ngài không biết gì sao?
Ông tổ :…?
Arjun : “Phật Sống” chỉ được tôn vinh trong một năm, sau đó thân xác ngài sẽ được đưa lên giàn hỏa hiến tế cho nữ thần, tro sẽ được rắc đi khắp nơi. Sự hiến sinh của ngài sẽ làm vùng đất thêm thịnh vượng, cỏ cây, hoa lá, con người và muông thú sẽ sinh sôi… Sang năm sau sẽ có một cuộc thi tìm “Phật Sống” khác.
Ông tổ chợt nhớ đến câu nói của thương gia người Hoa “ta trao cho con linh bùa này, hy vọng nhờ nó mà con chiến thắng thì ngày này năm sau ta sẽ lấy lại”.
Té ra ông ta cũng đã biết trước điều này…
Chỉ có ông là không biết gì.
Ông cũng như con dê bị mang đi tế thần, được tắm rửa, cho ăn uống nó say trước khi bị giết chết.
Ông lặng im không nói gì nữa, bà Arjun cảm thấy thương xót người đàn ông này, một tình thương mà người ta hay dành cho những kẻ… sa cơ và thất bại.
Bà nói nhỏ : tôi có thể giúp ngài với một điều kiện…
Một người đàn bà nghèo khổ thì giúp được gì?
Ông tổ : điều kiện gì?
Arjun : tôi và chồng tôi… vài người anh em của tôi sẽ giúp ngài trốn đi… đổi lại ngài sẽ cho chúng tôi, các con tôi đi theo đến vùng đất mới… với cuộc sống mới. Tôi có thể làm quản gia cho ngài, số tài sản, ngọc ngà châu báu mà ngài đang giữ đủ cho tất cả chúng ta sống hết đời.
Đừng coi thường những người nghèo khổ, khi họ đoàn kết với nhau sẽ tạo ra một sức mạnh mà không ai ngờ tới.
Nhiều người khác đã đặt niềm tin vào ông tổ, và bây giờ đến lượt ông lại đặt niềm tin vào người khác.
Khi đưa một số vàng bạc cho Arjun, ông tổ đã đặt cược cho số mệnh, và bà Arjun đã chuyển được số vàng bạc đó đến tay những người anh em của bà – những người ngư dân đó đã chuẩn bị được thuyền to, lương thực và chính họ sẽ là những thủy thủ đưa ông tổ của tôi ra đi.
Họ đã không phụ lòng tin của ông.

*


Khi tất cả đã xuống thuyền trong một đêm không trăng không sao, trong tiết trời lạnh lẽo và làn gió Tín phong thổi nhẹ nhàng từ đất liền ra biển, tất cả mọi người đều quyết tâm đi tìm vùng đất hứa thì bất ngờ ông tổ của tôi gọi người vợ thứ hai đến.
Người đó chính là cô gái Ấn với làn da trắng muốt.
Ông tổ nói “Ashmita yêu quí, ta luôn dành cho em tình yêu nồng thắm nhất… em có hiểu điều đó không ?”.
Ashmita – tên cô gái – ngước đôi mắt đen tuyền với hàng mi cong vút, nhìn ông tổ và nói “em luôn luôn mang ơn Ngài vì điều đó”.
Ông tổ nói tiếp “nhưng từ lúc gặp em đến giờ… ta từng nhìn sâu vào ánh mắt của em… Ashmita ơi, nếu được quyền lựa chọn… em sẽ không bao giờ chọn ta… có phải không ?”.
Ashmita đứng bên mạn thuyền, trên người quấn một tấm Sari màu xanh nhạt… dù ở bất cứ đâu, vẻ đẹp của cô luôn làm xao động lòng người, ngập ngừng nói “em luôn cảm kích tấm lòng của Ngài dành cho em… nhưng nếu có quyền lựa chọn như một con người… xin hãy tha thứ cho em nếu em đã không chọn Ngài…”.
Không gian như lắng đọng, và ông tổ của tôi cất giọng thật buồn “ta biết… ta có thể buộc em làm bất cứ chuyện gì… nhưng không thể buộc em yêu ta được, mặc dù ta rất yêu em, sẵn sàng cho em tất cả những gì ta có”.
Ông lấy một bọc châu báu đưa cho Ashmita và nói tiếp “Ta đặt tên cho em là “cứng rắn” vì ta biết trái tim em cứng rắn như đá… tính cách em cũng như thế. Em hãy cầm lấy số châu báu này và đi tìm lại gia đình của mình… tìm lại người mà em đã từng yêu”.
Ông không còn che giấu những giọt nước mắt nữa, ông chấp nhận sự yếu đuối trong thẳm sâu tâm hồn mình, nghẹn ngào nói tiếp “… xin em hãy tha thứ cho ta… tha thứ cho tình yêu của ta… cho tất cả những gì mà ta đã làm… hãy cho đó là định mệnh…”.
Thương gia người Hoa đã mua cô gái Ấn trắng với một giá cao ngất ngưởng và mang đến dâng cho ông tổ - chỉ để chứng minh một điều – ông ta làm được tất cả - Đủ sức mạnh phá vỡ cái tình yêu trọn vẹn của ông tổ dành cho Savitri và lòng chung thủy của ông.
Ashmita không khóc, cô không còn khóc kể từ khi bị biến thành một món hàng mua bán, nhưng trái tim cô vẫn còn đó lòng tri ân với con người đã yêu cô thực sự và giờ đây đã can đảm từ bỏ cô, trả lại cho cô cái mà người ta vẫn gọi là “sự tự do”.
Cô cầm lấy cái bọc, nhìn ông tổ bằng cái nhìn trìu mến nhất và nói “em sẽ không bao giờ quên Ngài… không bao giờ quên tình yêu của Anh”.
Cô bước xuống con thuyền một cách tự tin và dứt khoát, không ngoảnh đầu nhìn lại…
Ashmita chìm dần vào những hàng cây chà là đen thẫm mọc san sát trên bờ.
Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không ai nói được câu nào.
Mãi sau Savitri mới đến bên ông tổ, dịu dàng cầm lấy bàn tay của ông. Khi đó ông tổ mới nắm chặt lấy bàn tay của cô và nói “anh đã suy nghĩ rất nhiều… Savitri yêu dấu ơi… anh không luyến tiếc đâu, chỉ một tình yêu của em là đã đủ lắm rồi, nhiều hơn để mà làm gì?”.
Ông quay qua nói với tất cả mọi người “Chúng ta hãy bằng lòng với những gì mà chúng ta có, những gì mà Trời Phật ban cho… đừng bao giờ nghĩ rằng tiền tài là tất cả, là trên tất cả. Có thể trong một lúc nào đó nó đã chiến thắng… nhưng đó chỉ là tạm thời. Chỉ có những tình cảm đích thực mới cho chúng ta niềm tin, cho chúng ta sức mạnh để vượt qua mọi gian nan và thử thách”.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, cuối cùng thuyền cập bến vào một nơi đầy những hàng dừa với những bờ cát dài – đó là quê hương của tôi sau này.
Đó là nơi mà ông tổ ra đi và duyên số đã đưa ông trở lại.
Ông cùng mọi người khẩn đất, khai hoang, xây dựng điền trang và cuộc sống dần dần trở nên tươi sáng. Một hôm ông mời một người bản địa, một thầy giáo làng đến và nói “tôi yêu mảnh đất này, tuy tôi không sinh ra ở đây nhưng sẽ chết ở đây. Tôi muốn đổi họ của tôi thành họ gốc ở đây để sau này con cháu sẽ gắn bó với nó mãi mãi”.
Thầy giáo làng cung kính nói “Tấm lòng của ngài thật cao quý, ở nước Việt của chúng tôi có những họ sau có thể xem là thuần nhất, đó là họ Nguyễn, họ Phạm, họ Lê và họ Trịnh…”.
Sau một hồi suy nghĩ, ông tổ quyết định đổi sang họ Nguyễn – ông lấy tên là Nguyễn Trường Phước.
Từ đó gia tộc của tôi dù có mang nhiều dòng máu khác nhau nhưng vẫn cùng chung một họ thuần Việt, và tôi luôn tự hào mình là một người Việt Nam máu đỏ da vàng.

*


Tôi và nhiều bè bạn thường đến nơi đây, đến cái quán nhỏ này trong những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, trong những đêm trời trong vắt và cả trong những đêm có mưa rơi.
Mọi người đến đây đều thích hát, họ hát để giải tóa mệt mỏi sau một ngày làm việc, để cảm nhận cuộc sống, để thấy mình cũng là một… ca sĩ, và chính là để chia vui với nhau.
Chúng tôi ngồi yên lặng, đôi khi cái không khí trầm lắng này làm tôi như chìm vào những giấc mơ… Đó là một đêm tăm tối, trời bao phủ mây mù, đoàn người lớn có nhỏ có, già có trẻ có, đàn ông có, đàn bà có bị dẫn đi như một đàn gia súc dưới họng súng của những tên thực dân xâm lược. Đao phủ là một kẻ người không ra người, quỷ không ra quỷ, tay cầm một thứ mà người ta vẫn gọi là “cái phảng”.
Gã hỏi người đầu tiên, một người đàn ông đứng tuổi : bỏ đạo không?
Người đàn ông lắc đầu, cái phảng lướt qua và đầu ông ta rơi xuống như trái dừa khô rụng.
Gã hỏi người thứ hai – một người thanh niên.
Người thứ ba – một ông già.
Người thứ tư – một người đàn bà.
Người thứ năm… người thứ sáu… người thứ bảy…
Đầu người tiếp tục rơi xuống như những trái dừa khô rụng trong đêm lộp bộp.
Gã đao phủ thấm mệt, chỉ còn hỏi vẻn vẹn hai từ : bỏ không ?
Ai lắc đầu là chém liền.
Đến ông tổ là người cuối cùng, áo của ông lấm tấm máu, máu của những người bị chém trước đó bắn vào. Áo của tên đao phủ còn ghê hơn thế, nó đỏ lòm lòm.
Xác người đã đầy mặt đất.
Gã đao phủ mệt quá nên miệng há ra mà không phát ra tiếng, chỉ hực hực : bỏ…bỏ…không…
Trời vừa rạng, mặt trời chưa ló ra nhưng đã có vài tia nắng le lói dưới chân trời… ông tổ ngước mắt nhìn cái ánh sáng ấy… làn gió ban mai đã bắt đầu ve vuốt… gã đao phủ dường như không còn giơ nổi cái phảng…
Những con quạ đã bắt đầu xuất hiện, hàng ngàn chiếc cánh đen phủ rợp bầu trời… quạ… quạ…
Bầy quạ đen chuyên ăn xác chết đến vừa đúng lúc, như muốn chứng kiến giờ phút cuối cùng của ông tổ, chúng kêu lên những tiếng kêu ai oán…
Tôi sực tỉnh khỏi cơn mơ khi nghe anh nói : MC đang giới thiệu đến lượt em hát rồi đó
Tôi nói : em hát tặng anh một bài nhé.
Anh cười : có gì vui hơn thế?
Nhạc công còn rất trẻ, cảm thấy rất sung mãn khi dạo đầu… và tôi hát thật say sưa, tôi hát không chỉ tặng cho riêng anh, tôi muốn hát cho chính tôi, cho tất cả những người tôi yêu, cho bè bạn và cho Người mà tôi vẫn mơ thấy hằng đêm là ông tổ :

Cho em một ngày, một ngày thôi
Một ngày không khắc khoải chờ đợi
Một ngày không mưa rơi, mưa rơi buồn tủi
Một ngày không tê tái heo may

Cho em một ngày, một ngày thôi
Một ngày không có đêm vời vợi
Một ngày đôi chân, đôi chân không mệt mỏi
Đường về không có lá thu rơi
…………………..
Là một ngày anh đến như ước nguyện của em
Ngày trời xanh trong vắt
như tiếng cười của anh
Ngày
mùa đông
ấm áp
trong
vòng tay
anh
nồng nàn…/.