ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 30 bài trong đề mục
tueuyen 08.02.2013 01:28:48 (permalink)
0
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (1)
Trích dẫn
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển



- Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tin mà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích. Vì thế, khảo sát là rất cần yếu.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2013 02:35:21 bởi tueuyen >
#1
    tueuyen 12.02.2013 02:28:57 (permalink)
    0
    - Nhằm thực hiện một sự khảo sát để chuyển hóa tâm thức, chúng ta cần một thái độ hoài nghi. Chúng ta không chỉ chấp nhận các vấn đề trong một niềm tin mù quáng. Chủ nghĩa hoài nghi đưa đến những câu hỏi, và câu hỏi kêu gọi một sự khảo sát.

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2013 02:36:41 bởi tueuyen >
    #2
      tueuyen 13.02.2013 01:00:04 (permalink)
      0
      - Cái đầu hay bộ óc chúng ta giống như một phòng thí nghiệm. Sự thông tuệ của con người là đặc biệt và khác biệt với những chủng loại có vú khác. Sự thông tuệ như thế là một khí cụ. Vì thế, trong phòng thí nghiệm của não bộ, sự thông tuệ của con người hay khả năng thông thái được sử dụng như một khí cụ để thẩm tra những cảm xúc khác nhau, và rồi thì tiến hành những sự thể nghiệm trên một cấp độ cảm xúc. Điều này có thể làm cho chúng ta chuyển hóa những cảm xúc của chúng ta.

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2013 02:45:51 bởi tueuyen >
      #3
        tueuyen 15.02.2013 00:13:56 (permalink)
        0
        - Theo một số nhà khoa học, cảm xúc không nhất thiết là tiêu cực. Cảm xúc là một cảm nhận rất mạnh mẽ. Trong khi một số cảm xúc là tàn phá, thì những cảm xúc khác là xây dựng. Trong một gặp gở với những nhà khoa học, chúng tôi đã kết luận rằng có những cảm xúc ngay cả trong tâm của Đức Phật. Có một cảm giác mạnh mẽ của việc quan tâm và từ bi và cũng là sự thân chứng tính không

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2013 02:49:07 bởi tueuyen >
        #4
          tueuyen 15.02.2013 00:17:37 (permalink)
          0
          - Lúc ban đầu, chỉ có một cảm nhận mơ hồ của tính không. Tại một trình độ, không có cảm xúc, nhưng một khi chúng ta trở nên quen thuộc hơn với tính không, rồi thì cảm nhận ấy sẽ tăng lên. Tại một trình độ nào đó, sự thân chứng tính không cũng trở thành một loại cảm xúc. Do vậy, trong sự thực hành phát triển tuệ trí và yêu thương ân cần / từ bi, chúng ta sẽ làm mạnh lên những phẩm chất nội tại và rồi thì đạt đến một thể trạng nơi mà chúng ta có một đợt bộc phát của cảm giác gọi là cảm xúc. Chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng sự nối kết này giữa thông tuệ và cảm xúc. Thế nên, não bộ và trái tim có thể đi bên cạnh nhau. Tôi nghĩ đây là sự tiếp cận của Đạo Phật.

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2013 02:51:03 bởi tueuyen >
          #5
            tueuyen 16.02.2013 02:32:07 (permalink)
            0
            - Điều đặc biệt đối với Phật Giáo là Đức Phật cho chúng ta sự tự do để đặt câu hỏi đối với những ngôn từ của chính Ngài. Đức Phật đã nói một cách rõ ràng rằng tất cả những Tì kheo và người thông tuệ nên thẩm tra những ngôn từ của Ngài giống như một người thợ kim hoàn kiểm tra vàng bằng việc đánh bóng, cắt gọt, và đặt nó trong lửa. Ngài yêu cầu mọi người không được chấp nhận những giáo huấn của Ngài hoàn toàn từ niềm tin.

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2013 02:53:55 bởi tueuyen >
            #6
              tueuyen 20.02.2013 03:16:36 (permalink)
              0
              - Có hai khía cạnh đối với tôn giáo:  một là sự rèn luyện tâm thức, và thứ đến là triết lý.  Trong dạng thức của sự rèn luyện tâm thức, tất cả những tôn giáo quan trọng là giống nhau.  Tất cả cùng có khả năng giống nhau để chuyển hóa tâm thức con người.  Một sự biểu hiện rõ ràng của điều này là tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng chứa đựng thông điệp của từ ái, bi mẫn, tha thứ, toại nguyện, và kỷ luật tự giác.  Thông điệp là giống nhau, nhưng trong một số trường hợp, ý nghĩa có thể hơi khác nhau do bởi triết lý của họ khác nhau.

              #7
                tueuyen 21.02.2013 00:57:24 (permalink)
                0
                Có thể có những sự khác biệt quan trọng trong triết lý của những tôn giáo khác nhau nhưng chúng ta không thể nói rằng tôn giáo này tốt hơn tôn giáo kia. Tất cả có cùng khả năng để chuyển hóa tâm thức. Tuy thế, mỗi chúng ta có một thiên hướng tinh thần khác nhau. Vì thế, chúng ta thấy có nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận. Tuy vậy, kết quả hay tác dụng là giống nhau nhiều hơn hay ít hơn. Do vậy, chúng ta không thể nói rằng tôn giáo này hay tôn giáo kia là tốt hơn.

                #8
                  tueuyen 22.02.2013 01:08:28 (permalink)
                  0
                  - Trong Phật Giáo, chúng tôi nói về bốn pháp ấn hay bốn chân lý của Đạo Phật. Đây là:
                  1- Tất cả những hiện tượng do duyên sinh là vô thường (chư hành vô thường);
                  2- Tất cả những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau (nhất thiết hành khổ);
                  3- Tất cả những hiện tượng là vô ngã và trống không (chư pháp vô ngã);
                  4- Niết bàn là hòa bình (niết bàn tịch tĩnh).

                  #9
                    tueuyen 23.02.2013 00:08:48 (permalink)
                    0
                    Trong trường hợp của những đối tượng chẳng hạn như vô thường hay vô ngã, chúng có thể được lĩnh hội và nhận thức bởi tâm thức, nhưng đồng thời, không có một sự tồn tại được làm cho có thể từ phía chính chúng, [chúng vốn là vô tự tánh].

                    #10
                      tueuyen 26.02.2013 00:16:22 (permalink)
                      0
                      Tất cả những hiện tượng hiện hữu có thể được phân biệt thành hai đặc trưng: những hiện tượng hiện hữu và những đối tượng không hiện hữu. Khi chúng ta nói về một đối tượng hiện hữu, nó được quyết định trong ý nghĩa rằng có một ý thức thấu hiểu nó, nhận thức nó. Trong trường hợp của một đối tượng không hiện hữu, nó là điều gì đấy không thể nhận thức hay lĩnh hội bằng bất cứ loại ý thức nào.
                      #11
                        tueuyen 27.02.2013 00:00:14 (permalink)
                        0
                        Bất cứ nguyên nhân nào mà nó là một kẻ sản sinh ra một kết quả, đến lượt nó, là một kết quả của chính nguyên nhân của nó. Sự chu biến là ở đấy. Chu biến có nghĩa là tất cả những nguyên nhân sản sinh luôn luôn là kết quả của chính những nguyên nhân của nó. Do thế, mối quan hệ nguyên nhân/ hệ quả hay luật nhân quả là một vòng tương tục.
                        #12
                          tueuyen 28.02.2013 00:39:15 (permalink)
                          0
                          Khi chúng ta nói tất cả mọi thứ nhiễm ô là khổ đau, chúng ta muốn nói những đối tượng đó hoặc là được sản sinh bởi những cảm xúc phiền não hay lệ thuộc trên chúng. Để thấu hiểu tất cả những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau trong bản chất, chúng ta phải thấu hiểu ba trình độ của khổ đau. Thứ nhất là khổ đau của khổ đau (khổ khổ), rồi thì khổ đau của thay đổi (hoại khổ), và cuối cùng đó là khổ đau điều kiện hóa cùng khắp (hành khổ). Khi chúng ta nói về tất cả những hiện tượng như khổ đau, chúng ta liên hệ đến trình độ thứ ba của khổ đau: khổ đau điều kiện hóa cùng khắp. Điều này hoạt động như nền tảng cho hai trình độ khổ đau kia.

                          #13
                            tueuyen 28.02.2013 06:02:11 (permalink)
                            0
                            - Sự kiện đơn thuần của việc lệ thuộc trên nguyên nhân và điều kiện để phát sinh ra những cảm xúc phiền não có nghĩa là những thứ đó ở trong bản chất của khổ đau.

                            #14
                              tueuyen 01.03.2013 00:24:19 (permalink)
                              0
                              Chúng tôi muốn nêu ra gì khi nói rằng tất cả những hiện tượng là trống rỗng và vô ngã? Có những quan điểm bất đồng về điều này trong bốn trường phái tư tưởng của Đạo Phật. Ý nghĩa của vô ngã được chấp nhận chung trong tất cả những trường phái tư tưởng Phật Giáo (ngoại trừ một ít nhóm trong những phân phái của Tỳ Bà Sa Luận Bộ) là sự vắng bóng của một con người độc lập và tồn tại một cách thực chất.



                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 30 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9